Luận văn Tín ngưỡng Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay

Lại nói chuyện, khi đại quân nhà Lý vừa xuống khỏi chân núi Thất Diệu, thì bất chợt thấy có hai con rắn hiện ra rồi bò đi trước dẫn đường. Bấy giờ nơi đây là một rừng cây nước um tùm, rậm rạp không biết đâu mà lần. Nhưng hai con rắn cứ những chỗ nào cao mà bò để đưa quân Lý. Tới làng Như Nguyệt thì rắn dừng lại. Lý Thường Kiệt lập tức cho hạ bản doanh tại đây. Rồi đó hai con rắn trườn xuống sông biến mất. Người ta nói đó chính là hiện thân của đức Thánh Tam Giang. Lại truyền rằng bởi vậy mà Như Nguyệt từ đấy mới có tên là “Xà Ngọt”.

pdf82 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4448 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tín ngưỡng Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
èm không phổ biến ở tất cả các hội, nhưng hội nào đã có hèm, thì không thể bỏ hèm vì lễ này ôn lại thủa hàn vi của thần, là mộ biểu hiện của lòng tôn kính đối với thần linh” [17, tr.131-132]. Lễ hội làng Đại Bái xưa kéo dài từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 4; với nhiều nghi thức như tế, lễ, rước sách và mở nhiều trò vui. Độc đáo nhất là tế gà trắng (thần Bạch Kê). Khi hành lễ và rã đám, người ta mua hai chiếc thuyền giấy và thả xuống sông Bái Giang - một chi lưu của sông Dâu xưa, chảy qua làng Đại Bái, rồi đổ ra sông Lục Đầu. Ngày 17 tháng 4, dân làng làm lễ tế trời, thần Bạch Kê, sau đó giết thịt. Thân gà đem chia cho mọi người, còn riêng đầu gà phải đem chôn. Người Đại Bái quan niệm và tin tưởng rằng tế thần Bạch Kê thì dân làng sẽ được yên ổn, làm ăn phát đạt [32, tr.94-95]. 2.3.2. Vai trò của tín ngưỡng Thành hoàng trong đời sống tinh thần của nhân dân Bắc Ninh Tín ngưỡng thờ Thành hoàng, trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữa nước của dân tộc ta nói chung cũng như lịch sử hình thành của Bắc Ninh - Kinh Bắc nói riêng, đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh, tinh thần của nhân. Thành hoàng là sợi dây liên kết, là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết giữa gia đình, làng xóm: “Trong họ ngoài làng, tắt lửa tối đèn có nhau”, “Sống ở làng, sang ở nước”, “Thương người như thể thương thân”, “Tứ hải giao tình, bốn biển một nhà” (dân ca Quan họ)... trong lao động sản xuất và đánh giặc giữ nước, giữ đất của cha ông ta. Đâu đâu trên đất Bắc Ninh cũng có các làng thờ các vị tướng lĩnh đã có công trong việc dẹp giặc, hay có công âm phù đánh giặc giữ nước, có công bảo vệ nhân dân tránh mọi tai ương trong lao động sản xuất, trong đời sống đảm bảo cho mọi người dân có một cuộc sống an vui, thanh bình. Tục thờ Thành hoàng đã góp phần bảo tồn truyền thống uống nước nhờ nguồn của dân tộc ta nói chung cũng như của người dân Bắc Ninh nói riêng. Tín ngưỡng Thành hoàng Bắc Ninh cũng góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống thông qua các lễ hội của các làng. Với những nét đặc sắc của phần lễ trong việc tế lễ Thành hoàng làng và các hoạt động văn hoá thể thao trong phần hội, Bắc Ninh đã và đang là một trong những trung tâm văn hoá đặc sắc thu hút hàng vạn khách thập phương tới tham quan và tham dự các lễ hội hàng năm. Sau lễ hội, nhân dân toàn tỉnh lại phấn khởi và thêm phần tin tưởng hay say lao động sản xuất vì trong sâu thẳm tâm linh của mình người dân tin rằng họ đã có Thành hoàng bảo vệ tránh mọi tai ương, rủi ro trong cuộc sống, họ tin rằng mọi may mắn sẽ tới và mọi hoạt động của mình đều có sự phù trợ của thần. Ngoài ra, với các lễ hội truyền thống trong thờ Thành hoàng làng, tín ngưỡng Thành hoàng Bắc Ninh góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể, có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo môi trường tốt cho cái chân, thiện, mỹ phát triển, đề cao kỷ cương gia đình và xã hội trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam, làm cho họ biết nhớ về cội nguồn, gắn bó và yêu thương quê hương, cộng đồng, dân tộc, muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, vì sự tồn tại và phát triển của quê hương, đất nước. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, trước xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá, khi mà những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã và đang từng ngày làm mai một những giá trị truyền thống tốt đẹp, phần nào làm xói mòn đạo đức xã hội, gây ra những bất ổn, xáo trộn trong tinh thần của người dân. Do đó, Tín ngưỡng Thành hoàng góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của văn hoá bản địa trong giai đoạn hiện nay. Tín ngưỡng Thành hoàng, với các thành tố cấu thành trong nó là thần Thành hoàng, thần tích, thần điện, tục lệ, trò diễn, cùng với các yếu tố của phạm vi lễ hội như thời gian, không gian, nội dung, ý nghĩa và văn hoá làng, văn hoá vùng miền, đã và đang thoả mãn nhu cầu hội hè, đình đám của người dân, đặc biệt là những người nông dân, thoả mãn tâm thức nông nghiệp, lễ nghi nông nghiệp với những lễ thức như rước nước, mộc dục... Về thực chất, đây là những lễ cầu nước để đảm bảo một vụ mùa bội thu; các trò như “ôm cột Thái Bạch”, “lao đòn đám”, “múa bông”... thể hiện sự sinh sôi của người nông dân trồng lúa nước cư trú ở vùng Kinh Bắc. Sau phần lễ là đến phần hội - một hoạt động ăn sâu vào tiềm thức của hàng vạn con người và trở thành một nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thiếu được. Ngoài nhu sinh hoạt văn hoá, tâm linh qua các lễ hội trong tín ngưỡng Thành hoàng, tín ngưỡng Thành hoàng còn thể hiện nhu cầu nâng cao khả năng tư duy, sức khoẻ của người dân Bắc Ninh - Kinh Bắc qua các hội thi như: thi đọc mục lục ở làng Phù Khê, Từ Sơn; thi đấu cờ người ở Đình Bảng, Từ Sơn và nhiều làng khác, thi hát Quan họ, thi nấu cơm, thi bơi thuyền, đấu vật... Lễ hội, một hình thức thể hiện văn hoá cộng đồng, qua quá trình lịch sử, phát triển và biến đổi không ngừng vừa thể hiện tính liên tục và kế thừa vừa mang tính thời đại. Nên trong một giai đoạn lịch sử nhất định, lễ hội mang trong mình nó nhiều lớp văn hoá, lớp mới phủ lên lớp cũ, lớp ngoại sinh phủ lên lớp nội sinh, đan xen lẫn nhau, thẩm thấu vào nhau. Lễ hội vừa mang tính cộng đồng dân dã, ở đấy người tham dự được tận hưởng những thú vui đồng nội, những trò chơi nông thôn, những hương vị đồng quê mộc mạc, chân thực... vừa mang tính tôn giáo; ở đấy có sự tranh chấp, hoà hợp giữa tôn giáo địa phương dân dã và các tôn giáo ngoại sinh như Đạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo... Bước vào lễ hội, người tham dự như đi vào một không gian và thời gian nửa thực, nửa hư, nửa tục, nửa thiêng. Họ cảm nhận thú vui của những trò chơi như thả chim, chọi gà, cướp cầu..., tham dự các cuộc thi như đấu vật, kéo co, nấu cơm, bắt chạch trong chum... không chỉ với ý nghĩa giải trí thông tục, mà còn thấy mình tham dự vào một tiến trình tôn giáo của lễ hội. Nhiều trò chơi, giải trí, nhiều cuộc thi chỉ có ý nghĩa tượng trưng nhằm mục đích tôn giáo. Cũng có những trò chơi mà ý nghĩa tôn giáo của nó bị phai mờ theo thời gian.. Nhưng ta có thể thấy rằng, toàn bộ các hoạt động của lễ hội là một thể thống nhất. Bắc Ninh - Kinh Bắc là miền quê của chùa chiền, lăng miếu, đền đài, là mảnh đất của lễ hội, của truyền thống văn hoá dân gian với các lễ hội chính như (xem phụ lục 1): - Hội làng Đồng Kỵ Làng Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn là một làng nghề buôn trù phú và nổi tiếng ở Bắc Ninh. Từ xưa làng Đồng Kỵ đã nổi tiếng bởi hội pháo thật đặc sắc và độc đáo, thu hút hàng nghìn du khác từ khắp nơi đổ về, đặc biệt là du khách nước ngoài tới xem và nghiên cứu. Hội được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch. Truyền thuyết và thần tích của người Đồng Kỵ kể rằng: vào thời Hùng Vương, có một ông Cương Công, con trai ông Kinh Bắc quận vương, có công dẹp giặc xích quỷ, được phong là Thiên Cương. Trên đường dẹp giặc, Thiên Cương đã về Đồng Kỵ tuyển quân, chọn tướng. Vào ngày mùng 4 tháng giêng, ông ra lệnh xuất quân đánh giặc. Thiên Cương chia quân làm 4 đạo và giao cho 4 tướng chỉ huy. Trong buổi ra quân, mọi người tổ chức đốt pháo, hò reo, tạo nên một không khí náo nhiệt, hào hùng. Khi dẹp xong giặc “Xích quỷ”, Thiên Cương trở về Đồng Kỵ cùng nhân dân mở hội ăn mừng. Để tưởng nhớ công lao của Thiên Cương, dân làng Đồng Kỵ tôn thờ ông làm Thành hoàng, và hàng năm mở hội thi đốt pháo, tái hiện ngày Thiên Cương ra lệnh xuất quân đánh giặc. ở hội pháo Đồng Kỵ, thi pháo là hình thức độc đáo nhất, quan trọng nhất của ngày hội. Ngoài ra còn có một số hoạt động khác như đấu vật, cờ tướng, chọi gà, leo dây, thi dệt vải, hát tuồng... Năm 1995, khi Nhà nước có Chỉ thị 406/TTg về việc cấm đốt pháo trong toàn quốc, nhân dân Đồng Kỵ đã chấp hành nghiêm chỉnh, vì vậy, ngày 12/09 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 555/TTg tặng bằng khen cho nhân dân và cán bộ thôn Đồng Kỵ về thành tích thực hiện tôt chỉ thị 406/TTg. Vào ngày mùng 4 tháng giêng hàng năm, hội làng Đồng Kỵ vẫn được mở và ngày càng đông vui nhộn nhịp. Khách tới du hội tuy không được xem rước và đốt pháo, nhưng khi vào đình vẫn được xem những quả pháo thờ tưởng như nghe vang đâu đây tiếng pháo lệnh của Thánh Thiên Cương thủa nào ra trận. Nhiều hoạt động truyền thống vẫn được duy trì cùng với các hoạt động văn hoá, thể thao tiên tiến như bóng chuyền, cầu lông... - Hội đền Vua Bà Hội đền Vua Bà hay còn gọi là hội làng Diềm (Viêm Xá), xã Hoà Long, huyện Yên Phong, được mở vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống ở một làng quan họ gốc, nơi có đền thờ Vua Bà - thuỷ tổ quan họ. Làng Diềm nằm dưới chân núi Kim Sơn, nơi hợp lưu của Sông Cầu và sông Ngũ huyện Khê. Diềm là một làng cổ, có lịch sử lâu đời, đồng thời la làng quan họ gốc, nơi duy nhất có đền thờ đức Vua Bà - Thuỷ tổ quan họ, trong số 49 làng quan họ của quê hương Bắc Ninh. Tương truyền rằng Vua Bà là con gái Hùng Vương. Khi bà xấp xỉ tới tuổi cập kê, có rất nhiều người đến cầu hôn. Vua bèn tổ chức hội cướp cầu để chọn phò mã. Trong ngày hội cướp cầu do nhà vua tổ chức để chọn phò mã, bà không ưng ý vua cha nên đã xin vua cha ra khỏi kinh thành đi du xuân. Trong khi du ngoạn, bỗng đâu cơn mưa to, gió lớn ập đến, cuốn cả đoàn người lên trời. Rồi lại giáng Bà cùng các thị nữ xuống ấp Viêm Trang. Bấy giờ Viêm Trang là một vùng đất hoang dã, cây nước, lau sậy um tùm, rậm rạp. Bà ở lại đây, giúp dân dựng lập làng xóm, tổ chức cuộc sống có tập tục, thuần phong, dạy dân cấy lúa trồng hoa mầu, trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa, tạo nên cuộc sống ấm no, xóm làng trù phú. Rồi bà lại sáng tác ra những bài ca, dạy dân cách hát, tổ chức các cuộc vui chơi, ca hát theo lề lối riêng [32, tr.347-348]. Đó là sinh hoạt hát quan họ. Sau khi Bà mất, dân làng lập đền thờ là thần Thành hoàng, tôn vinh Bà là Đức Vương Mẫu, Vua Bà - Thuỷ tổ Quan họ, Nội dung bài vị đền Vua Bà ghi: “Đương cảnh Thành hoàng, Quốc Vương thiên tử, Nhữ Nương nam nữ, Nam Hải Đại Vương”. Chính vì Bà được tôn là “Nam Hải Đại Vương”, nên lễ hội đền Vua Bà thường được gọi là “Lễ hội cầu mưa”. Hội đền Vua Bà được tổ chức vào các ngày mùng 6, 7 tháng hai âm lịch. Truyền rằng, ngày khai hội 6 tháng hai là ngày Đức Vua Bà được trời giáng xuống ấp Viêm Trang, tức làng Diềm (Viêm Xá) ngày nay. Trước kia, vào ngày 8 tháng Tư âm lịch - truyền rằng đó là ngày Đức Bà hoá thần, người làng Diềm tổ chức buổi giỗ bà ở nghè sau chuyển vào đền. Nhưng đây không được xem là lễ hội, vì chỉ có lễ vật, hương hoa, không có các trò vui, cũng không có ca Quan họ. Cho nên, chỉ có lễ hội đền Vua Bà vào tháng Hai. Ngày chính hội là mùng 6 tháng 2, nhưng ngay từ chiều hôm mùng 5, người ta đã tổ chức lễ mở cửa đền và lễ dâng hương, lễ cầu mưa rửa đền. Người làng Diềm tin rằng lễ cầu mưa rửa đền này rất hiệu nghiệm. Sáng mùng 6, dân làng làm lễ tế thần. Trong lễ có hát Quan họ thờ (hát thờ), ca ngợi công đức Vua Bà, cầu mong đức Vua Bà cho mưa thuận, gió hoà để mùa màng bội thu. Cũng có khi, các liền anh, liền chị ca cầu mong cho tình bạn đôi nơi thuỷ chung mãi mãi: Hôm nay tứ hải giao tình Đương Quan họ ơi! Tuy rằng bốn bể nhưng chung một nhà. Hôm nay họp mặt giao hoà Nguyện xin Nguyệt lão giăng già se duyên. Đương Quan họ ơi! Trai hùng sánh gái thuyền quyên Phỉ nguyên sánh phượng đẹp duyên Châu Trần. (La rằng - Hôm nay tứ hải giao tình) Sau lễ tế thần là tới rước ngai thờ, bài vị Vua Bà cùng đồ thờ quanh làng. Đặc biệt, những người khiêng ngai nhất thiết phải là các cô gái chưa chồng. Ngồi trên ngai là một cô gái xinh đẹp đóng vai Vua Bà. Tới đền Cùng, đám rước dừng lại. Một số cụ thượng thọ, xuống giếng Ngọc lấy nước, rồi rước nước về đền làm lễ tắm Vua Bà, cũng là để cầu mong Vua Bà làm mưa. Sau lễ rước thần là các trò vui như đấu vật, cướp cầu, đánh đu..., song chủ yếu là các hình thức hát Quan họ. Quan họ hát ngoài trời ở cửa đền Vua Bà, cửa đền Cùng (ngôi đền đầu làng Diềm thờ nhị vị công chúa vua Lý Thánh Tông là Ngọc Dung và Thuỷ Tiên) và cả dưới thuyền ở ao trước cửa đình làng. Những hình thức này gọi là hát hội, tức hát cầu vui, cầu may, không cầu qua đủ các chặng lề lối như ở hát canh (hát ở các nhà trong xóm). - Hội làng Đông Xá Làng Đông Xá nay thuộc xã Đông Phong, huyện Yên Phong. Xã này có làng Đông Yên (Đông Khang) và ngôi đình Đông Khang - một trong ba ngôi đình nổi tiếng của xứ Kinh Bắc. Hội Đông Xá được tổ chức vào ngày 4 tháng 8 hàng năm. Sinh hoạt tín ngưỡng và lễ hội ở Đông Xá xưa là một hoạt động tập trung và tiêu biểu truyền thống văn hoá của làng quê nông nghiệp vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc. Theo thần tích, thần sắc từ triểu Lê của làng cho biết làng Đông Xá thờ một vị đại vương và một vị công chúa thời Lý. Nội dung bản thần tích kể rằng: Triều Lý Thái Tổ, ở trang Đường Lâm, có hai vợ chồng ông bà Ngô Đức và Tạ Thị Lan, nhân từ phúc hậu, nhưng tuổi đã cao mà vẫn chưa có con trai, bèn xuất gia một đạo. Ông bà đi tới trang Đông Xá và tu ở chùa Linh Quang. Bỗng một hôm bà Tạ Thị Lan nằm mộng thấy thần linh báo điềm lành, rồi sau đó thụ thai, đến ngày 4 tháng 8 năm Giáp Ngọ, sinh hạ được một quý tử, bèn đặt tên là Thống. Thống lớn lên, khôi ngô tuấn tú, sức khoẻ hơn người, đến năm hai mươi tuổi, cha mẹ đều qua đời. Bỗng một hôm, ông Thống ra sông tắm, gặp thuyền rồng của vua Lý Thái Tổ đi qua, không hiểu vì sao bị mắc cạn, không thể nào đi được. Vua ban lệnh khắp nơi, chiêu người tài giỏi đẩy thuyền vua, nhưng không ai đẩy được. Vua bèn ra sắc chỉ, ai đẩy được, sẽ gả công chúa Phương Dung cho. Ông Thống bèn ra đẩy, thuyền rồng của vua nhẹ trôi khỏi bãi cát, vua Lý thuận gả công chúa Phương Dung cho ông Thống. Khi Lý Thái Tổ băng hà, Thống Công và Phương Dung đã có công lớn giúp triều đình dẹp bọ phản loạn định cướp ngôi vua, giúp Phật Mã lên ngôi. Đến ngày 3 tháng 3, Thống Công và Phương Dug cùng hoá. Triều Lý Thánh Tông, nghe thấy danh tích của vợ chồng Thống Công, vua bèn sai biên soạn sự tích và sắc phong tặng: “Đô Thống tế thế Đại Vương và Phương Dung gia hạnh chinh phụ Công chúa” [32, tr.355-356]. Các triều đại sau đều có sắc phong cho dân làng Đông Xá phụng thờ. 2.4. Xu hướng biến đổi và những vấn đề đang đặt ra đối với tín ngưỡng Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay 2.4.1. Xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986) với sự đổi mới toàn diện trong đó có vấn đề tôn giáo đã và đang được thực tế chứng minh là một quyết định đúng, hợp quy luật, hợp lòng dân. Trên định hướng của đổi mới, ngày 16/10/1990 Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) ra Nghị quyết số 24- NQ/TW về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới với 3 nhận định rất cơ bản: Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài; tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4/2001) khẳng định lại: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”. Bắc Ninh, vùng đất đặc sắc về văn hoá, với đa dạng các loại hình tín ngưỡng dân gian. Trong những năm đổi mới đời sống của nhân dân nói chung, người dân Bắc Ninh nói riêng được cải thiện, những nét đẹp của truyền thống được phát huy. Tuy nhiên, do tác động của mặt trái của kinh tế thị trường, xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá về mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có văn hoá, tín ngưỡng và các yếu tố khác, tín ngưỡng Thành hoàng Bắc Ninh có những xu hướng biến đổi và một số vấn đề nổi lên hiện nay là: Một là, trong những năm gần đây, tín ngưỡng Thành hoàng Bắc Ninh nói riêng, trên cả nước nói chung đang có xu hướng phát triển trở lại. Trong thời kỳ chiến tranh, rất nhiều đình, đền, nghè, miếu thờ Thành hoàng đã bị phá huỷ, hiện nay đang được tu bổ, xây dựng lại. Các lễ hội truyền thống liên quan tới tín ngưỡng Thờ thành hoàng cũng đang được phục hồi trở lại. Thứ nhất, là do một bộ phận nhân dân có nhu cầu sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng tâm linh. Thứ hai là Đảng ta luôn coi trọng sự nghiệp văn hoá. Tại Hội nghị Trung ương 5 (khoáVIII), Nghị quyết có thể được coi như Cương lĩnh về văn hoá của thời kỳ đổi mới, đó là định hướng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phong trào, phấn đấu trở thành làng, khu phố văn hoá, cơ quan đơn vị văn hoá. Hai là, tuy các lễ hội truyền thống liên quan tới tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Bắc Ninh được khôi phục lại, nhưng rất nhiều lễ tục, trò chơi truyền thống đã bị mai một như: đánh đu, vật truyền thống, nấu cơm..., một phần là do những lễ tục, trò chơi này không còn phù hợp với điều kiện xã hội ngày nay, phần khác là do sự xâm nhập của các luồng văn hoá nước ngoài, đặc biệt là sự xâm nhập của một số tôn giáo mới, trong xu thể hội nhập, toàn cầu hoá đang diễn ra rắt mạnh mẽ trên mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong các lễ hội ngày nay, có nhiều trò chơi, đặc biệt là các môn thể thao đã được tổ chức như cầu lông, bóng bàn, vật hiện đại... góp phần nâng cao thể lực và làm phong phú thêm cho đời sống sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân. Ba là, còn quá câu nệ, bảo thủ trong việc tuân thủ các quy định trong lễ tục thờ cúng Thành hoàng, bị kích thích bởi nền kinh tế thị trường, ở nhiều nơi, nhiều lúc, đồng tiền đã trở thành bái vật trong nghi thức thờ cúng. Mâm cao, cỗ đầy, lễ cúng đắt tiền, nghi lễ phô trương lấn át niềm tin trong sáng gây tốn kém lãng phí tiền của. Bốn là, do không được sự tổ chức, hướng dẫn đầy đủ từ các cấp chính quyền, các trò chơi truyền thống trong các lễ hội như: đánh đu, vật cổ truyền, thi nấu cơm, thi đọc mục lục... cùng với các hoạt động văn nghệ như hát chèo, hát tuồng, ca trù... đang ngày bị mai một dần. Việc này đồng nghĩa với việc các giá trị văn hoá truyền thống đang bị mất mát, không được bảo toàn và chuyển giao cho các thế hệ nối tiếp. Thay vào đó, nhiều hiện tượng tiêu cực của cơ chế thị trường đã và đang xuất hiện như bài bạc, tổ tôm, xóc đĩa, xổ số, lô tô... Hơn nữa, ở nhiều lễ hội thờ cúng Thành hoàng còn nhiều hủ tục, mê tín được khơi dậy. Một số đối tượng đã lợi dụng sự mê tín của một số người để lừa đảo kiếm tiền như xem bói, cúng tế giải hạn, cầu xin vận may, trừ tà... đặc biệt là vào các dịp lễ hội đầu năm. Ngoài ra, cùng với các trò chơi mang đậm nét văn hoá dân gian, một số kẻ xấu còn lợi dụng dịp lễ hội để hoạt động cờ bạc, lừa bịp kiếm tiền gây mất trật tự an ninh. Hơn nữa, do các dịp lễ hội thường kéo dài gây ảnh hưởng tới hoạt động lao động sản xuất và học tập của người dân và học sinh. Năm là, hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thi nhau trùng tu, xây dựng lại đình, nghè, miếu thờ Thành hoàng làng mình nguy nga đồ sộ gây tốn kém lãng phí tiền bạc của Nhà nước và nhân dân, hơn nữa nếu không quản lý tốt sẽ có thể phá vỡ kiến trúc vốn có của ngôi đình, miếu, nghè gây thiệt hại cho các di tích. Một số đình, miếu, nghè được Nhà nước và tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hoá đang bị xâm hại nghiêm trọng do một số hộ dân xây dựng các công trình dân dụng lấn vào phần đất của đình, miếu, nghè.. Sáu là, các lễ hội thờ Thành hoàng được tổ chức hàng năm, đặc biệt là các lễ hội như hội Lim, hội Đền Đô, hội Đồng Kỵ, hội Đền Xà.... đã thu hút hàng nghìn lượt khách thập phương về tham dự, tuy giúp phát triển du lịch, tăng nguồn thu cho địa phương nhưng cũng kéo theo các vấn đề về an ninh, xã hội, và đặc biệt là vấn đề môi trường tại khu vực tổ chức lễ hội. 2.4.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17 đã xác định: tăng cường quản lý Nhà nước các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ X đã định hướng: đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Vì vậy, trong thời gian tới, công tác tôn giáo của Đảng bộ tập trung làm tốt những nội dung cơ bản như sau: Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo công tác tôn giáo trong Nghị quyết lần thứ 7 (phần 2) Ban chấp hành Trung ương 7 (khoá IX), Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, tuyên truyền phổ biến và thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Nghị định số 22/2005/ NĐ - CP tạo ra sự đồng thuận, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân. Hai là, nâng cao trách nhiệm làm tốt công tác tôn giáo của hệ thống chính trị, tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế châm lo đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của đồng bào có đạo; tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Chỉ đạo các cấp, các ngành tạo điều kiện, hướng dẫn để các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng, hợp pháp của đồng bào có đạo được thực hiện bình thường, đúng pháp luật. Tuyên truyền, hướng dẫn phổ biến Pháp lệnh, Nghị định đối với các hoạt động tôn giáo. Kiên trì đấu tranh loại trừ các thủ tục mê tín, dị đoan, lợi dụng tôn giáo đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Đặt công tác tôn giáo trong nhiệm vụ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tốt công tác vận động chức sắc tôn giáo theo phương châm “gần - hiểu - tạo điều kiện và hướng dẫn chức sắc hành đạo cùng dân tộc”. Ba là, xây dựng củng cố, kiện toàn tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo; thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ tốt, mọi việc sẽ tốt”, trong thời gian tới Bắc Ninh cần lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo vừa có năng lực, có hiểu biết về tôn giáo, hiểu biết pháp luật, có nhiệt tình trách nhiệm, nhạy cảm về chính trị, tinh tế trong xử lý công việc. Đồng thời cũng cần quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước cần có cách bố trí hợp lý để phát huy sức mạnh của tổ chức, đáp ứng yêu cầu của công tác tôn giáo trong tình hình mới. Qua một số những vấn đề về tín ngưỡng thờ Thành hoàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã nêu trên, trong thời gian sắp tới cần phải làm tốt những việc sau: Một là, Sở Văn hoá Thông tin kết hợp với Ban Tôn giáo và các sở, ban, ngành khác cần phải tiếp tục tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, về tôn giáo, đặc biệt là tiếp tục nâng cao nhận thức về những nội dung của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định số 22-2005/NĐ-CP hướng dẫn một số điều Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ làm công tác tôn giáo và đông đảo nhân dân. Hai là, Sở Văn hoá Thông tin cần kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Bảo tàng tỉnh nhanh chóng thẩm định trình UBND tỉnh chấp nhận cho một số địa phương được tu sửa, xây dựng lại đình thờ Thành hoàng làng, cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất để triển khai xây dựng như thôn Duệ Nam, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du; thôn Nhân Hữu, xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình... Đồng thời với việc tu sửa, xây dựng, Sở cần quản lý tốt tránh tình trạng phá vỡ nét kiến trúc vốn có của các đình, nghè, miếu thờ Thành hoàng bảo vệ tốt các di tích. Đất đai các di tích cần được bảo vệ, các công trình kiến trúc, các nguồn tài liệu cổ vật được bảo quản, lưu giữ, phục vụ cho công tác nghiên cứu và giáo dục truyền thống, thực hiện tốt Luật Di sản văn hoá đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua. Các sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội diễn ra trong di tích được tổ chức tốt theo Quy chế lễ hội của Bộ Văn hoá - Thông tin, Ban quản lý di tích và nhân dân địa phương, sự hướng dẫn của ngành văn hoá - thông tin đã tổ chức tốt các lễ hội truyền thống diễn ra trong khuôn viên di tích, đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá của đông đảo nhân dân và quý khách thập phương, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Ba là, Sở Tài nguyên và Môi trường cần kết hợp với các sở, ban, ngành khác trong việc hướng dẫn các địa phương tổ chức lễ hội đảm bảo vệ sinh, môi trường trong sạch, bảo vệ tốt cảnh quan xung quanh nơi tổ chức lễ hội. Bốn là, Sở Văn hoá Thông tin cần kết hợp với Bảo tàng tỉnh sớm thống kê, phân loại Thành hoàng trên địa bàn tỉnh, đồng thời so sánh các sắc phong, thần tích các đền, đình, nghè, miếu còn lưu giữ được với các bản thần sắc tại Viện Hán Nôm, Viện Thông tin Khoa học Xã hội giúp cho việc bảo tồn các di tích lịch sử, các nguồn tài liệu lịch sử, văn hoá và tạo điều kiện cho việc quản lý, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, tín ngưỡng của nhân dân trong tỉnh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Năm là, Sở Văn hoá Thông tin cần đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 05 của Chính phủ về xã hội hoá các hoạt động văn hoá. Phát động phong trào toàn dân tham gia bảo tồn, tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, bảo tồn phát huy sinh hoạt lễ hội, sinh hoạt văn hoá Quan họ, ca trù, múa rối nước. Triển khai có hiệu quả chương trình đầu tư cho hoạt động văn hoá thông tin cơ sở năm 2006, đẩy mạnh thực hiện kế hoạch xây dựng các thiết chế văn hoá thông tin. Xây dựng và trình duyệt Uỷ ban nhân dân tỉnh kế hoạch tu bổ di tích lịch sử văn hoá tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010 để kịp thời hướng dẫn chỉ đạo thực hiện [49, tr.7]. Kết luận Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng Kinh Bắc xưa kia. Hơn bất cứ đâu, nơi đây đậm đặc di tích lịch sử và sống động truyền thống văn hoá Việt Nam. Nơi đây không chỉ là cái nôi của dân tộc Việt, mà còn là trung tâm của cuộc đấu tranh lâu dài và khốc liệt của dân tộc ta chống xâm lược và chống đồng hoá trong suốt thiên niên kỷ đầu Công nguyên. Bên kia sông Đuống, trên đất Thuận Thành, uy nghiêm lăng mộ Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân - Âu cơ tại làng á Lữ - di tích thờ “Nam bang thuỷ tổ” (ông tổ nước Nam). Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương với các di tích dinh thự, phố chợ, đền đài, chùa tháp nguy nga còn lại của trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên nhiên kỷ đầu Công nguyên. Làng Đình Bảng, lăng Lý Bát Đế, đền Cổ Pháp - nơi yên nghỉ và tôn thờ các vua nhà Lý, những bậc minh quân đã khai mở một triều đại vàng son, xây dựng và phát triển văn minh Đại Việt. Chiến Tuyến Như Nguyết - vùng đất địa bàn chiến lược để thi triển các chính sách bảo vệ và xây dựng đất nước của các triều đại với những chiến công hiển hách trong sử sách.... Từ các kết quả khảo sát, phân tích và tổng hợp các nguồn tư liệu về tín ngưỡng thờ Thành hoàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đặt tín ngưỡng thờ Thành hoàng trên địa bàn Bắc Ninh trong bình diện chung của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam, có thể rút ra một số nhận xét sau: Một là, tín ngưỡng thờ Thành hoàng trên địa bàn Bắc Ninh là tín ngưỡng thờ phúc thần phản ánh sự đóng góp của nhân dân Bắc Ninh - Kinh Bắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt là trong việc phát triển văn hoá dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Các thành hoàng được dân làng thờ đều là các vị tướng sỹ các thời đã anh dũng đánh giặc, diệt cướp giữ nước, mang lại bình yên cho dân làng như: Cao Lỗ Vương, thời Hùng Vương, được thờ làm thần Thành hoàng ở nhiều làng của huyện Gia Bình; Thuộc Công, một vị tướng đã có công cùng Thánh Gióng dẹp giặc Ân, được thờ ở làng Thượng, xã Cảnh Hưng; Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đựơc thờ ở làng Vân Khám, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du; Pháp Hải Đại Vương, một vị tướng dưới thời Trưng Vương, được thờ ở làng Cẩm Giang, xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn; Chiến tuyến Như Nguyệt với đền Xà, đền Yên Phụ, huyện Yên Phong còn âm vang lời tuyên ngôn trên dòng sông Cầu lịch sử “Nam quốc sơn hà Nam đế cư...” (Sông núi nước Nam vua Nam ở..); làng Đại Trung, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du thờ một vị thần là Đại sĩ Linh Thông Bảo Hiệu hiển ứng Côn Sơn đại vương, thần nguyên là một vị tướng dưới thời Trần, có công diệp giặc được vua Trùng Quang đến tế lễ và ban sắc phong ông làm phúc thần... Hai là, Bắc Ninh là một vùng đất màu mỡ trù phú, người dân nơi đây, ngoài việc trồng cấy lúa nước còn phát triển rất nhiều ngành nghề thủ công như làm giấy dó ở Đống Cao, Yên Phong; chạm khắc gỗ ở Phù Khê, Kim Thiều, Đồng Kỵ, huyện Từ Sơn; rèn sắt ở Đa Hội; sơn mài ở Đình Bảng; đúc đồng ở Đại Bái, Quảng Bố; làm gồm ở Phù Lãng; dệt lụa ở Cẩm Giang, Tam Sơn, Nội Duệ... Do vậy, ngoài việc thờ các vị tướng sĩ ở các thời đã có công đánh giặc giữ nước, rất nhiều làng ở Bắc Ninh thờ các vị thần Thành hoàng là những người có công lập ấp, khai nghề, hành nghề y cứu đời như: làng Đông Suất (Đông Thọ, Yên Phong) thờ Nguyễn Hữu Nghiêm, ông tổ nghề nông; làng Đa Hội (Châu Khê, Từ Sơn) thờ Quận công Trần Đức Huệ, ông tổ nghề rèn sắt; làng Quả Cảm, xã Hoà Long, huyện Yên Phong thờ Bà Chúa Sành - tổ nghề gốm; làng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài thờ Nguyễn Công Nghệ - tổ nghề đúc đồng; làng Đại Phúc, phường Đại Phúc thờ danh y Nguyễn Phúc Xuyên; làng Đại Bái, huyện Gia Bình thờ tổ nghề đúc đồng Nguyễn Công Truyền... Ba là, Bắc Ninh do có địa hình đồng bằng xen đồi núi sót và một hệ thống sông, hồ dày đặc nên, cũng như bao làng quê khác trên đất nước Việt Nam sống ở khu vực có đồi núi, sông, hồ, việc thờ sơn thần và thuỷ thần ở nơi đây rất phổ biến. Sơn thần được thờ chủ yếu là Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn và Quý Minh. Thuỷ thần được thờ là Thuỷ Bá, Đông Hải Đại Vương, Nam Hải Đại Vương... Đặc biệt, phổ biến là tục thờ Thánh Tam Giang. Thánh Tam Giang - Trương Hống, Trương Hát, vị thần Thành Hoàng nửa huyền thoại, nửa lịch sử với thần tích ở mỗi làng mỗi khác, được thờ ở hơn 300 làng dọc theo con sông Cầu. Đây là một đặc điểm nổi bật trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh. Rất nhiều nguồn tư liệu cho rằng tục thờ Thánh Tam Giang gắn liền với chiến thắng Như Nguyệt năm 1077 của quân dân Đại Việt trên phòng tuyến sông Cầu, dưới sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt đã đánh tan 30 vạn quân Tống, mở ra một giai đoạn phát triển cường thịnh của nước nhà. Bốn là, tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Bắc Ninh có sự tiếp biến giữa tín ngưỡng thờ Thành hoàng với các tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng thờ nước và tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nơi đây. Sự tiếp biến này, qua các lễ tục, lễ hội thờ Thành hoàng, thể hiện mong ước có nước đảm bảo cho các vụ mùa bội thu như: lễ rước nước ở làng Thị Cầu, làng Ngọc Khám (Gia Đông, Thuận Thành)... và khát vọng sinh sôi nẩy nở của cư dân nơi đây được thể hiện qua những trò chơi trong ngày hội như “bắt trạch trong chum”, “ôm cột”, “chen”, “múa bông”, “lao đòn đám”... Đặc biệt, Tục thờ tứ phật “Tứ Pháp” - Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện - là kết quả giao lưu văn hoá giữa nước ta với văn hoá ấn Độ, thể hiện sự tiếp biến của tín ngưỡng bản địa nước ta ở thời kỳ này. Phật “Pháp Vân” và Tứ Pháp được các đời vua sau nay ban phong là “Đại Thánh” và được tôn thờ như là các vị thần Thành hoàng làng. Tóm lại, Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Bắc Ninh thể hiện nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tâm linh của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nơi đây, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân Bắc Ninh - Kinh Bắc và thể hiện sự đóng góp của người dân Bắc Ninh - Kinh Bắc, cái nôi của văn hoá “bác học”, quê hương của những ông “Trạng - Cống - Nghè - Đồ” vào quá trình dựng nước và đánh giặc giữ nước của dân tộc ta. Danh mục Tài liệu tham khảo 1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981), Nghị quyết 40/NQTW về công tác tôn giáo trong tình hình mới. 2. Ban Dân vận Trung ương (ngày 22/10/1990), Đề cương giới thiệu tinh thần nội dung cơ bản của Bộ chính trị về tăng cương công tác tôn giáo trong tình hình mới. 3. Ban tôn giáo Chính phủ (2005), Các văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo. 4. Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Ninh (2006), Tôn giáo Bắc Ninh, Bản tin số 2. 5. Bảo tảng Bắc Ninh (2004), Các di tích lịch sử văn hoá Bắc Ninh. 6. Bảo tảng Bắc Ninh, Thư mục Thần tích, Thần sắc tỉnh Bắc Ninh. 7. Nguyễn Chí Bền (2003), Văn hoá dân gian Việt Nam, những phác thảo, Nxb Văn hoá - Thông tin. 8. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (1990), Nghị quyết 24/BCT về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. 9. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (1998), Chỉ thị 37/CT.TW về công tác tôn giáo trong tình hình mới. 10. Hoàng Hồng Cấm (1992), Đền bà Chúa Kho, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 11. Chủ tịch nước (ngày 29/06/2004), Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo. 12. Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hoá tâm linh (tái bản có sửa chữa), Nxb Hà Nội. 13. Nguyễn Ngọc Dũng (2005), Hỏi và đáp về Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ Văn hoá và phát triển ở Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Nghiên cứu tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Đạm, Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hoá - Thông tin. 16. Lê Thanh Đức (2001), Đình làng miền Bắc, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội. 17. Lê Thanh Hải (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 18. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 19. Nguyễn Hùng Hậu (1993), "Góp phần tìm hiểu quan điểm của Mác: Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân", Tạp chí triết học, (3). 20. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 21. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định 69/HĐBT ngày 21/03/1991 quy định về các hoạt động tôn giáo. 22. Hội đồng Bộ trưởng (ngày 30/05/1991), Tài liệu giải thích Nghị định quy định về các hoạt động tôn giáo của Ban tôn giáo Chính phủ. 23. 24. 25. 26. Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Khắc Đạm (dịch từ tiếng Pháp) (1997), Địa lý hành chính Kinh Bắc, Sở Văn hoá Thông tin Bắc Giang. 27. Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong (2002), Địa chí Yên Phong, Nxb Thanh niên. 28. Đỗ Quang Hưng (2002), Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 29. Vũ Khiêu (1994), Thuốc phiện của nhân dân, tự do và tín ngưỡng, những vấn đề tôn giáo hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 30. Đỗ Nguyên Lan (2001), Lễ hội đền Bà Triệu và nghi thức thờ cúng, Luận văn thạc sỹ khoa học Tôn giáo, Hà Nội. 31. Đặng Văn Lộc, Đặng Đức Thư, Đặng Ngọc Thanh (2005), Thành hoàng làng họ Đặng ở Việt Nam, Tập, Nxb Văn hoá dân tộc. 32. Trần Đình Luyện (chủ biên) (2003), Lễ hội Bắc Ninh, Sở Văn hoá Thông tin Bắc Ninh. 33. Nguyễn Đức Lữ (1992), Về tự do tín ngưỡng và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 34. Nguyễn Đức Lữ (1994), Tổng luận tình hình tôn giáo, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. 35. Nguyễn Đức Lữ (2000), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo – Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 36. Nguyễn Đức Lữ (2001), "Tín ngưỡng Thành hoàng và thờ vua Hùng ở Việt Nam", Tạp chí sinh hoạt lý luận. 37. Nguyễn Đức Lữ (2003), Đề cương giới thiệu tác phẩm chủ yếu của Lênin bàn về tôn giáo, Hà Nội. 38. W.Mark.McLeod, The Vietnamese Response to French Intervention 1862 -1874, London Greenwood Publishing Group, Inc., New York. 39. Lê Hữu Nghĩa - Nguyễn Đức Lữ (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 40. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2001), Mác, Ăngghen, Lênin, Bàn về tôn giáo và Chủ nghĩa vô thần, Hà Nội. 41. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2002), Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tuyển tập), Hà Nội. 42. Nguyễn Vĩnh Phúc, Nguyễn Duy Hinh (2004), Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân, Nxb Hà Nội. 43. Lê Xuân Quang (1996), Thờ thần ở Việt Nam, Tập 2, Nxb Hải Phòng. 44. Lê Xuân Quang (2003), Thần tích Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 45. Vũ Thanh Sơn (2004), Những vị thần được thờ ở Hà Nội, Nxb Hà Nội. 46. Sở Văn hoá - Thông tin Hà Bắc (1988), Hội xứ Bắc, Kỷ yếu. 47. Sở Văn hoá - Thông tin Bắc Ninh (2002), Văn hiến Kinh bắc, Tập I. 48. Sở Văn hoá - Thông tin Bắc Ninh (2002), Văn hiến Kinh bắc, Tập II 49. Sở Văn hoá - Thông tin Bắc Ninh (2006), Thông tin văn hoá Bắc Ninh, Xuân Bính Tuất. 50. Phạm Minh Thảo – Trần Thị An – Bùi Xuân Mỹ (1997), Thành hoàng Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 51. Ngô Hữu Thảo (1998), Quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, Đề tài cấp Bộ, Viện khoa học về Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 52. Trần Quốc Thịnh (2004), Danh nhân lịch sử Kinh Bắc, Nxb Lao động. 53. Ngô Thế Thịnh, Việt Tân (2000) (dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh), Bắc Ninh làng cũ - quê xưa - chiếc nôi của nền văn hoá Việt Nam, Trung tâm ngôn ngữ Đông Tây. 54. Nguyễn Đức Thìn, Phạm Thuận Thành (sưu tầm và biên soạn) (2003), Chuyện kể ở đền Đô, Nxb Văn hoá dân tộc. 55. Phan Cẩm Thượng (2002), Chùa Dâu và nghệ thuật tứ pháp, Nxb Mỹ thuật. 56. Cung Kim Tiến (2001), Từ điển Triết học, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 57. Lại Văn Toàn, Trần Thị Băng Thanh (chủ biên), Nguyễn Như Diệm (2004), Thần tích thần sắc Hà Nam, Nxb Khoa học xã hội. 58. Thủ tướng Chính phủ (ngày 10/12/1990), Thông tư số 539/TT về chủ trương đối với các tôn giáo. 59. Thủ tướng Chính phủ (1999), Nghị định số 26/NĐCP về các hoạt động tôn giáo. 60. Trung tâm khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo – Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam, Hà Nội. 61. Trịnh Cao Tưởng (2005), Thành hoàng ở Việt Nam và Shinto ở Nhật Bản, Nxb Văn hoá Thông tin, Viện Văn hoá. 62. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 63. William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam 1900 – 1945, Cornell University Press. Phụ lục 1 Một số hình ảnh về các đình, đền, nghè, miếu thờ Thành hoàng ở bắc Ninh Đình làng Đại Vy, xã Đại đồng, huyện Tiên Du. Đình thờ Tràng Ngọ; Tràng Mai; Bạch Đa. Gian tiền tế đình Đại Vy Hậu cung Đình làng Đại Vy. Đình thờ thần Thành hoàng là Tràng Ngọ; Tràng Mai; Bạch Đa là các bộ tướng của Đinh Tiên Hoàng. Đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý, ở thôn Đình Bảng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh Ngôi nhà thờ của dũng họ Nguyễn Thạc. Ngụi nhà thờ dũng họ Nguyễn Thạc ở Đỡnh Bảng là một trong sỏu ngụi nhà cổ của Việt Nam vừa được UNESCO trao giải thưởng cụng trạng trong bảo tồn di tích. Ngôi nhà hơn 300 tuổi gắn với nhiều huyền thoại này vừa được trựng tu với sự giúp đỡ của Nhật Bản. Gian tiền tế Đền Đô. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý. Đình làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Đền thờ Thánh Tam Giang. Gian tiền tế đình làng Phù Lưu Đình làng Đồng Kỵ, xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Đình thờ Thiên Cương. Cổng đình Đồng Kỵ. Đình thờ Thiên Cương - một vị tướng thời Hùng Vương, có công diệp giặc “xích quỷ”. Phụ lục 2 truyền thuyết và thần tích 1. Thần tích về Thánh Tam Giang Theo “Địa chí Yên Phong” thì truyền thuyết về thánh Tam Giang kể lại như sau: Ngày xưa, ở làng Vân Mẫu có một người đàn bà nghèo đã luống tuổi mà vẫn không chồng, không con. Một hôm đi tắm sông, chợt có con rắn cuốn vào người. Về nhà, bà rùng mình cảm động rồi tự dưng có thai. Đúng 9 tháng 10 ngày, bà đẻ ra một cái bọc 5 trứng, rồi nở thành 5 người con, đặt tên là Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và một cô con gái. Ngày lại tháng qua, thấm thoắt đàn con đã lớn khôn. Giữa lúc đó bà mẹ qua đời. Vì nhà nghèo, anh em họ Trương chỉ đủ tiền mua một cỗ quan tài không có chốc, rồi đang đêm mấy anh em khiêng mẹ ra đồng, qua tới cổng làng thì bỗng đâu mưa to gió lớn bất chợt kéo đến. Chiếc quan tài bị rơi xuống đất. Trời tối mịt mùng không sao tìm nổi, anh em đành phải ra về, đợi tinh mơ hôm sau sẽ lại ra chôn mẹ. Sớm hôm sau, khi anh em Hống, Hát ra tới chỗ quan tài rơi thì không thấy đâu nữa, mà chỉ trông thấy một đống mối to tướng, trên đống mối hở ra hai cái gót chân của mẹ. Đêm hôm ấy Trương Hống, Trương Hát ra ấp mồ mẹ. Về khuya chợt có hai con quỷ từ dưới mồ chui lên đùa nhau. Chúng đùa hồi lâu, để ý thấy hai anh em tuy sợ hãi hồn xiêu phách lạc nhưng vẫn ấp mồ mẹ không thôi. Chúng cho là người có hiếu, lại nhìn thấy tướng diện hai người có chí khí kiên cường, mới tặng cho hai chiếc áo tàng hình, gọi là “Xích y quỳ bộ” và “Bạch y quỳ bộ”. Bấy giờ, quân Lương xâm lấn nước ta, Trương Hống, Trương Hát theo Triệu Quang Phục đánh giặc. Nhờ có tài võ nghệ và áo tàng hình, nhị nhân tướng tả xung hữu đột đánh thắng nhiều trận, khiến kẻ địch phải run sợ vỡ mật. Hiềm về nỗi giặc đông như kiến cỏ, nên đánh mãi mà vẫn không tiêu diệt được hết chúng. Một đêm, Trương Hống, Trương Hát nằm ngủ trong một ngôi chùa ở làng Diềm (nay là làng Viêm Xá, xã Hoà Long, Yên Phong), bỗng thấy có một người con gái đi vào tự xưng là người trụ trì ngôi chùa ấy, người con gái nói rằng: Nếu hai vị muốn diệt trừ giặc Lương chỉ có một cách kéo quân về đầm Dạ Trạch mà dùng kế mai phục. Dứt lời thì biến mất. Hống, Hát giật mình tỉnh dậy hoá ra là một giấc chiêm bao. Nghĩ rằng âu cũng là lòng trời nên mới cho thần báo mộng, hai tướng lập tức kéo quân về Dạ Trạch, quả nhiên giặc Lương bị đánh tan tành phải rút chạy về nước. Thiên hạ thái bình, Quang Phục xưng vua, gọi là Triệu Việt Vương. Chẳng bao lâu thì Lý Phật Tử tiếm ngôi, Phật Tử cho mang rất nhiều lễ vật đến để mời Trương Hống, Trương Hát ở lại làm quan với hắn. Song vì giận kẻ phản bội, hai ông nhất mực không chịu, nhớ tới giấc mộng giúp mình năm xưa, Trương Hống, Trương Hát từ quan về làng Diềm sinh sống. Trên đường về Diềm, qua địa phận làng Đống Cao (nay là làng Dương ổ, xã Phong Khê, Yên Phong) hai ông vứt đao, vứt yên ngựa xuống đồng. Những nơi ấy vì thế từ đó có tên là “Đồng Mũi Đao”, “Đồng Yên Ngựa”. ở Diềm hai ông khai phá một vùng rừng cây nước san phẳng như gương, cánh đồng này bởi thế có tên là “Đồng Mặt Gương”. Vui thú điền viên ở Diềm chưa được mấy chốc thì Lý Phật Tử lại cho người đến mời hai ông ra làm quan, Hống, Hát nhất quyết khước từ. Phật tử tức giận mà rằng: Đã không ra làm quan với ta thì cũng không được sống ở đất này. Bức bách quá hai ông phải lên sống ở vùng Đu Đuốm (nay thuộc Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) Bấy giờ triều đình rối ren, lòng dân oán hận, giặc ngoài ngấp nghé bờ cõi. Lý Phật Tử lại tức tốc cho người lên tận Đu Đuổm gọi hai ông về làm quan để mong chiêu an dân tâm. Hắn nói: “Nếu không làm quan thì hai ông chỉ còn một con đường là tự xử”. Dẫu vậy Trương Hống, Trương Hát vẫn nhất quyết không chịu về với kẻ phản bội. Biết chẳng còn cách nào khác, hai ông bèn cho đóng một chiếc thuyền độc mộc, đục sẵn lỗ ở đáy, nhét giẻ vào rồi xuôi theo dòng sông Cầu để về hoá ở quê hương bản quán. Tới đoạn sông Như Nguyệt (thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong) nơi ngã ba hợp lưu giữa sông Cầu và sông Cà Lồ, Trương Hống, Trương Hát cho rút giẻ ra, nước sông tràn vào, thuyền chìm hai ông lần lượt hoá thần. Tương truyền khi mất họ đều biến thành rắn. Bởi thế địa phương nơi mỗi ngài hoá từ đó có tên là Xà: Xà trên (Phương La Đoài), Xà dưới (Phương La Đông) (nay thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong). Sau khi hai ngài về thần, Ngọc Hoàng Thượng Đế phong làm Long Quân phó sứ cai quản và tuần hành dọc theo vùng sông Cầu. Lại thêm Trương Hống, Trương Hát hoá ở ngã ba sông nên từ đây dân gian gọi nhị thần là Đức Thánh Tam Giang. Khắp vùng từ Đu Đuổm tới Lục Đầu, nhất là từ Ngã Ba Xà trở xuống, hơn hai trăm làng thờ Thánh Tam Giang làm thần Thành hoàng. Dân gian từ xưa có câu “Thượng chí Đu Đuổm, hạ chí Lục Đầu” hoặc “Thượng Ngã Ba Xà, hạ Lục Đầu Giang” chính là vì thế. Lại rằng vì thờ làm thần, nên dân gian gọi chệch Hác là Hát. Các lễ quan phong kiến sau này cứ thế mà ghi vào thần tích. Tương truyền Trương Hống, Trương Hát rất căm thù giặc ngoại bang, nên khi đã hoá thần, hai ông nhiều lần hiển thánh đánh giặc. Thời Lê Đại Hành kháng Tống, Đức ngài đã phù giúp. Rồi đến Lý Thường Kiệt đánh giặc Tống trên sông Như Nguyệt thì việc hiển thánh diệu thường của Đức ngài càng sâu đậm trong ký ức dân gian. Chuyện kể rằng, bấy giờ giặc Tống đã tiến đến bờ bắc sông Như Nguyệt, thuyền chiến của chúng ngược theo sông Cà Lồ để kéo về kinh thành Thăng Long. Thái uý Lý Thường Kiệt đóng đại bản doanh ở Thất Diệu Sơn (Núi Yên Phụ, xã Yên Phụ, Yên Phong), dựa vào rừng núi rậm rạp và đồng lầy để đánh giặc. Ông cho lập dinh trại đóng quân trên các cánh đồng, những nơi ấy sau đó mang tên là “Đồng Dinh” và “Đồng Cổng Trại”. Dân mọi vùng xứ Bắc tấp nập gánh gạo về nuôi quân, nơi tập trung gạo ấy sau có tên là “xóm Cầu Gạo”. Quân Tống đã có lần vượt sông tiến quân qua đây, bị quân Lý phục kích đánh tơi bời trên một đồng lầy, xác chết năm la liệt. Cánh đồng ấy sau có tên là “Đồng Mả Tàu”. Một đêm, Thái uý ngủ trong đình Yên Phụ, bỗng có hai ông già đi vào nói rằng: Ta chính là Thánh Tam Giang, Thành hoàng làng này, xin yết kiến để nói với Thái uý rằng “Muốn thắng giặc phải đóng đại bản doanh ở Như Nguyệt. ở đó ngược lên thượng nguồn có quân cờ đỏ, xuôi xuống hạ lưu có quân cờ xanh, sẽ giúp ông đánh tan quân Tống”. Lý Thường Kiệt còn định hỏi thêm thì hai ông biến mất. Thái uý trằn trọc thâu đêm suy nghĩ, quả thấy lời báo mộng là hợp địa lợi lắm. Sáng hôm sau, ông lập tức kéo đại quân về đóng ở làng Như Nguyệt. Do sự tích này mà đình làng Yên Phụ từ đó có câu đối: “Thoái lỗ trợ kỳ công, Lý tương binh hồi thu dạ mộng Trừ yêu đương chính khí, Diệu Sơn toàn hiện tráng thời quang”. Lại nói chuyện, khi đại quân nhà Lý vừa xuống khỏi chân núi Thất Diệu, thì bất chợt thấy có hai con rắn hiện ra rồi bò đi trước dẫn đường. Bấy giờ nơi đây là một rừng cây nước um tùm, rậm rạp không biết đâu mà lần. Nhưng hai con rắn cứ những chỗ nào cao mà bò để đưa quân Lý. Tới làng Như Nguyệt thì rắn dừng lại. Lý Thường Kiệt lập tức cho hạ bản doanh tại đây. Rồi đó hai con rắn trườn xuống sông biến mất. Người ta nói đó chính là hiện thân của đức Thánh Tam Giang. Lại truyền rằng bởi vậy mà Như Nguyệt từ đấy mới có tên là “Xà Ngọt”. Có lần quân Tống vượt sông sang bờ nam bị quân Lý phục kích tiêu diệt trên một cánh đồng giáp sông. Người ta nói vì thế mà đồng này có tên là “đồng Bờ Xác”. Cho tới một đêm kia, Thái uý Lý Thường Kiệt chập chờn ngủ trong ngôi đền làng Như Nguyệt, ông thao thức để nghĩ diệu kế. Chợt có một luồng gió ùa vào, rồi có hai người ẩn hiện trong bóng đêm nói rằng: “Ta là Long quân phó sứ Thánh Tam Giang đã có dịp gặp ông ở Thất Diệu Sơn. Nay thời vận đã đến, tướng sỹ trăm người như một hừng hực khí thế tự cường, do đó một người sẽ có sức địch trăm người, sao ông không nhân cơ hội này mà phản công diệt sạch ngoại bang. Ta sẽ có cách trợ giúp”. Nói xong thì biến mất, biết chỉ là giấc chiêm bao, song lời thần quả là chí lý. Ngay sáng hôm sau, đại quân Lý bất thần vượt sông diệt giặc. Bấy giờ trời đã sang xuân, nước sông rất cạn, đại quân dũng mãnh qua sông. Giữa lúc ấy từ trên bầu trời sang sảng giọng đọc một bài thơ tứ tuyệt: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.” Nghĩa là: Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời Kỳ lạ thay! Nghe tiếng thơ ấy quân ta thì sục sôi khí thế xông lên còn bọn giặc thì hoảng hồn. Một trận đánh quả là như cơn gió mạnh xua sạch đám mây mù. Bọn giặc bị chết rất nhiều, “thây nằm khắp đồng, máu chảy thành sông”. Tàn quân sống sót rút chạy về nước. Truyền rằng, cánh đồng nơi xảy ra trận đánh “phong vân” ấy vì thế có tên là “Đồng Xác” (thuộc xã Mai Đình, Hiệp Hoà, Bắc Giang). Rồi ở đây, người ta lập ra một ngôi chùa để cúng các vong linh của giặc gọi là “Chùa Xác” (thuộc làng Phấn Động, Tam Đa, Yên Phong). Lại truyền rằng, bài “Thần thi” đó chính là do Thượng đẳng thần - Đức Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát làm ra và cất tiếng đọc rất hùng hồn để động viên hào khí chiến đấu. Người dân vùng Tam Đa còn kể rằng, theo lời mách bảo của Thánh Tam Giang, Lý Thường Kiệt phái một đạo quân tới vùng Tam Đa để vượt sông đánh úp giặc. Nơi đóng quân ở đây có một trại ngựa hàng nghìn con, thải ra rất nhiều phân, vì thế sau có tên là Đống Phân, tự Phẩn Động, rồi sau đọc chệch là làng Phấn Động (nay thuộc xã Vạn An, Yên Phong). 2. Thần tích - thần sắc làng Đông Xuyên, tổng Nội Trà, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 3. Thần tích - thần sắc làng Đại Vi, xã Đại Đồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc 4. Thư mục Thần tích, Thần sắc tỉnh Bắc Ninh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN-Tín ngưỡng Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay.pdf
Luận văn liên quan