So với nhiều loại cây truyền thống, cây hồ tiêu ở xã Cư Huê huyện Ea Kar đã giúp cho nông dân ở địa phương này làm giàu nhanh chóng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây. Trong những năm vừa qua, diện tích hồ tiêu của xã không ngừng tăng cao. Năng suất tiêu bình quân của xã là 4,19 tấn/ha. Chung trong toàn xã, năm 2012 có 164.8 ha, năm 2013 có 272.6 ha đến năm 2014 có 367.9 ha, tốc độ tăng diện tích của toàn xã năm 2013 so với 2012 là 165,41%, năm 2014 so với 2013 là 134,96%. Sở dĩ diện tích hồ tiêu tăng nhanh là do tác động của giá tiêu xuất khẩu duy trì ở mức cao, giá thu mua hạt tiêu nội địa ổn định ở mức có lợi cho người trồng tiêu. Trong quá trình phát triển, có trường hợp không ngần ngại chặt bỏ diện tích cà phê còn trong chu kỳ khai thác để chuyển sang trồng tiêu; chuyển diện tích cây trồng kém hiệu quả; tận dụng quỹ đất vườn để trồng tiêu. Tốc độ tăng trưởng về diện tích và sản lượng tiêu trên địa bàn xã đã có phần đóng góp vào kết quả sản xuất tiêu của tỉnh Đắk Lắk, giúp cho Việt Nam chiếm giữ ngôi vị số một thế giới về xuất khẩu hạt tiêu.
63 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 4789 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu tại xã Cư Huê, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sử dụng cho các mục đích khác nhau. Thông qua bảng 3.5 về tình hình sử dụng đất đai của xã trong năm 2014, ta có thể thấy: tỷ lệ đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm một tỷ lệ khá cao 90,44%. Diện tích đất sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 9,56% diện tích đất của xã. Từ đó, ta có thể thấy đất đai trong xã chủ yếu là sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là chính.
3.2.5. Đánh giá tổng quan về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.2.5.1.Thuận lợi
- Địa hình tương đối bằng phẳng đặc biệt là khu trung tâm xã giúp thuận lợi cho việc phát triển các điểm khu dân cư, cơ sở hạ tầng, công trình công cộng và giao lưu kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đất đai của xã chủ yếu là loại đất nâu đỏ trên đá Bazan (chiếm 93,09% diện tích đất tự nhiên của xã), bên cạnh đó xã còn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Đây là 2 điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao: tiêu, cà phê,...
- Mật độ suối trên địa bàn xã khá phong phú, trên các suối này có khả năng xây dựng các công trình thủy lợi giữ nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.
- Xã có nguồn lao động dồi dào chiếm gần 50% tổng số dân, đây là yếu tố quan trọng để khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai trên địa bàn. Xã có nhiều dân tộc anh em sinh sống vừa tạo nên nét đa dạng cho nền văn hóa của xã, vừa góp phần tạo nên sự phong phú các hình thức canh tác sản xuất nông nghiệp.
3.2.5.2. Khó khăn
- Hệ thống thủy lợi chưa đảm bảo nên gây ra không ít khó khăn cho người dân trong việc tưới tiêu và sinh học.
- Một số bộ phận dân cư sống rải rác trong khu vực sản xuất nông nghiệp gây khó khăn cho công tác quản lý nhân hộ khẩu và bố trí cơ sở hạ tầng, nhất là đưa điện đến để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
- Sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cac ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ... chưa phát triển đang là sức ép đối với đất đai.
- Lao động của địa phương dồi dào nhưng chủ yếu là lao động nông nghiệp và phổ thông chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động này còn khá cao, hạn chế phần nào sự phát triển kinh tế xã hội của xã.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Hồ tiêu được trồng rộng rãi trong toàn xã. Trong đó, diện tích trồng tiêu nhiều tập trung ở một số thôn, buôn như: thôn Cư Nghĩa (75 ha), Tân Tiến (72 ha) và buôn M’hăng (53 ha) chiếm 54,36% diện tích của toàn xã. Nên tác giả chọn 3 thôn, buôn này làm đại diện điều tra.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
3.3.2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập là các thông tin liên quan vấn đề nghiên cứu: hoạt động sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu, số liệu về điều kiện kinh tế xã hội, các văn bản, chính sách của Đảng và nhà nước. Các tài liệu này được thu thập từ các báo cáo sơ kết, tổng kết của xã, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thống kê huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk, Cục Thống kê Đắk Lắk, Tổng cục Thống kê Việt Nam. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập thông qua các sách báo, tạp chí, truyền hình, Internet và của các tổ chức Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), Hiệp hội hồ tiêu thế giới (IPC).
3.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp các nông hộ trồng hồ tiêu theo phiếu điều tra đã lập sẵn.
Phương pháp chọn hộ điều tra: trong 3 thôn, buôn có diện tích hồ tiêu nhiều nhất của xã. Tổng số hộ trồng tiêu của 3 thôn, buôn là 138 hộ, chọn ra những hộ có diện tích lớn hơn 0,1 ha đã đi vào kinh doanh ổn định, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.5: Số hộ điều tra
Thôn, buôn
Tổng số hộ trồng tiêu
Số hộ phỏng vấn
Số lượng
Tỷ lệ %
Thôn Cư Nghĩa
83
60
50
Thôn Tân Tiến
31
23
7
Buôn M’hăng
24
17
4
Tổng
138
100
61
Nội dung của phiếu điều tra xem Phụ lục A.
3.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý thông qua phần mềm Excel
Phương pháp phân tổ thống kê, phân tổ thành các nhóm hộ có các đặc điểm và tính chất tương tự nhau.
Phân tổ theo quy mô diện tích được chia làm ba nhóm hộ theo công thức sau:
Trong đó: d : là khoảng cách tổ
Xmax : diện tích lớn nhất
Xmin : diện tích nhỏ nhất
n : số tổ được chia
Bảng 3.6: Phân loại nhóm hộ
Chỉ tiêu
Quy mô diện tích
Số hộ
Tỷ lệ %
Nhóm hộ I
0,1 ha → 0,63 ha
34
56
Nhóm hộ II
0,63 ha → 1,26 ha
20
33
Nhóm hộ III
Lớn hơn 1,26 ha
7
11
Tổng
61
100
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
- Phương pháp thống kê mô tả
Dùng để phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ được điều tra.
- Phương pháp thống kê so sánh
Sử dụng chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối nhằm phản ánh mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu; so sánh giữa các nhóm hộ; từ đó đưa ra những thuận lợi khó khăn của nông hộ sản xuất hồ tiêu. Có biện pháp phát huy và khắc phục để bà con nông dân đạt hiệu quả cao trong sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu.
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (δi): là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước đó (yi-1).
δI = yi – yi-1
- Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội hay bản thân các nông hộ được điều tra để đưa ra giải pháp khắc phục và hạn chế.
S: Strengths (Điểm mạnh)
W: Weakneeses (Điểm yếu)
O: Opportunities (Cơ hội)
T: Threats (Thách thức)
3.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.5.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh tình hình sản xuất hồ tiêu
a. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất
- Diện tích hồ tiêu bình quân (ha/hộ): là số lượng đất trồng hồ tiêu bình quân của hộ.
- Sản lượng: là số lượng sản phẩm hồ tiêu của nông hộ được sản xuất ra.
- Năng suất: là số lượng sản phẩm hồ tiêu được sản xuất ra trong một năm trên diện tích một ha đất sản xuất.
- Giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của sản phẩm hồ tiêu tính trên một đơn vị diện tích.
GO = ∑Q*P
Trong đó: Q: là khối lượng sản phẩm
P: là đơn giá sản phẩm
- Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của người lao động sản xuất được tính trên đơn vị diện tích .
VA = GO – IC
Trong đó: IC là chi phí trung gian bao gồm toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
IC = ∑Ci*Ji
Trong đó: Ci: là khoản chi phí thứ i trong sản xuất
Ji: là đơn giá khoản chi thứ i trong sản xuất
b. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu
- Hiệu suất GO/IC, VA/IC
3.3.5.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh tình hình tiêu thụ hồ tiêu
- Hệ số tiêu thụ sản phẩm: là chỉ số thể hiện số lượng sản phẩm tiêu thụ trong tổng số hàng hóa được sản xuất ra.
Trong đó: H: là hệ số tiêu thụ hàng hóa
Qtt: lượng sản phẩm tiêu thụ
Qsx: tổng sản lượng sản xuất ra
- Giá tiêu thụ
- Loại hồ tiêu được tiêu thụ
- Thời điểm, địa điểm tiêu thụ
- Đối tượng tiêu thụ
- Hình thức tiêu thụ
PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu của nông hộ tại xã Cư Huê, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
4.1.1. Diện tích hồ tiêu của xã Cư Huê
Diện tích hồ tiêu được trồng rộng rãi trong toàn xã nhưng lại phân bố không đồng đều. Thông qua biểu đồ 4.1, ta thấy diện tích hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở một số thôn, buôn như Cư Nghĩa: tổng diện tích 75 ha chiếm 20,38%, Tân Tiến là 72 ha chiếm 19,57% và buôn M’hăng là 53 ha chiếm 14,41%. Chung trong toàn xã, năm 2012 có 164.8 ha, năm 2013 có 272.6 ha đến năm 2014 có 367.9 ha, tốc độ tăng diện tích của toàn xã năm 2013 so với 2012 là 165,41%, năm 2014 so với 2013 là 134,96%. Như vậy, chỉ trong ba năm nhưng diện tích trồng mới đã gia tăng mạnh nhất là trong năm 2013.
Biểu đồ 4.1: Diện tích hồ tiêu của toàn xã
Nguồn:UBND xã Cư Huê
Nguyên nhân làm cho diện tích hồ tiêu trên địa bàn xã tăng mạnh là: trong thời gian qua, giá hồ tiêu liên tục tăng, một số hộ nhận thấy việc trồng hồ tiêu là có lãi cao nên tập trung phá bỏ các vườn cà phê già cỗi để tái canh bằng cây hồ tiêu. Mặc dù, diện tích hồ tiêu tăng mạnh nhưng không đồng đều giữa các thôn, buôn vì hồ tiêu là loại cây có chi phí đầu tư ban đầu lớn mà không phải ai muốn cũng trồng được, nếu không có điều kiện về kinh tế, kiến thức và kỹ năng.
4.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của nông hộ điều tra
Năng suất và sản lượng của cây trồng là yếu tố phản ánh hiệu quả, kết quả của quá trình sản suất của nông hộ. Vì vậy, trong sản xuất việc nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng là vấn đề quan tâm thường xuyên của các nông hộ. Năng suất và sản lượng cao chứng tỏ người sản xuất đã có những phương thức canh tác tốt, có cách chăm sóc hiệu quả.
Bảng 4.1: Diện tích, sản lượng và năng suất của hồ tiêu của nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu
Đơn vị
Nhóm hộ
Trung bình
So sánh
I
II
III
I - TB
II -TB
III – TB
Tổng diện tích
Ha/hộ
1,08
1,46
2
1,51
-0,43
-0,05
0,49
DT kinh doanh
Ha/hộ
0,36
0,85
1,66
0,96
-0,6
-0,11
0,7
Sản lượng
Tấn/hộ
1,53
3,55
6,95
4,01
-2,48
-0,46
2,94
Năng suất
Tấn/ha
4,21
4,17
4,19
4,19
0,02
-0,02
0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Bảng 4.1 cho thấy, tổng diện tích đất của cả ba nhóm hộ là 1,51 ha, trong đó diện tích hồ tiêu đã vào kinh doanh chiếm 0,96 ha, từ đó ta có thể thấy diện tích hồ tiêu đã đi vào kinh doanh trên địa bàn chiếm tỉ lệ khá cao. Sản lượng bình quân của các nhóm hộ là 4,01 tấn/hộ. Năng suất bình quân của các nhóm hộ có sự chênh lệch nhau: nhóm hộ I có năng suất cao nhất 4,21 tấn/ha tiếp đến là nhóm hộ III có năng suất là 4,19 tấn/ha, nhóm hộ II có năng suất thấp nhất 4,17 tấn/ha. So với năng suất bình quân chung của ba nhóm hộ thì nhóm hộ II thấp hơn 0,02 tấn/ha. Nguyên nhân làm cho năng suất của nhóm hộ II thấp hơn các nhóm hộ còn lại là do công tác chăm sóc và đầu tư không được chú trọng nhiều. Nhóm hộ I là nhóm hộ đầu tư cho sản xuất hồ tiêu lớn hơn so với các nhóm hộ còn lại. Như vậy, đối với các hộ có diện tích lớn như nhóm hộ II và nhóm hộ III thì có năng suất thấp hơn so với nhóm hộ I, chứng tỏ diện tích càng nhỏ thì việc nông dân đầu tư và chăm sóc tốt hơn vì vậy mà năng suất cao hơn.
4.1.3. Chi phí sản xuất hằng năm đối với hồ tiêu kinh doanh
Trong sản xuất hồ tiêu, để đạt được hiệu quả cao bên cạnh yêu cầu về điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi, một yếu tố quan trọng không thể thiếu được là sự đầu tư chăm sóc của người trồng. Hồ tiêu là loại cây công nghiệp đòi hỏi công tác chăm sóc kỹ thuật cao, chẳng hạn như việc bón phân đúng thời điểm, đúng loại, tạo hình tạo tán phù hợp cho cây hay tưới nước cần phải tưới lượng vừa đủ không để ngập úng dễ gây sâu bệnh cho cây. Từ những yêu cầu kỹ thuật như vậy nên việc trồng và chăm sóc hồ tiêu là không phải ai cũng làm được. Việc đầu tư chi phí cho sản xuất hồ tiêu ở mức như thế nào để đạt hiệu quả cao là rất cần thiết với người trồng. Để thấy được chi phí đầu tư cụ thể của từng nhóm hộ, ta xem xét bảng 4.2.
Bảng 4.2: Bảng chi phí sản xuất của hộ trồng tiêu
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Nhóm hộ
Trung bình
So sánh
I
II
III
I - TB
II - TB
III – TB
Chi phí vật chất
96,49
96,72
86,38
93,20
3,29
3,52
-6,82
Chi dịch vụ
0,02
0,17
0,18
0,12
-0,10
0,05
0,06
Khấu hao/năm
29,42
21,42
18,02
22,95
6,47
-1,53
-4,93
Lao động
89,17
77,37
71,65
79,40
9,77
-2,03
-7,75
Tổng chi phí
215,10
195,69
176,23
195,67
19,43
0,02
-19,44
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Bảng số liệu 4.2 cho thấy, chi phí đầu tư cho 1 ha hồ tiêu thời kỳ kinh doanh là rất lớn, trung bình khoảng 195,67 triệu đồng. Đối với nhóm hộ I, có chi phí đầu tư cao hơn chi phí đầu tư trung bình là 19,43 triệu đồng; nhóm hộ II cao hơn là 0,02 triệu đồng; trong khi nhóm hộ III có chi phí đầu tư là thấp nhất, thấp hơn so với chi phí trung bình của ba nhóm hộ là 19,44 triệu đồng. Chi phí đầu tư chủ yếu là chi phí vật chất cho sản xuất hồ tiêu chiếm gần 50% tổng chi phí, so sánh chi phí vật chất ta thấy nhóm hộ I và nhóm hộ II có chi phí tương đương nhau, chi phí nhóm hộ III thấp hơn 6,82 triệu đồng so với chi phí trung bình. Chi phí công lao động chiếm tỷ lệ khá cao, bình quân 79,40 triệu đồng điều này cũng dễ hiểu vì cây tiêu đòi hỏi nhiều công chăm sóc đặc biệt là công thu hoạch. So sánh chi phí lao động ta thấy nhóm hộ III có chi phí thấp hơn so với hai nhóm hộ còn lại, nếu so với chi phí lao động bình quân thấp hơn 7,75 triệu đồng. Chi phí dịch vụ đối với các nhóm hộ là rất ít vì hầu hết các vườn tiêu được trồng gần nhà và sử dụng máy móc của gia đình là chủ yếu nên có thể tận dụng được khoản chi phí này. Để tính khấu hao, tôi sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Bảng 4.2 cho ta thấy chi phí khấu hao vườn cây và khấu hao máy móc thiết bị có xu hướng giảm theo từng nhóm hộ từ nhóm I cho đến nhóm III, khấu hao bình quân chung của các nhóm hộ là 22,95 triệu đồng, nhóm hộ III có chi phí khấu hao là thấp nhất, thấp hơn so với chi phí bình quân 4,93 triệu đồng.
Biểu đồ 4.2. So sánh chi phí đầu tư thời kỳ kinh doanh của ba nhóm hộ
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
So sánh mức đầu tư giữa ba nhóm hộ ta thấy có sự chênh lệch. Nhóm hộ I có mức chi phí là lớn nhất, nhóm hộ III có mức chi phí là thấp nhất. Nguyên nhân có sự chênh lệch chi phí như vậy là vì nhóm hộ I là nhóm hộ có diện tích nhỏ so với các nhóm hộ khác nên việc trồng hồ tiêu được người dân dễ quan tâm chăm sóc và đầu tư nhiều hơn. Nhóm hộ III có mức chi phí là thấp nhất vì nhóm hộ này có lượng đầu tư cho các vườn hồ tiêu là rất lớn nên được hạch toán chi phí kĩ lưỡng, vì vậy mà tiết kiệm được chi phí.
Tóm lại, trong thời kỳ kinh doanh nhưng chi phí đầu vào cho vườn cây hồ tiêu là rất cao. Để đầu tư được vườn hồ tiêu cho năng suất cao và ổn định đòi hỏi người trồng cần phải chuẩn bị cho mình một lượng vốn nhất định. Điều này không hề dễ dàng với người nông dân. Vì vậy, người trồng hồ tiêu cần chủ động nguồn vốn để đầu tư đúng lúc và kịp thời không gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của cây hồ tiêu.
4.1.4. Kết quả sản xuất
Kết quả của việc trồng hồ tiêu của các nông hộ là các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực trạng sản xuất của nông dân đạt được kết quả như thế nào so với chi phí đã bỏ ra. Thông qua các chỉ tiêu GO, IC, VA để đo lường kết quả của việc trồng hồ tiêu, thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Giá trị sản xuất của các nhóm hộ trên 1ha
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Nhóm hộ
Trung bình
So sánh
I
II
III
I – TB
II - TB
III – TB
GO
842
834
838
838,00
4,00
-4,00
0,00
IC
215,1
195,69
176,23
195,67
19,43
0,02
-19,44
VA
626,9
638,31
661,77
642,33
-15,43
-4,02
19,44
GO/IC
3,91
4,26
4,76
4,28
VA/IC
2,91
3,26
3,76
3,28
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Kết quả sản xuất các vườn trồng hồ tiêu được điều tra ở bảng 4.3 cho thấy bình quân chung 1 ha hồ tiêu, giá trị GO có được là 838 triệu đồng. Trong đó, nhóm hộ III có giá trị GO là cao nhất 838 triệu đồng. So với bình quân chung nhóm hộ I cao hơn 4 triệu đồng, trong khi nhóm hộ II lại thấp hơn 4 triệu đồng. Giá trị VA và IC bình quân chung của cả ba nhóm hộ lần lượt là 642,33 và 195,67 triệu đồng. Nhóm hộ I có các chỉ tiêu GO, VA, IC là rất cao, cao hơn giá trị bình quân từ 4 đến 19 triệu đồng. Ngược lại, nhóm hộ III các chỉ tiêu GO, VA, IC đều thấp hơn giá trị bình quân từ 0 đến 19 triệu đồng. Sở dĩ các giá trị GO, VA, IC cao như vậy là vì trong năm vừa qua hồ tiêu được giá nên nguồn thu của người trồng cao. Từ các giá trị đó cho thấy giá trị sản xuất của nhóm hộ I có giá trị sản xuất ra cao hơn so với hai nhóm hộ còn lại.
Như vậy, cùng trên một đơn vị diện tích nhưng nhóm hộ I có giá trị sản xuất ra cao hơn so với hai nhóm hộ còn lại. Nguyên nhân của sự chênh lệch giá trị này là do nhóm hộ I và nhóm hộ II có sự đầu tư và chăm sóc tốt hơn, nên sản lượng và năng suất các nhóm hộ này tạo ra lớn dẫn đến có giá trị cao.
Tóm lại, giá trị mà cây hồ tiêu tạo ra cho nông dân là rất lớn, tính trên 1 ha các giá trị lần lượt: GO là 838 triệu đồng; VA là 195,67 triệu đồng; IC là 642,33 triệu đồng. Hiệu suất chi phí cũng rất cao, một đồng chi phí bỏ ra thì giá trị GO thu về là 4,28 lần, VA là 3,28 lần. Như vậy, xét về hiệu suất chi phí việc trồng hồ tiêu của nhóm hộ III là hiệu quả hơn so với hai nhóm hộ còn lại.
4.1.5. Phân tích SWOT về sản xuất hồ tiêu
Bảng 4.4: Phân tích SWOT tình hình sản xuất hồ tiêu của nông hộ
Điểm mạnh
- Thổ nhưỡng phù hợp
- Chăm chỉ, cần cù, sáng tạo, ham học hỏi
- Năng suất cao
Điểm yếu
- Thiếu kinh nghiệm sản xuất
- Diện tích đất đai bị phân tán và hạn chế
- Thiếu vốn trong sản xuất
- Không biết cách phòng trừ sâu bệnh
- Sản xuất hồ tiêu không theo quy hoạch
Cơ hội
- Chính sách ưu đãi của nhà nước
- Có nhiều công nghệ sản xuất hiện đại
- Được sự quan tâm của các cơ quan chức năng
Thách thức
- Khí hậu biến đổi thất thường
- Yêu cầu về chất lượng ngày càng cao
- Dễ bị sâu bệnh
- Hạn chế về nguồn nước
Điểm mạnh
- Thổ nhưỡng phù hợp: được thiên nhiên ưu đãi nên thổ nhưỡng ở đây khá thuận lợi cho việc trồng hồ tiêu.
- Chăm chỉ, cần cù, sáng tạo, ham học hỏi: đó chính là đức tính của người nông dân Việt Nam. Kế thừa từ những đức tính đó, nên người nông dân ở đây rất siêng năng, chăm chỉ, ham học hỏi và trao dồi kiến thức để phục vụ cho việc sản xuất của mình.
Điểm yếu
- Kinh nghiệm sản xuất còn non trẻ: thời gian sản xuất hồ tiêu là chưa dài nên nông dân chưa có được kinh nghiệm già dặn như sản xuất cà phê hay cao su. Chính vì vậy mà còn gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc.
- Thiếu vốn trong sản xuất: hồ tiêu là loại cây trồng đòi hỏi vốn đầu tư rất cao không chỉ thời kỳ kiến thiết cơ bản mà thời kỳ kinh doanh cũng cần một lượng vốn lớn để chăm sóc. Thời gian kiến thiết cơ bản dài, phải mất khoảng ba năm nên để thu hồi được vốn đầu tư là không hề dễ dàng. Do đó, vấn đề vốn đầu tư luôn là cấp thiết với người nông dân.
- Không biết cách phòng trừ sâu bệnh: Việc phòng trừ sâu bệnh trên cây hồ tiêu của người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm gia đình hay các nông hộ khác chỉ bảo, không theo hướng dẫn của các tổ chức chuyên ngành nên hiệu quả đem lại là chưa cao.
- Sản xuất hồ tiêu không theo quy hoạch: các nông hộ tự quyết định loại hình cây trồng mà gia đình mình sẽ trồng nên không theo quy hoạch chung của địa phương. Khi giá hồ tiêu trên thị trường lên cao, người dân đổ xô vào trồng và khi rớt giá lại phá bỏ.
Cơ hội
- Chính sách ưu đãi của nhà nước: lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nước ta. Có hơn 70% dân số nước ta chủ yếu sống dựa vào ngành nông nghiệp. Do đó, họ sẽ có cơ hội được sự ưu đãi nhiều từ phía chính phủ thông qua các chính sách.
- Có nhiều công nghệ sản xuất hiện đại: sự phát triển của khoa học kỹ thuật là vô tận. Các loại máy móc công nghệ ngày càng được phát minh, sáng chế ra nhiều nên cơ hội để nông dân tiếp cận được các loại máy móc này là rất lớn.
- Được sự quan tâm của các cơ quan chức năng: hồ tiêu là loại cây khó trồng và dễ gặp sâu bệnh. Hơn nữa là loại cây mới được trồng đại trà trong thời gian gần đây nên được các tổ chức như Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông huyện thường xuyên chỉ đạo và tập huấn cho nông dân.
Thách thức
- Khí hậu biến đổi thất thường: sự nóng lên toàn cầu một cách nhanh chóng làm cho con người và động thực vật khó có thể thích nghi kịp, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người nông dân.
- Yêu cầu chất lượng ngày càng cao: xã hội ngày càng phát triển thì người tiêu dùng đòi hỏi cao hơn về chất lượng để đảm bảo cho sức khỏe của mình. Do đó, đòi hỏi người nông dân cần phải tìm tòi học hỏi để sản phẩm mình làm ra có chất lượng phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.
- Dễ bị sâu bệnh: hồ tiêu là loại cây trồng rất dễ gặp phải sâu bệnh. Khi đã mắc bệnh dễ lây lan ra diện rộng và khó chữa trị. Chính vì vậy mà nông dân cần thận trọng trong khâu chăm sóc để tránh rủi ro có thể xảy ra.
Tóm lại: hiện nay, việc sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã đem lại hiệu quả rất cao cho người nông dân. Năng suất bình quân của cả ba nhóm hộ là 4,19 tấn/ha cao bằng với năng suất bình quân của huyện. Kết quả và hiệu quả đầu tư của ba nhóm hộ là rất cao các chỉ tiêu GO, VA, IC bình quân tính trên 1ha lần lượt là: GO là 838 triệu đồng; VA là 195,67 triệu đồng; IC là 642,33 triệu đồng. Giữa ba nhóm hộ thì nhóm hộ III có hiệu suất GO, VA, IC cao hơn so với hai nhóm hộ còn lại.
4.2. Tình hình tiêu thụ hồ tiêu của nông hộ địa bàn xã Cư Huê, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
4.2.1. Hệ số tiêu thụ hồ tiêu
Bảng 4.5. Hệ số tiêu thụ hồ tiêu
Chỉ tiêu
Đơn vị
Nhóm hộ
Bình quân
I
II
III
Khối lượng sản xuât
Tấn/hộ
1,53
3,55
6,95
4,01
Khối lượng tiêu thụ
Tấn/hộ
1,53
3,45
4,9
3,29
Hệ số tiêu thụ
%
1,00
0,97
0,71
0,89
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Số liệu bảng 4.6 cho thấy, hệ số tiêu thụ hồ tiêu của các nhóm hộ có sự khác biệt nhau. Nhóm hộ I và II sau khi thu hoạch về thì hầu hết sản phẩm được tiêu thụ ngay, nhóm hộ III hồ tiêu không tiêu thụ hết mà còn giữ lại khoảng 29% . Thông qua hệ số này, ta có thể thấy được sau khi thu hoạch, người dân không bán hết sản phẩm của mình ngay, một số hộ có kinh tế khá giả thì phơi khô bảo quản sản phẩm chờ khi giá lên cao hoặc khi nào cần tiền thì mới xuất bán.
Loại hồ tiêu mà các nông hộ tiêu thụ là 100% tiêu đen. Các loại hồ tiêu khác hầu như địa phương không sản xuất do điều kiện kinh tế và máy móc thiết bị đang còn hạn chế nên người dân ở đây không sử dụng để chế biến. Hồ tiêu sau khi thu hoạch nông dân sơ chế bằng phương pháp đơn giản của gia đình là xay xát và phơi khô bằng nắng tự nhiên. Do đó, sản phẩm hồ tiêu được sản xuất trên địa bàn chưa phong phú.
4.2.2. Tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu của nông hộ
Sản phẩm hồ tiêu sau khi được nông dân sản xuất ra thì hầu hết được người thu gom mua lại và chuyển sang cho các đại lý thu mua, một phần được người dân tiêu thụ trực tiếp cho các đại lý.
Sơ đồ 4.1: Tình hình tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ
Người nông dân
Bán tại nhà cho người thu gom
(
Đại lí thu mua
Đối với nông dân sản xuất hồ tiêu việc tiêu thụ sản phẩm của họ chủ yếu là người thu gom và đại lý.
- Nông dân sản xuất: là người trực tiếp sản xuất ra hồ tiêu và đem bán cho các đối tượng thu mua ( người thu gom hoặc các đại lý) lân cận trong vùng.
- Người thu gom: đóng vai trò là người trung gian thu mua hồ tiêu từ các nông hộ rồi đem bán cho các đại lý. Khi vào mùa vụ, họ trực tiếp đi đến từng hộ dân để thu mua nên khối lượng sản phẩm mà họ thu mua là nhiều hơn so với các hình thức khác. Đối với người thu gom khi vào mùa vụ còn có hình thức cho các nông hộ vay vốn ngắn hạn và không có lãi suất với mục đích giữ chân khách hàng, khi nào nông hộ thu hoạch xong sẽ bán cho họ. Từ đó, nông dân có vốn kịp thời để trang trải chi phí trong giai đoạn thu hoạch và người thu gom cũng có nguồn hàng để thu mua.
- Đại lý thu mua: là các cơ sở kinh doanh hàng hóa nông sản thu mua lại từ các người thu gom hoặc nông hộ đem bán trực tiếp.
4.2.3. Thời điểm và địa điểm tiêu thụ
Bảng 4.6. Thời điểm và địa điểm tiêu thụ hồ tiêu
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Nhóm hộ
Bình Quân
I
II
III
Thời điểm tiêu thụ
Trước thu hoạch
0
0
0
0
Ngay khi thu hoạch
84,06
64,52
45,56
75,68
Khi cần tiền
13,04
22,58
27,27
17,12
Khi giá thích hợp
2,9
12,9
27,17
7,2
Địa điểm tiêu thụ
Tại nhà
75,56
63,42
45,78
61,59
Đại lý
13,12
36,58
54,22
34,64
Công ty
0
0
0
0
Khác
11,32
0
0
3,77
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Số liệu bảng 4.7 cho thấy, thời điểm và địa điểm tiêu thụ hồ tiêu của mỗi nhóm hộ có sự khác biệt nhau rất nhiều.
- Thời điểm tiêu thụ: tiêu thụ trước thu hoạch đối với cả ba nhóm hộ là không có, điều này cho thấy các nông hộ không tiêu thụ sản phẩm non vì hầu hết hộ trồng tiêu là khá giả nên tiêu thụ ngay lúc thu hoạch là chính. Sản phẩm tiêu thụ ngay thời điểm thu hoạch bình quân chiếm 75,67%, khi cần tiền chiếm 17,12% và khi giá thích hợp chiếm 7,20%. Giữa ba nhóm hộ thì nhóm hộ III có tỷ lệ tiêu thụ ngay lúc thu hoạch là ít nhất, sở dĩ như vậy vì nhóm hộ này có khối lượng sản phẩm sản xuất ra lớn nên khi tiêu thụ có sự tính toán kĩ lưỡng hơn. Hai nhóm hộ còn lại tỷ lệ tiêu thụ ngay thời điểm thu hoạch là khá cao nhóm hộ I chiếm 84,06%, nhóm hộ II chiếm 64,52%. Đối với nhóm hộ I, quy mô sản xuất của họ nhỏ sản phẩm sản xuất ra không nhiều nên khi thu hoạch về là họ lại bán ngay nên tỷ lệ chờ cho đến khi giá thích hợp là rất thấp chiếm 2,9%.
- Địa điểm tiêu thụ: hầu hết sản phẩm hồ tiêu sản xuất ra được người dân tiêu thụ tại nhà là chủ yếu chiếm đến 61,59%, tiêu thụ ở đại lý chiếm 34,64%, phần còn lại được tiêu thụ ở nơi khác chiếm 3,77%. Việc tiêu thụ tại nhà thuận tiện hơn, hơn nữa được người thu mua cung cấp vốn kịp thời mà không phải chịu lãi suất nên được người dân lựa chọn nhiều hơn. Nông hộ tiêu thụ ở công ty là không có, hình thức này chủ yếu là các đại lý thu mua về rồi chuyển cho các công ty.
4.2.4. Đối tượng và hình thức tiêu thụ
Hình thức tiêu thụ ở đây được thể hiện là có hợp đồng hay không có hợp đồng. Nếu sản phẩm tiêu thụ có hợp đồng sẽ giúp người nông dân yên tâm sản xuất vì đã có đầu ra ổn định. Để thấy rõ hình thức tiêu thụ và đối tượng tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ, ta phân tích bảng 4.8.
Bảng 4.7. Đối tượng và hình thức tiêu thụ
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Nhóm hộ
Bình Quân
I
II
III
Đối tượng tiêu thụ
Người thu gom
80,22
63,42
45,78
62,48
Đại lý
19,78
36,58
54,22
37,53
Công ty
0
0
0
0
Cơ sở chế biến
0
0
0
0
Hình thức tiêu thụ
Có hợp đồng
0
0
0
0
Không có hợp đồng
100
100
100
100
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
- Đối tượng tiêu thụ: chủ yếu là người thu gom, bình quân của cả ba nhóm hộ 62,48%, tiêu thụ đại lý 37,53%. Không có nông hộ nào tiêu thụ ở cơ sở chế biến và công ty. Nhóm hộ III tiêu thụ ở đại lý nhiều hơn so với nhóm hộ I và II là do nhóm hộ này có khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn, nên việc tiêu thụ diễn ra ở đại lý sẽ thuận tiện hơn và thu tiền nhanh chóng hơn.
- Hình thức tiêu thụ: sản phẩm hồ tiêu của nông dân sản xuất ra khi tiêu thụ chủ yếu là không có hợp đồng, tiêu thụ một cách tự phát, thích bán cho ai thì bán không có sự ràng buộc nào. Tỷ lệ tiêu thụ không có hợp đồng là 100%, việc tiêu thụ có hợp đồng không xảy ra trên địa bàn xã.
4.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hồ tiêu
4.2.5.1. Nguồn cung cấp thông tin
Thông tin để tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng, có thông tin kịp thời giúp người nông dân sản xuất yên tâm và có phương hướng cho sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm đúng lúc. Trước khi tiêu thụ để tránh tình trạng bị ép giá và để bán với giá thích hợp thì người dân cần phải biết thông tin về giá qua nhiều kênh cung cấp thông tin sẵn có của gia đình như: ti vi, báo đài, đại lý, người thân để có thông tin chính xác nhất. Bên cạnh nguồn thông tin chính xác thì giá cả hồ tiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ ẩm, chất lượng sản phẩm, màu sắc của hạt chính vì vậy mà người dân cần nắm bắt kịp thời thông tin về giá cả thị trường để bán với giá tốt nhất có thể.
Bảng 4.8. Nguồn cung cấp thông tin
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Nhóm hộ
Bình Quân
I
II
III
Ti vi
56,26
67,15
69,89
64,43
Báo, đài
15,14
11,36
12,79
13,1
Đại lý
18,56
19,48
15,14
17,73
Người thân
10,04
2,01
2,18
4,74
Khác
0
0
0
0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Nguồn cung cấp thông tin của nông hộ là rất đa dạng, một hộ có thể có thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như từ tivi, báo đài, đại lý, người thân. Số liệu nguồn cung cấp thông tin của ba nhóm hộ ở bảng 4.9 cho thấy: trên 50% thông tin mà người nông dân có được là thông qua ti vi. Các nguồn như đại lý, người thân, báo đài, các nông hộ có quan tâm nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn. Việc có thông tin chính xác và kịp thời giúp nông dân yên tâm tiêu thụ sản phẩm, không sợ bị tư thương hay đại lý ép giá. Vì vậy sản phẩm làm ra nhanh chóng được tiêu thụ và đến tay người tiêu dùng. Hiện nay, điều kiện kinh tế trên địa bàn là khá phát triển nên các nông hộ được trang bị các phương tiện sinh hoạt tương đối đầy đủ. Hầu hết các gia đình đều có các phương tiện cần thiết như ti vi, điện thoại nên thông tin được cập nhật nhanh chóng, nguồn tin có độ tin cậy cao.
4.2.5.2. Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố rất quan trọng quyết định việc tiêu thụ hàng hóa trên thị trường.
Để đáp ứng được yêu cầu của người mua đòi hỏi người sản xuất phải nổ lực cố gắng tạo ra những loại sản phẩm có chất lượng phục vụ cho nhu cầu của thị trường. Hầu hết sản phẩm hồ tiêu được sản xuất trên địa bàn được người mua cho là tốt chiếm 90,18%, có những hộ có sản phẩm được người mua cho là rất tốt. Vì vậy, việc tiêu thụ hồ tiêu được tiến hành dễ dàng hơn.
4.2.5.3. Biến động giá cả
Giá bán là yếu tố rất quan trọng đối với người sản xuất đặc biệt là người lao động nông nghiệp. Nếu giá bán không thích hợp thì sẽ làm khó khăn trong công tác sản xuất, không thể tiếp tục tiến hành sản xuất cho kì sau.
Giá bán hồ tiêu bình quân trong ba năm vừa qua trên địa bàn huyện là tương đối cao và có xu hướng tăng dần: từ năm 2012 là 130.000, năm 2013 là 150.000 và trên 200.000đ năm 2014. Giữa các nhóm hộ, giá bán có xu hướng tăng dần từ nhóm hộ I đến nhóm hộ III. Điều này cho thấy các nhóm hộ có diện tích lớn sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn có xu hướng chờ giá lên cao hoặc khi cần tiền thì mới bán sản phẩm. Vì vậy mà giá bán sản phẩm bình quân ở nhóm hộ II và nhóm hộ III cao hơn nhóm hộ I. Trong ba năm trở lại đây, thì năm 2014 các nông hộ tiêu thụ hồ tiêu ở mức giá là khá cao, trung bình giá các nông hộ tiêu thụ là 200.000 ngàn đồng, cao gần 2 lần so với năm 2012.
4.2.5.4. Mạng lưới tiêu thụ
Hoạt động thu mua đã hình thành nhưng còn mang tính tự phát. Mạng lưới tiêu thụ còn nghèo nàn chưa đa dạng, chưa được tổ chức một cách chặt chẽ. Việc tiêu thụ của nông hộ chỉ tập trung chính ở một số đối tượng như người thu gom và các đại lý lân cận trong vùng. Tiêu thụ có hợp đồng với các đối tượng thu mua là hình thức còn xa lạ đối với người dân.
4.2.6. Phân tích SWOT
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn huyện cho thấy bên cạnh những mặt thuận lợi thì các nông hộ trồng tiêu gặp không ít khó khăn và thách thức. Để thấy rõ điều đó ta tiến hành phân tích SWOT.
Bảng 4.9: Phân tích SWOT tình hình tiêu thụ hồ tiêu
Điểm mạnh
- Chất lượng sản phẩm tốt
- Người thu gom đến tận nhà thu mua
- Nguồn cung cấp thông tin phong phú
- Chủ động trong khâu tiêu thụ
Điểm yếu
- Sản phẩm chỉ qua sơ chế là phơi khô
- Tiêu thụ không có hợp đồng
- Sản phẩm chưa đa dạng
Cơ hội
- Thị trường hồ tiêu ngày càng mở rộng
- Hồ tiêu có giá trị cao
- Quy trình công nghệ chế biến hiện đại
Thách thức
- Người tiêu dùng ngày càng khó tính
- Yêu cầu đa dạng về sản phẩm
- Giá cả biến động thất thường
Điểm mạnh
- Chất lượng sản phẩm tốt: chất lượng sản phẩm là yếu tố rất quan trọng quyết định đến việc tiêu thụ hồ tiêu. Hầu hết sản phẩm hồ tiêu của các nông hộ điều tra được người mua cho rằng sản phẩm là tốt chiếm 92,79%, có những hộ có sản phẩm có chất lượng rất tốt nên được người mua tăng thêm giá.
- Người thu gom đến tận nhà để thu mua: thời gian qua, khi giá hồ tiêu tăng mạnh thì các thương lái hay người thu gom ráo riết tìm nguồn hàng, nên việc tiêu thụ hồ tiêu cũng trở nên dễ dàng hơn. Để giữ được nguồn hàng người thu gom cho nông dân nông dân vay vốn tức thời không có lãi suất để phục vụ sản xuất, khi nào nông dân thu hoạch xong sẽ bán sản phẩm cho họ. Từ đó, việc tiêu thụ diễn ra nhanh hơn mà người sản xuất cũng có lượng vốn để phục vụ cho thu hoạch hồ tiêu.
- Nguồn cung cấp thông tin phong phú: xã hội ngày càng phát triển, các tiện ích phục vụ cho cuộc sống con người cũng phong phú và đa dạng hơn. Chính vì vậy mà thông tin mua bán, khoa học kỹ thuật cho lĩnh vực nông nghiệp cũng nhanh chóng đến được với người nông dân. Giúp nông dân sản xuất tiếp thu thành tựu khoa học và trao đổi hàng hóa một cách tốt nhất.
- Chủ động trong khâu tiêu thụ: người nông dân sản xuất ra hàng hóa và thích tiêu thụ lúc nào thì tiêu thụ, tùy theo điều kiện của gia đình mà việc tiêu thụ hồ tiêu diễn ra tại những thời điểm khác nhau.
Điểm yếu
- Sản phẩm chỉ qua sơ chế là phơi khô: hầu hết nông dân sau khi sản xuất ra sản phẩm hồ tiêu thì chỉ phơi khô nhờ nắng tự nhiên rồi đưa đi tiêu thụ nên giá trị kinh tế chỉ mới dừng lại ở mức ban đầu. Điều kiện kinh tế của các nông hộ còn hạn chế nên không có máy móc thiết bị chuyên dụng để chế biến hồ tiêu.
- Tiêu thụ không có hợp đồng: hầu hết sản phẩm hồ tiêu mà nông dân tiêu thụ là không có hợp đồng chiếm 91,81%, có hợp đồng chiếm 8,19%. Trường hợp có hợp đồng ở đây là hợp đồng miệng của các người thu gom với người sản xuất hồ tiêu không có giấy tờ cam kết nên rất dễ bị phá bỏ. Người thu gom cho nông dân vay tiền không lãi suất trong thời gian ngắn, cụ thể là vào thời điểm thu hoạch, để nông dân có nguồn vồn kịp thời và thu hoạch nhanh chóng. Do đó việc tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu của nông dân không ổn định đầu ra, sản xuất chỉ theo giá cả thị trường lúc nào cao thì nông dân đổ xô sản xuất khi giá thấp thì lại chặt phá.
- Sản phẩm chưa đa dạng: sản phẩm được nông dân sản xuất ra 100% là tiêu đen nên việc tiêu thụ sản phẩm không phong phú.
Cơ hội
- Thị trường hồ tiêu ngày càng mở rộng: thị trường nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam ngày càng lớn mạnh, hiện nay hồ tiêu của Việt nam đã có mặt ở 80 quốc gia trên thế giới, vì vậy cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho nông dân là rất lớn.
- Hồ tiêu có giá trị cao: chất lượng cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về sức khỏe là rất lớn nên việc ăn uống thực phẩm sao cho ngon miệng và an toàn là rất quan trọng đối với người tiêu dùng. Chính vì vậy mà giá trị của hồ tiêu ngày càng được nâng cao.
- Quy trình công nghệ hiện đại: khoa học ngày càng phát triển, thành tựu mà con người sáng chế ra ngày càng nhiều, nên cơ hội tiếp cận và áp dụng các công nghệ trong chế biến bảo quản nông sản là rất lớn.
Thách thức
- Người tiêu dùng ngày càng khó tính: nhu cầu về sức khỏe là rất quan trọng nên người tiêu dùng thường lựa chọn sản phẩm chất lượng và an toàn. Do đó, người nông dân cần phải đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Yêu cầu đa dạng về sản phẩm: nhu cầu là chất lượng sản phẩm ngày càng cao, không những vậy người tiêu dùng còn mong muốn sản phẩm làm ra đa dạng và phong phú hơn để việc sử dụng sản phẩm có nhiều lựa chọn.
- Giá cả biến động thất thường: giá cả là yếu tố quyết định hành vi mua bán nhưng nó lại là yếu tố dễ biến động và biến động hàng ngày khó có thể dự báo một cách chính xác.
Tóm lại, từ các phân tích trên ta có thể thấy việc tiêu thụ hồ tiêu chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau như: nguồn cung cấp thông tin, chất lượng sản phẩm, biến động của giá cả.
4.3. Các giải pháp để nâng cao năng suất sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu.
4.3.1. Các giải pháp để nâng cao năng suất sản xuất hồ tiêu.
4.3.1.1. Đối với các nông hộ
- Công lao động là một yếu tố rất quan trọng, tác động mạnh đến quá trình sản xuất hồ tiêu của nông hộ. Vì vậy, người trồng cần chú ý đầu tư thời gian nhiều để chăm sóc vườn hồ tiêu của mình.
- Thực hiện các biện pháp nông nghiệp mới để phòng trừ sâu bệnh trên cây hồ tiêu. Tránh để mầm bệnh lây lan, gây chết hàng loạt, ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu. Phối hợp với các cơ quan chức năng hoặc các công ty nông nghiệp đóng chân trên địa bàn để có phương án phòng trừ sâu bệnh hiệu quả hơn.
- Chủ động nâng cao trình độ của mình thông qua các lớp tập huấn, các lớp đào tạo ngắn ngày về thực hành kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng nhất là đối với cây hồ tiêu. Tìm hiểu kiến thức sâu trong công tác trồng, chăm sóc và phòng tránh dịch bệnh.
- Chú ý đảm bảo nước tưới đầy đủ vào mùa khô để không làm ảnh hưởng đến năng suất hồ tiêu.
- Giống là yếu tố tác động mạnh trong mô hình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn huyện chính vì vậy các nông hộ nên thay thế các giống cũ cho năng suất thấp bằng các giống mới như: giống Vĩnh Linh hoặc các giống khác năng suất cao hơn.
- Các nông hộ có qũy đất nên mở rộng quy mô diện tích hồ tiêu để việc chăm sóc thuận tiện và tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đem lại hiệu qủa cao.
- Nâng cao trình độ của các chủ hộ để việc quản lý và hạch toán chi phí của các chủ hộ để giảm chi phí đầu tư cho các vườn hồ tiêu.
- Nông dân cần phải học hỏi thêm kinh nghiệm trồng hồ tiêu từ các địa phương khác để làm giàu kiến thức cho bản thân áp dụng vào việc sản xuất của gia đình.
- Nâng cao trình độ học vấn của các chủ hộ để việc tiếp nhận kiến thức khoa học kỹ thuật dễ dàng hơn và áp dụng hiệu quả vào sản xuất hồ tiêu.
4.3.1.2. Đối với chính quyền địa phương
- Quản lí chặt diện tích hồ tiêu trên địa bàn huyện không để nông dân tự phát ồ ạt chuyển đổi cây trồng sang hồ tiêu để tránh tình trạng khi tiêu rớt giá nông dân lại rơi vào cảnh khó khăn.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp như hệ thống thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn.
- Mở rộng cơ chế và khuyến khích các tổ chức, công ty bảo hiểm tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Khuyến khích các nông hộ thành lập các tổ chức nông dân hay hợp tác xã cùng nhau phát triển kinh tế.
4.3.1.3. Đối với cơ quan chức năng
- Tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo, tập huấn cho nông dân các phương pháp trồng và chăm sóc hồ tiêu, giới thiệu cụ thể các loại thuốc phòng và trị từng loại bệnh cho hồ tiêu.
- Hồ tiêu là loại cây công nghiệp cần vốn đầu tư rất cao, có thời kỳ kiến thiết cơ bản dài nên hầu hết các nông hộ trồng tiêu là thiếu vốn đầu tư. Do đó, các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi để nông hộ có thể dễ dàng vay vốn với lượng lớn trong thời gian dài phục vụ cho việc sản xuất được tốt hơn.
- Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông huyện nên đưa các loại giống mới cho năng suất cao để nông dân được tiếp cận và thực hiện.
- Tăng cường thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học tìm ra các giống mới và phương pháp phòng trị bệnh hồ tiêu.
- Phòng nông nghiệp và PTNT chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát lại chính xác diện tích hồ tiêu trên địa bàn huyện để có phương án quy hoạch hợp lí.
4.3.2. Các giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu.
4.3.2.1. Đối với các nông hộ
- Đối với các nông hộ có điều kiện kinh tế ổn định, sản phẩm sau thu hoạch không nên tiêu thụ ngay mà nên bảo quản chờ khi giá thích hợp thì tiêu thụ.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa bằng các quy trình sản xuất sạch để đáp ứng được yêu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng.
- Nên sơ chế sản phẩm hồ tiêu của mình thành nhiều loại để nâng cao giá trị của hồ tiêu, tận dụng được lợi thế mà mình đang có là nguồn nhân công của gia đình.
- Mở rộng đối tượng tiêu thụ sản phẩm để có cơ hội tiếp xúc với các đối tượng thu mua, xem xét đối tượng nào đem lại hiệu quả tốt hơn.
4.3.2.2. Đối với chính quyền địa phương
- Quản lí các cở sở thu mua, tư thương để tránh tình trạng độc quyền giá làm ảnh hưởng đến người nông dân.
- Khuyến khích các nông hộ tiêu thụ hồ tiêu có hợp đồng với các cá nhân, tổ chức, công ty để nông dân yên tâm sản xuất và có đầu ra ổn định.
4.3.2.3. Đối với cơ quan chức năng và các bên liên quan
- Các cơ quan chức năng nên có kênh dự báo giá cả đáng tin cậy để nông dân yên tâm sản xuất.
- Người mua tiếp tục cung cấp vốn cho nông dân sản xuất trong lâu dài không chỉ trong thời điểm giá cao như hiện nay, để nông dân yên tâm và kịp thời sản xuất.
PHẦN V: KẾT LUẬN
5.1. Kết luận
So với nhiều loại cây truyền thống, cây hồ tiêu ở xã Cư Huê huyện Ea Kar đã giúp cho nông dân ở địa phương này làm giàu nhanh chóng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây. Trong những năm vừa qua, diện tích hồ tiêu của xã không ngừng tăng cao. Năng suất tiêu bình quân của xã là 4,19 tấn/ha. Chung trong toàn xã, năm 2012 có 164.8 ha, năm 2013 có 272.6 ha đến năm 2014 có 367.9 ha, tốc độ tăng diện tích của toàn xã năm 2013 so với 2012 là 165,41%, năm 2014 so với 2013 là 134,96%. Sở dĩ diện tích hồ tiêu tăng nhanh là do tác động của giá tiêu xuất khẩu duy trì ở mức cao, giá thu mua hạt tiêu nội địa ổn định ở mức có lợi cho người trồng tiêu. Trong quá trình phát triển, có trường hợp không ngần ngại chặt bỏ diện tích cà phê còn trong chu kỳ khai thác để chuyển sang trồng tiêu; chuyển diện tích cây trồng kém hiệu quả; tận dụng quỹ đất vườn để trồng tiêu. Tốc độ tăng trưởng về diện tích và sản lượng tiêu trên địa bàn xã đã có phần đóng góp vào kết quả sản xuất tiêu của tỉnh Đắk Lắk, giúp cho Việt Nam chiếm giữ ngôi vị số một thế giới về xuất khẩu hạt tiêu.
Tuy nhiên, để hồ tiêu phát triển tốt và cho năng suất cao thì còn bị tác động nhiều bởi điều kiện thời tiết, khí hậu. Người dân cần phải có trình độ, kinh nghiệm, đầu tư công chăm sóc, nguyên liệu để giảm thiểu dịch bệnh, sâu hại. Áp dụng các giống mới cho năng suất cao hơn, sử dụng các công nghệ sinh học.
Hiện nay, thị trường hồ tiêu đang ngày càng mở rộng. Lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2014 là 156.396 tấn, cao hơn so với năm 2013 là 23.759 tấn (17,91%), đạt kim ngạch xuất khẩu 1,210 tỷ USD. Trong đó xuất sang thị trường chính là châu Âu (34%), châu Á (36%), châu Mỹ (20%), và châu Phi (10%). Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu lớn trên Thế giới. Tuy nhiên, không vì vậy mà người dân sản xuất ồ ạt, cần phải thường xuyên tìm hiểu thị trường tiêu thụ hồ tiêu tránh trường hợp “được mùa, mất giá”, ngày càng nâng cao chất lượng của sản phẩm. Chính quyền địa phương cần phải khuyến khích người dân tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, từ đó người dân có thể yên tâm sản xuất, hình thành và phát triển cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng giúp cho việc tiêu thụ nông sản được thuận lợi hơn. Cần phát triển rộng rãi các kênh phân phối, thu mua sản phẩm, hình thành kênh dự báo giá, cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời để giúp người dân yên tâm sản xuất.
5.2 Kiến nghị
5.2.1. Đối với nhà nước
Nhà nước cần phải có những chính sách ưu đãi đối với người nghèo tạo điều kiện cho họ tiếp cận với nguồn vốn, cho các nông hộ vay vốn với mức lãi suất thấp. Phải có các đại diện trung gian là cầu nối giữa các hộ dân với các tổ chức tín dụng để tạo lập được nguồn vốn cho các hộ nghèo và hộ trung bình được vay vốn để sản.
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương
Đối với chính quyền địa phương phải tăng cường thành lập thêm các nguồn quỹ như: quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân từ cấp xã đến từng thôn, buôn trong xã. Từ đó sẽ có thêm được nguồn vốn cho các nông hộ vay.
Tăng cường cán bộ khuyến nông xuống từng thôn, buôn hướng dẫn cho bà con nông dân cách thức sử dụng hợp lý nguồn lực đất đai, cải tạo đất nhằm nâng cao năng lực sản xuất của đất trên cơ sở tôn trọng quy luật tự nhiên của đất đai
Mở các buổi tọa đàm tại địa phương để cho nông dân nghe cán bộ khuyến nông phổ biến những kiến thức về hồ tiêu, từ đó các nông hộ có thể học tập để ứng dụng vào sản xuất.
Thay đổi những tập tập sản xuất lạc hậu trên cơ sở tôn trọng những phong tục sản xuất truyền thống của các dân tộc.
Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi trong xã, tu sữa các hồ đập chứa nước và thoát nước khi cần thiết, có hệ thống kênh mương đưa nước nhằm giảm thiểu chi phí tưới nước cho các nông hộ.
Phổ biến hình thức tiêu thụ theo hợp đồng đến với các nông hộ nhằm đảm bảo cho quyền lợi của người dân và tránh được rủi ro.
5.2.3. Đối với nông hộ
Thúc đẩy phát huy năng lực sản xuất của nông hộ. Đồng thời học hỏi những kinh nghiệm của các nông hộ ở vùng khác có năng suất cao hơn để tăng thêm năng suất cho hộ mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Xã Cư Huê huyện Ea Kar, Đề án xây dựng chương trình nông thôn mới (2013-2015/2015-2020).
[2]. Phan Thanh Chung, Bài giảng kinh tế lượng, Đại học Tây Nguyên
[3]. Nguyễn Thị Minh Châu, Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam trường hợp điển hình ở vùng đông nam bộ, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. HCM, 2008
[4]. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ea Kar, Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất Nông Lâm Nghiệp, Thủy Sản và phát triển nông thôn, 2012, 2013 và 2014
[5]. Tuyết Hoa Niê Kdăm, Bài giảng Kinh tế phát triển nông thôn, Đại học Tây Nguyên, 2009.
[6]. Tuyết Hoa Niê Kdăm, Bài giảng Kinh tế lâm nghiệp, Đại học Tây Nguyên, 2006.
[7]. Tuyết Hoa Niê Kdăm, Bài giảng Thị trường nông sản, Đại học Tây Nguyên, 2009.
[8]. Chi cục Thống kê huyện Ea Kar, Niên giám thống kê, 2012, 2013 và 2014.
[9]. Tôn Nữ Tuấn Nam, Trần Kim Loan, Đào Thị Lan Hoa, Kỹ thuật trồng, thâm canh, chế biến và bảo quản hồ tiêu, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Việt Nam, 2008
[10]. Từ Thị Thanh Hiệp, Tiêu thụ nông sản của các trang trại trên địa bàn huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông, Đại học Tây Nguyên.
[11]. Xã Cư Huê huyện Ea Kar, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, 2012, 2013 và 2014.
[12]. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, Báo cáo Tổng kết nhiệm kỳ IV 2014, 2014.
[13]. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, Báo cáo tổng kết ngành hồ tiêu Việt Nam, 2013 và 2014.
[14]. Ngô Xuân Trung, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Thị Chắt, Kỹ thuật trồng, chăm sóc bảo vệ Hồ tiêu, Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, 2007
[15]. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ea Kar, Báo cáo kiểm kê đất đai, 2014
Các trang Web
[16]. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu, Theo www.khuyennong.binhthuan.gov.vn
[17]. Đài truyền hình Việt Nam, bản tin thời sự 19h ngày 7-4-2012
[18]. Hạt tiêu – gia vị làm thuốc, Nguyễn Thị Nga
[19]. Kết quả khảo sát vụ tiêu năm 2013. Nguyễn Vinh
[20]. Hồ tiêu Việt Nam giữ vững ngôi vị xuất khẩu số 1 thế giới ( Số 45 – 2014)
PHỤ LỤC
Phụ lục A: Phiếu phỏng vấn nông hộ
PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
Phiếu số:................ Mã số:..................... Ngày phỏng vấn:.................
Xã:.......................... Huyện: ....................
I. ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ
Họ tên người trả lời phỏng vấn: ....... Giới tính Tuổi
- Dân tộc:
- Số lao động: ...... Số khẩu trong gia đình Trong đó: Nam .........
II. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA HỘ
2.1. Đất đai của hộ
Tổng diện tích đất SXNN:................ m2
Đất trồng cây hồ tiêu: ..................... m2
Đất trồng tiêu
ĐVT
2015
2014
2013
Trước 2013
Diện tích trồng (thuần)/trụ
1000m2
Diện tích trồng xen /(Trụ)
1000m2
Sản lượng thu hoạch Tiêu hạt khô(cho tất cả diện tích)
Kg
(Ước)
2. 2. Vốn sản xuất nông nghiệp của hộ
Tổng vốn: ..................... triệu đồng Trong đó: Vốn tự có: .........triệu đồng
Vốn vay: ........triệu đồng
2.3. Phương tiện phục vụ sản xuất
Loại phương tiện
ĐVT
Số lượng
Giá trị
(ngàn đồng)
Năm mua
Mục đích sử dụng
- Máy xay sát
- Máy phát điện
- Bình phun thuốc sâu
- Máy bơm nước
- Béc tưới nước
- Ống nước
2.4. Tình hình sản xuất hồ tiêu của nông hộ
Phương thức trồng tiêu của gia đình
Thu từ hồ tiêu
Tỷ lệ (%)
2015 (ước)
2014
2013
2012
Trụ xây
Trụ chết
Trụ sống
Trụ chết – trụ sống
Ghi chú: Trụ chết-trụ sống: Thời gian mới trồng sử dụng trụ chết, sau khi tiêu lớn chuyển sang trụ sống
2.4.1. Thu từ sản xuất hồ tiêu của hộ gia đình
Thu từ hồ tiêu
ĐVT
2015 (ước)
2014
2013
2012
Sản lượng
Kg
Tổng thu bằng tiền
1000đ
Giá bán bình quân
đ/kg
2.4.2. Chi sản xuất của hộ (2014)
STT
Hạng mục
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Giá trị (000đ)
I
Chi phí vật chất
1
Urê
Lân
Kali
NPK
Phân vi sinh
Phân chuồng*
Phân xanh*
2
Thuốc BVTV
3
Nhiên liệu
4
Chi vật chất khác
5
Giống (trồng mới)
II
Chi dịch vụ
Thuê máy móc
Thuê lao động
Thuê tưới
Lãi vay SX hồ tiêu
III
Chi khác
IV
Công lao động
1
Tưới
2
Bón phân
3
Phun thuốc
4
Thu hái
5
Phơi sấy.sau thu hoạch
6
7
Ghi chú: * Nếu là của nhà thì ghi rõ số lượng và không cần ghi đơn giá và giá trị
2.4.3 Chi phí trồng mới vườn tiêu của gia đình (tính bình quân cho 1000m2)
STT
Hạng mục
Năm trồng mới
Năm chăm sóc 1
Năm chăm sóc 2
I
Chi phí vật chất
1
Giống tiêu
2
Phân hóa học các loại
3
Phân vi sinh, chuồng
4
Thuốc BVTV
5
Nhiên liệu
6
Trụ xây
7
Giống trụ sống
II
Công lao động
1
Tưới
2
Bón phân
3
Phun thuốc
4
III. TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ
3.1. Tiếp cận thông tin thị trường
Gia đình có nhu cầu muốn biết thông tin gì?
1. Thông tin giá cả [ ] 2. Tình hình SX,TT hồ tiêu trên thế giới[ ]
3. Tình hình SX, TT hồ tiêu trong nước [ ] 4. Thông tin về kỹ thuật [ ]
5. Dự báo thị trường [ ] 6. Khác ........................
Nguồn thông tin tiếp cận của hộ
1. Ti vi/ đài/ báo [ ] 2. Đài phát thanh của địa phương [ ] 3. Người mua/ đại lý [ ]
4. Nông hộ khác [ ] 5. Các hiệp hội [ ] 6. Không có thông tin [ ]
3.2. Dịch vụ tín dụng
Trong năm 2014, gia đình có vay thêm vốn để sản xuất hồ tiêu không?
1. Có [ ] 2. Không [ ]
Số lượng vốn vay: ................ triệu đồng Lãi suất: ..........% năm
Nguồn vay: 1. Ngân hàng [ ] 2. Tư nhân [ ]
Mục đích sử dụng vốn vay: 1. Mua vật tư, phân bón [ ] 2.Mua máy móc [ ]
3. Khác [ ]
Gia đình có được hưởng chính sách hỗ trợ vay vốn của Chính phủ?
1. Có[ ] 2. Không [ ]
3.3. Dịch vụ khuyến nông
Gia đình có tham gia lớp tập huấn kỹ thuật canh tác hồ tiêu? 1. Có [ ] 2. Không [ ]
Số lần tham gia: ... Ai được tập huấn: 1. Chồng [ ] 2. Vợ [ ] 3. Con [ ]
Hình thức: 1. Huấn luyện kỹ thuật [ ] 2. Hội thảo đầu bờ [ ]
3. Tham quan [ ] 4. Xây dựng mô hình điểm [ ]
Tiếp cận kiến thức canh tác hồ tiêu của nông hộ:
1. Nhờ được tập huấn khuyến nông [ ] 2. Học từ nông trường [ ]
3. Tự đúc rút kinh nghiệm [ ] 4. Học hỏi từ các hộ khác [ ] 5. Kế thừa kiến thức gia đình [ ]
3.4. Dịch vụ cung cấp đầu vào
Gia đình thường mua phân bón ở đâu?
1. Đại lý bán buôn [ ] 2. Đại lý bán lẻ [ ] 3. Cửa hàng nhỏ [ ]
Hình thức thanh toán:
1. Bẳng tiền mặt [ ] 2. Bằng hồ tiêu [ ] 3. Khác [ ]
Thời điểm trả tiền:
1. Trả ngay [ ] 2. Mua chịu không lãi suất [ ] 3. Mua chịu có lãi suất [ ]
Khoảng cách từ nhà đến địa điểm mua phân bón: ......... km
3.5. Phương thức tiêu thụ hồ tiêu
Gia đình thường bán tiêu vào thời điểm nào?
1. Ngay sau khi thu hoạch[ ] 2. Trước khi thu hoạch [ ] 3. Sau thu hoạch bán một phần còn trữ lại [ ] 4. Giữ lại khi được gia thì bán [ ]
Nơi tiêu thụ:
1. Người mua đến nhà mua [ ] 2. Đưa ra bán cho các đại lý trong thôn, xã [ ]
3. Khác [ ] (Ghi rõ).....................................................................................................
.....................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn Ông/ Bà đã tham gia trả lời phỏng vấn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_san_xuat_va_tieu_thu_ho_tieu_tai_xa_cu_hue_huyen_ea_kar_tinh_dak_lak_2053.doc