MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 3
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG .5
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .5
LỜI MỞ ĐẦU 7
PHẦN 1- LÝ THUYẾT MÔ PHỎNG . 9
CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ THUYẾT LƯỢNG TỬ VÀ LÝ THUYẾT HARTREE
FOCK . 9
1.1 Phép gần đứng Born- Oppenheimer 9
1.2. Nguyên lý Pauli . . 10
1.3. Phương pháp Hartree 10
1.4. Phương pháp Hartree-Fock 12
1.4.1. Nội dung cơ bản của phương pháp Hartree- Fock 12
1.4.2. Năng lượng . . 15
1.4.2.1. Năng lượng orbital. Công thức Koopmans . 15
1.4.2.2. Năng lượng nguyên tử, phân tử . 15
1.5. Các phương pháp sau Hartree-Fock . 15
1.6. Bộ hàm cơ sở- Basis Set . 18
1.6.1. Bộ cơ sở minimal STO-3G . . 18
1.6.2. Bộ cơ sở split-valance 18
1.6.3. Bộ cơ sở polarizes 19
1.6.4. Bộ cơ sở diffuse 19
1.6.5. Bộ cơ sở dunning’s correlation consistent . 19
CHƯƠNG 2- LÝ THUYẾT PHIẾM HÀM MẬT ĐỘ DENSITY FUNCTIONAL
THEORY . 20
2.1. Phương pháp phiếm hàm mật độ . 20
2.1.1. Mật độ trạng thái của electron . 20
2.1.2. Mô hình Thomas-Fermi 21
2.1.3. Phương trình Kohn-Sham . 22
2.2. Phiếm hàm tương quan-trao đổi . 26
2.2.1. Xấp xỉ mật độ địa phương - Local Density Approximation (LDA) . . 26
2.2.2. Xấp xỉ mật độ spin địa phương - Local Spin Density Approximation
(LSDA) . 28
2.2.3. Xấp xỉ gradient tổng quát- Generalized Gradient Approximation . 30
2.3. Những bổ sung của phương pháp phiếm hàm mật độ . 35
CHƯƠNG 3- KHẢO SÁT GRAPHENE HỮU HẠN 36
3.1. Giới thiệu . 36
3.2. Cấu tạo và tính chất của màng graphene . 38
3.2.1. Cấu tạo của màng graphene . 38
3.2.2. Tính chất màng graphene . 40
3.3. Phương pháp tính . . 42
3.4. Kết quả và thảo luận 43
CHƯƠNG 4 - KHẢO SÁT VẬT LIỆU (ZnO)2 . 55
4.1. Cấu hình và trạng thái hệ nhiều electron 55
4.2. Hướng nguyên cứu 56
4.3. Phương pháp tính toán . 57
4.4. Kết quả và thảo luận . . 588
KẾT LUẬN . . 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 64
LỜI MỞ ĐẦU
Khi ra đời cơ học lượng tử 1926 đến nay, lịch sử cơ học lượng tử là một chuỗi
dài những cố gắng của nhiều nhà khoa học trong hầu hết các lĩnh vực (toán học, vật lý,
hóa học, tin học ) nhằm tìm cách giải gần đúng phương trình Schrodinger để xây
dựng hàm sóng cho hệ phân tử. Việc giải chính xác hàm sóng cho hệ phân tử có một ý
nghĩa quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ thông tin về mặt năng lượng của hệ phân
tử ở mọi trạng thái electron. Tuy nhiên, việc tìm ra lời giải chính xác cho phương trình
Schrodinger là một việc hết sức khó khăn bởi sự tương tác giữa các hạt (hạt nhân,
electron) dẫn đến một biểu thức tích phân phức tạp. Do vậy cần có những phương pháp
tính thích hợp để giải một cách gần đúng phương trình Schrodinger cho hệ phân tử.
Phương pháp nền tảng để giải phương trình Schrodinger là lý thuyết Hartree-
Fock, tuy nhiên vì có những mặt hạn chế nên phương pháp này kết quả thu được cũng
chưa thật sự phù hợp với thực nghiệm. Lý thuyết phiếm hàm mật độ (Density
Functional Theory-DFT) ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực tính toán
mô phỏng. Lý thuyết phiếm hàm mật độ bao hàm một lượng lớn các phương pháp tính
toán được sử dụng để tính năng lượng tổng cộng của hệ phân tử, nguyên tử bằng cách
sử dụng một phiếm hàm năng lượng của mật độ electron và vị trí các nguyên tử .
Khi lý thuyết đầu tiên của Thomas- Fermi được thiết lập từ những năm 1920 thì vẫn chưa có một cơ sở nào được tạo ra làm nền tảng cho một lý thuyết chính xác tại thời điểm bấy giờ. Đến 1960, Hohenberg, Kohn và Sham giới thiệu một phương pháp quan trọng để tính toán năng lượng tương quan trao đổi của hệ các hạt đó là phương pháp xấp xỉ mật độ địa phương (Local Density Aproximation- LDA). Sự thành công của LDA cùng với khả năng tính toán rất nhanh của công nghệ máy tính hiện đại tạo nên ứng dụng phổ biến của DFT.
Sự phát triển nhanh chóng của các thuật toán chính xác và hơn thế là sự cải tiến về lý thuyết, đã làm cho DFT trở thành phương pháp trung tâm của vật lý chất rắn khi nghiên cứu hệ có kích cỡ từ một vài đến hàng trăm nguyên tử.
Khoa học và công nghệ ngày một phát triển, đã và đang thu về những thành tựu đáng khích lệ. Khoa học máy tính đã được vận dụng vào với những phương pháp tính ngày càng được cải thiện để đạt được độ chính xác đáng tin cậy và gần hơn với các giá trị thực nghiệm. Sự phát triển của các phần mềm máy tính phục vụ cho việc tính toán giúp cho việc nghiên cứu được mở rộng hơn.
Lý thuyết lượng tử đã mở ra một chân trời mới cho việc nghiên cứu những cấu
trúc nội tại của các chất, đặc biệt là những hệ chất phức tạp chứa đến hàng trăm nguyên
tử. Đối tượng nghiên cứu được chọn trong luận văn là vật liệu graphene và vật liệu
ZnO vì những tính chất và khả năng ứng dụng trong các thiết bị và linh kiện điện tử.
Từ lâu ZnO đã được biết đến và nghiên cứu vì những đặc tính rất quý báu như :
độ rộng vùng cấm rộng (3.37 eV), năng lượng liên kết exciton lớn khoảng 60MeV ở
nhiệt độ phòng, có tính áp điện, đặc biệt là khi nó ở cấu trúc nano. Chính nhờ những
đặc tính này mà ZnO rất thích hợp ứng dụng trong các thiết bị điện tử và quang điện
tử
Bên cạnh những vật liệu mới ngày một được cải thiện về tính chất, thì graphene tuy chỉ mới được phát hiện trong thời gian gần đây nhưng graphene lại mang những tính chất lý thú vượt trội hơn những vật liệu khác. Đặc điểm thu hút các nhà khoa học nghiên cứu về graphene là những miếng graphene này có bề dày chỉ bằng một nguyên tử và cấu trúc bền vững ở nhiệt độ thường. Hơn nữa, các electron đi qua graphene hầu như gặp điện trở rất ít nên ít sinh nhiệt. Graphene cũng là một chất dẫn nhiệt, nhiệt đi qua và phát tán rất nhanh. Một khi có thể điều khiển tính chất cũng như chế tạo những miếng graphene để áp dụng vào diện rộng thì giới hạn kích thước nano không còn là một mối bận tâm lớn đối với các nhà nghiên cứu.
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4833 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô phỏng cấu trúc phiến Graphene hữu hạn bằng phương pháp phiếm hàm mật độ DFT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
electron có spin đối song, năng lượng trao đổi theo định nghĩa chỉ liên quan đến các
electron có cùng spin:
[ ]=
[ ]+
(2.17)
[ ]=
[ ]+
+
, (2.18)
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 26
Mật độ tổng là tổng của phần đóng góp của các electron và = + .
Tuy nhiên các phiếm hàm thường được viết theo độ phân cực hóa spin và bán kính
của thể tích hiệu dụng chứa một electron rs
=
và =
(2.19)
Có nhiều dạng phiếm hàm tương quan trao đổi đã được thiết lập, một số dạng
thường dùng như BPW91, BLYP, B3LYP, B3PW91…
2.2. Phiếm hàm tương quan-trao đổi
2.2.1. Xấp xỉ mật độ địa phương – Local Density Approximation (LDA)
Để tính đến những tác động trong trao đổi và tương quan (hoàn toàn không
được đề cập trong lý thuyết của Thomas-Fermi), phương pháp xấp xỉ mật độ địa
phương (Local Density Approximation- LDA ) đối với phiếm hàm tương quan và trao
đổi đã được giới thiệu. Nguyên lý của sự xấp xỉ này là tính toán năng lượng XC trên
từng hạt của khí electron đồng nhất như một phiếm hàm của mật độ, ( ( )) và
( ( )). Những hàm này sau đó được sử dụng như những định lượng của
năng lượng XC trên một hạt của hệ thống không đồng nhất tương ứng:
[ ]= ∫ ( )( ( )+ ( )) (2.20)
Ngay lập tức chúng ta sẽ nghĩ rằng sử dụng một phiếm hàm như vậy là chỉ phù
hợp cho hệ thống có mật độ biến đổi chậm, nhưng LDA cho ta một kết quả tốt đến
ngạc nhiên khi ứng dụng vào nhiều nghiên cứu các hệ thống mà mật độ biến đổi tương
đối nhanh. Sự nổi tiếng của DFT hiện đại gắn liền với sự thành công của LDA.
Vào khoảng cuối những năm 1920, đầu năm 1930, phương pháp LDA đầu tiên
để tính toán năng lượng trao đổi đã được giới thiệu bởi Dirac, trong đó năng lượng trao
đổi-tương quan được xác định như sau:
,
[ ]= ∫ ( )
/ (2.21)
Ở đây, Cx là hằng số :
= −
.(
) / (2.22)
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 27
Phiếm hàm này được sử dụng cùng với mô hình của Thomas-Fermi, và nó được
gọi là phương pháp Thomas-Fermi-Dirac, nhưng nó không tạo ra được cải tiến đáng kể
nào đối với những sai xót trong việc lấy xấp xỉ phiếm hàm động năng trong mô hình
Thomas-Fermi. Sau này, mẫu Thomas-Fermi-Dirac-Weizsäcker bao gồm những điều
chỉnh gradient đối với phiếm hàm động năng trong mẫu Thomas-Fermi đã chỉ ra những
cải tiến lớn đối với mẫu này.
Năm 1951, Slater sử dụng một phiếm hàm trao đổi LDA để thuận tiện trong
tính toán sử dụng phương pháp Hartree-Fock, bởi vì nó là số hạng trao đổi, nên đã chi
phối hầu hết thời gian của tính toán Hartree-Fock. Slater đã tính toán thế trao đổi
LDA thay vì năng lượng LDA .Và thu được thế trao đổi có dạng:
,
[ ] = −
(
( )) / (2.23)
Số hạng này được sử dụng trong phương trình Hartree-Fock thay vì toán tử trao
đổi Hartree-Fock phức tạp đã cho chúng ta một phương pháp gọi là phương pháp
Hartree-Fock-Slater (phương pháp HFS). Thế trao đổi thu được từ tính toán của
Slater không giống với thế trao đổi thu được từ việc lấy đạo hàm (2.23):
,
[ ]= −(
( )) / (2.24)
Sự khác nhau này bắt nguồn từ việc sử dụng LDA đối với hoặc là năng lượng
trao đổi hoặc là thế trao đổi. Sự không rõ ràng của thế trao đổi đã dẫn tới sự hữu dụng
của phương pháp HFS cùng với một thông số có thể điều chỉnh, α , đặt trước thế trao
đổi. Ngày nay, phiếm hàm trao đổi của Dirac - được nhắc đến như phiếm hàm trao
đổi LDA, cho ta năng lượng trao đổi chính xác của hệ hạt đồng nhất. Điều này đã
được kết luận mặc dù thế đưa ra bởi Slater đối với các orbital Kohn-Sham là tốt hơn.
Nhìn chung, trong tất cả các tính toán của các nguyên tử khi không chú ý đến
năng lượng tương quan, một giá trị nằm giữa = 3/2 (tương ứng với Dirac LDA) và
= 1(tương ứng với Slater LDA) tạo ra kết quả tốt hơn cả hai giá trị biên. Những
phiếm hàm tương quan LDA đầu tiên có chất lượng khá tồi. Điều này liên hệ với
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 28
những vấn đề thực hiện khai triển nhiễu loạn hệ nhiều hạt ở giới hạn mật độ thấp. Vấn
đề này đã không được giải quyết cho đến khi tìm ra phiếm hàm địa phương phụ thuộc
vào spin.
2.2.2. Xấp xỉ mật độ spin địa phương – Local Spin Density
Approximation (LSDA)
Phương pháp LDA được giới thiệu ở phần trên đưa đến những kết quả chính
xác cho khí electron đồng nhất đã bổ chính spin, nếu như một phiếm hàm trao đổi-
tương quan chính xác được sử dụng. Đối với những mô tả cho những hệ thống được
đặt trong một từ trường ngoài, các hệ thống bị phân cực hoặc những hệ thống có hiệu
ứng tương tự là rất quan trọng. Khi này hệ thống Kohn-Sham đã bổ chính spin và LDA
không thể áp dụng vào đây được.
Lý thuyết Kohn-Sham phân cực spin đã được phát triển vào đầu những năm
1970, và một thời gian ngắn sau đó, người ta thấy rằng những hiệu chỉnh tương đối
chẳng hạn như cặp spin quỹ đạo có thể được bao hàm trong hình thức luận này. Trong
lý thuyết phân cực spin của Kohn-Sham, cùng với phương pháp xấp xỉ mật độ spin địa
phương (LocaSpin Density Approximation - LSDA), năng lượng trao đổi tương tác có
dạng như sau:
, =∫ ( ) (
( ), ( )) (2.25)
Ở đây, , là mật độ spin up và spin down.
Năng lượng tương quan-trao đổi trong phương pháp LSDA có thể được viết
tương ứng là:
[ ,V]= ∫ ( ) ( ( ),V( ) ) (2.26)
Ở đây:
( )= ( )+ ( ) và V( )=
( ) ( )
( )
(2.27)
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 29
là mật độ tổng cộng và mật độ phân cực spin tương ứng. Trong những phương trình đó
α và β là tương ứng đại diện cho spin-up (hướng lên) và spin-down (hướng xuống). Do
khả năng phân tách của phiếm hàm năng lượng trao đổi:
, = [
,0]+ [0,
] (2.28)
Và spin độc lập:
[ ,0]= [0, ] (2.29)
Ta có thể viết lại dạng của năng lượng trao đổi:
, =
[
, ]+
[
, ] (2.30)
Khi thay thế phiếm hàm năng lượng trao đổi Dirac vào những phương trình đó,
và sử dụng mối quan hệ:
=
(1 + V) , =
(1 − V) (2.31)
ta sẽ thu được năng lượng trao đổi phụ thuộc vào mật độ spin địa phương trên mỗi hạt
là:
( ,V)= ( ,0)+ (V)( ( ,1)− ( ,0) ) (2.32)
Ở đây:
(V)=
( V) / ( V)
/
(2.33)
được gọi là hàm nội suy Von Barth-Hedin, và:
( ,0)=
/ , ( ,1)= 2
/
/ (2.34)
Năng lượng tương quan trên một hạt trong phương pháp LSDA rất khó thu được
riêng rẽ từ năng lượng trao đổi. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp V ≠ 0 và
V ≠ ∓1 . Khi xây dựng LSDA, người ta thường giả sử rằng năng lượng tương quan trao
đổi trên một hạt có thể được nội suy cho hệ thống phân cực spin cục bộ, giống như
năng lượng trao đổi trên một hạt:
( ,V)= ( ,0)+ (V) ( , 1)− ( , 0) (2.35)
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 30
Ở đây, (V) vẫn là hàm nội suy như trên. Trong giới hạn mật độ cao, ( , 0),
được xấp xỉ bởi lý thuyết hệ nhiều hạt cùng với việc lấy tổng trong toàn không gian và
( ,1) được cho bởi hệ thức tỉ lệ pha ngẫu nhiên :
= ( ,1)=
(2 ,0) (2.36)
Đối với mật độ thấp và trung bình, người ta sử dụng những điều chỉnh số đối
với các kết quả Monte-Carlo lượng tử chính xác.
2.2.3. Xấp xỉ gradient tổng quát- Generalized Gradient Approximation
Việc khai triển theo gradient của mật độ xuất hiện đầu tiên trong những ấn bản
của Hohenberg, Kohn và Sham. Phương pháp khai triển này được biết đến với cái tên
Khai triển suy rộng gần đúng gradient (GEA - Gradient Expansion Approximation).
Mục đích ban đầu là để mở rộng phương pháp LDA. GEA là một chuỗi các khai triển
theo bậc tăng dần của gradient mật độ. Dạng bậc nhất của GEA sau đó đã được thực thi
và chạy thử đối với hệ các nguyên tử và phân tử, và kết quả thu được đã sai hoàn toàn.
Nguồn gốc của vấn đề GEA sau này đã được tìm ra là do sự vi phạm các quy tắc lấy
tổng và điều kiện không rõ ràng đối với trao đổi lỗ trống - cả hai đều là những điều
kiện vật lý quan trọng và đều được đáp ứng trong LDA. Mặc dù kết quả của GEA là rất
thất vọng nhưng nó đã cung cấp những nền tảng cơ bản cho phương pháp xấp xỉ
gradient tổng quát (GGA - Generalized Gradient Approximation), một phiếm hàm
tương quan-trao đổi hiện nay đang rất phổ dụng trong vật lý chất rắn. Đối với một giá
trị mật độ ( ) bất kỳ, không dễ gì khi xác định chính xác giá trị năng lượng trao đổi-
tương quan [ ] được. Tuy nhiên, nếu như ( ) thay đổi tương đối chậm thì người
ta có thể viết :
[ ]= ∫ ( ) ( ( ) (2.37)
Ở đây, ( ( )) là năng lượng trao đổi-tương quan trên một hạt của hệ electron
đồng nhất có mật độ .
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 31
Trong trường hợp mật độ biến đổi chậm, ta có thể khai triển năng lượng tương
quan-trao đổi như sau:
[ ]= ∫ [ ] + ∫
( )
[ ]|∇ | + ⋯. (2.38)
Ở đây,
( )
[ ] là phần năng lượng tương quan trao đổi của số hạng thứ hai trong
khai triền năng lượng theo toán tử gradient của mật độ.
Trong khai triển (2.38), nếu chỉ tính đến số hạng đầu tiên, ta có thể nhận ra ngay
đó là năng lượng trao đổi-tương quan trong LDA, hàm này chỉ phụ thuộc vào ρ. Còn
nếu xét thêm đến số hạng thứ hai, ta sẽ thấy năng lượng trao đổi-tương quan sẽ phụ
thuộc vào 2 biến là và ∇ . Khi đó nó có thể được viết dưới dạng:
[ ]= ∫ ( ,∇ ) (2.39)
đó chính là dạng đơn giản nhất của phương pháp GGA được định nghĩa từ giữa đầu tập
kỉ 80. Trong phương pháp xấp xỉ này, có sự bao hàm gradient như là một biến mới.
Về sau này, người ta đã cố gắng tìm được những sơ đồ tốt nhất có thể để mô tả
năng lượng tương quan-trao đổi trong phương pháp GGA, chẳng hạn như thêm vào
các thông số về spin. Nhìn chung, dạng đầy đủ (tổng quát) của năng lượng trao đổi-
tương quan trong phương pháp GGA có dạng:
[ , ] = ∫ ( , ,∇ ,∇ ) (2.40)
Những phương pháp GGA đầu tiên cho năng lượng trao đổi tương quan đã đưa
ra những cải tiến lớn đối với phương pháp LSDA. Phương pháp LSDA đã chỉ ra các
tính chất về mặt cấu trúc và các tính chất dao động tương đối tốt cho cả chất rắn và
phân tử. Nhưng đối với các phân tử, phương pháp LSDA có một xu hướng rõ ràng đối
với liên kết phủ linh động. Sau khi phương pháp GGA được giới thiệu, các công bố về
phiếm hàm năng lượng trao đổi-tương quan dựa theo phương pháp này tăng nhanh
chóng.
Những bước quan trọng để dẫn tới GGA phần lớn được thực hiện bởi Perdew và
các cộng sự. Ông đã đưa ra một thủ tục trong đó giới hạn rõ rệt trao đổi-tương tác lỗ
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 32
trống GEA trong một không gian thực bằng cách sử dụng hàm Delta, để hồi phục quy
tắc lấy tổng và các điều kiện lỗ trống không rõ ràng. Theo đó, GGA có thể được viết
thuận tiện dựa trên một hàm giải tích được biết đến như là một thừa số gia tăng,
[ ( ),∇ ( )]. Hàm này sửa chữa trực tiếp năng lượng LDA:
[ ( )]= ∫ ( )
[ ( )] [ ( ),∇ ( )] (2.41)
Thường thì thừa số gia tăng trong GGA được viết dựa trên bán kính Seitz , và
số hạng không thứ nguyên ( ):
( )=
|∇ ( )|
( ) ( )
(2.42)
Ở đây là vector sóng Fermi:
( )= [3
( )]
(2.43)
Vì rằng GGA không phải là dạng phiếm hàm duy nhất, vẽ [ , ] theo s đối
với xác giá trị khác nhau sẽ cho phép một cách hiệu quả để kiểm tra và so sánh các
dạng GGA khác nhau.
Bằng thủ tục giới hạn không gian thực, phương pháp GGA đã thành công trong
việc giải quyết hai lỗi chính trong GEA. Nó đã đưa ra nhiều cải tiến hơn LDA trong
một vài trường hợp đặc biệt. Kết quả đáng chú ý nhất là sự giảm đáng kể lỗi trong liên
kết phủ của LDA đối với chất rắn và các phân tử. Thật công bằng mà nói rằng, sự
thành công của GGA đối với các tính chất phân tử là nhân tố chính dẫn tới giải
thưởng Nobel của Walter Kohn năm 1998.
Một phiếm hàm quan trọng được sử dụng trội hẳn trong trường phái DFT cho
chất rắn là PW91, được phát triển bởi Perdew và Wang. Nó được xây dựng theo lối phi
kinh nghiệm bởi vì phiếm hàm này không chứa bất kì một tham số tự do nào được điều
chỉnh với thực nghiệm. Dĩ nhiên là nó được xác định từ các hệ thức cơ học lượng tử
chính xác. Trong phiếm hàm PW91, thừa số gia tăng trao đổi có dạng:
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 33
[ ]=
1 + 0.19645 sinh (7.7956 )+ 0.2743 − 0.15084
1 + 0.19645 sinh (7.7956 )+ 0.004
(2.44)
đây là một sự mở rộng đối với dạng được đưa ra bởi Becke (với tên gọi B88), mặc dù
nó được vá víu để tuân theo những điều kiện chính xác được thêm vào chẳng hạn như
dáng điệu đúng đắn trong giới hạn biến đổi chậm, một vài biểu thức tỉ lệ, và các giới
hạn năng lượng. Ta có thể thấy rằng không có sự phụ thuộc của thừa số gia tăng trao
đổi vào vì rằng năng lượng trao đổi tỉ lệ thuận với mật độ đồng nhất, và như vậy
dạng của ( ) hầu như không thay đổi đối với các giá trị khác nhau. Phần toán học
của năng lượng tương quan GGA là rất phức tạp do các hệ thức tỉ lệ và những tương
tác khác nhau xảy ra giữa các thành phần spin giống nhau và không giống nhau. Năng
lượng tương quan có bổ chính spin trong PW91 có thể viết dưới dạng:
, =∫ ( )[ ( ,V)+ ( , ,V)] (2.45)
ở đây, ( ,V) là sự tham số hóa Perdew-Wang năng lượng tương quan của khí
electron đồng nhất, và t là một số hạng không thứ nguyên được cho bởi:
=
|∇ ( )|
( )
(2.46)
ở đây, = (4 / )
/ , = [ 1 +V)
+ (1 − V)
và V là bậc phân cực spin.
Hàm = + được định nghĩa như sau:
=
log [1 +
] (2.47)
= [ ( )− (0)−
]
[
(
/
) ] (2.48)
= (2 / )(
− 1) (2.49)
Với = 0.09, = (0), =
(3 )
= 0.004235, = −0.001667
( ) được xác định bởi:
( ) = ( − ) (2.50)
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 34
( ) = 10
. . . ×
. .
. ×
(2.51)
Những nghiên cứu sau này đã khám phá ra rằng, có một vài biến động phi vật lý
trong thế tương quan-trao đổi PW91 đối với gradient mật độ nhỏ và lớn. Để bù đắp cho
sự yếu kém của phiếm hàm PW91, phiếm hàm PBE đã được xây dựng . Hiện nay, đây
là phiếm hàm được sử dụng phổ biến nhất của phương pháp GGA. Sự khai triển chính
xác đến bậc hai cho những biến đổi nhỏ của mật độ hoặc sự biến đổi chậm được đáp
ứng đầy đủ bởi PW91, nhưng điều kiện ép buộc này đã được giảm nhẹ trong phiếm
hàm PBE để đưa ra một sự mô tả tốt hơn đối với các hệ.
Trong phiếm hàm PBE, hàm ( ) có dạng đơn giản như sau:
( )= 1 + −
/
(2.52)
Hằng số = 0.21951, = 0.804 được chọn như sau: khai triển gradient xung
quanh s=0 sẽ cho đường đặc trưng tuyến tính chính xác của khí electron đồng nhất,
và phải thỏa mãn biên địa phương Lieb-Oxford:
( )
( ), ( ) ≥ −1.679 ( )
(2.53)
Phiếm hàm PBE thường được xem như một phiếm hàm nguyên lý thứ nhất, bởi
vì nó được xây dựng từ những giới hạn đã biết của khí electron đồng nhất và những hệ
thức tỉ lệ. Hơn nữa, nó không chứa bất kì một thông số nào hoặc là những hằng số cơ
bản hoặc được xác định để thỏa mãn một vài hệ thức cơ học lượng tử xác định.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng, trừ đi những điều kiện gradient cao và thấp (đường
đặc trưng tuyến tính của khí electron đồng nhất và biên Lieb-Oxford), hàm trao đổi gia
tăng là hoàn toàn tùy ý. Điều này đã dẫn đến việc xây dựng phiếm hàm trao đổi
revPBE, nó hầu như có cùng tính chất hình thức chính xác như PBE, nhưng đã cải tiến
được năng lượng nguyên tử và năng lượng bám hút hóa học. Sự quan tâm đầu tiên đối
với revPBE là không đảm bảo biên Lieb-Ofoxd. Điều này được bắt buộc trong phiếm
hàm RPBE, phiếm hàm này giống như của revPBE, cải tiến thêm sự mô tả các phân
tử, và tại thời gian giống nhau lấp đầy biên địa phương Lieb-Oxford.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 35
Sau này, người ta đã chỉ ra rằng một vài tính chất của vật chất được tính toán
cùng với phiếm hàm RPBE và revPBE sai lệch rất lớn với các kết quả thực nghiệm,
và còn sai lệch hơn cả phiếm hàm PBE ban đầu. Điều này như một minh chứng rằng
những cải tiến xa hơn đối với những phiếm hàm GGA đang tồn tại phải xuất phát từ
việc lựa chọn một giới hạn đơn giản hơn của dạng phiếm hàm hơn là bị bó buộc bởi sự
xấp xỉ gradient suy rộng.
2.3. Những bổ sung của phương pháp phiếm hàm mật độ
Trong lý thuyết phiếm hàm mật độ, mắt xích yếu nhất là đại lượng năng lượng
trao đổi-tương tác chưa được biết. Khi xem xét đến khía cạnh thực thi DFT trên một
chương trình máy tính, thì sự miêu tả các orbital KS sẽ đóng vai trò chính. Trong
chương trình DACAPO, việc miêu tả các orbital KS được thực hiện bằng cách sử
dụng các giả thế và sóng phẳng. Cách tiếp cận này cực kì hiệu quả cho chất rắn và các
hiện tượng bề mặt cùng với sự tuần hoàn lặp lại của các ô mạng tinh thể.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 36
PHẦN 2- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÍNH
CHƯƠNG 3- KHẢO SÁT GRAPHENE HỮU HẠN
3.1. Giới thiệu
Carbon là vật liệu khơi nguồn cho sự sống trên trái đất, thành phần cơ bản của
tất cả các hợp chất hữu cơ. Do tính linh động của carbon trong khả năng tạo thành liên
kết, các hợp chất carbon đa dạng về hình dạng và tính chất. Trong các dạng thù hình
của carbon phải kể đến graphene, là một đơn lớp nguyên tử carbon hai chiều có hình
dạng tổ ong, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo thành các dạng thù
hình của carbon. Tập hợp nhiều lớp carbon xếp chồng lên nhau sẽ tại thành vật liệu
graphite. Một tấm graphene cuộn lại sẽ tạo thành một ống nano carbon một chiều hay
tạo thành quả cầu không chiều (Fullerene). Graphene là một chất liệu hoàn toàn mới –
nó không những mỏng nhất mà còn bền. Là một chất dẫn điện, nó dẫn điện tốt như
đồng. Là một chất dẫn nhiệt, nó dẫn nhiệt tốt hơn mọi chất liệu đã biết khác. Nó hầu
như hoàn toàn trong suốt, nhưng lại đậm đặc tới mức ngay cả helium, nguyên tử nhỏ
nhất, cũng không thể xuyên qua.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 37
Hình 3.1 : Một số dạng thù hình của carbon (a) Fullerene; (b) Nanocarbon
tube; (c) Graphite
Trước khi tìm ra graphene, các nhà khoa học đã nhiều lần thất bại khi cố tách
những miếng mỏng graphene từ graphite. Ban đầu, người ta dùng một thủ thuật hóa
học gọi là chemical exfoliation – tức là chèn nhiều phân tử hóa học vào giữa những
phiến graphene để tách nó ra. Tuy nhiên cái mà họ có được chỉ là những mảng bầy
nhầy như nhọ nồi. Từ đó không ai dùng kĩ thuật này để lấy graphene nữa. Sau đó, các
nhà khoa học đã áp dụng một kĩ thuật trực tiếp hơn, gọi là micromechanical cleavage
(cắt vi cơ), tách graphite thành những miếng mỏng bằng cách chà graphite vào một mặt
phẳng khác, từ đó có thể gỡ những miếng graphite với độ dày khoảng 100 nguyên tử.
Bằng cách này thì năm 1990, các nhà vật lý người Đức ở Đại học RWTH Aachen đã
lấy được những miếng graphite mỏng đến độ trong suốt. Tuy nhiên, các thiết bị đo thời
đó không đủ hiện đại để giúp ông nhận biết ra điều này.
Khoảng 10 năm sau đó, không có một tiến bộ nào đáng kể. Mặc dù họ có thể
lấy được những miếng mỏng khoảng vài mươi nguyên tử, nhưng đó chỉ là những
miếng graphite mỏng, không phải graphene. Lúc đó, không ai nghĩ graphene có thể
hiện diện được trong thiên nhiên.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 38
Cho đến năm 2004, Andre K. Geim và đồng nghiệp tại đại học Manchester ở
Anh tình cờ tìm ra được một cách mới để tạo ra graphene. Họ dán những mảnh vụn
graphite trên một miếng băng keo, gập dính nó lại, rồi kéo dật ra, tách miếng graphite
làm đôi. Họ cứ làm như vậy nhiều lần cho đến khi miếng graphite trở nên thật mỏng,
sau đó dán miếng băng keo lên silicon xốp và ma sát nó. Vài miếng graphite dính trên
miếng silicon xốp, và những mảnh đó thường có bề dày là một nguyên tử. Một miếng
graphite dày một nguyên tử thì không thể nhìn thấy được, nhưng Geim thấy được rằng
một miếng graphite tạo ra một cầu vồng nhiều sắc màu rực rỡ. Đến nay, quan sát bằng
kính hiển vi, qua màu sắc, các nhà nghiên cứu có thể biết được độ dày của miếng
graphite. Một miếng graphite dày hơn 100 lớp (màu vàng), dày 40 đến 30 lớp (màu
xanh dương), dày khoảng 10 lớp (màu hồng) hoặc chỉ là 1 lớp đơn – chính là graphene
(màu hồng nhạt, hầu như không thấy được).
3.2. Cấu tạo và tính chất của màng graphene
3.2.1. Cấu tạo của màng graphene
Graphene là một đơn lớp của graphite, mạng lưới tổ ong hai chiều của các
nguyên tử carbon. Đó là vật liệu có những đặc điểm tuyệt vời cân bằng nhiệt ở nhiệt độ
lớn hơn 500 trong không khí, trơ với hầu hết chất khí, cứng như kim cương, có độ linh
động cao và khả năng chịu tải lớn. Liên kết C-C trong tấm graphene có độ dài khoảng
0.142 nm. Ở graphene, mỗi nguyên tử carbon có ba mối liên kết cộng hóa trị nằm cân
đối trong mặt phẳng, góc giữa hai mối liên kết kề nhau là 120o. Mỗi mối liên kết như
vậy lại kết nối với 1 nguyên tử carbon (để cộng hóa trị) nên quanh một nguyên tử
cacbon có ba nguyên tử carbon khác. Do đó, các nguyên tử trong graphene ở trạng thái
lai hóa sp2 để tạo thành liên kế bền vững và một liên kết tạo thành vân đạo pz còn
lại. Trong đó liên kết đều tham gia dẫn điện và có ảnh hưởng quyết định đến tính
chất đặt trưng của graphene.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 39
Hình 3.2: Graphene là mạng lưới tổ ong hai chiều của carbon
Một vài thông số của mạng Graphene:
- Hằng số mạng : a=√3 =2.46 Å
- Vecto cơ sở : ⃗ = (
√
;
) ; ⃗ = (
√
; −
)
- Vector mạng đảo: ⃗ =
√
; 1 ; ⃗ =
√
; −1
- Cơ sở: gồm 2 nguyên tử A: (0;0) và B : (
;
)
- Diện tích của ô đơn vị = √3
= 0.051 và mật độ nguyên tử tương
ứng là =
= 39 = 39.10 .
- Vì số lượng liên kết bằng số nguyên tử carbon trong một ô đơn vị của mạng
nên mật độ các liên kết trong mạng graphene là = = 39.10
Ô đơn vị của mạng Bravais được tạo bởi 2 vector là ⃗ và ⃗ , mỗi ô chứa 2
nguyên tử A và B. Từ đó, ta vẽ được vùng Brillouin thứ nhất có hình lục giác (hình
3.3). Ở đây ta chú ý đến 4 điểm đối xứng , M, K, K’ ; trong đó 2 điểm K và K’ là
không hoàn toàn đối xứng. Tuy nhiên trong các bài toán thì ta có thể coi hai điểm này
là đối xứng, trong trường hợp phải xét đến bài toán có từ trường ngoài, tương tác
spin…thì mới cần phân biệt 2 điểm này.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 40
a b
Hình 3.3: Ô mạng cơ sở của graphene (a) và mạng đảo của nó (b)
3.2.2. Tính chất màng graphene
Graphene là vật liệu mỏng nhất trong tất cả các vật liệu:
Graphene có bề dày chỉ bằng một phần triệu của loại giấy in báo thông thường
và bằng 1/200000 sợi tóc. Theo Geim, mắt người không thể nhìn thấy màng graphene
và chỉ có kính hiển vi điện tử tối tân nhất mới nhận ra độ dày này. Dưới kính hiển vi,
mảnh graphite dày gấp 100 lần nguyên tử carbon có màu vàng, 30- 40 lớp màu xanh
lơ, 10 lớp có màu hồng và graphene thì mang màu hồng rất nhạt, một màng graphene
trong suốt chỉ dày một nguyên tử.
Chuyển động của điện tử trong graphene:
Graphene tổng hợp được có tính chất rất đặc biệt. Chuyển động của các electron
rất nhanh, electron dường như không có khối lượng và chuyển động gần bằng vận tốc
ánh sáng. Electron trong graphene có vận tốc lớn gấp 100 lần electron trong silicon.
Chuyển động của electron không tuân theo phương trình Schrödinger mà tuân theo
phương trình Dirac cho các hạt không có khối lượng. Hạt này mang đầy đủ các tính
chất của hạt Dirac. Hạt Dirac được mệnh danh là các hạt ma vì những biểu hiện kỳ dị
của nó. Đó là trong trường hợp nào đó sẽ dịch chuyển ngược chiều tác dụng của điện
trường, ngược chiều tác dụng của lực.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 41
Đối với graphene, các nguyên tử dao động tại nhiệt độ phòng tạo ra một điện trở
suất vào khoảng 1.0 microOhm.cm. Điện trở suất của graphene nhỏ hơn điện trở suất
của đồng đến 35% và là điện trở suất thấp nhất được biết đến tại nhiệt độ phòng. Điều
này được giải thích như sau: trong các mẫu graphene được chế tạo không được sạch đã
làm tăng điện trở suất của graphene. Do đó, điện trở suất trung bình của graphene
không nhỏ bằng điện trở suất của đồng tại nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, graphene lại có
rất ít electron so với đồng, do đó trong graphene dòng điện được vận chuyển bởi một
số ít electron có vận tốc nhanh hơn nhiều lần so với các electron của đồng.
Đối với các vật liệu bán dẫn, tiêu chuẩn về tính linh động được sử dụng để xác
định các electron chuyển động nhanh ở mức nào. Giới hạn tính linh động của electron
trong graphene được xác định nhờ dao động nhiệt của nguyên tử và giá trị này vào
khoảng 200.000 cm2/Vs tại nhiệt độ phòng. Trong khi ở silicon là 1.400 cm2/Vs, ở
indium antimonide là 77.000 cm2/Vs. Electron của graphene có độ linh động cao nhất
so với các chất bán dẫn thông thường.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng mặc dù giới hạn tính linh động của
graphene ở nhiệt độ phòng cao ở mức 200.000 cm2/Vs, các mẫu vật hiện nay có tính
linh động nhỏ hơn – vào khoảng 10.000 cm2/Vs và cần phải nỗ lực cải tiến rất nhiều.
Do graphene có cấu tạo chỉ với một lớp nguyên tử, các mẫu vật hiện nay phải được đặt
trong chất nền là silicon đioxit. Điện tích bị giữ trong chất nền silicon đioxit có thể ảnh
hưởng đến các electron trong graphene làm giảm tính linh động. Dao động của các
nguyên tử silicon đioxit bản thân chúng cũng đã có thể có ảnh hưởng đến graphene
thậm chí còn lớn hơn ảnh hưởng từ dao động nguyên tử của chính nó. Nhưng vì các
phonon trong bản thân graphene lại không hề có tác dụng trong việc phân tán electron,
do đó hiệu quả này trở nên rất quan trọng trong graphene.
Graphene có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
Ở dạng tinh khiết, graphene dẫn điện nhanh hơn bất cứ chất nào khác ở nhiệt độ
bình thường. Graphene có thể truyền tải điện năng tốt hơn đồng gấp một triệu lần. Hơn
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 42
nữa, các electron đi qua graphene hầu như không gặp điện trở nên ít sinh nhiệt. Bản
thân graphene cũng là chất dẫn nhiệt, cho phép nhiệt đi qua và phát tán rất nhanh.
Độ bền và độ cứng của graphene:
Độ bền:
Graphene bền hơn thép 200 lần.Những tính toán và thí nghiệm kiểm chứng độ
bền của graphene kết quả đã cho thấy được sức bền nội tại của nó. Graphene có thể
xem là một giới hạn trên cho sức bền của vật liệu- giống như kim cương là chất cứng
nhất.
Độ cứng
Graphene có cấu trúc bền vững ngay cả ở nhiệt độ bình thường. Độ cứng của
graphene ‘lệch khỏi biểu đồ’ so với các họ chất liệu khác. Đây là nhờ các liên kết
carbon- carbon trong graphene cũng như sự vắng mặt của bất cứ khiếm khuyết nào
trong phần căng cao độ nhất của màng graphene.
3.3. Phương pháp tính
Mục đích nguyên cứu
Những đặc tính vượt trội của graphene như bền hơn thép, dẫn điện tốt hơn bất
kỳ vật liệu nào đã được khám phá trước đó. Kết cấu mạng graphene có ảnh hưởng lớn
đến đặt tính vượt trội của nó. Trong đó, hoạt động của electron trong mạng graphene
chính là điểm mà các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất. Với độ truyền dẫn tốt, các
nhà khoa học đang kỳ vọng sẽ chế tạo ra một loại linh kiện điện tử, transistor, quantum
dot bằng graphene thay thế cho linh kiện bán dẫn hiện nay sử dụng vật liệu silic là chủ
yếu. Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát màng graphene có cấu trúc hữu hạn.
Với mạng lưới carbon đều đặn chỉ với kích thước hai chiều: dài và rộng, sự sắp xếp
hoàn hảo như vậy giúp nó khó lòng bị vỡ với những yếu tố tác dụng thông thường. Khi
màng graphene càng lớn mức độ hoàn hảo trong cấu trúc càng cao.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 43
Các bước nghiên cứu :
Tính cấu hình bền của mẫu graphene C24H12 bằng 2 phương pháp
B3LYP và PBEPBE. Phân tích các mode dao động trong hệ, xây
dựng phổ IR.
Sử dụng cấu hình được tối ưu bằng phương pháp B3LYP để khảo
sát sự co giãn khoảng cách C-C trong ba trường hợp khác nhau,
sau đó so sánh với trường hợp graphene pha tạp.
Phương pháp nguyên cứu
Quá trình khảo sát được thực hiện bằng phương pháp tính toán sử dụng chương
trình tính Gaussian 03W, đồng thời cũng kết hợp với các phần mềm GausView 5.0,
Origin 8.0. Thông số hình học của cấu trúc được tối ưu hóa và tính tần số dao động
bằng lý thuyết phiếm hàm mật độ với các phiếm hàm được sử dụng là B3LYP và
PBEPBE kết hợp với bộ hàm cơ sở khuếch tán 6-31G. Kế đến sử dụng cấu hình đã tối
ưu tiến hành khảo sát sự co giãn khoảng cách carbon ở những vị trí khác nhau, phương
pháp tính được sử dụng là B3LYP với bộ cơ sở 6-31G.
3.4. Kết quả và thảo luận
Tính toán cấu hình bền
Phương pháp tính được sử dụng đầu tiên là B3LYP thời gian tiêu tốn cho quá
trình này là 5 giờ 30 phút. Trong hai trường hợp năng lượng đều được quy về đơn vị
tính là kcal/mol(1 hartree= 627.509 kcal/mol)
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 44
Hình 3.4: Mẫu graphene C24H12 đã được tối ưu bằng phương pháp B3LYP
Khi sử dụng phương pháp PBEPBE, thời gian tiêu hao cho việc tính toán cấu
hình bền của hệ gần gấp đôi so với phương pháp đầu tiên ( trong 11 giờ). Các giá trị
thu được sau khi tối ưu cấu hình so với thực nghiệm sai lệch không đáng kể. Trong đó,
mẫu graphene C24H12 được khảo sát có giá trị đã tối ưu về góc và độ dài liên kết (xem
bảng 3.1 và bảng 3.2) được tính bằng phương pháp B3LYP cho cấu hình tốt và gần với
thực nghiệm nhất. Khoảng cách giữa các nguyên tử được tính bằng Å và góc liên kết
được tính theo độ. Dù sử dụng phiếm hàm B3LYP hay PBEPBE thì năng lượng cần
cung cấp để gây ra những thay đổi trong phiến graphene (cả về góc và độ dài liên kết)
đều rất lớn.
Trong bảng 3.1 và bảng 3.2, độ lệch được tính so với giá trị được chọn tại vị trí
C trong cùng và gần sát với giá trị thực nghiệm nhất (1.42 Å). Những nguyên tử C
xung quanh vị trí C được khảo sát có độ sai lệch khá thấp. Đối với mẫu C24H12 tối ưu
bằng B3LYP , vị trí xem xét [5,4] có độ dài liên kết 1.427 Å và góc liên kết 119.9o tại
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 45
vị trí [6,5,4]; những C xung quanh có độ dài bằng 1.421, 1.427, 1.427, 1.421 Å lần
lươt tại vị trí [5,11], [3,4], [6,5], [4,10] và các góc 118.76o , 119.9o, 119.9o, 118.78o lần
lượt tại vị trí [23,12,6], [12,6,5], [5,4,10], [4,10,18] ...(xem bảng 3.1). Góc liên kết
cũng được xét tương tự (xem bảng 3.2). Như vậy, càng đi sâu vào bên trong tính ổn
định càng cao. Với những tấm graphene thực tế có kích thước rất lớn sự ổn định của nó
càng được thể hiện rõ hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi phần nào đã kiểm chứng được độ
đáng tin cậy của phương pháp được sử dụng.
B3LYP
(C24H12)
Độ lệch
%
PBEPBE
(C24H12)
Độ lệch
%
1.427[5,4] 0 1.434[5,4] 0
1.421[4,10] -0.6 1.434[4,10] 0
1.424[10,18] -0.3 1,431[10,18] -0.3
1,427[5,6] 0 1.434[4,8] 0
1.422[6,12] -0.5 1,433[4,5] -0.1
1.424[12,23] -0.3 1.431[5,6] -0.3
1.423[12,22] -0.4 1431[5,16] -0.3
1.421[5,11] -0.6 1.434[8,14] 0
1.424[10,19] -0.3 1.431[11,12] -0.3
1.427[1,6] 0 1.434[3,4] 0
1.427[3,4] 0 1.434[9,10] 0
1.424[7,24] -0.3 1.430[1,2] -0.4
1.422[7,1] -0.5 1.434[2,3] 0
1.427[1,2] 0 1.434[3,7] 0
1.427[2,3] 0 1.434[7,10] 0
1.422[3,9] -0.5 1.433[10,30] -0.1
1.424[9,17] -0.3 1.431[30,35] -0.3
1.424[17,13] -0.3 1.431[2,23] -0.3
1.421[2,8] -0.6 1.434[7,25] 0
1.423[9,16] -0.4 1.431[30,29] -0.3
Bảng 3.1 : Khoảng cách C-C của mẫu graphene C24H12 đã được tối ưu bằng
phương pháp B3LYP và PBEPBE . Hệ số trong [] là vị trí C được xét
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 46
B3LYP
(C24H12)
Độ lệch
(độ)
PBE
(C24H12)
Độ lệch
(độ)
118.76[23,12,6] -1.23 119.99[6,5,4] 0
119.99[12,6,5] 0 121.22[13,14,8] 1.23
119.99[6,5,4] 0 122.45[14,8,15] 2.46
119.99[5,4,10] 0 121.22[8,15,16] 1.23
118.76[4,10,18] -1.23 118.77[24,7,1] -1.22
121.23[22,21,11] 1.24 119.99[7,1,2] 0
122.46[21,11,20] 2.47 119.99[1,2,3] 0
121.23[11,20,19] -1.23 120.00[2,3,9] 0.1
118.76[24,7,1] 1.24 118.77[3,9,17] -1.22
119.99[7,1,2] 0 118.77[23,12,6] -1.22
119.99[1,2,3] 0 120.00[12,6,5] 0.1
119.99[2,3,9] 0 119.9[5,4,10] -0.9
118.76[3,9,17] -1.23 118.77[4,10,18] -1.22
121.23[13,14,8] 1.24 121.22[22,21,11] 1.23
122.46[14,8,15] 2.47 122.46[21,11,20] 2.47
121.23[8,15,16] 1.24 121.22[11,20,19] 1.23
Bảng 3.2: Góc liên kết giữa C với 2 nguyên tử kế cận của mẫu graphene C24H12 khảo
sát bằng phương pháp B3LYP và PBEPBE. Hệ số trong dấu [] là vị trí C được xét.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 47
Phân tích phổ dao động của C24H12
Hình 3.5: Phổ dao động của graphene khảo sát bằng phương pháp
PBEPBE và B3LYP
Nhận xét
Liên kết C-H trong màng xuất hiện ba loại dao động : 2 rock, bend và stretch có
số sóng lần lượt là 570.136 cm-1, 785.534 cm-1, 1346.42 cm-1, 3197.82 cm-1. Trong đó
C-H stretch ở 3197.82 cm-1 hấp thu hồng ngoại ở cường độ cao 581.231. Liên kết C=C
stretch dao động ở số sóng 1669.24 cm-1 có cường độ IR tương đối thấp 50.77. Hai dao
động C-C stretch ở 879.735 cm-1 và 1167.12 cm-1 có cường độ IR lần lượt là 374.123
và 41.45
Dao động là đối xưng hay bất đối xứng thì dao động của toàn hệ không xuất
hiện dao động riêng lẽ. Do đó, khi hệ chịu tác dụng của nhân tố bên ngoài (chẳng hạn
Wave No. (cm-1)
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 48
như áp suất, tác dụng lực…) cũng sẽ không dễ phá vỡ mạch. Vì khi chịu tác dụng bên
ngoài thì dao động hệ trở thành dao động chung của toàn mạng.
Khảo sát quá trình co giãn liên kết giữa carbon và carbon tại các vị
trí khác nhau
Mẫu được đem khảo sát là mẫu đã tối ưu hóa bằng phương pháp B3LYP/6-31G.
Quá trình được thực hiện trong ba trường hợp. Tiến hành scan từng trường hợp bắt đầu
trong khoảng giá trị từ 1.4 Å đến 2.5Å. Khoảng cách co giãn được cố định là 0.1 Å
trong tất cả ba trường hợp. Năng lượng được tính theo đơn vị là kcal/mol.
Trường hợp 1: Co giãn khoảng cách carbon phía ngoài tại vị trí 24-25
Hình 3.6: Carbon trong mẫu khảo sát tại vị trí 24 và 25
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 49
Hình 3.7: Sự thay đổi khoảng cách giữa 2 nguyên tử carbon tại vị trí 24 và 25
Trường hợp 2: Co giãn khoảng cách carbon phía trong và ngoài vòng tại vị
trí 7-25
Hình 3.8: Carbon trong mẫu khảo sát tại vị trí 7 và 25
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 50
Hình 3.9: Sự thay đổi khoảng cách giữa 2 nguyên tử carbon tại vị trí 7 và 25
Trường hợp 3: Co giãn khoảng cách carbon bên trong vòng tại vị trí 7-10
Hình 3.10: Carbon trong mẫu khảo sát tại vị trí 7 và 10
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 51
Hình 3.11: Sự thay đổi khoảng cách giữa 2 nguyên tử carbon tại vị trí 7 và 10
Scan
Coordinate
Mẫu
khảo sát
Delta E
(kcal/mol)
1.5 C7-10 3.74
C7-25 2.56
C25-24 3.49
1.6 C7-10 12.98
C7-25 10.78
C25-24 11.82
1.7 C7-10 25.44
C7-25 22.10
C25-24 22.70
1.8 C7-10 39.76
C7-25 34.98
C25-24 34.74
1.9 C7-10 55.12
C7-25 48.52
C25-24 47.09
2.0 C7-10 82.69
C7-25 62.23
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 52
C25-24 68.21
2.1 C7-10 99.31
C7-25 73.29
C25-24 68.21
2.2 C7-10 116.15
C7-25 89.24
C25-24 79.69
2.3 C7-10 133.18
C7-25 102.27
C25-24 90.62
2.4 C7-10 150.39
C7-25 114.91
C25-24 110.76
2.5 C7-10 167.81
C7-25 127.166
C25-24 120.00
Bảng 3.3: Giá trị năng lượng thu được khi co giãn khoảng cách tại vị trí carbon khác
nhau
Nhận xét
Trong cả ba trường hợp, khi khoảng cách co giãn càng lớn năng lượng có xu
hướng tăng lên, trong đó tại vị trí C7 và C10 năng lượng là cao nhất. Như thế trường
hợp 3 là khó giãn nhất.
So sánh năng lượng co giãn của graphene tinh khiết và pha tạp
Khi so sánh với trường hợp graphene có pha tạp nito[5], năng lượng co giãn
tương ứng luôn thấp hơn khi graphene trong trạng thái tinh khiết (hình 3.19).
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 53
Hình 3.12: Graphene pha tạp N tại
vị trí C9-N36[5]
Hình 3.13: Graphene pha tạp N tại vị trí
C4-N36[5]
Hình 3.14: Graphene pha tạp N tại vị trí
C5-N35[5]
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 54
Hình 3.15: Năng lượng co giãn trong trường hợp graphene tinh khiết và pha tạp
nito. Đường đứt nét biểu diễn năng lượng co giãn khi có pha tap.[5]
Nhận xét
So sánh sự giãn liên kết giữa graphene tinh khiết và pha tạp tương ứng trong
từng trường hợp (hình 3.15) ta thấy: ở khoảng cách 2.1 Å tại vị trí C7-C10 có năng
lượng giãn liên kết cao hơn C9-N36 là 42.03 kcal/mol, vị trí C7-C25 so với C4-N36 là
11.08 kcal/mol, còn vị trí C24-C25 so với C5-N35 là 9.88 kcal/mol. Trường hợp giãn
tại C7-C10 và C9-N36 có năng lượng lớn nhất. Độ giảm năng lượng tương ứng trong
từng trường hợp như vậy đã cho thấy, dù co giãn tại vị trí liên kết nào thì graphene tinh
khiết luôn có năng lượng cao hơn. Như vậy trường hợp graphene tinh khiết khó giãn
nên sẽ bền hơn graphene pha tạp.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 55
CHƯƠNG 4 – KHẢO SÁT VẬT LIỆU (ZnO)2
4.1. Cấu hình và trạng thái hệ nhiều electron
Cấu hình electron là sự phân bố các electron trong hệ lượng lượng tử. việc xác
định cầu hình electron có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan tới việc xác định phương
pháp tính thích hợp.
Tuy nhiên cấu hình electron chưa mô tả đầy đủ trạng thái các electron nên từ
cùng một cấu hình có thể có nhiều trạng thái khác nhau. Nó còn phụ thuộc vào trạng
thái spin của hệ, xác định được thông qua độ bội. Độ bội của trạng thái bằng 2S+1 cho
biết số electron độc thân trong trạng thái đó.
Số electron
độc thân
S 2S+1 Trạng thái hệ
0 0 1 Singlet
1 1/2 2 Doublet
2 1 3 Triplet
3 3/2 4 Quartet
4 2 5 Pentet
Có thể phân loại cấu hình electron như sau:
Cầu hình vỏ đóng: là cấu hình ở trạng thái cơ bản, có n orbital bị chiếm bởi 2n
electron. Cấu hình này tương ứng với trường hợp suy biến năng lượng vì 2 eletron có
spin đối song song cùng 1 orbital bị chiếm có cùng năng lượng. Hệ không có electron
độc thân nên ở trạng thái singlet.
Cấu hình vỏ mở: là cấu hình ở trạng thái cơ bản mà hệ có 2n+1 electron thì có n
orbital bị chiếm chỗ bởi 2n electron và orbital thứ n+1 bị chiếm chỗ bởi 1 electron. Do
còn 1 electron độc thân nên hệ ở trạng thái doublet.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 56
Cấu hình hạn chế là cấu hình có n electron thì 2m (m<n) electron đã ghép đôi,
còn n-2m electron chiếm n-2m orbital khác nhau. Cầu hình này ứng với trạng thái vỏ
mở hoặc trạng thái kích thích.
Cấu hình không hạn chế: là cấu hình ứng với trường hợp hai hàm spin , có
các hàm không gian khác nhau. Trong trường hợp hệ ở trạng thái cơ bản, số electron
của hàm spin lớn hơn của hàm spin . Đây là trường hợp không suy biến năng
lượng. Cầu hình này có thể sử dụng cho hệ đóng, mở và hệ ở trạng thái kích thích.
4.2. Hướng nguyên cứu
Trong trường hợp (ZnO)2 cluster, chúng tôi sẽ xem xét năng lượng ở nhiều trạng
thái spin đối với những cấu hình hình học khác nhau của cluster này.
Các tính chất của ZnO càng được tăng cường khi nó ở dạng nano. Nhiều nghiên
cứu về ZnO cluster đã được tiến hành. Trong một bài báo gần đây, nhóm tác giả Xueli
Cheng, Feng Li, Yanyun Zhao tại trường đại học Taishan, Trung Quốc tiến hành khảo
sát tính ổn định của (ZnO)n (n= 1-12) ở cấu trúc nano bằng phương pháp DFT thay vì
phương pháp giả thế đã được nghiên cứu trước đó, phương pháp tính được sử dụng là
B3LYP với bộ cơ sở 6-31G [3]. Kết quả cho thấy: khi n= 1-5 cấu trúc vòng ổn định,
n > 10 thì cấu trúc vòng không tồn tại. Ở cấu trúc 3D, n ≥ 5 ổn định hơn cấu trúc vòng.
Bài báo còn cho rằng với cấu trúc 3D khi n càng lớn thì sẽ có lợi hơn về mặt năng
lượng.
Dựa vào dữ liệu có được từ [3], chúng tôi tiến hành khảo sát sự ổn định của
(ZnO)n (n=1,2) với cấu hình khác nhau bằng hai phương pháp B3LYP và PBW91 với
những bộ cơ sở cao hơn là 6-311G, 6-311G*, 6-311G (d,p), CC-PVDZ. Toàn bộ quá
trình tính sử dụng phần mềm Gaussian 03W.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 57
Hình 4.16: Cấu hình (ZnO)n được khảo sát
Khi tiến hành optimize (ZnO)n ở những bộ cơ sở cao hơn, kết quả cho thấy cấu
hình (2b) và (2c) không tồn tại. Dựa vào đấy chúng tôi tiếp tục sử dụng để nghiên cứu
các bước tiếp theo trong luận văn.
4.3. Phương pháp tính toán
Quá trình khảo sát được thực hiện bằng phương pháp tính toán với phần mềm là
chương trình tính Guassian 03W, có kết hợp với các phần mềm Gaussview 5.0. Tham
số hình học của cấu trúc trước hết được tối ưu hóa bằng lý thuyết phiếm hàm mật độ
với hàm lai hóa thông dụng B3LYP cùng bộ hàm cơ sở phân cực 6-311G(d,p). Phương
pháp B3LYP là một trong những phương pháp cho kết quả năng lượng tương đối chính
xác, phương pháp này sẽ được dùng trong toàn bộ quá trình khảo sát.
Các bước nghiên cứu
Khảo sát trạng thái bền của spin ở nhiều cấu hình (ZnO)2 khác nhau trong
chân không trong trường hợp ZnO đặt xa nhau.
Thay đổi cấu hình khi ZnO đặt gần nhau trong khoảng giá trị cho trước,
khảo sát trạng thái bền trong các trường hợp spin.
(1) (2a) (2b) (2c)
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 58
4.4. Kết quả và thảo luận
Khảo sát trạng thái bền của spin ở nhiều cấu hình (ZnO)2 khác nhau
Hình 4.17: Biểu đồ năng lượng hình thành (ZnO)2 trong ba trạng thái spin
khác nhau
Nhận xét
Trong trường hợp hai nguyên tử ZnO đặt xa nhau, biểu đồ năng lượng cho thấy,
năng lượng ở trạng thái singlet cao hơn so với triplet và pentet. Như vậy, ở trạng thái
spin triplet và pentet thì cấu hình (ZnO)2 bền hơn.
Giải thích
Ở trạng thái cơ bản, mỗi nguyên tử Zn và O có một electron độc thân. Khi hình
thành liên kết, phân tử ZnO không tồn tại electron độc thân nào.
STT mẫu
N
ăn
g
l
ư
ợ
ng
(
kc
al
/m
ol
)
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 59
Hình 4.18 : Cấu hình (ZnO)2 ở trạng thái singlet
Tại trạng thái cơ bản (ZnO)2 được hình thành không tồn tại electron độc thân,
đây là trạng thái singlet. Năng lượng ở trạng thái này cao, nên (ZnO)2 trong trường hợp
này là kém bền nhất hoặc có thể là không tồn tại. (hình 4.21)
Hình 4.19: Cấu hình (ZnO)2 ở trạng thái triplet
Khi hai phân tử ZnO dao động và xảy ra tương tác, ZnO sẽ tương tác với phân
tử còn lại. Những electron độc thân trong mỗi phân tử ZnO sẽ dễ dàng ghép cặp với
nhau. Vì đã có hai electron ghép cặp nên hệ (ZnO)2 được hình thành còn 2 electron độc
thân, theo lý thuyết về các trạng thái spin đây là trạng thái triplet. Trạng thái này bền so
với singlet vì năng lượng cần cung cấp hình thành liên kết sẽ thấp (hình 4.22).
Hình 4.20: Cấu hình Zn2O2 ở trạng thái pentet
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 60
Ngược lại, khi phân tử ZnO dao động và không tương tác với phân tử còn lại,
nên mỗi ZnO vẫn có 2 electron độc thân. Khi phân tử (ZnO)2 hình thành trong hệ tồn
tại 4 electron độc thân (hình 4.23) đây là trường hợp hệ ở trạng thái pentet. Trong
trường hợp này hệ cũng ở trạng thái bền.
Khảo sát năng lượng hệ phân tử (ZnO)2 ứng với sự thay đổi cấu hình
ở các trạng thái spin khác nhau
Sử dụng phần mềm Matlab viết chương trình tạo 1000 input cho mỗi trường
hợp. Chạy chương trình Gaussian thu được kết quả năng lượng tương ứng. Phiếm hàm
B3LYP với bộ cơ sở phân cực 6-311g (d,p) được sử dụng trong suốt quá trình khảo sát.
Trước khi thực thực hiện tính toán, phân tử (ZnO)2 đã được tối ưu hóa cấu hình
ở trạng thái bền. Các thông số tối ưu hóa cụ thể như sau : r1=1.8998734;
r2=1.90024288; 1=76.90399513; r3=1.90036713; 2=103.06304269; =-0.00000002.
Quá trình tính toán được thực hiện bằng cách dịch chuyển vị trí các nguyên tử trong
phân tử với khoảng random được định trước với giá trị cụ thể như sau:
r1 1.79987342.0998734
r2 1.800242882.10024288
r3 1.800367132.10036713
1 66.9039951386.90399513
2 93.06304269113.0630427
-9.9999999810.00000002
Hình 4.21: Mẫu phân tử (ZnO)2 được
tối ưu bằng Gaussian
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 61
Hình 4.22: Năng lượng của hệ (ZnO)2 tương ứng với sự thay đổi cấu hình trong
ba trạng thái spin
Nhận xét
Biểu đồ hình 4.22 cho thấy năng lượng của (ZnO)2 ở trạng thái singlet là thấp
nhất. Như vậy, khi ở trạng thái singlet hệ có cấu hình bền.
Giải thích
Trường hợp này, hai phân tử ZnO đặt gần nhau, các thông số được thể hiện
trong hình 4.21. Khi đặt gần nhau, các electron trong phân tử sẽ bắt cặp với nhau, hệ
(ZnO)2 hình thành không còn tồn tại electron độc thân nào (trạng thái singlet). Cấu
hình ở trạng thái cơ bản này đã ổn định bởi sự lắp đầy các orbital của các electron. Do
đó, trạng thái singlet có năng lượng thấp như kết quả tính toán đã thu được. Để electron
STT mẫu
N
ăn
g
lư
ợ
ng
(
kc
al
/m
ol
)
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 62
có thể thay đổi trạng thái từ singlet sang triplet, hay pentet thì phải cần tiêu tốn một
năng lượng lớn hơn nhiều so với năng lượng tại trạng thái singlet. Mặc khác, sự thay
đổi độ dài liên kết và góc hợp bởi các nguyên tử dao động trong một khoảng giá trị rất
bé. Chính vì giá trị không lớn này mà ta có thể xem các nguyên tử trong hệ chỉ như dao
động xung quanh vị trí cân bằng. Như vậy, trạng thái singlet là trạng thái bền nhất
trong trường hợp này.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 63
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi có điều kiện tiếp cận phương pháp nghiên
cứu bằng mô phỏng máy tính. Đồng thời có điều kiện học thêm kỹ năng sử dụng một
số phần mềm tính toán phục vụ cho quá trình nghiên cứu : Gaussian 03W, Gauss View
05…
Đề tài đã mô phỏng được cấu trúc của phiến graphene hữu hạn bằng phương
pháp phiếm hàm mật độ DFT, dựa vào cấu hình thu được đã cho thấy sự ổn định trong
cấu trúc của graphene ngay cả kích thước nhỏ. Khi so sánh với giá trị có được từ thực
nghiệm: độ dài liên kết C-C lệch khoảng 0-0.6 % , góc liên kết lệch khoảng 0-2.47 %.
Qua đó cũng cho thấy độ đáng tin cậy của phương pháp tính được sử dụng.
Tiếp đó, khi giãn mạnh C-C tại vị trí khác nhau, graphene sẽ mất dần tính
aromatic, năng lượng kích hoạt cho việc này là rất lớn. Mặc khác, khi so sánh với
graphene pha tạp N, năng lượng giãn C-C lớn hơn C-N. Qua phân tích phổ IR theo lý
thuyết và khảo sát sự bất ổn định trong cấu trúc của graphene như vậy đã gián tiếp
chứng minh, dù ở kích thước rất nhỏ vật liệu này cũng đã rất bền.
Bên cạnh đó, đề tài cũng khảo sát các trạng thái bền spin ở nhiều cấu hình
(ZnO)2 khác nhau trong chân không. Khi (ZnO)2 đặt gần nhau trạng thái singlet là bền
nhất, khi (ZnO)2 đặt xa nhau thì trạng thái triplet và pentet bền.
Đề tài cũng cho thấy thế mạnh và sự đáng tin của phương pháp tính toán mô
phỏng, những kết quả tính toán lý thuyết thu được có thể làm nền cho các quá trình
thực nghiệm sau này. Ngoài ra, phần mềm Gaussian được sử dụng trong đề tài đã
chứng tỏ là một công cụ mạnh và hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu và tính toán.
Khóa luận tốt nghiệp đại học 2011 GVHD: TS. Lê Minh Hưng
SVTH: Trần Ý Nguyện Trang 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
[1] Nhập môn cơ học lượng tử (1999) tác giả Hoàng Dũng, NXB Giáo Dục.
[2] Cơ sở vật lý chất rắn (2001) tác giả Lê Khắc Bình, Nguyễn Nhật Khanh, NXB
ĐHQG TPHCM.
[3]Hóa lý cấu tạo phân tử và liên kết hóa học(2002) tác giả Nguyễn Văn Xuyến, NXB
Khoa học và Kỹ thuật.
Tiếng anh
[1] Introduction to computational Chemistry (1999), Frank Jensen, Odense University,
Denmark.
[2]Exploring Chemistry with electronic Structure Methods(1996), James B.Foresman
and AEleen Frisch.
[3] Xueli Cheng, Feng Li, Yanyun Zhao,A DFT investigation on ZnO clusters and
nanostructures (2008), Elsevier B.V, Journal of Molecular Structure: THEOCHEM 894
(2009) 121–127.
[4] S.Reich, J.Maultzsch, and C.Thomsen, Institute de Material de Barcelona(CSIC),
Tight-binding description of graphene, Physical Review B 66, 035412.
[5] Phạm Tuấn Đạt, , Seminar thực nghiệm: Mô phỏng phân tử hữu hạn graphene với
sự pha tạp của N, và sự đứt kết nối của C-N trong hệ này. Khảo sát trạng thái bền của
các spin ở nhiều cấu hình (ZnO)2 khác nhau trong chân không (2011), BM. Vật liệu và
linh kiện màng mỏng, Khoa Khoa học vật liệu, Trường ĐH Khoa học tự nhiên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mô phỏng cấu trúc phiến Graphene hữu hạn bằng phương pháp phiếm hàm mật độ DFT.pdf