Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và một số chính sách khác của Nhà
nước đã tạo điều kiện cho rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại thị
trường Việt Nam và cũng mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp trong và ngoài
nước đua tài. Chính vì vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
đã, đang và sẽ là những cuộc cạnh tranh gay gắt, ganh đua rất quyết liệt. Ngành
hàng dệt may Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
50 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2340 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khu vực 1997-1998 đã làm cho Việt Nam mất
đi phần nào lợi thế về giá nhân công so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên,
trong một hai năm tới lợi thế này có thể được khôi phục cùng với sự phục hồi kinh
tế của các nước Châu á.
Bên cạnh đó cũng cần phải nói rằng lợi thế về giá nhân công rẻ không phải là
yếu tố ổn định trong cạnh tranh. Khi trình độ khoa học kỹ thuật nâng cao, lợi thế về
lao động sẽ không còn sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nữa.
+Vị trí địa lý và điều kiện giao lưu hàng hoá: Việt Nam nằm trong khu vực
Đông Nam á, khu vực trong những năm đầu thập kỷ 90 có tốc tăng trưởng kinh tế
cao nhất thế giới, mức tăng trưởng kinh tế bình quân 6-8%/năm, trong những năm
qua và cũng là khu vực có dân số đông nhất thế giới.
Nền kinh tế phát triển nhanh dẫn đến mức tiêu thụ hàng tiêu dùng trong đó
hàng dệt may tăng với tốc độ vượt xa tốc độ tăng tiêu thụ của các nước Châu Mỹ
hay Châu Âu.
Vị trí của Việt Nam cũng thuận tiện cho việc phát triển giao lưu hàng hải quốc
tế với các khu vực trên thế giới với bờ biển dài, có nhiều hải cảng nước sâu và có
khí hậu tốt cũng như có điều kiện phát triển đường bộ và đường sắt theo dự án xây
dựng đường sắt xuyên Âu - á theo dự án của ADB
+Khả năng cung cấp nguyên liệu:
Việt Nam có rất nhiều vùng có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp cho sự
phát triển cây bông . Chương trình phát triển cây bông đến năm 2010 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn đã được đưa vào thực hiện và có kết quả bước đầu.
Nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa truyền thống của Việt Nam đã được phát triển với
việc áp dụng kỹ thuật mới, cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao, được ưu
chuộng trên thế giới tuy sản lượng còn thấp. Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng để
phát triển sản xuất sợi tổng hợp và vải không dệt với triển vọng hình thành và phát
triển các cơ sở hoá dầu.
+Khả năng đổi mới thiết bị công nghệ:
Theo đánh giá của UNDP, trang thiết bị ngành dệt cảu Việt Nam mới chỉ ở
mức 2/7, rất lạc hậu so với thiết bị ngành dệt thế giới. Ngành dệt đòi hỏi vốn đầu tư
lơn, thời gina thu hồi vốn kéo dài nên khó có khả năng đổi mới nhanh thiết bị công
nghệ, đòi hỏi phải có những chương trình đầu tư lớn, đổi mới trang thiết bị về cơ
bản.
Tuy nhiên, trong những năm qua, trang thiết bị ngành may đã có những thay
đổi đáng kể với các thiết bị công nghệ mới của các nước tiên tiến, có thể sản xuất
những mặt hàng chất lượng quốc tế.
Phần lớn các doanh nghiệp may có quy mô vừa và nhỏ, có khả năng thích nghi
linh hoạt, dễ dàng đổi mới trang thiết bị , công nghệ theo điều kiện biến động của
thị trường.
+Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ :
Ngành dệt may với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn và có tỷ lệ sản phẩm
xuất khẩu cao, được xếp vào lĩnh vực khuyến khích đầu tư phát triển. Nhiều chính
sách thương mại và đầu tư được ban hành trong thời gian đã có tác dụng thiết thực
trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi , tháo gỡ những khó khăn của doanh
nghiệp dệt may và thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Các quy định cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được
XNK hàng hoá theo mã số kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
được phép nhận gia công, trực tiếp xuất khẩu thành phẩm , không phải đăng ký mã
số kinh doanh xuất nhập khẩu theo tinh thần Nghị định số 02/1998/NĐ-CP và Nghị
định số 57 / 1998 / NĐ-CP đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia
vào hoạt động xuất nhập khẩu.
Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( sửa đổi ) theo Nghị định số
07/.1998/NĐ-CP cũng như Luật đầu tư nước ngoại (sửa đổi ) theo nghị định
10/1998/NĐ-CP đã quy định các chế độ ưu đãi đầu tư, về giảm thuế; miễn thuế
nhập khẩu nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu; về tín dụng ưu đãi..., với
các dự án sản xuất nguyên phụ liệu may, các dự án có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao đã
thao gỡ phần nào những khó khănvề tài chính của doanh nghiệp cũng như khuyến khích
về đầu tư vào ngành dệt may.
Các thời hạn tăng thời hạn hoàn thuế, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để
sản xuất hàng xuất khẩu; về đơn giản hoá thủ tục thanh lý hợp đồng gia công cũng
như các quy định về hàng xuất khẩu, thưởng hạn ngạch cho các doanh nghiệp có
kim ngạch xuất khẩu cao và xuất khẩu sang các thị trường không hạn ngạch đã giải
quyết được những khó khăn trong tổ chức kinh doanh xuất khẩu và khuyến khích
các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
+Khả năng cạnh tranh
Xuất phát từ những lợi thế trên, mặc dù sản phẩm dệt may của Việt Nam hầu
như chưa được biết đến trên thị trường thế giới nhưng sản phẩm may xuất khẩu của
Việt Nam được đánh gí cao về nhiều phương diện. Chất lượng sản phẩm tốt và ổn
định, thời gian giao hàng được xem vào loại tốt nhất so với các nước Châu á.
2. Những vấn đề tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành dệt may Việt Nam đang phải đương
đầu với nhiều khó khăn và thách thức từ nhiều phía:
-Ngành dệt có tốc độ tăng trưởng thấp, không theo kịp tốc độ tăng trưởng của
ngành may. Chất lượng và chủng loại vải không đáp ứng được yêu cầu may hàng
năm, ngành may phải nhập khẩu 80% vải nguyên liệu.
Trang thiết bị lạc hậu, trên 50% thiết bị đã sử dụng trên 20 năm lại thiếu vốn
đổi mới thiết bị công nghệ, không đáp ứng được yêu cầu của ngành may về chất
lượng cũng như chủng loại sản phẩm.
Nguyên liệu cho ngành dệt vừa thiếu vừa không đảm bảo chất lượng, 88-90%
bông phải nhập khẩu. Sản phẩm nội địa không đáp ứng được các thông số kỹ thuật
của dệt, tỷ lệ hao hụt cao 1,7 – 1,8 kg sợi/1kg vải so với 1,3-1,4 kg sợi/1kg vải đối
với sợi nhập khẩu. Các loại nguyên phụ liệu khác – hoá chất, thuốc nhuộm... cũng
phải nhập.
Vì vậy, sản phẩm dệt Việt Nam vừa đơn điệu về chủng loại, chất lượng thấp,
giá thành cao, kém sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như Quốc tế.
-Những bất ổn trong nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực như Đài Loan,
Hàn Quốc, Malaysia , ... những nước đứng đầu trong đầu tư vào ngành dệt Việt
Nam do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực khiến các nước này giãn tiến
độ đầu tư , chậm chễ trong cung cấp nguyên phụ liệu... cũng gây khó khăn đáng kể
cho các doanh nghiệp dệt có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam .
-Không chỉ phải nhập nguyên liệu do ngành dệt nội địa không đủ khả năng
cung cấp, hầu hết các phụ liệu khác ngành may xuất khẩu cũng phải nhập ngoại,
một phần do sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú trọng đúng mức, hiện mới
chỉ cung được một số loại như chỉ của Coats-Tootal, dây kéo của Phong Phú, nhãn
mác của Việt Tiến... với số lượng hạn chế, một phần do khách hàng nước ngoài yêu
cầu phải sử dụng phụ liệu do bên họ cung cấp. Vì vậy, các doanh nghiệp thường rơi
vào thế bị động do nguồn cung cấp nguyên phụ liệu chậm chễ, thiếu đồng bộ hay
không đảm bảo quy cách phẩm chất.
-Trình độ thiết kế kiểu mẫu còn rất yếu kém. Trong khi đó, khâu thiết kế mẫu
đem lại giá trị gia tăng cao, xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm khoảng 20% hạn ngạch
xuất khẩu. Do đó , kim ngạch xuất khẩu tuy lớn nhưng phần ngoại tệ thực tế thu
được lại nhỏ. Bên cạnh việc thực hiện các hợp đồng gia công lại không ổn định,
phụ thuộc vào giá nhân công và tình hình cung cấp nguyên phụ liệu.
-Mặc dù gia công cho nước ngoài hiệu quả thấp, thường bị thua thiệt nhưng
hiện nay khoảng 90 % các doanh nghiệp may vẫn tiếp tục gia công cho nước ngoài:
Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này:
+Các doanh nghiệp không có đơn đặt hàng, không có tên tuổi và uy tín trên thị
trường. Hầu hết các hạn ngạch được sử dụng để làm gia công cho nước ngoài, về
thực chất là chuyển nhượng hạn ngạch. Ngay cả mặt hàng Việt Nam xuất theo hình
thức FOB cũng mang nhãn hiệu của các nước khác : Pierne Cardin, Youth, Polo,
Hangsin...
Gia công xuất khẩu ít rủi ro cả về sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm, lại không đòi
hỏi phải có nhiều vốn.
+Các chính sách quản lý (thuế, thủ tục Hải quan...) chưa thực sự có tác dụng
khuyến khích xuất khẩu trực tiếp.
-Về thị trường xuất khẩu, hàng dệt may cũng đang phải đối mặt với nhiều khó
khăn, cả thị trường hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch.
Từ năm 1993, sau khi hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam – EU được
ký kết, nhiều doanh nghiệp, tỉnh , thành phố đã đầu tư mới để sản xuất hàng xuất
khẩu sang EU. Tốc độ tăng năng lực sản xuất cao hơn nhiều so với mức tăng hạn
ngạch theo Hiệp định xuất khẩu theo hạn ngạch ước tính chỉ sử dụng hết 40% năng
lực sản xuất của ngành may xuất khẩu. Ngay cả Hiệp định 1998-2000 cũng chỉ sử
dụng hết 50 % năng lực sản xuất hiện tại của ngành may. Mặt khác, hầu hết năng
lực thiết bị mới đầu tư của ngành may là dây chuyền sản xuất “Cat” nóng, dẫn đến
tình trạng hạn ngạch cho các mặt hàng này thì thiếu trong khi các “cat” lạnh, các mặt
hàng đã được bỏ hạn ngạch cũng như sản phẩm xuất sang thị trường phi hạn ngạch
không được đầu tư đúng mức.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa được đối xử bình đẳng với các nước
ASEAN. Số lượng chủng loại bị quản lý bằng hạn ngạch theo Hiệp định 1998-2000
của Việt Nam là 29 trong khi của các nước ASEAN là 20.
Việc thiếu khả năng ký hợp đồng trực tiếp với bạn hàng đã dẫn đến tình trạng
khê đọng các hạn ngạch công nghiệp trong khi các hạn ngạch thương mại rất thiếu.
Xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang EU thường chịu điều kiện
ràng buộc về nhập khẩu nguyên phụ liệu từ thị trường này với mức giá cao hơn giá
các sản phẩm tương đương của các nước trong khu vực, làm ảnh hưởng đến khả
năng về giá của sản phẩm Việt Nam.
Các yêu cầu về xuất xứ hàng hoá được GST của EU áp dụng với Việt Nam rất
chặt chẽ ( trong khi đó những quy định nới lỏng với hàng dệt may của Lào,
Bănglađet ... ) nên thực tế tỷ lệ hàng Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu vào EU
theo GST rất thấp.
Xuất khẩu theo hạn ngạch của Việt Nam sang một số thị trường hạn ngạch
khác như Canada, Thổ Nhĩ Kỳ ... còn rất thấp trong khi xuất khẩu sang hầu hết các
thị trường không hạn ngạch đã giảm trong năm 1998 và còn nhiều khó khăn trong năm
1999 và thời gian tiếp theo.
-Về cơ chế quản lý nhập khẩu : Mặc dù sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may
được xác định là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư phát triển với nhiều chính sách ưu đãi
về đầu tư, về tín dụng, về thuế doanh thu cũng như thuế nhập khẩu, các quy định về
quản lý sản xuất, nhập khẩu ban hành trong thời gịan qua, đặc biệt là năm 1998 đã
có tác dụng thiết thực trong khuyến khích xuất khẩu và gia công xuất khẩu, tháo gỡ
các khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất và kinh
doanh hàng dệt may xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi đáng kể trong
công tác quản lý XNK , nhiều hính sách biện pháp vẫn còn bất cập, gây khó khăn
cho các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh những thay đổi đáng kể trong
công tác quản lý XNK, nhiều chính sách hiện hành vẫn còn những bất cập gây khó
khăn cho các doanh nghiệp sản xuất – XNK hàng dệt may. Nhiều quy định trở nên
không còn hợp lý trong điều kiện sản xuất kinh doanh đã thay đổi:
+Theo Nghị định 86/CP của Chính phủ, hàng hoá chỉ được thông qua khi có
giấy chứng nhận đạt chất lượng của các cơ quan kiểm tra chất lượng Nhà nước. Tuy
nhiên, khi hàng hoá luân chuyển ngày càng lớn, các cơ quan giám định không đảm
bảo được thời hạn giám định hàng hoá để các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng .
+Trong tình hình thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì
việc giữ nguyên quy định về tỷ lệ xuất khẩu theo giấy phép đầu tư đang làm các nhà
đầu tư lo ngại.
+Việc xin miễn giảm thuế theo giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư của các doanh
nghiệp gặp nhiều phiền phức; ngành thuế quy định doanh nghiệp phải làm “ Đơn
xin được hưởng ưu đãi.” Hoặc yêu cầu xem lại dự án đầu tư hoặc chỉ được miễn giảm
thuế khi chứng nhận việc đầu tư có hiệu quả, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
Trong khi thị trường xuất khẩu đang gặp nhiều hó khăn, quy định này trở thành một trở
ngại lớn đối với các doanh nghiệp .
+Việc xin ưu đãi với lãi suất thấp cũng gặp nhiều trở ngại. Ngân hàng thường
đối duyệt lại dự án đầu tư hoặc xét lại giấy chứng nhận ưu tiên đầu tư.
+Việc thực hiện quy định thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đối với các doanh
nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất bán sản phẩm cho các doanh nghiệp
khác để trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm xuất khẩu trên thực tế cũng gặp nhiều
khó khăn.
Theo quy định này doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, phải nộp đủ thuế
nhập khẩu theo quy định và làm thủ tục xin hoàn thuế sau khi doanh nghiệp sản
xuất hàng xuất khẩu đã xuất khẩu sản phẩm và chuyển lại chứng từ cho doanh
nghiệp nhập khẩu. Thủ tục và chứng từ xin hoàn thuế khá phức tạp, mất nhiều thời
gian lại phụ thuộc vào doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
+Nghị định 57/CP yêu cầu mỗi doanh nghiệp sản xuất gia công hàng xuất
khẩu có sử dụng nhãn hiệu nước ngoài phải xin giấy chứng nhận tại cục sở hữu
công nghiệp Việt Nam về nhẫn hiệu đó không trùng lặp với nhãn hiệu đã đăng ký
tại Việt Nam. Giấy chứng nhận này có hiệu lực 1 tháng nhưng thực tế doanh nghiệp
phải xin giấy chứng nhận cho mỗi chuyến xuất khẩu và có khi phải mất 2 tháng mới
nhận được giấy chứng nhận.
+Doanh nghiệp cần ghi tên sản phẩm, tên doanh nghiệp, nơi sản xuất... lên sản
phẩm của mình, phải xin 2 loại giấy phép . Giấy phép Bộ Văn hoá Thông tin để
được in và giấy phép nhập khẩu máy in , gây rất nhiều phiền hà tốn kém cho doanh
nghiệp.
Thuế suất nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất trong nhiều trường hợp còn cao
hơn thuế suất nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh ( ví dụ thuế suất nhập khẩu nguyên liệu
vải mộc và vải pha là 40% trong khi vải thành phẩm là 20%) là cản trở việc thực hiện
nội địa hoá sản phẩm .
Bên cạnh đó, các quy định mới được ban hành thường không được thông tin
đầy đủ, kịp thời đến các doanh nghiệp hoặc không có một thời gian đệm hợp lý cho
các nhà đầu tư chuẩn bị trước khi các quy định mới có hiệu lực.
+Về chính sách phân bổ hạn ngạch: Việc phân bổ hạn ngạch theo nguyên tắc
bình đẳng đảm bảo công ăn việc làm cho các cơ sở may xuất khẩu, tuy giải quyết
được nhiều vấn đề về chính sách xã hội cũng dẫn đến nhiều vấn đề bất cập: Hạn
ngạch phân tán trong khi khách hàng thường muốn ký hợp đồng với số lượng lớn
với một doanh nghiệp , không phải ký hợp đồng với nhiều cơ sở nhỏ dẫn đến việc
tăng ngoài dự kiến các chi phí giao dịch, chuyển tải về kho bãi và những khó khăn
về kiểm tra chất lượng hàng hoá. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam có thể mất đi
những khách hàng lớn, những hợp đồng có giá trị cao.
Tháng 12/1998, một quy chế mới về hạn ngạch đấu thầu một phần hạn ngạch
đã được tiến hành với các doanh nghiệp may của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh . Đây
có thể coi là một bước tiến trong việc phân bổ hạn ngạch , khuyễn khích các doanh
nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh để từng bước hoà nhập với thị trường thế giới.
Tuy nhiên, trên thực tế mức giá đấu thầu được đưa ra không phản ánh được những
chi phí thực của các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp đã đưa ra mức giá quá cao
so với mức giá bình quân . Hầu hết các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp Nhà
nước lớn hoặc các liên doanh có tiềm năng về chính trị có thể bù lỗ cho các mặt
hàng xuất khẩu hạn ngạch này để giữ thị phần, giữ khách hàng. Vô hình chung đã
đưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào tình trạng khó khăn vì thiếu hạn ngạch. Một
mâu thuẫn là trong khi với các doanh nghiệp lớn, hạn ngạch xuất khẩu sang EU
không phải là quá quan trọng vì họ có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị
trường phi hạn ngạch... với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn ngạch xuất khẩu sang
EU là yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại .
Có thể nói, sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn kém cạnh tranh hơn nhiều
nước trong khu vực về nhiều mặt :
a, Về giá: giá hàng dệt kim của Việt Nam tương đối có sức cạnh tranh do Việt
Nam chủ động được từ sản xuất sợi đến may thành phẩm nhưng giá hàng dệt thoi
của Việt Nam được đánh giá là quá đắt. Một mặt do từ nguyên phụ liệu đến công
nghệ, thiết bị hầu hết phải nhập khẩu , một mặt do Việt Nam chỉ làm những khâu
cắt, ráp , đóng góp ... có giá trị gia tăng thấp.
Bảng 7 Bảng so sánh hàng dệt may xuất khẩu
sang thị trường Nhật Bản
(Yên / sản phẩm )
Tên nước Hàng dệt Hàng dệt thoi Các loại khác
Việt Nam 390 1185,2 1345
Trung Quốc 436 867 1030
Inđônêsia 534 574 839,4
Thái Lan 397 1274,8 1438,6
Hàn Quốc 452 1376,4 1616
b, Về cơ cấu sản phẩm: sản phẩm dệt may Việt Nam vẫn còn đơn điệu. Khả
năng đa dạng hoá mặt hàng không theo kịp với sự thay đổi của yêu cầu thị trường,
đặc biệt là với các trang phục cao cấp.
c, Về thị trường: Việt Nam đang tham gia vào thị trường thế giới khi thị
trường đã khá định hình, phải cạnh tranh với các nước có cùng loại sản xuất xuất
khẩu nhưng có trình độ phát triển cao hơn, có tên tuổi và uy tín trên thị trường , lại
được ưu đãi hơn trong các Hiệp định song phương hay đa phương về hàng dệt may
với các nước nhập khẩu .
d, Về môi trường kinh doanh: Theo đánh giá của các nhà đầu tư trong nước,
đầu tư nước ngoài , Việt Nam kém hấp dẫn hơn nhiều nước trong khu vực do các
thủ tục quản lý hành chính trong đầu tư nước ngoài. Thời gian cấp giấy phép đầu tư
thường bị phụ thuộc vào nhiều cấp quản lý. Khó khăn trong việc chuyển đổi ngoại
tệ để mua vật liệu từ nước thứ 3 trong khi nguồn cung cấp trong nước hạn chế và
chất lượng không đảm bảo.
Bên cạnh các chính sách khuyến khích đầu tư, điều kiện cơ sở hạ tầng là một
trong những nhân tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. So với nhiều
nước trong khu vực, cơ sở hạ tầng của Việt Nam kém cạnh tranh hơn về nhiều
phương diện: Các dịch vụ tài chính, ngân hàng kém phát triển, điều kiện giao thông
vận tải kho tàng, bến bãi vừa thiếu vừa yếu kém, chi phí điện nước, liên lạc viến
thông cao,... Với mặt hàng dệt may , khối lượng nguyên liệu nhập khẩu cũng như
xuất khẩu thành phẩm cần phải chuyển tải lớn thì các yếu tố trên càng trở nên quan
trọng.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang cố gắng khắc phục dần những yếu điểm của
mình để đi lên hoà nhập cùng nhịp với thế giới và ngành dệt may Việt Nam cũng
như hàng dệt may của Việt Nam cũng đang từng bước chuyển đổi cho phù hợp với
xu thế phát triển của thế giới.
Trên cơ sở các yếu tố về triển vọng và khả năng cạnh tranh cũng như những
mặt tồn tại của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, từ đó dự báo triển
vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam từ nay đến năm 2010, về tiềm năng mở
rộng thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm như sau:
Bảng 8: Dự báo triển vọng xuất khẩu hàng dệt may đến năm 2010
Tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng
dệt may
Thị trường
hạn ngạch
Thị trường
không hạn
ngạch
1998 Kim ngạch xuất khẩu 1350 650 700
% tăng trưởng– triệu USD 101 144,4 77,86
1999 Kim ngạch xuất khẩu 1150 - 1500 690 – 710 760 –800
% tăng trưởng– triệu USD 107 – 111 106 –110 108 -114
2000 Kim ngạch xuất khẩu 1600 -1720 740 - 760 860 – 960
% tăng trưởng– triệu USD 110 - 115 106 - 107 113 – 120
2005 Kim ngạch xuất khẩu 2550 - 2560 1260 - 1270 1290 – 1300
% tăng trưởng– triệu USD 107,7 111 107,5
2010 Kim ngạch xuất khẩu 3750 – 3760
% tăng trưởng– triệu USD 108
Để thực hiện các mục tiêu cho ngành dệt may từ nay đến năm 2010, cần thực
hiện một số hệ thống các chính sách, giải pháp đồng bộ về đầu tư phát triển, đổi mới
trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất cũng như sức mạnh của sản phẩm kết hợp
với khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ, tiếp cận và từng bước hội nhập với thị
trường thế giới.
Chương III
một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam
trên
thị trường thế giới
I. Một số biện pháp chung
Ngày nay, các cơ sở kinh tế vĩ mô và chính trị cho việc phát triển và khả năng
cạnh tranh kinh tế đã được nhận thức một cách khá rõ. Một môi trường chính trị và
một chính sách kinh tế vĩ mô ổn định kéo theo nền tài chính vững mạnh, có sự tăng
trưởng hợp lý về tiền tệ và tín dụng, một mức nợ có thể kiểm soát được, lạm phát tương
đối thấp giới hạn vai trò thích hợp cuả Chính phủ trong nền kinh tế cùng với sự mở cửa
với các thị trường quốc tế là yếu tố để thúc đẩy tăng trưởng. Thêm vào đó lý thuyết
tăng trưởng nhấn mạnh tầm quan trong của tích luỹ trong nước và một tỷ lệ đầu tư
Quốc Gia cao vào vốn vật chất và con người.
Vai trò chính của các biến số kinh tế vĩ mô là hình thành ra bối cảnh những
khả năng cạnh tranh ở các ngành và các doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, các chính
sách hợp lý ở tầm vĩ mô là những điều kiện tiền đề cần thiết đối với tăng trưởng kinh tế
và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, một loạt các chính sách kinh tế vĩ mô đòi hỏi phải
chuyển hóa được thành các chính sách phát triển kinh doanh có kết quả và có sức cạnh
tranh.
Trong khi các chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý tạo ra được tiềm năng để cải
thiện cạnh tranh thì năng suất chỉ có thể tăng được khi Việt Nam tăng cường những
năng lực của mình ở cấp doanh nghiệp và các ngành tương ứng. Một trong những
cơ sở chính của năng suất và khả năng cạnh tranh chính là chất lượng của các hoạt
động và chiến lược của doanh nghiệp.
Ngay cả khi các doanh nghiệp Việt Nam có thể cải tiến được thực tiễn hoạt
động và chiến lược của mình thì điều đó vẫn chưa đủ để đảm bảo tăng năng suất và
khả năng cạnh tranh. Vì quan trọng là các chính sách, các thể chế và cơ sở hạ tầng
phải tạo nên môi trường kinh doanh để các doanh nghiệp cạnh tranh.
Một trong những kết luận nghiêm túc nhất của chúng ta ở đây là môi trường
kinh doanh mà ở đó các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đang hoạt động là đặc
biệt không thuận lợi đối với kinh doanh . Trừ phi nhiều hạn chế mà các doanh
nghiệp phải đương đầu phần lớn được giảm, nếu không các doanh nghiệp sẽ không
thể đạt được sự tăng trưởng ổn định về năng suất và khả năng cạnh tranh.
Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 là : Hướng
vào xuất khẩu, nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất
mở rộng, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, từng bước đưa công nghiệp dệt
may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn góp phần tăng trưởng kinh tế,
giải quyết việc làm, thực hiện đường lối CNH-HĐH đất nước.
1. Đầu tư phát triển
Đầu tư phải được tính toán trên phạm vi toàn ngành, tập trung cho ngành dệt
và ngành sản xuất phụ liệu may đầu tư chọn lọc theo mặt hàng có thế mạnh nhằm
tạo khả năng liên kết hợp tác và khai thác tốt hơn năng lực thiết bị. Ngành dệt đòi
hỏi vốn đầu tư lớn, cần có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài đặc biệt là
khâu nhuộm và khâu hoàn tất. Ưu tiên các công trình đầu tư 100% vốn nước ngoài
trong ngành dệt. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất
nguyên phụ liệu may đối với đầu tư nước ngoài vào ngành may. Ưu tiên các dự án
sản xuất các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được và sản phẩm xuất khẩu sang
các thị trường phi hạn ngạch. Đầu tư của Nhà nước tập trung cho các công trình
trọng điểm,các xí nghiệp dệt, nhuộm, hoàn tất có quy mô lớn, sản xuất các sản
phẩm phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa ngành
may nhằm tự túc nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu quy mô đầu tư thích
hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh
tranh.
2. Chính sách về thị trường xuất khẩu
Với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá, bên cạnh việc duy trì và củng
cố các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản... sớm khôi phục lại các thị trường
như SNG và Đông Âu, phát triển các thị trường mới như Mỹ, Canada, Trung Đông,
giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Đông Nam á .
Tăng cường vai trò của các tổ chức xúc tiến thương mại của Nhà nước, hỗ trợ
doanh nghiệp trong công tác Marketing. Bên cạnh việc tìm hiểu, cung cấp các thông
tin về thị trường, giá cả, các đặc điểm về kinh tế văn hoá xã hội cũng như bản sắc,
truyền thống dân tộc của các Quốc gia, cần phải có những chính sách tiếp cận, khai
thông và phát triển với từng thị trường cụ thể, trước hết là các thị trường xuất khẩu
nhiều tiềm năng như đã nêu ở trên.
3. Về nguyên liệu và phát triển sản phẩm
* Nguyên liệu:
Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu các loại tơ sợi thiên nhiên cho ngành
dệt và các chính sách khuyến khích đâù tư phát triển vùng nguyên liệu, tạo nguồn
nguyên liệu ổn định cho sự phát triển của ngành dệt, đồng thời đặt cơ sở cho sự hình
thành và sản xuất sợi hoá học. Kết hợp với ngành sản xuất hoá chất để cung cấp
thuốc nhuộm và các hoá chất khác cho ngành dệt, để từ đó nâng cao tính cạnh tranh
của sản phẩm .
Khuyến khích đầu tư cho sản xuất phụ liệu cũng như sản xuất vải đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu, giảm bớt sự phụ thuộc của ngành may vào nguồn nguyên phụ liệu
nhập ngoại . Đồng thời xây dựng hệ thống các chính sách khuyến khích sử dụng
nguyên phụ liệu sản xuất trong nước (Chính sách thuế, hàm lượng nội địa của sản
phẩm xuất khẩu).
Bông: Phải có chiến lược đồng bộ về cơ chế tổ chức giữa vùng nguyên liệu và
chế biến, những chính sách lớn của Nhà nước về cây bông, đầu tư khoa học kỹ thuật
cho giống, phòng sâu bệnh, xây dựng vùng trọng điểm đa canh, củng cố hệ thống
khuyến nông, xây dựng giá và bảo hiểm giá, nâng cao chất lượng cán bông , nhằm
khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng, đặc biệt khai thác vùng đất Tây
Nguyên có điều kiện phát triển. Mục tiêu đến năm 2000 tự túc được 30% bông (
100.000 tấn bông xơ / năm) và đến năm 2010 tự túc được 50% bông ( 250.000 tấn
bông / năm) .
Tơ tằm : Trồng dâu nuôi tằm là ngành nghề truyền thống lâu đời của nhân dân
ta. Hiện nay mới khai thác nguyên liệu quý này để xuất khẩu nguyên liệu là chính,
nên trong tương lai cần có công nghệ chế biến sản phẩm có chất lượng để xuất khẩu
sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường
thế giới.
Xơ PE và tơ PE : dự kiến xơ PE sử dụng đến năm 2010 cả tơ và xơ PES, lên
tới gần 20 vạn tấn. Với quy mô 5-6 tấn / năm cho một công trình thì hiện tại hai
công trình 100% vốn nước ngoài là Hualon và Samsung đủ cho tự túc trong nước
đến năm 2000. Hiện tại Việt Nam đã có dự án công trình lọc dầu tại Dung Quất, cho
nên về nguyên liệu sơ và tơ PE đến năm 2010 là có triển vọng.
Nâng cao hiệu quả và chất lượng hàng may gia công, tạo dựng và củng cố uy
tín trên thị trường thế giới, đồng thời tạo lập cơ sở để chuyển dần sang xuất khẩu
trực tiếp.
Có chính sách hỗ trợ , khuyến khích đầu tư cho khâu thiết kế và sản xuất hàng
mẫu, đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ đủ khả năng thiết kế mẫu mã đồng thời hỗ trợ
cho công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tạo điều kiện đưa các sản phẩm với tên
hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới.
Nhằm đáp ứng và đón đầu yêu cầu ngày càng cao về môi trường, an toàn sản
xuất, ngay từ bây giờ phải có chính sách khuyến khích đầu tư cho sản xuất dệt “
Xanh – Sạch” theo tiêu chuẩn ISO9000 và ISO14000.
* Phát triển sản phẩm:
Hiện nay, mặt hàng may mặc xuất khẩu chủ yếu theo phương thức gia công
nên giá trị ngoại tệi thực tế thu được chỉ chiếm khoảng 25% tổng giá trị xuất khẩu.
Tuy nhiên, về ý nghĩa xã hội của ngành dệt may lại rất lớn, vì hơn 40.000 lao động
được thu hút vào lĩnh vực này. do vậy việc phát triển sản xuất hàng dệt may, trong
đó có hàng gia công cần được chú trọng. Bên cạnh đó, chất lượng hàng dệt may cần
phải được nâng cấp lên một bước, đáp ứng những thay đổi về thời trang ở các nước,
đó cũng là một trong những chiến lược để nâng cao cạnh tranh cùa sản phẩm này
trên thị trường thế giới.
4. Về phát triển khoa học, kỹ thuật, và chuyển giao công nghệ.
Kết hợp hài hoà giữa công nghệ hiên đại và thiết bị công nghệ đã trải qua sử
dụng, vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản phẩm, vừa cân đối được vốn đầu tư
cho trang thiết bị và đảm bảo tinha cạnh tranh về giá của sản phẩm xuất khẩu trên
cơ sở tính hiệu quả kinh tế. Ưu tiên đầu tư cho công nghệ thiết kế trên máy vi tính,
nhằm nâng cao năng lực sáng tác mẫu mã. Có chính sách khuyến khích đầu tư với
các dự án sản xuất sản phẩm mơío theo tiêu chuẩn TMQ, ISO14000, ISO9000.
Triển khai và tăng cường hiệu quả của hợp tác công nghiệp ASEAN. Nhằm
thu hút công nghệ mới tropng khu vực và hợp tác phát triển sản phẩm, nhãn hiệu
sản phẩm, phát huy thế mạnh của mỗi nước trong hợp tác kinh tế.
Nghiên cứu áp dụng khoa học về nguyên liệu mới, vật liệu mới, về công nghệ
và thiết kế hiện đang còn bỏ trống, tận dụng phế liệu dệt trong lĩnh vực vải không
dệt, tận dụng phế liệu trong lĩnh vực tơ tằm để kéo sợi Spunsilk, đẩy mạnh công
suất kéo sợi OE, sớm có công nghệ kéo sơi pha len/ acgrylic cho mặt hàng Veston
Complet, nâng tỷ trọng mặt hàng mởitong lĩnh vực nghiên cứu sử dụng nguyên liệu
mới Microfbre cho vải Jacket, Tissu giả len, giả tơ tằm sợi Lycra, Spandex có độ
dàn tính caocho mặt hàng dệt làm thể thao, bít tất phụ nữ, ... Tương xứng với
nguyên liệu mới phải có công nghệ xử lý hoàn tất cao cấp. Sớm đầu tư thích đáng
về cơ sở tạo mốt và nâng cao nghiệp vụ mốt.
Cạnh tranh trong nước và quốc tế, chính kà giành khuyến khích mạnh nhất đối
với việc nâng cấp công nghệ.
Tiếp tục giành các công nghệ nước ngoài và dàn xếp một môi trường có hiệu
quả và hữu hiệu để có được và phổ biến Chính phủ loại công nghệ nhập khẩu.
Cần đẩy mạnh việc chuyển giao một cánh đầy đủ bí quyết công nghệ từ các
nhad cung ứng nước ngoài.
Nhằm vào việc tăng cương khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
việc hấp thụ, áp dụng và nâng cấp các loại công nghệ nhập khẩu.
Phải đảm bảo rằng việc lựa chọn công nghệ được thực hiện bởi các cơ quan
của Chính phủ.
Phân tích tác động của 4 lĩnh vực ưu tiên trong khoa học và công nghệ Quốc
gia đối với cơ cấu kinh tế và khả năng cạnh tranh trong tương lai.
Dành ưu tiên cao cho việc áp dụng và sử dụng công nghệ thông tin (IT) vì như
các nhà nghiên cứu sâu mới đây đã chứng minh rằngIT sẽ là một yếu tố cực kỳ quan
trọng đối với khả năng cạnh tranh Quốc tế trong những năm tới.
Dành ưu tiên cao cho việc xúc tiến các chính sách nghiên cứu và phát triển (
R&D ) liên quan đến ngành nông nghiệp vì lợi ích thu được từ các hoạt động nghiên
cứu nông nghiệp là cao. Đó cũng là con đường chính để duy trì và nâng cao năng
suất và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Khuyến khích việc nâng cấp công nghệ ở các doanh nghiệp thông qua việc
cung cấp và khuyến khích như vốn miễn thuế dành cho dự trữ phát triển công nghệ.
Tăng số lượng các chuyên gia nước ngoài về công nghệ công nghiệp để đào
tạo sinh viên và cố vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam .
Nâng cấp các trung tâm nghiên cứu khoa học và kỹ thuật tại các trường Đại
học và gắn các dự án nghiên cứu cho các doanh nghiệp và các ứng dụng thương
mại. Tăng cường khu vực dịch vụ kỹ thuật trong nước, cung cấp và khuyến khích
đối với việc phát triển các cơ quan tư vấn kỹ thuật và thiết kế tư nhân.
Hình thành các trung tâm xuất sắc liên kết các ngành công nghiệp, các tổ chức
và Chính phủ trong lĩnh vực có tiềm năng để phát triển các sản phẩm và dịch vụ có
sức cạnh tranh ở Việt Nam .
II. Phương hướng và biện pháp nâng cao khả năng
cạnh tranh
1. Phương hướng
Trong thời gian tới mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam là sẽ cạnh tranh trên
các mặt:
-Cạnh tranh về chất lượng
-Chí phí cho nguyên vật liệu
-Mạng lưới cung cấp hàng dệt may trên thị trường
-Cạnh tranh bằng uy tín của các doanh nghiệp ...
Tất cả các mục tiêu trên đều nhằm mục tiêu lớn nhất của ngành dệt may Việt
Nam là nâng cao khả năng cạnh tranh cua hàng dệt may Việt Nam trên thị trường
thế giới.
Để thực hiện được những mục tiêu đó thì phải có những biện pháp cụ thể và
phải được thực hiện đồng bộ.
2. Biện pháp
Trước hết phải xây dựng chiến lược kinh doanh trong đó đặc biệt quan tâm
đến chiến lược cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh phải được xây dựng trên cơ sở :
-Tiềm năng của các doanh nghiệp .
-Nhu cầu của khách hàng
-Tiềm lực của các đối thủ cạnh tranh , mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh.
Trong chiến lược cạnh tranh phải nêu lên được những biện pháp có tính chiến
lược - đó là những biện pháp để cạnh tranh lâu dài như chất lượng sản phẩm, uy
tín... và cũng cần có những biện pháp cạnh tranh trước mắt như giá cả, mẫu mã,
kiểu dáng, thiết kế...
2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các loại sản phẩm-biện
pháp có tính chiến lược.
Trước hết phải quản lý chất lượng của sản phẩm dệt may theo một hệ thống ở
các chi nhánh, từ đó đề ra các giải pháp để khắc phục, sửa chữa những chỗ còn yếu
kém, phát huy những điểm mạnh.
Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, chất lượng của sản phẩm là rất quan
trọng cho nên cần phải lập kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng
lực của cán bộ .
Hiện nay, trong thiết bị kỹ thuật đang là vần đề ảnh hưởng rất lớn đế chất
lượng sản phẩm. Nên các doanh nghiệp cần phải đầu tư trang thiết bị hiện đại để
nâng cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may và đặc biệt hiệu quả cao.
Cùng với việc nâng cao chất lượng hàng dệt may, thì cũng cần phải đa dạng
hoá các loại sản phẩm nhằm mục đích mở rộng thị trường và thu hút khách hàng.
Chính vì vậy trong tương lai cần đầu tư nhiều .
Nói tóm lại nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá loại hình hàng dệt
may là những biện pháp rất quan trọng để tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng
dệt may Việt Nam, tạo ra uy thế so với các đối thủ cạnh tranh và dần chiếm được
những thị phần quan trọng.
Ưu thế của sản phẩm may xuất khẩu của Việt Nam là chất lượng cao và thời
hạn giao hàng đúng. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là sau năm
2005, khi hạn ngạch và các hàng rào phi thuế quan khác được bãi bỏ, thị phần mỗi
nước xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đối với
hàng may mặc, các biện pháp cạnh tranh “phi gía cả”, trước hết là cạnh tranh về
chất lượng hàng hoá, trong rất nhiều trường hợp , trở thành yếu tố quyết định trong
cạnh tranh.
Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam – EU, Nhật Bản ... và Nguyện
vọng là thị trường Mỹ đều là những thị trường rất “khó tính” , đòi hỏi cao về chất
lượng. Người tiêu dùng các thị trường này có khả năng thanh toán cao, nên yếu tố
chất lượng và nhãn mắc sản phẩm được chú ý hơn là giá cả:
Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm bao gồm :
+Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phục liệu, tạo bạn hàng cung cấp
nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, đảm bảo tổt nguyên phụ liệu, tránh xuống
phẩm cấp. Cần lưu ý răng nguyên liệu sợi vải là những hàng hoá hút ẩm mạnh, dễ
hư hỏng.
+Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công
nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và taì liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung
cấp về mẫu, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì:
+Tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lượng.
Đảm bảo đúng yêu cầu về giao hàng : giao hàng đúng thời hạn là yêu cầu rất
quan trọng với sản phẩm dệt may do yếu tố thời vụ và hợp thời trang là một trong
những yễu tố quyết định về tính cạnh tranh của nhóm hàng này. vì vậy cần:
-Chủ động trong vận chuyển bốc dỡ hàng
-Ưu tiên cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu ở các khu vực thuận tiện
cho giao hàng xuất khẩu .
-Đơn giản hoá khâu làm thủ tục XNK
Trong điều kiện hàng dệt may Việt Nam đang giảm ưu thế về giá nhân công,
cần có các biện pháp hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh về giá sản phẩm. Ví dụ như kéo
dài thời gian hoàn vốn đầu tư, khấu hao trang thiết bị lên 5 đến 7 năm nhằm giảm
giá thành sản phẩm .
2.2. Thiết lập chính sách giá cả thích hợp
Giá cả là một trong những yếu tố cạnh tranh quan trọng. Để thu hút được
khách hàng chính sách giá cả phải mền dẻo, linh hoạt phù hợp với thị trường. Tuy
nhiên cần phải giữ vững 2 nguyên tắc:
+Kinh doanh có lãi.
+Đảm bảo được sự cân xứng tương đối giữa các sản phẩm và sự tương đương
của giá trị đồng tiền ở các thị trường khác nhau trên thế giới.
Đối với những khách hàng khác nhau thì áp dụng những mức giá khác nhau và
dùng chính sách giá để tạo cơ hội cho khách hàng mới có khả năng thâm nhập thị
trường Việt Nam .
Cũng như chất lượng của sản phẩm dệt may giá cả của hàng dệt may cũng là
một trong những yếu tố để khách hàng lựa chọn. Nếu doanh nghiệp nào có sản
phẩm tốt, giá rẻ thì thành công trên thương trường, đẩy lùi được các đối thủ cạnh
tranh. Đối với hàng dệt may Việt Nam nói riêng thì chính sách giá cả là một công
cụ của Marketing hữu hiệu để thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Bên cạnh đó, đối
với hàng dệt may Việt Nam thì cần phải chú trọng nhiều đến mẫu mã, mầu sắc, kiểu
dáng... phù hợp với từng vùng, từng khu vực. Thiết kế cũng là một vấn đề rất quan
trọng trong việc thâm nhập thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường
thế giới.
2.3. Nâng cao uy tín đối với khách hàng.
Uy tín là vấn đề mang tính chất sống còn đối với một doanh nghiệp. Chất
lượng, mẫu mã, kiểu dáng, giá cả, dịch vụ ... đối với khách hàng ảnh hưởng rất lớn
đến uy tín cho nên cần phải được coi trọng, dần dần cải thiện được hình ảnh tốt đẹp
của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
Tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế. Để xuất khẩu
trực tiếp sản phẩm Việt Nam phải được kinh doanh bằng nhãn mác của mình trên
thị trường quốc tế. Muốn vậy:
+Cần tập trung đầu tư cho công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mẫu mã vải
cũng như sản phẩm may
+Tổ chức công tác tiếp thị và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
+Trước mắt, có kế hoạch hợp tác với các viện Mode, hoặc thuê chuyên gia
thiết kế mode để đẩy nhanh quá trình hoà nhập và thị trường thế giới.
+Khắc phục khó khăn về thiếu nguồn tài chính và nhân lực trong khâu thiết kế
mẫu mã, phát triển sản phẩm mới thông qua việc trao đổi bản quyền giữa các công
ty và tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà nhập khẩu cũng như đại diện của các mạng
lưới phân phối tại nước nhập khẩu.
+Khi chưa có tên tuổi trên thị trường thế giới thì cách tốt nhất để thâm nhập
thị trường trong giai đoạn đầu , là mua bằng sáng chế, nhãn hiệu của công ty nước
ngoài để làm ra các sản phẩm của họ với giá rẻ hơn, qua đó thâm nhập vào thị
trường thế giới bằng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam , đồng thời học tập kinh
nghiệm, tiếp thu công nghệ để tiến tới sự thiết kế mẫu mã.
+Khai thác lợi thế của việc tham gia chương trình hợp tác công nghiệp
ASEAN (AICO) nhằm thu hút công nghệ cao của các nước ASEAN, hợp tác trong
phát triển sản phẩm mới, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và khai thác lợi thế về thuế
suất, thuế quan ưu đãi bằng mức thuế suất CEPT của sản phẩm của thời điểm 2006
theo quy định của AICO cũng như các ưu đãi phi thuế quan khác.
Đẩy nhanh tiến trình triển khai chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN
(AICO), các tổ chức, cơ quan chức năng – Bộthương mại, Bộ công nghiệp, phong
thương mại và công nghiệp Việt Nam... Cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho các
doanh nghiệp về AICO cũng như các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may
như tìm đối tác ở các nước ASEAN khác hoặc khuyến khích tăng hàm lượng nội địa
sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu... để đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia
AICO.
2.4. Các giả pháp về mở rộng thị trường.
Khó khăn chủ yếu của ngành dệt may Việt Nam hiện nay và cả trong những
năm trước là tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Để mở rộng thị trường xuất khẩu, cần
tiến hành một số giải pháp đồng bộ sau:
-Hỗ trợ các doanh nghiệp trong tìm kiếm thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt
động của các tổ chức xúc tiến thị trường.
Marketing thị trường đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm dệt may do đặc điểm
của nhóm ngành hàng này là yêu cầu cao về sự phù hợp với các tiêu chuẩn cao xã
hội, truyền thống văn hoá, xu hướng thời trang... Đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm
tới vấn đề này nhưng các hoạt động tìm hiểu thị trường thường vượt quá khả năng tài
chính của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như hầu hết các
doanh nghiệp may. Hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại như: tổ chức các
đoàn đi khảo sát thị trường, tổ chức giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở nước ngoài qua
các hội trợ triển lãm, ... cung cấp thông tin về thị trường cũng như các đặc điểm về
kinh tế và xã hội, quy định, luật pháp, chính sách thương mại, chế độ ưu đãi thuế
quan... cho các doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Trong các hoạt động này, các đại diện thương vụ tại các nước nhập khẩu đóng
vai trò quan trọng. Việt Nam đã có thương vụ tại hầu hết các nước có quan hệ song
phương. Các đại diên thương mại có thể nắm bắt nhanh nhạy các nhu cầu diễn biế thị
trường để thông tin kịp thờ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại diên thương mại nói
chung khó có thể bao quát tất cag những vấn đề của từng ngành. Vì vậy, để nâng cao
hiệu quả hoạt động của trong nướcương vụ, có thể cử một số đại diện của ngành tại
thương vụ tại các thị trường xuất khẩu quan trọng nhất: Khu vực EU, Nhật Bản và
các thị trường có tiềm năng:Bắc Mỹ, Đông âu, SNG...
Tiếp cận kịp thời biến động thị trường, các thay đổi về quy định pháp luật, xu
hướng thương mại, thuế quan... của các thị trường nhập khẩu. Từ đó, định hướng
cho hoạt động xuất khẩu.
Thúc đẩy sản xuất mẫu mốt, các mẫu chào hàng sẽ phong phú và sát thực tế
thị trường.
Giới thiệu nguyên phụ liệu: vải chất lượng cao do ta sản xuất được chưa nhiều
nhưng cần phải thông tin, quảng cáo ,tiếp cận và giới thiệu với khách hàng. Các phụ
liệu may đã tự sản xuất gần đủ với chất lượng cao:chỉ may, tấm bông hoá học làm
áo lót lạnh, cúc, khoá,... cần được trưng bày tại các phòng đại diện của ngành dệt
may Việt Nam.
Tìm hiểu và tiếp cận với hệ thống phân phối sản phẩm dệt may của từng nước
và giúp doanh nghiệp tiếp cận với các nhà nhập khẩu trực tiếp.
Với thị trường EU, Việt Nam sẽ có điều kiện sử dụng tôt hơn số hạn ngạch công
nghiệp (30% tổng hạn ngạch) bằng cách tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tránh bị khê
hạn ngạch công nghiệp vào cuối năm cũng như sử dụng tốt hơn số nạn ngạch được tính
thêm khi thực hiẹen gia công thuần tuý mà chưa được sử dụng tốt.
Các đại diện thương mại, bên cạnh việc nghiên cứu thị trường nước ngoài, còn có
nhiệm vụ giúp doanh nghiệp trong nước tìm hiểu, tiếp cận các đối tác nước ngoài, nâng
cao hiệu quả việc tham gia triển lãm, hội chợ. Khi đưa sản phẩm sang giới thiệu tại các
hội trợ triển lãm, các doanh nghiệp cần có danh mục các đối tác đã được nghiên cứu,
chọn lọc từ trước để giới thiệu sản phẩm, ký kết hợp đồng.
-Một kinh nghiệm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc hay Thái
Lan là cử nhân viên tiếp thị mang sản phẩm mẫu đi chào hàng trực tiếp với các công
ty nhập khẩu hàng dệt may. Để có bước đi này cần có sự chuẩn bị kỹ – tìm hiểu kỹ
về hệ thống phân phối ở các nước nhập khẩu thông pua các phòng thương mại, các
đại diện thương mại và có một đội ngũ nhân viên tiếp thị có kinh nghiệm. Phương
pháp tiếp thị thứ hai cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng và thuê nhân viên tiếp
thị của các thị trường nhập khẩu dưới hình thức trả hoa hồng theo hợp đồng mà họ
ký được.
-Thành lập trung tâm thông tin ngành dệt may với các chức năng: thu nhập, phân
tích và thông tin cho các doanh nghiệp thành viên về xu thế mới, kiểu dáng, chất lượng
vải, thởi trang, tư liệu kỹ thuật mới và dự báo tình hình thế giới, tổ chức hội thảo định
kỳ, xuất bản các ấn phẩm chuyên môn và các dịch vụ tư vấn khác.
-Khẩn trương tiến hành các bước cần thiết để tham gia vào “hệ thống thông tin
ngành dệt may khu vưc Châu á - Thái Bình Dương” theo thoả thuận tại hội nghị
hàng dệt may của các ước trong khu vực tháng 10/1997 và tháng 4/1998. Theo thoả
thuận này, hiện nay đã có 7 nước và khu vực – Trung quốc, Ân Độ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Philipin, Đài Loan và Mỹ đã tham gia vào hệ thống thông tin để hoà nhập
vào mạng thông tin khu vực. Hệ thống này tạo khả năng truy cập nhanh, kịp thời,
đầy đủ các thông tin về tình hình sản xuất, buôn bán, tiêu thụ, đầu tư trong nước và
nước ngoài của các nước trong khu vực. Trong đó có các thị trường xuất khẩu tiềm
năng của Việt Nam – Mỹ, Nhật Bản... các thị trường trung chuyển Đài Loan, Hàn
Quốc... và các thị trường cạnh tranh chủ yếu – Trung quốc, Philipin.. sẽ rất hữu ích
và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong công tác tìm hiểu thị trường xuất khẩu.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tát yếu khách quan.
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia hoạt động trên thương trường dù ở bất kỳ lĩnh vực
kinh doanh nào đều phải chấp nhận sự cạnh tranh như một yếu tố thúc đẩy phải cố
gắng hết sức để tồn tại phát triển.
Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và một số chính sách khác của Nhà
nước đã tạo điều kiện cho rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại thị
trường Việt Nam và cũng mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp trong và ngoài
nước đua tài. Chính vì vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
đã, đang và sẽ là những cuộc cạnh tranh gay gắt, ganh đua rất quyết liệt. Ngành
hàng dệt may Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đã đề ra từ nay đến năm 2010, ngành dệt may
còn phải đối mặt với nhiều thách thức, từ những vấn đề tồn tại trong sản xuất và
xuất khẩu của ngành đến những khó khăn của việc cạnh tranh trên thị trường thế
giới.
Việc nghiên cứu về biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa
thực tiễn rất lớn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cạnh tranh là một yếu tố tồn
tại khách quan trong nền kinh tế.
Hy vọng rằng bài viết sẽ đóng góp một phần nhỏ bé trong việc tìm ra biện
pháp cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp nói chung và cho ngành hàng dệt
may Việt Nam nói riêng.
Tài liệu tham khảo
1. Tạp chí ngoại thương, số 1-12 năm 1996,1997, 1998
2. Tạp chí thương mại, số 1-12 năm 1996, 1997, 1998, 1999
3. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 1-12 năm 1996, 1997, 1998, 1999
4. Tạp chí thương nghiệp thị trường Việt Nam. Số 1-12 năm 1996,
1997,1998,1999.
5. Niên giám thống kê 1996, 1997, 1008, Tổng cục thống kê.
6. Thời báo kinh tế Việt Nam
7. Luật thương mại.
8. MM Cormark – Bí quyết thành công trên thương trường, Nxb Thống kê, 1994.
9. Michael E.Porter- Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học kỹ thuật, 1996
10. John Shaw - Chiến lược thị trường, NXB Thế giới 1995
11. Chính sách thương mại và cạnh tranh
12. Đào DuyHuân - Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường, NXB Thống kê, 1996
13. Hà Bội Đức – Mưu lược cạnh tranh thương mại, NXB Khoa học kỹ thuật 1995
14. Philip Kotler – Marketing cơ bản, NXB Thông kê, 1994
mục lục
Lời mở đầu ........................................................................................................... 1
Chương I: vai trò và đặc điểm của ngành
dệt may Việt Nam ............................................................................. 4
I. Vai trò. 4
II. Đặc điểm........................................................................................................................... 5
Chương II: Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam ....................................... 8
I. Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam ................................................................... 8
1. Về sản lượng. ................................................................................................... 9
2. Đầu tư nước ngoài : ...................................................................................... 10
3. Về thiết bị ....................................................................................................... 11
4. Về lương ........................................................................................................ 12
5. Về năng suất: ................................................................................................. 14
II. Thực trạng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu: ...................................................... 14
III. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh
của ngành dệt may Việt Nam ...................................................................................... 20
1. Triển vọng, khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam ............... 20
2. Những vấn đề tồn tại ..................................................................................... 25
Chương III: một số biện pháp nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam
trên thị trường thế giới .................................................................. 33
I. Một số biện pháp chung ............................................................................................... 33
1. Đầu tư phát triển ........................................................................................... 34
2. Chính sách về thị trường xuất khẩu ............................................................ 35
3. Về nguyên liệu và phát triển sản phẩm ........................................................ 35
4. Về phát triển khoa học, kỹ thuật, và chuyển giao công nghệ. .................... 37
II. Phương hướng và biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ............................... 39
1. Phương hướng .............................................................................................. 39
2. Biện pháp ....................................................................................................... 39
2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các loại sản phẩm-
biện pháp có tính chiến lược. .................................................................. 40
2.2. Thiết lập chính sách giá cả thích hợp ............................................... 41
2.3. Nâng cao uy tín đối với khách hàng. ................................................ 42
2.4. Các giả pháp về mở rộng thị trường................................................ 43
Kết luận ......................................................................................................... 46
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 61006_1032.pdf