Luận án Tổ chức đơn vị hành chính Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển

Trong việc tổ chức đơn vị hành chính, cách đặt vấn đề như vậy định hướng cho các cơ quan (có liên quan) phải nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi triển khai các công việc liên quan đến tổ chức đơn vị hành chính. Điều đó có nghĩa là, khi nghiên cứu, xây dựng (hoặc sửa đổi) văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức đơn vị hành chính, cần nắm vững các quy định của Hiến pháp, pháp luật về phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ, thẩm quyền tổ chức đơn vị hành chính, và cách đặt vấn đề của Đảng, Chính phủ về tổ chức đơn vị hành chính (qua các thông tin, tư liệu). Điều đó cũng có nghĩa là: Nếu chính quyền địa phương các cấp phải có trách nhiệm chấp hành đúng các quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, thì các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên cũng phải thực hiện đúng chức trách theo luật định. Kịp thời hướng dẫn địa phương thực hiện các văn bản mới do Chính phủ ban hành; lắng nghe ý kiến phản hồi của địa phương để cập nhật các vấn đề phát sinh từ thực tế, trình Chính phủ xem xét, có sự điều chỉnh phù hợp.

pdf199 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức đơn vị hành chính Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. 13. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 14. Nguyễn Xuân Chinh (1991), ―Tổ chức chính quyền địa phương‖, Hội thảo Quản lý hành chính quốc gia, Trường Hành chính quốc gia và Bộ Ngoại giao tổ chức, Hà Nội. 15. Lê Hồng Chương (2007), Từ điển đơn vị hành chính Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa. 16. Chính phủ, Công báo từ 1945 đến 2014. 17. Nguyễn Đăng Dung (1997), Chính quyền nhà nước địa phương ở Việt Nam - lịch sử và hiện tại, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai. 18. Phan Đại Doãn (1993), Làng, thôn và cấp xã. Tài liệu Đề tài khoa học ―Đổi mới chính quyền cấp xã‖ của Ban Tổ chức và cán bộ Chính phủ. Hà Nội. 19. Nguyễn Đăng Dung (2000), ―Mô hình bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương trên thế giới‖, Nhà nước và pháp luật, (1). 20. Nguyễn Đăng Dung (2008), ―Đơn vị hành chính được tổ chức để thực hiện công việc quản lý nhà nước mà không phải của hoạt động lập pháp và tư pháp‖, Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, (2), 13 – 17. 21. Nguyễn Đăng Dung (2008), ―Sự phân biệt đơn vị hành chính tự nhiên và đơn vị hành chính nhân tạo là cơ sở của việc tổ chức hay không tổ chức hội đồng nhân dân ở địa phương‖, Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, (12), 6 – 10. 22. Nguyễn Bá Dương (2004), Những vấn đề cơ bản của khoa học tổ chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đại học Tổng hợp Matxcova (2009), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Tổng hợp Matxcova, Matxcova. 24. Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lý nhà nước đặc thù của các đô thị trực thuộc trung ương nước ta hiện nay, Hà Nội. 166 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1978). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV. NXB. Sự thật, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nghị quyết số 18 –NQ/TƯ Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TƯ khóa XII ngày 25 tháng 10 năm 2017. 34. Nguyễn Minh Đoan (2013), ―Đổi mới chính quyền địa phương nên tập trung vào đơn vị hành chính cơ sở‖, Tạp chí Cộng sản, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chuyên đề, (79), 27 – 32. 35. Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 36. Nguyễn Hữu Đức, Đinh Xuân Hà (2006) Đổi mới nội dung hoạt động các cấp chính quyền địa phương trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Tô Tử Hạ (2003), Từ điển Hành chính, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. 38. Học viện Hành chính quốc gia (2005), Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 167 39. Đinh Ngọc Hiện (2010), ―Một số vấn đề về đơn vị hành chính ở nước ta‖, Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính quốc gia, (173), 12 – 14. 40. Hiệp hội các đô thị Việt Nam - Hiệp hội nghiên cứu về chính quyền địa phương Hàn Quốc (2004), Kỷ yếu Hội thảo Tổ chức bộ máy và việc thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương ở Châu Á (Việt Nam - Hàn Quốc), Hà Nội. 41. Đặng Thái Hoàng (2002), Lịch sử đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 42. Tô Văn Hòa (2013), ―Tổ chức chính quyền địa phương theo chiều dọc ở một số quốc gia phát triển và kinh nghiệm đối với Việt Nam‖, Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, (6), 22 – 27. 43. Học viện Hành chính quốc gia (1997), Quản lý nhà nước ở đô thị, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 44. Học viện Hành chính quốc gia (2002), Thuật ngữ Hành chính. 45. Hội đồng quốc gia (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1, Nxb Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 46. Phan Anh Hồng (2011), ―Tổ chức chính quyền địa phương - Một số vấn đề cần quan tâm‖, Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, (10), 20 – 22. 47. Lan Hương (2003), ―Chỉ nên tổ chức chính quyền địa phương theo hai cấp‖, Việt Báo. 48. J.M. Cohen và S.B. Peterson (2002), ―Phân cấp quản lý hành chính – chiến lược cho các nước đang phát triển”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Lê Hồng Kế (2009), Quy hoạch môi trường đô thị và phát triển đô thị bền vững, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 50. Vũ Ngọc Khánh (1994), ―Tổ chức chính quyền cấp tỉnh trước cách mạng tháng Tám‖, Người đại biểu nhân dân, (24). 51. Nguyễn Hữu Khiển (Chủ nhiệm) (2002), Cơ sở phương pháp luận của sự phân chia các đơn vị và các cấp lãnh thổ hành chính ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ. 168 52. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016), ‖ Tổ chức chính quyền tại các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt phù hợp với điều kiện hiện nay‖, Quản lý Nhà nước, Học viện Hành chính quốc gia, (243), 47 – 50. 53. Nguyễn Liên (2007), ―Cải cách hệ thống chính quyền địa phương ở Nhật Bản‖, Cộng sản, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (8). 54. Trương Đắc Linh (2001), ―Bàn về khái niệm chính quyền địa phương và tên gọi của Luật tổ chức HĐND và UBND hiện hành‖, Khoa học pháp lý, (2). 55. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 56. Phương Minh (3/2010), ―Về phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ của một số nước trên thế giới‖, Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính quốc gia, (170), 56 – 60. 57. Ngân hàng phát triển châu Á (2003), Phục vụ và duy trì, Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Phan Văn Nhựt (2011), ―Những yêu cầu đặt ra đối với tổ chức chính quyền địa phương nước ta theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN‖, Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính quốc gia, (188), 9 – 13. 59. Trần Thị Diệu Oanh (2010) , ―Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay‖, Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính quốc gia, (171), 14 – 18. 60. Trần Thị Diệu Oanh (2011), ―Phân vùng lãnh thổ: cách thức tổ chức đơn vị hành chính - lãnh thổ‖, Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính quốc gia, (189), 12 – 15. 61. Thang Văn Phúc (1995), Báo cáo khoa học Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phân chia các đơn vị hành chính và quản lý địa giới hành chính, Thư viện Bộ Nội vụ, Hà Nội, 62. Thang Văn Phúc (Chủ biên) (1999), Tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách hành chính ở Cộng hoà Liên bang Đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. Vũ Thị Phụng (1993), Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Hà Nội. 169 64. Phủ Thủ tướng (1979), Thông tư số 19-BT của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng về điều chỉnh địa giới các huyện, xã và các đơn vị tương đương thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 65. Nguyễn Minh Phương (2013), ―Xác lập đơn vị hành chính - lãnh thổ ở Việt Nam hiện nay‖, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, (10), 45 – 50. 66. Nguyễn Thị Phượng (2014), Tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 67. Nguyễn Quán (2003), 217 Quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, Nxb Thống kê, Hà Nội. 68. Quyết định số 64b/HĐBT ngày 12/09/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới chưa hợp lý. 69. Quốc hội (1946, 1959, 1980, 1992), Hiến pháp, Hà Nội. 70. Quốc hội (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, Hà Nội. 71. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị, Hà Nội 72. Dương Kinh Quốc (1988), Chính quyền thuộc địa Việt Nam trước Cách mạng thàng Tám năm 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 85. 73. Trần Huy Sáng (Chủ nhiệm) (2003), Đề tài khoa học cấp Bộ Cơ sở khoa học của việc tổ chức hệ thống đơn vị hành chính và phân vạch địa giới hành chính. 74. Võ Kim Sơn (1999), ―Những vấn đề bức xúc hiện nay về quản lý nhà nước ở đô thị‖, Thông tin khoa học hành chính, (1), 78. 75. Nguyễn Quốc Sửu (2015) ― Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt‖ trong Hiến pháp năm 2013”, Dân chủ và pháp luật. 76. Phạm Hồng Thái (2007), ―Xác lập đơn vị hành chính - lãnh thổ một số vấn đề lý luận và thực tiễn‖, Quản lý nhà nước, ( 138), 9-13. 77. Phạm Hồng Thái (Chủ biên), Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Ngọc Chí (2011), Phân cấp quản lý nhà nước, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 170 78. Phạm Hồng Thái (2010), ― Một số vấn đề phân chia đơn vị hành chính – lãnh thổ‖, Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học 26, 73 – 80. 79. Bùi Đình Thanh (2015), ―Về khái niệm phát triển‖, 80. Chu Văn Thành (Chủ biên) (2007), Tổ chức Nhà nước Việt Nam 1945 - 2007, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 81. Chu Văn Thành (Chủ biên) (2007), Đô thị Việt Nam hiện nay, Nxb Thống kê, Hà Nội. 82. Lê Bá Thảo (Chủ nhiệm) (6/1994), Đề tài Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm, Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội. 83. Lê Bá Thảo (Chủ nhiệm) (1996), Đề tài Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam, Đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước, Hà Nội. 84. Thái Vĩnh Thắng (2003), ―Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, phường‖, Nghiên cứu lập pháp,Văn phòng Quốc hội, (4). 85. Thái Vĩnh Thắng (2005), ―Sáu mươi năm năm xây dựng và hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945 - 2005)‖, Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, (5), 46 – 53. 86. Nguyễn Thị Thiềng (2006), Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ, Nxb Thế giới, Hà Nội. 87. Nguyễn Phước Thọ (2004), ―Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ thể chế về tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước ở trung ương‖, Nhà nước và pháp luật, (7). 88. Lê Minh Thông (1999), ―Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân‖, Nhà nước và pháp luật, (6). 89. Lê Minh Thông, Nguyễn Như Phát (2002), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 90. Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị số 364/CT ngày 06/01/1991 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết dứt điểm những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện, xã. 171 91. Vũ Quốc Thụng (1969), ―Vấn đề thiết lập các Hội đồng hàng tỉnh thời kỳ Pháp thuộc‖, Tập san Pháp lý. 92. Văn Tất Thu (2007), ‖Thực trạng và nguyên nhân của việc chia tách đơn vị hành chính ở Việt Nam thời gian qua‖, Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ, (3). 93. Văn Tất Thu (2008), ‖Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về tổ chức hợp lý chính quyền địa phương‖, Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ, (12). 94. Văn Tất Thu (2009), ‖Cơ sở lý luận tổ chức hợp lý chính quyền địa phương (không tổ chức HĐND huyện, quận, phường‖, Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ, (3). 95. Văn Tất Thu (2012), ‖Cơ sở lý luận tổ chức hợp lý chính quyền địa phương và kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992‖, Tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ, (10). 96. Nguyễn Ninh Thực (2012) , ―Tổ chức lại đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền đô thị‖, Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, (5), 17 – 18. 97. Nguyễn Ngọc Toán (2010), Tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị, Luận án thạc sĩ Luật học, TP. Hồ Chí Minh. 98. Nguyễn Ngọc Toán (2013), ―Tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ theo Hiến pháp năm 1992 và vấn đề đổi mới‖, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội (4 -236), 99. Nguyễn Ngọc Toán (2013), ―Tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ theo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992‖, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số chuyên đề (2)-238). 100. Nguyễn Ngọc Toán (2013), ―Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở một số nước và gợi ý cho Việt Nam‖, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, (8 -247). 101. Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê năm 2001, NXB Thống kê, Hà Nội. 102. Nguyễn Hữu Tri (1998), Tổ chức hành chính địa phương, Đề tài khoa học cấp Bộ. 172 103. Trung tâm nghiên cứu khoa học và thông tin (1992), Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Hành chính học những vấn đề cải cách hành chính, Nxb Sự thật, Hà Nội. 104. Chu Tuấn Tú (2006), Điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh Việt Nam – Thực trạng và giải pháp đến năm 2020, Khóa Luận Lớp CCLLCT, Hà Nội. 105. Trần Anh Tuấn (2012), ―Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2015‖, Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, (10), 7 – 12. 106. Trần Công Tuynh (1995), Cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác phân vạch và quản lý địa giới hành chính, Đề tài Khoa học độc lập cấp nhà nước, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Hà Nội. 107. Phùng Văn Tửu, Nguyễn Niên, Ngô Văn Thâu, Đoàn Trọng Truyến (1992), Bình luận Hiến pháp năm 1992, Nxb Sự thật, Hà Nội. 108. Đào Trí Úc (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 109. Viện Khoa học Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ (2001), Báo kết quả nghiên cứu khảo sát tại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của nhóm cán bộ nghiên cứu, Hà Nội. 110. Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ (2006), Báo cáo Tổng hợp kết quả Dự án điều tra thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị ở nước ta, Hà Nội. 111. Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ (2007), Kỷ yếu Hội thảo, Lý luận và thực tiễn xác lập đơn vị hành chính các cấp đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển đất nước, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh 112. Viện Khoa học Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ (2007), Báo cáo tổng hợp kết quả, Dự án điều tra đánh giá tác động kinh tế - xã hội của việc chia tách đơn vị hành chính, Hà Nội. 113. Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội Vụ (2011), Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài cấp Nhà nước Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác lập đơn vị hành chính các cấp đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển đất nước, Hà Nội. 173 114. Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội Vụ (2004), Đề tài hệ thống hóa lý thuyết, học thuyết về tổ chức. 115. Viện nghiên cứu khoa học hành chính (2009), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội. 116. Viện Ngôn ngữ học (1992). Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội. 117. Nguyễn Cửu Việt, Đinh Thiện Sơn (1992), Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, Khoa Luật Trường đại học tổng hợp Hà Nội, Hà Nội. 118. Nguyễn Cửu Việt (2005), ―Phân cấp quản lý trong mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương‖, Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, (7), 15 – 21. 119. Nguyễn Cửu Việt (2005), ―Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức đơn vị hành chính‖, Kỷ yếu Hội thảo, Lý luận và thực tiễn xác lập đơn vị hành chính các cấp đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển đất nước, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ (1/2007), Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh. 120. Nguyễn Cửu Việt (2010), ―Tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ: cơ sở của cải cách hành chính địa phương‖, Khoa học pháp lý, (2). 121. Nguyễn Cửu Việt và Trương Đắc Linh (2011), ―Sửa đổi Hiến pháp: nhìn từ chiến lược phân cấp quản lý‖, Khoa học pháp lý (3). 122. Nguyễn Như Ý (2008), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếng Anh 123. B.C Smith (1985), Decentralization – The Territorial Dimension of the State, University of Bath, George Allen & Unwin, London. 124. Martina Halásková và Renáta Halásková, Administrative « Territorial Structure in EU Countries and their specifics ». dspace.upce.cz/bitstream/10195/35687/1/HalaskovaM_AdministrativeTerrito rial_SP_FES_2009.pdf ). 174 125. Michio Muramatsu, « Municipal Amalgamation », Farrukh Iqbal and Ikuo Kume (2002), Local Government Development in Post-war Japan, Oxford University Press. 126. Mosneaga Valeria, Tabirta Valerian, « The territorial – administrative reform in Moldova : How different political interests and groups influence public policies ». 127. National Association of Local Authorities in Denmark, « Local Government Territorial Reform in Estonia – roles, criteria, procedures and support measures‖, (https://www.siseministeerium.ee/research-and-analysis/.). 128. Oldroyd, D., Hall, V. (1991), Managing Staff Development: A Handbook for Secondary Schools, Paul Chapman Publishing, London. 129. MIKE DOUGLASS , Trung tâm Nghiên cứu Đô thị hóa Khoa Quy hoạch đô thị & vùng, Đại học Hawaii. 130. Zoltán Hajdu, « Reforms of Administrative Division in Hungary » www.raco.cat/index.php/treballsscgeografia/article/viewFile/156567/208460 131. Các Webside 132. Wikipedia - tiếng Việt. 133. [ noi/320629.antd] 175 F. PHẦN PHỤ LỤC CỦA LUẬN ÁN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHIA TÁCH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC Việc đánh giá tác động của việc tổ chức đơn vị hành chính đối với sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương được xem xét trên nhiều lĩnh vực như quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, thu chi ngân sách, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, trật tự, hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực thực hiện, luận án không thể tiến hành việc trực tiếp điều tra, đánh giá tổng thể về tác động kinh tế xã hội của việc chia tách đơn vị hành chính các cấp mà chỉ tham khảo số liệu điều tra thứ cấp do Viện Khoa học tổ chức nhà nước thực hiện năm 2009 thông qua Dự án điều tra, đánh giá tác động hiệu quả kinh tế – xã hội của việc chia tách đơn vị hành chính các cấp. Nội dung đánh giá được tổng hợp từ báo cáo chính thức của các địa phương, kết quả điều tra qua phiếu hỏi ý kiến người dân, doanh nghiệp, cán bộ công chức ở trung ương và các địa phương chia tách, kết quả khảo sát thực tế tại các địa phương và việc phân tích, xử lý các dữ liệu thống kê liên quan đến kinh tế - xã hội của 26 tỉnh, thành phố có chia tách đơn vị hành chính. Cụ thể như sau: - 26 báo cáo của 26 tỉnh có chia tách đơn vị hành chính các cấp từ 1996 đến 2006. - Báo cáo của Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ nêu tổng quan về tình hình chia tách đơn vị hành chính từ 1996 đến 2006. - Báo cáo của Vụ Tổ chức biên chế, Bộ Nội vụ thống kê biến động về tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ công chức các cơ quan Nhà nước do tác động của chia tách đơn vị hành chính từ 1996 đến 2006. 176 - Báo cáo của Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính) thống kê, tác động ảnh hưởng của chia tách đơn vị hành chính đến hoạt động tài chính ngân sách nhà nước. - Điều tra xã hội học đối với cán bộ công chức, người dân và doanh nhân tại 12 xã, phường, thị trấn; 16 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và 12 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ với tổng số 1.073 phiếu. - Điều tra xã hội học tại đối với cán bộ, công chức tại 13 Bộ ngành ở trung ương với tổng số 199 phiếu. Sau đây là một số kết quả chính: I. TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG VÀ CẢ NƢỚC 1. Tác động đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tổng hợp báo cáo của một số địa phương cho thấy chia tách đơn vị hành chính đã phá vỡ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được xây dựng, cụ thể là: - Gây khó khăn trong việc thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, làm xáo trộn những mục tiêu kinh tế lớn; làm thay đổi định hướng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. - Ảnh hưởng đến việc hoạch định và triển khai các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. - Một số đơn vị hành chính chia tách quá nhỏ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quy mô và không gian phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Qua thực tế khảo sát tại một số địa phương cho thấy, việc chia tách đã ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một số huyện ở giáp các thành phố (Lâm Thao - Phú Thọ, Phong Thổ - Lai Châu...), trong một vài năm đã nhiều lần phải cắt một số xã trực thuộc mình về thành phố để phục vụ việc nâng cấp và điều này đã ảnh hưởng đến quy hoạch. Mặt khác việc chia tách thường là bị động và không có sự chuẩn bị trước, các quy hoạch thường được xây dựng 5 năm và 10 năm nền cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng quy hoạch. 177 Từ các thông tin cho thấy chia tách đơn vị hành chính có ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương nói riêng và xét trên tổng thể phạm vi cả nước làm phân tán tiềm năng, ảnh hưởng xấu đến quy hoạch kinh tế - xã hội của các vùng miền và chung cả nước trong điều kiện phát triển kinh tế - thị trường. 2. Tác động đến tốc độ phát triển kinh tế: Nhìn chung, trong thời gian qua, tất cả các tỉnh được chia tách đều có sự tăng trưởng và phát triển về kinh tế, mặc dù sự tăng trưởng và phát triển này không đồng đều giữa các tỉnh. Và theo đánh giá của hầu hết các địa phương này, thì chia tách đơn vị hành chính đóng vai trò tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, qua phân tích kết quả thống kê về tình hình phát triển kinh tế của các tỉnh lựa chọn điều tra cho thấy những thực trạng sau: - Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm có sự chênh lệch giữa các tỉnh có chia tách. + Đối với những tỉnh chia tách năm 1996 có một số tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP khá nhanh (so sánh giữa năm đầu sau chia tách đến thời điểm điều tra năm 2006), chẳng hạn Bắc Ninh tăng 4,3 lần, Vĩnh Phúc: 3,83 lần; Bạc Liêu: 2,9 lần; Hưng Yên: 2,8 lần. Trong khi đó, một số tỉnh lại có tốc độ tăng trưởng GDP chậm (Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, chỉ tăng trung bình 1,6). + Đối với những tỉnh chia tách từ năm 2004, mức độ tăng trưởng GDP tính từ năm đầu sau chia tách đến 2006 là rất thấp, thậm chí không đáng kể, chẳng hạn, Hậu Giang: 1,12 lần; Đắk Nông: 1,2 lần; Lai Châu: 1,13 lần. + Đối với những cặp tỉnh được chia tách ra từ cùng 1 tỉnh cũ, một số cặp tỉnh có sự tăng trưởng không đồng đều. Điển hình là 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc có tốc độ tăng trưởng GDP tính từ năm đầu sau chia tách đến 2006 rất cao: 3,83 lần, trong khi Phú Thọ chỉ tăng có 1,9 lần, mặc dù Phú Thọ có nhiều lợi thế vì được thừa hưởng cơ sở vật chất của tỉnh cũ để lại về đất đai, nhân lực, địa thế) Tuy nhiên, nhiều ý kiến của những người được hỏi ở trung ương và địa phương đều thống nhất rằng kinh tế địa phương sau khi chia tách, phát triển là do nhiều nguyên nhân chủ yếu khác nhau (xếp theo thứ tự sau đây (các nguyên nhân 178 chiếm trên 50% ý kiến) như: Do cơ chế, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Do đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Do bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả hơn, Do sự quan tâm đầu tư của ngân sách cấp trên và cuối cùng là Do sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân. Qua các nguồn thông tin có thể rút ra nhận định sau: chia tách đơn vị hành chính có tác động đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Tác động này ở cả 2 mặt tích cực, tiêu cực và mức độ tác động rất khác nhau, không đồng đều tuỳ theo từng địa phương và việc đánh giá mức độ tác động này rất chưa rõ, còn có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng việc phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương trong thời gian qua không phải có nguyên nhân chủ yếu là do chia tách đơn vị hành chính mà do tổng hợp nhiều nguyên nhân khác. 3. Tác động đến thu chi ngân sách: Vấn đề thu chi ngân sách đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của các địa phương. Tổng hợp báo cáo của các địa phương cho thấy tổng thu ngân sách hàng năm của các tỉnh đã chia tách đơn vị hành chính được lựa chọn điều tra cho thấy đều tăng nhưng không đồng đều và có sự chênh lệch rất lớn. Một số tỉnh, tổng thu ngân sách hàng năm tăng vọt, chẳng hạn, Vĩnh Phúc: tổng thu ngân sách hàng năm năm 2006 tăng gấp 33 lần so với năm 1997; Hưng Yên tăng gấp 21 lần; Cà Mau ( tăng 8 lần); Hải Dương (tăng gấp 6,5 lần); Bắc Ninh (tăng 6,4 lần); Bắc Kạn (tăng 6 lần). Một số tỉnh có tổng thu ngân sách tăng ít là những tỉnh mới chia tách sau năm 2004: Hậu Giang (tăng 1,1 lần); Đắk Nông (tăng 1,6 lần); Đắk Lắk (tăng 1,7 lần). Có một thực tế là sau khi chia tách đơn vị hành chính, nhiều địa phương đã có nguồn thu ngân sách tăng lên, ngoài sự hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, các nguồn thu từ huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và bán đấu giá quyền sử dụng đất tăng mạnh. Tuy nhiên, việc tăng các nguồn thu này có được không phải do nguyên nhân chủ yếu là do chia tách đơn vị hành chính mà do nhiều nguyên nhân khác liên quan đến cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hay nói cách khác chia tách chỉ là một cơ hội, điều kiện trong rất nhiều cơ hội và điều kiện khác để địa phương 179 có thể tận dụng làm tăng nguồn thu của mình. Tuy nhiên, cùng với nguồn thu tăng lên, các địa phương cũng phải chi ngân sách nhiều hơn. 4. Tác động đến xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phƣơng Có một thực tế là sau chi chia tách, thành lập các đơn vị hành chính mới, do sự đầu tư của Nhà nước và việc thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế khác mà việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ở các địa phương có sự phát triển, số lượng các công trình được xây dựng đều tăng, tuy nhiên mức độ phát triển tuỳ theo từng địa phương và thường việc xây dựng tập trung chủ yếu ở các trung tâm đô thị mới các thành phố, thị xã, thị trấn... 5. Tác động đến đầu tƣ Theo báo cáo của những tỉnh có cùng thời điểm chia tách năm 1997, một số tỉnh có mức độ đầu tư trung ương tăng lên rất nhiều tính từ năm chia tách đến năm 2006. Đầu tư trung ương tăng cao nhất trong số các tỉnh điều tra là Cà Mau, đầu tư trung ương năm 2006 tăng gấp 35,5 lần so với năm 1997; còn Bắc Kạn con số này là 15,14 lần; Hưng Yên tăng 5,4 lần; Hải Dương tăng 3,22 lần Chỉ có 1 tỉnh, đầu tư trung ương sau chia tách không tăng, thậm chí còn giảm xuống, chẳng hạn như Vĩnh Phúc, đầu tư trung ương cơ bản năm 2006 giảm 2,23 lần so với năm chia tách (1997). Có chung nhận định với báo cáo của các địa phương, kết quả điều tra qua phiếu cho thấy có một tỷ lệ rất cao các cán bộ công chức, người dân và doanh nhân ở địa phương trả lời đồng ý với nhận định việc chia tách hành chính tăng khả năng tiếp cận và thu hút nguồn vốn đầu tư (chiếm 93,7%). Tuy nhiên, khi được hỏi về các nguyên nhân chính làm cho đầu tư tại địa phương trong thời gian qua tăng trưởng thì kết quả thu được phản ánh một thực tế rất khác. Các nguyên nhân được nhiều người trả lời lựa chọn đó là: Do cải cách hành chính (chiếm tỷ lệ 60%). Các nguyên nhân được lựa chọn tiếp theo là: Khu vực kinh tế tư nhân được khuyến khích, Chính sách phát triển doanh nghiệp được chú trọng và Đổi mới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Đây là một nhóm những nguyên nhân được trên dưới 50% ý kiến của những người trả lời cho rằng đã làm cho đầu tư tại địa phương tăng trưởng. 180 6. Tác động đến ngƣời dân. - Về thu nhập bình quân đầu người: Tổng hợp báo cáo từ các địa phương có chia tách đơn vị hành chính cho thấy thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh có chia tách đã tăng lên nhưng không đồng đều và có sự chênh lệnh giữa 2 tỉnh được chia tách từ một tỉnh cũ. Chẳng hạn, Bắc Ninh sau gần 10 năm chia tách đến năm 2006, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 4,6 lần, trong khi Bắc Giang chỉ có 1,5 lần; hay Vĩnh Phúc và Phú Thọ cũng vậy, thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Phúc tăng 5,55 lần, trong khi Phú Thọ chỉ tăng 2 lần; còn Bạc Liêu tăng gấp 4 lần trong khi Cà Mau là 2,7 lần Việc chia tách thành lập các phường, thị trấn mới đã đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ mua bán phát triển, thu hút được lao động nông thôn, hình thành các khu dân cư tập trung và ở mức độ nào đó đã làm tăng thu nhập của người dân (Hậu Giang, Bình Phước, Bình Dương, Vĩnh Phúc). Qua khảo sát thực tế tại một số địa phương cho thấy, việc chia tách đơn hành chính có ảnh hưởng đến người dân. Tác động này ở cả 2 mặt, tích cực, tiêu cực và mức độ tác động cũng khác nhau tuỳ theo từng địa phương và địa bàn mà người dân sinh sống. Không thể phủ nhận là sau khi chia tách đơn vị hành chính, đặc biệt là cấp tỉnh người dân sinh sống tại các trung tâm đô thị mới thành lập như thành phố, thị xã có điều kiện cải thiện cuộc sống và nhà cửa do giá nhà đất tăng lên, có thêm nhiều công ăn việc làm, có điều kiện sửa sang, xây dựng lại nhà cửa, hưởng lợi đối với các dịch vụ văn hoá, xã hội, hạ tầng giao thông trên địa bàn. Tuy nhiên, đối với các địa phương khác xa trung tâm thì việc hưởng lợi này không đáng kể. Đối với một số địa phương ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, việc chia tách đơn vị hành chính có tạo thuận lợi cho người dân khi tiếp xúc với cơ quan chính quyền được gần hơn, thuận lợi hơn, cơ sở hạ tầng, đường giao thông cũng được cải thiện. Bên cạnh những tác động tích cực như vậy, người dân cũng chịu những rắc rối, phiền phức và thậm chí tốn kém khi phải thay đổi các giấy tờ cá nhân như hộ tịch, hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ, giấy tờ nhà đất, giấy đăng ký kinh 181 doanh. Thu nhập của người dân trên thực tế cũng không tăng lên nhiều do chia tách đơn vị hành chính. 7. Văn hoá - truyền thống Tổng hợp báo cáo chính thức từ các địa phương cho thấy số xã, phường có địên, có trạm truyền thanh, có trung tâm sinh hoạt cộng đồng, thư viện; có đường ô tô đến trung tâm đều tăng thêm rất ít, trung bình chỉ tăng thêm một vài xã, phường. Thậm chí, Đắk Lắc, số xã, phường có các chỉ tiêu này còn giảm đi. Riêng Hưng Yên số xã, phường có trung tâm sinh hoạt cộng đồng, thư viện tăng rất nhanh so với các địa phương khác ( sau gần 10 năm chia tách, Hưng Yên tăng thêm 119 xã, phường - tức tăng gấp 3,83 lần số xã, phường có trung tâm sinh hoạt cộng đồng, thư viện). Chia tách đơn vị hành chính có tác động đến đời sống văn hoá tinh thần của từng địa phương. Tác động này thể hiện trên 2 mặt; tích cực và tiêu cực và mức độ của các tác động cũng tuỳ theo từng đơn vị hành chính được chia tách. Có những địa phương được lợi nhiều hơn về đời sống văn hoá, tinh thần, vui chơi, giải trí nhưng cũng có những đơn vị bị ảnh hưởng đến văn hoá truyền thống, đặc biệt là tên gọi, địa danh của địa phương bị mất đi do chia tách. 8. An ninh - trật tự Việc chia tách, thành lập mới đơn vị hành chính cũng tác động đến vấn đề an ninh, trật tự tại địa phương. Tổng hợp báo cáo của các địa phương cho biết đối với một số đơn vị hành chính huyện, xã giáp biên, việc chia nhỏ đã giúp cho chính quyền tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: công tác quản lý đường biên giới, chống buôn lậu, vượt biên trái phép thực hiện tốt hơn. Đặc biệt đối với một số tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên chính quyền quản lý, theo dõi các đối tượng phản động chặt chẽ hơn, hạn chế được việc truyền đạo trái phép, lôi kéo, dụ dỗ đồng bào các dân tộc ít người chống đối lại các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hoặc đối với một số xã miền núi, vùng sâu, địa bàn phức tạp, phong tục tập quán khác nhau thì việc chia tách có thể tăng cường ổn định trật tự, trị an, an ninh, quốc phòng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế – xã hội phát triển. 182 Báo cáo của nhiều địa phương chia tách cũng khẳng định, sau khi chia tách đơn vị hành chính, tình hình an ninh trật tự tại các địa phương được duy trì và củng cố do địa bàn quản lý nhỏ đi, chính quyền có điều kiện quan tâm, chỉ đạo và triển khai các biện pháp nhanh chóng để giữ gìn an ninh trật tự. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, tại một số trung tâm đô thị, sau khi được chia tách để thành lập mới hoặc nâng cấp, tình hình an ninh, trật tự phức tạp hơn do thu hút một số lượng lớn dân nhập cư đến địa bàn làm ăn sinh sống. Các tệ nạn xã hội ( mại dâm, cờ bạc, rượu chè, ma túy) có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người dân; sự hình thành nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp làm gia tăng tốc độ tăng dân số cơ học, gây ô nhiễm môi trường II. TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC Việc chia tách các đơn vị hành chính các cấp đã tác động mạnh đến quản lý nhà nước trên các lĩnh vực về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, chi tiêu ngân sách...Luận án đã phân tích và tham khảo các số liệu do các quan quản lý nhà nước cung cấp (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ để so sánh sự biến động sau khi chia tách hàng loại đơn vị hành chính các cấp từ năm 1996 đến năm 2006 [112]. Cụ thể như sau: 1. Tác động đến tổ chức bộ máy Thống kê, so sách cho thấy số lượng các tổ chức của các cơ quan hành chính, cơ quan Đảng, đoàn thể, và cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng tại địa phương năm 2006 đã tăng lên rất nhiều so với năm 1996. Cụ thể như sau: - Tổng số các tổ chức thuộc các cơ quan hành chính, cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng tại địa phương trong vòng 10 năm từ 1996 đến 2006 đã tăng tới 3.988 cơ quan, chia ra các loại sau: + Ở cấp tỉnh tăng 615 cơ quan, bao gồm các Sở, Ban ngành. + Ở cấp huyện tăng 3.373 cơ quan bao gồm các phòng, ban. Số lượng các tổ chức trên tăng do 2 nhân tố quan trọng. Đó là việc chia tách, thành lập mới rất nhiều đơn vị hành chính như đã nêu ở trên và thứ hai là do những thay đổi trong chính sách, pháp luật của nhà nước về tổ chức bộ máy của các cơ 183 quan hành chính, cơ quan Đảng và đoàn thể. Khi nghiên cứu, phân tích, kết quả điều tra cho thấy số lượng các cơ quan, tổ chức biến động theo chiều hướng tăng và xuất phát trực tiếp từ chia tách đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện là 3.159 cơ quan, trong đó: - Cấp tỉnh tăng 415 cơ quan, chia ra các loại sau + Các cơ quan hành chính: tăng 242 tổ chức + Các cơ quan Đảng, đoàn thể: tăng 107 tổ chức + Các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương: 66 tổ chức - Cấp huyện: tăng 2.744 cơ quan, trong đó: + Các cơ quan hành chính: tăng 998 cơ quan + Các cơ quan Đảng, đoàn thể tăng: 1.164 cơ quan, (khối Đảng tăng 582 cơ quan, đoàn thể tăng 582 cơ quan); + Cơ quan Trung ương đóng tại huyện: tăng 582 cơ quan; - Đối với cấp xã không có tổ chức bên trong của đơn vị hành chính xã, chỉ tăng về biên chế cán bộ, công chức cơ sở. Trước thực tế trên, các địa phương đều đánh giá sự tăng lên về số lượng các tổ chức bộ máy các cơ quan chính quyền, cơ quan Đảng, đoàn thể sau khi chia tách, thành lập đơn vị hành chính mới đã gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, bởi vì sau chia tách, quy mô tổ chức bộ máy các cơ quan chính quyền, Đảng, đoàn thể tăng lên dẫn đến tổ chức bộ máy cồng kềnh, thêm một đơn vị hành chính mới, sẽ tăng thêm đầu mối quản lý, tăng bộ máy, tăng biên chế (gấp đôi so với trước), gây nên sự mất ổn định kéo dài ít nhất cũng phải 2 năm do người mới, việc mới và thiếu kinh nghiệm, thiếu nhân lực. Thực tế chia tách đơn vị hành chính làm tăng thêm tổ chức bộ máy cũng nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cán bộ, công chức tại các địa phương chia tách. Kết quả điều tra qua phiếu cho thấy có 50% những người được hỏi ý kiến cho rằng sau khi chia tách, cơ quan hành chính địa phương nơi công chức đang công tác có thành lập thêm đơn vị, tổ chức mới. Như vậy, chia tách đơn vị hành chính đã làm tăng thêm một số lượng lớn các tổ chức bộ máy không chỉ đối với bộ máy các cơ quan hành chính mà cả các cơ 184 quan Đảng, đoàn thể, cơ quan ngành dọc, làm cho bộ máy thêm cồng kềnh, ảnh hưởng đến quá trình cải cách hành chính. 2. Tác động đến đội ngũ cán bộ, công chức - Về số lượng: Sau khi chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính, cùng với việc tăng thêm về tổ chức bộ máy, số lượng biên chế cán bộ, công chức của các đơn vị hành chính mới cũng được tăng theo để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của bộ máy mới. Trong vòng 10 năm từ 1996 đến 2006, tổng số biên chế đã tăng là 70.302 người, chia ra: + Biên chế các cơ quan hành chính: tăng 41.323 biên chế + Biên chế các cơ quan Đảng, Đoàn thể: 15.492 biên chế + Biên chế các cơ quan TW đóng tại địa phương: 13.487 biên chế Số lượng biên chế trên tăng do 2 nhân tố quan trọng. Đó là việc chia tách, thành lập mới rất nhiều đơn vị hành chính như đã nêu ở trên và thứ hai là do những thay đổi trong chính sách, pháp luật của nhà nước về tổ chức bộ máy của Nhà nước. Số lượng tăng biên chế trực tiếp do tăng đơn vị hành chính (thành lập mới đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã) là 56.430 biên chế, chia ra: - Cấp tỉnh tăng 20.129 biên chế, trong đó: + Các cơ quan hành chính: tăng 10.379 biên chế; + Cơ quan Đảng, đoàn thể: tăng 5.777 biên chế; + Ngành dọc Trung ương: tăng 3.973 biên chế. - Cấp huyện tăng 22.885 biên chế, trong đó: + Cơ quan hành chính: tăng 7.415 biên chế; + Cơ quan Đảng, đoàn thể: tăng 7.161 biên chế; + Ngành dọc Trung ương: tăng 8.309 biên chế. Như vậy, từ năm 1996 đến năm 2006 tăng 43.014 biên chế do chia tách đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện; - Cấp xã tăng 13.416 cán bộ, công chức cơ sở do thành lập mới xã, phường, thị trấn. Số biên chế tăng lên còn lại là do tăng thêm chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, Đảng và đoàn thể là 27.288 biên chế. 185 - Về tâm tư, nguyện vọng: Tổng hợp báo cáo chính thức của các địa phương cho thấy sau khi chia tách đơn vị hành chính đội ngũ cán bộ, công chức không tránh khỏi tình trạng bị xáo trộn, người đi, người ở, chỉ có một số được bổ nhiệm, đề bạt là phấn khởi (nhưng số này không nhiều), còn lại số đông có nhiều suy nghĩ khác nhau, cùng với sự chưa ổn định về hạ tầng cơ sở nên hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức thời gian đầu không cao. Số cán bộ được điều động đến đơn vị hành chính mới thường băn khoăn, trăn trở vì nhiều lý do: xa nhà, rời khỏi vị trí cũ đã ổn định, điều động không đúng nguyện vọng, việc cân nhắc đề bạt và nguyện vọng cá nhân Một số lớn cán bộ, công chức được tiếp nhận hoặc điều động bố trí vị trí công việc chuyên môn mới nên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, làm giảm tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho dân của bộ máy chính quyền. Tuy nhiên, cũng có tỉnh lại cho rằng sau khi chia tách, cán bộ công chức đều có tâm lý thoải mái, hoạt động có hiệu quả. Số cán bộ công chức được bổ nhiệm mới đa số có trình độ, năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra. - Về nguồn cán bộ: Tổng hợp nội dung báo cáo chính thức của các địa phương cho thấy khi chia tách đơn vị hành chính phải điều động một phần cán bộ công chức sang đơn vị hành chính mới, vì vậy ở cả đơn vị hành chính cũ và mới đều thiếu nhân lực, đặc biệt, đối với các đơn vị hành chính mới được tách ra, phần lớn trong tình trạng thiếu cán bộ, đặc biệt là những cán bộ đủ tiêu chuẩn năng lực Về nguồn của đội ngũ cán bộ bổ sung cho các đơn vị hành chính mới tách ra, giữa các tỉnh không giống nhau: Một số tỉnh thì số cán bộ được bổ nhiệm mới chủ yếu là người địa phương; Tuy nhiên một số địa phương khác, số cán bộ tại chỗ ít, chỉ chiếm khoảng 1/3, số còn lại đa phần do thành phố tăng cường hoặc từ các quận, huyện khác chuyển đến nên nhìn chung, trình độ, năng lực của cán bộ không đồng đều, phần lớn chưa đáp ứng tiêu chuẩn, chức danh quy định. Một số địa phương cũng cho rằng chất lượng đội ngũ cán bộ ở các đơn vị mới chia tách vừa yếu lại vừa thiếu, đa phần chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy 186 định. Một vấn đề nữa là khi có thay đổi đơn vị hành chính, công tác quy hoạch, đào tạo các chức danh chủ chốt của các quận, huyện, phường, xã, thị trấn cũng gặp nhiều khó khăn. Do thiếu nguồn tại chỗ nên có trường hợp quy hoạch chức danh chủ chốt người sau lớn tuổi hơn người trước gây khó khăn cho công tác trẻ hóa cán bộ làm hạn chế kết quả hoạt động, điều hành chung của đơn vị. - Vấn đề đề bạt sau khi chia tách Việc chia, tách đơn vị hành chính dẫn đến thành lập thêm hàng loạt cơ quan hành chính mới từ việc chia tách từ đơn vị hành chính cũ ra, tăng theo cấp số nhân. Do vậy, với một bộ máy mới thì việc đề bạt, bổ nhiệm thêm các vị trí lãnh đạo, quản lý là tất yếu để đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ. Kết quả hỏi ý kiến theo phiếu trưng cầu ý kiến cho thấy có 63,5% cán bộ, công chức ở các địa phương có chia tách cho biết chính họ hoặc có biết đồng nghiệp của họ có được đề bạt nhờ việc chia, tách đơn vị hành chính cùng cấp, dưới cấp hoặc cấp trên, có 21% phiếu trả lời không và 13,3% phiếu trả lời không biết, có thể do họ còn e dè không trả lời trực tiếp. Sau khi chia tách đơn vị hành chính, một số lượng lớn cán bộ công chức các cơ quan hành chính, Đảng, đoàn thể cũng được tăng lên. Nhiều người trong số họ được bổ nhiệm những chức vụ cao hơn, thêm chức, thêm quyền. Tuy nhiên, có một thực tế là do việc chia tách thường không chủ động, thiếu sự chuẩn bị nên những năm đầu sau chia tách đội ngũ cán bộ bổ sung vừa thiếu lại vừa yếu, bị xáo trộn, một bộ phận không yên tâm công tác. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, và thường phải mất vài năm mới đi vào ổn định. 3. Hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền Tổng hợp báo cáo chính thức của các địa phương đánh giá về tác động của chia tách đến hoạt động của bộ máy chính quyền cho thấy hầu hết các địa phương (80% số địa phương) đều cho rằng, hoạt động của bộ máy chính quyền sau chia tách còn nhiều hạn chế do chưa đi vào nề nếp; Hoạt động của bộ máy chính quyền trong giai đoạn đầu ở những đơn vị hành chính mới gặp rất nhiều khó khăn do thiếu trụ sở làm việc, chỗ sinh hoạt còn tạm bợ, thiếu phương tiện, thiếu kinh phí, thiếu nhân 187 sự tất cả những điều này sẽ gây ra sự chậm trễ tiến độ công việc chung và giải quyết những yêu câù của người dân Ngoài ra, chia tách đơn vị hành chính dẫn đến nhiều tốn kém như xây dựng trụ sở mới, thay đổi con dấu, củng cố đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, một số địa phương cho rằng, đối với một số đơn vị sau chia tách đã đi vào ổn định thì hoạt động có hiệu quả, có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với trước: Tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân được nhanh hơn. Đồng tình với những đánh giá qua các báo cáo của các địa phương, kết quả điều tra cho thấy khi đánh giá về bộ máy hành chính sau khi chia tách, đa số các cán bộ, công chức đều cho rằng sau khi chia tách đơn vị hành chính, bộ máy hành chính nhà nước nơi họ công tác là hiệu quả hơn, chiếm tới 87,7% phiếu trả lời. Chỉ có dưới 5,3% cho rằng bộ máy hành chính nhà nước sau chia tách không thay đổi, kém hiệu quả hơn. Sau khi chia tách đơn vị hành chính, địa bàn và quy mô đơn vị hành chính nhỏ đi. Vì vậy, bộ máy chính quyền có điều kiện gần dân và sát dân hơn. Kết quả phân tích cho thấy đại đa số ý kiến của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp địa phương đồng ý với nhận định chia tách làm cho chính quyền gần dân hơn, sát dân hơn với tỷ lệ 92,6%. Tỷ lệ cán bộ công chức TƯ đồng tình cũng rất cao với 71,7%. Kết quả điều tra qua phiếu cũng cho thấy, đại đa số cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp ở địa phương (chiếm 86,6%) đồng ý với nhận định chia tách làm cho cán bộ nhiệt tình hơn, trách nhiệm hơn, chủ động hơn trong quản lý điều hành. Một nội dung cần được xem xét, đánh giá khi phân tích tác động của chia chia tách đơn vị hành chính đến hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền đó là chi phí hoạt động của bộ máy. Phân tích kết quả điều tra qua phiếu cho thấy có 33,9% cán bộ công chức, người dân và doanh nhân ở các đia phương đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng chia tách đơn vị hành chính khiến chi phí cho bộ máy hành chính tăng thêm trong khi năng lực bộ máy không tăng. 188 Như vậy, chia tách đơn vị hành chính đã có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền. Thực tế cho thấy việc chia tách đơn vị hành chính làm cho quy mô địa bàn quản lý (về diện tích và dân số) nhỏ đi, phù hợp với năng lực quản lý của độ ngũ cán bộ công chức nên dễ quản lý hơn, chính quyền có điều kiện gần dân, sát dân hơn, tăng tính chủ động, sáng tạo cũng như nhiệt tình trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là những người được hưởng nhiều lợi ích từ chia tách (được đề bạt, bổ nhiệm). Tuy nhiên, bên cạnh đó chia tách đơn vị hành chính cũng tạo nên nhiều hệ quả tiêu cực như tăng lên về tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, đội ngũ cán bộ yếu về số lượng và chất lượng, chi phí xây trụ sở, kinh phí hoạt động, một đội ngũ cán bộ công chức không yên tâm công tác. Những nhân tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cũng như hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền, đặc biệt trong thời gian đầu. Một số địa phương sau khi chia tách, hiệu quả hoạt động có tăng lên nhưng nguyên nhân chủ yếu không phải do chia tách đơn vị hành chính mà do tổng hợp nhiều nguyên nhân khác. Như vậy, chia tách đơn vị hành chính không phải là một biện pháp để đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền. Mặt khác, xét trên bình diện quốc gia, việc chia tách quá nhiều đơn vị hành chính đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện mục tiêu Chương trình tổng thể về cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 và hiện nay là giai đoạn 2011 - 2020, tinh gọn bộ máy, biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời phải mất một thời gian để bộ máy đi vào hoạt động ổn định. 4. Tác động của chia tách đơn vị hành chính đến ngân sách chi thƣờng xuyên. Sau khi chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính, Nhà nước cũng đồng thời phải bố trí ngân sách chi thường xuyên để hỗ trợ cho hoạt động của các đơn vị hành chính mới. Theo kết quả điều tra, thống kê đối với các đơn vị hành chính mới chia tách từ năm 2004 (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông, Cần Thơ, Hậu Giang), kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các địa phương mới chia tách đơn vị hành chính như sau: 189 - Đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thành lập mới: Do hầu hết các tỉnh mới thành lập được chia tách ra từ tỉnh địa bàn rộng, đi lại khó khăn nên thường các tỉnh mới thành lập gặp rất nhiều khó về bố trí ngân sách để đảm bảo cho hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể do phải bổ sung thêm biên chế để đáp ứng nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật và bố trí ngân sách thực hiện các chính sách xã hội Thực tế sau khi đi vào hoạt động, nhu cầu tăng chi ngân sách cho các địa phương mới thành lập tăng rất nhanh trong khi nguồn thu ngân sách Nhà nước của các tỉnh sau khi chia tách tăng không đáng kể. Do vậy, đối với các địa phương này cơ bản chủ yếu dựa vào nguồn bổ sung thêm từ ngân sách Trung ương, khi đó ngân sách Trung ương phải cơ cấu lại, giành nguồn ngân sách ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương này. Phần hỗ trợ tăng thêm hàng năm của ngân sách Trung ương nhằm giúp các địa phương mới thành lập giải quyết các vấn đề về đảm bảo kinh phí hoạt động cho bộ máy quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể do tăng biên chế theo định mức biên chế quy định của Nhà nước và chi mua sắm, bổ sung phương tiện làm việc theo yêu cầu nhiệm vụ được phân công đối với đơn vị hành chính mới được thành lập. - Đối với đơn vị hành chính mới thành lập cấp huyện và cấp xã: Sau khi các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đi vào hoạt động cũng có các yếu tố tác động làm tăng thu, tăng chi ngân sách của các đơn vị cấp huyện và xã. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương và số liệu huyện, xã thành lập mới từ năm 1996 đến nay, số chi ngân sách của các đơn vị cấp huyện, xã sau khi chia tách có mức tăng chi ngân sách gấp từ 1,5 đến 1,8 lần so với huyện, xã trước khi chưa chia lại đơn vị hành chính. Trong đó, riêng chi ngân sách tăng thêm cho bộ máy quản lý nhà nước huyện, xã năm 2006 tăng 183 tỷ đồng so với năm 1996. - Đối với cấp xã: cứ thêm một đơn vị hành chính cấp xã mới, chi ngân sách nhà nước phải bố trí tăng thêm cho 1 xã là 200 triệu đồng/xã (nếu thành lập mới từ năm 2003 trở về trước) và 750 triệu đồng chi cho 1 xã thành lập mới từ năm 2004 đến nay. 190 Nói tóm lại, từ năm 1996 đến năm 2006 (thời điểm chia tách nhiều), do phân chia lại địa giới hành chính thành lập mới các đơn vị hành chính tỉnh, huyện và xã đã hình thành mới thêm 11 tỉnh, 100 đơn vị cấp huyện và 708 đơn vị cấp xã, từ đó làm cho chi ngân sách nhà nước tăng thêm (sau khi đã bù trừ phần thu tăng thêm) là 7.595 tỷ đồng gồm: - Tăng chi ngân sách cho tỉnh mới được thành lập (từ năm 1997 có 11 địa phương mới thành lập) là: 7.001 tỷ đồng, cụ thể: + Tổng thu NSNN tăng thêm khoảng: 5.817 tỷ đồng + Tổng chi NSNN tăng thêm: 12.818 tỷ đồng (tính cả yếu tố trượt giá, tăng trưởng kinh tế sau 3 năm đi vào hoạt động ổn định) + Chênh lệch tăng chi ngân sách: 7.001 tỷ đồng (12.818 tỷ - 5.817 tỷ) - Tăng chi ngân sách cho các huyện, quận, thị xã thành lập mới (100 đơn vị) là: 335 tỷ đồng, gồm: + Thành lập mới từ năm 1996 đến 2003 là 240 tỷ đồng. + Thành lập mới từ năm 2004 đến 2006 là 95 tỷ đồng. - Tăng chi ngân sách cho các xã, phường, thị trấn thành lập mới (708 đơn vị) là: 259 tỷ đồng, gồm: + Thành lập mới từ năm 1996 đến năm 2003 là 99 tỷ đồng. + Thành lập mới từ năm 2004 đến năm 2006 là 160 tỷ đồng. Nếu phân tích theo tính chất khoản chi trong tổng số tăng chi thêm từ ngân sách nhà nước 7.595 tỷ đồng thì: - Chi đầu tư phát triển: 5.316 tỷ đồng Trong đó: chi xây dựng mới trụ sở làm việc cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể cấp tỉnh, huyện và xã khoảng 122 tỷ đồng. - Chi thường xuyên: 2.279 tỷ đồng Trong đó: + Chi lương và các khoản có tính chất lương cho số biên chế tăng thêm do thành lập mới đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã là: 1.080 tỷ đồng. + Chi mua sắm phương tiện đi lại (ô tô) và phương tiện làm việc khoảng 378 tỷ đồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_to_chuc_don_vi_hanh_chinh_viet_nam_dap_ung_yeu_cau_p.pdf
Luận văn liên quan