Luận văn Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh

Dừa nước phân bố tập trung nhiều nhất là ở xã Cẩm Thanh, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nguồn gốc dừa nước bước đầu được xác định là do người dân địa phương lấy giống từ Nam Bộ về trồng vào những thời điểm khác nhau trong thế kỉ 20 sau đó nhân giống dừa nước ra các các địa phương lân cận (Tam Kỳ và Thăng Bình, Quảng Nam). Mục đích gây trồng dừa nước chủ yếu vì mục tiêu phòng hộ kết hợp mục tiêu kinh tế và cảnh quan.

docx21 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3164 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Trồng phục hồi rừng dừa nước tại Cẩm Thanh TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Giới thiệu sơ lược về xã Cẩm Thanh 1.1. Điều kiện tự nhiên Xã Cẩm Thanh nằm ở phía Đông Nam thành phố Hội An, cách trung tâm Hội An khoảng 3 km, có tổng diện tích là 894,43 ha, bao gồm 8 thôn. Xã tiếp giáp với phường Cửa Đại ở phía Đông, với phường Cẩm Châu và Cẩm Nam ở phía Tây, với huyện Duy Xuyên ở phía Nam, và với phường Cẩm Nam ở phía Bắc. Địa hình ở xã Cẩm Thanh khá phức tạp, thuộc dạng địa hình ven biển, bị chia cắt mạnh mẽ bởi hệ thống sông ngòi và kênh rạch. Phần lớn diện tích đất bị nhiễm phèn và nhiễm mặn. Do nằm ở vị trí hạ lưu sông Thu Bồn, xã Cẩm Thanh là một vùng đất ngập nước quan trọng có một tiềm năng to lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên chẳng hạn như hệ sinh thái rừng dừa nước và cỏ biển không những phục vụ cho sự phát triển bền vững của các hoạt động kinh tế ngư nghiệp ven biển mà còn góp phần phát triển hệ thống du lịch sinh thái cộng đồng. Điều kiện kinh tế xã hội Dựa trên những nguồn tài nguyên, vốn và cơ sở hạ tầng vốn có, Cẩm Thanh đề ra cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng nông-ngư nghiệp, dịch vụ-du lich-thương mại, tiểu thủ công nghiệp trong đó lấy nuôi trồng thủy sản làm ngành kinh tế mũi nhọn. Sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây tương đối ổn định, cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng, cải thiện được đời sống cho người dân địa phương. Toàn xã có 1,930 hộ dân với tổng dân số là 7,357. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 63.39%, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 32.3% lao động trong độ tuổi. Các ngành nghề chính ở địa phương gồm có sản xuất cây lương thực, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, chế biến tranh-tre-dừa nước và các ngành nghề khác. Thu nhập bình quân đầu người là 750,000 đồng/tháng, riêng nghề chế biến tranh-tre-dừa nước có thu nhập bình quân là 1,300,000 đồng/tháng. Tình hình nghiên cứu cây dừa nước Rừng dừa nước phân bố rộng rãi trong rừng ngập mặn của các nước Châu Á, và bờ biển đông Châu Phi. Người dân ở Banglades trồng dừa thành ruộng để lấy lá làm nhà. Dừa nước phát triển ở các cùng nước ngọt và nước biển, nơi có tác động của thủy triều. nhiều dân tộc biết khai thác đa dạng các sản phẩm từ dừa nước như lợp ngà, chế tạo đường từ dịch chiết của buồng dừa nước. Khu vực Trung Trung bộ bao gồm các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình (bao gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình) với diện tích tự nhiên là 34650,5 Km2 và dân số là 5.674.200 người .Khu vực này có sự phân bố rãi rác của loài cây dừa nước cụ thể ở Quảng Ngãi, Quảng Nam. Đặc biệt, Hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, một vùng đất ngập nước không thể tách rời với thành phố cổ Hội An. Nơi đây dòng sông Thu Bồn phẳng lặng, hiền hoà bao bọc các làng quê xanh. Trong đó xã Cẩm Thanh nằm ở phía Đông Nam thành phố Hội An, cách trung tâm Hội An khoảng 3 km, có tổng diện tích là 894,43 ha, bao gồm 8 thôn với số dân là 6708 người. Cẩm Thanh là một xã có địa hình và địa mạo rất phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, diện tích sông rạch chiếm 38,94% diện tích tự nhiên của xã. Thực vật phát triển mạnh nhất là cây dừa nước, tạo nên hệ sinh thái rừng dừa nước ngập mặn rất phong phú. Các nghiên cứu riêng về dừa nước ở Việt Nam hiện vẫn còn rất ít: Trần Văn Ba (1993), nghiên cứu "một số đặc điểm sinh học dừa nước ở Việt Nam". Trần Xuân Hiệp (2007) thực hiện đề tài "trồng dừa nước – giải pháp kỹ thuật sinh thái bảo vệ nền rừng ven kênh rạch và môi trưng bền vững". Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Xuân Vỹ, Lê Thị Thu Thảo với đề tài "quản lý rừng dừa nước và hỗ trợ sinh kế thay thế cho cộng đồng dân cư xã Châu Thành, Trà Vinh". Nhóm tác giả đã đánh giá giá trị trực tiếp (sản phẩm từ lá, quả dừa nước, thân cây), và giá trị gián tiếp (chống xói mòn, kiểm soát lũ lụt, hỗ trợ nghề cá) của rừng dừa nước. Ngoài ra, các tác giả cũng hướng dẫn quy trình sản xuất đường và rượu từ dừa nước để tăng thu nhập cho người dân. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đại (Viện Hải dương học, 2006) đánh giá tài nguyên đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn và đề xuất giải pháp bảo vệ, phục hồi. Tác giả đã nghiên cứu vùng đất ngập nước (RNM, thảm cỏ biển) tại Hội An và một số địa phương lân cận như Duy Xuyên, Điện Bàn. Tại Hội An, đã xác định RNM ở Hội An chủ yếu là cây DN, ngoài ra cung đã phát hiện ở vùng Cửa Đại một số loài cây ngập mặn khác như Đước đôi (Rhizhophora apiculata Bl.), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza (L.) Lamk.) hay Ráng Đại (Acrostichum aureum L). Tác giả cũng đề xuất giải pháp xây dựng khu bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh và gắn kết công tác quản lý vùng đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn với khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Luận văn cao học caa Bùi Thị Thy (AIT,Thái Lan) đã nghiên cứu các tác động tích lũy lên hạ lưu sông Thu Bồn, bằng phương pháp PRA, tác giả đã xếp hạng các tác động như sau: thủy điện, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt quá mức, khai thác mỏ, khai thác dừa nước quá mức, xây dựng cầu. Chương trình Liên minh đất ngập nước 2009 - 2011 (Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam - WAP) đã xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá trong vùng đất ngập nước, các hoạt động khai thác du lịch sinh thái và trồng phục hồi dừa nước. Chương trình trồng phục hồi dừa nước chưa thành công do chọn thời gian và địa điểm không thích hợp. Hiện tại, đang tồn tại không ít khó khăn trong công tác bảo tồn và tái tạo lại rừng dừa ở xã Cẩm Thanh nói riêng và hạ lưu sông Thu Bồn nói chung. Những người dân sống dựa vào rừng dừa nước chủ yếu là những hộ sống bằng nghề làm mái và tường nhà bằng dừa nước và đặc biệt là những hộ phá rừng dừa để chuyển đổi đất rừng thành diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Bởi vậy, cần phải có sự nghiên cứu chi tiết hơn trong hiện trạng phân bố cũng như các nhân tố sinh thái học của loài tại khu vực phân bố nhằm góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển loài cũng như trong công tác trồng mới phục hồi rừng dừa nước. MỤC TIÊU, GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu và cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển bền vững cây dừa nước và vùng đất ngập mặn Cẩm Thanh Mục tiêu cụ thể Mong muốn sau khi thực hiện đề tài sẽ đạt được các thành quả sau: Có được cơ sở dữ liệu về vùng phân bố tự nhiên của dừa nước nơi đây Tìm hiểu quy trình nhân giống và kỹ thuật trồng cây dừa nước Bước đầu đề xuất phương án trồng phục hồi dừa nước Cẩm Thanh Giới hạn và phạm vi ngiên cứu Đề tài lấy cây dừa nước làm đối tượng nghiên cứu chính, các nhân tố sinh thái tại xã Cẩm Thanh ( khí hậu, thủy văn, con người,…) là các dữ liệu của đề tài. Phạm vi nghiên cứu: vùng cửa sông Thu bồn thuộc xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Rừng ngập mặn giữ một vai trò rất lớn trong việc đảm bảo các chức năng tổng hợp cho sự phát triển bền vững của vùng ven bờ biển của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các chức năng chính của rừng ngập mặn thể hiện qua các mặt chủ yếu sau đây: Phòng hộ, phòng chống thiên tai, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. Bảo tồn đa dạng sinh học biển Phát triển kinh tế, xã hội Đảm bảo an ninh, quốc phòng Do nhiều nguyên nhân khác nhau (chiến tranh, phát triển kinh tế, khai thác không hợp lý, thiên tai,…) mà rừng ngập mặn ở nước ta bị suy giảm nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng trên phạm vi toàn quốc. Tại nhiều địa phương, nhiều cánh rừng ngập mặn cùng nhiều loài cây và các loài tài nguyên khác đi kèm đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn. Những tổn thất về tài nguyên và môi trường vùng ven biển ngày càng thấy rõ. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nhanh, trong khi Việt Nam được dự đoán là quốc gia thứ 5 chịu ảnh hưởng hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu với ảnh hưởng lớn nhất từ phía biển. Cũng theo các chuyên gia về môi trường, rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể gây ra, đồng thời tạo điều kiện tốt cho việc thích ứng với xu thế khó có thể đảo ngược này. Đứng trước tình hình đó, nhiệm vụ bảo tồn, phục hồi và phát triển hệ thống rừng ngập mặn ở nước ta hiện nay là việc làm cần thiết là cấp bách hơn bao giờ hết. Nhiều chương trình, dự án của chính phủ với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế đã và đang đầu tư cho hoạt động thiết thực này. Tuy nhiên việc thực hiện cũng gặp không ít khó khăn, thách thức về nhiều mặt, trong đó có khia cạnh kỹ thuật lâm sinh. Đó là việc chọn loài cây trồng, nguồn giống, điều kiện gây trồng và các kỹ thuật khác cần phải được xác định trên cơ sở thực nghiệm và sự hiểu biết về đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của từng loài. Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb) là một trong số rất ít các loài cây thuộc họ cau dừa – Arecaceae sinh sống trong vùng đất ngập nước ven biển và quần tụ thành rừng. Đây là một loài cây đa tác dụng trong đó tác dụng phòng hộ là nổi bật nhất. Ngoài tác dụng phòng hộ như chắn song, chắn gió, bảo vệ bờ đất, cố định khí phát thải, rừng dừa nước còn là nơi cư trú, sinh sống của các loài sinh vật thủy sinh, các loài chim nước và nhiều loài động vật có giá trị khác. Dừa nước còn có nhiều tác dụng khác như thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế và thân thiện với môi trường, làm thức ăn gia súc, nguồn mật nuôi ong, đồng thời mang lại nguồn lợi thủy sản lớn và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động vùng ven bờ do thiếu đất canh tác. Khu vực trung trung bộ là nơi luôn hứng chịu thiên tai nhiều ở nước ta. Diện tích đất ngập nước, đặc biệt là nước mặn và nước lợ ở đây là khá lớn nhưng diện tích đất có rừng che phủ là rất ít và phân tán không đều. Tuy nhiên khu vực này vẫn tồn tại một số điểm phân bố của cây dừa nước là loài cây có tiềm năng phát triển mạnh trên các cùng đất ngập nước có ảnh hưởng của thủy triều và độ mặn của nước biển. Cá biệt ở vùng Hội An của Quảng Nam là nơi có diện tích rừng dừa nước lên tới hàng chục đến hàng trăm hecta. Đây là cơ hội tốt cho việc bảo tồn, phục hồi và trồng mới gây giống trên vùng phân bố tự nhiên của loài và trên cả những vùng đất ngập nước khác có điều kiện sinh thái phù hợp trong khu vực. Để góp phần bảo tồn và phát triển cây dừa nước một cách kha học và bền vững tôi thực hiện đề tài “ trồng phục hồi rừng dừa nước tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hồi cứu số liệu Hồi cứu số liệu về diện tích mặt nước, diện tích rừng dừa nước, dân số trong xã,… tại xã Cẩm Thanh Phương pháp PRA Tiếp cận cộng đồng, lập bảng hỏi có nội dung như sau: Thông tin chung: Mức thu chi trung bình hàng tháng của gia đình, nguồn thu nhập chính của gia đình , ….. Thông tin về cây dừa nước: diện tích hiện có của gia đình là bao nhiêu, việc khia thác bẹ dừa vào thời điểm nào trong năm, các sản phẩm từ dừa nước được tiêu thụ ntn, gia đình làm nghề nay được bao nhiêu năm,… Lập bảng hỏi về mục đích sử dụng và giá trị của cây dừa nước Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TẾ Ý nghĩa lý luận Góp phần cung cấp những thông tin khoa học và thực trạng khu hệ sinh thái dừa nước tại xã Cẩm Thanh cũng như những định hướng khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này tại địa phương Ý nghĩa thực tế Góp phần tìm kiếm giải pháp quản lý có tính khoa học và khả thi đối với nguồn tài nguyên sinh vật tại địa phương; đồng thời qua đó góp phần nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc quản lý tài nguyên. KẾT QUẢ NGIÊN CỨU Lịch sử của rừng dừa nước Theo các nguồn tư liệu cổ, cây dừa nước được đưa về trồng ở xã Cẩm Thanh nhiều thế kỷ trước do các thương nhân buôn ghe bầu ở Thanh Châu (nay là xã Cẩm Thanh). Họ mang cây dừa nước từ các tỉnh miền Nam về trồng ở địa phương với mục đích bảo về đất khỏi sóng, gió và xói lở. Cây dừa nước dường như thích nghi rất tốt với các điều kiện thổ nhưỡng địa phương với đất phèn và đất mặn, chúng phát triển rất nhanh và lan rộng. Từ các cụm dừa nước nhỏ được trồng dọc theo các con hói xem giữa các thôn, chúng trở thành một rừng dừa lớn rộng bảy mẫu, tương đương với 1.75 ha. Theo các cán bộ địa chính xã Cẩm Thanh, trong suốt thời kỳ chiến tranh,, tổng diện tích của rừng dừa nước có thể lên đến 150 ha, nơi đây được sử dụng như một căn cứ địa cách mạng. Trong thời kỳ này, rừng dừa nước phát triển mạnh mẽ và rộng khắp xã Cẩm Thanh, sự suy giảm diện tích chủ yếu là do địch dội bom nhằm mục đích phá hủy căn cứ cách mạng. Sau khi chiến tranh kết thúc (1975), đã có sự biến động mạnh về diện tích rừng dừa do nhu cầu của người dân của địa phương nhằm đáp ứng sự phát triển của kinh tế và xã hội. Người dân đốn hạ rừng dừa để thiết lập các hồ nuôi tôm và các cánh đồng sản xuất muối. Có những mốc thời gian đáng chú ý được nêu ra sau đây. Từ năm 1981 – 1991: Theo ông Võ Quảng Lâm, người dân địa phương đã phá hủy43 ha rừng dừa ở khu vực thôn 6 để thành lập cánh đồng muối. Điều này dẫn đến sự suy giảm diện tích mạnh, khiến cho tổng diện tích còn lại của rừng dừa vào năm 1991 là 99.79 ha (số liệu theo báo cáo của dự án Phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền vững, 2011). Sau đó, kể từ năm 1991, khi phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, người dân địa phương tiến hành cắt hạ rừng dựa để lấy diện tích cho nuôi trồng thủy sản. Vấn đề này phát triển lan rộng trong suốt thời kỳ 1991 – 1998. Cường độ tàn phá rừng dừa mạnh mẽ trong suốt thời kỳ này, diện tích còn lại của rừng dừa chỉ là 91.79 ha vào năm 1998 (số liệu theo báo cáo của dự án Phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền vững, 2011). Vào năm 1997, Ủy Ban Nhân Dân xã Cẩm Thanh đã ban hành Quy ước bảo vệ rừng dừa nước để chống lại việc phá rừng dừa làm ao nuôi tôm. Tuy nhiên, sau khi quy ước được ban hành, sự mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản vẫn tiếp tục. Người dân địa phương vẫn tiếp tục đốn hạ rừng dừa, phát triển ao nuôi tôm một cách bất hợp pháp. Đó là lý do tại sao diện tích rừng dừa vẫn tiếp tục giảm xuống còn 52.40 ha vào năm 2000. Từ năm 2001 đến 2003, có dấu hiệu ô nhiễm xuất hiện ở các hồ ao nuôi tôm, hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển chậm lại. Hệ quả là tổng diện tích rừng tăng nhẹ lên 54.89 ha vào năm 2002. (số liệu theo báo cáo của dự án Phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền vững, 2011). Do ô nhiễm nặng, vào năm 2006, nuôi trồng thủy san phải ngừng do nó không còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Ngoài ra, tại thời điểm này, hoạt động du lịch sinh thái trở nên rất phổ biến. Chính quyền địa phương đã nhận thức được tiềm năng của rừng dừa nước trong việc phát triển du lịch sinh thái và chế biến đồ thủ công mỹ nghệ. Điều này thúc dẩy quá trình bảo tồn và phục hồi rừng dừa nước ở xã Cẩm Thanh. Vào năm 2009, dự án quy hoạch rừng dừa được tiến hành để mở rộng trồng mới rừng dừa nước. Kế hoạch này được kéo dài đến năm 2015 với tổng diện tích dự tính của rừng dừa mới là 23 ha. Trong năm 2010, đã có 5 ha rừng dừa nước được trồng mới ở thôn 2. Kết hợp với quá trình tái sinh tự nhiên của dừa nước, tổng diện tích đo được vào năm này là 84.69 ha. Trong năm 2011, theo kế hoạch sẽ trồng thêm 6 – 7 ha ở thôn 2 và thôn 3, đây cũng là một phần của kế hoạch quy hoạch rừng dừa của xã Cẩm Thanh. NĂM 1981-1991 1994 1996 1998 2000 2002 2006 2008 2010 Diện tích(ha) 99,79 99,86 92,04 91,79 52,40 54,89 57,68 57,68 84,69 Bảng 1. Tổng diện tích dừa nước qua các năm Sự phân bố của rừng dừa nước Có hai kiểu phân bố của rừng dừa nước tại xã Cẩm Thanh. Kiểu thứ nhất là kiểu phân bố phân tán, rừng dừa nước phân bố dọc theo các con sông, rạch và kiểu thứ hai là phân bố tập trung. Trước năm 1990, rừng dừa Cẩm Thanh phân bố ở các thôn 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8. (Hình 1.). Trong thời kỳ này, rừng dừa nước phát triển mạnh mẽ, chiếm một diện tích che phủ rất lớn. Hình 1. Sự phân bố của dừa nước ở xã Cẩm Thanh trước năm 1990 Hình 2. Sự phân bố của dừa nước ở xã Cẩm Thanh năm 2010 Từ năm 1991, dưới áp lực của sự phát triển kinh tế xã hội, tổng diện tích rừng dừa suy giảm đáng kể do quá trình phá rừng dừa để xây dựng các hồ ao nuôi tôm và ruộng muối. Sự phân bố của dừa nước chỉ còn tập trung chủ yếu ở các thôn 1, 2, 3, 7 (Hình 2.). Khảo sát công tác gây giống và trồng dừa nước tại xã Cẩm Thanh Rừng dừa nước có thể tự phục hồi được, nhưng để tự phục hồi thì rất khó và rất cần thời gian dài. Vì thế, nhân dân địa phương và Chính quyền đã trồng dừa nước, hạt giống tự ươm từ cây mẹ. Chính quyền và nhân dân địa phương đã bắt đầu hiểu được tầm quan trọng của rừng dừa và đã có những hoạt động tích cực để phục hồi rừng dừa tại đây. Nơi đây đã thành lập các vườm ươm giống tại thôn 2 xã Cẩm Thanh, tiêu biểu có vườn ươm giống của gia đình chú Trần Rô rộng 5 sào - đây là nơi ươm giống đầu tiên của Cẩm Thanh, nguồn giống tạo thành ở đây được cung cấp cho xã, bên cạnh đó cũng xuất đi các tỉnh khác như Nha Trang, Huế,…Theo chú Rô cho biết để có thể ươm được cây dừa thì chất lượng quả giống rất quan trọng, quả phải là quả to, không lép và quan trọng nhất là phải đủ già thì cây mới có thể mọc được. Theo kinh nghiệm lâu năm của chú Rô thì quả dừa nước già thường tự rụng xuống đất và có mấu nhọn ở đuôi quả. Nguồn giống của gia đình từ vườn rừa rộng 5 sào của nhà mình, bên cạnh đó gia đình cũng trèo ghe đi nhặt quả dừa già rụng ở rừng về ươm cây con giống để trồng . Hình 1: Trái dừa giống khi già tự rụng Thời gian ươm giống đến khi cây non có thể đem trồng được là 12 tháng. Cây con 12 tháng tuổi thường có độ cao từ 1m trở lên, tùy vào chất lượng đất. Khi cây dừa nảy mầm ta ươm xuống đất phải đảm bảo lượng nước ít hơn chiều cao của mầm nếu không mầm sẽ bị thối và cây sẽ chết. Khi dâm giống cần dâm dày để tiện cho việc bứng giống đi trồng sau này và tránh nước thủy triều cuốn trôi mất cây giống. Lưu ý khi bứng giống ra trồng cần phải đảm bảo thân dừa và trái dừa vẫn còn nguyên thì mới đảm bảo chất lượng giống khi trồng. Theo chú Rô cho biết giá bán của cây dừa giống tại đây là 2.000 đồng/ cây đối với khách mua lấy tận nhà hoặc mang tới các hộ gia đình trong xã. Còn đối với các đơn hàng đặt ở xa thì tính thêm tiền cước đóng gói và phí vận chuyển tàu xe như mới đây chú Rô có xuất một đơn hàng vào Cam Ranh (Nha Trang) 1000 cây thì sau khi tính phí vận chuyển tàu xe và tiền cước đóng gói thì giá mỗi cây là 3.500 đồng/ cây. Hình 2: Cây dừa khi nảy mầm và khi được 8 tháng tuổi Hình 3: Cây dừa nước được trồng tại thôn 2 Cây dừa nước Hội An thường được người dân địa phương trồng dọc theo các dải đất bồi ven sông. Người dân thường chờ nước thủy triều xuống cạn, đào hố sâu khoảng 20cm, rộng 30cm, đặt cây dừa xuống và lấp đất lại. Đóng một cây cọc dài 1,5m, xuống sâu 0,5m bên cạnh và dùng dây buộc cây dừa vào cây cọc giá đỡ, tránh bị gió lay chuyển, và không bị trôi khi nước triều lên cao. Mật độ cây trồng là 1,2 m tính cho cây cách cây, và hàng cách hàng để đảm bảo chất lượng sống và chất lượng nhảy sau này của cây dừa. Thông thường từ 7 đến 10 hàng cây trồng, người dân dành một khoảng trống 15m tới 20m theo chiều ngang để tạo mương ra vào khai thác lá dừa sau này. Khoảng mương rộng hay hẹp, tùy theo vùng đất trồng với chất lượng thổ nhưỡng khác nhau. Hình 4: Mương ra vào khai thác lá dừa nước Từ thời gian bắt đầu trồng tới khi thu hoạch được là từ 7-8 năm. Những cây dừa non khi thu hoạch về không dùng làm sản phẩm chỉ dùng để đốt. Lá cây dừa nước tại Cẩm Thanh, Hội An được khai thác mỗi năm 2 lần. Lần thứ nhất vào thời gian từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch, và lần thứ 2 từ tháng 8 đến tháng 9 âm lịch. Khi khai thác, người dân thường để lại 2 đến 3 lá non trên mỗi gốc dừa. Bẹ lá và phiến lá dừa nước là nguyên liệu để làm tấm tranh lợp nhà, phên chắn gió, hoặc các mái dù che mát, trang trí tại các nhà hàng, khách sạn. Hình 5: Khai thác lá dừa nước tại Cẩm Thanh, Hội An Hình 6: Tấm lợp nhà làm từ lá dừa nước Hình 7: Phên nhà làm từ lá dừa nước Rừng dừa nước Cẩm Thanh, Hội An là một trong những hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phong phú tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn, và đồng thời đây cũng là vùng sinh sản của các loài thủy sinh vùng cửa sông ven biển. Rừng dừa nước Cẩm Thanh, Hội An còn là nơi trú ngụ, sinh trưởng tuyệt vời của nhiều loài động vật sống dưới nước, là nơi ngăn gió, trốn bão của ngư dân và tàu thuyền theo các mương lạch. Hình 8: Một số loài động vật thủy sinh trong rừng dừa nước Cẩm Thanh. Rừng dừa nước Cẩm Thanh, Hội An còn là nơi cung cấp vật liệu phong phú cho người dân với ngành nghề tranh, dừa, và là một phong cảnh thiên nhiên vô cùng kỳ thú. Hình 9: Trung tâm du khách và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh, Hội An đang trong giai đoạn hoàn thành Trong xu thế phát triển kinh tế du lịch ngày nay, rừng dừa nước Cẩm Thanh, Hội An là một cảnh quan sinh thái hữu tình, được quan tâm, đặc biệt với loại hình du lịch sinh thái làng quê, ruộng đồng song cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho cả các tour đường làng và đường thủy. Hình 10: Quăng chài bắt trên sông trong tua du lịch sinh thái rừng dừa nước tại Cẩm Thanh, Hội An Hình 11: Du lịch thuyền thúng tại Cẩm Thanh Khi tham gia tour du lịch sinh thái đi thuyền thúng tại đây du khách còn được tham gia vào hoạt động câu cua nhưng hình thức này chỉ áp dụng cho tour du lịch ít người vì khi du khách đi đông gây tiếng động mạnh khiến cua chạy và núp xuống vào các gốc dừa rất khó thấy và câu. Ngoài ra du khách cũng được tham gia vào hoạt động bắt ốc vào mùa nước cạn từ tháng 3 tới tháng 5 dương lịch. Hình 12: Hoạt động câu cua trong tour du lịch chèo thuyền thúng Chi phí cho chuyến đi không lớn nhưng khá thú vị, giúp ta giảm căng thẳng sau một tuần làm việc mệt nhọc bên cạnh đó cũng giúp ta hiểu thêm về sinh thái, văn hóa nơi đây. Chỉ với 30.000 đồng/ người đối với hoạt động chèo thuyền thúng ( bao gồm câu cua và bắt ốc), 100.000 đồng cho hoạt động đi thuyền lớn ra biển Cửa Đại tham quan và trực tiếp trải nghiệm làm dân chài lưới. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Dừa nước phân bố tập trung nhiều nhất là ở xã Cẩm Thanh, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nguồn gốc dừa nước bước đầu được xác định là do người dân địa phương lấy giống từ Nam Bộ về trồng vào những thời điểm khác nhau trong thế kỉ 20 sau đó nhân giống dừa nước ra các các địa phương lân cận (Tam Kỳ và Thăng Bình, Quảng Nam). Mục đích gây trồng dừa nước chủ yếu vì mục tiêu phòng hộ kết hợp mục tiêu kinh tế và cảnh quan. Mặc dù có nguồn gốc nhân tạo nhưng các điểm phân bố hiện thời của dừa nước có liên quan khá chặt chẽ với các yếu tố sinh thái như chế độ ngập nước, độ mặn của nước, đặc điểm của đất,... Thông thường dừa nước chỉ mọc ở vùng trũng thuộc hạ lưu các con sông. Lợi ích mà cây dừa nước mang lại chủ yếu là: Giá trị phòng hộ: cố định bùn cát, chắn gió, chắn sóng, bảo vệ làng mạc, đồng ruộng và các công trình ven bờ. Giá trị kinh tế và xã hội: cung cấp nhiều sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm hàng hóa, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Giá trị môi trường: tạo tiền đề cho đa dạng tài nguyên sinh vật, là nơi cư trú, sinh sống và sinh sản của nhiều loài hải sản, chim, thú và các loài động vật khác sống dựa vào rừng dừa nước, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và bảo tồn. Giá trị lịch sử và cảnh quan: là niềm tự hào của các địa phương nơi có rừng dừa nước do tính độc đáo về cảnh quan và sự gắn bó của nó với truyền thống hào hùng trong các cuộc kháng chiến bảo vệ và giải phóng quê hương. Kiến nghị Cần tăng cường ươm giống và trồng mới rừng dừa nước. Khai thác hợp lý các nguồn lợi từ rừng dừa nước. Tăng cường phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh thân thiện của rừng dừa và con người nơi đây tới du khách. Hỗ trợ học nghề cho người dân để tránh tình trạng khai thác tận thu dẫn đến suy thoái rừng dừa nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Từ Đức Thọ, Hồ Đắc Thái Hoàng ( 10/2012) nghiên cứu biến động rừng dừa nước gia đoạn 1990- 2011 và hiện trạng dừa nước tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chu Mạnh Trinh (2012), Xây dựng Khu Bảo vệ Rừng Dừa nước Cẩm Thanh, Dự án “Phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền vững” Phan Nguyên Hồng, 1997, Vai trò của Rừng ngập mặn Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp. Dự án “ Phục hồi và bảo tồn Rừng Dừa Nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền vững”, Quỹ môi trường toàn cầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxle_thi_dung_7096.docx
Luận văn liên quan