Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời hội nhập

Môi trường kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian qua đã được cải thiện nhiều song vẫn còn những hạn chế nhất định. Hạn chế bắt nguồn từ thể chế chính trị, quảnlý nhà nước và bản thân doanh nghiệp, doanh nhân. Hội nhập, phát triển cần có một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Môi trường kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa kinh doanh. Muốn xây dựng một văn hóa kinh doanh đòi hỏi doanh nhân phải nêu cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật. Doanh nhân Việt Nam cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc cải thiện môi trường kinh doanh ngày càng phát triển, thuận lợi cho hoạt động doanh nghiệp như: Cơ sở hạ tầng, hệthống pháp luật, các chính sách chế độliên quan, hệthống thông tin quốc gia. Nhà nước cần có chính sách, chiến lược phát triển kinh tếphù hợp, nhất quán, đặc biệt là chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hợp lý, linh hoạt.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời hội nhập Kinh doanh là hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận. Kinh doanh có văn hóa là kinh doanh có mục đích và phương thức đạt được cái thiện, cái lợi, cái đẹp. Kinh doanh vô văn hóa là kinh doanh “chụp giật”, sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị không từ bất cứ thủ đoạn nào. I. Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp hội nhập thành công và có hiệu quả Kinh doanh là hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận. Kinh doanh có văn hóa là kinh doanh có mục đích và phương thức đạt được cái thiện, cái lợi, cái đẹp. Kinh doanh vô văn hóa là kinh doanh “chụp giật”, sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị không từ bất cứ thủ đoạn nào. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng, được hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các nền văn hóa của thế giới được hình thành trên nền tảng hoạt động kinh tế và tôn giáo. Sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc bắt nguồn từ việc buôn bán và truyền đạo. Hoạt động kinh doanh trên khía cạnh chung nhất xuất hiện cùng với hoạt động kinh tế và văn hóa. Văn hóa dân tộc và văn hóa kinh doanh hòa quyện, đan xen vào nhau. Nếu văn hóa dân tộc đang trong quá trình hội nhập thì văn hóa kinh doanh đang góp phần quan trọng vào sự hội nhập đó. Tham gia hội nhập kinh tế là thừa nhận “tính nhiều chiều, nhiều khía cạnh của sự phát triển”, chấp nhận cạnh tranh, trong đó cạnh tranh về văn hóa có vai trò quan trọng. Nếu coi văn hóa là nền tảng tinh thần của dân tộc thì văn hóa kinh doanh là cốt lõi của nền tảng đó. Một dân tộc muốn không bị “hòa tan” thì dân tộc đó phải biết thích ứng, tự hoàn thiện để hợp tác, nắm bắt thời cơ, hội nhập kịp thời. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung cần phải có ý thức tạo dựng cho mình một nền tảng văn hóa kinh doanh. Văn hóa kinh doanh theo cách nói của người Việt là “cách ứng xử có văn hóa của doanh nghiệp”, là “đạo lý của người kinh doanh”. Văn hóa kinh doanh không phải là “chất bôi trơn” của giao tiếp mà văn hóa biểu hiện ở hành vi, tình cảm, tư duy của cả một cộng đồng, một dân tộc. Trong kinh doanh làm thế nào để chúng ta xây dựng được lợi thế cạnh tranh của riêng mình? Làm thế nào để ta nổi bật lên so với thiên hạ? Văn hóa kinh doanh Việt là cội nguồn, là đầu mối quan trọng để tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp nước ngoài. Người Trung Quốc không uống cafe trên đất nước họ, nhưng sang Việt Nam họ thích uống cafe. Người Thái không thích ăn lẩu Thái bằng lẩu Việt Nam. Người Nhật khi đến Đồng bằng sông Cửu Long, họ nói “nếu không nhậu với dân Nam bộ thì không hiểu được văn hóa Nam bộ”. Việc phần lớn các doanh nghiệp trẻ chúng ta, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân chưa chú ý tới xây dựng một nền văn hóa đặc thù cho doanh nghiệp mình là một điều thật sự nguy hiểm. II. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là động lực của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, từ khi nước ta gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Để vượt lên thử thách, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nhận thức rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tỏ rõ được bản lĩnh, trí tuệ của mình, một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển là văn hóa doanh nghiệp. - Bước đầu có nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được triết lý kinh doanh. Ví dụ “khách hàng là thượng đế”, “thương trường là chiến trường”. Chẳng hạn Ngân hàng ACB sau 15 năm tồn tại và phát triển đã xây dựng được nét văn hóa đặc trưng, chính điều đó đã giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn vươn lên trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Nét đặc trưng đó là: ACB xem sự sòng phẳng là phẩm chất căn bản, làm nền tảng cho mọi hoạt động liên quan đến lợi ích. ACB coi trọng tính minh bạch trong hoạt động tài chính, ngân hàng. Coi lợi ích người khác cũng như lợi ích của chính mình “anh được lợi, tôi cũng được lợi”. ACB là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam sử dụng kiểm toán độc lập. - Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh đã được các doanh nghiệp quan tâm. Mặc dầu nhận thức về đạo đức kinh doanh còn khác nhau. Văn phòng VCCI ở Việt Nam có cuộc điều tra về đạo đức kinh doanh ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh thì 55/60 người được hỏi cho rằng: “Đạo đức kinh doanh là tuân thủ pháp luật”, 5/60 người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợi khách hàng”, ít có người nào cho đạo đức kinh doanh bao gồm cả hai. Điều đó chứng tỏ khái niệm đạo đức kinh doanh ít được quan tâm. Hành vi phi đạo đức trong kinh doanh ở Việt Nam chưa bị pháp luật xử phạt nghiêm khắc, chưa bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ. Ví dụ: Công ty Vedan xả nước thải làm ô nhiễm môi trường nhưng chưa bị xử lý nghiêm khắc. Nước tương Việt Nam khi xuất khẩu sang Bỉ bị phát hiện có chất 3 - MCPD gây ung thư ở động vật và người. Sự kiện này được báo chí trong nước đưa tin, lúc đó cơ quan chức năng mới vào cuộc. Lợi dụng yếu kém của các cơ quan chức năng và thiếu hiểu biết của người tiêu dùng mà một số doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam đã vi phạm quy định về môi trường như xả thải gây ô nhiễm nguồn nước, không có thiết bị làm sạch không khí, không có thiết bị bảo hộ lao động làm cho tai nạn lao động ngày càng gia tăng. III. Những bất cập của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập Trong quá trình hội nhập không ít doanh nghiệp Việt Nam đã trưởng thành, trụ vững và phát triển mạnh mẽ, để đạt được điều đó, một trong những nguyên nhân chính là doanh nghiệp đã coi trọng văn hóa kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp do chạy theo lợi nhuận đơn thuần coi nhẹ vai trò, động lực của văn hóa doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh đã bộc lộ những tiêu cực ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Tầm nhìn hạn hẹp, tư duy ngắn hạn, dựa vào may rủi: Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam xuất thân từ nền kinh tế tiểu nông, được nuôi dưỡng quá lâu trong môi trường kinh doanh nặng về bao cấp. Chưa quen với tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Vì vậy, ít có khái niệm làm ăn lớn. Thiếu khát vọng và kiên nhẫn chờ thời cơ, tâm lý “ăn xổi”. Điều đó hạn chế sự đầu tư của các doanh nghiệp tầm cỡ thế giới. Trong khi có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đặt mục tiêu làm ăn lâu dài tại Việt Nam thì doanh nghiệp Việt Nam chỉ tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản đầu tư mang tính đầu cơ như chứng khoán, đất đai, vàng bạc, lợi dụng sơ hở trong cơ chế chính sách của nhà nước để kiếm chác, xoay xở theo kiểu “buôn chuyến ”, “nhất thời”. - Thiếu tính hợp tác và liên kết cộng đồng: Trong lý thuyết kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh đi đôi với hợp tác, cạnh tranh đúng pháp luật. Ở Việt Nam, đây lại là khái niệm mù mờ. Cạnh tranh theo kiểu ăn chặn , “ghen ăn tức ở” dẫn đến triệt hạ bằng được đối thủ, làm mất khả năng kinh doanh. - Nặng về “quan hệ”, “chạy chọt”, “dựa dẫm”: Ở Việt Nam chúng ta coi trọng quan hệ cá nhân, xu hướng dùng quan hệ cá nhân để ứng xử trong kinh doanh. Xây dựng lòng tin bằng quan hệ cá nhân là chủ yếu. Xem thường chữ “tín” trong làm ăn. Một xu hướng khác là dựa dẫm vào nhà nước bằng cách “chạy chọt”, “nhờ vả”. - Hiếu thắng, tự cao, không chịu học hỏi: Người Trung Quốc rất chú ý học hỏi, bắt chước kinh nghiệm của người khác. Khi cần họ có thể chịu nhường nhịn để học hỏi. Người Nhật tôn vinh sự hài hòa trong ứng xử, “biết mình, biết người”. Người Mỹ tôn trọng nguyên tắc trong quan hệ. Doanh nhân Việt Nam rất hiếu thắng, chưa giàu đã tập lối ăn chơi xa xỉ, coi thường thiên hạ. Một bộ phận chủ doanh nghiệp thiếu đức tính “căn cơ”, “cần cù” trong kinh doanh. Có một xu hướng thích khoe khoang, hợm hĩnh bằng thứ danh hiệu rởm, đánh bóng thương hiệu. Khi sản phẩm có thương hiệu rồi thì làm dối, làm hàng giả, hàng nhái. Từ đó mất uy tín với khách hàng. Khách hàng quay lưng lại với doanh nghiệp. - Ngoài những bất cập, trở ngại trên, trong văn hóa doanh nghiệp nhiều thói quen, cung cách làm ăn cũ, lạc hậu, tuỳ tiện đang tồn tại. Doanh nghiệp chưa định hình được phong cách làm việc chuyên nghiệp, chưa có tính sáng tạo và sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm. Sự gian dối trong kinh doanh vẫn tồn tại, không ít doanh nhân có tư tưởng “buôn gian bán lận”, “thật thà là cha thằng dại”. Vì thế, họ tìm cách lách luật để làm ăn. Nhiều doanh nghiệp đã bị trả giá về sự gian dối song vẫn chưa chấm dứt. IV. Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập 1. Thích ứng với tập quán kinh doanh quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải thực hiện các cam kết quốc tế. Thị trường thế giới được điều tiết bởi luật chơi khắt khe, tiêu chuẩn rõ ràng. Ngoài những tiêu chuẩn mang tính ràng buộc của doanh nghiệp còn phải thích ứng với thông lệ quốc tế. Các thông lệ này như tài sản chung của loài người. Chúng cấu thành một phần không thể thiếu của văn hóa kinh doanh. Khi hội nhập văn hóa doanh nghiệp phải “thích ứng”. Sự “ thích ứng” này không phải dễ dàng. Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam còn rất bỡ ngỡ với các tiêu chuẩn hội nhập như: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và hệ thống quản lý môi trường. Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp phải thấm nhuần tư tưởng hợp tác đôi bên cùng có lợi thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình. Làm giàu phải được coi trọng. Người tài giỏi phải được tôn vinh. Chữ “tín” phải đưa lên hàng đầu thay cho lối làm ăn thiển cận, chụp giật, đánh quả. 2. Nâng cao tố chất của doanh nhân Việt Nam Doanh nghiệp như con tàu thì doanh nhân là người cầm lái con tàu đó. Doanh nhân Việt Nam phải có dũng khí, khát khao làm giàu cho mình, cho doanh nghiệp và cho tổ quốc. Doanh nhân Việt Nam phải có bản lĩnh, tự tin trước đối thủ nước ngoài; Làm việc hết mình, bền bỉ theo đuổi, kiên trì chịu đựng để vượt qua thử thách; Biết nhìn xa trông rộng, dám nghĩ dám làm. Văn hóa doanh nhân Việt Nam thể hiện tính nguyên tắc trong đàm phán, ký kết hợp đồng, tính mềm dẻo, lịch lãm trong giao tiếp. Muốn có được các tố chất đó cần phải rèn luyện trong thử thách, đào tạo trong các nhà trường. Ví dụ, nguời Việt Nam có đức tính hài hước, nếu biết sử dụng nó sẽ là món đòn lợi hại để mê hoặc đối phương - nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam phải biết tạo dựng giá trị cho doanh nghiệp mình. Nếu có thương hiệu khách hàng sẽ tìm đến với doanh nghiệp mình. 3. Doanh nghiệp phải có tư duy và tầm nhìn toàn cầu Doanh nghiệp Việt Nam phải khắc phục tư duy của người tiểu nông, nghĩ ngắn, giản đơn, nặng về tâm lý chủ quan. Làm việc với đối tác, nhất là nước ngoài phải có bản lĩnh, trí tuệ cao, giàu lý trí, có tính nguyên tắc chứ không thể “chín bỏ làm mười”, “dĩ hòa vi quý”. Thiếu vốn, thiếu công nghệ có thể mua được, nhưng thiếu tầm nhìn, thiếu bản lĩnh thì không thể mua được. Trường hợp ông Nguyễn Xuân Vui - vua xuất khẩu lao động sang Trung Đông đã tâm sự: Làm xuất khẩu lao động là: “Đem chuông đi đánh xứ người”. Công ty của ông thành công nhờ phát hiện ra thị trường giàu tiềm năng. Ở Trung Đông dầu mỏ nhiều, dân rất giàu có, họ thích làm những công việc nhẹ nhàng. Lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, nếu biết tổ chức xuất khẩu lao động chắc sẽ thành công. 4. Mạnh dạn đổi mới, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, rủi ro Dám làm, dám chịu là một tố chất cần có của doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập. Từ ý tưởng sáng tạo đến hành động đổi mới, nắm bắt công nghệ và thị trường tạo ra những sản phẩm mang tầm cỡ quốc tế là một quá trình đầy khó khăn. Sáng tạo có nghĩa là không lặp lại người khác, tìm ra con đường mà chưa ai đi, làm những việc chưa ai làm, dám chấp nhận rủi ro, càng rủi ro càng mạo hiểm thì lợi ích càng lớn. 5. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian qua đã được cải thiện nhiều song vẫn còn những hạn chế nhất định. Hạn chế bắt nguồn từ thể chế chính trị, quản lý nhà nước và bản thân doanh nghiệp, doanh nhân. Hội nhập, phát triển cần có một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Môi trường kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa kinh doanh. Muốn xây dựng một văn hóa kinh doanh đòi hỏi doanh nhân phải nêu cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật. Doanh nhân Việt Nam cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc cải thiện môi trường kinh doanh ngày càng phát triển, thuận lợi cho hoạt động doanh nghiệp như: Cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật, các chính sách chế độ liên quan, hệ thống thông tin quốc gia. Nhà nước cần có chính sách, chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, nhất quán, đặc biệt là chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hợp lý, linh hoạt. Chính phủ cần mở rộng quan hệ ngoại giao thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, tạo cơ hội cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của các cơ quan nhà nước là hết lòng chăm lo doanh nghiệp, không để doanh nghiệp “đơn thương độc mã” trong cuộc chiến. Nhà nước tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp để làm sạch môi trường kinh doanh. Hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước phải nhất quán, dân chủ, công khai, minh bạch, khả thi. Đẩy mạnh cải cách hành chính để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc, trao đổi với doanh nghiệp nước ngoài bằng những cuộc tham quan, hội thảo, du lịch. Tóm lại, bản sắc văn hóa đã được thấm sâu vào hoạt động kinh doanh. Quốc gia giàu bản sắc văn hóa sẽ được biểu hiện qua hoạt động kinh doanh. Người chủ doanh nghiệp sống có văn hóa thì doanh nghiệp của họ làm ăn sẽ có văn hóa. Việt Nam đang trên đường hội nhập, ngoài việc nỗ lực vượt qua các thử thách trên thương trường, cần phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thích ứng với văn hóa thế giới. Văn hóa doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện để hội nhập kinh tế quốc tế thành công và hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, David H.Maister, Bản sắc văn hóa doanh nghiệp, Nxb Thống kê, H 2005, 301 trang 2, Dương Thị Liễu, Vai trò văn hóa trong phát triển kinh tế, Tạp chí Triết học, số 6, 2004, trang 55 - 60. 3, Đào Duy Quát (Chủ biên), Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân trong quá trình hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, H 2007, 347 trang. 4, Nguyễn Hoàng Ánh, Văn hóa kinh doanh Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập, Tạp chí Hoạt động khoa học, Hà Nội số 3, 2005, tr 57-59

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_kh_37__1893.pdf
Luận văn liên quan