Luận văn Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Các doanh nghiệp dệt may nước ta muốn vượt qua được các khó khăn, thử thách ấy cần phải có sự nỗ lực không ngừng từ chính bản thân doanh nghiệp, và một phần trợ giúp không nhỏ từ phía Nhà nước. Khi Hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam-Nhật Bản đi vào thực hiện, hàng dệt may sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 0% so với mức thuế suất trước đây là 5% tới 10%. Đây là một lợi thế rất lớn đối với hàng dệt may nước ta, nếu khéo léo tận dụng thời cơ này thì khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị phần hàng dệt may ở Nhật là hoàn toàn có cơ sở. Tóm lại, doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải phát huy tối đa thế mạnh vốn có của mình, từ từ khắc phục những điểm còn yếu kém, tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh, giảm thiểu rủi ro từ môi trường kinh doanh trong và ngoài nước.

pdf44 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2806 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng giảm đi nhưng tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu sang các thị trường khác đang tăng lên không cả về giá trị lẫn sản lượng tiêu thụ. Điều này chứng tỏ hàng dệt may nước ta đã giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Nhật. Đặc biệt là sự gia tăng tỷ trọng của hàng dệt may tiêu thụ ở thị trường trong nước. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong thời gian gần đây,Nhà nước ta đang khuyến khích tiêu thụ hàng dệt may ở thị trường nội địa, các thương hiệu dệt may Việt Nam đang tìm được chỗ đứng của mình trong lòng người tiêu dùng. Điều này chứng tỏ công tác xúc tiến tiêu dùng hàng dệt may ở thị trường trong nước và trên thị trường xuất khẩu dệt may mới đang hoạt động có hiệu quả. 2.3.Đánh giá tốc độ tăng kim ngạch hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản Nhìn chung, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản những năm gần đây luôn tăng trưởng ở mức 9-10%, song còn chậm hơn nhiều so với các thị trường Mỹ, EU. Từ năm 1998 tới năm 2008, Mỹ có tốc độ tăng kim ngạch cao nhất trên 196 lần trong vòng 10 năm trở lại đây với mức tăng kim ngạch bình quân gần 507,4 triệu USD/năm, EU có tốc độ tăng khiêm tốn hơn gần 3,3 lần với mức tăng kim ngạch bình quân 117,9 là triệu USD/năm, còn tốc độ tăng kim ngạch hàng dệt may nước ta trên thị trường Nhật chỉ đạt 2,5 lần với mức tăng kim ngạch bình quân tương ứng khoảng 49,9 triệu USD/năm. Bảng 5: Bảng thể hiện sự thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản từ năm 1998 tới năm 2008 Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 KN XK dệt may sang Nhật 321 417 620 588 521 514 531 604 636 700 820 Tổng KN XK sang Nhật 1514 1786 2575 2510 2437 2909 3542 4340 5240 6090 8538 Tỷ trọng (%) 21.19 23.34 24.07 23.43 21.37 17.67 14.99 13.92 12.14 11.49 9.6 1999 So với 1998 2000 So với 1999 2001 So với 2000 2002 So với 2001 2003 So với 2002 2004 So với 2003 2005 So với 2004 2006 So với 2005 2007 So với 2006 2008 So với 2007 Chênh lệch KN (triệuUSD ) 96 203 -32 -67 -7 17 73 32 64 120 Tỷ lệ % thay đổi 29,9 48,7 -5,2 -11,4 -1,3 3,3 13,7 5,3 10,1 17,1 Nguồn: tự tổng hợp Dựa vào bảng 5, từ năm 1997 tới năm 2000 là giai đoạn kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật của nước ta đạt tốc độ tăng cao nhất trung bình 100 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, hàng dệt may nước ta không thể giữ được mức tăng trưởng này, sau khi đạt đỉnh vào năm 2000 (620 triệu USD), kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản quay đầu sụt giảm trong suốt 3 năm liên tiếp từ năm 2001 tới năm 2003 với mức giảm trung bình 35,3 triệu USD/năm, tương ứng với mức giảm 6% mỗi năm. Sau khi chạm đáy 514 triệu USD năm 2003, hàng dệt may sang Nhật của nước ta có dấu hiệu phục hồi. Xét cả giai đoạn 2003-2008 mỗi năm tăng gần 62,1 triệu USD, với mức tăng tương ứng là 9,9% mỗi năm. Đặc biệt, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2008, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 820 triệu USD, tăng 17,1 % so với năm 2007, cao hơn nhiều so với mức tăng 12% của năm 2007 so với năm 2006.Dự kiến sau khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản(EPA) bắt đầu được thực hiện thì tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may nước ta còn cao hơn nữa. Cụ thể, giai đoạn 2010-2015 có tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may khoảng 208,3 triệu USD mỗi năm lớn gấp 4 lần con số 51 triệu USD mỗi năm của giai đoạn 2003- 2008. 2.4.Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu nước ta sang thị trường Nhật Bản Về mặt cơ cấu, trong năm 2008, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Nhật Bản đạt được mức tăng trưởng khá chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng áo kimono, áo thun, áo sơ mi, khăn bông, váy… tăng mạnh so với năm 2007. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu áo kimono sang Nhật Bản đạt cao nhất với mức tăng trưởng mạnh, gần 131 triệu USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Tiếp đến là mặt hàng quần, đạt 118,29 triệu USD, nhưng giảm 5,7% so với năm 2007, áo thun là mặt hàng có tốc độ tăng mạnh nhất với 161,1%, đạt 81,37 triệu USD. Ngoài ra, một số mặt hàng cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao như áo sơ mi tăng 36,3%, váy tăng 59%… Trong 17 nhóm hàng dệt may (trên 10 triệu USD) mà Nhật Bản nhập khẩu từ Việt Nam thì có đến 11 nhóm hàng đang trong xu hướng tăng, trong đó có nhóm áo thun tăng đến trên 161%, tiếp đến là nhóm váy tăng trên 58%, áo kimono tăng 43% và áo sơ mi tăng 36,5%. Việc gia tăng nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam của Nhật Bản cho thấy, hàng dệt may Việt Nam đã từng bước chinh phục được giới tiêu dùng khó tính của nước này. Theo VITAS đánh giá kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản tăng cao trong thời gian gần đây chủ yếu nhờ sự vực dậy của mặt hàng áo kimono, áo sơ my, áo thun.... Còn những sản phẩm chủ lực khác như đồ lót, tơ tằm, khăn bông lại giảm. Điều này cho thấy tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Nhật Bản chưa thực sự bền vững. Nhật Bản là thị trường không hạn ngạch lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, đặc biệt từ năm 1994. Vào thời điểm năm 1997, Việt Nam đã trở thành một trong 7 nước xuất khẩu quần áo lớn nhất vào Nhật Bản với thị phần hàng dệt thoi là 3,6% và dệt kim là 2,3%. 2.5.Đánh giá thị phần hàng dệt may Việt Nam ở Nhật Bản Như ta đã biết, thị phần hàng dệt may ở Nhật Bản của Trung Quốc là lớn nhất chiếm 60-80%.Và Nhật Bản cũng nhập khẩu hàng dệt may từ rất nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, nước ta chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ ở Nhật Bản. Bảng 5 : Thị phần hàng dệt may trên thị trường Nhật năm 2007 Nguồn : Số liệu do Viatas tổng hợp từ Emergingtextiles Tuy nhiên, thị phần hàng dệt may của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhẹ, từ chỗ chỉ chiếm dưới 1% năm 2001nay đã đạt trên 3% năm 2007. Như vậy, thị phần hàng dệt may nước ta ở Nhật tuy cao so với các nước ASEAN nhưng vẫn còn rất thấp so với Trung Quốc, tốc độ tăng thị phần của hàng dệt may nước ta ở Nhật chưa thật sự cao, trong 6 năm mới chỉ thêm được 2%. Tuy vậy, hàng dệt may nước ta hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa thị phần trong tương lai. Nguyên nhân là do Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách nhập khẩu chủ yếu từ nguồn cung cấp của Trung Quốc trong nhiều năm qua sang các nhà cung cấp hàng giá rẻ khác từ châu Á như Ấn độ, Banladesh, Việt Nam... Hiệp định EPA đã và đang được thực hiện, hàng dệt may nước ta có thêm được lợi thế về thuế suất. Ngoài ra phải kể tới sức cạnh tranh của hàng dệt may nước ta ngày càng được cải thiện. 2.6.Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản Nhật Bản là một thị trường truyền thống của ngành dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt-May Việt Nam như Dệt kim Đông Xuân, May Nhà Bè, May 10, Dệt-May Nam Định, Phong Phú... đã trở thành nhà cung cấp hàng dệt kim, hàng Veston, hàng sơ mi, khăn các loại… nhiều năm cho các công ty thương mại Nước Trị giá (triệu USD) Thị phần (%) China 19,795 82.5 EU-27 1,652 6.9 Vietnam 717 3 Thailand 271 1.1 S. Korea 258 1.1 United States 198 0.8 Malaysia 170 0.7 India 157 0.7 Indonesia 134 0.6 Myanmar 95 0.4 Philippines 78 0.3 Taiwan 61 0.3 Nhật Bản. Theo số liệu thống kê, năm 2008 có 575 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản, tăng 10 doanh nghiệp so với năm 2007. Trong đó, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lần đầu sang thị trường này khá lớn và nhiều doanh nghiệp đạt được kim ngạch xuất khẩu cao. Có khoảng 10 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1-5 triệu USD. Trong năm 2008, Tổng công ty may Việt Tiến là đơn vị đi đầu trong xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản cả về trị giá và tốc độ tăng trưởng, đạt 56,3 triệu USD, tăng 36% so với năm 2007.Sang tháng 1/2009, nước ta có 290 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản, tăng 20 đơn vị so với cùng thời điểm này năm 2008. 3.Kết luận về tình hình xuất khẩu hàng dệt may nước ta sang thị trường Nhật Bản: Đã trên 35 năm trôi qua kể từ ngày Việt Nam và Nhật bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Ngành dệt may nước ta xuất khẩu sang Nhật cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu song cũng có không ít những hạn chế còn tồn tại. 3.1.Thành tựu Tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh của ngành may mặc Việt Nam càng được khẳng định. Xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản đang được hồi phục, tổng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã tăng gấp 2,5 lần từ 321 triệu USD lên 820 triệu USD từ năm 1998 tới năm 2008. Dự kiến trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này còn lên cao hơn nữa khi quan hệ thương mại Việt-Nhật ngày càng phát triển. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật bản(Hiệp định EPA) là một mốc đánh dấu quan trọng cho mối quan hệ song phương ấy. Hiện nay, thị trường Nhật đã trở thành thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ, EU. Thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản đang được cải thiện, chiếm khoảng 3% năm 2007. Tuy thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc nhưng thị phần hàng dệt may nước ta ở Nhật vẫn cao hơn rất nhiều các nước trong ASEAN. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Nhật ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp dệt may nước ta đã và đang thích ứng với những nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng Nhật Bản. Ngành dệt may phát triển góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may nói riêng, hàng hóa Việt Nam nói chung không chỉ ở thị trường Nhật mà ở cả nhiều thị trường khác. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Bởi vì thị trường Nhật nổi tiếng là khó tính, khi đã chinh phục được thị trường này hàng dệt may nước ta hoàn toàn có thể tự tin mở rộng sang các thị trường khác. Ngành dệt may Việt Nam là một trong trong số ít những ngành có tỷ lệ tăng trưởng ổn định qua các năm. Ngành dệt may đã đóng góp 17% cho GDP của Việt Nam năm 2006; kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2006 đạt đến con số rất ấn tượng 5,9 tỷ USD, tăng 22% với năm 2005. 3.2.Hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, hàng dệt may nước ta sang Nhật còn tồn tại những mặt còn hạn chế như sau : Mặt hạn chế đầu tiên mà ta có thể dễ dàng nhận thấy là thị phần hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản của nước ta hiện nay vẫn còn quá nhỏ bé chỉ khoảng từ 1% tới 3%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc (từ 60% tới 80%). Khả năng mở rộng thị phần hàng dệt may nước ta trên thị trường Nhật Bản trong những năm trước 2008 vẫn còn chưa tương xứng với quan hệ hai nước. Trong 5 năm từ 2001 tới 2007 mới chỉ chiếm được 2% thị phần.Tuy vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng sẽ mở rông thị phần hơn nữa trong thời gian tới khi Hiệp định EPA đi vào thực tiễn, hàng dệt may nước ta sẽ có thêm lợi thế ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Hai là xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật vẫn chưa thật sự bền vững, ổn định. Ta có thể thấy rõ điều này khi kim ngạch dệt may thay đổi thất thường trong những năm trở lại đây. Giai đoạn 1998-2000, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng mạnh từ 321 triệu USD năm 1998 tới năm 2000 kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật đạt 620 triệu USD. Nhưng sau đó lại giảm đi chỉ còn 514 triệu USD năm 2003; từ năm 2003 tới năm 2008 kim ngạch xuất khẩu mới tăng nhẹ lên mức 820 triệu vào năm 2008. Bên cạnh đó, trong tỷ trọng hàng dệt may nước ta trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nước ta sang thị trường truyền thống này có dấu hiệu suy giảm. Năm 2000, kim ngạch hàng dệt may sang Nhật chiếm 32,8% kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước tới năm 2008 chỉ còn 9%. Thứ ba, số lượng doanh nghiệp dệt may nước ta có thể xuất khẩu sang Nhật tuy có tăng qua các năm nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng số hơn 2000 doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may nước ta năm 2008. 3.3.Nguyên nhân những hạn chế Những hạn chế kể trên của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu xuất phát từ các điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam và cả những rủi ro từ phía môi trường kinh doanh trong nước, thế giới đem lại. Sau đây em xin đưa ra một vài lý do chủ yếu: Một là do nguyên phụ liệu dệt may nước ta chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc (chiếm 70% tổng giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu) nên hàng dệt may nước ta luôn có giá thành sản xuất cao hơn so với Trung Quốc. Do đó, hàng dệt may nước ta khó có thể cạnh tranh được về giá so với hàng của Trung Quốc trên thị trường Nhật Bản nói riêng, thế giới nói chung. Hai là do hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian vừa qua làm cho giá cả biến động khó lường. Nhiều nguyên phụ liệu dệt may đang trên đà tăng giá mạnh mẽ. Giá cả các yếu tố đầu vào khác cũng tăng cao khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nước ta vô cùng khốn đốn. Nguyên nhân thứ ba mà ta phải kể tới là sự gia tăng áp lực cạnh tranh hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản. Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh truyền thống là Trung Quốc, EU, các nước khác trong ASEAN, chúng ta cũng bắt gặp thêm không ít đối thủ khác thuộc khu vực Châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông. Các đối thủ cạnh tranh ấy đều có tham vọng mở rộng thị phần tại Nhật nên ra sức nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Thứ tư, trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn 30 – 50% so với mặt bằng chung của khu vực, 90% số doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn còn xa lạ với ba chữ ERP (hệ thống quản lý tích hợp nguồn lực)... Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, mức độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các doanh nghiệp may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới. Thứ năm, kiểu dáng và mẫu mã hàng dệt may nước ta khó có thể theo kịp các nước khác trong khu vực, nhất là Trung Quốc. Khả năng tự thiết kế của nước ta còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu. Thứ sáu, sản phẩm dệt may nước ta chỉ có một số ít doanh nghiệp có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, cũng như nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản. Một vài doanh nghiệp có thể kể đến là Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến, Công ty Yotsuba Dress Việt Nam, Công ty cổ phần may Sài Gòn 3… Thứ bảy, nhiều doanh nghiệp dệt may chưa chú trọng vấn đề xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Đối với nhiều doanh nghiệp thương hiệu vẫn là khái niệm khá mới mẻ, và không được quan tâm đúng mức. Vì thiếu hiểu biết về vấn đề thương hiệu nên nhiều doanh nghiệp dệt may nước ta không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ trên thị trường. Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 1.Triển vọng hàng dệt may nước ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 1.1Những thuận lợi: Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung, dệt may nói riêng. Sau hơn 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước ngày càng phát triển. Bằng chứng cụ thể nhất là sự gia tăng kinh ngạch hai chiều giữa hai nước ,tổng kinh ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật từ 2509.8 triệu USD (2001) tới 8537.9 triệu USD (2008). Riêng ngành dệt may có mức tăng từ 591.1 triệu USD (2001) lên 820 triệu USD năm (2008).Nhật Bản luôn coi Việt Nam là một đối tác, bạn hàng tin cậy. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO từ ngày 11/1/2001, với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ mức bình quan 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm. Đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp dệt may tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ để sản xuất các sản phẩm có giá cả ,chất lượng phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu về hàng dệt may xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) đã được ký vào ngày 1/4/2008 và có hiệu lực từ ngày 24/6/2009. Theo Bộ Công thương có 7264 trên tổng số 9111 dòng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật đều được hưởng mức thuế suất 0% kể từ khi ký kết trong vòng 10 năm.. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN–Nhật Bản (AJCEP) là hiệp định toàn diện, chứa đựng các quy tắc căn bản về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hoạt động hợp tác kinh tế khác. Trong đó, quan trọng nhất là các cam kết về lộ trình giảm thuế, tiến tới loại bỏ phần lớn thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN và Nhật Bản. Theo kế hoạch, đến năm 2018, ASEAN và Nhật Bản cơ bản trở thành một khu vực thương mại tự do về hàng hoá. Ngoài ra, Việt Nam và Nhật còn ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam- Nhật Bản (EPA) vào ngày 25/12/2008. Hiệp định EPA là cơ sở cho việc miễn giảm thuế 98% giá trị thương mại song phương trong 10 năm tới . Theo cam kết của phía Nhật Bản, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực ít nhất 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật vào Việt Nam sẽ giảm dần xuống còn 7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử sẽ có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Nhật cũng được hưởng nhiều ưu đãi nếu đáp ứng yêu cầu xuất xứ, sử dụng nguyên phụ liệu của Nhật, Việt Nam và các nước ASEAN. Cụ thể, hàng dệt may sẽ được hưởng ưu đãi với thuế suất 0% so với mức thuế suất 5% đến 10% trước đây. Dự kiến hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật trong năm 2009 sẽ đạt từ 900 triệu đến 1 tỷ USD. Nhiều nhà nhập khẩu Nhật Bản đang nhập hàng từ Trung Quốc có xu hướng chuyển sang nhập từ Việt Nam để tận dụng lợi thế thuế nhập khẩu thấp hơn theo Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Trong nửa đầu năm 2009, hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản của Việt Nam tăng 20%, đạt 440 triệu USD. Nhiều nhà phân tích dự báo rằng con số này sẽ vượt quá 1 tỷ USD vào năm nay. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Điều này chứng tỏ hàng dệt may Việt Nam đã được thế giới công nhận, có sức cạnh tranh ngày càng cao. Ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, các mặt hàng thời trang cao cấp bị hạn chế trong tiêu thụ, thay vào đó các sản phẩm cấp thấp hơn được người tiêu dùng Nhật lựa chọn. Do vậy, các đơn hàng có đơn giá thấp, chất lượng ở mức bình thường không cao lắm có được lợi thế và gia tăng xuất khẩu vào Nhật. Đây cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp dệt may nước ta vào Nhật trong thời điểm hiện nay khi mà gói kích cầu đang phát huy tác dụng. Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) cùng với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết họ đang cung cấp một dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng lao động trong ngành dệt may ở các tỉnh thành miền Nam Việt Nam. Chương trình trị giá 2,5 triệu USD này sẽ giúp các công ty có cơ hội thực hiện đánh giá các hoạt động của mình theo các tiêu chuẩn lao động quốc gia và quốc tế. Các nhà quản lý, giám sát và công nhân sẽ được tư vấn và đào tạo. Chương trình này mang tên "Better Work Vietnam" (Việc làm tốt hơn tại Việt Nam) sẽ giúp nâng cao đời sống của khoảng 700.000 lao động ở các tỉnh thành phía Nam. Ngành dệt may nước ta đang được hưởng nhiều khuyến khích từ các chính sách của Chính Phủ. Chính phủ đã đưa ra các biện pháp thu thuế mới vào cuối tháng 4 nhằm khuyến khích tiêu dùng và có một số biện pháp riêng cho mặt hàng dệt may. Thuế suất VAT được giảm một nửa cho mặt hàng dệt, quần áo và một vài sản phẩm khác. Thời hạn nộp thuế VAT cũng được gia hạn cho một số mặt hàng nhập khẩu. Thêm vào đó, các công ty giày dép và quần áo cũng được hưởng lợi từ việc được miễn trừ một vài loại thuế thu nhập. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua một chương trình trị giá 3.500 tỷ đồng trồng và phát triển cây bông tại vùng cao nguyên miền trung trong giai đoạn 2008-2010, nhằm tăng sản lượng bông và đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước.Sáu ngân hàng và một tổ chức tài chính đã cho công ty Petro Việt Nam - Vinatex Đình Vũ (PVTex), chi nhánh của công ty Petro Việt Nam vay 225 triệu USD để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi polyester tại khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng.Sau khi hoàn thành dự án xây dựng, dự tính năng lực sản xuất của nhà máy là 175.000 tấn sợi polyester mỗi năm … 1.2.Những khó khăn: Cho tới nay, khó khăn lớn nhất của ngành dệt may nước ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Hiện nay, 70% nguyên phụ liệu phục vụ cho xuất khẩu dệt may là hàng nhập khẩu, chiếm phần lớn là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy đã được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc không đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài. Nhiều đơn đặt hàng, phía nước ngoài cũng chỉ định luôn nhà cung cấp nguyên vật liệu khiến cho các doanh nghiệp may Việt Nam không có điều kiện sử dụng những nguyên liệu sản xuất trong nước với giá thành rẻ hơn. Như vậy, giá trị thực tế mà ngành may thu được không hề cao so với con số kim ngạch xuất khẩu. Thứ hai, nhiều nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu đang trong xu hướng tăng giá. Cụ thể, giá trị kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu nước ta tăng lên khá nhiều. Theo số liệu trong bảng thể hiện tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu nước ta giai đoạn 2002-2007 dưới đây, ta thấy giá nhập khẩu bông đã tăng gấp 27,7 lần, từ 96,7 triệu USD năm 2002 lên 2687 triệu USD năm2007. Ngoài ra ,tổng kim ngạch nhập khẩu các phụ liệu dệt may cũng tăng lên gấp 1,2 lần; sợi các loại tăng lên gấp 2,4 lần; vải tăng gấp 4 lần xét trong cả giai đoạn 2002-2007. Bảng 7: Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2002-2007 (đơn vị: triệu USD) mặt hàng 2002 2003 2004 2005 2006 2007 bông 96.7 105.7 190.2 167 219 2687 sợi các loại 313.7 298.3 339 340 544 744 vải 997 1364 1927 2398 2980 3980 phụ liệu dệt may 1711 2033 2253 2282 1952 2132 Nguồn : www.vietnamtextile.org Thứ ba, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản và kinh nghiệm làm ăn với các doanh nghiệp Nhật Bản. Một số doanh nghiệp chưa thật sự hiểu biết thấu đáo về văn hóa, tập quán kinh doanh của Nhật Bản. Bởi vậy, mặc dù một số doanh nghiệp Việt Nam đã có kết quả kinh doanh tốt ở thị trường Mỹ, các nước EU nhưng lại chưa có kết quả tương tự ở thị trường Nhật Bản. Thứ tư,năng suất lao động của nhiều doanh nghiệp vẫn còn thấp hơn 30% - 50% so với mức bình quân của doanh nghiệp các nước trong khu vực, 90% số doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn còn xa lạ với ba chữ ERP (hệ thống quản lý tích hợp nguồn lực)... Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, mức độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các doanh nghiệp may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới. Khả năng tự thiết kế của nước ta còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu. Thứ năm, ngành dệt may nước ta đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ .Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh truyền thống như Trung Quốc (hiện đang chiếm thị phần hàng dệt may lớn nhất ở Nhật), EU, các nước ASEAN… còn xuất hiện thêm những đối thủ cạnh tranh mới. Các nước này luôn có tham vọng mở rộng hơn nữa thị phần của mình trên đất Nhật. Bằng chứng là các đối thủ cạnh tranh này không ngừng đưa ra những mặt hàng quần áo không chỉ đẹp về hình thức mà chất lượng ngày càng cao. Thị phần hàng dệt may trên thị trường Nhật Bản của nước ta hiện nay vẫn còn quá nhỏ bé chỉ khoảng từ 1% tới 3%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc (từ 60% tới 80%). Điều này khiến cho ngành dệt may nước ta càng thêm khó khăn hơn trên thị trường Nhật Bản. Khó khăn thứ sáu đối với hàng dệt may nước ta là những vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.Hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật (trừ của các công ty liên doanh hay 100% vốn của Nhật Bản) gặp một số khó khăn về tiêu chuẩn kỹ thuật vì các tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật (JIS) có nhiều điểm riêng biệt khác với tiêu chuẩn quốc tế, trong khi hầu hết các công ty của Việt Nam là theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.Người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm dệt may, bao bì xô lệch… những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoànthiện sản phẩm cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất lâu dài. Ngoài ra còn những khó khăn về chi phí và hệ thống phân phối. Do yêu cầu cao về chất lượng, các DN cần đầu tư để cải tiến nhiều khâu từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển, quản lý chất lượng. Việc tiến hành khảo sát và tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng khá tốn kém nhất là đối với những DN vừa và nhỏ. Đồng thời, hàng hoá vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng giá cả khá cao so với giá nhập khẩu. Yêu cầu đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý (không bị lệ thuộc vào thông tin về giá bán lẻ ở Nhật Bản)… 2.Định hướng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản Tiếp tục duy trì và mở rộng hơn nữa thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản dựa trên sự nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất, nắm bắt xu hướng tiêu dùng hàng dệt may Nhật Bản, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự khác biệt với hàng hóa các nước khác… Giữ vững mức tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm ở thị trường Nhật Bản song vẫn cần phải hạn chế sự phụ thuộc qua mức vào thị trường này. Tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh khi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản đi vào thực tiễn. Ước tính năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dệt may nước ta sang Nhật đạt 1,25 tỷ USD, và tăng gấp đôi con số này vào năm 2015 là 2,5 tỷ USD. Các doanh nghiệp dệt may cần chủ động trong việc tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu và cung cấp các yếu tố đầu vào. Càng có nhiều đơn hàng xuất khẩu thì chúng ta mới có thể gia tăng được kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, tiết kiệm chi phí mua sắm các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí nhập khẩu nguyên phụ liệu sẽ làm giảm giá thành sản xuất. Tận dụng tối đa lợi thế dân số đông với phần lớn là dân số trong độ tuổi lao động để mở rộng sản xuất, góp phần giảm bớt gánh nặng việc làm cho Nhà nước. Ngành dệt may nước ta cũng cần phải quan tâm, chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường, đổi mới máy móc trang thiết bị, đầu tư thiết kế kiểu dáng thời trang phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản để có thể nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại đưa hàng dệt may nước ta thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp dệt may chủ động tham gia các hoạt động hội trợ, triển lãm, giới thiệu hàng dệt may Việt Nam tới gần hơn người tiêu dùng Nhật Bản. Các doanh nghiệp dệt may nước ta cần phải chú ý xây dựng thương hiệu, khẳng định uy tín trong kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài phải giữ được chữ tín với bạn hàng trong kinh doanh, và để lại dấu ấn thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Điều này hêt sức quan trọng khi kinh doanh ở thị trường Nhật Bản vì người Nhật rất ưa thích các sản phẩm có thương hiệu, có uy tín lâu năm trên thị trường. 3.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản Như đã phân tích ở trên, ngành dệt may nước ta đang có rất nhiều thời cơ để mở rộng thị trường tại Nhật, song cũng đang mắc phải vô số những rủi ro, thách thức. Muốn giảm thiểu được các rủi ro, đồng thời tranh thủ được những thời cơ thuận lợi, các doanh nghiệp dệt may cũng như Nhà nước ta cần phải có được những biện pháp, bước đi phù hợp để có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may nước ta sang thị trường Nhật Bản. 3.1.Giải pháp đối với Nhà nước Xuất khẩu nói chung ,xuất khẩu dệt may nói riêng đều cần có một môi trường kinh doanh thuận lợi để có thể đẩy mạnh xuất khẩu .Môi trường kinh doanh có tốt thì doanh nghiệp mới có thể phát triển hoạt động sản xuất ,xuất khẩu hàng hóa .Một trong các yếu tố quan trọng của môi trường kinh doanh rất quan trọng mà ta phải nhắc tới đó là yếu tố chính trị. Yếu tố này chịu nhiều tác động của các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Sau đây em xin đưa ra một vài giải pháp đối với Nhà nước để tạo thuận lợi hơn nữa cho ngành dệt may nước nhà . Đầu tiên, Nhà nước cần hỗ trợ hơn nữa đối với ngành sản xuất trồng cây công nghiệp như bông, đay ,gai … nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nguyên phụ liệu ngành dệt may trong nước .Đó là những hỗ trợ về giống cây trồng, giảm thuế nhập khẩu phân bón, cử chuyên gia hỗ trợ nông dân trồng cây. Hiện nay, mặc dù Nhà nước ta chủ trương hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may nhưng hằng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu 70% nguyên phụ liệu .Do chúng ta phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài nên giá thành sản xuất cũng cao hơn so với nhiều nước khác trong khu vực ,đặc biệt là Trung Quốc .Qua việc phát triển trồng cây công nghiệp, công nghiệp chế biến, hàng dệt may nước ta sẽ chủ động hơn về nguyên phụ liệu đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế tối đa sự biến động của giá cả nguyên phụ liệu. Thứ hai, giảm thuế nhập khẩu các nguyên phụ liệu dệt may để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nước ta. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng cần đẩy nhanh quá trình mở rộng, phát triển Hải quan điện tử nhằm giảm bớt các thủ tục rườm rà khi doanh nghiệp đi khai báo hàng dệt may xuất khẩu, nguyên phụ liệu nhập khẩu. Thứ ba, tăng cường hơn nữa các hoạt động liên quan tới vấn đề giáo dục đào tạo nhân lực cho ngành dệt may. Hiên nay, phần lớn các công nhân dệt may nước ta vẫn còn kém về tay nghề, năng suất lao động chưa cao. Phần lớn lao động ngành dệt may mới tuyển dụng đều trình độ mới chỉ hết cấp 3 và chưa có kinh nghiệm sử dụng máy may công nghiệp. Thứ tư, Nhà nước cũng cần quan tâm tới việc hỗ trợ doanh nghiệp về vốn để có thể đầu tư, nâng cấp, thay mới các máy móc, trang thiết bị phục vụ ngành dệt may. Bới lẽ, máy móc thiết bị ở nhiều doanh nghiệp dệt may nước ta vẫn còn lạc hậu hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực. Để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp dệt may cần phải có một lượng tiền lớn để có thể đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị. Số vốn này khó có thẻ huy động được tức thời nếu như Nhà nước không hỗ trợ về chính sách tín dụng với doanh nghiệp. Thứ năm, tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường Nhật Bản, giới thiệu cho người tiêu dùng Nhật Bản biết nhiều hơn các thông tin về sản phẩm dệt may Việt Nam. Điều này chúng ta có thể thực hiện được thông qua tổ chức các buổi Hội trợ, triển lãm hàng dệt may, các buổi giao lưu văn hóa giới thiệu thời trang Việt Nam … Thứ sáu, phát triển hơn nữa Hiệp hội các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để có thể cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết về thị trường Nhật Bản, và nhiều thị trường khác. Thông qua việc nắm rõ các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội doanh nghiệp có thể lựa chọn khách hàng mục tiêu, và đưa ra các chiến lược thâm nhập thị trường thích hợp. Thứ bảy, Nhà nước cũng cần đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành dệt may hơn nữa. Đó có thể là những ưu đãi về tiền thuế sử dụng đất vào việc mở nhà máy xuất khẩu hàng dệt may, đối xử công bằng giữa doanh nghiệp dệt may trong nước và doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư nước ngoài, tăng lượng kiều hối được phép chuyển ra nước ngoài đối với các doanh nghiệp FDI, giảm bớt thủ tục hành chính khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may, và phát triển hơn hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước. 3.2.Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Hiện nay, cạnh tranh trên thị trường thế giới đang ngày càng trở thành một cuộc chiến giữa các thương hiệu chứ không chỉ đơn thuần là “cuộc chiến tranh giá cả, chất lượng” thông thường. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cần xác định rõ và tận dụng triệt để lợi thế cạnh tranh của mình cũng như sự khác biệt của sản phẩm cung cấp so với sản phẩm khác cùng loại đang có mặt và chiếm lĩnh thị trường. Hơn nữa, để đứng vững trên thị trường Nhật Bản, các nhà xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cần phải tạo được một hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu, thiện chí muốn thiết lập quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài và nên chứng tỏ cho đối tác thấy rằng đó là những mặt hàng dệt may có chất lượng tốt, kiểu dáng và mẫu mã đẹp vì đã có sự nghiên cứu kỹ về thị trường, thị hiếu tiêu dùng, có khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn một cách hoàn hảo và nhanh chóng cũng như thoả mãn được các đòi hỏi khác về sản phẩm và nhu cầu thực tế của thị trường Nhật Bản. Biện pháp đầu tiên các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ thị trường Nhật Bản. Người Việt Nam ta có câu: “nhập gia tuỳ tục”, đây là một nguyên tắc không thể thiếu khi tiếp cận bất cứ một thị trường nào. Thị trường Nhật Bản rất đa dạng và năng động, vì vậy các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường Nhật nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục, tập quán, văn hoá tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả để đưa ra những quyết định nhạy cảm về hàng hoá xuất khẩu hay dịch vụ có thể phù hợp nhanh chóng được với xu hướng của người tiêu dùng. Đặc điểm của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất, 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc về tầng lớp trung lưu. Nhìn chung người Nhật có những đặc điểm chung sau: đòi hỏi cao về chất lượng; nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày; người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm (Hàng hóa có mẫu mã đa dạng phong phú thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản). Về thời trang và thị hiếu về màu sắc: có thời, người Nhật thích ăn mặc giống bạn bè hoặc thích sắm những đồ vật giống như đồ của các thành viên khác trong gia đình, trường họ, câu lạc bộ hay nơi làm việc. Nhưng gần đây mọi thứ trở nên đa dạng hơn, xu hướng bây giờ là mua các hàng hoá khác nhau nhưng có cùng công dụng. Các hàng hoá thời trang nhập khẩu được ưa chuộng là các nhãn hiệu nổi tiếng và có chất lượng. Tuy nhiên, trong khi ý thức về sự ưa chuộng các nhãn hiệu ở Nhật vẫn phổ biến thì giới thanh niên Nhật Bản ngày càng thiên về xu hướng căn cứ vào chất lượng và giá cả để mua hàng. ở các gia đình truyền thống, người ta thích mầu nâu đất của nệm rơm và sàn nhà. Đối với thời trang của nữ thanh niên, màu sắc thay đổi tuỳ thuộc theo mùa. Người Nhật rất nhạy cảm với những thay đổi theo mùa: Xuất phát từ yếu tố cạnh tranh, các nhà nhập khẩu Nhật Bản quan tâm nhiều hơn đến việc nhập được những sản phẩm hợp thời trang và hợp mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của các loại đối tượng khách hàng. Sản phẩm là thước đo văn hoá người tiêu dùng vì vậy điều quan trọng của một doanh nghiệp khi tung sản phẩm của mình ra thị trường phải biết bám sát những tập quán của người tiêu dùng mỗi nước. Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp tăng cường hiểu biết về các yêu cầu của thị trường, tập quán tiêu dùng, hệ thống phân phối, quy chế nhập khẩu nhất là đối với hàng thực phẩm tươi sống. Hàng hoá vào thị trường Nhật Bản qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng thường có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu phải chấp nhận thực tế này để chào hàng cạnh tranh. Tăng cường chủ động đi khảo sát thị trường, thăm các siêu thị của Nhật Bản để hiểu thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của người Nhật là rất cần thiết. Thứ hai, doanh nghiệp phải năm chắc thông tin thị trường Nhật Bản một cách thường xuyên, tranh thủ nguồn thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại, đặc biệt là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO. Hiện nay JETRO có mẫu (form) hướng dẫn tìm bạn hàng bên Nhật, các doanh nghiệp có thể liên hệ nhờ giúp đỡ. Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đặc biệt là internet, các doanh nghiệp dệt may hoàn toàn có thể chủ động tham khảo các thông tin thị trường một cách nhanh nhất tại một số website ngành hàng.Ví dụ, để tham khảo thêm các chương trình hỗ trợ nhập khẩu của JETRO's , www.vietnamtextile.org để biết thêm thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam tại thị trường Nhật Bản nói riêng, thế giới nói chung, www.saigon3.com.vn là nơi biết thêm thông tin về xu hướng thời trang, những mẫu thiết kế mới, là địa chỉ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) …. Một vài địa chỉ doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có thể liên hệ: The Japan Textiles Importers' Association (Tel: 03 3270 0791 Fax: 03 3243 1088); Japan Apparel Industry Council (Tel: 03 5530 5481 Fax: 03 3243 1088); Okayama Prefecture Trade Center Co., Ltd (1-3-37, Tamachi, Okayama City, Okayama 700- 0825, Tel: 086-224-5956 Fax: 086-225-7018); Song Plaza Co., Ltd (Sony Bldg, 3-1, Ginza 5-chome, Chuo-ku, Tokyo 104-00661, Tel: 03-5413-8730 Fax: 03-5413-8747); Etoile Kaito & Co., Inc (1-7-16, Nihonbashi Bakuro-cho, Chuo-ku, Tokyo 103-8370, Tel: 03-5820-2277 Fax: 03-5820-2255). Thứ ba, các doanh nghiệp cần đa dạng hoá sản phẩm, khai thác điểm mạnh, tính độc đáo của sản phẩm của mình. Do sở thích của người tiêu dùng là rất khác nhau, lại liên tục thay đổi, vì vậy việc đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần thiết để đảm bảo sự tồn tại trên một thị trường nơi mà có quá nhiều luồng hàng hoá khác nhau. Trong ngành dệt may thì đây là điều hết sức quan trọng vì thị hiếu, xu hướng thời trang luôn luôn thay đối. Quan niệm về thẩm mỹ trong thời trang cũng khắt khe hơn nhiều so với nhiều các hàng hóa khác. Thứ tư, các doanh nghiệp dệt may cần tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế giới thiệu hàng hoá sản phẩm của mình với các khách hàng Nhật. Qua đó, doang nghiệp có thể thiết lập mối quan hệ kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế tại Nhật Bản hoặc mở văn phòng đại diện tại Nhật để giới thiệu sản phẩm. Trong thời buổi cạnh tranh cao, việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp. Hiện nay lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam ngày càng tăng, hơn nữa lại có nhiều người Nhật đang sống và làm việc tại Việt Nam nên việc tăng cường tiếp thị tại chỗ qua các hoạt động trình diễn thời trang trong các buổi giới thiệu văn hóa Việt ở những điểm du lịch. Các hội trợ triển lãm, các hội thảo về thương mại cũng thường xuyên diễn ra tại Nhật Bản, không chỉ riêng ở Tokyo mà còn ở hầu hết các trung tâm thương mại, công nghiệp và các thành phố lớn của Nhật. Các doanh nghiệp dệt may cần tranh thủ lấy những cơ hội này để quảng bá hơn nữa hình ảnh về sản phẩm dệt may nước ta. Biện pháp thứ năm, doanh nghiệp cần phải tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ triển lãm, qua mạng Internet và các phương tiện thông tin khác. Tại Nhật, nhìn chung thông điệp bằng ngôn ngữ hay quảng cáo bằng hình ảnh trên các hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như: báo ảnh, tuần báo, đặc san, hệ thống các kênh truyền hình cable v.v được đánh giá là có hiệu quả quảng cáo vì có thể nhằm vào đúng đối tượng khách hàng.Tuy nhiên, một chiến dịch quảng cáo có thể trở nên lãng phí nếu không có sự phối kết hợp với các chuyên gia trong đúng lĩnh vực và nếu không chuẩn bị một kế hoạch bán hàng hoàn hảo. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng là một phần chiến lược tổng thể mà các nhà xuất khẩu nên hợp tác cùng với các đối tác nhập khẩu của mình hoặc các đại lý phân phối sản phẩm để tiến hành một cách hiệu quả nhất.Nói tóm lại, có rất nhiều cách thức quảng cáo, tiếp thị, thâm nhập thị trường nhưng tính hiệu quả đạt được cao hay thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Loại sản phẩm mang đi tiếp thị quảng cáo; Tên nhãn hiệu của hàng hoá đối với mỗi thị trường cụ thể; Loại hình quảng cáo, phương tiện quảng cáo và đối tượng khách hàng … Thứ sáu, doanh nghiệp dệt may có thể sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật Bản trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, quản lý chất lượng, giảm giá thành. Hiện nay Nhật Bản đang có chương trình cử chuyên gia của tổ chức JODC ( Japan Overseas Development Corporation) sang giúp các nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và thiết bị, kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực (chương trình JESA-I) hoặc trong các lĩnh vực cải tiến kỹ thuật công nghệ, quản lý chất lượng, hiện đại hoá hệ thống kế toán, tư vấn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp (Supporting Industries) bảo vệ môi trường... (JESA-II). Chương trình JESA-II giành cho các hiệp hội, tổ chức nhà nước và tư nhân với toàn bộ chi phí do phía Nhật chịu. JESA-I giành cho các doanh nghiệp với 75% chi phí do phía Nhật chịu. Thông tin về chương trình này có thể tìm hiểu qua Văn phòng đại diện JETRO hoặc qua Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (Bộ phận thị trường Nhật). Thứ bảy, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nước ta cũng cần phải quan tâm tới cac quy định có liên quan tới việc xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản. Luật hàng hoá đạt chất lượng tốt yêu cầu hàng dệt may phải có nhãn hiệu với các thông tin sau: loại sợi dệt, tỉ lệ sợi pha; cách giặt và sử dụng; loại da được sử dụng; nhãn phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại có thể liên hệ.Ngoài việc tuân thủ các quy định nêu trên, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may vào Nhật cần biết một số quy định luật pháp thương mại tiêu biểu và có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ hàng hóa:Luật trách nhiệm sản phẩm, Quy định tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản-JIS, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản (EPA). Nhìn chung, đối với ngành dệt may Việt Nam, thị trường tiêu dùng Nhật là một thị trường phát triển. Yếu tố giá cả không phải là yếu tố quyết định thành công của Nhà xuất khẩu nước ngoài. Quan trọng hơn, các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất phải tạo dựng được tiếng tăm và uy tín sản phẩm của mình thì mới có cơ hội lâu dài. Sản phẩm nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về chất liệu, trình độ kỹ thuật, tay nghề thì sẽ có ưu thế cạnh tranh. Vì vậy, cần phải lưu ý những điểm sau: Điều đầu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản cần chú ý là thời hạn giao hàng: phải đặc biệt chú ý đến sản phẩm mang tính thời vụ và các sản phẩm thời trang nhất là khi các sản phẩm được xuất khẩu từ miền Nam nước ta là nơi không có thời tiết 4 mùa như Nhật Bản. Bởi vậy, các nhà sản xuất phải tính kỹ từng công đoạn trước khi xuất khẩu như thời điểm thu mua nguyên liệu, tập trung phụ kiện, thời gian chuyên chở. Tránh trường hợp hàng đến được nơi tiêu thụ thì thời tiết không còn phù hợp nữa. Thứ hai, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cần phải quan tâm tới là quy mô các lô hàng xuất khẩu: khác với xuất khẩu sang châu Âu và thường là các lô hàng lớn, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thường là các lô hàng nhỏ, chủng loại đa dạng, vòng đời sản phẩm ngắn. Các nhà xuất khẩu nên cân nhắc trước những đặc điểm này. Thứ ba, các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng: rất nhiều sản phẩm được cấp giấy chứng nhận chất lượng ở nước xuất khẩu nhưng lại không đạt yêu cầu khắt khe khi vào thị trường Nhật. Tiêu chuẩn chất lượng châu Âu và Mỹ đều chú ý vào hình thức bên ngoài mà không đi sâu vào chi tiết bên trong, chủ yếu liên quan đến tay nghề công nhân. Nhưng người tiêu dùng Nhật lại luôn có xu hướng đòi hỏi sự hoàn hảo trong toàn bộ sản phẩm họ mua. Họ chú ý đến cả những khuyết tật nhỏ nhất trên sản phẩm như vết xước, vết rạn, ngay cả khi những tỳ vết này là đặc điểm cố hữu trên nguyên liệu sử dụng. Thứ tư, các doanh nghiệp dệt may cũng cần quan tâm tới cần tìm hiểu kỹ và tuân thủ nghiêm túc những quy định và luật về nhập khẩu của Nhật Bản khi thâm nhập thị trường Nhật Bản, các hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Nhật Bản. Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Cụ thể, doanh nghiệp cần chú ý tới Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS.Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này dựa trên "Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp" được ban hành vào tháng 6 năm 1949 và thường được biết tới dưới cái tên "dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản" hay JIS. Hệ thống JIS đã góp phần vào việc mở rộng tiêu chuẩn hóa trên phạm vi toàn bộ nền công nghiệp Nhật Bản. Theo Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản (hay Hiệp định EPA), hàng dệt may Việt Nam sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi về thuế, mức thuế suất sẽ là 0% so với mức thuế suất trước đây là từ 5% tới 10%. Về lý thuyết, không có một quy định pháp lý nào hạn chế việc nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường Nhật Bản. Nhưng trên thực tế, các nhà xuất khẩu hay gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường này do yêu cầu khắt khe về chất lượng, giá cả, thói quen và thị hiếu tiêu dùng. Tuy nhiên, khi đã thành công tại thị trường Nhật thì các doanh nghiệp có điều kiện dễ dàng thâm nhập vào thị trường khác. C-Kết luận Hiện nay, ngành dệt may nước ta đã và đang tìm được chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản. Với kim ngạch xuất khẩu gia tăng hàng năm ngành đã đóng góp không nhỏ vào tăng thu ngân sách quốc gia, giải quyết việc làm cho xã hội. Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là trong khối ASEAN đã được nâng cao rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp dệt may nước ta đã xây dựng được thương hiệu vững chắc không chỉ ở thị trường trong nước mà cả ở thị trường Nhật Bản. Thậm chí, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra thì người tiêu dùng Nhật Bản vẫn lựa chọn tiêu dùng hàng dệt may Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ ở sự gia tăng mạnh mẽ kim ngạch xuất khẩu dệt may nước ta sang Nhật Bản. Tuy vậy, ngành dệt may nước ta vẫn còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn như: giá cả nguyên phụ liệu biến động thất thường, phần lớn phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, áp lực cạnh tranh ngày càng cao, thị phần hàng dệt may nước ta ở Nhật Bản vẫn còn thấp… Các doanh nghiệp dệt may nước ta muốn vượt qua được các khó khăn, thử thách ấy cần phải có sự nỗ lực không ngừng từ chính bản thân doanh nghiệp, và một phần trợ giúp không nhỏ từ phía Nhà nước. Khi Hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam-Nhật Bản đi vào thực hiện, hàng dệt may sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 0% so với mức thuế suất trước đây là 5% tới 10%. Đây là một lợi thế rất lớn đối với hàng dệt may nước ta, nếu khéo léo tận dụng thời cơ này thì khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị phần hàng dệt may ở Nhật là hoàn toàn có cơ sở. Tóm lại, doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải phát huy tối đa thế mạnh vốn có của mình, từ từ khắc phục những điểm còn yếu kém, tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh, giảm thiểu rủi ro từ môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Tài liệu tham khảo GS.TS.Đặng Đình Đào, TS.Trần Văn Bão, Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Ths. Nguyễn Việt Hưng, Tổng quan ngành dệt may Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển. TS.Nguyễn Viết Lâm, Phát triển hệ thống kênh phân phối-Một vũ khí cạnh tranh đặc biệt của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập, Tạp chí Kinh tế và phát triển. GS.TS.Nguyễn Văn Thường, Giáo trình Kinh tế Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Thanh Tuyến, Nhiều nguyên phụ liệu dệt may đang có xu hướng tăng giá, Báo Hà Nội mới. Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Xu hướng tiêu dùng tại thị trường quần áo Nhật bản. Các website tham khảo: Mục lục Mục lục……………………………………………………………………1 A-Lời mở đầu….………………………………………………………….2 B-Nội dung……..........................................................................................4 Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu hàng dệt may…………………….4 1.Tổng quan về xuất khẩu………………………………………………....4 2. Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam…………………………………….5 Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản của Việt Nam…………………………………………………………10 1.Tình hình nhập khẩu dệt may của Nhật Bản…………………………….10 2.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản của Việt Nam qua các năm………………………………………………………………………...16 3.Kết luận tình hình xuất khẩu hàng dệt may nước ta sang thị trường Nhật Bản………………………………………………………………………....26 Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản……………………………………………………………30 1.Triển vọng hàng dệt may nước ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản….30 2.Định hướng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản…………..36 3.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản………37 C-Kết Luận…………………………………………………………………47 Tài liệu tham khảo………………………………………………………….48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf112440_5466.pdf
Luận văn liên quan