Mặt trận ngoại giao từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hoà hiếu, nhân đạo và hoà bình, có ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia, hữu nghị với các nước láng giềng, khiêm nhường với nước lớn. Trước những thế lực xâm lược lớn mạnh, ông cha ta đã kết hợp việc giành thắng lợi về quân sự, kết hợp với giải pháp ngoại giao để kết thúc chiến tranh. Với ngọn cờ độc lập dân tộc và ý chí "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", Đảng và Hồ Chí Minh luôn ý thức đầy đủ về các quyền dân tộc cơ bản; yêu chuộng hoà bình, nhưng kiên quyết chống chiến tranh xâm lược; phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, đồng thời coi trọng đoàn kết quốc tế; hữu nghị với các nước láng giềng, khéo léo trong quan hệ với các nước lớn; cứng rắn về nguyên tắc, m ềm dẻo về sách lược, bình tĩnh trong những lúc nguy nan; biết lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân hoá kẻ thù, nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ thù, vừa đánh vừa đàm.

pdf123 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4618 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mặt trận ngoại giao từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huộc vào Mĩ. Điều đó có lợi cho Liên Xô trong khuyến khích tham gia vào quá trình hoà dịu ở châu Âu. Liên Xô sau Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Triều Tiên, diễn biến Đông Dương sau Điện Biên Phủ và sự chuyển hoá lực lượng trong chính giới Pháp ngày càng có lợi cho hoà bình kết thúc chiến tranh, đã thấy rõ khả năng đi đến một thoả hiệp kết thúc chiến tranh. Liên Xô cho rằng đem lại hoà bình Đông Dương phù hợp với mong muốn của Liên Xô cũng như phong trào thế giới chống chiến tranh đòi hoà bình. Sau chiến tranh Triều Tiên, Mĩ tích cực lập tuyến phòng thủ ở châu Á (bao gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương và Tây Bắc Á) để đối phó với ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc và hệ quả của thắng lợi của ý nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến Việt Nam và Đông Dương. Mĩ lợi dụng sự suy yếu của đồng minh, nhất là Pháp đang trong cơn nguy khốn vì chiến tranh để ràng buộc đồng minh vào liên minh châu Âu do Mĩ chi phối và tham gia vào hoạt động phòng thủ chung ở châu Á - Thái Bình Dương. Điều lo ngại nhất của Mĩ về Đông Dương là trong lúc Mĩ dính líu ngày càng sâu vào chiến tranh để viện trợ cho Pháp, Quốc hội Mĩ không đồng tình với việc can thiệp trực tiếp bằng lực lượng quân sự. Trong khi đó, Pháp trong tình trạng khốn quẫn dễ sẵn sàng rời bỏ Đông Dương và để "mất Đông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 Dương vào tay Trung Quốc, Liên Xô" - điều mà Mĩ xem là hoàn toàn trái với lợi ích kinh tế, chính trị và an ninh trong chiến lược của Mĩ. Chủ trương của Mĩ là vừa đe doạ để mở rộng chiến tranh, vừa tăng cường nắm vững và củng cố nguỵ quân, nguỵ quyền chuẩn bị điều kiện để Mĩ sớm thay Pháp ở Đông Dương. Mĩ muốn kéo dài chiến tranh để Pháp và Việt Nam cùng suy yếu, thuận lợi cho việc Mĩ vào Đông Dương. Đối với cuộc đàm phán ở Giơnevơ, Mĩ ngăn cản Pháp, Anh và phe ta sớm đi đến thoả hiệp kết thúc chiến tranh. Mĩ tỏ ra không hài lòng về Hội nghị, doạ bỏ không tham gia cuộc đàm phán để gây sức ép chống lại xu hướng chủ hoà ở Pháp. Như vậy, vào thời điểm đầu năm 1954, vì mục tiêu, ý đồ chiến lược khác nhau, các nước lớn phương Tây cũng như các nước bạn bè phe ta và cả Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều tán thành ở mức độ khác nhau việc triệu tập Hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để bàn giải pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương. 3.2.2. Tiến trình cuộc đàm phán Cuộc đàm phán ở Giơnevơ phản ánh xu thế hoà hoãn giữa hai bên. Hội nghị được triệu tập theo đề nghị của Liên Xô, được các nước phương Tây chấp thuận. Đây là Hội nghị quốc tế đầu tiên về Đông Dương với sự tham gia của các nước lớn Đông - Tây. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh bước đầu có hoà dịu Đông - Tây sau chiến khi chiến tranh Triều Tiên đã lắng dịu và quân đội viễn chinh Pháp ở Việt Nam đang trong cơn hấp hối. Thành phần tham dự Hội nghị gồm 9 đoàn, trong đó có 5 nước lớn (Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa) và 4 bên khác được gọi là các chính phủ hữu quan (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và ba chính quyền "liên kết" với Pháp ở Lào, Việt Nam và Campuchia). Điều đáng chú ý là Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tham dự cuộc họp ở Giơnevơ về vấn đề Triều Tiên với tư cách là một bên tham chiến, thì ở Hội nghị bàn về vấn đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 Đông Dương, họ tham gia với tư cách là nước lớn ở châu Á. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc có được vị trí như vậy, nhất là một hội nghị quốc tế đặt trong khuôn khổ quan hệ các nước lớn, để giải quyết vấn đề hoà bình và an ninh mà thế giới quan tâm. Vào thời điểm các nước lớn đi đến quyết định triệu tập Hội nghị Giơnevơ, ta cho rằng đó là "một thắng lợi của phe hoà bình, dân chủ tiến lên một bước để làm dịu bớt căng thẳng thế giới". Ngày 10/4/1954, trong báo cáo trước Quốc hội về chủ trương của ta đối với Hội nghị Giơnevơ, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh lập trường của nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương là: hoà bình, độc lập, thống nhất và dân chủ. Ban Bí thư Trung ương Đảng họp trong hai ngày 1 và 2/5/1954 đã chỉ ra rằng: ta không đánh giá quá cao Hội nghị Giơnevơ, nhưng không nên bỏ lỡ cơ hội, phải tranh thủ dư luận và tranh thủ làm cho Hội nghị Giơnevơ có thể bắt đầu để đi đến cuộc gặp gỡ sau. Sau thắng lợi Đông Xuân 1953-1954, qua phân tích tình hình Đông Dương và thế giới, Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (7/1954) đã nhận định: Những thắng lợi đó đã làm cho lực lượng so sánh ta và địch biến chuyển có lợi cho ta nhưng chưa phải biến chuyển căn bản có tính chất chiến lược, vì vậy, nếu đế quốc Mĩ trực tiếp tham gia chiến tranh Đông Dương thì lực lượng so sánh giữa ta và địch sẽ có thể thay đổi không có lợi cho ta. Đồng thời Trung ương cũng nhấn mạnh: Đế quốc Mĩ đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương và Mĩ là trở lực chính ngăn cản việc lập lại hoà bình ở Đông Dương. Trong quá trình chỉ đạo đoàn ta ở Giơnevơ, Chính phủ ta đã đề ra những chủ trương quan trọng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 - Phương châm đấu tranh của ta tại Hội nghị là: "Tích cực, chủ động, linh hoạt, chắc chắn". - Ta tham gia Hội nghị với ba phương án: yêu cầu tối cao của ta là tranh thủ đi đến một hiệp định về toàn bộ, nếu không được thì cố gắng tranh thủ ký một số điều khoản về đình chiến. Nếu hiệp định đình chiến không đạt được thì cố gắng tranh thủ một hội nghị sau lại bàn. Hội nghị phải tập trung giải quyết 4 vấn đề lớn trong một giải pháp kết thúc chiến tranh: - Vấn đề đình chiến và khu vực tập kết; - Vấn đề hoà bình, độc lập, thống nhất và dân chủ; - Vấn đề quân sự, chính trị trong mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương và giữa ba nước này với bên ngoài; - Vấn đề quan hệ với nước Pháp. - Ngoài ra, ta còn kiên trì lập trường: Quân đội nước ngoài phải rút hết khỏi Việt Nam, Lào và Campuchia; không có căn cứ quân sự nước ngoài nào ở ba nước; quân đội Pháp chia từng bước rút hết khỏi Đông Dương; Pháp và các nước khác phải thừa nhận và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, Lào và Campuchia; quan hệ giữa các nước Đông Dương với bên ngoài phải dựa theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, bình đẳng, hai bên cùng có lợi và tuỳ tình hình từng nước mà định ra việc đình chỉ chiến sự, tổ chức tổng tuyển cử tự do để thành lập Chính phủ thống nhất ở mỗi nước. Ta cũng nêu ra đòi hỏi phải có đại diện của lực lượng kháng chiến Lào và Campuchia tham dự Hội nghị. Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán giữa hai bên diễn ra gay gắt. Có thể khái quát thành ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ khi khai mạc Hội nghị ngày 8/5 đến ngày 19/6/1954. Nội dung chính là các đoàn dự Hội nghị trình bày lập trường của mình trong vấn đề kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 Ngay trong ngày khai mạc Hội nghị, ông Biđôn (Bidault), Trưởng phái đoàn Pháp đã phát biểu nêu lên giải pháp 5 điểm của phía Pháp: 1. Tập kết quân đội hai bên vào các vùng quy định; 2. Giải pháp các lực lượng dân quân du kích; 3. Trao trả tù binh và dân thường bị bắt; 4. Kiểm soát quốc tế; 5. Đình chỉ chiến sự Lập trường của Pháp lúc này là muốn Hội nghị chỉ giải quyết vấn đề quân sự để đạt đến mục đích đình chỉ chiến sự, mà không nói gì đến vấn đề chính trị và khăng khăng đòi tách vấn đề Lào, Campuchia ra khỏi vấn đề Việt Nam, đòi Việt Nam đơn phương rút khỏi Lào, giải giáp lực lượng dân quân, du kích, trao trả tù binh, lập cơ quan kiểm soát quốc tế ở Lào và Campuchia. Ngày 10/5/1954, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trình bày lập trường đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên cơ sở hoà bình, độc lập, thống nhất và dân chủ, đồng thời đề ra giải pháp 8 điểm cho việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương. 1. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. 2. Ký một hiệp định về rút quân đội nước ngoài ra khỏi Việt Nam, Campuchia và Lào trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thoả thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vực hạn chế; 3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong ba nước nhằm thành lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước; 4. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó. Các Chính phủ Campuchia và Lào cũng ra những tuyên bố tương tự. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 5. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Campuchia và Lào thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hoá của nước Pháp ở ba nước. Sau khi các Chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hoá được giải quyết theo đúng nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi; 6. Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh; 7. Trao tù binh; 8. Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự. Pháp và ba nước Đông Dương ký hiệp định về từng nước trên cơ sở dưới đây: a. Ngừng bắn trên toàn Đông Dương đồng thời với việc điều chỉnh các lãnh thổ và khu vực mà các bên chiếm giữ; b. Ngừng việc đưa thêm quân đội mới, vũ khí và đạn dược vào Đông Dương; c. Thiết lập một hệ thống kiểm soát của Uỷ ban Liên hợp gồm các đại diện của các bên tham chiến. Đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có tính toàn diện cả về quân sự và chính trị, nhấn mạnh đến việc Pháp và các nước khác phải thừa nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia, quân đội nước ngoài phải rút khỏi ba nước Đông Dương, coi đó là cơ sở quan trọng nhất cho giải pháp kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Dư luận nước Pháp, Anh và các nước Đông Âu, châu Á cho đó là lập trường ôn hoà có nguyên tắc, góp phần quan trọng thúc đẩy cuộc đàm phán đi đến kết quả. Vì vậy, Chủ tịch Hội nghị đưa ra quyết định lấy bài phát biểu của Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đoàn Pháp làm cơ sở cho cuộc thảo luận tại Hội nghị về một giải pháp kết thúc chiến tranh Đông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 Dương. Nghĩa là vấn đề quân sự và chính trị sẽ được thảo luận song song tại cuộc đàm phán. Cuộc đấu tranh ở Giơnevơ trong giai đoạn đầu còn chịu nhiều tác động của các sự kiện đáng chú ý khác. Sau Điện Biên Phủ, ta tấn công và giải phóng nhiều khu vực, tỉnh, thành quan trọng ở đồng bằng Bắc Bộ. Ngày 25/5/1954, tướng Nava (Navarre) được Chính phủ Pháp trao cho quyền quyết định việc tổ chức phòng thủ hoặc rút khỏi Hà Nội khi cần để tránh một Điện Biên Phủ thứ hai. Ngày 27/5 và 16/6/1954, đoàn Trung Quốc trình bày 6 điểm về đình chỉ chiến sự ở ba nước Đông Dương, chưa đề cập mặt chính trị của giải pháp. Ngày 3/6/1954, cuộc họp quân sự cấp cao Anh, Mĩ, Pháp tại Oasinhtơn kết thúc mà không tìm ra phương thức giúp Pháp về quân sự ở Đông Dương. Thủ tướng Chu Ân Lai có cuộc gặp quan trọng với Ngoại trưởng Pháp Biđôn (Bidault) và Ngoại trưởng Anh Êđen bên lề Hội nghị vào ngày 16 và 17/6/1954. Đáng chú ý là ngày 14/6/1954, Mĩ báo cho Pháp biết thời cơ để Mĩ can thiệp vào Đông Dương đã qua rồi và ngày 18/6/1954, Ngô Đình Diệm được đưa lên làm Thủ tướng thay thế Chính phủ Bảo đại thân Pháp. Giai đoạn II: Là thời kỳ các Trưởng đoàn về nước báo cáo và trao đổi bên ngoài hội nghị. Bắt đầu từ ngày 20/6-10 đến ngày 7/1954, Hội nghị làm việc ở cấp chuyên viên và đạt được kết quả kỹ thuật về vấn đề thương binh ở Điện Biên Phủ... Thời gian này diễn ra một sự kiện chính trị ở Pháp là việc Chính phủ Lanien bị đổ (12/6/1954) và Măngđét Phrăng (Mendes France) lên thay đã có cuộc trao đổi ý kiến quan trọng với Thủ tướng Chu Ân Lai (tại Bécnơ, Thuỵ Sĩ). Cuộc họp cấp cao giữa Thủ tướng và Ngoại trưởng Anh với Tổng thống và Ngoại trưởng Mĩ tại Oasinhtơn ngày 24/6/1954 bàn về vấn đề Đông Dương đã đề ra 7 điều kiện về một thoả thuận đình chiến ở Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 và Đông Dương, trong đó nhấn mạnh điều kiện dành cho phương Tây, phần lãnh thổ phía Nam và một vùng ổn định của phía kháng chiến; tự do di cư. Ngay sau chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Chu Ân Lai, tuyên bố về 5 nguyên tắc chung sống hoà bình Trung - Ấn ra đời. Cuộc gặp giữa Thủ tướng Chu Ân Lai và Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra tại Liễu Châu (Trung Quốc) từ ngày 3 đến 5/7/1954. Hai bên đã trao đổi ý kiến thẳng thắn và toàn diện về những vấn đề trong giải pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, nhất là vấn đề phân vùng tập kết, giới tuyến quân sự tạm thời và thời hạn của cuộc tổng tuyển cử để thống nhất hai miền. Như vậy là, giai đoạn II của Hội nghị, thông qua thương lượng và bàn cãi gay go bên ngoài Hội nghị, đã tạo cơ sở chung của cả hai phía cho việc tiến đến thoả hiệp cuối cùng. Giai đoạn III: Kết thúc cuộc thương lượng, bắt đầu từ ngày 11 đến ngày 20/7/1954. Đây là thời kỳ đấu tranh gay go nhất, quyết định nhất của cuộc đàm phán, tập trung vào những vấn đề trọng yếu như phân vùng tập kết, giới tuyến quân sự tạm thời, rút quân đội nước ngoài khỏi Đông Dương, thời hạn tổng tuyển cử, vấn đề đình chiến ở Campuchia và Lào... Nổi bật trong các cuộc đàm phán đa phương hoặc tay đôi để tháo gỡ những vấn đề bế tắc là các cuộc gặp gỡ và thảo luận giữa Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp Măngđét Phrăng trong các ngày 13, 16 và 19/7/1954. Lúc này, Mĩ cũng quay trở lại với diễn đàn Hội nghị. Giôn Xmít (John Smith), Thứ trưởng Ngoại giao Mĩ thay Ngoại trưởng Đalét (J.F.Dulles) làm Trưởng đoàn. Qua 10 ngày đấu tranh, bàn cãi gay go ở các diễn đàn khác nhau, những vấn đề then chốt gay cấn được tháo gỡ bằng những thoả hiệp của cả hai phía. Đêm 20, rạng ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết. Đoàn Mĩ không tham gia ký kết, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 nhưng đã ra một bản tuyên bố riêng cam kết tôn trọng những điều khoản của Hiệp định. 3.2.3. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dƣơng Hiệp định Giơnevơ gồm các văn bản với những nội dung chủ yếu sau đây: a. Văn bản được coi là quan trọng nhất thể hiện sự nhất trí của các Đoàn tham gia Hội nghị là "Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định Giơnevơ". Tuyên bố gồm 13 điều, lược trích như sau: 1. Hội nghị được chứng nhận các bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Cao Miên, Lào và Việt Nam. 2. Hội nghị tin tưởng việc thi hành bản tuyên bố và các Hiệp định đình chỉ chiến sự sẽ làm cho Cao Miên, Lào, Việt Nam từ nay có thể đảm nhận độc lập, chủ quyền hoàn toàn của mình. 3. Hội nghị chứng nhận tuyên bố của hai Chính phủ Cao Miên và Lào về việc để tất cả mọi công dân tham gia tổng tuyển cử tự do tiến hành trong năm 1955. 4. Hội nghị chứng nhận những điều khoản cấm đưa vào Việt Nam quân đội, nhân viên quân sự ngoại quốc, cũng như vũ khí đạn dược; chứng nhận những tuyên bố của Chính phủ Cao Miên và Lào chỉ yêu cầu viện trợ quân sự, nhân viên, huấn luyện viên trong phạm vi cần thiết để bảo vệ lãnh thổ hiệu quả. 5. Hội nghị chứng nhận về Hiệp định về Việt Nam khẳng định rằng không được thành lập căn cứ quân sự nước ngoài ở hai miền, không tham gia liên minh quân sự; chứng nhận những tuyên bố của hai Chính phủ Cao Miên và Lào nói rằng sẽ không ký kết bất cứ hiệp định nào với nước khác buộc họ phải tham gia một khối liên minh quân sự không phù hợp với nguyên tắc của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 Hiến chương Liên hợp quốc, hoặc nếu hiệp định đó buộc họ phải lập những căn cứ quân sự nước ngoài khi mà an ninh hai nước đó không bị đe doạ. 6. Hội nghị chứng nhận rằng mục đích căn bản của Hiệp định về Việt Nam là cách giải quyết các vấn đề quân sự để đình chỉ chiến sự và giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ. 7. Hội nghị tuyên bố đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; cuộc tổng tuyển cử tự do sẽ tổ chức tháng 7 năm 1956; kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1955, hai bên sẽ gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó. 8. Phải để cho tất cả mọi người Việt Nam tự do lựa chọn vùng họ muốn sinh sống. 9. Ở Bắc và Nam Việt Nam, Lào và Cao Miên không được báo thù những người đã hợp tác với một trong hai bên trong chiến tranh. 10. Hội nghị chứng nhận tuyên bố của Chính phủ Pháp khẳng định việc sẵn sàng rút quân đội Pháp khỏi Cao Miên, Lào và Việt Nam, trừ trường hợp do thoả thuận hai bên, một số có thể ở lại những điểm nhất định trong thời gian nhất định. 11. Hội nghị chứng nhận tuyên bố của Chính phủ Pháp sẽ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Cao Miên, Lào và Việt Nam. 12. Trong quan hệ với Cao Miên, Lào, Việt Nam mỗi nước tham gia hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau và không can thiệp vào nội trị của các nước đó. 13. Các nước tham gia hội nghị sẽ tham khảo ý kiến nhau về mọi vấn đề mà Ban giám sát và kiểm soát quốc tế chuyển tới, nhằm nghiên cứu những biện pháp cần thiết bảo đảm tôn trọng các hiệp định đình chỉ chiến sự. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 b. Qua cuộc đấu tranh gay gắt trong các cuộc thương lượng chính thức và tại hành lang của Hội nghị, các bên đã đi đến ký được bản Hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Cao Miên. Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam có 6 chương với 47 điều khoản, các chương gồm các vấn đề lớn: - Giới tuyến quân sự tạm thời và khu phi quân sự gồm 9 điều khoản, trong đó quy định việc Quân đội nhân dân Việt Nam tập kết ở phía Bắc, quân đội Liên hiệp Pháp ở phía Nam giới tuyến, với một khu phi quân sự; thời hạn di chuyển hoàn toàn lực lượng hai bên không vượt quá 300 ngày. - Nguyên tắc và cách thức thi hành hiệp định, gồm 6 điều khoản, trong đó theo nguyên tắc ngừng bắn trên toàn cõi Đông Dương, sự đình chỉ chiến sự phải đồng thời trên toàn cõi Việt Nam. - Cấm đưa thêm quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí đạn dược mới, căn cứ quân sự, gồm 5 điều khoản, trong đó cấm không được đưa thêm vào Việt Nam quân đội đội và nhân viên quân sự, vũ khí, dụng cụ chiến tranh, tuy nhiên cho phép thay thế ngang cấp, một thay một; cấm không được lập căn cứ quân sự ngoại quốc, không gia nhập liên minh quân sự, không bị sử dụng để gây lại chiến tranh hoặc phục vụ cho một chính sách xâm lược. - Tù binh và thường dân bị giam giữ, gồm một điều khoản, quy định tất cả tù binh và thường dân Việt, Pháp hoặc quốc tịch khác bị giam giữ từ đầu chiến tranh sẽ được tha trong vòng 30 ngày. - Mục linh tinh, gồm 6 điều khoản, trong đó quy định Tư lệnh hai bên trừng phạt những người thuộc quyền mình làm trái điều khoản hiệp định; cho phép các chuyên viên liên quan vào trong vùng của phía bên kia lấy thi hài của quân nhân hoặc tù binh chết... - Ban Liên hợp và Ban Quốc tế ở Việt Nam, gồm 17 điều khoản, trong đó quy định thành lập một Ban Liên hợp, với một số đại biểu bằng nhau của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 Bộ Tổng tư lệnh hai bên; thành lập một Ban Quốc tế giám sát và kiểm soát thực hiện hiệp định gồm các nước Ấn Độ, Ba Lan, Canađa, với số đại biểu bằng nhau, do Ấn Độ làm Chủ tịch. c. Ngoài ra, còn có các tuyên bố đơn phương của Pháp về việc sẵn sàng rút quân khỏi ba nước Đông Dương và tôn trọng độc lập, chủ quyền của ba nước Việt - Miên - Lào; của Vương quốc Lào về việc không tham gia chính sách xâm lược; của Vương quốc Campuchia về việc bảo đảm quyền tự do của công dân Miến Điện trong phiên họp bế mạc, chiều ngày 21/7, các Trưởng đoàn của Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam đã đưa ra tuyên bố riêng. Đại diện của Chính phủ Hoa Kỳ cũng ra tuyên bố cam kết Mĩ sẽ không dùng vũ lực phá hoại các Hiệp định và 12 điều đầu tiên của Tuyên bố chung, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và sẽ xem mọi hành động xâm lược mới là vi phạm các Hiệp định và đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế. Tại Washington, ngày 21/7, Tổng thống Mĩ Aixenhao tuyên bố: "Tôi không có gì phê phán cái đã làm được ở Giơnevơ bởi vì tôi không có một giải pháp thay thế". Như vậy là Hiệp định đình chỉ chiến sự - những văn bản duy nhất được ký kết và tuyên bố cuối cùng do các bên tham gia hội nghị thoả thuận trong hai ngày 20 và 21/7 cùng với các tuyên bố đơn phương tôn trọng Hiệp định của Chính phủ Mĩ, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc đã tạo thành khung pháp lý của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. Nhân dịp kết thúc Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp M.France đã trao đổi các công hàm về các quan hệ giữa hai nước Việt - Pháp trong thời gian tới. 3.3. Ý NGHĨA HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 Với nội dung trên, Hiệp định Giơnevơ về "chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương" được dư luận rộng rãi trên thế giới hoan nghênh, làm cho dư luận thế giới thấy được quyết tâm giành độc lập, tự do của nhân dân ta, đồng thời cũng nhận rõ thiện chí hoà bình, lòng mong muốn giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình thông qua thương lượng của Đảng và Nhà nước ta. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (7/1954) cho rằng: do tình hình mới ở trong nước và thế giới hiện nay, Hội nghị hoàn toàn đồng ý với đường lối của Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị trong thời gian vừa qua: dùng phương pháp thương lượng để lập lại hoà bình ở Đông Dương. Sau khi Hiệp định được ký kết, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định ý nghĩa to lớn của giải pháp đã đạt được ở Giơnevơ, đồng thời nêu lên những nhân tố đưa đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương. Trong lời kêu gọi ngày 22/7/1954, Hồ Chủ tịch nêu rõ: "Hội nghị Giơnevơ đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to... Chúng ta giành được thắng lợi to lớn cũng là do nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta" [64, tr.321]. Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta (9/1954) nhận định: Hội nghị Giơnevơ đã đi đến thoả thuận lập lại hoà bình ở Đông Dương, đã ký kết hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Lào và Campuchia... Thắng lợi to lớn đã kết thúc ách thống trị của thực dân Pháp ở miền Bắc, làm cho nhân dân miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tạo nên những điều kiện thuận lợi cho công cuộc hoà bình kiến thiết nước Việt Nam sau này... Tại Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định: Việc lập lại hoà bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc Việt Nam và đặt cơ sở pháp lý cho việc thống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 nhất nước Việt Nam là một thắng lợi của nhân dân ta, đồng thời là một thắng lợi của phe xã hội chủ nghĩa, hoà bình và dân chủ trên thế giới. Nó phản ánh tình hình lực lượng so sánh ở Đông Dương và trên thế giới lúc bấy giờ. Thắng lợi to lớn đó không những tạo ra khả năng để thực hiện hoà bình thống nhất nước ta trên cơ sở độc lập và dân chủ, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng ở miền Bắc tiến lên một giai đoạn mới. - Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ III (14/1/1964) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích: "Sau kháng chiến, đến Hội nghị Giơnevơ năm 1954, lúc đó thì ngoại giao của ta thành quốc tế rồi. Ta đã có Liên Xô, Trung Quốc và các anh em khác giúp đỡ. Lúc đó, trong nước ta thắng, nên ngoài nước cũng thắng, nó ảnh hưởng lẫn nhau... Hồi đó, nếu ta không nhận hoà bình thì tức là mắc mưu Mĩ. Tất nhiên thắng lợi thu được cũng là do mình có Điện Biên Phủ, ngoài ra, lại còn có sự giúp đỡ của các nước anh em nữa" [45, tr.11]. Đánh giá một cách toàn diện và khách quan về Hiệp định Giơnevơ năm 1954, tháng 11/1988, Thường vụ Đảng uỷ quân sự Trung ương đã nêu một số kết luận như sau: Với Hiệp định Giơnevơ 1954, tuy ta chưa hoàn thành mục tiêu giải phóng cả nước, nhưng đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng; đánh bại đế quốc Pháp, giải phóng miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững mạnh, chuẩn bị điều kiện để tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ sau này. Đây là một thắng lợi vĩ đại của một nước nhỏ đánh thắng một đế quốc to, thắng lợi oanh liệt của cuộc chiến tranh nhân dân đầu tiên ở nước ta do Đảng lãnh đạo. Thắng lợi đó góp phần phát triển cách mạng Lào và Campuchia, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 Ta ký Hiệp định Giơnevơ là đúng lúc, kết thúc kháng chiến chống Pháp là phù hợp, phản ánh đúng so sánh lực lượng ta, địch trên chiến trường và hoàn cảnh quốc tế lúc đó. Vì lúc này, về phía địch, thực dân Pháp tuy thất bại lớn, nhưng còn lực lượng và đứng sau là đế quốc Mĩ đang có mưu đồ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Đông Dương. Còn ta lúc đó tuy đang thắng to, nhưng cũng có những khó khăn mới, chưa đủ điều kiện tiếp tục chiến tranh để giải phóng cả nước. Trên trường quốc tế, các nước anh em, trong đó có Liên Xô và Trung Quốc, đều muốn có hoà bình để xây dựng đất nước và đều muốn cuộc chiến tranh ở Đông Dương đi tới một giải pháp . Đặt Hiệp định Giơnevơ trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, phân tích vấn đề theo quan điểm toàn diện và phát triển, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắng nhận xét: "... có người thấy thắng luôn, muốn đánh bừa, đánh đến cùng, họ chỉ thấy cây không thấy rừng, chỉ thấy Pháp rút mà không thấy âm mưu của chúng; chỉ thấy Pháp không thấy Mĩ, thiên về tác chiến, xem khinh ngoại giao" [64, tr.318]. Như lịch sử đã chứng minh, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình đấu tranh của nhân dân ta cho tự do, độc lập, hoà bình. Một là, Hiệp định đã ghi nhận thắng lợi to lớn có tính bước ngoặt của cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân ta, vì độc lập, tự do của dân tộc. Nó xác nhận trên phạm vi quốc tế sự thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của đế quốc hùng mạnh, được ghi nhận trong lịch sử như một bước mở đầu có tính quyết định cho sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thực dân trên quy mô toàn cầu. Đồng thời, nó có tác dụng trực tiếp ngăn chặn âm mưu can thiệp, tăng cường mở rộng chiến tranh, dùng chiến tranh và đe doạ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 vũ lực để thúc ép, lôi kéo các nước độc lập dân tộc vào các liên minh quân sự, chính trị, đặt các nước này dưới các ô bảo vệ của Mĩ và phương Tây, gây đối đầu căng thẳng trong quan hệ quốc tế, phục vụ cho yêu cầu chiến lược của Mĩ và phương Tây. Hai là, Hiệp định Giơnevơ là một giải pháp đồng bộ về chính trị và quân sự. Nó vượt ra ngoài ý đồ ban đầu của các nước lớn định giới hạn Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương trong khuôn khổ một hiệp định ngừng bắn đơn thuần. Ba là, ở Hội nghị Giơnevơ, ta gặp nhiều hạn chế về khuôn khổ đàm phán và phương thức thương lượng. Có một số vấn đề chưa thống nhất được giữa các đoàn của các nước anh em; chưa có kinh nghiệm trong đàm phán đa phương nhất là với các nước lớn; chưa thấu hiểu hết ý định chiến lược của họ khi bước vào cuộc thương lượng nên có lúc chưa phát huy hết tính chủ động, độc lập tự chủ trong quá trình đàm phán. Song nhờ kiên trì phấn đấu và với sách lược linh hoạt, ta đã đạt được những yêu cầu cơ bản, buộc các nước lớn phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết dân tộc. Hơn nữa, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, gắn liền với hệ thống xã hội chủ nghĩa trở thành căn cứ địa vững chắc cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, đồng thời là hậu phương quan trọng để làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia. Ý nghĩa to lớn của Hiệp định Giơnevơ là đã buộc quân đội nước ngoài phải rút hết khỏi Đông Dương và ghi nhận các nước trên bán đảo này sẽ không tham gia liên minh quân sự với bên ngoài. Điều đó chẳng những tạo lập được môi trường hoà bình ổn định cho việc tái thiết Đông Dương sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 chiến tranh mà còn đưa đến làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho xu hướng đấu tranh vì độc lập tự do, hoà bình ở mỗi nước Đông Dương. Đặt Hiệp định Giơnevơ trong bối cảnh lúc đó, khi trả lời phỏng vấn của tờ: "Nhật báo công nhân Anh" về Hiệp định Giơnevơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Tôi cho rằng những điều khoản quan trọng nhất là: phải tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước Việt Nam; không nước nào được lập căn cứ quân sự ở nước Việt Nam; Việt Nam không liên minh quân sự với bất kỳ nước nào; thi hành quyền tự do dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi để lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam Bắc đặng đi tới thực hiện thống nhất nước nhà" [64, tr.458]. Hiệp định Giơnevơ đã tạo ra những tiền đề cơ bản về pháp lý quốc tế để nhân dân ta bước vào cuộc chiến đấu trong giai đoạn mới, giành thắng lợi quyết định trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước vĩ đại sau này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 KẾT LUẬN 1. Đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1945 phản ánh lợi ích của dân tộc Việt Nam, phục vụ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do vì hoà bình và dân chủ. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hoà hiếu, nhân đạo và hoà bình, có ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia, hữu nghị với các nước láng giềng, khiêm nhường với nước lớn. Trước những thế lực xâm lược lớn mạnh, ông cha ta đã kết hợp việc giành thắng lợi về quân sự, kết hợp với giải pháp ngoại giao để kết thúc chiến tranh. Với ngọn cờ độc lập dân tộc và ý chí "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", Đảng và Hồ Chí Minh luôn ý thức đầy đủ về các quyền dân tộc cơ bản; yêu chuộng hoà bình, nhưng kiên quyết chống chiến tranh xâm lược; phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, đồng thời coi trọng đoàn kết quốc tế; hữu nghị với các nước láng giềng, khéo léo trong quan hệ với các nước lớn; cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, bình tĩnh trong những lúc nguy nan; biết lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân hoá kẻ thù, nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ thù, vừa đánh vừa đàm. 2. Đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954 gắn liền với cách tư duy và hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh. Không chỉ là người đặt nền móng cho ngoại giao Việt Nam thời hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đích thân đứng ra đảm nhiệm việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ ngoại giao trong những tháng đầu cực kì khó khăn. Người xác định rõ quan hệ giữa Việt Nam và thế giới, giữa dân tộc và thời đại: Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hoà bình thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Bằng những hoạt động tích cực và tư duy nhạy bén, sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần làm xoay chuyển vận nước trong lúc nguy nan, từng bước cải thiện quan hệ quốc tế, gắng sức vận dụng những điểm tương đồng, khai thác mọi khả năng có thể để tìm kiếm bạn đồng minh trong những điều kiện lịch sử vô cùng phức tạp, từng bước tiến đến thắng lợi cuối cùng. 3. Từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954 là một chặng đường phát triển của đấu tranh ngoại giao Việt Nam, được mở đầu bằng việc kí Hiệp định sơ bộ và kết thúc bằng việc kí Hiệp định Giơnevơ. Đó là chặng đường đấu tranh đầy gay go, phức tạp, đánh dấu thắng lợi từng bước của mặt trận ngoại giao. Trong buổi đầu, thế và lực của ta còn non yếu, do vậy trên bàn đàm phán, chúng ta chưa buộc được kẻ thù công nhận nền độc lập. Trên văn bản pháp lí, chúng chỉ thừa nhận nước Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Hơn 8 năm sau, với những thắng lợi giành được, thế và lực của ta đã mạnh lên, buộc kẻ thù phải kí vào một văn bản có tính pháp lí quốc tế, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Một nửa nước ta được hoàn toàn giải phóng và chuyển sang làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trở thành chỗ dựa vững chắc cho cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà. 4. Đấu tranh ngoại giao từ tháng 3/1946 đến 7/1954 có tác dụng vô cùng to lớn: - Góp phần phá thế bị bao vây cô lập, mở rộng quan hệ quốc tế Trong tình thế bị bao vây từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1949, chính sách đối ngoại của Đảng đã hướng về các nước trong khu vực Đông Nam Á và Nam Á (nhất là Thái Lan, Miến Điện và Ấn Độ), tạo điều kiện giữ được liên hệ với nước ngoài, chuyển được các tin tức thế giới về trong nước và những thông tin về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đến với một số bạn bè quốc tế, cử được các đoàn đại biểu tham dự hội nghị quốc tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Sau cách mạng Trung Quốc thành công, trong bối cảnh quốc tế có nhiều sự thay đổi, chính sách đối ngoại của Đảng có nhiều sự điều chỉnh, hướng mạnh về hệ thống xã hội chủ nghĩa, chủ động đề ra phương hướng phối hợp với phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc chống tàn quân Tưởng Giới Thạch ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tranh thủ sự công nhận về mặt nhà nước; tranh thủ giúp đỡ của Trung Quốc, giành thắng lợi trong chiến dịch Biên giới, phá thế bị bao vây cô lập; từ đó càng mở rộng quan hệ với các nước và các lực lượng đồng minh bên ngoài; kết hợp với sự kháng chiến trong nước với phong trào đấu tranh chung của nhân dân thế giới và nhân dân Pháp. - Góp phần buộc chủ nghĩa đế quốc phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam Cuộc đấu tranh của nhân dân ta nhằm mục tiêu giành các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và vẹn toàn lãnh thổ. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc đấu tranh kiên trì bền bỉ, khi bằng những biện pháp nhân nhượng, khi buộc phải tiến hành chiến tranh, qua nhiều cuộc tiếp xúc với các thế lực thù địch, đều nhất quán ở nguyên tắc cao nhất là không vi phạm chủ quyền dân tộc. Bằng sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao, cuối cùng chúng ta đã buộc kẻ thù phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. 5. Đấu tranh ngoại giao từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954 đã cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu: - Luôn luôn giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với đoàn kết quốc tế. - Biết lợi dụng mâu thuẫn hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ bạn đồng minh, làm thay đổi so sánh lực lượng theo hướng có lợi cho ta. - Biết giành thắng lợi từng bước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 - Phải biết kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị. Thực tế lịch sử cho thấy không thể đơn thuần dùng ngoại giao để giành thắng lợi. Thắng lợi trên bàn thương lượng tuỳ thuộc vào thắng lợi trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao có tính tích cực chủ động, góp phần tăng thế và lực cho cách mạng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Archimedes L.A.Patti (2001), Tại sao Việt Nam, Nxb Đà Nẵng. 2. Ban Ký sự lịch sử, (1985), Trận đánh 30 năm, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 3. Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ (2004), Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945 - 1955, Hà Nội. 4. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, (1975), Cách mạng tháng Tám, Nxb Sự thật, Hà Nội. 5. Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1996), Từ Đà Lạt đến Pari, Nxb Hà Nội. 7. Bộ Ngoại giao: Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954), tập I, Tài liệu lưu hành nội bộ. 8. Bộ Nội vụ, Viện Khoa học công an (1993), Lịch sử biên niên về cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự ở Việt Nam, Tập I (1945-1954), Hà Nội, mã số 93-071-006. 9. Bộ Quốc phòng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1965), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập I, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 10. Nguyễn Đình Biên (2002), Ngoại giao Việt Nam (1945-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Lương Bích, Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, tài liệu lưu hành nội bộ, lưu tại Học viện Quan hệ Quốc tế. 12. Biettinggiơ (1967), Xung quanh hội nghị Phôngtenblô, Newyork, Trích đăng trong Tạp chí Tổ quốc, tháng 5/1985. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 13. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 14. Trường Chinh (1965), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 15. Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) (2000), Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 16. Các tài liệu Lầu năm góc, tập 1, Beacon Press, Bston, Bản dịch lưu tại Thư viện Quân đội. 17. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Trần Hữu Đính (1990), Tiếp xúc Việt - Mĩ năm 1945, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4. 31. Nguyễn Kiên Giang (1961), Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Sự thật, Hà Nội. 32. Võ Nguyên Giáp (1974), Những năm tháng không thể nào quên, quyển II, Nxb Quân Đội, Hà Nội. 33. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và Con đường Cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Võ Nguyên Giáp (1994), Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 35. Võ Nguyên Giáp (2001), Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 36. Gra (Yvơ) (1979), Lịch sử của chiến tranh Đông Dương, Bản dịch lưu tại Thư viện Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. 37. Lê Mậu Hãn (1995), Đảng Cộng sản Việt Nam, Các Đại hội và Hội nghị Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Lê Mậu Hãn (1993), Chiến lược đại đoàn kết hợp tác với các nước Đông Nam Á của Hồ Chí Minh, Quan điểm lịch sử và triển vọng, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 39. Lê Văn Hiến (1995), Nhật kí của một Bộ trưởng, tập I, Nxb Đà Nẵng. 40. Lê Văn Hiến (1995), Nhật kí của một Bộ trưởng, tập II, Nxb Đà Nẵng. 41. Vũ Quang Hiển (2005), Tìm hiểu chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ 1945-1954, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Học viện Quan hệ quốc tế (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, Nxb Sự thật, Hà Nội. 43. Học viện Quan hệ Quốc tế (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do (1945-1975) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 44. Học viện Quan hệ Quốc tế (1985), Thắng lợi có tính thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân ta, Nxb Sự thật, Hà Nội. 45. Học viện Quan hệ Quốc tế (1994), Bác Hồ nói về ngoại giao, Hà Nội. 46. Học viện Quan hệ quốc tế (1995), Hội thảo khoa học 50 năm ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội. 47. Trịnh Vương Hồng, Nguyễn Minh Đức (1993), Hồ Chí Minh với quan hệ Việt - Mĩ, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6. 48. Vũ Dương Huân (2001), Công tác đối ngoại với sự nghiệp cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước và giữ nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 49. Vũ Dương Huân (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 50. Henri Nava (1956), Đông Dương hấp hối, Nxb Plon, Paris, bản dịch lưu tại Thư viện Quân đội. 51. Nguyễn Văn Khoan (1992) Sự thật lịch sử, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1. 52. Đinh Xuân Lâm (1993), Tư tưởng đoàn kết và chiến lược đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 53. Đinh Xuân Lâm (1990), Thắng lợi ngoại giao đầu tiên có tính chất quyết định của chính quyền cách mạng (1945-1946), Tạp chí Khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 6-7. 54. Lênin (V.I) (1977), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Maxcơva. 55. Lênin (V.I) (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Maxcơva. 56. Nguyễn Thành Lê (1990), "Dĩ bất biến ứng vạn biến" thể hiện chiến lược kiên định, sách lược linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và Nhà nước ta trong cuốn: Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nxb Thống tin lý luận, Hà Nội. 57. Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 - 1960 (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 58. Lưu Văn Lợi (1996), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 59. Nguyễn Phúc Luân (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do (1945 - 1975), Nxb Chính trị, Hà Nội. 60. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 61. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 62. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 63. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 64. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 65. Hồ Chí Minh (1970), Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 66. Nguyễn Xuân Minh (2006), Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 67. Nguyễn Dy Niên (2002), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 68. Philip Đơvile (1993), Pari - Sài Gòn - Hà Nội, Nxb Hồ Chí Minh. 69. Trịnh Quốc Quang (1950), Hội nghị Việt - Pháp Phongtenơblô tháng 7- 1946, tập II, Nxb Văn hoá. 70. Nguyễn Duy Trinh (1979), Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mĩ cứu nước (1965 - 1975), Nxb Sự thật, Hà Nội. 71. Văn kiện Đảng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1986), Nxb Sự thật, Hà Nội. 72. Văn kiện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tập 18A, Phòng Lưu trữ, Bộ Ngoại giao 73. Văn kiện quân sự của Đảng 1945 - 1950 (1976), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 74. Viện Sử học (2005), Lịch sử Việt Nam (9/1945 - 1950), Hà Nội. 75. Viện Sử học (1997), Nửa thế kỷ nhìn lại ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 - 19/12/1996, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 76. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tập I, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 77. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tập II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 PHụ LụC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ Một bên là Chính phủ Cộng hoà Pháp do ông Xanhtơni (Sainteny), người thay mặt và có uỷ nhiệm chính thức của Thuỷ sư đô đốc Đácgiăngliơ (Georges Thierry d' Argenlieu), Thượng sứ Pháp thụ nhiệm uỷ quyền các Chính phủ Cộng hoà Pháp, làm đại diện. Một bên là Chính phủ Cộng hào Việt Nam do Cụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, và đặc uỷ viên của Hội đồng các Bộ trưởng là ông Vũ Hồng Khanh, làm đại biểu. Hai bên đã thoả thuận về các khoản sau này: 1. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Cộng hoà là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình, và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương ở trong khối Liên hiệp Pháp. Về việc hợp nhất ba "kỳ", Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận, nhưng quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết. 2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện tiếp đoán quân đội Pháp khi nào quân đội ấy chiểu theo các hiệp định quốc tế đến thay thế quân đội Trung Hoa. Một hiệp định phụ khoản đính theo Hiệp định sơ bộ này sẽ định rõ cách thức thi hành công việc thay thế ấy. 3. Các điều khoản kể trên sẽ được tức khắc thi hành. Sau khi ký hiệp định, hai Chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để đình chỉ ngay cuộc xung đột, để giữ nguyên quân đội hai bên tại vị trí hiện thời và để gây một bầu không khí êm dịu cần thiết cho việc mở ngay cuộc điều đình thân thiện và thành thực. Trong cuộc điều đình ấy sẽ bàn về: a. Những liên lạc ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài. b. Chế độ tương lai của Đông Dương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 c. Những quyền lợi kinh tế và văn hoá của Pháp ở Việt Nam. Các thành phố Hà Nội, Sài Gòn, Pari có thể được chọn làm nơi hội họp cuộc Hội nghị. Làm tại Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 1946. HỒ CHÍ MINH VŨ HỒNG KHANH XANHTƠNI Báo Cứu quốc, số 180 Ngày 8-3-1946 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 PHỤ KHOẢN Đính theo Hiệp định sơ bộ của Chính phủ Cộng hào Pháp và Chính phủ Việt Nam Hai Chính phủ kể trong bản Hiệp định sơ bộ đã thoả thuận các khoản sau này: 1. Những lực lượng quân đội bị thay thế quân đội Trung Hoa sẽ gồm có: a. 10.000 quân Việt Nam với các sĩ quan Việt Nam thuộc quyền điều khiển của các nhà chức trách quân sự Việt Nam. b. 15.000 quân Pháp, trong số đó đã kể số lính Pháp hiện nay đã đóng trong cõi Việt Nam ở phía Bắc vĩ tuyến 16. 15.000 lính Pháp ấy phải là những người Pháp chính tông, trừ những đội phụ trách canh phòng tù binh Nhật Bản. Tổng cộng các lực lượng kể trên sẽ đặt dưới quyền của Tư lệnh Pháp do các đội viên Việt Nam cộng tác. Khi các đội quân Pháp đã đổ bộ, một hội nghị tham mưu gồm các đại biểu của Bộ tư lệnh Pháp và Bộ tư lệnh Việt Nam sẽ định rõ sự tiến triển, sự du nhập và cách sử dụng các đội quân Pháp và các đội quân Việt Nam đã kể trên. Sẽ lập ra những Uỷ ban binh vụ Pháp - Việt ở tất cả các cấp quân đội để chuyên việc liên lạc binh sĩ Pháp và Việt Nam theo tinh thần cộng tác thân hữu. 2. Những đội quân Pháp dùng để thay thế quân đội Trung Hoa sẽ chia ra làm 3 hạng: a. Những đội phụ trách việc canh phòng tù binh Nhật Bản - Các đội này sẽ rút về Pháp ngay khi nào nhiệm vụ của họ đã xong, nghĩa là sau khi tù Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 binh Nhật Bản đã được đem ra khỏi xứ này; dù sao thời gian ấy không được quá 10 tháng. b. Những đội quân cùng với quân đội Việt Nam phụ trách về việc công an và phòng vệ đất nước Việt Nam - Cứ mỗi năm một phần năm (1/5) các đội quân sẽ về Pháp để quân đội Việt Nam thay thế. Vậy trong 5 năm, quân đội Việt Nam sẽ thay thế toàn số quân đội Pháp này. c. Những đội quân phụ trách việc phòng vệ các căn cứ hải và không quân - Thời hạn của nhiệm vụ giao cho các đội này sẽ do các cuộc hội nghị sau quyết định. 3. Ở các nơi đồn trú có quân đội Pháp và quân đội Việt Nam đóng giữ, những khu vực riêng biệt cho đôi bên sẽ được định rõ. 4. Chính phủ Pháp cam đoan không dùng các tù binh Nhật vào những việt có mục đích quân sự. Làm tại Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 1946 HỒ CHÍ MINH VŨ HỒNG KHANH XANHTƠNI Báo Cứu quốc, số 180 Số 180, ngày 8-3-1946 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 NHỮNG THOẢ THUẬN GIỮA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI ĐÔ ĐỐC ĐÁCGIĂNGLIƠ TẠI CUỘC HỘI KIẾN TRÊN VỊNH HẠ LONG NGÀY 24 THÁNG 3 NĂM 1946 1. Vào độ trung tuần tháng 4, một đoàn phái bộ đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ đi Pháp để tỏ tình thân thiện giữa Quốc hội và nhân dân Việt Nam đối với Quốc hội và nhân dân Pháp. 2. Cũng trong thời gian đó, sẽ có một phái bộ chừng độ 10 người từ Pháp qua Việt Nam để cùng đại biểu Việt Nam sửa soạn các tài liệu cần thiết. 3. Đến hạ tuần tháng 5, phái bộ ta sẽ qua Pháp để mở cuộc đàm phán chính thức. Báo Cứu quốc Số 204, ngày 2-4-1946 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 Cổng chào của Việt kiều đón đoàn Quốc hội nước VNDCCH ngày 27-4-1946 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 Thư của đồng chí G. Đuyciô, Bí thư ban chấp hành Đảng cộng sản Pháp gửi Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng ngày 2-5-1946 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 Binh lính người Việt Nam Paris mit tinh phản đối chính sách chia rẽ của thực dân Pháp, ngày 21-4-1946 Cuộc đón đoàn đại biểu Quốc hội nước VNDCCH tại Macxây, ngày 5-5-1946 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieutonghop_com_mat_tran_ngoai_giao_tu_thang_3_1946_den_thang_7_19_.pdf
Luận văn liên quan