Mô hình đánh giá ảnh hưởng của 1 số nhân tố đến hiệu quả hoạt động của Công ty sau khi niêm yết

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 7 I. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 7 1. Lịch sử hình thành và chức năng của thị trường chứng khoán Việt Nam 7 1.1. Lịch sử hình thành 7 1.1.1. Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 11 1.1.2. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội 11 1.2. Chức năng của thị trường chứng khoán Việt Nam 13 1.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế 13 1.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng 13 1.2.3 Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán 13 1.2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp 13 1.2.5. Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô 14 2. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán 14 2.1. Nguyên tắc công khai 14 2.2. Nguyên tắc trung gian 15 2.3. Nguyên tắc đấu giá 15 2.3.1. Căn cứ vào các hình thức đấu giá, có các loại 15 2.3.2. Căn cứ vào phương thức đấu giá, có các hình thức 16 3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 17 3.1. Nhà phát hành 17 3.2. Nhà đầu tư 17 3.2.1. Các nhà đầu tư cá nhân 17 3.2.2. Các nhà đầu tư có tổ chức 17 3.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán 18 3.3.1. Công ty chứng khoán 18 3.3.2. Các ngân hàng thương mại 18 3.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán 18 3.4.1. Cơ quan quản lý nhà nước 18 3.4.2. Sở giao dịch chứng khoán 19 3.4.3. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán 19 3.4.4. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán 20 3.4.5. Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán 20 3.4.6. Các tổ chức tài trợ chứng khoán 20 3.4.7. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm 21 4. Cơ cấu thị trường chứng khoán 21 5. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán 22 5.1. Chứng khoán vốn 22 5.2. Chứng khoán nợ 23 5.3. Chứng khoán phát sinh 23 5.4. Chứng khoán chuyển đổi 23 II. Mục đích phát hành cổ phiếu và niêm yết của công ty 24 1. Tăng thêm nguồn vốn mới 24 2. Tăng thêm lợi thế khi đàm phán với ngân hàng 24 3. Tăng tính khả mại của chứng khoán 25 4. Đa dạng hoá danh mục đầu tư 25 5. Tách bạch giữa sở hữu và quản lý 26 6. Nâng cao uy tín của công ty 26 7. Được hưởng những ưu đãi khác 27 Chương 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH IPO VÀ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 28 I. Tình hình thực hiện IPO và niêm yết của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam 28 1. Những xu hướng bất cập từ phía nhà đầu tư 28 2. Bất cập từ phía nhà phát hành 29 II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty sau khi niêm yết 30 1. Doanh thu 30 2. Lợi nhuận 31 3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 32 4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 32 III. Mô tả các quan hệ tác động đến các chỉ tiêu trên 33 1. Biến động giá 33 2.Quy mô của công ty 33 3. Ngành, lĩnh vực hoạt động 34 4.Chỉ tiêu lựa chọn đánh giá hoạt động của công ty 34 Chương 3 MÔ HÌNH HOÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY SAU KHI NIÊM YẾT 36 I. Mô hình đề xuất 36 1. Các biến lựa chọn nghiên cứu 36 1.1. Biến phân tích 36 1.2. Biến tác động 37 2. Mô hình hoá 37 II. Áp dụng mô hình trên số liệu thực tế 38 1. Các cổ phiếu lựa chọn 38 2. Mô hình 40 2.1. Dữ liệu 40 2.2. Nhân tố quy mô 41 2.3. Nhân tố ngành, lĩnh vực hoạt động 42 2.4. Nhân tố biến động giá 42 2.5. Áp dụng mô hình 43 3. Nhận xét chung 51 KẾT LUẬN 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ ***********

doc55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình đánh giá ảnh hưởng của 1 số nhân tố đến hiệu quả hoạt động của Công ty sau khi niêm yết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.3.1. Công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Để có thể thực hiện mỗi nghiệp vụ, các công ty chứng khoán phải đảm bảo được một số vốn nhất định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. 3.3.2. Các ngân hàng thương mại Tại một số nước, các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hoá lợi nhuận thông qua đầu tư vào các chứng khoán. Tuy nhiên các ngân hàng chỉ được đầu tư vào chứng khoán trong những giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán. Một số nước cho phép ngân hàng thương mại thành lập công ty con độc lập để kinh doanh chứng khoán và thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. 3.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán 3.4.1. Cơ quan quản lý nhà nước Đầu tiên, thị trường chứng khoán hình thành một cách tự phát khi có sự xuất hiện của cổ phiếu và trái phiếu và hầu như chưa có sự quản lý. Nhưng nhận thấy cần có sự bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư và đảm bảo sự hoạt động bình thường, ổn định của thị trường chứng khoán, bản thân các nhà kinh doanh chứng khoán và các quốc gia có thị trường chứng khoán hoạt động cho rằng cần phải có cơ quan quản lý và giám sát về hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán. Chính vì vậy, cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán đã ra đời. Cơ quan quản lý giám sát thị trường chứng khoán được hình thành dưới nhiều mô hình khác nhau, có nước do các tổ chức tự quản thành lập, có nước cơ quan này trực thuộc chính phủ, nhưng có nước lại có sự kết hợp quản lý giữa các tổ chức tự quản và nhà nước. Nhưng nhìn chung, cơ quan quản lý này do chính phủ (nhà nước) của các nước thành lập, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, suôn sẻ và phát triển vững chắc. 3.4.2. Sở giao dịch chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên sở giao dịch. Ngoài ra, sở giao dịch cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động gioa dịch chứng khoán trên sở phù hợp với các quy định của luật pháp và uỷ ban chứng khoán. 3.4.3. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thường là một tổ chức tự quản thực hiện một số chức năng chính như sau: + Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán. + Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán. + Điều tra và giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên. + Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán. + Hợp tác với chính phủ và các cơ quan khác đề giải quyết các vấn đề có tác động đến hoạt động kinh doanh chứng khoán. 3.4.4. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. 3.4.5. Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán Là tổ chức phụ trợ, phục vụ cho các giao dịch chứng khoán. Công ty này cung cấp hệ thống máy tính với các chương trình để thông qua đó có thể thực hiện được các lệnh giao dịch một cách chính xác, nhanh chóng. Thông thường. công ty dịch vụ máy tính chứng khoán ra đời khi thị trường chứng khoán đã phát triển đến một trình độ nhất định, bắt đầu đi vào tự động hoá các giao dịch. 3.4.6. Các tổ chức tài trợ chứng khoán Là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng trưởng của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động cho vay để mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảo chứng. Các tổ chức tài trợ chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểm khác nhau, có một số nước không có loại hình tổ chức này. 3.4.7. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. Các mức hệ số tín nhiệm vì thế thường được gắn cho một đợt phát hành, chứ không phải cho công ty, vì thế một công ty phát hành có thể mang nhiều hệ số tín nhiệm cho các phát hành nợ của nó. Hệ số tín nhiệm được biểu hiện bằng các chữ cái hay chữ số, tuỳ theo quy định của từng công ty xếp hạng. Ví dụ, theo hệ thống xếp hàn của Moody’s sẽ có các hệ số tín nhiệm được ký hiệu là Aaa, Aa1, Baa1 hay B1…;theo hệ thống xếp hạng của S&P, có các mức xếp hạng AAA, AA+, AA, AA-, A+, A… . Các nhà đầu tư có thể dựa vào các hệ số tín nhiệm do các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm cung cấp để cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư của mình. 4. Cơ cấu thị trường chứng khoán Căn cứ vào sự chu chuyển các nguồn vốn, thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc đầu tư mua chứng khoán mới phát hành. Như vậy, thị trường sơ cấp là kênh huy động vốn cho nhà đầu tư hay nói cách khác nó thực hiện quá trình chu chuyển tài chính, trực tiếp đưa các khoản tiền nàhn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn. Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo cho tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Giá cả trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá cả trên thị trường chứng khoán là do cung - cầu quyết định. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong các mục đích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá. Hay nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào người phát hành chứng khoán mà chuyển vận giữa những nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường với nhau. Như vậy, thị trường thứ cấp không cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, thì có lợi gì? Không có thị trường thứ cấp thì không có thị trường sơ cấp: nếu chứng khoán phát hành ra mà không lưu chuyển được trên thị trường thứ cấp thì nhà đầu tư cũng không quan tâm đến việc mua, nắm giữ chứng khoán phát hành (nhất là cổ phiếu, một loại chứng khoán vô thời hạn). Cổ phiếu của một tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán khi được mua bán nhiều là phản ánh lòng tin của người đầu tư vào tổ chức đó; do đó khi tổ chức niêm yết muốn tăng vốn, họ có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu đợt mới. Vì vậy, thông thường khi thị trường đang lên (chỉ số giá cổ phiếu đang ở xu hướng tăng), thì các công ty dễ dàng phát hành với khối lượng lớn. Khi thị trường đang xuống, thì các công ty rất khó phát hành chứng khoán. Ngược lại, nếu tổ chức phát hành các cổ phiếu có chất lượng cao ở thị truờng sơ cấp thì việc mua bán trên thị trường thứ cấp mới sôi động, nếu phát hành cổ phiếu không có chất lượng thì cổ phiếu đó không giao dịch được trên thị trường thứ cấp. 5. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán Có nhiều tiêu chí để phân loại chứng khoản trên thị trường nhưng phổ biến nhất là phân loại chứng khoán theo tính chất. Theo tính chất, chứng khoán được phân thành các loại như sau: 5.1. Chứng khoán vốn Chứng khoán vốn là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần vốn góp và các quyền hợp pháp khác với tổ chức phát hành. Đại diện cho chứng khoán vốn là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Cổ phiếu là một tài sản tài chính có thời hạn thanh toán là vô hạn. Khi tham gia mua cổ phiếu, các nhà đầu tư trở thành các cổ đông của các công ty cổ phần. Cổ đông có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu trên thị trường thứ cấp theo quy định của pháp luật. 5.2. Chứng khoán nợ Chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, tín phiếu là một loại chứng khoán theo quy định nghĩa vụ của người phát hành ( người đi vay) phải trả cho người đứng tên sở hữu chứng khoán ( người cho vay) một khoản tiền nhất định bao gồm cả gốc và lãi trong những khoản thời gian cụ thể. 5.3. Chứng khoán phát sinh Chứng khoán phát sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc. Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua và người bán và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường chứng khoán. 5.4. Chứng khoán chuyển đổi Chứng khoán chuyển đổi là loại chứng khoán tuỳ theo những điều kiện cụ thể mà cho phép người nắm giữ có đổi lấy một chứng khoán khác. Thông thường là cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu được chuyển thành cổ phiếu thường. Các nhà đầu tư có kinh nghiệm có thể sử dụng những chứng khoán chuyển đổi để làm rào chắn rủi ro trước những dao động thị trường. II. Mục đích phát hành cổ phiếu và niêm yết của công ty 1. Tăng thêm nguồn vốn mới Tăng thêm vốn và lợi ích quan trọng nhất đối với doanh nghiệp thực hiện phát hành. Đối với phần lớn các công ty cổ phần, quá trình hình thành công ty xuất phát từ việc đóng góp vốn của một số cổ đông là những thành viên gia đình hay của nhóm bạn bè. Khai yêu cầu về vốn cho hoạt động của công ty vượt quá khả năng tự đáp ứng của các thành viên này, công ty sẽ phải tìm kiếm các nguồn khác. Phát hành chứng khoán ra công chúng là một trong những hình thức cho phép tiếp cận nguồn vốn lớn và ổn định từ bên ngoài mà không vấp phải những hạn chế về thời gian như khi vay tín dụng hay phải chịu sức ép về các điều kiện quản lý trong khi phat hành riêng lẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn các đợt phát hành ra công chúng là nhằm mục đích tăng vốn. Các mục đích khác có thể cũng nằm trong chiến lược phát hành, tuy nhiên chúng không phải là những mục tiêu quan trọng nhất. Hơn thế nữa, một khi đã ra công chúng, công ty dễ dàng hơn khi muon thực hiện các đợt phát hành tiếp theo để thu hút vốn. Chính những yêu cầu rất chặt chẽ về chế độ công bố thông tin mang lại cho công ty mộn hình ảnh đáng tin cậy trong mắt các nhà đầu tư; và điều này làm cho những đợt phát hành tiếp sau đó được thực hiện thuận lợi. 2. Tăng thêm lợi thế khi đàm phán với ngân hàng Sau khi thực hiện phát hành ra công chúng, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều ưu thế trong các lần đàm phán vay ngân hàng. Đối với các công ty có nhu cầu vốn lớn từ bên ngoài thường phải chịu nhiều áp lực từ phía ngân hàng khi đi vay như chịu lãi suất cao hoặc chỉ được phép vay theo hạn mức nhất định. Nhưng khi trở thành công ty đại chúng, những cản trở này bị xoá bỏ. Những tiêu chuẩn và trách nhiệm quy định đối với một công ty đại chúng làm tăng thêm mức độ tin tưởng của ngân hàng khi thực hiện các quyết định cho vay. Trường hợp gặp phải những cản trở từ phía ngân hàng, công ty có thể thực hiện phát hành thêm để tìm kiếm nguồn vốn phục vụ nhu cầu cho mình. Trên thực tế, hầu hết các công ty đều đã sử dụng biện pháp này. 3. Tăng tính khả mại của chứng khoán Chứng khoán của các công ty đại chúng thường có tính khả mại cao. Đối với các công ty không phải là công ty đại chúng, chứng khoán thường được giao dịch một cách không chính thức và thường với một đối tác. Điều này làm cho chi phí giao dịch tăng cao, đặc biệt là đối tác lần đầu tiên thực hiện giao dịch vì mất nhiều chi phí để tìm hiểu thông tin. Trái lại, chứng khoán của công ty đại chúng được giao dịch trên thị trường tập trung và có tổ chức nên chi phí giao dịch thấp hơn. Lợi ích này được coi là đặc biệt quan trọng đối với những cổ đông nhỏ. Chính khả năng này làm tăng tính khả mại với chi phí thấp làm cho giá chứng khoán giao dịch trên thị trường tập trung thường cao hơn so với những giao dịch thực hiện theo hình thức trao tay. Với những công ty không phải là công ty đại chúng muốn giảm thiểu chi phí cho tính khả mại của chứng khoán thì phải bán cổ phiếu cho một bộ phận các cổ đông lớn. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của cách làm này là các cổ đông lớn lại có tham vọng muốn thâu tóm để quản lý công ty. 4. Đa dạng hoá danh mục đầu tư Thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng cho phép công ty và nhà đầu tư của công ty có cơ hội để đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình. Mặc dù là tín hiệu xấu đối với nhà đầu tư hiện hữu khi một công ty bán các cổ phiếu ra bên ngoài, nhưng không thể thừa nhận là đối với rất nhiều các công ty thì đây là cách lựa chọn để đa dạng hoá đầu tư nhằm tránh rủi ro hoặc đôi khi là để tìm kiếm tiền mặt phục vụ những chi tiêu cần thiết khác. Quyết định trở thành công ty đại chúng làm tăng khả năng đa dạng hoá danh mục đầu tư của những cổ đông ban đầu. Quá trình đa dạng hoá danh mục đầu tư có thể được thực hiện một cách gián tiếp bằng cách giảm tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ của công ty để đầu tư vào loại tài sản khác hoặc có thể thực hiện một cách trực tiếp khi công ty tăng thêm vốn mới sau quá trình phát hành ra công chúng và đầu tư vào việc nắm giữ cổ phiếu của các công ty khác. Hành động này thường xảy ra đối với các công ty có nhiều khả năng rủi ro. 5. Tách bạch giữa sở hữu và quản lý Trở thành công ty đại chúng có thể làm giảm những vấn đề bất đồng thường nảy sinh trong mối quan hệ giữa cổ đông và người điều hành. Những quy định của thị trường chứng khoán sẽ điều chỉnh chặt chẽ mối quan hệ này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cổ đông của các công ty đại chúng có thể nhận thức được những thông tin qua sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường để quyết định về chế độ đãi ngộ hay xử sự hợp lý với người được thuê quản lý hay điều hành công ty đó. Các biện pháp thương được đưa ra áp dụng là quy định chế độ lương bổng hay áp dụng cơ chế chứng khoán thưởng của chính công ty. 6. Nâng cao uy tín của công ty Các tổ chức phát hành ra công chúng thường được đánh giá cao hơn so với các công ty khác. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt đối với các công ty thuộc những ngành muốn thu hút và tạo sự tin tưởng đối với khách hàng hay những nhà cung cấp dựa trên uy tín mà công ty đã xây dựng. Nếu là những cổ đông của những công ty nhỏ, họ thường không chú ý lắm đến thực trạng hoạt động của công ty. Tuy nhiên, nếu công ty trở thành công ty đại chúng thì điều này hoàn toàn khác vì những quy định về công bố thông tin ra đại chúng. Người ta tính rằng chính nhờ sự chú ý này của công chúng đầu tư mà giá trị của cổ phiếu công ty niêm yết thường được tăng đến 5% so với thời gian trước. Ngoài ra, bằng việc phát hành ra công chúng, rất nhiều các công ty lôi kéo được sự chú ý của các công ty khác và làm tăng thêm giá trị tiềm tàng của công ty này khi muốn thực hiện sáp nhập hay thôn tính. 7. Được hưởng những ưu đãi khác Có rất nhiều những ưu đãi được áp dụng khi công ty phát hành ra công chúng. Để khuyến khích công ty trở thành công ty đại chúng chính phủ các nước đều thực thi các biện pháp miễn hoặc giảm thuế thu nhập cho công ty trong thời gian đầu khi phát hành ra công chúng. Vì thế, có thể thấy các công ty này có rất nhiều lợi thế so với các công ty cổ phần khác. Ngoài ra các chính sách ưu đãi khác như ưu tiên trong quan hệ tín dụng, sử dụng đất, việc dùng chứng khoán để thế chấp hay được nhà nước hỗ trợ khi muốn quảng bá hình ảnh của công ty ra nước ngoài… . Cũng là những ưu đãi rất hấp dẫn của công ty đại chúng so với các công ty cổ phần khác. Chương 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH IPO VÀ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I. Tình hình thực hiện IPO và niêm yết của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam Theo uỷ ban chứng khoán nhà nước, tính đến nay, tổng số vốn hoá của cổ phiếu trên thị truờng chứng khoán Việt Nam đã lên tới 20tỷ USD chiếm khoảng 31% GDP. Theo xu hướng này và nếu việc phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) của 1 loạt doanh nghiệp quy mô lớn diễn ra theo đúng dự kiến ban đầu thì dự báo đến hết năm 2007 đầu năm 2008 tổng số vốn hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam chiếm khoảng 40% GDP. Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2007, hai trung tâm giao dịch chứng khoán đã tổ chức đấu giá lần đầu cho 40 doanh nghiêp, với tổng số vốn gần 451.000.000 cổ phiếu. Trong số đó phải kể đến các công ty lớn như Đạm Phú Mỹ ,tổng công ty bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt, tổng công ty bảo hiểm dầu khí, tập đoàn Vincom. Trên thị trường OTC tính đến nay ước tính có khoảng 350 cổ phiếu và trái phiếu của hơn 300 doanh nghiệp và ngân hàng thương mại cổ phần… . Với tổng giá trị vốn hoá khoảng 500.000 tỷ đồng. Như vậy tình hình IPO của Việt Nam thời gian gần đây diễn ra khá sôi động. Bên cạnh những con số đáng mừng nói trên là những vấn đề còn tồn tại về IPO chưa được giải quyết hết. 1. Những xu hướng bất cập từ phía nhà đầu tư Để có được IPO thành công những người tham gia thị trường IPOs nên là những người đầu tư dài hạn. Cách tiếp cận thông thường sẽ làm các nhà đầu tư bỏ tiền ra hôm nay với kỳ vọng rằng công ty sẽ phát triển và niêm yết trong tương lai, và khi đó giá trị mà nhà đầu tư nắm giữ sẽ được tối đa hoá nhờ tính thanh khoản và giá trị công ty gia tăng. Tất nhiên, các nhà đầu tư hoàn toàn có quyền lựa chọn mua hay bán cổ phiếu tại bất kỳ thời điểm nào mà lợi ích được tối đa hoá. Song thị trưòng IPO Việt Nam có thể nhìn thấy một kịch bản khác. Nhiều cuộc trò chuyện, tiếp xúc với các nhà đầu tư cho thấy rằng hầu hết trong số họ đều coi IPO là cơ hội tốt để kiếm tiền bằng cách đoán giá và đợi kết quả. Điều này có thể được chứng minh bằng một thực tế là ngay sau khi các kết quả được thông báo, những nhà đầu tư thành công chào bán cổ phiếu với mức giá chỉ cao hơn một chút, thậm chí thấp hơn mức giá đấu thành công trên các trang web không chính thức dành cho những giao dịch được gọi là OTC. Xét ở mức độ nào đó, điều này thể hiện tiềm năng của thị trường hậu IPO. Nhưng nó cũng cho thấy một thực tế là có quá nhiều nhà đầu tư đăng ký đấu giá mà không hề có ý định đầu tư. Mục tiêu chớp cơ hội của những người này làm tăng cầu nên điều đó sẽ chẳng thể nói lên câu chuyện thật về IPO. 2. Bất cập từ phía nhà phát hành Chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã có từ trước năm 2000 đặc biệt là sau khi Quốc hội đã ban hành luật doanh nghiệp năm 2006. Đó là một chủ trương lớn, phù hợp và cần thiết với xu thế hội nhập quốc tế, nó thực hiện đa dạng hoá sở hữu tài sản trong các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, đẩy mạnh nền kinh tế đất nước phát triển theo định hướng XHCN. Vấn đề đấu giá cổ phần lần đầu trên thị trường chứng khoán của Việt Nam, là một công tác đòi hỏi chúng ta phải tập trung thực hiện. Việc này không tách rời khỏi công tác cổ phần hoá doanh nghiệp. Một trong những công tác có tầm quan trọng để thực hiện IPO là việc xác định giá trị doanh nghiệp, kèm theo nó là việc xác định số lượng cổ phiếu (xác định số cổ phần nhà nước giữ lại là số cổ phẩn ưu đãi bán cho các cổ đông là cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp số cổ phần bán ra bên ngoài) để IPO. Thực hiện việc này cần tập trung chỉ đạo từ chủ trương, đến quá trình thực hiện của các cấp, bộ, ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá và ngành chứng khoán. Chúng ta đều biết thị trường chứng khoán hết sức sôi động và đột biến tăng vọt vào đầu 2007, đến nay thì ngược lại đang trong xu thế giảm hoặc đang từng bước phục hồi. IPO cũng trong xu thế ấy: có nhiều nhà nghiên cứu coi đó cũng là quá trình điều chỉnh khó tránh khỏi, thậm chí là cần thiết trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán ở nước ta. Nhà nước đang trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của thị trường chứng khoán nói chung và về IPO nói riêng, nhằm từng bước hoàn chỉnh dần khuôn khổ pháp lý về hoạt động quan trọng này. Song, những văn bản đó khó tránh khỏi những nội dung cần được sửa đổi bổ sung thay thế dần cho phù hợp, để tránh thất thoát tài sản của cả nhà nước ở các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá góp phần minh bạch trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong quản lý vốn và các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, góp phần xoá bỏ tình trạng khép kín trong quá trình IPO. II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty sau khi niêm yết 1. Doanh thu Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Đối với những công ty sau khi thực hiện IPO và niêm yết, doanh thu có thể thay đổi khá nhiều. Việc có thêm các đối tác chiến lược và gia tăng hình ảnh cũng như uy tín của công ty trên thị trường sẽ làm doanh thu hoạt động của công ty tăng lên đáng kể. Hơn nữa, sau khi cổ phần hoá và niêm yết nhằm thay đổi cơ cấu vốn và mở rộng quy mô công ty, hoạt động sản xuất được mở rộng sẽ làm doanh thu tăng đáng kể. Vì thế, qua doanh thu sẽ có thể đánh giá khá tốt hiệu quả hoạt động của công ty sau khi IPO và niêm yết so với trước đó. 2. Lợi nhuận Có thể nói lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Nếu doanh thu cho ta biết tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thì lợi nhuận gần như cho biết toàn bộ tình hình hoạt động của công ty. Một công ty có thể có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận không cao thì công ty đó không phải là một công ty hoạt động tốt (trừ trường hợp công ty mới thực hiện mở rộng sản xuất hoặc các công ty trong các ngành có chu kỳ sản phẩm dài như ngành bất động sản); bởi vì ngay sau doanh thu là các loại chi phí cho sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là phần thuộc về công ty, thuộc về những người sở hữu công ty và những người lao động trong công ty. Vì thế, các công ty luôn cố gắng giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất để có được một mức giá cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường và có được lợi nhuận cao. Với các công ty cổ phần, hầu hết cổ đông chiến lược của công ty đều là các nhà cung cấp và nhà tiêu thụ sản phẩm nên có thể làm giảm khá lớn các chi phí, từ đó làm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Hơn nữa, với những lợi thế về hình ảnh và thương hiệu của công ty khi trở thành công ty cổ phần, lợi nhuận của công ty có thể sẽ tăng lên đáng kể. Vì thế, hầu hết các nhà đầu tư và các chuyên gia đều cho rằng lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất đối với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Với chỉ tiêu lợi nhuận ta có thể tính được 2 tỷ số đánh giá khả năng sinh lợi của công ty tiếp sau đây. 3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Công thức xác định tỷ số này bằng cách lấy lợi nhuận ròng sau thuế chia cho tổng giá trị tài sản. Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường ROA = --------------------------------------------------------- Tổng tài sản ROA: là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động cuả công ty. 4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu( ROE) chỉ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của thường. Công thức xác định tỷ số này như sau: Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường ROE = --------------------------------------------------------- Vốn cổ phần thường Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường. Thông thường hệ số thu nhập trên vốn cổ phẩn càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn vì hệ số này cho biết cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty khác. ROE càng cao thì vốn cổ đông của công ty càng được sử dụng hiệu quả và ngược lại. Cần chú ý rằng khi vốn chủ sở hữu càng lớn thì ROE càng thấp và nên so sánh các công ty tương đương về vốn. Mức đầu tư hợp lý đối với doanh nghiệp sản xuất chỉ tiêu này phải đạt 20% trở lên, riêng lĩnh vực tài chính từ 15% trở lên. III. Mô tả các quan hệ tác động đến các chỉ tiêu trên 1. Biến động giá Đối với một công ty cổ phần khi nói đến các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty, yếu tố đầu tiên được nói đến là biến động của giá cổ phiếu. Biến động giá là sự phản ánh đánh giá của các nhà đầu tư về cổ phiếu công ty. Hay khi quan sát biến động giá cổ phiếu người ta có thể nhận biết được tình hình hoạt động của công ty; mọi thay đổi của công ty trong hoạt động như: thay đổi tỷ lệ sở hữu, thay đổi đòn bẩy tài chính, có thay đổi trong hệ thống sản phẩm… , thậm chí là có sự thay đổi trong ban lãnh đạo công ty đều được phản ánh trên biến động giá cổ phiếu. Cũng chính từ biến động giá này cho phép chúng ta ước lượng được rủi ro của công ty. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng rất lớn tới vị thế và hình ảnh của công ty trên thị trường, từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Vì thế, biến động giá là một chỉ tiêu khá tốt đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty sau khi niêm yết. 2.Quy mô của công ty Quy mô của công ty có một tác động không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của công ty sau khi IPO và niêm yết. Một công ty có quy mô lớn sẽ có không ít lợi thế sau khi thực hiện IPO và niêm yết. Quy mô lớn sẽ cho phép công ty có nhiều vị thế đối với các ngân hàng, các nhà đầu tư chiến lược của công ty. Và quy mô lớn đồng nghĩa với một cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối lớn tạo ra lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường cho công ty. Nhưng điều đó không có nghĩa là những công ty có quy mô vừa và nhỏ sẽ không có nhiều khả năng cạnh tranh trên thị trường. Những công ty có quy mô nhỏ sẽ có một vài ưu điểm mà công ty quy mô lớn không thể có: quy mô lớn cũng đồng nghĩa với một bộ máy công ty khá to và đôi khi là cồng kềnh khó quản lý, còn với những công ty vừa và nhỏ thì sự năng động là một ưu thế không nhỏ, năng động với các chính sách mới, năng động với các kĩ thuật mới và năng động trong hệ thống sản phẩm. Tuy nhiên, với quy mô vừa và nhỏ thì khả năng về vốn và vị thế đối với các ngân hàng cũng sẽ bị hạn chế. Vậy quy mô công ty sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả hoạt động của công ty, đặc biệt là sau khi niêm yết trên thị trường. 3. Ngành, lĩnh vực hoạt động Yếu tố ngành, lĩnh vực hoạt động có một tác động đáng kể tới hiệu quả hoạt động của công ty. Trong mỗi thời kỳ của nền kinh tế lại có một số nhóm ngành có hiệu quả hoạt động tốt và một số nhóm ngành hoạt động trong trạng thái cầm chừng. Đối với các công ty cổ phần thì tình trạng của nền kinh tế càng tác động đến khả năng hoạt động của các ngành nhiều hơn. Việc thực hiện IPO và niêm yết có tác dụng rất lớn tới vị thế, hình ảnh và thương hiệu của công ty như các công ty trong nhóm ngành sản xuất các sản phẩm tiêu dùng. Và trong nhiều nhóm ngành thì điều đó có ý nghĩa khá lớn tới hoạt động của công ty, khi vị thế và hình ảnh của công ty tăng lên sẽ mang lại cho công ty những lợi thế về thị trường tiêu thụ, thị trường đầu vào; việc đó có thể gia tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty. 4.Chỉ tiêu lựa chọn đánh giá hoạt động của công ty Như đã phân tích ở trên, chỉ tiêu có thể đánh giá hoạt động của công ty là lợi nhuận. Lợi nhuận cho thấy một cách cụ thể tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Em lựa chọn chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế vì hai lí do sau: thứ nhất, đứng trên giác độ của các nhà đầu tư – các chủ sở hữu thì lợi nhuận sau thuế của công ty là phần thuộc về họ, là phần họ được hưởng nên họ quan tâm đến nó nhất khi đầu tư vào một cổ phiếu nào đó; thứ hai đứng trên giác độ của người quản lý thì lợi nhuận sau thuế cho bíêt quá trình quản lý công ty đã thực sự mang lại hiệu quả hay chưa. Đặc biệt đối với công ty cổ phần, khi nhà quản lý và chủ sở hữu là một thì mục tiêu của họ luôn là lợi nhuận sau thuế - phần thuộc về họ, lúc này hiệu quả hoạt động được đánh giá chính bằng lợi nhuận sau thuế - kết quả đầu tư của nhà đầu tư. Hơn nữa, cả 3 nhân tố trình bày ở trên đều có tác động trực tiếp tới doanh thu và chi phí của công ty, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế. Chương 3 MÔ HÌNH HOÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY SAU KHI NIÊM YẾT I. Mô hình đề xuất 1. Các biến lựa chọn nghiên cứu Như phần trình bày trong chương 2, chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty là lợi nhuận sau thuế và các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu này là: biến động giá, quy mô công ty và ngành, lĩnh vực hoạt động. Em xin trình bày cụ thể về các chỉ tiêu này trong mô hình như sau: 1.1. Biến phân tích Để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty sau khi niêm yết qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thì vấn đề cần quan tâm là lợi nhuận sau thuế của các công ty sau khi niêm yết đã thay đổi như thế nào? Biến phân tích được kí hiệu là T và định nghĩa như sau: Với biến T được định nghĩa theo tỷ lệ thay đổi lợi nhuận sau thuế tại thời kỳ t+1 so với thời kỳ t sẽ cho phép nghiên cứu phân tích đối với nhiều công ty trong nhiều nhóm ngành khác nhau. Hơn nữa đối với mỗi công ty thì quy mô về lợi nhuận sau thuế là khác nhau. Biến T sẽ cho biết tỷ lệ lợi nhuận sau thuế của các công ty sẽ tăng lên như thế nào, từ đó có thể phân tích chung ảnh hưởng của các nhân tố tới tỷ lệ này. 1.2. Biến tác động + Biến động giá: Biến động giá cổ phiếu là một biến liên tục trong khi quá trình đánh giá lại là tại một thời điểm nhất định, vì thế cần quan tâm đến biến động giá trong cả thời kỳ từ t đến t + 1. Bởi vậy em đề xuất lựa chọn nhân tố biến động giá thông qua lợi suất trung bình của cổ phiếu từ thời kỳ t đến thời kỳ t + 1, được kí hiệu là và được tính như sau: Trong đó: : là lợi suất ngày của cổ phiếu công ty i tại thời điểm k K: là số lượng lợi suất từ thời kỳ t đến thời kỳ t +1 Với biến là lợi suất trung bình của cổ phiếu từ thời kỳ t đến thời kỳ t + 1 sẽ san bằng một cách biến động giá bất thường để có được một mức biến động giá chung cho toàn bộ thời kỳ t - (t+1). + Quy mô công ty: Nhân tố quy mô công ty sẽ được ký hiệu là và được định nghĩa là vốn điều lệ của công ty tại thời điểm t. +Ngành, lĩnh vực hoạt động: Nhân tố ngành, lĩnh vực hoạt động của công ty là một biến định tính với cơ sở là tiêu chuẩn phân nhóm ngành của công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. 2. Mô hình hoá Xây dựng một bảng thống kê gồm các cột như sau: mã cổ phiếu, tỷ lệ thay đổi lợi nhuận sau thuế , biến động giá , quy mô công ty và ngành, lĩnh vực hoạt động. STT Mã cổ phiếu Ngành hoạt động 1 2 … K Từ bảng trên sẽ phân tích thống kê về các cổ phiếu có lợi suất trung bình là bao nhiêu, quy mô công ty như thế nào và ngành nghề hoạt động là gì thì có được hiệu quả kinh doanh tốt. II. Áp dụng mô hình trên số liệu thực tế 1. Các cổ phiếu lựa chọn Năm 2006 là năm “bùng nổ” IPO và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì thế, em đề xuất nghiên cứu các công ty lên sàn vào năm 2006 để đánh giá hoạt động của các công ty đó sau một năm – năm 2007. Các cổ phiếu lựa chọn được là: STT Mã cổ phiếu Tên công ty 1 ALT Công ty Cổ phần Văn hoá Tân Bình 2 BHS Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà 3 BMC Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định 4 BMP Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh 5 CII Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kĩ thuật TP.Hồ Chí Minh 6 CLC Công ty Cổ phần Cát Lợi 7 CYC Công ty Cổ phần Gạch men Chang Yih 8 DHG Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang 9 DNP Công ty Cổ phần Nhựa Xây dựng Đồng Nai 10 DRC Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng 11 FPT Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT 12 GMC Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn 13 HAX Công ty Cổ phần Dịch vụ Ôtô Hàng Xanh 14 HBC Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình 15 HBD Công ty Cổ phần Bao bì PP Bình Dương 16 ITA Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Tân Tạo 17 KHP Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hoà 18 LBM Công ty Cổ phần Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Lâm Đồng 19 MCP Công ty Cổ phần In và Bao bì Mĩ Châu 20 NAV Công ty Cổ phần Gas Pestrolimex 21 PGC Công ty Cổ phần Công Nghiệp Thương mại Sông Đà 22 PJT Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Đường Thuỷ Pestrolimex 23 SAF Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Safoco 24 SCD Công ty Cổ phần Nước Giải Khát Chương Dương 25 SFN Công ty Cổ phần Dệt Lưới Sài Gòn 26 TAC Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tường An 27 TDH Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức 28 TMC Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức 29 TTP Công ty Cổ phần Nhựa Bao bì Tân Tiến 30 VFC Công ty Cổ phần Vinafco Bảng trên là danh sách 30 công ty niêm yết vào năm 2006 trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau: + Hoá chất: BMP, DNP, DRC. + Chế biến thực phẩm: BHS, SAF, SCD, TAC. + Các ngành công nghiệp chung: ALT, BMC, CLC, HBD, MCP, PGC, PJT, TTP, VFC. + Bất động sản: ITA, TDH. + Vật liệu xây dựng: CII, CYC , HBC, LBM, NAV. + Các nhóm ngành khác: DHG, FPT, GMC, HAX, KHP, SFN, TMC. 2. Mô hình 2.1. Dữ liệu Dựa vào các báo cáo tài chính năm 2006, 2007 và thông tin về công ty, ta có bảng sau: Mã cổ phiếu Lợi nhuận sau thuế 2006 (VNĐ) Lợi nhuận sau thuế 2007 (VNĐ) Vốn điều lệ (VNĐ) ALT 3,189,192,665 9,394,182,504 39,951,259,000 BHS 47,421,437,317 53,633,026,705 168,477,270,000 BMC 19,165,937,410 43,267,355,740 59,013,000,000 BMP 83,071,202,764 96,009,851,096 139,334,000,000 CII 47,689,377,445 95,818,556,617 501,000,000,000 CLC 32,818,499,474 45,597,693,613 100,800,000,000 CYC -7,240,663,502 3,686,562,767 90,478,550,000 DHG 87,059,660,543 127,093,200,178 100,000,000,000 DNP 9,076,607,119 5,283,089,090 40,000,000,000 DRC 55,378,621,365 70,867,562,984 130,389,750,000 FPT 535,611,757,826 880,270,670,126 923,525,790,000 GMC 9,682,205,968 14,303,235,857 46,694,970,000 HAX 2,009,467,256 6,688,667,753 45,000,000,000 HBC 9,043,816,098 27,883,776,013 178,600,100,000 HBD 2,472,037,289 2,474,610,182 30,750,000,000 ITA 148,226,772,466 367,375,470,507 1,149,982,000,000 KHP 27,517,070,401 46,074,326,951 174,090,860,000 LBM 3,654,690,722 4,272,987,905 41,355,600,000 MCP 4,972,461,309 10,478,912,022 50,000,000,000 NAV 10,132,060,450 18,574,052,482 80,000,000,000 PGC 34,013,534,673 46,732,479,089 250,000,000,000 PJT 7,159,659,387 11,509,897,854 70,000,000,000 SAF 9,040,090,202 10,852,052,072 27,060,000,000 SCD 18,732,519,701 22,669,156,168 85,000,000,000 SFN 6,906,804,032 5,219,274,170 30,000,000,000 TAC 45,692,885,441 125,712,444,794 189,802,000,000 TDH 79,858,775,915 163,449,170,636 221,000,000,000 TMC 10,497,196,997 15,608,672,932 35,545,070,000 TTP 55,410,537,046 51,917,799,200 149,550,000,000 VFC 10,482,509,280 16,893,750,827 200,000,000,000 Bảng dữ liệu trên cho thấy hầu hết các công ty sau khi niêm yết đều có hiệu quả hoạt động tốt hơn, trừ 3 công ty: DNP, SFN và TTP. Đặc biệt có thể thấy công ty cổ phần gạch men Chang Yih CYC năm 2006 có lỗ hơn 7 tỷ đồng nhưng năm 2007 đã bù được khoản lỗ đó và có lãi hơn 3 tỷ đồng. Để có được tỷ số chính xác của công ty này, em bỏ dấu âm của lợi nhuận năm 2006 và cộng thêm 2 lần lợi nhuận của năm 2006 vào lợi nhuận năm 2007. Khi đó, tỷ số của CYC sẽ được tính lại bằng 2.5091. 2.2. Nhân tố quy mô Để có thể phân tích yếu tố quy mô công ty với những doanh nghiệp ở trên, phân chia quy mô vốn điều lệ theo các mức càng tăng thì quy mô càng lớn như sau: + Mức 1: dưới 50 tỷ đồng. +Mức 2: từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng. + Mức 3: từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng. + Mức 4: từ 200 tỷ đồng đến dưới 600 tỷ đồng. + Mức 5: trên 600 tỷ đồng. 2.3. Nhân tố ngành, lĩnh vực hoạt động Đặt biến cho nhân tố nhóm ngành: + Nhóm A: ngành hoá chất. + Nhóm B: các chế biến thực phẩm. + Nhóm C: ngành ngành công nghiệp chung. + Nhóm D: ngành bất động sản. + Nhóm E: ngành vật liệu xây dựng. + Nhóm F: các ngành khác. 2.4. Nhân tố biến động giá Sử dụng giá đóng cửa của các cổ phiếu trên từ ngày 02/01/2007 đến ngày 28/12/2007 để tính lợi suất trung bình. Kết quả tính toán thu được như sau: Mã cổ phiếu Lợi suất trung bình Mã cổ phiếu Lợi suất trung bình ALT 0.00122119 ITA 0.00135129 BHS 0.00016563 KHP 0.00105989 BMC 0.00740691 LBM 0.00157284 BMP 0.00054672 MCP 0.00076729 CII 0.00103989 NAV 0.00098443 CLC 0.00004848 PGC -0.00069861 CYC 0.00070553 PJT 0.00174564 DHG 0.00001720 SAF 0.00088704 DNP 0.00021714 SCD -0.00084767 DRC 0.00123227 SFN -0.00475648 FPT -0.00272933 TAC 0.00275120 GMC -0.00020958 TDH -0.00113346 HAX 0.00236270 TMC 0.00020600 HBC 0.00093463 TTP 0.00113017 HBD 0.00110725 VFC 0.00343289 Có thể nhận thấy đa số các cổ phiếu đều có lợi suất trung bình dương. Điều này hoàn toàn không khó hiểu, vì gần như toàn bộ các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi lên sàn đều tăng giá lên rất nhiều. Hơn nữa, năm 2007 thị trường chứng khoán của chúng ta đang rất “nóng” tạo ra hiện tượng “bong bóng” giá ở hầu hết các cổ phiếu, như cổ phiếu FPT đã tăng kịch trần liên tiếp và đạt mức hơn 600 nghìn đồng chỉ sau 17 phiên sau ngày đăng sàn với giá 400 nghìn đồng (tăng hơn 150%). Chỉ đến cuối năm 2007, thị trường mới có xu hướng “hạ nhiệt” nên kết quả trên hoàn toàn hợp lý. 2.5. Áp dụng mô hình Áp dụng mô hình lý thuyết đã xây dựng ở phần trên ta có kết quả sau: Mã cổ phiếu Tỷ số T Mức vốn điều lệ Nhóm ngành Lợi suất trung bình ALT 2.94563 1 C 0.001221 BHS 1.13099 3 B 0.000166 BMC 2.25751 2 C 0.007407 BMP 1.15575 3 A 0.000547 CII 2.00922 4 E 0.001040 CLC 1.38939 3 C 0.000048 CYC 2.50915 2 E 0.000706 DHG 1.45984 3 F 0.000017 DNP 0.58206 1 A 0.000217 DRC 1.27969 3 A 0.001232 FPT 1.64349 5 F -0.002729 GMC 1.47727 1 F -0.000210 HAX 3.32858 1 F 0.002363 HBC 3.08319 3 E 0.000935 HBD 1.00104 1 C 0.001107 ITA 2.47847 5 D 0.001351 KHP 1.67439 3 F 0.001060 LBM 1.16918 1 E 0.001573 MCP 2.10739 2 C 0.000767 NAV 1.83320 2 E 0.000984 PGC 1.37394 4 C -0.000699 PJT 1.60760 2 C 0.001746 SAF 1.20044 1 B 0.000887 SCD 1.21015 2 B -0.000848 SFN 0.75567 1 F -0.004756 TAC 2.75125 3 B 0.002751 TDH 2.04673 4 D -0.001133 TMC 1.48694 1 F 0.000206 TTP 0.93697 3 C 0.001130 VFC 1.61161 4 C 0.003433 Nhận xét: Với bảng kết quả được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của mã cổ phiếu trên sẽ rất khó có thể có được một nhận xét tổng quan về ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động. Để thấy được rõ hơn về những ảnh hưởng này, em đưa ra các bảng kết quả được sắp xếp thep thứ tự giảm dần của các chỉ tiêu lần lượt như sau: +Theo hiệu quả hoạt động: Mã cổ phiếu Tỷ số T Mức vốn điều lệ Nhóm ngành Lợi suất trung bình HAX 3.32858 1 F 0.002363 HBC 3.08319 3 E 0.000935 ALT 2.94563 1 C 0.001221 TAC 2.75125 3 B 0.002751 CYC 2.50915 2 E 0.000706 ITA 2.47847 5 D 0.001351 BMC 2.25751 2 C 0.007407 MCP 2.10739 2 C 0.000767 TDH 2.04673 4 D -0.001133 CII 2.00922 4 E 0.001040 NAV 1.83320 2 E 0.000984 KHP 1.67439 3 F 0.001060 FPT 1.64349 5 F -0.002729 VFC 1.61161 4 C 0.003433 PJT 1.60760 2 C 0.001746 TMC 1.48694 1 F 0.000206 GMC 1.47727 1 F -0.000210 DHG 1.45984 3 F 0.000017 CLC 1.38939 3 C 0.000048 PGC 1.37394 4 C -0.000699 DRC 1.27969 3 A 0.001232 SCD 1.21015 2 B -0.000848 SAF 1.20044 1 B 0.000887 LBM 1.16918 1 E 0.001573 BMP 1.15575 3 A 0.000547 BHS 1.13099 3 B 0.000166 HBD 1.00104 1 C 0.001107 TTP 0.93697 3 C 0.001130 SFN 0.75567 1 F -0.004756 DNP 0.58206 1 A 0.000217 Nhận xét: Có thể thấy các công ty hoạt động có hiệu quả tốt nhất trong số 30 cổ phiếu lựa chọn (lợi nhuận sau thuế tăng hơn 200%) thuộc khá nhiều nhóm ngành khác nhau (chỉ không có ngành hoá chất), có quy mô công ty cũng khá đa dạng. Riêng với TDH, dù lợi suất cổ phiếu trung bình âm nhưng hiệu quả hoạt động vẫn rất tốt. Ba công ty hoạt động không có hiệu quả: TTP, SFN và DNP đều là những công ty có quy mô vốn không lớn, 2 trong 3 công ty nằm trong nhóm có quy mô nhỏ nhất. +Theo quy mô vốn: Mã cổ phiếu Tỷ số T Mức vốn điều lệ Nhóm ngành Lợi suất trung bình ITA 2.47847 5 D 0.001351 FPT 1.64349 5 F -0.002729 TDH 2.04673 4 D -0.001133 CII 2.00922 4 E 0.001040 VFC 1.61161 4 C 0.003433 PGC 1.37394 4 C -0.000699 HBC 3.08319 3 E 0.000935 TAC 2.75125 3 B 0.002751 KHP 1.67439 3 F 0.001060 DHG 1.45984 3 F 0.000017 CLC 1.38939 3 C 0.000048 DRC 1.27969 3 A 0.001232 BMP 1.15575 3 A 0.000547 BHS 1.13099 3 B 0.000166 TTP 0.93697 3 C 0.001130 CYC 2.50915 2 E 0.000706 BMC 2.25751 2 C 0.007407 MCP 2.10739 2 C 0.000767 NAV 1.83320 2 E 0.000984 PJT 1.60760 2 C 0.001746 SCD 1.21015 2 B -0.000848 HAX 3.32858 1 F 0.002363 ALT 2.94563 1 C 0.001221 TMC 1.48694 1 F 0.000206 GMC 1.47727 1 F -0.000210 SAF 1.20044 1 B 0.000887 LBM 1.16918 1 E 0.001573 HBD 1.00104 1 C 0.001107 SFN 0.75567 1 F -0.004756 DNP 0.58206 1 A 0.000217 Nhận xét: Tại mỗi mức quy mô công ty đều có công ty hoạt động rất hiệu quả: Mức 5 có ITA với lợi nhuận sau thuế tăng 2.478 lần sau 1 năm niêm yết. Mức 4 có TDH và CII với lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt là 2.046 và 2.009 lần sau 1 năm niêm yết. Mức 3 có HBC và TAC với lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt là 3.083 và 2.751 lần sau 1 năm niêm yết. Mức 2 có CYC, BMP và MCP với lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt là 2.509, 2.257 và 2.107 lần sau 1 năm niêm yết. Mức 1 có HAX và ALT với lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt là 3.328 và 2.945 lần sau 1 năm niêm yết. Như vậy với 30 công ty lựa chọn, quy mô công ty không có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, 2 trong 3 công ty có hiệu quả hoạt động không tốt nằm trong nhóm công ty có quy mô vốn nhỏ nhất. +Theo nhóm ngành, lĩnh vực hoạt động: Mã cổ phiếu Tỷ số T Mức vốn điều lệ Nhóm ngành Lợi suất trung bình HAX 3.32858 1 F 0.002363 KHP 1.67439 3 F 0.001060 FPT 1.64349 5 F -0.002729 TMC 1.48694 1 F 0.000206 GMC 1.47727 1 F -0.000210 DHG 1.45984 3 F 0.000017 SFN 0.75567 1 F -0.004756 HBC 3.08319 3 E 0.000935 CYC 2.50915 2 E 0.000706 CII 2.00922 4 E 0.001040 NAV 1.83320 2 E 0.000984 LBM 1.16918 1 E 0.001573 ITA 2.47847 5 D 0.001351 TDH 2.04673 4 D -0.001133 ALT 2.94563 1 C 0.001221 BMC 2.25751 2 C 0.007407 MCP 2.10739 2 C 0.000767 VFC 1.61161 4 C 0.003433 PJT 1.60760 2 C 0.001746 CLC 1.38939 3 C 0.000048 PGC 1.37394 4 C -0.000699 HBD 1.00104 1 C 0.001107 TTP 0.93697 3 C 0.001130 TAC 2.75125 3 B 0.002751 SCD 1.21015 2 B -0.000848 SAF 1.20044 1 B 0.000887 BHS 1.13099 3 B 0.000166 DRC 1.27969 3 A 0.001232 BMP 1.15575 3 A 0.000547 DNP 0.58206 1 A 0.000217 Nhận xét: Ba công ty hoạt động không có hiệu quả chia đều cho 3 nhóm ngành: hoá chất, các ngành công nghiệp chung và các ngành khác. Ba nhóm ngành còn lại tất cả các công ty đều hoạt động có hiệu quả. Ba công ty nhóm ngành hoá chất không có được hiệu quả hoạt động tốt như các nhóm ngành khác, một công ty đã hoạt động không có hiệu quả còn 2 công ty thì lợi nhuậ sau thuế chỉ 15.57% và 27.97% so với năm trước khi niêm yết. Riêng với nhóm ngành bất động sản, cả 2 công ty TDH và ITA đều có hiệu quả hoạt động tốt với lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt là 2.046 và 2.478 lần sau một năm niêm yết. Kết quả này có thể được lý giải như sau: năm 2007 là năm được đánh dấu mốc bằng 1 sự kiện rất lớn khi Việt Nam chính thức được gia nhập WTO ngày 22/11, vì thế các công ty kinh doanh về bất động sản và cho thuê văn phòng, cao ốc, nhà ở có một môi trường thuận lợi để hoạt động; bên cạnh đó là các chính sách của Chính phủ về giải phóng mặt bằng và đền bù giải toả đã giúp cho các công ty thuộc ngành này có cơ sở hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, nếu nhìn vào thị trường sẽ thấy năm 2007 các công ty thuộc nhóm ngành bất động sản lên sàn khá nhiều. +Theo lợi suất cổ phiếu trung bình: Mã cổ phiếu Tỷ số T Mức vốn điều lệ Nhóm ngành Lợi suất trung bình BMC 2.25751 2 C 0.007407 VFC 1.61161 4 C 0.003433 TAC 2.75125 3 B 0.002751 HAX 3.32858 1 F 0.002363 PJT 1.60760 2 C 0.001746 LBM 1.16918 1 E 0.001573 ITA 2.47847 5 D 0.001351 DRC 1.27969 3 A 0.001232 ALT 2.94563 1 C 0.001221 TTP 0.93697 3 C 0.001130 HBD 1.00104 1 C 0.001107 KHP 1.67439 3 F 0.001060 CII 2.00922 4 E 0.001040 NAV 1.83320 2 E 0.000984 HBC 3.08319 3 E 0.000935 SAF 1.20044 1 B 0.000887 MCP 2.10739 2 C 0.000767 CYC 2.50915 2 E 0.000706 BMP 1.15575 3 A 0.000547 DNP 0.58206 1 A 0.000217 TMC 1.48694 1 F 0.000206 BHS 1.13099 3 B 0.000166 CLC 1.38939 3 C 0.000048 DHG 1.45984 3 F 0.000017 GMC 1.47727 1 F -0.000210 PGC 1.37394 4 C -0.000699 SCD 1.21015 2 B -0.000848 TDH 2.04673 4 D -0.001133 FPT 1.64349 5 F -0.002729 SFN 0.75567 1 F -0.004756 Nhận xét: Bảng trên cho thấy ảnh hưởng của lợi suất cổ phiếu trung bình đối với hiệu quả hoạt động là không rõ rệt. Các công ty có hiệu quả hoạt động tốt không nằm hết trong số những công ty có lợi suất cổ phiếu trung bình cao. Đặc biệt với TDH, dù lợi suất cổ phiếu trung bình là nhỏ hơn 0 thì hiệu quả hoạt động vẫn rất tốt. 3. Nhận xét chung Kết quả phân tích các nhân tố cho thấy hầu như không thấy được ảnh hưởng rõ rệt của từng nhân tố đối với hiệu quả hoạt động của các công ty sau khi niêm yết. Có ba công ty sau khi niêm yết đã hoạt động không hiệu quả là: TTP, SFN và DNP; ba công ty này đều nằm trong nhóm có quy mô công ty không lớn, 2 trong 3 công ty thuộc nhóm có quy mô nhỏ nhất. Tại mỗi mức quy mô công ty đều có những công ty hoạt động rất có hiệu quả với lợi nhuận sau thuế tăng từ 200% trở lên sau một năm niêm yết. Công ty thuộc nhóm ngành bất động sản hoạt động rất có hiệu quả với lợi nhuận sau thuế tăng hơn 2 lần so với năm trước khi niêm yết. Các công ty thuộc nhóm ngành hoá chất có hiệu quả hoạt động không bằng nhóm ngành khác với mức tăng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 15% và hơn 27%. Mặc dù vậy, như đã phân tích trong phần mục đích phát hành cổ phiếu và niêm yết của các công ty, quá trình này đã tạo ra một lợi thế rất lớn cho các công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì thế hầu hết các công ty sau khi cổ phần hoá và niêm yết đều hoạt động có hiệu quả hơn so với trước khi niêm yết. Đây chính là mục tiêu lớn nhất của Nhà nước khi đưa ra chủ trương cổ phần hoá - nhằm thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không có hiệu quả triền miên trong thời kỳ trước. Hơn nữa, trong nhiều năm vừa qua nền kinh tế nước ta đã hội nhập toàn cầu, tăng trưởng cao nên đã tạo điều kiện cho các công ty cùng phát triển. KẾT LUẬN Đất nước ta đang trong tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và phát triển thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng. Hai năm 2006 và 2007 vừa qua đánh dấu một sự “bùng nổ” về cổ phần hoá và niêm yết của các công ty. Tuy nhiên, khi mức giá cổ phiếu liên tục tăng sau ngày đăng sàn và chỉ số thị trường VN-Index cũng tăng nhanh thì vấn đề đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty là rất cần thiết. Phải chăng sau khi cổ phần hoá và niêm yết, các công ty cổ phần của Việt Nam đã hoạt động rất có hiệu quả? Từ vấn đề trên thực tế, với cơ sở lý thuyết đã tiếp thu sau 4 năm học chuyên ngành Toán Tài chính và được sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Ngô Văn Thứ cùng các anh chị nhóm Trading - phòng Đầu tư và tư vấn tài chính – công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, em lựa chọn đề tài: “ Mô hình đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến hiệu quả hoạt động của công ty sau khi niêm yết” làm nội dung cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề thực tập, chuyên đề của em đã giải quyết được một số vấn đề sau: Thứ nhất, những khái niệm cơ bản về thị trường chứng khoán và các đặc điểm đó trên thị trường chứng khoán Việt Nam được tìm hiểu, bên cạnh đó là những tổng hợp chung về thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ hai, tìm hiểu tình hình thực hiện IPO và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua, phân tích một vài chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty và đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó. Thứ ba, đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty sau khi niêm yết đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Do vấn đề nghiên cứu còn khá mới, bị hạn chế về kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này và kĩ năng phân tích thị trường của em còn hạn chế nên chuyên đề khó tránh khỏi những khuyếm khuyết, thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến phê bình, đóng góp cùng những chỉ dẫn cụ thể của các thầy cô giáo, các anh chị hướng dẫn thực tập của nhóm Trading để em có thể nâng cao kiến thức thực tiễn và kĩ năng thực hành của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Ngô Văn Thứ cùng các anh chị trong nhóm Trading - phòng Đầu tư và tư vấn tài chính, công y chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Thống kê Thực hành – NXB Khoa học kĩ thuật – Ngô Văn Thứ Giáo trình Thị trường chứng khoán – NXB Tài chính, 2002 – Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa Tài liệu Tổng kết Thị trường Chứng khoán Việt Nam Năm 2007 – Công ty Chứng khoán Kim Long Một số chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên khoá 44, 45 Chuyên ngành Toán Tài chính và Thị trường Chứng khoán, ĐH KTQD. Tài liệu Thông tin chung của các công ty cổ phần – Công ty Chứng khoán FPT. Một số website: www.bsc.com.vn www.kls.com.vn www.tas.com.vn www.fpts.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMô hình đánh giá ảnh hưởng của 1 số nhân tố đến hiệu quả hoạt động của Công ty sau khi niêm yết.DOC
Luận văn liên quan