Luận văn Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trướng ở Việt Nam

Trong quá trình phát triển, đóng góp của DNVVN vào các vấn đề của đất nước không phải là nhỏ. Nó góp phần giải quyết các vấn đè bưc súc của xã hội ta hiện nay như giải quyết cộng ăn, việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.Tuy nhiên,thực tế đóng góp của DNVVN vẫn còn rất khiêm tốn, chưa sát với tiềm năng thực tế của nó.

pdf61 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trướng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp cần phải cân nhắc các yếu tố cơ bản sau: -Gần thị trường: điều này làm giảm chi phí vận chuyển và bảo đảm khả năng linh hoạt đối với các đòi hỏi của thị trường. Đối với các doanh nghiệp cần có nhữnh chi phí vận chuyển và bảo quản lớn thì yếu tố này trở thành một yếu tố tiên quyết, không giải quyết được vấn đề này thì doanh nghiệp có khả năng tao ra và tập trung được sức mạnh cạnh tranh trong thị trường. -Đầy đủ nhân lực: doanh nghiệp phải nằm ở nơi có nhiều lao động, khả năng cung cấp nhân lực dể dàng, có những đò hỏi về luật lệ lao động hợp lý không khắt khe, có khả năng lựa chọn công nhân có tay nghề với chi phí đào tạo và tuyển dụng nhân công thấp. - Có sẵn nguồn nguyên liệu: yếu tố này là cần thiết, nhất là các doanh nghiệp cần có nguồn nguyên liệu thường xuyên hay những nguyên liệu nặng nề, cồng kềnh khó chuyên chở. - Phải bảo đảm các yếu tố về an ninh, trật tự, các điều kiện của cơ sở, hạ tầng như điện nước, giao thông vận tải. Khi chọn địa điểm cho các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các cơ hội kinh doanh, nhất là đối vớ doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng có sự cạnh tranh mạnh mẽ và có nhiều đối thủ kinh doanh, vì trong ngàng hàng cạnh tranh mạnh mẽ nếu cơ hội kinh doanh không hấp dẫn thì lợi nhuận trong kinh doanh có thể sẻ không bù đáp được các chi phí lớn bỏ ra. Tuỳ theo tính chất hoạt động của doanh nghiệp, mà lựa chọn các địa điểm sản suất hay kinh doanh cho phù hợp. Cần phải chú ý rằng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các cơ sở hoạt động không nên quá to lớn và sang trọng vì nó sẽ chi phí khá lớn, nhưng cũng không nên coi thường hình thức bên ngoài mà để các cơ sở quá nghèo nàn, chật hẹp ảnh hưởng đến uy tín và vị trí của doanh nghiệp. 3.Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng nhiều loại cơ cấu tổ chức, tuy nhiên các doanh nghiệp loại này thường thích hợp với loại hình colư cấu đơn giản như cơ cấu tổ chức trực tuyến, cơ cấu tổ chức năng hay mô hình phi cơ cấu. Thông thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ số lượng nhân viên ít và các nhân viên này phải đảm nhận công việc theo kiểu đa năng. Phần lớn các nhà kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhân luôn cả vị trí của nhà quản trị, họ sẻ phải thường xuyên điều hành và chỉ huy nhân viên của mình thực hiện các công việc, bên cạnh đó họ còn phải đảm nhận vai trò của danh nhân nhằm tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Đôi khi trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng cơ cấu phi chính thức, lúc này mối quan hệ của các nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động. 4.Việc quản trị nhân sự trong doanh nghiệp vừa và nhỏ có một vị trí quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nó. Các nhân viên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ phải là người năng động, có khả năng hoạt động độc lập và có năng lực. Việc tuyển chọn nhân viên phải dựa trên nhu cầu công việc và đòi hỏi về trình độ của các công việc đó, cần chú trọng đến sự trung thành và tinh thần vượt khó. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều gặp khó khăn trong việc do việc vốn ít công việc đượcc chuyên môn hoá sâu, do đó nhà kinh doanh khi tuyển lựa nhân viên cần chú ý đến khả năng phát triển trong tương lai và sự thích ứng của nhân viên trong điều kiện mới. trong vấn đề nhân sự các nhà kinh doanh cần tạo ra các mối liên hệ tình cảm, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động, đây là yếu tố cơ bản tạo sự thống nhất đoàn kết gắn bó trong nội bộ doanh nghiệp. Cần phải nhấn mạnh đên vấn đề đối xử công bằng giữa nhà quản trị và các nhân viên của mình. 5. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi có thể làm gia tăng chi phí trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là chi phí do hệ thống tiêu thụ và hệ thống bán hàng, chi phí tiếp khách. Do vậy phải có chi phí rỏ ràng và kiểm soát được các chi phí đó. 6. Khi điều hành các doanh nghiệp vừa và nhỏ các chủ doanh nghiệp thương vấp phải các trở ngại ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đó là: - Các nhà kinh doanh thương bị cuốn vào công việc kinh doanh mà quên đi vai trò quản trị của mình, hay do bị cuốn vào các công việc sự vụ hàng ngày mà không đủ thời gian thực hiện các các chức năng quản trị của mình, dẫn tới khó có những quyết định quản lý có hiệu quả và kịp thời - Các nhà kinh doanh thường đưa ra những quyết định trực giác, ít chú ý đến những phương pháp định lượng và phân tích số liệu. - Cách thức quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường mang tính trực giác, kinh nghiệp nên dẫn tới tính bảo thủ, ngăn chặn sự phát triển trong doanh nghiệp . Để hạn chế những vấn đề trên theo tôi các nhà kinh doanh cần phải được đào tạo về kiến thức kinh doanh và kiến thức quản trị. Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp trong đó có nguyên nhân han chế về kiến thức của các nhả kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, qua nghiên cứu tôi thấy rằng sự thành công của loại hình doanh nghiệp này phụ thuộc vào một số yếu tố sau: - Có mục tiêu rõ ràng và hợp lý. - Chọn lựa và xây dựng được cơ cấu có hiệu quả - Có một chế độ trách nhiệm rõ ràng cho các thành viên trong tổ chức. - Có sự mềm dẻo trong điều hành nhưng phải thống nhất chỉ huy và thống nhất điều khiển. - Có sự kiểm soàt chặt chẽ những chi phí . - Có sự ổn định trong kinh doanh. Kết luận Doanh nghiệp vừa và nhỏ thời gia qua đã có sự chuyển hướng tích cực đó là điều dễ nhận ra, tuy vây cùng với những khó khăn chung mà nền kinh tế nước ta đang phải gánh chịu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang phải đối đầu với những khó khăn đó. Đó là sự thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, thiếu thị trường, thông tin thị trường, trình độ quản lý, trình độ người lao động còn thấp...đã cản trở không ít tới sự phát triển. Như vây, để giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Nhà nước mà cơ quan hành pháp cao nhất là Chính Phủ phải nhanh chóng xây dựng một khung hỗ trợ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục phần nào những khó khăn trên, từ đó tạo điều kiên cho nó phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Cuối cúng tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu trên đây là do chính tôi làm trên cơ sở nghiên cứu thực tế và than khảo các tài liệu như đã nêu. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và những biên pháp tạo điều kiện phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ ------------------------ Lời nói đầu Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm1986, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới toàn diện nền kinh tế đât nước với phương châm chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đảng và nhà nước đã khẳng định phát huy mọi nguồn lực trong nước đồng thời kết hợp tận dụng thời cơ quốc tế tiến hành thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành công với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Qua những đổi mới kịp thời, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành quả đáng khích lệ: Tăng trưởng kinh tế cao, quan hệ quốc tế được mở rộng, ổn định chính trị và xã hội, đẵ có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, kifm ngạch xuất khẩu bình quân tăng cao. . . . Đạt được những thành quả đó là nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta nói chung và của các thành phần kinh tế nói riêng. Những thành quả ấy có sự đóng góp không nhỏ của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN) . DNVVN có một vai trò quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Điều đó đẵ được cụ thể hoá trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII “. . . phát triển các loại hình doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là chính, với công nghệ thích hợp, vốn đầu tư ít, tạo nhiều việc làm, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả năng lực thiết bị hiên có. . ”(Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, 1996, tr23). DNVVN có những ưu điểm nổi bật mà các loại hình doanh nghiệp khác không có được, đặc biệt trong thời kì chuyển đổi hiện nay ở đất nước ta như có sức năng động, có khả năng thích nghi, dễ thay đổi công nghệ, hiệu quả đầu tư tương đối cao, dễ quản lý. . . Song, DNVVN ở Việt nam hiện nay còn ít vốn, trình độ khoa học công nghệ hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao sức canh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, hiệu quả sử dụng vốn thấp. . . Nói tóm lại DNVVN chưa phát huy hết vai trò to lớn của mình, ít được sự ưu ái của các ngân hàng, khó liên doanh liên kết và cuối cùng thiếu một chính sách hỗ trợ vĩ mô của Nhà nước. Xuất phát từ tình hình thực tế Đất nước nói chung, tình hình DNVVN ở Việt Nam nói riêng, em đã lựa chọn đề tài: “Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và những biên pháp tạo điều kiện phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ. ”với mục đích: -Đánh giá một cách khách quan, đúng đắn thực trạng của DNVVN ở Việt Nam. Qua đó thấy được vai trò to lớn của DNVVN trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. -Đưa ra một số giải pháp nhằm góp một tiếng nói chung thúc đẩy sự phát triển DNVVN, đưa nền kinh tế đất nước sớm thành công trong quá trình CNH- HĐH đất nước. -Nâng cao trình độ lý luận và tư duy khoa học cho bản thân. Mặc dù trong quá trình thực hiện Đề án em đã hết sức cố gắng nhưng do điều kiên hạn chế về trình độ và thời gian nên bài viết không thể không có những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! I-Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay và những khó khăn. 1. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta. Nền kinh tế nước ta thời kỳ kế hoach hoá tập trung với chủ trương của Đảng và Nhà nước: Cả nước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chỉ có nền sản xuất lớn mới có chủ nghĩa xã hội. Do đó cả nước tập trung xây dựng các nhà máy, các xí nghiệp, Hợp tác xã với quy mô càng lớn càng tốt. Điều đó làm cho sức sản xuất xã hội bị giảm sút, không phát huy hết nội lực và tiềm năng thực tế, và đã bỏ qua một mô hình doanh nghiệp quan trọng, mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kể từ khi chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, thừa nhận sự tồn tại lâu dài các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh thì khu vực kinh tế tư nhân mới thực sự an tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Cũng từ đó hàng loạt cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ của tư nhân, cá thể, hộ gia đình ra đời và phát triển, góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Mà theo thống kê, hiện nay ở Việt nam có khoảng trên 90% tổng số doanh nghiệp là DNVVN với các hình thức :DNNN, DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Chúng ta thử cùng nhau xem xét một số số liệu vè các loại hình kinh tế này để phần nào thấy được vai trò to lớn của DNVVN ở nước ta hiện nay. Sự phát triển DNVVN được trình bày dưới đây(Table 1)1 Năm dntn ctcp Cttnhh dn vốn lao Động 12/1995 770 -- -- -- -- 10. 000 08/1997 6728 2570 91 9389 -- 500. 000 12/1997 9334 3287 117 12738 3979 -- 12/2000 13772 5120 133 19025 6620, 8 -- 06/1995 16064 6226 148 22438 8256 -- 03/1996 -- -- -- 26000 10584 -- Đối với cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ, năm 1995 cả nước có 333337 cơ sở, năm 1996 tăng lên 376930 cơ sở, năm 1992 tăng lên 446771 cơ sở. Năm 1996 so với năm 1995 tăng 13%, năm 1992 so với năm1996 tăng 18, 5%. Hợp tác xã có xu hướng giảm, tính đến ngày 1/1/1992 cả nước có 8829 HTX và tổ hợp sản xuất so với năm 1985 chỉ còn 25%, so với năm 1997 chỉ còn khoảng 1/3. Như vậy, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta thời gian qua là tương đối nhanh, giai đoạn 1995-2000 mỗi năm tăng thêm 15- 20% cơ sở mới. Đến năm 1998, riêng số HTX trong công nghiệp và dịch vụ là hơn 6000, khu vực Nhà nước có khoảng trên 5000 doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1 Về loại hình tổ chức tính đến ngày 1/11/1997 cả nước có 39559cơ sở sản xuát kinh doanh có đăng kí kinh doanh (không kể các hộ kinh doanh theo nghị định 66). Trong đó: 1 “Sự hình thành và phát triển DNVVN ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường Tạp chí Nghiên cứu kinh tế -12/96-Tr44, 45 Nguỹen hải Hữu-Nguỹen hữu Ninh 1 Sự hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nguyễn Hữu Hải - Nguyễn Hữu Ninh Tạp chí Ngiên cứu kinh tế số223-Tháng 12/1996 -Doanh nghiệp nhà nước có 6200 doanh nghiệp, trong đó 84, 8% là các DNVVN (gồm cả 2000 doanh nghiệp là thành viên của các tổng công ty lớn) -Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư nhân (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã):Có 33359DN, trên 97% số DN có quy mô vừa và nhỏ, trong đó, 86, 7% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và 48, 8% có quy mô cực nhỏ. Hiện nay chưa có một số liệu thống kê chính thức, mang tính chi tiết nào về những đóng góp của DNVVN ở Việt Nam đối với nền kinh tế . Chúng ta hãy thử cùng nhau xem xét sự đóng góp của DNVVN ở một số nước láng giềng phát triển cũng như đang phát triển xung quanh chúng ta để hình dung ra vai trò của nó đối với nền kinh tế(Table 2) Tầm quan trọng của DNVVN ở khu vực ĐNA và Châu á Table 2 Quốc Gia Các cơ sơ (%) Lao động (%) Tổng sản phẩm(%) Indonesia 88. 0 32. 0 35. 5 Malaixia 94. 7 41. 2 28. 9 Philippines 98. 6 61. 6 17. 2 Singapore 86. 7 53. 7 22. 6 Thailand 96. 6 49. 8 Cộng hoà Triều Tiên 97. 6 57. 6 39. 0 Nhật Bản 99. 1 72. 2 52. 0 Nguồn:Chee(1998)1 1 Báo cáo của Nilgun . f. Tas Dự án US/VIE/95/00400000 Cuộc nghiên cứu gần đây về các đặc điểm của DNVVN đẵ dược tiến hành bởi SIDA, ILO, ARTEP cùng với sự hợp tác của Viên nghiên cứu lao động và các vấn đè xã hội, Bộ Lao động -Thương binh và xã hội vào năm 1996. Cuộc khảo sát được tiến hanh trên 1008 doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhà nước và tư nhân trong đố có 89, 5% là các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trong cả thành phố và nông thôn, đặt tại 3 khu vực phát triển chủ yếu của Việt Nam. Cuộc khảo sát cung cấp những thông tin về các doanh nghiệp tư nhân có dưới 50 công nhânvà các doanh nghiệp Nhà nước có dưới 200 công nhân. Bảng dưới đây sẽ minh hoạ những nét đặc trưng chủ yếu của loại hình doanh nghiệp ở thành thị và loại hình sở hữu thu được qua cuộc điều tra nói trên. Bảng 1. Các nét đặc trưng kinh tế chủ yếu của các doanh nghiệp thành thị 1995. Hà Nội Hải Phòng TP Hồ Chí Minh Tổng số các DN ngoài quốc doanh Nhỏ Vừa Thu nhập, $ 17542 32558 57589 40883 12118 Giá tri gia tăng, $ 4989 7873 14238 10260 4621 Lương, $ 2240 3450 5849 4043 1874 Lợi nhuân, $ 1727 3296 7373 4908 1676 Tổng số tài sẩn, $ 16812 32166 28336 25636 10685 Vốn luân chuyển 4040 9046 6933 6468 1961 Nợ, $ 688 1944 1860 1528 0 Lao động 14. 24 18. 53 15. 11 15. 51 10. 00 LĐ cả ngày 12. 04 15. 90 11. 33 12. 42 9. 0 Công nhân 11. 8 16. 8 12. 39 13. 06 8. 0 CN cả ngày 10. 08 14. 44 9. 58 10. 66 6. 0 Giá tri thặng dư/LĐ, $ 397 412 990 702 445 Tài sản/LĐ$ 1022 1715 2196 1754 980 Giá trị thặng dư/tài sản$ 1. 20 0. 86 3. 86 2. 49 0. 50 Nợ tài sản% 3. 3 5. 2 3. 1 3. 6 0. 2 Lương trung bình$ 212 217 441 331 261 % nợ công nhân 62 72 64 65 83 Mặc dù có thể còn phải bàn luận các số liệu về DNVVN được nêu lên ở đây phản ánh các tình trạng phần nào chưa được cập nhật (số liệu năm 1995 so với năm 1998) và bàn luận về một nền kinh tế vẫn đang trong thời kỳ quá độ, môi trường doanh nghiệp thay đổi nhanh chóng theo bất kỳ chiều hướng nào nhưng các các thông tin ở đây phản ánh các chiều hướng đang phổ biến đối với các DNVVN ở Việt Nam hiên nay và cũng qua đó chúng ta có thể phần nào thấy được vai trò và những đóng góp to lớn của DNVVN Sau 10 năm đổi mới, đóng góp của các DNVVN ở Việt Nam vào sự phát triển kinh té của đất nước và giải quyết công ăn việc làm không phải là nhỏ, Chỉ tính trong lĩnh vực công nghiệp, TCN, DV, TM, dịch vụ vận tải xây dựng các XNVVN đã thu hút 3, 5 triệu lao động chiếm 11, 5% tổng só lao động xã hội cả nước, đầu tư 4150 tỉ đông trong tổng số 9100 tỉ đồng đầu tư vào khu vực này. Giá trị sản lượng CN do DNVVN tạo ra vào năm 1997 là 5315 tỉ đồng, chiếm 26 % tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 1997 đạt hơn 2900 tỉ đồng bằng 78% tổng mức bán lẻ trên thị trường. Hiên nay, nhu về việc làm ở nước ta lên tới khoảng 3, 5-4 triệu người mỗi năm. Thực tế cho thấy, khu vực kinh tế quốc doanh năm cao nhất cũng chỉ thu hút được khoảng 2 triệu lao động. Trong khi đó chỉ riêng khu vực kinh tế tư nhân trong công nghiệp và thương mại năm 1995 đã thu hút tới 4-4, 5 triệu lao động. DNVVN đã cung cấp một khối lượng lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Trong năm 1996, giá trị tổng sản lượng công nghiệp do các DNVVN tạo ralà 62094 tỷ đồng, chiếm 55% giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp. Để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhất thiết phát triển được lực lượng sản xuất với năng suất lao động ngày càng cao. Muốn vậy không chỉ dựa vào nông nghiệp và sử dụng lao động thủ công mà phải phát triển công nghiệp với công nghệ ngày càng hiện đại tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững. Thực hiện CNH-HĐH phải dựa vào nguồn lực trong nước là chính kết hợp với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Vì vậy, ở Việt Nam việc đẩy mạnh phát triển các loại hình DNVVN là rất phù hợp vì đòi hỏi vốn đầu tư ít, tạo nhiều việc làm, thời gian thu hồi vốn nhanh. Dễ thay đổi công nghệ, dẽ thích ứng với thị trường, hiệu quả đầu tư cao. . Do đó nó thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia xây dựng và phát triển ở cả nông thôn và thành thị, ở các vùng kinh tế khác nhau, tạo đièu kiện từng bước thực hiện CNH-HĐH đất nước. Có thể đối với Việt Nam, thực hiện CNH-HĐH phải tiến hành đồng bộ các vấn đề: mục tiêu, phương hướng, nội dung, cách đi các hình thức huy động và tổ chức lực lượng, khai thác các nguồn lực để tiến hành CNH-HĐH đất nước. Để giải quyết vấn đề trên chúng ta cần giải quyết các vấn đề cơ bản: -Phải CNH-HĐH nhanh, bền vững, hiệu quả để tránh nguy cơ tụt hậu trong khi nguồn vốn có hạn, nhiều người chưa có việc làm. -CNH-HĐH đựoc tiến hành ở Việt Nam hiện nay trong đIều kiện mới đó là nền kinh tế thị trương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. -CNH-HĐH nhanh nhưng không gây ra những hậu quả về môi trường xã hội. Kết hợp quy mô doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ và xác định vai trò vị trí của DNVVN chính là một nội dung quan trọng của CNH-HĐH. Vai trò của các DNVVN ở nước ta là rất quan trọng và nó được thể hiện ở các mặt: Trước hết, phát triển DNVVN sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm bằng vốn của dan là chủ yếu. Nhìn chung ở các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển DNVVN chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số các Doanh nghiệp của mỗi nướcvà giả quyết khoảng 2/3 lực lượng lao động công nghiệp, ở nước ta vấn đề giảI quyết việc làm đã trở nên bức bách, trong hòan cảnh đó phát triển DNVVN sẽ tạo ra được nhiều việc làm trong thời gian ngắn. Các DNVVN thường được thành lập với số vốn ban đầu không lớn và chủ yếu là của dân, sự tàI trợ bên ngoài là hết sức hạn chế. Kết quả điều tra năm 1996-1997 cho thấy : đối với DNVVN vốn đầu tư thành lập dưới 500 triệu đồng , bằng 1/5-1/10 doang nghiệp lớn) ước tính do phát triển DNVVN đã thu hút khoảng 25. 000 tỉ đồng. Như vậy thông qua phát triển DNVVN sẽ huy động, sử dụng các nguồn lực của dân làm cho CNH-HĐH thực sự trở thành nguồn lực của dân. -Với số lượng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế, thu hút phần lớn lao động trong các doanh nghiệp và kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Các DNVVN đã và đang tạo ra phần lớn các sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân và đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước. Mặt khác nó cũng đáp ứng nhanh những nhu cầu của thị trường. -Để CNH, HĐH đi đến thắng lợi, không thể không có những doanh nghiệp lớn, vốn nhiều , kĩ thuật hiện đại làm lòng cốt trong một ngành nhằm tạo ra sức mạnh đẻ có thể cạnh tranh thắng lợi trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải có những biện pháp nhằm tăng cường khả năng tích tụ và tập trung các DNVVN để các doanh nghiệpnày có thể vươn lên làm ăn có hiệu quả và đứng vững trên thương trường. -DNVVN dễ có khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ mới nhằm đạt đến mục tiêu CNH, HĐH gắn với môi trường phát triển và bền vững. Chú trọng phát triển DNVVN là một trong những hướng chiến lược quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước . 2.Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Hiện nay, khu vực DNVVN chiếm tỷ trọng lớn (ứơc khoảng 85%) trong tổng số doanh nghiệp thuộc mọi thàmh phần kinh tế của cả nước và có bước phát triển đáng kể, cả về số lượng và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm trong nước,tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, phần lớn DNVVN còn mới được hình thành, còn yếu kém, sự phát triển phàn nhiều mang tính tự phát, một số nhà đầu tư vội vã thành lập doanh nghiệp của mình khi chưa đủ điều kiện chín muồi (thiếu vốn để đăng ký, chưa có trụ sở cố định...) nên một số doanh nghiệp ra đời nhưng không hoạt động được, hoạc hoạt động cầm chừng, chụp giật và cuối cùng rơi vào tình trạng khó khăn, dễ dần tới phá sản. Trình độ quản lý, công nghệ,trang thiết bị, máy móc của DNVVN còn lạc hậu nên hạn chế rất lớn khả năng cạnh tranh. Phần lớn các DNVVN ở nước ta mới được thành lập trong những năm đổi mới gần đây, lại thiếu vốn, kỹ năng quản lý nên các nhà đầu tư chưa thể mua sắm được trang thiết bị máy móc hiện đại. Phần lớn máy móc, thiết bị là cũ, được mua lại từ các DNNN bị giải thể, thanh lý để đáp ứng nhu cầu sản xuất trước mắt mà chưa có chiến lược đầu tư dài hạn. Lao động trong các DNVVN chủ yếu là lao động phổ thông, ít dược đào tạo , thiếu kỹ năng, trình độ văn hoá thấp, đặc biệt là số lao động trong các cơ sở kinh doanh nhỏ. Số liệu điều tra cho thấy: chỉ có 5,13%lao động trong khu vực ngoài quốc doanh có thình độ đại học, trong đó tập trung vào các công ty TNHH và công ty cổ phần (hơn 80%). Phần lớn các chủ doanh nghiệp ngoài uóc doanh chưa được đào tạo. Trong số các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì 42,7% là những người đã từng là cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Trên 60% số chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có độ tuổi trên 40. Khảng 48,4%số chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có bằng cấp chuyên môn và chỉ có 31,2% số chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trình độ từ cao đẳng trở lên... Thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất là một trong những khó khăn lớn nhất đối với các DNVVN. Thị trường cung ứng vốn cho DNVVN chủ yếu là thị trường tài chính phi chính thức. các chủ doanh nghiệp thường vay vốn của thân nhân, bạn bè và của những người cho vay lấy lãi. Hầu như các DNVVN, nhất là các DNVVN ngoài quốc doanh không tiếp cân được với nguồn tín dụng chính thức, tức tín dụng của hệ thống ngân hàng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng chủ yếu là dành cho các DNNN lớn. Mặt khác, bản thân các DNVVN không có khả năng đáp ứng được đòi hỏi của các ngân hàng về thủ tục như: lập dự án, thế chấp... Đồng thời, nhiều DNVVN cũng không muốn vayđể trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế . Về thị trường và khả năng cạnh tranh. Các DNVVN có một thị trường tiềm năng rất lớn bởi nước ta có dân số gaanf 80 triệu người, trong đoa 80% ở nông thôn nên mức độ yêu cầu vệ chất lượng hàng hoá và dịch vụ chưa cao. Tuy nhiên, hiện tại thị trường trong nước lại bị hàng nhập lậu từ nước ngoại tràn ngập, đặc biệt là hàng tiêu dùng gây nhiều khó khăn cho các DNV&N vì đó là thị trường của họ. Trong khi đó , do thiếu vốn, công nghệ thiết bị lạc hâu nên các DNVVN không có khả năng hạ giá hàng để cạnh tranh. giành lại thị trường. 3.Xu hướng phát triển DNVVN trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đưòng lối đổi mới của đảng ta là phát triển kinh tế nhiều thành phần ,vận hành theo cơ chế thị trường ,có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ,giảI phóng sức sản xuất xã hội ,dân chủ hoá đời sống kinh tế .DNVVN có tiềm năng to lớn,tiềm ẩn trong các thành phần kinh tếvà trong nhân dân,đang ,đang được khôI phục và phát triển.Số lượng doanh nnghiệp ngoàI quốc doanh mà đa số là DNVVN tăng lên nhanh chóng trong khi kinh tế tập thể và doanh nghiệp nhà nước đang được tổ chức sắp xếp lạI theo xu hướng giảm về số lượng ,nâng cao về chất lượngvà hiệu quả kinh doanh.Vè cơ cấu theo loạI hình kinh tế hộ gia đình ,doanh nghiệp tư nhân ,có tốc độ tăng nhanh nhất so với các loạI hình doanh nghiệp khác. Cho đến nay nước ta vẫn là một nước kém phát triển,năng suất lao động và tích luỹ còn thấp,dân chưa có khả năng đầu tư lớnnên giảI pháp thực tế là đầu tư nhỏ với diện rộngđể có tích luỹ từ nội bộ dân cư, từ số lượng chuyển hoá thành chất lượng.Bên cạnh cấc doannnh nghiệp lớn sở hữu nhà nước giữ vị trí then chố trong nền kinh tế,chúng ta có một hệ thống DNVVN rộng khắp,DNVVN sẽ giảI quyết được nhiều vấn đề mà doanh nghiệp lớn không thể làm tốt được:lao động ,việc làm ,môI trường,cghi phí đầu tư thấp,phù hợp với khẳ năng quản lý của chủ đoanh nghiệp. Trong tương lai DNVVN sẽ phát triển rộng khắp như một yếu tố phụ trợ cho các khu công nghiệp tập trung.DNVVN sẽ là cầu nối giữa công nghiệp với nông thôn,nông nghiệp sản xuất với tiêu dùngthhheo xu hướng xã hội hoá.Nền kinh tế cùng một lúc sẽ phát triển theo hai hướng :vi hoá và tập đoàn hoá ;hai xu hướng đó không biệt lập mà xâu chuỗi,hợp tác thành một hệ thốngmà DNVVN là hạ tầng cơ sở trong cấu trúc nền sản xuất xã hội.Sự co giãn và chuyển động xen kẽ của các DNVVN và doanh nghiệp lớn là liệu pháp cả cho sự trì trệ lẫn sự phát triển ’quá nóng ’của nèn kinh tế. Đảng ta chủ chương thực hiện CNH,HĐH đất nước mà trọng tâm là cong nghiệp hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn.Với mạng lới rộng khắp và mối quan hệ truyền thống với nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn,DNVVN là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển ;hình thành những tụ đIểm ,cụm công nghiệp để tác động chuyển hoá sản xuất nông nghiệp theo hớng CNH,HĐH.Hệ thống công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gia dụng sẽ phát triển . Không còn nghi ngờ gì nữa ,tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏlà hết sức lớn .Tuy vậy, nó cần phảI được hỗ trợ bằng một số chủ chương,chính sách phù hợp của nhà nước từ quan đIểm chiến lược ,chính sách đến bộ máy vận hành .Chủ chương phát huy nội lực chính là đánh giá vai trò của DNVVN,tạo đIều kiện cho nó phát triển,đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đạI hoá đất nước. 4.Khó khăn của DNVVN ở nước ta hiện nay. Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác, DNVVN chịu ảnh hưởng bởi nền tảng kinh tế -xã hội của đất nước. Trải qua hơn 20 năm chiến tranh và chia cắt đất nước, đất nước ta bị tàn phá hết sức nặng nề. Mặt khác, các doanh nghiệp lại chịu ảnh hưởng bởi hơn 10 năm vân hành nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá, quan niêu, bao cấp. Những hạn chế của nèn tảng kinh té xã hội đó đã ảnh hưởng làm hạn chế sự phát triển của DNVVN. Điều đó được thể hiện trên những mặt sau: -Việt nam bước vào nền kinh tế thị trường trong tình trạng là một nước ngèo, chậm phất triển, quản lý theo kiểu tập chung quan liêu bao cấp, nền kinh tế phát triển không ổn định (có khi không có tăng trưởng), lạm phát cao tới 774% năm 1986 - Hậu quả của nhiều năm chiến tranh và đói nghèo dẫn đến nguồn nhân lực lớn nhưng có chất lượng thấp( tính đến nay mới có 14% lao động kĩ thuật). Trong thời kỳ hiện nay khi mà xu hướng quốc tế hoá cao, các doanh nghiệp hoạt đông kinh doanh có thành công hay không điều chủ yếu là trình độ của nguồn nhân lực. - Việt Nam mới bước vào nền kinh tế thị trường , điều đó có nghĩa là các thị trường mới hình thành chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh. Đặc biệt quan trọng là chưa có sự hình thành thị trường vốn và thị trường lao động, thị trường thông tin. ĐÃ chính là những thị trường chínhgiúp cho sự thành công của mỗi doanh nghiệp. - Hệ thống pháp luật Việt Nam mới hình thành chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thậm chí chồng chéo không hợp lý. Nhà nước chưa tạo ra được sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Mặt khác, luật và các chính sách thay đổi tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Trình độ quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phươngchưa đáp ứng được ở tầm vĩ mô. Nhìn chung ở nước ta hiện nay, các cán bộ Nhà nước ít được đào tạo kinh tế. Nếu có đào tạo thì được đào tạo trong môi trường xã hội chủ nghĩa, không phù hợp với cơ chế thị trường. ĐÃ là những ảnh hưởng chung, mang tính khách quan tạo nên sự khó khăn cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các chính sách vĩ mô của Nhà nước cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ thực sự phát triển từ năm 1986. Với điểm xuất phát thấp, hầu như mới được thành lập khi chuyển sang cơ chế thị trường bản thân doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn: * Thứ nhất về vốn: Vốn là điều kiện cần thiết ban đầu - vốn pháp định để doanh nghiệp được chấp thuận thành lập và vốn trở thành điều kiện để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta, số liệu điều tra cho thấy nguồn vốn là rất hạn hẹp và là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp. Những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam Những khó khăn % Trong số doanh nghiệp % Trong tổng công ty Thiếu vốn 44, 29 68, 57 Khó khăn về thị trường trong nước 26, 43 37, 62 Khó khăn về thị trường ngoài nước 5, 00 28, 09 Thiếu vật tư 8, 57 24, 52 Năng lực hạn chế 18, 57 _ Nguồn: Số liệu điều tra của viện nghiên cứu quản lý kinh tế Việt Nam tại Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 4, tháng 4/96 tr. 32. Tính riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực ngoài quốc doanh thì thấy rằng: 16. 064 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 71%) có số vốn trung bình chỉ đạt 157, 5 triệu đồng/1 doanh nghiệp; 6226 công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 27%) với số vốn trung bình là 723, 8 triệu đồng / 1 công ty và 148 công ty cổ phần (chiếm 2%) với số vốn trung bình là 8.209, 4 triệu đồng/công ty cổ phần. Như vậy, có tới 98% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức vốn trung bình một doang nghiệp từ 150-730 triệu, chỉ có 2% số doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức vốn trung bình gần 1 tỷ đồng trở lên. ĐIều đó cho thấy sự hạn chế về vốn và cũng nói lên đặc trưng đa số các doanh nghiệp hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xem xét kết quả điều tra gần đây tại 36 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hải Hưng thuộc chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan cũng cho thấy sự hạn chế về vốn cũng tương tự các doanh nghiệp nêu trên. Vốn bình quân của 36 doanh nghiệp vừa và nhỏ Tổng số vốn bình quân của doanh nghiệp Năm thành lập 2000 1995 Tổng vốn(triệu đồng) 299 669 737 Vốn cố định 161 377 441 Vốn lưu động 138 292 296 Đi sâu vào nguồn vốn hiện có của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thấy rằng các chủ doanh nghiệp từ 4 nguồn vốn chính. - Nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp. - Nguồn vốn vay của bạn bè người thân. - Nguồn vốn cổ phần. - Nguồn vốn vay của ngân hàng. Trong 4 nguồn trên thì nguồn vốn tự có là lớn nhất, rồi đến nguồn vốn vay tư nhân, cổ phần và cuối cùng là các nguồn vay từ các ngân hàng tương mại. Khả năng mở rộng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn bị hạn chế vì các lý do sau: - Lãi suất vay còn cao so với mức doanh lợi và năng suất lao động của doanh nghiệp. - Hệ thống ngân hàng công thương chưa phát triiển rộng rãi. Trong khi đó ngân hàng nông nghiệp không đủ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay. - Thời gian vay quá ngắn (thường chỉ vài ba tháng đến một năm ) so với chu kỳ sản xuất kinh doanh (nếu tính từ đầu tư mới mở rộng sản xuất kinh doanh thì phải từ 3 đến 5 năm). - Không đủ tài sản thế chấp khi vay khoản tiền lớn phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất. Thủ tục cho vay của các ngân hàng còn rườm rà phức tạp. - Mối quan hệ giữa DNVVN với các ngân hàng còn lỏng lẻo. Sự hộ trợ của các ngân hàng về phía các doanh nghiệp còn yếu. Ngược lại, các DNVVN khi vay vốn tín dụng thường thiếu sự thuyết phục cần thiết về tính khả thi của các dự án. - Nguồn vốn của chính ngân hàng còn hạn chế. * Trình độ công nghệ sản xuất thấp lạc hậu: Kết quả điều tra 36 doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội và 50 doanh nghiệp nhỏ ở thành phố HCM với sự hỗ trợ của liên đoàn các doanh nghiệp nhỏ Cộng hoà Liên Bang Đức và tổ chức Technonet Asia vào tháng 12/199 4 cho thấy rằng yếu tố trình độ công nghệ sản xuất có sức ép lớn nhất đối với sự phát triển DNVVN ( Với chỉ số sức ép trùng bình là 2, 7 so với chỉ số 1, 87 của tài chính tín dụng, 2, 26 của yếu tố thị trường). Với khả năng vốn như trên đã nói, các DNVVN chỉ có thể sử dụng được loại công nghệ đơn giản và trung bình. Các DNVVN có công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến không nhiều , thường là có sự liên doanh với nước ngoài. Phần lớn các DNVVN của Nhà nước có trang thiết bị máy móc đã hết thời hạn khấu hao, có bổ sung thay thế cũng chỉ từng bộ phận đơn lẻ mang tính chắp vá thiếu đồng bộ. Do vây, ngay cả những máy chuyên dùng nhập về cũng không phát huy hết tác dụng. Hầu hết các doanh nghiệp được phỏng vấn đều thừa nhận tình hình công nghệ lạc hậu, thô sơ của mình và đều mong muốn cải thiện tình hình này càng sớm càng tốt. Nhìn chung, khả năng nâng cao trình độ công nghệ của DNVVN gặp phải những khó khăn sau: - Khả năng mở rộng vốn còn rất hạn chế. - Thiếu hoặc biết rất ít thông tin vè công nghệ. Các dịch vụ tư vấn thông tin còn ít phát triển. - Năng lực tiếp thu, sử dụng công nghẹ tiên tiến của DNVVN còn bị hạn chế do nhiều lý do kinh tế và xã hội. - Thiếu nguồn điện ổn định và chắc chắn. ĐIều này làm thui chột đi mong muốn đổi mới công nghệ của nhiều doanh nghiệp. - Thiếu một chính sách hỗ trợ của Nhà nước về khuyến khích đổi mới công nghệ hiện đại. - Do chính sách của Nhà nước tạo nên sự e ngại, thiếu tự tin quyết tâm đổi mới của chủ DNVVN. *Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp nhỏ bé bấp bênh: Khi sản xuất ra sản phẩm, cái khó của DNVVN là làm sao tiêu thụ được nó. Thị trường trong nước thì nhỏ bé, tràn ngập hàng ngoại với chất lượng khá, mẫu mã đa dạng, đẹp, giá rẻ do trốn thuế . Trong những năm qua một vài DNVVN do không cạnh tranh nổi đã phải giảm sản xuất, có khi dừng cả sản xuất. Những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm được giải thích bằng một vài lý do sau: - Chất lượng sản phẩm thấp, hình dáng mẫu mã kém hấp dẫn người mua. - Giá thành sản phẩm cao. - Khả năng tiếp thị kém. - Hàng hóa cạnh tranh thiếu lành mạnh do trốn thuế. - Luật pháp điều tiết thị trường chưa đồng bộ. - Sự hỗ trợ để sản phẩm của các DNVVN của Nhà nước xâm nhập thị trường nước ngoài còn yếu. * Trình độ và kỹ năng của người lao động: Gắn liền với trình độ công nghệ thấp của các DNVVN là trình độ lao động với tay nghề không cao. Trình độ tay nghề phổ biến của lao động trong toàn nền kinh tế quốc dân là thợ bậc 3/7. Ngoại trừ một số doanh nghiệp có khả năng trả lương cao nên thu hút được nhiều lao động có kỹ thuật còn lại hầu hết các DNVVN có lao động thấp hơn mức bình quân chung. Theo số liệu điều tra 74, 8% lao động trong các DNVVN chưa học hết lớp 10, chỉ có 5, 3% lao động trong các khu vực kinh tế quốc doanh là có trìng độ Đại học, 48, 2% số chủ DN không có bằng cấp(trong đó DN tư nhânlà 70, 5%, ở các công ty TNHH là26, 4%). ĐIều này được giải thích bằng một số nguyên nhân sau: -Đa số các DNVVN được thành lập mấy năm gần đây. -Quy mô nhỏ, khó khăn về tài chính để đầu tư nâng cao tay ngề cho phù hợp với nhu cầu sản xuất. -Không hoặc ít được sự hỗ trợ của Nhà Nước về đào tạo tay ngề và kĩ năng quản lý Doanh nghiệp. *Thiếu mặt bằng sản xuất : Đây cũng là một yếu tố quan trọng hạn chế sự phát triển của DNVVN. Khó khăn không chỉ ở sự chật hẹp địa bàn sản xuất mà còn ở cả thủ tục hành chính Nhà Nươc sản xuất liên quan tới đất đai, nhà cửa. Giá đất cao làm giả khả năng mở rộng sản xuất. Về chính sách vĩ mô của Nhà nước đối với loại hình DNVVN chưa thạt sự đầy đủ và mang tính trợ giúp. Thứ nhất, Nhà Nước chưa đưa ra một tieu chí thống nhất để định nghĩa DNVVN , tức là chưa xem loại hình DN này là mục tiêu quan tâm của Chính phủ. Thứ hai, Nhà Nước chưa có một chính sách vĩ mô mang tính chiến lược, tổng thể phát triển DNVVN . Thứ ba, về chính sách thuế của Nhà nước, tuy rằng mấy năm gần đây, chính sách thuế đã có nhiều thay đổi và phát triển nhưng nhìn chung còn chưa đồng bộ, bất hợp lý và chưa theo kịp nhu cầu phát triển của DNVVN . Thứ tư, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, hệ thống luật pháp chưa đầy đủ. Tất cả bốn yếu tố trên cùng là những yếu tố khách quan tạo khó khăn cho sự phát triển DNVVN. Nói tóm lại, khó khăn của DNVVN ở Việt Nam hiên nay là rất nhiều, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Nền tảng kinh tế xã hội đất nước, bản thân các doanh nghiệp do chính sách vĩ mô của Nhà Nước . III. Giải pháp tạo điều kiện phát triển DNVVN. Để DNVVN phát triển tương sứng với khả năng và vai trò của nó trong thời kì quá độ hiên nay, đòi hỏi phải có sự nỗ lực đồng bộ của cả hai phía:Bản thân DNVVN và Chính sách của Nhà Nước. Do vậy, các giải pháp đưa ra nhằm thúc đẩy sự phát triển DNVVN cũng phải xuất phát từ hai phía. 1-Giải pháp về phía doanh nghiệp: Các chủ DNVVN phải luôn biết rằng, Đất nước ta có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tuy nhiên, trữ lượng không nhiều, nằm rải rác khắp nơi rất khó khai thác với quy mô lớn. Mặt khác, nhân dân ta có truyền thống và kinh nghiêm trong việc sản xuất nhỏ do đó việc phát triển các loại hình DNVVN là rất phù hợp. Để phát triển DNVVN, nội bộ doanh nghiệp cần phải thực hiên tốt các giải pháp sau: -Đổi mới quản lý và tổ chức trong nội bộ DNVVN theo hướng: thiết thực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, gắn sản xuất với thị trường , tạo động lực phát triển. Đây là một nội dung quan trọng làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của DNVVN tronh cơ chế thị trường, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trường. -Vì quy mô doanh nghiệp là nhỏ do đó cần tinh giảm đến mức tối đa bộ máy quản lý của DNVVN, tập chung cho sản xuất với nguồn nhân lực hiệu quả nhất. Bộ máy quản lý càng nhỏ gọn, càng dễ quản lý, dễ hoạt động đặc biệt là càng chủ động, tự chủ. _Thực hiện triệt để khoán doanh thu, khoán thu nhập, khoán lương cho tổ, phân xưởng, người lao động. Gắn lợi ích của người lao động với hiệu quả làm việc của người lao động. Trong cơ chế thị trường, lợi ích của người lao động là mục tiêu hoạt động và làm việc của họ. -Nâng cao khả năng Marketing cho DNVVN. Hầu như tất cả các DNVVN hiên nay không chú ý đến công việc này. Đây là một yếu kém cần khắc phục ngay. Trong cơ chế thị trường, một Doanh nghiệp không làm tốt công tác Marketing coi như là sắp thất bại. Marketing làg cầu nối Doanh nghiẹpp với khach hàng. -Với quy mô nhỏ gọn doanh nghiệp luôn luộn phải tìm thị trường ngách cho mình nếu có thể. -Tiến hành liên doanh, liên kết nhằm tăng sức mạnh của doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. -Phải xây dựng cho mình một kế hoạch, chiến lược mang tính khả thi, làm kim chỉ nam cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp hoạt động không có chiến lược như người đi đêm không có đèn, rất dễ bị thất bại. -Cuối cùng, các chủ doanh nghiệp luôn luôn phải có ý thức tự trau dồi kiến thức về quản lý kinh tế, nang cao tay ngề cho người lao động. Tạo điều kiện tiếp xúc với công nghệ mới. DNVVN phải tiến hành đổi mới toàn diện đặc biệt là đổi mới công nghệ, theo kịp với tình hình thế giới và khu vực. 2-Giải pháp về phía Nhà nước: Thực tiễn đã chứng minh vai trò, vị trí quan trọng của các DNVVN trong nền kinh tế thị trường . Nhà nước phải có chính sách khuyến khích , hỗ trợ các DNVVN để phát huy hết mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó trong cơ chế thị trường . - Nhà nước cần hỗ trợ tài chính và tín dụng cho các DNVVN . Như chúng ta biết , vốn là vấn đề bức xúc nhất hiện nay đối với các DNVVN do đó ở tầm vĩ mô Nhà nước cần phải đẩy mạnh việc hình thành thị trường vốn phù hợp với yêucầu chuyển sang nền kinh tế thị trường , tạo thuận lợi cho việc vay và gửi tièn. Bao gồm các giải pháp như: + Thành lập hệ thống tín dụng thương mại đầy đủ. + Thành lập hệ thống tín dụng có tính chất hỗ trợ đối với DNVVN của Nhà nước như: ngân hàng đầu tư và phát triển hỗ trợ cho DNVVN vay với lãi xuất ưu đãi , bảo trợ đổi mới công nghệ thông qua trả chậm. . . . + Giảm lãi xuất cho vay của ngân hàng tới mức cần thiết để hỗ trợ tích cực hơn cho các DNVVN. + Cải tiến, đơn giản hơn nữa thủ tục vay vốn để sát thực với từng loại hình doanh nghiệp . + Hình thành những dự án, những chương trình tầm cỡ quốc gia nhằm gắn kết các DNVVN với nhau, qua đó Nhà nước gọi vốn đầu tư, hỗ trợ đầu tư có tập trung, có trọng điểm, tránh dàn trải. + Sửa đổi thuế suất và lệ phí đăng ký thành lập. . . . - Nhà nước phải tiếp tục nghiên cứu , sửa đổi những văn bản đã ban hành cho phù hợp với tình hình mới. Hệ thống luật pháp của nước ta hiện nay chưa rõ ràng, hay chồng chéo và chưa đầy đủ. Nhà nước ta hướng tới là Nhà nước pháp quyền do đó việc ban hành luật về DNVVN cũng rất quan trọng, Nhà nước phải xác định cho được các tiêu chí chuẩn để phân chia quy mô doanh nghiệp . Tiêu chí xác định DNVVN phải có tính pháp lý và được áp dụng trong cả nước trên tất cả các lĩnh vực. - Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ về đào tạo cho các DNVVN. Chính sách đào tạo cho DNVVN phải đồng bộ. Điều đó có nghĩa là hỗ trợ cả về việc đà tạo các nhà quản lý, đào tạo những người sẽ là nhà quản lý và đào tạo công nhân lao động cho các DNVVN. Như chúng ta đã biết, toàn bộ sứ mệnh của DNVVN nằm trong tay các nhà quản lý vì vậy đào tạo các nhà quản lý cho DNVVN là hết sức quan trọng. Ngoài ra còn phải phát hiện , đào tạo những người có khả năng nhưng chưa thành lập công ty để họ mạnh dạn bước vào thành lập và kinh doanh tốt. Cuối cùng, cần phải đào tạo lực lượng lao động hiện đang làm việc trong các DNVVN đa số là trình độ thủ công, chưa có trình độ chuyên môn kĩ thuật. Về mặt kinh phí đào tạo, bản thân các DNVVN không có đủ khả năng tài chính để tự mình đào tạo lao động cho chính mình. Điều đó đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của nhà nước . -Hình thành và phát triển các tổ chức quản lý nhà nước, tổ chức đại diện và tổ chức tư vấn để hỗ trợ, giúp đỡ, quản lý các DNVVN . DNVVN là một đối tượng quản lý, đối tượng này đa dạng về ngành nghề, hình thức sở hữu. . . Hiện nay DNVVN đang bị phân tán quản lý bởi nhiều đầu mối, có doanh nghiệp thuộc sự quản lý của địa phương, có doanh nghiệp thuộc sự quản lý của các cơ quan của trung ương, có doanh nghiệp chịu sự quản lý của các tổng công ty. . . Sự phân tán đầu mối đã gây ra tình trạng phan tán, chồng chéo, vừa nắm cái lẽ ra không cần năm , vừa buông những cái lẽ ra không được buông. . . Trong quá trình phát triển của DNVVN cần có sự giúp đỡ ở bên ngoài, cần có người bảo vệ quyền lợi và cần có người đại diên để nói lên tiếng nói chung của mình. -Tăng cường và đổi mới công tác quản lý của Nhà nước đối với DNVVN . -Tăng cường mối liên kết hỗ trợ giữa các doanh nghiệp lớn với các DNVVN bằng việc phát triển các hợp đồng phụ. -Mở rộng, tăng cường hệ thống dịch vụ thông tin kĩ thuật, dịch vụ tư vấn hộ trợ các DNVVN trong việc chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, tiếp cận thị trường vốn, tài chính, tín dụng, khai thác thị trường. . . -Nhà nước cần có những giải pháp tích cực trong nâng cao quan hệ quốc tế nhằm hộ trợ các DNVVN. Tạo mối quan hệ tôt đẹp với các nước trên thế giới để tìm ra thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận với khoa học công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là hỗ trợ vốn cho các DNVVN thông qua nguồn vốn ODA, tạo liên doanh, liên kết thông qua các hình thức thu hút vôn FDI. *Những kiến nghị trước mắt đối với Nhà nước nhằm hỗ trợ các DNVVN. Với mục tiêu nền kinh tế phát triển cao, là một nước công nghiệp trung bình vào năm 2020. Do đó, Đảng và Nhà nước kỳ vọng lớn vào nguồn lực trong nước, phát huy tối đa nguồn lực trong nước trong đó đòi hỏi sự đóng góp của DNVVN là lớn. Trước mắt, Nhà nước cần thực hiện một số công việc nhằm hỗ trợ các DNVVN ở 2 miền như sau: - Kiến nghị về khuôn khổ pháp lý và điều tiết của chính phủ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của DNVVN, bao gồm các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký, thủ tục xuất nhập khẩu, những yếu tố kìm hãm và hạn chế về mặt pháp lý. . . có ảnh hưởng đến DNVVN. - Hỗ trợ nâng cao năng lực của ít nhất hai tổ chức tư nhân hoặc quốc doanh ở hai miền nhằm cung câps các dịch vụ về thông tin công nghệ, cải tiến và phát triển công nghệ, hướng thị trường cho các DNVVN. - Hỗ trợ và nâng cao năng lực của ít nhất hai tổ chức đào tạo của Nhà nước hoặc tư nhân ở hai miền nhằm cung cấp các dịch vụ về đào tạo kỹ thuật, phù hợp và đáp ứng một cách có hệ thống nhu cầu của các DNVVN. - Hỗ trợ ít nhất hai tổ chức nhằm thúc đẩy các hợp đồng nhánh quan trọng giao cho các DNVVN (hợp đồng nhánh giữa các DNVVN với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài). - Hỗ trợ ít nhất hai tổ chức có năng lực ở hai miền giúp DNVVN địa phương chuẩn bị đầy đủ các dự án xin vay tín dụng ngân hàng và cũng có thể đề xuất các dự án thu hút đối tác liên doanh nước ngoài. - Hỗ trợ, tăng cường năng lực của các cơ quan Nhà nước có liên quan(như vụ công nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vụ nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. . . ) trong việc lập kế hoạch, điều phối chương trình phát triển DNVVN. Trên đây là những giải pháp ban đầu, có tính chất gợi mở cho việc nâng cao vai trò của DNVVN trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Kết luận Trong điều kiện hiện nay của đất nước,việc huy động mọi nguồn lực trong nước cũng như tranh thủ thời cơ quốc tế cho quá trinh Công nghiệp hoá, Hiên đại hoá là hết sức cáp bách. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Thực hiên CNH,HĐH đất nước dựa trên nguồn lực trong nước là chủ yếu, nguồn lực bên ngoài là quan trọng. Như vậy chúng ta cũng có thể phần nào thấy được vai trò to lớn của loại hình DNVVN trong thời kỳ hiện nay. Trong quá trình phát triển, đóng góp của DNVVN vào các vấn đề của đất nước không phải là nhỏ. Nó góp phần giải quyết các vấn đè bưc súc của xã hội ta hiện nay như giải quyết cộng ăn, việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.Tuy nhiên,thực tế đóng góp của DNVVN vẫn còn rất khiêm tốn, chưa sát với tiềm năng thực tế của nó. Phát triển DNVVN là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.Phát triển DNVVN đòi hỏi sự nỗ lực của từng doanh nghiệp và sự giúp đỡ nhiều mặt của Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế.Trong một thời gian không xa, em hy vọng rằng voí sự cố gắng đó, loại hình DNVVN sẽ phát triển tương xứng với tiềm năng thực sự cuả nó góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tài liệu tham khảo Tạp chí 1. Phát triển kinh tế. Số 80/97; 96/98; 98/98 2. Nghiên cứu lí luận. Số 12/96; 4/97; 1/99 3. Kinh tế và phát triển. Số 5/95; 7/95 4. Công nghiệp nhẹ. Số 12/94; 7/95; 9/95 5. Nghiên cứu kinh tế. Số 4/96; 1/99 6. Kinh tế Sài Gòn. Số 41/98; 42/98 7. Kinh tế và dự báo. Số 4/98 8. Thông tin lí luận. Số 5/98; 10/98 9. Công nghiệp. Số 16/96 Sách 1. Nhỏ là đẹp. Nxb Khoa học xã hội, 4/94 2. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế Nhật bản. Nxb Khoa học xã hội, 4/97 3. Đổi mới quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường. Nxb Chính trị quốc gia, 1995 4. Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp. Nxb Giáo dục, 1998 Mục lục Trang Phần I : Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ I. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ II. Sự cần thiết khách quan phát triển DNV&N 1. Lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1 Những lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2 Những bất lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ 2. Vai trò và tác động kinh tế- xã hội của DNV&N 3. Tính tất yếu khách quan của sự xuất hiện tồn tại và phát triển của DNV&N Phần II : Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền Kinh tế thị trường ở Việt Nam I. Những điều kiên kinh tế xã hội bảo đảm phát triển DNV&N ở Việt Nam hiên nay 1. Về thị trường 2. Về vốn tài chính 3. Về thiết bị - công nghệ 4. Về nhà xưởng, mặt bằng SX-KD và các kết cấu hạ tầng khác 5. Về kiến thức, năng lực quản lý của các chủ doanh nghiệp 6. Về tri thức và trình độ tay nghề của người lao động 7. Về khả năng tiếp cận thông tin và hệ thống thông tin 8. Về hệ thống chính sách và pháp luật của nhà nước 9. Về hệ thống tổ chức quản lý kiểm soát của Nhà nước và các thiết chế cộng đồng nông thôn II. Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam III. Những giải pháp nhằm phát triển DNV&N ở Việt Nam 1 1 4 4 4 5 5 7 10 10 10 10 11 11 12 12 13 13 14 15 17 17 18 18 19 20 20 21 21 26 1. Những giải pháp quản lý 1.1 Thiết lập hệ thống luật pháp và tổ chức quản lý DNV&N 1.2 Chính sách tài chính tín dụng 1.3 Chính sách thị trường và cạnh tranh 1.4 Chính sách xuất nhập khẩu 1.5 Chính sách về đầu tư & công nghệ 1.6 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực 2. Tổ chức điều hành các DNV&N Phần III : Kinh nghiệm phát triển và quản lý DNV&N Của một số nước trên thề giới 1. ấn Độ 2. In- đô-ne- xi-a : 3. Phi-lip-pin: 4. Hàn Quốc : 5. Xin-ga-po: 6. Nhật Bản: Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trướng ở Việt Nam.pdf