Luận văn Đánh giá tác dụng của cốm lợi sữa trong điều trị thiếu sữa sau sinh dưới một tháng

- Cảm giác căng tức vú của sản phụ tăng dần trong đợt uống cốm lợi sữa. - Lượng sữa vắt được trong một phút tăng từ 3,47 ± 0,71ml (trước uống cốm lợi sữa) lên 5,67 ± 0,67ml (sau 14 ngày uống cốm lợi sữa) (p < 0,05). - Số bữa bú thêm của trẻ giảm dần từ 3,27 ± 0,28 bữa (trước uống cốm lợi sữa) xuống 1,23 ± 0,10 bữa (sau 14 ngày uống cốm lợi sữa) (p < 0,01). - Thời gian bú mẹ 5 - 10 phút sau 14 ngày uống cốm lợi sữa tăng so với trước uống cốm lợi sữa. Thời gian bú mẹ dưới 5 phút và trên 15 phút sau 14 ngày uống cốm lợi sữa giảm hơn so với trước uống cốm lợi sữa (p < 0,05). - Số lần đi tiểu của trẻ (trên 6 lần/ngày) tăng sau 14 ngày uống cốm lợi sữa (p < 0,05). - Kết quả chung: tỷ lệ đạt kết quả tốt 47,5%, khá 37,5%, không kết quả 15%.

pdf93 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác dụng của cốm lợi sữa trong điều trị thiếu sữa sau sinh dưới một tháng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Xu hướng tăng, giảm, hay không thay đổi theo từng cá thể. + Tính giá trị trung bình để so sánh trước và sau điều trị. 2.3.5.3. Đánh giá kết quả chung. Dựa vào sự thay đổi của các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng, chúng tôi đánh giá kết quả điều trị của cốm lợi sữa theo 3 mức độ: kết quả tốt, kết quả khá và không kết quả. - Kết quả tốt (loại A): vú căng nhiều, lượng sữa vắt/1 phút tăng trên 1 ml, thời gian bữa bú 5 - 10 phút, không khóc sau bữa bú, số lần đi tiểu của trẻ/ ngày tăng trên 2 lần, bú thêm sữa ngoài giảm 2 bữa/ngày. - Kết quả khá (loại B): vú căng vừa, lượng sữa vắt/1 phút tăng dưới 1 ml, 49 thời gian bữa bú 10 - 15 phút, không khóc sau bữa bú, số lần đi tiểu của trẻ/ ngày tăng 1 - 2 lần, bú thêm sữa ngoài giảm 1 bữa/ngày. - Không kết quả (loại C): vú căng ít hoặc không căng, lượng sữa vắt/1 phút không tăng hoặc giảm đi, thời gian bữa bú dưới 5 phút hoặc trên 15 phút, trẻ quấy khóc sau bữa bú, số lần đi tiểu của trẻ/ngày không tăng, bú thêm sữa ngoài không giảm. 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu. - Các số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học [47]. Lựa chọn các test thống kê: + Tính tỷ lệ %. + Tính giá trị trung bình( X ). + Tính độ lệch chuẩn (SD). + So sánh giá trị trung bình của 2 nhóm bằng test t - student. + So sánh sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ của 2 nhóm bằng test khi bình phương ( 2 ). - Các số liệu được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Epi-info 6.04. 2.3.7. Phương pháp khống chế sai số. Để hạn chế các sai số trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi yêu cầu như sau: - Sản phụ thiếu sữa được chọn vào nghiên cứu lúc đầu đều đang nằm ở Khoa Phụ sản của Bệnh viện để được hướng dẫn về yêu cầu điều trị, được theo dõi và giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị. - Sau khi sản phụ ra viện được tư vấn đầy đủ, phát đủ thuốc và hẹn khám lại. - Các chỉ số cận lâm sàng trước và sau điều trị được làm trên cùng một máy và tại một địa điểm là Khoa Xét nghiệm Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội. 50 2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. 2.4.1. Địa điểm nghiên cứu.  Khoa Phụ sản, Khoa Dược, Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội. 2.4.2. Thời gian nghiên cứu. Từ tháng 6/2009 đến 10/2009. 2.5. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu được sự cho phép của Hội đồng khoa học và Phòng Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội. - Được sự đồng ý của Giám đốc, Hội đồng khoa học và Khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội. - Các sản phụ tự nguyện hợp tác nghiên cứu. - Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích tăng nguồn sữa ở những sản phụ thiếu sữa sau sinh. 2.6. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU. Để giải quyết hai mục tiêu đề ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo sơ đồ dưới đây: 51 Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu 40 sản phụ thiếu sữa dưới một tháng Uống cốm lợi sữa 14 ngày Theo dõi Lâm sàng Cận lâm sàng Cảm giác căng tức vú Lượng sữa vắt được trong 1 phút Số lần bú thêm sữa ngoài Thời gian 1 bữa bú của trẻ Sự hài lòng của trẻ sau bữa bú Số lần đi tiểu trong ngày - AST - ALT - Urê - Creatinin 4 thời điểm (N0, N7, N14, N21). 2 thời điểm (N0, N14) . Đánh giá kết quả Kết luận 52 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Qua theo dõi 40 sản phụ thiếu sữa sau sinh dưới một tháng được điều trị bằng uống Cốm lợi sữa, chúng tôi thu được kết quả như sau: 3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.1. Tỷ lệ tuổi của các sản phụ(n = 40) Tuổi Số sản phụ Tỷ lệ % < 21 tuổi 3 7,5 % 22 - 35 tuổi 36 90 % > 35 tuổi 1 2,5 % Tổng cộng 40 100 % Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy: Số sản phụ thiếu sữa sau sinh ở độ tuổi 21 tuổi trở xuống: có 3/40 sản phụ, chiếm tỷ lệ 7,5 %. Từ 22 - 35 tuổi: có 36/40 sản phụ, chiếm tỷ lệ 90 %. Trên 35 tuổi: có 1/40 sản phụ, chiếm tỷ lệ 2,5 %. 3.1.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.2. Tỷ lệ nghề nghiệp của các sản phụ(n = 40). Nghề nghiệp Số sản phụ Tỷ lệ % Công nhân 8 20 % Cán bộ 23 57,5 % Nội trợ 9 22,5 % Tổng cộng 40 100 % 53 Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy: Nhóm công nhân: có 8/40 sản phụ, chiếm tỷ lệ 20%. Nhóm cán bộ: có 23/40 sản phụ, chiếm tỷ lệ 57,5%. Nhóm nội trợ: có 9/40 sản phụ, chiếm tỷ lệ 22,5%. 3.1.3. Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.3. Tỷ lệ trình độ học vấn của các sản phụ(n = 40). Trình độ học vấn Số sản phụ Tỷ lệ % Phổ thông 9 22,5 % Trung cấp, cao đẳng 11 27,5 % Đại học 20 50 % Tổng số 40 100 % Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy: Trình độ phổ thông (tương ứng với các sản phụ làm công tác nội trợ): có 9/40 sản phụ, chiếm tỷ lệ 22,5 %. Trình độ trung cấp và cao đẳng: có 11/40 sản phụ, chiếm tỷ lệ 27,5%. Trình độ đại học: có 20/40 sản phụ, chiếm tỷ lệ 50% %. 3.1.4. Số lần đẻ của các sản phụ. Bảng 3.4. Tỷ lệ số lần đẻ của các sản phụ(n = 40). Số lần đẻ Số sản phụ Tỷ lệ % Lần 1 29 72,5 % Lần 2 08 20 % Lần 3 03 7,5 % Tổng số 40 100 % Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy: Các sản phụ sinh lần đầu: có 29/40 sản phụ, chiếm tỷ lệ 72,5%. Các sản phụ sinh lần hai: có 8/40 sản phụ, chiếm tỷ lệ 20%. Các sản phụ sinh lần ba: có 3/40 sản phụ, chiếm tỷ lệ 7,5%. 54 3.1.5. Phương pháp sinh con của các sản phụ. Bảng 3.5. Tỷ lệ phương pháp sinh con của các sản phụ (n = 40). Phương pháp sinh Số sản phụ Tỷ lệ % Đẻ thường 23 57,5% Mổ đẻ 17 42,5% Tổng số 40 100% Nhận xét: Bảng 3.5 cho thấy: Tỷ lệ thiếu sữa ở các sản phụ đẻ thường: có 23/40 sản phụ, chiếm tỷ lệ 57,5%. Các sản phụ mổ đẻ: có 17/40 sản phụ, chiếm tỷ lệ 42,5%. 3.1.6. Số bữa bú thêm của trẻ trước điều trị. Bảng 3.6. Tỷ lệ số bữa bú thêm của trẻ trước điều trị(n = 40). Số trẻ Bú thêm 1 – 2 bữa/ngày Bú thêm 3 – 4 bữa/ngày n 8 32 Tỷ lệ (%) 20 80 Nhận xét: Bảng 3.6 cho thấy: Số bữa bú thêm ngoài của trẻ 1 – 2 bữa/ngày: có 8 trẻ, chiếm tỷ lệ 20%. Số bữa bú thêm ngoài của trẻ 3 – 4 bữa/ngày: có 32 trẻ, chiếm tỷ lệ 80%. 55 3.2. KẾT QUẢ TĂNG TIẾT SỮA TRÊN LÂM SÀNG. 3.2.1. Cảm giác căng tức vú của sản phụ. Bảng 3.7. Tỷ lệ căng tức vú của sản phụ trong đợt điều trị(n = 40). Căng nhiều Căng vừa Căng ít Mức độ Thời gian điều trị n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) N0(a) 0 0 6 15 34 85 N7(b) 6 15 9 22,5 25 62,5 N14(c) 17 42,5 10 25 13 32,5 N21(d) 19 47,5 13 32,5 8 20 P P(c-b) < 0,05 P(d-b) < 0,05 P(c-b) < 0,05 P(d-b) < 0,05 P(a-c) < 0,05 P(a-d) < 0,05 Biểu đồ 3.1. Cảm giác căng tức vú nhiều của các sản phụ trong đợt điều trị 47,542,5 15 0 0 10 20 30 40 50 Thời gian Tỷ lệ (%) N0 N7 N14 N21 56 Biểu đồ 3.2. Cảm giác căng tức vú vừa của sản phụ trong đợt điều trị Biểu đồ 3.3. Cảm giác căng tức vú ít của sản phụ trong đợt điều trị Nhận xét: Bảng 3.7 và biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3 cho thấy: Số sản phụ có cảm giác căng tức vú nhiều và căng tức vú vừa: tăng dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Số sản phụ có cảm giác căng tức vú ít: giảm dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Sự khác biệt có ý nghĩa với P < 0,05. 20 32,5 62,5 85 0 20 40 60 80 100 Thời gian Tỷ lệ (%) N0 N7 N14 N21 32,5 25 22,5 15 0 10 20 30 40 Thời gian Tỷ lệ (%) N0 N7 N14 N21 57 3.2.2. Lượng sữa vắt trung bình trong 1 phút trong đợt điều trị. Bảng 3.8. Lượng sữa vắt trung bình/1 phút trong đợt điều trị(n = 40)(ml). Lượng sữa Thời gian điều trị Lượng sữa vắt / 1 phút )(mlSDX  p N0(a) 3,47 ± 0,71 N7(b) 5,04 ± 0,44 P(b-a) > 0,05 N14(c) 5,67 ± 0,67 P(c-a) < 0,05 N21(d) 7,17 ± 0,44 P(d-a)< 0,05 Biểu đồ 3.4. Lượng sữa vắt được trong 1 phút trong đợt điều trị. Nhận xét: Bảng 3.8 và biểu đồ 3.4 cho thấy: Lượng sữa vắt được trong một phút tăng dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Ở thời điểm N7 lượng sữa thay đổi chưa có ý nghĩa thống kê với P > 0,05. Ở 2 thời điểm N14 và N21 thì lượng sữa tăng lên có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. 7,17 5,675,04 3,47 0 2 4 6 8 Thời gian Tỷ lệ (%) N0 N7 N14 N21 58 3.2.3. Thời gian một bữa bú của trẻ. Bảng 3.9. Thời gian một bữa bú trong đợt điều trị(n = 40). 15 phút Thời gian bú Thời gian điều trị n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % N0(a) 10 25 8 20 22 55 N7 7 17,5 19 47,5 14 35 N14 5 12,5 24 60 11 27,5 N21 (b) 4 10 30 75 6 15 P(b-a) < 0,01 < 0,01 < 0,01 Biểu đồ 3.5. Thời gian một bữa bú < 5 phút trong đợt điều trị Biểu đồ 3.6. Thời gian một bữa bú 5 – 10 phút trong đợt điều trị. 10 12,5 17,5 25 0 10 20 30 Thời gian Tỷ lệ (%) N0 N7 N14 N21 75 60 47,5 20 0 20 40 60 80 Thời gian Tỷ lệ (%) N0 N7 N14 N21 59 Biểu đồ 3.7. Thời gian một bữa bú > 15 phút trong đợt điều trị. Nhận xét: Bảng 3.9 và biểu đồ 3.5, 3.6, 3.7 cho thấy: Tỷ lệ thời gian một bữa bú mẹ dưới 5 phút: giảm dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Trước uống cốm lợi sữa chiếm tỷ lệ 25%, sau 14 ngày uống cốm lợi sữa giảm xuống còn 12,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,01. Tỷ lệ thời gian một bữa bú mẹ trên 15 phút: giảm dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Trước uống cốm lợi sữa chiếm tỷ lệ 55%, sau 14 ngày uống cốm lợi sữa giảm xuống còn 27,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,01. Tỷ lệ thời gian một bữa bú mẹ 5 - 10 phút: tăng dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Trước uống cốm lợi sữa chiếm tỷ lệ 20%, sau 14 ngày uống cốm lợi sữa tăng lên 60%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,01. 15 27,5 3555 0 10 20 30 40 50 60 Thời gian Tỷ lệ (%) N0 N7 N14 N21 60 3.2.4. Số bữa cho trẻ bú thêm. Bảng 3.10. Số bữa bú thêm của trẻ trong đợt điều trị(n = 40). Không bú thêm 1 – 2 bữa/ngày 3 – 4 bữa/ngày Bữa bú Thời gian điều trị n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % N0(a) 0 0 6 15 34 85 N7(b) 3 7,5 11 27,5 26 65 N14(c) 16 40 12 30 12 30 N21(d) 20 50 13 32,5 7 17,5 P P(c-a)<0,05 P(d-a)<0,05 P(c-a)<0,05 P(d-a)<0,05 P(c-a)<0,05 P(d-a)<0,05 Biểu đồ 3.8. Số bữa bú thêm của trẻ trong đợt điều trị. Nhận xét: Bảng 3.10 và biểu đồ 3.8 cho thấy: Số trẻ bú thêm 3 - 4 bữa/ngày: giảm dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Số trẻ bú thêm 1 - 2 bữa/ngày: tăng dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Số trẻ không bú thêm: tăng dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05. 50 40 7,50 32,5 30 27,5 15 17,5 30 65 85 0 20 40 60 80 100 Thời gian Tỷ lệ (%) Không bú thêm 1-2 bữa 3-4 bữa N0 N7 N14 N21 61 Bảng 3.11. Số bữa cho trẻ bú thêm trung bình trước và sau điều trị(n = 40). Thời gian điều trị Chỉ số Trước điều trị Sau điều trị Mức giảm P Số bữa bú thêm/ ngày (bữa) SDX  3,27 ± 0,28 1,23 ± 0,10 2,04 ± 0,18 < 0,01 Biểu đồ 3.9. Số bữa cho trẻ bú thêm trung bình trước và sau điều trị. Nhận xét: Bảng 3.11 và biểu đồ 3.9 cho thấy: Trước uống cốm lợi sữa: số bữa bú thêm trong một ngày của trẻ trung bình là 3,27 ± 0,28 (bữa). Sau 14 ngày uống cốm lợi sữa: số bữa bú thêm của trẻ giảm, chỉ còn 1,23 ± 0,10 (bữa). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,01. 3,27 1,23 0 2 4Số bữa bú thêm Thời gian Trước điều trị Sau điều trị 62 3.2.5. Sự hài lòng của trẻ sau mỗi bữa bú mẹ. Bảng 3.12. Sự hài lòng của trẻ sau bữa bú trong đợt điều trị(n = 40). Không khóc Có khóc Sự hài lòng Thời gian điều trị n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % N0(a) 23 57,5 17 42,5 N7 27 67,5 13 32,5 N14(b) 33 82,5 7 17,5 N21(c) 35 87,5 5 12,5 P(c–a) P(b-a) < 0,05 P(c-a) < 0,01 P(b-a) < 0,05 P(c-a) < 0,01 Biểu đồ 3.10. Sự hài lòng của trẻ trong đợt điều trị. Nhận xét: Bảng 3.12 và biểu đồ 3.10 cho thấy: Sau mỗi bữa bú mẹ, tỷ lệ trẻ không khóc tăng lên, tỷ lệ trẻ khóc giảm xuống sau các ngày điều trị và cả sau khi dừng thuốc 7 ngày. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và p < 0,01. 87,582,5 67,5 57,5 12,517,5 32,542,5 0 20 40 60 80 100 Thời gian Tỷ lệ (%) Không khóc Có khóc N0 N7 N14 N21 63 3.2.6. Số lần tiểu tiện của trẻ trong ngày. Bảng 3.13. Số lần tiểu tiện / ngày trong đợt điều trị(n = 40). 6 lần Số lần tiểu tiện Thời gian điều trị n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % N0(a) 24 60 16 40 N7 21 52,5 19 47,5 N14(b) 15 37,5 25 62,5 N21(c) 9 22,5 31 77,5 P(b – a) < 0,05 < 0,05 Biểu đồ 3.11. Số lần tiểu tiện/ngày trong đợt điều trị. Nhận xét: Bảng 3.13 và biểu đồ 3.11 cho thấy: Số trẻ tiểu tiện dưới 6 lần/ngày: giảm dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Số trẻ tiểu tiện trên 6 lần/ngày: tăng dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 60 37,5 22,5 40 62,5 77,5 0 20 40 60 80 Tỷ lệ % 6 lần Số lần tiểu tiện Trước điều trị Sau 14 ngày điều trị Sau dừng thuốc 7 ngày 24 15 16 25 31 9 64 3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC. 3.3.1. Thay đổi chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị. Bảng 3.1.4. Sự thay đổi chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị (n= 40). Thời gian điều trị Chỉ số trong máu Trước điều trị SDX  Sau điều trị SDX  P Ure (mmol/l) 3,53 ± 1,40 3,67 ± 1,16 > 0,05 Creatinin (µmol/l) 56,62 ± 8,02 56,15 ± 6,97 > 0,05 AST (U/l -37oC) 24,15 ± 5,85 23,68 ± 4,55 > 0,05 ALT (U/l -37oC) 23,04 ± 4,51 23,63 ± 3,40 > 0,05 Nhận xét: Bảng 3.14 cho thấy: Hàm lượng Ure, Creatinin và hàm lượng các men AST, ALT sau 14 ngày uống cốm lợi sữa thay đổi không đáng kể so với trước điều trị với p > 0,05. 3.3.2. Một số triệu chứng khác trên lâm sàng. Bảng 3.15. Sự xuất hiện một số triệu chứng khác trên lâm sàng (n=40) Triệu chứng n Tỷ lệ (%) Mẩn ngứa 0 Đau đầu 0 Đau bụng 0 Buồn nôn 0 Nôn 0 Ỉa lỏng 0 Nhận xét: Bảng 3.15 cho thấy: 65 Qua điều trị 40 sản phụ thiếu sữa bằng uống cốm lợi sữa, nhóm nghiên cứu chúng tôi không gặp bệnh nhân nào bị đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa lỏng, đau đầu, mẩn ngứa. Không có sản phụ nào phải ngừng thuốc trong quá trình điều trị. 3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHUNG. Bảng 3.16. Kết quả điều trị chung theo phân loại (n = 40). Kết quả Số bà mẹ Tỷ lệ(%) Tốt 19 47,5 Khá 15 37,5 Không kết quả 6 15 Tổng số 40 100 15% 37,5% 47,5% Tốt Khá Không kết quả 19 15 6 Biểu đồ 3.12. Kết quả điều trị chung theo phân loại. Nhận xét: Bảng 3.16 và biểu đồ 3.12 cho thấy: Tỷ lệ đạt kết quả tốt: có 19/40 sản phụ, chiếm 47,5%. Tỷ lệ đạt kết quả khá: có 15/40 sản phụ, chiếm 37,5%. Tỷ lệ không đạt kết quả: có 6/40 sản phụ, chiếm 15%. Như vậy tốt và khá có tỷ lệ khá cao chiếm 85%. 66 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1.1. Về tuổi của các sản phụ thiếu sữa. Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: số sản phụ sau sinh thiếu sữa ở tuổi dưới 21 là 3/40, chiếm tỷ lệ chỉ có 7,5%. Điều này cũng phù hợp với thực tế, vì ở lứa tuổi này là lứa tuổi đang lo học hành, chưa độc lập trong cuộc sống, nên số người thành lập gia đình rất ít. Tuổi từ 22 đến 35 tuổi có 36/40 sản phụ chiếm tỷ lệ cao 90%, tỷ lệ này là phù hợp bởi phần lớn phụ nữ đã có công ăn việc làm, cuộc sống ổn định, nên đã thành lập gia đình và sinh con. Ở tuổi trên 35 có 1/40 sản phụ chiếm tỷ lệ 2,5%, lứa tuổi này thường ngại sinh hoặc do điều kiện kinh tế, sức khoẻ nên khi có thai thường hay suy nghĩ và sau sinh đã ảnh hưởng quá trình tạo sữa. Ngoài ra, sự can thiệp của y học sẽ tăng lên cùng với tuổi tác của sản phụ. Những sản phụ ngoài 35 tuổi thường có nguy cơ phải can thiệp nhiều hơn trong quá trình sinh đẻ: như kẹp phooc-sep hay đẻ chỉ huy. Gần như tất cả các nghiên cứu đều đồng ý rằng tỉ lệ sinh mổ tăng cao khi sản phụ lớn tuổi và sau sinh sẽ ảnh hưởng quá trình tạo sữa [7], [19]. Theo YHCT, con gái 7 tuổi thận khí thịnh, răng tốt, tóc dài, 14 tuổi thiên quý đến, mạch Nhâm thông, mạch Xung thịnh, hàng tháng có kinh nguyệt nên có thể sinh con. 21 tuổi thận khí đầy đủ, thân thể trưởng thành khoẻ mạnh đến cực độ. 35 tuổi kinh Dương minh bắt đầu suy kém, da bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu bạc [46], [49], [51]. Vì vậy, người phụ nữ sinh con và nuôi con tốt nhất là tuổi dưới 35. Kết quả trong công trình nghiên cứu cho thấy độ tuổi 22 - 35 chiếm tỷ lệ cao là phù hợp với lý luận của YHCT. Kết quả trong công trình 67 nghiên cứu này cũng tương tự với với nghiên cứu của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Oanh, Đỗ Thanh Hà. Khi dùng phương pháp tác động cột sống để phục hồi nguồn sữa mẹ [17]. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Đình Quý. Khi dùng phương pháp xoa bóp bấm huyệt điều trị thiếu sữa sau sinh [32]. 4.1.2. Về nghề nghiệp của các sản phụ thiếu sữa. Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: tỷ lệ sản phụ là công nhân chiếm 20%. Có thể do người lao động vận động nhiều, ít căng thẳng về trí óc, tâm lý thoải mái nên sinh đẻ dễ, không ảnh hưởng tâm lý, không mất máu nhiều nên số sản phụ sau sinh thiếu sữa không cao. Những người nội trợ, tâm lý đỡ căng thẳng, nghỉ ngơi theo ý muốn ở thời kỳ mang thai, như thế mẹ khoẻ, con khoẻ có nhiều thuận lợi cho sinh đẻ nên tỷ lệ sản phụ sau sinh thiếu sữa cũng thấp (chỉ chiếm 22,5%). Những sản phụ là cán bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 57,5%, có thể do cường độ làm việc trí óc nhiều, áp lực công việc lớn, nghỉ ngơi dưỡng sức không đầy đủ, có sự hiểu biết về thai sản, nên họ lo lắng nhiều hơn về sinh đẻ, gây căng thẳng tinh thần, nên ảnh hưởng đến tiết sữa. Theo YHCT, tinh thần không thoải mái sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tạng Can, làm Can mất chức năng điều đạt. Khi tạng Can không điều tiết tốt thì chức năng điều hoà của Tỳ Vị cũng bị ảnh hưởng, người mẹ ăn ít, ngủ không ngon. Khi Tỳ hư thì không vận hoá được chất tinh vi của thuỷ cốc để sinh huyết dẫn tới huyết hư, nên việc tạo thành sữa sẽ kém hơn. Điều này cũng phù hợp với lý luận của YHCT: Vú thuộc kinh dương minh, đầu vú thuộc kinh can [37]. Kết quả này cũng tương tự kết quả của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Oanh Đỗ Thanh Hà công nhân là 16,67%, nội trợ là 23,33%, cán bộ là 60% [17]. Kết quả này cũng tương tự kết quả của Lê Đình Quý, công nhân là 18%, nội trợ là 26%, cán bộ là 56% [32]. 68 4.1.3. Về trình độ học vấn của các sản phụ. Bảng 3.3 cho thấy: tỷ lệ các sản phụ học hết phổ thông (tương ứng với với các sản phụ làm công tác nội trợ) chiếm tỷ lệ 22,5 %. Đối tượng trung học, cao đẳng chiếm tỷ lệ 27,5%, đối tượng đại học chiếm tỷ lệ 50 %. Ở đây, có thể do đề tài thực hiện tại Hà Nội, nơi trung tâm văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật nên có tỷ lệ các sản phụ có học vấn là đại học chiếm tỷ lệ cao hơn. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Anh, Đỗ Thanh Hà và nghiên cứu của Lê Đình Quý[17], [32]. 4.1.4. Về số lần đẻ của các sản phụ. Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy: trong tổng số 40 sản phụ có 3 sản phụ sinh lần thứ 3. Điều này cho thấy trong những năm qua chiều hướng sinh con lần thứ 3 có chiều hướng gia tăng. Có 29 sản phụ sinh con lần thứ nhất, chiếm 72,5%. Có 8 sản phụ sinh con lần thứ hai, chiếm 20%. Có 3 sản phụ sinh con lần thứ ba, chiếm 7,5%. Kết quả nghiên cứu trên tương đương với với nghiên cứu của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Anh, Đỗ Thanh Hà, lần 1 là 76,67%, lần 2 là 23,33% [17]. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với nghiên cứu của Lê Đình Quý, lần 1 là 76%, lần 2 là 24% [32]. Với tỷ lệ trên, chúng tôi nghĩ rằng: ở những sản phụ sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm còn lo lắng, bỡ ngỡ trong thời gian mang thai cho đến khi sinh và nuôi con. Đặc biệt, là sau sinh còn thiếu kinh nghiệm về chăm sóc con, chăm sóc bản thân để tạo nguồn sữa mẹ và kỹ thuật cho con bú nên dễ dẫn đến thiếu sữa hoặc mất sữa. 69 4.1.5. Về phương pháp sinh con của các sản phụ. Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Đẻ thường: có 23/40 sản phụ, chiếm 57,5%. Mổ đẻ: có 17 sản phụ, chiếm 42,5 %. Như vậy, tỷ lệ sản phụ mổ đẻ tương đối cao. Sau khi sinh, sản phụ nên nuôi con bằng sữa mẹ. Đối với những sản phụ đẻ thường thì có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau sinh. Đối với những sản phụ mổ đẻ thì thời gian cho con bú sẽ chậm hơn (khoảng 6 giờ sau khi sinh mổ) và cứ 2 tiếng thì nên cho con bú một lần. Tuy nhiên, có một số sản phụ sau khi mổ đẻ thường bị đau bởi vết mổ, nên phải rất lâu sau đó mới cho con bú được và cũng không thể duy trì việc cho con bú theo đúng nguyên tắc. Ngoài ra, khi mổ đẻ, các bác sĩ có thể sẽ cho sản phụ dùng một số kháng sinh chống chỉ định với con, nên trong thời gian dùng thuốc, sản phụ sẽ không thể cho con bú. Việc cho con bú ít hay chậm đi, làm cho sữa mẹ của sản phụ mổ đẻ không tốt bằng đẻ thường. Cho trẻ bú muộn thì trẻ sẽ không nhận được sữa non - nguồn dinh dưỡng rất tốt với trẻ. Trong sữa non có nhiều sinh tố A chống được bệnh khô mắt, nhiều kháng thể giúp cơ thể trẻ chống được nhiễm khuẩn, giúp trẻ đỡ vàng da. Ngoài ra, cho trẻ bú muộn sẽ làm chậm sự tiết sữa của sản phụ. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Anh, Đỗ Thanh Hà [17], đẻ thường là 63,33 %, mổ đẻ là 36,67 % và Lê Đình Quý [32], đẻ thường là 74 %, mổ đẻ là 26 %. Chúng tôi nghĩ rằng: nguồn sữa mẹ sau sinh còn có thể phụ thuộc vào tinh thần, giấc ngủ, chế độ ăn, vệ sinh và việc tích cực cho con bú của sản phụ. Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi chưa kiểm soát được các yếu tố trên. Đó cũng là những hướng mở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. 70 4.1.6. Về số bữa cho trẻ bú thêm. Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: Số trẻ bú thêm 1 - 2 bữa / ngày: có 8 trẻ, chiếm 20%. Số trẻ bú thêm 3 - 4 bữa / ngày: có 32 trẻ, chiếm 80 %. Kết quả này được đánh giá qua hỏi kỹ sản phụ, chúng tôi thấy số trẻ bú thêm với tỷ lệ trên chứng tỏ số sản phụ thiếu lượng sữa rất cao, không đáp ứng nhu cầu ăn cho trẻ, nên việc phục hồi tăng lượng sữa cho các sản phụ là rất cần thiết. Vì vậy, khi sản phụ sau sinh có dấu hiệu thiếu sữa thì cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn về vấn đề khắc phục nguồn sữa mẹ. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với kết quả của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Anh, Đỗ Thanh Hà (2007) và của Lê Đình Quý (2007) [17], [32]. 4.1.7. Về cảm giác căng tức vú của sản phụ. Kết quả ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3 cho thấy: Để đánh giá mức độ căng vú trong thời gian uống cốm lợi sữa chúng tôi chia ngày thứ 1(N0) đến ngày thứ 21(N21) làm 4 thời điểm. Qua theo dõi các sản phụ đã có sự thay đổi sau 7 ngày điều trị và kết quả tốt tăng dần theo thời gian. Vú căng nhiều ngày đầu chúng tôi chưa thấy, sang ngày thứ 7 có 15%, đến ngày thứ 14 đạt được 42,5% và đến ngày thứ 21 (sau dừng thuốc 7 ngày) đạt được 47,5%. Vú căng vừa ngày đầu có 15%, đến ngày sang ngày thứ 14 có 25% và đến ngày thứ 21 (sau dừng thuốc 7 ngày) tăng được 32,5%. Vú căng ít có tỷ lệ cao ở ngày đầu 85%, nhưng sau 14 ngày điều trị giảm xuống chỉ còn 32,5% và đến ngày thứ 21 (sau dừng thuốc 7 ngày) đạt được 20%. Điều đó cho thấy uống cốm lợi sữa đã có tác dụng làm tăng tiết sữa vì có tăng lượng sữa thì vú của các sản phụ mới căng. 71 4.1.8. Về số lượng sữa vắt được trong 1 phút của sản phụ. Kết quả ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.4 cho thấy: Theo dõi lượng sữa vắt được ở các sản phụ trong đợt uống cốm lợi sữa, ngày đầu chỉ có 3,47 ± 0,71ml, ngày thứ 7 sự thay đổi chưa nhiều 5,04 ± 0,44ml, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Đến ngày thứ 14 đặc biệt là ngày thứ 21 tăng 7,17 ± 0,44ml, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Uống cốm lợi sữa có tác dụng làm tăng lượng sữa đáng kể, đáp ứng được nguồn sữa mẹ cho trẻ bú. Có thể do uống cốm lợi sữa đã làm cho hai mạch Xung Nhâm thịnh, Tỳ Vị mạnh, khí huyết đầy đủ, chức năng tạng phủ được điều hoà, nên có thể hoá sinh ra sữa được. Mặt khác, qua theo dõi lâm sàng chúng tôi còn thấy uống cốm lợi sữa tạo được sự tin tưởng cho các sản phụ, làm cho tinh thần thoải mái hơn, ăn ngủ tốt hơn. Điều này cũng góp phần quan trọng trong việc tăng tiết sữa đối với các sản phụ sau sinh. Đây là kết quả rất mừng đối với những sản phụ thiếu sữa, khi họ được ngắm con mình có được bữa bú thoả mãn. Tỷ lệ này cũng phù hợp nghiên cứu của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Anh, Đỗ Thanh Hà và Lê Đình Quý [17], [32]. 4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ TĂNG TIẾT SỮA TRÊN LÂM SÀNG 4.2.1. Thời gian một bữa bú. Theo sinh lý thời gian một bữa bú bình thường của trẻ sau sinh là 5-10 phút. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.9 và biểu đồ 3.5, 3.6, 3.7 cho thấy, tỷ lệ trẻ bú dưới 5 phút và trên 15 phút trước uống cốm lợi sữa có tỷ lệ 80%. 72 Nếu trẻ chỉ bú dưới 5 phút có nghĩa là mẹ không còn sữa để trẻ bú, nên trẻ không chịu bú tiếp. Khi trẻ bú trên 15 phút là thể hiện trẻ bú lâu nhưng không no vì sữa không đủ. Sau khi uống cốm lợi sữa tỷ lệ này giảm xuống còn 40%. Điều này cho ta thấy sau uống cốm lợi sữa đã làm cho sữa tăng tiết nhiều hơn nên thời gian một bữa bú quá ngắn hoặc quá dài của trẻ giảm rõ rệt. Thời gian bú 5-10 phút là phản ánh đủ sữa mẹ, tỷ lệ này tăng dần 20% (N0) lên 60% (N14) và lên 75% (N21) . So kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Anh, Đỗ Thanh Hà và của Lê Đình Quý thì cũng tương đương. Có lẽ khi sản phụ uống cốm lợi sữa đã có tác động đến kinh mạch và tạng phủ trong cơ thể như: Phế, Tâm, Tỳ và Thận làm thúc đẩy hoạt động chức năng của các tạng này. Theo lý luận của Y học cổ truyền: cơ chế sinh ra sữa là do hoạt động sinh lý của kinh mạch, tạng phủ để sinh ra sữa, thông qua hệ kinh mạch mới có thể đưa đến tuyến vú để đẩy sữa ra ngoài. 4.2.2. Số bữa trẻ bú thêm sữa ngoài. Kết quả ở bảng 3.10 và biểu đồ 3.8 cho thấy sau uống cốm lợi sữa có sự thay đổi, số trẻ không bú thêm tăng từ 0% (N0) lên 40% (N14) và lên 50% (N21), bú thêm 1-2 bữa/ngày tăng 15% (N0) lên 30% (N14) và lên 32,5% (N21), bú thêm 3-4 bữa/ngày giảm dần từ 85% (N0) xuống 30% (N14) và xuống 17,5% (N21). Kết quả ở bảng 3.11 và biểu đồ 3.9 cho thấy số bữa bú cho trẻ bú thêm trung bình / ngày giảm dần sau các ngày uống cốm lợi sữa. Trước uống cốm lợi sữa là 3,27 ± 0,28 (bữa), sau uống cốm lợi sữa là 1,23 ± 0,10 (bữa), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. 73 Như vậy, càng chứng minh rằng sau uống cốm lợi sữa lượng sữa của bà mẹ được tăng cường nhiều hơn. Ngoài việc cải thiện được thời gian bú mẹ (như đã phân tích ở trên), còn làm giảm số bữa bú thêm trong ngày của trẻ. Như chúng ta đã biết lợi ích của sữa mẹ trong việc nuôi con, ngoài cung cấp năng lượng, dễ tiêu hoá, còn cung cấp nhiều kháng thể để chống bệnh tật. Khi không có bệnh tật thì sức khoẻ của trẻ tăng lên và chóng lớn, như vậy thì trí tuệ của trẻ cũng phát triển hơn. Mặt khác giảm được số bữa bú thêm bằng sữa ngoài, như vậy là làm giảm được một phần khó khăn cho các sản phụ nuôi con nhỏ đang bú mẹ. 4.2.3. Sự hài lòng của trẻ sau bữa bú. Kết quả ở bảng 3.12 và biểu đồ 3.10 cho thấy sau liệu trình điều trị bằng uống cốm lợi sữa thì tỷ lệ trẻ khóc sau mỗi bữa bú giảm rõ rệt, từ 42,5% (N0) xuống còn 17,5% (N14) và xuống 12,5% (N21). Trẻ khóc sau bữa bú là do không thoả mãn nhu cầu sữa cho trẻ, bú xong nhưng vẫn không no. Sau liệu trình điều trị bằng uống cốm lợi sữa tỷ lệ trẻ không quấy khóc sau bú được tăng lên từ 57,5% (N0) lên 82,5% (N14) và lên 87,5% (N21). Khi bú no thường rất ngoan, ngủ ngon giấc. Nếu đói trẻ ngủ không trọn giấc mà khóc và đòi bú. Sản phụ nuôi con nhỏ thường chú ý đến khóc của trẻ, vì đó là một biểu hiện nhu cầu đòi bú của trẻ. Kết quả phù hợp nghiên cứu của Chu Quốc Trường (2004) [45], Lê Thị Hiền, Đỗ Thanh Hà, Nguyễn Sơn Dư [17] và kết quả phù hợp nghiên cứu của Lê Đình Quý (2007) [32] . 4.2.4. Số lần tiểu tiện của trẻ trong một ngày. Với kết quả nghiên cứu số lần tiểu tiện của trẻ ở bảng 3.13 và biểu đồ 3.11 cho ta thấy: uống cốm lợi sữa số trẻ tiểu tiện dưới 6 lần giảm dần từ 60% (N0) xuống 37,5% (N14) và xuống 22,5% (N21). Tiểu tiện trên 6 lần tăng dần từ 40% (N0) lên 62,5% (N14) và lên 77,5% (N21). Qua đây ta thấy trước uống 74 cốm lợi sữa số trẻ tiểu tiện dưới 6 lần chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với trẻ tiểu tiện trên 6 lần trong một ngày. Sau 14 ngày uống cốm lợi sữa số trẻ tiểu tiện dưới 6 lần 15/40 chiếm 37,5%, số trẻ đi tiểu tiện trên 6 lần trong một ngày là 25/40, chiếm 62,5%. Với kết quả trên, chứng tỏ sau 14 ngày uống cốm lợi sữa có tác dụng tăng lượng sữa, đảm bảo đủ bữa ăn cho trẻ trong ngày, nên số lần tiểu tiện tăng lên. Chúng tôi theo dõi số lần tiểu tiện của trẻ là để đánh giá kết quả tăng tiết sữa của sản phụ. Điều này cũng phù hợp với sinh lý là sữa mẹ có tác dụng lợi tiểu tốt. Khi trẻ bú đủ sữa mẹ thì số lần đi tiểu sẽ nhiều hơn [6]. 4.3. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG CỐM LỢI SỮA VỚI THIẾU SỮA DƯỚI GÓC ĐỘ YHCT. Với YHCT, sữa mẹ là chất dịch đục được sinh ra từ khí huyết. Mạch Nhâm đảm bảo âm huyết của toàn thân, mạch Xung thuộc kinh dương minh là bể của huyết, cho nên gốc khí thịnh, bể huyết đầy đủ, làm cho sữa xuống đầy đủ. Cơ chế sinh ra sữa là hiện tượng sinh lý của kinh mạch, tạng phủ, khí huyết tác dụng lên tuyến vú. Thành phần chủ yếu của sữa là tân dịch do khí huyết sinh ra, khí huyết do tạng phủ biến hoá mà ra, thông qua hệ kinh mạch khí huyết mới có thể chuyển hoá tới tuyến vú để sinh ra sữa. Thận là gốc của tiên thiên, cội nguồn của nguyên khí, chủ về tàng tinh. Khi nguyên khí đầy đủ, tức là thời kỳ mang thai mẹ khoẻ, thai khoẻ thì trẻ sinh ra cũng khoẻ mạnh. Hai mạch Xung Nhâm thông lợi, các yếu tố trên tập trung tại tuyến vú và làm tăng tiết sữa. Can có chức năng tàng huyết, chủ sơ tiết và thích điều đạt. Mỗi khi tuyến vú có nhu cầu khí huyết thì Can sẽ huy động huyết ở Can thông qua huyết mạch đến tuyến vú. Vì vậy, Can góp phần rất quan trọng trong việc điều hoà bài tiết sữa. 75 Tỳ sinh huyết và chủ về vận hoá thuỷ cốc. Các chất tinh hoa từ thức ăn được Tỳ vận hoá để qua tâm biến thành huyết (màu đỏ). Huyết từ Tâm được chuyển lên Phế (màu trắng) để biến thành sữa (sữa cũng có màu trắng). Vì thế mà YHCT cho rằng Tỳ là nguồn gốc sinh hoá của huyết và huyết sinh ra sữa. Vị là biển của thuỷ cốc, chủ về thu nạp và chưng chín thức ăn, có quan hệ biểu lý với Tỳ. Vị khí thịnh thì xung mạch cũng thịnh, Vị thịnh thì thu nạp nhiều thức ăn (nhào trộn làm nhuyễn) tạo điều kiện cho Tỳ hấp thu tốt nhất những chất tinh hoa từ thức ăn để bổ sung cho huyết. Huyết hải tràn đầy, sữa mới được sinh ra đầy đủ. Với chức năng của tạng phủ, kinh mạch trình bày ở trên cho thấy cơ chế sinh sữa, bài tiết sữa tuỳ thuộc vào hai mạch Xung, Nhâm và có quan hệ mật thiết với tạng phủ. Người phụ nữ sau đẻ các tạng Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận được sung túc thì khí huyết thịnh, lúc này mới đủ rót vào hai mạch Xung, Nhâm rồi tới tuyền vú mà sinh sữa [37]. Trong cốm lợi sữa có các vị thuốc: Đảng sâm, Hoàng kỳ đại bổ nguyên khí. Đương quy, Mạch môn đông dưỡng huyết tư dịch. Móng lợn bổ huyết, thông sữa. Mộc thông tuyên lạc, thông sữa. Cát cánh dẫn thuốc đi lên. Tất cả các vị thuốc trên hợp lại thành một phương thuốc có tác dụng chung là ích khí, dưỡng huyết, thông sữa. Với các sản phụ sau khi uống cốm lợi sữa mà khí huyết được điều hoà thì nguồn sữa mẹ được tiết ra đầy đủ. Chứng tỏ ông cha ta ngày xưa đã đúc rút nhiều kinh nghiệm từ thực tế lâm sàng để có bài thuốc này. Mặt khác, cũng rất phù hợp với lý luận của YHCT như đã phân tích ở trên. Có lẽ vì vậy mà người sản phụ sau đẻ thiếu sữa được uống cốm lợi sữa đã cho thấy kết quả lượng sữa được cải thiện rõ rệt (bảng 3.14). Tuy nhiên để chứng minh đầy đủ và khoa học cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa. Đây cũng là những hướng mới cho các nghiên cứu tiếp theo.Trong nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ khu trú ở đối tượng sản phụ sau sinh dưới một tháng. Rất có 76 thể đối với sản phụ sau sinh trên một tháng cũng có thể dùng cốm lợi sữa để phục hồi nguồn sữa mẹ. Đây là hướng mở cho những công trình nghiên cứu tiếp theo. 4.4. BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA CỐM LỢI SỮA. Trên lâm sàng: chúng tôi chưa nhận thấy tác dụng không mong muốn nào của thuốc. Khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân tốt, không có sản phụ nào có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn, đau đầu, phát ban, mề đay hoặc có hiện tượng không chịu thuốc buộc phải ngừng điều trị (bảng 3.15). Trên cận lâm sàng: các chỉ số ure, creatinin, AST, ALT trước và sau điều trị thay đổi không đáng kể và ở trong giới hạn bình thường sau đợt điều trị (bảng 3.14). Điều này chứng tỏ cốm lợi sữa không gây ra tác dụng không mong mong muốn trên lâm sàng và không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận. 77 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 40 sản phụ thiếu sữa sau sinh dưới một tháng được điều trị bằng uống cốm lợi sữa, chúng tôi có một số kết luận sau: 1. Cốm lợi sữa có tác dụng kích thích làm tăng tiết sữa đối với sản phụ thiếu sữa sau sinh. - Cảm giác căng tức vú của sản phụ tăng dần trong đợt uống cốm lợi sữa. - Lượng sữa vắt được trong một phút tăng từ 3,47 ± 0,71ml (trước uống cốm lợi sữa) lên 5,67 ± 0,67ml (sau 14 ngày uống cốm lợi sữa) (p < 0,05). - Số bữa bú thêm của trẻ giảm dần từ 3,27 ± 0,28 bữa (trước uống cốm lợi sữa) xuống 1,23 ± 0,10 bữa (sau 14 ngày uống cốm lợi sữa) (p < 0,01). - Thời gian bú mẹ 5 - 10 phút sau 14 ngày uống cốm lợi sữa tăng so với trước uống cốm lợi sữa. Thời gian bú mẹ dưới 5 phút và trên 15 phút sau 14 ngày uống cốm lợi sữa giảm hơn so với trước uống cốm lợi sữa (p < 0,05). - Số lần đi tiểu của trẻ (trên 6 lần/ngày) tăng sau 14 ngày uống cốm lợi sữa (p < 0,05). - Kết quả chung: tỷ lệ đạt kết quả tốt 47,5%, khá 37,5%, không kết quả 15%. 2. Cốm lợi sữa không có tác dụng phụ trên lâm sàng cũng như trên cận lâm sàng. - Trên lâm sàng không có sản phụ nào bị mẩn ngứa, đau đầu, buồn nôn, ỉa lỏng. - Các chỉ số sinh hoá máu thay đổi không đáng kể (p>0,05). 78 KIẾN NGHỊ Với kết quả nghiên cứu trên mới là bước đầu, số lượng các sản phụ thiếu sữa chưa nhiều, thời gian nghiên cứu còn ngắn. Qua đây chúng tôi có kiến nghị sau: 1. Cần tiếp tục nghiên cứu uống cốm lợi sữa kết hợp với xoa bóp bấm huyệt điều trị thiếu sữa sau sinh. 2. Cần phải nghiên cứu với số lượng bệnh nhân nhiều hơn, theo dõi đánh giá kết quả điều trị sau ngừng thuốc 1 tháng. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bộ môn Nhi-Trường Đại học Y Hà Nội (2003), "Nuôi con bằng sữa mẹ", Bài giảng nhi khoa tập I, NXB Y học Hà Nội, tr. 185-186. 2. Bộ môn sinh lý-Trường Đại học Y Hà Nội (2000), "Bài tiết sữa", Sinh lý tập II, NXB Y học Hà Nội, tr. 64-68. 3. Bộ môn Sản-Trường Đại học Y Hà Nội (2000), Bài giảng sản phụ khoa, NXB Y học Hà Nội, tr. 71-75. 4. Bộ Y tế (2005), "Nuôi con bằng sữa mẹ", Tài liệu đào tạo chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, NXB Y học Hà Nội, tr. 185-196. 5. Bộ Y tế (1996), Tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ, NXB Y học Hà Nội, tr. 4-79. 6. Bộ môn giải phẫu-Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (2006), "Giải phẫu cơ quan sinh dục nữ", Bài giảng giải phẫu học tập II, NXB thành phố Hồ Chí Minh, tr. 220-229. 7. Bộ môn Phụ sản -Trường đại học Y thành phố Hồ Chí Minh (2007), "Thiếu sữa sau đẻ", Sản phụ khoa tập II, NXB thành phố Hồ Chí Minh, tr. 598-600. 8. Lê Bích Châu (1988), "Giúp đỡ các bà mẹ cho con bú", Tổ chức Y tế thế giới xuất bản, Giơnevơ, tr. 22-24. 9. Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Hinh (1997), "Thiếu sữa", Bài giảng phụ khoa dành cho thày thuốc thực hành, Viện bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ sơ sinh Hà Nội, tr. 289-298. 10. Nguyễn Thanh Danh (2005), "Phục hồi sữa mẹ", Tạp chí Y học dự phòng số 4, tập V, tr. 72-76. 11. Nguyễn Sơn Dư (2006), Nghiên cứu điều trị phục hồi nguồn sữa mẹ bằng tác động cột sống, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam-Hội các ngành sinh học Việt Nam, tr.24. 80 12. Phan Trường Duyệt, Đinh Thế Mỹ (1998), "Thiếu sữa", Lâm sàng sản phụ khoa, NXB Y học Hà Nội, tr. 102-143. 13. Phạm Thị Minh Đức (1996), "Các hormon tham gia điều hoà sự phát triển cơ thể", Chuyên đề sinh lý học, Tài liệu giảng dạy Sau đại học, tr. 172-180. 14. Phạm Thị Minh Đức (2005), "Sinh lý sinh sản nữ", Sinh lý học tập II, NXB Y học Hà Nội, tr. 135-160. 15. Kim Hà (1994), Nuôi con bằng sữa mẹ, NXB Hội phụ nữ, tr. 5-71. 16. Đỗ Thanh Hà, Lê Thị Hiền, Nguyễn Sơn Dư (2005), Đánh giá tác dụng phương pháp tác động cột sống để phục hồi nguồn sữa mẹ, Hội nghị khoa học Quốc tế Việt Nam lần thứ 2, Bệnh viện YHCT Việt Nam, tr. 38-42. 17. Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Oanh, Đỗ Thanh Hà (2007), Đánh giá tác dụng phương pháp tác động cột sống để phục hồi nguồn sữa mẹ, Hội nghị toàn quốc về YHCT - Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 68-69. 18. Nguyễn Đức Hinh (2000), "Sự tiết sữa", Bài giảng phụ khoa, NXB Y học Hà Nội, tr. 71-76. 19. Nguyễn Văn Hồ (1999), Giới thiệu một bệnh án ít sữa sau sinh, Tạp chí YHCT Việt Nam, số 303, tr. 12. 20. Lê Trang Hưng (2003), Trung y ẩm thực trị bệnh, NXB văn hoá dân tộc, Hà Nội, tr. 155-156. 21. Trần Văn Kỳ (1993), Thuốc bổ đông y nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng, Hội YHCT thành phố Hồ Chí Minh 1993, tr. 43-49, 50-64, 150- 166, 209-213. 22. Trần Văn Kỳ (2000), "Thiếu sữa", Điều trị phụ khoa Đông y, , NXB Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 81-83. 23. Nguyễn Khắc Liêu (2006), "Sinh lý phụ khoa", Bài giảng sản phụ khoa dùng cho sau đại học, NXB Y học Hà Nội, tr. 181-194. 24. Nguyễn Khắc Liêu (2006), "Sử dụng hormon trong phụ khoa", Bài giảng sản phụ khoa dùng cho sau đại học, NXB Y học Hà Nội, tr. 238- 243. 81 25. Đỗ Tất lợi (2000), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học Hà Nội, tr. 55-59, 224-225, 243-246, 715-717, 811-813, 887-889. 26. Nguyễn Tài Lương (2003), Đánh giá hiệu quả của phương pháp chẩn trị bằng tác động cột sống đối với một số bệnh sinh sản ở phụ nữ, Báo cáo thực hiện đề tài cấp Bộ, tr. 42-53. 27. Vũ Nam (2005), "Thiếu sữa", Chuyên đề phụ khoa YHCT, NXB Y học Hà Nội, tr. 202-205. 28. Trần Trung Nam, Vũ Văn Chuyên (1996)"Thuốc cốm, những yêu cầu chung thuốc cốm", Những bài thuốc Y học cổ truyền Trung hoa, NXB Y học Hà Nội, tr. 251-254. 29. Lê Quý Ngưu, Trần Thị Như Đức (1998), "Sữa không xuống", Phụ khoa trong Đông y, NXB Thuận hoá, tr. 490-496. 30. Cừu Bá Nhiên (2006), "Thông nhũ đan", Những bài thuốc Đông y chọn lọc (Nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng), NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 128. 31. Đỗ Viết Phú (1998), Thông thảo một vị thuốc chữa thiếu sữa, tắc tia sữa, Tạp chí Y học Việt Nam, số 5, tr. 19-20. 32. Lê Đình Quý (2007), Đánh giá tác dụng của phương pháp xoa bóp bấm huyệt điều trị thiếu sữa sau sinh, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường đại học y Hà Nội , Hà Nội. 33. Trần Lợi Sinh, Nhi Hà Liên, Vũ Quốc Hoa (1999), Chẩn đoán và điều trị những bệnh thường gặp của phụ nữ bằng Tây y và Đông y, NXB Thanh hoá, tr. 85-91, 379-392. 34. Phạm Xuân Sinh (2000), Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền, NXB Y học Hà Nội, tr. 64-65, 88-90, 100-102, 175-176, 120-121, 301- 302, 268, 187-188, 35. Nguyễn Tham Tán (1982), Phương pháp tác động cột sống để điều trị thiếu sữa, NXB y học Hà Nội, tr. 12,15. 36. Nguyễn Thanh Thanh (1993), Lợi ích của sữa mẹ, NXB Y học Hà Nội, tr. 10-21. 82 37. Trần Thuý, Vũ Nam, Nguyễn Văn Toại (2005), Lý luận Y học cổ truyền, NXB Y học Hà Nội, tr. 47,48,55. 38. Trần Thuý, Lê Thị Hiền, Nguyễn Nhược Kim(2009), Sản phụ khoa Y học cổ truyền, NXB Y học Hà Nội, tr. 158-162. 39. Trần Thuý, Lê Thị Hiền (2002), Sản phụ khoa Y học cổ truyền, NXB Y học Hà Nội, tr.155-157. 40. Trần Thuý, Vũ Nam, Lê Thị Hiền, Nguyễn Văn Toại (2006), Điều trị kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền, NXB Y học Hà Nội, tr. 251-254. 41. Trần Thuý, Lê Thị Hiền (2002), "Thiếu sữa", Sản phụ khoa YHCT, NXB Y học Hà Nội, tr. 187-188. 42. Đặng Ánh Tuyết (2002), Nghiệm phương điều trị thiếu sữa, Tạp chí Đông y Việt Nam, số 335, tr. 9. 43. Bành Ước Trí (2002), Kiến thức nuôi con, NXB Thanh niên, tr. 358- 364. 44. Phạm Văn Trịnh, Lê Thị Hiền (2008), "Thiếu sữa", Bài giảng ngoại - phụ Y học cổ truyền, NXB Y học Hà Nội, tr. 98-102 45. Chu Quốc Trường (2004), Đánh giá phương pháp tác động cột sống để phục hồi nguồn sữa mẹ, Báo cáo đề tài cấp cơ sở-Bệnh viện YHCT Trung ương, tr. 6, 10, 12. 46. Trường Đại học Dược Hà Nội (2000), Dược học cổ truyền, tr. 285, 318, 333, 334, 341. 47. Trường Đại học Y Hà Nội - Khoa y tế công cộng (2006), Một số vấn đề về phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khoẻ cộng đồng, NXB Y học Hà Nội, tr. 64. 48. Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (1998), Sản phụ khoa tập I, NXB thành phố Hồ Chí Minh, tr. 3-26, 105-136, 154-180, 371-382, 468-486. 83 49. Trường đại học Y Hà Nội- Khoa Y học cổ truyền (2005), Bào chế đông dược, NXB Y học Hà Nội, tr. 72, 88-89, 107-108, 142-143, 153- 154. 50. Nguyễn Đức Vy (2002), Bài giảng sản phụ khoa tập II, NXB Y học, tr. 202-243 51. Trần Sỹ Viên, Hà Giang (2005), Thuốc và biệt dược chữa bệnh phụ khoa, NXB Y học Hà Nội, tr. 349-377. 52. Viện Y học cổ truyền Việt Nam-Bộ môn YHCT (1996), "Ít sữa", Sản phụ khoa Y học cổ truyền, NXB Y học, tr. 224. 53. Viện Y học cổ truyền Việt Nam-Bộ môn YHCT Trường đại học Y Hà Nội (1996), Sản phụ khoa Y học cổ truyền, tr. 165-168. TIẾNG TRUNG 54. 段如鳞 , 陈解民 (2005), 妇产科症状鉴别诊断学, 人民军医出版社, 1144 - 1147页. Đoàn Như Lân, Trần Giải Dân (2005), Phụ sản khoa chứng trạng giám biệt chẩn đoán học, Nhân dân quân y xuất bản xã, tr. 1144-1147. 55. 吴祥德, 守义(2006), 产后缺乳症病诊治, 人民卫生出版社, 35 - 37页. Ngô Tường Đức, Ninh Nghĩa (2006), Sản hậu khuyết nhũ chứng bệnh chẩn trị, Nhân dân vệ sinh xuất bản xã, tr. 35-37. 56. 郭志强,张宗芳(2007), 中医妇科治疗大成,上海科学技术出版社, 201 - 203页. Quách Chí Cường, Trương Tôn Phương (2007), Trung y phụ khoa trị liệu đại thành, Thượng Hải khoa học kỹ thuật xuất bản xã, tr. 201-203. 57. 马宝璋, 欧阳, 惠卿, 陆莲舫(2005), 中医妇科学, 上海科学技术出版社, 373 - 374页. Mã Bảo Chương, Âu Dương, Huệ Khanh, Lục Liên Phảng (2005), Trung y phụ khoa học, Thượng Hải khoa học kỹ thuật xuất bản xã, tr. 373-374. 58. 朱生全 (1998), “产后缺乳”,百病效验方, 北京中国中医葯出版社, 84 521-523页. Chu Sinh Toàn (1998), “Sản hậu khuyết nhũ”, Bách bệnh hiệu nghiệm phương, Bắc Kinh Trung y dược xuất bản xã, tr. 521-523. 59. 徐红 (2006), “紫河车与猪胎盘促进产后乳汁分泌效果比较”, 实用临 床医学杂志, 7(9): 160页. Từ Hồng (2006), “Tử Hà Sa với Trư thai bàn xúc tiến sản hậu nhũ trấp thúc tiến hiệu quả khá”, Thực dụng lâm sàng y học tạp chí, 7(9), tr. 160. 60. 黄醒华(1995), “全国母乳喂养学术研讨会纪要”, 中华妇产科杂志, 30 (10): 582-583. Hoàng Tỉnh Hoa (1995), “Toàn Quốc mẫu nhũ uy dưỡng học thuật nghiên thảo kỉ yếu”, Trung Hoa sản hậu khoa tạp chí, 30 (10): tr. 582- 583. 61. 林毅, 唐汉钧(2003), 现代中医乳房病学, 北京: 人民卫生出版社, 238-248页. Lâm Nghị, Đường Hán Quân (2003), Hiện đại Trung y nhũ phòng bệnh học, Bắc Kinh nhân dân vệ sinh xuất bản xã, tr. 238-248. 62. 张勤化 (2008),曙光医院妇科教研室,"产后病,产后缺乳". 中华妇 产科杂志, 25(12), 25-30页. Trương Cần Hoa (2008), Thự Quang Y viện phụ khoa Bộ môn, “Sản hậu bệnh, sản hậu khuyết nhũ”, Trung Hoa phụ sản khoa tạp chí, 25(12), tr. 25-30. 63. 赵颖(2007), 广州中医药大学妇科教研室, “产后缺乳的诊断及治疗”, 中华妇产科杂志 , 26(14): tr. 382-386, 1188-1189, 1552-1563, 1612- 1616, 1752-1755页. Triệu Dĩnh (2007), Bộ môn phụ khoa Trường đại học Trung y dược Quảng Châu, “Sản hậu khuyết nhũ chẩn đoán và trị liệu”, Trung Hoa phụ sản khoa tạp chí, tr. 1752-1755. 64. 季宇彬 (2003), 中药复方科学与药理, 北京人民卫生出版社, 315页. Quý Vũ Bân (2003), Trung dược phúc phương khoa học và dược lý , Bắc Kinh nhân dân vệ sinh xuất bản xã, tr. 315. 85 65. 高学敏(2000),中药学, 北京:人民卫生出版社, 20(14): tr. 283-287, 298- 300页. Cao Học Mẫn (2000), Trung dược học, Bắc Kinh, nhân dân vệ sinh xuất bản xã, tr. 298-300. 66. 佟书贤 (1988), “针刺治疗缺乳症 414例”, 中国针灸, 8(4), 9页。 Đồng Thư Hiền (1988), “Châm thích trị liệu khuyết nhũ chứng 414 trường hợp”, Trung Quốc châm cứu, 8(4), tr. 9. 67. 颜世贵(1986), “针刺治疗缺乳症 286例”, 中国针灸, 6(3), 19页。 Nhan Thế Quý (1986), “Châm thích trị liệu khuyết nhũ chứng 286 trường hợp”, Trung Quốc châm cứu, 6(3), tr. 19. 68. 李志强(1985), “针刺治疗乳汁分泌不足”, 山西中医, 1(2), 57页。 Lý Chí Cường (1985), “Châm thích trị liệu nhũ trấp phân tiết bất túc”, Sơn Tây Trung y, 1(2), tr. 57. 69. 龚炎 (1987),“针刺通乳 65例疗效观察”, 中医杂志, 28(2), 43页。 Cung viêm(1987), “Châm thích thông nhũ 65 trường hợp”, Trung y tạp chí, 28(2), tr. 43. 86 Phụ lục 2 BV ĐA KHOA YHCT HÀ NỘI Khoa Phụ Sản BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU Số bệnh án: .............. 1. Hành chính: Họ và tên: ....................................................................................Tuổi: ........... Nghề nghiệp: ................................................................................................... Địa chỉ: ............................................................................................................... Khi cần báo tin cho: .......................................................................................... .............................................................................................................................Điện thoại: .......................................................................................................... Trình độ học vấn: Phổ thông  Trung cấp, cao đẳng  Đại học  Ngày vào viện: .........../........../ 2009 Ngày tháng đẻ: ........../........../ 2009 Ngày tháng ra viện: ........../.........../ 2009 Số lần sinh: .......................................................................................................... Phương pháp sinh con: Đẻ thường:  Mổ đẻ:  2. Tiền sử sản khoa: Thấy kinh năm bao nhiêu tuổi: .......................................................................... Các lần trước có thiếu sữa không: ..................................................................... Bản thân có mắc bệnh gì khác không ................................................................ 3. Khám: 3.1. Y học hiện đại: Cân nặng trước lúc đẻ: ...........kg. Cao: ........cm. Sinh con: Trai  Gái:  Cân: .............g. Cao: ...........cm. Thiếu sữa ngày thứ mấy sau đẻ: .................... 3.2. Y học cổ truyền: - Vọng: ................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 87 - Văn: ................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................ - Vấn: .................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ - Thiết: ............................................................................................................... ............................................................................................................................. - Thể bệnh: Khí huyết hư:  4. Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá: Thời gian Chỉ tiêu N0 N7 N14 N21 Không bú thêm 1-2 bữa Số bữa bú thêm 3-4 bữa Căng nhiều Căng vừa Mức độ căng tức vú Căng ít Lượng sữa vắt trung bình/ 1 phút (ml) trong đợt điều trị < 5 phút 5-10 phút Thời gian bú 1 bữa bú trong đợt điều trị > 15 phút Thời gian Chỉ tiêu N0 N7 N14 N21 Không bú thêm 1-2 bữa/ngày Số bữa bú thêm của trẻ trong đợt điều trị 3-4 bữa/ngày 88 Không khóc Sự hài lòng của trẻ sau bữa bú trong đợt điều trị Có khóc < 6 lần/ngày Số lần tiểu tiện trong đợt điều trị > 6 lần/ngày 4.2. Cận lâm sàng: Chỉ tiêu cận lâm sàng Trước điều trị Sau điều trị Ure (mmol/l) Creatinin (µmol/l) AST (U/l - 370C) ALT (U/l - 370C) 5. Kết quả phân loại: - Tốt:  - Khá:  - Không kết quả:  Ngày ......tháng ......năm 2009 Người nghiên cứu 89 Phụ lục 3 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU Họ và tên: ………………………………………………………Tuổi: ……….. Nghề nghiệp: …………………………………………………………………. Địa chỉ: ………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………. Sau khi được tư vấn của Bác sĩ, tôi tình nguyện tham gia điều trị thiếu sữa sau sinh bằng “Cốm lợi sữa” tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Tôi sẽ tuân thủ đúng quy trình điều trị. Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2009 Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ và tên) 90 Phụ lục 4 ẢNH CÁC CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC Đảng sâm 党参 Tên khoa học: Radis Codonopsis pilosula (Franch) Nannf. Họ: Hoa Chuông (Campanulaceae). Hoàng kỳ 黄芪 Tên khoa học: Astragalus membranaceus (Fisch) Bge. Họ: Đậu (Fabaceae). 91 Đương quy 当归 Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv) Diel. Họ: Hoa Tán (Apiaceae). Thông thảo 通草 Tên khoa học: Tetrapanax papyriferus (Hook) K. Koch 92 Cát cánh 桔梗 Tên khoa học: Platycodon grandiflorum A.DC. Họ: Hoa Chuông (Campanụlaceae). Mộc thông 木通 Tên khoa học: Akebia quinata (Thunb) Decne Họ: Mộc Thông (Lardizabalaceae). 93 Mạch môn đông 麦门冬  Tên khoa học: Ophiopogon Japonicus Wtall.  Họ: Hành Tỏi (Liliaceae). Móng sừng lợn 七孔猪蹄 Tên khoa học: Pigis toenail. Ý dĩ 薏苡仁 Tên khoa học: Coix lachryma jobi L.  Họ: Lúa (Poaceae).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_ckii_truong_tan_hung_bac_giang_1688.pdf
Luận văn liên quan