Tăng cường phối hợp, hướng dẫn, chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
đối với những cá nhân làm công tác thanh tra tại Ban thanh tra nhân dân, đảm bảo
phát huy được vai trò, vị trí, hiệu lực, hiệu quả trong việc giám sát của nhân dân đối
với hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, phát huy dân chủ, thực
hiện phương thức dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Coi "thanh tra" là một "nghề"; hạn chế sự luân chuyển cán bộ, công chức,
người lao động công tác trong ngành sang làm việc ở những lĩnh vực, ngành nghề
khác.
Thứ năm, đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo, điều hành hoạt động
thanh tra; nâng cao chất lượng định hướng chương trình thanh tra và kế hoạch thanh
tra, trong đó cần đánh giá, khảo sát, nghiên cứu sâu sắc các nhiệm vụ quản lý nhà
nước, quản lý kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp và tình hình dư luận, những
vấn đề bức xúc trong xã hội đang nổi lên, từ đó xác định rõ vấn đề, nội dung phải
thanh tra; phân công trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức thanh
tra, xác định thời gian, cách thức tiến hành và biện pháp tổ chức thực hiện trong
từng cuộc thanh tra. Đồng thời, quan tâm thực hiện việc công khai các kết luận
thanh tra theo quy định của pháp luật, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước, để
cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, giám sát và thực hiện.
Thứ sáu, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trao đổi thông tin, phối hợp
thực hiện các kết luận, quyết định xử lý giữa các cấp, cơ quan trong ngành thanh
tra, giữa các cơ quan Thanh tra với kiểm tra, điều tra đối với các vụ việc xảy ra trên
địa bàn quản lý; để hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán;
nâng cao hiệu lực, hiệu quả kết luận thanh tra.
Trường Đại học Kinh tế Hu
129 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng ninh, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với quy định hiện hành trong Luật Thanh tra năm
2010 để tránh việc cơ quan thanh tra phụ thuộc quá nhiều vào Thủ trưởng cơ quan
hành chính nhà nước cùng cấp như hiện nay.
Việc giao cho cơ quan tiến hành thanh tra quyền chủ động, độc lập hơn một
số nội dung trong quá trình thanh tra như về tài chính tiến hành công tác thanh tra,
quyền ra quyết định xử lý trong quá trình tiến hành thanh tra; tránh tình trạng chồng
chéo, rườm rà, gây mất thời gian trong quá trình xử lý các sai phạm của các tổ chức,
cá nhân được phát hiện trong quá trình thanh tra. Điều này sẽ góp phần không nhỏ
trong việc nâng cao chất lượng công tác thanh tra; tinh gọn, rút ngắn, đảm bảo tính
khoa học, hợp lý trong quá trình thanh tra thu, chi ngân sách nói riêng cũng như
công tác thanh tra nói chung.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung nội dung tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch thanh tra
viên theo hướng bao quát được hết yêu cầu của công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo, chống tham nhũng; bổ sung nội dung các tiêu chuẩn về nhiệm vụ và
năng lực của các ngạch thanh tra viên hướng vào trọng tâm của hoạt động thanh tra;
sửa đổi tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ và tin học cho phù hợp với các ngạch công
chức hành chính nói chung. Việc bổ sung các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ
này sẽ là một trong những yếu tố căn bản đáp ứng được yêu cầu chất lượng của
thành viên tham gia các đoàn thanh tra; nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu,
chi ngân sách.
Trường Đại học K nh tế Huế
93
Thứ tư, bổ sung chế tài xử lý, xử phạt hành vi không chấp hành, chấp hành
không đầy đủ kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; xử lý trách nhiệm
đối với người đứng đầu tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra có sai phạm.
Với thực tế hiện tại, chưa có chế tài xử lý vi phạm của các tổ chức cá nhân
trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; nhiều cá
nhân, tổ chức không có ý thức trong việc chấp hành các quyết định xử lý này. Việc
bổ sung các chế tài xử lý này sẽ là yếu tố quan trọng trong việc góp phần nâng cao ý
thức, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong thực hiện các kết luận, kiến nghị,
quyết định xử lý về thanh tra. Điều này sẽ là một yếu tố quan trọng trong góp phần
nâng cao chất lượng công tác thanh tra.
Thứ năm, quy định cụ thể hơn về đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra mà
thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra; cũng như đối tượng, nội dung mà thanh
tra hành chính tiến hành thanh tra kinh tế - xã hội và thanh tra việc chấp hành pháp
luật để tránh chồng chéo hoặc bỏ lọt các vi phạm không thanh tra.
3.2.2. Các giải pháp về tổ chức thi hành Luật thanh tra:
Thứ nhất, tăng cường chỉ đạo định hướng đối với hoạt động thanh tra,
thường xuyên nắm chắc tình hình để xây dựng kế hoạch thanh tra trình, đồng thời
tiến hành thanh tra đột xuất, thanh tra lại khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Lãnh đạo chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo tích cực các cơ quan, đơn vị, cá
nhân trong việc nghiêm túc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh
tra. Đưa tiêu chí thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra vào
tiêu chuẩn để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, bình xét thi đua hàng năm.
Định hướng chung cho hoạt động thanh tra là hướng vào việc phát hiện, chấn
chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất
cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội và cải cách hành
chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí của các ngành, các cấp. Nội dung thanh
tra ngân sách phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng,
dễ xảy ra các hiện tượng tiêu cực, vi phạm, tham nhũng, như xây dựng cơ bản, thu,
Trường Đại học Kin tế Huế
94
chi phí, lệ phí, các khoản thu khác đơn vị được hưởng 100%, thu chi nguồn mục
tiêu (hỗ trợ người dân và địa phương sản xuất lúa, cấp bù thủy lợi phí được miễn...)
Tăng cường thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước, qua đó
phát hiện, xử lý vi phạm và chấn chỉnh quản lý, nâng cao trách nhiệm của các
ngành, các cấp trong công tác này. Việc lồng ghép nội dung kiểm tra thực hiện kết
luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thu, chi ngân sách vào nội dung thanh
tra trách nhiệm là một trong những biện pháp quan trọng tác động vào ý thức, sự
chủ động của đối tượng thanh tra trong việc chấp hành các kết luận thanh tra. Bên
cạnh việc thanh tra theo kế hoạch là chủ động nắm tình hình dư luận và đơn, thư
khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân để nghiên cứu, đề xuất và tiến hành các
cuộc thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, từ đó kịp thời phát hiện,
xử lý các vi phạm pháp luật, tham nhũng trong lĩnh vực thu, chi ngân sách.
Thứ hai, hoạt động thanh tra, kiểm tra nói chung, công tác thu, chi ngân sách
nói riêng phải được tiến hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy
định. Quá trình thanh tra, bên cạnh việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nhất là
quy định của Luật Thanh tra, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra còn
phải bảo đảm đúng theo quy trình thanh tra và quy chế tổ chức và hoạt động của
đoàn thanh tra. Việc ban hành kết luận thanh tra, các kiến nghị và các quyết định xử
lý kết quả thanh tra phải đúng pháp luật, khách quan, kịp thời, nghiêm minh, nhưng
cũng phải bảo đảm phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi. Đối với các trường hợp
vi phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì phải kịp thời phối
hợp với cơ quan công an và viện kiểm sát nhân dân để đánh giá, làm thủ tục chuyển
hồ sơ ngay cho cơ quan công an điều tra làm rõ. Thời điểm ban hành các quyết định
xử lý về thanh tra cần phải được quan tâm sớm hơn và nên thực hiện ngay trong quá
trình thanh tra, trong đó các quyết định xử lý thu hồi về kinh tế và áp dụng các biện
pháp ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật cũng cần phải tiến hành
kịp thời, đồng bộ ngay sau khi phát hiện và có đầy đủ căn cứ mà không nhất thiết
phải chờ đến khi kết luận.
Trường Đại học Kin tế Huế
95
Thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra nói chung, thanh
tra thu, chi ngân sách nói riêng để phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các thiếu sót,
vi phạm trong hoạt động thanh tra; tổ chức thẩm định dự thảo kết luận thanh tra một
cách chặt chẽ, nhất là các nội dung về kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về
thanh tra. Việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra là một hoạt động mới, hiện chưa có
quy trình quy định, nhưng cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm định kết luận thanh tra phải
có năng lực, trình độ, hiểu biết nhiều về hoạt động thanh tra, và căn cứ để thẩm định là
các quy định của pháp luật, các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ và các nội dung được
phản ánh tại báo cáo kết quả thanh tra của đoàn thanh tra. Trong quá trình thẩm định,
cần phải quan tâm phát hiện, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, bất cập của dự thảo
kết luận thanh tra để kiến nghị người ký kết luận xem xét, điều chỉnh kịp thời. Bên
cạnh đó, cần phải tổ chức thực hiện nghiêm túc, triệt để các kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý về thanh tra, trong đó tăng tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản, đất đai bị tham nhũng,
chiếm đoạt, thất thoát; làm rõ nguyên nhân tham nhũng và có biện pháp xử lý
nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp
luật, bảo đảm nâng cao trật tự, kỷ cương, kỷ luật trong nền hành chính và trong hoạt
động thanh tra.
Thứ tư, quan tâm nâng cao chất lượng, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ,
công chức thanh tra, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công
chức thanh tra, nhất là về kỹ năng tác nghiệp thanh tra, kỹ năng tham mưu kết luận
và kiến nghị xử lý vi phạm được phát hiện qua thanh tra. Các lĩnh vực tài chính,
ngân sách, xây dựng cơ bản là những lĩnh vực nhạy cảm, đòi hỏi có sự chuyên sâu,
chính xác và logic trong quá trình thanh tra. Việc quan tâm nâng cao chất lượng,
năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, thường xuyên đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thanh tra, nhất là về kỹ năng tác nghiệp
thanh tra, kỹ năng tham mưu kết luận và kiến nghị xử lý vi phạm được phát hiện
qua thanh tra sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng công tác thanh tra
thu, chi ngân sách. Mặt khác, chú trọng việc giáo dục chính trị - tư tưởng, nâng cao
đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra; thực hiện tốt văn hóa
Trường Đại học Kinh tế H ế
96
thanh tra; xây dựng người cán bộ, công chức thanh tra có đạo đức, có văn hóa, cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Khi phát hiện cán bộ thanh tra có biểu hiện lệch
lạc, vi phạm nguyên tắc trong hoạt động thanh tra thì phải có biện pháp chấn chỉnh
kịp thời, nếu vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm. Cơ quan thanh tra tích cực,
gương mẫu triển khai tổ chức thực hiện quy định và các giải pháp về phòng, chống
tham nhũng trong hoạt động thanh tra.
Tăng cường phối hợp, hướng dẫn, chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
đối với những cá nhân làm công tác thanh tra tại Ban thanh tra nhân dân, đảm bảo
phát huy được vai trò, vị trí, hiệu lực, hiệu quả trong việc giám sát của nhân dân đối
với hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, phát huy dân chủ, thực
hiện phương thức dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Coi "thanh tra" là một "nghề"; hạn chế sự luân chuyển cán bộ, công chức,
người lao động công tác trong ngành sang làm việc ở những lĩnh vực, ngành nghề
khác.
Thứ năm, đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo, điều hành hoạt động
thanh tra; nâng cao chất lượng định hướng chương trình thanh tra và kế hoạch thanh
tra, trong đó cần đánh giá, khảo sát, nghiên cứu sâu sắc các nhiệm vụ quản lý nhà
nước, quản lý kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp và tình hình dư luận, những
vấn đề bức xúc trong xã hội đang nổi lên, từ đó xác định rõ vấn đề, nội dung phải
thanh tra; phân công trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức thanh
tra, xác định thời gian, cách thức tiến hành và biện pháp tổ chức thực hiện trong
từng cuộc thanh tra. Đồng thời, quan tâm thực hiện việc công khai các kết luận
thanh tra theo quy định của pháp luật, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước, để
cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, giám sát và thực hiện.
Thứ sáu, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trao đổi thông tin, phối hợp
thực hiện các kết luận, quyết định xử lý giữa các cấp, cơ quan trong ngành thanh
tra, giữa các cơ quan Thanh tra với kiểm tra, điều tra đối với các vụ việc xảy ra trên
địa bàn quản lý; để hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán;
nâng cao hiệu lực, hiệu quả kết luận thanh tra.
Trường Đại học Kinh tế Huế
97
Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá từng nội dung, lĩnh vực và việc triển khai
thực hiện định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra để kịp thời rút kinh
nghiệm, xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ tiếp theo. Đổi mới công tác thi đua -
khen thưởng theo hướng tăng khen thưởng đột xuất đối với các đoàn thanh tra,
thành viên đoàn thanh tra đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động thanh tra để
động viên, khích lệ kịp thời. Gắn trách nhiệm của từng cá nhân đối với từng nội
dung kết quả thanh tra thu chi ngân sách, tạo tiền đề để mỗi một cá nhân là thành
viên Đoàn thanh tra nâng cao trách nhiệm của bản thân đối với nội dung đã được
kiểm tra, xác minh và kết luận qua quá trình tổng hợp, đối chiếu số liệu thanh tra
thu, chi ngân sách. Qua đó, đưa chất lượng công tác thanh tra thu chi ngân sách đi
lên, tạo cơ sở vững chắc cho các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra.
Trường Đại học Kinh tế Huế
98
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Ngân sách được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế, công tác thu, chi ngân
sách Nhà nước là nội dung trong tâm trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Hoạt
động thanh tra thu, chi ngân sách trên cơ sở đó cũng có vai trò quan trọng, mang
tính thiết yếu đối với sự vận động, phát triển của nền kinh tế, tài chính quốc gia
cũng như địa phương.
Xác định được tầm quan trọng của thanh tra công tác quản lý và sử dụng
ngân sách; thời gian qua, cấp ủy, lãnh đạo huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
luôn tăng cường chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc, có hiệu lực, hiệu quả các nội dung
có liên quan, góp phần tạo những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, nâng cao chất
lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện. Cùng với sự phối
hợp có hiệu quả với các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan, Thanh tra
huyện Quảng Ninh đã góp phần không nhỏ vào sự ổn định chính trị, phát triển kinh
tế - xã hội của huyện nhà.
Hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
đạt được những thành công đó xuất phát từ chính nội lực của đơn vị, sự đóng góp
của các cá nhân, cơ quan, đơn vị có liên quan. Yếu tố chủ động, chính xác, khách
quan, minh bạch từ việc xác định mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra thu, chi
ngân sách; kết hợp với tính đúng đắn, sự tuân thủ quy định về thời hạn hoạt động
thanh tra, tuân thủ quy định pháp luật, quy chế hoạt động thanh tra đã góp phần
quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tác động của công tác thanh tra
thu, chi ngân sách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nói chung.
Đây là những yếu tố cơ bản khẳng định được vai trò, chất lượng của công tác thanh
tra; đã và đang được xem là yếu tố cấu thành quan trọng của hoạt động QLNN trên
địa bàn huyện Quảng Ninh.
Tuy nhiên, công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất
định, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển của huyện nhà.
Trường Đại học Kinh tế Huế
99
Từ những bất cập liên quan đến việc đáp ứng các mục đích của công tác thanh tra
thu, chi ngân sách, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ,
công chức của công tác thanh tra, đến việc thực hiện các nội dung công việc thanh
tra thu, chi ngân sách (chuẩn bị, tiến hành, kết luận, xử lý sau thanh tra), hay những
bất cập liên quan đến thời hạn, hiệu quả, tác động của công tác thanh tra thu, chi
ngân sách đến các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội...đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách tại huyện Quảng Ninh trong thời gian
qua.
Vì vậy rất cần những giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả của
hoạt động thanh tra nói chung, thanh tra công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn
huyện Quảng Ninh nói riêng. Với các nhóm giải pháp đã tìm ra liên quan đến việc
hoàn thiện Luật Thanh tra, các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành Luật và các
giải pháp về tổ chức thi hành Luật Thanh tra. Cần phải có những định hướng và
bước đi cụ thể cho quá trình hoạt động của ngành Thanh tra nói chung, hoạt động
thanh tra thu, chi ngân sách nói riêng trên cơ sở học hỏi, kế thừa, phát triển kinh
nghiệm của các địa phương, các ngành nghề, lĩnh vực khác. Việc tếp tục củng cố,
kiện toàn tổ chức, bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ thanh tra;
xây dựng văn hóa, đạo đức nghề nghiệp thanh tra gắn với việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả
hoạt động; đảm bảo thanh tra luôn là lực lượng đi đầu trong công tác phòng, chống
tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài
chính và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao.
II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với Thanh tra Chính phủ
Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, góp phần tạo ra khuôn
khổ pháp lý cần thiết cho tổ chức, hoạt động của toàn ngành Thanh tra. Tiến hành rà
soát, đánh giá lại các văn bản pháp luật có quy định về thanh tra thuộc thẩm quyền
của mình để tiến hành việc sửa đổi, bổ sung kịp thời theo nguyên tắc phù hợp với
quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện
Trườ g Đại học Kinh tế Huế
100
nay về thanh tra. Trong đó, chú trọng đến việc sửa đổi, bổ sung nội dung tiêu chuẩn
nghiệp vụ các ngạch thanh tra viên theo hướng bao quát được hết yêu cầu của công
tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng ;bổ sung nội dung các
tiêu chuẩn về nhiệm vụ và năng lực của các ngạch thanh tra viên hướng vào trọng
tâm của hoạt động thanh tra; bổ sung chế tài xử lý, xử phạt hành vi không chấp
hành, chấp hành không đầy đủ kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; xử
lý trách nhiệm đối với người đứng đầu tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra
có sai phạm.
2. Đối với Thanh tra tỉnh Quảng Bình:
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành hoạt
động thanh tra nhằm kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn công tác,tổ chức và nghiệp vụ
thanh tra của thanh tra huyện đối với các cán bộ, công chức thanh tra. Nâng cao
chất hoạt động hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố
cáo, tài chính, ngân sách nhằm phục vụ tốt việc theo dõi, quản lý và định hướng, chỉ
đạo các hoạt động.
Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên nói
chung, nghiệp vụ thanh tra công tác quản lý và sử dụng ngân sách nói riêng; kịp
thời cập nhật kiến thức, công nghệ mới cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động làm công tác thanh tra; đảm bảo đội ngũ thanh tra chuyên nghiệp,
chuyên môn, chuyên sâu, hoạt động có hiệu quả, chất lượng. Tổ chức các hoạt động
trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm thanh tra giữa các huyện, thị. Qua đó
góp phần bổ sung kinh nghiệm thực tiễn trong công tác thanh tra thu, chi ngân sách;
đảm bảo nắm bắt được đầy đủ, chuyên sâu nghiệp vụ công tác thanh tra; vận dụng
vào thực tiễn linh hoạt và có hiệu quả hơn; đẩy nhanh được tiến độ, đảm bảo quy
định pháp luật về thanh tra thu, chi ngân sách.
3. Đối với Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Quảng Ninh:
- Tăng cường chỉ đạo định hướng đối với hoạt động thanh tra, thường xuyên
nắm chắc tình hình để xây dựng kế hoạch thanh tra trình, đồng thời tiến hành thanh
tra đột xuất, thanh tra lại khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật. Tập trung chỉ
Trường Đại họ Kinh tế Huế
101
đạo tích cực các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc nghiêm túc thực hiện kết luận,
kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Đưa tiêu chí thực hiện kết luận, kiến nghị,
quyết định xử lý sau thanh tra vào tiêu chuẩn để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, bình xét
thi đua hàng năm.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trao đổi thông tin, phối hợp thực
hiện các kết luận, quyết định xử lý giữa các cấp, cơ quan trong ngành thanh tra,
giữa các cơ quan Thanh tra với kiểm tra, điều tra đối với các vụ việc xảy ra trên địa
bàn quản lý.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra nói chung, thanh tra thu,
chi ngân sách nói riêng để phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các thiếu sót, vi
phạm trong hoạt động thanh tra; tổ chức thẩm định dự thảo kết luận thanh tra một
cách chặt chẽ, nhất là các nội dung về kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về
thanh tra
- Tăng cường phối hợp, hướng dẫn, chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
đối với những cá nhân làm công tác thanh tra tại Ban thanh tra nhân dân, đảm bảo
phát huy được vai trò, vị trí, hiệu lực, hiệu quả trong việc giám sát của nhân dân đối
với hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, phát huy dân chủ, thực
hiện phương thức dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
- Coi "thanh tra" là một "nghề"; hạn chế sự luân chuyển cán bộ, công chức,
người lao động công tác trong ngành sang làm việc ở những lĩnh vực, ngành nghề
khác. Đồng thời, quan tâm nâng cao chất lượng, năng lực, trình độ của đội ngũ cán
bộ, công chức thanh tra, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ,
công chức thanh tra, nhất là về kỹ năng tác nghiệp thanh tra, kỹ năng tham mưu kết
luận và kiến nghị xử lý vi phạm được phát hiện qua thanh tra.
Trường Đại học Kinh tế Huế
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 32/2006/QĐ-BTC quy
định về quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính, Hà Nội.
[2]. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 46/QĐ-BTC ban hành
quy trình thanh tra ngân sách huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Hà Nội.
[3]. Chánh thanh tra huyện Quảng Ninh (2014), Kết luận số 15/KL-TTr về
thanh tra công tác quản lý, sử dụng ngân sách tại UBND xã Gia Ninh, Quảng
Bình..
[4]. Chánh thanh tra huyện Quảng Ninh (2014), Kết luận số 34/KL-TTr về
thanh tra công tác thu, chi NSNN tại UBND thị trấn Quán Hàu, Quảng Bình.
[5]. Chánh thanh tra huyện Quảng Ninh (2014), Kết luận số 72/KL-UBND về
thanh tra công tác quản lý và sử dụng ngân sách tại UBND xã Duy Ninh, Quảng
Bình.
[6]. Chánh thanh tra huyện Quảng Ninh (2015), Kết luận số 27/KL-TTr về
thanh tra công tác quản lý, sử dụng ngân sách tại UBND xã Hàm Ninh, Quảng
Bình.
[7]. Chánh thanh tra huyện Quảng Ninh (2015), Kết luận số 85/KL-UBND về
thanh tra đột xuất công tác quản lý, sử dụng ngân sách tại UBND xã Xuân Ninh,
Quảng Bình.
[8]. Chánh thanh tra huyện Quảng Ninh, Kết luận số 72/QĐ-TTr về thanh tra
công tác quản lý và sử dụng ngân sách tại UBND xã Tân Ninh, Quảng Bình.
[9]. Chánh thanh tra huyện Quảng Ninh, Kết luận số 94/QĐ-TTr về thanh tra
công tác quản lý và sử dụng ngân sách tại UBND xã Võ Ninh, Quảng Bình.
[10]. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội.
[11]. Chính phủ (2005), Nghị định 41/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Hà Nội.
Trườ g Đại học Kinh tế Huế
103
[12]. Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (2016), Kết luận số 34/KL-UBND
về thanh tra công tác quản lý, sử dụng ngân sách tại UBND xã Hiền Ninh, Quảng
Bình.
[13]. Học viện Tài chính (2006), Giáo trình Thanh tra tài chính, Nhà xuất
bản Tài chính, Hà Nội.
[14]. Hội đồng nhân dân huyện Quảng Ninh (2015), Nghị quyết số
03/2015/NQ-HĐND về phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách huyện Quảng Ninh
năm 2014, Quảng Bình.
[15]. Hội đồng nhân dân huyện Quảng Ninh (2016), Nghị quyết số
03/2016/NQ-HĐND về phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách huyện Quảng Ninh
năm 2014, Quảng Bình.
[16]. Hội đồng nhân dân huyện Quảng Ninh (2017), Nghị quyết số
03/2017/NQ-HĐND về phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách huyện Quảng Ninh
năm 2016, Quảng Bình.
[17]. Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp (2009), “Thuật ngữ pháp lý phổ thông”,
Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
[18]. Ngô Thanh Huyền CQ44/01.03 (2013), “Một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học Thương
mại, Hà Nội.
[19]. Phạm Thị Thanh Hà (2016), “Hoàn thiện công tác thanh tra hành
chính trong lĩnh vực kinh tế - xã hội tại Thanh tra tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ
Quản lý kinh tế khóa 2014 - 2016, trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Huế, Thừa
Thiên Huế.
[20]. Quốc hội khóa XI (2002), Luật NSNN số 01/2002/QH11, Hà Nội.
[21]. Quốc hội khóa XI (2004), Luật Thanh tra số 22/2004/QH11, Hà Nội.
[22]. Quốc hội khóa XII (2010), Luật Thanh tra số 56/2010/QH12, Hà Nội.
[23]. Quốc hội khóa XIV (2016), Nghị quyết số 27/2016/QH14, Hà Nội.
Trườ g Đại học Kinh tế Huế
104
[24]. Thanh tra tỉnh Quảng Bình (2015), “Các giải pháp nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác thanh tra hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong
tình hình mới”, Đề tài khoa học cấp tỉnh Quảng Bình, Quảng Bình.
[25]. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 2213/QĐ-TTg ban hành
chiến lược phát triển ngành thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà
Nội.
[26]. Trang thông tin điện tử huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị:
[27]. Trường Cán bộ Thanh tra (2009), Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ Thanh tra viên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[28]. TS. Trần Đức Lượng (2002), “Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra,
giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước”, Đề tài khoa học độc lập cấp
Nhà nước, Viện Khoa học Thanh tra, Hà Nội.
[29]. UBND huyện Quảng Ninh (2014), Báo cáo số /BC-UBND về công
tác thanh tra năm 2014, Quảng Bình.
[30]. UBND huyện Quảng Ninh (2015), Báo cáo số /BC-UBND về công
tác thanh tra năm 2015, Quảng Bình.
[31]. UBND huyện Quảng Ninh (2016), Báo cáo số /BC-UBND về công
tác thanh tra năm 2016, Quảng Bình.
[32]. UBND huyện Quảng Ninh (2016), Báo cáo số 257/BC-UBND về tình
hình thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2016 và dự toán NSNN năm 2017, Quảng Bình
[33]. UBND huyện Quảng Ninh (2017), Báo cáo số /BC-UBND tổng kết 06
năm thi hành Luật Thanh tra, Quảng Bình.
[34]. Viện Ngôn ngữ học (2017), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng
Đức, Hà Nội.
[35]. Website của Bộ Tài chính:
[36]. Website của Tạp chí Tài chính:
[37]. Website của Thanh tra Chính phủ:
Trườ g Đại học Kinh tế Huế
105
[38]. Website của Thanh tra tỉnh Quảng Bình:
[39]. Website của UBND huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình:
[40]. Website của UBND huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh:
[41]. Website của Viện Khoa học Thanh tra:
Trường Đại học Kinh tế Huế
106
PHỤ LỤC:
Phụ lục 01:
Nội dung thanh tra thu, chi ngân sách theo Quyết định số 46/QĐ-BTC
ngày 07/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành quy trình thanh tra
ngân sách huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chuẩn bị và quyết định thanh tra:
- Thu thập thông tin: Từ cơ sở dữ liệu của cơ quan (dữ liệu tài liệu lưu trữ,
theo dõi nắm tình hình); từ các báo cáo, phản ánh của các cơ quan truyền thông
(báo, đài,...) và đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức và cá nhân; từ các
cơ quan quản lý nhà nước trong ngành Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên và các cơ
quan khác có liên quan; từ khảo sát trực tiếp tại huyện dự kiến thanh tra.
- Lập báo cáo khảo sát về: Tình hình đặc điểm về địa lý, dân số, tổ chức hành
chính và tình hình kinh tế xã hội của huyện: Những thuận lợi, khó khăn trong phát
triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội của địa phương; các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có quan hệ với ngân sách; những hoạt động chủ yếu có liên quan, ảnh hưởng,
tác động đến quản lý NSNN, ngân sách. Tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân
sách của kỳ dự kiến thanh tra. Nhận định đánh giá những vấn đề nổi cộm, khả năng
và dấu hiệu sai phạm về chính sách, chế độ, về quản lý và quá trình thực hiện. Đề
xuất nội dung, thời kỳ, phạm vi tiến hành thanh tra, trong đó nêu rõ nội dung trọng
tâm, trọng điểm, những tổ chức, cơ quan, đơn vị cần tiến hành thanh tra, kiểm tra;
lực lượng, thời gian, thời điểm tiến hành thanh tra.
- Lập kế hoạch thanh tra: có các nội dung mục đích, yêu cầu, nội dung, đơn
vị được thanh tra, thời kỳ, thời hạn, lực lượng thanh tra, phân công nhiệm vụ và cơ
chế phối hợp.
- Ban hành quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra: Quyết định thanh tra
phải nêu rõ đối tượng thanh tra; nội dung, thời kỳ và thời hạn thanh tra; thành lập
Đoàn thanh tra và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan công tác thanh tra.
Quyết định thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra và các cơ quan, đơn vị
liên quan theo quy định của pháp luật.
Trường Đại học Kinh tế Huế
107
- Họp đoàn phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra tổ
chức họp đoàn thanh tra để quán triệt kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, kế
hoạch triển khai thanh tra; bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch;
giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ thanh tra, từng thành viên đoàn thanh tra. Khi cần
thiết, tập huấn nghiệp vụ cho thành viên Đoàn thanh tra. Căn cứ nhiệm vụ được
giao, từng thành viên đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được
phân công báo cáo trưởng đoàn thanh tra trước khi triển khai thanh tra. Kế hoạch
phải nêu rõ nội dung công việc, phương pháp tiến hành, thời gian thực hiện. Chuẩn
bị đầy đủ văn bản về chính sách, chế độ liên quan đến nội dung thanh tra; phương
tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ cho hoạt
động của Đoàn thanh tra.
- Thông báo việc công bố quyết định thanh tra, yêu cầu đối tượng thanh tra
báo cáo: Xây dựng đề cương gửi đối tượng thanh tra yêu cầu báo cáo cho Đoàn
thanh tra. Thông báo việc công bố quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra;
trường hợp cần thiết, chuẩn bị để người ra quyết định thanh tra thông báo bằng văn
bản đến đối tượng thanh tra. Thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần
dự họp công bố quyết định thanh tra;
2. Tiến hành thanh tra:
- Công bố quyết định thanh tra: Công bố đầy đủ nội dung Quyết định thanh
tra, Trưởng đoàn thanh tra nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, quyền
và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh
tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của
Đoàn thanh tra. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan báo
cáo Đoàn thanh tra những nội dung mà Trưởng đoàn thanh tra đã có đề cương yêu
cầu và những nội dung khác Đoàn thanh tra thấy cần thiết.
- Thực hiện thanh tra:
+ Thanh tra việc lập, quyết định và giao dự toán ngân sách: Căn cứ vào
quyết định giao dự toán ngân sách của UBND tỉnh cho huyện, Nghị quyết của
HĐND huyện quyết định dự toán ngân sách của huyện để lập bảng tổng hợp số liệu
Trường Đại học Kinh tế Huế
108
tình hình về dự toán thu ngân sách. Xác định số tăng, giảm giữa dự toán thu UBND
huyện và HĐND xã quyết định gồm cả tổng số thu và chi tiết từng loại, khoản thu
trên địa bàn. Xác lập các căn cứ địa phương quyết định số thu tăng, giảm so với số
giao của UBND huyện về tổng số thu và chi tiết từng loại, khoản thu trên địa bàn
huyện. Kiểm tra xác định tính đúng đắn của các căn cứ làm cơ sở quyết định tăng
hoặc giảm số thu ngân sách nêu trên. Rà soát tình hình, số liệu các năm trước liền
kề và năm hiện tại, tình hình biến động về kinh tế xã hội tại địa phương, các yếu tố
ảnh hưởng đến số thu do thay đổi chế độ chính sách để phát hiện đối tượng, nguồn
thu chưa được đưa vào dự toán thu ngân sách. Xác định tính đúng đắn về việc tính
tổng số thu ngân sách. Phân tích tính tích cực của dự toán thu, việc chấp hành quy
định về chỉ tiêu phấn đấu tăng thu hàng năm, những khó khăn vướng mắc.
Thanh tra về cân đối dự toán thu, chi ngân sách: Căn cứ vào dự toán thu chi
ngân sách huyện đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định và kết quả thanh tra việc
quyết định dự toán thu, chi ngân sách của xã để kiểm tra xác định tính cân đối thu,
chi của ngân sách ngân sách xã. Khi kiểm tra cân đối thu, chi ngân sách xã cần kiểm
tra cân đối tổng thể và chi tiết gồm cân đối thu, chi ngân sách cấp xã. Phân tích làm
rõ nguyên nhân của số chênh lệch cân đối thu, chi.
+ Thanh tra việc chấp hành NSNN.
Thanh tra việc thực hiện dự toán thu ngân sách: Thanh tra việc thực hiện các
chỉ tiêu dự toán thu ngân sách; thanh tra quản lý thu từ bán tài sản nhà nước; thanh
tra quản lý thu từ cho thuê tài sản nhà nước, thu từ dự án Nhà nước đầu tư vốn;
thanh tra quản lý thu từ xử phạt hành chính, bán hàng hóa tịch thu. Thanh tra việc
hạch toán kế toán các khoản thu phát sinh trên địa bàn huyện, thực hiện việc điều
tiết sổ thu theo quy định giữa các cấp ngân sách: Kiểm tra việc hạch toán theo
chương, khoản, hạng, mục theo quy định của mục lục NSNN đối với từng khoản thu
phát sinh trên địa bàn huyện theo quy định của chế độ kế toán ngân sách. Kiểm tra
việc thực hiện việc điều tiết số thu phát sinh trên địa bàn được hưởng theo quy định
về tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách đối với từng loại khoản thu. Thanh tra các
khoản thu phí, lệ phí được để lại chi quản lý qua ngân sách:
Trườ g Đại học K nh tế Huế
109
Thanh tra việc thực hiện dự toán chi ngân sách: Thanh tra việc thực hiện các
chỉ tiêu dự toán chi ngân sách. Thanh tra việc quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Thanh tra việc quản lý chi thường xuyên. Thanh tra việc quản lý sử dụng nguồn cải
cách tiền lương. Thanh tra quản lý chi nguồn kinh phí chương trình mục tiêu và hỗ
trợ có mục tiêu. Thanh tra việc quản lý sử dụng và thực hiện ghi thu, ghi chi các
khoản thu phí, lệ phí được để lại quản lý qua ngân sách
Thanh tra việc điều hành, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình chấp hành
ngân sách: Thanh tra việc điều hành, sử dụng nguồn thu vượt dự toán, thưởng thu vượt
dự toán, tiết kiệm chi. Thanh tra việc xử lý thu không đạt dự toán, phát sinh nhu cầu chi
đột xuất ngoài dự toán. Thanh tra việc sử dụng dự phòng ngân sách.
+ Thanh tra việc quyết toán ngân sách: Kiểm tra việc chấp hành quy định về
nghiệp vụ khóa sổ kế toán khi kết thúc năm ngân sách của huyện, xã; việc thực hiện
các quy định nghiệp vụ trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách theo quy định.
Kiểm tra các khoản chi chuyển nguồn ngân sách huyện, xã: Rà soát xác định tính
chính xác, đúng đắn của các khoản chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau để
thực hiện; đối chiếu với những khoản đã chi chuyển nguồn xác định những khoản
chi chuyển nguồn không đúng, chi chuyển nguồn còn thiếu. Xác định rõ nguyên
nhân sai phạm, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. Kiểm tra việc xử
lý kết dư ngân sách. Kiểm tra cân đối thu, chi ngân sách.
+ Thanh tra việc thực hiện chế độ công khai NSNN: Kiểm tra tổ chức thực hiện
chế độ nhà nước và quy định của tỉnh về chế độ công khai NSNN. Phân tích đánh giá
những việc huyện đã thực hiện, chưa thực hiện, những thiếu sót, khuyết điểm trong
triển khai và tổ chức thực hiện về chế độ công khai NSNN; nguyên nhân.
3. Kết thúc thanh tra:
- Báo cáo kết quả thanh tra.
- Xây dựng kết luận thanh tra, kết luận thanh tra và lưu hành kết luận thanh
tra:
- Bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra.
- Họp rút kinh nghiệm Đoàn thanh tra.
Trường Đại học Kinh tế Huế
110
Phụ lục 2:
PHIẾU KHẢO SÁT, LẤY Ý KIẾN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TIẾN HÀNH THANH TRA
VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA THU, CHI NGÂN SÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Xin chào Ông (Bà)!
Tôi Là học viên cao học trường Đại học kinh tế Huế. Hiện đang thực hiện
cuộc khảo sát lấy ý kiến nhằm phục vụ cho đề tài: “Nâng cao chất lượng công tác
thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”.
Để có số liệu đầy đủ và khách quan phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi rất mong nhận
được sự giúp đỡ của Ông(bà). Ý kiến đánh giá của Ông (bà) là cơ sở khách quan để
đưa ra những đánh giá, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh tra
thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh trong thời gian tới.
Tôi xin cam đoan những thông tin mà Ông(bà) cung cấp được giữ bí mật, chỉ
phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
I. THÔNG TIN CHUNG:
- Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
- Trình độ chuyên môn:
1. Sơ cấp 3. Đại học
2. Trung cấp, cao đẳng 4. Trên đại học
- Câp bậc, chức vụ:
1. Quản lý 2. Chuyên viên
- Kinh nghiệm công tác:
1. Dưới 3 năm 2. Từ 3-5 năm 3. Trên 5 năm
II. NỘI DUNG CÂU HỎI:
Ông (bà) vui lòng cho biết mức độ đánh giá của mình với các tiêu chí đánh
giá ở bảng sau bằng cách khoanh tròn vào các mức đánh giá tương ứng. Có 04 mức
độ cụ thể sau đây:
1. Yếu, kém 2. Trung bình
3. Khá 4. Tốt
Trường Đại ọc Kinh tế Huế
111
TT Nội dung đánh giá Mức đánh giá
A
Tính đúng đắn, phù hợp của mục đích công tác thanh tra thu,
chi ngân sách
1 2 3 4
B
Sự đảm bảo yêu cầu của hoạt động thanh tra thu, chi ngân
sách
1 2 3 4
C
Nội dung đã thực hiện của hoạt động thanh tra thu, chi ngân
sách
I Chuẩn bị và quyết định thanh tra
1
Chuẩn bị nguồn lực đầu vào phù hợp với tầm quan trọng, mức độ
phức tạp của thanh tra thu, chi ngân sách (nhân lực, kinh phí,
phương tiện...)
1 2 3 4
2 Công tác thu thập thông tin, lập báo cáo khảo sát trước thanh tra 1 2 3 4
3
Sự phù hợp, đúng đắn trong xác định nội dung, đối tượng, kế
hoạch triển khai thanh tra
1 2 3 4
4
Khả năng đáp ứng yêu cầu trong phân công nhiệm vụ từng thành
viên Đoàn thanh tra
1 2 3 4
5 Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của thành viên Đoàn thanh tra 1 2 3 4
II Tiến hành thanh tra
1
Áp dụng và cập nhật công nghệ, phương pháp mới phục vụ công
tác thanh tra
1 2 3 4
2
Sự đảm bảo đầy đủ chứng cứ làm căn cứ kết luận thanh tra thu,
chi ngân sách
1 2 3 4
3 Sự phối hợp giữa các thành viên đoàn thanh tra thu, chi ngân sách 1 2 3 4
4
Công tác phối hợp giữa tổ chức tiến hành thanh tra thu, chi ngân
sách với các đơn vị liên quan (Tòa án, Công an, Viện kiểm sát,
Tài chính, Kho bạc...)
1 2 3 4
5
Quá trình kiểm tra, xác minh, đối chiếu số liệu, hồ sơ, sổ sách
thanh tra thu, chi ngân sách công khai, minh bạch, chính xác
1 2 3 4
6 Mức độ thực hiện nội dung công việc so với yêu cầu thực hiện 1 2 3 4
III Kết thúc thanh tra
1 Công tác tổng hợp số liệu, nội dung báo cáo kết quả thanh tra 1 2 3 4
Trường Đại ọc Kinh tế Huế
112
2 Xây dựng dự thảo kết luận nội dung thanh tra 1 2 3 4
3 Tính khách quan của Kết luận thanh tra 1 2 3 4
4 Tính rõ ràng, chính xác của Kết luận thanh tra 1 2 3 4
5 Tính khả thi của Kết luận thanh tra 1 2 3 4
6 Mức độ đồng thuận đối với Kết luận thanh tra 1 2 3 4
C Sự tuân thủ quy định về thời hạn của hoạt động thanh tra 1 2 3 4
D
Hiệu quả, tác động của hoạt động thanh tra thu, chi ngân
sách
1 Hiệu quả của hoạt động thanh tra 1 2 3 4
2
Tác động của hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách đến công tác
quản lý, sử dụng ngân sách của đối tượng thanh tra 1 2 3 4
3
Tác động về chính trị (đường lối chính trị, thúc đầy quyền dân
chủ...)
1 2 3 4
4
Tác động về kinh tế (nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, chi
ngân sách tại đơn vị)
1 2 3 4
5
Tác động về xã hội (bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà
nước, cơ quan, tổ chức, công dân...)
1 2 3 4
6
Tác động về pháp luật (kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện cơ chế,
chính sách)
1 2 3 4
7 Tác động đối với hoạt động QLNN 1 2 3 4
E Tuân thủ quy định pháp luật, quy chế hoạt động thanh tra
1 Tuân thủ quy định pháp luật về thanh tra, pháp luật có liên quan 1 2 3 4
2 Tuân thủ quy chế hoạt động thanh tra 1 2 3 4
F Đánh giá chung về công tác thanh tra thu, chi ngân sách 1 2 3 4
Ông (bà) có đề xuất gì để nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi
ngân sách trong thời gian tới:.........................................................................
.......................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông (Bà).
Trường Đại học Kinh tế Huế
113
Phụ lục 3:
PHIẾU KHẢO SÁT, LẤY Ý KIẾN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LÀ ĐỐI TƯỢNG THANH TRA
VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA THU, CHI NGÂN SÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Xin chào Ông (Bà)!
Tôi Là học viên cao học trường Đại học kinh tế Huế. Hiện đang thực hiện
cuộc khảo sát lấy ý kiến nhằm phục vụ cho đề tài: “Nâng cao chất lượng công tác
thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”.
Để có số liệu đầy đủ và khách quan phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi rất mong nhận
được sự giúp đỡ của Ông(bà). Ý kiến đánh giá của Ông (bà) là cơ sở khách quan để
đưa ra những đánh giá, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh tra
thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh trong thời gian tới. Tôi xin cam
đoan những thông tin mà Ông(bà) cung cấp được giữ bí mật, chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu.
I. THÔNG TIN CHUNG:
- Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
- Trình độ chuyên môn:
1. Sơ cấp 3. Đại học
2. Trung cấp, cao đẳng 4. Trên đại học
- Câp bậc, chức vụ:
1. Quản lý 2. Chuyên viên
- Kinh nghiệm công tác:
1. Dưới 3 năm 2. Từ 3-5 năm 3. Trên 5 năm
II. NỘI DUNG CÂU HỎI:
Ông (bà) vui lòng cho biết mức độ đánh giá của mình với các tiêu chí đánh
giá ở bảng sau bằng cách khoanh tròn vào các mức đánh giá tương ứng. Có 04 mức
độ cụ thể sau đây:
1. Yếu, kém 2. Trung bình
Trường Đại học Kinh tế Huế
114
3. Khá 4. Tốt
TT Nội dung đánh giá Mức đánh giá
A Nội dung tiến hành thanh tra thu, chi ngân sách
I Chuẩn bị và quyết định thanh tra
1
Tính chi tiết, cụ thể, rõ ràng của đề cương yêu cầu báo cáo nội
dung thanh tra
1 2 3 4
2 Tính đầy đủ, chính xác, đúng đắn của nội dung thanh tra 1 2 3 4
II Tiến hành thanh tra
1
Tính minh bạch, độc lập, khách quan của quá trình thanh tra thu,
chi ngân sách
1 2 3 4
2 Thái độ làm việc của thành viên Đoàn thanh tra thu, chi ngân sách 1 2 3 4
3
Tính chuyên nghiệp trong cách thức làm việc Đoàn thanh tra thu,
chi ngân sách
1 2 3 4
4
Sự tương tác giữa cơ quan thanh tra với đơn vị được thanh tra và
các đơn vị liên quan
1 2 3 4
5
Việc giải đáp thắc mắc, xem xét giải trình của các đối tượng có liên
quan trong quá trình thanh tra
1 2 3 4
III Kết thúc thanh tra
1 Tính khách quan của Kết luận thanh tra 1 2 3 4
2 Tính rõ ràng, chính xác của Kết luận thanh tra 1 2 3 4
5 Tính khả thi của Kết luận thanh tra 1 2 3 4
4 Mức độ đồng thuận đối với Kết luận thanh tra 1 2 3 4
IV Hoạt động xử lý sau thanh tra
1
Công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quyết định,
kiến nghị, kết luận xử lý về thanh tra 1 2 3 4
2 Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật về thanh tra 1 2 3 4
B
Sự tuân thủ quy định về thời hạn của hoạt động thanh tra thu,
chi ngân sách
1 2 3 4
C Hiệu quả, tác động của hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách
1 Hiệu quả của hoạt động thanh tra 1 2 3 4
Trường Đại học Kinh tế Huế
115
2
Tác động của hoạt động thanh tra thu, chi ngân sách đến công tác
quản lý, sử dụng ngân sách của đối tượng thanh tra 1 2 3 4
3
Tác động về chính trị (đường lối chính trị, thúc đầy quyền dân
chủ...)
1 2 3 4
4
Tác động về kinh tế (nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, chi
ngân sách tại đơn vị)
1 2 3 4
5
Tác động về xã hội (bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà
nước, cơ quan, tổ chức, công dân...)
1 2 3 4
6
Tác động về pháp luật (kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính
sách)
1 2 3 4
7
Tác động đối với hoạt động QLNN (chấn chỉnh, khắc phục khuyết
điểm, hạn chế...)
1 2 3 4
D
Tuân thủ quy định pháp luật, quy chế hoạt động thanh tra thu,
chi ngân sách
1 Tuân thủ quy định pháp luật về thanh tra, pháp luật có liên quan 1 2 3 4
2 Tuân thủ quy chế hoạt động thanh tra 1 2 3 4
E Đánh giá chung về công tác thanh tra thu, chi ngân sách 1 2 3 4
Ông (bà) có đề xuất gì để nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi
ngân sách trong thời gian tới:.....................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông (Bà).
Trường Đại học Kinh tế Huế
116
Phụ lục số 04: Kết quả điều tra, khảo sát đối với các cá nhân là đối tượng thanh tra.
Nội dung đánh giá
Mức đánh giá
Trung
bình
Yếu, kém Trung bình Khá Tốt
Số
phiếu
Tỷ
lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
A Nội dung tiến hành thanh tra thu, chi ngân sách 3,17
I Chuẩn bị và quyết định thanh tra 3,34
1 Tính chi tiết, cụ thể, rõ ràng của đề cương yêu cầu báo
cáo nội dung thanh tra 0 0 0 0 62 52,54 56 47,46 3,47
2 Tính đầy đủ, chính xác, đúng đắn của nội dung thanhtra 0 0 12 10,17 69 58,47 37 31,36 3,21
II Tiến hành thanh tra 0 3,31
1 Tính minh bạch, độc lập, khách quan của quá trìnhthanh tra thu, chi ngân sách 0 7 5,9322 65 55,08 46 38,98 3,33
2 Thái độ làm việc của thành viên Đoàn thanh tra thu,
chi ngân sách 0 0 0 56 47,46 62 52,54 3,53
3 Tính chuyên nghiệp trong cách thức làm việc Đoànthanh tra thu, chi ngân sách 0 22 18,64 62 52,54 34 28,81 3,10
4 Sự tương tác giữa cơ quan thanh tra với đơn vị đượcthanh tra và các đơn vị liên quan 0 15 12,71 55 46,61 48 40,68 3,28
5 Việc giải đáp thắc mắc, xem xét giải trình của các đốitượng có liên quan trong quá trình thanh tra 0 10 8,47 64 54,24 44 37,29 3,29
III Kết thúc thanh tra 3,11
1 Tính khách quan của Kết luận thanh tra 0 8 6,78 67 56,78 43 36,44 3,30
2 Tính rõ ràng, chính xác của Kết luận thanh tra 0 23 19,49 51 43,22 44 37,29 3,18
5 Tính khả thi của Kết luận thanh tra 0 28 23,73 86 72,88 4 3,39 2,80
Trường Đại học Kinh tế Huế
117
4 Mức độ đồng thuận đối với Kết luận thanh tra 0 17 14,41 64 54,24 37 31,36 3,17
IV Hoạt động xử lý sau thanh tra 2,92
1 Công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiệnquyết định, kiến nghị, kết luận xử lý về thanh tra 0 25 21,1864 73 61,86 20 16,95 2,96
2 Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật
về thanh tra 0 23 19,49 86 72,88 9 7,63 2,88
B Sự tuân thủ quy định về thời hạn của hoạt độngthanh tra thu, chi ngân sách 0 17 14,41 89 75,42 12 10,17 2,96
C Hiệu quả, tác động của hoạt động thanh tra thu, chi
ngân sách 3,04
1 Hiệu quả của hoạt động thanh tra 0 8 0 86 72,88 24 20,34 3,00
2 Tác động về chính trị (đường lối chính trị, thúc đầyquyền dân chủ...) 0 17 0 81 68,64 20 16,95 2,74
3 Tác động về kinh tế (nâng cao hiệu quả công tác quảnlý thu, chi ngân sách tại đơn vị) 0 8 0 55 46,61 55 46,61 3,26
4 Tác động về xã hội (bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp
của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, công dân...) 0 12 0 60 50,85 46 38,98 3,08
5 Tác động về pháp luật (kiến nghị sửa đổi, hoàn thiệncơ chế, chính sách) 0 21 17,80 82 69,49 15 12,71 2,95
6 Tác động đối với hoạt động QLNN (chấn chỉnh, khắcphục khuyết điểm, hạn chế...) 0 10 8,47 77 65,25 31 26,27 3,18
D Tuân thủ quy định pháp luật, quy chế hoạt độngthanh tra thu, chi ngân sách 3,53
1 Tuân thủ quy định pháp luật về thanh tra, pháp luật cóliên quan 0 0 0 55 46,61 63 53,39 3,53
2 Tuân thủ quy chế hoạt động thanh tra 0 0 0 57 48,31 61 51,69 3,52
E Đánh giá chung về công tác thanh tra thu, chi ngân
sách 0 13 11,02 61 51,69 44 37,29 3,26
Trườn Đại học Kinh tế Huế
118
Phụ lục số 05: Kết quả điều tra, khảo sát đối với các cá nhân là thành viên Đoàn thanh tra
TT Nội dung đánh giá
Mức đánh giá
Trung
bình
Yếu, kém Trung bình Khá Tốt
Số
phiếu
Tỷ
lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
A Tính đúng đắn, phù hợp của mục đích công tácthanh tra thu, chi ngân sách 0 0 0 0 10 37,04 17 62,96 3,63
B Sự đảm bảo yêu cầu của hoạt động thanh tra thu,
chi ngân sách 0 0 2 0 15 55,56 10 37,04 3,15
C Nội dung đã thực hiện của hoạt động thanh tra thu,
chi ngân sách 3,11
I Chuẩn bị và quyết định thanh tra 3,21
1
Chuẩn bị nguồn lực đầu vào phù hợp với tầm quan
trọng, mức độ phức tạp của thanh tra thu, chi ngân sách
(nhân lực, kinh phí, phương tiện...)
0 0 4 0 15 55,56 8 29,63 2,85
2 Công tác thu thập thông tin, lập báo cáo khảo sát trướcthanh tra 0 0 7 25,93 16 59,26 4 14,81 2,89
3 , 0 0 0 0 11 40,74 16 59,26 3,59
4 Khả năng đáp ứng yêu cầu trong phân công nhiệm vụtừng thành viên Đoàn thanh tra 0 0 0 0 18 66,67 9 33,33 3,33
5 Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của thành viên Đoànthanh tra 0 0 0 0 17 62,96 10 37,04 3,37
II Tiến hành thanh tra 3,27
1 Áp dụng và cập nhật công nghệ, phương pháp mớiphục vụ công tác thanh tra 0 0 7 25,93 15 55,56 5 18,52 2,93
Trường Đại ọc Kinh tế Huế
119
2 Sự đảm bảo đầy đủ chứng cứ làm căn cứ kết luận thanhtra thu, chi ngân sách 0 0 0 0 14 51,85 13 48,15 3,48
3 Sự phối hợp giữa các thành viên đoàn thanh tra thu, chi
ngân sách 0 0 0 0 13 48,15 14 51,85 3,52
4
Công tác phối hợp giữa tổ chức tiến hành thanh tra thu,
chi ngân sách với các đơn vị liên quan (Tòa án, Công
an, Viện kiểm sát, Tài chính, Kho bạc...)
0 0 9 33,33 18 66,67 0 0,00 2,67
5
Quá trình kiểm tra, xác minh, đối chiếu số liệu, hồ sơ,
sổ sách thanh tra thu, chi ngân sách công khai, minh
bạch, chính xác
0 0 0 0 11 40,74 16 59,26 3,59
6 Mức độ thực hiện nội dung công việc so với yêu cầuthực hiện 0 0 0 0 15 55,56 12 44,44 3,44
III Kết thúc thanh tra 3,06
1 Công tác tổng hợp số liệu, nội dung báo cáo kết quảthanh tra 0 0 7 25,93 13 48,15 7 25,93 3,00
2 Xây dựng dự thảo kết luận nội dung thanh tra 0 0 5 18,52 17 62,96 5 18,52 3,00
3 Tính khách quan của Kết luận thanh tra 0 0 2 7,41 21 77,78 4 14,81 3,07
4 Tính rõ ràng, chính xác của Kết luận thanh tra 0 0 3 11,11 16 59,26 8 29,63 3,19
5 Tính khả thi của Kết luận thanh tra 0 0 6 22,22 17 62,96 4 14,81 2,93
6 Mức độ đồng thuận đối với Kết luận thanh tra 0 0 7 25,93 8 29,63 12 44,44 3,19
IV Hoạt động xử lý sau thanh tra 2,89
1 Công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiệnquyết định, kiến nghị, kết luận xử lý về thanh tra 9 33,33 11 40,74 7 25,93 2,93
2 Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật
về thanh tra 10 37,04 11 40,74 6 22,22 2,85
C Sự tuân thủ quy định về thời hạn của hoạt độngthanh tra 0 0 10 37,04 15 55,56 2 7,41 2,70
D Hiệu quả, tác động của hoạt động thanh tra thu, chi 3,10
Trường Đạ học Kinh tế Huế
120
ngân sách
1 Hiệu quả của hoạt động thanh tra 0 0 2 7,41 14 51,85 11 40,74 3,33
2 Tác động về chính trị (đường lối chính trị, thúc đầyquyền dân chủ...) 0 0 5 18,52 19 70,37 3 11,11 2,93
3 Tác động về kinh tế (nâng cao hiệu quả công tác quảnlý thu, chi ngân sách tại đơn vị) 0 0 5 0,00 12 44,44 10 37,04 2,81
4 Tác động về xã hội (bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp
của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, công dân...) 0 0 4 14,81 13 48,15 10 37,04 3,22
5 Tác động về pháp luật (kiến nghị sửa đổi, hoàn thiệncơ chế, chính sách) 0 0 7 25,93 17 62,96 3 11,11 2,85
6 Tác động đối với hoạt động QLNN 0 0 0 0 15 55,56 12 44,44 3,44
E Tuân thủ quy định pháp luật, quy chế hoạt độngthanh tra 3,61
1 Tuân thủ quy định pháp luật về thanh tra, pháp luật cóliên quan 0 0 0 0 12 44,44 15 55,56 3,56
2 Tuân thủ quy chế hoạt động thanh tra 0 0 0 0 9 33,33 18 66,67 3,67
F Đánh giá chung về công tác thanh tra thu, chi ngân
sách 0 0 0 0 15 55,5556 12 44,44 3,44
Trường Đại học Kinh tế Huế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_cong_tac_thanh_tra_thu_chi_ngan_sach_tren_dia_ban_huyen_quang_ninh_tinh_quang_bi.pdf