Luận văn Nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ rầy xanh hại chè (Empoasca flavescens Fabr.) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cây chè (Thea sinensis L.) có nguồn gốc ở khu vực gió mùa Đông Nam Á và có lịch sử phát triển cách đây gần 5000 năm. Chè là cây dễ sống nên được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Srilanka, Nhật Bản .Với điều kiện khí hậu địa lý, đất đai của Việt Nam phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè nên cây chè được trồng nhiều ở đây đặc biệt là các tỉnh Trung Du và miền núi phía Bắc [2]. Chè là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị tiềm năng kinh tế rất lớn nó góp phần không nhỏ trong việc xoá đói giảm nghèo đối với một số vùng miền núi, ngoài ra cây chè có vai trò quan trọng trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa lớn trong xã hội. Đặc biệt trong những năm gần đây sản lượng và giá trị cây chè không ngừng tăng lên. Tính đến 6 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước đạt 130 triệu USD, tăng 18,43% so với cùng kỳ năm 2007. Với chủ trương phát triển kinh tế toàn diện, ngày 10/3/1999 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển diện tích chè đến năm 2000 là 100.000 ha và năm 2010 là 104.000 ha nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và giữ vững ổn định thị trường xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu nên 200 triệu USD/ năm. [19] Quảng Ninh là một tỉnh miền núi có nhiều điệu kiện thuận lợi để phát triển cây chè, 12/2003 UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt dự án phát triển cây chè gai đoạn 2004-2010 ở hai huyện Hải Hà và Đầm Hà. Hải Hà là nơi có mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, ban ngày có gió Nam từ biển thổi vào, ban đêm dãy núi Quảng Nam Châu thổi ngược ra biển chính vì vậy mà có sự chênh lệch biên độ giữa ngày và đêm lớn khoảng 100C, lượng mưa trung bình năm trên 2000mm và chủ yếu tập trung vào tháng 5, 6, nhiệt độ trung bình năm 220C, cao nhất vào tháng 7,8 và thấp nhất vào tháng 12. Chè ở đây được trồng trên những quả đồi bát úp có độ cao khoảng 50-60m so với mực nước biển. Đất ở đây chủ yếu là đất Feralits vàng xám và vàng đỏ với độ sâu 0,6-0,8m rất thuận lợi cho cây chè phát triển. Cho đến nay diện tích chè của tỉnh đã trồng được là 1475ha, giống chè được trồng chủ yếu ở đây là các giống chè lai và nhập nội như LDP1, LDP2, Thuý Ngọc, Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên ., những giống này đều cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn hẳn so với một số giống chè của địa phương như. Trung Du .[29] Việc đưa cây chè về trồng ở một số huyện miền núi giáp biên của tỉnh là việc làm thiết thực nó đã tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho các đồng bào dân tộc và các hộ gia đình nông thôn nơi đây. Bên cạnh những thuận lợi đó thì Quảng Long - Hải Hà còn có những khó khăn riêng như là vùng trồng chè mới, chưa có kinh nghiệm nhiều trong sản xuất cũng như trong phòng trừ sâu bệnh hại vì vậy năng suất cũng như chất lượng chè ở đây chưa cao so với các vùng trồng chè khác trong cả nước. Để khắc phục những khó khăn trên của vùng trong thời gian tới chúng ta phải đánh giá được tình hình phát sinh phát triển của sâu, nhện hại chính và các yếu tố liên quan từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ thích hợp. Vì vậy tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ rầy xanh hại chè (Empoasca flavescens Fabr.) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh". 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích Trên cơ sở xác định được thành phần sâu, nhện hại, mối quan hệ giữa chúng với cây chè và một số yếu tố sinh thái góp phần xây dựng biện pháp phòng trừ sâu, nhện hại thích hợp, có hiệu quả cao, an toàn cho người sử dụng và môi trường đối với vùng chè Quảng Ninh. 1.2.2 Yêu cầu - Điều tra xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu, nhện hại chè và thiên địch của chúng vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh. - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr.) hại chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh. - Xác định sự ảnh hưởng của một số yếu tố (giống, kỹ thuật hái, trồng cây che bóng) đến sự diễn biến mật độ của rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr.), nhện đỏ (Oligonychus coffeae Nietner) và bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagnall) hại chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh. - Xác định hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật trừ rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr.), nhện đỏ (Oligonychus coffeae Nietner) và bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagnall) hại chè.

doc111 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ rầy xanh hại chè (Empoasca flavescens Fabr.) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tới năng suất và chất lượng chè. Để góp phần vào việc phòng trừ có hiệu quả chúng tôi tiến hành nghiên cứu về bọ trĩ ở vùng chè Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh. 4.3.3.1 Diễn biến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) hại chè qua các tháng vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh Để hiểu biết rõ về bọ trĩ chúng tôi tiến hành điều tra biến động số lượng của bọ trĩ trên cùng với các nương chè điều tra rầy xanh và nhện đỏ. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.14 và hình 4.11. Bảng 4.14. Diễn biến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) hại chè qua các tháng vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ bọ trĩ (con/búp) 6/1 Ngủ nghỉ 0,08 13/1 Ngủ nghỉ 0,08 20/1 Ngủ nghỉ 0,07 27/1 Ngủ nghỉ 0,10 3/2 Phát triển búp 1,12 10/2 Phát triển búp 1,11 17/2 Phát triển búp 1,10 24/2 Phát triển búp 2,15 3/3 Phát triển búp 2,79 10/3 Phát triển búp 2,72 17/3 Phát triển búp 2,68 24/3 Phát triển búp 4,15 31/3 Phát triển búp 4,00 7/4 Phát triển búp 3,84 14/4 Phát triển búp 3,80 21/4 Phát triển búp 5,31 28/4 Phát triển búp 5,25 5/5 Phát triển búp 5,20 12/5 Phát triển búp 6,25 19/5 Phát triển búp 7,42 26/5 Phát triển búp 7,40 2/6 Phát triển búp 9,34 9/6 Phát triển búp 9,31 16/6 Phát triển búp 9,19 23/6 Phát triển búp 8,86 30/6 Phát triển búp 8,73 Hình 4.11. Diễn biến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) hại chè qua các tháng vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh Kết quả ở bảng trên cho thấy đầu năm mật độ bọ trĩ rất thấp, sang tháng 2, 3, 4 mật độ bọ trĩ tăng nhanh và đạt đỉnh cao vào tháng 6 (9,34 con/búp), như vậy diễn biến số lượng bọ trĩ ở Quảng Long - Hải Hà cũng gần tương tự như ở vùng chè Phú Hộ (phụ lục), đầu năm mật độ bọ trĩ thấp sau đó tăng dần theo các tháng. Tuy nhiên mật độ bọ trĩ ở Quảng Long - Hải Hà thấp hơn so với vùng chè Phú Hộ, để lý giải về điều này, theo chúng tôi do ở Quảng Long - Hải Hà có điều kiện khí hậu địa hình, ban ngày nóng, ban đêm lạnh lên sự chêch lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm (khoảng 100C) cao hơn ở Phú Hộ, trong khi đó nhiệt độ thích hợp đối với bọ trĩ là 27-280C vì thế mà mật độ bọ trĩ ở đây thấp hơn. Kết quả này cũng phù hợp với Nguyễn Văn Thiệp (2000) [22], tác giả cho rằng có sự biến động như vậy là do đầu năm chè đã được đốn chỉ còn lại rất ít búp sót lại dưới mặt đốn làm nơi cư trú của bọ trĩ đồng thời lúc này điều kiện thời tiết lạnh, không thích hợp nên mật độ bọ trĩ thấp. Từ giai đọan tháng 2 trở đi, nhiệt độ tăng dần độ ẩm không khí cũng tăng, cây chè bắt đầu ra búp tạo điều kiện để bọ trĩ tăng cao về mặt số lượng. 4.3.3.2 Ảnh hưởng của giống chè đến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) hại chè qua các tháng vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh Việc nghiên cứu ảnh hưởng của giống chè đối với bọ trĩ có ý nghĩa rất quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ những thích ứng của chúng đối với từng giống, từ đó đưa ra những biện pháp phòng trừ thích hợp, có hiệu quả đồng thời nó là cơ sở cho công tác chọn tạo ra những giống chè mới có tính chống chịu với bọ trĩ nói riêng và sâu bệnh hại khác nói chung. Xuất phát từ những mục đích trên chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên 3 giống chè được trồng phổ biến ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh: Giống chè Trung Du, Thuý Ngọc và LDP1. Những giống này cũng đã được nghiên cứu đối với rầy xanh và nhện đỏ ở phần trước. Phương pháp bố trí thí nghiệm, lấy điểm điều tra cũng giống như làm thí nghiệm đối với rầy xanh và nhện đỏ. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.15 và biểu đồ hình 4.12. Bảng 4.15. Diễn biến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) trên một số giống chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh (con/búp) Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Giống Trung Du Giống LDP1 Giống Thuý Ngọc 6/1 Ngủ nghỉ 0,10 0,06 0,12 13/1 Ngủ nghỉ 0,09 0,05 0,10 20/1 Ngủ nghỉ 0,08 0,04 0,10 27/1 Ngủ nghỉ 0,08 0,04 0,08 3/2 Phát triển búp 1,54 1,13 2,12 10/2 Phát triển búp 1,52 1,10 2,10 17/2 Phát triển búp 1,50 1,08 2,01 24/2 Phát triển búp 1,47 1,05 1,96 3/3 Phát triển búp 3,23 2,14 3,86 10/3 Phát triển búp 3,16 2,12 3,84 17/3 Phát triển búp 3,11 2,10 3,73 24/3 Phát triển búp 3,07 2,05 3,60 31/3 Phát triển búp 4,69 3,26 5,55 7/4 Phát triển búp 4,54 3,24 5,47 14/4 Phát triển búp 4,50 3,21 5,32 21/4 Phát triển búp 5,76 4,58 6,70 28/4 Phát triển búp 5,52 4,35 6,59 5/5 Phát triển búp 5,40 4,32 6,41 12/5 Phát triển búp 6,31 5,40 7,54 19/5 Phát triển búp 6,28 5,.29 7,36 26/5 Phát triển búp 6,16 5,10 7,23 2/6 Phát triển búp 9,51 6,24 9,83 9/6 Phát triển búp 9,37 6,12 9,62 16/6 Phát triển búp 9,18 6,09 9,50 23/6 Phát triển búp 8,50 5,81 8,81 30/6 Phát triển búp 7,46 5,50 7,78 4,31 3,25 4,90 Hình 4.12. Diễn biến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) trên một số giống chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh Qua kết qủa nghiên cứu chúng tôi thấy rằng mật độ bọ trĩ hại trên các giống chè ở Quảng Long - Hải Hà là rất khác nhau. Giống Thuý Ngọc bị nhiễm bọ trĩ nặng nhất mật độ trung bình là 4,90 con/búp, sau đến giống chè Trung Du 4,31 con/búp và nhiễm nhẹ nhất là giống chè LDP1 3,25 con/búp. Vì vậy chúng tôi cho rằng có thể tăng diện tích trồng giống chè LDP1 ở Quảng Long - Hải Hà lên sẽ giảm được thiệt hại đáng kể do bọ trĩ gây ra cho vùng chè này. 4.3.3.3 Ảnh hưởng của trồng cây che bóng đến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảnh Ninh Bọ trĩ có xu hướng thích ánh sáng mạnh vì vậy việc tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng tới diễn biến số lượng bọ trĩ thông qua cây che bóng. Cây che bóng ở đây là cây muồng lá nhọn, ở thời điểm nghiên cứu cây cao khoảng 5m. Kết quả được trình bày qua bảng 4.16 và biểu đồ hình 4.9. Bảng 4.16. Ảnh hưởng của trồng cây che bóng đến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh. (con/búp) Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Trồng cây che bóng Không trồng cây che bóng 7/4 Phát triển búp 3,15 5,60 14/4 Phát triển búp 3,10 5,57 21/4 Phát triển búp 3,08 5,42 28/4 Phát triển búp 3,04 5,21 5/5 Phát triển búp 5,26 8,34 12/5 Phát triển búp 5,22 8,20 19/5 Phát triển búp 5,19 8,16 26/5 Phát triển búp 5,11 8,07 2/6 Phát triển búp 7,63 10,55 9/6 Phát triển búp 7,55 10,43 16/6 Phát triển búp 7,39 10,22 23/6 Phát triển búp 6,97 9,68 30/6 Phát triển búp 6,46 9,39 5,32 8,06 Hình 4.13. Ảnh hưởng của trồng cây che bóng đến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh. Qua bảng 4.16 và biểu đồ hình 4.13, cho thấy trên nương chè được trồng cây che bóng ít bị bọ trĩ hại hơn nương chè không trồng cây che bóng. Trên nương chè trồng cây che bóng mật độ bọ trĩ trung bình là 5,32 con/búp tức bằng 39,76%, còn ở nương chè không có cây che bóng mật độ bọ trĩ trung bình 8,06 con/búp tức bằng 60,24%. Như vậy trồng cây che bóng (muồng lá nhọn) đã hạn chế được mật độ bọ trĩ vì thế nên trồng cây che bóng trên nương chè với mật độ thích hợp và được xem như là một biện pháp phòng trừ sâu hại có hiệu quả. 4.3.3.4 Ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè đến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh. Bọ trĩ thường sống, ăn, sinh sản trên và xung quanh búp chè nên biện pháp hái chè có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng bọ trĩ. Kỹ thuật hái khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến mật độ bọ trĩ. Vì thế chúng tôi tiến hành thí nghiệm và theo dõi giữa 2 biện pháp kỹ thuật hái là: Hái san trật và hái theo lứa giống như nghiên cứu đối với rầy xanh. Thí nghiệm được thực hiện bởi các nương chè thuộc Nông trường chè Đường Hoa. Kết quả được trình bày ở bảng 4.17. Bảng 4.17. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè đến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) hại chè vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh (con/búp) Ngày điều tra Địa điểm Hái san trật Hái theo lứa 2/6 Nương chè 1 7,40 3,92 Nương chè 2 8,59 4,23 Nương chè 3 8,11 4,10 TB 8,03 4,10 16/6 Nương chè 1 9,16 7,85 Nương chè 2 10,09 8,50 Nương chè 3 9,78 8,74 TB 9,67 8,36 Hình 4.14. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè đến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) hại chè vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh Sau khi hái 2 ngày chúng tôi điều tra thấy mật độ bọ trĩ trung bình ở phương pháp hái san trật là 8,03 con/búp, cao hơn mật độ bọ trĩ trung bình ở phương pháp hái theo lứa là 4,10 con/búp. Nhưng sau 15 ngày điều tra thấy mật độ bọ trĩ ở 2 phương pháp tương đương nhau, ở phương pháp hái san trật mật độ trung bình bọ trĩ là 9,67 con/búp, còn phương pháp hái theo lứa là 8,36 con/búp. Nguyên nhân ở đây là do hái san trật chỉ hái những búp đủ tiêu chuẩn, còn 60-70% búp chưa đủ tiêu chuẩn trên nương chè, những búp còn lại mang nhiều trứng và bọ trĩ. Còn hái theo lứa thì sau khi hái chỉ còn lại 10-20% số búp chưa đủ tiêu chuẩn chừa lại nên sau 2 tuần là khoảng thời gian để cho số lượng bọ trĩ phát sinh phát triển và khôi phục lại số lượng. Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy để phòng trừ bọ trĩ chúng ta phải nắm được thời kỳ bọ trĩ phát sinh mạnh và khi mật độ tăng cao có thể áp dụng biện pháp hái triệt để kết hợp với biện pháp hoá học để phòng trừ sẽ đem lại hiệu quả cao. 4.1 Xác định hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trừ rầy xanh (E. flavescens), nhện đỏ (O. coffeae) và bọ trĩ (P. setiventris) Qua kết quả điều tra thành phần sâu hại chè ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh chúng tôi thấy sự xuất hiện của rầy xanh, nhện đỏ và bọ trĩ trên nương chè là rất nhiều với tần suất >60% đây chính là đối tượng gây hại chính ở đây. Để hạn chế được số lượng cũng như tác hại của chúng gây ra chúng ta phải áp dụng các biện pháp một cách hài hoà và hợp lý, đặc biệt là biện pháp hoá học. Như chúng ta đã biết hiện nay việc sử dụng thuốc hoá học trong phòng trừ sâu, nhện hại chè của người dân còn tuỳ tiện và thiếu hiểu biết, việc phun thuốc quá liều lượng cho phép, sử dụng những thuốc cấm, trộn nhiều loại thuốc vào phun... Điều đó đã gây ảnh hưởng tới thiên địch có ích và ô nhiễm môi trường sinh thái, để lại dư lượng lớn thuốc hoá học trên sản phẩm chè. Vì vậy việc nghiên cứu sử dụng thuốc trong phòng trừ sâu, nhện hại một cách hợp lý là rất cần thiết đối vùng chè Quảng Long -Hải Hà nói riêng và ở nước ta nói chung. 4.4.1 Xác định hiệu lực của 3 loại thuốc BVTV trừ rầy xanh (E. flavescens) Có rất nhiều thuốc hoá học được dùng trong nông nghiệp để trừ rầy xanh hại chè, song mỗi loại thuốc có hiệu lực đối với dịch hại ở mức độ khác nhau, do đó chúng tôi tiến hành thí nghiệm tìm hiểu hiệu lực của 3 loại thuốc: Actara 25WG, Song Mã 24.5EC và Tre Bon 10EC. Liều lượng và cách pha theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.18. Bảng 4.18. Hiệu lực của 3 loại thuốc trừ rầy xanh (E. flavescens) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh Loại thuốc Liều lượng dùng Hiệu lực của thuốc sau khi phun (%) 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày Actara 25WG 30 g/ha 73,14a 78,20a 93,26a 80,06a Tre Bon 10EC 1,2 lít/ha 59,10b 70,19b 66,30b 54,81b Song Mã 24.5EC 0,8 lít/ha 49,02c 63,50b 59,21b 42,09c LSD0,05 9,52 6,55 12,15 10,59 CV% 7,0 4,1 7,4 7,9 Hình 4.15. Hiệu lực của 3 loại thuốc trừ rầy xanh (E. flavescens) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh Qua kết quả bảng 4.18. cho thấy cả 3 loại thuốc thí nghiệm đều cí hiệu lực trừ rầy rất tốt. Trong 3 loại thuốc này chúng tôi thấy thuốc Actara 25WG có hiệu lực trừ rầy cao nhất đạt 93,26% ở ngày thứ 5, thuốc Actara 25WG là loại thuốc nội hấp lưu dẫn mạnh do hiệu lực của thuốc kéo dài, liều lượng dùng rất thấp, tốn ít công lao động, hiệu quả kinh tế cao vì thế mà thuốc này đã được bà con nông dân xã Quảng Long tin dùng. Sau đó đến thuốc Trebon 10EC đạt hiệu quả 66,30% và hiệu quả thấp nhất là Song Mã 24.5EC 63,50% ở ngày thứ 5. Hầu hết các loại thuốc đều giảm hiệu lực đối với rầy xanh đến ngày thứ 7 sau phun, riêng chỉ có Actara 25WG vẫn đạt hiệu quả cao 80,06%. Từ kết quả trên cho thấy thuốc Actara 25WG có hiệu quả trừ rầy tốt nhất, sau đó đến Trebon 10EC và Song Mã 24.5EC đạt hiệu quả thấp nhất, tuy nhiên thuốc Song Mã 24.5EC là thuốc có nguồn gốc sinh học nên có thể đưa vào dùng để phòng chống rầy xanh điều này rất cần thiết trong sản xuất chè an toàn chất lượng cao hiện nay. 4.4.2 Xác định hiệu lực của 3 loại thuốc BVTV trừ nhện đỏ (O. coffeae) Thuốc dùng trong thí nghiệm trừ nhện đỏ gồm có các laọi thuốc sau: Dandy 15EC, Ortus 5EC và Comite 73EC. Liều lượng và cách pha theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.19. Bảng 4.19. Hiệu lực của 3 loại thuốc trừ nhện đỏ (O. coffeae) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh Loại thuốc Liều lượng dùng Hiệu lực của thuốc sau khi phun (%) 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày Dandy 15EC 1 lít/ha 81,05a 87,20a 91,0a 93,12a Ortus 5EC 0,75 lít/ha 58,10b 65,34b 69,81b 54,25b Comite 73EC 1 lít/ha 57,16b 64,45b 67,26b 53,30b LSD0,05 12,46 10,66 8,10 9,42 CV% 8,4 6,5 4,7 6,2 Hình 4.16. Hiệu lực của 3 loại thuốc trừ nhện đỏ (O. coffeae) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh Qua bảng 4.19 cho thấy các loại thuốc thí nghiệm trong phòng trừ nhện đỏ thì thuốc Dandy 15EC có hiệu lực trừ nhện đỏ cao nhất đến ngày thứ 7 đạt 93,12 % sau khi phun. Còn lại Ortus 5EC là 69,81 và Comite 73EC là 67,26 % % ở ngày thứ 5 sau khi phun, thấp hơn so với thuốc Dandy 15EC. Như vậy thuốc Dandy 15EC để trừ nhện hại chè rất tố tuy nhiên nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ dẫn tới sự kháng thuốc của loài dịch hại nên ta cũng có thể dùng luân phiên với thuốc Ortus 5EC và Comite 73EC để trừ. 4.4.3 Xác định hiệu lực của 3 loại thuốc BVTV trừ bọ trĩ (P. setiventris) Thuốc dùng trong thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ chúng tối dùng các loại thuốc: Acelant 4EC, Actara 25WG và Song Mã 24.5EC. Liều lượng và cách pha theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.20 Bảng 4.20. Hiệu lực của 3 loại thuốc trừ bọ trĩ (P. setiventris) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh Loại thuốc Liều lượng dùng Hiệu lực của thuốc sau khi phun (%) 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày Acelant 4EC 1 lít/ha 76,10a 80,12a 72,33b 65,48b Actara 25WG 30 g/ha 74,38a 79,10ab 94,25a 82,04a Song Mã 24.5EC 0.8 lít/ha 53,26c 66,34b 62,09c 50,79c LSD0,05 8,44 8,97 8,05 9,94 CV% 5,5 5,3 4,7 6,6 Hình 4.17. Hiệu lực của 3 loại thuốc trừ bọ trĩ (P. setiventris) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh Trong các loại thuốc thí nghiệm phòng trừ đối với bọ trĩ chúng tôi thấy tất cả các thuốc đều có hiệu lực trừ bọ trĩ khá tốt ngay từ ngày đầu tiên và phát huy hiệu lực cao nhất từ ngày thứ 3-5 sau phun. Qua kết quả thí nghiệm thấy thuốc Actara 25WG có hiệu lực trừ bọ trĩ cao nhất đạt 94,25% ở ngày thứ 5, tiếp đến là thuốc Acelant 4EC đạt hiệu quả 80,12% ở ngày thứ 3, còn thuốc Song Mã 24.5EC đạt hiệu quả 66,34% ở ngày thứ 5. Như vậy thuốc Actara 25WG có hiệu lực trừ bọ trĩ và trừ rầy cao nhất do đó mà ta có thể dùng thuốc này để phun, khi trên nương chè xuất hiện một lúc cả hai đối trượng dịch hại đó là bị trĩ và rầy xanh mà vẫn đạt hiệu quả cao. * Trong thời gian thực tập ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh vụ xuân hè năm 2009 chúng tôi cho rằng để giảm được sự gây hại của rầy xanh, nhện đỏ và bọ trĩ hại chè cần phải: 1. Áp dụng các biện pháp canh tác kỹ thuật hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây chè, tạo điều kiện cho thiên địch cư trú. 2. Không nên đốn chè quá sớm hoặc quá muộn để tránh chè ra búp trùng với kỳ phát sinh rộ của rầy.Thời điểm đốn tốt nhất là cuối tháng 12 và giữa tháng 1. 3. Hái kỹ búp chè lúc rầy trưởng thành đẻ rộ để giảm số lượng trứng rầy và nên trồng cây che bóng (cốt khí, muồng lá nhọn...) với mật độ thích hợp từ 230-280 cây/ha để hạn chế được tác hại của rầy xanh. 4. Bố trí cơ cấu giống hợp lý, không nên trồng độc một giống chè trên một vùng rộng lớn để tránh nguy cơ bùng phát dịch hại của loài sâu hại, chú ý phát triển những giống chống chịu. 5. Sử dụng thuốc hoá học hợp lý, không sử dụng thuốc hoá học bừa bãy, chỉ sử dụng thuốc hoá học khi cần thiết, nên dùng thuốc đặc hiệu có phổ tác động hẹp, ít độc với thiên địch mà lại có hiệu quả cao đối sâu hại, chỉ phun vào lúc có mật độ sâu cao hơn ngưỡng gây hại kinh tế.Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học và thảo mộc. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận 1. Thành phần sâu, nhện hại chè ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh gồm 28 loài thuộc 24 họ của 9 bộ.Trong đó 3 loài gây hại chủ yếu đó là rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr.), nhện đỏ (Oligonychus coffeae Nietner) và bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagnall). 2. Thành phần thiên địch của sâu, nhện hại chè ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh gồm 18 loài thuộc 8 bộ, trong đó thiên địch của rầy xanh thu được phần lớn số loài. 3. Vòng đời của rầy xanh (E. flavesecens) trải qua 3 pha phát dục: Pha trứng, pha sâu non và pha trưởng thành. Khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ 25,60C, vòng đời trung bình là 13,2±0,33 ngày, đời là 26,3±0,52 ngày, ngắn hơn so với khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ 220C vòng đời trung bình là 18,2±0,47 ngày, đời là 32,5±0,75 ngày. Sức đẻ trứng của rầy xanh khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ 220C và ẩm độ 85% là 58,83 quả trứng thấp hơn so với nuôi ở điều kiện nhiệt độ 25,60C và ẩm độ 80% là 64,28 quả trứng. 4. Rầy xanh (E. flavescens) gây hại nặng từ cuối tháng 4 và đầu tháng 5 với mật độ (17,65 con/khay). Gây hại nặng nhất trên giống chè Thuý Ngọc (7,87 con/khay), hại nhẹ hơn giống chè Trung Du (6,55 con/khay) và hại nhẹ nhất giống chè LDP1 (4,97 con/khay); Trên nương chè không trồng cây che bóng rầy xanh gây hại nặng hơn (15,37 con/khay) so với nương chè được trồng cây chè bóng (10,54 con/khay); Hái chè theo lứa đã làm giảm mật độ của rầy xanh (9,08 con/khay), hái san trật mật độ rầy cao hơn (17,25 con/khay). 5. Nhện đỏ (Oligonychus coffeae Nietner) gây hại nặng trong tháng 5 với mật độ (5,80 con/lá). Gây hại nặng nhất trên giống chè Trung Du (4,83 con/lá), hại nhẹ hơn giống chè LDP1 (3,15 con/lá) và hại nhẹ nhất giống chè Thuý Ngọc (2,87 con/lá); Trên nương chè không trồng cây che bóng nhện đỏ gây hại nặng hơn (6,34 con/lá) so với nương chè được trồng cây che bóng (3,96 con/lá). 6. Bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagnall) gây hại nặng trong tháng 6 với mật độ (9,34 con/búp). Gây hại nặng nhất trên giống chè Thuý Ngọc (4,90 con/búp), hại nhẹ hơn giống chè Trung Du (4,31 con/búp) và gây hại nhẹ nhất giống chè LDP1 (3,25 con/ búp); Trên nương chè không trồng cây che bóng bọ trĩ gây hại nặng hơn (8,06 con/búp) so với nương chè được trồng cây che bóng (5,32 con/búp); Hái chè theo lứa đã làm giảm mật độ của bọ trĩ (4,10 con/búp), hái san trật mật độ bọ trĩ cao hơn (8,03 con/búp). 7. Thuốc Actara 25WG có hiệu lực trừ rầy xanh cao nhất đạt 93,26% sau đó đến Trebon 10EC đạt 70,08% và thuốc Song Mã 24.5EC thấp nhất đạt 67,21%. - Thuốc Dandy 15EC có hiệu lực trừ nhện cao nhất đạt 93,12% tiếp đó đến Ortus 5EC đạt 69,81% và Comite 73EC đạt 67,24%. - Thuốc Actara 25WG có hiệu lực trừ bọ trĩ cao nhất đạt 94,10% sau đó đến Acelant 4EC đạt 80,12% và cuối cùng là Song Mã 24.5EC đạt 66,34%. 5.2 Đề nghị Trong thời gian thực ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh vừa qua chúng tôi có một số đề nghị sau: 1. Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chè (IPM) và áp dụng các nghiên cứu vào sản xuất. 2. Khi phát triển giống chè Thuý Ngọc phải chú ý đến rầy xanh và bọ trĩ. Trong sản xuất chè phải chăm sóc chè tốt để hạn chế sự phá hại của rầy xanh, nhện đỏ và bọ trĩ. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt Bộ NN&PT Nông Thôn, Danh mục thuốc BVTV đã được đăng ký và sử dụng trên chè ở Việt Nam năm 2008. Đường Hồng Dật (2004), Cây chè các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, NXB Lao Động- Xã hội. Nguyễn Văn Đĩnh (1994), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng phòng chống một số loài nhện hại cây trồng ở Hà Nội và phụ cận. Luận án PTS KHNN trường ĐHNN Hà Nội. Nguyễn Văn Đĩnh (2004), Giáo trình nhện nhỏ hại cây trồng, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Hoàng Ngọc Đường và CS (1999), Thiên địch sâu hại chè, thông báo khoa học của các trường ĐH- Bộ Giáo dục và đào tạo- Sinh học NN Hà Nội tr. 54-57. Nguyễn Văn Hùng (1988), Kết quả điều tra côn trùng 1967-1988, tạp chí BVTV số 6, NXB Nông Thôn tr.8-9. Nguyễn Văn Hùng, Đoàn Hùng Tiến, Nguyễn Khắc Tiến (1998), Sâu bệnh, cỏ dại hại chè và biện pháp phòng trừ. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Nguyễn Văn Hùng, Đoàn Hùng Tiến (2000), Sử dụng hợp lý thuốc BVTV trên chè. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Nguyễn Văn Hùng (2001), Phòng trừ tổng hợp rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bọ xít muỗi hại chè. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Nguyễn Văn Hùng và CTV (2003), “Nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại chè”. Báo cáo Khoa học- Viện Nghiên cứu chè (tài liệu lưu hành nội bộ) 21 tr. Nguyễn Văn Hùng (2006), Quản lý cây chè tổng hợp. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Đỗ Văn Ngọc (1991), Nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng đốn đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng của cây chè Trung Du tuổi lớn ở Phú Hộ. Luận án PTS KHNNVN, Viện KHNNVN. Lê Thị Nhung, Nguyễn Thị Vân (1994), “Một số kết quả nghiên cứu bước đầu mối hại chè KTCB”, Kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ về cây chè. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Lê Thị Nhung (1998), “Một số kết quả bước đầu nghiên cứu thiên địch trên chè”, Kết quả nghiên cứu khoa học quyển III- Viện KHNNVN. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Lê Thị Nhung (2001), Nghiên cứu nhóm sâu chích hút hại chè và vai trò thiên địch trong việc hạn chế số lượng chúng ở vùng Phú Thọ. Luận án TS NN, Viện KHNNVN. Lê Thị Nhung, Nguyễn Thái Thắng (1996), “Một số kết quả nghiên cứu phòng trừ tổng hợp sâu hại chè”, T/c hoạt động khoa học công nghệ số 8, tr. 33-35. Vũ Khắc Nhượng (1973), “Tích cực ngăn ngừa sâu bệnh hại chè vụ đông”, T/c Nông Trường Quốc Doanh T9-T10, tr 12-23. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1997), Cây chè Việt Nam. NXB Nông Nghiệp Hà Nội Đỗ Ngọc Quỹ, Đỗ Thị Ngọc Oanh (2008), Kỹ thuật trồng và chế biến chè năng suất cao- chất lượng tốt. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Nguyễn Thái Thắng (2001), Nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc hoá học để phòng trừ rầy xanh và nhện đỏ hại chè vùng Trung Du Bắc Bộ. Luận án TS NN, Viện KHKTNNVN. Nguyễn Văn Thiệp (1998), “Nghiên cứu thành phần sâu hại chè và một số yếu tố ảnh hưởng đến biến động số lượng đến một số loài chính ở Phú Hộ”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè (1988-1997). NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Văn Thiệp (2000), “Nghiên cứu cơ sở khoa học phòng trừ rầy xanh và bọ trĩ hại chè vùng Phú Thọ”. Luận án TS NN, Viện KHKTNNVN. Nguyễn Khắc Tiến (1963), “Sâu bệnh hại chè và phương pháp phòng trừ”, Báo cáo khoa học đề tài cấp bộ, Trại TN chè Phú Hộ. Nguyễn Khắc Tiến (1965), “Thành phần sâu bệnh hại chè ở Phú Hộ”, Báo cáo khoa học đề tài cấp bộ, Trại TN chè Phú Hộ. Nguyễn Khắc Tiến (1986), “Kết quả nghiên cứu bước đầu về rầy xanh hại chè và biện pháp phòng chống”, Kết quả nghiên cứu cây công nghiệp, cây ăn quả 1980-1984, NXB NN, tr41-50. Nguyễn Khắc Tiến & CTV (1994), “Kết quả điều tra về thành phần nhện hại và phương pháp phòng trừ”, Kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ về cây chè 1989-1993, NXB NN, tr.122-134. Hồ Khắc Tín (1982), Gíáo trình côn trùng Nông nghiệp, tập 2. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. Trần Đặng Việt (2004), “Thành phần sâu nhện hại; đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài sâu hại chính trên các giốnh chè nhập nội vụ xuân 2004 tại Phú Hộ”. Luận án ThS NN trường ĐHNN Hà Nội. UBND tỉnh Quảng Ninh (2003), “Dự án phát triển vùng chè huyện Hải Hà và giai đoạn 2004-2010”, Quảng Ninh. Sổ tay kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè Miền Bắc. NXB Nông Nghiệp Hà Nội (2005). B. Tài liệu tiếng Anh Banerjee B, J.E Cranham (1985), “Tea” Spider mites their bigology, natural enemies and control. Volume IB; Edl by W.Hell & M.W. Sabelis. Elsevier. Amsterdam-Oxford- New York-Tokyo, p.371-379. Barborka B.C. (1994), “Pest of tea North- East India and their control”, Bulletin Assiation Tea India. Cranham J.E (1966), Insect and mite pests of tea in Ceylon and their control, In Monographs on tea production in Ceylon TRI of Ceylon. Chen H.T (1988), “Tea mite biological control in field” Taiwan Tea Res, Bull, No.7, p.15-25. Chen H.T, H.K. Tseng (1988), “Field tests of several new chamicals for contrrol of tea green leafhopper, kanzawai spider mite and tea tortrix” Taiwan Tea Research, Bullatin, No 7, p1-14. Chen Y,F (1992), “A survey on spiders in the tea plantaions of the moutainous region of Zhejiang province”, Chinese Jour, of Bio, Control, No. 8, p.68 -71. Das S.C, N.N. Kakoty (1991), Cold weather practices for reducing pest incidence on tea, Two and A Bud, 38, p1-12. Dai Xuan (1996), “Investigatoin on Araneida in tea garden of East Guizhow”, Journal of Tea Science, V.16, No 1, Tea Science of China, p.47-52. Ellis R.T; Rattan P.S (1977), “Yellow tea thrips”, Quar Newsl TRF of Central Africa (Malawi), No.45, Jan, p.7-10. Greathead D.J. (1989), “Prospects for the use of naturan enemies in combinatoin with pesticides”, The use of naturan enemies to control Agr- Pests, Proceeding of the International Seminar, Held in Tsukuba, Japan, October 2-7. Haas E. (1987), side effects of plan protectoin on predatoin mite and leafhopper. Obstbau Wein bau, 24(3), P.70-73. Jeppson R.L, Hartfor H. Keifer, Edward W. Baker (1975), Mites injurious to Economi Plant, University of Canifornia Press, Berkeley Los Angeles London, p.191-195. Lai C.B. (1993), “Tests on the control of Empoasca flavescens and E. Pirisuga by Applaud”, Entomolgical knowledge, p.286-287. Lewis T. (1997), “Chemical control”, Thrips as crop Pests, Eds by Trevor Lewis, CAB- International, p.567-588. Lo K.C, W.T. Lee, T.K. Wu and C.C. Ho (1989), “Use of predator to control spider mites (Acari-Tetranychidae) in the republic of China on Taiwan”, Proceeding of the International Seminar, Held in Tsukuba, Japan, October 2-7, 1989. Lu-WenMing. Lou-Yun Fen. Lu-W.M. Lou.Y.F (1991), Forecasting the first peask of tea green leafhopper by simplifying classic statistics, China Tea, p.30-31. Mkwaila B (1981), “The life cycles of two important tea pests”, Quar newsl TRF of Central Africa ((Malawi), No.61, Apr, p.11-14. Mkwaila B (1982), “The occurrence of tea thrips: a review”, Quar newsl TRF of Central Africa ((Malawi), No.66, Apr, p.7 -11. Mkwaila B (1990), Red Spider mites Quar- newsl. TRF of Central Africa ((Malawi), No.7, Jun, p.4 -5. Muraleedharan N. Kandaswamy C (1980), “Tea thrips and their control”, Planteres Chronicle (India), p.447-448. Muraleedharan N. Radhakrishnan B (1989), “ Recent studies on tea pest management in South India”, Bulletin UPSASI, No.43, p.16-29. Muraleedharan N (1991), Pest management in tea, UPASI, Valpafai, p.130. Muraleedharan N (1992), Pest control in Asia, Tea Cultivation to Consumption, Edt, by Willson & Cliford, Chapman & Hall, London, p.375-408. Muraleedharan N (1992), “Bioecology and management of tea pests in Southern India”, J, of plantation crops (India), Vol.20, Jun, p1-21. Parrella M.P, T. Lewis (1997), “Integrated Pest Management (IPM) in Field crops”, Thrips as crops Pest, Eds dy Trevor Lewis, CAB- International p.595-607. Rattan P.S (1992), “Pest and disease control in Afica” Tea cultivation to consumption. Edt Willson & Cliford. Chapman & Hall. London, p.331-352. Rattan P.S (1988), “Cultural and insecticide control of thrip”, Quar newsl TRF of Central Africa (Malawi), No.91, p.14 -19. Somchoudhury A.K, Saha K, Choudhury A, Bhattacharyya A (1995), Approaches to integrated control of Rea spider mite, Oligonychus coffeae (Niet.), on tea, Proceeding of 95 International tea- Quality- Human health symposium 7-10/11 Shanghai, China. Sudoi V (1985), “The effects of rainfall and shade on the incidence of yellow tea thrips”, in Kenya, Tea, V.6, Dec, p.7-12. C. Tài liệu tiếng pháp R. Du Pasquier (1932), “Principales maladies parasites du thé et du caféier en extrême Orient”, Bulletin économique de l’Indochine, No.2/1932. PHỤ LỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC XỬ LÝ THỐNG KÊ 1)Kích thước các pha phát dục của rầy xanh (E. flavescens Fabr.) nuôi ở điều kiện trong phòng thí nghiệm CD_Trứng CR_Trứng CD_RT1 Mean 0.497 Mean 0.096 Mean 0.868 Standard Error 0.0147651 Standard Error 0.0007337 Standard Error 0.0144747 Median 0.5 Median 0.0975 Median 0.83 Mode 0.5 Mode 0.1 Mode 0.8 Standard Deviation 0.0808717 Standard Deviation 0.0040185 Standard Deviation 0.0792813 Sample Variance 0.0065402 Sample Variance 1.615E-05 Sample Variance 0.0062855 Kurtosis -1.453758 Kurtosis -1.5065 Kurtosis -1.042282 Skewness 0.0627111 Skewness -0.385606 Skewness 0.7372441 Range 0.2 Range 0.01 Range 0.2 Minimum 0.4 Minimum 0.09 Minimum 0.8 Maximum 0.6 Maximum 0.1 Maximum 1 Sum 14.9 Sum 2.889 Sum 26.04 Count 30 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.030 Confidence Level(95.0%) 0.002 Confidence Level(95.0%) 0.030 CR_RT1 CD_RT2 CR_RT2 Mean 0.241 Mean 1.482 Mean 0.463 Standard Error 0.0078628 Standard Error 0.0133253 Standard Error 0.007003 Median 0.22 Median 1.5 Median 0.49 Mode 0.2 Mode 1.4 Mode 0.5 Standard Deviation 0.0430664 Standard Deviation 0.0729856 Standard Deviation 0.0383571 Sample Variance 0.0018547 Sample Variance 0.0053269 Sample Variance 0.0014713 Kurtosis -1.641816 Kurtosis -1.179334 Kurtosis -1.486943 Skewness 0.392428 Skewness 0.378297 Skewness -0.410994 Range 0.1 Range 0.2 Range 0.1 Minimum 0.2 Minimum 1.4 Minimum 0.4 Maximum 0.3 Maximum 1.6 Maximum 0.5 Sum 7.22 Sum 44.46 Sum 13.9 Count 30 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.016 Confidence Level(95.0%) 0.027 Confidence Level(95.0%) 0.014 CD_RT3 CR_RT3 CD_RT4 Mean 1.908 Mean 0.576 Mean 2.233 Standard Error 0.1053752 Standard Error 0.0129338 Standard Error 0.0321138 Median 1.875 Median 0.55 Median 2.175 Mode 1.9 Mode 0.5 Mode 2.1 Standard Deviation 0.5771636 Standard Deviation 0.0708414 Standard Deviation 0.1758948 Sample Variance 0.3331178 Sample Variance 0.0050185 Sample Variance 0.030939 Kurtosis 0.2145989 Kurtosis -1.255832 Kurtosis 3.1375238 Skewness 0.3647429 Skewness 0.3931768 Skewness 1.9080864 Range 1.95 Range 0.2 Range 0.6 Minimum 1 Minimum 0.5 Minimum 2.1 Maximum 2.95 Maximum 0.7 Maximum 2.7 Sum 57.25 Sum 17.27 Sum 66.99 Count 30 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.216 Confidence Level(95.0%) 0.026 Confidence Level(95.0%) 0.066 CR_RT4 CD_RT5 CR_RT5 Mean 0.845 Mean 2.380 Mean 0.291 Standard Error 0.0078599 Standard Error 0.0138962 Standard Error 0.0660421 Median 0.85 Median 2.4 Median 0.095 Mode 0.8 Mode 2.3 Mode 0.1 Standard Deviation 0.0430504 Standard Deviation 0.0761124 Standard Deviation 0.3617277 Sample Variance 0.0018533 Sample Variance 0.0057931 Sample Variance 0.1308469 Kurtosis -1.448932 Kurtosis -1.482283 Kurtosis -0.198545 Skewness 0.2516728 Skewness 0.2362911 Skewness 1.3405146 Range 0.12 Range 0.2 Range 0.91 Minimum 0.8 Minimum 2.3 Minimum 0.09 Maximum 0.92 Maximum 2.5 Maximum 1 Sum 25.36 Sum 71.4 Sum 8.721 Count 30 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.016 Confidence Level(95.0%) 0.028 Confidence Level(95.0%) 0.135 CD_RTT CR_RTT Mean 2.900 Mean 1.043 Standard Error 0.0444636 Standard Error 0.0082118 Median 3 Median 1.05 Mode 3.2 Mode 1 Standard Deviation 0.2435372 Standard Deviation 0.0449776 Sample Variance 0.0593103 Sample Variance 0.002023 Kurtosis -1.769664 Kurtosis -1.756729 Skewness 0.0306938 Skewness 0.2770135 Range 0.6 Range 0.1 Minimum 2.6 Minimum 1 Maximum 3.2 Maximum 1.1 Sum 87 Sum 31.3 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.091 Confidence Level(95.0%) 0.017 2) Ảnh hưởng của nhiệt ẩm độ đến thời gian phát dục các pha của rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr.) * Đợt nuôi 1: Trứng Sâu non Trởng thành Mean 6.70 Mean 10.10 Mean 14.00 Standard Error 0.07805097 Standard Error 0.055709 Standard Error 0.15902 Median 6.5 Median 10 Median 14 Mode 6.5 Mode 10 Mode 13 Standard Deviation 0.42750277 Standard Deviation 0.305129 Standard Deviation 0.870988 Sample Variance 0.18275862 Sample Variance 0.093103 Sample Variance 0.758621 Kurtosis 4.52533523 Kurtosis 6.308054 Kurtosis -1.71573 Skewness 2.2839971 Skewness 2.80912 Skewness 0 Range 1.5 Range 1 Range 2 Minimum 6.5 Minimum 10 Minimum 13 Maximum 8 Maximum 11 Maximum 15 Sum 201 Sum 303 Sum 420 Count 30 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.160 Confidence Level(95.0%) 0.114 Confidence Level(95.0%) 0.325 Vßng ®êi §êi Mean 19.25 Mean 32.50 Standard Error 0.229629887 Standard Error 0.366719 Median 20 Median 32 Mode 20 Mode 35 Standard Deviation 1.257734691 Standard Deviation 2.008602 Sample Variance 1.581896552 Sample Variance 4.034483 Kurtosis 0.588946883 Kurtosis -1.56061 Skewness -1.46234104 Skewness 0.006839 Range 3.5 Range 5.5 Minimum 16.5 Minimum 29.5 Maximum 20 Maximum 35 Sum 577.5 Sum 975 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.470 Confidence Level(95.0%) 0.750 * Đợt nuôi 2: Trứng Sâu non Trởng thành Mean 5.80 Mean 7.90 Mean 12.70 Standard Error 0.045486 Standard Error 0.146609 Standard Error 0.145033 Median 6 Median 8 Median 12.5 Mode 6 Mode 7 Mode 12 Standard Deviation 0.249136 Standard Deviation 0.803012 Standard Deviation 0.794377 Sample Variance 0.062069 Sample Variance 0.644828 Sample Variance 0.631034 Kurtosis -1.94996 Kurtosis -1.406 Kurtosis -1.12038 Skewness -0.43006 Skewness 0.188367 Skewness 0.610261 Range 0.5 Range 2 Range 2 Minimum 5.5 Minimum 7 Minimum 12 Maximum 6 Maximum 9 Maximum 14 Sum 174 Sum 237 Sum 381 Count 30 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.093 Confidence Level(95.0%) 0.300 Confidence Level(95.0%) 0.297 Vßng ®êi §êi Mean 13.22 Mean 26.32 Standard Error 0.162033 Standard Error 0.254255 Median 13 Median 26 Mode 12.5 Mode 25 Standard Deviation 0.887493 Standard Deviation 1.392612 Sample Variance 0.787644 Sample Variance 1.939368 Kurtosis -0.20662 Kurtosis -0.7484 Skewness 1.068837 Skewness 0.673624 Range 2.5 Range 4.5 Minimum 12.5 Minimum 24.5 Maximum 15 Maximum 29 Sum 396.5 Sum 789.5 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.331 Confidence Level(95.0%) 0.520 3)Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trừ rầy xanh vụ xuân 2009 ở Hải Hà - Quảng Ninh. BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_1N FILE THANH1 27/ 8/** 14:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru ray xanh vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) VARIATE V003 HLT_1N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 161.162 80.5809 4.56 0.094 3 2 CT$ 2 880.502 440.251 24.89 0.007 3 * RESIDUAL 4 70.7381 17.6845 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 1112.40 139.050 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_3N FILE THANH1 27/ 8/** 14:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru ray xanh vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) VARIATE V004 HLT_3N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 4.03086 2.01543 0.24 0.797 3 2 CT$ 2 325.006 162.503 19.42 0.011 3 * RESIDUAL 4 33.4657 8.36644 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 362.503 45.3128 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_5N FILE THANH1 27/ 8/** 14:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru ray xanh vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) VARIATE V005 HLT_5N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 99.8325 49.9162 1.73 0.287 3 2 CT$ 2 1936.51 968.256 33.60 0.005 3 * RESIDUAL 4 115.269 28.8174 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 2151.61 268.952 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_7N FILE THANH1 27/ 8/** 14:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru ray xanh vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) VARIATE V006 HLT_7N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 17.3769 8.68843 0.40 0.698 3 2 CT$ 2 2241.08 1120.54 51.15 0.003 3 * RESIDUAL 4 87.6210 21.9053 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 2346.08 293.260 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THANH1 27/ 8/** 14:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru ray xanh vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) MEANS FOR EFFECT NLAI ------------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS HLT_1N HLT_3N HLT_5N HLT_7N 1 3 66.3333 70.0000 71.1867 59.6667 2 3 56.6667 70.3333 70.0000 57.0500 3 3 58.2600 71.5567 77.5833 60.2433 SE(N= 3) 2.42793 1.66997 3.09932 2.70218 5%LSD 4DF 9.51696 6.54594 12.1487 10.5919 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HLT_1N HLT_3N HLT_5N HLT_7N Actara 25WG 3 73.1400 78.2000 93.2600 80.0600 Trebon 10EC 3 59.1000 70.1900 66.3000 54.8100 Song Ma 3 49.0200 63.5000 59.2100 42.0900 SE(N= 3) 2.42793 1.66997 3.09932 2.70218 5%LSD 4DF 9.51696 6.54594 12.1487 10.5919 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THANH1 27/ 8/** 14:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru ray xanh vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HLT_1N 9 60.420 11.792 4.2053 7.0 0.0938 0.0073 HLT_3N 9 70.630 6.7315 2.8925 4.1 0.7970 0.0106 HLT_5N 9 72.923 16.400 5.3682 7.4 0.2874 0.0047 HLT_7N 9 58.987 17.125 4.6803 7.9 0.6983 0.0026 4)Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trừ nhện đỏ vụ xuân 2009 ở Hải Hà - Quảng Ninh. BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_1N FILE THANH2 27/ 8/** 14:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru nhen do vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) VARIATE V003 HLT_1N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 58.9169 29.4584 0.97 0.455 3 2 CT$ 2 1098.32 549.159 18.11 0.012 3 * RESIDUAL 4 121.316 30.3290 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 1278.55 159.819 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_3N FILE THANH2 27/ 8/** 14:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru nhen do vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) VARIATE V004 HLT_3N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 145.431 72.7154 3.28 0.144 3 2 CT$ 2 996.214 498.107 22.45 0.008 3 * RESIDUAL 4 88.7377 22.1844 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 1230.38 153.798 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_5N FILE THANH2 27/ 8/** 14:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru nhen do vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) VARIATE V005 HLT_5N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 188.110 94.0549 7.33 0.047 3 2 CT$ 2 1019.11 509.553 39.74 0.004 3 * RESIDUAL 4 51.2924 12.8231 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 1258.51 157.314 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_7N FILE THANH2 27/ 8/** 14:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru nhen do vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) VARIATE V006 HLT_7N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 2.95046 1.47523 0.09 0.920 3 2 CT$ 2 3097.41 1548.71 89.36 0.001 3 * RESIDUAL 4 69.3208 17.3302 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 3169.68 396.210 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THANH2 27/ 8/** 14:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru nhen do vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) MEANS FOR EFFECT NLAI ------------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS HLT_1N HLT_3N HLT_5N HLT_7N 1 3 66.3667 74.7333 70.0000 67.6667 2 3 68.0000 66.6667 77.0000 66.7000 3 3 61.9433 75.5900 81.0700 66.3033 SE(N= 3) 3.17957 2.71934 2.06745 2.40348 5%LSD 4DF 12.4632 10.6592 8.10398 9.42114 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HLT_1N HLT_3N HLT_5N HLT_7N Dandy 15EC 3 81.0500 87.2000 91.0000 93.1200 Ortus 5EC 3 58.1000 65.3400 69.8100 54.2500 Comite 73EC 3 57.1600 64.4500 67.2600 53.3000 SE(N= 3) 3.17957 2.71934 2.06745 2.40348 5%LSD 4DF 12.4632 10.6592 8.10398 9.42114 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THANH2 27/ 8/** 14:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru nhen do vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HLT_1N 9 65.437 12.642 5.5072 8.4 0.4546 0.0118 HLT_3N 9 72.330 12.402 4.7100 6.5 0.1438 0.0085 HLT_5N 9 76.023 12.542 3.5809 4.7 0.0474 0.0037 HLT_7N 9 66.890 19.905 4.1630 6.2 0.9196 0.0013 5) Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trừ bọ trĩ vụ xuân 2009 ở Hải Hà - Quảng Ninh. BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_1N FILE THANH3 27/ 8/** 15: 0 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru bo tri vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) VARIATE V003 HLT_1N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 134.234 67.1169 4.82 0.087 3 2 CT$ 2 970.678 485.339 34.86 0.004 3 * RESIDUAL 4 55.6822 13.9206 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 1160.59 145.074 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_3N FILE THANH3 27/ 8/** 15: 0 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru bo tri vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) VARIATE V004 HLT_3N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 11.0539 5.52693 0.35 0.725 3 2 CT$ 2 353.747 176.873 11.25 0.025 3 * RESIDUAL 4 62.9061 15.7265 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 427.706 53.4633 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_5N FILE THANH3 27/ 8/** 15: 0 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru bo tri vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) VARIATE V005 HLT_5N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 10.8645 5.43224 0.43 0.680 3 2 CT$ 2 1619.61 809.805 63.98 0.002 3 * RESIDUAL 4 50.6325 12.6581 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 1681.11 210.138 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_7N FILE THANH3 27/ 8/** 15: 0 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru bo tri vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) VARIATE V006 HLT_7N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 6.37886 3.18943 0.17 0.853 3 2 CT$ 2 1466.59 733.296 38.01 0.004 3 * RESIDUAL 4 77.1779 19.2945 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 1550.15 193.769 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THANH3 27/ 8/** 15: 0 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru bo tri vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) MEANS FOR EFFECT NLAI ------------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS HLT_1N HLT_3N HLT_5N HLT_7N 1 3 73.0333 76.6667 77.6667 67.0000 2 3 67.0000 74.0000 76.0000 66.3333 3 3 63.7067 74.8933 75.0033 64.9767 SE(N= 3) 2.15411 2.28958 2.05411 2.53604 5%LSD 4DF 8.44364 8.97466 8.05167 9.94072 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HLT_1N HLT_3N HLT_5N HLT_7N Acelant 4EC 3 76.1000 80.1200 72.3300 65.4800 Actara 25WG 3 74.3800 79.1000 94.2500 82.0400 Song Ma 3 53.2600 66.3400 62.0900 50.7900 SE(N= 3) 2.15411 2.28958 2.05411 2.53604 5%LSD 4DF 8.44364 8.97466 8.05167 9.94072 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THANH3 27/ 8/** 15: 0 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Hieu luc cua mot so thuoc BVTV tru bo tri vu xuan 2009 o Hai Ha - Quang Ninh (%) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HLT_1N 9 67.913 12.045 3.7310 5.5 0.0868 0.0044 HLT_3N 9 75.187 7.3119 3.9657 5.3 0.7250 0.0247 HLT_5N 9 76.223 14.496 3.5578 4.7 0.6799 0.0019 HLT_7N 9 66.103 13.920 4.3925 6.6 0.8528 0.0039 Bảng 1: Số liệu khí tượng từ năm 2007-2009 Chỉ tiêu Năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2007 Totb 15.1 19.4 20.2 21.9 26.1 28.2 28.6 28.2 26.6 24.7 18.4 18.7 RH% 77 89 91 85 85 89 87 86 85 79 75 81 R 9.3 54.7 85.9 51.8 193.5 630.7 471.6 566.0 437.0 44.9 11.1 73.9 2008 Totb 14.2 12.2 19.6 24.7 25.9 26.7 27.8 27.5 27.3 25.7 19.9 16.2 RH% 86 73 87 89 86 92 90 89 86 84 79 77 R 69.8 98.3 17.9 49.5 232.2 799.8 528.8 678.6 402.5 118.1 32.3 26.2 2009 Totb 13.9 20.4 19.9 22.1 25.6 28.0 - - - - - - RH% 75 89 89 90 88 89 - - - - - - R 1.6 13.6 68.8 229.9 262.8 293.2 - - - - - - Nguồn: Trạm khí tượng Hải Hà Bảng 2: Diễn biến số một số loài sâu hại chủ yếu ở Phú Hộ 6 tháng đầu năm 2007 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Rầy xanh 0,16 2,03 5,98 9,29 15,1 11 Bọ trĩ 0,09 1,25 2,19 9,04 9,56 14,5 Nhện đỏ 15,17 21 13,09 0,94 1,84 5,73 Nguồn số liệu: TS. Nguyễn Văn Thiệp, KS. Nguyễn Thị Vân Viện nghiên cứu chè (Viện KHKTNLN Miền Nam, Khu vực phái Bắc)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu thành phần sâu, nhện hại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ rầy xanh hại chè (Empoasca flavescens Fabr) vụ xuân h.doc