Từ những kết quả thu được tôi rút ra kết luận sau:
- Việc bổ sung bột lá sắn không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ nuôi sống (lô TN 1 là 96% và lô ĐC là 96%) mà còn làm cho tỉ lệ nuôi sống ở lô TN 2 cao hơn ở lô TN 1 và lô ĐC là 2% ( Lô TN 2 là 98%). Kết quả này chưa được chính xác tuyệt đối vì đối tượng thí nghiệm còn hạn chế và kết quả có tỉ lệ chưa cao. Tuy nhiên, màu sắc, da chân, mào đẹp hơn, dễ bán hơn và đặc biệt là bệnh cầu trùng giảm đi đáng kể.
- Khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi của lô đối chứng 1.912,45g, ở lô thí nghiệm 1 là 2.025,67 g, ở lô thí nghiệm 2 là 1897,98 g, khối lượng gà ở lô thí nghiệm 1 cao hơn so với lô đối chứng là 113,22 g và lô thí nghiệm 2 thấp hơn lô đối chứng là 14,47g. Điều này cho thấy việc bổ sung tỉ lệ BLS trong khẩu phần ở lô TN 2 (4%) nhiều hơn ở lô TN 1 (2%) thì khối lượng cơ thể của gà sẽ không tăng hơn so với lô TN 1 mà còn thấp hơn lô TN 1 và lô ĐC
- Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm 1 thấp hơn lô đối chứng là 0,24kg. Lô thí nghiệm 2 thấp hơn so với lô đối chứng là 0,16kg. Điều này cho thấy khi sử dụng bột lá sắn cho gà đã làm tăng khả năng sử dụng, hấp thu dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của gà.
- Khả năng cho thịt của hai lô thí nghiệm sử dụng thức ăn có khẩu phần bột lá sắn ( lô TN 1 là 2% trong giai đoạn 1-42 ngày tuổi và 4% trong giai đoạn 43-70 ngày tuổi, lô TN 2 là 4% trong giai đoạn 1-42 nagỳ tuổi và 6% trong giai đoạn 43-70 ngày tuổi) là tương đối tốt và cao hơn hẳn so với khả năng cho thịt của lô ĐC không sử dụng BLS vào khẩu phần thức ăn.
42 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3712 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỉ lệ bột lá sắn trong khẩu phần tới sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng nuôi tại trại gà giống gia cầm Thịnh Đán – Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giống sắn có hàm lượng HCN < 80 ppm trong chất tươi. Nhóm sắn đắng là những giống sắn có hàm lượng HCN từ 80 ppm trở lên.
Trong cây sắn, lượng độc tố phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở bộ phận dưới mặt đất. Sự phân bố HCN trong các bộ phân của cây sắn được chia ra như sau:
+ Bộ phận trên mặt đất: Chiếm 29,3%. Trong đó lá chiếm 2,1% và thân chiếm 27,2% hàm lượng HCN cả cây.
+ Bộ phận dưới mặt đất: chiếm 70,7%: Trong đó gốc già dưới đất có 8,9% và rễ củ chiếm 61,8% hàm lượng HCN của cả cây.
Như vậy, hàm lượng HCN ở lá sắn rất ít mà chủ yếu ở củ sắn. Tuy nhiên khi sử dụng lá sắn không được qua sử lý tốt thì ở động vật vẫn bị ngộ độc lá sắn. Theo Oke, O.L. (1969) [36], ở động vật thường gặp 2 triệu chứng ngộ độc HCN đó là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính.
* Phương pháp khử độc HCN trong củ sắn và lá sắn
Dựa vào nguyên tắc đó ta có các cách để làm giảm độc tố HCN như sau:
Nguyên tắc thứ nhất được sử dụng trong nhiều pháp như ngâm sắn, sắn cả củ hoặc thái lát được ngâm 5 - 7 ngày trong nước chảy hoặc nước đọng, sau đó lọc lấy tinh bột. Làm như vậy một phần lớn glucoside bị loại bỏ theo dòng nước.
Cơ chế thứ hai được áp dụng nhiều hơn. Việc phân hủy các glucoside sau đó loại HCN bằng bốc hơi hay rửa được sử dụng nhiều trong kỹ thuật chế biến như: thái lát phơi khô, băm nhỏ (lá sắn) phơi khô, thái lát xử lý bề mặt lát cắt bằng ngâm nước (nước lã, nước vôi, nước muối, axit HCl, axit axetic,…), sắn sợi (nạo), làm sắn hạt, làm bột sắn khô, chế biến tinh bột sắn ủ chua (lá sắn), ủ tươi (củ sắn) và lên men vi sinh vật cho bột sắn...
Luộc lá sắn làm giảm đáng kể hàm lượng HCN, trong lá sắn luộc hàm lượng HCN chỉ con khoảng 1 - 5mg%. Kết quả của Từ Quang Hiển (1983) [6], đã thí nghiệm muối dưa chỉ còn 1 - 2mg% HCN. Tuy nhiên, theo các tác giả trên thì biện pháp phơi khô lá sắn và nghiền thành bột là tốt nhất. Trong lá sắn phơi khô, chỉ còn chứa 1- 2mg% HCN. Sau khi nghiền thành bột thì hàm lượng HCN lại giảm đi rất nhiều và có thể cất giữ cẩn than sau 4 - 5 tháng bột lá sắn vẫn còn chất lượng tốt. Lượng bột lá sắn gia súc gia cầm ăn được gấp 3 - 4 lần so với số lượng sắn được ở dạng lá tươi, luộc hoặc muối dưa.
Silevestre .P và Arraudeau .M, (1990) [22], việc loại bỏ độc tố HCN trong củ và lá sắn thường áp dụng theo nguyên tắc sau: loại trực tiếp những glucoside sinh ra HCN bằng cách hòa tan trong nước. Làm trực tiếp những glucoside sau đó loại HCN bằng cách bốc hơi nước hoặc rửa.Vô hiệu hóa hoạt động của men linamariaza.
2.4. Vài nét về giống gà Lương Phượng
* Nguồn gốc
Theo Nguyễn Duy Hoan và CS, (1999) [7], cho biết: Gà Lương Phượng là giống gà kiêm dụng lông màu có xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng, do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập ngoại từ nước ngoài như gà Kabir, Discan... Gà Lương Phượng đã được giám định kỹ thuật của Ủy ban Khoa học thành phố Nam Ninh. Gà Lương Phượng được nhập vào nước ta trong những năm gần đây. Gà Lương Phượng dễ nuôi, tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm và nhất là thịt thơm ngon nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
* Đặc điểm và chỉ tiêu năng suất
- Đặc điểm
Con mái lông vàng nhạt, điểm các đốm đen ở cổ, cánh. Con trống lông sặc sỡ nhiều màu, sắc tía ở cổ, nâu cánh dán ở lưng, nâu xanh đen ở đuôi. Da, mỏ, chân màu vàng. Mào, yếm, tích, tai phát triển, mào đỏ tươi, mào đơn. Ức sâu nhiều thịt. Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt (kiểu nuôi công nghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt, vừa thả) hoặc nuôi thả vườn, ngoài đồng, trên đồi.
- Chỉ tiêu năng suất
Khối lượng gà Lương Phượng nuôi thịt ở vụ xuân ở giai đoạn 70 ngày tuổi con trống đạt 2104,23g, con mái đạt 1619,83g, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng ở con trống là 2,48kg và con mái là 2,65kg, tỷ lệ nuôi sống đạt 97,84%. Khối lượng gà thịt Lương Phượng nuôi vụ hè ở giai đoạn 70 ngày tuổi con trống đạt 1908,87g, con mái đạt 1632,27g, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng ở con trống là 2,61kg và con mái 2,71kg, tỷ lệ nuôi sống đạt 99,16% ở con trống, 97,56% ở con mái.
Theo Đào Văn Khanh (2002) [9], thì màu sắc của gà thịt giống Lương Phượng như sau: Con trống có màu đỏ, mút của lông đuôi, lông cánh và lông cổ có màu đen. Con mái có màu sắc phong phú với nhiều loại màu như: Nâu thẫm có đốm đen, nâu nhạt, vàng đen, màu lá chuối khô, điểm mút của lông đuôi có mùa đen. Mỏ và chân vàng hoặc nâu xám.
2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An (2004) [11], sử dụng lá sắn Ba Trăng ủ chua thay thế lá khoai lang trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) đã không ảnh hưởng đến tăng khối lượng (394 và 390 g/ngày tương ứng lô ĐC và TN) và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (3,57 và 3,61 kg VCK/kg tăng khối lượng). Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô thí nghiệm là thấp hơn 16% so với lô đối chứng.
Dư Thanh Hằng (1999) [4], lợn cho ăn hạn chế (80% lượng ăn tự do) hỗn hợp 2:1 sắn củ ủ + cám và ăn tự do lá sắn đã được xử lý: rửa, băm rửa; và băm rửa phơi héo, lượng VCK ăn vào giữa các lô không có sự sai khác về thống kê (P>0,05) biến động từ 27 tới 32g VCK/kg khối lượng cơ thể. Mức HCN đã giảm nhẹ (16%) sau khi rửa và hầu như giảm hoàn toàn sau phơi héo (82%), lượng HCN thực tế lợn ăn vào từ 6,0 đến 15 mg/kg khối lượng, mức này cao hơn nhiều so với mức an toàn đã được công bố (1,4 đến 4,4 mg/kg khối lượng) và lượng lá sắn tiêu thụ đã đóng góp 38% lượng VCK và 70% tổng lượng protein của khẩu phần.
Nguyễn Thị Hoa Lý (2001) [12], lá sắn có thể được sử dụng như là một nguồn bổ sung protein cho lợn ăn và sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho nông dân.
Lê Văn An và CS, (2004) [2], khuyến cáo kỹ thuật sử dụng củ và lá sắn làm thức ăn nuôi lợn ở những vùng khó khăn để người dân ngoài việc trồng sắn để bán còn có thể góp phần chăn nuôi lợn.
Trịnh Văn Trung và Mai Văn Sánh 2006 [29], bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần của trâu làm tăng khả năng thu nhận thức ăn. Với mức bổ sung 1,5kg/con/ngày trâu thu nhận thức ăn là 3,22kgVCK/100kg khối lượng.
+ Tỷ lệ phân giải VCK của bột cỏ tự nhiên trong dạ cỏ trâu có xu hướng tăng dần theo tỷ lệ bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần. Bổ sung 1,5 kg bột lá sắn/con/ngày tỷ lệ phân giải VCK ở thời điểm 96 giờ là 69,34% so với đối chứng là 60,49%
+ Tiềm năng phân giải tối đa, hiệu quả và tốc độ phân giải VCK của bột cỏ tự nhiên trong dạ cỏ của trâu tăng theo tỷ lệ bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần. Bổ sung 1,0 kg bột lá sắn/con/ngày thì tiềm năng phân giải tối đa, hiệu quả và tốc độ phân giải VCK gần đạt tới mức tối đa.
Đào Lan Nhi và CS (2001) [19], khi trâu được ăn 2,4 kg thức ăn hỗn hợp và cho ăn 0,5 kg củ sắn và 5,6 kg lá sắn ủ chua, trâu đạt 500 - 600g/ngày, thức ăn tiêu thụ là 10,5 - 11,0kg VCK. Qua đây tác giả cũng khẳng định rằng: lợi nhuận trên mỗi đầu vỗ béo được 230.000 - 249.000 đồng trong thời gian 3 tháng. Từ đó kết luận rằng: lá sắn có thể được sử dụng làm thức ăn bổ sung cho trâu ở giai đoạn vỗ béo dưới dạng thức ăn khô hoặc thức ăn ủ chua.
Nhóm các nhà khoa học thuộc khoa Thuỷ sản (trường Đại học Nông lâm Huế) và Đại học Nông nghiệp Nhiệt đới (Côlômbia) (2007) [20], đã thay thế 25, 50, 75 và 100% bột cá bằng bột lá sắn cho thấy: việc thay thế hoàn toàn bột cá bằng bột lá sắn làm thức ăn cho cá rô phi cho kết quả tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống của cá nuôi đạt từ 76 - 90%.
2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
YO Tiermoko (2000) [40], đã sử dụng bột sắn ở các mức khác nhau từ 10% đến 30% bổ sung vào khẩu phần cơ sở của gà, kết quả thu được không ảnh hưởng đến khối lượng khi xuất chuồng cuối kỳ của gà (P> 0,05).
Theo Job et al (1980) [33], đã tiến hành thí nghiệm bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần ăn của gà thịt và kết quả thu được như sau: khi bổ sung 10% bột lá sắn vào khẩu phần ăn của gà thì qúa trình tăng trưởng, phát triển diễn ra bình thường, ngoài ra nó còn làm cho màu da vàng hơn.
Thí nghiệm với khẩu phần thức ăn bột sắn trong khẩu phần ăn gia cầm ở Philippines khi sử dụng bột sắn thay thế cho ngũ cốc ở 10% - 20%. Đã cho kết quả tốt, lợn tăng khối lượng cơ thể nhanh hơn so với khẩu phần thức ăn không bổ sung bột lá sắn. Nghiên cứu thay thế khẩu phần thức ăn ngô bằng khẩu phần bột củ và lá sắn vào khẩu phần của các loài chim kết quả nghiên cứu đã có kết luận mức độ bổ sung lên đến 50% bột sắn trong khẩu phần thức ăn không ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng hay chất lượng trứng. Sự suy giảm sắc tố lòng đỏ trứng đã được phục hồi nhờ xanthophylls có trong lá sắn. (Nguồn: lợn và gia cầm và Viện Nghiên cứu và Đào tạo, Singapore, 1935) [35].
Vihajarerm và cộng sự (1970) {Trích Nguyễn Nghi [17]}, ở Thái Lan đã công bố kết quả nghiên cứu sử dụng bột sắn cho lợn thịt như sau: thí nghiệm thứ nhất cân đối protein trong khẩu phần bằng đỗ tương và bổ sung 0,1% methionin. Lợn nuôi thịt cho ăn các khẩu phần có tỷ lệ bột củ sắn là 0; 17; 33; 49 và 65% đạt tăng khối lượng bình quân 1 ngày đêm tương ứng 576; 585; 532; 458 và 453 gam/ngày.
+ Ở thí nghiêm thứ hai, sắn cho ăn ở dạng viên, lô đối chứng cho ăn khẩu phần thức ăn cơ sở là ngô, gạo và cám. Các lô thí nghiệm 1 cho ăn khẩu phần có tỷ lệ sắn 30 - 60%, lô thí nghiêm 2: 40 - 70% sắn phụ thuộc vào khối lượng lợn. Kết quả tăng khối lượng bình quân/ngày tương ứng 466 và 464 gam/ngày. Tác giả đã kết luận với khẩu phần có tỷ lệ bột sắn quá cao (60 - 70%) thì tăng khối lượng bình quần trên ngày giảm xuống.
Năm 1970 Shimada {trích Maner, J.H. [34]}, đã tiến hành thí nghiệm với 4 lô trong đó tỷ lệ bột sắn trong các lô như sau: lô 1: không có bột lá sắn, lô 2: 22%, lô 3: 44% và lô 4: 66% bột sắn trong khẩu phần thức ăn cho lợn thịt từ 30 -90kg. Kết quả cho thấy: với khẩu phần có 22 - 44% bột sắn sự tăng trưởng của lợn không có sự sai khác với lô 1, còn với lô 4 có 66% bột sắn thì cả sự tăng khối lượng và hiệu qủa sử dụng thức ăn đều bị ảnh hưởng.
Năm 1957, Oyenuga và opeke {trích Maner, J.H. [34]}, đã tiến hành nghiên cứu đưa vào khẩu phần của lợn choai 40% bột sắn và lợn vỗ béo 55% bột sắn đạt kết quả tốt, lợn thí nghiệm được chỉ làm hai lô, lô I cho ăn sắn tươi, lô II cho ăn sắn nấu chín. Hàm lượng protein và các chất dinh dưỡng khác nhau được đáp ứng đầy đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của gia súc. Kết quả cho thấy quá trình tiêu hóa, hấp thu và khả năng tăng trọng của lợn dùng sắn tươi, ăn sống tương đương lúa mạch, còn sắn nấu chín tương đương với việc dung ngô làm thức ăn cung cấp năng lượng cho lợn.
PY Kavana và CS (2008) [37], cho biết bò sữa được bổ sung thức ăn ủ chua là lá sắn sẽ sản xuất sữa nhiều hơn (9,9 so với 7,6 lít /con /ngày). Milk fat produced by cows during cassava leaf silage feeding period was higher than before the silage feeding period (4.0 vs 3.3 %).Bò sữa ăn lá sắn ủ chua cho tỷ lệ chất béo cao hơn so với khoảng thời gian trước khi cho ăn thức ăn ủ chua (4,0 so với 3,3%). Tác giả cũng cho rằngNo significant difference (P>0.05) was observed in terms of Solid Not Fat (SNF) content of milk between the two periods.It was envisaged that cassava leaf silage had a high proportion of by pass protein that contributed to the increase in milk production of the experimental animals.TácT lá sắn ủ chua có tỷ lệ protein cao qua đó góp phần vào sự gia tăng sản xuất sữa của bò.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng
- Nghiên cứu trên đàn gà thịt Lương Phượng từ 1 - 70 ngày tuổi.
- Bột lá sắn.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ bột lá sắn thích hợp trong khẩu phần của gà thịt broiler Lương Phượng.
- Một số chỉ tiêu về năng suất thịt của gà Lương Phượng
3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 04 năm 2010 - Tháng 2 năm 2011.
- Địa điểm nghiên cứu: Trại gà giống gia cầm Thịnh Đán - Thái Nguyên.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp chia lô so sánh, thí nghiệm có 3 lô, mỗi lô 50 con = 150 con, đảm bảo sự đồng đều giữa các lô về mặt giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thời gian nuôi, người theo dõi thí nghiệm, vệ sinh thú y phòng trừ dịch bệnh.
Sự khác nhau giữa các lô là :
Lô ĐC không sử dụng BLS mà chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp của CP theo các giai đoạn tuổi.
Lô TN 1 thay thế 2% BLS ở giai đoạn 1-42 Ngày tuổi và 4% BLS ở 43-70 Ngày tuổi.
Lô TN 2 thay thế 4% ở giai đoạn 1-42 Ngày tuổi và 6% ở giai đoạn 43-70 Ngày tuổi
Sau khi thay thế bột lá sắn vào khẩu phần ăn chúng tôi tính toán và cân bằng năng lượng bằng cách trộn thêm dầu đậu nành vào thức ăn (cứ ba ngày trộn vào thức ăn một lần)
Phương pháp nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
TT
Chỉ tiêu
Lô ĐC
Lô TN 1
Lô TN 2
1
Giống gà
Lương Phượng
2
Số lượng
50
3
Thời gian nuôi
1 – 70 ngày
4
Giai đoạn 1- 42 ngày tuổi
CP
CP + thay thế bột lá sắn 2%
CP + thay thế bột lá sắn 4%
5
Giai đoạn 43 - 70 ngày tuổi
CP
CP + thay thế bột lá sắn 4%
CP + thay thế bột lá sắn 6%
Bảng 3.1. Thành phần nguyên liệu trong khẩu phần ăn
của gà Broiler Lương Phượng
Khẩu phần không có bột lá sắn
Khẩu phần có bột lá sắn
Ngô (g)
Ngô
Cám mì (g)
Cám mì
Khô đậu tương (g)
Khô đậu tương
Bột cá (g)
Bột cá (g)
Lysine (g)
Lysine (g)
DL Methionin(g)
DL Methionin(g)
Threonine (g)
Threonine (g)
Tryptophan (g)
Tryptophan (g)
dầu dậu lành (g)
dầu dậu lành (g)
Muối ăn (g)
Muối ăn (g)
Bột vôi (g)
Bột vôi (g)
PCP (g)
PCP (g)
Premix Gà (g)
Premix Gà (g)
Bột lá sắn (g)
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
+ Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi
Hàng ngày phải theo dõi và ghi chép một cách đầy đủ về số gà ốm, chết và loại thải, cuối mỗi tuần cộn dồn và tính tỉ lệ nuôi sống của từng lô TN theo công thức sau:
.
Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi (%)
=
Số gà cuối tuần (con)
× 100
Số gà đầu tuần (con)
+ Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm
- Sinh trưởng tích luỹ của gà qua các tuần tuổi (g/con)
Hàng tuần cân cố định vào một ngày, cân lần lượt từng con tất cả số gà thí nghiệm để xác định khối lượng sống trung bình của đàn qua các tuần tuổi. Cân vào buổi sáng sớm trước khi cho ăn khoảng 2-3 giờ. Sử dụng cân nhơn hoà 2Kg và 5Kg có độ chính xác đến 1g, 2g, 5g. Kết qủ thu được tính sinh trưởng tích luỹ cho gà theo công thức sau:
_ X1 X2 X3+........+ Xn ΣXn
Pv (g/con) = =
n n
- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
Sinh trưởng tuyệt đối: Được xác định bằng sự tăng lên về khối lượng, kích thước trong một đơn vị thời gian (ngày).
W1 - W0
A(g/con/ngày) =
t1 - t0
- Sinh trưởng tương đối (%)
Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng, kích thước của con vật qua một khoảng thời gian nào đó.
W1 - W0
R (%) = x 100
W1 + W0
_ 2
Trong đó: Pv – Sinh trưởng tích luỹ trung bình của gà qua các tuần tuổi
A - Sinh trưởng tuyệt đối
R%- Sinh trưởng tương đối
W1 - Khối lượng, kích thước ở thời điểm cuối khảo sát
W0 - Khối lượng, kích thước ở thời điểm bắt đầu khảo sát
t1 - Thời gian kết thúc khảo sát
t0 - Thời gian bắt đầu khảo sát
+Tiêu thụ thức ăn (TTTĂ/con/ngày) và Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ)/kg tăng khối lượng (kg)
Tiêu thụ thức ăn (TTTĂ/con/ngày)
- Tiêu thụ thức ăn
(TTTĂ/con/ ngày)
=
Số thức ăn tiêu thụ trong kỳ
Khối lượng tăng trong kỳ
Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ)/kg tăng khối lượng/tuần và cộng dồn (kg)
Căn cứ vào lượng TĂ tiêu thụ của gà/lô/tuần và khối lượng cơ thể của gà tăng lên/lô/tuần, tính được lượng TĂ tiêu tốn/1Kg tăng khối lượng/tuần bằng công thức :
Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL cộng dồn (kg)
=
Σ thức ăn tiêu thụ/lô cộng dồn
Σ khối lượng gà tăng /lô cộng dồn
Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL/tuần (kg)
=
Σ thức ăn tiêu thụ/lô/tuần
Σ khối lượng gà tăng /lô/tuần
- Khả năng cho thịt
Mỗi lô mổ 6 con (3 trống, 3mái) có khối lượng bình quânkkj
- Khối lượng sống (g): Là khối lượng gà để nhịn ăn 6 - 12 giờ, chỉ cho uống nước (áp dụng với gà được chọn để giết mổ, đảm bảo sự đồng đều về khối lượng giữa các lô thí nghiệm).
- Khối lượng thân thịt (g): Là khối lượng sau khi cắt tiết vặt lông, bỏ đầu chân, phổi, khí quản, lá lách, ruột và các cơ quan sinh dục.
- Tỷ lệ thịt xẻ (%)
Tỷ lệ thịt xẻ (%)
=
Khối lượng thân thịt (g)
× 100
Khối lượng sống (g)
- Tỷ lệ thịt ngực (%)
Tỷ lệ thịt ngực (%)
=
Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2
× 100
Khối lượng thân thịt (g)
Cách làm: Khảo sát phần thịt ngực bên trái, rạch dọc xương lưỡi hái đến cơ ngực, cắt tiếp từ xương ngực đến sườn bả vai, bỏ da, lấy cơ ngực lớn và cơ ngực bé, bỏ xương sườn, xương đòn và xương bả vai, cân đối khối lượng thịt và nhân đôi ta được khối lượng thịt ngực.
- Tỷ lệ thịt đùi (%)
Tỷ lệ thịt đùi (%)
=
Khối lượng đùi trái (g) x 2
× 100
Khối lượng thân thịt (g)
Cách làm : Khảo sát phần thịt bên trái, rạch một đường cắt từ khối xương đùi song song với xương sống đến phần cơ đùi và xương hông, lột da túi phía bụng phân ranh giới giữa cơ đùi và cơ ngực để rạch từng đường tách rời nhau ra. Bỏ hết da, cắt dọc xương chày, xương mác, bỏ hai xương này với xương bánh chè , cân khối lượng thịt và nhân đôi ta được khối lượng thịt đùi.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh vật học (sử dụng phần mềm Minitab), theo phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (1997) [26], với các chỉ số , , CV(%).
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu phản ánh khả năng thích nghi với môi trường, là thước đo của việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn gà. Bên cạnh đó tỷ lệ nuôi sống còn là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp sức sản xuất và giá thành sản phẩm.
Trong chăn nuôi gà thịt, muốn đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đạt được năng suất cao thì cần phải nâng cao được tỷ lệ nuôi sống. Vì vậy, với bất kỳ một dòng, giống nào thì việc nâng cao tỷ lệ nuôi sống là một yếu tố vô cùng quan trọng. Do đó, người chăn nuôi phải chọn được giống tốt, thực hiện một cách nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh.
Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%)
Tuần tuổi
Lô ĐC
Lô TN 1
Lô TN 2
Trong tuần
Cộng dồn
Trong tuần
Cộng dồn
Trong tuần
Cộng dồn
1
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
2
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
3
100,00
100,00
100,00
100,00
98,00
98,00
4
98,00
98,00
100,00
100,00
100,00
98,00
5
100,00
98,00
98,00
98,00
100,00
98,00
6
100,00
98,00
100,00
98,00
100,00
98,00
7
97,96
96,00
100,00
98,00
100,00
98,00
8
100,00
96,00
100,00
98,00
100,00
98,00
9
100,00
96,00
97,96
96,00
100,00
98,00
10
100,00
96,00
100,00
96,00
100,00
98,00
Kết quả bảng 4.1 cho thấy: đến 10 tuần tuổi (70 ngày) tỷ lệ nuôi sống của gà thịt broiler Lương Phượng là khá cao, ở giai đoạn 4 tuần tuổi, lô đối chứng có tỷ lệ nuôi sống đạt 98,00%, ở giai đoạn 5 tuần tuổi, lô thí nghiệm 1 có tỷ lệ nuôi sống đạt 98,00%, ở giai đoạn 3 tuần tuổi, lô thí nghiệm 2 có tỷ lệ nuôi sống đạt 98,00%. Kết thúc thí nghiệm ở 10 tuần tuổi, cả ba lô đều có tỷ lệ nuôi sống đạt từ 96,00% đến 98,00%. Như vậy tỷ lệ nuôi sống cả 3 lô là tương đương nhau, khẩu phần thức ăn bột lá sắn 2 - 4% trong thức ăn không gây ảnh hưởng tới tỷ lệ nuôi sống của gà.
Qua theo dõi tôi nhận thấy: Lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 đàn gà thấy màu sắc lông da biểu hiện bóng mượt hơn, ngoại hình đẹp, dễ bán.
Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ nuôi sống gà Lương Phượng của chúng tôi cũng tương đương với tỷ lệ nuôi sống gà Lương Phượng giai đoạn 10 tuần tuổi của Từ Quang Tân (2004) [23], là 98%.
So sánh với kết quả của Vũ Ngọc Sơn (1999) [21], gà Lương Phượng nuôi ở vụ hè, giai đoạn 10 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống là 93%. Như vậy kết quả của chúng tôi cao hơn là 5 - 5%.
4.2. Khả năng sinh trưởng
4.2.1. Sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi
Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của gà là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm, vì nó phản ánh sức sản xuất thịt của gia cầm. Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của gà, người ta thường căn cứ vào khối lượng cơ thể qua từng tuần tuổi. Trong chăn nuôi, sinh trưởng tích lũy càng cao thì rút ngắn được thời gian chăn nuôi, đồng thời giảm được chi phí thức ăn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của nó với môi trường.
Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy được xác định bằng chỉ tiêu khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi và được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con)
Tuần
tuổi
Lô ĐC
Lô TN 1
Lô TN 2
(± )
CV%
(± )
CV%
(± )
CV%
0
40,32 ± 0,58
8,77
40,55 ± 0,62
8,34
40,21 ± 0,28
9,55
1
92,98 ± 2,23
10,90
99,62 ± 2,36
6,20
95,66± 0,98
10,89
2
192,83 ± 8,66
10,01
203,58 ± 10,08
11,07
198,03 ± 2,17
8,59
3
348,50 ± 16,57
10,50
368,67 ± 16,08
9,75
357,28± 3,18
14,78
4
570,83 ± 33,80
13,35
590,50 ± 31,41
12,05
546,36 ± 8,11
14,95
5
791,52 ± 11,54
11,34
842,33 ± 41,31
11,12
784,80 ± 10,95
13,57
6
1014,81 ± 13,82
9,70
1076,67 ± 59,55
12,12
997,14± 12,87
14,91
7
1205,08 ± 17,83
8,91
1351,17 ± 69,26
11,96
1293,91 ± 17,98
14,69
8
1483,01 ± 22,21
13,48
1566,83 ± 90,55
13,95
1487,74 ± 21,81
11,02
9
1798,88 ± 18,55
14,50
1825,33 ± 117,12
14,48
1686,68 ± 18,09
12,06
10
1912,45a ± 30.92
14,92
2025,67b ± 132,88
14,96
1897,98a ± 22,56
13,96
Theo hàng ngang các chữ cái khác nhau là có sự sai khác thống kê (p<0,05)
Qua kết quả ở bảng 4.2 và hình 1 cho thấy: ở lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 khối lượng cơ thể 1 ngày tuổi lần lượt là 40,32 g/con, 40,55 g/con và 40,21 g/con. Với khối lượng như vậy cho thấy chất lượng đàn gà khi đưa vào thí nghiệm là rất tốt, đảm bảo yêu cầu đề ra về nguyên tắc đồng đều.
Ở giai đoạn 6 tuần tuổi: Gà ở lô đối chứng đạt khối lượng bình quân: 964,81 g, gà ở lô thí nghiệm 1 đạt khối lượng bình quân: 1076,67 g, gà ở lô thí nghiệm 2 đạt khối lượng bình quân: 958,14 g. Như vậy giữa 3 lô đối chứng, thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 ở giai đoạn 6 tuần tuổi có sự chênh lệch về khối lượng cơ thể nhưng không đáng kể, trong đó lô thí nghiệm 1 gà đạt khối lượng cao hơn so với lô đối chứng và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 61,86 g; 79,53 g. Ở đây sự chênh lệch về khối lượng trung bình của 3 lô gà không có sự sai khác thống kê (P > 0,05).
Từ giai đoạn 6 đến 10 tuần tuổi khẩu phần thức ăn bột lá sắn trong thức ăn tăng thêm 2% (lô thí nghiệm 1 là 4%, lô thí nghiệm 2 là 6%), tuy nhiên gà ở lô đối chứng, thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 đều có sự sinh trưởng tích lũy tăng lên theo tuần tuổi và có diễn biến khá tốt nhưng ở giai đoạn 9 tuần tuổi thì ở lô thí nghiệm 2 gà tăng khối lượng chậm theo tôi nguyên nhân do thức ăn khẩu phần bột lá sắn lên tới 6% ở giai đoạn 2 làm cho gà bị ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ thức ăn đồng nghĩa với việc tăng khối lượng cơ thể giảm. Giai đoạn kết thúc thí nghiệm (10 tuần tuổi) cho thấy lô thí nghiệm 1 gà đạt khối lượng cao hơn so với lô đối chứng là 113,22 g và lô thí nghiệm 2 là 127,69 g. Lô đối chứng: 1912,45 g, lô thí nghiệm 1: 2025,67 g và lô thí nghiệm 2: 1897,98. Sự chênh lệch khối lượng cơ thể giữa 3 lô là rất lớn, điều đó chứng tỏ việc sử dụng khẩu phần bột lá sắn 2% vào thức ăn làm tăng khối lượng cơ thể đáng kể, so với việc không sử dụng hoặc sử dụng quá nhiều bột lá sắn (>4%). Ở đây sự sai khác có ý nghia thống kê (p < 0,05).
Hệ số biến dị (Cv%) ở lô đối chứng nằm trong khoảng 8 - 14%, ở lô thí nghiệm 1 nằm trong khoảng 6- 14%, ở lô thí nghiệm 2 nằm trong khoảng 8 - 14%. Điều này chứng tỏ rằng gà nuôi ở các lô thí nghiệm có sự đồng đều tương đối cao.
Từ kết quả trên cho thấy sử dụng khẩu phần thức ăn bột lá sắn với tỷ lệ 2 - 4% trong thức ăn đã có ảnh hưởng tốt tới sức sống, khả năng sinh trưởng của gà Lương Phượng nuôi thịt từ 1- 70 ngày tuổi, vì bột lá sắn có hàm lượng axit amin không thay thế tương đối đầy đủ và cân đối đồng thời hàm lượng vitamin trong lá sắn cũng cao, hàm lượng carotene trong lá sắn tươi là 3,0 mg %, vitamin B1 là 0,25 mg %, B2 là 0,66 mg %, vitamin PP là 0,66 mg %. Đặc biệt vitamin C trong lá sắn khá cao 295 mg%, điều đó giúp cho cơ thể gia cầm phát triển tốt, nâng cao khả năng chống bệnh.
Kết quả trên được thể hiện qua đồ thị sau:
Hình 4.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà Lương Phượng
Nhận xét: Nhìn vào biều đồ ta có thể thấy lô thí nghiệm 1 có sự tăng trưởng nhanh hơn hẳn so với lô đối chứng và lô thí nghiệm 2.
4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Trên cơ sở khối lượng cơ thể theo dõi được qua các tuần tuổi, chúng tôi xác định được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở các tuần tuổi khác nhau (g/con/ngày). Kết quả theo dõi sinh trưởng tuyệt đối được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày)
Tuần tuổi
Lô ĐC
(g/con/ngày)
Lô TN1
(g/con/ngày)
Lô TN 2
(g/con/ngày)
0 - 1
7,52
8,43
7,92
1 - 2
14,26
14,85
14,62
2 - 3
22,24
23,58
22,75
3 - 4
31,76
31,69
27,01
4 - 5
31,52
35,98
34,06
5 - 6
31,90
33,48
30,33
6 - 7
27,18
39,21
42,40
7 - 8
39,70
30,81
27,69
8 - 9
45,12
36,93
28,42
9 - 10
16,22
28,62
30,19
0 - 10
26,74
28,36
26,54
Qua kết quả thu được ở bảng 4.3. và minh họa ở hình 2 cho thấy: tốc độ sinh trưởng của gà Lương Phượng của 3 lô có sự khác nhau đôi chút. Tuy nhiên, sinh trưởng tuyệt đối ở 3 lô đều phù hợp với quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn của gia cầm. Ở giai đoạn đầu, sinh trưởng tuyệt đối cả 3 lô đều thấp, vì giai đoạn này tuy số lượng tế bào tăng nhanh nhưng kích thước và khối lượng tế bào nhỏ nên sinh trưởng tuyệt đối còn chậm, như số liệu thu được ở một tuần tuổi lô đối chứng đạt 7,52 g/con/ngày; lô thí nghiệm 1 đạt 8,43 g/con/ngày; lô thí nghiệm 2 đạt 7,92 g/con/ngày. Ở giai đoạn 7 tuần tuổi gà Lương Phượng có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất đạt 30,81 g/con/ngày ở lô thí nghiệm 1, 27,69 g/con/ngày ở lô thí nghiệm 2 và 39,70 g/con/ngày ở lô đối chứng. Ở một số giai đoạn sinh trưởng tuyệt đối có biểu hiện giảm, sau mỗi điểm giảm có hiện tượng “tăng khối lượng bù” để lấy lại độ sinh trưởng cân bằng. Nguyên nhân là thay đổi khẩu phần thức ăn bột lá sắn ở giai đoạn hai dẫn đến gà bị thay đổi thức ăn nên ăn it hơn dẫn đến sinh trưởng tuyệt đối giảm.
Kết quả cho thấy sinh trưởng tuyệt đối trung bình (từ 0 - 10 tuần tuổi) của gà thí nghiệm của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Minh (2002) [14], ở cùng giai đoạn tuổi từ 0 - 10 tuần tuổi (29,11 g/con/ngày và 29,65 g/con/ngày) và cao hơn kết quả nghiên cứu của Cù Thúy Nga (2002) [15], trên gà Lương Phượng sử dụng ngô HQ2000 (26,10 g/con/ngày).
Để biểu diễn tốc độ sinh trưởng của gà thí nghiệm từ 1 - 10 tuần tuổi tôi biểu diễn bằng hình 4.2.
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà Lương Phượng
4.2.3. Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng cơ thể với bình quân khối lượng giữa 2 lần khảo sát. Tỷ lệ này nói lên mức độ tăng khối lượng của cơ thể sau một thời gian nuôi dưỡng. Qua đó, người chăn nuôi biết nên tác động như thế nào và thời điểm nào là phù hợp nhất để có được tăng khối lượng của gà tốt nhất với lượng thức ăn ít nhất. Qua theo dõi sinh trưởng của gà ở các giai đoạn, tôi thu được kết quả về sinh trưởng tương đối. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Sinh trưởng tương đối của gà qua các giai đoạn tuổi (%)
Tuần tuổi
Lô ĐC (%)
Lô TN 1 (%)
Lô TN 2 (%)
0 - 1
79,01
84,28
81,62
1 - 2
69,87
68,58
69,71
2 - 3
57,51
57,70
57,36
3 - 4
48,37
46,25
41,85
4 - 5
32,40
35,15
38,52
5 - 6
24,72
24,42
23,83
6 - 7
17,14
22,61
25,91
7 - 8
20,68
14,78
13,94
8 - 9
19,25
15,24
12,53
9 - 10
6,12
10,40
11,79
Kết quả bảng 4.4 và minh họa qua hình 3 cho thấy: Sinh trưởng tương đối của gà Lương Phượng cả 3 lô đều đạt cao ở những tuần tuổi đầu, sau đó giảm dần. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm, gia cầm non sinh trưởng nhanh, sau đó giảm dần theo tuổi.
Gà Lương Phượng có diễn biến về sinh trưởng tương đối tương tự như nhau cả 3 lô. Ở lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 đều có sinh trưởng khá tốt, ở giai đoạn SS - 1 tuần tuổi lô đối chứng là 79,01% đến giai đoạn 9 - 10 tuần tuổi giảm xuống còn 6,12%. Lô thí nghiệm 1 từ 84,28 giảm xuống còn 14,40%. Lô thí nghiệm 2 từ 81,62 giảm xuống còn 11,79%. Cũng như sinh trưởng tuyệt đối sinh trưởng tương đối của các lô gà thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm vẫn giữ được mức cao so với lô đối chứng ở giai đoạn 9 - 10 tuần tuổi. Nhìn chung ở 10 tuần tuổi nên xuất bán gà bởi sinh trưởng của gà tương đối thấp, nếu nuôi kéo dài không mang lại hiệu quả kinh tế.
Để phân tích diễn biến về sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm chúng tôi biểu hiện kết quả qua hình 4.3.
Hình 4.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà Lương Phượng từ 1 - 10 tuần tuổi
4.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn
4.3.1. Khả năng thu nhận thức ăn
Khả năng thu nhận thức ăn là lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày và phản ánh tình trạng sức khỏe đàn gà, chất lượng thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất của con giống. Số lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn liên quan với mức năng lượng và protein trong khẩu phần, từ đó ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của gia cầm. Ngoài ra lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: khí hậu, nhiệt độ, môi trường, tình trạng sức khỏe.
Kết quả về khối lượng tiêu thụ thức ăn của gà Lương Phượng được tôi thể hiện ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Khả năng thu nhận thức ăn của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày)
Tuần tuổi
Lô ĐC
Lô TN 1
Lô TN 2
0 - 1
29,56
29,56
29,56
1 - 2
30,31
31,12
31,62
2 - 3
37,05
38,44
39,11
3 - 4
81,28
74,21
63,49
4 - 5
95,74
88,59
88,84
5 - 6
100,61
97,81
99,81
6 - 7
102,26
102,53
108,45
7 - 8
95,58
93,17
94,23
8 - 9
120,68
119,67
119,77
9 - 10
132,23
122,42
122,69
Kết quả bảng 4.5 cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ của gà tăng dần qua các tuần tuổi, riêng tuần tuổi thứ 8 thì giảm đáng kể, do tuần này thời tiết lạnh đột ngột và mưa phùn cho nên khả năng tiêu thụ thức ăn thấp. Sau đó tăng mạnh ở tuần tuổi thứ 9 và 10, tương ứng với tuần này gà ở lô đối chứng ăn được 120,68 g/con/ngày và 132,23 g/con/ngày, gà lô thí nghiệm 1 ăn được 119,67 g/con/ngày và 122,42 g/con/ngày, gà lô thí nghiệm 2 ăn được 119,77 g/con/ngày và 122,69 g/con/ngày. Điều này hoàn toàn phù hợp vì sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà ở giai đoạn này đạt cao nhất.
4.3.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn, đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng. Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt thì chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả kinh tế, vì chi phí thức ăn chiếm 70 - 75% giá thành sản phẩm. Trong chăn nuôi gia cầm giảm chi phí thức ăn là biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nhất.
Bảng 4.6. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà (kg)
Tuần tuổi
Lô ĐC
Lô TN 1
Lô TN 2
Trong tuần
Cộng dồn
Trong tuần
Cộng dồn
Trong tuần
Cộng dồn
1
1,33
1,33
1,30
1,30
1,32
1,32
2
1,63
1,53
1,65
1,51
1,62
1,52
3
1,78
1,64
1,76
1,63
1,77
1,63
4
2,14
1,81
1,97
1,74
2,09
1,80
5
2,24
1,92
2,12
1,88
2,18
1,94
6
2,89
2,16
2,50
2,02
2,81
2,09
7
3,22
2,31
3,00
2,14
3,13
2,27
8
4,31
2,46
4,21
2,28
4,33
2,36
9
3,33
2,60
3,04
2,42
4,25
2,67
10
4,03
2,79
3,79
2,61
3,87
2,85
Số liệu bảng 4.6 cho thấy trong 3 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là rất thấp. Từ tuần tuổi thứ 4 trở đi hệ số chuyển hóa thức ăn qua các tuần tuổi có sự biến đổi lúc cao, lúc thấp không theo quy luật. Ở đây tiêu tốn thức ăn ở các lứa tuổi phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ sinh trưởng tích lũy (khối lượng sống) do yếu tố tình hình sức khỏe như: điều kiện môi trường chi phối nhiều. Ở 6 tuần tuổi TTTĂ/kg tăng khối khối lượng ở lô đối chứng là 2,89 kg; ở lô thí nghiệm 1 là 2,50 kg; ở lô thí nghiệm 2 là 2,81 kg, ở 8 tuần tuổi tăng nên khá cao nhưng tuần tuổi thứ 9 giảm đáng kể do tăng khối lượng bù ở tuần thứ 10 tiêu tốn thức ăn tăng lên khá cao lô đối chứng là 4,03 kg; lô thí nghiệm 1 là 3,79 kg; lô thí nghiệm 2 là 3,87 kg. Ở các tuần cuối tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng lớn đó là do gà càng lớn nhu cầu duy trì cơ thể càng lớn, thêm vào đó ở thời điểm này đã vào mùa rét và mưa phùn, không khí ẩm ướt, làm cho gà ăn với lượng thức ăn lớn để chống lạnh, do vậy gà ăn nhiều nhưng tăng khối lượng giảm. Mặt khác ở giai đoạn này gà đã đến tuổi giết thịt, do vậy khả năng tiêu thụ thức ăn vẫn tăng nhưng hiệu quả chuyển hóa thức ăn giảm, tăng khối lượng giảm.
So sánh giữa 3 lô thí nghiệm tôi thấy, TTTĂ cộng dồn/kg tăng khối lượng khi kết thúc thí nghiệm ở lô thí nghiệm 1 thấp hơn lô đối chứng là 0,24kg. Lô thí nghiệm 2 thấp hơn so với lô đối chứng là 0,15kg. Điều này cho thấy khi sử dụng bột lá sắn cho gà đã làm tăng khả năng sử dụng, hấp thu dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của gà.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hồng Thái (2000) [24], tại huyện Đồng Hỷ với thành phần thức ăn có bổ sung vitamin C thì tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối của gà trong thí nghiệm của chúng tôi là tương đương (2,35 – 2,67 so với 2,61 – 2,70 kg thức ăn).
So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Chung (2003) [3], tại thị xã Sông Công với khi nuôi gà thịt Lương Phượng từ 1 – 70 ngày tuổi thì tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng của gà trong thí nghiệm của chúng tôi cao hơn 0,09 kg – 0,03 kg (2,52 – 2,67 so với 2,61 – 2,70 kg thức ăn).
4.4. Khả năng cho thịt
Khả năng cho thịt của gà phản ánh chất lượng phẩm giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, đặc biệt là thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Vì tỷ lệ các thành phần thịt xẻ không những chỉ phụ thuộc vào kiểu gen, tuổi gà mà còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn. Do đó đây là chỉ tiêu quan tâm của các nhà kỹ thuật.
Kết quả mổ khảo sát được thể hiện ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi (n = 3)
TN
Lô
Đơn vị tính
KL hơi
(Gr)
KL Thịt xẻ
KL Thịt ngực
KL Thịt đùi
KL Mỡ bụng
Gr
%
Gr
%
Gr
%
Gr
%
ĐC
Trống
2041
1544,42
75,67
255,29
16,53
299,93
19,42
30,58
1,98
Mái
1890
1446,23
76,52
242,97
16,80
263,80
18,24
52,93
3,66
TN 1
Trống
2183
1694,23
77,61
282,60
16,68
337
19,89
28,46
1,68
Mái
2031
1602,87
78,92
316,09
19,72
306,63
19,13
41,19
2,57
TN 2
Trống
1953
1507,91
77,21
247
16,38
318,62
21,13
25,33
1,68
Mái
1921
1508,75
78,54
263,43
17,46
292,10
19,36
47,68
3,16
Bảng 4.7. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi (n = 3)
Kết quả bảng 4.7 cho thấy: khi sử dụng khẩu phần thức ăn bột lá sắn thì tỷ lệ thịt xẻ tăng cao hơn so với không sử dụng khẩu phần thức ăn bột lá sắn và tỷ lệ thịt xẻ của con mái cao hơn của con trống. Lô thí nghiệm 1 tỷ lệ thị xẻ là 77,61 - 78,92%, lô thí nghiệm 2 tỷ lệ thịt xẻ là 77,21 - 78,54%, ở lô đối chứng là 75,67 - 76,52%.
Gà lô thí nghiệm 1 ở con trống có tỷ lệ thịt ngực: 16,68%; ở con mái có tỷ lệ thịt ngực: 19,72%; lô thí nghiệm 2 có tỷ lệ thịt ngực ở con trống là 16,38%, ở con mái là 17,46% và lô đối chứng có tỷ lệ thịt ngực ở con trống là 16,53%, ở con mái là 16,80%. So sánh tỷ lệ thịt ngực của lô thí nghiệm 1 với lô đối chứng và với lô thí nghiệm 2 thì không có sự sai khác rõ rệt (P > 0,05).
Tỷ lệ thịt đùi của gà trống: 19,89% và gà mái: 19,13% ở lô thí nghiệm 1 cao hơn so với tỷ lệ thịt đùi của gà trống: 19,42% và gà mái: 18,244% ở lô đối chứng và tỷ lệ thịt đùi của gà trống: 21,13% và gà mái: 19,36% ở lô thí nghiệm 2. Nhưng tỷ lệ này không có sự sai khác rõ rệt (P >0,05)
Tỷ lệ mỡ bụng của con trống và con mái ở lô thí nghiệm 1 là: 1,68 - 2,57%; lô thí nghiệm 2 là: 1,68 - 3,16%; lô đối chứng là: 1,98 - 3,66%. Gà mái có tỷ lệ mỡ bụng cao hơn gà trống là phù hợp với quy luật vì gà mái tích lũy mỡ sớm, nhưng ở gà trống và gà mái ở lô đối chứng có tỷ lệ tích mỡ cao hơn gà trống và gà mái ở lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2. Điều này chứng tỏ khẩu phần thức ăn có bột lá sắn làm cho gà có tốc độ sinh trưởng nhanh đã làm giảm tích lũy mỡ bụng.
Phần 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ những kết quả thu được tôi rút ra kết luận sau:
- Việc bổ sung bột lá sắn không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ nuôi sống (lô TN 1 là 96% và lô ĐC là 96%) mà còn làm cho tỉ lệ nuôi sống ở lô TN 2 cao hơn ở lô TN 1 và lô ĐC là 2% ( Lô TN 2 là 98%). Kết quả này chưa được chính xác tuyệt đối vì đối tượng thí nghiệm còn hạn chế và kết quả có tỉ lệ chưa cao. Tuy nhiên, màu sắc, da chân, mào đẹp hơn, dễ bán hơn và đặc biệt là bệnh cầu trùng giảm đi đáng kể.
- Khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi của lô đối chứng 1.912,45g, ở lô thí nghiệm 1 là 2.025,67 g, ở lô thí nghiệm 2 là 1897,98 g, khối lượng gà ở lô thí nghiệm 1 cao hơn so với lô đối chứng là 113,22 g và lô thí nghiệm 2 thấp hơn lô đối chứng là 14,47g. Điều này cho thấy việc bổ sung tỉ lệ BLS trong khẩu phần ở lô TN 2 (4%) nhiều hơn ở lô TN 1 (2%) thì khối lượng cơ thể của gà sẽ không tăng hơn so với lô TN 1 mà còn thấp hơn lô TN 1 và lô ĐC
- Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng của lô thí nghiệm 1 thấp hơn lô đối chứng là 0,24kg. Lô thí nghiệm 2 thấp hơn so với lô đối chứng là 0,16kg. Điều này cho thấy khi sử dụng bột lá sắn cho gà đã làm tăng khả năng sử dụng, hấp thu dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của gà.
- Khả năng cho thịt của hai lô thí nghiệm sử dụng thức ăn có khẩu phần bột lá sắn ( lô TN 1 là 2% trong giai đoạn 1-42 ngày tuổi và 4% trong giai đoạn 43-70 ngày tuổi, lô TN 2 là 4% trong giai đoạn 1-42 nagỳ tuổi và 6% trong giai đoạn 43-70 ngày tuổi) là tương đối tốt và cao hơn hẳn so với khả năng cho thịt của lô ĐC không sử dụng BLS vào khẩu phần thức ăn.
5.2. Tồn tại
Số lượng còn hạn chế do chúng tôi là sinh viên nên chưa thực hiện được trên quy mô lớn
Đề tài chưa phân tích được các chỉ số thành phần hóa học của thịt gà như: tỷ lệ vật chất khô, protein thô, lipit thô, hàm lượng axit amin,…
Chưa phân tích được các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu.
5.3. Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu để đánh giá thành phần hóa học của thịt gà và các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu.
Kết quả bước đầu chỉ tham khảo để đảm bảo kết quả được chặt chẽ và chính xác hơn thì nên lặp lại ở quy mô lớn hơn, thử nghiệm trên nhiều loại gà, từ đó triển khai sản xuất diện rộng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Biichell . H và Brandch . H 1978, (Nguyễn Chí Bảo Dịch) Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, trang 129 – 191.
2. Lê Văn An, Nguyễn Thị Lộc, Hồ Trung Thông, Đào Thị Phượng (2004), “Đề tài tìm hiểu khả năng nuôi lợn hướng nạc ở nông hộ và hiệu quả của việc sử dụng củ và lá sắn ủ trong chăn nuôi ở tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 46, 2008.
3. Nguyễn Thị Chung (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ngô giàu protein đến sức sống, tình hình cảm nhiễm bệnh cầu trùng và sinh trưởng của gà Lương Phượng nuôi thịt từ 1 – 70 ngày tuổi, Khóa luận tốt nghiệp đại học – Khoa chăn nuôi – Thú y – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
4. Dư Thanh Hằng (2008), “Nghiên cứu sử dụng lá sắn như nguồn Protein trong khẩu phần lợn thịt”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 46.
5. Từ Quang Hiển, Nghiên cứu sử dụng lá sắn vào chăn nuôi lợn, KHKT Viện chăn nuôi – Hà Nội 4/1982 trang 61-65.
6. Từ Quang Hiển, Kết quả sử dụng bột lá sắn chăn nuôi lợn thịt và gà đẻ trứng, Trích “Những kết quả nghiên cứu về cây sắn” KHKT Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái, 1983, trang 54 – 60.
7. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc, (1999), Chăn nuôi gia cầm (giáo trình dùng cho cao học và NCS), Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
8. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn (1994), Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, trang 125- 137, 148.
9. Đào Văn Khanh, (2002), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của 3 giống gà lông màu: Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
10. Nguyễn Khắc Khôi, Sử dụng sắn trong chăn nuôi lợn, KHKT Viện chăn nuôi tháng 4/1982, trang 53- 55
11. Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, (2004), “Đề tài nghiên cứu sử dụng củ và lá sắn ủ xanh trong khẩu phần lợn thịt F1 (Đại Bạch X Móng Cái)”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 46, 2008.
12. Nguyễn Thị Hoa Lý, (Hội thảo, Ngày 21-Ngày 24 tháng 8 năm 2006), Việc sử dụng lá sắn ensiled nuôi lợn trên trang trại ở miền Trung Việt Nam, từ ( htm).
13. Trần Đình Miên, Hoàng Kim Đường, (1992), Chọn và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, trang 40, 41, 94, 99, 116.
14. Lê Minh, (2002), Ảnh hưởng của thuốc Avicoc và Rigecoccin đến khả năng sản xuất của gà Lương Phượng và Sasso nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
15. Cù Thúy Nga, (2002), Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng, thành phần các axit amin của giống ngô HQ2000 và sử dụng làm thức ăn nuôi gà thịt, Luận văn Thạc Sỹ khoa học nông nghiệp, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
16. Nguyễn Nghi (1985), Xác định thành phần khoáng đa lượng và vi lượng trong một số thức ăn ở Việt Nam, Tuyển tập công trình nghiên cứu KH và KT Nông nghiệp 1981 – 1985, phần chăn nuôi – Nxb Nông nghiệp Hà Nội, trang 27 – 29.
17. Nguyễn Nghi, Phạm Văn Lợi, Bùi Thị Gợi, Bùi Thị Oanh (1984), Kết quả nghiên cứu xác định giá trị dinh dưỡng một số giống sắn trồng ở Việt Nam và sử dụng bột củ, lá sắn làm thức ăn cho lợn và gà nuôi thịt. KHKT chăn nuôi, số 1/1984, trang 80 – 83.
18. Trần Ngọc Ngoạn (1990), Giáo trình cây sắn, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
19. Đào Lan Nhi, Mai Văn Sánh và Lê Việt Lý (2001), Bổ sung bữa ăn rễ sắn, sắn, chế biến lá để chế độ ăn dựa trên cỏ tự nhiên, ngô và rơm để vỗ béo trâu đầm lầy, Kỷ yếu Hội thảo Buffalo tháng 12 năm 2001, Từ ( /procbuf /nhi.htm).
20. Nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa Thuỷ sản, (2007), Trường Đại học Nông lâm Huế và Đại học Nông nghiệp Nhiệt đới Côlômbia. Nghiên cứu sử dụng lá sắn thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn cho cá rô phi tại xã Vân Thuỷ, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế trên đối tượng cá rô phi dòng Gift, (
21. Vũ Ngọc Sơn, (1999), Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của gà hoa Lương Phượng, Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
22. Silvestre .P and Arraudeau .P, Cây sắn, Ngươi dịch Vũ Công Hậu và Trịnh Thường Mai, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1990, Trang 9 – 25 và trang 94 – 104
23. Từ Quang Tân, (2004) Ảnh hưởng của việc sử dụng ngô giàu protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của gà lương phượng nuôi tại Thái Nguyên, luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trang 44.
24. Trần Thị Hồng Thái (2000), Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin C với các kiểu khác nhau vào khẩu phần ăn gà thịt lông màu Lương Phượng, Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
25. Nguyễn Văn Thiện (1997), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi Nxb Nông nghiệp, trang 105, 127, 130, 148.
26. Nguyễn Văn Thiện, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (1998), Chăn nuôi lợn (giáo trình sau đại học), Nxb Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
27. Nguyên Văn Thưởng, Sumilin, I.S và CTV, Sổ tay thành phần dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam, Hà Nội 1992.
28. Phùng Đức Tiến (1997), Nghiên cứu một số tổ hợp lai gà Broiler giữa các dòng gà hướng thịt Ross 208 và Hybro HV85, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện KHKTNN Việt Nam.
29. Trịnh Văn Trung và Mai Văn Sánh (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của bột lá sắn trong khẩu phần đến khả năng thu nhận và phân giải thức ăn trong dạ cỏ của trâu, Từ
30. Hoài Vũ – Trần Thành (1980), Thu hoạch, chế biến, bảo quản sắn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
II. TIẾNG NƯỚC NGOÀI
31. Chanbers. J.R. (1990), Genetic of growth and meat production in chicken, In poultry breeding and genetics, R.D.Cawforded Elsevier Amsterdam - Holland, 627 - 628.
32. Job,A.T, Utilization and protein supplementation of cassava for animal feeding and the effects of sulphur sources on cyanide detoxification PhD, Thesis University of Ibadan, Ibadan, Nigeria 1975.
33. Job et al, (1980), From 20cassava %20for% 20animal%20feeds.pdf.
34. Maner, J.H and W.G Pond, Swine production in temperate and tropical environments, W.H. Freeman and Co, San Francisco 1987, (245 - 259 p.p)
35. Nguồn: lợn, gia cầm, Viện Nghiên cứu và Đào tạo, Singapore,1935, Cassava as a total substitute for cereals in livestock and poultry rations, From
36. Oke, O.l, The role of hydrocyanie acid in nutrition, World Rev.nutr. Diet. И. 170 - 198, 1969.
37. PY Kavana, Kiddo Mtunda, Abass Adebayo and Rweyendera Vianney. (2008). Promotion of cassava leaves silage utilization for smallholder dairy production in Eastern coast of Tanzania,
38. Siegel P.B và Dumington, (1978), Selection for growth in chickens, C.R.Rit poultry Biol 1, (1 - 24 p.p).
39. Wesh Bunr K.W.ET - AT. (1992), “Influence of boby weight on respouse to a heat stress environment”, World poultry congress No Vol 2, (53 - 63 p.p).
40. YO Tiermoko, (2000), The use of cassava broiler diets in coote d'Ivoire: Effects on growth performance and feed costs, From
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, cô giáo hướng dẫn và sự nhất trí của Ban lãnh đạo Trung tâm Thực hành Thực nghiệm, em đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỉ lệ bột lá sắn trong khẩu phần tới sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng nuôi tại trại gà giống gia cầm Thịnh Đán – Thái Nguyên” Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo Trung tâm, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cô giáo hướng dẫn cùng các bạn đồng nghiệp.
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, Ban lãnh đạo Trại giống gia cầm Thịnh Đán đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Trần Trang Nhung đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin kính chúc các thầy cô lãnh đạo nhà trường, Trung tâm, Khoa và toàn thể thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt, chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe, học tập tốt và thành công trong cuộc sống.
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TRONG ĐỀ TÀI
1. Ca
Can xi
2. CS
Cộng sự
3. DXVĐ
Dẫn xuất vô đạm
4. ĐC
Đối chứng
5. TN
Thi nghiệm
6. KPBLS
Khẩu phần bột lá sắn
7. ME
Năng lượng trao đổi
8. Pv
Khối lượng
9. TĂ
Thức ăn
10. TTTĂ
Tiêu tốn thức ăn
11. VCK
Vật chất khô
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 17
Bảng 4.2. Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) 18
Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày) 20
Bảng 4.4. Sinh trưởng tương đối của gà qua các giai đoạn tuổi (%) 22
Bảng 4.5. Khả năng thu nhận thức ăn của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày) 24
Bảng 4.6. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà (kg) 25
Bảng 4.7. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi (n = 3) 26
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà Lương Phượng 20
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà Lương Phượng 21
Hình 4.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà Lương Phượng từ 1 - 10 tuần tuổi 23
MỤC LỤC
Trang
Trêng §¹i häc N«ng L©m
Khoa ch¨n nu«i - thó y
-------@&?-------
B¸o c¸o kÕt qu¶
®Ò tµi nghiªn cøu khoa häc cÊp trêng
M· sè: SV 2010 - 53
Tªn ®Ò tµi:
“Nghiªn cøu ¶nh hëng cña viÖc bæ sung tØ lÖ bét l¸ s¾n trong khÈu phÇn tíi søc s¶n xuÊt thÞt cña gµ broiler L¬ng Phîng nu«i t¹i tr¹i gµ gièng gia cÇm ThÞnh §¸n -Th¸i Nguyªn”
Chñ nhiÖm ®Ò tµi : Ph¹m Giang HiÖp
Líp : 40 - CNTY
Khoa : Ch¨n nu«i - Thó y
Gi¸o viªn híng dÉn: : TS. TrÇn Trang Nhung
Th¸i Nguyªn, n¨m 2011
Trêng §¹i häc N«ng L©m
Khoa ch¨n nu«i - thó y
-------@&?-------
B¸o c¸o kÕt qu¶
®Ò tµi nghiªn cøu khoa häc cÊp trêng
M· sè: SV 2010 - 53
Tªn ®Ò tµi:
“Nghiªn cøu ¶nh hëng cña viÖc bæ sung tØ lÖ bét l¸ s¾n trong khÈu phÇn tíi søc s¶n xuÊt thÞt cña gµ broiler L¬ng Phîng nu«i t¹i tr¹i gµ gièng gia cÇm ThÞnh §¸n -Th¸i Nguyªn”
Chñ nhiÖm ®Ò tµi : Ph¹m Giang HiÖp
Líp : 40 - CNTY
Khoa : Ch¨n nu«i - Thó y
Gi¸o viªn híng dÉn: : TS. TrÇn Trang Nhung
Nh÷ng ngêi tham gia
:
1. NguyÔn ThÞ B×nh
2. Ph¹m ThÞ H»ng
3. NguyÔn ThÞ T×nh
4. NguyÔn ThÞ Liªn
5. §oµn ThÞ Xu©n
Th¸i Nguyªn, n¨m 2011
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de tai.DOC