Luận văn Thanh tra cấp huyện – Từ thực tiễn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, hiệu lực, hiệu quả để đáp ứng các yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, vấn đề được đặt lên hàng đầu là phải cải cách nền hành chính Nhà nước. Cải cách nền hành chính Nhà nước trước hết là quản trị tốt nền hành chính, làm cho nền hành chính có năng lực, hiệu lực, hiệu quả, nhằm tác động trực tiếp vào các quá trình xã hội. Trong sự tác động này, hoạt động thanh tra giữ vai trò hết sức quan trọng. Vì công tác thanh tra là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước. Do đó, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra cấp huyện nói chung và thanh tra nhà nước huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk nói riêng là một đòi hỏi khách quan. Với đề tài “Thanh tra cấp huyện – Từ thực tiễn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk” tác giả đã giải quyết cơ bản mục đích, yêu cầu đặt ra của đề tài, hình thành cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra cấp huyện, các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. Qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình thực trạng pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện và về tổ chức và hoạt động thanh tra huyện Buôn Đôn, có thể thấy bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập: Một số quy định của pháp luật không còn phù hợp; số lượng cán bộ, công chức thanh tra cấp huyện rất hạn chế, khó có thể thực hiện tốt tất cả các nhiệm vụ của ngành Thanh tra; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Thanh tra cấp huyện chưa đáp ứng cao yêu cầu nhiệm vụ; sự can thiệp quá sâu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước vào tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra đã làm giảm tính chủ động, tính độc lập cần thiết của cơ quan thanh tra. Trong khi đó, pháp108 luật còn thiếu các quy định bảo đảm tính độc lập cho hoạt động thanh tra, nhất là hoạt động tác nghiệp của đoàn thanh tra, thanh tra viên. Cụ thể như Thủ trưởng cơ quan thanh tra không có thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra, kể cả quyền quyết định thanh tra đột xuất. Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên không được ra kết luận và không chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra. Tính công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra còn thấp Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền huyện Buôn Đôn đối với Thanh tra huyện. Thứ ba, đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên cơ quan Thanh tra huyện. Thứ tư, đổi mới hoạt động của Thanh tra huyện. Thứ năm, đảm bảo tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho hoạt động thanh tra. Thứ sáu, tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức. Thứ bảy, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động thanh tra. Hoàn thiện pháp luật thanh tra phải đặt trong tổng thể quá trình cải cách hành chính mà Nhà nước ta đang thực hiện và phải dựa trên quan điểm, mục109 tiêu phát triển ngành Thanh tra được xác định trong Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả tổ chức và hoạt động thanh tra huyện Buôn Đôn phải gắn liền với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của toàn ngành Thanh tra. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề và cần được tiến hành từng bước. Để làm được điều đó cần có sự quyết tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện và lãnh đạo Thanh tra huyện, đồng thời mỗi cán bộ, công chức cơ quan Thanh tra huyện phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tu dưỡng về đạo đức. Phát huy những kết quả đạt được sau hơn 70 năm hình thành và phát triển của ngành Thanh tra, ngành Thanh tra nói chung và Thanh tra huyện Buôn Đôn nói riêng chắc chắn sẽ ngày càng vững mạnh và có nhiều đóng góp cho đất nước trong công cuộc đổi mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

pdf128 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thanh tra cấp huyện – Từ thực tiễn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hen thƣởng ngƣời tố cáo: Luật Tố cáo cũng đã quy định về khen thƣởng ngƣời tố cáo nhƣng mức khen thƣởng đối với cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo chƣa tƣơng xứng với công sức, trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu để phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt mức khen thƣởng đối với tố cáo hành vi tham nhũng đƣợc quy định tại Thông tƣ liên tịch số 03/2011/TTLT-BNV-TTCP ngày 6/5/2011 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ. Pháp luật cũng cần phải điều chỉnh mức khen thƣởng đảm bảo khuyến khích ngƣời dân phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. 91 Thứ chín, về vấn đề xử lý hành vi vi phạm pháp luật tố cáo: Việc xử lý hành vi vi phạm các quy định pháp luật về tố cáo theo quy định tại Điều 46, 47 và Điều 48 Luật Tố cáo năm 2011 còn gặp nhiều khó khăn. Pháp luật hiện nay còn thiếu các quy định cụ thể về việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực tố cáo. Vì vậy, các cơ quan còn lúng túng, khó khăn khi xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định pháp luật về tố cáo. Trong thời gian tới, Chính phủ cần ban hành Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo làm cơ sở đấu tranh, xử lý những trƣờng hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, nhất là đối với các đối tƣợng lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối an ninh trật tự, xúc phạm cán bộ, công chức, ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc. 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng Luật phòng, chống tham nhũng đƣợc Quốc hội khóa XI thông qua năm 2005 và đã qua hai lần sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên Luật Phòng, chống tham nhũng vẫn còn không ít những bất cập và là một trong những nguyên nhân dẫn đến “tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta” [1, tr.1]. Do vậy, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng là một yêu cầu tất yếu khách quan, nhằm đảm bảo cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả. Thứ nhất, quy định về hành vi tham nhũng trong Luật Phòng, chống tham nhũng chƣa đồng bộ với các quy định về tội phạm về tham nhũng và các tội phạm về chức vụ trong Bộ luật hình sự năm 2015 [31], dẫn đến hiệu quả 92 xử lý tham nhũng còn hạn chế. Do vậy cần quy định các hành vi tham nhũng đồng bộ với các quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015. Thứ hai, cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng đối với các hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ngoài khu vực Nhà nƣớc. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo hƣớng làm rõ loại thông tin công bố, công khai; loại thông tin cung cấp theo yêu cầu trong ngành, lĩnh vực; phƣơng thức, phạm vi, thời gian công bố, công khai; mở rộng nội dung thông tin cung cấp theo yêu cầu, trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin và trách nhiệm cung cấp thông tin. Đối với công khai, minh bạch trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị ngoài khu vực Nhà nƣớc, quy định việc công khai các thông tin có tác động đến hoạt động quản lý nhà nƣớc; quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, đối tác hoặc ngƣời lao động. Thứ tƣ, cần có quy định về chế độ họp báo, phát ngôn cung cấp thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng; quy định cụ thể quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. Thứ năm, để phòng ngừa tham nhũng trong nội bộ các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cần đƣa vào Luật Phòng, chống tham nhũng quy định về chuyển đổi vị trí công tác nhƣ: Chức danh phải chuyển đổi, lĩnh vực, ngành nghề định kỳ phải chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi Thứ sáu, tiếp tục hoàn thiện và quy định mới về minh bạch tài sản, thu nhập nhằm kiểm soát biến động tài sản, thu nhập theo hƣớng cân nhắc thu hẹp phạm vi đối tƣợng có nghĩa vụ kê khai, mở rộng diện tài sản, thu nhập phải kê khai, hình thức công khai bản kê khai; quy định việc cơ quan có thẩm quyền định kỳ tiến hành xác minh tài sản, thu nhập; trình tự, thủ tục tiến hành xác 93 minh và kết quả xác minh tài sản, thu nhập; quy định các biện pháp kiểm soát thu nhập. Thứ bảy, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử trong phát hiện tham nhũng, đặc biệt quy định về việc chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra nhằm đảm bảo tính kịp thời; quy định phƣơng thức phối hợp giữa cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán với các cơ quan điều tra, kiểm sát ngay trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm nhằm xử lý nhanh chóng vụ việc; quy định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn của cơ quan có thẩm quyền nhằm tránh tẩu tán tài sản hoặc xóa dấu vết vi phạm; quy định về kiểm tra, thanh tra các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; việc công khai kết luận, quyết định xử lý trong kiểm tra, thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng 3.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk 3.3.1. Tính tất yếu khách quan của việc nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn Thứ nhất, tình hình kinh tế - xã hội huyện Buôn Đôn hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, thách thức nhƣ: Nền kinh tế của huyện tăng trƣởng chậm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ; là huyện nông nghiệp nhƣng đất đai cằn cõi, đời sống của một bộ phận nhân dân rất khó khăn do thiếu đất sản xuất; tranh chấp, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân và giữa nhân dân với các công ty thủy điện trên địa bàn chƣa có dấu hiệu dừng lại, đang còn diễn biến phức tạp; tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, thiếu việc làm cho lao động nông thôn, đền bù giải tỏa đang là những bức xúc trong nhân nhân. Thứ hai, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện mặc d đã đƣợc giữ vững ổn định, nhƣng vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố có 94 thể gây bất ổn; “An ninh nông thôn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; tội phạm hình sự, tai nạn giao thông và tai, tệ nạn xã hội còn xảy ra nhiều” [10, tr.12]. Thứ ba, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tuy đã đƣơc củng cố, kiện toàn, nhƣng chất lƣợng, hiệu quả hoạt động chƣa cao, nhất là ở các xã. “Hiệu lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của ủy ban nhân dân các cấp trên một số lĩnh vực chưa cao. Công tác tham mưu quản lý nhà nước của một số phòng ban, đơn vị còn nhiều bất cập. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính tuy có chuyển biến, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn tình trạng gây phiền hà cho nhân dân” [10, tr.13] Thứ tƣ, “một bộ phận cán bộ đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, thiếu tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng không nghiêm, dẫn đến vi phạm phải thi hành kỷ luật” [10, tr.13]. Thứ năm, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách của không ít cán bộ, công chức, viên chức chƣa tốt, còn vi phạm trong hoạt động chi tiêu, sử dụng ngân sách Nhà nƣớc, Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn trong những năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm; hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu góp phần quan trọng trong quản lý nhà nƣớc. “Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc chưa kịp thời, không dứt điểm, còn biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; trong quá trình giải quyết một số vụ việc chưa chú trọng đối thoại với nhân dân, kết luận và kiến nghị thiếu tính khả thi, chỉ đạo thực hiện kết luận sau thanh tra chưa nghiêm túc” [10, tr.12]. Xuất phát từ thực trạng nêu trên và từ vị trí, vai trò của Thanh tra cấp huyện, nên việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của Thanh tra huyện Buôn 95 Đôn để đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay là một đòi hỏi có tính tất yếu khách quan. 3.3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk 3.3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền huyện Buôn Đôn đối với Thanh tra huyện Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “Thanh tra là tai mắt của trên”. “Trên” trong cụm từ “tai mắt của trên” đƣợc hiểu là lãnh đạo tổ chức đảng các cấp, lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp. “Trên” là chủ thể lãnh đạo, chủ thể quản lý. “Thanh tra đóng vai trò như một bộ phận cấu thành công tác lãnh đạo, một bộ phận hợp thành công tác quản lý nhà nước, thu nhận và xử lý thông tin phản hồi phục vụ chủ thể lãnh đạo, quản lý” [42, tr.22]. Do vậy, trong hoạt động của mình Thanh tra rất cần sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành, định hƣớng của lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp. Thanh tra huyện Buôn Đôn cũng vậy, để tổ chức và hoạt động tốt, đảm bảo có hiệu lực, hiệu quả, rất cần sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, sự định hƣớng, điều hành đúng đắn của Ủy ban nhân dân huyện, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động thanh tra đúng định hƣớng, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phƣơng. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền huyện đối với Thanh tra huyện là yêu cầu khách quan, thiết yếu. Để lãnh đạo, chỉ đạo tốt, cấp ủy huyện cần có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền huyện đối với hoạt động thanh tra của Thanh tra huyện chỉ mang tính định hƣớng chung, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thanh tra, không can thiệp quá sâu vào 96 hoạt động thanh tra của cơ quan Thanh tra huyện. Vì mặc dù Thanh tra cấp huyện là cơ quan tham mƣu, giúp việc cho thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp huyện, nhƣng trong hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật. Khoản 1 Điều 7 Luật Thanh tra 2010 quy định nguyên tắc hoạt động thanh tra là “Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời” [28, tr.10]. 3.3.2.2. Đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên cơ quan Thanh tra huyện Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra huyện Buôn Đôn đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Cán bộ thanh tra nếu chỉ có chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức thì vẫn chƣa đủ, mà đòi hỏi cán bộ thanh tra còn phải có bản lĩnh nghề nghiệp, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau, phải có năng lực phân tích, tổng hợp vấn đề, có khả năng phối hợp tốt trong công tác, cũng nhƣ có thể độc lập trong nghiên cứu và tiến hành thực thi nhiệm vụ. Ngoài ra, cán bộ thanh tra phải thƣờng xuyên cập nhật và nắm vững chủ trƣơng của Đảng, những chính sách, pháp luật mới trên tất cả các lĩnh vực, có kiến thức và ứng dụng đƣợc khoa học công nghệ trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Với những đòi hỏi mang tính khách quan này, đội ngũ cán bộ, thanh tra viên trong hệ thống Thanh tra nhà nƣớc nói chung, đội ngũ cán bộ, thanh tra viên của Thanh tra huyện Buôn Đôn nói riêng còn rất nhiều hạn chế, thiếu về số lƣợng và hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, chƣa đáp ứng đƣợc mục đích, yêu cầu của hoạt động thanh tra hành chính. Do vậy, để đáp ứng các yêu cầu của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, thanh tra viên cần 97 phải làm tốt việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, thanh tra viên theo hƣớng sau: Thứ nhất, quan tâm làm tốt khâu tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức làm việc ở cơ quan thanh tra. Việc tuyển dụng ngƣời vào cơ quan thanh tra nên chọn phƣơng thức điều động cán bộ, công chức (đủ tiêu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ, có trình độ, năng lực công tác tốt) đã có nhiều năm công tác ở các cơ quan đơn vị khác nhƣ Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, phòng Tài chính và Kế hoạch, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, phòng Tƣ pháp huyện, hạn chế tuyển dụng sinh viên mới ra trƣờng vào cơ quan thanh tra, vì số lƣợng cán bộ cơ quan Thanh tra huyện rất ít, nên đòi hỏi mọi cán bộ, cho d mới đƣợc tuyển dụng, điều động hay bổ nhiệm đều đòi hỏi phải đảm đƣơng công việc đƣợc ngay, trong khi đó chắc chắn cán bộ đƣợc tuyển dụng là sinh viên mới ra trƣờng sẽ phải mất vài năm để tiếp cận, để làm quen với công việc. Thực tiễn Thanh tra huyện Buôn Đôn đã từng xảy ra trƣờng hợp c ng một thời điểm có 02 cán bộ đƣợc tuyển dụng là sinh viên mới tốt nghiệp đại học, nên đã ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra huyện. Thứ hai, nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ, công chức thanh tra. Trình độ và nghiệp vụ của cán bộ, công chức thanh tra có ảnh hƣớng lớn đến hiệu quả hoạt động thanh tra. Nếu trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức này cao thì góp phần quan trọng có tính quyết định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra. Ngƣợc lại, nếu trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra thấp thì làm cho hiệu quả hoạt động thanh tra không đạt đƣợc mục đích. Vì vậy, nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ, công chức thực hiện thanh tra là một giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra. 98 Nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ, công chức thực hiện thanh tra cần đƣợc sự quan tâm của cả hai phía: nhà nƣớc và cán bộ, công chức thực hiện thanh tra. Cấp ủy, chính quyền huyện cần quan tâm nhiều hơn nữa việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thanh tra dƣới nhiều hình thức khác nhau: Ngắn hạn, dài hạn. Trong đó cần quan tâm đào tạo và bồi dƣỡng các kiến thức tổng hợp và chuyên sâu ở một số ngành, lĩnh vực, những phƣơng pháp, kỹ năng “mềm” cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên. Thực tế ở huyện Buôn Đôn, việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thanh tra mới chỉ chú trọng đến việc bồi dƣỡng kiến thức pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và nghiệp vụ về hoạt động thanh tra, chứ chƣa chú trọng đến việc cử cán bộ thanh tra đi đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, tự mỗi cán bộ, công chức thanh tra phải luôn luôn tự nâng cao trình độ của bản thân mình về chuyên môn đã đƣợc đào tạo và không ngừng học hỏi, lĩnh hội kiến thức chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác thì mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra. Thứ ba, kiện toàn đội ngũ cán bộ cơ quan Thanh tra, trong đó trƣớc hết tăng thêm biên chế cho Thanh tra huyện từ 01 đến 02 ngƣời so với hiện nay, đảm bảo đáp ứng đƣợc mục tiêu của Chiến lƣợc phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2015, đó là “Xây dựng ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế” [39, tr.3]. Thực tế đội ngũ cán bộ Thanh tra huyện hiện nay tuy đều có trình độ chuyên môn đảm bảo quy định, song sự am hiểu về nghiệp vụ thanh tra, về kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo còn rất hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu 99 nhiệm vụ. C ng với việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên, Ủy ban nhân dân huyện cần phải tăng biên chế cho cơ quan Thanh tra huyện, vì với số lƣợng biên chế hiện nay không thể thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao trên tất cả các lĩnh vực công tác của ngành Thanh tra. Thứ tƣ, nâng cao đạo đức và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức Thanh tra huyện Bên cạnh trình độ và nghiệp vụ, cán bộ công chức thực hiện thanh tra cần phải có đạo đức và trách nhiệm công vụ để định hƣớng lƣơng tâm, hành vi khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu cán bộ, công chức thực hiện thanh tra không có đạo đức và tinh thần trách nhiệm thấp thì rất dễ thực hiện những hành vi bị pháp luật ngăn cấm nhƣ: sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tƣợng thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật; bao che cho ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật...Vì vậy, nâng cao đạo đức và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức thực hiện thanh tra là một giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra. Để thực hiện điều này, về phía Nhà nƣớc cần thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức thực hiện thanh tra về những hành vi bị ngăn cấm, những hành vi cần phải thực hiện đúng đắn và có hiệu quả; đồng thời nhà nƣớc cũng cần xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật và thiếu trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ của cán bộ, công chức thực hiện thanh tra. Về phía cán bộ, công chức thực hiện thanh tra cần tự rèn luyện bản thân để nâng cao đạo đức và trách nhiệm công vụ. Thứ năm, tăng cƣờng kiểm tra giám sát cán bộ làm thanh tra và các đoàn thanh tra, xử lý nghiêm minh cán bộ thanh tra vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi công vụ. 100 Mặc dù trong những năm gần đây, Thanh tra huyện không có cán bộ, công chức nào vi phạm phải bị xử lý kỷ luật, nhƣng trong tình hình hiện nay khi mà những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng, mang lại sự coi trọng vật chất, coi trọng đồng tiền dẫn đến sự tha hóa về đạo đức, trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, thanh tra viên, tạo ra sự móc ngoặc, thông đồng, lơ là trong hoạt động công vụ với mục đích trục lợi, đặc biệt là nạn hối lộ, tham nhũng thì việc tăng cƣờng kiểm tra, giám sát cán bộ làm thanh tra, các đoàn thanh tra là nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm của cán bộ thanh tra, đồng thời cũng kịp thời phát hiện sai phạm của cán bộ thanh tra để chấn chỉnh, xử lý. 3.3.2.3. Đổi mới hoạt động của Thanh tra huyện Từ thực tiễn Thanh tra huyện Buôn Đôn hiện nay còn rất nhiều hạn chế trong hoạt động. Do vậy, đổi mới hoạt động của Thanh tra huyện là rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra. Việc đổi mới cần tập trung theo những hƣớng sau: Thứ nhất, tập trung mạnh vào việc thực hiện chức năng giám sát hành chính, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Trƣởng phòng, các Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thông qua hoạt động thanh tra nhằm xác định trách nhiệm của thủ trƣởng cơ quan quản lý cấp xã trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ; xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc để xảy ra các sai phạm; phát hiện sơ hở trong chính sách, yếu kém trong quản lý, từ đó có kiến nghị, sửa đổi, bổ sung hoặc khắc phục. Thứ hai, xây dựng kế hoạch và tiến hành thanh tra cần có trọng tâm, trọng điểm, xác định nội dung, đối tƣợng chính xác, tập trung vào những vấn đề nổi cộm, bức xúc đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm để vừa góp phần làm ổn định tình hình, vừa kịp thời xử lý những sai phạm. Trong công tác giải quyết 101 khiếu nại, tố cáo cần tăng cƣờng đối thoại với nhân dân, lắng nghe các kiến nghị, phản ánh của công dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của dân phải kịp thời, đúng pháp luật và phải thực sự công tâm. Thứ ba, việc thành lập Đoàn Thanh tra, đặc biệt là Trƣởng Đoàn phải lựa chọn ngƣời có đủ năng lực và có chuyên môn về nội dung thanh tra. Hoạt động của Đoàn thanh tra phải đảm bảo các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra. Kết quả thanh tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, đúng pháp luật. Ngƣời ra quyết định thanh tra, Trƣởng đoàn thanh tra cần có quyết định xử lý chính xác, kịp thời, đúng pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý kịp thời ngay trong quá trình thanh tra và sau khi kết thúc thanh tra, tránh lệ thuộc vào ý kiến của các cơ quan nhà nƣớc khác. Thứ tƣ, nâng cao chất lƣợng báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra. Nội dung báo cáo và kết luận cần cụ thể, rõ ràng, có trọng tâm và phải nêu bật đƣợc tính chất mức độ sai phạm, hậu quả do sai phạm gây ra, nguyên nhân và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Trên cơ sở đó kiến nghị xử lý sai phạm chính xác, đúng pháp luật. Thứ năm, các thành viên Đoàn thanh tra phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật, không để ảnh hƣởng hay chịu bất cứ tác động nào cho d đó là của ngƣời đứng đầu cơ quan quản lý nhà nƣớc. Để thành viên Đoàn thanh tra trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của Đoàn thanh tra chỉ tuân theo pháp luật, ngoài việc đòi hỏi thành viên Đoàn thanh tra phải có bản lĩnh nghề nghiệp, tƣ cách, phẩm chất đạo đức tốt, rất cần ngƣời đứng đầu cơ quan quản lý nhà nƣớc không đƣợc can thiệp vào các hoạt động nghiệp vụ của Đoàn thanh tra. Thứ sáu, cần tăng cƣờng công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Tính hiệu lực, hiệu quả của cuộc thanh tra 102 phụ thuộc nhiều vào kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra. Vì nếu cuộc thanh tra chỉ dừng ở mức độ phát hiện và kết luận, kiến nghị thì hiệu quả của cuộc thanh tra đạt đƣợc rất hạn chế. Để kết luận, kiến nghị thanh tra đi vào cuộc sống thì việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra phải đƣợc quan tâm đúng mức. Thông thƣờng sau khi kết thúc thanh tra thì Đoàn thanh tra hết nhiệm vụ, nên việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị không đƣợc theo dõi một cách thƣờng xuyên, chặt chẽ, do đó không theo sát đƣợc việc đối tƣợng thanh tra có thực hiện hay không hoặc thực hiện ở mức độ nào, nghiêm túc hay không nghiêm túc... để kịp thời có biện pháp đảm bảo kết luận, kiến nghị đƣợc thi hành đúng. Để thực hiện tốt công tác này, ngƣời đứng đầu cơ quan Thanh tra huyện là Chánh Thanh tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phải đề cao vai trò trách nhiệm, kiên quyết chỉ đạo mạnh mẽ các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra và có biện pháp xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng quy định theo kết luận, kiến nghị sau thanh tra. 3.3.2.4. Đảm bảo tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho hoạt động thanh tra Đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện là quá trình đổi mới về tổ chức bộ máy, bổ sung tăng cƣờng đội ngũ cán bộ, công chức và xây dựng cơ sở vật chất, phƣơng tiện, điều kiện làm việc nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ, khối lƣợng công việc mà Thanh tra huyện đang đảm nhiệm là rất nặng nề, nên việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện và điều kiện làm việc khác không những là nội dung mà còn là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết đƣợc gắn liền với quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra. Vì vậy, công tác xây dựng cơ sở vật chất, 103 trang thiết bị, phƣơng tiện và điều kiện làm việc cho hoạt động thanh tra cần phải thực hiện theo hƣớng sau: Một là, tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhƣ xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm máy vi tính, máy phô tô, máy in ., đảm bảo đủ cho cán bộ thanh tra để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hai là, trong phân bổ kinh phí hoạt động hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện cần có sự quan tâm ƣu đãi nhất định cho Thanh tra huyện, vì tính chất của hoạt động thanh tra là rất khó khăn, phức tạp, phải thƣờng xuyên đi cơ sở để thẩm tra, xác minh, trƣng cầu giám định. 3.3.2.5. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” [26, tr.8]. Để có đƣợc "Nhà nƣớc pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân" ở nƣớc ta hiện nay, một trong những điều rất quan trọng là phải “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân” [8, tr.143]. Đó là những cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trƣờng của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tƣởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đó là những cán bộ, công chức có ý thức và năng lực đấu tranh bảo vệ quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, nắm vững chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc. Để quản lý đƣợc Nhà nƣớc và xã hội bằng pháp luật theo tiêu chí của một nhà nƣớc pháp quyền, cán bộ, công chức phải đƣợc trang bị đầy đủ, kịp thời kiến thức về nhà nƣớc và pháp luật. Vì đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò, chức năng rất quan trọng, là lực lƣợng nòng cốt thực hiện và áp dụng pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực 104 hiện pháp luật. Cán bộ, công chức là nhân tố quyết định chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, cán bộ, công chức phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn, trong đó tiêu chuẩn về trình độ, kiến thức, hiểu biết pháp luật có tầm quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay. Cán bộ, công chức phải có kiến thức pháp luật, hiểu biết đầy đủ về pháp luật và phải biết vận dụng đúng đắn pháp luật để giải quyết tốt công việc đƣợc giao. Điều đó chỉ có thể đạt đƣợc bằng con đƣờng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức. Thực tiễn ở huyện Buôn Đôn, qua công tác thanh tra nhận thấy: Còn một bộ phận cán bộ, công chức hiểu biết pháp luật rất sơ sài, hời hợt, nên việc chấp hành pháp luật, việc áp dụng pháp luật chƣa tốt, thậm chí vi phạm pháp luật. Có không ít trƣờng hợp vi phạm pháp luật, nhƣng không nhận thức đƣợc rằng mình đã làm sai, đã vi phạm pháp luật vì chƣa nắm vững kiến thức về nhà nƣớc và pháp luật. Điều này phần nào ảnh hƣởng đến hoạt động thanh tra của Thanh tra huyện. Do vậy, thƣờng xuyên phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, trong đó chú trọng pháp luật về thanh tra, pháp luật khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc, trong đó có thanh tra. 3.3.2.6. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động thanh tra Trong toàn bộ hoạt động quản lý nói chung, hoạt động thanh tra nói riêng, việc ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật trở thành yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ. Trong tiến trình đổi mới hoạt động Thanh tra huyện Buôn Đôn không thể không đề cập đến vấn đề ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động thanh tra. Bởi vì: 105 Dù là Thanh tra cấp huyện, nhƣng phạm vi hoạt động thanh tra cũng rất rộng; nội dung thanh tra đa dạng, phức tạp, bao gồm tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; đối tƣợng thanh tra có xu hƣớng ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và phƣơng tiện hiện đại để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy hoạt động thanh tra luôn đòi hỏi ngƣời cán bộ thanh tra không chỉ có bản lĩnh chính trị vững vàng mà còn phải tinh thông về nghiệp vụ, về kiến thức pháp luật, có trình độ khoa học, kỹ thuật, đủ khả năng ứng dụng tri thức khoa học, sử dụng đƣợc những phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại vào giải quyết những vấn đề mà thực tiễn hoạt động thanh tra đặt ra. Một trong những nguyên tắc trong hoạt động thanh tra là phải bảo đảm chính xác, khách quan, kịp thời. Do vậy, việc ứng dụng tốt các thành tựu khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra sẽ giúp cho việc lƣu trữ, bảo vệ hồ sơ, tài liệu thanh tra một cách khoa học, dễ tra cứu, sử dụng, góp phần quan trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, phục vụ tốt hơn yêu cầu của công tác quản lý. Kết luận Chƣơng 3 Từ cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra cấp huyện, thực tiễn tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, chƣơng này đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra, đặc biệt là về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện, nâng cao chất lƣợng hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn. Đó là: Hoàn thiện pháp luật về thanh tra; pháp luật khiếu nại, tố cáo và pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền huyện Buôn Đôn đối với Thanh tra huyện; đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra; nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, 106 thanh tra viên cơ quan Thanh tra huyện; đổi mới hoạt động của Thanh tra huyện; đảm bảo tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho hoạt động thanh tra; tăng cƣờng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức; ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động thanh tra. 107 KẾT LUẬN Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cƣơng, năng động, hiệu lực, hiệu quả để đáp ứng các yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, vấn đề đƣợc đặt lên hàng đầu là phải cải cách nền hành chính Nhà nƣớc. Cải cách nền hành chính Nhà nƣớc trƣớc hết là quản trị tốt nền hành chính, làm cho nền hành chính có năng lực, hiệu lực, hiệu quả, nhằm tác động trực tiếp vào các quá trình xã hội. Trong sự tác động này, hoạt động thanh tra giữ vai trò hết sức quan trọng. Vì công tác thanh tra là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nƣớc. Do đó, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra cấp huyện nói chung và thanh tra nhà nƣớc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk nói riêng là một đòi hỏi khách quan. Với đề tài “Thanh tra cấp huyện – Từ thực tiễn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk” tác giả đã giải quyết cơ bản mục đích, yêu cầu đặt ra của đề tài, hình thành cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra cấp huyện, các giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. Qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình thực trạng pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện và về tổ chức và hoạt động thanh tra huyện Buôn Đôn, có thể thấy bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập: Một số quy định của pháp luật không còn phù hợp; số lƣợng cán bộ, công chức thanh tra cấp huyện rất hạn chế, khó có thể thực hiện tốt tất cả các nhiệm vụ của ngành Thanh tra; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Thanh tra cấp huyện chƣa đáp ứng cao yêu cầu nhiệm vụ; sự can thiệp quá sâu của thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc vào tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra đã làm giảm tính chủ động, tính độc lập cần thiết của cơ quan thanh tra. Trong khi đó, pháp 108 luật còn thiếu các quy định bảo đảm tính độc lập cho hoạt động thanh tra, nhất là hoạt động tác nghiệp của đoàn thanh tra, thanh tra viên. Cụ thể nhƣ Thủ trƣởng cơ quan thanh tra không có thẩm quyền phê duyệt chƣơng trình, kế hoạch thanh tra, kể cả quyền quyết định thanh tra đột xuất. Trƣởng đoàn thanh tra, thanh tra viên không đƣợc ra kết luận và không chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra. Tính công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra còn thấp Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thứ hai, tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền huyện Buôn Đôn đối với Thanh tra huyện. Thứ ba, đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra; nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên cơ quan Thanh tra huyện. Thứ tƣ, đổi mới hoạt động của Thanh tra huyện. Thứ năm, đảm bảo tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho hoạt động thanh tra. Thứ sáu, tăng cƣờng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức. Thứ bảy, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động thanh tra. Hoàn thiện pháp luật thanh tra phải đặt trong tổng thể quá trình cải cách hành chính mà Nhà nƣớc ta đang thực hiện và phải dựa trên quan điểm, mục 109 tiêu phát triển ngành Thanh tra đƣợc xác định trong Chiến lƣợc phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đổi mới, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả tổ chức và hoạt động thanh tra huyện Buôn Đôn phải gắn liền với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của toàn ngành Thanh tra. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề và cần đƣợc tiến hành từng bƣớc. Để làm đƣợc điều đó cần có sự quyết tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện và lãnh đạo Thanh tra huyện, đồng thời mỗi cán bộ, công chức cơ quan Thanh tra huyện phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tu dƣỡng về đạo đức. Phát huy những kết quả đạt đƣợc sau hơn 70 năm hình thành và phát triển của ngành Thanh tra, ngành Thanh tra nói chung và Thanh tra huyện Buôn Đôn nói riêng chắc chắn sẽ ngày càng vững mạnh và có nhiều đóng góp cho đất nƣớc trong công cuộc đổi mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị (2015), Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07 tháng 12 năm 2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Hà Nội. 2. Chính phủ (2011), Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra, Hà Nội. 3. Chính phủ (2011), Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 quy định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Hà Nội. 4. Chính phủ (2012), Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo, Hà Nội. 5. Chính phủ (2005), Nghị định số 41/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Hà Nội. 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945), Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời số 64 ngày 23 tháng 11 năm 1945, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội. 10. Đảng bộ huyện Buôn Đôn (2015), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Buôn Đôn khóa IV, trình Đại hội lần thứ V Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đăk Lăk. 11. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 10, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Học viện hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 13. Hội đồng Nhà nƣớc (1990), Pháp lệnh Thanh tra, Hà Nội. 111 14. Hội đồng bộ trƣởng (1984), Nghị quyết số 26-HĐBT ngày 15 tháng 02 năm 1984 về việc tăng cường tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu lực thanh tra, Hà Nội. 15. Linh Nga Niê Kdăm (2003), Luật tục các dân tộc bản địa Buôn Đôn với vấn đề môi trường, Tạp chí hoạt động khoa học, số 11/2003, Hà Nội. 16. Mai Văn Duẫn (2016), “Luật Tố cáo: Một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22/2016, Hà Nội. 17. Ngô Tiến Dũng (2003), Vườn Quốc gia Yok Đôn và các giá trị bảo tồn, Tạp chí hoạt động khoa học, số 11/2003, Hà Nội. 18. Nguyễn Nhƣ Ý (2008), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Thế Kỳ (1994), Từ điển pháp luật Anh – Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Nguyễn Quốc Việt (1986), Thuật ngữ pháp lý phổ thông, Nhà xuất bản pháp lý, Hà Nội. 21. Nguyễn Tuấn Khanh (2010), “Cơ sở xác định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 22. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội. 23. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội. 24. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 25. Quốc hội (1992, 2001), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Đã được sửa đổi bổ sung năm 2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Quốc hội (2004), Luật Thanh tra, Hà Nội. 112 28. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Quốc hội (2011), Luật khiếu nại, Hà Nội. 30. Quốc hội (2011), Luật tố cáo, Hà Nội. 31. Quốc hội (2005, 2007, 2012), Luật phòng, chống tham nhũng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Thanh tra Nhà nƣớc (1991), Kỷ yếu Bác Hồ với Thanh tra, Nxb Thống kê, Hà Nội. 33. Thanh tra huyện Buôn Đôn (2011), Báo cáo kết quả công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ năm 2012, Đăk Lăk. 34. Thanh tra huyện Buôn Đôn (2012), Báo cáo kết quả công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng năm 2012; phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, Đăk Lăk. 35. Thanh tra huyện Buôn Đôn (2013), Báo cáo kết quả công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng năm 2013; phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Đăk Lăk. 36. Thanh tra huyện Buôn Đôn (2014), Báo cáo kết quả công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng năm 2014; phương hướng, nhiệm vụ năm 201, Đăk Lăk. 37. Thanh tra huyện Buôn Đôn (2015), Báo cáo kết quả công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng năm 2015; phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, Đăk Lăk. 38. Thanh tra huyện Buôn Đôn (2016), Báo cáo kết quả công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng năm 2016; phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, Đăk Lăk. 39. Thủ tƣớng Chính phủ (2015), Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2015 về việc ban hành Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 40. Trần Đức Lƣợng (2002), Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước - Đề tài khoa học cấp nhà nước, Hà Nội. 113 41. Trần Văn Truyền (2007), “Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – Luận cứ khoa học phục vụ sửa đổi Luật thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh tra” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 42. Trƣờng Cán bộ Thanh tra (2015), Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên, phần 1 – Kiến thức chung, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 43. Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn (2011), Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo năm 2011, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2012, Đăk Lăk. 44. Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn (2012), Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2013, Đăk Lăk. 45. Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn (2013), Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2014, Đăk Lăk. 46. Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn (2014), Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2015, Đăk Lăk. 47. Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn (2015), Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2016, Đăk Lăk. 48. Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn (2016), Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017, Đăk Lăk. 49. Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn (2015), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Đăk Lăk. 50. V.I Lênin (1978), Lênin toàn tập, tập 31, Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcơva, tr.34. 51. Viện ngôn ngữ học (2016), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 114 PHỤ LỤC 01 MẪU SỐ 04 - TTr (Ban hành kèm theo Thông tư số 05 /2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ) (1) .. (2) .. Số: /QĐ - ..(3) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc .,ngày.tháng..năm..... QUYẾT ĐỊNH Về việc thanh tra...................................(4) .......(5) Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra; Căn Cứ...(6); Căn cứ ...(7); Căn cứ ...(8); Xét đề nghị của...(9), QUYẾT ĐỊNH: Điều1. Thanh tra ...(10); Thời kỳ thanh tra: Thời hạn thanh tra là. ngày, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra. Điều 2. Thành lập Đoàn thanh tra, gồm các ông (bà) có tên sau đây: 1......... Trƣởng đoàn; 2. .. Phó Trƣởng đoàn (nếu có); 115 3. ........ thành viên; ... Điều 3. Đoàn thanh tra có nhiệm vụ ..................................................(11) Giao cho (9) chỉ đạo, theo dõi, giúp (5) xử lý hoặc trình (5) xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của Đoàn thanh tra. Điều 4. Các ông (bà) có tên tại Điều 2, (9), (12), (13) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - (1); - Nhƣ Điều 4; - Lƣu: ..(5) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có). (2) Tên cơ quan ra quyết định thanh tra. (3) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định thanh tra. (4) Tên cuộc thanh tra. (5) Chức danh của người ra quyết định thanh tra. (6) Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (nếu có). (7) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ra quyết định thanh tra. (8) Kế hoạch thanh tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với thanh tra theo kế hoạch); tên văn bản chỉ đạo hoặc quyết định của người có thẩm quyền về việc tiến hành thanh tra (đối với cuộc thanh tra đột xuất). (9) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tham mưu đề xuất tiến hành thanh tra (nếu có). (10) Đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra, phạm vi thanh tra, niên độ thanh tra (11) Nhiệm vụ của Đoàn thanh tra. (12) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có liên quan đến việc tổ chức thực hiện cuộc thanh tra. (13) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra. 116 PHỤ LỤC 02 MẪU SỐ 05 - TTr (Ban hành kèm theo Thông tư số 05//2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ) (1) .. (2) .. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ., ngày.tháng..năm ..... KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH THANH TRA Thực hiện Quyết định thanh tra số.....ngày.../../.. của............(3) về việc.................................(4), Đoàn thanh tra lập kế hoạch tiến hành thanh tra nhƣ sau: I. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích....................... 2. Yêu cầu................................................................................................. II. Nội dung thanh tra .....(5) III. Phƣơng pháp tiến hành thanh tra ...(6) IV. Tổ chức thực hiện - Tiến độ thực hiện: - Chế độ thông tin, báo cáo: - Thành viên tiến hành thanh tra: - Điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện cuộc thanh tra: 117 - Những vấn đề khác (nếu có):. Phê duyệt của ngƣời ra quyết định thanh tra (Ký, ghi rõ họ tên) Trƣởng đoàn thanh tra (Ký, ghi rõ họ tên) Nơi nhận: - (3); - Lƣu:. (1) Tên cơ quan tiến hành thanh tra. (2) Tên Đoàn thanh tra. (3) Chức danh của người ra quyết định thanh tra. (4) Tên cuộc thanh tra. (5) Phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; những nội dung trọng tâm, trọng điểm tiến hành thanh tra. (6) Phương pháp, cách thức tiến hành thanh tra. 118 PHỤ LỤC 03 MẪU SỐ 33 - TTr (Ban hành kèm theo Thông tư số 05//2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ) (1) .. (2) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ., ngày.tháng..năm ... BÁO CÁO Kết quả thanh tra ....(3) Thực hiện Quyết định thanh tra số.ngày.../../của ..........................(4) về...............................(3), từ ngày..././... đến ngày././Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra tại .............. (5) Quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra đã làm việc với(6) và tiến hành kiểm tra, xác minh trực tiếp các nội dung thanh tra. Sau đây là kết quả thanh tra: 1. .(7) 2. Kết quả kiểm tra, xác minh . .. (8) 3. Kết luận về những nội dung đã tiến hành thanh tra ....(9) 4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã áp dụng (nếu có) 119 (10) 5. Những ý kiến còn khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra (nếu có) .... 6. Kiến nghị biện pháp xử lý: ...(11) Trên đây là Báo cáo kết quả thanh tra về .(3), Đoàn thanh tra xin ý kiến chỉ đạo của (4)./. Nơi nhận: - ( 4); - (12); - Lƣu: Trƣởng đoàn thanh tra (Ký, ghi rõ họ tên) (1) Tên cơ quan tiến hành thanh tra. (2) Tên Đoàn thanh tra. (3) Tên cuộc thanh tra. (4) Chức danh của người ra quyết định thanh tra. (5) Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. (6) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã được xác minh để làm rõ nội dung thanh tra (nếu có). (7) Khái quát đặc điểm tình hình tổ chức, hoạt động có liên quan đến nội dung thanh tra của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. (8) Các nội dung đã tiến hành thanh tra: mô tả kết quả thanh tra, nếu có sai phạm cần nêu nội dung sai phạm, hậu quả, thiệt hại gây ra; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp, gián tiếp đến sai phạm; đánh giá, nhận xét về việc sai phạm của các đối tượng có liên quan. (9) Kết luận về kết quả đạt được, hạn chế, sai phạm (nếu có) của đối tượng thanh tra, trong đó cần nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm. Trong trường hợp có hành vi tham nhũng thì phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng theo mức độ vi phạm. 120 (10) Các biện pháp đã áp dụng trong khi tiến hành thanh tra như: tạm đình chỉ hành vi vi phạm, kiểm kê tài sản, niêm phong tài liệu (11) Kiến nghị xử lý hành chính; xử lý kinh tế; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm (nếu có) sang cơ quan điều tra và những kiến nghị khác (nếu có). (12) Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp (trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước). 121 PHỤ LỤC 04 MẪU SỐ 34 - TTr (Ban hành kèm theo Thông tư số 05 /2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ) (1) .. (2) .. Số: /KL - ..(3) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ., ngày.tháng..năm ..... KẾT LUẬN THANH TRA Về việc.(4) Thực hiện Quyết định thanh tra số........ngày././. của................(5) về ..(4) từ ngày/./đến ngày/./.. Đoàn thanh tra..............................................(6) đã tiến hành thanh tra tại................. (7) Xét báo cáo kết quả thanh tra .ngày.././..của Trƣởng đoàn thanh tra, ý kiến giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra, (5) Kết luận nhƣ sau: 1. Khái quát chung. .............................................................................................................(8) 2. Kết quả kiểm tra, xác minh ..............................................................................................................(9) ............................................................................................................(10) 3. Kết luận 122 .................................................................................................(11) 4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã áp dụng (nếu có) ...(12) 5. Kiến nghị các biện pháp xử lý ...(13) Nơi nhận: - (1); - (7); - (14); - (15); - Lƣu: (5) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có). (2) Tên cơ quan ban hành kết luận thanh tra. (3) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành kết luận thanh tra. (4) Tên cuộc thanh tra. (5) Chức danh của người ra quyết định thanh tra. (6) Tên Đoàn thanh tra (7) Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. (8) Khái quát đặc điểm tình hình tổ chức, hoạt động có liên quan đến nội dung thanh tra của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. (9) Nêu kết quả kiểm tra, xác minh thực tế tình hình hoạt động quản lý hoặc sản suất kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra theo mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ mà quyết định thanh tra đặt ra. (10) Nhận xét về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; xác định rõ ưu điểm (mặt làm được, làm đúng), nhược điểm (tồn tại thiếu sót, sai phạm - nếu có). (11) Kết luận về những nội dung được thanh tra, những việc đã làm đúng, làm tốt và có hiệu quả, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm sai phạm, thực 123 hiện chưa đúng chính sách, pháp luật, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân về từng hành vi vi phạm; hậu quả, thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra (nếu có). Trong trường hợp có hành vi tham nhũng thì nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ vi phạm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thanh_tra_cap_huyen_tu_thuc_tien_huyen_buon_don_tin.pdf
Luận văn liên quan