Luận văn Thiết kế ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập Hóa học lớp 10 chương trình nâng cao

Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau: 2.1. Đối với Bộ Giáo dục, các Sở Giáo dục và Đào tạo - Có một bộ phận để đánh giá, tuyển chọn, tập hợp các ebook từ các trường để tiến tới xuất bản một bộ ebook có thể làm tài liệu dạy học cho GV và HS. - Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho GV về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để có thể rèn luyện và cập nhật các thành tựu công nghệ thông tin mới nhất. - Cần lựa chọn và cung cấp các thiết bị, phần mềm phục vụ cho quản lý, giáo dục và tăng cường cơ sở vật chất hiện đại cho các trường THPT. - Thử nghiệm rộng rãi và triển khai dạy học qua mạng, đào tạo trực tuyến, đồng thời cung cấp nhiều tư liệu để HS và GV tham khảo. 2.2. Với các trường THPT - Cần xây dựng nhiều phòng học đa năng với các trang thiết bị nghe nhìn hiện đại tối thiểu, như: máy vi tính nối mạng internet và kết nối với máy chiếu (Projector), đầu VCD, loa, màn hình để hỗ trợ việc sử dụng ebook trên lớp học. - Tổ chức thường xuyên các cuộc thi đổi mới PPDH đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm khuyến khích GV phát huy tối đa khả năng sáng tạo để đưa ra được những PPDH hay và thiết kế ra được các công cụ hỗ trợ dạy học đăc biệt là các ebook .

pdf156 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập Hóa học lớp 10 chương trình nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x S2 S V tTN TN 8,01 1,56 1,25 15,61 5,08 ĐC 7,34 1,84 1,36 18,53 Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k = nTN + nDC – 2 = 195 +196 – 2 = 389. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị tα,k = 2,58 . Ta có tTN = 5,08 > tα,k , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 1) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01). 3.4.3.5. Kết quả tổng hợp 4 bài kiểm tra Bảng 3.23. Tổng hợp kết quả của 4 bài kiểm tra Lớp Số bài kiểm tra Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 780 0 0 0 0 24 65 99 170 204 153 65 7,52 ĐC 784 0 0 0 0 62 89 139 179 192 102 21 6,94 Bảng 3.24. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích của 4 bài kiểm tra Điểm xi Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi Số HS đạt điểm xi trở xuống %HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0,00 0,00 0 0 0,00 0,00 1 0 0 0,00 0,00 0 0 0,00 0,00 2 0 0 0,00 0,00 0 0 0,00 0,00 3 0 0 0,00 0,00 0 0 0,00 0,00 4 24 62 3,08 7,91 24 62 3,08 7,91 5 65 89 8,33 11,35 89 151 11,41 19,26 6 99 139 12,69 17,73 188 290 24,10 36,99 7 170 179 21,79 22,83 358 469 45,90 59,82 8 204 192 26,15 24,49 562 661 72,05 84,31 9 153 102 19,62 13,01 715 763 91,67 97,32 10 65 21 8,33 2,68 780 784 100,00 100,00 ∑ 780 784 100,00 100,00 121 Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích của 4 bài kiểm tra Bảng 3.25. Tổng hợp kết quả học tập của 4 bài kiểm tra Lớp Số HS YẾU KÉM (0 – 4 điểm) TRUNG BÌNH (5 – 6 điểm) KHÁ GIỎI (7 – 10 điểm) SL % SL % SL % TN 780 24 3,08 164 21,03 592 75,89 ĐC 784 62 7,91 228 29,08 494 63,01 Hình 3.10. Biểu đồ tổng hợp kết quả học tập của 4 bài kiểm tra Bảng 3.26. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 4 bài kiểm tra TN ĐC TN ĐC 122 Lớp x S2 S V tTN TN 7,52 2,27 1,51 20,08 7,55 ĐC 6,94 2,35 1,53 22,05 Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k = nTN + nDC – 2 = 195 +196 – 2 = 389. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị tα,k = 2,58 . Ta có tTN = 7,55 > tα,k , vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 1) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01). Nhận xét: Dựa trên kết quả xử lí số liệu thực nghiệm cho thấy chất lượng học tập của HS nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, thể hiện: - Tỉ lệ phần trăm HS yếu, kém, trung bình của nhóm TN luôn thấp hơn nhóm ĐC (thể hiện qua biểu đồ hình cột). Tỉ lệ HS khá, giỏi của nhóm TN luôn cao hơn nhóm ĐC (thể hiện qua đồ thị hình cột). - Đồ thị đường lũy tích của nhóm TN luôn nằm ở bên phải phía dưới đường lũy tích nhóm ĐC. Điều này chứng tỏ các HS nhóm thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn nhóm đối chứng. - Điểm trung bình cộng của HS nhóm TN luôn cao hơn nhóm ĐC, nghĩa là HS nhóm TN hứng thú học, tiếp thu bài nhanh, hiểu bài sâu sắc, có độ bền kiến thức cao, làm bài tập chính xác hơn so với HS nhóm ĐC. - Hệ số biến thiên V của nhóm TN luôn nhỏ hơn nhóm ĐC, nghĩa là mức độ phân tán kiến thức quanh điểm trung bình cộng của nhóm TN là ít hơn. Hay nói cách khác nhóm TN có chất lượng tương đối đồng đều hơn. - Kết quả ở bảng 3.23 với mức ý nghĩa α = 0,01; tTN = 7,55 > tα,k. Điều này chứng tỏ sự khác nhau giữa các giá trị điểm trung bình ở các nhóm TN và ĐC là có ý nghĩa, có thể kết luận chất lượng học tập ở nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC. 3.4.4. Một số bài học rút ra từ thực nghiệm Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - GV phải nắm vững nội dung ebook và cách tiến hành các hoạt động dạy học có sử dụng ebook. - GV nên chủ động, linh hoạt khi tổ chức dạy học, điều chỉnh đúng thời gian cho phép, tránh làm các hoạt động không cần thiết. 123 - GV nên hướng dẫn trên lớp HS sử dụng ebook một cách thành thạo rồi mới yêu cầu các em về nhà tìm hiểu thêm. - HS cần nghiêm túc khi tự học với ebook, khai thác các nội dung mà ebook cung cấp, chủ động tư duy, tránh ỷ lại vào ebook. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Sau khi chọn 5 trường THPT có chương trình lớp 10 nâng cao ở các tỉnh và thành phố khác nhau để thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã thực hiện các công việc như sau: 1. Lập kế hoạch thực nghiệm - Lập danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng, kèm theo tên của GV bộ môn và sĩ số HS của mỗi lớp. - Xác định phương pháp thống kê toán học để xử lý thực nghiệm. - Xây dựng quy trình tiến hành thực nghiệm. - Xây dựng quy trình tham khảo ý kiến của GV và HS về ebook. 2. Tiến hành thực nghiệm - Gửi đĩa CD đến các lớp có HS tham gia thực nghiệm ebook và nhiều GV ở các trường khác nhau, kèm theo phiếu tham khảo ý kiến GV và HS. Kết quả chúng tôi thu được 40 phiếu của GV và 195 phiếu nhận xét và đánh giá của HS. - Thống nhất với GV về những nội dung trong kế hoạch giảng dạy ở 5 lớp thực nghiệm và 5 lớp đối chứng. - Tiến hành dạy các giáo án thực nghiệm tại các lớp đã chọn. - Sau khi HS học xong mỗi bài và mỗi chương, cho các em làm các bài kiểm tra. - Thông qua các bài kiểm tra ghi lại điểm số. - Thu phiếu tham khảo ý kiến nhận xét của GV và HS. - Chúng tôi thu thập số liệu và tiến hành xử lý bằng phương pháp thống kê toán học điểm kiểm tra trong 4 đợt. 3. Kết quả thực nghiệm Kết quả như sau: - Đồ thị đường lũy tích của nhóm TN luôn nằm ở bên phải phía dưới đường lũy tích nhóm ĐC. 124 - Ở các lớp thực nghiệm, HS học càng ngày càng tiến bộ, điểm kiểm tra các bài sau nhìn chung luôn cao hơn các bài trước. Những số liệu thực nghiệm bước đầu đã khẳng định những giả thuyết nghiên cứu của đề tài là khả thi. Tuy việc dùng ebook hỗ trợ HS giải bài tập vẫn chưa có một chuẩn mực xác định để đánh giá quá trình học tập của HS nhưng kết quả nổi bật vẫn là sự tiến bộ của HS sau khi tham gia quá trình học tập. Như vậy, ebook đã đạt được thành công trong việc góp phần nâng cao kỹ năng giải bài tập hóa học và góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho HS. 125 KẾT LUẬN 1. Kết luận Trong quá trình thiết kế và thử nghiệm ebook tuy chúng tôi gặp không ít khó khăn nhưng đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã đạt được một số kết quả sau: 1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài  Nghiên cứu cơ sở lí luận - Nghiên cứu những đề tài, luận văn về thiết kế ebook và về bài tập, phương pháp giải bài tập để tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm khi thực hiện đề tài. - Nghiên cứu lí luận về đổi mới PPDH và việc ứng dụng CNTT trong dạy học. - Nghiên cứu lí luận về hoạt động tự học. - Nghiên cứu sách giáo khoa Hóa học lớp 10 chương trình nâng cao đặc biệt là các chương “Phản ứng hóa học”, “Nhóm Halogen”, “Nhóm Oxi”. - Nghiên cứu lí luận về bài tập hóa học, việc hỗ trợ HS giải bài tập. - Nghiên cứu về ebook. - Nghiên cứu các phần mềm thiết kế ebook để chọn ra các phần mềm phù hợp với mục đích thiết kế.  Nghiên cứu cơ sở thực tiễn Điều tra thực trạng việc sử dụng ebook trong dạy học hóa học ở trường THPT. Từ kết quả điều tra cho thấy GV còn chưa sử dụng nhiều các ebook để dạy học, hướng dẫn HS tự học và rèn luyện kĩ năng giải bài tập; HS vẫn chưa tiếp cận nhiều với ebook khi tự học ở nhà. Và cả GV và HS đều rất cần những ebook hướng dẫn HS tự học hiệu quả và hỗ trợ việc giảng dạy của GV. 1.2. Xây dựng nguyên tắc và quy trình thiết kế ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học 10 chương trình nâng cao - Xây dựng nguyên tắc thiết kế ebook theo các yêu cầu về: cấu trúc, nội dung, hình thức, tính năng sử dụng. Trong các nguyên tắc này đến nội dung và tính năng sử dụng nhằm hỗ trợ HS giải bài tập hóa học. - Xây dựng quy trình thiết kế ebook gồm 5 bước: xác định mục tiêu, đối tượng sử dụng và công cụ thiết kế ebook, xây dựng nội dung, thiết kế ebook, chạy thử sản phẩm, hoàn thiện ebook . 126 Các quy tắc và quy trình này được xây dựng đơn giản, ngắn gọn nhưng đảm bảo đầy đủ những yêu cầu và mục đích đặt ra, giúp tác giả thiết kế ebook một cách dễ dàng. 1.3. Thiết kế ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học 10 chương trình nâng cao Chúng tôi đã sử dụng các phần mềm Notepad ++ 5.1 Final, Firebug, Adobe Photoshop CS6, Flat UI Template, All Office Converter Platium, Microsoft word 2007, Mathtype 6.5 để thiết kế ebook. Điểm mới của ebook là các phần mềm này đều dễ sử dụng và phổ biến, không cần cài đặt một cách khó khăn và nặng nề, chúng có dung lượng nhỏ, tiện lợi khi sử dụng, hỗ trợ tối đa các chức năng cho người dùng. Ngoài ra, bộ thư viện hỗ trợ thiết kế giao diện của ebook phù hợp với xu hướng hiện nay là hiện đại, đơn giản và đẹp mắt. “Ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học 10 chương trình nâng cao” được thiết kế gồm các nội dung sau: • Tóm tắt lý thuyết: Toàn bộ lý thuyết của 3 chương: “Phản ứng hóa học”, “Nhóm Halogen”, “Nhóm Oxi” được tóm tắt rõ ràng, đầy đủ, dễ nhớ. Giúp HS có thể ôn lại các kiến thức trọng tâm khi học lý thuyết và làm bài tập. • Các dạng bài tập: Trong mỗi chương đều có các dạng bài tập thường gặp từ cơ bản đến nâng cao. Mỗi dạng đều có chỉ dẫn cách giải và các bài mẫu để minh họa một cách dễ hiểu, giúp học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu. - Chương “Phản ứng hóa học” gồm 4 dạng và 14 bài tập mẫu có lời giải. - Chương “Nhóm Halogen” gồm 6 dạng và 15 bài tập mẫu có lời giải. - Chương “Nhóm Oxi” gồm 8 dạng và 51 bài tập mẫu có lời giải. • Bài tập tự luận: Trong phần này gồm các bài tập tự luận từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh có thể tự luyện tập kĩ năng giải bài tập và củng cố các kiến thức đã học. Chúng tôi đã thiết kế : - Chương “Phản ứng hóa học” gồm 40 bài tập tự luận. - Chương “Nhóm Halogen” gồm 66 bài tập tự luận, trong đó có 16 bài tập thực tiễn. - Chương “Nhóm Oxi” gồm 75 bài tập tự luận, trong đó có 16 bài tập thực tiễn. • Bài tập trắc nghiệm: Là bài tập được sử dụng sau khi đã nắm được các phương pháp giải bài tập và làm được các bài tập tự luận khá thành thạo. Học sinh làm bài tập trắc nghiệm sẽ giúp nâng cao kĩ năng tính toán và phản xạ khi giải các đề thi sau này. Các bài tập trắc nghiệm đều có đáp án và đối với những câu khó sẽ có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể tự nghiên cứu và nắm vững kiến thức. Chúng tôi đã thiết kế được trong: 127 - Chương “Phản ứng hóa học” gồm 72 câu trắc nghiệm. - Chương “Nhóm Halogen” gồm 105 câu trắc nghiệm. - Chương “Nhóm Oxi” gồm 113 câu trắc nghiệm. • Đề kiểm tra: Nhằm giúp học sinh luyện tập kĩ năng giải bài tập và củng cố kiến thức, chúng tôi đã thiết kế được 25 đề kiểm tra. Mỗi đề đều có đáp án cụ thể giúp HS đối chiếu được với kết quả mình làm. • Tư liệu: Bao gồm: 65 phim về các thí nghiệm minh họa tính chất vật lý, tính chất hóa học trong 3 chương và 23 hình ảnh minh họa cho lý thuyết, giúp người học cảm thấy môn hoá thật gần gũi, không còn khô khan, thấy hứng thú với môn hoá học và dễ dàng ghi nhớ các kiến thức lý thuyết. • Công cụ: chúng tôi đã đưa vào ebook hai công cụ hỗ trợ HS học tập, đó là: - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: giúp các em có thể tra cứu nhanh những thông tin cần thiết. Bảng tuần hoàn được thiết kế đẹp mắt và thông minh. Đây sẽ là công cụ rất hữu ích cho các em, tăng niềm yêu thích khi học tập. - Phần mềm cân bằng phương trình hóa học tự động: điểm đặc biệt là phần mềm này được thiết kế để có thể sử dụng khi không có mạng internet, giúp các em có thể kiểm tra được kết quả mình làm. 1.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của ebook mới xây dựng • Thực nghiệm việc sử dụng ebook với HS khối 10 chương trình nâng cao được tiến hành tại các trường THPT chuyên Long An (Long An), THPT Nguyễn Thông (Long An), THPT Lê Quý Đôn (Long An),THPT chuyên Hoàng Lê Kha (Tây Ninh), THPT Bùi Thị Xuân (Tp.HCM) gồm 5 lớp thực nghiệm và 5 lớp đối chứng, với tổng số 391 HS. Kết quả thực nghiệm cho thấy các HS sử dụng “Ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học lớp 10 chương trình nâng cao” có kĩ năng giải bài tập tốt hơn và kết quả học tập cao hơn so với các HS không được sử dụng. • Tham khảo ý kiến của 40 GV và 195 HS qua các phiếu nhận xét, kết quả cho thấy phần lớn GV và HS đánh giá cao ebook về các mặt sau: - Về nội dung, ebook có số lượng bài tập nhiều, phong phú (tổng cộng 471 bài) với các hướng dẫn và phương pháp giải cụ thể, dễ hiểu giúp HS học, tự nghiên cứu. Ngoài ra, 128 ebook tích hợp thêm hai công cụ về cân bằng phương trình hóa học và bảng hệ thống tuần hoàn để hỗ trợ HS khi làm bài tập. - Về hình thức, ebook được thiết kế đơn giản, hiện đại, dễ sử dụng và tiện lợi, có tính tương tác cao với người dùng. - Về tính khả thi, ebook là tài liệu thật sự cần thiết cho các em HS nâng cao kỹ năng giải bài tập, làm tăng thêm niềm yêu thích và hăng say học tập môn hóa học cho HS. - Về tính hiệu quả, việc sử dụng “Ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học lớp 10 chương trình nâng cao” giúp rèn luyện kĩ năng giải bài tập tốt hơn và cho kết quả học tập môn hóa học của HS được nâng lên, đồng thời nâng cao tinh thần tự học giúp các em HS phát triển bền vững. 2. Kiến nghị Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau: 2.1. Đối với Bộ Giáo dục, các Sở Giáo dục và Đào tạo - Có một bộ phận để đánh giá, tuyển chọn, tập hợp các ebook từ các trường để tiến tới xuất bản một bộ ebook có thể làm tài liệu dạy học cho GV và HS. - Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho GV về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để có thể rèn luyện và cập nhật các thành tựu công nghệ thông tin mới nhất. - Cần lựa chọn và cung cấp các thiết bị, phần mềm phục vụ cho quản lý, giáo dục và tăng cường cơ sở vật chất hiện đại cho các trường THPT. - Thử nghiệm rộng rãi và triển khai dạy học qua mạng, đào tạo trực tuyến, đồng thời cung cấp nhiều tư liệu để HS và GV tham khảo. 2.2. Với các trường THPT - Cần xây dựng nhiều phòng học đa năng với các trang thiết bị nghe nhìn hiện đại tối thiểu, như: máy vi tính nối mạng internet và kết nối với máy chiếu (Projector), đầu VCD, loa, màn hình để hỗ trợ việc sử dụng ebook trên lớp học. - Tổ chức thường xuyên các cuộc thi đổi mới PPDH đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm khuyến khích GV phát huy tối đa khả năng sáng tạo để đưa ra được những PPDH hay và thiết kế ra được các công cụ hỗ trợ dạy học đăc biệt là các ebook . 129 - Khuyến khích GV ứng dụng CNTT trong dạy học (soạn bài, trình chiếu, bài giảng điện tử, giáo án trên máy tính, xây dựng website môn học...). - Tổ chức trình diễn, trao đổi, giao lưu các tiết dạy học có ứng dụng CNTT trong trường và giữa nhiều trường với nhau nhằm mục đích tuyên truyền, động viên các cá nhân tổ chức ứng dụng CNTT trong dạy học. - Tổ chức trao đổi, góp ý giữa những GV về các ebook đã thiết kế nhằm nhận được những nhận xét, đánh giá để hoàn thiện và tạo ra những sản phẩm ebook có chất lượng. - Mỗi trường nên có một chuyên viên về công nghệ thông tin để hỗ trợ, giúp đỡ GV trong quá trình chuẩn bị và tổ chức dạy học khi cần thiết. 2.3. Với các giáo viên - Cần không ngừng học hỏi, tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, lẫn trình độ tin học để có thể tự mình chủ động thiết kế ra những sản phẩm dạy học mang tính thiết thực và chất lượng cao. - Việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung muốn đạt kết quả cao người GV cần kết hợp hài hòa với các phương pháp truyền thống, phù hợp với nội dung, điều kiện cụ thể. - GV nghiên cứu kĩ nội dung và hướng dẫn HS khi sử dụng ebook một cách hiệu quả nhất. - Tích cực đóng góp, xây dựng cho các ebook mà GV đang sử dụng. 2.4. Đối với HS Trung học phổ thông - Tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo trong các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức. - Nghiên cứu kĩ mục đích, nội dung và cách sử dụng ebook một cách hiệu quả nhất. - Tích cực đóng góp, xây dựng cho các ebook mà HS đang sử dụng. 3. Hướng phát triển của đề tài - Trên nền tảng của ebook hiện có, khi có điều kiện tác giả sẽ bổ sung thêm các nội dung trong chương trình hóa học 10 nâng cao như chương “Nguyên tử”, chương “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn”, chương “ Liên kết hóa học”, chương “Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” và mở rộng phạm vi thực hiện ở các lớp 11 và 12. - Phổ biến rộng rãi ebook, trên cơ sở đó khắc phục những hạn chế về nội dung và hình thức của ebook . 130 - Cập nhật các kiến thức mới nhất, các phim thí nghiệm, các dạng bài tập cũng như các đề thi TNPT, tuyển sinh Đại học – Cao đẳng mới nhất để HS có thể tự học, tự nghiên cứu chiếm lĩnh nội dung kiến thức hoá học được nhiều hơn. - Nghiên cứu thêm các cách thiết kế khác nhằm đơn giản hóa việc thiết kế ebook, giúp ebook có tính chuyên nghiệp, hấp dẫn và phổ biến hơn nữa. Trên đây là một số kết quả đã đạt được cũng như những đề xuất, hướng phát triển và nghiên cứu của đề tài. Trong thời gian nghiên cứu, chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót nên chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô, các em HS, các chuyên gia để ebook ngày càng được hoàn thiện hơn. Chúng tôi hy vọng rằng với những đóng góp của đề tài, trong một giới hạn nào đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường THPT nói chung và đặc biệt về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Ái (2010), Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học 10 (tập 1, 2), Nxb Giáo dục. 2. Ngô Ngọc An (Chủ biên), Phạm Thị Minh Nguyệt (2009), Giải toán Hóa học 10, Nxb Giáo dục Việt Nam. 3. Ngô Ngọc An (2011), Giúp trí nhớ chuỗi phản ứng hóa học, Nxb ĐHSP. 4. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế Website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hoá học phần hidrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM. 5. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1993 – 1996, Vụ giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề thi tuyển sinh Đại học môn Hóa học khối A, khối B từ năm 2007 đến năm 2012. 7. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Trường ĐHSP TP.HCM. 8. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP.HCM. 9. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb ĐHSP TP. HCM. 10. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm, TP HCM. 11. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, Trường ĐHSP TP. HCM. 12. Trịnh Văn Biều, Lê Thị Thanh Chung (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP. HCM. 13. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục. 14. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học, Nxb Giáo dục. 15. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà Nội. 132 16. Dương Hoàng Giang (2011), Hỗ trợ kiến thức phương pháp chung giải nhanh bài tập hóa học 10, Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội. 17. Lê Thị Hà (2010), Thiết kế ebook giúp học sinh giải bài tập hóa học vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. 18. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E – book) lớp 10 nâng cao chương“ nhóm Halogen”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. 19. Nguyễn Thị Thanh Hà (Chủ biên) (2010), Cẩm nang hóa học 10, Nxb Giáo dục Việt Nam. 20. Phạm Thị Thu Hà (2010), Xây dựng hệ thống bài tập tự luận có phương pháp giải nhanh dùng làm câu hỏi trắc nghiệm phần phi kim lớp 11, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. 21. Nguyễn Thúy Hằng (2008), Thiết kế ebook hóa học 12 nâng cao phần kim loại, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội. 22. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 23. Nguyễn Hiền Hoàng (Chủ biên), Nguyễn Cửu Phúc (2010), Phương pháp làm bài tập Hóa học 10, Nxb Giáo dục Việt Nam. 24. Đỗ Xuân Hưng (2012), Phương pháp và kĩ thuật giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm Hóa học Đại cương – Vô cơ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Đỗ Xuân Hưng (2012), Giải nhanh những vấn đề thường gặp luyện thi Đại học, Cao đẳng môn Hóa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 26. Trần Thị Trà Hương (2009), Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ lớp 10 THPT nhằm củng cố kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo cho HS, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. 27. Trần Thị Liên (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 10 chương trình nâng cao hỗ trợ học sinh tự học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. 28. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb ĐHSP. 29. Nguyễn Thị Nhung (2006), Thiết kế ebook hóa học lớp 11 nâng cao chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP Hà Nội. 133 30. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2008), Thiết kế ebook chương “Dung dịch – Sự điện li” lớp 10 chuyên hóa học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 31. Đỗ Thị Việt Phương ( 2009), Thiết kế ebook hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. 32. Võ Thị Thu Sang (2010), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa lớp 10 NC nhằm rèn luyện năng lực chủ động, sáng tạo cho HS ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. 33. Dương Thị Kim Tiên (2010), Thiết kế hệ thống bài toán hóa học nhiều cách giải nhằm phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. 34. Lê Trọng Tín (1997), Phương pháp dạy môn Hóa học ở trường phổ thông trung học, Nxb Giáo dục. 35. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP.HCM. 36. Phạm Quốc Thành (2010), Thiết kế ebook hỗ trợ dạy học môn hóa học chương “Nguyên tử”, chương “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn” lớp 10 cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. 37. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy Hóa học, Nxb Giáo dục. 38. Nguyễn Thị Dạ Thảo (2008), Thiết kế ebook hóa học 11 nâng cao phần hữu cơ, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội. 39. Tô Thị Xuân Thu (2012), Sử dụng phần mềm courselab 2.4 thiết kế ebook chương “Nhóm oxi-lưu huỳnh” lớp10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. 40. Lê Thị Phương Thúy (2010), Xây dựng hệ thống bài tập hóa hữu cơ 12 nhằm rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh yếu môn hóa ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM. 41. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy – tự học, Nxb Giáo dục. 42. Nguyễn Thị Tòng (2008), Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài toán hóa học có phương pháp giải nhanh làm câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn hóa học 10 – Nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. 134 43. Nguyễn Thị Minh Trang (2010), Thiết kế E-Book hóa học lớp 10 nâng cao chương 5 nhóm halogen, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội. 44. Vũ Anh Tuấn (Chủ biên), Trần Quang Hưng, Ngô Uyên Minh, Vũ Minh Tuấn (2009), Những bài tập Hóa học có nhiều phương pháp giải, Nxb Giáo dục Việt Nam. 45. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) (2012), Hóa học 10 Nâng cao, NXB Giáo dục. 46. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) (2012), Bài tập Hóa học 10 Nâng cao, Nxb Giáo dục. 47. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) (2012), Sách giáo viên Hóa học 10 Nâng cao, Nxb Giáo dục. 48. Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập Hóa học ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP. 49. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên) (2006), Hóa học 10, Nxb Giáo dục. 50. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên) (2006), Bài tập Hóa học 10, Nxb Giáo dục. 51. Nguyễn Xuân Trường (2006), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục. 52. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP. 53. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hóa học với thực tiễn đời sống bài tập ứng dụng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 54. Tống Thanh Tùng (2009), Thiết kế E-Book Hoá học 12 phần Crom- Sắt- Đồng hỗ trợ học sinh tự học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. HCM. 55. Trung tâm Tin học ĐHSP (2006), Bài giảng Excel. 56. Nguyễn Đức Vận (1983), Bài tập hóa học vô cơ, Nxb Giáo dục. 57. Nguyễn Đức Vận (2008), Hóa học vô cơ, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 58. Lê Thanh Xuân (2009), Các dạng toán và phương pháp giải Hóa học 10, Nxb Giáo dục Việt Nam. 59. 60. 61. 62. 63. 64. 65. 66. https://addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/firebug/ 135 67. 68. 136 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG EBOOK CỦA GV TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Lớp Cao học Lý luận và PPDH Hóa học ---oOo--- PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN Họ và tên giáo viên (có thể ghi hoặc không): ............................................................... Nam , Nữ : Số năm giảng dạy: ........................................ Nơi công tác: ................................................................................................................. Tỉnh (Thành phố): ......................................................................................................... Kính chào quý thầy (cô)! Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài “THIẾT KẾ EBOOK HỖ TRỢ HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO” cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Những thông tin quý thầy (cô) cung cấp trong phiếu sẽ giúp chúng tôi đánh giá thực trạng sử dụng ebook trong dạy học hóa học ở trường phổ thông hiện nay. Chúng tôi xin đảm bảo mọi thông tin quý thầy (cô) cung cấp sẽ không được sử dụng vào mục đích nào khác ngoài mục đích khoa học của đề tài nghiên cứu. Rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của các thầy (cô)! Xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng. 1. Trong quá trình dạy học, thầy (cô) có yêu cầu học sinh làm bài tập ở nhà không?  Thường xuyên.  Thỉnh thoảng.  Chưa bao giờ. 2. Ngoài SGK, thầy (cô) có hay giới thiệu thêm các tài liệu tham khảo để giúp học sinh tự học không?  Thường xuyên.  Thỉnh thoảng.  Chưa bao giờ. 3. Theo thầy (cô), có cần một tài liệu hướng dẫn học sinh có thể tự học làm bài tập hóa học ở nhà không?  Rất cần.  Cần .  Có hay không cũng được.  Không cần. 4. Thầy (cô) có hay ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học không? 137 Thường xuyên. Thỉnh thoảng. Ít khi.  Chưa bao giờ. 5. Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học, thầy (cô) thường sử dụng hình thức nào?  Soạn giáo án điện tử.  Sử dụng các e book, website, blog hỗ trợ dạy học.  Hình thức khác:. ............................................................................................. 6. Thầy (cô) thấy hiện nay số lượng ebook hỗ trợ cho giáo viên trong việc giải bài tập hóa học cho học sinh là:  rất nhiều.  nhiều.  trung bình.  ít.  rất ít.  không có. 7. Thầy (cô) có cần một ebook vừa giúp học sinh có thể tự học ở nhà vừa là tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy không?  Rất cần.  Cần.  Có hay không cũng được.  Không cần. 8. Nếu có một tài liệu hướng dẫn học sinh tự học làm bài tập ở nhà, thầy (cô) muốn tài liệu đó được thiết kế dưới dạng nào?  Một ebook có các dạng bài tập cụ thể, bài tập phong phú và có đáp án, kèm thêm các chức năng tương tác và nhiều công cụ, hình ảnh, thí nghiệm minh họa sinh động , sử dụng được trên nhiều thiết bị điện tử.  Một ebook nội dung giống sách giáo khoa nhưng có thêm hình ảnh, thí nghiệm  Một quyển sách giấy bình thường nhưng có phần hướng dẫn tự học.  Ý kiến khác:... Xin chân thành cảm ơn ý kiến của quý thầy (cô)! Mọi ý kiến xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: ĐẶNG HÀ XUYÊN – danghaxuyen3009@yahoo.com.vn 138 PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG EBOOK CỦA HS TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Lớp Cao học Lý luận và PPDH Hóa học ---oOo--- PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Họ và tên (có thể ghi hoặc không): ............................................................................... Lớp.Trường: .......................................................................................... Các em học sinh thân mến! Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài “THIẾT KẾ EBOOK HỖ TRỢ HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO” cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Những thông tin các em cung cấp trong phiếu sẽ giúp chúng tôi đánh giá thực trạng sử dụng ebook trong dạy học hóa học ở trường phổ thông hiện nay. Rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của các em! Xin các em vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng. 1. Các em thường làm bài tập về nhà vì  tự giác.  giáo viên yêu cầu.  sắp có kiểm tra. Ý kiến khác:.. 2. Khi các em làm bài tập hóa học ở nhà, bài tập thường có ở đâu?  Trong SGK.  Tài liệu giáo viên cung cấp.  Sách tham khảo.  Tìm trên mạng internet. Ý kiến khác:.. 3. Em có cần một tài liệu hướng dẫn giúp em tự học làm được bài tập hóa học ở nhà không?  Rất cần.  Cần.  Có hay không cũng được.  Không cần. 4. Em có cần một tài liệu giúp giải bài tập hóa học với số lượng bài tập phong phú, có phương pháp giải và đáp án cụ thể không?  Rất cần.  Cần.  Có hay không cũng được.  Không cần. 5. Em có thường sử dụng ebook để làm tài liệu tham khảo và tự học không? 139  Thường xuyên.  Thỉnh thoảng.  Chưa bao giờ. 6. Nếu có một ebook hướng dẫn giải bài tập hóa học, em muốn nó được thiết kế như thế nào?  Một ebook có các dạng bài tập cụ thể, bài tập phong phú và có đáp án, kèm thêm các chức năng tương tác và nhiều công cụ, hình ảnh, thí nghiệm minh họa sinh động , sử dụng được trên nhiều thiết bị điện tử.  Một ebook nội dung giống sách giáo khoa nhưng có thêm hình ảnh, thí nghiệm  Một quyển sách giấy bình thường nhưng có phần hướng dẫn tự học. Ý kiến khác:.. Xin chân thành cảm ơn ý kiến của các em! Mọi ý kiến xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: ĐẶNG HÀ XUYÊN – danghaxuyen3009@yahoo.com.vn 140 PHỤ LỤC 3. PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA GV VỀ EBOOK TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Lớp Cao học Lý luận và PPDH Hóa học ---oOo--- PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN Họ và tên giáo viên (có thể ghi hoặc không): ............................................................... Nam , Nữ : Số năm giảng dạy: ........................................ Nơi công tác: ................................................................................................................. Tỉnh (Thành phố): ......................................................................................................... Kính gửi quý thầy (cô)! Để góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học và phát huy khả năng tự học, bồi dưỡng kĩ năng giải bài tập hóa học cho học sinh, tôi đã chọn đề tài “THIẾT KẾ EBOOK HỖ TRỢ HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO” cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của các thầy (cô) để ebook được hoàn thiện hơn! Xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến nhận xét về “Ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học lớp 10 chương trình nâng cao” bằng cách khoanh tròn vào các chữ số tương ứng với mức độ từ thấp đến cao ( từ 1 đến 5 ). Tiêu chí đánh giá Mức độ 1 2 3 4 5 Về nội dung - Kiến thức chính xác, khoa học. 1 2 3 4 5 - Đầy đủ kiến thức quan trọng, cần thiết. 1 2 3 4 5 - Phong phú, hấp dẫn. 1 2 3 4 5 - Phần hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu, khoa học. 1 2 3 4 5 -Hệ thống bài tập đầy đủ các dạng thường gặp. 1 2 3 4 5 - Các video và hình ảnh minh họa đầy đủ. 1 2 3 4 5 -Cập nhật các đề thi TNPT và Đại học – Cao đẳng. 1 2 3 4 5 Về hình thức - Thiết kế khoa học, dễ theo dõi. 1 2 3 4 5 - Thống nhất về cách trình bày, bố cục hợp lí, logic. 1 2 3 4 5 - Giao diện đơn giản, đẹp, thân thiện. 1 2 3 4 5 Về tính năng - Có tính năng tương tác hay (làm trắc nghiệm, báo kết quả). 1 2 3 4 5 141 - Cân bằng phương trình trực tiếp trên ebook. 1 2 3 4 5 -Bảng hệ thống tuần hoàn thông minh. 1 2 3 4 5 Về tính khả thi - Dễ sử dụng. 1 2 3 4 5 - Phù hợp với trình độ học tập của học sinh. 1 2 3 4 5 - Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của học sinh. 1 2 3 4 5 - Phù hợp với điều kiện thực tế (học sinh có máy vi tính, máy tính bảng,). 1 2 3 4 5 - Không đòi hỏi cấu hình máy tính mạnh. 1 2 3 4 5 Về hiệu quả của việc sử dụng ebook - Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài tập ở nhà. 1 2 3 4 5 - Nâng cao khả năng tự học. 1 2 3 4 5 - Làm tăng hứng thú học tập hóa học. 1 2 3 4 5 - Giúp học sinh tiếp cận nhiều hơn với công nghệ thông tin. 1 2 3 4 5 - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 1 2 3 4 5 - Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. 1 2 3 4 5  Ý kiến đóng góp khác: Thầy (cô) có góp ý gì thêm để giúp ebook được hoàn thiện hơn? (ví dụ: hình thức, nội dung cần bổ sung hay sửa chữa) ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy (cô)! Chúc quý thầy (cô) sức khỏe và hạnh phúc! Mọi ý kiến xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: ĐẶNG HÀ XUYÊN – danghaxuyen3009@yahoo.com.vn 142 PHỤ LỤC 4. PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA HS VỀ EBOOK TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Lớp Cao học Lý luận và PPDH Hóa học ---oOo--- PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH Họ và tên (có thể ghi hoặc không): ............................................................................... Lớp.Trường: .......................................................................................... Các em học sinh thân mến! Để giúp các em có thể tự học dễ dàng và rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học; cô đã thiết kế “EBOOK HỖ TRỢ HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO” nhằm cung cấp cho các em có thêm một tài liệu bổ ích khi học tập.Vì vậy, cô rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các em để ebook được hoàn thiện hơn! Các em hãy cho biết ý kiến nhận xét về “Ebook hỗ trợ học sinh giải bài tập hóa học lớp 10 chương trình nâng cao” bằng cách khoanh tròn vào các chữ số tương ứng với mức độ từ thấp đến cao ( từ 1 đến 5 ). Tiêu chí đánh giá Mức độ 1 2 3 4 5 Về nội dung - Kiến thức chính xác, khoa học. 1 2 3 4 5 - Đầy đủ kiến thức quan trọng, cần thiết. 1 2 3 4 5 - Phong phú, hấp dẫn. 1 2 3 4 5 - Phần hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu, khoa học. 1 2 3 4 5 -Hệ thống bài tập đầy đủ các dạng thường gặp. 1 2 3 4 5 - Các video và hình ảnh minh họa đầy đủ. 1 2 3 4 5 -Cập nhật các đề thi TNPT và Đại học – Cao đẳng. 1 2 3 4 5 Về hình thức - Thiết kế khoa học, dễ theo dõi. 1 2 3 4 5 - Thống nhất về cách trình bày, bố cục hợp lí, logic. 1 2 3 4 5 - Giao diện đơn giản, đẹp, thân thiện. 1 2 3 4 5 Về tính năng - Có tính năng tương tác hay (làm trắc nghiệm, báo kết quả). 1 2 3 4 5 - Cân bằng phương trình trực tiếp trên ebook. 1 2 3 4 5 -Bảng hệ thống tuần hoàn thông minh. 1 2 3 4 5 Về tính khả thi - Dễ sử dụng. 1 2 3 4 5 - Phù hợp với trình độ học tập của học sinh. 1 2 3 4 5 - Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của học sinh. 1 2 3 4 5 143 - Phù hợp với điều kiện thực tế (học sinh có máy vi tính, máy tính bảng,). 1 2 3 4 5 - Không đòi hỏi cấu hình máy tính mạnh. 1 2 3 4 5 Về hiệu quả của việc sử dụng ebook - Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài tập ở nhà. 1 2 3 4 5 - Nâng cao khả năng tự học. 1 2 3 4 5 - Làm tăng hứng thú học tập hóa học. 1 2 3 4 5 - Giúp học sinh tiếp cận nhiều hơn với công nghệ thông tin. 1 2 3 4 5 - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 1 2 3 4 5 - Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. 1 2 3 4 5  Ý kiến đóng góp khác: Em có góp ý gì thêm để giúp ebook được hoàn thiện và phù hợp hơn với nhu cầu của các em? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Xin chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các em! Chúc các em luôn đạt kết quả tốt trong học tập! Mọi ý kiến xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: ĐẶNG HÀ XUYÊN – danghaxuyen3009@yahoo.com.vn 144 PHỤ LỤC 5. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN CỦA BÀI KIỂM TRA SỐ 1 BÀI KIỂM TRA SỐ 1 (KIỂM TRA 15 PHÚT) Câu 1. Khẳng định nào dưới đây là sai? A. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử các halogen đều có một electron độc thân. B. Nguyên tử flo, clo, brom hoặc iot có thể có 3, 5 hoặc 7 electron độc thân. C. Các halogen đều đứng ở cuối chu kì, ngay trước khí hiếm trong bảng hệ thống tuần hoàn. D. Năng lượng liên kết trong phân tử halogen X2 không lớn nên các phân tử halogen tương đối dễ tách thành hai nguyên tử. Câu 2. Halogen là những phi kim điển hình, chúng A. là những chất oxi hóa mạnh. B. là những chất khử mạnh. C. không là chất oxi hóa và không là chất khử. D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử mạnh. Câu 3. Ở trạng thái bình thường, đơn chất brôm có màu A. lục nhạt. B. vàng lục. C. nâu đỏ. D. đen tím. Câu 4. Dãy chất sắp xếp theo thứ tự tăng dần số oxi hóa của iot là: A. HIO3, KIO, AlI3, NaIO4. B. KIO, AlI3, HIO3, NaIO4. C. AlI3, KIO, HIO3, NaIO4. D. HIO3, NaIO4, KIO, HIO3. Câu 5. Dãy chất sắp xếp theo thứ tự tính oxi hóa giảm dần của các halogen là: A. I2, Br2, Cl2, F2. B. Br2, F2, Cl2, I2. C. Cl2, Br2, F2, I2. D. F2, Cl2, Br2, I2. Câu 6. Từ flo đến clo, brom, iot, khi nhận xét về sự biến đổi các đặc điểm sau của các halogen:(1) nhiệt độ nóng chảy, (2) nhiệt độ sôi, (3) bán kính nguyên tử, (4) độ âm điện ta có kết luận đặc điểm A. (1), (2), (3) tăng; (4) giảm. B. (1), (2), (3), (4) đều giảm. C. (1), (2), (3), (4) đều tăng. D. (1), (2) tăng (3), (4) giảm. Câu 7. Các nguyên tố nhóm VIIA A. có tính chất hóa học hoàn toàn khác nhau, vì có cấu hình electron khác nhau. B. chỉ có nguyên tố flo là thể hiện tính khử. C. có tính chất hóa học giống nhau hoàn toàn, vì có cấu hình electron giống nhau. D. có nhiều điểm giống nhau về tính chất hóa học của đơn chất cũng như về thành phần và tính chất của các hợp chất. Câu 8. Phân tử của các đơn chất halogen có kiểu liên kết A. cộng hóa trị không cực. B. cộng hóa trị có cực. C. ion. D. phối trí. Câu 9. Hệ số cân bằng lần lượt (dạng nguyên, tối giản) của phản ứng sau là 145 KClO3 + HCl → KCl + Cl2 + H2O A. 1, 6, 1, 3, 3. B. 1, 1, 6, 3, 3. C. 6, 1, 1, 3, 3. D. 3, 4, 1, 2, 6. Câu 10. Cho 1,6 gam halogen X2 tác dụng hết với magie ta thu được 1,84 gam muối magie halogenua. Tên của nguyên tố halogen đó là A. clo. B. flo. C. brom. D. iot. 147 Cho : Mg = 24 ; Cl = 35,5 ; F = 19 ; Br = 80 ; I = 127. ĐÁP ÁN : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A C C D A D A A C 148 PHỤ LỤC 6. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN CỦA BÀI KIỂM TRA SỐ 2 BÀI KIỂM TRA SỐ 2 (KIỂM TRA 45 PHÚT) Học sinh trả lời bằng cách điền đáp án vào ô cạnh câu hỏi. Cho biết: H = 1; O = 16; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; C = 12; N = 14; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137; Zn = 65; Mn = 55. Câu hỏi Trả lời Câu 1. Trong các chất: Cu; CuO; Fe3O4; Fe; Ag; Hg; CaO. Chất nào tác dụng được với dung dịch HCl loãng? Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế được khí nào khi thực hiện phản ứng: KMnO4 oxi hóa dung dịch HCl đặc? Câu 3. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính khử:HI; HBr; HCl. Câu 4. Chất A là muối canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,200g A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0,376g kết tủa bạc halogenua. Hãy xác định công thức chất A. Câu 5. Gọi tên chất sau: NaClO. Câu 6. Đốt nhôm trong bình chứa khí clo, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 2,13g. Khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng là bao nhiêu? Câu 7. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử các nguyên tố halogen có số electron độc thân là bao nhiêu? Câu 8. Hòa tan 40g hỗn hợp bột ba kim loại: Mg, Zn, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 11,2 lit khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan? Câu 9. Dung dịch HCl không phản ứng với chất rắn nào sau đây để tạo ra khí: FeS, CuS, CaCO3, Na2CO3 ? Câu 10. Cho 2,06g muối natri halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được kết tủa, phân hủy hoàn toàn kết tủa thu được 2,16g Ag. Muối X là muối nào? Câu 11. So sánh tính oxi hóa của HClO3 và HClO2. Câu 12. Thêm 78 ml dd AgNO310 % ( D = 1,09 g/ml ) vào một dung dịch chứa 4,63 gam hỗn hợp KBr và NaI. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 12,5 ml dd HCl 1,2 M. Hãy xác định khối lượng KBr 149 trong 4,63 gam hỗn hợp. Câu 13. Để trung hòa 40 ml dung dịch A có chứa đồng thời 2 axit HCl và H2SO4cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được 2,59 gam hỗn hợp muối khan. Xác định nồng độ mol của axit HCl trong dung dịch A. Câu 14. Cho 3 lít khí clo phản ứng với 2 lít khí hiđro. Hiệu suất phản ứng chỉ đạt 80 %. Tính thành phần % V của khí HCl có trong hỗn hợp sau phản ứng? Câu 15. Hoà tan 7,5 gam hỗn hợp gồm Al, Mg vào dung dịch HCl ( cho dư ). Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 6,8 gam. Xác định khối lượng kim loại Al trong hỗn hợp đầu. Câu 16. Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4. Số chất có cả tính oxi hóa và tính khử là bao nhiêu? Câu 17. Phát biểu nào sau đây là đúng? (1) Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa. (2) Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom. (3) Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl. (4) Flo có tính oxi hóa yếu hơn clo. (5) Có thể dùng bình làm bằng thủy tinh để đựng dung dịch axit HF. Câu 18. Có 3 hỗn hợp rắn: hỗn hợp A (Cu , Pt , Al); hỗn hợp B (Zn , Mg , CuO); hỗn hợp C (Na2CO3, Mg, AgCl). Hỗn hợp rắn nào bị hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư? Câu 19. Chỉ ra câu sai khi nói về clorua vôi. A. Công thức phân tử của clorua vôi là CaOCl2. B. Clorua vôi là muối hỗn tạp. C. Ca(OCl)2 là công thức hỗn tạp của clorua vôi. D. Clorua vôi có hàm lượng hipoclorit cao hơn nước Gia-ven. Câu 20. Trong các chất: HClO, HClO2, HClO3, HClO4; chất nào có độ bền phân tử cao nhất? ĐÁP ÁN Câu 1. CuO; Fe3O4; Fe; CaO Câu 11. HClO3 < HClO2 Câu 2. Khí clo Câu 12. 2,38 gam 150 Câu 3. HCl < HBr <HI Câu 13. 0,5M Câu 4. CaBr2 Câu 14. 64% Câu 5. Natri hipoclorit Câu 15. 2,7 gam Câu 6. 0,54g Câu 16. 3 Câu 7. 1 Câu 17. (2) Câu 8. 75,5g Câu 18. B Câu 9. CuS Câu 19. C Câu 10. NaBr Câu 20. HClO4 151 PHỤ LỤC 7. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN CỦA BÀI KIỂM TRA SỐ 3 BÀI KIỂM TRA SỐ 3 (KIỂM TRA 15 PHÚT) Câu 1. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Oxi tác dụng được với tất cả các kim loại. B. Oxi tác dụng được với tất cả các phi kim. C. Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa yếu. D. Trong tất cả các hợp chất (trừ hợp chất với flo và hợp chất peoxit), nguyên tố oxi có số oxi hóa là -2. Câu 2. Trong số các chất: CuSO4 khan, CaO, H2SO4 đặc, P2O5, CuO có bao nhiêu chất được dùng để làm khô khí oxi? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 3. Lượng oxi trong không khí hầu như không đổi được giải thích là do A. O2 được bù lại bởi sự phân hủy ozon trên tầng cao khí quyển. B. ngoài sự phân hủy của ozon, trong thực tế còn có hàng loạt các phản ứng khác cũng tạo ra oxi. C. sự quang hợp của cây xanh. D. chu trình khép kín của oxi. Câu 4. Lấy 1 mol mỗi chất KMnO4, KClO3, H2O2, H2O đem phân hủy (riêng H2O thì điện phân), chất tạo ra thể tích O2 lớn nhất là A. KMnO4. B. KClO3. C. H2O2. D. H2O. Câu 5. Oxi có số oxi hóa dương trong hợp chất A. H2O2. B. OF2. C. O3. D. NH4NO3. Câu 6. Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. điện phân nước. C. nhiệt phân kali clorat với xúc tác mangan đioxit. D. điện phân dung dịch kali hiđroxit. Câu 7. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Oxi tan nhiều trong nước. B. Oxi nhẹ hơn không khí. 152 C. Oxi chiếm thể tích lớn nhất trong thành phần của khí quyển. D. Oxi có độ âm điện lớn. Câu 8. Trong phân tử oxi, hai nguyên tử O liên kết với nhau bằng liên kết A. cộng hóa trị không cực. B. ion. C. cộng hóa trị có cực. D. phối trí. Câu 9. Khí nào sau đây không cháy trong oxi? A. CO2. B. CO. C. H2. D. CH4. Câu 10. Cho 2,4 gam kim loại M hóa trị II không đổi tác dụng vừa đủ với oxi ở điều kiện thích hợp sinh ra 4 gam oxit. Kim loại M là A. Mg. B. Cu. C. Zn. D. Ca. Cho O = 16, Mg = 24, Cu = 64, Zn = 65, Ca = 40. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C C B B C D A A A 153 PHỤ LỤC 8. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN CỦA BÀI KIỂM TRA SỐ 4 BÀI KIỂM TRA SỐ 4 (KIỂM TRA 45 PHÚT) Học sinh trả lời bằng cách điền đáp án vào ô cạnh câu hỏi. Cho biết: H = 1; O = 16; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; C = 12; N = 14; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137; Zn = 65; Mn = 55. Câu hỏi Trả lời Câu 1. Hãy viết một phương trình minh họa cho câu phát biểu sau: “O3 là một trong những chất có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn O2”. Câu 2. Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 20. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của O3 có trong A. Câu 3. Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình, gọi tên dạng thù hình có kí hiệu là Sβ . Câu 4. Cho hỗn hợp A gồm FeS và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 3,696 lit hỗn hợp khí (ở đktc). Dẫn hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư sinh ra 35,85g kết tủa màu đen. Tính khối lượng của hỗn hợp A ban đầu. Câu 5. Axit clohiđric loãng hòa tan được những muối nào sau đây: PbS, CuS, ZnS, CdS? Câu 6. Cho 100 ml H2SO4 98 % ( d = 1,84 g/ml ). Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 40% thì phải dùng bao nhiêu thể tích nước? Câu 7. Cần bao nhiêu gam Oleum A H2SO4.3SO3 vào 200g nước để được dung dịch H2SO4 10%? Câu 8. Hoàn thành phương trình hóa học sau: H2SO4 (đặc, nóng) + HI → Câu 9. Chất nào sau đây: H2S, nước Brom, dung dịch KMnO4, dung dịch K2Cr2O7 không oxi hóa được SO2? Câu 10. Trong phòng thí nghiệm chỉ có KMnO4, FeS, Zn và axit HCl (đặc và loãng) với các thiết bị, điều kiện phản ứng coi như có đủ. Hãy cho biết có thể điều chế được tối đa bao nhiêu chất khí. Câu 11. Cho 14,5g hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V lit H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là 43,3g. Tính V lit. Câu 12. Cho phản ứng hóa học sau: Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4→ Na2SO4 + MnSO4 +K2SO4 + H2O Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng trên là bao nhiêu? 154 Câu 13. Cho dung dịch X chứa KMnO4 và H2SO4 loãng lần lượt vào các dung dịch: FeCl2, FeSO4, CuSO4, MgSO4, H2S, HCl đặc. Có bao nhiêu trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hóa khử? Câu 14. Thực hiện các thí nghiệm sau: - Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. - Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. - Sục khí Cl2 vào nước. - Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc nóng. - Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng. - Cho SiO2 vào dung dịch HF. Có bao nhiêu phản ứng oxi hóa khử đã xảy ra? Câu 15. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lit khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lit dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa.Tính giá trị của a. Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 7,2g kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23g chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lit (ở đktc). Gọi tên kim loại M. Câu 17. Đun nóng hỗn hợp bột gồm 2,97 gam Al và 4,08 gam S trong môi trường kín không có không khí, được sản phẩm là hỗn hợp rắn A. Trong A gồm những chất nào? Câu 18. Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O Trong phản ứng trên, chất nào là chất khử? Chất nào là chất oxi hóa? Câu 19. Chỉ từ các chất sau: Cu, C, Na2SO3, FeS2, H2S, O2, H2SO4 đặc có bao nhiêu phản ứng trực tiếp (điều kiện có đủ) giữa 2 chất với nhau để tạo lưu huỳnh đioxit? Câu 20. Để làm khô khí H2S có lẫn hơi nước, có thể dùng chất nào sau đây? A. H2SO4 đặc. C. CuSO4 khan. B. CaO. D. P2O5. ĐÁP ÁN Câu 1. 2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2 Câu 11. 6,72 lit Câu 2. 16,67% Câu 12. 27 155 Câu 3. Lưu huỳnh đơn tà. Câu 13. 4 Câu 4. 14,04 gam Câu 14. 4 Câu 5. ZnS Câu 15. 0,04 Câu 6. 266,8 gam Câu 16. Magie Câu 7. 18,87 gam Câu 17. Al dư và Al2S3 Câu 8. H2SO4 + 8 HI → 4 I2 + H2S + 4 H2O Câu 18. Chất khử : Ag; Chất oxi hóa: O2 Câu 9. H2S Câu 19. 7 Câu 10. 6 Câu 20. D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_thiet_ke_ebook_ho_tro_hoc_sinh_giai_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_chuong_trinh_nang_cao_3934.pdf
Luận văn liên quan