Luận án Vấn đề lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước - Lý luận và thực tiễn

Hoàn thiện các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động: Việt Nam không cam kết cụ thể về việc xây dựng, điều chỉnh các thiết chế tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên, khi xuất hiện các tổ chức của người lao động thì cần có những thiết chế mới để đáp ứng yêu cầu quản lý và giải quyết tranh chấp lao động, nhất là đình công ở cấp liên doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt là thiết chế hòa giải, trọng tài. Về hòa giải, hiện nay hòa giải viên lao động thực chất là các cá nhân rời rạc và thiếu chuyên nghiệp (không có cơ quan hòa giải và không có cơ quan quản lý tranh chấp lao động và không thực sự có cơ quan quản lý đội ngũ hòa giải viên lao động). Do vậy, để đáp ứng tình hình mới, thiết chế này cần điều chỉnh theo hướng tinh gọn và chuyên nghiệp và được tổ chức trong một cơ quan thống nhất ở cấp địa phương và cấp trung ương.

pdf202 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước - Lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Bổ sung quy định "doanh nghiệp phải duy trì các điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong suốt quá trình hoạt động" (khoản 2 Điều 8); điều kiện vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (không thấp hơn 05 tỷ đồng; có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư); Bổ sung quy định "Thời hạn Giấy phép là 05 năm; được gia hạn Giấy phép nhiều lần, mỗi lần 05 năm" (khoản 2 Điều 11); Sửa đổi các quy định về điều kiện hoạt động của doanh nghiệp: nhân viên nghiệp vụ, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp; bỏ quy định về việc doanh nghiệp phải có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp/cấp đổi/cấp lại/thu hồi giấy phép: Bổ sung quy định về gia hạn giấy phép, theo đó doanh nghiệp dịch vụ được gia hạn giấy phép nếu đáp ứng các điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Điều 13); bổ sung quy định về điều chỉnh thông tin trên giấy phép khi thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 14). - Thứ ba, nhóm nội dung về tuyển chọn, đào tạo lao động và chuẩn hóa nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài. 184 Bổ sung quy định về chuẩn bị nguồn lao động (Điều 19, Điều 20); Bổ sung các chính sách của Nhà nước như: chính sách hỗ trợ đối với người lao động là đối tượng chính sách xã hội để học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở những nước phát triển và có mức thu nhập cao trong một số ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật mà trong nước có nhu cầu, phát triển nguồn nhân lực căn cứ theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và nước tiếp nhận người lao động" (Điều 66). Bổ sung quy định "Nhà nước có chính sách đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện về trang bị, thiết bị, chương trình, giáo trình và đội ngũ giáo viên nhằm chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đào tạo người lao động đi làm việc ở nước ngoài đáp ứng các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ của bên nước ngoài tiếp nhận người lao động" (Điều 66). Sửa đổi khái niệm về tiền dịch vụ "là khoản tiền doanh nghiệp được nhận từ người lao động và bên nước ngoài tiếp nhận lao động theo thỏa thuận để thực hiện dịch vụ động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng", bổ sung một số quy định liên quan đến tiền dịch vụ nhằm giảm thiếu tối đa chi phí đối với người lao động như "Trường hợp bên nước ngoài đã trả tiền dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ thì doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu của người lao động số tiền dịch vụ bằng với mức trần tiền dịch vụ trừ đi số tiền dịch vụ đã nhận của bên nước ngoài tiếp nhận lao động" (Điều 25). Bổ sung khái niệm về hợp đồng môi giới "là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức, cá nhân trung gian về việc giới thiệu bên nước ngoài tiếp nhận lao động để giao kết hợp đồng cung ứng lao động" (khoản 1 Điều 24); không sử dụng khái niệm "tiền môi giới" mà thay bằng "thù lao theo hợp đồng môi giới" (là khái niệm được sử dụng trong Luật thương mại năm 2005); bỏ quy định của Luật số 72 về việc người lao động có trách nhiệm hoàn trả một phần tiền môi giới cho doanh nghiệp dịch vụ. 185 - Thứ tư, nhóm nội dung liên quan đến các quy định về hình thức tổ chức và mở rộng phạm vi hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước Bổ sung quy định Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước là quỹ tài chính ngoài ngân sách; được quản lý bởi Hội đồng quản lý và Ban Điều hành quỹ (Điều 68); bỏ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho Quỹ. Bổ sung quy định về các nội dung được chi từ Quỹ. Theo đó 8 nội dung hoạt động được chi từ Quỹ chủ yếu cho hoạt động mang tính chất thúc đẩy phát triển thị trường có chất lượng, phòng ngừa rủi ro khi đi làm việc ở nước ngoài, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật và nâng cao nhận thức trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Thứ năm, nhóm nội dung liên quan đến quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Bổ sung nghĩa vụ của người lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về phải "thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú chậm nhất 30 ngày kể từ ngày về nước để kịp thời cập nhật thông tin và được hỗ trợ tìm kiếm việc làm" (khoản 8 Điều 47); Bổ sung quyền/nghĩa vụ của người lao động đi làm việc theo hợp đồng với đơn vị sự nghiệp "thỏa thuận với đơn vị sự nghiệp về hình thức đảm bảo thực hiện hợp đồng theo quy định của Luật này" (khoản 3 Điều 50); mở rộng phạm vi bảo lãnh đối với người lao động, theo đó "Trường hợp người lao động bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền do có hành vi vi phạm quy định tại Luật này mà cố tình trốn tránh không chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn pháp luật quy định thì người bảo lãnh có trách nhiệm nộp tiền phạt cho người lao động, nếu hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh" (khoản 4 Điều 57)91. Ngoài 5 nội dung cơ bản trên, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (sửa đổi) cần cụ thể hóa quy định: 91 Châu Giang, “Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Sửa đổi 6 nhóm nội dung cơ bản”, nguồn: dong-sua-doi-6-nhom-noi-dung-co-ban-20200521151608285.htm. Truy cập ngày 16/7/2020. 186 - Đối với các hình thức đi làm việc ở nước ngoài, mở rộng đối tượng, hình thức đi làm việc ở nước ngoài cho phù hợp với các cam kết quốc tế và xu thế hội nhập quốc tế trong thời gian tới. - Bổ sung quy định một số trường hợp cấm đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như những người đang chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật; bổ sung các quy định nhằm xác định rõ vai trò, chức năng của tổ chức đại diện người sử dụng lao động, đại diện người lao động trong việc tham gia quá trình xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. - Cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, đồng thời tạo thế chủ động trong từng công đoạt, từ khâu mở thị trường cho đến đưa lao động ra nước ngoài làm việc, sử dụng nguồn lao động này khi họ kết thúc hợp đồng và trở về quê hương. Sửa đổi, bổ sung các điều luật quy định về chính sách của Nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài để đảm bảo tính khả thi trong thực tế như chính sách khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài; chính sách hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao; chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động. - Bên cạnh việc thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để đi làm việc ở nước ngoài cần bổ sung các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường, đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực trình độ cao để đi làm việc ở nước ngoài. (ii). Sửa đổi pháp luật khác có liên quan đến lao động Để thực hiện các cam kết về lao động trong hiệp định thương mại, đặc biệt là về quyền tự do hiệp hội, Việt Nam cần tiến hành sửa đổi pháp luật lao động và công đoàn với phương án cho phép người lao động được thành lập tổ chức của người lao động ở tại doanh nghiệp với mục đích đối thoại, thương lượng tập thể để bảo vệ quyền 187 lợi của mình trong quan hệ lao động. Quá trình thực hiện các điều khoản lao động trong FTA cho đến nay mới chỉ tập trung vào giải quyết các trường hợp cụ thể khi không tôn trọng quyền lao động, mà chưa xác định các mục tiêu phát triển về lao động với những cam kết cụ thể phù hợp với từng quốc gia cho từng giai đoạn phát triển. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần thiết xây dựng mục tiêu và kế hoạch phát triển về lao động bao gồm cả cải cách pháp luật và thực tế áp dụng, gắn với các khuyến khích về kinh tế hơn là áp dụng biện pháp trừng phạt. Đồng thời, cần tăng cường tham vấn rộng rãi với các đối tác xã hội và xã hội dân sự trong quá trình đàm phán và thực hiện điều khoản lao động, cũng như trong việc thiết kế các hoạt động hợp tác và giám sát thực thi hiệp định. Trên tinh thần tiêu chuẩn lao động là như nhau đối với mọi người lao động, tiêu chuẩn lao động cần được thúc đẩy như nhau trong các hiệp định thương mại tự do nếu tiến trình này cho thấy hiệu quả tích cực để tránh tình trạng một nước ký kết các hiệp định khác nhau với các nước khác nhau sẽ thực hiện khác nhau về các điều khoản lao động. Tiến hành hiện đại hóa việc thanh tra lao động, đồng thời khuyến khích đối thoại xã hội xung quanh đề xuất cải cách tiến trình pháp luật trong lao động. Ví dụ về kinh nghiệm hợp tác về lao động từ Hiệp định Canada - Chile (ALC), trong các điều khoản thương mại có liên quan tới lao động. Đồng thời, cơ chế điều phối chia sẻ thông tin của việc thực hiện điều khoản lao động trong các hiệp định khác nhau là hết sức cần thiết. Việc hướng dẫn áp dụng và thực hiện điều khoản lao động trong các hiệp định thương mại tự do cần có sự tham gia của ILO để tránh các cách diễn giải và giải thích khác nhau các tiêu chuẩn lao động cơ bản của ILO. Ngoài ra, cần hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý tiêu chuẩn lao động theo chuẩn quốc tế và phải thích nghi với những tiêu chuẩn của thị trường đối tác. Các hệ thống tiêu chuẩn như ISO 9001:2000, Bộ tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OSHAS 18.000, SA 8.000 có thể được các doanh nghiệp áp dụng cùng lúc. Bởi lẽ, các hệ thống quản lý này không bắt buộc nhưng lại là công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp kiểm soát, cập nhật, chấp hành đầy đủ các tiêu chuẩn lao động. 188 Ngoài ra, cần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (có hiệu lực năm 2016) về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là "người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng" với mức đóng hàng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài (nếu trước đó đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội) và bằng 22% của 2 lần mức lương cơ sở đối với người chưa tham gia bảo hiểm. Đây là mức phí rất lớn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đa phần đối tượng lao động ở nước ngoài đều chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở trong nước, còn nếu là đối tượng đã tham gia thì người lao động chỉ phải đóng 8% mức lương (còn lại do người sử dụng lao động đóng). Nhưng Luật Bảo hiểm xã hội chưa quy định cụ thể về việc người lao động sau khi về nước sẽ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội như thế nào vì thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ so với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Vì vậy, (1) Cần giảm mức đóng hoặc quy định không bắt buộc đối với đối tượng là "người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng"; (2) Nếu quy định bắt buộc người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội thì cần quy định rõ hơn quyền lợi mà người lao động được hưởng sau khi về nước. Như vậy, cùng với việc sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, thì Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng cần được bổ sung để đảm bảo quyền của lao động Việt Nam trở về nước sau khi kết thúc hợp đồng làm việc ở nước ngoài. (iii) Cụ thể hóa và đồng bộ với các quy định với Luật gia nhập điều ước quốc tế và Luật Thỏa thuận quốc tế 4.2.1.2. Nâng cao trình độ chuyên môn cho các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động của lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài a. Đối với cơ quan quản lý lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Ở phân trên đã phân tích, công tác quản lý lao động ngoài nước còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do vậy, cần nâng cao năng lực, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan lao động địa phương 189 trong việc quản lý hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn, từ khâu tư vấn tuyển chọn lao động đến việc phố hợp quản lý khi lao động ở nước ngoài và sử dụng lao động khi họ trở về nước. Bổ sung quy định nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, nhất là tùy viên lao động trong việc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài. Quy định cụ thể điều kiện về quy mô lao động ở từng thị trường khi xem xét thành lập ban quản lý lao động trong cơ quan đại diện ngoại giao. Cần quy định chi tiết và cụ thể hơn về việc quản lý lao động ở nước ngoài sao cho vừa phù hợp với quy định của nước tiếp nhận, vừa đảm bảo quản lý và hỗ trợ được người lao động kịp thời, đặc biệt là trong thời gian đầu khi người lao động mới nhập cảnh và làm quen với công việc. Đặc biệt cần đổi mới cơ chế quản lý lao động ngoài nước cho phù hợp với thực tế biến động trên thế giới, cần có cách quản lý mới phù hợp với từng thị trường lao động ngoài nước trên cơ sở từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, đồng thời xây dựng các giải pháp với chế tài hiệu quả nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp phái cử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, doanh nghiệp, đồng thời duy trì và phát triển thị trường lao động. Công tác quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam tại nước ngoài trước hết là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó việc nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo dựng hành lang, khuôn khổ pháp lý cho công tác, phối hợp của các Bộ, Ban, ngành hữu quan, cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp phái cử và của người lao động cần được ưu tiên hàng đầu. b. Đối với doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Cần bổ sung quy định về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ đối với người lãnh đạo điều hành hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, những loại bằng cấp, giấy tờ để khẳng định người lãnh đạo điều hành đủ điều kiện theo quy định. Người lãnh đạo điều hành hoạt động này phải là người đại diện theo pháp luật 190 Ngoài quy định về bộ máy, chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, Luật cũng cần xem xét bổ sung quy định cho phép doanh nghiệp được kết nối với các tổ chức, cá nhân ở các địa phương để tuyên truyền, tư vấn chuẩn bị nguồn lao động cung cấp cho doanh nghiệp. Các tổ chức, cá nhân này phải đăng ký hoạt động với cơ quan lao động địa phương và chịu sự quản lý, kiểm soát của cơ quan này. Có thể quy định mỗi doanh nghiệp chỉ được phép hợp tác với một số lượng nhất định các tổ chức, cá nhân tại mỗi địa phương để đảm bảo doanh nghiệp có mạng lưới cung cấp lao động phù hợp. Đồng thời Luật cũng cần quy định về điều kiện và tiêu chuẩn của cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động này. Làm như vậy sẽ giúp cho việc quản lý hoạt động trên địa bàn được chặt chẽ hơn, người lao đông thuận lợi hơn trong việc tìm hiểu và đăng ký tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài. Luật cần bổ sung các quy định và chế tài nghiêm khắc để xử lý các hành vi vi phạm quy định về tài chính của doanh nghiệp, kể cả hành vi không hoàn trả kịp thời và đầy đủ cho ngân hàng khoản tiền người lao động đã vay và chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp nhưng sau đó người lao động không xuất cảnh. c. Đối với lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài - Cần nâng cao chất lượng người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Luật phải có quy định rất cụ thể về các điều kiện mà người lao động Việt Nam đáp ứng được mới được đi làm việc ở nước ngoài. Do vậy, định hướng về việc sửa đổi luật thời gian tới cần chú ý đến công tác đào tạo nghề và bồi dưỡng kiến thức. Theo đó, sẽ sửa đổi, bổ sung những quy định về dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho phù hợp, nhằm khai thác có hiệu quả hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã được đầu tư trong thời gian qua, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật của các thị trường tiếp nhận. Song song đó là sửa đổi, bổ sung quy định bắt buộc về trình độ ngoại ngữ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Cần thiết kế các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, các kỹ năng cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với người lao động là đối tượng chính sách xã hội để học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến 191 thức cần thiết; có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở những nước phát triển và có mức thu nhập cao trong một số ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật mà trong nước đang có nhu cầu đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. - Có chính sách khuyến khích, miễn giảm học phí cho người lao động có đủ điều kiện có nhu cầu học tập để đi làm việc ở nước ngoài theo hướng tập trung đào tạo những nội dung chủ yếu cho đối tác nước ngoài vì thực tế, số người lao động muốn được đi làm việc ở nước ngoài rất đông, nhất là những thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan, Macao, Israel, UAE,... nhưng họ gặp phải những khó khăn, rào cản sau: (1) Vốn (chi phí đào tạo, chi phí trước khi xuất cảnh, ký quỹ); (2) Trình độ văn hóa, trình độ tay nghề; (3) Năng lực học và tiếp thu ngoại ngữ; (4) Năng lực làm việc độc lập và khả năng xử lý tình huống. Ngoài ra, Việt Nam cần phối hợp với người sử dụng lao động của nước tiếp nhận để đào tạo lao động có tay nghề cao đáp ứng đáp yêu cầu của người sử dụng. Điển hình, Dự án nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam (VSUP) do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Công đoàn Thủy thủ toàn Nhật Bản cùng phối hợp thực hiện từ năm 1998 chuyên đào tạo cho sỹ quan, thuyền viên Việt Nam về Tiếng Anh giao tiếp, Tiếng Anh chuyên ngành Hàng hải và các khóa nghiệp vụ ngắn hạn về boong và máy. Đến nay, Dự án đã tổ chức được 49 khóa học tiếng Anh dài hạn, hàng trăm khóa học nghiệp vụ với gần 2.500 học viên tham gia. Rất nhiều học viên của Dự án sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng vào làm việc trên các đội tàu nước ngoài và đội tàu Nhật Bản hoặc giữ những vị trí quan trọng trên đội tàu Việt Nam. Họ đã trở thành những sỹ quan, thuyền viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, được đánh giá cao về trình độ tiếng Anh, kỷ luật làm việc, tác phong công nghiệp đáp ứng được yêu cầu của các chủ tàu trong nước và quốc tế92. Loại hình hợp 92 Chu Diệu Linh, “Tập trung nâng cao chất lượng thuyền viên”, nguồn: https://laodong.vn/cd-hang-hai/tap- trung-nang-cao-chat-luong-thuyen-vien-757886.ldo. Truy cập ngày 15/07/2020 192 tác đào tạo này cần được nhân rộng ra lĩnh vực lao động khác để nâng cao chất lượng lao động Việt Nam. - Cần có chế tài xử phạt nghiêm và có tính khả thi đối với các lao động bỏ trốn hủy hợp đồng, kể cả các đối tượng hỗ trợ người lao động bỏ trốn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh người lao động Việt Nam, gây bất ổn thị trường lao động, làm tổn thất kinh tế của các bên như chủ sử dụng và doanh nghiệp cung ứng, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến sự thu hẹp thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam của các chủ sử dụng tại nước ngoài. Cho đến nay, các quy định xử phạt liên quan không có tính khả thi, khiến người lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc ngày càng nhiều, bao gồm Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013; Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định”. Ngoài ra, người lao động có hành vi vi phạm bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: buộc về nước và cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm. Tuy nhiên, theo NCS, mức phạt tiền theo các nghị định trên là quá nhẹ, không đủ mức dăn đe. Thêm vào đó, các quốc gia tiếp nhận lao động đang ở giai đoạn thiếu hụt lao động trầm trọng trong tất cả các ngành nghề, vì vậy buộc họ phải sử dụng lao động bất hợp pháp. Hiện tại, số lượng người Việt Nam cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài rất cao. Với tình hình lao động cư trú bất hợp pháp dễ dàng tìm được việc nên sau khi hết hạn hợp đồng không muốn về Việt Nam hoặc muốn ở lại nước sở tại kiếm thêm tiền, sẽ bỏ trốn để tiếp tục ở lại làm việc. 193 Hậu quả của việc người lao động bỏ trốn là hoạt động sản xuất bị gián đoạn, chủ lao động bị khách hàng phạt chậm tiến độ giao hàng, xuất xưởng và phải bỏ thêm thời gian, chi phí để tuyển lao động mới thay thế nên lập tức quay sang phạt doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam vi phạm hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng hình thức phạt tiền và cắt chỉ tiêu tiếp nhận lao động. Bản thân người lao động sau khi bỏ trốn ra ngoài theo lời dụ dỗ của các đối tượng môi giới bất hợp pháp một thời gian, đều chịu cảnh sống và làm việc chui lủi, không có giấy phép lao động, không có hộ chiếu, không có thẻ cư trú, bị bóc lột sức lao động và lạm dụng tình dục, bị cảnh sát địa phương bắt và giam giữ, phạt tù rồi cuối cùng là bị dẫn độ, trục xuất về nước. Để giải quyết vấn đề này cần: (i). Nâng cao số tiền phạt vi phạm hành chính; (ii). Cần có sự phối hợp từ cả hai nước Việt Nam và quốc gia tiếp nhận lao động: Phía quốc gia tiếp nhận lao động quyết liệt trong việc truy tìm và xử phạt nặng các công ty, các đối tượng sử dụng lao động bất hợp pháp. Phía Việt Nam tạo môi trường điều kiện để lao động sau khi về nước có việc làm ổn định; (iii). Cần có sự thống nhất về thủ tục xử lý người lao động bỏ trốn tại các thị trường từ các cơ quan liên quan đến tòa án, để doanh nghiệp có thể khỏi kiện đối với người lao động. - Để trợ giúp người lao động trở về nước sau khi kết thúc hợp đồng và tận dụng, phát huy hiệu quả nguồn lực này, cần: (1) Thường xuyên thăm hỏi, trao đổi thông tin với người lao động đã mãn hạn hợp đồng về nước để nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh hiện tại của lao động; (2) Tái ký hợp đồng với những lao động có nhu cầu tiếp tục đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; (3) Có sự tham gia của Sở Lao động, Thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố để giới thiệu lao động với các đối tác có nhu cầu tuyển dụng trên địa bàn; (4) Ký kết hợp đồng liên kết, giới thiệu lao động về nước với những tổ chức, trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp sản xuất trong nước; (5) Giới thiệu nguồn lao động này cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; (6) Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cụ thể để có thể tận dụng tốt những kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ của lao động trở về thay vì chỉ quy định chung chung như pháp luật hiện hành. 194 4.2.1.3. Hoàn thiện các cơ chế trong hệ thống pháp luật lao động để đáp ứng những cam kết về lao động trong hiệp định hợp tác lao động và FTA thế hệ mới Như phần trên đã phân tích, hiện nay Việt Nam đã ký kết khoảng 22 hiệp định hợp tác lao động và Việt Nam đã tham gia khá nhiều FTA và mới đây nhất Việt Nam đã ký kết và tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA). Đây là hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, theo đó các cam kết về lao động và quan hệ lao động là nội dung quan trọng. Cả 2 hiệp định đều dẫn chiếu và yêu cầu các nước thành viên thực hiện Tuyên bố năm 1998 của ILO. Tuy nhiên, ở mỗi Hiệp định mức độ ràng buộc đối với cam kết lại khác nhau. Đối với CPTPP yêu cầu về lao động là những điều kiện ràng buộc chặt chẽ, trong khi đối với EVFTA tính chất của cam kết mức độ ràng buộc ít hơn và mang tính khuyến khích nhiều hơn. Để thực hiện các cam kết trong điều ước quốc tế trên, pháp luật Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung các cơ chế, thiết chế của hệ thống pháp luật lao động nhằm thực hiện tốt các cam kết quy định trong hai hiệp định trên. Cụ thể: - Tăng cường năng lực cơ quan thanh tra lao động; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các vi phạm và xử lý mạnh tay hơn đối với các vi phạm hành chính về lao động. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.000 thanh tra viên lao động, được đào tạo để đảm bảo thực thi các quy định pháp luật mới, trong đó nhất là các thủ tục thanh tra nội bộ, thủ tục khiếu nại và công khai kết quả thanh tra. Để nâng cao hiệu quả thanh tra, cơ quan thanh tra lao động cần đổi mới cách tiếp nhận thông tin và tăng cường mối liên hệ với các tổ chức của người lao động nhằm sớm phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là vi phạm về quyền lao động93. 93 Mức độ phù hợp của thiết chế, cơ chế quan hệ lao động so với những cam kết quốc tế của Việt Nam, Nguồn: https://quanhelaodong.gov.vn/muc-do-phu-hop-cua-thiet-che-co-che-quan-he-lao-dong-so-voi-nhung-cam-ket- quoc-te-cua-viet-nam/, truy cập ngày 15/12/2019. 195 - Thành lập cơ quan đầu mối liên lạc đặt tại Bộ LĐ-TB&XH để đảm bảo thực thi cam kết trong CPTPP về lao động: Theo cam kết, Việt Nam cần thành lập tại Bộ LĐ- TB&XH một cơ quan Đầu mối liên lạc và đảm bảo bố trí nhân sự và ban hành, phổ biến các thủ tục hành chính về việc tiếp nhận, xử lý đơn thư của công chúng. Cơ quan này sẽ tiếp nhận và xử lý đơn thư của cá nhân và tổ chức đến từ tất cả các nước trong Hiệp định liên quan đến việc thực thi những cam kết về lao động. - Hoàn thiện các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động: Việt Nam không cam kết cụ thể về việc xây dựng, điều chỉnh các thiết chế tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên, khi xuất hiện các tổ chức của người lao động thì cần có những thiết chế mới để đáp ứng yêu cầu quản lý và giải quyết tranh chấp lao động, nhất là đình công ở cấp liên doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt là thiết chế hòa giải, trọng tài. Về hòa giải, hiện nay hòa giải viên lao động thực chất là các cá nhân rời rạc và thiếu chuyên nghiệp (không có cơ quan hòa giải và không có cơ quan quản lý tranh chấp lao động và không thực sự có cơ quan quản lý đội ngũ hòa giải viên lao động). Do vậy, để đáp ứng tình hình mới, thiết chế này cần điều chỉnh theo hướng tinh gọn và chuyên nghiệp và được tổ chức trong một cơ quan thống nhất ở cấp địa phương và cấp trung ương. Về trọng tài, Hội đồng trọng tài lao động đã tồn tại nhiều thập kỷ và qua nhiều lần sửa đổi Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, thiết chế này chưa từng hoạt động và cần phải điều chỉnh theo hướng: chuyển từ thiết chế hội đồng ba bên sang cơ quan trọng tài độc lập. Để đảm bảo tính thống nhất, chuyên nghiệp và khả thi thì nên ghép chức năng trọng tài và chức năng hòa giải trong cùng một cơ quan. Về vai trò của tòa án nhân dân, về cơ bản vai trò của tòa án nhân dân không thay đổi trong việc thực thi các cam kết. Tuy nhiên, thủ tục cụ thể trong việc giải quyết các tranh chấp cần phải thay đổi theo hướng dễ tiếp cận tòa án hơn. Như vậy, việc thực hiện các cam kết trên hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường và chủ trương hội nhập quốc tế của Việt Nam. Nếu không có các 196 cam kết thì Việt Nam vẫn phải xây dựng, điều chỉnh thiết chế, cơ chế quan hệ lao động nhằm phát huy nội lực và hội nhập quốc tế hiệu quả. 4.2.2. Giải pháp lâu dài Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng và nâng cao nhận thức cho người lao động Vấn đề nâng cao nhận thức của các chủ thể trong quan hệ lao động nói chung và quan hệ lao động của lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nói riêng không thể tiến hành “một sớm, một chiều” mà muốn nâng cao nhận thức của các chủ thể đó phải tiến hành thường xuyên, liên tục và lâu dài. Đối với giải pháp này, cần thực hiện tốt các nội dung gồm: Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương hội nhập quốc tế về lĩnh vực lao động- xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng cổng thông tin điện tử hội nhập quốc tế về lao động- xã hội. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế về lao động- xã hội trong các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương và các doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về nhu cầu, nội dung, cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế, trong việc thực hiện các cam kết quốc tế, tạo đồng thuận và tăng cường trách nhiệm, có hành động thống nhất thực hiện các hoạt động và hợp tác quốc tế. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của xã hội nói chung và người lao động nói riêng về quyền và trách nhiệm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, của các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt là nhận thức của người lao động về sự cần thiết trong việc tự học tập nâng cao tay nghề và ngoại ngữ, tự tìm hiểu và trang bị kiến thức về phong tục tập quán, về các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của nước tiếp nhận lao động; giúp nhân dân, người lao động hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật về thủ tục, trình tự và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 197 Cần kết hợp với Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam đẩy mạnh thực hiện chiến dịch truyền thông nâng cao kỹ năng tự bảo vệ khi đi làm việc ở nước ngoài, trang bị cho người lao động những thông tin liên quan đến việc hợp pháp, kiểm tra thông tin về doanh nghiệp tuyển dụng để tránh trường hợp những doanh nghiệp giả mạo hoặc không đủ tiêu chuẩn tuyển dụng và đưa người lao động đi bất hợp pháp, cung cấp các số điện thoại của tổ chức hỗ trợ lao động ở trong nước và nước ngoài cho người lao động. Kết luận Chương 4 Nếu ví hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là một con thuyền thì công tác quản lý lao động sẽ là mái chèo giúp cho con thuyền cập bến an toàn. Để thực hiện tốt hoạt động này nhất thiết người lái thuyền (Đảng và Nhà nước) phải có tầm nhìn chiến lược để đưa con thuyền vượt qua sóng gió khó khăn. Tầm nhìn đó chính là phương hướng, là đường đi. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo đúng theo định hướng, chủ trương, chính sách pháp luật mà Đảng, Nhà nước đã đề ra. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng về người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài và chỉ ra những vướng mắc, tồn tại để thấy rõ việc cần thiết phải có các giải pháp hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện vấn đề con người và các thiết chế điều chỉnh mọi vấn đề liên quan người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài nói chung và người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các Hiệp định hợp tác lao động nói riêng. Việc hoàn thiện pháp luật về người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và các nước phải đảm bảo phù hợp và gắn liền với quá trình cải cách pháp luật và tư pháp cũng như phù hợp với lộ trình hội nhập, phù hợp với các cam kết của Việt Nam về lao động và phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế. 198 KẾT LUẬN 1. Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống quy định pháp luật tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh vấn đề người lao động việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tạo được hành lang pháp lý cơ bản vững chắc điều chỉnh hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 2. Nhà nước ban hành pháp luật với mục đích lớn nhất là điều chỉnh các lĩnh vực trong xã hội. Các lĩnh vực đó luôn vận động, thay đổi và theo đó pháp luật cũng cần phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Với xu thế đó, pháp luật điều chỉnh hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài luôn được sửa đổi, bổ sung và ngày càng được hoàn thiện. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, pháp luật điều chỉnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định cần được kịp thời khắc phục. Cần có những giải pháp đồng bộ để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong tình hình mới. 3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có mối liên hệ mật thiết với nhau gồm: Hoàn thiện các cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành cho các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài; hoàn thiện các cơ chế, thiết chế trong hệ thống pháp luật lao động để đáp ứng xu thế hội nhập; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong các giải pháp đó, hoàn thiện các cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là giải pháp có tính nền tảng cho việc hoàn thiện các giải pháp khác. Các giải pháp đề ra là yêu cầu mang tính toàn diện, nên khi triển khai thực hiện chúng ta cần tiến hành đồng bộ các giải pháp mới đem lại kết quả tích cực, nâng cao hiệu quả người lao 199 động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế./ TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật 1. Bộ luật Dân sự năm 2015; 2. Bộ luật Lao động năm 2012, 2019; 3. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; 4. Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 08/5/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; 5. Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên của gia đình họ, 1990; 6. Công ước lao động Hàng hải, 2006; 7. Các công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), 1994; 8. Công ước số 29 của ILO về lao động cưỡng bức,1994; 9. Công ước 100 và 111 của ILO về chống phân biệt đối xử, 1994; 10. Công ước 138 và 182 của ILO về lao động trẻ em, 1994; 11. Công ước số 98 của ILO về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể, 1994; 12. Công ước số 98 của ILO về quyền tổ chức và thương lượng tập thể; 13. Công ước 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức, 1957; 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế; 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 10/4/2013 về hội nhập quốc tế; 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 5/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; 20. Hiến pháp năm 2013; 21. Hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và CHDCND Lào năm 2013; 22. Hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và Liên Bang Nga ký năm 2008, có hiệu lực năm 2013; 23. Hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và Belarus ký năm 2011, có hiệu lực năm 2013; 24. Hiệp định hợp tác lao động giữa Việt Nam và Cộng hoà Kazakhstan ký năm 2009, có hiệu lực năm 2010; 25. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam - Liên Bang Nga năm 1998; 26. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam - Ucraina năm 2000; 27. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Việt Nam và Belarus năm 2000; 28. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), 2019; 29. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), 2019; 30. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) năm 2009; 31. Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) năm 1995; 32. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) năm 1995; 33. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; 34. Luật Điều ước quốc tế năm 2016; 35. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, 2020; 36. Luật Việc làm năm 2013; 37. Luật Doanh nghiệp năm 2014; 38. Luật Đầu tư năm 2014; 39. Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015; 40. Luật lao động Qatar 2006; 41. Luật Bảo hiểm y tế quốc gia của Hàn Quốc năm 2019; 42. Luật cấp phép lao động nước ngoài (EPS) Hàn Quốc năm 2009; 43. Luật Quản lý xuất nhập cảnh (sửa đổi) Nhật Bản năm 2019; 44. Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Các tài liệu tham khảo khác Tiếng Việt 45. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), Báo cáo tổng kết thi hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006; 46. Tống Văn Băng (2020), “Lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài – thực trạng và giải pháp khắc phục hạn chế”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 8/2020; 47. Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao (2011), Báo cáo “Tổng quan về tình hình di cư của lao động Việt Nam ra nước ngoài”, 2011; 48. Đỗ Văn Đại và Mai Hồng Quỳ (2006), Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh; 49. Đặng Đình Đào (2013), “Tổng quan xuất khẩu lao động Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 92/2013; 50. Trương Thị Hồng Hà (2009), “Bảo vệ người lao động xuất khẩu trong các hiệp định song phương Việt Nam đã ký với một số nước”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số tháng 7/2009; 51. Hội Luật gia Việt Nam (2008), Những điều cần biết về người lao động di trú, NXB Hồng Đức, Hà Nội; 52. Hội Luật gia Việt Nam (2008), Bảo vệ quyền của người lao động di trú: Pháp luật và thực tiễn quốc tế, khu vực và quốc gia, Nhà xuất bản Hồng Đức; 53. Nghiêm Tuấn Hùng (2017). Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế (1991 - 2016), Luận án Tiến sỹ Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; 54. Phạm Trọng Nghĩa (2008), “Một số vấn đề cơ bản của Luật lao động quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 09/2008; 55. Nguyễn Minh Phương (2011), Báo cáo đánh giá tình hình ký kết hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và các nước và sự cần thiết gia nhập Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế, Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp; 56. Quyết định số 2528/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện và đề xuất gia nhập các công ước cua Liên Hợp quốc và của Tổ chức Lao động quốc tế trong lĩnh vực lao động - xã hội giai đoạn 2016 - 2020; 57. Tài liệu Hội nghị về Di cư, Phát triển, và những Lựa chọn về Chính sách cho Người Nghèo ở Châu Á, Dhaka, Bangladesh, 21-26/6/2003, Cuộc họp ba bên của ILO vùng về Những Thách thức đối với các Chính sách và Quản lý Di cư Lao động ở Châu Á, 30/6-02/7/2003, Bangkok; 58. Tổ chức lao động quốc tế (2018), Rủi ro và lợi ích: Tác động của di cư lao động ở Đông Nam Á - Những phát hiện chính ở Việt Nam, của ILO và IOM; 59. Lê Thị Hoài Thu (2011), “Pháp luật hiện hành về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”, Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam của Khoa Luật, ĐHQGHN, Trung Tâm Nghiên Cứu Quyền Con Người & Quyền Công Dân, NXB Lao Động - Xã Hội. 60. Lê Thị Hoài Thu (2013), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; 61. Tổng cục Thống kê (2019), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, NXB Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 62. Trần Minh Tuấn (2010), Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chính sách quản lý lao động di cư ở một số nước và gợi ý đối với Việt Nam, Tạp chí Kinh tế thế giới số 39, tháng 11/2010; 63. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình luật lao động Việt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân; 64. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật quốc tế, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội; 65. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội; 66. Trung tâm nghiên cứu quyền con người - quyền công dân, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, Sách chuyên khảo, NXB Lao động xã hội, Hà Nội; 67. Văn phòng Lao động quốc tế, Geneva, (2006), Tuyên bố ba bên về các nguyên tắc liên quan tới các doanh nghiệp đa quốc gia và chính sách xã hội; 68. World Bank (2017), Di dân để tìm kiếm cơ hội: Vượt qua rào cản dịch chuyển lao động ở Đông Nam Á, Ngân hàng Thế giới, Washington, DC. Tiếng Anh 69. Aurelia Segatti Labour Migration Expert ILO (2015), Bilateral Labour Migration Agreements: Trends and Examplesof Good Practice Labour Migration Information-sharing Session, Zimbabwe 2015. 70. Axel Marx, Brecht Lein and Nicolás Brando (2016), The protection of labour rights in EU Bilateral Trade Agreements. A Case Study of the EU-Colombia Agreement, Centre for International Development Vienna. 71. Center Migrant Advocacy (CMA), Friedrich Ebert Stiftung (FES) (2009), The Philippines: A global model on labour migration, Published June 2009, nguồn: https://centerformigrantadvocacy.com/latest-publications/research-and-info-2009/. 72. Center for Studies and Applied Sciences in Gender, Family, Women and Adolescents (CSAGA, 2013), An Exploratory Research on the Experiences and Needs of Returned Vietnamese Overseas Migrant Workers in provinces of Hung Yen, Thai Binh and Ha Nam. 73. Clara van Panhuys Samia Kazi-Aoul Geneviève Binette (2017), Migrant access to social protectionunderBilateral Labour Agreements: A reviewof 120 countries andninebilateralarrangements, ILO. 74. Graziano Battistella (2011), Labour Migration in Asia and the Role of Bilateral Migration Agreements. Makets for Migration and Development. 75. International Organization for Migration (2016), Regional Guidelines for the Development of Bilateral Labour Agreements in the Southern African Development Community, IOM 76. International Organization for Migration- IOM (2011), World Migration Report 2011 of International Organization for Migration. 77. Jean-Pierre Garson (2006), Bilateral agreements and other forms of labour recruiment: Some lesson from OECD countries experiences, Workshop on International Migration and Labour market in Asia, Tokyo, 17/2/ 2006. 78. Jesse Mertens (2015), Bilateral Agreements and Memorandaof Understanding on Migration of Low Skilled Workers: A Review, International Labour Organization. 79. Piyasiri Wickramasekara, International Labour Office, Geneva, Lao động di cư và vai trò của thỏa thuận hợp tác (labour migration in Asia role of bilarteral agreements and MOUs) tại Hội thảo về thị trường lao động di cư của ILO, Tokyo, 17/02/2006. 80. Stella P.Go (2007), ASIAN labor Migration: The Role of Bilateral Labor and Similar Agreements, Workshop on Labor Migration in Southeast Asia, Philippines. 81. Nguyen Phuong Trang (2015), “How doVietnamese policies designed to protect the rights of migrant worker need to be changed to enhance their effectiveness”, School of History, Philosophy, Political Science & International Relations Victoria University of Wellington. Website 1. https://www.ilo.org/global/lang--en/index.htm 2. http//molisa.gov.vn 3. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2020/06/02/bo-co-tong-quan-ve-tnh- hnh-di-cu-cua-cng-dn-viet-nam-ra-nuoc-ngoi, truy cập ngày 13/6/2020 4. 5. thuong-mai-tu-do-the-he-moi-trong-thuong-mai-quoc-te 6. dong-trong-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi- viet-nam.html, 7. 463d-8016-7c56827c143a, 8. 9. 10. 11. ngoai-nuoc-rong-mo-de-nguoi-de-ta, 12. thang-20191007110627369.htm 13. https://baodautu.vn/kho-soc-lai-thi-truong-lao-dong-sang-qatar- d14464.html. 14. https://kiemsat.vn/sua-doi-luat-de-ho-tro-tot-nhat-cho-nguoi-lao-dong-viet- nam-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-57237.html 15. https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/trinh-do-lao-dong-cua-viet-nam-dang-dung- o-dau-tren-the-gioi-post205453.gd 16. https://vnexpress.net/chat-luong-nhan-luc-thach-thuc-lon-cua-viet-nam- 4013069.html. 17. https://laodong.vn/cd-hang-hai/tap-trung-nang-cao-chat-luong-thuyen-vien- 757886.ldo. PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC VỀ LAO ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC stt Quốc gia ký kết Năm ký kết 01 Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về việc công dân nước CHXHCN Việt Nam làm việc có thời hạn tại Liên bang Nga và công dân Liên bang Nga làm việc có thời hạn tại nước CHXHCN Việt Nam Ký năm 2008, có hiệu lực năm 2013. 02 Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc cử và tiếp nhận chuyên gia Việt Nam đi làm việc tại Lào năm 1994 03 Hiệp định giữa Chí\nh phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Séc về sự làm việc hỗ tương của công dân Việt Nam và công dân Séc năm 1994 04 Hiệp định hợp tác lao động giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Công hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2013 05 Hiệp định hợp tác lao động giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Ucraina năm 1996 06 Nghị định thư bổ sung Hiệp định hợp tác lao động giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Công hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1999 07 Thỏa thuận giữa Văn phòng kinh tế văn hóa Đài Bắc và Văn phòng kinh tế Văn hóa Việt Nam về việc gửi và tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng năm 1999 08 Bản ghi nhớ về việc tuyển dụng lao động Việt Nam giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Malaysia năm 2003 09 Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động thương binh và xã hội Việt Nam và Tổ chức Công nghệ công nghiệp Hàn Quốc về việc đưa kỹ sư Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc năm 2004 10 - Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động thương binh và xã hội Việt Nam và Bộ Lao động Hàn Quốc về việc đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc - Bản ghi nhớ bình thường về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS). năm 2004 (2006, 2008, 2011), 2016 2018, 2020 11 Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động thương binh và xã hội Việt Nam và Bộ Nguồn nhân lực Vương quốc Oman trong lĩnh vực nguồn nhân lực năm 2007 12 Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Qatar về quy định tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc tại Qatar năm 2008 13 Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động thương binh và xã hội Việt Nam và Bộ lao động và Chính sách xã hội Cộng hòa Bungari về thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực lao động và xã hội năm 2008 14 Hiệp định hợp tác lao động giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về việc công dân Việt Nam làm việc có thời hạn tại Liên bang Nga và công dân Nga làm việc có thời hạn tại Việt Nam năm 2008 15 Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động thương binh và xã hội Việt Nam và Bộ lao động các vấn đề xã hội và Gia đình nước Cộng hòa năm 2008 Slovakia về việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực lao động, việc làm và xã hội 16 Bản ghi nhớ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ các Tiểu vương quốc A rập thống nhất (UAE) trong lĩnh vực nhân lực năm 2009 17 Hiệp định hợp tác lao động giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Công hòa dân chủ nhân dân Lào về việc cử và tiếp nhận chuyên gia Việt Nam đi làm việc tại Lào năm 2009 18 Hiệp định hợp tác lao động giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Ca - dắc - xtan về việc công dân Việt Nam sang làm việc có thời hạn tại Cộng hòa Ca - dắc - xtan và công dân Ca - dắc - xtan làm việc có thời hạn tại Việt Nam năm 2009 19 Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động thương binh và xã hội Việt Nam và Bộ phát triển giáo dục và việc làm Bang Saskatchewan, Canada về việc hợp tác trong lĩnh vực lao động, việc làm và nguồn nhân lực năm 2010 20 Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động Thái Lan và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam về hợp tác lao động và Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động giữa hai nước năm 2015 21 Bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy Chương trình Thực tập sinh kỹ năng và Lao động kỹ năng đặc định giữa Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Việt Nam và Chính quyền tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) năm 2019 22 Bản ghi nhớ về Phát triển nguồn nhân lực giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Chính quyền tỉnh Kanagawa, Canada năm 2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_de_lao_dong_viet_nam_lam_viec_co_thoi_han_o_nuoc.pdf
  • pdfĐiểm mới luận án -EN_Tống Văn Băng.pdf
  • pdfĐiểm mới luận án_Tống Văn Băng.pdf
  • pdfTóm tắt Luân án_Tống Văn Băng.pdf
  • pdfTÓM TẮT-EN_Tống Văn Băng.pdf
Luận văn liên quan