Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo

Hình tượng người phụ nữ là hình tượng quen thuộc, xuyên suốt và là nguồn cảm hứng vô tận mà văn học muôn đời vẫn chưa khai thác hết.Tương ứng với những thời kì lịch sử là mỗi thời kì văn học, và ở mỗi thời kì khác nhau thì văn học khai thác đề tài về người phụ nữ cũng khác nhau. Nhưng chưa bao giờ người đọc được chứng kiến trên diễn đàn văn học, sự xuất hiện rầm rộ và đầy ấn tượng của các cây bút nữ như những năm gần đây và đã đem đến một diện mạo mới cho nền văn học dân tộc. Chỉ mấy mươi năm trở lại đây người đọc đã được thưởng thức nhiều giọng điệu mới với những phong cách khác nhau của các cây bút nữ. Trải nghiệm như Lê Minh Khuê, sắc sảo như Phạm Thị Hoài, tinh tế như Phan Thị Vàng Anh, đằm thắm như Nguyễn Thị Thu Huệ, hồn hậu và đậm sắc màu văn hoá như Nguyễn Ngọc Tư Nhưng trong số các nhà văn nữ đương đại,Võ Thị Hảo hiện lên như một đại diện xuất sắc, giàu cá tính. Đọc các sáng tác của chị, người đọc dễ nhận thấy bên cạnh những khắc khoải về chiến tranh thì những mảnh đời ngang trái, những đau đớ n khôn nguôi của số phận những con người bất hạnh, là sự thường trực trong mỗi tác phẩm.

pdf117 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4472 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
”. Đôi mắt ấy cho thấy những ám ảnh, những day dứt khôn nguôi về một vết thƣơng lòng sau chiến tranh mà khó thể hàn gắn đƣợc và nó lại quặn đau mỗi khi nghe nhắc tới. Đó còn là “đôi mắt màu biển tối của nàng mở to đến lạc tròng để cầu khẩn sự che chở” của nhân vật nàng trong Người đàn ông duy nhất. Sự cầu khẩn một cánh tay che chở vậy mà không một cánh tay, không một con ngƣời nào dám đứng ra cứu giúp nàng. Điều đó cũng cho thấy con ngƣời đang dần bị tha hóa, bị vô cảm trƣớc nỗi đau nỗi khổ của đồng loại. Hay “đôi mắt hình hạnh nhân với đuôi mắt trĩu xuống che bớt những tia rực rỡ không ngừng chớp rạng dưới hàng mi biêng biếc tím…cái nhìn bạch cốt” của ngƣời đàn bà tinh quái rắp đem sóng tình khuấy động cửa thiền trong Lửa lạnh. Đó còn là “cặp mắt mèo hoang làm bàng hoàng, rụng rời người ngắm” của cung nữ Ngạn La [15]… Nhà Văn Võ Thị Hảo thƣờng không miêu tả hết ngoại hình mà tùy từng nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể, chọn lấy những chi tiết "biết nói" để phác họa hình ảnh nhân vật. Để vẽ lên cái thần thái, vẻ đẹp cũng nhƣ để phác họa sâu đậm nỗi bất hạnh của nhân vật. Cùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 với sự mô tả ánh mắt thì ta còn thấy sự lặp đi lặp lại nhƣ không bao giờ nguôi những tiếng khóc, những giọt nƣớc mắt, đó là: Những giọt nƣớc mắt rơi giàn giụa,“Ôi! Con của mẹ! Mẹ lại có con rồi! sung sướng quá”…của Phƣơng trong Phiên chợ người cùi vui mừng, sung sƣớng vì sau khoảng hai năm ở trại phong Quy Hòa để điều trị bệnh thì nay chị đã có giấy xuất viện, đã đƣợc về bên con gái yêu của mình và sẽ không phải xa con nữa. Còn nhân vật nàng trong Hồn trinh nữ sau mƣời bẩy năm chờ đợi ngƣời yêu mà vẫn không tin tức thế rồi, có một buổi chiều, có tiếng vó ngựa ghé sát bên thềm, chàng trai trở về, trong niềm vui và hạnh phúc nhất là khi ngƣời đàn ông ấy gọi tên nàng bằng giọng nói thân thuộc thì nàng khóc: “Tiếng khóc nghe như ngàn mảnh thủy tinh rơi”…Nhƣng đa phần sự miêu tả tiếng khóc, những giọt nƣớc mắt của các nhân vật nữ nhằm biểu hiện cho nỗi xót xa, đau khổ. Đó là tiếng “khóc oà” của Trang trong truyện Bàn tay lạnh khi biết bị Thẩm lừa dối, đó là những giọt nƣớc mắt đau khổ vì không thể vƣợt qua đƣợc số phận, chị vẫn là ngƣời đàn bà bất hạnh thứ ba trong gia đình. Bởi vậy khi nhắc đến truyện xƣa, chị đã không cầm đƣợc những giọt nƣớc mắt “Những giọt nước mắt của chị rơi xuống cốc ca cao đang cầm trên tay”. Nhà văn Võ Thị Hảo đã tỏ ra là ngƣời khá tinh tế khi miêu tả những tiếng khóc, những giọt nƣớc mắt, chính vì thế mà những tiếng khóc, những giọt nƣớc mắt ở các nhân vật nữ của chị không một ai giống ai. Mỗi con ngƣời một số phận thế nên những giọt nƣớc mắt đó cũng tƣợng trƣng cho những khổ đau bất hạnh trong số phận của họ. Từ những nhân vật nữ trẻ tuổi đến những nhân vật có tuổi, từ những ngƣời bình thƣờng đến những ngƣời xấu xí, tật nguyền về hình thức, từ những ngƣời thuộc tầng lớp dƣới đáy của xã hội đến những ngƣời cao sang quyền quý…dƣờng nhƣ tất cả họ đều khóc. Đó là tiếng “khóc nức nở” của một cô gái mới lớn trong Vườn yêu khi đến với tình yêu đầu. Hay tiếng “òa lên khóc” của cô bé Lâm San khi đi lấy chồng, tiếng khóc nhƣ là sự chấm dứt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 một tuổi thơ bé bỏng, vô tƣ, một tình yêu trong sáng hồn nhiên đầu đời với cháu lớn cồ để bƣớc chân vào cuộc sống mới với những thăng trầm, những bất trắc mà không thể lƣờng trƣớc. Có khi là những tiếng khóc của ngƣời con gái lỡ dở trong tình yêu nhƣ Sải trong Con dại của đá. Khi giết chết kẻ bạc tình là Cáo Tờ Quẩy nàng đã “ngục đầu xuống hắn mà khóc” rồi về tự thú với vợ của hắn là Giàng Gau, thì bà cũng “Rũ xuống khóc"… để rồi đêm ấy “Núi đá nuôi tiếng khóc của hai người đàn bà”. Có lúc lại là tiếng khóc của những ngƣời phụ nữ có tuổi nhƣ ngƣời mẹ của Cháu-lớn- cồ mỗi khi nhắc đến dì Lâm San bà thƣờng “Gạt nước mắt đi” vì thƣơng Lâm San. Đó tiếng “òa khóc” của ngƣời vợ trong Trận gió màu xanh rêu…Đó còn là những giọt nƣớc mắt của nhân vật nàng trong Tim vỡ khi “Nước mắt nàng rơi lã chã trên gò má” là “những giọt nước mắt viền quanh bờ mi” của nữ hoàng Pháp Luật trong Nữ hoàng cô đơn. Hay “Dòng nước mắt lặng lẽ tuôn ra” của Thuận trong Góa phụ đen. Và nhất là tiếng khóc đớn đau của những ngƣời phụ nữ trong truyện Người sót lại của Rừng Cười khi thì: “Cả bốn cô gái ôm nhau khóc cay đắng” rồi cả những “tiếng khóc không ra tiếng”. Bên cạnh tiếng khóc của những con ngƣời bình thƣờng thì tiếng khóc của những ngƣời tật nguyền quả thực còn xót xa hơn vì họ “khóc không ra nước mắt” và ngƣời mù thì “nước mắt chỉ chui trở vào nghèn nghẹn trong ngực” trong tác phẩm Làn môi đồng trinh. Hay “tiếng khóc ngở như gai” của cô gái điếm trong Biển cứu rỗi…Tƣởng rằng chỉ có những con ngƣời bình thƣờng, ngƣời nghèo khổ, tật nguyền, những ngƣời sống dƣới tầng đáy xã hội mới khóc. Nhƣng không ngờ tiếng khóc còn đƣợc bật ra từ những ngƣời có quyền uy, danh tiếng lẫy lừng thiên hạ nhƣ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan:“Canh ba là Thái Hậu bật dậy, cuống cuồng đi lại, có lúc chạy điên loạn như người bị đuổi bắt, rồi quấn hàng trục lớp chăn gấm ôm chân ngồi co trên giường mà khóc kể, gào thét”[15] và “thỉnh thoảng khóc gọi tên Dương Thái hậu rồi nghiến răng kèn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 kẹt”[15], hay “tiếng khóc giẫy cào cấu đòi về với mẹ” [15] của cô cung nữ bé bỏng Ngạn La và tiếng “khóc lóc vật vã kêu cứu” của Ngạn La khi bị giam trong lãnh cung [15]. Rồi tiếng khóc của tiểu thƣ Nhuệ Anh một mực đòi trả trầu cau cho nhà Lý Câu: “Nhuệ Anh lăn lộn khóc lóc một mực xăm xăm đòi trả trầu cau [15] ,trong đêm tân hôn với công tử Lý Câu, nàng đã bỏ trốn để đi tìm Từ Lộ, khi nhận ra mình đã chạy ra xa bờ Sông Tô “Nhuệ Anh ngồi thụp xuống bưng mặt khóc nức nở” [15]cho đến khi tìm đƣợc Từ Lộ và trao thân cho chàng, Nhuệ Anh xin đi theo nhƣng Từ Lộ không đồng ý nàng cố níu chân Từ Lộ và “gương mặt ngước lên đầm đìa nước mắt” [15]. Ngay cả khi đã là sƣ bà ở động Trầm rồi mà những giọt nƣớc mắt vì ngƣời nàng yêu, ngƣời đã làm lỡ dở cả cuộc đời nàng, vậy mà những tiếng khóc, những giọt nƣớc mắt vẫn không ngừng tuôn rơi:“Sư bà run rẩy như cố ghìm tiếng nấc [15], “sư bà cố kìm những giọt nước mắt”[15]…và “Trước mắt ta nay đã không còn Đạo Hạnh, không Thần Tông. Chỉ có thân xác một Từ Lộ đã chết… cả đời ta có khóc là khóc cho người đó”…[15]. Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Võ Thị Hảo có những miêu tả rất riêng của một nhà văn nữ, có cảm giác chị đứng trƣớc gƣơng vẽ lại chân dung một ai đó mà đối tƣợng không thể ai khác là một ngƣời phụ nữ. Đó là một mái tóc, một ánh mắt, những giọt nƣớc mắt …Tất cả nhƣ thuộc về ngƣời phụ nữ, nhƣ những hình ảnh biểu tƣợng rõ nhất về vẻ đẹp nét riêng biệt và nỗi đau của riêng họ- cái mà ta không thể thấy khi miêu tả những ngƣời đàn ông. Nhƣ vậy từ việc đi sâu vào miêu tả và khắc họa những nét cơ bản ở ngoại hình nhân vật nữ không chỉ ở dáng vẻ, ở mái tóc hay ánh mắt mà ở cả những tiếng khóc, những giọt nƣớc mắt. Võ Thị Hảo đã cho ngƣời đọc thấy những hình ảnh đó có tác dụng rất lớn trong việc khắc họa nhân vật. Đặc biệt tiếng khóc và những giọt nƣớc mắt cùng với sự lặp đi lặp lại nhƣ không bao giờ ngƣng trong hầu hết các tác phẩm và sự tăng cƣờng tập trung miêu tả những âm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 thanh, những hình ảnh đó ở nhân vật không chỉ là biểu hiện thái độ đau xót và đồng cảm của nhà văn mà còn thể hiện một vốn ngôn ngữ về miêu tả tiếng khóc, những giọt nƣớc mắt vô cùng phong phú của tác giả. Hình ảnh đó còn là nỗi ám ảnh, là biểu tƣợng cho sự bất hạnh và nỗi khổ đau của nhân vật. Không phải ngẫu nhiên mà Võ Thị Hảo rất chú ý đến việc miêu tả những biểu hiện bên ngoài nhân vật dù đó là nạn nhân của chiến tranh, hay những con ngƣời xấu xí tật nguyền, những con ngƣời bình thƣờng hay những nhân vật đẹp mang tính huyền thoại- những nhân vật đƣợc nhà văn lý tƣởng hoá để thể hiện những khát vọng vƣơn tới sự hoàn thiện hoàn mĩ, nhƣng tất cả đều là những số phận khổ đau, với những kết cục bi đát. Có lẽ bởi một phần do những yếu tố thuộc cá tính của tác giả, một phần là do cảm nhận về thời đại của nhà văn: Một thời đại đầy dẫy những cạm bẫy, những bất an…luôn luôn rình rập con ngƣời, mà chính xác hơn đó là một thời đại với những“va đập bạo liệt giữa thiện và ác, tốt và xấu và sự bi thảm đến mức trớ trêu của số phận con người” [15]. Chính vì thế, khi đọc các sáng tác của Võ Thị Hảo ngƣời đọc nhƣ có cảm giác mỗi câu chuyện lại thấm đầy nƣớc mắt và cuộc đời của nhân vật thì cứ chảy theo những dòng nƣớc mắt đó. 3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý Trong sáng tác của các nhà văn nữ nói chung và của Võ Thị Hảo nói riêng, điều mà ngƣời đọc dễ nhận thấy nhất đó là cốt truyện thƣờng ít tình tiết và sự kiện, trong khi đó các suy nghĩ của con ngƣời trƣớc sự kiện đó thì lại rất đƣợc chú ý. Cuộc sống hiện thực không mấy khi đƣợc miêu tả trực tiếp khách quan mà nó đƣợc khúc xạ, đƣợc cảm nhận thông qua suy nghĩ của nhân vật và thế giới nội tâm với những diễn biến tâm lý phức tạp, bí ẩn.Thế giới tinh thần nhân vật là đối tƣợng chính để nhà văn đi sâu khám phá. Điều này cho thấy quan niệm nghệ thuật về con ngƣời phức tạp, bí ẩn, con ngƣời tự nhận thức của các tác giả nữ là khá thống nhất trong văn học giai đoạn này. Cũng nhƣ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 một số cây bút nữ khác, Võ Thị Hảo cũng tỏ ra là ngƣời rất tinh tế và có nhiều biện pháp nghệ thuật khi miêu tả những trạng thái cảm xúc, những biến chuyển trong tâm lý của mỗi cá nhân- con ngƣời. Lúc thì tác giả sử dụng độc thoại nội tâm trực tiếp thể hiện tâm lý nhân vật: “Một kẻ có dăm ba chữ trong đầu mà lại đi nghe lời một con mụ điên ấy ư ? Thế thì mình cũng điên rồ nốt !”…Lúc lại miêu tả gián tiếp: “Nàng bỗng nức lên khóc và ôm choàng lấy mái đầu anh, như cách một người mẹ đang vòng tay che chở cho đứa con trai…Nàng ru khuôn mặt ấy trong lòng và cảm thấy tim như muốn vỡ ra vì thương xót”…Dây neo trần gian. Khi đi sâu miêu tả tâm lý của những con ngƣời tật nguyền ,nhà văn Võ Thị Hảo cho rằng những con ngƣời ấy tuy tật nguyền nhƣng họ cũng vẫn ƣớc mơ, vui, buồn ,cảm nhận cuộc sống ,biết hạnh phúc và cũng biết thấm thía nỗi đau vô bờ .Nên họ cũng ao ƣớc đƣợc yêu bởi một tình yêu trong sáng, diệu kì: “Mỗi lần mưa nàng lại bước ra ngoài trời, mong mỏi một chút chạn nhẹ nơi làn môi, để có cảm giác là mình cũng được hôn, những cái hôn của nửa kia ngọt ngào”, Làn môi đồng trinh. Giống nhƣ Hằng, Tâm trong Máu của lá cũng thấm thía và nhận biết nỗi đau là một kẻ tật nguyền bởi: “Tạo hoá đã say rượu khi nặn ra em” và mỗi “khi khách đến nhà em thường kiếm cớ lánh mặt …Lúc thi vào đại học đạt điểm ưu nhưng không một trường nào nhận vì lỗi hình thể, em đã cầu cho mình hoá điên…cầu cho mình được chết. Khi nhận được giấy báo tử của anh Tuân- người yêu quí em nhất trên đời này, em dường như sắp chết còn mẹ thì bị xuất huyết não liệt giường. Cả ngày mẹ nằm mở mắt chong chong, thảng thốt nhìn em cười như nhìn một vật lạ”…Nhƣng thật trớ trêu, tại sao trời nỡ thổi vào cái vỏ tật nguyền đó một tâm hồn có khả năng nhận biết nỗi đau của mình . “Mắt con bé rưng rưng nó cần những lời yêu ngọt ngào như cần nước”…Vì thế mà Tâm tự nuôi cho mình ảo tƣởng về một chàng trai khổng lồ cứu giúp cô, níu kéo cô với cuộc đời qua những bức thƣ của Tuân, Huân và Hoàng cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 đến khi cô nhận ra “đã đến lúc phải trở thành một người đàn bà”…và phải trở về với thế giới của chính mình.Vì “thế giới của các anh quá rộng lớn. Còn thế giới của em thì nhỏ bé. Em phải trở về thế giới của chính mình. Phía chân trời có thể có một chú lùn. Nếu có, chú sinh ra là để cho em. Chú sẽ đến, cười bằng cái miệng rộng: Cô bé xấu xí đợi anh lâu lắm rồi phải không ?” Những rung cảm, những mong ƣớc,và yêu thƣơng nhƣ thế là biểu hiện của những tâm hồn trong sáng, thánh thiện.Thể hiện những nhân vật biết suy nghĩ, dằn vặt và biết thấm thía nỗi buồn đau. Võ Thị Hảo đã tìm thấy trong chiều sâu tâm hồn họ là khát khao sống nhƣ những ngƣời bình thƣờng. Trong sáng tác của mình, nhà văn đã xây dựng các nhân vật nữ và phần lớn họ đều đƣợc nếm trải những thăng trầm cũng nhƣ thấm thía những đớn đau trong cuộc sống. Trƣớc “cái nhìn như chôn sống”của ngƣời lính gác đèn nơi đảo hoang với cái nhìn đầy vẻ khinh miệt, ngƣời đàn bà “thấy nhục và quờ tay tìm cái nón, che người”…Và rồi khi anh cố xua đuổi ngƣời đàn bà đi để dẫn đến cái chết của thị anh đã ân hận và cũng nhất thiết rằng: “Nữ Thần Biển, nếu có cũng sẽ không mang khuôn mặt nào khác, mà mang chính khuôn mặt đau đớn, tuyệt vọng và kiêu hãnh của Nữ Thần Trôi Dạt bởi vì Nữ Thần Biển cũng là đàn bà Biển cứu rỗi. Trong sáng tác của Võ Thị Hảo rất nhiều những nhân vật nữ đƣợc miêu tả trong trạng thái giằng xé, đấu tranh, đắn đo trong tình yêu cũng bởi một lẽ họ không có lòng tin vì đã một lần thất bại nên họ sợ không dám yêu, không dám đi đến tận cùng của tình yêu. Để khi tình yêu tuột khỏi tầm tay họ mới dằn vặt, tiếc nuối nhƣ Hạnh trong Tiếng vạc đêm, Thuận trong Goá phụ đen. Hạnh trong Tiếng vạc đêm, sống với ám ảnh một số phận bất hạnh truyền kiếp và bản mệnh cô lại có cô thần nên trong lòng lúc nào cũng cô đơn, lạnh lẽo. Hơn thế mang nặng mặc cảm đàn ông là những kẻ dối lừa, phụ bạc Hạnh sợ không dám yêu bởi nàng có“trái tim tật nguyền” và dòng họ nàng thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 có“người đàn bà chửa thắt cổ chết vì đàn ông”. Thế nên sau một lần đổ vỡ hạnh phúc, cô không tin sẽ có đƣợc một hạnh phúc đích thực của cuộc đời. Bởi vậy, Hạnh đã có những suy tƣ vừa day dứt vừa tiếc nuối trong tình yêu với Thụ, thể hiện ở đoạn độc thoại nội tâm: “Ừ- tại sao nhỉ ? Tại sao? Đáng lẽ chờ đợi thì ta lại chạy trốn. Sao ta không thử thêm một lần.Ta cũng cần được an ủi, được che chở. Tại sao ta cứ làm khổ mình?… Sao ta lại bỏ trốn? sao ta hèn nhát? Sao không vứt bộ mặt lạnh này đi. Sao không gục đầu vào ngực anh, nói rằng em mỏi mệt, rằng em muốn khóc, để nước mắt em làm ướt ngực anh…rằng…dù ngày mai có ra sao thì anh vẫn là người đàn ông mà em cần” …Thế nhƣng thật mâu thuẫn khi Hạnh lại chỉ muốn “yêu thế thôi! Giữ cho gần như giữ một ảo ảnh đẹp”. Bởi Hạnh sợ cuộc đời sẽ làm tầm thƣờng, thô bỉ nó. Đây là tâm trạng thƣờng thấy ở những ngƣời phụ nữ tinh tế, nhạy cảm trong tình yêu, luôn giữ khoảng cách với ngƣời mình yêu, không cho xa, không cho gần để rồi rơi vào cô đơn và “nếm trải cảm giác của một con chim xa xứ dù mùa đông chưa tới song hơi lạnh đã nhấm nhẩm da thịt”. Thuận trong Goá phụ đen cũng vậy. Cô đã từng trải qua nhiều mối tình, từng đau khổ vì đàn ông và cũng làm không ít đàn ông phải khổ vì mình.Trái tim yêu thƣơng bé nhỏ của cô tƣởng đã tật nguyền khi thấy: “mẹ nàng đã lấy phải một người chồng ti tiện, em gái nàng mang bầu với một gã sở khanh. Người đàn bà hàng xóm đầu tắt mặt tối nuôi chồng mà vẫn bị chồng đánh đập”.Thế nên để trả thù cho những ngƣời đàn bà bất hạnh đó: “Nàng chỉ thích nếm lại cảm giác vờn một đấng nam nhi để đến khi anh ta bị thôi miên rồi thì lại ngẩng cao đầu nhón gót bỏ đi không nhìn lại. Vậy mà trƣớc Đang, Thuận lại bối rối, e thẹn, và thấy hạnh phúc- niềm hạnh phúc của một nàng goá phụ đã cố khép lòng mình mà không thể. Mặc dù đã từng luyện cho mình thói quen sống không có đàn ông, vậy mà một tháng vắng Đang, Thuận thấy cuộc đời thật vô nghĩa, trống vắng, và nhạt nhẽo vô cùng. Hai ngƣời họ đã gắn bó với nhau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 bằng một tình yêu gần nhƣ đau đớn, mối tình dự cảm nhiều xót xa ấy vẫn là ngọn lửa sƣởi ấm cuộc sống độc thân lạnh lẽo của họ. Thuận đến bờ vai Đang trong giây phút mệt mỏi, nhƣ tìm đến một sự sẻ chia nỗi buồn, nàng ngả đầu vào vai anh: “Tôi mệt mỏi quá!cho tôi tựa đầu vào đây, được không? Đêm nay nàng buồn”…Thuận đã rất dè dặt và cẩn trọng bƣớc từng bƣớc một trong tình yêu với Đang nhƣng “hình như những người đàn ông yêu nàng đều không gặp may mắn”. Để rồi nàng nức nở vỡ oà trong đau đớn khi biết chính xác tin về chiếc máy bay trở Đang và hành khách đi Phần Lan gặp tai nạn. Nàng đã tự trấn tĩnh mình bằng niềm tin: “Làm sao người đàn ông nàng yêu có thể chết được!...Dù anh rơi xuống biển hay sa mạc- chúa của anh sẽ giữ gìn anh cho nàng”.Và ngày mai nàng sẽ thuê một chiếc ca nô nhỏ lên xem lại dòng chữ mà hai ngƣời đã khắc ở động Thuỷ Tiên kia,“nếu nước lũ và bùn đất làm mờ nó, nàng sẽ khắc lại. Nếu người ta đã đem nung vôi nó, nàng sẽ khắc dòng chữ khác. Ngày kia nàng sẽ may chiếc áo ngủ màu hồng chờ anh”. Đó là niềm tin bền vững về hạnh phúc mà Thuận xây đắp vào ngày Đang trở lại . Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Võ Thị Hảo thƣờng đƣợc biểu hiện rất rõ ở những lời độc thoại bởi khi đó nhân vật đối diện với chính lòng mình, họ tự bộc bạch những suy nghĩ, những dằn vặt, những trăn trở và những trạng thái cảm xúc thật nhất của mình. Không chỉ ở truyện ngắn mà trong tiểu thuyết Giàn thiêu ta cũng thấy điều đó rất rõ. Trong tình yêu quằn quại, đau đớn với Từ Lộ, Nhuệ Anh đã hi sinh tất cả, từ bỏ tất cả để đi tìm và dâng hiến cho chàng một tình yêu thuỷ chung trọn vẹn và mong đƣợc đồng cam cộng khổ với chàng. Vậy mà vì lòng hận thù quá lớn, Từ Lộ đã xua đuổi Nhuệ Anh để nàng phải nhảy xuống dòng thác Oán sông Gâm tự vẫn. Đƣợc cứu sống, nàng đã mong muốn trốn tránh hiện tại khổ đau, bất hạnh và quyết tâm dứt áo đi tu rồi trở thành sƣ bà động Trầm, thế nhƣng trên con đƣờng tu tâm, diệt dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 mong đạt đến cõi Niết Bàn, thoát khỏi kiếp khổ đau trần thế, chƣa khi nào trong lòng Nhuệ Anh nguôi quên Từ Lộ, nguôi quên quá khứ của mình. Hình ảnh quá khứ và ngƣời yêu vẫn luôn luôn hàng ngày hàng đêm thƣờng trực tận sâu thẳm trái tim nàng, trở thành nỗi xót xa, niềm đau đớn âm ỉ nhƣng mãnh liệt. Ấy là nghiệp chƣớng mà nàng không thể nào dứt bỏ đƣợc ở kiếp này. Lần đầu tiên gặp Ngạn La- cô cung nữ mèo hoang thần bí trải qua hai đời vua mà vẫn trong trắng, vẹn nguyên là một trinh nữ mƣời ba tuổi, Nhuệ Anh có cảm giác trào lên một niềm xót thƣơng thật kỳ lạ. “Dung nhan của cô ta đầy vẻ cô tịch. Xa xăm quá trong thế giới này. Một người tưởng đã dứt lòng trần như sư bà mà thoạt đầu mới gặp Ngạn La cũng đã giật mình. Biết, con người này xuất hiện ở đâu ,muôn ngàn người xung quanh cô ta cũng trở nên vô hình vô dạng. Cũng như chính vẻ đẹp mong manh và hư vô của bà, như sương khói như tuyết ngưng ,cũng lại là một mãnh lực làm nổi ba đào cho suốt cuộc đời bà, ngay cả đến khi xuống tóc vào chùa đi tu vẫn không được yên ổn” [15]. Không hiểu sao trong lòng sƣ bà Nhuệ Anh lại đƣợc khơi gợi một thứ tình cảm uỷ mị tựa hồ tình mẫu tử thiêng liêng với Ngạn La. Nhuệ Anh hiểu rằng cuộc đời của bà đã bị cƣớp đoạt bị vùi dập và không đƣợc sống cuộc đời một ngƣời đàn bà bình thƣờng nhƣ bao ngƣời khác, bởi chính ngƣời mình yêu, bởi chính những dục vọng ham mê tầm thƣờng cháy bỏng của chàng không chỉ ở kiếp Từ Lộ mà cả ở kiếp Thần Tông. “Mấy chục năm nay, ta đã ẩn náu, đã cố tình xa lánh. Như một ngọn gió đơn độc thổi ngoài bãi hoang. Mà trong lòng vẫn nhói đau trước những thăng trầm thất thường của con người ấy. Con người bập bỗng ấy, mỗi bước đi đều làm nhói tim ta. Trong khi ta chưa trả nợ xong kiếp này, thì chàng đã kịp trải hai kiếp để hành hạ, vò xé ta bằng những nỗi đau khổ của chàng ,bằng những bước đi thập thững và dại dột của chàng”[15]. Nhuệ Anh càng đau xót hơn khi nhận ra: “Trong mắt chàng đỏ đọc ngọn lửa báo thù thủa chàng còn là Từ Lộ, trong mắt chàng không có ta. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 Khi ta hiến dâng cho chàng ,trẫm mình xuống vực sâu, trong mắt chàng không có ta. Khi chàng lôi tuột ta từ động Trầm về hậu cung đẫm mùi son phấn và mưu đồ ác độc, chàng đã đầy đoạ ta thêm một lần nữa Và lần này mới ác độc làm sao. Chàng là một ông vua còn trai trẻ, được vây quanh bởi lớp lớp cung tần mỹ nữ lại đang si mê một cung nữ nửa người nửa phù thuỷ có thể mê hoặc được cả Niết Bàn lẫn địa ngục. Thế mà ngọn lửa từ kiếp trước vẫn cháy trong tim chàng khiến chàng không thể rời xa ta”…[15]. Đau xót hơn cả đó là khi Nhuệ Anh nhận ra “nàng không là một chấm nhỏ nào trong mục đích tối thượng của Từ Lộ,cái mục đích đã thiêu đốt cả hai kiếp người”[15]. Nỗi đau khổ dày vò trái tim Nhuệ Anh khiến cho nàng luôn sống trong niềm tự vấn khôn nguôi: “Ôi! Đoạ xứ mà chàng đã dìm ta vào! một ngày chàng tự vấn hàng trăm lần không biết nên gọi ta là sư bà ,là mẹ hay là một người tình?” [15] …Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật còn thấy rất rõ ở những dằn vặt, những ám ảnh, mộng mị qua nhân vật Ỷ Lan .Những năm tháng cuối đời, dù ngự trên đỉnh cao của quyền lực nhƣng Thái hậu Ỷ Lan đã phải sống trong những day dứt khôn nguôi của lƣơng tâm. Những ám ảnh khủng khiếp về tội ác mà mình gây ra, cho đến chết mà không thể nhắm mắt.Vì tội bức tử Dƣơng Thái hậu và bẩy mƣơi sáu cung nữ trong cung Thƣợng Dƣơng năm nào mà cả đời bà bị ám ảnh và dày vò lƣơng tâm “tiếc thay suốt đời ta không đánh lừa được lương tâm mình” [15]. Bà đã chịu sự phán xét của lƣơng tâm, sự trả thù ở cõi âm, bị đàn chuột cắn xé da thịt hằng đêm, những oan hồn ngƣời phụ nữ đòi trả mạng …Chính vì vậy mà Thái hậu Ỷ Lan thƣờng nằm mơ thấy Dƣơng Thái hậu và oan hồn của bẩy mƣơi sáu cung nữ, đêm đêm không ngủ yên: “Ruột như có ai bào. Canh ba là Thái hậu bật dậy, cuống cuồng đi lại, có lúc chạy điên loạn như bị người đuổi bắt, rồi cuốn hàng chục lớp chăn gấm ôm chân ngồi co trên giường mà khóc kể, gào thét”[15], đó là nỗi sợ hãi khiếp đảm và ám ảnh do những hành vi tội ác của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 bà và còn trở thành những cơn mê sảng mỗi lúc một bấn loạn trong những ngày cuối cùng ở thế gian của Ỷ Lan: “Gương mặt đẹp đẽ thường ngày bắt đầu biến dạng, nằm trên giường thỉnh thoảng lại đứng phắt dậy, kêu rú lên, luôn miệng thét đuổi chuột,chân giẫy đành đạch, tay hoảng loạn đưa qua đưa lại quanh mình như cố sức rứt một vật gì ra khỏi ra thịt… thỉnh thoảng khóc gọi tên Dương Thái hậu rồi nghiến răng kèn kẹt”[15] .Thái hậu Ỷ Lan phải sống trong những giấc mơ hãi hùng đó đến tận lúc chết mà không nhắm mắt đƣợc, chỉ khi vua Nhân Tông khấn tên Dƣơng Thái hậu lần thứ ba đôi mắt ấy mới tự khép lại nhƣ đƣợc sự chấp thuận của Dƣơng Thái hậu khi Ỷ Lan bƣớc vào thế giới cõi âm. Qua đây chúng ta thấy nhà văn Võ Thị Hảo đã kín đáo thể hiện quan niệm về luật nhân- quả, kẻ gieo gió ắt gặt bão, những ngƣời sống và làm trái với lƣơng tâm, trƣớc sau cũng sẽ chịu sự phán xét của lƣơng tâm. Nhƣ vậy cùng với nghệ thuật riêng biệt trong việc miêu tả ngoại hình và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, Võ Thị Hảo nhằm khắc hoạ sâu đậm và rõ nét hơn về ngoại hình, tính cách cũng nhƣ cuộc đời và số phận bất hạnh của các nhân vật nữ. 3.3. Nghệ thuật tạo màu sắc huyền thoại Những năm gần đây, văn học có xu hƣớng chối bỏ hiện thực đơn điệu cùng phƣơng thức phản ánh hiện thực đơn giản, một chiều. Các nhà văn tìm đến huyền thoại để thoát khỏi giới hạn chật hẹp của quan niệm hiện thực truyền thống. Huyền thoại ở đây không phải là lối tự sự dân gian cổ xƣa rất gây thơ, ấu trĩ, mà chính là “sự ý thức về huyện thoại, là sự khai thác huyền thoại thành một phương thức nghệ thuật, chứa đựng cả quan niệm của nhà văn về đời sống lẫn khát vọng kiếm tìm những hình thức tự sự mới lạ cho nghệ thuật văn xuôi” [18] …Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Xuân Khánh… đều có xu hƣớng tráng cho tác phẩm của mình một lớp men huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 thoại, hoặc là lấy huyền thoại làm thành chất liệu chủ yếu. Ở các tiểu thuyết lịch sử, khoảng cách hoặc quá xa về thời gian sẽ làm sự kiện ít nhiều mơ hồ đi, rất thuận lợi cho việc sử dụng huyền thoại, không nằm ngoài dòng chảy chung của văn học, Võ Thị Hảo cũng nhuộm lên Giàn thiêu màn sƣơng khói huyền thoại khá dày. Nhƣng trƣớc khi viết Giàn thiêu Võ Thị Hảo đã từng viết khá nhiều truyện ngắn“giả cổ tích” đậm chất trữ tình ngƣời đọc cảm nhận một chất thơ thơm tho trong sáng bay lên từ những trang văn lấp lánh huyền thoại nhƣ: Tim vỡ, Nàng tiên xanh xao, Khát của muôn đời, Hồn trinh nữ, Nữ hoàng cô đơn, Hành trang của người đàn bà Âu Lạc…Ở truyện ngắn của Võ Thị Hảo, chất huyền thoại thể hiện rất rõ không chỉ ở loại truyện “giả cổ tích” mà còn thể hiện ở những cốt truyện kỳ ảo. Loại cốt truyện kỳ ảo là đặt trong sự đối sánh với cốt truyện hiện thực, ở đó chất liệu để nhà văn khai thác, biểu hiện là một yếu tố kỳ ảo.Yếu tố kỳ ảo thậm chí có khi bao trùm toàn bộ cốt truyện nhƣ trong Vườn yêu, Lửa lạnh, Giọt buồn giáng sinh, Biển cứu rỗi, Đêm vu lan, Lãnh cung, Đường về trần…Đọc truyện Vườn yêu ngƣời đọc nhiều lúc tự hỏi đây là câu chuyện hoang đƣờng hay có thực. Cô gái xuất hiện ngay từ đầu: “Tôi nhón chân trên đôi giầy thiếu nữ đi vào vườn yêu”. Trang phục của cô là “một thứ quần áo bằng giấy không sột sọat, lóng lánh và nhẹ bỗng”…Trong Vƣờn yêu cô đƣợc chứng kiến sự nhẹ dạ của những cô gái nhƣ cô. Cô nghe thấy tiếng thì thào của những linh hồn, những chàng trai tự tử vì thất tình. Họ chết nhƣng vẫn khát yêu và theo lũ con gái mới lớn… yếu tố kỳ ảo phát triển ở mức cao hơn khi cô gái gặp: “người đàn bà da trắng, răng đen nhánh và mắt sáng ngời đang tiến đến, cặp đùi thon nở nang được quấn chặt trong một lần váy thâm ướt… trông chị ta thật quyễn rũ, mặc dù đang hết sức nhợt nhạt” Vườn yêu. Đó là ngƣời dì đã khuất của cô. Ngƣời dì cũng có những cử chỉ, hành động nhƣ ngƣời bình thƣờng làm cho câu chuyện trở nên li kỳ hơn …Yếu tố kỳ ảo có khi xuất hiện rất ít trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 truyện song lại có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện nhƣ ở: Dây neo trần gian, Tiếng vạc đêm, Góa phụ đen…Ngƣời phụ nữ trong Dây neo trần gian vì muốn giữ ngƣời yêu của mình lại chốn trần gian mà cô đã làm đủ mọi cách. Cô tìm đến bà đồng, tìm đến thế giới tâm linh huyền bí, đã là nƣớc cùng. Cô tin vào lời bà đồng: “vào ban đêm hãy nhớ tóc của chính cô. Bện chín sợi một thành từng bím rồi nối chúng lại với nhau, quấn chung quanh tấm ảnh này rồi đặt lên bàn thờ khấn. Xong đâu đó mang tất cả đến cho anh ta. Anh ta sẽ lưu lại trần gian”. Tình yêu của cô đã cho anh sức mạnh để anh đến bệnh viện thử máu, kỳ diệu hơn với kết quả âm tính, cô đã níu lại anh ở đƣợc chốn trần gian bằng tình yêu của mình. Cốt truyện kỳ ảo đặc biệt đƣợc thể hiện ở loại truyện “giả cổ tích” chị là ngƣời viết truyện cổ tích hiện đại, với những trang văn đầy chất huyền ảo, thơ mộng của cổ tích nhƣng lại trĩu nặng những vấn đề của xã hội. Những câu truyện cổ tích giải thích về nguồn gốc các loài cây nhƣ hoa Ti gôn trong Tim vỡ, cây bƣởi trong Nàng tiên xanh xao, cây tranh trong Khát của muôn đời, cây hoa trinh nữ trong Hồn trinh nữ. Điểm chung của những câu chuyện này là kể về bi kịch tình yêu tan vỡ. Mỗi loại cây là linh hồn của những ngƣời phụ nữ sau bi kịch ấy. Truyện Hồn trinh nữ thể hiện rõ nhất tài năng viết truyện cổ tích hiện đại của nhà văn. Cũng nhƣ những kiếp đàn bà trong gia đình mình chờ đợi chồng đi lính, thì cô gái là kiếp thứ ba chờ đợi ngƣời yêu đi lính, thủy chung chờ đợi ngƣời yêu những mƣời bẩy năm trời đến quá lứa lỡ thì. Nhƣng khi chàng trở về lại mang theo một khuôn mặt lạnh, bàn tay đẫm máu và không còn biết đến nụ cƣời. Trong đêm tân hôn nàng trông thấy vợ ngƣời bạn của chồng nàng hiện về đòi trả chồng, trả cha cho con chị. Nàng sợ hãi ôm mặt rú lên. Nàng sống trong nỗi sợ hãi và chết.Trên mộ nàng mọc lên một “loài cây thấp lòe xòe màu xanh bàng bạc và nở ra những nụ hoa tròn trên màu tím buồn mang mác”, khi có bƣớc chân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 qua hay va chạm mạnh, những chiếc lá của nó cụp lại nhƣ hình ảnh cô gái năm xƣa che mặt. Đó là cây hoa trinh nữ. Trong truyện ngắn Võ Thị Hảo loại truyện “giả cổ tích” có khi sử dụng để giải thích nguồn gốc của loài ngƣời, của các thần nhƣ Hành trang của người đàn bà Âu Lạc, Nữ hoàng cô đơn.. Tất cả các thần trên thế gian nhƣ thần tài, thần quyền, thần tình ái… đều do cha trời tạo ra. Nữ hoàng pháp luật cũng vậy, nàng ra đời để giữ cho thế gian yên bình. Nhƣng để giữ cho cán cân công lý thăng bằng, nàng mãi cô đơn không thể thuộc về ai. Chính vì thế pháp luật ngày nay không là của riêng nàng mà của tất cả. Nàng mang sắc đẹp hấp dẫn, quyễn rũ và mãi cô đơn nhƣ nhan đề truyện là Nữ hoàng cô đơn. Tính chất “giả cổ tích” của cốt truyện còn thể hiện ở những cốt truyện xoay quanh những lời nguyền, những niềm tin vô hình. Hƣơng trong Ngậm cười sinh ra trong một đêm trời giông quần quật đến sáng. Cả làng ai cũng bảo cô có phúc thần ẩn trong ngƣời, ai gặp Hƣơng cũng đều gặp may, chính điều đó là tai họa cho Hƣơng. Cô phải bội bạc với chàng Cam để trao thân cho Tả tƣớng Trịnh Tùng và bị lão Tiệm cùng mụ đồng Thạo ám hại xúi dân làng phải dìm Hƣơng xuống biển, trƣớc khi bị dìm cô khấn trời phật, khuấn Long vƣơng nếu cô bị oan thì sau này Tả tƣớng Trịnh Tùng sẽ quay về giải oan cho cô. Khi Trịnh Tùng đã lên ngôi chúa biết nỗi oan của cô đã về trừng trị kẻ ác và giải oan cho cô, linh hồn cô đƣợc siêu thoát, ngƣời ta bảo cô Hƣơng đang ngậm cƣời ở nơi thủy cung. Những câu chuyện cổ tích khi xƣa đều kết thúc có hậu, cái thiện chiến thắng cái ác, nhƣng xây dựng trên nền hiện đại, “truyện cổ tích” của Võ Thị Hảo đi ngƣợc với những kết thúc ấy. Xuyên suốt những câu chuyện là những bi kịch và kết thúc truyện, bi kịch vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Song từ trong sâu xa Võ Thị Hảo không hề nhấn mạnh những đau khổ của nhân loại mà chị muốn khẳng định những khát vọng nhân bản của con ngƣời. Xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 những “truyện cổ tích” mới cũng là cách nhà văn thể hiện hi vọng những câu chuyện cổ tích sẽ đến, chia xẻ cuộc đời với mỗi con ngƣời trên thế gian. Xây dựng những cốt truyện kỳ ảo, Võ Thị Hảo giúp ngƣời đọc khám phá nhiều khía cạnh của cuộc sống con ngƣời trong xã hội. Loại cốt truyện này thể hiện vốn sống và trí tƣởng tƣợng phong phú của nữ văn sĩ đầy tài năng, đồng thời cốt truyện kỳ ảo là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn cho truyện ngắn của chị. Đến tiểu thuyết Giàn thiêu tác giả lại một lần nữa tƣới đẫm chất thơ của huyền thoại lên những nhân vật không tì vết nhƣ Nhuệ Anh, Ngạn La mẹ Dã Nhân. Họ là những nhân vật lý tƣởng của một khuynh hƣớng lãng mạn trong huyền thoại, những nhật vật đẹp đẽ, hoàn hảo, màu nhiệm. Nhuệ Anh đẹp nhƣ phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát. Nàng trong trắng, mảnh mai, và sức mạnh của tình yêu cùng lòng vị tha đã giúp nàng đắc đạo. Ở Từ Lộ, phép thuật làm nên điều kỳ lạ, còn ở Nhuệ Anh nó biến thành điều kỳ diệu để cải hóa và cứu vớt nhân sinh. Giọt nƣớc mắt đau khổ chƣa bao giờ tự ý thức đƣợc về sức mạnh của mình lại chính là giọt nƣớc cam lồ gột sạch hình hài, lông lá của Thần Tông khi hóa hổ “nước mắt chảy đến đâu, những đám lông vằn vện tuột ra từng đám, rồi lột hết, lột ra thân mình của đức Vua với nước da trắng xanh, thư sinh nho nhã”[15]. Cũng trái tim yêu thƣơng của bà, chứ không phải đài cầu mƣa khổng lồ của Thần Tông đem mƣa về hồi sinh cho cây cỏ, con ngƣời. Chỉ có điều không ai biết mƣa tới từ Nhuệ Anh. Nàng hóa gió:“Những bước chân đưa bà đi không còn sức nặng. Không ngày không tháng không năm. Trên mặt bà, ẩn dấu một nụ cười rạng rỡ. Một tia hào quang đâm xuyên từ gáy ra đôi mắt.”[15]. Sự hóa thân thần thánh chính là sự thăng hoa kỳ diệu của tình yêu, từ đây bà sống cuộc sống của phật bà cứu nhân độ thế. Nếu Nhuệ Anh là hình ảnh kỳ diệu của tình yêu thì Ngạn La lại là hiện thân của thiên nhiên tinh khiết bí hiểm. Chiếc rốn xinh xinh của nàng mang màu chu sa của dấu chấm tròn trên cuốn sách da dê, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 nồng nàn hƣơng thơm đồng nội nhƣng lại bị "canh giữ" bởi hồn ma Nhân Tông. Đôi mắt mèo hoang của nàng nhƣ chiếc cửa sổ mở ra một tâm hồn ban sơ nguyên thủy. Giây phút cuối cùng của đời nàng cũng vừa giống vừa khác với sự hóa kiếp của Tƣ Lộ- Từ Đạo Hạnh. Cả hai đều không đi vào cõi chết, nhƣng một ngƣời bay lên cao để nhập vào nơi tiên giới, một ngƣời là là dƣới không trung để đợi sa vào một vòng trần khác. Ở Ngạn La, đó là sự siêu thăng, trong khi Từ Đạo Hạnh với tất cả phép thần thông của mình, chỉ là sự thoát xác thƣờng tình. Tâm hồn ngƣời con gái bắt cua- Ngạn La thuộc về vùng thanh tịnh, Còn Từ Lộ lại tự trói hồn mình vào trốn tục lụy. Cuộc sống và cái chết của nàng khiến ta nghĩ tới những gì thanh tao. Nàng nhƣ Ngọc Nữ trên thiên đình chịu tội bị đày xuống trần gian rồi mãn hạn lại trở lại trốn linh thiêng cùng sống với Tiên Đồng của thanh thản, thuần khiết. Dã Nhân- ân nhân cứu mạng Từ Lộ, là huyền thoại về một lòng vị tha vô bờ bến. Là nhân vật chƣa thành ngƣời. Dã nhân chỉ có “đôi núm vú đen sẫm và một khuôn ngực lông lá, đôi tay rậm rịt đầy lông hung hung…Cặp mắt tròn lớn màu hoe nâu, không lông mày, một cái mũi tẹt dán sát cái miệng bẹt đầy lông lá của loài dã nhân” [15,tr.358-359]. Sự dị dạng ấy trở thành huyền thoại, bởi nó mang trong mình nhân tính cao đẹp, hồn hậu hy sinh, nó vắt sữa nuôi Từ Lộ nhƣ một ngƣời mẹ nuôi con. Sự tƣởng tƣợng của con ngƣời không bờ bến, nhƣng bao giờ nó cũng cho ta biết ít nhiều về hiện thực. Và cái hiện thực sau cùng mà chúng ta nhận đƣợc, đó là khát vọng yêu thƣơng của con ngƣời, ở nhà văn Võ Thị Hảo. Bà đã giúp ta cảm nhận đƣợc nỗi đau trần thế qua những nhân vật thánh thiện nhƣ thiên thần. Viết về đề tài lịch sử nên Võ Thị Hảo đã chọn một kiểu nhân vật đặc biệt đó là: nhân vật bị khát vọng quyền lực, danh vọng hành hạ. Trƣớc tình trạng con ngƣời đang tha hóa, bị dục vọng lôi kéo vào những hành vi độc ác, những toan tính lạnh lùng, dửng dƣng khiến con ngƣời ngày càng cạn kiệt nhân tính, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 tác giả đã không ngần ngại “cầu viện” đến tiếng nói của tâm linh, những sự báo oán, trả thù hay hiện hồn kỳ dị là sự cảnh báo nghiêm khắc. Võ Thị Hảo đã sử dụng nghệ thuật huyền thoại hóa, dùng cái kỳ ảo, dùng những mơ tƣởng và mộng mị, những hồi ức đứt nối, chập chờn để diễn đạt trạng thái mất thăng bằng của con ngƣời, dập tắt vầng hào quang của nhân vật danh tiếng nhƣ Ỷ Lan,…đồng thời làm nổi bật trạng thái phi lý, đáng thất vọng của một hiện thực không phải nhƣ ta mong ƣớc, việc “bắt trƣớc” thi hành điểm lệ thiêu ngƣời sống man rợ của Vua Tần Thủy Hoàng, Nguyên Phi Ỷ Lan xúi vua Lý Nhân Tông giam Dƣơng Thái Hậu và bẩy mƣơi sáu cung nữ trong cung Thƣợng Dƣơng rồi bức tử chết… Việc làm tàn ác này đã khiến cả quãng đời còn lại của Thái hậu Ỷ Lan luôn sống trong những giấc mơ khủng khiếp, ám ảnh về những oan hồn hiện về tra vấn, đòi mạng, những con chuột khổng lồ cắn xé, tâm thần bất ổn… Nó giống nhƣ cuộc chất vấn, day dứt, đay nghiến của lƣơng tâm thức tỉnh trong con ngƣời. Những ám ảnh ấy rõ ràng có tác dụng cảnh tỉnh con ngƣời trƣớc điều xấu, điều ác bởi nó khúc xạ những dự cảm, những nung nấu, những khát vọng mơ hồ hoặc cháy bỏng… theo một cách nào đấy. Nó thuộc về cái vô thức, siêu thức, vƣợt ngoài lý trí con ngƣời. Dẫu là kẻ lạnh lung, tàn nhẫn, quyền uy tột bậc song cái vòng u tối trong tâm linh Ỷ Lan cũng khiến bà sợ hãi, biết hối cải. Cả cuộc đời phải cố gắng làm điều thiện, thực ra chỉ để che lấp cho hành vi tội ác của mình, để sám hối, lƣơng tâm đƣợc thanh thản. Huyền thoại là viền nổi "phần tối" của tâm hồn, Ỷ Lan thái hậu hóa ra cũng là con ngƣời với tất cả những đa đoan, hệ lụy thƣờng tình và dữ dội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 C. PHẦN KẾT LUẬN Sau khi khảo sát nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo, luận văn đi đến những kết luận sau. 1. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ là hình tƣợng quen thuộc, xuyên suốt và là nguồn cảm hứng vô tận mà văn học muôn đời vẫn chƣa khai thác hết.Tƣơng ứng với những thời kì lịch sử là mỗi thời kì văn học, và ở mỗi thời kì khác nhau thì văn học khai thác đề tài về ngƣời phụ nữ cũng khác nhau. Nhƣng chƣa bao giờ ngƣời đọc đƣợc chứng kiến trên diễn đàn văn học, sự xuất hiện rầm rộ và đầy ấn tƣợng của các cây bút nữ nhƣ những năm gần đây và đã đem đến một diện mạo mới cho nền văn học dân tộc. Chỉ mấy mƣơi năm trở lại đây ngƣời đọc đã đƣợc thƣởng thức nhiều giọng điệu mới với những phong cách khác nhau của các cây bút nữ. Trải nghiệm nhƣ Lê Minh Khuê, sắc sảo nhƣ Phạm Thị Hoài, tinh tế nhƣ Phan Thị Vàng Anh, đằm thắm nhƣ Nguyễn Thị Thu Huệ, hồn hậu và đậm sắc màu văn hoá nhƣ Nguyễn Ngọc Tƣ…Nhƣng trong số các nhà văn nữ đƣơng đại,Võ Thị Hảo hiện lên nhƣ một đại diện xuất sắc, giàu cá tính. Đọc các sáng tác của chị, ngƣời đọc dễ nhận thấy bên cạnh những khắc khoải về chiến tranh thì những mảnh đời ngang trái, những đau đớn khôn nguôi của số phận những con ngƣời bất hạnh, là sự thƣờng trực trong mỗi tác phẩm. Đồng thời đó còn là những cảm thông, day dứt của một trái tim phụ nữ khi nói về những nỗi đau của ngƣời đồng giới. 2. Thế kỉ XX nhân loại đƣợc chứng kiến những phong trào đấu tranh cho nữ quyền rầm rộ ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhằm lên tiếng đòi quyền bình đẳng cũng nhƣ đòi quyền lợi cho ngƣời phụ nữ. Ở Việt Nam cùng với quá trình giao lƣu, hội nhập vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX, quan điểm giới nhanh chóng đƣợc du nhập và truyền bá vào cùng với nó là sự biến đổi nhanh chóng quan niệm, thái độ, hành vi của xã hội và thực tiễn tạo lập bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của xã hội Việt Nam thời kì đổi mới. Vấn đề nữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 quyền đã trở thành một hiện tƣợng văn hoá xã hội của thời hiện đại.Và nữ quyền- ý thức về hạnh phúc của ngƣời phụ nữ đƣợc khẳng định.Trong sáng tác của Võ Thị Hảo tính nữ quyền thể hiện rất rõ ở sự quyết liệt đấu tranh dành giữ tình yêu, sự bình quyền trong tình cảm và khẳng định giới mình. Những nhân vật nữ trong sáng tác của chị có khi rất mực nhu mì, dịu dàng, cũng có khi rất mực nhẹ dạ và cuồng si nhƣng khi cần cũng quyết liệt đến cứng cỏi nhƣng rồi cuộc đời vẫn đầy bất hạnh. Họ là hiện thân của những số phận bi kịch: bi kịch là nạn nhân của chiến tranh, bi kịch của cái nghèo, bi kịch của những mảnh đời tật nguyền, bi kịch tình yêu và hạnh phúc lứa đôi… Trong sáng tác của Võ Thị Hảo có không ít ngƣời phụ nữ có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, họ yêu và sống hết mình cho những khát khao hạnh phúc, khát khao vƣơn tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống nhƣng cũng chính những khát khao ấy đã đẩy họ đến những bi kịch trong cuộc đời khi nó chỉ là mơ ƣớc mà không thể thực hiện. Viết về vấn đề giới tính của các nhân vật nữ trong sáng tác của mình, Võ Thị Hảo đã đề cập đến con ngƣời bản năng, vấn đề giới tính, những nhân vật dám sống thật với những khao khát của mình.Nhà văn thể hiện sự trân trọng, ngợi ca khát vọng tình yêu chân chính đƣợc đẩy tới cùng của sự hoà hợp giữa thể xác và tâm hồn và coi đó là điều thiêng liêng cao quý nhất. 3. Để xây dựng thành công nhân vật nữ trong sáng tác của mình, nhà văn Võ Thị Hảo đã kết hợp sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật, trong đó tập trung ở nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, và nghệ thuật tạo màu sắc huyền thoại, nhằm khắc hoạ sống động và rõ nét về cuộc đời, tính cách, và số phận của nhân vật. 4. Nhân vật là con đẻ của nhà văn, đặc biệt đối với các nhà văn nữ thì các nhân vật nữ lại là nơi để họ gửi gắm những suy nghĩ, nỗi niềm, quan niệm của họ về giới mình. Qua nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo, chúng ta có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 cái nhìn sâu hơn về giới nữ, hiểu hơn về thế giới và thêm cảm phục, tin yêu nhà văn. Những trải nghiệm của chị trên mỗi trang viết thấm đẫm nỗi suy tƣ và những khắc khoải không phải của riêng chị.Võ Thị Hảo và những nhân vật của chị không ở bên cạnh mà trong mỗi chúng ta. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngọc Anh (2003), Đã đến lúc những người đàn bà nổi loạn, Báo Nông thôn ngày nay. 2. Nguyễn NgọcThuỳ Anh (2007), Phái tính trong thơ nữ sau 1975, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 3. Diễn Chi (2005),“Tôi là người nô lệ cho gia đình”,Báo phụ nữ chủ nhật số 6 4. Trƣơng Chính (1990), Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Tạp chí văn học số 5. 5. Đông Dƣơng (2005), Hiện tượng sex trong tác phẩm văn học:ưu thế thuộc về các cây nữ, Tien phong online. 6. Đặng Anh Đào(1991), Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay,Tạp chí văn học số 6. 7. Minh Đức(2005),“Tôi không định mê hoặc …”Báo ngƣời đại biểu nhân dân số 3. 8. Nguyễn Đăng Điệp, Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại. 9. Nguyễn Hoàng Đức(2000), Cô đơn con người, cô đơn thi sĩ, Nhà xuất bản Văn học Dân tộc. 10. Võ Thị Hảo(2005), Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Nhà xuất bản Phụ nữ. 11. Võ Thị Hảo(2005), Hồn trinh nữ, Nhà xuất bản Phụ nữ. 12. Võ Thị Hảo(2005), Goá phụ đen, Nhà xuất bản Phụ nữ. 13. Võ Thị Hảo(2006), Người sót lại của rừng cười, Nhà xuất bản Phụ nữ. 14. Võ Thị Hảo(2007), Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Nhà xuất bản Phụ nữ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 15. Võ Thị Hảo(2005), Tiểu thuyết“Giàn thiêu”, Nhà xuất bản Phụ nữ. 16. Võ Thị Hảo(1995), Biển cứu rỗi, Nhà xuất bản Hội nhà văn. 17. Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo,“Trách nhiệm người viết là không né tránh sự thật”, Nguồn:Xem sách.com.vn 18. Đỗ Thu Hƣơng(2001), Phương thức huyền thoại hoá và sự biểu hiện đời sống tâm linh trong văn xuôi Việt Nam từ sau1975, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội. 19. Minh Hà(2002),“Tôi vốn là người đàn bà thích được che chở”, Báo lao động. 20. Nguyên Hằng(1996), Suốt đời chỉ mơ một giấc (trò chuyện với Võ Thị Hảo), Tuần báo Công nghiệp Việt Nam số 6. 21. Hoàng Hoa(2001), Tôi ngồi bệt trên đất mà viết, Tạp chí nghề báo số1. 22. Lê Thị Hƣờng(1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995, Luận án phó tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội. 23. Võ Thị Hảo(2004),“Nhà văn mà nhẵn nhụi thì mất duyên”,VN Epress. 24. Hiện tƣợng Sex trong tác phẩm văn học(13/9/2005), Ưu thế thuộc về các cây bút nữ, trang Tienphong online. 25. Nhiều tác giả(2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục (Tái bản lần 2). 26. Nhiều tác giả(2002),Lý luận văn học tập1,Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm. 27. Nhiều tác giả(1997), Việt Nam nửa thế kỉ văn học, Nhà xuất bản Hội nhà văn. 28. Châm Khanh(2000), Phụ nữ và văn chương, Tạp chí Việt, Tienve Org. 29. Nguyễn Vi Khanh(2002), Bài viết “Tản mạn về dục tính và nữ quyền”. 30. Vi Thuỳ Linh(7/10/2005), Những cơn bão tuổi 25 và sự thay đổi, Trang Vietnamnet. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 31. Nguyễn Trƣờng Lịch(1997), Huyền thoại và sức sống của huyền thoại trong văn chương xưa và nay, Tạp chí văn học số 5. 32. Phạm Thị Ngọc Liên(25/1/2007), Nhục cảm trong văn chương, Trang Web www evan.com.vn. 33. Phƣơng Lựu chủ biên(2003), Lý luận văn học, Nhà xuất bảnGiáo dục. 34. Nguyễn Văn Long(2003),Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nhà xuất bản Giáo dục. 35. Nguyễn Đăng Mạnh(1995), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nhà xuất bản Giáodục. 36. Nguyễn Thị Mận(2006), Báo cáo khoa học:Tình yêu, tình dục và vấn đề phái tính trong tập thơ “Rỗng ngực” của Phan Huyền Thư, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 37. Thụ Nhân, Toạ đàm về sáng tác Võ Thị Hảo, Vietnamnet. 38. Hoài Nam phỏng vấn Tuý Hồng, Phụ nữ và văn chương, Tienve Org. 39. Vƣơng Trí Nhàn Văn học Sex, Chấp nhận để tìm cách đổi khác, Vietnamnet. 40. Vƣơng Trí Nhàn(1996), Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí văn học số 6. 41. Phạm Xuân Nguyên(1994), Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay, Tạp chí văn học số 2. 42. Phạm Xuân Nguyên(1991), Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết, Tạp chí văn học số 2. 43. Nghĩ về truyện ngắn(1994), Phỏng vấn các nhà văn,Văn nghệ quân đội số2. 44. Khánh Phƣơng(2003), Là hạt muối tôi phải mặn (trò chuyệnvới Võ Thị Hảo), Báo thể thao văn hoá số 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 45. Trần Đình Sử(2001), Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam thế kỉ XX, Tạp chí văn học số 8. 46. Vnexpress, Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo “Tôi biết mình không được phép quay đầu”. 47. Vnexpress, Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo “Làm phong ba trên văn đàn cần tri âm”. 48. Vnexpress, Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo “Tôi khòng thích lối mòn”. 49. Bùi Việt Thắng(1991), Quan niệm về con người trong văn xuôi hiện nay, Tạp chí văn học số 6. 50. Bùi Việt Thắng(2001), Tuyển chọn giới thiệu, Truyện ngắn bốn cây bút nữ Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nhà xuất bản Văn học. 51. Bùi Việt Thắng(1993), Khi ngƣời ta trẻ, tản mạn về truyện ngắn của những cây bút nữ trẻ, Báo văn nghệ số 43. 52. Nguyễn Thị Thành Thắng(2004), Phác thảo vài nét về diện mạo truyện ngắn đương đại và sự góp mặt của một số cây bút nữ, Tạp chí Văn thành phố Hồ Chí Minh số 7. 53. Bích Thu (1995), Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống mô típ chủ đề. Tạp chí văn học 4. 54. Đinh Thị Thu (2007), Báo cáo khoa học: Cảm thức cô đơn trong tập truyện ngắn Goá phụ đen của Võ Thị Hảo, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 55. Bùi Thị Thuỷ, Dấu hiệu nữ quyền trong văn nữ Việt Nam đương đại. 56. Đoàn Minh Tuấn(1993), Lời giới thiệu “Biển cứu rỗi”(Võ Thị Hảo), Nhà xuất bản Hà Nội. 57. Còn điều chi em mải miết đi tìm(6/2005), Báo An ninh Thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 58. Blog cá nhân của Trần Văn Toàn, Những diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt Nam(từ đầu thế kỉ XX đến 1945). 59. Nguyễn Thị Nhƣ Tƣơi(2007), Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 60. Đỗ Phƣơng Thảo(2006), Nhân vật nữ trong tác phẩm văn xuôi của Ma Văn Kháng, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số7. 61. Dƣơng Quỳnh Trang(1994), Một nửa nhân loại qua truyện ngắn dự thi của một cây bút nữ. Văn nghệ quân đội số 6. 62. Bùi Thanh Truyền(2006), Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học . 63. Trần Thị Vƣợng(1986), Nhân vật phụ nữ trong sáng tác Nguyễn Minh Châu, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 MỤC LỤC A - PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 4 3. Mục đích phạm vi nghiên cứu ................................................................ 8 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 9 5. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 10 B - PHẦN NỘI DUNG ................................................................................ 12 Chương 1: Nhân vật nữ trong văn học Việt Nam ………………………...12 1.1. Nhân vật nữ trong văn học truyền thống ................................................. 12 1.2. Nhân vật nữ trong văn học thời kỳ đổi mới ............................................. 16 1.2.1. Phụ nữ qua ngòi bút của các nhà văn nữ.......................................... 16 1.2.2. Quá trình sáng tác và quan niệm viết văn của Võ Thị Hảo ............... 19 Chương 2: Âm hưởng nữ quyền qua các nhân vật nữ của Võ Thị Hảo.... 24 2.1. Về vấn đề nữ quyền................................................................................ 24 2.1.1. Vấn đề nữ quyền, một hiện tƣợng văn hóa, xã hội của thời hiện đại 24 2.1.2. Nữ quyền - ý thức về hạnh phúc của ngƣời phụ nữ ......................... 28 2.2. Bình diện xã hội- tƣ tƣởng, nhân văn của nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo ....................................................................................................................... 35 2.2.1.Vấn đề số phận bi kịch của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo ................................................................................................................. .35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 2.2.1.1.Bi kịch là nạn nhân của chiến tranh ........................................ 36 2.2.1.2.Bi kịch của cái nghèo............................................................. 42 2.2.1.3.Bi kịch của những mảnh đời tật nguyền ................................. 46 2.2.1.4.Bi kịch của tình yêu và hạnh phúc lứa đôi .............................. 50 2.2.2. Vấn đề đạo đức của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo ...... 66 2.2.3. Vấn đề giới tính của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo ..... 71 Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo ............................................................................... 78 3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ................................................................ 78 3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý ...................................................................... 88 3.3. Nghệ thuật tạo màu sắc huyền thoại ....................................................... 95 C - PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 105 A - PHẦN MỞ ĐẦU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieutonghop_com_doc_420_7723.pdf
Luận văn liên quan