Nghiên cứu qui trình xác định đồng thời dư lượng thuốc trừ sâu họ pyrethroid và họ lân hữu cơ trong nước bằng phương pháp sắc kí khí kết hợp với chiết pha rắn
Trang nhan đề
Lời cảm ơn
Danh mục
Mục lục
Chương 1: Mở đầu
Chương2: Đại cương về các hợp chất thuốc trừ sâu họ cúc tổng hợp và họ lân hữu cơ
Chương3: Sơ lược lý thuyết về phương pháp sắc ký
Chương4: Sơ lược lý thuyết về chiết pha rắn
Chương5: Một số phương pháp phân tích dư lượng pyrethroid và lân hữu cơ
Chương6: Thiết bị, dụng cụ, hóa chất
Chương7: xây dựng quy trình xác định đồng thời các thuốc trừ sâu họ pyrethroid và họ lân hữu cơ bằng phương pháp sắc ký khí đầu dò bắt điện tử
Chương8: xây dựng quy trình chiết pha rắn cho các hợp chất thuốc trừ sâu trong mẫu nước
Chương9: Phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trong mẫu nước
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHẦN I: TỔNG QUAN
Chương 1: Mở đầu 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Tên đề tài luận văn 2
1.3. Mục tiêu đề tài 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
1.5. Nội dung thực hiện 3
Chương 2: Đại cương về các hợp chất thuốc trừ sâu họ cúc tổng hợp
và họ lân hữu cơ 4
2.1. Các hợp chất thuốc trừ sâu họ cúc tổng hợp (pyrethroid) 4
2.1.1. Đặc điểm chung 4
2.1.2. Cấu tạo và tính chất một số pyrethroid 4
2.2. Các hợp chất thuốc trừ sâu họ lân hữu cơ 9
2.2.1. Đặc điểm chung 9
2.2.2. Cấu tạo và tính chất một số lân hữu cơ 10
Chương 3: Sơ lược lý thuyết về phương pháp sắc ký khí 13
3.1. Đại cương về phương pháp phân tích sắc ký 13
3.1.1. Khái niệm 13
3.1.2. Các đại lượng cơ bản trong phương pháp sắc ký 14
3.2. Phương pháp sắc ký khí đầu dò bắt điện tử (GC-ECD) 17
3.2.1. Khái niệm 17
3.2.2. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí 18
3.2.3. Định tính và định lượng trong sắc ký khí 24
Chương 4: Sơ lược lý thuyết về chiết pha rắn 26
4.1. Khái niệm 26
4.2. Cấu tạo cột SPE 26
4.3. Các bước tiến hành trong quá trình chiết pha rắn 26
4.4. Chọn cơ chế SPE theo mẫu phân tích 28
Chương 5: Một số phương pháp phân tích dư lượng pyrethroid
và lân hữu cơ 29
5.1. Phương pháp sắc ký khí đầu dò bắt điện tử và sắc ký khí ghép
khối phổ kết hợp chiết pha rắn để xác định dư lượng
thuốc trừ sâu trong nông sản 29
5.2. Phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trong mật ong bằng phương pháp
sắc ký khí ghép khối phổ 29
5.3. Phương pháp sắc ký khí đầu dò bắt điện tử và đầu dò ion hoá
phát xạ kết hợp với chiết pha rắn để xác định dư lượng thuốc
trừ sâu lân hữu cơ trong nước rửa từ sự chế biến trái olive 30
5.4. Phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trong dâu tây bằng phương pháp
chiết vi sóng- vi chiết pha rắn kết hợp với sắc ký khí ghép khối phổ 30
5.5. Phương pháp chiết pha rắn kết hợp với sắc ký khí ghép hai lần
khối phổ để xác định dư lượng thuốc trừ sâu trong dầu thực vật 30
PHẦN II: THỰC NGHIỆM
Chương 6: Dụng cụ, thiết bị, hoá chất 31
6.1. Thiết bị và dụng cụ 31
6.2. Hoá chất 31
6.3. Chuẩn bị dung dịch 32
Chương 7: xây dựng quy trình xác định đồng thời các thuốc trừ sâu
họ pyrethroid và họ lân hữu cơ bằng phương pháp
sắc ký khí đầu dò bắt điện tử 33
7.1. Khảo sát các thông số vận hành máy 33
7.1.1. Nhiệt độ buồng tiêm, nhiệt độ đầu dò, phương pháp tiêm,
thể tích tiêm 33
7.1.2. Tốc độ dòng khí mang và áp suất trên cột 34
7.2. Khảo sát và tối ưu hoá chương trình nhiệt 39
7.2.1. Chương trình nhiệt 1 40
7.2.2. Chương trình nhiệt 2 41
7.2.3 Chương trình nhiệt 3 42
7.2.4. Chương trình nhiệt 4 43
7.2.4. Chương trình nhiệt 5 44
7.3. Định danh các chất trên sắc ký đồ 45
7.4. Khảo sát độ lặp lại của phép đo 49
7.5. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn 50
7.6. Khảo sát giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) 61
Chương 8: xây dựng quy trình chiết pha rắn cho các hợp chất
thuốc trừ sâu trong mẫu nước 63
8.1. Khảo sát và tối ưu hoá qui trình chiết pha rắn 63
8.1.1. Khảo sát loại dung môi rửa giải 64
8.1.2. Khảo sát tỉ lệ etylacetate: hexan trong hỗn hợp dung môi rửa giải 67
8.1.3. Khảo sát thể tích dung môi sử dụng để rửa giải 68
8.1.4. Khảo sát sự ảnh hưởng của dung môi rửa tạp 69
8.1.5. Khảo sát ảnh hưởng của tốc độ tải mẫu lên cột 71
8.2. Khảo sát quy trình chiết lỏng- lỏng các thuốc trừ sâu 72
8.3. So sánh phương pháp chiết SPE với phương pháp chiết lỏng-lỏng 74
Chương 9: Phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trong mẫu nước 77
PHẦN III: KẾT LUẬN
Kết luận và đề nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4424 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu qui trình xác định đồng thời dư lượng thuốc trừ sâu họ pyrethroid và họ lân hữu cơ trong nước bằng phương pháp sắc kí khí kết hợp với chiết pha rắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13
Chương 3
SƠ LƯỢC LÝ THUẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ
3.1. Đại cương về phương pháp phân tích sắc ký: [3],[6],[8],[13]
3.1.1. Khái niệm:
Phương pháp sắc ký là một trong những phương pháp phân tích được ứng
dụng rộng rãi nhất hiện nay vì là phương pháp có độ nhạy và khả năng định lượng
tốt, phù hợp để xác định nhiều đối tượng khác nhau như các chất khó hoặc dễ bay
hơi, chất phân cực hoặc kém phân cực,... Phương pháp này do nhà bác học Nga
M.X.Txvet phát minh ra vào năm 1930.
Nguyên tắc cơ bản của sắc ký là dựa vào sự khác biệt của ái lực của các cấu
tử trong hỗn hợp chất cần phân tích với pha động và pha tĩnh. Pha động có thể là
chất lỏng hoặc khí có tác dụng lôi kéo các chất cần tách di chuyển trong cột sắc ký
có chứa pha tĩnh. Pha tĩnh là chất lỏng nhớt được phủ trên bề mặt bên trong của cột
mao quản hoặc là những hạt chất rắn nhỏ được nhồi vào cột có tác dụng giữ chất ở
lại. Để tách được các chất từ một hỗn hợp cần có sự tác động của cả pha tĩnh và pha
động. Sự tác động này đối với từng cấu tử khác nhau là khác nhau. Vì vậy khi cho
hỗn hợp chất cần phân tích đi qua bề mặt pha tĩnh thì các cấu tử sẽ bị tách khỏi nhau
và từ đó có thể định tính cũng như định lượng chúng.
Tùy theo bản chất pha động mà ta chia thành hai loại sắc ký sau:
Sắc ký lỏng: pha động là chất lỏng, có thể sử dụng một loại dung môi hay hỗn
hợp nhiều loại dung môi. Các phương pháp sắc ký lỏng thông dụng gồm sắc ký
hấp phụ, sắc ký phân bố và sắc ký ion.
Sắc ký khí: pha động là khí trơ không có lực tương tác hóa học hay vật lý với
chất cần phân tích.
Trong phương pháp sắc ký khí dựa vào đầu dò (detector) có thể phân loại
thành các kỹ thuật sau:
- Sắc ký khí đầu dò dẫn nhiệt (GC-TCD).
- Sắc ký khí đầu dò ion hoá ngọn lửa (GC-FID).
14
- Sắc ký khí đầu dò bắt điện tử (GC- ECD)
- Sắc ký khí đầu dò quang hoá ngọn lửa (GC- FPD).
- Sắc ký khí đầu dò ion hoá phát xạ (GC- TID hoặc GC- NPD).
- Sắc ký khí ghép khối phổ (GC- MS).
3.1.2. Các đại lượng cơ bản trong phương pháp sắc ký:
3.1.2.1. Hệ số phân bố:
Cân bằng của cấu tử trong hệ sắc ký được mô tả bằng phương trình đơn giản
sau:
Xpha động Xpha tĩnh
Hằng số cân bằng cho cân bằng này được gọi là tỉ lệ phân bố hay hệ số phân
bố (partition coefficient), được tính như sau:
CS
k = (1)
CM
Với CS: nồng độ cấu tử trong pha tĩnh
CM: nồng độ cấu tử trong pha động
Hệ số k phụ thuộc vào bản chất pha tĩnh, pha động và chất phân tích.
3.1.2.2. Thời gian lưu (tR):
Các chất tan trong hỗn hợp mẫu phân tích khi được nạp vào cột sắc ký thì
chúng sẽ bị lưu giữ trên pha tĩnh theo một thời gian nhất định gọi là thời gian lưu.
Thời gian lưu này được tính từ lúc nạp mẫu vào cột tách sắc ký cho đến lúc chất tan
được rửa giải hoàn toàn ra khỏi cột, tại thời điểm đó chất phân tích có nồng độ cực
đại.
Với tR: thời gian lưu của cấu tử chất phân tích (min)
t0: thời gian để cho chất hoàn toàn không có ái lực với pha tĩnh đi qua
cột, hay là thời gian pha động đi vào cột đến khi ra khỏi cột và còn gọi là thời gian
chết (min).
tR’: thời gian lưu hiệu chỉnh (min).
tR’ = tR - t0 (2)
15
Hình 3.1: Thời gian lưu của cấu tử phân tích trên sắc ký đồ
3.1.2.3. Hệ số dung lượng:
Được định nghĩa theo công thức sau:
CS VS
K’= * (3)
CM VM
Với VS: thể tích pha tĩnh
VM: thể tích pha động
K’ là đại lượng quan trọng nhất trong sắc ký và được đo bằng thực nghiệm,
có thể tính theo công thức:
tR – t0
K’ = (4)
t0
Nếu K’ 0, tR t0: chất ra sớm nhất, cột không có khả năng giữ chất lại.
K’ càng lớn (tR càng lớn) chất ở trong cột càng lâu, thời gian phân tích càng
dài thì mũi sắc ký có khả năng bị tù.
K’ nhỏ thì các mũi chất ra nhanh và khả năng tách kém.
Khoảng K’ lý tưởng là từ 2-5 nhưng khi phân tích một hỗn hợp phức tạp thì
K’ có thể chấp nhận 1- 20.
3.1.2.4. Số đĩa lý thuyết của cột:
Số đĩa lý thuyết (N) của cột đặc trưng cho khả năng tách mũi sắc ký của các
cấu tử trên cột.
t t’R
tR
inject
0 min
C
(nồng độ)
16
Hình 3.2: Mô tả cách tính số đĩa lý thuyết
tR2 tR2
N = 16 = 5,54 (5)
Wb2 W21/2
Với Wb: bề rộng đáy của mũi sắc ký
W1/2: bề rộng đáy của mũi sắc ký ở phân nửa chiều cao.
Số đĩa lý thuyết càng lớn và bề rộng Wb càng nhỏ thì mũi sắc ký càng nhọn.
Khi chiều cao của cột không đổi, số đĩa lý thuyết tăng thì hiệu năng tách của cột
càng cao.
3.1.2.5. Độ chọn lọc:
Độ chọn lọc () là đại lượng biễu diễn sự khác nhau của các mũi kề nhau
trong một hệ sắc ký đã chọn. Khi càng khác 1 thì sự tách của hai chất càng rõ.
Độ chọn lọc thay đổi theo sự thay đổi của thành phần pha động và pha
tĩnh.
tR2 – t0 K’2
= = (6)
tR1 – t0 K’1
3.1.2.6. Độ phân giải:
Độ phân giải (RS) được dùng để đánh giá khả năng tách hai mũi sắc ký gần
nhau.
tR2 – tR1 1 - 1 K’2
RS = = * * N (7)
W1 + W2 4 1 + K’2
2
inject
0 min
W1/2
Wb
h
17
Với tR1: thời gian lưu của cấu tử thứ nhất
tR2: thời gian lưu của cấu tử thứ hai
W1: bề rộng đáy của mũi sắc ký thứ nhất
W2: bề rộng đáy của mũi sắc ký thứ hai.
: độ chọn lọc của cột sắc ký cho hai cấu tử 1 và 2.
Trường hợp RS=1, hai mũi có độ lớn tương tự nhau được phân tách khỏi
nhau khoảng 95%. Nếu RS= 1.5 thì sự phân giải được coi là hoàn toàn (99.7%).
3.2. Phương pháp sắc ký khí đầu dò bắt điện tử (GC- ECD): [3], [13]
3.2.1. Khái niệm:
Sắc ký khí là một phương pháp phân tích có nguyên lý dựa trên hai quá trình
hấp thụ (hoặc hấp phụ) và giải hấp liên tục giữa pha tĩnh là chất rắn hoặc lỏng và
pha động là chất khí.
Do pha động hoàn toàn không có tương tác với chất cần phân tích nên thời
gian lưu giữ của các chất trong cột phân tích chỉ phụ thuộc vào bản chất của tương
tác giữa chất phân tích với pha tĩnh. Dựa vào sự khác nhau về ái lực giữa các chất
cần phân tích với pha tĩnh và nhiệt độ sôi mà các chất cần phân tích trong mẫu được
tách ra khỏi nhau nhờ sự chuyển dịch liên tục của pha động dọc lớp pha tĩnh. Khi
pha tĩnh là một chất hấp phụ rắn thì kỹ thuật phân tích được gọi là sắc ký khí- rắn
(GSC). Khi pha tĩnh là chất lỏng được gắn lên bề mặt của chất mang trơ hoặc được
phủ dưới dạng một lớp phim mỏng lên thành cột mao quản thì kỹ thuật này được
gọi là sắc ký khí-lỏng (GLC).
Trong sắc ký khí, các đại lượng thời gian lưu, độ chọn lọc , số đĩa lý
thuyết,... cũng được sử dụng để đánh giá khả năng tách các chất trong mẫu phân
tích. Tuy nhiên điều kiện tiến hành thí nghiệm như nhiệt độ, áp suất, tốc độ dòng,...
là những yếu tố ảnh hưởng đến độ phân giải của các chất thể hiện qua phương trình
Van- Deemter:
2DG 8K’i df2
h = 2dp + +
2 (1+ K’i)2 DF
u
u
18
: tốc độ trung bình của dòng khí mang
: độ không đồng nhất của chất nhồi cột
dp: đường kính trung bình của hạt chất mang
: hệ số Labyrinth về đường kính của khí trong cột
DG: hệ số khuếch tán phân tử trong pha khí
DF: hệ số khuếc tán phân tử trong pha lỏng
K’i: hệ số dung lượng
df: độ dày của lớp phim pha tĩnh trên chất mang
Phương trình Van-Deemter có thể rút gọn như sau:
B
h = A + + C
A: hệ số khuếch tán xoáy diễn tả các đường đi khác nhau của dòng khí mang
do khuếch tán xoáy trong cột gây ra.
B: hệ số khuếch tán dọc theo chiều dài cột
C: hệ số trở kháng chuyển khối.
3.2.2. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí:
A: khí mang E: đầu dò
B: bộ lọc F: lò cột
C: buồng tiêm mẫu G: thiết bị ghi nhận tín hiệu
D: cột
Hình 3.3: Sơ đồ thiết bị sắc ký khí
3.2.2.1. Khí mang:
Pha động trong sắc ký khí hay còn gọi là khí mang giữ vai trò vận chuyển
chất phân tích dọc theo cột sắc ký và tiếp nhận các phân tử chất phân tích đã bị giữ
A
B C E G
D
F
u
u
u
19
lại trước đó giải hấp đi tới để tiếp tục tương tác với các phần khác của bề mặt pha
tĩnh.
Điều kiện để một khí được sử dụng làm khí mang:
- Phân tử lượng nhỏ.
- Trơ về mặt hoá học đối với chất phân tích, pha tĩnh, vật liệu làm cột.
- Tinh khiết.
- Phù hợp với detector sử dụng.
Khí mang trong sắc ký khí thường dùng là các khí như heli, nitơ, argon,...
Với detector ECD có thể vận hành với các khí mang khác nhau. Khi làm việc
theo kiểu dòng một chiều có thể dùng khí nitơ, khi vận hành theo kiểu xung có thể
dùng argon bổ sung 5% metan sẽ cho kết quả tốt hơn.
3.2.2.2. Buồng tiêm:
Buồng tiêm là nơi khi mẫu được bơm vào sẽ hóa hơi và bị lôi cuốn theo dòng
khí mang.
Phương pháp tiêm mẫu:
Trong phương pháp sắc ký khí, việc lựa chọn kỹ thuật tiêm và tối ưu điều
kiện tiêm đóng vai trò quyết định kết quả phân tích. Hai kỹ thuật tiêm mẫu thường
dùng nhất trong sắc ký khí là tiêm chia dòng và không chia dòng.
Tiêm chia dòng:
- Mẫu được tiêm vào buồng tiêm, tại đây toàn bộ mẫu được hoá hơi, đồng
thời cuối buồng tiêm van xả được mở ra phần lớn hơi sẽ theo van ra
ngoài, chỉ một phần nhỏ được giữ lại đưa vào cột.
- Tỉ lệ gọi là tỉ lệ chia dòng. Tỉ lệ chia dòng từ 20:1 đến 100:1.
- Các thông số để đánh giá phương pháp tiêm chia dòng là nhiệt độ buồng
tiêm, tỉ số chia dòng, áp suất khí mang,...
- Phương pháp tiêm chia dòng cho mũi sắc ký nhọn, phù hợp về mặt định
tính. Về mặt định lượng thì không tốt bởi vì tỉ lệ chia dòng sẽ thay đổi tuỳ
thuộc điều kiện tiêm và nhất là đối với các hỗn hợp mẫu chứa các chất có
khả năng bay hơi khác nhau.
Vra
Vcột
20
- Phương pháp tiêm chia dòng phù hợp cho phân tích mẫu có hàm lượng
lớn, nhưng không phù hợp cho phân tích lượng vết do lượng mẫu vào cột
rất ít.
Tiêm không chia dòng:
- Toàn bộ mẫu được chuyển thẳng vào cột, tiêm không chia dòng sử dụng
buồng tiêm giống như tiêm chia dòng nhưng khác ở chỗ trong quá trình
tiêm mẫu van thoát khí sẽ đóng lại. Thời gian tiêm không chia dòng từ
40-90 giây, thể tích tiêm 1-2l.
- Nhiệt độ cột sắc ký lúc đầu thấp, sau tăng lên. Nhiệt độ đầu thấp hơn
nhiệt độ của dung môi 20-300C, khi vào đầu cột gặp nhiệt độ thấp hơn
hỗn hợp hơi sẽ đọng lại (gồm hơi chất phân tích và hơi dung môi) như
vậy sẽ giúp lôi kéo toàn thể chất phân tích trong buồng tiêm vào cột. Khi
tăng nhiệt độ hơi dung môi ra trước, các chất phân tích từ từ ra sau cho
mũi tương đối nhỏ.
- Phương pháp này thích hợp cho phân tích dạng vết, siêu vết nhưng không
dùng cho chất có nhiệt độ sôi thấp hơn dung môi.
3.2.2.3. Cột tách sắc ký khí:
Trong thực tế có nhiều dạng cột tách dùng cho các mục đích nghiên cứu khác
nhau. Nhìn chung cột sắc ký cần đạt các yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo trao đổi chất tốt giữa pha tĩnh và pha động nhờ việc tối ưu hoá
các thông số của phương trình Van-Deemter.
- Độ giảm áp suất nhỏ với một tốc độ khí mang nhất định.
- Vật liệu dùng chế tạo cột phải có tính bền ở nhiệt độ cao.
Cột sắc ký được chia làm hai loại cột nhồi và cột mao quản.
Cột nhồi:
Vật liệu làm cột nhồi thường là thủy tinh, polytetrafluoethylene, thép không
gỉ, niken hoặc đồng. Chiều dài của cột từ 1-3m. Do các hạt nhồi thường làm giảm
áp suất lớn nên các cột thường ngắn hơn 3m. Đường kính của cột khoảng 1/8 đến
21
1/4 inches. Đối với cột nhồi yếu tố quan trọng nhất chính là pha tĩnh của cột bởi nó
quyết định tính chọn lọc của cột.
Cột nhồi thường cho hiệu quả tách thấp. Một cột có chiều dài 1m được nhồi
bởi các hạt có kích thước 125-150m và không bao giờ tạo ra quá 3000 đĩa lý
thuyết.
Tuy nhiên cột nhồi cũng có những ưu điểm nhất định như hệ số lưu giữ cao,
thích hợp với các detector có thể tích lớn, dung lượng mẫu cao, ít chịu ảnh hưởng
của chất bẩn trong mẫu nên không đòi hỏi nhiều công tinh chế mẫu.
Cột mao quản:
Cột mao quản là loại cột tách có đường kính nhỏ hơn 1mm và thành trong
của cột được tẩm pha tĩnh. Nhờ cấu trúc đặc biệt này của cột mao quản, khí mang sẽ
đưa mẫu đi qua cột tách rất dài (do vậy năng suất tách cao) mà không gặp trở kháng
gì lớn (độ chêch lệch áp suất thấp).
So với cột nhồi, cột mao quản có ưu điểm là:
- Các hỗn hợp phức tạp được tách với hiệu suất cao hơn hẳn.
- Tách được cả các chất có cấu trúc hoá học rất gần nhau.
- Độ tin cậy cao hơn trong việc nhận biết các cấu tử.
- Độ nhạy phát hiện cao hơn.
- Giảm thời gian phân tích.
- Cho phép nối trực tiếp với khối phổ kế mà không cần bộ tách.
Cột mao quản được chia làm hai loại chính:
- Cột WCOT (Wall Coated Open Tubular): kết cấu gồm một ống mao quản
bằng fused silica được phủ trực tiếp một lớp pha tĩnh. Đường kính trong
khoảng 0.2-0.5mm. Bề dày df của lớp pha tĩnh này quyết định hệ số lưu
giữ và dung lượng của cột. Ở nhiệt độ thường lớp pha tĩnh này ở dạng sệt
gần như đặc. Đây chính là dạng sắc ký khí-lỏng. Nếu lớp pha tĩnh không
được gắn lên thành cột mà qua một lớp trung gian thì ta có cột SCOT
(Support coated open tubular) với tính chất giống như cột WCOT. Hầu
hết các phép phân tích GC được thực hiện trên cột WCOT.
22
- Cột PLOT (Porous Layer Open Tubular): cũng cấu tạo bởi một ống silica
nóng chảy nhưng còn có thêm một lớp mỏng các hạt chất hấp phụ xốp
đường kính dp đóng vai trò như chất mang giữa thành trong của cột tách
và lớp phim pha tĩnh. Do lực cản áp suất thấp nên có thể sản xuất cột
PLOT có độ dài lớn để tăng hiệu quả tách (50-100m). Cột thường có
đường kính trong khoảng 0.53mm.
Việc lựa chọn cột mao quản phụ thuộc vào bản chất và độ phức tạp của mẫu
phân tích. Chiều dài cột, đường kính trong của cột, pha tĩnh và độ dày của lớp phim
pha tĩnh ảnh hưởng đến độ phân giải, thời gian phân tích và độ nhạy của phép đo.
3.2.2.4. Pha tĩnh trong sắc ký khí:
Trong sắc ký khí, pha tĩnh đóng vai trò chính trong việc tạo nên tương tác
cần thiết để tách các cấu tử chất phân tích khỏi nhau. Sự thay đổi pha tĩnh sẽ ảnh
hưởng đến lực tương tác trong quá trình tách. Pha tĩnh không được phản ứng bất
thuận nghịch với khí mang, chất mang rắn và các cấu tử cần phân tích. Mỗi pha tĩnh
đều có nhiệt độ chặn trên và chặn dưới. Nhiệt độ chặn dưới được xác định bởi điểm
nóng chảy, còn nhiệt độ chặn trên được xác định bởi áp suất hơi và độ bền nhiệt của
pha tĩnh. Nhiệt độ sử dụng tối đa phải thấp hơn điểm sôi khoảng 700C sao cho áp
suất hơi không vượt quá 1mmHg. Tuy nhiên đối với các loại detector nhạy, nhiệt độ
đó vẫn còn quá cao, đặc biệt đối với các pha tĩnh thuộc loại các hợp chất mà phân
tử dễ bị bay hơi sẽ làm thay đổi khả năng tách của cột. Do vậy, điều quan trọng là
tất cả các cột tách sau khi nhồi phải được luyện thật kỹ để thành phần trong cột trở
nên ổn định hoàn toàn.
Một nguyên tắc cơ bản để chọn pha tĩnh là: pha tĩnh phân cực sẽ giữ tốt các
chất phân cực, tương tự pha tĩnh không phân cực sẽ giữ tốt các chất không phân
cực. Lựa chọn pha tĩnh cho một dãy đồng đẳng không khó khăn, nhưng để tách các
chất có điểm sôi tương tự nhau, phải chọn pha tĩnh sao cho hệ số hoạt độ của chúng
phải khác nhau.
Một số pha tĩnh thông dụng dùng cho cột mao quản trong sắc ký khí:
23
- Pha tĩnh có độ phân cực thấp: dimethylpolysiloxan, methylpolysiloxan,..
dùng phân tích các hidrocarbon, thuốc trừ sâu có chứa vài nhóm phân
cực.
- Pha tĩnh phân cực cao hơn: thêm vào các pha tĩnh có độ phân cực thấp
các gốc phenyl, cyano...
3.2.2.5. Đầu dò (detector):
Detector là bộ phận ghi nhận sự xuất hiện và nồng độ các chất trong dòng
khí mang. Detector có nhiệm vụ chuyển hoá một đại lượng không điện (nồng độ của
các chất được tách khỏi cột sắc ký) thành tín hiệu điện.
Tính chất cần có của một detector: độ nhạy cao, có khả năng cho tính hiệu
với nhiều loại hợp chất, khoảng tuyến tính rộng, cho tín hiệu nhanh, ổn định, độ ồn
thấp.
Các loại detector thông dụng trong sắc ký khí:
- Phổ quát: FID, TCD, MS
- Chọn lọc: ECD
- Bảo toàn chất phân tích: TCD
- Phá huỷ chất phân tích: ECD, FPD, FID, MS.
Detector bắt điện tử ECD:
Detector ECD bao gồm một buồng ion hoá chứa nguồn phóng xạ 63Ni phát ra
tia . Detector hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng tia bắn phá phân tử khí mang
tạo thành các ion dương và ion âm có động năng lớn:
N2 N2+ + e-
Các electron di chuyển về anod tạo dòng điện ion hoá.
Khi các hợp chất phân tích có chứa nguyên tố có độ âm điện lớn (như
halogen) có khả năng bắt giữ điện tử xuất hiện trong dòng khí mang sẽ kết hợp với
các electron làm giảm cường độ dòng điện. Mật độ dòng electron giảm nhiều hay ít
phụ thuộc vào bản chất và nồng độ chất phân tích trong luồng khí mang qua
detector. Quá trình biến đổi điện này được ghi lại và khuếch đại thành tín hiệu
detector.
24
AM + e- AM-
AM- + N2+ AM + N2
Các nhóm chất có độ nhạy cao đối với detector ECD là các hợp chất hữu cơ
có nhóm halogen (độ nhạy tăng theo thứ tự F < Cl < Br < I), các thuốc trừ sâu clo
hữu cơ, PCB, furan... Độ chọn lọc phụ thuộc vào ái lực của chất đối với electron.
Để detector ECD hoạt động tốt nguồn khí mang phải có độ tinh khiết rất cao
(không chứa hơi ẩm, oxi, hidrocarbon).
3.2.3. Định tính và định lượng trong sắc ký khí:
3.2.3.1. Định tính:
Dựa vào thời gian lưu tR của cấu tử phân tích và thời gian lưu của chất chuẩn
trong cùng điều kiện phân tích sắc ký. Tuy nhiên thời gian lưu không đảm bảo hai
chất trùng nhau hoàn toàn, để đảm bảo hơn cho việc định danh có thể so sánh thời
gian lưu của chất phân tích và chất chuẩn trên hai pha tĩnh khác nhau.
3.2.3.2. Định lượng:
Diện tích mũi sắc ký trên sắc ký đồ tỉ lệ với nồng độ của chất từ đó có thể
tính được chính xác nồng độ của mỗi thành phần trong hỗn hợp. Có hai phương
pháp dùng để định lượng:
Phương pháp ngoại chuẩn:
So sánh trực tiếp diện tích mũi sắc ký của mẫu theo diện tích mũi sắc ký của
chất chuẩn từ đó suy ra nồng độ mẫu.
Trong phương pháp này dùng chất chuẩn tinh khiết của chất cần xác định
pha thành nhiều nồng độ khác nhau, dựng đường chuẩn theo diện tích mũi trên sắc
ký đồ và nồng độ chất phân tích. Dựa vào đường chuẩn và diện tích mũi của chất
cần phân tích trên sắc ký đồ có thể suy ra nồng độ chất cần phân tích.
Phương trình đường chuẩn cho phương pháp ngoại chuẩn:
A = kC + b
A: diện tích mũi sắc ký
C: nồng độ chất phân tích
Phương pháp nội chuẩn:
25
So sánh gián tiếp mũi sắc ký của chất phân tích theo diện tích mũi sắc ký của
chất chuẩn thông qua diện tích của chất nội chuẩn từ đó suy ra nồng độ của chất
phân tích trong mẫu.
Chất nội chuẩn được sử dụng cần có các tính chất:
- Có lý tính và hoá tính gần giống với chất cần phân tích.
- Không hiện diện trong thành phần mẫu.
- Có thời gian lưu gần với các chất cần phân tích nhưng phải tách hoàn
toàn khỏi chất phân tích.
- Cường độ tín hiệu đo tương đương với chất cần phân tích.
- Không tham gia phản ứng với chất phân tích.
Phương pháp nội chuẩn có ưu điểm là cho kết quả chính xác hơn, tránh được
sai số do thể tích mẫu đưa vào máy sắc ký không đều nhau. Tuy nhiên cũng có hạn
chế do khó chọn được chất nội chuẩn phù hợp với điều kiện phân tích.
Phương trình đường chuẩn trong phương pháp nội chuẩn:
Ax
= kCx + b
AIS
Ax, AIS : diện tích của chất cần phân tích và chất nội chuẩn
Cx : nồng độ của chất cần phân tích.