Phương pháp và phương tiện thu nhận thông tin kế toán quản trị
Qua khảo sát cho thấy các doanh nghiệp SXTACN khu vực đồng bằng sông
Hồng sử dụng phương pháp thu nhận thông tin KTQT như phương pháp chứng từ,
phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thực nghiệm,. Hệ
thống chứng từ hầu như chưa được các doanh nghiệp này thiết kế thêm các chỉ tiêu
phục vụ cho yêu cầu quản trị trong doanh nghiệp, mới chỉ có 7% doanh nghiệp có thiết
kế thêm nhưng cũng rất ít loại chứng từ thiết kế thêm chỉ tiêu cho KTQT. Chủ yếu ở
doanh nghiệp áp dụng hệ thống ERP, chứng từ có thêm chỉ tiêu như phiếu xuất kho
nguyên vật liệu có định mức tiêu hao đã nhập sẵn vào hệ thống.
Các doanh nghiệp SXTACN khu vực đồng bằng sông Hồng sử dụng phương
tiện thu nhận thông tin chủ yếu là máy tính, phần mềm kế toán, hệ thống mạng. Chủ
yếu các doanh nghiệp đó thu nhận thông tin ban đầu bằng chứng từ kế toán và các tài
liệu liên quan. Các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là chứng từ đặt in theo mẫu của Bộ
Tài chính. Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán nhập dữ liệu vào máy. Sau đó, kế toán đối
chiếu chứng từ gốc với chứng từ điện tử sau khi nhập liệu vào máy
199 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khu vực đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán cho toàn bộ quá trình quản lý của mình từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm
soát, ra quyết định. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin về dự toán cho giai
đoạn lập kế hoạch chỉ đạt giá trị trung bình 3,457. Vì vậy, có thể thấy khả năng đáp
ứng nhu cầu thông tin về dự toán của doanh nghiệp chƣa cao so với yêu cầu. Cần hoàn
thiện tổ chức lập dự toán một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị.
Bộ phận lập dự toán: Đối với dự toán tiêu thụ có thể bố trí bộ phận kế hoạch
hoặc kinh doanh lập dự toán. Các dự toán khác thì có thể bố trí nhân viên kế toán lập.
Với bộ máy KTQT theo mô hình kết hợp ở các doanh nghiệp SXTACN thì có thể bố
trí kế toán tổng hợp thực hiện công tác lập dự toán. Khi đó, đảm bảo cho công việc
đƣợc chuyên môn hóa, đem lại hiệu quả cho công tác kế toán nói chung và công tác dự
toán nói riêng.
+ Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Căn cứ vào dự toán sản xuất, các doanh nghiệp SXTACN lập dự toán chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp. Bố trí bộ phận lập dự toán chi phí có thể giao cho kế toán chi
161
phí hoặc kế toán tổng hợp. Căn cứ kế hoạch sản xuất đã đƣợc bộ phận liên quan lập, kế
toán căn cứ các định mức đã đƣợc thông qua, tiến hành lập dự toán các chi phí. Đồng
thời, các doanh nghiệp SXTACN nên lập dự toán linh hoạt ở các mức độ hoạt động
khác nhau. Dự toán linh hoạt giúp doanh nghiệp thấy trƣớc đƣợc sự biến động chi phí
khi mức độ hoạt động thay đổi. Đồng thời, dự toán linh hoạt còn giúp nhà quản lý
đánh giá hiệu quả kiểm soát chi phí của các bộ phận sử dụng chi phí.
Tại công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn, có thể lập dự toán linh hoạt
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho nguyên liệu bột thịt xƣơng dùng để sản xuất thức
ăn hỗn hợp cho gà từ 1 đến 21 ngày tuổi nhƣ phụ lục 33.
+ Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Một số doanh nghiệp SXTACN đƣợc khảo sát chƣa lập định mức giá chi phí
nhân công trực tiếp nên việc lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp vẫn chƣa đƣợc thực
hiện. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp SXTACN đã lập dự toán chi phí nhân công trực
tiếp nhƣng định mức về chi phí nhân công trực tiếp các doanh nghiệp đó xây dựng chƣa
có căn cứ khoa học. Muốn lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp một cách bài bản thì
cần hoàn thiện xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp. Tiếp đến là cần lập dự
toán linh hoạt để doanh nghiệp chủ động hơn trong các phƣơng án sản xuất kinh doanh.
+ Dự toán chi phí sản xuất chung
Dự toán chi phí sản xuất chung nếu đƣợc lập ở một bộ phận nhỏ doanh nghiệp
SXTACN thì cũng chỉ lập trên cơ sở ƣớc tính thôi, chƣa có cơ sở phù hợp. Hơn nữa,
đa số doanh nghiệp SXTACN đƣợc khảo sát chƣa phân loại chi phí theo cách ứng xử
của chi chí nên việc lập dự toán chi phí sản xuất chung còn gặp vƣớng mắc. Vấn đề là
cần hoàn thiện phân loại và xây dựng định mức chi phí sản xuất chung thì việc lập dự
toán chi phí sản xuất chung mới có thể thực hiện một cách khoa học, đảm bảo kiểm
soát chi phí. Sau khi đã phân loại chi phí sản xuất chung theo cách ứng xử của chi phí
và lập định mức chi phí sản xuất chung thì các doanh nghiệp SXTACN tiến hành lập
dự toán chi phí sản xuất chung để kiểm soát chi phí tốt hơn. Đặc biệt điều này có ý
nghĩa với những doanh nghiệp SXTACN theo đuổi chiến lƣợc tối thiểu hóa chi phí.
Muốn chi phí thấp nhất thì việc đầu tiên là phải lập đƣợc dự toán chi phí và đánh giá
trách nhiệm của trung tâm chi phí khi nhà quản trị trung tâm chi phí có quyền quyết
định về những chi phí mà trung tâm có thể kiểm soát đƣợc.
+ Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
162
Đa số các doanh nghiệp SXTACN đƣợc khảo sát chƣa lập dự toán chi phí bán
hàng và quản lý doanh nghiệp. Cũng tƣơng tự nhƣ dự toán chi phí sản xuất chung,
muốn lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì cần phân loại
chi phí theo cách ứng xử của chi phí và xây dựng định mức chi phí bán hàng, quản lý
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp SXTACN cần phải lập dự toán linh hoạt cho tất cả
các loại dự toán thì mới chủ động trong các tình huống kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp SXTACN quy mô lớn và quy mô vừa, cần ứng dụng
hệ thống ERP, sẽ bố trí bộ phận lập dự toán sản xuất kinh doanh tiến hành lập dự toán
ngay trên hệ thống. Có thể giao quyền lập dự toán cho kế toán chi phí hoặc kế toán
tổng hợp. Từ những dữ liệu sẵn có và kế hoạch kinh doanh, bộ phận lập dự toán tiến
hành thiết lập dự toán qua hệ thống ERP. Những bộ phận lập các dự toán tiếp theo và
những bộ phận đƣợc phép truy cập thông tin dự toán mới có quyền truy cập dự toán
của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp SXTACN quy mô lớn hiện nay đa số phát
triển mô hình 3F (Farm - Fedd - Fodd), kiểm soát tốt chi phí SXTACN còn giúp doanh
nghiệp tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho lĩnh vực chăn nuôi, tối thiểu giá thành chăn
nuôi, kéo theo tối thiểu giá thành thực phẩm đầu ra. Vì vậy, các doanh nghiệp mô hình
3F cần chú trọng kiểm soát chi phí SXTACN. Hệ thống định mức chi phí phải đƣợc
thiết lập một cách đầy đủ, khoa học, sát thực tế. Các định mức giá phải đƣợc thiết lập.
Từ đó, hệ thống dự toán của doanh nghiệp sẽ đƣợc lập đầy đủ qua hệ thống ERP. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa cần ứng dụng Big Data trong
việc lập dự toán, cần khai thác nguồn thông tin từ các nguồn, từ đó phân tích dữ liệu
cho việc lập dự toán một cách sát thực, hiệu quả, linh hoạt.
Các doanh nghiệp SXTACN quy mô nhỏ, chƣa ứng dụng hệ thống ERP, cần
sử dụng phần mềm lập dự toán, đảm bảo công tác lập dự toán kịp thời, chính xác, khoa
học, đảm bảo kiểm soát hoạt động và chi phí hiệu quả. Các định mức chi phí, gồm cả
định mức giá phải đƣợc hoàn thiện giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí, lập dự toán
đầy đủ hơn.
3.3.2.3. Hoàn thiện tổ chức cung cấp và phân tích thông tin kế toán quản trị
* Hoàn thiện tổ chức phân tích thông tin KTQT
Việc phân tích thông tin KTQT ở các doanh nghiệp SXTACN hầu nhƣ thực hiện
một cách sơ sài nhƣ các doanh nghiệp chƣa phân tích CVP, chƣa phân tích nguyên nhân
biến động chi phí, doanh thu,... Vấn đề đặt ra là cần tổ chức phân tích thông tin KTQT
163
một cách toàn diện hơn nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản lý. Với nhu cầu
thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp SXTACN khu vực đồng bằng sông Hồng để
thực hiện chức năng kiểm soát khá cao, tác giả đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp
SXTACN cần thực hiện phân tích thông tin thực hiện và dự toán một cách cụ thể, phân
tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến biến động chi phí, doanh thu,...
- Về bộ máy phân tích thông tin KTQT, cần thiết kế bộ máy phân tích thông tin
theo mô hình phân tán, bộ phận phân tích là kế toán, vừa đảm nhiệm một số chức năng
KTTCvà KTQT, vừa thực hiện công việc phân tích thông tin KTQT ở phần hành mà
mình đảm nhiệm. Một số phần hành chung nhƣ phân tích CVP có thể do kế toán tổng
hợp thực hiện.
- Về nội dung phân tích, các doanh nghiệp SXTACN khu vực Đồng bằng sông
Hồng cần phân tích trên các nội dung: phân tích CVP và phân tích thông tin KTQT
cho việc ra quyết định.
Muốn thực hiện phân tích CVP thì các doanh nghiệp SXTACN cần hoàn thiện
phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí. Với việc phân tích CVP sẽ giúp cho nhà
quản trị đƣa ra quyết định trong sử dụng nguồn lực chƣa khái thác hết, quyết định đặt
giá trong các trƣờng hợp.
Ngoài ra, KTQT cần phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định nhƣ
quyết định từ chối hay chấp nhận một đơn đặt hàng đặc biệt, quyết định tiếp tục hay
chấm dứt hoạt động của một bộ phận, quyết định tự sản xuất hay mua ngoài, quyết
định bán ở giai đoạn nửa thành phẩm hay thành phẩm.
Trong trƣờng hợp ra quyết định từ chối hay chấp nhận một đơn đặt hàng đặc biệt là
thấp hơn giá bán thông thƣờng, KTQT trong các doanh nghiệp SXTACN khu vực Đồng
bằng sông Hồng sẽ phân tích giá bán của đơn đặt hàng đó có đảm bảo đạt đƣợc các mục
tiêu đặt ra nhƣ bù đắp biến phí, đảm bảo mức lợi nhuận mong muốn hay không.
Với việc sản xuất nhiều loại TACN nhƣ các doanh nghiệp SXTACN khu vực
Đồng bằng sông Hồng thì KTQT cần phân tích thông tin để quyết định tiếp tục hay
chấm dứt hoạt động sản xuất chủng loại sản phẩm TACN nào mà đang bị lỗ. Căn cứ
vào việc so sánh chênh lệch lợi nhuận giữa phƣơng án tiếp tục hay dừng hoạt động sản
xuất sản phẩm đó để ra quyết định. Tuy nhiên, khi ra quyết định tiếp tục hay chấm dứt
hoạt động của bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp, cần chú ý những yếu tố khác
164
nhƣ công ăn việc làm của ngƣời lao động đã gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, nguồn
hàng cung cấp cho khách hàng quen thuộc,...
Với quyết định bán ở giai đoạn nguyên liệu qua sơ chế hay thành phẩm TACN,
các doanh nghiệp SXTACN cần so sánh chênh lệch lợi nhuận giữa các phƣơng án để
ra quyết định. Nếu bán ở giai đoạn nguyên liệu qua sơ chế có lợi nhuận cao hơn thì các
doanh nghiệp nên bán ở giai đoạn đó, nhƣng phải tìm cơ cấu tối ƣu cho việc sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm. Vì nếu chỉ bán nguyên liệu sơ chế, các khách hàng thƣờng xuyên
của doanh nghiệp sẽ từ bỏ doanh nghiệp, doanh nghiệp lại mất khoảng thời gian tìm
kiếm thị trƣờng mới mà chƣa biết tƣơng lai thị trƣờng sẽ ra sao. Ở tình huống này, các
doanh nghiệp SXTACN cần cân nhắc kỹ nhiều yếu tố khác để quyết định xem bán ở
giai đoạn nào thì có lợi ích cao trên các phƣơng diện.
Với doanh nghiệp SXTACN quy mô lớn và quy mô vừa, sẽ triển khai ERP,
ứng dụng công nghệ Big Data, việc phân tích thông tin KTQT cần thực hiện tích hợp
ngay trên phần mềm với tất cả những nội dung phân tích nhƣ phân tích biến động chi
phí, phân tích CVP,... Khi đó, các nhà quản trị cấp thấp và trung chiết suất trên hệ
thống, hệ thống sẽ cung cấp các báo cáo phân tích. Tuy nhiên, nhà quản trị cấp cao vẫn
cần phân tích thông tin tổng hợp, bộ phận kế toán cần thực hiện phân tích thông tin
tổng hợp cho nhà quản trị cấp cao. Khi ứng dụng Big Data, doanh nghiệp cần khai thác
toàn bộ nguồn dữ liệu thu thập đƣợc để phân tích các nguồn dữ liệu đó, phục vụ mục
tiêu quản trị doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp SXTACN quy mô nhỏ, chƣa ứng dụng ERP, việc phân tích
thông tin KTQT cần phân rõ nhiệm vụ và nội dung phân tích cho bộ phận kế toán và
một số nhà quản trị liên quan. Cần phân tích những nội dung biến động chi phí, phân
tích CVP,...
* Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin kế toán quản trị
- Hoàn thiện bộ phận lập báo cáo KTQT
Cần tổ chức bộ phận lập báo cáo KTQT, giao trách nhiệm lập báo cáo tới từng
bộ phận liên quan để thực hiện lập báo cáo KTQT. Bộ phận lập một số báo cáo thực
hiện về sản xuất, doanh thu có thể do kế toán đảm nhiệm các phần hành đó thực hiện.
Báo cáo về tình hình lao động có thể do bộ phận nhân sự lập. Báo cáo sử dụng vật tƣ
có thể do phụ trách phân xƣởng sản xuất lập.
165
Doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa sẽ triển khai hệ thống ERP, những
báo cáo sẵn có trên hệ thống thì không cần phải lập mà hệ thống sẽ tự động lên báo
cáo. Tuy nhiên, những báo cáo có tính chất tổng hợp, vẫn cần đƣợc lập nhằm cung cấp
thông tin tổng thể cho nhà quản trị. Cần phân công nhiệm vụ rõ ràng cho bộ phận lập
báo cáo KTQT tổng hợp cũng nhƣ phân các quyền truy nhập tƣơng ứng để họ có đủ dữ
liệu lập báo cáo.
Doanh nghiệp quy mô nhỏ, chƣa ứng dụng ERP, việc lập báo cáo KTQT do
nhân viên kế toán và một số nhà quản trị cấp trung thực hiện, cần phân công trách
nhiệm lập các báo cáo KTQT cụ thể cho từng bộ phận, tăng cƣờng các báo cáo KTQT
phục vụ chức năng kiểm soát và ra quyết định.
- Hoàn thiện nội dung cung cấp thông tin KTQT
Các doanh nghiệp SXTACN khu vực Đồng bằng sông Hồng hầu nhƣ chỉ thực
hiện một số báo cáo KTQT nhất định, số lƣợng và nội dung báo cáo chƣa đáp ứng đủ
yêu cầu thông tin của nhà quản lý. Vì vậy, cần tổ chức lập các báo cáo KTQT nhằm
cung cấp thông tin toàn diện hơn cho các quyết định kinh doanh.
Nhu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp SXTACN trong việc thực hiện
chức năng kiểm soát khá cao, các báo cáo thực hiện cần thiết kế dƣới dạng thông tin
thực hiện và dự toán nhằm so sánh số liệu thực tế với dự toán, từ đó doanh nghiệp
đánh giá việc thực hiện dự toán của các bộ phận, có biện pháp điều chỉnh hoạt động
của các bộ phận.
Công việc tiếp theo là xây dựng danh mục báo cáo KTQT, cần xác định nhu cầu
thông tin KTQT của các nhà quản lý doanh nghiệp SXTACN để xây dựng danh mục báo
cáo cho phù hợp. Với các báo cáo KTQT đó thì doanh nghiệp SXTACN cần xây dựng
biểu mẫu báo cáo sao cho thuận thiện nhất cho việc cung cấp, sử dụng thông tin KTQT.
Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ chức năng kiểm soát là 3,414
trong khi nhu cầu thông tin phục vụ chức năng kiểm soát là 3,679. Qua đó cũng thể
hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ kiểm soát chƣa cao với nhu cầu đặt
ra. Vì vậy, cần xây dựng các báo cáo kiểm soát.
Những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tối thiểu hóa chi phí
Các doanh nghiệp SXTACN theo đuổi chiến lƣợc tối thiểu hóa chi phí (Đa số là
doanh nghiệp lớn và vừa, doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ lệ thấp theo kết quả khảo sát),
cần xây dựng các báo cáo kiểm soát chi phí nhằm giám sát chặt chẽ việc thực hiện
166
định mức, dự toán chi phí, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đã
sử dụng hệ thống ERP, cần tích hợp phân hệ kiểm soát chi phí nhằm kiểm soát chặt
chẽ chi phí phát sinh, tối thiểu hóa chi phí. Các nhà quản trị đƣợc phân quyền truy cập
báo cáo kiểm soát chi phí cần truy cập thông tin kịp thời để ra các quyết định liên quan
nhƣ tìm hiểu nguyên nhân tăng chi phí, biện pháp xử lý, quyết định đặt giá bán,...
Các doanh nghiệp chưa sử dụng hệ thống ERP, báo cáo kiểm soát chi phí
chƣa có sẵn mà phải lập ra nhằm kiểm soát chặt chẽ chi phí phát sinh, tối thiểu hóa chi
phí. Báo cáo kiểm soát chi phí có thể giao cho kế toán chi phí hoặc kế toán tổng hợp
lập. Có thể lập báo cáo kiểm soát chi phí ở các doanh nghiệp SXTACN nhƣ bảng 3.7.
Bảng 3.7: Báo cáo kiểm soát chi phí
Báo cáo kiểm soát chi phí
Tháng....năm...
STT Khoản mục CP
Dự toán
(Định mức)
Thực
hiện
Chênh
lệch
Ghi
chú
1 Chi phí NVLTT
(Chi tiết cho từng loại sản phẩm)
- Bột thịt xƣơng
- Bột cá
- Muối
....
2 Chi phí NCTT
- Tiền lƣơng
- Ăn ca
- Làm thêm
3 Chi phí SXC
+ Chi phí biến đổi
- Tiền điện SX
....
+ Chi phí cố định
- Khấu hao
- Tiền điện
....
Ngày...tháng...năm...
Ngƣời lập
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
167
Những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tối đa hóa lợi nhuận
Những doanh nghiệp nhỏ (chƣa sử dụng hệ thống ERP), theo đuổi chiến lƣợc
tối đa hóa lợi nhuận (Chiếm tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp khảo sát), chƣa có báo cáo sẵn
có, cần lập những báo cáo thực hiện đánh giá kết quả đạt đƣợc. Báo cáo phải thể hiện
đƣợc kết quả thực tế đạt đƣợc và dự toán, cần lập các báo cáo nhƣ: báo cáo kết quả
bán hàng (bảng 3.8), báo cáo kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng (Bảng 3.9), báo
cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí (Bảng 3.10). Các báo cáo này có thể giao
cho kế toán bán hàng hoặc kế toán tổng hợp lập.
Bảng 3.8: Báo cáo kết quả bán hàng
Báo cáo kết quả bán hàng
Tháng...năm...
Sản
phẩm
Doanh thu
Các
khoản
giảm
DT
DT
thuần
GV
HB
CPBH CPQLDN
Kết quả bán
hàng
Biến
phí
Định
phí
Biến
phí
Định
phí
SL ĐG TT
SP A
SPB
.
Tổng
Ngày...tháng...năm...
Ngƣời lập
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bảng 3.9: Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng
Chỉ tiêu
Tổng số
Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh thu
Biến phí
Lãi trên BP
Định phí bộ phận
Số dƣ bộ phận
ĐP chung
LN bán hàng
Ngày...tháng...năm...
Ngƣời lập
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
168
Bảng 3.10: Báo cáo KQKD dạng lãi trên biến phí
Báo cáo kết quả kinh doanh
Tháng...năm...
Chỉ tiêu Số tiền
Doanh thu
Biến phí
Lãi trên BP
Định phí
LN thuần trƣớc thuế
Ngày...tháng...năm...
Ngƣời lập
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Cần đánh giá việc thực hiện kế hoạch lợi nhuận thông qua báo cáo đánh giá kế
hoạch lợi nhuận ở các doanh nghiệp SXTACN nhƣ bảng 3.11. Báo cáo này có thể giao
cho kế toán bán hàng hoặc kế toán tổng hợp lập.
Bảng 3.11: Báo cáo đánh giá kế hoạch lợi nhuận
Báo cáo đánh giá kế hoạch lợi nhuận
Chỉ tiêu
Thực
tế
Dự
toán
linh
hoạt
Chênh
lệch với dự
toán linh
hoạt
Dự
toán
tổng
thể
Chênh lệch
với dự toán
tổng thể
1. Doanh thu
SP A
SP B
..
2. Biến phí
Biến phí sản xuất
Biến phí bán hàng
Biến phí QLDN
3. Lãi trên biến phí
4. Định phí
Định phí sản xuất
Định phí bán hàng
Định phí QLDN
5. Lợi nhuận kinh doanh
Ngày...tháng...năm...
Ngƣời lập
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
169
Với việc đánh giá hiệu quả đầu tƣ, sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá thành quả
đầu tƣ nhƣ: ROE, ROCE, ROI, RI. Báo cáo đánh giá trung tâm đầu tƣ có thể lập nhƣ
bảng 3.12. Báo cáo này có thể giao cho kế toán tổng hợp hoặc Ban giám đốc lập.
Bảng 3.12: Báo cáo đánh giá thành quả đầu tƣ
Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Chênh lệch
1. Lợi nhuận
2. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
3. Khả năng sinh lời trên vôn sử dụng (ROCE)
4. Tỷ lệ hoàn vốn (ROI)
5. Lợi nhuận còn lại (RI)
Ngày...tháng...năm...
Ngƣời lập
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Những doanh nghiệp SXTACN quy mô lớn và quy mô vừa, sẽ triển khai
ERP, cần tích hợp với phân hệ báo cáo đánh giá thành quả. Nhà quản trị cấp thấp tự
truy cập hệ thống để xem báo cáo. Nhà quản trị cấp cao vẫn cần báo cáo có tính tổng
hợp nhƣ báo cáo của cả tập đoàn, báo cáo từng khu vực,...
- Những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
Với những doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm (Tập trung
nhiều ở các doanh nghiệp quy mô lớn và vừa). Các doanh nghiệp lớn cần xem xét báo
cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm doanh thu trên góc độ số lƣợng sản phẩm các
mặt hàng bán ra có tăng không, có đạt chỉ tiêu kế hoạch không, từ đó doanh nghiệp
cũng cần có chính sách khen thƣởng và kỷ luật đích đáng. Báo cáo cần đƣợc tích hợp
ngay trên hệ thống ERP. Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm doanh thu là bộ
phận bán hàng có thể lập theo bảng 3.13. Bộ phận lập có thể giao cho bộ phận bán
hàng hoặc kế toán bán hàng, kế toán tổng hợp.
170
Bảng 3.13: Báo cáo đánh giá trách nhiệm của bộ phận bán hàng
Báo cáo đánh giá trách nhiệm của bộ phận bán hàng
Tháng...năm....
Sản phẩm Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Nguyên nhân
SP A
SP B
.
Tổng cộng
Ngày...tháng...năm...
Ngƣời lập
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược khác biệt về sản phẩm
Những doanh nghiệp SXTACN theo đuổi chiến lƣợc khác biệt về sản phẩm cần
chú ý viễn cảnh khách hàng để đánh giá bộ phận bán hàng (Chủ yếu doanh nghiệp quy
mô lớn). Chỉ tiêu phi tài chính đánh giá trách nhiệm của bộ phận bán hàng nhƣ chỉ tiêu
khách hàng: đo lƣờng sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm công ty, về dịch vụ bán
hàng, chăm sóc khách hàng. Khi đó, còn đánh giá trách nhiệm của bộ phận sản xuất
trong việc chất lƣợng sản phẩm đƣợc khách hàng đánh giá cao. Vậy chỉ tiêu khách
hàng đánh giá đƣợc trách nhiệm của cả bộ phận sản xuất và bộ phận bán hàng. Muốn
đánh giá độ hài lòng của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ bán hàng,
doanh nghiệp phải tổ chức khảo sát khách hàng trên mẫu đủ lớn để có kết quả thuyết
phục. Có thể đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng qua một số chỉ tiêu sau qua
bảng 3.14. Báo cáo này có thể giao cho bộ phận kinh doanh lập trên cơ sở khảo sát
khách hàng, nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, trên cơ sở đó, doanh
nghiệp có những biện pháp đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
Bảng 3.14: Báo cáo đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng
Chỉ tiêu Kích thƣớc mẫu Tỷ lệ %
Độ hài lòng của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm
Độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ bán hàng
Ngày...tháng...năm...
Ngƣời lập
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
171
Ở những doanh nghiệp SXTACN quy mô lớn và vừa, với việc triển khai hệ
thống ERP, một số báo cáo KTQT đã đƣợc thiết lập sẵn trên hệ thống, những bộ phận
đƣợc phân quyền truy cập báo cáo chỉ chiết suất báo cáo theo yêu cầu định sẵn trên
phần mềm là đã tiếp cận báo cáo. Những loại báo cáo chiết suất ngay trên hệ thống
thƣờng dành cho nhà quản trị cấp trung và cấp thấp. Những nhà quản trị cấp cao
thƣờng yêu cầu báo cáo có tính tổng hợp, đòi hỏi kế toán phải tổng hợp số liệu để lập,
cung cấp cho nhà quản trị.
3.3.2.4. Hoàn thiện tổ chức kiểm soát, lưu trữ và bảo mật thông tin kế toán quản trị
* Hoàn thiện tổ chức kiểm soát thông tin kế toán quản trị
Để đảm bảo chất lƣợng thông tin KTQT có giá trị phục vụ tốt các chức năng
của nhà quản trị và đáp ứng nhu cầu thông tin cho các chức năng quản trị, các doanh
nghiệp SXTACN khu vực đồng bằng sông Hồng cần thực hiện phân quyền cụ thể cho
từng cá nhân trong doanh nghiệp bằng văn bản cụ thể để xác định trách nhiệm trong
việc truy cập, chỉnh sửa dữ liệu trên phần mềm ERP và phần mềm kế toán. Điều này
giúp cho việc xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân đối với dữ liệu của
công ty. Các doanh nghiệp cần quy định rõ những ngƣời sử dụng thông tin phải kiểm
tra thông tin một cách đầy đủ sau khi nhận đƣợc thông tin. Doanh nghiệp cần ban hành
các quy chế nội bộ thật chặt chẽ nhằm đối chiếu giữa các bộ phận, các tài liệu liên
quan, nhằm phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các gian lận và sai sót.
Những doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa, có sử dụng ERP và kiến ghị sử
dụng ERP trong tƣơng lai cần xây dựng quy định cụ thể để phân quyền khai thác,
chỉnh sửa dữ liệu trên hệ thống ERP. Vì ERP đƣợc kết nối giữa các bộ phận trong toàn
doanh nghiệp nên càng quy định rõ chức năng khai thác dữ liệu của từng cá nhân,
tránh rò rỉ thông tin ra ngoài, đồng thời tránh tình trạng chức năng của ngƣời này trùng
với ngƣời khác.
Những doanh nghiệp quy mô nhỏ, chƣa ứng dụng ERP nhƣng đã sử dụng phần
mềm kế toán, cần quy định rõ chức năng truy cập phần mềm, kiểm soát thông tin
trƣớc, trong và sau cập nhật.
* Hoàn thiện tổ chức lƣu trữ và bảo mật thông tin kế toán quản trị
Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của nhà quản trị, các doanh nghiệp
SXTACN khu vực đồng bằng sông Hồng cần thực hiện lƣu trữ chứng từ, sổ sách, báo
172
cáo KTQT một cách khoa học, phù hợp, đảm bảo tính an toàn cho thông tin. Vì vậy,
cần lƣu trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo KTQT trên giấy và trên phần mềm máy tính.
Điều đó đảm bảo cho thông tin lƣu trữ đƣợc an toàn. Đồng thời, cần bố trí cán bộ trông
coi kho lƣu trữ chứng từ, sổ sách, tài liệu và quy định rõ chức năng nhiệm vụ, trách
nhiệm của cán bộ trông coi. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn,... doanh nghiệp có thể bị tin tặc tấn công làm rò rỉ
thông tin quan trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp SXTACN cần bố trí cử nhân sự IT đi
bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức thƣờng xuyên và chuyên sâu để có thể ứng phó với các
hành vi xâm nhập của hacker, tránh mất và phá hỏng thông tin của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp quy mô lớn và vừa, có sử dụng ERP và kiến ghị sử dụng
ERP, thông tin rất dễ rò rỉ vì nhiều ngƣời trong doanh nghiệp đƣợc giao quyền truy
cập thông tin KTQT và các thông tin khác của doanh nghiệp. Cần quy định rõ chức
năng bảo mật thông tin cho từng cá nhân, có User riêng. Cần quy định nếu phát hiện
thông tin thuộc phạm vi của cá nhân hoặc bộ phận nào bị rò rỉ ảnh hƣởng tiêu cực đến
doanh nghiệp, cần có biện pháp xử lý đích đáng nhằm ngăn chặn bán thông tin cho đối
thủ,... Những doanh nghiệp này cũng cần ứng dụng công nghệ Big Data, vì vậy cần
trang bị hệ thống an ninh mạng và an ninh máy tính hiện đại, tránh rò rỉ thông tin, gây
thiệt hại cho doanh nghiệp.
3.4. Điều kiện thực hiện
3.4.1. Về phía Nhà nƣớc
Cho đến nay ở nƣớc ta vẫn chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về KTQT, văn
bản hƣớng dẫn về KTQT mới chỉ có thông tƣ 53 ban hàn năm 2006. Tuy nhiên, những
nội dung cơ bản định hƣớng nhƣ hƣớng dẫn quy trình KTQT và việc tuyền truyền
KTQT trong các doanh nghiệp đều chƣa đƣợc thiện hiện làm cho KTQT chƣa thực sự
đƣợc vận dụng và tổ chức ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó có doanh nghiệp
nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực SXTACN. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần thực hiện
một số giải pháp sau để KTQT đƣợc tiến hành một cách bài bản trong các doanh
nghiệp:
- Nhà nƣớc cần có quy định cụ thể về phạm vi công việc KTTC và KTQT.
Cần ban hành văn bản pháp lý hƣớng dẫn nội dung, phƣơng pháp tổ chức thực
hiện KTQT tại các doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở pháp lý để áp dụng
173
KTQT và có định hƣớng cụ thể. Cần quy định trách nhiệm của Hiệp hội kế toán kiểm
toán Việt Nam trong việc hƣớng dẫn nội dung, phƣơng pháp tổ chức KTQT.
- Đổi mới đào tạo ở các trƣờng Đại học, cao đẳng về tổ chức KTQT theo hƣớng
hiện đại.
Cần đổi mới nội dung và phƣơng pháp đào tạo KTQT trong các trƣờng đào tạo
về kế toán. Cần trang bị cho ngƣời học kiến thức sâu về KTQT, tổ chức KTQT trong
giai đoạn công nghệ 4.0 và cạnh tranh khốc liệt. Việc đào tạo phải gắn với thực tiễn,
phát triển các kỹ năng mềm và khả năng vận dụng linh hoạt KTQT vì KTQT phải vận
dụng khác nhau trong những điều kiện cụ thể nhất định.
3.4.2. Về phía Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam
Hiệp hội TACN Việt Nam cần có nhiều hoạt động nhằm bảo đảm nguồn
nguyên liệu TACN cho các doanh nghiệp SXTACN giảm bớt sự phụ thuộc vào nƣớc
ngoài nhằm tạo ra sự ổn định hơn trong giá cả nguyên liệu TACN. Hiệp hội nên tổ
chức sàn giao dịch TACN theo hợp đồng tƣơng lai nhằm giúp doanh nghiệp SXTACN
chủ động hơn về giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giảm rủi ro biến động giá nguyên liệu
cho doanh nghiệp, tăng lợi nhuận.
Nâng cao chất lƣợng sản phẩm là yếu tố quyết định sự thành bại trong cạnh
tranh. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa chất lƣợng sản phẩm trong doanh nghiệp
SXTACN, hiệp hội TACN Việt Nam cần quản lý chặt chẽ hơn nữa chất lƣợng TACN
nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp SXTACN, đặc biệt chất cấm trong TACN là
vấn đề đang đƣợc đặt ra một cách cấp bách.
3.4.3. Về phía Hiệp hội kế toán kiểm toán Việt Nam
Khi có văn bản của Nhà nƣớc hƣớng dẫn cụ thể KTQT và quy định trách nhiệm
tuyên truyền KTQT của Hiệp hội kế toán kiểm toán Việt Nam thì nhiệm vụ quan trọng
của Hiệp hội là phải tiến hành phổ biến sâu rộng KTQT tới các doanh nghiệp. Cần quy
định nhiệm vụ học tập thông tƣ, nghị định mới ban hành về KTQT tới kế toán các
doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới chấp hành nghiêm chỉnh bố trí cán bộ đi học tập,
bổ sung kiến thức KTQT. Ngoài quy định bắt buộc của Nhà nƣớc về tổ chức bồi
dƣỡng cập nhât kiến thức KTQT, Hiệp hội kế toán kiểm toán cần chủ động mở các lớp
bồi dƣỡng, đào tạo chuyên sâu về KTQT nhằm nâng cao trình độ tổ chức thực hiện
KTQT tại các doanh nghiệp. Hiệp hội cần tuyên truyền đƣợc vai trò to lớn của tổ chức
174
KTQT tại các doanh nghiệp để các doanh nghiệp nhận thức sâu sắc đƣợc vấn đề và có
giải pháp tổ chức tốt KTQT.
3.4.4. Về phía các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khu vực Đồng bằng
sông Hồng
Đối với các doanh nghiệp SXTACN khu vực Đồng bằng sông Hồng muốn tổ
chức KTQT một cách hiệu quả, phát huy vai trò KTQT trong quản lý cần thực hiện
một số giải pháp sau:
- Nâng cao nhận thức về vai trò của KTQT đối với các nhà quản trị doanh
nghiệp SXTACN khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Cần nâng cao nhận thức của các nhà quản trị doanh nghiệp về KTQT và tổ chức
KTQT, đặc biệt nhà quản trị doanh nghiệp quy nhỏ và quy mô vừa. Các doanh nghiệp
cần xây dựng kế hoạch cụ thể để bồi dƣỡng kiến thức KTQT cho nhà quản lý, từ nhà
quản trị cấp cao đến cấp thấp trong doanh nghiệp SXTACN đều phải đi học tập, bồi
dƣỡng kiến thức KTQT do Hiệp hội kế toán kiểm toán tổ chức theo quy định của Nhà
nƣớc khi đã có văn bản cụ thể. Muốn có sự hƣởng ứng học tập nâng cao trình độ nhận
thức KTQT thì ngoài văn bản pháp luật bắt buộc nhà quản lý doanh nghiệp tham gia
bồi dƣỡng kiến thức, Hiệp hội kế toán kiểm toán Việt Nam cần có hình thức tuyên
truyền rộng rãi tới các doanh nghiệp để nhà quản trị tăng cƣờng tham gia học tập nâng
cao kiến thức KTQT.
- Hoàn thiện tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh trong các
doanh nghiệp SXTACN khu vực Đồng bằng sông Hồng
Muốn tổ chức KTQT một cách hiệu quả thì vấn đề tổ chức quản lý trong các
doanh nghiệp là cần có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh
nghiệp. Sự phân cấp quản lý trong các doanh nghiệp SXTACN cần đƣợc rõ ràng, nhà
quản trị ở mỗi cấp sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi đƣợc phân cấp quản lý.
Đồng thời, muốn áp dụng các phƣơng pháp KTQT hiện đại vào các doanh
nghiệp SXTACN khu vực Đồng bằng sông Hồng thì các doanh nghiệp đó cần tổ chức
sản xuất theo quy trình hiện đại, tự động hóa.
- Nâng cao trình độ thực hiện công tác KTQT của nhân viên kế toán trong
doanh nghiệp SXTACN khu vực Đồng bằng sông Hồng
175
Vấn đề đặt ra là cần nâng cao trình độ chuyên môn về KTQT cho các kế toán
viên doanh nghiệp SXTACN để họ thực hiện tốt cả KTTC và KTQT. Doanh nghiệp
SXTACN cần tổ chức cho nhân viên kế toán phải bắt buộc đi học tập, nâng cao trình
độ KTQT để đảm đƣơng nhiệm vụ KTQT bên cạnh chức năng KTTC. Bên cạnh đó,
cần bồi dƣỡng trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ kế toán và các bộ phận quản
lý trong doanh nghiệp để sử dụng tổ công nghệ hiện đại trong thời đại cách mạng 4.0.
Cần bố trí một số vị trí chuyên thực hiện nhiều công việc KTQT hơn nữa nhƣ bộ phận
kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp đảm đƣơng nhiều nội dung KTQT nhƣ lập dự
toán.
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ các doanh nghiệp SXTACN khu vực
Đồng bằng sông Hồng
Muốn thông tin KTQT đƣợc cung cấp một cách toàn diện, đầy đủ thì hệ thống
kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp cần đƣợc xây dựng một cách hoàn chỉnh. Các
doanh nghiệp SXTACN khu vực Đồng bằng sông Hồng cần thiết lập một hệ thống
kiểm soát nội bộ đủ mạnh để đảm bảo quản lý việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả,
tránh thất thoát. Đồng thời, hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh còn có vai trò to lớn
trong việc cung cấp thông tin KTQT một cách kịp thời cho nhà quản lý đƣa ra các
quyết định kinh doanh. Cần nâng cao nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp
SXTACN khu vực Đồng bằng sông Hồng và sự quan tâm của các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp về hệ thống kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, cần tiến hành thủ tục kiểm soát
trong các doanh nghiệp một cách chặt chẽ. Cùng với đó, các doanh nghiệp SXTACN
cần thiết thập hệ thống thông tin trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo truyền thông tin
một cách nhanh chóng, hiệu quả. Có thể thực hiện tốt điều này thông qua việc sử dụng
phần mềm tích hợp ERP.
- Trang bị công nghệ hiện đại trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp
SXTACN khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Với con số quá khiêm tốn trong việc sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp
ERP ở các doanh nghiệp SXTACN khu vực Đồng bằng sông Hồng thì các doanh
nghiệp cần thực hiện ngay là tổ chức triển khai phần mềm tích hợp ERP trong công tác
quản lý và công tác kế toán. Khi áp dụng phần mềm trong toàn bộ hoạt động quản lý
và công tác kế toán (KTTC và KTQT) thì hiệu quả công việc sẽ rất cao, các bộ phận
176
trong doanh nghiệp luôn đƣợc kết nối trực tuyến với nhau, thông tin đầu ra của bộ
phận này sẽ là thông tin đầu vào của bộ phận khác, thời gian thu nhận và xử lý thông
tin sẽ rút ngắn rất nhiều. Muốn thực hiện phần mềm một cách hiệu quả thì doanh
nghiệp SXTACN khu vực Đồng bằng sông Hồng nên chọn phần mềm ERP phù hợp
với đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm quản lý ở doanh nghiệp mình nhƣ quy
mô, đặc điểm tổ chức quy trình sản xuất, mô hình quản lý, bộ máy kế toán, trình độ
nhân viên quản lý và kế toán. Khi đã có phần mềm tích hợp thì vấn đề tiếp theo là cần
tổ chức đào tạo lại nhân viên quản lý và nhân viên kế toán trong việc quản lý và sử
dụng phần mềm.
177
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chƣơng 3, tác giả đã kết hợp cơ sở lý luận ở chƣơng 1 với phân tích,
đánh giá thực trạng tổ chức KTQT ở các doanh nghiệp SXTACN khu vực đồng bằng
sông Hồng trong chƣơng 2 để đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện tổ chức KTQT ở các
doanh nghiệp đó. Tác giả đã nêu định hƣớng phát triển của ngành thức ăn chăn nuôi
đến 2030. Đồng thời, tác giả nêu nguyên tắc và yêu cầu của việc hoàn thiện tổ chức
KTQT trong các doanh nghiệp SXTACN khu vực sông Hồng. Tác giả đề xuất các giải
pháp hoàn thiện tổ chức KTQT xuất phát từ nhu cầu thông tin KTQT của nhà quản trị
doanh nghiệp SXTACN và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ quản lý. Các
giải pháp của luận án có tầm nhìn đến 2030. Với mỗi quy mô doanh nghiệp SXTACN,
tác giả đề xuất giải pháp tƣơng ứng phù hợp cho quy mô đó.
178
KẾT LUẬN
Tổ chức KTQT có vai trò quan trọng trong quản trị điều hành doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp SXTACN khu vực đồng bằng sông Hồng đang đứng trƣớc cạnh
tranh khốc liệt với các doanh nghiệp ngoại. Vậy một trong những công cụ giúp các
doanh nghiệp tăng sức mạnh trong cạnh tranh là tổ chức KTQT. Tác giả đã nghiên cứu
luận án nhằm hoàn thiện tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp SXTACN khu vực
đồng bằng sông Hồng để các doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả
hơn, thực hiện tốt các mục tiêu của doanh nghiệp.
Luận án đã tập trung làm rõ đƣợc một số nội dung sau:
Hoàn thiện lý luận chung về tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất
trong điều kiện ứng dụng hệ thống ERP.
Tiếp cận nội dung tổ chức KTQT dƣới góc độ tiến trình xử lý thông tin KTQT
kết hợp với việc ứng dụng hệ thống phần mềm tích hợp ERP, gồm: tổ chức bộ máy
KTQT, tổ chức quy trình KTQT (thu nhận, xử lý hệ thống hóa thông tin, phân tích và
cung cấp thông tin, kiểm soát lƣu trữ và bảo mật thông tin KTQT) trong điều kiện ứng
dụng ERP.
Nghiên cứu nhu cầu thông tin KTQT của nhà quản trị và khả năng đáp ứng nhu
cầu thông tin KTQT của nhà quản trị các doanh nghiệp SXTACN khu vực đồng bằng
sông Hồng.
Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp SXTACN
khu vực đồng bằng sông Hồng theo các nội dung tổ chức KTQT.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp
SXTACN khu vực đồng bằng sông Hồng trên cơ sở nhu cầu thông tin và khả năng đáp
ứng nhu cầu thông tin KTQT của nhà quản trị các doanh nghiệp SXTACN khu vực
đồng bằng sông Hồng.
Do nhận thức về vấn đề nghiên cứu còn hạn chế nên luận án không tránh khỏi
những thiếu sót, nghiên cứu sinh rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các nhà
khoa học để luận án đƣợc hoàn thiện hơn.
Tác giả luận án
Nguyễn Thanh Huyền
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo cáo tài chính Công ty CP phát triển công nghệ nông thôn năm 2018
2. Báo cáo tài chính Công ty CP TACN Pháp Việt Năm 2018
3. Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty CP tập đoàn Dabaco 2018
4. Báo cáo thƣờng niên năm 2018 Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco
5. Chính phủ, Nghị định 39/2017/NĐ-CP Về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản
6. Nguyễn Cửu Đỉnh, ThS. Nguyễn Thị Bích Vân (2017), Phương pháp thẻ điểm
cân bằng trong quản trị doanh nghiệp, tạp chí Tài chính 09/07/2017
7. Phan Đức Dũng (2012), Kế toán quản trị, NXB Lao động xã hội
8. Trần Văn Dung (2002), Tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành trong
doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính
9. Trần Thị Dự (2012), Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị
chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, Luận án tiến sĩ, Đại học
Kinh tế quốc dân
10. Phạm Văn Dƣợc, (1997), Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận
dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc
gia Tp.Hồ Chí Minh
11. Nguyễn Hải Hà (2016), Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong
các doanh nghiệp may Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính
12. Hoàng Trung Hải (2008), QĐ 10.2008.QD-TTg. Về việc phê duyệt
Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020
13. Phan Thanh Hải (2015), Kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán trong các
tập đoàn kinh tế ở Mỹ, Pháp và Nhật Bản,
14. Hoàng Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Mạnh Toàn (2010), Kế toán chi phí
theo chuỗi giá trị- Cách tiếp cận mới cho mô hình sản xuất tinh gọn, Tạp chí khoa
học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng.
15. Hồ Thị Hạnh (2019), Công nghệ Big Data và xu hướng ứng dụng,
16. Nguyễn Thị Hằng (2016), Ứng dụng kế toán quản trị tại doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh ở Việt Nam, Tạp chí Công thƣơng
17. Phùng Thị Bích Hòa (2014), Vận dụng tổ chức công tác kế toán trong doanh
nghiệp, Tạp chí Tài chính
18. Trần Văn Hợi (2007), Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai thác than, Luận án tiến sĩ, Học
viện Tài chính
19. Http: Lifetek.com.vn, Hệ thống phần mềm doanh nghiêp ERP thường có
những gì, 2017, Http: Lifetek.com.vn
20. Xây dựng kế toán quản trị trong DN sản
xuất kinh doanh ở Việt Nam, 2009,
21. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Việt Nam
năm 2018 tăng 21,2%, 2019,
22. (2018), Quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp và phương
pháp lập kế hoạch dòng tiền
23. (2006), p dụng phương pháp tính chi phí
theo hoạt động (ABC) cho các DN nhỏ, www.webketoan.vn/
24. Nguyễn Phi Hùng, Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty chè ở Thái
Nguyên,
25. Trần Ngọc Hùng (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
26. Nguyễn Đăng Huy (2016), Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán quản trị chi
phí sản xuất tại các doanh nghiệp xây lắp, Tạp chí tài chính
27. Hoàng Thị Huyền (2018), Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán
quản trị nhằm tăng cường quản trị chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp thuộc Tổng
công ty Sông Đà, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính
28. Bùi Thị Thu Hƣơng (2011), Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ở các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính
29. Hoàng Thị Hƣơng (2016), Kế toán trách nhiệm và thực tiễn vận dụng vào
Việt Nam, Tạp chí Tài chính
30. Ngô Thị Thu Hƣơng, Phạm Hoài Nam (2016), Phát triển báo cáo kế toán
quản trị phân tích, tư vấn trong doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán
31. Quang Khải (2006), Một số mô hình phân bổ chi phí sản xuất chung
trong KTQT,
32. Quang Khải (2006), Hệ thống quản lý chi phí,
33. Quang Khải (2009), Hệ thống xác lập chi phí dựa trên hoạt động,
34. Nguyễn Thị Lãnh, Xây dựng và phân tích chi phí định mức,
35. Nguyễn Bích Liên (2012), Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ
36. Nguyễn Thị Phƣơng Loan, Quản trị chi phí, ĐH Mở TP.Hồ Chí Minh
37. Huỳnh Lợi (2008), KTQT trong DN sản xuất: từ kinh nghiệm thế giới
đến áp dụng vào Việt Nam.
38. Huỳnh Lợi (2008), Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở
Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
39. Phạm Quang Mẫn (2006), Tổ chức KTQT chi phí sản xuất kinh doanh
trong các DN sản xuất thức ăn gia s c, Đại học Kinh tế quốc dân
40. Phạm Thị Tuyết Minh (2015), Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp thuộc tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học
viện Tài chính
41. Vũ Thị Minh, Nguyễn Văn Huy(2016), Nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ
thống thông tin kế toán quản trị chi phí doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính
42. Trần Đức Nam (2006), Bàn thêm về phương pháp kế toán chi phí theo
hoạt động,
43. Lƣu Thị Hằng Nga (2004), Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp dầu khí Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân
44. Trần Thị Nhung (2016), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại
các doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài
chính.
45. Luật kế toán số 88/2015/QH13 do Quốc hộ ban hành ngày 20/11/2015 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017
46. Nguyễn Hữu Phú (2014), Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty
xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh
47. Nguyễn Thị Minh Phƣơng (2013), Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong
các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân
48. Nguyễn Thị Bích Phƣợng, (2016), Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi
phí trong doanh nghiệp khai thác than, áp dụng cho Công ty Cổ phần than Cao Sơn,
Đại học Mỏ địa chất.
49. Nguyễn Ngọc Quang (2004), kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại học Kinh
tế quốc dân
50. Phạm Quang (2002), Phương hướng xây dựng hệ thống kế toán quản trị và
tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế
quốc dân
51. Nguyễn Thanh Quý (2004), Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ quản
trị doanh nghiệp bưu chính viễn thông”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân
52. Phạm Rin (2006), Kế toán chi phí dựa trên hoạt động,
53. Nguyễn Hải Sản (2003), Quản trị học, Nhà xuất bản Thống kê
54. Đỗ Lƣơng Truờng (2008), Lịch sử tiến hóa của kế toán quản trị,
55. Đào Văn Tài, Võ Văn Nhị và Trần Anh Hoa (2003), kế toán quản trị áp
dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.
56. Đặng Văn Thanh và Đoàn Xuân Tiên (chủ biên) (1998), kế toán quản trị
doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
57. Đặng Văn Thanh (1997), Từ điển thuật ngữ kế toán, Nxb Thống kê, Hà Nội.
58. Đoàn Xuân Tiên (2009), Kế toán quản trị, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
59. Bùi Văn Trƣờng (2006), Kế toán quản trị, Trƣờng Đại học Kinh tế Tp. Hồ
Chí Minh, Nxb Lao động xã hội.
60. Tạp Tạp chí kế toán (2006), Các đặc điểm của một hệ thống KTQT tốt ,
61. Tạp Tạp chí kế toán, Làm sao áp dụng kế toán chi phí thực tế kết hợp
chi phí sản xuất chung cố định theo dự toán?,
62. Nguyễn Thị Minh Tâm (2010), Vài nét về công tác kế toán quản trị chi phí
và giá thành tại một số doanh nghiệp sản xuất ở Hà Nội, Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và kinh doanh
63. Vũ Thị Thanh Tâm (2017), Kế toán quản trị ở các doanh nghiệp chế biến gỗ
tỉnh Nam Định, Tạp chí Tài chính
64. TS. Đoàn Xuân Tiên (2001), Xây dựng mô hình tổ chức kế toán quản trị ở
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta, Đề
tài nghiên cứu khoa học, Học viện Tài chính.
65. TS. Đoàn Xuân Tiên (2003), Tổ chức thông tin kế toán quản trị tư vấn cho
các tình huống quyết định ngắn hạn trong các doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa
học, Học viện Tài chính.
66. Lê Đức Toàn (2002), Kế toán quản trị và phân tích chi phí sản xuất trong
ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính
67. Phạm Ngọc Toàn (2011), Xây dựng nội dung và tổ chức kế toán quản trị cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh
68. Nguyễn Đào Tùng (2012), Tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện
Tài chính
69. Trần Văn Tùng (2010), Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản
trị trong công ty niêm yết ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh
70. Hoàng Văn Tƣởng (2010), Tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường
quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam”, Luận án tiến
sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân
71. Nguyễn Thị Ngọc Thạch (2012), Tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá
thành trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học
viện Tài chính
72. Nguyễn Minh Thành (2017), Yếu tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị tại
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện, Tạp chí Tài chính
73. Trƣơng Bá Thanh, Kế toán chi phí theo phương pháp "Chi phí mục
tiêu", www.kh-sdh.udn.vn
74. Nguyễn Thị Thu (2003), Hệ thống kế toán và vấn đề kiểm soát quản lý
tại các tổ ch c kinh doanh,
75. Phạm Thị Thủy (2007), Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc
dân
76. Dƣơng Mai Hà Trâm (2004), Xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp dệt Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
77. Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - Viện Chính sách
và Chiến lƣợc Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (2016), Báo cáo thường niên ngành
thức ăn chăn nuôi năm 2016 và triển vọng 2017.
78. Nguyễn Xuân Trƣờng (2008), Kế toán trách nhiệm: V khí của công ty
lớn,
79. Phạm Thị Kim Vân (2002), Tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh
doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính
80. Hoàng Khánh Vân (2017), Nghiên cứu phương pháp kế toán quản trị chi phí
trong việc định giá sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân
81. Giang Thị Xuyến (2002), Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh
trong doanh nghiệp nhà nước, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính
Tiếng Anh
82. Abdel Kader and Luther (2006), Management Accounting Practices in UK
Food & Drink Industry, Research Executive Summary Series.
83. Abdulghani Leftesi (2008), The Diffusion of Management Accounting
Practices in Developing Countries: Evidence from Libya.
84. Al-Eqab, M., & Ismail, N. A. (2011), Contingency factors and accounting
information system design in Jordanian companies, IBIMA business Review, Article
ID 166128
85. Andrew B.Derman (1997), International Oil and Gas Joint Ventures, A
Discussion with Associated Form Agreement, United State of America.
86. Australian Accountant (1995), The French approach to ABC, Australian
Accountant, Apr.Vol.65.Iss.3, page 10 - 20.
87. Barfield, Raiborn & Kinney (1998), Cost Accounting: Traditions and
Innovations, South - Western College Publishing, Cincinnati.
88. Biswas, Md. Rouf and Akterujjaman, S. M. and Yasmin, Afrina (2014),
Management Accounting Practices in the Manufacturing Business Firms in
Bangladesh, BUFT Journal
89. Chenhall and Morris (1986) , The Impact Of Structure, Invirenment And
Interdependence On The Preceived Usefulness Of Manegement Accounting System,
The Accounting Review
90. Chenhall, R.H. & Langfield-Smith, K. (1998), The Relationship Between
Strategic Priorities, Management Techniques And Management Accounting: An
Empirical Investigation Using A Systems Approach, Accounting, Organisations and
Society
91. CIMA, AICPA (2017), Global Management Accounting Principles
92. Drury (2001), Management Accounting For Business Decisions, Thomson
Learning, United Kingdom.
93. Eugine Tafadzwa Maziriri, Miston Mapuranga (2017), The Impact of
Management Accounting Practices (Maps) on the Business Performance of Small and
Medium Enterprises within within the Gauteng Province of South Africa, Journal of
Accounting and Management
94. Garrison (1991), Managerial Accounting: Concepts for Planning, Control,
Decision Making, Irwin, Boston.
95. Godfrey, Hodgson & Holmes (1997), Accounting Theory, Jacaranda Wiley
Ltd., Australia.
96. Haldma và Laats (2002), Influencing Contingencies on Management
Accounting Practices in Estonian Manufacturing Companies
97. Hanson & Mowen (1997), Cost Management: Accounting and Control,
South - Western College Publishing, Cincinnati.
98. IASB (2004), International Financial Reporting Standards 2004.
99. Jackson, S. & Sawyers, R (2002), Managerial Accounting: A Focus on
Decision Making, Cincinnati, Ohio: South - Western/Thomson Learnin
100. Janet A. Hume-Schwarz, Eastern Oregon University (2007), Cost
Accounting: A Historical Perspective, Allied Academies International Conference,
Volume 12, Number 2, page 53-57.
101. Joe E. Dowd (2001), Effect of product mix and technology on responsibility
accounting, acccount proliferation and product unbundling in the Taxas utility
industry, Managerial Auditing Journal
102. Jonas Gerdin, (2005), Management accounting design in manufacturing
departments: An empirical investigation using a multiple contigencies approach
103. Kamilah Ahmad (2012), The use of management accounting practices in
Malaysian SMES
104. Kaplan, Robert S. and Norton, David P; "The Balanced Scorecard:
Measures That Drive Performance", Harvard Business Review, Jan/Feb 1992
105. Robert S Kaplan, Young, Atkinson (2004), Management Accounting,
Pretice Hall, New Jersey, 4th edition
106. Kidane, F (2012), Decision Making and the Role of Management
Accounting Function, Radix International Journal of Banking, Financeand Accounting
107. Michel Lucas, Maicolm Prowle Glynn Lowth, Management accounting
practices of UK – Small- Medium Size Enterprises.
108. Michele Pomberg, Hamid Pourjalali, Shirley Daniel (2012), Management
Accounting Information System: a case of developing country: Vietnam, Asia-Pacific
Journal of Accounting and Economics.
109. Omar A.A.Jawabreh (2012), The impact of Accounting System in Planning,
Controling anh Decision making Processes in Jodhpur Hotels, Asian Journal of
Finance and Accounting.
110. Samwel Ndaita Bangara (2017), Contextual Factors Influencing
Management Accounting Practices Adopted by Large Manufacturing Companies in
Kenya.
111. Soobaroyen & Poorundersing (2008), The Effectiveness Of Management
Accounting System – Evidence from Functional Managers in a Devoloping Country,
Managerial Auditing Journal
112. Williams, J. J. and A. E. Seaman (2001), Predicting change in management
accounting systems: National culture and industry effects.
113. Zahirul Hoque (2000), Lingking Balance Scorecard Measures to Size and
Market Factor: Impact on Organization Performance, Journal Management
Accounting Reseach