Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh bến tre

Luận văn dài 80 trang Chương 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1 Mục tiêu chung 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 2 1.3.1 Không gian 2 1.3.2 Thời gian . 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu . 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 4 2.1.1 Các vấn đề chung về tín dụng ngân hàng 4 2.1.2 Thành phần vốn huy động của ngân hàng . 4 2.1.3 Rủi ro tín dụng . 6 2.1.4 Các vấn đề trong hoạt động cho vay của ngân hàng . 7 2.1.5 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng 8 2.1.6 Hiệu quả hoạt động tín dụng . 9 2.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hang 9 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu . 11 Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BẾN TRE . 12 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MHB . 12 3.1.1 Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long 12 3.1.2 Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bến Tre . 13 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ . 13 3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . 13 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận 14 3.3 VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA MHB BẾN TRE 15 3.4 CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CUNG ỨNG . 16 3.4.1 Huy động vốn 16 3.4.2 Sản phẩm khác 16 3.4.3 Cho vay . 16 3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB BẾN TRE QUA 3 NĂM (2006-2008) . 16 3.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Bến Tre (2006-2008) 16 3.5.2 Kết quả hoạt động tín dụng của MHB Bến Tre qua 3 năm(2006–2008) . 19 3.5.3 So sánh kết quả hoạt động tín dụng với kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Bến Tre qua 3 năm(2006–2008) 21 3.6 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2009 23 3.6.1 Định hướng chung . 23 3.6.2 Kế hoạch kinh doanh năm 2009 24 Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCLCHI NHÁNH BẾN TRE 25 4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY DỘNG VỐN QUA 3 NĂM (2006-2008) 25 4.1.1 Đánh giá chung cơ cấu nguồn vốn 25 4.1.2 Tình hình cụ thể về việc huy động vốn 28 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY QUA 3 NĂM (2006-2008) . 31 4.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn . 33 4.2.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 34 4.2.3 Doanh số cho vay theo mục đích . 36 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NỢ QUA 3 NĂM (2006-2008) . 39 4.3.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn 40 4.3.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 41 4.3.3 Doanh số thu nợ theo mục đích . 42 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ QUA 3 NĂM (2006-2008) . 45 4.4.1 Dư nợ theo thời hạn 46 4.4.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế . 47 4.4.3 Dư nợ theo mục đích . 48 4.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ XẤU QUA 3 NĂM 2006 – 2008 50 4.5.1 Tình hình nợ xấu theo thời hạn . 51 4.5.2 Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế . 52 4.5.3 Tình hình nợ xấu theo mục đích 53 4.6 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB BẾN TRE QUA 3 NĂM (2006-2008) 54 4.6.1 Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động 55 4.6.2 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn . 57 4.6.3 Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ . 57 4.6.4 Chỉ tiêu hệ số thu nợ . 57 4.6.5 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 57 4.6.6Chỉ tiêu thu nhập lãi trên chi phí lãi . 57 4.6.7 Chỉ tiêu thu nhập lãi trên tổng thu nhập 58 4.6.8 Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng doanh thu 58 4.6.9 Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản 58 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG PTN ĐBSCL CHI NHÁNH BẾN TRE . 59 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 59 5.1.1 Những tồn tại . 59 5.1.2 Những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre 60 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG MHB BẾN TRE 62 5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn . 62 5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng . 63 5.2.3 Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng 64 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 66 6.1 KẾT LUẬN . 66 6.2 KIẾN NGHỊ 66 6.2.1 Đối với chính quyền địa phương . 67 6.2.2 Đôí với Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi nhánh Bến Tre 67 6.2.3 Đôí với Ngân hàng PTN ĐBSCL 67

pdf80 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2565 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh bến tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 NĂM (2006-2008) (ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 29.900 11,5 20.140 5,3 17.920 3,2 (9.760) (32,64) (2.220) (11,02) Thương nghiệp 195.520 75,2 305.520 80,4 460.320 82,2 110.000 56,26 154.800 50,66 Xây dựng 31.460 12,1 49.020 12,9 78.960 14,1 17.560 55,82 29.940 61,07 Cho vay khác 3.120 1,2 5.320 1,4 2.800 0,5 2.200 70,51 (2.520) (47,37) Tổng DSTN 260.000 100,0 380.000 100,0 560.000 100,0 120.000 46,15 180.000 47,37 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre) Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 56 SVTH: Lê Thị Kim Huê Qua bảng doanh số thu nợ theo mục đích của chi nhánh qua 3 năm, ta thấy DSTN của ngành thương nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN. Cao nhất là năm 2008, chiếm 82,2% trong tổng DSTN, đạt giá trị 460.320 triệu đồng, tăng 154.800 triệu đồng (tương đương 50,66%) so với năm 2007 chỉ đạt 305.520 triệu đồng, chiếm 80,4% trong tổng DSTN năm 2007. Thấp nhất là năm 2006 đạt 195.520 triệu đồng. Năm 2007 DSTN ngành thương nghiệp tăng 110.000 triệu đồng (tương đương 56,26%) so với năm 2006. Nhìn chung DSTN của ngành thương nghiệp tăng là do 3 năm qua chi nhánh chú trọng cho vay kinh doanh chủ yếu là hộ gia đình, doanh nghiệp, công ty… Vì khi vay kinh doanh khách hàng thường vay ngắn hạn để bổ sung vốn vào việc lưu thông hàng hóa, khi thu hồi được vốn khách hàng sẽ trả nợ cho ngân hàng kể cả khi món vay chưa đến hạn do đó ngân hàng thu hồi được vốn và lãi nhanh, ít rủi ro. Vì vậy, DSTN ngành thương nghiệp luôn tăng cao. Trái ngược với DSTN ngành thương nghiệp, DSTN ngành nông nghiệp liên tục giảm qua 3 năm. Nó giảm mạnh nhất vào năm 2007, giảm 32,64%, tương đương 9.760 triệu đồng so với năm 2006 chỉ còn 20.140 triệu đồng. Năm 2008 tiếp tục giảm 2.220 triệu đồng xuống còn 17.920 triệu đồng, xét về tỷ lệ giảm 11,02% so với năm 2007. Năm 2007, 2008 DSTN ngành nông nghiệp giảm mạnh là do năm này Bến Tre phải gánh chịu hậu quả cơn bảo số 9 (tháng 12 năm 2006), nên đa phần nông dân bị mất mùa không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng khi món vay đến hạn. Đứng thứ hai về tỷ trọng trong bảng DSTN theo mục đích là DSTN ngành xây dựng. Nó chiếm tỷ trọng không cao trong tổng DSTN. Cụ thể năm 2006 chiếm 12,1% trên tổng DSTN, đạt 31.460 triệu đồng năm 2007 tăng lên 12,9% trên tổng, đạt 49.020 triệu đồng, tăng 17.560 triệu đồng (tương đương 55,82%). Tỷ trọng này tiếp tục tăng lên 14,1% vào năm 2008 và đạt 78.960 triệu đồng, tăng 29.940 triệu đồng (tương đương 61,07%) so với năm 2007. DSTN ngành xây dựng tăng nhưng với tốc độ không cao. Nguyên nhân là do 3 năm qua những món vay xây dựng của chi nhánh chủ yếu là xây nhà ở, nhà kho. Chi nhánh hạn chế cho vay đầu tư xây dựng mua bán bất động sản nên nó ít rủi ro. Đa phần khách hàng đến chi nhánh xin vay họ đã có kế hoạch trả nợ cụ thể và chứng minh được nguồn thu để trả nợ. Vì vậy, phần lớn món vay phục vụ cho nhu cầu sửa Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 57 SVTH: Lê Thị Kim Huê chữa, xây dựng nhà ở trả nợ đúng hạn do đó DSTN của ngành xây dựng tăng ổn định. 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ QUA 3 NĂM (2006-2008) Dư nợ cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh. Dư nợ là khoản cho vay của khách hàng qua các năm chưa đến thời điểm thanh toán hoặc đến thời điểm trả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Dư nợ của MHB Bến Tre qua 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 14: TỔNG DƯ NỢ CỦA MHB BẾN TRE (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Tổng Dư Nợ 280.000 400.000 520.000 120.000 42,85 120.000 30,00 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre) 280.000 400.000 520.000 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2006 2007 2008 Năm T ri ệu đ ồn g Tổng dư nợ Hình 8: TỔNG DƯ NỢ CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008) Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 58 SVTH: Lê Thị Kim Huê Qua bảng tổng dư nợ và biểu đồ trên ta thấy dư nợ của MHB chi nhánh Bến Tre tăng đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 tăng dư nợ ở mức 280.000 triệu đồng, năm 2007 tăng thêm 120.000 triệu đồng nâng tổng dư nợ lên 400.000 triệu đồng. Năm 2008 dư nợ này lại tiếp tục tăng thêm bằng với năm 2007 làm cho tổng dư nợ tăng lên 520.000 triệu đồng. Việc dư nợ của chi nhánh tăng mạnh qua các năm là do DSCV của chi nhánh tăng mạnh hơn DSTN nên làm cho dư nợ cũng tăng theo. 4.4.1 Dư nợ theo thời hạn Tình hình dư nợ theo thời hạn của chi nhánh qua 3 năm được thể hiện qua bảng sau: Bảng 15: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006 - 2008) ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 125.160 44,7 192.800 48,2 267.280 51,4 67.640 54,04 74.480 38,63 Trung- dài hạn 154.840 55,3 207.200 51,8 252.720 48,6 52.360 33,82 45.520 21,97 Dư Nợ 280.000 100,0 400.000 100,0 520.000 100,0 120.000 42,85 120.000 30,00 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre) Qua bảng 15 rên ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 chiếm 44,7% trong tổng dư nợ đạt 125.160 tiệu đồng. Năm 2007 tăng lên 192.800 triệu đồng, chiếm 48,2% trên tổng dư nợ, tăng 67.640 triệu đồng (tương đương54,04%) so với năm 2006. Trong khi đó, năm 2008 dư nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng thêm 38,63%, đạt 267.280 triệu đồng, chiếm 51,4% tổng dư nợ năm 2008. Nguyên nhân là do DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng qua 3 năm, trong khi DSTN ngắn hạn tăng nhưng không kịp để bù hết phần tăng của DSCV ngắn hạn nên dư nợ ngắn hạn năm 2008 chiếm tỷ tọng cao trong tổng dư nợ của chi nhánh. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 59 SVTH: Lê Thị Kim Huê Ngược lại, dư nợ trung và dài hạn ngày càng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ. Thấp nhất là năm 2008 chiếm tỷ trọng 48,6% trong tổng dư nợ trung và dài hạn, đạt 252.720 triệu đồng, tăng 45.520 triệu đồng (tương đương 21,97%) so với năm 2007 chỉ đạt 207.200 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 51,8% trong tổng dư nợ, tỷ trọng này cao nhất vào năm 2006 chiếm 55,3%; đạt giá trị là 154.840 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm tỷ trọng của dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ là do DSCV trung và dài hạn giảm trong khi đó DSTN trung và dài hạn tăng nên dư nợ này giảm là điều hiển nhiên. 4.4.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế Việc phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế cũng rất quan trọng, giúp ta hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của chi nhánh, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ theo thành phần kinh tế của MHB Bến Tre được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 16: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA MHB BẾN TRE (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % CT- TNHH 5.320 1,9 11.200 2,8 16.120 3,1 5.880 110,53 4.920 43,93 DNTN 46.760 16,7 81.600 20,4 97.240 18,7 34.840 74,51 15.640 19,17 KTCT 227.920 81,4 307.200 76,8 406.640 78,2 79.280 34,78 99.440 32,37 Dư nợ 280.000 100,0 400.000 100,0 520.000 100,0 120.000 42,85 120.000 30,00 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre) Doanh số cho vay theo KTCT chiếm tỷ trọng cao dẫn đến dư nợ của KTCT cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ theo thành phần kinh tế và liên tục tăng qua 3 năm. Dư nợ KTCT năm 2006 chiếm 81,4% tổng dư nợ, năm 2007 tăng thêm 79.280 triệu đồng (tương đương 34,78%) đạt 307.200 triệu đồng, Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 60 SVTH: Lê Thị Kim Huê chiếm 76,8% trên tổng dư nợ. Năm 2008 tiếp tục tăng thêm 99.440 triệu đồng (tương đương 32,37%), đạt 406.640 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 78,2% tổng dư nợ theo thành phần kinh tế. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do KTCT là khách hàng truyền thống và phổ biến của chi nhánh. Hầu hết họ vay vốn để sản xuất, kinh doanh theo thời vụ, nguồn thu của họ chủ yếu vào cuối thời vụ hoặc đến cuối chu kỳ sản xuất. Đến lúc đó, họ thu hồi được vốn, trả lại gốc và lãi cho ngân hàng. Ngoài ra DSCV tăng và DSTN cũng tăng nên dư nợ cũng tăng. Qua đó cho ta thấy được nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị mới, phát triển đời sống của hộ và cá nhân ngày càng tăng. Đối với thành phần kinh tế là DNTN và công ty TNHH dư nợ liên tục tăng qua 3 năm. Đối với DNTN năm 2007 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, cụ thể là 20,4% và đạt 81.760 triệu đồng. Dư nợ công ty TNHH tăng thêm 5.880 triệu đồng (tương đương 110,53%), đạt 16.120 triệu đồng, chiếm 3,1% tổng dư nợ. Do năm 2007, 2008 nhu cầu về vốn của công ty TNHH và DNTN tăng nhanh nên DSCV tăng dẫn đến dư nợ cũng tăng theo. 4.4.3 Dư nợ theo mục đích Dư nợ theo mục đích tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre qua 3 năm được thể hiện qua bảng sau: Bảng 17: DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH THEO MỤC ĐÍCH MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 33.040 11,8 37.600 9,4 46.280 8,9 4.560 13,80 8.680 23,09 Thương nghiệp 128.800 46,0 217.200 54,3 307.320 59,1 88.400 68,63 90.120 41,49 Xây dựng 89.880 32,1 130.400 32,6 157.040 30,2 40.520 45,08 26.640 20,43 Cho vay khác 28.280 10,1 14.800 3,7 9.360 1,8 (13.480) (47,67) (5.440) (36,75) Tổng Dư nợ 280.000 100,0 400.000 100,0 520.000 100,0 120.000 42,85 120.000 30,00 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre) Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 61 SVTH: Lê Thị Kim Huê Nhìn vào bảng dư nợ theo mục đích ta thấy dư nợ của ngành thương nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và liên tục tăng từ năm 2006 đến năm 2008. Cụ thể là năm 2006 dư nợ ngành thương nghiệp là 128.800 triệu đồng, chiếm 46,0% trên tổng dư nợ. Con số này tăng lên 217.200 triệu đồng và chiếm 54,3% tổng dư nợ vào năm 2007, tăng 88.400 triệu đồng (tương đương 68,63%). Năm 2007 dư nợ ngành thương nghiệp tăng cao nhất trong 3 năm. Đến năm 2008, tỷ trọng dư nợ của ngành thương nghiệp tiếp tục tăng lên 59,1% và đạt 307.320 triệu đồng, tăng 90.120 triệu đồng (tương đương 41,49%) so với năm 2007. Dư nợ của ngành thương nghiệp tăng qua 3 năm là do doanh số cho vay ngành thương nghiệp tăng nhanh trong khi đó doanh số thu nợ ngành thương nghiệp cũng tăng nhưng không tăng nhanh bằng doanh số cho vay ngành thương nghiệp nên dư nợ tăng nhanh là điều hiển nhiên. Cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, đứng sau dư nợ ngành thương nghiệp là ngành xây dựng và ngành nông nghiệp. Đối với ngành xây dựng, dư nợ chiếm tỷ trọng cao nhất là năm 2007, chiếm 32,6% tổng dư nợ, đạt 130.400 triệu đồng, tăng 40.520 triệu đồng (tương đương 45,08%) so với năm 2006 chỉ đạt 89.880 triệu đồng (tương đương 32,1%) tổng dư nợ năm 2006, nó tiếp tục tăng thêm 26.640 triệu đồng (tương đương 20,43%) vào năm 2008 và đạt mức 157.040 triệu đồng. Tương tự như dư nợ ngành thuơng nghiệp, dư nợ ngành xây dựng tăng là do nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng tăng nên doanh số cho vay tăng nhanh hơn doanh số thu nợ của ngành. Bên cạnh đó, món vay ngành xây dựng thường có hời hạn vay trung và dài hạn nên khi trả gốc phải chia ra làm nhiều kỳ. Vì vây, dư nợ ngành xây dựng tăng qua 3 năm là bình thường. Dư nợ ngành nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ theo mục đích, thấp nhất là 8,9%, đạt 46.280 triệu đồng vào năm 2008. Tuy nhiên nó cũng tăng 8.680 triệu đồng (tương đương 23,09%) so với năm 2007 chỉ đạt 37.600 triệu đồng nhưng chiếm tỷ trọng 9,4% trong tổng dư nợ, cao nhất là năm 2006 chiếm 11,8% trên tổng dư nợ, tương đương với giá trị là 33.040 triệu đồng. Dư nợ khác cũng liên tục giảm qua 3 năm, giảm mạnh nhất vào năm 2007 với giá trị 13.480 triệu đồng (tương đương 47,67%) so với năm 2006, đạt 14.800 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do chi nhánh đã dần chuyển sang Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 62 SVTH: Lê Thị Kim Huê đối tượng khác, những năm qua chi nhánh không chú trọng cho vay ngành nông nghiệp nên DSCV giảm, dư nợ cũng giảm theo. 4.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ XẤU QUA 3 NĂM (2006-2008) Nợ xấu là số nợ mà đến khi đáo hạn khách hàng chưa trả vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó thể hiện việc cho vay không hiệu quả đối với món vay đó và việc sử dụng vốn không hiệu của người đi vay. Đó là vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng rất quan tâm vì nếu nợ xấu tăng cao thì rủi ro cũng sẽ rất cao đối với ngân hàng, dễ dẫn đến con đường phá sản. Trong kinh doanh thì bao giờ cũng chứa đựng rủi ro nhưng rủi ro ở mức nào là hợp lý, là chấp nhận được. Vì vậy, nợ xấu là điều mà bất cứ ngân hàng nào cũng không tránh khỏi. Sau đây là bảng tổng nợ xấu của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre qua 3 năm (2006-2008) Bảng 18: NỢ XẤU CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 837 1.983 2.571 1.146 136,92 588 29,65 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre) 837 2.571 1.983 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2006 2007 2008 Năm T ri ệu đ ồn g Nợ xấu Hình 9: NỢ XẤU CỦA NHB BẾN TRE QUA 3 NĂM (2006-2008) Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 63 SVTH: Lê Thị Kim Huê Từ bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu của chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm. Đây là điều cần chú ý của chi nhánh bởi vì nó ảnh hưởng trục tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nợ xấu năm 2006 là 837 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 1.983 triệu đồng, tăng thêm 1.146 triệu đồng (tương đương 136,92%) so với năm 2006, năm 2008 lại tăng thêm 588 triệu đồng (tương đương 29,65%), nâng mức nợ xấu năm này lên 2.571 triệu đồng. Nợ xấu tăng qua 3 năm là do dư nợ của hi nhánh liên tục tăng qua 3 năm. Ngoài ra, do công tác thẩm định của cán bộ tín dụng còn những thiếu sót cần khắc phục. Năm 2007, 2008 Bến Tre phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ cơn bão số 9 (12/2006); đa phần người nông dân trên địa bàn đều bị ảnh hưởng. Đặc biệt là nông dân vay vốn để sản xuất nông nghiệp bị mất mùa nên một số khách hàng không đủ khả năng trả nợ dẫn đến nợ quá hạn, làm cho nợ xấu tăng theo. 4.5.1 Tình hình nợ xấu hạn theo thời hạn Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre cho vay đa số là cho vay ngắn hạn, nhưng DSTN ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN theo thời hạn nên nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu theo thời hạn. Nó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 19: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 219 26,2 585 29,5 828 32,2 366 167,12 243 41,53 Trung- dài hạn 618 73,8 1.398 70,5 1.743 67,8 780 126,20 345 24,68 Nợ xấu 837 100,0 1.983 100,0 2.571 100,0 1.146 136,92 588 29,65 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ xấu ngắn hạn tăng qua 3 năm. Năm 2006 chỉ có 219 triệu đồng. Đến năm 2007 tăng thêm 366 triệu đồng (tương đương Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 64 SVTH: Lê Thị Kim Huê 167,12%) so với năm 2006, nâng mức nợ xấu năm này lên 29,5 triệu đồng. Nó tiếp tục tăng lên 828 triệu đồng vào năm 2008, tăng 41,53%, về giá trị thì nó tăng 243 triệu đồng so với năm 2007. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay, nhưng nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu. Điều này nói lên được rằng cho vay ngắn hạn ít rủi ro. Ngược lại với nợ xấu ngắn hạn, nợ xấu dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu theo thời hạn. Cụ thể, năm 2006 chiếm 73,8% tổng nợ xấu với giá trị là 618 triệu đồng. Năm 2007 tăng thêm 780 triệu đồng (tương đương126,2%) so với năm 2006, đạt 1.398 triệu đồng, chiếm 70,5%. Tốc độ tăng nợ xấu trung - dài hạn này giảm xuống còn 24,68%, đạt giá trị 2.571 triệu đồng vào năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng tốc độ tăng nợ xấu vào năm 2007, 2008 của cả nợ xấu ngắn hạn và nợ xấu trung - dài hạn là biểu hiện rõ hậu quả của cơn bão số 9. Đặt biệt là vào năm 2007. Nó đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của của người dân tỉnh Bến Tre. Vì vậy, trong thời gian này khách hàng mất khả năng trả nợ chi ngân hàng dẫn đến nợ xấu tăng cao. 4.5.2 Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế Tình hình nợ xấu của MHB_ Bến Tre theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng sau: Bảng 20: NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % CT-TNHH - - - - - - - - - - DNTN - - - - - - - - - - KTCT 837 100,0 1.983 100,0 2.571 100,0 1.146 136,92 588 29,65 Nợ xấu 837 100,0 1.983 100,0 2.571 100,0 1.146 136,92 588 29,65 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre) Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 65 SVTH: Lê Thị Kim Huê Nhìn vào bảng số liệu 20 ta thấy nợ xấu theo thành phần kinh tế của chi nhánh chỉ tập trung vào KTCT và liên tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng của nó bằng với tốc độ tăng nợ xấu của chi nhánh. Nguyên nhân công ty TNHH và DNTN không có nợ xấu là do khâu xử lý nợ quá hạn đã làm tốt đối với hai loại hình kinh tế này. Do đó nó chỉ quá hạn mà không có nợ chuyển sang nợ xấu. Nguyên nhân là do tình hình lạm phát tăng cao, khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế Việt Nam; đặt biệt là ngành ngân hàng. Mặt khác doanh số cho vay của thành phần kinh tế này tăng cao do đó nợ xấu của nó cũng tăng cao. Thành phần kinh tế này đa phần là dân cư và cá nhân sản xuất nhỏ lẻ, còn ít kinh nghiệm, một số ít làm ăn không hiệu quả dẫn đến hậu quả là không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng, làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng qua các năm. 4.5.3 Tình hình nợ xấu theo mục đích Nợ xấu theo mục đích của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre được thể hiện qua bảng sau: Bảng 21: NỢ XẤU THEO MỤC ĐÍCH CỦA MHB BẾN TRE 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 497 59,3 1.057 53,4 1.280 49,8 560 112,68 223 21,10 Thương nghiệp 177 21,2 369 18,6 573 22,3 192 108,47 204 55,28 Xây dựng 163 19,5 557 28,1 718 27,9 394 241,72 161 28,90 Khác - - - - - - - - - - Nợ xấu 837 100,0 1.983 100,0 2.571 100,0 1.146 136,92 588 29,65 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre) Từ bảng tình hình nợ xấu theo mục đích của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre qua 3 năm ta thấy trái ngược với DSCV, DSTN, dư nợ theo mục đích. Nợ xấu của ngành nông nghiệp lại chiếm tỷ trọng cao hơn nợ Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 66 SVTH: Lê Thị Kim Huê xấu của ngành thương nghiệp. Năm 2006 nợ xấu của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu, cụ thể là chiếm 59,3% với giá trị là 497 triệu đồng. Nhưng tốc độ tăng mạnh nhất là vào năm 2007, tăng 112,68 triệu đồng, tương đương tăng 560 triệu đồng nâng mức nợ xấu lên 1.057 triệu đồng, chiếm 53,4% tổng nợ xấu. Năm 2008 nợ xấu ngành nông nghiệp tiếp tục tăng lên 1.280 triệu đồng, tăng 223 triệu đồng (tương đương 21,10%) so với năm 2007. Nợ xấu của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu cho ta thấy những năm này ngành nông nghiệp liên tục gặp khó khăn cụ thể là cơn bão số 9. Nó đã để lại hậu quả nặng nề cho người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre đa phần nông dân bị mất mùa. Nó đã làm cho phương án kinh doanh và kế hoạch trả nợ không thể thực hiện đúng như trong hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa khách hàng và ngân hàng đã ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng nợ xấu của chi nhánh. Bên cạnh đó tốc độ tăng nợ xấu của ngành thương nghiệp và xây dựng cũng tăng qua 3 năm nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu của chi nhánh. Tốc độ tăng cao nhất vào năm 2007, ngành xây dựng với tỷ lệ 241,72% tương đương 394 triệu đồng so với năm 2006, nâng mức nợ xấu lên 557 triệu đồng; ngành thương nghiệp tăng 192 triệu đồng (tương đương 108,47%) so với năm 2006, đạt giá trị 369 triệu đồng. Nợ xấu của ngành thương nghiệp và xây dựng tăng nhưng nó lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu theo mục đích, ngược lại với DSCV. Điều này chứng tỏ ngân hàng cho vay trong lĩnh vực này đạt hiệu quả tốt, công tác thẩm định và lập phương án cho vay tương đối chính xác, khách hàng đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với món vay. 4.6 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB BẾN TRE QUA 3 NĂM (2006-2008) Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh, ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu. Ta cần phải sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng sau đây: Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 67 SVTH: Lê Thị Kim Huê Bảng 22: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB BẾN TRE (2006-2008) STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 1 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 300.000 435.000 560.000 2 Nguồn vốn huy động Triệu đồng 87.900 156.165 214.480 3 Doanh số cho vay Triệu đồng 350.000 500.000 680.000 4 Doanh số thu nợ Triệu đồng 260.000 380.000 560.000 5 Tổng dư nợ Triệu đồng 280.000 400.000 520.000 6 Dư nợ bình quân Triệu đồng 252.000 340.000 460.000 7 Tổng thu nhập Triệu đồng 30.240 38.760 77.280 8 Nợ xấu Triệu đồng 837 1.983 2.571 9 Thu nhập lãi Triệu đồng 28.728 36.241 69.552 10 Chi phí lãi Triệu đồng 23.950 28.992 55.178 11 Tổng dư nợ/Vốn huy động Lần 3,19 2,56 2,42 12 Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn % 93,33 91,95 92,86 13 Nợ xấu/Tổng dư nợ % 0,29 0,49 0,49 14 Hệ số thu nợ % 74,29 76,00 82,35 15 Thu nhập lãi/Chi phí lãi % 119,95 125,00 126,05 16 Thu nhập lãi/Tổng thu nhập % 95,00 93,50 90,00 17 Vòng quay tín dụng Vòng 1,03 1,11 1,21 18 Lợi nhuận/Tổng thu nhập % 12,00 15,00 16,00 19 Lợi nhuận/Tổng tài sản % 1,21 1,34 2,21 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh MHB Bến Tre) 4.6.1 Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Nó giúp ngân hàng so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động. Nếu chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Năm 2006, trong 3,19 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động. Vì vậy, chi nhánh chủ yếu dùng vốn điều chuyển để cho vay, cụ thể là phải sử dụng 2,19 đồng vốn điều chuyển. Chỉ số này khả quan hơn vào năm 2007, trong 2,56 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động; đặt biệt năm 2008 chỉ số này đạt kết quả tốt nhất trong 3 là trong 2,42 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động, chỉ sử dụng 1,42 đồng vốn điều chuyển để cho vay. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của chi nhánh cũng đạt kết quả tương đối và liên tục tăng qua 3 năm. Tuy Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 68 SVTH: Lê Thị Kim Huê nhiên chi nhánh cũng phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển để cho vay, mà vốn điều chuyển có chi phí cao hơn vốn huy động nên lợi nhuận của chi nhánh cũng sẽ giảm. Do đó chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn trong các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế để có thể cân đối được nguồn vốn cho vay của chi nhánh. 4.6.2 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn Như đã phân tích ở trên nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre chủ yếu là sử dụng vào mục đích cho vay. Chính vì vậy mà nó tăng cùng với sự gia của dư nợ qua các năm, nhưng tốc độ gia tăng của dư nợ chậm hơn tốc độ gia tăng nguồn vốn nên tỷ số này có xu hướng giảm so với năm 2006. Nhìn chung chỉ số dư nợ/tổng nguồn vốn của chi nhánh điều đạt trên 90%. Cụ thể, năm 2006 là 93,33%, năm 2007 giảm xuống còn 91,95%. Tỷ số này giảm do tốc độ tăng của dư nợ thấp hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Đến năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 92,86%, tăng 0,91% so với năm 2007, nhưng thấp hơn 0,47% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ chi nhánh sử dụng tốt nguồn vốn của mình. 4.6.3 Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Nó đánh giá mức độ rủi ro của các món vay. Chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ thấp có nghĩa là chất luợng tín dụng của ngân hàng cao. Ngược lại, chất lượng tín dụng ngân hàng chưa tốt. Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu trên tổng dư nợ tăng qua 3 năm nhưng tỷ lệ nợ xấu này ở mức dưới 1%. Cụ thể, năm 2006 ở mức 0,29%, năm 2007 và 2008 tăng lên ở mức 0,49%. Tỷ lệ nợ xấu này nằm trong mức cho phép của ngân hàng nhà nước là 5%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh thấp, cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh diễn biến thuận lợi. Mặc dù tình hình nợ xấu của ngân hàng là như vậy nhưng cán bộ tín dụng cần phải cố gắng phát huy kết quả đạt được nhằm giữ vững và hạ thấp tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong những năm tới. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 69 SVTH: Lê Thị Kim Huê 4.6.4 Chỉ tiêu hệ số thu nợ Nhìn vào bảng 22 ta thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre tăng qua 3 năm. Cụ thể là năm 2006, tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay là 74,29%, năm 2007 là 76,00%, năm 2008 tăng lên 82,35%. Chỉ số này phản ánh tình hình thu nợ và theo dõi khả năng trả nợ của khách hàng. Chỉ số này tăng cho ta thấy được công tác quản lý nợ của cán bộ tín dụng tại ngân hàng tương đối tốt. Cần phát huy hơn nữa khi mà tốc độ cho vay tăng nhanh như hiện nay để chỉ số này ngày càng tăng lên, hạn chế giảm xuống. 4.6.5 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Vòng quay tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Qua bảng số liệu trên ta thấy vòng quay tín dụng của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre luôn có chiều hướng tăng. Năm 2006 là 1,03 vòng sang năm 2007 tăng lên 1,11 vòng, năm 2008 nó tiếp tục tăng lên 1,21 vòng. Ta thấy vòng quay tín dụng liên tục tăng qua 3 năm và lớn hơn 1, chứng tỏ chi nhánh đã chú trọng nhiều đến công tác thu nợ. Hơn nữa thời gian gần đây chi nhánh chú trọng nhiều vào cho vay ngắn hạn, thu hồi vốn nhanh. Điều đó dẫn đến nguồn vốn của chi nhánh được quay vòng nhanh và hiệu quả hơn trong thời gian gần đây. Nhu cầu vốn của khách hàng phục vụ sản xuất mang tính chất thời vụ: doanh nghiệp thu mua lúa gạo, dịch vụ cầm đồ, kinh doanh vàng bạc. 4.6.6 Chỉ tiêu thu nhập lãi trên chi phí lãi Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập lãi trên tổng chi phí lãi. Nó cho ta thấy được một đồng chi phí lãi bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập từ lãi. Đối với Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre thì năm 2006 một trăm đồng chi phí lãi mà chi nhánh bỏ ra thì thu về được 119,95 đồng thu nhập lãi. Năm 2007, bỏ ra một trăm đồng chi phí lãi ta thu về được 125 đồng. Tỷ số này tiếp tục tăng lên vào năm 2008, một trăm đồng chi phí bỏ ra ta thu được126,05 đồng thu nhập. Chỉ số này tăng cho ta thấy được hoạt động tín dụng của ngân hàng càng đạt hiệu quả cao, công tác quản lý nợ và thu hồi nợ đạt kết quả tốt. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 70 SVTH: Lê Thị Kim Huê 4.6.7 Chỉ tiêu thu nhập lãi trên tổng thu nhập Chỉ tiêu thu nhập lãi trên tổng thu nhập cho ta thấy được trong một đồng thu nhập của ngân hàng thì có bao nhiêu đồng thu nhập từ lãi. Chỉ số này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng càng lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre là hoạt động cho vay, vì vậy tỷ số này rất lớn. Cụ thể, năm 2006 là 95%, năm 2007 là 93,5%. Đến năm 2008 giảm xuống còn 90%. Tỷ số này giảm là do chi nhánh đã dần chuyển sang hoạt động khác ít rủi ro hơn hoạt động tín dụng. Qua đó cho ta thấy được vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, mặc dù có giảm nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 4.6.8 Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng thu nhập Từ bảng số liệu trên cho ta thấy lợi nhuận trên tổng thu nhập của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre tăng qua 3 năm. Cụ thể năm 2006, 100 đồng chi phí bỏ ra mang lại thu nhập là 12 đồng, năm 2007 là 15 đồng. Đến năm 2008 tăng lên 16 đồng. Chỉ số này càng tăng chứng tỏ ngân hàng hoạt động hiệu quả. Điều này chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả 3 năm qua. 4.6.9 Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản giúp xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt. Qua bảng số liệu trên ta thấy ROA của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 là 1,21%; năm 2007 là 1,34%; năm 2008 tiếp tục tăng lên 2,21%. Điều đó chứng tỏ khả năng sinh lời từ 1 đồng vốn cuả chi nhánh là tương đối cao. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 71 SVTH: Lê Thị Kim Huê Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG PTN ĐBSCL CHI NHÁNH BẾN TRE 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 5.1.1 Những tồn tại a) Điểm mạnh - Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre nằm ở Đại Lộ Đồng Khởi là trung tâm của Thị Xã Bến Tre, là nơi tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp, khu dân cư, các cơ quan nhà nước, là nơi có nhiều loại hình hoạt động kinh doanh, đa dạng về khách hàng nên có điều kiện thuận lợi trong hoạt động cho vay và huy động vốn. - Đội ngũ nhân viên của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre có tin thần đoàn kết, hết lòng vì sự phát triển của ngân hàng, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, qui định của ngân hàng, tuân thủ tốt quy trình tính dụng do Hội sở Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL ban hành. Hơn nữa, đa số nhân viên của chi nhánh có độ tuổi trẻ, có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm đặt biệt là trong lĩnh vực cho vay và thu nợ. Nhân viên của chi nhánh thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ ngân hàng. Tất cả các yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi và là động lực cho sự phát triển bền vững, lâu dài của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre. b) Điểm yếu Bên cạnh những thận lợi trên Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre cũng gặp không ít những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh như sau: - Mạng lưới Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL trên địa bàn Bến Tre chưa được mở rộng chỉ có hai điểm giao dịch là chi nhánh Bến Tre và phòng giao dịch Mỏ Cày. Vì vậy, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre phải quản lý khách hàng trên địa bàn rộng lớn, điều đó gây khó khăn cho công tác quản lý vốn vay, nợ đến hạn và xử lý nợ quá hạn. - Một bộ phận khách hàng của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre là nông dân có thu nhập thấp, sử dụng vốn vay chưa đạt hiệu quả Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 72 SVTH: Lê Thị Kim Huê so với phương án đề ra khi ký hợp đồng tín dụng. Đây là vấn đề cần quan tâm đặt biệt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh và tồn tại của ngân hàng. - Hệ thống máy ATM của ngân hàng chưa nhiều, đây là một thiệt thòi rất lớn đối với chi nhánh trong việc sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ dịch vụ này. Mặc dù Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã liên kết với các ngân hàng khác trong việc liên kết sử dụng chung hệ thống máy ATM nhưng do tâm lý khách hàng vẫn thích sử dụng máy ATM do chính ngân hàng mình mở tài khoản. - Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre chưa có bộ phận chuyên trách về nguồn vốn, trực tiếp và lôi cuốn khách hàng đến đặt quan hệ giao dịch nên công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn. - Hoạt động Marketing của ngân hàng chưa được chú trọng. Công tác tuyên truyền giới thiệu về ngân hàng chưa được phổ biến. 5.1.2 Những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre Nợ xấu là một vấn đề bất kỳ tổ chức tín dụng nào khi hoạt động kinh doanh đều gặp phải, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre cũng không ngoại lệ. Vấn đề hiện nay là làm sao để ngân hàng tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu để từ đó đề ra những giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro cho những món vay tiếp theo. Trong quá trình nghiên cứu, phân tích, tham khảo ý kiến và tài liệu của ngân hàng. Tôi đã ghi nhận được một số nguyên nhân sau: a) Nguyên nhân thuộc về khách hàng - Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Khách hàng quen với quan niệm sử dụng vốn vay với mục đích gì cũng được miễn đến hạn trả nợ họ có đủ tiền trả là được. Khách hàng sử dụng vốn vay ngắn hạn vào mục đích trung và dài hạn, một số người sử dụng vốn vay để cho người khách vay mà không có thế chấp với lãi suất cao nhằm mục đích hưởng chênh lệch. - Do tâm lý khách hàng: Một phần khách hàng của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre sống ở nông thôn, chưa quen với giao dịch tại ngân hàng nên khi đến hạn trả nợ gốc và lãi họ thường quên, hoặc do đi làm ăn xa không về kịp họ nghĩ về trễ thì thực hiện nghĩa vụ trễ miễn sao họ trả là được. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 73 SVTH: Lê Thị Kim Huê Nhưng thực tế đến hạn là ngân hàng đã hoạch toán sang tài khoản nợ xấu. Vì vậy, tâm lý khách hàng cũng rất quan trọng. Nó cũng góp phần làm tăng nợ xấu, phát sinh rủi ro tín dụng cho ngân hàng. - Khách hàng thiếu trung thực trong khai báo thông tin với cán bộ tín dụng về tình hình tài chính, thu nhập, khả năng trả nợ vay. b) Nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng Để đảm bảo cho khoản nợ vay ngân hàng đồi hỏi khách hàng phải thế chấp, cầm cố tài sản. Đây là vấn đề mà Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre rất quan tâm vì nó là tuyến phòng thủ phía sau đảm bảo cho món vay, khi khách hàng mất khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Tuy nhiên, việc đảm bảo bằng tài sản thế chấp vẫn tìm ẩn rủi ro do những nguyên nhân sau: - Tài sản thế chấp để đảm bảo món vay tại chi nhánh chủ yếu là bất động sản có giá trị lớn nên khi tiến hành phát mãi tài sản phải mất nhiều thời gian, thủ tục rờm rà, khó khăn, phức tạp… Hơn nữa giá trị tài sản thế chấp có giá trị lớn nên khi xử lý phát mãi rất khó khăn trong việc tìm đối tượng mua. - Chi nhánh chỉ giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, khách hàng vẫn được phép sử dụng tài sản. Do đó, tài sản thế chấp có khả năng hư hỏng, mất giá trị do lạc hậu nên khi đem ra phát mãi giá trị thực tế thu được thấp hơn so với giá trị tại thời điểm chi nhánh và khách hàng đã thoả thuận trong biên bản định giá tài sản khi ký hợp đồng tín dụng. c) Những nguyên nhân thuộc về Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre Căn cứ để xác định và thoả thuận kỳ hạn trả nợ là phải dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên việc xác định kỳ hạn trả nợ đối với một món vay của chi nhánh đôi lúc cũng không phù hợp cũng phát sinh rủi ro cho ngân hàng do: - Việc xác định kỳ hạn trả nợ không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng khách hàng không đủ khả năng tài chính khi đến hạn trả nợ. Nó ảnh hưởng đến phương án sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến các kỳ hạn trả nợ tiếp theo. - Số tiền trả nợ trong một kỳ hạn không phù hợp cũng dẫn đến nợ xấu. Nếu số tiền trả nợ quá lớn thì rơi vào trường hợp xác định kỳ hạn không phù hợp. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 74 SVTH: Lê Thị Kim Huê Ngược lại, số tiến trả nợ thấp hơn khả năng tài chính của khách hàng thì khách hàng có thể sử dụng vốn thừa này sai mục đích, không đạt hiệu quả. Điều này cũng đem lại rủi ro cao cho món vay của ngân hàng. d) Những nguyên nhân liên quan đến yếu tố pháp lý Hành lang pháp lý nước ta hiện nay chưa thật sự an toàn, không tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động. Bên cạnh đó những thay đổi về chính sách quản lý, pháp luật và qui định của nhà nước đã gây không ít khó khăn làm nảy sinh nhiều rủi ro cho hoạt động của các ngân hàng nói chung, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre nói riêng. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG MHB BẾN TRE 5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn Nhìn chung nguồn vốn huy động của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre có sự tăng trưởng từ năm 2006 đến năm 2008 nhưng nó chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Để nâng cao lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất trong hoạt động tín dụng thì chi nhánh cần phải tăng cường công tác huy động vốn bằng nhiều biện pháp khác nhau. Cụ thể là: - Do chi nhánh đang trong thời gian chia tách giữa các phòng ban nên chưa có bộ phận chuyên trách về nguồn vốn. Vì vậy, chi nhánh cần phân bổ nhân sự chuyên trách về nguồn vốn hợp lý để nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực huy động vốn nhằm đưa ra những chính sách huy động vốn có hiệu quả. - Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ với nhiều khung lãi suất khác nhau để thu hút khách hàng. Ngoài tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng,… như hiện nay. Chi nhánh cần đa dạng thêm các hình thức gửi tiền như là ngân hàng cần mở rộng thêm hình thức lãi suất bậc thang. - Đưa các chính sách lãi suất và huy động, các hình thức trả lãi linh hoạt trên các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, báo chí… với phương châm “gửi tiền vào thuận tiện, rút tiền ra dễ dàng”; gửi vào một nơi rút ra nhiều nơi khác nhau để có thể tiết kiệm thời gian của khách hàng. - Nên lắp đặt thêm hệ thống máy ATM. Mặc dù Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã tham gia vào hệ thống Banknet.vn, nhưng do thói quen và tâm lý Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 75 SVTH: Lê Thị Kim Huê của người sở hữu thẻ vẫn thích sử dụng máy ATM do chính ngân hàng phát hành thẻ. Đây là điều thật sự cần thiết trong điều kiện hiện nay hầu hết các công ty, doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển sang trả lương cho nhân viên thông qua thẻ ATM, ngoài ra nó cũng là nhu cầu cần thiết của sinh viên, học sinh. Tận dụng được cơ hội này Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL có thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ tài khoản của khách hàng với chi phí thấp nhất vì đây là số dư tài khoản hưởng lãi suất không kỳ hạn. Mặt khác nó còn khẳn định được vị thế của MHB với các ngân hàng khác, với người tiêu dùng. - Trong điều kiện kinh tế như hiện nay, muốn huy động được tối đa nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư thì công tác Marketing cần phải đa dạng và được chú trọng nhằm đưa thương hiệu MHB ngày càng toàn diện và sâu sát hơn đến người dân. Chi nhánh nên treo băng-rol khi có chương trình hỗ trợ lãi suất, dự thưởng ở những trục đường chính có nhiều người qua lại, quảng cáo triên ti vi, đài truyền thanh về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mình. Trong điều kiện hiện nay, tôi nghĩ MHB Bến Tre nên liên hệ với công ty vận tải dán logo của MHB lên xe nhằm quản cáo với nhiều người trong quá trình xe lưu thông, tặng ghế đá cho công viên, trường học, bệnh viện, các cơ nhà nước vì những nơi này có nhiều người qua lại. Hình ảnh MHB sẽ dần dần đi vào tìm thức của người dân, nó có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân, tạo được lòng tin đối với khách hàng khi đến giao dịch tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL nói chung, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre nói riêng. - Không ngừng nâng cao uy tín của chi nhánh thông qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của từng năm. Đây là vấn đề quan trọng của ngân hàng vì thông qua các báo cáo này khách hàng có lòng tin hơn đối với ngân hàng. Từ đó, khách hàng yên tâm hơn khi gửi tiền vào vì ngân hàng có độ an toàn cao hơn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Cần có các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng vào các ngày lễ, Tết… 5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Hoạt động kinh doanh của ngân hàng gắn liền với hoạt động tín dụng. Sự phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với sự tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre cần phải duy trì và nâng Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 76 SVTH: Lê Thị Kim Huê cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng: - Chi nhánh cần kiến nghị lên hội sở mở rộng thêm phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng đến giao dịch, thu hút được nguồn vốn, khẳn định được vị thế của MHB trong tâm trí của khách hàng. - Giữ vững mối quan hệ với chính quyền địa phương, các ban ngành để nắm bắt kịp thời mục tiêu phát triển kinh tế địa phương để xây dựng phương án đầu tư thích hợp, tạo cơ sở vững chắc để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. - Trong điều kiện kinh tế hiện nay các công ty, doanh nghiệp… thành lập ngày càng nhiều trên địa bàn và nhu cầu xây dựng nhà kho, nhà ở ngày càng nhiều. Vì vậy, nhu cầu vốn trung và dài hạn là rất lớn. Chi nhánh cần thẩm định kỹ phương án vay vốn của khách hàng về mọi phương diện nhằm hạn chế đến múc thấp nhất rủi ro. Tuy nhiên, hình thức cho vay này đem lại lợi nhuận cho chi nhánh nhiều hơn vì lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn. - Cần có chế độ ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, có uy tín với Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre đặt biệt là với những khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, trực tiếp động viên khách hàng đến quan hệ tín dụng với ngân hàng. - Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng ngân hàng, thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo tập huấn, tham khảo, trao đổi kinh nghiệm…. Ngoài ra, ngân hàng cần phải quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của cán bộ công nhân viên đặt biệt là cán bộ tín dụng, có chế độ khen thưởng hợp lý nhằm tạo động lực nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Tại chi nhánh hiện nay, mỗi cán bộ tín dụng quản lý 1 địa bàn rộng lớn nên chưa đi sâu vào từng hộ để tìm hiểu nhu cầu vốn của khách hàng, cũng như quản lý nợ. Vì vậy, cần tăng cường lực lượng tín dụng để giảm bớt tình trạng quá tải trong quản lý khách hàng. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 77 SVTH: Lê Thị Kim Huê 5.2.3 Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng - Cán bộ tín dụng thường xuyên phân loại, đánh giá, chấm điểm tín dụng khách hàng sát với thực tế hoạt động của khách hàng, nâng cao chất lượng khâu thẩm định tài sản, đặt biệt là cho vay có đảm bảo vì tình hình kinh tế hiện nay có nhiều biến động, dễ phát sinh rủi ro. Cho vay có đảm bảo là tuyến phòng thủ phía sau khi phát sinh rủi ro. Việc xem xét đánh giá giá trị tài sản phải khách quan, phải có khả năng chuyển nhượng dễ dàng và đủ điều kiện pháp lý, đảm bảo dễ dàng phát mãi thu hồi nợ. - Thắt chặt và tuân thủ theo đúng qui trình tín dụng, cần kiểm tra tính chính xác về những thông tin mà khách hàng đưa ra tránh trường hợp đánh giá sai về khả năng của khách hàng. Trong quá trình giám sát, theo dõi món vay cần kiểm kê thường xuyên tài sản đảm bảo nợ vay. Nếu tình trạng ban đầu bị thay đổi thì phải điịnh giá lại tài sản đó. Thực hiện phân tán rủi ro tín dụng “không để nhiều trứng vào một giỏ”. Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre cần mở rộng cho vay nhiều đối tượng khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau như là cho vay du học, xuất khẩu lao động. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 78 SVTH: Lê Thị Kim Huê Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre. Nó chiếm khoảng 90% trong tổng doanh thu của chi nhánh và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Vì vậy, kết quả mà Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre đạt được trong những năm qua được thể hiện qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh, mà cụ thể là lợi nhuận của chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào công tác huy động vốn mỗi năm đều tăng với tốc độ cao, đáp ứng được nhu cầu vốn của nhân dân và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Do đó cần phải cố gắng nhiều trong công tác huy động vốn. Trong những năm qua, nhờ vào sự quan tâm và giám sát của Ban lãnh đạo ngân hàng và sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên chi nhánh với tinh thần trách nhiệm cao đã nâng cao doanh số cho vay, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn nên doanh số thu nợ mỗi năm đều tăng, nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ của chi nhánh. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn cần khắc phục trong thời gian tới. Tóm lại, qua phân tích trên cho ta thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre từ năm 2006 đến 2008 đạt được kết quả như vậy là khá tốt. Với xu hướng như hiện nay, chắc chắn trong thời gian tới Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre sẽ khẳn định được vị thế của mình trong hệ thống Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL. 6.2 KIẾN NGHỊ Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị ở chi nhánh, bản thân đã rút ra một số kiến nghị sau đây: Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 79 SVTH: Lê Thị Kim Huê 6.2.1 Đối với chính quyền địa phương Cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho khách hàng giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng được thuận lợi hơn. Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ chi nhánh trong việc xác nhận quyền sở hữu, tranh chấp, đặt biệt là trong quá trình định giá tài sản để đưa ra bán đấu giá thu hồi nợ. Các cơ quan chính quyền cần cung cấp thông tin cũng như những thay đổi về định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre giúp cho ngân hàng có những chiến lược kinh doanh cụ thể, cân đối nguồn vốn hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội địa phương. 6.2.2 Đối với Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre Cần tăng cường cán bộ tín dụng để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mô tín dụng. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Phát triển hệ thống chi nhánh rộng khắp trên địa bàn tỉnh vừa phục vụ tốt hơn cho người dân vừa giảm chi phí chi nhánh. Hơn nưa, việc mở rộng thêm phòng giao dịch còn khẳn định được vị thế của MHB, đặt biệt là MHB Bến Tre. Cần lắp đặt thêm máy ATM trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đặt biệt là ở những nơi đông dân cư qua lại như: trung tâm thương mại, bệnh viện, siêu thị… 6.2.3 Đối với MHB Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công nhân viên ngân hàng để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhằm thực hiện tốt công tác được giao. Xử lý các văn bản và kiến nghị của chi nhánh nhanh chóng, kịp thời. Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH PTN ĐBSCL- Bến Tre GVHD: Cô Nguyễn Thị Lương 80 SVTH: Lê Thị Kim Huê TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS. Thái Văn Đại (2007), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần Thơ. 2. ThS. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần Thơ. 3. Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. 4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bến Tre năm 2006, 2007, 2008. 5. Bản tin MHB, các số năm 2008, 2009. 6. Websites: www.mhb.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh bến tre.pdf
Luận văn liên quan