Năm 1984, một cuộc biểu tình bởi khoảng 74 người Libya nhằm phản đối chính sách của Chính phủ Libya được tiến hành tại quảng trường St.James – đối diện Đại sứ quán Libya tại Anh
Chính phủ Anh không vi phạm Điều 22 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao.
Điều 22 Công ước Viên năm 1961 về ngoại giao quy định:
1. Trụ sở của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm. Chính quyền Nước tiếp nhận không được vào nơi đó nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện.
2. Nước tiếp nhận có nghĩa vụ đặc biệt thi hành mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn việc xâm nhập hoặc làm hư hại
.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năm 1984, một cuộc biểu tình bởi khoảng 74 người Libya nhằm phản đối chính sách của Chính phủ Libya được tiến hành tại quảng trường St.James – đối diện Đại sứ quán Libya tại Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI SỐ 7:
Năm 1984, một cuộc biểu tình bởi khoảng 74 người Libya nhằm phản đối chính sách của Chính phủ Libya được tiến hành tại quảng trường St.James – đối diện Đại sứ quán Libya tại Anh. Bộ ngoại giao Anh, theo yêu cầu của đại sứ quán Libya, đã tiến hành các biện pháp nhằm ngăn cản cuộc biểu tình nhưng không thành và Đại sứ quán Libya đã phỉa cử 20 nhân viên ra trấn áp biểu tình. Chính phủ Anh đã dựng barrie và huy độn lực lượng lớn cảnh sát để phân tách hai bên. Khi cuộc biểu tình đang diễn ra một cách hòa bình, một súng máy tự động đã phát nổ từ đại sứ quán Libya làm một nữ cảnh sát Anh chết và 11 người biểu tình bị thương. Sau vụ nổ súng, quan hệ ngoại giao giữa Anh và Libya bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phía Libya cho rằng Chính phủ Anh đã không tiến hành các biện pháp thích đáng theo Điều 22 khoản 2 Công ước Viên năm 1961 vê quan hệ ngoại giao.
Hãy cho biết: Chính phủ Anh có vi phạm Điều 22 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao không? Tại sao?
Bình luận hành vi ứng xử của Đại sứ quán Libya trong tình huống nêu trên.
Bài làm
1. Chính phủ Anh không vi phạm Điều 22 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao.
Điều 22 Công ước Viên năm 1961 về ngoại giao quy định:1. Trụ sở của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm. Chính quyền Nước tiếp nhận không được vào nơi đó nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện.2. Nước tiếp nhận có nghĩa vụ đặc biệt thi hành mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn việc xâm nhập hoặc làm hư hại trụ sở của cơ quan đại diện, việc phá rối sự yên tĩnh hoặc làm tổn hại đến phẩm cách của cơ quan đại diện.3. Trụ sở của cơ quan đại diện, đồ đạc và tài sản khác ở trong đó cũng như các phương tiện đi lại của cơ quan đại diện không thể bị lục soát, trưng dụng, tịch thu hoặc đem xử lý.
Theo điều này thì trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khat xâm phạm. Viên chức của nước sở tại không được quyền vào đó nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao. Nước nhận đại diện có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp thích hợp để nhà cửa của cơ quna đại diện không bị xâm phạm.
Trụ sở của cơ quan địa diện ngoại giao , tài sản trong trụ sở , kể cả phương tiện giao thông của cơ quan này không thể bị khám xét, trưng dụng tịnh biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án. Tuy nhiên, quyền bất khả xâm phạm về trụ sở không cho phép cơ quan đại diện ngoại giao sử dụng trụ sở của mình để che chở cho những tội phạm đang bị chính quyền nước tiếp nhận truy nã.
Trong vụ việc trên, khi cuộc biểu tình diễn ra , nhằm đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về trụ sở của co quan đại diện mà cụ thể là đại sứ quán Libya theo Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, bộ ngoại giao Anh, theo yêu cầu của đại sứ quán Libya, đã tiến hành các biện pháp nhằm ngăn cản cuộc biểu tình. Nhưng do tính chất của cuộc biểu tình mà nỗ lực ngăn cản không thành, đây là một việc ngoài mong muốn của chính phủ Anh, vì họ đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn cản. Thêm vào đó trong nỗ lực nhằm bảo vệ đại sứ quán Libya chính phủ Anh đã dựng barrie và huy độn lực lượng lớn cảnh sát để phân tách hai bên. Theo dữ kiện mà đề bài đã cho thì đây là một cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình, vì thế không thể sử dụng các biện pháp vũ lực không cần thiết ( nếu việc nổ súng từ trong đại sứ quán Libya không phải là một sự cố không mong muốn thì đây là hành động vũ lực không cần thiết), như vậy có thể thấy chính phủ Anh đã làm hết khả năng nhằm bảo vệ đại sứ quán Libya. Cho thấy chính phủ Anh hoàn toàn tôn trọng và không hề vi phạm Điều 22 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao.
2. Hành vi ứng xử của đại sứ quán Libya trong tình huống trên.
Lúc 10:18 sáng ngày 17 tháng tư năm 1984, khi cuộc biểu tình đang diễn ra thì một súng máy tự độg đã phát nổ từ đại sứ quán Libya làm một nữ cảnh sát Anh chết và 11 người biểu tình bị thương, vụ việc chưa có kết luận cuối cùng. Trong tháng 7 năm 1999, chính phủ Libya công khai chấp nhận "trách nhiệm chung" cho các vụ giết người và đồng ý bồi thường cho gia đình của Fletcher. Ngày 24 tháng hai 2004, trong chương trình Ngày nay trên BBC Radio 4 báo cáo rằng thủ tướng mới Libya, Shukri Ghanem, đã tuyên bố rằng nước ông không phải chịu trách nhiệm về vụ giết người này. Ghanem nói rằng Libya đã thực hiện việc tiếp nhận và trả tiền bồi thường để mang lại "hòa bình" và chấm dứt lệnh trừng phạt quốc tế. Thế nhưng sau đó Gaddafi đã rút lại tuyên bố của Ghanem, trong cuộc phỏng vấn với Sky News, Ông Qaddafi đã xin lỗi vì vụ thảm sát một nữ cảnh sát Anh năm 1984 bên ngoài đại sứ quán Libya tại London. Ông nói : “Cô ấy không phải kẻ thù của chúng tôi. Chúng tôi lấy làm tiếc và hãy thông cảm cho chúng tôi bởi vì cô ấy đang làm nhiệm vụ, cô ấy ở đó để bảo vệ đại sứ quán Libya. Vấn đề này cần được giải quyết,” Đáp lại khẳng định trên, Bộ Ngoại giao Anh tuyên bố: “Chúng tôi nhất trí với ông ấy rằng vấn đề đó cần phải được giải quyết. Libya có thể giúp đỡ Anh bằng cách cho phép cảnh sát Anh trở lại Libya để hoàn tất quá trình điều tra vụ WPC Fletcher. Yvonne Fletcher chết sau khi bị bắn vào đầu từ đại sứ quán Libya trong một cuộc biểu tình chống lại Qaddafi".
Từ những sự kiện trên có thể cho thấy rằng chính phủ Libya đã nhận trách nhiệm về vụ nổ súng ngày 17/4/1984 làm nữ cảnh sát Anh Yvonne Fletcher chết và 11 người biểu tình bị thương. Người nổ súng có thể là một trong 22 nhân viên ngoại giao Libya trong tòa nhà đại sứ quán Libya. Hành vi này của Đại sứ quán Libya là hành vi sử dụng vũ lực không cần thiết vì cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình, đây là một hành động thái quá, là hành vi tội phạm vi phạm nghiêm trọng pháp luật và công ước quốc tế về nhân quyền. Hành vi của Đại sứ quán Libya ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước Anh và Libya. Vụ việc sảy ra phía Libya không những không nhận trách nhiệm mà còn cho rằng Chính phủ Anh đã không tiến hành các biện pháp thích đáng theo Điều 22 khoản 2 Công ước Viên năm 1961 vê quan hệ ngoại giao. Tuy vụ việc chưa rõ ràng ( chưa xác định được nguyên nhân và thủ phạm gây ra vụ nổ súng) nhưng dù sao vụ nổ súng cũng xuất phát từ bên trong tòa nhà Đại sứ quán Libya vì thề Đại sứ quán cần tạo điều kiện cho chính phủ Anh điều tra chứ không phải đổ lỗi cho phía Chính phủ Anh đã không tiến hành các biện pháp thích đáng theo Điều 22 khoản 2 Công ước Viên năm 1961 vê quan hệ ngoại giao, mặc dù như đã nõi chính phủ Anh đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền bất khả xâm phạm của Đại sứ quan Libya và trên thực tế cuộc biểu tình diễn ra hòa bình và Đại sứ quán Libya chưa hề bị xâm phạm. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân của vụ nổ súng nhưng nó vụ việc đã sảy ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được giải quyết, điều tra sẽ gây bất mãn trong dân chúng và đoàn người biểu tình đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Vậy có thể nói hành vi ứng xử của Đại sứ quán Libya trong tình huống nêu trên là không phù hợp, gây tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
~DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO~
---o0o---
Giáo trình luật quốc tế, Trường ĐH Luật Hà Nội 2004.
Luật quốc tế lý luận và thực tiễn,NXB Giáo dục.
Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao
Trang web:
google.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Năm 1984, một cuộc biểu tình bởi khoảng 74 người Libya nhằm phản đối chính sách của Chính phủ Libya được tiến hành tại quảng trường StJames – đối diện.doc