Luận văn Những giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại
Lao động là 1 trong 5 loại thị trường cơ bản. Hơn hết lao động trong ngành
thương mại là 1 bộ phận lao động cần thiết phục vụ và thúc đẩy nhanh quá trình
tái sản xuất xã hội, nó được chuyên môn hoá tổ chức lưu thông hàng hoá nên
giải pháp lao động sản xuất ra khỏi việc thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá
và tập chung vào sản xuất góp phần nâng cao năng xuất lao động xã hội.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Những giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Những giải phỏp nõng cao
hiệu quả nguồn nhõn lực
trong doanh nghiệp thương
mại
2
A/ Lời mở đầu
Doanh số bán kỉ lục, công việc kinh doanh thành công trên phương diện toàn cầu
hoá ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Czech và nhiều nước khác, thị trường cổ phiếu
tăng giá trong 1 ngày đã làm tăng giá trị của AT&T thêm 10 tỉ đô la. Nghe có vẻ
là 1 năm làm ăn tuyệt vời, đó cũng là năm mà tổng giám đốc quản trị của công
ty này sa thải 40.000 công nhân viên, chưa kể 60.000 đã sa thải từ trước do cải
cách cơ cấu trong 3 năm qua.
Kinh nghiệm của AT&T cho thấy rằng những quyết định về quản lí nhân sự có
tác động rất lớn. Các quyết định của các nhà quản trị sẽ ảnh hưởng không chỉ tới
sự thành công của chính mình, mà còn cả đến những hành vi của những người
làm việc dưới quyền và tới ý thức về sự đối xử công bằng. Điều làm cho các nhà
tổ chức thành đạt nhất khác biệt với các tổ chức khác chính là cách thức họ quản
lí và phát triển nguồn nhân lực. khả năng dành được và duy trì lợi thế cạnh
tranhnằm ở chính lực lượng lao động. Làm thế nào để tuyển chọn và phát triển
người lãnh đạo tương lai? Làm thế nào để thiết kế lại tổ chức để làm hài lòng
khách hàng, phải khen thưởng thành tích tốt như thế nào? Phải lãnh đạo 1 lực
lượng lao động đa dạng toàn cầu như thế nào? Phải chi phí lao động ra sao để
vẫn đảm bảo đối xử công bằng với mọi người. Những thách thức lớn nhất đều đòi
hỏi phải quản lí và phát triển nhân lực.
B/ nội dung
Chương I: Vị trí, đặc điển và yêu cầu quản lí lao động trong doanh nghiệp
thương mại
1) Vị trí của lao động trong doanh nghiệp thương mại :
Do kết quả của sự phân công lao động XH, 1 bộ phận lao động tách ra khỏi
quá trình sx và chuyên thực hiện lưu thông hành hoá, đưa hàng hoá từ sx đến nơi
tiêu dùng. Từ đó nghành thương mại đươc hình thành và phát triển.
Cùng với sự phát triển sx hàng hoá lưu thông hàng hoá, số lượng lao động trong
nghành thương mại ngày càng phát triển và chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng số
lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Theo kết quả tổng
3
điều tra các cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp năm 1995 của tổng cục thống kê,
tổng số lao động hoạt động trong ngành thương mại, khách sạn, nhà hàng... Tính
đến ngày 1-1-1995 là 205.104 người chiếm tỉ lệ 31,7% trong tổng số lao động
hoạt động trong ngành thương mại.
Có câu hỏi:Tại sao nguồn lao động lại quan trọng: Mặc dù nhà máy, trang thiết
bị và tài chính là những nguồn tài nguyên mà các nhà tổ chức đều có, thế nhưng
con người- nguồn nhân lực vẫn là đặc biệt quan trọng, nguồn nhân lực đảm bảo
nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức. Con người thiết kế và sx ra hàng hoá dịch vụ,
kiểm tra chất lượng , đưa sản phẩm ra bán trên thị trường, phân phối tài chính,
xác định những chiến lược chung và các mục tiêu cho tổ chức đó. Không có
những con người làm việc có hiệu quả thì mọi tổ chức đều không thể nào đạt tới
các mục tiêu của mình.
2) Đặc điểm lao động trong doanh ngịêp thương mại:
Lao động hoạt đông trong ngành thương mại là 1 bộ phận cấu thành lao động
trong nền kinh tế quốc dân , thực hiện đưa hàng hoá từ nơi sx đến nơi tiêu dùng và
cung ứng dịch vụ thương mại XH vì vậy nó có đặc điểm khác với lao động của các
ngành khác:
Hoạt động trong ngành thương mại vừa mang tính chất sx, vừa thực hiện
mua bán hàng hoá còn mang tính phục vụ sinh hoạt đời sống nhân dân.
Để đưa hàng hoá từ nơi sx đền nơi tiêu dùng, hoạt động lao động trong
ngành thương mại tổng hợp nhiều lĩnh vực khoa học kĩ thuật, tâm sinh lý, văn
hoá và nghệ thuật.
Lao động thương mại góp phần thiết lập quan hệ giữa các tầng lớp dân
cư trong XH, quan hệ giữa sx và người tiêu dùng, giữa người với người thông
qua thực hiện mua bán hàng hoá và cung ứng dịnh vụ. Do vậy, hoạt động lao
động trong ngành thương mại mang tính chất XH rộng rãi.
3) Quản lý lao động trong doanh nghiệp thương mại :
Công tác quản lý nguồn lao động giúp tìm kiếm phát triển và duy trì đội ngũ
lao động và quản lý có chất lượng sẽ làm cho những người tham gia tích cực vào
4
sự thành công của các doanh nghiệp thương mại..Các hoạt động tổ chức nguồn
nhân lực có thể được tổ chức thành 4 mảng chính:
Lập kế hoạch và tuyển dụng
Đào tạo và phát triển
Duy trì và quản lý
Hệ thống thông tin và dịch vụ về nhân lực
Một trong những trách nhiệm chính của quản ký nguồn nhân lực của các
doanh nghiệp thương mại là tìm ra đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm
trên các điều kiện thoả mãn cả chủ doanh nghiệp và lao động.
Quản lý nguồn nhân lực
Vòng tròn phía ngoài biểu thị thời gian 1 lao động làm việc với doanh nghiệp
Vòng tròn phía trong biểu thị 4 mảng chính trong công tác quản lý nguồn nhân
lực.
Một doanh nghiệp giỏi là doanh nghiệp quản lý tốt nguồn nhân lực mà mình
sẵn có, để làm tốt hơn công tác này, các doanh nghiệp thương mại nên dựa vào
các công cụ hỗ trợ của mình:
Phân tích dự báo nhu cầu về nhân lực: Sau khi xác định được các mục
đích và chỉ tiêu kinh doanh của mình, các doanh nghiệp cần phải xác định được
nguồn nhân lực cần thiết để hoàn thành các mục tiêu đó
Kiểm kê và kiểm toán nguồn nhân lực sẽ giúp các doanh nghiệp nắm rõ
được mình đã có những kỹ năng và chuyên môn gì? Đây là một nội dung quan
trọng của công tác lập kế hoạch về nguồn nhân lực. Bản kiểm kê này sẽ được đề
cập thường xuyên thông qua một quá trình được gọi là kiểm toán nguồn lực
nhằm theo dõi việc đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm của lao động khi họ thực
hiện các nhiệm vụ khác.
Phân tích khiếm khuyết và kế hoạch nguồn lực: Việc sử dụng bản kế
hoạch về nguồn nhân lực sẽ giúp cho doanh nghiệp trong việc tiến hành tìm kiếm
lao động cần thiết nhằm khắc phục những khuyết điểm về nguồn lực.
Chương II: Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại
1) Tiêu chuẩn hoá đội ngũ lao động trong ngành thương mại:
5
Tiêu chuẩn chung
Căn cứ tinh thần nghị quyết hội nghị trung ương III, khoá VIII tiêu chuẩn
chung của đội ngũ lao động ngành ngành thương mại như sau :
Có trình độ chính trị, nắm vững quan điểm đường lối của Đảng và vận
dụng nó vào phát triển ngành thương mại, nắm vững chính sách và nghiêm chỉnh
chấp hành pháp luật của nhà nước, có trình độ quản lý và kinh doanh thương
mại, phải biết ngoại ngữ.
Có bản lĩnh chính trị, có tinh thần yêu nước, tận tuỵ với công việc, phấn
đấu thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng và Nhà nước trong hoạt động
thương mại quốc tế.
Có phẩm chất đạo đức, không tham ô lãng phí, phải đặt lợi ích của cá
nhân trong lợi ích quốc gia lợi ích của doanh nghiệp và tập thể ,phải có ý thức tổ
chức kỷ luật chấp hành mọi sự phân công của Nhà nước và của DN.
Tiêu chuẩn cụ thể:
Qua giáo trình Thương Mại 1 đã chỉ ra 1 số bộ phận lao động quan trọng và
chủ yếu cần được phát triển :
Tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp:
Làm thế nào để trở thành người lãnh đạo tốt,để trả lời cho câu hỏi nay không dễ
nhưng cũng không quá khó, bởi vì điều làm cho các doanh nghiệp thành đạt nhất
khác với các doanh nghiệp khác chính là cách thức quản lý của cán bộ lãnh
đạo.Vì thế cán bộ lãnh đạo chính là cánh tay phải của doanh nghiêp nên cần có
những tiêu chuẩn nhất định:
Phải có bản lĩnh chính trị ,phải kiên định với đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước,nắm vững đường lối chủ trương và chiến lược
phát triển ngành thương mại.
Phải có năng lực tổ chức thực hiện.
Yêu cầu về trình độ phải tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng theo chuyên
ngành, biết ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tốt.
Có phẩm chất đạo đức,có ý thức kỷ luật ,sinh hoạt lành mạnh,dám quyết
đoán và dám chịu trách nhiệm.
6
Tiêu chuẩn nhân viên quản lí:
Một lãnh đạo dù có giỏi đến mấy cũng dần suy giảm nếu không có sự hỗ trợ của
nhân viên cấp dưới. Vì vậy nhân viên kinh tế như 1 phần của cơ thể DN, vậy tiêu
chí dể là 1 nhân viên quản lý tốt là gì?
Nắm vững đường lối phát triển kinh tế của Đảng chiến lược phát triển của
DN, chính sách và pháp luật của Nhà nước, làm tham mưu cho lãnh đạo DN thực
hiên tốt những vấn đề trên.
Có trình độ thành thạo nghiệp vụ quản lý theo chuyên môn được phân
công, tổng kết thực tiễn, rút ra đựơc quy luật phát triển của thị trường và DN.
Sử dụng thành thạo máy vi tính, biết ngoại ngữ nếu làm việc có quan hệ
nước ngoài phải thông thạo ngoại ngữ.
Có phẩm chất đạo đức, trung thực, có ý thức tiết kiệm, không lợi dụng
những công việc đang làm để phục vụ lợi ích cá nhân,
Yêu cầu phải tốt nghiệp ĐH và CĐ
7
Tiêu chuẩn nhân viên nghiệp vụ kinh doanh :
Đối với nhân viên nghiệp vụ kinh doanh trong DN nên có những hiểu biết nhất
định về chức năng nghề nghiệp của mình, vậy tiêu chí đặt ra cho nhân viên này
là gì?
Phải nắm được chính sách và pháp luật của Nhà nước, định hướng phát triển
DN, những quy định về quản lý của DN.
Hiểu biết tâm lý của từng khách hàng, biết ngoại ngữ nếu giao dịch với nứoc
ngoài, có phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỉ luật, có sức khoẻ.
2) Xác định nhu cầu nhân lực và các nguần lực cung cấp cho hoạt động
thương mại:
Một DN hoạt động có hiệu quả cần có 1 đội ngũ lao động hùng mạnh, chính vì
thế việc xác định nhu cầu về nhân lực của mỗi DN thương mại cần tính toán kỹ
lưỡng và đạt yêu cầu. Phải đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng trên các lĩnh vực của
ngành thương mại, đáp ứng nhu cầu về chất lượng lao động, bảo đảm nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
3) Chính sách tuyển dụng nhân lực :
Xác định được tầm quan trọng của chính sách tuyển dụng nhân lực. Làm gì
để thực hiện chính sách này, cần sử dụng 1 cách có hiệu quả các nguồn tuyển
sãn có:
Nhân viên cũ: Có thể là nguồn ứng viên khác . Một số nhân viên đã rời DN
để làm việc khác có thể sẵn sàng quay trở lại để nhận 1 vị trí mới.
Nhân viên làm việc bán thời gian: hầu hết các DN đều sử dụng các nhân viên
làm việc bán thời gian. Ngày càng nhiều các ứng viên chỉ muốn hoặc chỉ có thể
làm việc kiểu bán thời gian.
Các trường ĐH: là một nguồn tuyển rất phổ biến , những sinh viên ĐH mới
được tuyển có xu hướng nhiệt tình và ham học hỏi .
Người thiểu số và người tàn tật: các nguồn ứng viên này thường không được
coi là 1 nguồn nhân lực tốt vì vậy nên tạo cơ hội cho những người khuyết tật.
8
Đây la 1 dịp tốt để DN hỗ trợ cộng đồng và tìm được những nhân viên trung
thành .
Chương III: Những giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp thương mại :
1) Giải pháp chung:
Có nhiều doanh nghiệp đã đi đến phá sản do thiếu vốn, do không hợp thời,
công nghệ kém... Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa là do sự phân
công, quản lý lao động không tốt, vậy phải làm gì để sử dụng lao động có hiệu
quả?
Cần bố trí và sử dụng lao động: Đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động của
từng bộ phận và đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh của DN,
không ngừng nâng cao năng suất lao động và văn minh thương mại.
Đào tạo bồi dưỡng và phát triển nhân sự: Với nhân viên mới tuyển dụng
phải bố trí thời gian để huấn luyện về nghề nghiệp. Trong quá trình sử dụng lao
động cần bố trí phân loại LĐ theo trình độ nghiệp vụ chuyên môn để xác định
chiến lược đào tạo bồi dưỡng thích hợp.
Cần có chính sách đãi ngộ người lao động: Bởi đãi ngộ người lao động
vừa là quản lý người lao động, vừa là hình thức và biện pháp quản lý người lao
động trong DN thương mại.
Ngoài ra cần có chính sách đánh giá kết quả LĐ: Là khâu cuối cùng của
quản lý LĐ nó nâng cao hiệu quả công tác quản lý.Có chế độ khen thưởng hay
khiển trách rõ ràng đối với từng đối tượng LĐ, để nâng cao hơn ý thức trách
nhiệm trong công việc của người lao động.
2) Liên hệ thực tế vấn đề giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp thương mại:
Việt Nam là 1 nước nông nghiệp nghèo, có dân số đông với tốc độ tăng còn
cao. Mặc dù thế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá quan liêu, bao cấp
sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường,
các DN thương mại, dịch vụ phát triển với tốc độ nhanh ở khắp mọi miền của đất
9
nước, số lượng LĐ hoạt động trong ngành thương mại ngày càng đông, phục vụ
đắc lực cho sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Để chứng minh cho luận điểm trên em đưa ra 2 DN điển hình :
Cửa hàng mua bán xe gắn máy của anh Trần Đại Hùng được người dân
Quảng Ngãi biết đến, bởi phong cách phục vụ, chế độ chăm sóc khách hàng đã
từ lau được anh Hùng chú trọng. Năm 2000 anh Hùng thành lập cong ty TNHH
Hoàn Phước và trở thành nhà phân phối cho nhiều DN khác. Với mẫu mã đẹp,
hợp thời trang, hợp với từng thời điểm, không chay theo lợi nhuận...Vậy điều gì
đã làm cho Hoàn Phước thành công vậy? Thực ra tiêu chí kinh doanh của Hoàn
Phước không mới, cái mới ở đây là có 1 đội ngũ nhân viên nhiệt tình và có đội
ngũ sửa chữa bảo hành SP thường xuyên... Chính những yếu tố trên đã làm cho
Hoàn Phước có nhiều khách hàng truyền thống và thông qua đó tạ nhiều khách
mới.-(Báo tạp chí thương mại)
Cùng với sự phát triển của Hoàn Phước, nhắc đến VEDAN chắc hẳn ai cũng
biết đến bởi nó mang lại hương vị đậm đà cho bữa ăn. Vậy làm thế nào để
VEDAN làm được điều đó? Trong chính sách LĐ công ty luân chú trọng tới việc
phát triển nguồn LĐ tại chỗ và trong nước 1 cách toàn diện, hàng năm công ty
đều có kế hoạch đào tạo và tổ chức sát hạch trình độ 1 năm 2 lần, đến nay từ cấp
xưởng trỏ xuống đều do LĐ Việt Nam đảm nhiệm.
Và còn nhiều DN như Hoàn Phước và VEDAN nữa... Qua đó làm rõ: LĐ Việt
Nam còn nhiều yếu kém nhưng đã từng bước đi lên. Dự kiến trong những năm
tới càng có nhiều DN tạo điều kiện cho LĐ Việt Nam học hỏi và phát triển, giảm
tình trạng thất nghiệp, đưa nước ta thoát tình trạng nghèo nàn.
10
C) kết luận
Lao động là 1 trong 5 loại thị trường cơ bản. Hơn hết lao động trong ngành
thương mại là 1 bộ phận lao động cần thiết phục vụ và thúc đẩy nhanh quá trình
tái sản xuất xã hội, nó được chuyên môn hoá tổ chức lưu thông hàng hoá nên
giải pháp lao động sản xuất ra khỏi việc thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá
và tập chung vào sản xuất góp phần nâng cao năng xuất lao động xã hội. Lao
động thương mại và dịch vụ không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu mua và bán
hàng hoá của người tiêu dùng mà còn góp phần giải phóng lao động trong công
việc nội trợ, trong từng gia đình tăng thời gian nhàn rỗi cho nhân dân để tự nâng
cao trình độ văn hoá khoa học, kỹ thuật và thời nghỉ ngơi.
Vì thế việc xác định để phát triển nguồn lao động trong ngành thương mại
là vô cùng quan trọng cần được phát huy và triển khai 1 cách nhanh chóng, đặc
biệt là nước ta: Một nước còn nghèo, với tỉ lệ thất nghiệp cao, nhưng vì dân số
đông nên nguồn lao động dồi dào, vì thế cần phát triển 1 cách triệt để .
11
Mục lục
A.Phần mở đầu.
B. Phần nội dung.
Phần I : Vị trí, đặc điển và yêu cầu quản lí lao động trong doanh
nghiệp thương mại.
1) Tiêu chuẩn hoá đội ngũ lao động trong ngành thương mại
2) Xác định nhu cầu nhân lực và các nguần lực cung cấp cho hoạt động thương
mại
3) Chính sách tuyển dụng nhân lực
Phần II: Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại.
1) Tiêu chuẩn hoá đội ngũ lao động trong ngành thương mại
2) Xác định nhu cầu nhân lực và các nguần lực cung cấp cho hoạt động
thương mại
3) Chính sách tuyển dụng nhân lực
Phần III : Những giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp thương mại
1) giải pháp chung
2) Liên hệ thực tế vấn đề giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp thương mại
C. Phần kết luận.
12
tài liệu tham khảo
Giáo trình lý thuyết Thương Mại của đại học quản lý & kinh doanh
Tạp chí thương mại số 4,10/2001.
www.vnn.vn
www.ecvn.gov.vn
www.tapchithuongmai.com
Thời báo kinh tế
Thị thường và nghệ thuật kinh doanh
Báo tạp chí thương mại
Diễn đàn thương mại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Những giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại.pdf