Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong bối cảnh quốc tế và trong nước chuyển biến nhanh chóng và phức tạp, có cả cơ hội
lớn và thách thức lớn. Tình hình đặt ra cho Đảng, Nhà nước và toàn thể hệ thống chính trị
phải tập trung bồi dưỡng, rèn luyện, đào tạo cán bộ một cách toàn diện, đồng bộ, xây
dựng được đội ngũ cán bộ thật sự kiên định, vững vàng, sáng tạo. Đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ vừa là nội dung thường xuyên của công tác xây dựng đảng, vừa là đòi hỏi thiết yếu
của việc đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của tổng thể hệ thống chính
trị.
82 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4608 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không chỉ là tiết kiệm chung chung, tiết kiệm cho cá nhân
mà quan trọng hơn, sâu xa hơn là tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức…của người
lao động, của nhân dân, của đất nước. Đây là đức tính cần thiết khi mà chúng ta đang
tập trung mọi nguồn lực cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Liêm
tức là trong sạch, không tham nhũng, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để
mưu lợi riêng, không sách nhiễu nhân dân và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.
Chính tức là ngay thẳng, công tâm, làm theo kỷ cương phép nước, theo đúng pháp
luật. Hơn nữa, Chính được hiểu là làm việc đúng đắn, xây dựng chủ trương, kế hoạch
đúng đắn khách quan, khoa học và cân nhắc cẩn trọng. Điều này đặc biệt quan trọng
đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, vì trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước
ta đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, theo đó xã hội cũng chuyển biến nhanh, nhiều
động thái tinh vi, phức tạp nảy sinh. Cán bộ có đạo đức tốt sẽ cố gắng tìm hiểu cơ sở
khoa học để giải quyết mọi công việc. Từ đó họ sẽ hình thành những quan niệm đúng
đắn về con người, về xã hội, khắc phục được các tư tưởng duy tâm, tôn giáo.
Nếu những phẩm chất đạo đức trên được xác lập ở người cán bộ chủ chốt thì
không những nó trở thành động lực bên trong thôi thúc họ cống hiến, mà điều quan trọng
họ là những tấm gương lôi cuốn quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cách mạng, đi theo
lý tưởng của Đảng và họ còn được quần chúng nhân dân thương yêu. Từ đó họ tin tưởng
hơn ở cách mạng, ở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Khi đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được nâng cao về phẩm chất chính trị, đạo
đức cách mạng sẽ là cơ sở hình thành ở họ lý tưởng sống đúng đắn, cao thượng, sẽ làm
cho mỗi người cán bộ có thái độ, lập trường sống, lao động, học tập và công tác tích cực,
lành mạnh. Từ đó giúp cho họ sống vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Những năm qua, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên được rèn
luyện, trưởng thành trong chiến đấu, lao động, công tác và học tập. Tuy nhiên, đội ngũ
này còn nhiều nhược điểm thiếu sót. Trước những tác động trái chiều của nền kinh tế thị
trường đã có một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ này thoái hoá về đạo đức, lối sống,
có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí phấn đấu; tính tiền phong
gương mẫu không cao. Xác lập được đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên sẽ là điều kiện cần thiết để xây dựng niềm tin cho đồng bào các
dân tộc trong tỉnh vào chế độ xã hội chủ nghĩa, là nền tảng vững chắc để chống lại những
âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc, là điều kiện để giữ vững ổn định chính trị, cùng với cả
nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bốn là, mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao tính tự giác trong học tập, rèn luyện của
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp sơ sở với cơ chế chính sách đối với đội ngũ này chưa phù
hợp
Trước những yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hoá đất nước người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay bên cạnh
những yêu cầu cơ bản về bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng thì cần phải có tri thức,
sự hiểu biết, luôn luôn sâu sát và nắm bắt kịp thời những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Mặc dù là cấp thấp nhất trong hệ thống hành chính, nhưng người cán bộ lãnh đạo cấp cơ
sở nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng cũng cần phải có tư chất đó. Ngày nay, khi
mà mặt bằng dân trí trong xã hội, khoa học và công nghệ phát triển cao thì yêu cầu về tri
thức và tình độ học vấn, năng lực, kỹ năng hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ này
càng trở nên ưu tiên số một.
Trong hệ thống tri thức mà người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở cần phải có thì tri
thức lý luận đóng vai trò nền tảng, trước hết là lý luận về chính trị - xã hội, quan điểm,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Nắm vững tri thức lý luận là
nền tảng cho sự hình thành ý thức và niềm tin chính trị, là kim chỉ nam cho hoạt động
lãnh đạo, quản lý.
Tiếp theo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ giúp cho người cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở có năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và những quyết định chính
sách của chính quyền cấp trên. Đồng thời, đó cũng chính là điều kiện để người cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở có khả năng “lôi cuốn mọi người”. Không có kiến thức chuyên môn
người cán bộ khó có thể khẳng định uy lực của mình trong hoạt động thực tiễn.
Đối với các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
cần nắm chắc các kiến thức như: kiến thức pháp luật trên lĩnh vực mình phụ trách; các
Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về lĩnh vực mình phụ trách; nắm chắc kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ theo ngành nghề công tác; nắm vững kiến thức quản lý hành chính Nhà
nước, quản lý xã hội, đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý chính quyền. Những kiến
thức này ngày càng tỏ ra không thể thiếu đối với người cán bộ làm công tác quản lý hành
chính nhà nước, khi các lĩnh vực trên diễn biễn hết sức sôi động và phức tạp và ngày
càng vận động theo hướng chuyên nghiệp.
Ngoài kiến thức chuyên môn người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở cần phải nắm chắc
tình hình thực tiễn địa phương trên các mặt, đặc biệt trên lĩnh vực phụ trách. Bên cạnh
đó, trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới đội ngũ này cũng cần phải thành thạo ở mức độ
nhất định các kiến thức bổ trợ như tin học, công nghệ thông tin, thậm chí cả ngoại ngữ.
Các kiến thức chuyên môn cần được đào tạo chính quy, bài bản, tập trung, từ trình
độ đại học trở lên. Điều này có thể khó khăn đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở vùng nông
thôn, vùng núi, vùng cao, nhưng sẽ là bắt buộc đối với cán bộ lãnh đạo tại các phường,
thị trấn thuộc thị xã, thành phố.
ở tỉnh Thái Nguyên trình độ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nhìn chung còn hạn chế cả
về học vấn, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Tại nhiều xã, nhất là các xã miền
núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở yếu cả về khả năng
tư duy, xây dựng quy hoạch, kế hoạch; yếu cả về phương pháp tổ chức thực hiện; thường
chông chờ sự hướng dẫn của cấp trên theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Họ vừa ngại học tập,
vừa không có điều kiện để học tập.
Vì vậy để nâng cao tính tự giác trong học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở thì cũng cần phải đổi mới chế độ, chính sách đối với cơ sở và cán bộ cơ sở
để cho đội ngũ này yên tâm công tác, tạo động lực cho họ tích cực học tập. Nhìn chung,
chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở thường xuyên có sự thay đổi, thiếu tính thống nhất
và còn nhiều vấn đề chưa sát thực tế; còn một số điểm bất hợp lý làm hạn chế tác dụng
khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Trên thực tế những năm
trước đây nhiều cán bộ đương chức thiếu yên tâm công tác, đã có một số xã cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở của tỉnh xin nghỉ công tác. Những người còn trẻ, ngay cả cán bộ là người
địa phương được đào tạo cơ bản không muốn về địa phương công tác.
Những quy định về quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở còn nhiều
bất cập. Hiện nay vẫn chưa có những văn bản pháp luật quy định và điều chỉnh đối với
cán bộ cơ sở (chẳng hạn, một pháp lệnh giống như pháp lệnh Cán bộ, Công chức hoặc
một Nghị định của Chính phủ) làm căn cứ pháp lý đối với cán bộ cơ sở. Chính vì vậy
chưa khuyến khích được cán bộ tự học tập, tự rèn luyện để phục vụ cho địa phương một
cách lâu dài.
2.3. một số giải pháp chủ yếu nhằm bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện
chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh thái nguyên hiện nay
Trên cơ sở phân tích, đánh giá vai trò, thực trạng bồi dưỡng thế giới quan duy vật
biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Thái Nguyên cho thấy rằng để
nâng cao hiệu quả bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ này, cần tiến
hành đồng thời, đồng bộ một số giải pháp chủ yếu khả thi và thiết thực. Những giải pháp
chủ yếu đó vừa đáp ứng được yêu cầu cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa tác dụng cơ
bản lâu dài đối với quá trình bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên. Trên tinh thần đó, dưới đây luận văn sẽ tập
trung trình bày một số giải pháp chủ yếu nhất có ý nghĩa quyết định tới việc bồi dưỡng
thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái
Nguyên hiện nay.
2.3.1. Đổi mới việc giáo dục triết học Mác-Lênin và các khoa học khác trong
Trường Chính trị
Để góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện
chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, trong quá
trình bồi dưỡng, nâng cao lý luận Mác-Lênin một cách toàn diện cho họ, cần đặc biệt
quan tâm, coi trọng và nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức triết học
Mác-Lênin cho đội ngũ này. Sở dĩ như vậy vì:
Triết học là hạt nhân của thế giới quan duy vật biện chứng. Nó là hạt nhân về mặt
lý luận trong hệ thống các quan điểm, tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội về vai trò của
con người trong thế giới. Nó giúp con người nói chung, người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
nói riêng có khả năng nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển
khách quan và dự báo được sự phát triển đó trong tương lai.
Triết học Mác-Lênin có vai trò cơ bản, quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của
người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Nó là một trong những cơ sở phương pháp luận để xác
định mục tiêu, nội dung, phương pháp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, công
tác chuyên môn. Đây là một trong những hoạt động cơ bản, trọng tâm của người cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở; bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, làm cho cán bộ
ta luôn trung thành với Đảng, Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và với nhân dân.
Triết học Mác-Lênin còn là cơ sở khoa học để trang bị cho đội ngũ cán bộ nói
chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng niềm tin, lý
tưởng, phương pháp tư duy khoa học và các nguyên tắc phương pháp luận Mác-xít. Trên
cơ sở đó, làm cho họ luôn có định hướng đúng đắn trong nhận thức và hành động, biết
xem xét và giải quyết khoa học, kịp thời, có hiệu quả mọi vấn đề trong hoạt động thực
tiễn. Ngoài ra triết học Mác-Lênin còn góp phần làm hình thành ở người cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp như: phẩm chất chính trị, phẩm chất trí
tuệ, đạo đức, lối sống cách mạng và năng lực công tác. Từ đó, nó làm cơ sở cho họ có
điều kiện và khả năng hoàn thành mọi công việc.
Từ sự phân tích trên đây cho thấy rằng, để bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện
chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay có hiệu quả,
trường chính trị tỉnh cần tiếp tục đổi mới việc giáo dục triết học Mác-Lênin và các khoa
học khác.
Đổi mới việc giáo dục triết học Mác-Lênin và các khoa học khác gồm hai phần
chính: đổi mới chương trình, giáo trình, sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng
dạy. Đối với chương trình, giáo trình, sách giáo khoa là vấn đề quan trọng hàng đầu của
bất cứ một trường, lớp học nào trong công tác đào tạo, giáo dục. Nó liên quan đến chất
lượng đào tạo, mục đích đào tạo, đối tượng đào tạo…Do chậm trễ của công tác tổng kết
kinh nghiệm cho nên trong thời gian qua việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo
giảng dạy cho đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, đặc biệt là chương trình riêng dành cho
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Tuy vậy, việc đổi mới chương trình, giáo trình đào
tạo trong các trường chính trị cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo cán bộ trong
thời kỳ cách mạng mới là chức năng của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh. Còn bản thân các trường chính trị tỉnh không đủ thẩm quyền làm được điều
này mà chỉ có thể kiến nghị, đề xuất ý kiến mà thôi.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngày 29-7-2009, Giám đốc Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã ra quyết định số 1845/QĐ-HVCT-HCQG về việc
ban hành “Chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn
thể nhân dân cấp cơ sở” (hệ Trung cấp lý luận chính trị - hành chính) và tổ chức viết giáo
trình. Chương trình giáo trình này thay cho chương trình, giáo trình trung cấp lý luận
chính trị và được thực hiện thốnh nhất ở tất cả các trường chính trị tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương từ ngày 01-9-2009, đây là cơ sở để trường chính tỉnh đổi mới nội dung
giáo dục triết học Mác-Lênin và các môn khoa học khác.
Trước hết, cần phải tiến hành đổi mới nội dung môn triết học, nội dung phải gắn
liền với thực tiễn, thực tiễn ở đây không chỉ là thực tiễn của cả nước, mà là thực tiễn của
cấp tỉnh, của cơ sở, gắn với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông
thôn, với công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Các khái niệm, phạm trù, quy luật khi giảng
dạy phải đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ, các ví dụ minh hoạ phải đảm bảo tính hiện
đại. Phần lịch sử triết học nên đưa vào chương trình; mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù
đều gắn với lịch sử hình thành của nó (có mức độ vừa phải) để người học có sự so
sánh, thấy được mối liên hệ, quá trình phát triển. Nói tóm lại, nội dung phải đảm bảo
tính khoa học, hệ thống, hiện đại, thực tiễn, phù hợp với cấp tỉnh. Đặc biệt, khi giảng
dạy phần chủ nghĩa duy vật biện chứng, cần chú ý tới sự thống nhất giữa phép biện
chứng, lý luận nhận thức và lôgic biện chứng, đảm bảo cho triết học Mác-Lênin là
một chỉnh thể. Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của triết học duy vật biện chứng đều
thực hiện cả ba chức năng: bản thể luận, nhận thức luận và lôgic học, nên cần phải
được xem xét cả ba mặt. Trong sách giáo khoa trung cấp trước nay cũng như trong
giảng dạy ở trường chính trị tỉnh còn dừng lại ở bản thể luận và nhận thức luận, từ đó
làm cho người học khó xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng. Mặt khác, cần đưa
môn lôgic học hình thức vào chương trình, vì đây là môn khoa học về tư duy chính
xác, điều kiện quan trọng để bồi dưỡng, phát triển thế giới quan duy vật biện chứng.
Thế giới quan duy vật biện chứng được hình thành và phát triển trên cơ sở hệ
thống tri thức được khái quát từ thực tiễn lịch sử, từ những trào lưu tư tưởng tiến bộ,
những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, chuyên ngành. Bởi vậy, nếu không có trình độ
văn hoá, tri thức nhất định của các khoa học cụ thể mang lại thì khó có thể hình thành thế
giới quan duy vật biện chứng với tính cách là thế giới quan khoa học và cách mạng nhất.
Do đó, việc bồi dưỡng, phát triển thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên tại trường chính trị tỉnh không chỉ lấy việc đổi
mới giáo dục môn triết học Mác-Lênin mà còn phải có sự đổi mới và kết hợp chặt chẽ
triết học với các khoa học cụ thể khác trong quá trình giảng dạy.
Các khoa học cụ thể là kết quả của hoạt động trí tuệ của con người trong hoạt
động nhận thức và cải tạo thế giới, là sự tổng kết, khái quát nhận thức của con người một
cách đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc về tự nhiên, xã hội và về con người. Tri thức trong các
môn khoa học có vai trò cực kỳ to lớn trong hoạt động và trong đời sống của con người.
Nó là một trong những tiền đề cơ bản đầu tiên đảm bảo cho hoạt động của con người đạt
kết quả ngày càng tối ưu.
Thiếu tri thức của các môn khoa học, con người sẽ không thể có sự hiểu biết đúng
đắn, đầy đủ và sâu sắc về bản chất, quy luật của thế giới khách quan. Và đương nhiên,
con người cũng sẽ không đạt được kết qủa cao như mong muốn trong lao động sản xuất,
học tập và công tác.
Việc đổi mới bồi dưỡng, trang bị và nâng cao tri thức của các môn khoa học sẽ
tạo điều kiện quan trọng để người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở biết cách xem xét, phân
tích, đánh giá đúng đắn tình hình, nắm bắt nhanh, xử lý khoa học, kịp thời và có hiệu
quả các vấn đề, sự việc, hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống. Đồng thời nó còn giúp
cho họ có cơ sở để đấu tranh phòng chống và đẩy lùi mọi ảnh hưởng của các loại hình
thế giới quan phi khoa học như: thế giới quan duy tâm, tôn giáo và duy vật siêu hình,
cũng như giúp họ khắc phục được những biểu hiện giản đơn, chủ quan duy ý chí hoặc
bảo thủ, trì trệ trong hoạt động nhận thức và thực tế công tác. Mặt khác chính việc
tiếp thu những tri thức khoa học hiện đại thì nó cũng là điều kiện để xoá bỏ các phong
tục tập quán lạc hậu cũng như những tư tưởng, tâm lý sản xuất nhỏ nông nghiệp tiểu
nông, manh mún đã tồn tại từ lâu trước đây ở người dân Thái Nguyên, cản trở cho sự
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Vì vậy, xoá bỏ những tập quán, tâm lý, lối sống cổ
hủ lạc hậu cần có sự sàng lọc kế thừa để vẫn giữ gìn và xây dựng bản sắc văn hoá lành
mạnh, hiện đại giúp nhân dân và cán bộ tiếp thu văn hoá khoa học và thế giới quan
duy vật biện chứng.
Khi người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có tri thức đầy đủ và biết kết hợp chặt chẽ tri
thức triết học với các môn khoa học khác sẽ giúp cho họ có cơ sở để hình thành, củng cố
và phát triển niềm tin vững chắc vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa, vào
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, giúp họ có cơ sở để đấu tranh những nhận thức
lệch lạc, những biểu hiện dao động, suy giảm niềm tin và bản lĩnh chính trị thiếu vững
vàng đang tồn tại dưới những hình thức mức độ khác nhau trong một bộ phận nhân dân
và một số ít cán bộ chủ chốt tại các đơn vị cơ sở hiện nay.
Nhìn vào thực trạng trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh
Thái Nguyên hiện nay cần thấy rằng, bên cạnh những mặt tích cực là cơ bản, chủ yếu,
vẫn còn những hạn chế nhất định. Điều đó được thể hiện ở chỗ: trình độ học vấn, văn
hoá, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ của một bộ phận cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu, công việc trong thời kỳ
mới. Do đó, vấn đề đổi mới giáo dục triết học Mác-Lênin và các khoa học khác để nâng
cao tri thức lý luận, khoa học cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên
hiện nay là một trong những vấn đề rất cơ bản, quan trọng và cấp thiết. Nó có giá trị cả về
lý luận lẫn thực tiễn, trước mắt cũng như lâu dài.
Việc đổi mới nhằm nâng cao kiến thức các môn học là điều kiện để nâng cao nhận
thức đúng đắn, khoa học chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính
sách của Đảng mà ở đó bao chứa những quan điểm, nguyên tắc của thế giới quan duy vật
biện chứng, dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Tri thức của các môn khoa học trang
bị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, toàn diện,
chuyên sâu, hiện đại và cập nhật. Bảo đảm vừa có kiến thức chung, vừa có kiến thức cơ
sở vừa có kiến thức chuyên ngành; vừa có kiến thức chính trị; vừa có kiến thức khoa học
tự nhiên, kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn. Việc đổi mới giáo dục triết học Mác-
Lênin và các khoa học khác cũng cần hết sức quan tâm, coi trọng bồi dưỡng, nâng cao
kiến thức vận dụng vào thực tế công việc cho họ. Bởi vì, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở là những người thường xuyên, trực tiếp triển khai mọi chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Họ là những người trực tiếp chỉ đạo
nhân dân lao động, sản xuất, học tập, công tác.
Như vậy, nội dung thế giới quan duy vật biện chứng rất phong phú, tất cả các môn
khoa học đều là nền tảng, góp phần xây dựng thế giới quan, nhưng tri thức triết học là hạt
nhân lý luận của thế giới quan đó. Do đó, trong quá trình đổi mới nội dung bồi dưỡng thế
giới quan duy vật biện chứng phải kết hợp chặt chẽ triết học với các khoa học cụ thể
khác.
Cùng với đổi mới nội dung, phải tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy và
phương pháp học tập của học viên. Phương pháp giảng dạy phải gắn với đối tượng và yêu
cầu thực tiễn ở cơ sở. Cán bộ lãnh đạo cũng như đảng viên ở cơ sở về trình độ học vấn
còn thấp, nên phương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp chính nhưng không có nghĩa
là giảng viên nói hết mọi điều làm cho người học tiếp thu bài giảng một cách thụ động,
nên gợi mở nhiều vấn đề cho học viên tiếp tục suy nghĩ, thảo luận theo tổ, theo
nhóm…Bên cạnh đó giảng viên cũng cần sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để hỗ
trợ bằng hình ảnh làm sinh động thêm bài giảng. Phương pháp truyền đạt kiến thức bao
giờ cũng gắn với đối tượng, vì vậy công tác chiêu sinh cũng phải chú ý đến trình độ học
vấn tương đối đồng đều trong mỗi lớp. Phương pháp giảng dạy phải gắn với yêu cầu công
tác thực tiễn ở cơ sở, tránh tình trạng chỉ giảng suông về luận, mỗi nguyên lý, quy luật,
phạm trù phải chú ý đến việc rút ra ý nghĩa phương pháp luận, giúp người học nâng cao
thế giới quan duy vật biện chứng, như vậy thì đòi hỏi giảng viên phải am hiểu đối tượng,
có kiến thức thực tế, đây cũng là hạn chế chung trong cán bộ giảng dạy tại các trường
chính trị tỉnh, cần có biện pháp khắc phục. Phương pháp học tập phải phát huy được tính
độc lập, tự chủ, sáng tạo của người học, về điều này liên quan đến nhiều vấn đề: phương
pháp giảng dạy; yêu cầu học tập của trường, chuẩn bị và tiến hành chu đáo, khoa học các
khâu học tập, kiểm tra, thi, công tác quản lý…quan trọng nhất là động cơ học tập của học
viên, làm thế nào để biến quá trình học tập thành tự học, tự đào tạo. Xây dựng phương
pháp học tập khoa học cũng là phương pháp để nâng cao thế giới quan duy vật biện
chứng.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức cho
người học. Vì vậy, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy là khâu then chốt quyết
định cho việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Trường chính trị tỉnh phải
tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ giảng dạy, gắn đào tạo và
đào tạo lại. Tiếp tục bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên phương pháp sư phạm tốt, khả
năng truyền thụ hấp dẫn lôgic,…giúp học viên nắm chắc kiến thức qua đó mà thế giới
quan duy vật biện chứng của họ càng được củng cố và nâng cao.
2.3.2. Tăng cường tổng kết công tác thực tiễn để nâng cao nhận thức của cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở
Đây là giải pháp quan trọng, tác động trực tiếp đến quá trình hình thành, nâng cao
thế giới quan duy vật biện chứng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Giải pháp này sẽ
là cơ sở quyết định cho việc nâng cao thế giới quan duy vật biện chứng.
Tổng kết thực tiễn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, mỗi một
tổ chức xã hội hay cá nhân con người, bao giờ cũng có sự tổng kết thực tiễn để rút ra tri
thức, những bài học kinh nghiệm nhằm chỉ đạo, định hướng cho hoạt động của họ, mức
độ tri thức và bài học kinh nghiệm đạt được nhiều hay ít, cao hay thấp và tác dụng của sự
chỉ đạo, định hướng của các tri thức, bài học ấy phụ thuộc vào trình độ, năng lực của
người tổng kết thực tiễn. Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng ta là những mẫu
mực về tổng kết thực tiễn để rút ra lý luận chỉ đạo hoạt động cách mạng.
Tổng kết thực tiễn là một mặt quan trọng không thể thiếu trong công tác lãnh đạo,
quản lý ở cơ sở. Một mặt chỉ có qua tổng kết thực tiễn mà đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ
sở mới rút ra được những mặt mạnh, mặt yếu trong phong trào cách mạng của quần
chúng, cũng như trong công tác lãnh đạo, quản lý của mình, rút ra được những quy luật,
những bài học kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động cách mạng ở cơ sở, kịp thời sửa đổi, bổ
sung vào nghị quyết, chính sách, kế hoạch của mình cho phù hợp với thực tiễn, cũng như
điều chỉnh phương pháp lãnh đạo, quản lý để đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, không phải bao
giờ lý luận cũng có sẵn tất cả những lời giải cho cuộc sống. Vì vậy, trong nhiều trường
hợp chỉ có thể tìm ra những lời giải đích thực cho cuộc sống bằng việc tổng kết thực tiễn.
Mặt khác, bản thân công tác tổng kết thực tiễn nếu được tiến hành chu đáo, khoa học sẽ
là môi trường tốt để bồi dưỡng, nâng cao thế giới quan duy vật biện chứng.
Công tác tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái
Nguyên trong những năm vừa qua đã được tăng cường, nhưng hiệu quả còn thấp, giá trị
hiện thực chưa cao. Có thể nói có nhiều nguyên nhân như: hạn chế về trình độ, mang
nặng định kiến kinh nghiệm, dùng kinh nghiệm của bản thân để làm chuẩn cho việc tổng
kết thực tiễn, các bước tiến hành còn qua loa, sơ sài, chưa thực sự xem trọng vai trò tổng
kết thực tiễn, thậm chí không phải là không có trường hợp dùng tổng kết thực tiễn làm
một cái cớ, nói qua loa ba điều, bốn chuyện để sau đó đi vào tiệc tùng.
Để tổng kết thực tiễn có hiệu quả phải trên tinh thần gắn liền lý luận với thực tiễn.
Các tri thức, bài học rút ra từ thực tiễn phải có giá trị lý luận để chỉ đạo thực tiễn. Tổng
kết thực tiễn phải theo nguyên tắc khách quan: thực tiễn như thế nào thì phản ánh nó như
thế ấy, không lấy kinh nghiệm, ý muốn chủ quan áp đặt cho thực tiễn; phải có cái nhìn
bao quát các mặt của thực tiễn, không qua loa sơ sài, bỏ sót mặt nào. Trong vô vàn các
mặt, các mối liên hệ của thực tiễn, phải tìm ra những mặt, những mối liên hệ cơ bản quy
định thực tiễn. Phải nhìn thực tiễn trong quá trình vận động, biến đổi và các tri thức rút ra
phải phản ánh được sự vận động của thực tiễn.
Như vậy, công tác tổng kết thực tiễn là một khoa học thực sự, đòi hỏi đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên phải được đào tạo qua trường lớp để áp dụng
kiến thức đó vào trong tổng kết thực tiễn và đó là quá trình phát triển không có điểm cuối
cùng. Chỉ có trên cơ sở như thế thì công tác lãnh đạo, quản lý và thế giới quan duy vật
biện chứng của đội ngũ cán bộ này mới được nâng cao và phát triển liên tục.
2.3.3. Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng phải gắn với đẩy mạnh việc
đấu tranh chống tiêu cực ở cơ sở
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với tất cả những ưu điểm và khuyết điểm của nó. Điều đó đã,
đang và sẽ tác động ảnh hưởng tới quá trình bồi dưỡng và phát triển thế giới quan duy vật
biện chứng của đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh
Thái Nguyên nói riêng. Cho nên, bên cạnh việc bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện
chứng phải gắn liền với đẩy mạnh việc đấu tranh chống tiêu cực ở cơ sở.
Trong cơ chế thị trường, có một bộ phận đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh
Thái Nguyên nảy sinh tư tưởng, lối sống thực dụng, sống vì tiền, chạy theo đồng tiền, họ
đề cao lợi ích vật chất, xem nhẹ giá trị đạo đức, văn hoá tinh thần; chỉ nặng về lợi ích cá
nhân, xem nhẹ lợi ích của tập thể và xã hội. Những biểu hiện nhũng nhiễu, tác phong
quan liêu, hách dịch, tham nhũng vẫn còn trong một số cán bộ, công chức thực thi công
việc. Do đó, đồng thời với việc bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng thì cũng phải
chống các hiện tượng tiêu cực này.
Bên cạnh đó cũng cần phải chống các hiện tượng mê tín dị đoan, bói toán, những
thị hiếu bắt trước không lành mạnh, sự ăn chơi lố bịch và phi kinh tế; phòng chống các tệ
nạn xã hội đang có những diễn biến phức tạp; khắc phục lối sống thực dụng, tàn dư lối
sống phong kiến và những phong tục tập quán lệ làng cổ hủ, lạc hậu, những tâm lý, thói
quen, tư tưởng tự do, tuỳ tiện đang tồn tại dưới những hình thức, mức độ khác nhau trong
một bộ phận nhân dân, kể cả một số ít cán bộ cơ sở. Những hiện tượng trên nó đã, đang
gây ra sự cản trở lớn đến việc bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên.
Mặt khác, bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên cũng cần phải chống các loại hình thế giới quan phi
khoa học như: thế giới quan duy tâm, tôn giáo và duy vật siêu hình, cũng như những biểu
hiện giản đơn, chủ quan duy ý chí hoặc bảo thủ, trì trệ trong hoạt động nhận thức và thực
tế công việc của họ. Đồng thời, phải chống lại việc truyền bá các tư tưởng phi khoa học,
phản động của các thế lực thù địch đã đang tiến hành các hoạt động tuyên truyền xuyên
tạc hòng phủ định lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ định vai trò
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và nhằm chống phá sự nghiệp đổi mới, xoá bỏ chế
độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
2.3.4. Đổi mới chính sách đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
Đổi mới chính sách đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Thái Nguyên hiện nay
chủ yếu nói đến việc tiêu chuẩn hoá lựa chọn cán bộ, kế hoạch đào tạo sao cho phù hợp
và chế độ chính sách thoả đáng để thúc đẩy cán bộ nâng cao chất lượng hoạt động của
mình.
Hiện nay, ở nước ta nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng đang trong thời kỳ
mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ
nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng có đức, có tài, năng động, sáng
tạo, tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Vì vậy, việc tiêu chuẩn hoá trong lựa
chọn cán bộ cơ sở là một khâu quan trọng, một mặt đảm bảo yêu cầu của sự nghiệp đổi
mới, mặt khác tạo động lực kích thích cán bộ cơ sở tự giác phấn đấu trong rèn luyện học
tập để nâng cao trình độ và năng lực công tác. Căn cứ tiêu chuẩn cán bộ được quy định
trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khoá VIII, Nghị quyết hội nghị Trung ương 6
(lần 2) khoá VIII và kết luận Hội nghị Trung ương 6 khoá IX đã đề ra tiêu chuẩn của cán
bộ lãnh đạo, quản lý. Với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải
đảm bảo được các tiêu chuẩn chung đó là: có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý
luận chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn; có phẩm chất đạo đức cách mạng và lối
sống lành mạnh, trung thực, gương mẫu, có tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí; không
tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ chức kỷ luật; có tinh
thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; về phong cách, lối làm việc
biết xử lý đúng mối quan hệ xã hội ở tổ dân phố trong xã, phường, thị trấn; lời nói đi đôi
với việc làm; biết làm việc tập thể, có khả năng tập hợp quần chúng để thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ được giao. Nói tóm lại, các tiêu chuẩn trên gồm hai mặt đức và tài.
Cùng với việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở thì cũng cần nghiên
cứu, tiếp tục xây dựng những chính sách ưu đãi nhằm thu hút, động viên, khuyến khích
những người có trình độ, cán bộ trẻ, sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác gắn bó với
cơ sở. Cần đổi mới chính sách để cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được hưởng mọi chế độ,
chính sách của nhà nước như công nhân viên chức để tạo sự phấn khởi, sự an tâm công
tác, tạo động lực để kích thích sự rèn luyện nỗ lực trong học tập và hăng say, sáng tạo
trong công tác. Đây cũng có thể coi là một giải pháp quan trọng và cần thiết mà Đảng bộ,
Chính quyền tỉnh Thái Nguyên phải đặc biệt quan tâm. Mặc dù nguồn ngân sách của
Tỉnh còn hạn hẹp, nhưng không vì thế mà không có chính sách thu hút nhân tài một cách
đúng đắn, vấn đề là phải có cách làm và bước đi cụ thể.
Bên cạnh đó, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thích hợp cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
là một trong những biện pháp chủ yếu nhất để nâng cao thế giới quan duy vật biện chứng
và chất lượng của đội ngũ này. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) về chiến
lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chỉ rõ: Học
tập là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, đảng viên. Thực hiện chế độ học tập bắt buộc
nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, bảo đảm sự thống nhất về chính trị và tư tưởng trong
toàn đội ngũ cán bộ.
Những năm gần đây, cùng với việc tăng cường, củng cố đội ngũ cán bộ nói chung,
Đảng và Nhà nước đã quan tâm lớn đến sự phát triển của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở. Sau khi thực hiện các Nghị định 114, 16 và 121/2003- NĐ/CP của Chính phủ về tiêu
chẩn, chế độ và chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở yên tâm công tác, thấy rõ sự quan tâm, cố gắng của Đảng, Nhà nước ta đối với đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Trên cơ sở thực hiện chế độ, chính sách chung của Đảng,
Nhà nước theo từng chức danh, từng cán bộ, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo việc rà soát,
tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức và bố trí lại đội ngũ cán bộ cho hợp lý, tăng cường
trang thiết bị phục vụ công tác cho cán bộ cơ sở, vận dụng thực hiện chế độ phụ cấp thêm
đối với đội ngũ cán bộ cơ sở, bằng nguồn ngân sách của địa phương. ở các xã miền núi,
vùng cao có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút, động viên, khuyến khích những cán
bộ trẻ, có trình độ, năng lực về tham gia công tác ở cơ sở. Bên cạnh đó tỉnh đã tăng
cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở. Phần lớn các đại biểu Hội đồng nhân
dân xã, phường, thị trấn tính đến năm 2008 đã được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân,
nhiệm vụ và phương pháp công tác của người đại biểu Hội đồng nhân dân ở cơ sở.
Trường Chính trị tỉnh và các trung tâm chính trị cấp huyện, thị xã mấy năm qua đã mở
nhiều lớp bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở. Từ năm 2006 đến năm 2008 Trường Chính trị tỉnh
đã mở được 9 lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước, về chức năng,
nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở với tổng 463 học viên. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức cho đội ngũ này tỉnh cũng đã quan tâm trợ cấp tiền hàng tháng cho cán bộ đi học,
sau khi được đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này thường được sử dụng, bổ nhiệm vào những
chức vụ cao hơn.
Khi đội ngũ cán bộ này được nâng cao về trình độ, năng lực và có chế độ chính
sách phù hợp đối với họ thì sẽ yên tâm công tác, cống hiến tài năng và trí tuệ của họ cho
công việc. Khi họ có trình độ thì sẽ là điều kiện để họ xử lý mọi công việc một cách khoa
học, mở rộng thế giới quan duy vật biện chứng. Bởi vậy, bồi dưỡng thế giới quan duy vật
biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng
thì phải đặc biệt quan tâm đến chế độ chính sách đãi ngộ cho đội ngũ này.
Bên cạnh đó, mỗi người cán bộ chủ chốt phải có kế hoạch thường xuyên học tập
nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn. Bồi
dưỡng đạo đức cách mạng, trước hết là những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tinh
thần và kết quả học tập lý luận chính trị là một tiêu chuẩn để xem xét,đánh giá cán bộ. Để
thực hiện được chủ trương, chính sách và mục tiêu nêu trên, việc đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý
luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở và cán bộ dự nguồn chức danh này trong độ tuổi quy hoạch đủ tiêu
chuẩn về trình độ học vấn, nhưng thiếu những kiến thức nêu trên hoặc bồi dưỡng cập
nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo quy định.
2.3.5. Phải đẩy mạnh việc bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng bằng
các phương tiện và phương pháp khác nhau trong đó việc giáo dục chủ nghĩa Mác-
Lênin làm trọng tâm
Trong tình hình diễn biến phức tạp hiện nay, các thế lực thù địch dùng mọi hình
thức và thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm làm suy giảm lòng tin của nhân dân và cán bộ
đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, những tiêu cực
do mặt trái của cơ chế thị trường hàng ngày, hàng giờ cũng tác động vào tư tưởng, tình
cảm của cán bộ, đảng viên. Một số đảng viên, cán bộ phai nhạt lòng tin, giảm sút ý chí
chiến đấu, suy thoái về đạo đức, lối sống. Do đó công tác giáo dục chính trị tư tưởng và
công tác bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở trong tình hình hiện nay phải hết sức khéo léo, vận dụng linh hoạt mọi hình thức,
phương tiện và phương pháp khác nhau để giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền, vận
động nhằm ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống, làm
cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống xã
hội
Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng
phải triển khai trên khắp mọi mặt của đời sống xã hội, sử dụng hết tất cả sức mạnh vật
chất của chế độ để làm tốt công tác này. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng
thế giới quan duy vật biện chứng phải sử dụng linh hoạt, khéo léo các phương tiện. Các
phương pháp phải đi vào chiều sâu, đi vào ngõ ngách của đời sống xã hội, của từng con
người. Sự hình thành, củng cố lòng tin ở mỗi con người không chỉ trong học tập công tác,
mà ngay cả trong sinh hoạt rất thường ngày của mỗi con người, mỗi gia đình. Do đó sử
dụng các phương tiện, phương pháp khác nhau của công tác giáo dục chính trị tư tưởng,
bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng không những triển khai trên tất cả các mặt
của đời sống xã hội mà còn phải ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi lúc, phải gắn cả với hình thức
giải trí, sinh hoạt văn hoá ở nơi công cộng cũng như ở từng gia đình. Chỉ có thông qua
các hình thức phong phú, đa dạng trong việc bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở mới
làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng đi
vào lòng người, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở mới có thể nhận thức sâu sắc và từ đó
thế giới quan duy vật biện chứng được nâng cao.
Tóm lại, để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, trước hết và chủ yếu cần
thường xuyên tiến hành đồng thời, đồng bộ và chặt chẽ, nhịp nhàng những giải pháp trên.
Những giải pháp chủ yếu nói trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động xâm
nhập và bổ sung cho nhau.
Kết Luận
Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong bối cảnh quốc tế và trong nước chuyển biến nhanh chóng và phức tạp, có cả cơ hội
lớn và thách thức lớn. Tình hình đặt ra cho Đảng, Nhà nước và toàn thể hệ thống chính trị
phải tập trung bồi dưỡng, rèn luyện, đào tạo cán bộ một cách toàn diện, đồng bộ, xây
dựng được đội ngũ cán bộ thật sự kiên định, vững vàng, sáng tạo. Đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ vừa là nội dung thường xuyên của công tác xây dựng đảng, vừa là đòi hỏi thiết yếu
của việc đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của tổng thể hệ thống chính
trị. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp đổi mới ở
nước ta hiện nay. Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng sẽ giúp họ hiểu được sâu
sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị của Đảng; giúp họ
nâng cao trình độ lý luận và năng lực tổng kết thực tiễn, nâng cao đạo đức cách mạng…,
từ đó họ có thể vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối chính trị của Đảng vào thực tiễn
địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ, ở
phía Đông bắc của Tổ quốc. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên đã có
một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, tư tưởng
và an ninh - quốc phòng của tỉnh. Tuy vậy, do những điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội,
văn hoá, phong tục, tập quán…,đứng trước yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước họ đã
biểu hiện những hạn chế về trình độ, phẩm chất, năng lực tư duy sáng tạo, tổ chức thực
tiễn…trong đó có sự hạn chế về thế giới quan duy vật biện chứng.
Do đó, vấn đề bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới là vấn
đề vừa cơ bản, vừa cấp bách. Để công tác bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng
cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên có hiệu quả, phải tiếp tục đổi
mới việc giáo dục triết học Mác-Lênin và các khoa học khác, phải tăng cường công tác
tổng kết thực tiễn để nâng cao nhận thức của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, phải gắn liền với
việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực ở cơ sở, đồng thời phải đổi mới chính sách
đối với cán bộ và đẩy mạnh việc bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng bằng các
phương tiện và phương pháp khác nhau trong đó việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin làm
trọng tâm. Các giải pháp chủ yếu đó cần phải tiến hành đồng thời, đồng bộ, nó vừa đáp
ứng được yêu cầu cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa tác dụng cơ bản lâu dài.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Ph.Ăngghen (1971), Biện chứng tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Nguyễn Thái Bình (2000), “Triết học Mác-Lênin với việc nâng cao thế giới quan và
phương pháp luận khoa học cho sinh viên”, Sinh hoạt lý luận, (43).
3. Bộ Nội vụ (1998), Pháp lệnh cán bộ công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Nội vụ (2001), Cải cách hành chính Nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Chính phủ (2003), Nghị định số114/2003/NĐ-CP về cán bộ công chức xã, phường,
thị trấn.
6. Nguyễn Trọng Chuẩn (1988), “Một số khía cạnh về vai trò của sinh học hiện đại
đối với sự hình thành và củng cố thế giới quan khoa học”, Triết học, (3).
7. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVI.
8. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành
Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định h-
ướng trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Tạ Xuân Đậu (2002), “Nâng cao vai trò lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở cơ sở”,
Cộng sản, (26).
18. G.Getx (1982), Triết học Mác-xít và tri thức khoa học tự nhiên, Nxb Tiến bộ,
Mátxcơva.
19. Nguyễn Tĩnh Gia (1997), “Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo
đức người cán bộ quản lý”, Nghiên cứu lý luận, (2).
20. Phan Thanh Giản (2004), “Những phẩm chất và năng lực cần cho việc xây dựng uy
tín của chủ tịch uỷ ban nhân dân xã”, Tâm lý học, (6).
21. Phạm Văn Hai (1997), Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở (Qua thực tế tỉnh Long An), Luận văn thạc sĩ triết học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
22. Trần Thanh Hà (1993), Vấn đề giáo dục thế giới quan khoa học cho cán bộ đảng
viên người dân tộc Khơ-Me ở đồng bằng sông Cửu long trong giai đoạn cách
mạng hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
23. Bùi Khắc Hằng (2004), “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở các
huyện miền núi Thanh Hoá”, Quản lý nhà nước, (5).
24. Đỗ Thị Thu Hằng (2005), “Bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức
cấp xã”, Tổ chức nhà nước, (11).
25. Nguyễn Huy Hoàng (2003), “Mấy suy nghĩ về việc xác định bản chất thế giới
quan”, Triết học, (3).
26. Nguyễn Duy Hùng (2007), Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Huyên (2004), “Phẩm chất năng lực người lãnh đạo theo yêu cầu của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Lý luận chính trị, (8).
28. Vũ Nhật Khải (1996), “Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, quản
lý đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của giai đoạn mới”, Nghiên cứu lý luận, (4).
29. Vũ Khiêu (2003), “Sự suy thoái về đạo đức và giải pháp của chúng ta”, Tâm lý học,
(9, 12).
30. Mai Hữu Khuê (1998), Cải cách hành chính địa phương - Lý luận và thực tiễn, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
32. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
33. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
34. Nguyễn Thị Luyến (2005), Vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho
sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ
triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
35. C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. C.Mác-Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Mạc Văn Nam (2004), “Đạo đức người cán bộ đảng viên”, Xây dựng đảng, (9).
46. Lê Hữu Nghĩa (2005), “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc nâng cao đạo đức
cán bộ, đảng viên hiện nay”, Cộng sản, (6).
47. Bùi ỉnh (1998), Vấn đề giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng đối với cán bộ
đảng viên là người dân tộc thiểu số trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
48. Trần Văn Phòng (2008), Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội.
49. Trần Viết Quân (2002), Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp huyện ở Tây Nguyên hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
50. Chu Văn Ry (2001), “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, trớc
nhất là người đứng đầu”, Cộng sản, (5).
51. Nguyễn Bắc Son (2004), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Thái
Nguyên”, Kinh tế phát triển, (11).
52. Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (1998), số 3.
53. Trần Thành (2006), Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Ngô Ngọc Thắng (2004), “Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ
cấp cơ sở trong thời kỳ đổi mới”, Lý luận chính trị, (8).
55. Hồ Bá Thâm (2002), “Phát triển năng lực tư duy của người lãnh đạo, quản lý hiện
nay”, Cộng sản, (23).
56. Vũ Công Thương (2007), Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong
hoạt động lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở nước ta hiện nay (qua
thực tế ở Bình Phước), Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
57. Trần Thước (1993), Sự hình thành thế giới quan xã hội chủ nghĩa ở tầng lớp trí
thức Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
58. Nguyễn Đình Trãi (1999), “Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với
việc nâng cao tư duy lý luận cho giảng viên Mác-Lênin ở các trường chính trị
hiện nay”, Triết học, (1).
59. Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
60. Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên (2007), Tình hình nhiệm vụ địa phương, Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội.
61. Nguyễn Quốc Tuấn (2005), “Nâng cao tri thức của cán bộ chủ chốt cấp huyện vùng
đồng bằng sông Cửu Long”, Lý luận chính trị, (2).
62. Từ điển triết học (Liên Xô) (1986), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
63. Từ điển triết học (1976), Nxb Sự thật, Hà Nội.
64. Từ điển tiếng Việt (1996), Nxb Hà Nội - Đà Nẵng.
65. Nguyễn Văn Vinh (2001), Phát triển thế giới quan duy vật biện chứng cho sĩ quan
cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học,
Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội.
66. Lê Kim Việt (2001), “Uy tín của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện
nay”, Cộng sản, (20).
67. Lê Xuân Vũ (1986), “Thế giới quan Mác - Lênin trong đời sống tinh thần của nhân
dân ta”, Cộng sản, (6).
68. V.V.XÔCÔLÔP (2008), “Thế giới quan và triết học với tư cách những hiện tượng
chung nhất của văn hoá tinh thần”, Triết học, (9).
Mục Lục
Trang
mở đầu 1
Chương 1: thế giới quan duy vật biện chứng và những nhân tố ảnh
hưởng tới thế giới quan duy vật biện chứng của đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay 7
1.1. Quá trình hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và vai trò
của thế giới quan duy vật biện chứng đối với đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở 7
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới thế giới quan của đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên 29
Chương 2: Vấn đề bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên
hiện nay - Thực trạng và giải pháp 42
2.1. Thực trạng việc bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay 42
2.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc bồi dưỡng thế giới quan duy vật
biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái
Nguyên hiện nay 58
2.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm bồi dưỡng thế giới quan duy vật
biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái
Nguyên hiện nay 69
Kết luận 85
danh mục tài liệu tham khảo 87
Phụ lục 93
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Vấn đề bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.pdf