Khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta còn nhiều tiềm năng và là
một khu vực kinh tế năng động, có nhiều triển vọng phát triển . Vì
vậy với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc đổi
mới cơ chế , chính sách nhăm khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân
cộng với sự phát huy tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp ,
nhất định khu vực kinh tế tư nhân sẽ có những đóng góp to lớn hơn
vào công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hoá đất nước .
40 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới cở chế, chính sách nhằm khuyến khính phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh , nhưng nh ìn chung vẫn còn nhiểu yếu kém bấ t cập
trước yêu cầu nhiệm vu và đò i hỏ i của nền kinh tế th ị trường nhấ t là
trước yêu cầu công nghiệp hoá , h iện đạ i hoá đấ t nước thời mở của
nền kinh tế .
Nhờ đổi mới và phá t tr iển khu vực kinh tế tư nhân , chúng ta
đã từng bước h ình thành được đội ngũ các nhà doanh nghiệp hoạ t bá t
trong hầu hế t các lĩnh vực , các ngành nghề của nền kinh tế quộc dân
với số lượng ngày một lớn : khoảng 40 .000 chủ doanh nghiệp và trên
120 .000 chủ trang trạ i . Đây thực sự là một thành quả có ý nghĩa lớn
trong việc xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp và phá t huy
nguồn lực con người cho đấ t nước thời mở của của khu vực kinh tế
tư nhân . Mặc dù được h ình thành một cách tự phá t nhưng nhờ được
đào luyện trong cơ chế th ị trường, đội ngũ các nhà doanh nghiệp tư
nhân đã tỏ rõ , bản lĩnh tà i năng, th ích ứng khá kịp thới cới sự
chuyển đổi của nền kinh tế . Họ đã vươn lên tham gia vào hầu hế t các
lĩnh vực , ngành nghề sản xuấ t kinh doanh mà luậ t pháp không cấm.
I.3.4. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, góp phần xây dựng
quan hệ sản xuất mới và thực hiện công bằng xã hội.
Chính nhờ phá t tr iển kinh tế tư nhân với nh iều loạ i h ình kinh
tế khác nhau , đã góp phần làm cho quan hệ sản xuấ t chuyển b iến phù
hợp với lực lượng sản xuấ t trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế
nước ta .
Trước hế t là sự chuyển b iến trong quan hệ sở hữu. Nếu trước
đây quan hệ sở hữu ở nước ta ch ỉ gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập
thể th ì giờ đây quan hệ sở hữu đã được mở rộng hơn: còn có sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuấ t và sở hữu hỗn hợp.
Sự chuyển b iến trong quan hệ sở hữu nói trên kéo theo sự
chuyển b iến trong quan hệ quản lý : h ình thành tầng lớp chủ doanh
nghiệp tư bản tư nhân bên cạnh đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp
nhà nước; h ình thành đội ngũ những người lao động làm thuê trong
các doanh nghiệp tư bản tư nhân bên cạnh những người làm công ăn
lương trong các doanh nghiệp nhà nước ...; xuấ t h iện quan hệ chủ
thơ, quan hệ mướn lao động thông qua hợp đồng kinh tế ; th ị trường
lao động bước đầu được h ình thành và ngày càng mở rộng, tạo cơ
hội t ìm kiếm việc làm cho mọi người thay cho việc phân bổ lao động
vào các doanh nghiệp theo ch ỉ t iêu ( cơ chế kế hoạch hoá tập trung
trước đây)v.v.
Quan hệ phân phối giờ đây càng trở nên linh hoạ t, đa dạng:
ngoà i phân công chủ yếu dựa trên lao động, còn sử dụng các h ình
thức phân phối theo vốn góp , theo tà i sản , theo cổ phần và các h ình
thức khác .v.v.
Chính sự chuyển b iến của các quan hệ sở hữu, quản lý và
phân phối nó i trên đã làm cho quan hệ sản xuấ t trở nên mềm dẻo , đa
dạng, linh hoạ t, dễ được chấp nhận và phù hợp với thực trạng nền
kinh tế và tâm lý xã hộ i ở nước ta h iện nay.
PHẦN II
THỰC TRẠNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ CƠ CHẾ
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN
II .1. Thực trang phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian qua.
II.1.1.Kinh tế tư bản tư nhân.
- Về vốn sản xuất:
Theo số liệu thống kế năm 1995, trong tổng số 15 .276 doanh
nghiệp tư nhân , công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần th ì
có tới 87 ,2% số doanh nghiệp có mức vốn đ iều lệ dưới 1 tỷ đồng,
trong đó 29 ,4% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 100 tr iệu đồng.
Những doanh nghiệp có mức vốn dưới 10 tỷ đồng ch iếm 10% trên 10
tỷ đồng trở lên ch iếm 1%, trong đó từ 100 tỷ đồng trở lên ch ỉ có
0 ,1%.
-Về tài sản cố định:
Trong ba loạ i h ình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư
nhân th ì doanh nghiệp tư nhân có giá tr ị tà i sản cố đ ịnh b ình quân
chung thấp nhấ t: 0 ,1 tỷ đồng (năm 1991), nhưng có xu hướng tăng
lên và giữa ổn đ ịnh ở mức 0 ,2 tỷ đồng (từ 1992 đến 1996);
-Về lực lượng lao động:
Số lượng lao động b ình quân một doanh nghiệp tư nhân là 8
lao động năm 1991 tăng lên 9 lao động năm 1996, 17 lao động năm
1997 và 19 lao động năm 1998. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê
năm 1999 th ì: 432 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân có tư
100 – 299 lao động; 89 doanh nghiệp có 300 – 499 lao động và 101
doanh nghiêp có từ 500 lao động trở lên ; số cọn lạ i 25 .399 doanh
nghiệp( trong tổng số 26 .021 doanh nghiệp) có số lao động dưới
100 .
-Về doanh thu:
Năm 1991, b ình quân doanh thu của một cơ sở thuộc khu vực
kinh tế tư nhân là 2 ,7 tỷ đồng, sau 5 năm doanh thu đạ t 2 ,8 tỷ đồng
(năm 1996), có tăng chút í t . Nếu t ính đến yếu tố trượt giá và lạm
phá t th ì thực tế b ình quân doanh thu của một cơ sở sau 5 năm là
giảm.
-Về chỉ t iêu nộp ngân sách:
Bình quân chung cả 3 loạ i h ình doanh nghiệp trên là 0 ,12 tỷ
đồng/ cơ sở năm 1991, sau 5 năm mức b ình quân này giảm còn 0 ,07
tỷ đồng (năm 1996);
Như vậy , so với ch ỉ t iêu doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính
phủ và một số nước trên thế giới th ì rõ ràng các doanh nghiệp thuộc
khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta chủ yếu thuộc loạ i h ình doanh
nghiệp nhỏ .
II.1.2. Kinh tế cá thể, t iểu chủ
Các cơ sở sản xuấ t kinh doanh cá thể , t iểu chủ ở nước ta về
quy mô có những đặc trưng chủ yếu sau :
- Vốn sản xuấ t kinh doanh khoảng 11 tr iệu đồng.
- Sử dụng khoảng 3 ,3 lao động (kể cả chủ) ở nông thôn và
6 ,3 lao động ở thành phố (năm 1996).
- Doanh thu hàng năm khoảng 18 tr iệu đông.
Có thể kế t quả đ iều tra trên chưa phản ánh thậ t đầy đủ , nhưng
cũng cho thấy phần nào thực trạng quy mô vốn , lao động, doanh
thu .. . của loạ i h inh kinh tế cá thể , t iểu chủ ở nước ta , nh ìn chung là
nhỏ bé . Sản xuấ t kinh doanh của loạ i h ình kinh tế này phần lớn ch ỉ
đủ tá i sản xuấ t giản đơn , khả năng tích luỹ tá i sản xuấ t mở rộng
vươn lên chuyể đổi sang các loạ i h ình doanh nghiệp có quy mô lớn
hơn rấ t khó khăn . Nó không phả i là loạ i h ình kinh tế chủ yếu để
làm giàu , nhưng lạ i cần th iế t cho bước quá độ sang nền kinh tế th ị
trường ở nước ta h iện nay - nhấ t là trong việc giả i quyế t việc làm,
huy động nguồn lực nhỏ lẻ , phân tán trong dân và phá t tr iển sản
xuấ t, h ình thành các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa và độ i ngũ lao
động cho nền kinh tế th ị trường,v.v.
II.1.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh .
Năm 1994, b ình quân một doanh nghiệp thuộc 3 loạ i h ình
công ty cổ phần , công ty trách nhiêm hữu hạn , doanh nghiệp tư nhân
có số vốn thực tế sử dụng là 193 ,6 tr iệu đồng, tạo ra doanh thu
khoảng 312 ,2 tr iệu đồng, tức là 1 đồng vốn sử dụng mang lạ i 1 ,6
đồng doanh thu ; nộp ngân sách 91 tr iệu đồng (2 ,9% doanh thu). Nếu
t ính cho từng loạ i h ình doanh nghiệp th ì mang lạ i 1 ,3 đồng doanh
thu và nộp ngân sách nhà nước 0 .03 đồng; tương tự: công ty cổ phần
là 0 ,3 đồng doanh thu và 0 .04 đồng nộp ngân sách; doanh nghiệp tư
nhân là 5 .45 đồng doanh thu và 0 ,01 đồng nộp ngân sách . Xem xé t
theo ngành th ì thấy rằng: ngành công nghiệp kha i thác b ình quân 1
đồng vốn tạo ra được 1 đồng doanh thu và nộp ngân sách 0 ,02 đồng;
tương tự: công nghiệp chế b iến là : 1,47 đồng và 0 .03 đồng; ngành
xây dựng là : 1 ,42 đồng và 0 ,05 đồng; ngành vận tả i 0 ,46 đồng và
0 ,013 đồng; ngành nông – lâm nghiệp là : 0 ,9 đồng và 0 ,02 đồng.
Căn cứ vào ch ỉ t iêu doanh thu và nộp ngân sách có thể thấy
rằng: doanh nghiệp tư nhân là loạ i h ình doanh nghiệp hoạ t động có
h iệu quả nhấ t (5 ,45 đồng doanh thu / 1 đồng vốn) t iếp đó là công ty
trách nhiêm hữu hạn 1 ,3 đồng doanh thu / 1 đồng vốn và sau cùng là
công ty cổ phần; doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu
hạn cũng có tỷ lệ nộp ngân sách trên doanh thu cao . Còn xé t theo
ngành sản xuấ t thấy rằng: ngành công nghiệp chế b iến và xây dựng
có doanh thu cao (doanh thu 1 ,47 đồng và 1 ,42 đồng/ 1 đồng vôn) và
đóng góp ngân sách (0 ,03 đồng/ 1 đồng doanh thu) cao hơn so với
công nghiệp kha i thác và vận tả i (doanh thu 0 ,46 đồng và 1 ,0 đồng,
nộp ngân sách 0 ,03 đồng và 0 ,02 đồng). Các ngành có h iệu quả hơn
cả vẫn là thương nghiệp , sửa chữa và công nghiệp chế b iến ; ngành
nông – lâm nghiệp vẫn có h iệu quả nhấ t.
Kết quả đ iều tra năm 1995 của Tổng cục Thống kê và những
khảo sá t nghiên cứu gần đây cũng cho thấy: trong các doanh nghiệp
tư nhân , t ính b ình quân một đồng vốn đem lạ i 3 ,2 đồng doanh thu và
mức s inh lời trên 1 đồng vốn là 0 .057 đồng; công ty trách nhiệm hữu
hạn tương ứng là 1 ,94 đồng và 0 ,018 đồng; doanh nghiệp nhà nước
một đồng vốn tạo được 1 ,43 đồng doanh thu , mức s inh lời trên một
đồng vốn là 0 ,054 đồng và lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu là 0 ,0378
đồng. Điều đó nói lên rằng: h iệu quả hoạ t động của các loạ i h ình
doanh nghiệp tư bản tư nhân , doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước
ta cũng như doanh nghiệp nhà nước còn rấ t thấp .
Mặc dù năng lực sản xuấ t kinh doanh của kinh tế cá thể và
t iểu chủ hạn chế so với các loạ i h ình doanh nghiệp tư nhân , công ty
trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phân , nhưng lạ i là loạ i h inh kinh
tế có số lượng lớn , trả i rộng trên nh iều vùng, hoạ t động trên nh iều
lĩnh vực khác nhau nên trong cơ cấu doanh thu của khu vực kinh tế
tư nhân lạ i ch iếm tỷ trọng lớn nhấ t. Cụ thể là : trong tổng doanh thu
của cả khu vực kinh tế tư nhân năm 1996, kinh tế cá thể , t iểu chủ
ch iếm 40 ,6%, thứ ha i là công ty trách nhiêm hữu hạn ch iếm 36 ,04% ,
thứ ba là doanh nghiệp tư nhân ch iếm 17 ,18%, thứ tư là công ty cổ
phần ch iếm 3 ,78%. Riêng trong việc giả i quyế t việc làm cho lao
động th ì kinh tế cá thể là nơi thu hút số lượng lớn nhấ t so với các
loạ i h ình kinh tế khác . Cụ thể là : kinh tế cá thể , t iểu chủ ch iếm
81 ,2%; công ty trách nhiệm hữu hạn ch iếm 7 ,98%; doanh nghiệp tư
nhân ch iếm 5 ,54%; và thấp nhấ t là công ty cổ phân ch iếm 0 ,84%.
Như vậy có thể thấy rằng: doanh nghiệp tư nhân , công ty
trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là những loạ i h ình kinh tế
có khả năng huy động nguồn vốn lớn vào sản xuấ t kinh doanh
(khoảng 70% nguồn vốn), nhưng loạ i h ình kinh tế cá thể và t iểu chủ
lạ i chủ yếu giả i quyế t việc làm cho lao động xã hộ i trên d iện rộng (
hơn 81% lực lượng lao đông), tuy nhiên khả năng huy động vốn hạn
chế .
II.1.4.Tốc độ tăng trưởng, phát triển của kinh tế tư nhân.
-Các loạ i h ình kinh tế tư bản tư nhân: có tốc độ tăng cao vào
năm 1994 với mức tăng 60% so với năm 1993, nhưng các năm tiếp
theo tốc độ tăng giảm dần , đạ t b ình quân khoảng 37%/năm (gia i
đoạn 1994 - 1997) và giảm còn 4%/năm vào năm 1998. Như vậy, nếu
xé t về số lượng cở sở sản xuấ t kinh doanh th ì các doanh nghiệp tư
bản tư nhân có tốc độ tăng mạnh và cao hơn so với các loạ i h ình
kinh tế cá thể , t iểu chủ khoảng 3 lần(37%/13%). Cụ thể là : doanh
nghiệp tư nhân có tốc độ tăng trưởng gia i đoạn năm 1997 là 36%,
năm 1998 còn 7%; công ty trách nhiêm hữu hạn tương ứng là 49% và
3%; công ty cổ phần tương ứng là 138% và 13% và mực b ình quân
chung của khu vực kinh tế tư nhân vào khoảng 20%.
- Các loạ i h ình kinh tế cá thể , t iểu chủ: có tốc độ tăng về số
lượng không đều , b ình quân
gia i đoạn 1992 – 1997 tăng khoảng 13%/năm. Năm 1990 có khoảng
800 .000 cơ sở kinh tế cá thể , t iểu chủ, năm 1992 có 1 .498 .600 cơ sở
tăng 87% so với năm 1990, năm 1994 có 1 .533 .100 cơ sở, tăng 2 ,3%
so với năm 1992, năm 1995 lên đến 2 .050 .200 cơ sở, tăng 34% so
với năm 1994, và sang năm 1996 có 2.215 .000 cơ sở, tăng 8% so với
năm 1995
Nhờ có tốc độ phá t tr iển và tăng trưởng nhanh nên khu vực
kinh tế tư nhân đã đóng góp ngày càng quan trọng vào GDP của nền
kinh tế : từ 102 .468 tỷ đồng năm 1995 đã tăng lên 151 .388 tỷ đồng
vào năm 1998, ch iếm tỷ t rọng 41 ,06% GDP.
Tuy nhiến đáng lưu ý là tốc độ phá t tr iển của khu vực kinh tế
cá thể , t iểu chủ và tư bản tư nhân cũng như toàn bộ nền kinh tế nước
ta đã có dấu h iệu chững lạ i vào năm 1997 – sau một thời gian phá t
tr iển có thể nó i khá ngoạn mục . Sự suy giảm của khu vực kinh tế t ư
nhân một mặt là do tác động của cuộc khủng hoảng tà i ch ính khu vực
– đây được co i là nguyên nhân trực t iệp trước mắt; còn nguyên nhân
sau xa bên trong lạ i ch ính do cơ chế , ch ính sách quản lý đ iều hành
vĩ mô của Nhà nước tỏ ra chưa phù hợp với đò i hỏ i của khu vực kinh
tế tư nhân đã có nhiều đổi khác sau hơn 10 năm đổi mới; đồng thời
cũng do những hạn chế về năng lực nộ i tạ i của bản thân khu vực
kinh tế tư nhân . Mặc dù vậy, thành tựu phá t tr iển của khu vực kinh
tế tư nhân gắn liền với công cuộc đổi mới là to lớn và rấ t có ý nghĩa ,
góp phân tạo t iền đề quan trọng cho bước phá t tr iển mới của đấ t
nước trước thềm thế kỷ XXI và là thành tựu đáng ghi nhân của một
chặng đường phá t tr iển và những tồn tạ i cũng là tấ t yếu . Nhiệm vụ
của gia i đoạn tới là phả i t iếp tục khắc phục những tổn tạ i nhằm thúc
đẩy khu vực kinh tế tư nhân phá t tr iển phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá , h iện đạ i hoá đấ t nước theo cương lĩnh , ch iến lược đã đề
ra .
II.1.5. Cơ cấu ngành nghề, l ĩnh vực kinh doanh và xu hướng đầu
tư của kinh tế tư nhân .
Từ sau Đại hộ i Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, khu vực
KTTN đã được nhìn nhận dưới ánh sáng đổi mới. Luậ t Doanh nghiệp
tư nhân được ban hành năm 1990, Ngh ị đ ịnh số 221/HĐBT ngày
23/7 /1991 của Hội đồng Bộ trưởng cungc nhiều ch ính sách khác của
Đảng và Nhà nước đã tạo đ iều kiện khuyến khích sự phá t tr iển nhanh
chóng của khu vực kinh tế năng động này qua bảng 1 . Năm 1990 mới
có khoảng 800 .000 cơ sở kinh tế cá thể , t iểu chủ , đến năm 1992 sau
một năm thực h iện Nghị đ ịnh số 221/HĐBT, đã có 1 .497 .600 hộ cá
thể , t iểu chủ , đăng kí kinh doanh . Đến năm 1994, đã lên tới
1 .533 .100 cơ sở, năm 1995 có 2 .050 .200 cơ sở. Bình quân gia i đoạn
1990 – 1996, mỗi năm tăng 533 .775 cơ sở, và tốc độ tăng hàng năm
hơn 20% xé t về số lượng.
T ính b ình quân gia i đoạn 1991 -1998, mỗi năm tăng thêm hơn
3 .200 doanh nghiệp , tức là khoảng 32% trong đó , năm 1992 các
doanh nghiệp tư nhân , công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ
phần có tốc độ tăng về số lượng rấ t cao 1 ,225%. Năm 1999, Luật
Doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua và có h iệu lực th i hành
kể từ năm 2000. T ính đến tháng 12- 2000 , sau 12 tháng thực h iện
Luật Doanh nghiệp , số lượng doanh nghiệp đăng ký trong cả nước
lên đến 13 .500 doanh nghiệp (tăng gấp 5 lần số doanh nghiệp được
thành lập trong năm 1999), trong đó có 3 .736 công ty TNHH và
3 ,559 doanh nghiệp tư nhân . Mức tăng số lượng của mỗi loạ i h ình
doanh nghiệp tư nhân , công ty TNHH và công ty cổ phần cũng khác
nhau .
Bảng 1: Số cơ sở kinh tế tư nhân g iai đoạn 1991 – 1998.
Loại
h ình
1994 1995 1996 1997 1998
Tư bản
tư nhân
10 .881 15 .276 18 .894 25 .002 26 .021
% so
năm
trước
59 ,8 40 ,4 23 ,7 32 ,4 4 ,1
DN tư
nhân
7 .794 10 .916 12 .464 17 .500 18 .750
% so
năm
trước
34 ,1 40 ,1 14 ,2 40 ,4 7 ,1
Cty
TNHH
2 .968 4 .242 6 .303 7 .350 7 .100
% so
năm
trước
84 ,7 42 ,9 48 ,6 16 ,7 -3 ,4
Cty Cổ
phần
119 118 127 152 171
% so
năm
trước
626 ,3 -0 ,8 7 .6 19 ,7 12 ,5
Số cơ
sở KT
cá thể
1 .533 .100 2 .050 .200 2 .215 .000
% so
năm
trước
102 ,3 133 ,7 108
Trong tổng số 31 .519 doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN năm
2000, cơ cấu phân bổ như sau : Hộ kinh doanh gia đ ình 75 ,67%, công
ty TNHH chiếm 22 ,84%, công ty cổ phần ch iếm 1 ,49%. Như vậy,
doanh nghiệp hộ kinh doanh là h ình thức tổ chức phổ b iến nhấ t của
khu vực KTTN.
Xu hướng tập trung vào lĩnh vực thương mại d ịch vụ của khu
vực KTTN không ch ỉ thể h iện về mặt số lượng, mà còn thể h iện qua
cơ cấu vốn đầu tư và số lượng lao động sử dụng, doanh thu , nộp
thuế .. . Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tês Trung ương: trong số
170 .495 tỷ đồng vốn kinh doanh của khu vực KTTN(1996) ngành
thương nghiệp , sửa chữa xe máy ch iếm 38 ,8%; ngành công nghiệp
chế b iến có 27%; lĩnh vực vận tả i , kho bã i , thông t inh liên lạc ch iếm
9%; các lĩnh vực khác ch iếm 26%.
Trong khu vực sản xuấ t, khu vực KTTN chiếm tỷ trọng thấp ,
t iềm lực còn nhỏ bé , khả năng cạnh tranh thấp . Năm 1998, khối sản
xuất của khu vực Nhà nước còn chiếm tới 53% tổng giá tr ị sản
lượng, khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 15% năm 1995 đã
tăng lên 18% năm 1998, khối KTTN chiếm 28% năm 1995 đã giảm
xuống còn 27 ,8% vào năm 1998, trong đó khu vực KTTN chính thức
(có đăng ký kinh doanh) từ 10 ,5% năm 1995 giảm xuống 9 ,6% năm
1998. Nếu xé t về tốc độ tăng trưởng giá tr ị tổng sản lượng th ì : khu
vực nhà nước từ 11 ,7% năm 1995 giảm xuống 5 ,5% năm 1998; khu
vực KTTN từ 16 ,8% năm 1995 xuống đến 9% năm 1998; r iêng khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tư 14 ,9% năm 1995 tăng lên
28 ,1% vào năm 1998.
Xét về cơ cấu ngành nghề , lĩnh vực kinh doanh: phần lớn các
doanh nghiệp tư nhân trong nước thuộc các lĩnh vực thương nghiệp ,
d ịch vụ , t iểu thủ công, lắp ráp , chế b iến thực phẩm, sản xuấ t hàng
t iêu dùng...
II.1.6. Những tồn tại , yếu kém của thành phần kinh tế tư nhân.
Một là , phần lớn các cơ sở kinh tế tư nhân đều có quy mô nhỏ ,
năng lực và sức cạnh tranh hạn chế , dễ b ị tổn thương trong cơ chế
th ị trường. Hiện nay có tới 87 ,2% số doanh nghiệp có mức vốn dưới
1 tỷ đồng, trong đó 29 .4% có mức vốn dưới 100 tr iệu đồng; những
doanh nghiệp có mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên ch ỉ ch iếm 1%, trong
đó từ 100 tỷ đồng trở lên có 0 ,1%.Thiếu vốn để sản xuấ t và mở rộng
sản xuấ t là h iện tượng phổ b iến đối với toàn bộ các doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân h iện nay và được co i là một trong
những cản trở lớn nhấ t (sau vấn đề th ị trường t iêu thụ và cạnh tranh)
đến sự phá t tr iển sản xuấ t kinh doanh của các cơ sở kinh tế tư nhân .
Hầu hế t các doanh nghiệp khởi sự hoàn toàn bằng vốn tự có í t ỏ i của
mình .
Ngân hàng th ì luôn ở trong t ình trạng thủ thế “chở doanh
nghiệp đến vay với đầy đủ các đ iều kiện về tà i sản thế chấp” chứ
không phả i là “t ìm các phương án kinh doanh có h iệu quả để cho
vay” . Mặc khác bản thân doanh nghiệp cũng có những hạn chế nhấ t
đ ịnh trong việc t iếp cận các nguồn vốn , t iếp cận thông t in . Thành lập
doanh nghiệp chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm chứ chưa t ính toán
đầy đủ nhu cầu th ị trường và khả năng t iêu thụ chắc chắn , nên hầu
hế t các chủ doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân ( nhấ t là hộ
cá thể và t iểu chủ) hoạ t động th iếu phương án cũng như kế hoạch
kinh doanh , vì vậy dễ đổ vỡ trước b iến động của th ị trường.
Hệ thống ngân hàng, kể cả hệ thống tà i ch ính trung gian yếu
kém cùng với những thủ tục thế chấp phức tạp và nạn quan liêu đã
kh iến cho hơn 20% các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa không
muốn vay ngân hàng. Không có được các đ iều kiện vay thuận lợi như
các doanh nghiệp nhà nước nên ch ỉ có 18% các doanh nghiệp tư
nhân vừa và lớn vay được vốn dà i hạn; đố i với doanh nghiệp tư nhân
nhỏ và vừa con số này chắc chắn sẽ còn thấp hơn .
Hai là , máy móc, th iế t b ị , công nghệ lạc hậu và nguồn nhân
lực còn nhiều hạn chế . Mặc dù nhận thức dược nhu cầu cấp bách
phả i nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá , song khả
năng đổi mới th iế t b ị , công nghệ của các cơ sở sản xuấ t tư nhân hạn
chế (do th iếu vốn đầu tư) vì vậy phần lớn đều đang sử dụng máy móc
th iế t b ị cũ , lạc hậu; rấ t í t doanh nghiệp sử dụng máy móc, công nghệ
mới cũng như thuê máy móc th iếu b ị. Đa số các cơ sở sản xuấ t tư
nhân cũng như hộ cá thể , t iểu chủ đều sử dụng máy móc, th iế t b ị cũ ,
lạc hậu 2 -3 thế hệ . Số doanh nghiệp được trang b ị máy móc công
nghệ h iện đạ i chưa nhiều , ch ỉ có khoảng 24% doanh nghiệp tư nhân
và 25% công ty trách nhiệm hữu hạn là đầu tư mua sắm th iế t b ị h iện
đại; còn lạ i 37 ,2% số doanh nghiệp tư nhân và 20% số công ty trách
nhiệm hữu hạn sử dụng công nghệ truyền thống; 34% số doanh
nghiệp tư nhân và 57% số công ty trách nhiệm hữu hạn sử dụng công
nghệ h iện đạ i và truyền thống. Các hộ cá thể , t iểu chủ sử dụng công
nghệ thủ công và truyền thống là phổ b iến , việc đổ i mới trang th iế t
b ị , công nghệ h iện đạ i còn rấ t hạn chế . Do đó đã hạn chế năng suấ t
lao động, chấ t lượng sản phẩm của phần lớn các cơ sở sản xuấ t kinh
doanh .
Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của kinh tế tư
nhân chủ yếu là lao động phổ thông, í t được đào tạo , th iếu kỹ năng,
tr ình độ văn hóa thấp . Số liệu đ iều tra cho thấy: trong khu vực kinh
tế tư nhân ch ỉ có 5 ,13% lao động có tr ình độ đạ i học , khoảng 48 ,4%
số chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên môn. Trong số lao
động có tr ình độ cao đẳng và đạ i học trở lên th ì doanh nghiệp tư
nhân ch iếm 1 ,9%, công ty cổ phần là 1 ,3%, công ty trách nhiệm hữu
hạn là 8 .6%, trong các cơ sở kinh tế cá thể , t iểu chủ là 0 .5%. Cùng
với sự lạc hậu về công nghệ , kỹ thuật, sự yếu kém của đội ngũ lao
động là nguyên nhân làm hạn chế h iệu quả sản xuấ t kinh doanh của
khu vực kinh tế này.
Ba là , th iếu mặt bằng sản xuấ t và mặt bằng sản xuấ t không ổn
đ ịnh là t ình trạng phổ b iến đã tác động bấ t lợi tới ch iến lược kinh
doanh của các doanh nghiệp . Luậ t Đất đa i ch ỉ quy đ ịnh quyến sử
dụng đấ t , không cho phép tư nhân có quyền sở hữu và hạn chế
nghiêm ngặt việc mua bán đấ t đa i . Trong đ iều kiện như vậy, bấ t lợi
hơn cả ch ính là các cơ sở kinh tế tư nhân mới thành lập rấ t khó có
được mặt bằng đấ t đa i ổn đ ịnh . Thêm vào đó , sự phân b iệ t đố i xử
trong việc giao đấ t của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và
cho thuê đấ t đố i với các cơ sở kinh tế tư nhân cũng gây bấ t lợi và
th iệ t thò i cho khu vực kinh tế tư nhân . Mắt khác , những vấn đề về
chuyển nhưỡng, cho thuê quyền sử dụng đấ t lạ i chưa rõ ràng càng
làm cho vấn đề mặt bằng sản xuấ t căng thăng hơn. Rất í t doanh
nghiệp có mặt bằng sản xuấ t ngay từ kh i mới thành lập mà thường
phả i đ i thuê hoặc tận dụng đấ t ở và đ iều này đã ảnh hưởng không
nhỏ tới sản xuấ t kinh doanh .
Bốn là, th iếu th ị trường t iêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề cản
trở lớn đến phá t tr iển sản xuấ t kinh doanh của khu vực kinh tế tư
nhân . Hầu hế t các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân mua
nguyên liệu đầu vào và t iêu thụ sản phẩm đầu ra trên th ị trường đ ịa
phương và dựa vào mạng lưới quan hệ cá nhân . Hiện nay một số sản
phẩm hàng hoá của khu vực kinh tế tư nhân cũng đã có mặt trên th ị
trường thế giới , tuy vậy sản phẩm đủ chấ t lượng xuấ t khẩu còn í t và
ch ịu sức ép cạnh tranh gay gắ t , còn lạ i phần lớn sản phẩm của khu
vực kinh tế tư nhân được t iêu thụ trên th ị trường nội đ ịa . Nhưng và i
năm gần đây, do tác động bấ t lợi của cuộc khủng hoảng tà i ch ính
khu vực , nền kinh tế tăng trưởng giảm, thu nhập của dân cư sú t kém
nên sức mua trong nước cũng giảm. Thêm vào đó , hàng hoá trong
nước còn tồn đọng với khối lượng lớn , cùng với hàng nhập lậu tran
lan không kiểm soá t được đã làm cho việc t iêu thụ hàng hoá của khu
vực kinh tế tư nhân rơi vào t ình thế cực kỳ bấ t lợi , làm cho nhiều cơ
sở sản xuấ t b ị đ ình đốn , phá sản .
Năm là, khả năng cạnh tranh để tồn tạ i , đứng vững trong cơ
chế th ị trường của các cơ sở kinh tế tư nhân còn hạn chế , một số t iêu
cực nảy s inh đã làm cho tốc độ phá t tr iển của cả khu vực kinh tế tư
nhân đang chững lạ i và có b iểu h iện suy giảm trong những năm gần
đây. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân giảm
từ mức cao 60% vào thời đ iểm năm 1994 xuống còn 415 năm 1995,
năm 1996 còn 24%, năm 1997 còn 32%, đặc b iệ t năm 1998 ch ỉ còn
4%. Đáng chú ý là trong năm 1998 đã giảm đ i 250 công ty trách
nhiệm hữu hạn (từ 7 .350 công ty trách nhiệm hữu hạn năm 1997 đến
năm 1998 còn 7 .100 công ty trách nhiệm hữu hạn), số công ty cổ
phần tăng lên 19 , r iêng doanh nghiệp tư nhân tăng cao nhấ t là 1 .250
doanh nghiệp so với năm 1997. Tốc độ tăng GDP của cả khối kinh tế
tư nhân giảm từ 8 .7% năm 1995 xuống 5 ,7% vào năm 1997 và 4 .2%
vào năm 1998. Ngoài ra còn có h iện tượng rấ t đáng lưu ý là : một số
doanh nghiệp lớn , không muốn đăng kí kinh doanh thành lập các
doanh nghiệp lớn , mà ch ỉ liên doanh liên kế với các doanh nghiệp
nhà nước , doanh nghiệp tập thể để núp bóng trốn lậu thuế , kinh
doanh trá i phép , hoạ t động kinh tế tư ngầm; một số chủ doanh
nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân móc nối, cấu kế với một số cán
bộ nhà nước thoá i hóa để bòn rú t , ch iếm đoạ t tà i sản của Nhà nước ,
gây hậu quả nghiêm trong nhiều mặt do sự tác động bấ t lợi đới với
nền kinh tế - xã hộ i.. .T ình h ình trên một mặt do sự tác động bấ t lợi
của cuộc khủng hoảng tà i ch ính khu vực , nhưng mặt quan trọng hơn
lạ i bắ t nguông từ sự yếu kém về năng lực của bản thân khu vực kinh
tế tư nhân nói r iêng và sự yếu kém của nên kinh tế nước ta nó i
chung- đặc b iệ t là những hạn chế của ch ính sách , giả i pháp quản lý
vĩ mô của Nhà nước – là những h iện tượng rấ t đáng lưu ý , cần có sự
quản lý , kiểm tra ngăn chặn để hoạ t động của khu vực kinh tế tư
nhân trong nền kinh tế được lành manh.
II.2. Thực trạng cơ chế chính sách đối với kinh tế tư nhân
II .2.1. Thực trạng những điều kiện khởi sự doanh nghiệp
Trước khi Luật Doanh nghiệp được ban hành và có h iệu lực từ
tháng 1 năm 2000 th ì thủ tục x in phép thành lập doanh nghiệp còn
nhiều phức tạp , nh iều phiền hà nên đã không khuyến khích việc
thành lập doanh nghiệp và huy động vốn trong nhân dân đầu tư vào
sản xuấ t kinh doanh . Nạn quan liêu giấy tờ với nh iều thủ tục hành
ch ính phức tạp , chưa thực sự tạo đ iều kiện thuận lợi cho dân .v.v. đã
làm nản lòng những người muốn lập nghiệp .
Sau khi có Luật Doanh nghiệp , số lượng doanh nghiệp thuộc
khu vực KTTN tăng lên nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp , vốn
đăng ký và tỷ trọng đóng góp GDP. Tính đến 31 -12- 2001 , khu vực
KTTN có 74 .393 doanh nghiệp , tăng 2 ,6 lần so với 1998 . Vốn đăng
ký kinh doanh của các doanh nghiệp của KTTN năm 2000 đạ t 13 .831
tỷ đồng, tăng 13% so với năm 1999 và ch iếm 24 ,3% tổng vốn đầu tư
toàn xã hộ i.
II.2.2. Môi trường sản xuất kinh doanh.
- Luậ t pháp , ch ính sách , cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước
vẫn chưa hoàn toàn tạo lòng t in cho những hộ cá thể , t iểu chủ và
doanh nghiệp tư bản tư nhân , nhấ t là những nhà doanh nghiệp có vốn
lớn , có đầu óc kinh doanh , yên tâm làm ăn lâu dà i .
Một thời gian dà i trước đây Đảng và Nhà nước ta đã không
chủ trương khuyến khích phá t tr iển khu vực kinh tế tư nhân , bởi vậy
việc t ích luỹ vốn , trau dồ i kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế th ị
trường và mở rộng quan hệ quốc tế của các doanh nghiệp này gần
như không có . Khi chuyển đổi sang nên kinh tế th ị trường, Nhà nước
đã ban hành nhiều ch ính sách , ban hành Luật Doanh nghiệp .v.v
nhằm tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho khu vực
kinh tế tư nhân phá t tr iển . Tuy nhiên trong thực tế , nh iều chủ
t rương, ch ính sách b ị b iến dạng qua các tâng nấc hành ch ính cơ quan
nhà nước nên vẫn không tạo được lòng t in cho các chủ doanh nghiệp
tư bản tư nhân .
Mặt khác , ở tầm vĩ mô cũng chưa h ình thành được một hệ
thống tổ chức có đủ thẩm quyền để quản lý : từ đề xuấ t đ ịnh hướng
ch iến lược phá t tr iển , ch ính sách hỗ trợ, tổ chức đào tạo , chuyển
giao công nghệ , thông t in th ị trường, giáo dục pháp luậ t .v.v. cho các
cơ sở sản xuấ t kinh doanh tư nhân . T ình trạng tự phá t, mạnh a i
người nấy làm, phá t tr iển th iếu đ ịnh hướng, th iếu phối hợp , hỗ trở
lẫn nhau trong khu vực kinh tế tư nhân cũng như với các doanh
nghiệp nhà nước , hợp tác xã , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài,v.v. còn d iễn ra phổ b iến , đã không tạo nên sức mạnh chung
mà nhiều khi còn kìm hãm lẫn nhau . Đó là những khó khăn lớn cả về
vậ t chấ t lẫn t inh thần , cả khách quan và chủ quan đối với sự h ình
thành và phá t tr iển của khu vực kinh tế tư nhân . Vì thế những năm
qua , kinh tế cá thể ,t iểu chủ và tư bản tư nhân ở nước ta tuy phá t
tr iển nhanh về số lượng, nhưng phố b iến vẫn là quy mô nhỏ , t iềm lực
chưa mạnh, khả năng liên doanh , hợp tác và vươn ra th ị trường nước
ngoài còn rấ t hạn chế .
- Thiếu một sự phối hợp giữa kinh tế nhà nước với khu vực
kinh tế tư nhân trong một kế hoạch phá t tr iển có bà i bản ở tầm chiến
lược . Trong kế hoạch phá t tr iển của các ngành , hầu như không t ính
đến khu vực kinh tế tư nhân . Hoạt động sản xuấ t kinh doanh và va i
trò , vị tr í của kinh tế tư nhân trong mỗi ngành , mỗi lĩnh vực chưa
được xác đ ịnh trong kế hoạch phá t tr iển ở tầm vĩ mô. Chức năng dẫn
dắ t khu vực kinh tế tư nhân phá t tr iển theo đ ịnh hướng xã hộ i chủ
nghĩa của kinh tế nhà nước không những mờ nhạ t, mà còn có trường
hợp các doanh nghiệp nhà nước chèn ép , lấn á t khu vực kinh tế tư
nhân , dành nhiều thuận lợi cho mình .
Ở tầm vĩ mô, chưa có sự phối hợp chặ t chẽ và phân công rõ
ràng giữa ngành và đ ịa phương trong việc quản lý khu vực kinh tế tư
nhân , cụ thể là chưa có một cơ quan nào được giao trách nhiệm
chính trong việc quản lý khu vực kinh tế tư nhân . Trong thực tế , Sở
Kế hoạch và Đầu tư ch ỉ ch ịu trách nhiệm đăng ký kinh doanh đối với
các doanh nghiệp tư bản tư nhân , còn việc quản lý ch ỉ đạo th ì không
có cơ quan nào đảm nhận .
Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân chưa chặ t
chẽ và không rõ ràng, vì vậy những sơ hở trong quản lý , cấp phép
sản xuấ t kinh doanh không được kịp thời rú t kinh nghiệm bổ sung,
sửa đổ i. Sau khi cấp phép kinh doanh th ì việc quản lý b ị buông lỏng,
không có cơ quan nhà nước cụ thể ch ịu trách nhiệm kiểm tra và
hướng dẫn hoạ t động của doanh nghiệp một cách chặ t chẽ và thường
xuyên . T ình trạng hoạ t động không theo đăng ký kinh doanh , trốn
lậu thuế , gian lận thương mại.v.v . cũng như h iệu quả sản xuấ t kinh
doanh của các doanh nghiệp trên thực tế không kiểm soá t được .
Những quan hệ mới về lao động giữa chủ doanh nghiệp và người
làm thuê phá t s inh trong thực tế nhưng văn bản pháp luậ t (quy đ ịnh
về chế độ bảo h iểm, ký kế t hợp đồng lao động, chế độ t iền
lương,v.v.) không được ban hành kịp thời và nhấ t là th iếu sự kiểm
tra giám sá t của cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi ch ính
đáng cho người lao động cũng như giới chủ doanh nghiệp .
Cho đến nay, việc xác đ ịnh cụ thể những t iêu ch í để đánh giá ,
phân loạ i kinh tế cá thể , t iểu chủ , tư bản tư nhân cũng chưa rõ ràng,
thống nhấ t; trong thực tế việc nh ìn nhân , đánh giá các loạ i h ình kinh
tế này còn tuỳ t iện , chủ quan . Có lẽ vì thế mà nhiều ch ính sách , giả i
pháp quản lý kinh tế vĩ mô tả ra chưa thực sự sá t hợp đối với khu
vực kinh tế tư nhân , do đó đã hạn chế sự phá t tr iển của khu vực này.
-Cơ chế thương mại, thể chế tà i ch ính t ín dụng, ch ính sách
thuế và các tổ chức hỗ trợ th ị trường.v.v . cho khu vực kinh tế tư
nhân còn th iếu và yếu kém.
Các doanh nghiệp tư bản tư nhân chưa được t iếp cận đầy đủ
các nguồn nhập khẩu và mạng lưới xuấ t khẩu . Trước đây, những quy
đ ịnh ngặ t nghèo về vốn , năng lực xuấ t nhập khẩu , x in hạn ngạch ...
đã hạn chế việc t iếp xúc với th ị trường thế giới của khu vực tư nhân
qua xuấ t- nhập khẩu . Gần đây Chính phủ đã nới lỏng các quy đ ịnh và
cho phép mọi doanh nghiệp được quyền xuấ t nhập khẩu trực t iếp
không cần phả i có một lượng vốn nhấ t đ ịnh như trước , nhờ vậy đã
tháo gớ khó khăn , tạo đ iều kiên thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp tư
bản tư nhân tham gia vào th ị trường thế giới . Tuy vậy, trong thực tế
vẫn chưa hế t những phiền hà , khó khăn cho doanh nghiệp như thời
gian làm thủ tục hả i quan cũng như thủ tục hả i quan đối với hàng
nhập khẩu .
Về tà i ch ính , t ín dụng: khả năng t iếp cận các nguồn vốn đầu
tư trung và dà i hạn h iện nay của các doanh nghiệp tư bản tư nhân
vẫn còn khó khăn bởi các quy đ inh pháp lý phức tạp .
PHẦN III
ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI VÀ CÁC GIẢI PHÁP CÓ TÍNH
CHẤT KIÉN NGHỊ VỂ ĐỔI MỚI CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
KINH TẾ TƯ NHÂN.
II .1. Định hướng đổi mới.
Thực h iện nhiệm vụ công nghiệp hoá, h iện đạ i hoá đấ t nước
có nghĩa là chuyển d ịch nền kinh tế của đấ t nước tư nông nghiệp
sang công nghiệp , nâng cao tỷ trọng các ngành sản xuấ t công nghiệp
theo các ch ỉ t iêu về giá tr ị sản xuất, về tỷ trọng lao động công
nghiệp .. .Muốn thực h iện được các mục t iêu này cần phả i khuyến
khích đầu tư nh iều hơn cả về ch iều rộng lẫn ch iều sâu cho phá t tr iển
công nghiệp . Xuất phá t từ các mục t iêu , nh iệm vụ đặ t ra trong gia i
đoạn h iện nay, đồng thời t ính đến các đặc đ iểm về quy mô vừa và
nhỏ của các cơ sở của khu vực kinh tế tư nhân , theo chúng tô i cần
khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư vào các khu vực và lĩnh vực sau
đây:
- Đầu tư phá t tr iển các ngành công nghiệp phụ vụ phá t tr iển
nông nghiệp , nông thôn , gồm nhóm ngành công nghiệp chế b iến như
xay xá t , gia công chế b iến lương thực , thực phẩm phục vụ nhu cầu
t iêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuấ t khẩu các mặt hàng chế b iến
nông sản , chuyển từ xuấ t khẩu sản phẩm sơ chế sang xuấ t khẩu sản
phẩm tinh chế vừa tạo việc làm thu hút lao động vừa gia tăng được
giá tr ị sản xuấ t công nghiệp , giá tr ị hàng xuấ t khẩu . Các ngành này
không những thúc đẩy chuyển d ịch cở cấu kinh tế nông thôn mà còn
tạo đ iều kiện giả i quyế t đầu ra cho nông nghiệp .
- Nhóm ngành công nghiệp thu hút nh iều lao động như ngành
dệ t , may, giày da phục vụ nhu cầu t iều dùng trong nước và xuấ t
khẩu . Những ngành này đòi hỏ i vốn không lớn , lao động không cần
tr ình độ cao , đồng thời đây là những ngành nghề truyền thông của
kinh tế cá thể , nếu được khuyến khích sẽ được mở rộng về quy mô
và phá t tr iển cao hơn cả về công nghệ . Ngành may phá t tr iển sẽ sử
dụng được nguyên liệu từ ngành dệ t , ngành dệ t phá t tr iển đến lượt
mình lạ i hỗ trợ đầu ra trong phá t tr iển nông nghiệp đó là ngành
trồng dâu nuôi tằm.
- Nhóm ngành cơ khí chế tạo phục vụ sản xuấ t nông, ngư
nghiệp như sản xuấ t máy cày, máy xay xá t , máy tuố t lúa , các loạ i tàu
thuyền đánh cá , các sản phẩm cơ khí gia công lắp ráp khác phục vụ
cho các ngành xây dụng dân dụng, công nghiệp và giao thông nông
thôn ... Đây ch ính là những ngành cung cấp tư liệu sản xuấ t cho sản
xuấ t nông nghiệp .
- Nhóm ngành t iểu thủ công mĩ nghệ truyền thống phục vụ
xuấ t khẩu và các ngành t iều dùng khác phục vụ nhu câu t iêu dùng
trong nước cũng như như cầu xuấ t khẩu .
III.2. Chính sách và giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư bản
tư nhân.
III.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và quản lý.
Từ khi vận dụng các ch ính sách đổi mới kinh tế đến nay h ình
thành một hệ thống pháp lý đ iều ch ỉnh và ch i phối các hoạ t động của
các khu vực kinh tế bao gồm hệ thống luậ t pháp và các văn bản dưới
luậ t .
Tuy nhiên , cho đến nay hệ thông văn bản pháp lý liên quan
đến các hoạ t động của các pháp nhân kinh tế vẫn chưa được thống
nhấ t và còn phân b iệ t theo h ình thức sở hữu. Chẳng hạn , doanh
nghiệp nhà nước hoạ t động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; hợp
tác xã hoạ t động theo Luật Hợp tác xã ; doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài hoạ t động theo Luật Đầu tư nước ngoài tạ i Việ t Nam;
doanh nghiệp tư nhân , công ty cổ phần , công ty trách nhiệm hữu
hạn , cơ sở sản xuấ t kinh doanh cá thể hoạ t động theo Luật Doanh
nghiệp , và nghị đ ịnh của Chính phủ .Do có các luậ t khác nhau cho
các pháp nhân kinh tế thuộc các h ình thức sở hữu khác nhau nên đã
làm cho quan đ iểm về sự b ình đẳng trước pháp luậ t giữa các khu vực
kinh tế không được phản ánh một cách đũng mức và đầy đủ . Đây là
một trong những trở ngạ i trong việc phá t huy các nguồn lực cho phá t
tr iển h iện nay. Như vậy giả i pháp về hoàn th iện môi trường pháp lý
trước t iên là phả i t iến tới ban hành một luậ t doanh nghiệp chung cho
mọi khu vực kinh tế , ch i phối và đ iều hành sự hoạ t động của các
pháp nhân kinh tế không phụ thuộc vào h ình thức sở hữu đảm bảo
cho chúng cùng tồn tạ i , phá t tr iển và b ình đẳng trước pháp luậ t .
Để đảm bảo cho sự b ình đẳng các khu vực kinh tế , ngoà i việc
có một luậ t doanh nghiệp chung nêu trên cần có thêm đạo luậ t về
chống độc quyền trong kinh doanh , và đạo luậ t về bảo vệ quyên sở
hữu. Hai đạo luậ t này ra đời sẽ thể h iện đầy đủ đường lới kinh tế đổ i
mới của Đảng, đồng thời để cho người dân yên tâm bỏ vốn đầu tư
lâu dà i phục vụ ch iến lược phá t tr iển theo hướng công nghiệp hoá ,
h iện đạ i hoá đấ t nước của Đảng và Nhà nước .
Cơ quan quản lý th ích hợp nhấ t trong ch ỉ đạo quản lý phá t
tr iển là các sở kể hoạch và đầu tư , song cơ quan chế tà i mạnh nhấ t
để giám sá t sự hoạ t động, có khả năng tồn tạ i hay không có khả năng
tồn tạ i của doanh nghiệp ch ính là ngành thuế .
Cơ quan quản lý doanh nghiệp thực h iện chức năng quản lý
nhà nước liên quan đến quay hoạch phá t tr iển , thực h iện đăng ký
kinh doanh , tức là đảm bảo cho sự ra đời của doanh nghiệp , hướng
dẫn , ch ỉ đạo các doanh nghiệp hoạ t động theo đúng pháp luậ t , giám
sá t các doanh nghiệp hoạ t động thông qua các báo cáo đ ịnh kỳ. Sự
quản lý này ch ỉ mang t ính gián t iếp nhằm hỗ trợ thúc đẩy phá t tr iển
các doanh nghiệp như hướng dẫn , ch ỉ đạo doanh nghiệp th i hành các
văn bản pháp luậ t , hướng dẫn , giám sá t thực h iện các chế độ báo
cáo , đề xuấ t các ch ính sách , giả i pháp hỗ trợ phá t tr iển doanh nghiệp
trên phạm vi tổng thể của nền kinh tế . Cơ quan thuế mới ch ính là cơ
quan quản lý trực t iếp các doanh nghiệp . Cơ quan thuế th iế t lập một
quan hệ hành ch ính công song song với quan hệ tà i ch ính công giữa
các doanh nghiệp với Nhà nước có quyền kiểm tra , kiểm soá t sổ sách
kế toán của doanh nghiệp để b iế t kế t quả hoạ t động kinh doanh , xem
xé t, thu , ch i , lợi nhuận , vốn ... Như vậy, để hoàn th iện về quản lý
nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân th ì phả i hoàn th iện cơ sở
pháp lý , t inh giản thủ tục đăng ký doanh nghiệp , củng cố hệ thống tổ
giám sá t hoạ t động của doanh nghiệp l iên quạ đến ba cơ quan quản
lý nhà nước , trước t iên là ngành kế hoạch và đầu tư , ngành thuế và
ngành ngân hàng.
III.2.2. Các chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào các
ngành nghề thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Muốn khuyến khích tư nhân đầu tư vào các khu vực sản
xuấ t chế b iến , đầu tư th iế t b ị công nghệ h iện đạ i cần phả i có các
ch ính sách ưu đã i , bao gồm: ch ính sách t ín dụng ngân hàng như được
hỗ trợ thông qua t ín dụng trung hạn, dà i hạn : ch ính sách thuế thể
h iện khuyến khích đầu tư bằng việc miễn , giảm thuế ở những vùng
nông thôn , miễn giảm thuế cho những ngành công nghiệp truyền
thông của các đ ịa phương, miễn giảm thuế cho các ngành công
nghiệp mới yêu cầu kỹ thuậ t cao , những ngành công nghiệp thu hút
nh iều lao động; ch ính sách khuyến khích sản xuấ t hàng xuấ t khẩu;
ch ính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực .. .
Ngoài các ch ính sách nêu trên , cần có một ch ính sách rấ t quan
trọng liên quan đến phá t tr iển công nghiệp đó là ch ính sách đấ t đa i .
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên
quan đến ch ính sách đấ t đa i nhằm tiến tới sự công bằng trong ch ính
sách đấ t đa i , cụ thể là đưa về một mặt bằng giá thuê đấ t đố i với mọi
h ình thức kinh tế . Tuy nhiên , do đặc đ iểm của quá tr ình lịch sử phá t
tr iển , thực t iễn d iễn ra không như mong muốn. Trên thực tế , các
doanh nghiệp nhà nước ra đời trước đã được bao cấp về đấ t đa i , nhà
xưởng. Các doanh nghiệp tư bản tư nhân ra đời sau khi có ch ính sách
kinh tế mới không có cơ chế giao cấp đấ t mà phả i đ i mua hoặc thuê
lạ i của Nhà nước , của cá nhân hoặc của doanh nghiệp nhà nước với
giá th ị trường, trong lúc chủ tục để x in thuê đấ t , x in giấy chứng
nhân quyền sử dụng đấ t còn quá rườm rà , gây cản trở cho các doanh
nghiệp đồng thới lạ i phá t s inh các t iêu cực .
Dưới đây là một số ch ính sách cụ thể quan trọng nhấ t nhằm
thúc đẩy phá t tr iển kinh tế tư nhân theo hướng công nghiệp hoá , h iện
đạ i hoá :
Về chính sách t in dụng ngân hàng , ngoà i việc khuyến khích
cho vay ưu đã i theo dự án đầu tư có khuyến khích không kể dự án đó
thuộc thành phần kinh tế nào , đố i với khu vực kinh tế tư nhân cần
phả i loạ i bỏ những hàng rào ngăn cản khu vực này t iếp cận thương
mại nhà nước , đó là mức t ín dụng, mức lã i suấ t và vấn đề thế chấp
và thủ tục x in vay t in dụng. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước ch ỉ quy
đ ịnh mức lã i suấ t trần song trên thực tế khu vực kinh tế tư nhân vẫn
b ị phân b iệ t đố i xử, do đó , thường được vay vốn với lã i suấ t cao hơn
mức lã i suấ t trần . Điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ vay vốn của các
doanh nghiệp tư nhân trong các ngân hàng thương mại nhà nước ch ỉ
ch iếm một tỷ lệ kh iếm tốn từ 2%- 5% tổng vốn mà ngân hàng cho
các doanh nghiệp trong nước vay. Điều này cho thấy khả năng t iếp
cận của khu vực kinh tế tư nhân đến tin dụng ngân hàng thương mại
nhà nước còn hạn chế . Lý do là vấn đề thế chấp và thủ tục vay vốn
còn quá phiền hà , gây khó khăn cho các doanh nghiệp tư bản tư
nhân . Trên thực tế các ngân hàng h iện không cho vay hế t số huy
động được , doanh nghiệp tư nhân thì th iếu vốn nhưng giữa người
mua mà người bán không đến được nhau . Ở đây vấn đề đặ t ra là cần
phả i xem xé t lạ i các thủ tục vay ngân hàng đối với khu vực kinh tế
tư nhân . Có nên chăng cần có những ch ính sách ưu đã i t ín dụng cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc cấp t in dụng trung và
dà i hạn cho các doanh nghiệp này.
Về chính sách thị trường và xuất khẩu , để hỗ trợ các doanh
nghiệp tư bản tư nhân có khả năng là hàng xuấ t khẩu trực t iệp cần có
sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung cấp thông t in về th ị trường,
bỏ hoàn toàn chế độ phân phối hạn ngạch , doanh nghiệp nào có khả
năng t ìm được th ị trường bạn hàng thì đương nhiên được xuấ t trong
mức hạn ngạch của nước bạn hàng cho phép . Một vấn đề quan trọng
trong hỗ trợ xuấ t khẩu h iện nay là cần cả i t iến mạnh về thủ tục hả i
quan , cần quy đ ịnh thời gian tố i đa để hoàn thành một thương vụ
xuấ t, nhập khẩu hàng qua hả i quan , nếu vượt quá thời hạn th ì phả i
có chế tà i với các bộ phận hả i quan có liên quan .
Về chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực , h iện nay các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực kinh tế tư nhân có tr ình độ
quản lý thấp kém, độ i ngũ công nhân tay nghề thấp nên gặp nhiều
khó khăn trong tổ chức sản xuấ t, kinh doanh , t iếp cận th ị trường thế
giới, t iếp cận công nghệ , kỹ thuậ t mới. Do đó , Nhà nước nên có
ch ính sách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ . Vì vậy cần có những
nghiên cứu xây dựng chương tr ình đào tạo th ích hợp đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ .
III.2.3. Thiết lập các định chế hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân .
Khu vực kinh tế tư bản tư nhân đa số là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ có nhiều yếu thế trong phá t tr iển ở môi trường cạnh tranh;
hơn thế nữa khu vực kinh tế tư nhân ở Việ t Nam mới được vực dậy
tư kh i có ch ính sách đổi mới kinh tế đồng thời với quan đ iểm của
Đảng và Nhà nước cần phá t huy mạnh mẽ yếu tố nộ i lực trong phá t
tr iển kinh tế , do đó sự hỗ trợ để phá t tr iển khu vực kinh tế tư nhân
thông qua các đ ịnh chế hỗ trợ cần th iế t . Các đ ịnh chế hỗ trợ, có thể
bao gồm thành lập quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa , h ình
thành ngân hàng đầu tư phá t tr iển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ,
trung tâm đào tạo cán bộ quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa .. . .
Ngoài các đ ịnh chế hỗ trợ cần có một cơ chế liên kế t giữa các
doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn nhằm bảo vệ
quyên lợi trong liên kế t phá t tr iển tránh việc ép giá , phân phối
không công bằng mang t ính chèn ép , đặc b iệ t là trong thực h iện gia
công xuấ t khẩu h iện nay.
Hiện nay chúng ta đang t iến hành cơ cấu lạ i khu vực kinh tế
nhà nước , trong đó có ch ính sách cổ phần hoá một số doanh nghiệp
nhà nước . Vì vậy, cần mở rộng cho phép các doanh nghiệp tư nhân
mà đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ được tham gia t iến tr ình này.
Thúc đẩy quá tr ình cổ phần hoá để một mặt sắp xếp lạ i khu vực kinh
tế nhà nước , mặt khác tạo cơ hội cho mọi người lao động, mọi công
dân đầu tư vào phá t tr iển sản xuấ t, kinh doanh bằng h ình thức mua
cổ phần tạ i các doanh nghiệp . Đây là đ iều kiện tố t để các doanh
nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân có được những lợi thế mới để
phá t tr iển .
III.2.4. Cần tăng cường thông t in, tuyên truyền để tạo môi trường
tâm lý – xã hội thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tư nhân.
Trong quá tr ình phá t tr iển kinh tế tư nhân và ngoài quốc
doanh nói chung, ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các t ỉnh miền
Nam có sức thu hút mạnh mẽ hơn, các cản trở về tâm lý cũng í t hơn
so với khu vục miền Bắc . Đây là yếu tố có t ính chấ t lịch sử - xã hộ i.
Tạ i khu vực Hà Nội và các t ỉnh miền Bắc , tâm lý “ yêu th ích” doanh
nghiệp Nhà nước là phổ b iến và còn rấ t mạnh trong đời sống xã hộ i
của dân cư. Nhiều người vẫn co i trọng doanh nghiệp nhà nước và
th iếu t in tưởng ở doanh nghiệp tư , nh iều gia đ ình luôn mong muốn
cho con em mình làm việc trong các cơ sở kinh tế của Nhà nước hơn
là làm việc trong các công ty tư nhân. Những cản trở tâm lý đó cần
được khắc phục thông qua các kênh thông t in , tuyên truyền , báo ch í,
nhằm thay đổi môi trường tâm lý có lợi hơn cho khu vực kinh tế tư
nhân cũng như kinh tế hỗn hợp.
III.2.5. Tăng trưởng phát triển thương hiệu, bảo vệ thương hiệu và
chiến lược Marketing.
Thương h iệu là một trong những đ iểm bấ t lợi thế nhấ t của các
doanh nghiệp Việ t Nam, đặc b iệ t là các doanh nghiệp thuộc khu vực
tư nhân trong nước , nơi mà phần lớn các doanh nghiệp thuộc nhóm
doanh nghiệp vừa và nhỏ .
Trong nhóm các doanh nghiệp hỗn hợp và doanh nghiệp hỗn
hợp và doanh nghiệp tư nhân h iện nay ch ỉ có một số í t doanh nghiệp
có thương h iệu nổi t iếng trên th ị trường trong nước , còn đối với th ị
trường ngoài nước th ì gần như vắng bóng các nhãn h iệu có uy t ín và
được bảo vệ quốc tế . Do chưa ý thức được tầm quan trọng của
thương h iệu trên th ị trường nên trong một thời gian dà i nh iều doanh
nghiệp không đăng ký thương h iệu và quyền sở hữu công nghiệp ,
ngay cả ở trong nước , vì vậy đã có một số doanh nghiệp b ị mất
thương h iệu của ch ính mình . Các doanh nghiệp cần chú trọng đến
việc đăng ký thương h iệu trong nước và ở nước ngoài, nơi là th ị
trường xuấ t khẩu h iện tạ i hoặc có t iềm năng mở rộng kinh doanh
trong tương la i .
KẾT LUẬN
Khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta còn nhiều t iềm năng và là
một khu vực kinh tế năng động, có nh iều tr iển vọng phá t tr iển . Vì
vậy với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc đổ i
mới cơ chế , ch ính sách nhăm khuyến khích phá t tr iển kinh tế tư nhân
cộng với sự phá t huy t ính năn động sáng tạo của các doanh nghiệp ,
nhấ t đ ịnh khu vực kinh tế tư nhân sẽ có những đóng góp to lớn hơn
vào công cuộc công nghiệp hóa , h iện đạ i hoá đấ t nước .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam văn kiện đại hội 7,8,9.
2. Đảng cộng sản Việt Nam các nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
trung ương khoá 9.
3. T/s Hà Huy Thành, thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân- NXB
chính trị quốc gia HN 2002.
4. Hồ Văn Vĩnh- KTTN trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa - tạp chí cộng sản- số 21- Tháng 7/2003.
5. Gs-Ts.Phạm Đức Thành- Tháo gỡ vướng mắc trong phát triển kinh tế tư nhân
ở Việt Nam.- T/c Kinh tế và phát triển- số 61- Tháng7-2002
6. Ts. Phạm Quang Trung- Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam thực trạng và
giải pháp- T/c Kinh tế và phát triển- số 75- Tháng 9- 2003.
MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU
B. NỘI DUNG
PHẦN I. Một số lí luận về vấn đề kinh tế tư nhân.
I.1. Bản chất của kinh tế tư nhân.
I.2. Các bộ phận của kinh tế tư nhân
I.2.a. Kinh tế cá thể, tiểu chủ.
I.2.b. Kinh tế tư bản tư nhân.
I.3. Vai trò của kinh tế tư nhân.
I.3.1. Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào
công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm.
I.3.1.a. Tạo việc làm, toàn dụng lao động xã hội.
I.3.1.b. Đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
I.3.1.c. Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển.
I.3.2. Thúc đẩy việc làm hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản
lý theo hướng thị trường, tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế.
I.3.3. Góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam.
I.3.4. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, góp phần xây dựng quan hệ sản
xuất mới và thực hiện công bằng xã hội.
PHẦN II: Thực trạng của kinh tế tư nhân và cơ chế, chính sách đối với kinh
tế tư nhân.
II.1. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian qua.
II.1.1. Kinh tế tư bản tư nhân.
II.1.2. Kinh tế cá thể, tiểu chủ.
II.1.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
II.1.4. Tốc độ tăng trưởng, phát triển của kinh tế tư nhân
II.1.5. Cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và xu hướng đầu tư của kinh tế
tư nhân.
II.1.6. Những tồn tại yếu kém của thành phần kinh tế tư nhân.
II.2. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với kinh tế tư nhân.
II.2.1. Thực trạng những điều kiện khởi sự doanh nghiệp.
II.2.2. Môi trường sản xuất kinh doanh.
PHẦN III: Định hướng đổi mới và các giải pháp có tính chất kiến nghị về đổi
mới các chính sách đối với kinh tế tư nhân.
III.1. Định hướng đối mới.
III.2. Chính sách và giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư bản tư nhân.
III.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, quản lý.
III.2.2. Các chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào các ngành nghề thúc
đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
III..2.3. Thiết lập các định chế hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.
III.2.4. Cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để tạo môi trường tâm lý – xã
hội thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tư nhân.
III.2.5. Tăng cường phát triển thương hiệu, bảo vệ thương hiệu và chiến lược
Marketing.
C. KẾT LUẬN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Đổi mới cở chế, chính sách nhằm khuyến khính phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay.pdf