Những vấn đề lý luận và thực tiễn việc giải quyết thừa kế cổ phần ngân hàng ở nước ta hiện nay

Tiểu Luận dài 19 trang, được thể hiện dưới dạng WORD nên các bạn dễ chỉnh sửa, chúc các bạn học tốt Phần mở đầu Việc chuyển quyền sở hữu cổ phần của các cổ đông không chỉ được thực hiện với mục đích thương mại mà còn được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. Với số lượng cổ đông lên đến hàng trăm nghìn người, thì hằng năm số vụ thừa kế cổ phần được ngân hàng giải quyết và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người thừa kế là tương đối lớn. Do vậy, các ngân hàng thương mại cổ phần đã không còn xa lạ với việc giải quyết thừa kế cổ phần và thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần theo yêu cầu của người thừa kế. Tuy nhiên, sự đa dạng, phong phú của các vụ thừa kế cổ phần ngân hàng phát sinh từ thực tế và hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện đã gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại cổ phần ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết thống nhất, cụ thể. Phần nội dung 1.Sức hấp dẫn của cổ phần ngân hàng và quy định hiện hành về thừa kế cổ phần ngân hàng Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu xảy ra ở Mỹ từ đầu năm 2008 đến quý III/2008 đã tác động, ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó, các quốc gia đã phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để hạn chế những tác động, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính đó. Trong khi các nước đang phải đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, thì nền kinh tế thế giới lại chuyển sang giai đoạn suy thoái (bắt đầu từ tháng 10/2008 đến nay), nên các quốc gia buộc phải tìm, áp dụng biện pháp mới để ngăn chặn suy thoái kinh tế. Những diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới đã tác động đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc phải cắt giảm nhân công, hạn chế đầu tư để hoạt động cầm chừng, chờ cơ hội kinh doanh mới. Trong hoàn cảnh đó, các ngân hàng đã biết cách vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội kinh doanh để tồn tại và phát triển. Theo báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng năm 2008, thì không có ngân hàng nào bị lỗ. Đứng đầu danh sách các ngân hàng kinh doanh có lãi năm 2008 (tính theo lợi nhuận trước thuế) phải kể đến Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -Vietcombank (đạt 3.352 tỷ đồng), Ngân hàng Công thương Việt Nam-VietinBank (đạt 2.437 tỷ đồng), Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB (đạt 2.560 tỷ đồng), Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (đạt 1.600 tỷ đồng), Ngân hàng thương mại cổ phần xuất - nhập khẩu Việt Nam- Eximbank (đạt 1.500 tỷ đồng), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín - Sacombank (đạt 1.091 tỷ đồng) 2.Xác định hình thức thừa kế và người thừa kế 3.Một số tồn tại thực tế thường gặp trong hồ sơ thừa kế cổ phần ngân hàng 4.Cần hiểu và vận dụng đúng quy định của pháp luật 5.Cần phân biệt quy định của luật nội dung với quy định của luật hình thức Tài liệu tham khảo (1) Tính đến ngày 15/6/2009: mới chỉ có cổ phiếu của ACB, Sacombank và SH Bank được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán. (2) Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết (khoản 1 Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2005. (3) Điều 635 Bộ luật Dân sự 2005. (4) Thụ tinh trong ống nghiệm chưa phổ biến và chiếm đa số ở nước ta. (5) Điểm c khoản 1 Điều 80 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. (6) Mục 1 Chương VI Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004: đương sự gồm có nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi liên quan.

docx15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn việc giải quyết thừa kế cổ phần ngân hàng ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải quyết thừa kế cổ phần ngân hàng phải phù hợp với pháp luật và thực tiễn 13:1' 27/8/2009 Việc chuyển quyền sở hữu cổ phần của các cổ đông không chỉ được thực hiện với mục đích thương mại mà còn được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. Với số lượng cổ đông lên đến hàng trăm nghìn người, thì hằng năm số vụ thừa kế cổ phần được ngân hàng giải quyết và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người thừa kế là tương đối lớn. Do vậy, các ngân hàng thương mại cổ phần đã không còn xa lạ với việc giải quyết thừa kế cổ phần và thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần theo yêu cầu của người thừa kế. Tuy nhiên, sự đa dạng, phong phú của các vụ thừa kế cổ phần ngân hàng phát sinh từ thực tế và hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện đã gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại cổ phần ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết thống nhất, cụ thể.  1.Sức hấp dẫn của cổ phần ngân hàng và quy định hiện hành về thừa kế cổ phần ngân hàng Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu xảy ra ở Mỹ từ đầu năm 2008 đến quý III/2008 đã tác động, ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó, các quốc gia đã phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để hạn chế những tác động, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính đó. Trong khi các nước đang phải đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, thì nền kinh tế thế giới lại chuyển sang giai đoạn suy thoái (bắt đầu từ tháng 10/2008 đến nay), nên các quốc gia buộc phải tìm, áp dụng biện pháp mới để ngăn chặn suy thoái kinh tế. Những diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới đã tác động đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc phải cắt giảm nhân công, hạn chế đầu tư để hoạt động cầm chừng, chờ cơ hội kinh doanh mới. Trong hoàn cảnh đó, các ngân hàng đã biết cách vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội kinh doanh để tồn tại và phát triển. Theo báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng năm 2008, thì không có ngân hàng nào bị lỗ. Đứng đầu danh sách các ngân hàng kinh doanh có lãi năm 2008 (tính theo lợi nhuận trước thuế) phải kể đến Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -Vietcombank (đạt 3.352 tỷ đồng), Ngân hàng Công thương Việt Nam-VietinBank (đạt 2.437 tỷ đồng), Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB (đạt 2.560 tỷ đồng), Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (đạt 1.600 tỷ đồng), Ngân hàng thương mại cổ phần xuất - nhập khẩu Việt Nam- Eximbank (đạt 1.500 tỷ đồng), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín - Sacombank (đạt 1.091 tỷ đồng)… Trong 5 tháng đầu năm 2009, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng vẫn đạt ở mức cao, như: ACB đạt hơn 900 tỷ đồng, Techcombank đạt 789 tỷ đồng, Sacombank đạt 660 tỷ đồng, Eximbank đạt 674 tỷ đồng, DongA Bank đạt 329 tỷ đồng, SH Bank đạt 164 tỷ đồng…. Nếu nền kinh tế vĩ mô không có những biến động lớn bất ngờ, thì các ngân hàng có khả năng đạt được những chỉ tiêu kinh doanh năm 2009 mà Đại hội đồng cổ đông đã thông qua. Cùng với đà tăng lên của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây, cổ phiếu ngân hàng đang được đánh giá cao và có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (bao gồm cả trên thị trường tập trung và thị trường phi tập trung - OTC). Mặt khác, bắt đầu từ quý III/2009, nguồn vốn huy động với lãi suất cao trong năm 2008 đến hạn, lúc đó gánh nặng chi phí huy động vốn của các ngân hàng mới có thể được giảm bớt. Hơn nữa, nền kinh tế vi mô đang có những dấu hiệu phục hồi, tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển mạnh trở lại. Chính vì vậy, cổ phiếu của ngân hàng đã và đang là mặt hàng hấp dẫn, thu hút các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh. Hiện nay, số lượng cổ đông của các ngân hàng thương mại cổ phần đã lên tới hàng trăm nghìn người (bao gồm tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài): Sacombank có hơn 60.000 cổ đông, ACB có hơn 20.000 cổ đông, VietinBank có khoảng 17.000 cổ đông, Vietcombank có xấp xỉ 16.500 cổ đông, Eximbank có hơn 10.000 cổ đông ... Cổ đông cá nhân của ngân hàng là cán bộ, công nhân viên của ngân hàng và những người không có tên trong danh sách lao động thường xuyên của ngân hàng (cổ đông bên ngoài). Nhiều trường hợp, cá nhân được mua cổ phần với giá ưu đãi theo quy định của pháp luật và/hoặc chính sách của từng ngân hàng. Lượng cổ phần sở hữu của cổ đông cá nhân chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số cổ phần phát hành của ngân hàng. Hằng năm, trên cả nước, có hàng trăm người là cổ đông cá nhân của ngân hàng bị chết vì những nguyên nhân khác nhau, như: do tuổi già, bệnh tật, tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghề nghiệp, mâu thuẫn cá nhân, trộm cướp tài sản... Do đó, các ngân hàng đã phải xem xét, giải quyết một số lượng lớn các vụ thừa kế cổ phần do cổ đông để lại. Cho đến nay, nước ta chưa có một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào hướng dẫn riêng về việc thừa kế cổ phần ngân hàng (chuyển quyền sở hữu cổ phần ngân hàng do được thừa kế). Đối với thừa kế cổ phần của ngân hàng niêm yết, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán đã ký ban hành Quy chế hoạt động đăng ký chứng khoán kèm theo Quyết định số 14/QĐ-TTLK ngày 02 tháng 4 năm 2008, trong đó có hướng dẫn về hồ sơ chuyển quyền sở hữu cổ phần do thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc. Song, văn bản hướng dẫn này có phạm vi điều chỉnh hẹp (chỉ áp dụng đối với cổ phiếu niêm yết: mới có 3 ngân hàng niêm yết trong tổng số 38 ngân hàng thương mại cổ phần1). Do vậy, khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần của ngân hàng chưa niêm yết (chiếm đa số: 35/38 ngân hàng thương mại cổ phần) theo yêu cầu của người thừa kế (bao gồm cả thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc), các ngân hàng thương mại cổ phần chưa đăng ký niêm yết cổ phiếu phải vận dụng những quy định liên quan của pháp luật về thừa kế để giải quyết cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. 2.Xác định hình thức thừa kế và người thừa kế Khác với các nước phát triển trên thế giới, người Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán của người Á Đông, nên hầu như mọi người dân chưa có thói quen lập di chúc để định đoạt tài sản của mình trước khi chết. Không như bất động sản (nhà ở, đất đai, công trình xây dựng trên đất …), cổ phần ngân hàng có thể mua bán/chuyển nhượng được nhanh chóng, dễ dàng trên thị trường. Đa số người dân đầu tư, mua cổ phần ngân hàng chỉ nhằm thu lợi nhuận chứ không có mục đích gắn bó lâu dài với ngân hàng. Cho nên, khi có cơ hội bán/chuyển nhượng cổ phần với giá cao, thu được lợi nhuận lớn, cổ đông cá nhân trong nước sẵn sàng bán/chuyển nhượng cổ phần sở hữu của mình cho người khác để hưởng chênh lệch. Do đó, cổ đông cá nhân trong nước không coi cổ phần ngân hàng thuộc sở hữu của mình là tài sản có tính ổn định để quản lý, sử dụng lâu dài như bất động sản. Vì vậy, trong thời gian còn sống và tham gia đầu tư, giao dịch chuyển nhượng cổ phần ngân hàng trên thị trường, người sở hữu cổ phần ngân hàng thường không lập di chúc để định đoạt cổ phần thuộc sở hữu của mình cho người khác. Thực trạng trên đã dẫn đến những người thừa kế dường như chỉ được thừa kế cổ phần ngân hàng do cổ đông để lại theo pháp luật. Căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự, trong trường hợp được thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế được xác định theo thứ tự sau: hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Hàng thừa kế thứ nhất gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã chết. Trong thời gian qua, khi xem xét, giải quyết các vụ thừa kế cổ phần, các ngân hàng thấy ít có trường hợp nào không có người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất và một hàng thừa kế thường có hai người trở lên. Do đó, theo quy định của pháp luật, ngân hàng phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần do cổ đông để lại cho những người thừa kế theo pháp luật (trường hợp cổ đông không để lại di chúc trước khi chết). Nhưng vì không có chức năng phân chia di sản (cổ phần ngân hàng), nên ngân hàng chỉ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu toàn bộ cổ phần cho một người đại diện (người được ủy quyền của những người thừa kế) và trao cổ phiếu (chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu cổ phần của cổ đông) cho người đại diện đó. Cho nên, những người thừa kế phải lập văn bản uỷ quyền (giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền …) để ủy quyền cho một người đại diện đến làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần và nhận chứng chỉ chứng nhận sở hữu số cổ phần được thừa kế. Sau đó, tùy theo sự thỏa thuận giữa những người thừa kế, số cổ phần ngân hàng được thừa kế sẽ được chia đều cho những người được thừa kế theo pháp luật hoặc theo một tỷ lệ nhất định do những người thừa kế tự thỏa thuận hoặc dành toàn bộ cổ phần được thừa kế cho người đại diện, người chưa thành niên... Vì vậy, đa số trường hợp đề nghị ngân hàng chuyển quyền sở hữu cổ phần ngân hàng là do được thừa kế theo pháp luật. Khi nhận được đơn đề nghị, ngân hàng không phân chia di sản mà chuyển quyền sở hữu cổ phần do cổ đông để lại cho một người đại diện của những người thừa kế (người đại diện có thể vừa là người thừa kế, vừa là người được ủy quyền của những người thừa kế). 3.Một số tồn tại thực tế thường gặp trong hồ sơ thừa kế cổ phần ngân hàng Khi giải quyết các vụ thừa kế cổ phần, ngân hàng thường yêu cầu những người thừa kế và/hoặc người đại diện xuất trình, cung cấp văn bản khai nhận di sản. Theo đó, những người thừa kế phải kê khai chính xác, trung thực và đầy đủ di sản, những người cùng hàng thừa kế được hưởng di sản (kể cả người thừa kế đã từ chối nhận di sản và người chưa thành niên). Văn bản từ chối nhận di sản có thể được lập trước hoặc cùng thời điểm lập văn bản khai nhận di sản và được công chứng/chứng thực. Qua thực tiễn xem xét và giải quyết các vụ thừa kế cổ phần, chúng tôi thấy rằng có một số điểm trong nội dung văn bản từ chối nhận di sản, văn bản khai nhận di sản chưa phù hợp với quy định của pháp luật nhưng vẫn được cơ quan công chứng/uỷ ban nhân dân cấp xã công chứng/chứng thực. Điển hình là các điểm sau đây: Thứ nhất, hiệu lực và mục đích từ chối nhận di sản: Theo quy định tại Điều 642 của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ ngày mở thừa kê. 2 Sau 6 tháng kể từ ngày mở thừa kê, nếu không có từ chối nhận di sản thì người thừa kế được coi là đồng ý nhận thừa kế. Nhiều trường hợp giấy từ chối nhận di sản được lập sau thời điểm mở thừa kế trên 6 tháng (hết thời hạn thực hiện quyền từ chối nhận di sản) nhưng văn bản từ chối nhận di sản đó vẫn được công chứng/chứng thực. Sau khi xem xét hồ sơ và phát hiện thấy nội dung nêu trên, ngân hàng đã không chấp nhận giấy từ chối nhận di sản đã được công chứng/chứng thực vì văn bản từ chối nhận di sản này không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự. Cho nên, nội dung của các văn bản khác trong hồ sơ cũng phải được chỉnh sửa/lập lại cho phù hợp: ví dụ như văn bản khai nhận di sản vì văn bản này đã nói rõ những người từ chối nhận di sản và người thừa kế còn lại được hưởng thừa kế di sản... Trong trường hợp đó, những người thừa kế phải lập lại văn bản khai nhận di sản và yêu cầu công chứng/chứng thực. Văn bản này phải nêu rõ những người được thừa kế di sản và người đại diện của những người thừa kế được ủy quyền để đề nghị ngân hàng làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần sang tên người đại diện. Ngoài việc từ chối nhận di sản được thực hiện quá thời hạn 6 tháng nêu trên, một số văn bản từ chối nhận di sản còn không nêu rõ mục đích từ chối nhận di sản của những người thừa kế. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, những người thừa kế chỉ được từ chối nhận di sản nếu việc từ chối nhận di sản không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Do đó, văn bản từ chối nhận di sản chỉ được coi là hợp pháp nếu văn bản đó được lập bằng văn bản, có công chứng/chứng thực trong thời hạn 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế và người từ chối nhận di sản phải cam kết việc từ chối nhận di sản của mình không nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với người khác. Thứ hai, không kê khai người chưa thành niên vào mục những người thừa kế trong văn bản khai nhận di sản: Khi lập văn bản khai nhận di sản, những người thành niên cùng một hàng thừa kế cho rằng người chưa thành niên chưa nhận thức được hành vi của mình và chưa đủ tuổi tham gia quan hệ thừa kế. Cho nên, những người này đã không kê khai người chưa thành niên vào mục những người thừa kế (cùng hàng thừa kế) trong văn bản khai nhận di sản. Quá trình xem xét để công chứng/chứng thực văn bản khai nhận di sản, cơ quan công chứng và uỷ ban nhân dân cấp xã cũng không yêu cầu bổ sung người chưa thành niên vào mục những người thừa kế được hưởng di sản. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết là người thừa kế.3 Do vậy, văn bản khai nhận di sản đã được công chứng/chứng thực không kê khai người chưa thành niên vào mục những người thừa kế được hưởng di sản là không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự. Thứ ba, xác định không đúng di sản: Di sản là tài sản do người chết để lại, bao gồm tài sản riêng và tài sản chung. Thực tế, trong văn bản từ chối nhận di sản, những người thừa kế từ chối nhận cổ phiếu ngân hàng do cổ đông để lại. Cơ quan công chứng và uỷ ban nhân dân cấp xã cũng đồng ý với khai nhận di sản nói trên của những người từ chối nhận di sản và đã công chứng/chứng thực văn bản từ chối nhận di sản đó. Xét về hình thức, văn bản từ chối nhận di sản là hợp pháp vì việc từ chối nhận di sản được lập bằng văn bản và đã được công chứng/chứng thực. Song, xét về nội dung, văn bản từ chối nhận di sản nói trên là chưa phù hợp với quy định của pháp luật vì tài sản được thừa kế (di sản) là cổ phần ngân hàng chứ không phải là cổ phiếu ngân hàng. Cổ phiếu chỉ là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của ngân hàng, còn cổ phần là vốn điều lệ của ngân hàng được chia thành các phần bằng nhau (hiện nay, mệnh giá của một cổ phần ngân hàng là 10.000 đồng). Tương tự như cổ phần, cổ phiếu nêu trên là ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (tạm gọi là bìa hồng), trong trường hợp này bìa hồng không phải là di sản (tài sản thừa kế) mà ngôi nhà và quyền sử dụng đất gắn liền với ngôi nhà mới là di sản. Vì vậy, sau khi xem xét văn bản từ chối nhận di sản nêu trên, một số ngân hàng đã chọn giải pháp linh hoạt bằng việc yêu cầu những người thừa kế liên quan (người từ chối nhận di sản) hiệu đính lại di sản bị từ chối nhận thừa kế trong văn bản từ chối nhận di sản theo hướng nêu trên (nêu rõ di sản là số lượng cổ phần cụ thể theo cổ phiếu/Sổ chứng nhận cổ đông số …do ngân hàng … cấp ngày ... tháng … năm …) và có xác nhận của cơ quan công chứng/uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đã công chứng/chứng thực văn bản từ chối nhận di sản. 4.Cần hiểu và vận dụng đúng quy định của pháp luật Trước khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần từ tên người để lại di sản sang tên người đại diện của những người thừa kế, căn cứ vào hồ sơ được cung cấp, ngân hàng tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và xác định những người cùng hàng thừa kế. Ngân hàng có quyền yêu cầu người đại diện và/hoặc những người thừa kế xuất trình giấy tờ liên quan để làm rõ người thừa kế chưa được kê khai nếu có cơ sở nghi ngờ về nội dung kê khai những người thừa kế trong văn bản khai nhận di sản. Những trường hợp bị nghi ngờ đa số là hệ quả đương nhiên của quan hệ huyết thống, như: vợ và chồng, bố mẹ và các con (kê khai con mà không kê khai bố hoặc mẹ4…). Ngân hàng có thể dễ dàng làm rõ mối quan hệ huyết thống nói trên thông qua việc yêu cầu người đại diện xuất trình các giấy tờ liên quan, như: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy chứng tử… Tuy nhiên, có một số trường hợp ngân hàng không có cơ sở để nghi ngờ và yêu cầu làm rõ nội dung kê khai những người thừa kế trong văn bản khai nhận di sản, như: bố mẹ nuôi, con nuôi vì mối quan hệ này chưa phổ biến và chiếm đa số trong cộng đồng dân cư Việt Nam. Để hạn chế rủi ro từ những vụ việc tương tự như thế này, ngân hàng có thể yêu cầu người đại diện và/hoặc những người thừa kế cam kết, xác nhận không còn người thừa kế nào khác cùng hàng thừa kế với mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước ngân hàng về tính chính xác, trung thực của nội dung cam kết đó. Thực tế, không ít những người cùng một hàng thừa kế sinh sống, làm việc ở các địa điểm khác nhau (như người sống ở Hà Nội, người sống ở TP. Hồ Chí Minh, người sống ở địa phương khác hoặc đang sinh sống, học tập, lao động, công tác dài hạn ở nước ngoài…), nên việc những người thừa kế này phải kê khai, ký xác nhận trên cùng một văn bản có công chứng/chứng thực (văn bản thỏa thuận phân chia di sản/văn bản khai nhận di sản/văn bản ủy quyền/văn bản từ chối nhận di sản …) là rất khó khăn. Do đó, tùy theo điều kiện thực tế và hoàn cảnh của mỗi gia đình mà những người thừa kế có thể lập và xuất trình cho ngân hàng một văn bản thích hợp. Văn bản có chứa đựng nội dung ủy quyền (văn bản ủy quyền riêng hoặc văn bản chứa đựng nội dung ủy quyền như văn bản khai nhận di sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản) không nhất thiết phải lập thành 01 văn bản, được ký bởi tất cả những người thừa kế và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công chứng, ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài) mà có thể lập thành nhiều văn bản khác nhau (văn bản ủy quyền) hoặc ủy quyền cho người đại diện kê khai, lập văn bản khai nhận di sản, với điều kiện các văn bản đó phải phù hợp với quy định của pháp luật cả về nội dung (rõ ràng, hợp pháp) và hình thức (có công chứng/chứng thực). Vì vậy, khi xem xét hồ sơ và giải quyết thừa kế cổ phần ngân hàng, cán bộ ngân hàng cần hiểu và vận dụng đúng quy định của pháp luật để yêu cầu hợp lệ đối với người đại diện và/hoặc những người thứ kế về việc xuất trình văn bản liên quan làm cơ sở thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần ngân hàng sang tên người đại diện. Có quan điểm cho rằng ngân hàng không cần kiểm tra, thẩm định lại những thông tin trong văn bản đã được công chứng hoặc chứng thực vì theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự5, những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp, thì đương sự không phải chứng minh. Tuy nhiên, quan điểm này chưa có tính thuyết phục cao vì quy định nêu trên của Bộ luật Tố tụng Dân sự chỉ được áp dụng cho quá trình Tòa án giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là vụ án dân sự) mà theo đó, quan hệ được xác lập giữa một bên là Tòa án và một bên là đương sự 6. Trong quan hệ giải quyết thừa kế và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần từ tên cổ đông (người để lại di sản) sang tên người đại diện của những người thừa kế, ngân hàng tham gia quan hệ với tư cách là tổ chức phát hành cổ phiếu (một tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận) và người đại diện và/hoặc những người thừa kế tham gia quan hệ với tư cách là người được thừa hưởng quyền của người để lại di sản (cổ đông của ngân hàng). Quan hệ này là một quan hệ dân sự thông thường được xác lập trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thỏa thuận giữa các bên chứ không phải là quan hệ tố tụng giữa một bên là đại diện Nhà nước (Tòa án nhân danh Nhà nước) và các đương sự như quy định tại Điều 80 của Bộ luật Tố tụng Dân sự (không có sự bình đẳng, thỏa thuận giữa các bên). Vì vậy, việc ngân hàng áp dụng quy định trên của Bộ luật Tố tụng Dân sự để giải quyết và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần cho người thừa kế là không phù hợp. Ngay cả tên gọi của Bộ luật và Điều 1 của Bộ luật cũng đã thể hiện rõ phạm vi điều chỉnh, nhiệm vụ của văn bản quy phạm pháp luật này (quan hệ tố tụng dân sự). Thêm nữa, trong trường hợp xảy ra tranh chấp và gây thiệt hại cho người thừa kế, thì trước tiên ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc ngân hàng phải trả cho người thừa kế có yêu cầu bồi thường số cổ phần mà lẽ ra người đó được thừa kế theo pháp luật. Sau đó, ngân hàng mới có quyền yêu cầu người đại diện và/hoặc những người thừa kế hoàn trả lại cho mình số cổ phần tương đương. Nếu không đồng ý dùng tài sản của mình để trả cho người thừa kế chưa được kê khai số cổ phần mà người đó được hưởng thừa kế theo pháp luật, thì ngân hàng có thể yêu cầu người đại diện và/hoặc những người thừa kế đã ký văn bản cam kết, văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu cổ phần phải trả lại cho mình số cổ phần đó để giao cho người thừa kế chưa được kê khai. Trường hợp người đại diện và/hoặc những người thừa kế tự nguyện trả lại số cổ phần cho người thừa kế chưa kê khai, thì ngân hàng không tốn công sức và chi phí để yêu cầu hoàn trả. Ngược lại, người đại diện và/hoặc những người thừa kế không tự nguyện trả lại phần di sản được hưởng của người thừa kế chưa kê khai và ngân hàng buộc phải khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết, thì lúc đó ngân hàng không chỉ bị ảnh hưởng đến uy tín trên thị trường mà còn phải chịu các chi phí phát sinh khác trong quá trình tham gia tố tụng giải quyết vụ án. Giả sử được thắng kiện trong vụ việc đó, thì ngân hàng khó có thể bù đắp hết các chi phí phát sinh mà ngân hàng đã phải gánh chịu (chi phí vô hình, cơ hội kinh doanh, uy tín và tín nhiệm bị giảm …). Bài học thực tế từ một số vụ án liên quan đến ngân hàng những năm trước đây đã minh chứng trách nhiệm của ngân hàng và trách nhiệm của cơ quan công chứng khi hợp đồng thế chấp tài sản đã được công chứng bị Tòa án tuyên vô hiệu. Điển hình là các vụ án Tamexco, Epco-Minh Phụng, Công ty Traco… mà trong đó nhiều hợp đồng thế chấp tài sản đã được Phòng công chứng nhà nước số 1 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Phòng công chứng nhà nước số 2 TP. Hà Nội chứng nhận nhưng vẫn bị Tòa án tuyên vô hiệu. Hậu quả là ngân hàng phải gánh chịu toàn những thiệt hại phát sinh từ việc Tòa án tuyên vô hiệu đối với các hợp đồng thế chấp tài sản đã được công chứng đó, trong khi các phòng công chứng nhà nước đã chứng nhận tính xác thực, hợp pháp hợp đồng lại không phải chịu trách về nội dung công chứng của mình. Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về Dự thảo Luật Bồi thường Nhà nước, nhưng tính thực thi của đạo luật này còn phải chờ văn bản hướng dẫn và thực tiễn kiểm nghiệm (căn cứ bồi thường, thủ tục bồi thường, nguồn và mức bồi thường …). Đối với các hợp đồng, văn bản đã được cơ quan công chứng tư (văn phòng công chứng) chứng nhận, nếu các hợp đồng/văn bản bị vô hiệu và gây thiệt hại cho ngân hàng, thì khả năng bồi thường của cơ quan công chứng tư là không cao, đặc biệt là hợp đồng bị vô hiệu có giá trị lớn. Cho nên, các ngân hàng vẫn phải biết tự bảo vệ mình trong phạm vi khả năng có thể bằng việc xem xét tính hợp pháp của nội dung hợp đồng/văn bản, cho dù hợp đồng, văn bản đó đã được công chứng/chứng thực. Chính vì vậy, ngân hàng phải xem xét, giải quyết một cách linh hoạt, thận trọng trên cơ sở hiểu, vận dụng đúng quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động đặc thù của ngân hàng nhằm bảo đảm lợi ích của khách hàng và giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất có thể đối với mình. 5.Cần phân biệt quy định của luật nội dung với quy định của luật hình thức Hiện tại, trong quá trình giải quyết thừa kế và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần ngân hàng cho người thừa kế, một số cán bộ ngân hàng vẫn nhầm lẫn giữa quy định của luật nội dung và luật hình thức. Theo quy định của pháp luật, thì chỉ có luật nội dung mới được yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan công chứng/chứng thực hợp đồng hoặc văn bản liên quan đến thừa kế cổ phần. Luật hình thức quy định về trình tự, thủ tục thực hiện việc công chứng/chứng thực hợp đồng, văn bản liên quan đó theo quy định của pháp luật (công chứng/chứng thực bắt buộc) hoặc theo yêu cầu của các bên (công chứng/chứng thực tự nguyện). Việc công chứng/chứng thực hợp đồng, văn bản liên quan đến thừa kế cổ phần ngân hàng chỉ được thực hiện nếu nội dung của hợp đồng/văn bản đó không trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Thực tế, có ngân hàng đã áp dụng quy định của Luật Công chứng (luật hình thức) để yêu cầu những người thừa kế lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản có công chứng/chứng thực làm cơ sở cho việc giải quyết thừa kế cổ phần. Khoản 1 Điều 49 của Luật Công chứng năm 2006 quy định “Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản”. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản. Lý do chính để ngân hàng đưa ra yêu cầu nêu trên là vì văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong những căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản. Do đó, những người thừa kế nhất thiết phải có văn bản thỏa thuận phân chia di sản có công chứng/chứng thực để làm cơ sở cho ngân hàng chuyển quyền sở hữu cổ phần sang tên người đại diện và/hoặc những người thừa kế. Tuy nhiên, lý do nêu trên của ngân hàng là chưa hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật vì: (i) Yêu cầu công chứng/chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản là quyền của những người thừa kế chứ không phải là nghĩa vụ/trách nhiệm của những người thừa kế; (ii) Văn bản thỏa thuận phân chia di sản không phải là căn cứ duy nhất mà là một trong những căn cứ để chuyển quyền sở hữu; (iii) Ngân hàng không phải là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản mà chỉ là một tổ chức kinh tế phát hành cổ phiếu; (iv) Cổ phần ngân hàng không phải là quyền sử dụng đất và tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Thêm nữa, quan hệ giữa ngân hàng với những người thừa kế là quan hệ dân sự - kinh doanh thương mại, trong khi quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người đề nghị đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản là quan hệ quản lý nhà nước giữa một bên là cơ quan đại diện cho Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, tài sản đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật và một bên là đối tượng bị quản lý nhà nước. Vì vậy, không thể đồng nhất các quan hệ nói trên với nhau để áp dụng cùng một quy định của pháp luật. Nếu áp dụng quy định của pháp luật không phù hợp với quan hệ cần điều chỉnh, thì ngân hàng có thể gây khó khăn cho người thừa kế đề nghị được chuyển quyền sở hữu cổ phần (người đại diện). Trường hợp chỉ có một người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc có nhiều người thừa kế nhưng họ thỏa thuận với nhau không phân chia di sản, thì việc ngân hàng áp dụng quy định nêu trên để yêu cầu những người thừa kế lập văn bản phân chia di sản có công chứng/chứng thực là không phù hợp. Để làm rõ hơn, chúng tôi xin nêu ra một ví dụ thực tế sau: hàng thừa kế thứ nhất có 4 người, bao gồm bố, mẹ, vợ và con của người để lại cổ phần ngân hàng. Bố mẹ đã lập văn bản từ chối nhận di sản vì biết rằng số cổ phần đó là do công sức đóng góp của vợ chồng người con tạo nên, cho dù họ có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật. Người con của người để lại di sản là trẻ chưa thành niên, nên người mẹ là người đại diện theo pháp luật của người con chưa thành niên. Cho nên, người thừa kế còn lại được hưởng di sản theo pháp luật chỉ còn người vợ và người con chưa thành niên của người để lại di sản. Trong trường hợp đó, việc ngân hàng yêu cầu những người thừa kế lập văn bản phân chia di sản có công chứng/chứng thực để làm căn cứ chuyển quyền sở hữu cổ phần cho người đại diện là trái với ý chí, nguyện vọng và thỏa thuận của những người thừa kế. Do vậy, trong quá trình giải quyết thừa kế cổ phần, ngân hàng cần tôn trọng quyền hợp pháp của những người thừa kế và những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự. Từ thực trạng giải quyết các vụ thừa kế cổ phần ngân hàng nêu trên và căn cứ hệ thống pháp luật hiện hành, thiết nghĩ Hiệp hội Ngân hàng cần làm đầu mối tổ chức các khoá học chuyên sâu về pháp luật thừa kế để tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ ngân hàng hiểu rõ những quy định liên quan của pháp luật. Giảng viên được mời giảng dạy khoá học phải là người có trình độ chuyên sâu về pháp luật thừa kế và hiểu biết về nghiệp vụ ngân hàng hoặc kết hợp giữa các chuyên gia lý thuyết và thực tiễn để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho các học viên. Khoá học chuyên sâu về chủ đề/nội dung nêu trên không chỉ góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ ngân hàng mà còn là nơi để các ngân hàng trao đổi, rút kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết những vụ thừa kế cổ phần phát sinh tại đơn vị mình nhằm có những giải pháp giải quyết thống nhất, an toàn và hiệu quả. Với kiến thức thu được sau khi kết thúc khoá học, các học viên ngân hàng có thể tự tin giải quyết nhanh, có hiệu quả các vụ việc thừa kế cổ phần phát sinh tại ngân hàng mình phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế. Luật sư Nguyễn Văn Phương  Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 14/2009 ----------------------------- (1) Tính đến ngày 15/6/2009: mới chỉ có cổ phiếu của ACB, Sacombank và SH Bank được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán.  (2) Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết (khoản 1 Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2005. (3) Điều 635 Bộ luật Dân sự 2005. (4) Thụ tinh trong ống nghiệm chưa phổ biến và chiếm đa số ở nước ta. (5) Điểm c khoản 1 Điều 80 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. (6) Mục 1 Chương VI Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004: đương sự gồm có nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNhững vấn đề lý luận và thực tiễn việc Giải quyết thừa kế cổ phần ngân hàng ở nước ta hiện nay.docx
Luận văn liên quan