LỜI MỞ ĐẦU
Tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài
Một năm sau khi gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, kinh tế Việt Nam
đã có những bước phát triển đáng kể song đồng thời cũng bộc lộ những khiếm
khuyết của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Thế nhưng không thể phủ nhận một
điều kinh tế Việt Nam đang hòa nhập ngày càng sâu hơn và rộng hơn với thế giới.
Thị trường chứng khoán, một kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp cũng đang
từng ngày phát triển theo xu hướng chung của nền kinh tế. Với lich sử 8 năm hoạt
động, TTCK Việt Nam đang dần thể hiện vai trò điều phối vốn cho nền kinh tế,
các đối tượng tham gia vào thị trường đang ngày càng trưởng thành hơn trong hoạt
động. Để tham gia vào thị trường có hiệu quả hơn, các nhà đầu tư cần trang bị cho
mình nhiều hơn các kiến thức về tài chính, đặc biệt là quản trị tài chính.
Về đề tài quản trị tài chính và thực tiễn ứng dụng vào TTCK Việt Nam đã
có rất nhiều bài viết được đăng tải trên các phương tiện truyền thông báo chí. Vì
vậy với bài luận này, nhóm không đi sâu vào phân tích tính hiệu quả của lý thuyết
quản tri, đầu tư tài chính trong thực tiễn. Mà chỉ nhằm ứng dụng lý thuyết về đầu
tư tài chính để thấy được mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá và giá cả chứng khoán
trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Với bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động. Sự sụt giảm của
nền kinh tế Mỹ, FED liên tục cắt giảm lãi suất để cứu nền kinh tế lớn nhất thế giới
này. Chính sách đồng Đôla yếu đã làm cho tỷ giá giữa Đôla và các đồng tiền khác
liên tục thay đổi. Tình hình kinh tế trong nước cũng có nhiều mảng tối. Lạm phát
tăng cao từ cuối năm 2007 đến quý I/2008. Chính phủ đang phải thắt chặt chính
sách tiền tệ để kìm hãm sự gia tăng không được mong đợi này. Trong khi đó,
TTCK sau khoảng thời gian tăng trưởng vào cuối năm 2006, đầu năm 2007 đã có
sự sụt giảm mạnh. Chỉ số VN-Index hiện nay chỉ xoay quanh mức 500 điểm. Giá
cả của nhiều loại chứng khoán đã sụt giảm hơn 50% so với đỉnh điểm vào tháng
3/2007. Liệu những biến động của lãi suất, tỷ giá (VND/USD) trong thời gian qua
có tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, giá cả các chứng
khoán nói riêng? Mức độ tác động như thế nào và có một số đề xuất về chính sách
điều hành tỷ giá và lãi suất sao cho không gây tác động bất lợi trên TTCK. Nội
dung bài luận sẽ phần nào giải thích được điều đó
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là ứng dụng các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại gồm
lý thuyết mô hình định giá tài sản vốn (CAPM- Capital Asset Pricing Model) và lý
thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT- Arbitrage Pricing Theory) đối với cổ
phiếu của các công ty niêm yết chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
từ tháng 8 năm 2004 đến tháng 12 năm 2007.
Phương pháp nghiên cứu
Bằng cách thu thập giá của các CP trên TTCK Việt Nam thời kỳ 8/2004 đến
12/2007, và tỷ giá – lãi suất theo công bố từ phương tiện thông tin đại chúng, các
nguồn số liệu được công bố từ chính phủ kết hợp với các phương pháp thống kê,
so sánh, phân tích đưa vào các mô hình để đưa ra các nhận xét về tính thực tiễn
của các lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại khi được ứng dụng tại thị trường chứng
khoán Việt Nam
Với những phương pháp và phân tích đã nêu trên, chúng tôi muốn thông
qua bài luận để có thể giải thích thêm những tác động của tỷ giá và lãi suất ảnh
hưởng như thế nào đến giá của CP, và TTCK Việt Nam có thể thích hợp được với
mô hình nào mà chúng tôi đã đưa ra nhằm giúp cho những nhà đầu tư có cái nhìn
đúng đắn hơn đối với TSSL của CP
Nội dung của đề tài
Chương 1: Lý thuyết về rủi ro, các nhân tố ảnh hưởng tới giá CP và các mô
hình định giá cổ phiếu
Chương 2: Phân tích tác động của lãi suất, tỷ giá tới giá CP thông qua các
mô hình định giá
Chương 3: Một số kiến nghị trong việc điều hành chính sách lãi suất và tỷ
giá
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO, CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG GIÁ CP VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CP 1
1.1 PHÂN LOẠI RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN . 1
1.1.1 Rủi ro không hệ thống . 1
1.1.1.1 Rủi ro kinh doanh 1
1.1.1.2 Rủi ro tài chính 2
1.1.2) Rủi ro hệ thống 2
1.1.2.1 Rủi ro thị trường 3
1.1.2.2 Rủi ro lãi suất 3
1.1.2.3 Rủi ro sức mua . 4
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN . 4
1.2.1 Nhóm nhân tố cơ bản . 5
1.2.2 Nhóm nhân tố vĩ mô . 5
1.3 TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ, LÃI SUẤT TỚI GIÁ CHỨNG KHOÁN 8
1.3.1 Tác động của nhân tố tỷ giá . 8
1.3.1.1 Đối với các nhà đầu tư nước ngoài . 8
1.3.1.2 Đối với các doanh nghiệp có hoạt động Xuất Nhập Khẩu 9
1.3.1.3 Đối với doanh nghiệp hoạt động thuần trong nước . 10
1.3.1.4 Nhà đầu tư nước ngoài mua CK bằng đồng ngoại tệ . 10
1.3.2 Tác động của rủi ro lãi suất 11
1.4 CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN 12
1.4.1 Mô hình định giá tài sản vốn CAPM 12
1.4.1.1 Tổng quan về mô hình CAPM . 12
1.4.1.2 Các giả định của mô hình 13
1.4.1.3 Nội dung của mô hình . 13
1.4.2 Tổng quan lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá 17
1.4.2.1 Tổng quan về mô hình APT . 17
1.4.2.2 Các giả định của mô hình 18
1.4.2.3 Nội dung của mô hình . 18
1.4.2.4 Mô hình nhân tố 19
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT, TỶ GIÁ
TỚI GIÁ CP THÔNG QUA CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ 22
2.1 CAPM VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CHO TTCK VIỆT NAM 22
2.1.1 Các giả định của mô hình 22
2.1.2 Các quy tắc chung để kiểm định mô hình . 23
2.1.3 Kiểm định mô hình CAPM . 23
2.1.4 Các lý do khiến mô hình CAPM không đúng ở Việt Nam . 26
2.2 CÁC NHÂN TỐ CÓ TÁC ĐỘNG MẠNH ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 27
2.2.1 Tâm lý của nhà đầu tư . 27
2.2.2 Hiện tượng làm giá chứng khoán . 30
2.3 TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 31
2.3.1 Tác động của lãi suất 31
2.3.2 Tác động của tỷ giá 35
2.4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ TỚI GIÁ CP
THÔNG QUA MÔ HÌNH APT 39
2.4.1 Các giả định của mô hình 39
2.4.2 Chọn nhân tố cho mô hình . 40
2.4.3 Xem xét ma trận hệ số tương quan . 41
2.4.4 Xây dựng mô hình 44
2.4.5 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình tuyến tính . 45
2.4.6 Kiểm định độ phù hợp của mô hình . 47
2.4.7 Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình 48
2.4.8 Xác định tầm quan trọng của các nhân tố có trong mô hình 50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH
LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ 55
3.1 Cách thức thực hiện chính sách tiền tệ nên uyển chuyển và mềm mại hơn
để tránh gây sốc cho thị trường . 57
3.2 Nên có chế độ lãi suất phù hợp, thực hiện tăng lãi suất có kiểm soát . 59
3.3 Thực hiện biện pháp tăng tỷ giá, giảm giá nội tệ để ổn định TTCK 60
3.4 Cho phép các doanh nghiệp được phát hành CP bằng ngoại tệ . 60
3.5 Tiến hành mua ngoại tệ có mục tiêu và bước đi phù hợp . 61
3.6 Tăng cường sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và ngân sách 61
3.7 Hạn chế những bất cập trong việc điều hành chính sách và tăng cường
năng lực điều hành của các cơ quan chức năng 62
3.8 Xây dựng một cơ quan hoạch định chính sách kinh tế cao cấp . 63
3.9 Kiểm soát đầu tư công 64
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
84 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5106 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tác động của lãi suất, tỷ giá tới giá Cổ Phiếu thông qua các mô hình định giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm định F. Hay nói cách khác đó là kết hợp giữa R2 và mức ý nghĩa của
F(Sig. F Change).
Căn cứ vào bảng kết quả trên, những CP có mô hình tuyến tính phù hợp
nhất là: AGF ( R2 =76.28%, mức ý nghĩa: 0%)
BBC ( R2 =53.2%, mức ý nghĩa : 0%)
DPC ( R2 =52.03%, mức ý nghĩa : 0%)
GIL ( R2 = 58.53%, mức ý nghĩa : 0%)
HAP ( R2 = 51.70%, mức ý nghĩa: 0%)
REE ( R2 =72.72%, mức ý nghĩa: 0%)
SAM ( R2= 66.61%, mức ý nghĩa:0%)
SAV ( R2 = 76.43%, mức ý nghĩa: 0%)
VTC ( R2= 55.27, mức ý nghĩa 0%)
2.4.7 Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình:
Hệ số hồi quy riêng phần là hệ số của từng biến độc lập trong mô hình hồi
quy tuyến tính.
Ý nghĩa của hệ số hồi quy riêng phần là : i đo lường sự thay đổi trong giá
trị trung bình của TSSL khi LS hay TG hay VN-Index thay đổi một đơn vị, và các
biến độc lập còn lại không đổi.
Ta thực hiện kiểm định giả thuyết Ho: i = 0
1pN
YY
p
YY
F
37
1i
2^
ii
37
1i
2
i
^
Chúng ta kỳ vọng rằng giả thuyết này bị bác bỏ vì nếu i =0 nghĩa là TSSL
CP độc lập với nhân tố i hay nhân tố i không có ảnh hưởng gì đến TSSL CP nghĩa
là mối quan hệ mà chúng ta xây dựng chỉ là ngẫu nhiên chứ không phải bản chất,
mô hình mà chúng ta xây dựng dựa trên mối quan hệ giả giữa các nhân tố.
Ta sử dụng đại lượng t (đại lượng thống kê Student với N-2 bậc tự do) để
kiểm định giả thuyết
LS TG VN-Index
CP t Sig. t Sig. t Sig.
AGF -0.1610 0.8730 1.1075 0.2754 9.9663 0.0000
BBC 0.4158 0.6801 -2.0167 0.0512 6.2335 0.0000
DPC 0.2633 0.7938 -1.9174 0.0632 6.1225 0.0000
GIL -0.0757
-
0.6974 0.0214 0.1923 6.8297 0.0000
HAP 1.0111 0.3187 -1.2127 0.2331 5.8895 0.0000
REE -0.0299 0.9763 -0.5164 0.6088 9.5095 0.0000
SAM 0.1659 0.8692 0.5041 0.6173 7.9287 0.0000
SAV -0.3950 0.6952 -1.3482 0.1860 10.6365 0.0000
VTC -0.2545 0.8005 -1.0889 0.2834 6.5962 0.0000
Bảng 2.4: Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình
Mức ý nghĩa quan sát được nhỏ hơn mức ý nghĩa chúng ta chọn (5%) thì
bác bỏ giả thuyết Ho: βk=0.
Mức ý nghĩa quan sát được của mô hình TSSL AGF đối với nhân tố lãi suất
là 0,8730; nhân tố phần trăm thay đổi tỷ giá là 0,2754; nhân tố VN-Index là
0,0000 chứng tỏ rằng giả thuyết Ho: βLS=0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 12.7%,
giả thuyết Ho: βTG=0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 72.46%, giả thuyết Ho: βVN-
Index=0 có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 100%.
Như vậy sau khi kiểm định độ nhạy cảm nhân tố, ta nhận thấy rằng hệ số
βVN-Index khác 0 với hầu hết các CP (độ tin cậy 100%). Còn βLS và βTG khác 0
nhưng độ tin cậy không cao. Vì vậy chúng ta phải xác định tầm quan trọng của các
nhân tố có trong mô hình.
2.4.8 Xác định tầm quan trọng của các nhân tố có trong mô hình
Sau khi đánh giá mức độ phù hợp của các mô hình, ta thấy mô hình phù
hôp nhất với 9 CP đó là: AGF, BBC, DPC, GIL, HAP, REE, SAM, SAV, VTC.
Từ các mô hình phù hợp này chúng ta tiến hành xác định tầm quan trọng
của các nhân tố có trong mô hình. Ví dụ, giữa 3 nhân tố: thị trường, lãi suất và tỷ
giá hối đoái thì nhân tố nào có vai trò quan trọng hơn. Để xem xét vấn đề trên, có
2 phương pháp có thể sử dụng tùy thuộc vào 2 vấn đề:
* Tầm quan trọng của từng nhân tố khi mỗi nhân tố được sử dụng riêng biệt
để dự đoán tỷ suất sinh lợi của các CP
Đối với vấn đề này, tầm quan trọng của các nhân tố được xem xét bằng
cách nhìn vào các hệ số tương quan giữa tỷ suất sinh lợi và các nhân tố. Trị tuyệt
đối của hệ số tương quan càng lớn thì liên hệ tuyến tính càng mạnh. Nhìn vào
bảng hệ số tương quan chúng ta có thể thấy rằng mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đối với các CP là khác nhau.
Các CP
TSSL Vn-
index
Lãi suẩt Tỷ giá
AGF
BBC
DPC
DHA
GIL
HAP
REE
SAV
SAM
0.8690
0.6903
0.6857
0.6706
0.7611
0.6950
0.8510
0.8669
0.8146
0.1190
0.1559
0.1382
0.0109
0.0426
0.1053
0.1339
0.1030
0.1402
0.3100
-0.0460
-0.0380
0.1285
0.2161
0.0410
0.1654
0.1173
0.2557
Bảng2.5: Hệ số tương quan của 9 CP đối với các nhân tố
Hầu hết các CP đều bị ảnh hưởng mạnh bởi nhân tố thị trường (AGF :
86.9%, REE: 85.1%, SAV: 86.7%...) và có quan hệ đồng biến. Điều này là hợp lý
ở thị trường CK Việt Nam, khi mà các nhà đầu tư tham gia vào thị trường với tâm
lý bầy đàn, chưa có kiến thức đầy đủ về việc đầu tư.
Nhân tố lãi suất và tỷ giá ít tác động tới TSSL của các cố phiếu. Mức độ
chịu ảnh hưởng của các CP đối với từng nhân tố tùy thuộc vào ngành nghề kinh
doanh, lĩnh vực hoạt động của các công ty. Các công ty có đòn bẩy tài chính cao
thì CP của công ty đó chịu tác động mạnh của lãi suất. ( BBC: 15,6% vì tỷ lệ nợ
vay trong cơ cấu vốn của Bibica là khá cao trong thời gian qua. Đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu lại chịu tác động bởi nhân tố tỷ
giá ( AGF là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy sản có hệ
số tương quan với tỷ giá là cao nhất trong các CP trên: 31%, GIL: 21.6%)
* Tầm quan trọng của các nhân tố khi chúng được sử dụng cùng với những
biến khác để dự đoán tỷ suất sinh lợi của các CP.
Khi tất cả các biến độc lập cùng tương quan với nhau thì ảnh hưởng của
mỗi biến đến biến phụ thuộc rất khó đánh giá. Ảnh hưởng đó bây giờ còn phụ
VTC 0.7330 0.0861 0.0711
thuộc vào các biến độc lập khác trong phương trình chứ không thể tách riêng, tức
là chúng ta khó có thể đạt được điều kiện giữ các biến khác không đổi khi đọc ý
nghĩa của hệ số hồi quy riêng phần của từng biến độc lập. Và ảnh hưởng này làm
hệ số hồi quy riêng phần của một biến độc lập thay đổi cả về độ lớn.
Nhìn vào bảng ma trận hệ số tương quan, ta thấy hệ số tương quan giữa các
nhân tố tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu sử dụng các hệ số hồi quy (kể cả hệ số
beta) sẽ không thích hợp để giải thích tầm quan trọng của các nhân tố. Chúng cũng
có thể bị ảnh hưởng bởi liên hệ tương quan giữa các biến độc lập.
Để xác định tầm quan trọng của các biến khi chúng được sử dụng cùng với
nhau ta dùng hệ số tương quan từng phần và tương quan riêng ( Part and partial
correltions). Phương pháp tính hệ số tương quan riêng và hệ số tương quan từng
phần (xem phụ lục 2_6)
Chúng ta sẽ xem xét mức độ tăng của R square khi một nhân tố được đưa
vào mô hình trong khi phương trình đã chứa sẵn các nhân tố khác. Nếu mức độ
thay đổi của R2 khi đưa vào nhân tố này mà lớn mức độ thay đổi của R2 khi đưa
vào nhân tố khác thì nhân tố kể trước có vai trò quan trọng hơn. Căn bậc hai của
mức độ gia tăng này gọi là hệ số tương quan từng phần
Hệ số tương quan riêng là tương quan giữa nhân tố k và biến phụ thuộc
khi ảnh hưởng tuyến tính của các nhân tố khác với cả biến phụ thuộc và nhân tố k
bị loại bỏ.
CP
VN-INDEX LS TG
Hệ số
tương quan
riêng
Hệ số
tương quan
từng phần
Hệ số
tương quan
riêng
Hệ số
tương quan
từng phần
Hệ số
tương quan
riêng
Hệ số
tương quan
từng phần
AGF
BBC
DPC
DHA
GIL
HAP
REE
SAV
SAM
VTC
0.8567
0.7205
0.7142
0.6718
0.7513
0.7005
0.8454
0.8710
0.7974
0.7397
0.8090
0.7108
0.7067
0.6662
0.7330
0.6822
0.8265
0.8606
0.7635
0.7352
-0.0268
0.0691
0.0438
-0.1267
-0.1154
0.1662
0.0050
-0.0657
0.0276
-0.0424
-0.0131
0.0474
0.0304
-0.0938
-0.0748
0.1171
0.0026
-0.0320
0.0160
-0.0284
0.1815
-0.3186
-0.3044
-0.0628
0.0320
-0.1981
-0.1042
-0.2192
0.0837
-0.1786
0.0899
-0.2299
-0.2213
-0.0462
0.0206
-0.1405
-0.0547
-0.1091
0.0485
-0.1214
Bảng 2.6: Hệ số tương quan riêng và hệ số tương quan từng phần
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng, TSSL của tất cả các CP quan sát
đều bị tác động mạnh bởi nhân tố thị trường. Các CP có hệ số tương quan riêng
với nhân tố thị trường cao nhất là: SAV( 87.1%), AGF( 85.7%)....Như vậy chúng
ta có thể kết luận rằng nhân tố thị trường đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả
các nhân tố.
Nhân tố lãi suất và nhân tố tỷ giá ít ảnh hưởng tới TSSL của các CP. Trong
đó, hệ số tương quan riêng của nhân tố lãi suất đối với HAP là cao nhất( 16.6%).
Ngược lại, CP chịu ảnh hưởng nhiều nhất của tỷ giá hối đoái là BBC ( hệ số tương
quan riêng của tỷ giá đối với CP này là 31.9%)
Như vậy, TSSL của các CP chịu sự tác động của các nhân tố với các mức
độ khác nhau. Có CP thì chịu tác động mạnh của nhân tố này, CP khác thì lại chịu
tác động mạnh bởi nhân tố khác. Nhưng có một điểm chung là TSSL của tất cả các
CP đều chịu tác động mạnh bởi nhân tố thị trường. Nhân tố lãi suất có tác động
mạnh tới các CP: HAP, DHA, GIL. Còn nhân tố tỷ giá lại tác động mạnh tới các
CP: BBC, DPC, HAP, AGF, VTC.
Từ những phân tích ở trên chúng ta có thể biết được nhân tố nào tác động
mạnh tới TSSL nhằm gán trọng số thích hợp cho nhân tố đó.
Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá thông qua việc chia TSSL ra thành
nhiều thành phần chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau giúp các nhà đầu
tư nhận định cụ thể hơn TSSL và giúp cho các nhà đầu tư quan tâm vị thế danh
mục năng động. Tuy nhiên việc nghiên cứu ứng dụng lý thuyết này vào thực tiễn
gặp một số trở ngại, mô hình đưa ra chưa giải thích được diễn biến thực tế thị
trường bởi cách thu thập dữ liệu, chọn nhân tố... không được xác đáng vì những
nguyên nhân nêu trên.
Việc nghiên cứu đưa vào ứng dụng lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá
(APT) không vì những trở ngại trên mà làm mất đi cơ hội ứng dụng lý thuyết này.
Những khiếm khuyết của thị trường mới nổi đang trong giai đoạn phát triển sẽ dần
khắc phục để tiến tới một thị trường phát triển hoàn chỉnh với các nhà đầu tư là
những người hiểu biết về thị trường, số lượng và chủng loại CK niêm yết đủ để đại
diện cho nền kinh tế và phản ánh rủi ro của thị trường. Tất cả những kỳ vọng này
sẽ làm cho cơ hội kinh doanh mua bán song hành không tồn tại và mô hình TSSL
đa nhân tố của các CP là hợp lý và như vậy cơ hội ứng dụng lý thuyết kinh doanh
chênh lệch giá có thể thực hiện được.
Kết luận: Bằng cách đưa vào mô hình thêm hai nhân tố quan trọng là lãi
suất và tỷ giá, mô hình APT dường như là phù hợp với TTCK Việt Nam hơn mô
hình CAPM. Dựa trên biến động của 3 nhân tố, mô hình APT đã giải thích được
phần nào sự thay đổi TSSL của các CP trên thị trường hiện nay. Qua các phân tích
ở trên, có thể kết luận rằng tỷ giá và lãi suất có ảnh hưởng tới TSSL của các CP,
tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lại không lớn như thực tế đã diễn ra trên TTCK Việt
Nam trong thời gian qua. Chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lạm phát của
Chính phủ trong thời gian qua đã tác động mạnh đến TTCK Việt Nam. Để TTCK
Việt Nam hoạt động ổn định hơn trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần
đưa ra những chính sách về tỷ giá và lãi suất phù hợp hơn để bình ổn thị trường.
Chương 3 sẽ đưa ra những khuyến nghị về chính sách vĩ mô trong việc điều hành
lãi suất và tỷ giá.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH
LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ
Qua kết quả mà chúng tôi phân tích ở chương 2, có thể đưa ra kết luận
rằng: tỷ giá và lãi suất đã có những ảnh hưởng tới giá CP, tuy rằng mức độ ảnh
hưởng không lớn.
Lãi suất: Lãi suất là nhân tố gây tác động trực tiếp tới giá CK thông qua
việc thay đổi mức lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư vào CK đó. Ngược lại, lãi suất
thường bị ảnh hưởng của một số nhân tố chính như: tình hình sản xuất của các
công ty, lạm phát dự đoán, thu nhập khả dụng. Tuy nhiên đứng trên quan điểm đầu
tư khi lãi suất tăng, lãi suất phi rủi ro sẽ tăng và nhà đầu tư có khuynh hướng nắm
giữ các CK không rủi ro nhiều hơn. Cầu về CK rủi ro sẽ giảm dẫn đến giá CK
giảm.
Tỷ giá hối đoái: Khi nhà đầu tư nhận định rằng đồng nội tệ có thể bị phá giá
nay mai thì nhà đầu tư sẽ quyết định không đầu tư vào CK hoặc sẽ tìm cách thay
thế CK bằng tài sản ngoại tệ vì CK chính là tiền, nếu tiền mất giá thì giá trị của
CK sẽ bị giảm. Nếu đồng nội tệ tăng giá, việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài
sẽ tăng lên, sản xuất trong nước có thể bị trì trệ. Khi đó các báo cáo tài chính của
các công ty sẽ xấu đi dẫn đến giá CK giảm
Chính vì vậy, để TTCK phát triển ổn định, chúng ta cần phải có những biện
pháp để ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái. Trong phạm vi đề tài của chúng tôi,
chúng tôi chỉ tập trung vào nhóm chính sách vĩ mô, liên quan tới việc điều hành tỷ
giá và điều hành lãi suất trong giai đoạn hiện nay.
* Nhóm giải pháp vĩ mô để ổn định cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá
Biến động của TTCK có mối liên quan chặt chẽ tới việc áp dụng các công
cụ của chính sách tiền tệ quốc gia. Nếu xét trên các yếu tố vĩ mô, trong giai đoạn
vừa qua TTCK Việt Nam đang chịu những tác động xấu từ chỉ số giá tiêu dùng
tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, sự suy giảm chung của TTCK thế giới... CK
lên hay xuống phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt. Trong
điều kiện nền kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng lạm phát cao và đứng trước
nguy cơ suy thoái toàn cầu, NHTW nhiều nước phải đứng giữa lựa chọn khó khăn
là tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát hay giảm lãi suất để kích thích kinh tế,
NHNN đã lựa chọn quan điểm thắt chặt tiền. NHNN áp dụng chính sách thắt chặt
tiền tệ với niềm tin hỗ trợ TTCK và hạn chế nguy cơ “bong bóng” Bất động sản.
Song trên thực tế, TTCK và bất động sản đang chịu tác động không như mong
muốn.
Khi các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất lên các mức rất hấp dẫn sẽ khiến
cho nhiều nhà đầu tư chuyển tiền từ CK qua gửi tiết kiệm, điều này làm cho CK
bớt hấp dẫn. Cũng với phản ứng tức thì trên thị trường tiền tệ, hàng loạt NHTM
hạn chế cho vay vốn nói chung, vay vốn đầu tư CK lại càng không thể. Một số
NHTM chỉ cho khách hàng truyền thống, cho dự án tốt vay vốn, còn không cho
vay đối với khách hàng mới. Thậm chí có trường hợp chào lãi suất cho vay lên tới
2,0%/tháng
Thêm vào đó, với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN đối với cho vay
đầu tư CK, thì tỷ lệ cho vay CK của các tổ chức tín dụng phải ở mức dưới 3% trên
tổng dư nợ (Chỉ thị 03CT/NHNN ngày 28/05/2007). Theo đó, các ngân hàng buộc
phải nhanh chóng thu hồi nợ đối với cho vay kinh doanh CK
Một nguồn vốn khác đầu tư vào TTCK cũng bị chặn lại đó là nghiệp vụ
Repo và cho vay cầm cố CP, cầm cố CK,... của các công ty CK đối với khách
hàng. Bởi vì với Chỉ thị 03 và Quyết định 03, nguồn vốn vay ngân hàng đầu tư vào
CK chặn lại thì còn có cửa ngách khác đó là công ty CK. Song nguồn vốn để cho
vay của các công ty CK lại được tài trợ bởi ngân hàng thương mại. Nhưng nay do
tình hình thị trường tiền tệ nóng lên, tiền đồng Việt Nam khan hiếm, thanh khoản
căng thẳng, nên các ngân hàng thương mại cũng hạn chế, thậm chí là tạm dừng hỗ
trợ vốn cho các công ty CK theo hợp đồng cam kết trước đây, nên các công ty CK
không còn tìm đâu ra nguồn vốn để cho khách hàng của mình thực hiện nghiệp vụ
Repo, cầm cố để đầu tư CK.
Việc NHNN áp dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ tạo ra cảm giác cho
nhà đầu tư là NHNN đang “hy sinh thị trường CK” để chống lạm phát. Điều này
có khả năng sẽ làm xói mòn hơn nữa niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng của
thị trường. Theo GS-TS Trần Ngọc Thơ: “Với một thị trường được xây dựng trên
niềm tin, niềm tin bị sụt giảm thì thị trường khó mà phát triển khỏe mạnh, sẽ
không tạo ra TSSL cao nữa. Mà thị trường không tạo ra TSSL cao thì nhà đầu tư
nước ngoài sẽ không còn cảm thấy thị trường Việt Nam hấp dẫn nữa”. Cũng do
chính sách tiền tệ thắt chặt nên nguồn vốn ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài
đưa vào Việt Nam rất khó chuyển sang VND vì Ngân hàng Nhà nước không mua
vào hay hạn chế mua vào, tỷ giá VND/USD liên tục xuống thấp. Đồng Việt Nam
lên giá và hiện tượng USD tắc nghẽn đã tạo nên những hiệu ứng không mong
muốn cho nền kinh tế trong thời gian qua. Theo đó, tiền đồng lên giá ảnh hưởng
đến xuất khẩu, TTCK bị ảnh hưởng lây do các nhà ĐTNN không thể giải ngân số
USD sang tiền đồng để đầu tư chứng khoán
Chính vì thế những chính sách này không những không cứu được TTCK
mà còn làm cho thị trường này càng trầm lắng và ảm đạm hơn. Sự tác động nói
trên là đúng quy luật bởi nguyên lý chung là giữa TTCK và thị trường tiền tệ có
mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi thị trường tiền tệ nóng lên, lãi suất tăng cao thì
tất yếu giá CK sẽ giảm xuống.
Vì vậy để cứu TTCK, chúng ta phải có những biện pháp để ổn định lãi suất
và tỷ giá. Tuy nhiên, lãi suất tăng cao và tỷ giá giảm như thời gian vừa qua là do
lạm phát cao vì vậy để ổn định lãi suất và tỷ giá thì cần phải ổn định mức lạm
phát. Một khi yếu tố lạm phát được kiềm chế thì lãi suất NH sẽ giảm bớt, tác động
tích cực trở lại TTCK
Các giải pháp cần thực hiện:
3.1 Cách thức thực hiện chính sách tiền tệ nên uyển chuyển và mềm mại
hơn để tránh gây sốc cho thị trường.
Không nên áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ một cách cứng nhắc, mà cần
phải linh hoạt. Lạm phát tăng cao là do nhiều nguyên nhân, vì vậy việc tăng lãi
suất để kiềm chế lạm phát có thể dẫn đến nhiều hậu quả khác. Tình trạng lạm phát
hiện nay ở Việt Nam là hậu quả tổng hợp của một số hiện tượng kinh tế đặc thù đi
liền với sự kết hợp thiếu đồng bộ giữa một số chính sách vĩ mô trong thời gian qua
Thắt chặt tiền tệ: Bao gồm hạn chế lưọng tiền trong lưu thông (M2) và hạn
chế mức tăng tín dụng. Đây là biện pháp thường được áp dụng khi xảy ra lạm phát
xuất phát từ nhận định lạm phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông
tăng, mặc dù đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Việc NHNN áp dụng chính
sách này là cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, thắt chặt quá mức sẽ hạn chế tăng
trưởng (thông qua đó cũng là hạn chế nguồn cung) đồng thời làm tăng chi phí sản
xuất kinh doanh. Đến lượt nó, sẽ đẩy giá thành và giá bán hàng hoá và dịch vụ lên,
ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, việc làm cũng giảm
Vì vậy, theo ý chúng tôi, cần áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng
mềm dẻo hơn so với các biện pháp đang áp dụng hiện nay. Ví dụ mở rộng thời
gian mua trái phiếu theo từng đợt với hạn mức được chia nhỏ; quy định dự trữ bắt
buộc hợp lí để vừa bảo đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng
thanh khỏan trong hoạt động ngân hàng.
Như Trung Quốc chẳng hạn, để tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc từ 10% lên 15%,
họ đã tiến hành trong một thời gian khá dài với mỗi lần chỉ tăng 1% (thậm chí là
0,5%). Với quy mô hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay, việc tăng tỷ lệ dữ trữ
bắt buộc khoảng 5% trong thời gian hơn 1 tháng là gấp.
Ở Việt Nam, trong hơn chục năm qua, chưa bao giờ lãi suất huy động vượt
quá 10%. Khi lãi suất lên đến 12% có thể sẽ chạm tới ngưỡng tâm lý làm nhiều
người hồi tưởng đến những sự kiện cuối những năm 80 và đầu những năm 90. Mặt
khác, lãi suất huy động quá cao, hoạt động tín dụng có khả năng sẽ gặp vấn đề bởi
lãi suất cho vay cũng sẽ cao. Lúc này, chỉ có doanh nghiệp nào làm ăn với suất
sinh lợi cao mới có khả năng vay vốn. Trong kinh doanh, nơi nào đầu tư sinh lời
cao thì tiềm ẩn rủi ro cũng cao mà nó đồng nghĩa với nguy cơ vỡ nợ cao và vì thế,
nguy cơ tạo ra nợ xấu cũng rất cao. Nợ xấu nhiều ngân hàng buộc phải tăng lãi
suất để bù đắp lại. Lúc này, các dự án rủi ro cao hơn mới có khả năng vay được,
những dự án có suất sinh lời vừa phải, nhưng an toàn thì bó tay.
Thêm vào đó, khó khăn chồng chất khó khắn đối với những ngành hàng có
suất sinh lợi không cao nhưng tạo ra nhiều công ăn việc làm và kim ngạch xuất
khẩu như ngành dệt may chẳng hạn. Chi phí lãi vay tăng thêm năm ba phần trăm,
trong khi doanh thu lại giảm một vài phần trăm so tiền đồng tăng giá sẽ làm cho
các doanh nghiệp kiểu này khó mà trụ nổi.
Không chừng với lãi suất cao như vậy, chỉ còn có những khoản vay kinh
doanh BĐS hay những người có khả năng “lướt sóng” tốt trên TTCK với suất sinh
lời rất cao là chịu nổi.
Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng các cơ quan quản lý nhà nước
vẫn còn quá máy móc trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Thắt chặt tín dụng là
một trong các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng CPI, nhưng không nên thắt chặt tới
mức nhà đầu tư không thể vay được vốn để đầu tư vào TTCK, thị trường BĐS
cũng như vay vốn để đầu tư vào các dự án có hiệu quả. Nếu thắt chặt quá mức sẽ
ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đối với việc cung cấp vốn cho đầu tư
CK, theo tôi, cần phải nghiên cứu để đưa ra mức giới hạn hợp lý, bảo đảm cho
việc đầu tư an toàn và tạo điều kiện cho TTCK phát triển.
3.2 Nên có chế độ lãi suất phù hợp, thực hiện tăng lãi suất có kiểm soát
Việc tăng lãi suất trong giai đoạn hiện nay là phù hợp, tuy nhiên mức tăng
lãi suất phải hợp lý, không nên cao quá và cũng không nên thấp quá, tốt nhất là
tăng lãi suất một cách có kiểm soát
Theo chúng tôi, đây là một biện pháp khả thi, đồng ý là với tình hình thị
trường như hiện nay, tăng lãi suất là điều tất yếu, tuy nhiên việc tăng lãi suất quá
cao như hiện nay sẽ kéo theo nhiều phản ứng dây chuyền khác. Khi lãi suất NH
cao thì chi phí đầu vào cho sản xuất cũng sẽ phải tăng cao, giá thành theo đó mà bị
đẩy lên. Lúc này không những tăng lãi suất không làm giảm lạm phát mà còn là
nhân tố khiến cho lạm phát tăng cao hơn.
Trong một thông cáo báo chí, ông Benedict Bingham - Đại diện thường trú
cao cấp của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã tư vấn: “Việc điều chỉnh chính
sách tiền tệ được thực hiện tốt nhất bằng cách tăng lãi suất có kiểm soát hơn là các
biện pháp định lượng để kiểm soát vốn khả dụng vì sẽ giảm thiểu những rối loạn
đối với thị trường tiền tệ trong nước”
3.3 Thực hiện biện pháp tăng tỷ giá, giảm giá nội tệ để ổn định TTCK
Trong thời gian vừa qua việc VND tăng giá đã ảnh hưởng xấu tới TTCK,
nó hạn chế nguồn vốn đổ vào thị trường. Chính vì thế, cần phải có chế độ tỷ giá
phù hợp để cứu vãn thị trường. Do đó, việc duy trì một đồng nội tệ giảm giá sẽ thu
hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế, đặc biệt là TTCK sẽ
làm cho thị trường này hoạt động sôi động hơn.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và hướng tới mục
tiêu xuất khẩu, do đó cần phải duy trì một chính sách giảm giá đồng nội tệ để hỗ
trợ nhiều cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Các nhà đầu tư vào thị trường CK chỉ mua vào khi đồng nội tệ giảm giá và
bán ra khi đồng nội tệ tăng giá, chính vì vậy để kích cầu cho thị trường CK thì
đồng nội tệ phải giảm giá.
Hiện nay, VND đang tăng giá khá cao so với USD và có khả năng sẽ cao
trong 2 năm liên tiếp, chính vì thế để có thể làm cho VND giảm giá mà không tác
động nhiều đến nền kinh tế là một điều khó khăn cần phải thận trọng trong từng
bước thực hiện
3.4 Cho phép các doanh nghiệp được phát hành CP bằng ngoại tệ
Chính biện pháp này hạn chế tối đa rủi ro tỷ giá cho các nhà đầu tư nước
ngoài và đồng thời kích cầu cho thị trường CK. Biện pháp này giúp cho thị trường
giải quyết được nguồn cung USD, và đồng thời cũng giúp cho các nhà nhập khẩu
không còn lo lắng về việc mua USD để trả cho chi phí nguyên vật liệu và máy
móc nhập khẩu.
Nếu như đối với các doanh nghiệp xuất khẩu được hỗ trợ bằng chính sách
nội tệ giảm giá để kích thích xuất khẩu thì chính sách này hỗ trợ cho các doanh
nghiệp nhập khẩu
3.5 Tiến hành mua ngoại tệ có mục tiêu và bước đi phù hợp
Tiếp tục thực hiện mua ngoại tệ cho các nhà đầu tư, tính toán xem xét thứ
tự ưu tiên việc mua ngoại tệ cho các đối tượng. Nghiên cứu triển khai phát hành
Trái phiếu Chính phủ trong nước bằng đồng tiền Việt Nam, Trái phiếu Chính phủ
bằng ngoại tệ để hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, hút bớt tiền nhàn
rỗi về, giảm áp lực lạm phát và tăng dự trữ quốc gia hoặc đầu tư ra nước ngoài.
Điều hành tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đồng Đô la Mỹ nói riêng và các loại
ngoại tệ nói chung theo hướng căn cứ vào cung cầu trên thị trường, với biên độ
giao động 2%.
3.6 Tăng cường sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và ngân sách
Chính sách tiền tệ và ngân sách phải được phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ
với nhau. Chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ không phát huy tác dụng nếu ngân sách
tiếp tục được nới rộng. Bên cạnh việc giảm đầu tư công, chính phủ vẫn phải ưu
tiên các dự án có mức sinh lời cao thay vì các dự án thuần túy phục vụ mục tiêu
chính trị (mặc dù đây là việc có thể phải làm trong dài hạn, khi nền kinh tế đã
được hạ nhiệt).
Đồng ý rằng cần phải thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát, tuy nhiên thắt chắt
tiền tệ phải linh hoạt tùy vào lĩnh vực hoạt động để có mức ưu tiên hợp lý: đối với
những lĩnh vực sản suất hàng hoá cho thị trường trong nước để tăng cung hàng hoá
cũng như sản xuất hàng xuất khẩu thì không những không được thắt chặt, mà còn
phải được bảo đảm đủ vốn, thậm chí còn được ưu tiên, vừa để bảo đảm cho sự bền
vững của tín dụng, vừa duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Góp ý cho chính sách điều hành vĩ mô, ông Diệp Bảo Châu - Phó tổng
giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn đề xuất: “Các cơ quan quản lý
nhà nước cần áp dụng linh hoạt việc siết chặt tín dụng ở những lĩnh vực không
khuyến khích đầu tư nhưng bù lại, nên có chính sách hỗ trợ đối với những lĩnh vực
khuyến khích đầu tư, cụ thể thông qua việc giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng
nguyên liệu, vật liệu cơ bản”
3.7 Hạn chế những bất cập trong việc điều hành chính sách và tăng
cường năng lực điều hành của các cơ quan chức năng
Hệ thống quản lý kinh tế của Việt Nam chưa tương thích với một nền kinh
tế hội nhập toàn cầu. Hiện nay, ba bộ và cơ quan ngang bộ có trách nhiệm hoạch
định chính sách vĩ mô là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch- Đầu tư (Bộ KHĐT), và
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa phối hợp với nhau một cách hiệu quả. Bộ
KHĐT thuần túy làm công việc tổng hợp các kế hoạch đầu tư mà không lưu ý một
cách thích đáng tới tình hình vĩ mô chung của nền kinh tế. Đối với BTC, mối bận
tâm lớn nhất là huy động và phân bổ vốn cho các dự án đã được phê duyệt và chỉ
kiểm soát được (một phần) các khoản chi thường xuyên. Tuy nhiên, với rất nhiều
các khoản chi xuất hiện dưới dạng đầu tư, đồng thời tỷ lệ chi ngoài ngân sách hiện
đang rất cao, có thể nói là BTC chưa kiểm soát tốt chính sách ngân sách. Về phía
NHNN, cơ quan này không được phép quyết định lượng cung tiền và cung tín
dụng như “thiên chức” vốn có của các NHTW trên thế giới mà chỉ có thể sử dụng
một số ít các công cụ (như tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các quyết định và chỉ thị có tính
hành chính) không thực sự hữu hiệu khi phải đối diện với nguy cơ lạm phát.
Ngoài những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan khiến
TTCK năm 2007 và những ngày đầu tiên của năm 2008 lên xuống thất thường là
sự bất hợp lý trong một số chính sách điều hành vĩ mô ví dụ như chỉ thị 03 của
ngân hàng Nhà nước khống chế tỉ lệ cho vay đầu tư CK, hay thời điểm diễn ra các
cuộc phát hành CP ra công chúng lần đầu IPO của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn
của Nhà nước…
Bên cạnh đó, sự gắn kết giữa các cơ quan chức năng như BTC, NHNN
trong việc quản lý và hoạch định các chính sách phát triển TTCK còn thiếu chặt
chẽ, gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của TTCK. Những yếu kém này
cần phải được khắc phục ngay để công tác quản lý và phát triển TTCK năm 2008
được tiến hành hợp lý và đồng bộ.
Các Bộ: Tài chính, Công thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban
CK Nhà nước thường xuyên cập nhật và cung cấp kịp thời những thông tin về tài
chính, tiền tệ, CK và các biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá, phát
triển sản xuất của Chính phủ... để tạo kênh thông tin chính thức đến người dân,
góp phần định hướng dư luận; đồng thời, thực hiện việc giao ban hàng tuần về tình
hình thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
3.8 Xây dựng một cơ quan hoạch định chính sách kinh tế cao cấp
Chúng tôi cho rằng tại thời điểm hiện nay, thẩm quyền ra quyết định chính
sách quá phân tán, và điều này một mặt cản trở sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ
quan hoạch định chính sách, mặt khác gây khó khăn cho các nhà lãnh đạo cao nhất
khi họ phải phản ứng một cách quyết toán nếu khủng hoảng xảy ra. Để có thể duy
trì sự nhất quán và ổn định trong hệ thống chính sách vĩ mô, Việt Nam cần tập
trung thẩm quyền hoạch định chính sách trong tay một cơ quan duy nhất.
Cho dù cơ quan này sẽ được thành lập mới hay hình thành từ một cơ quan
có sẵn từ trước thì nó cũng phải thấu hiểu nền kinh tế nội địa và quốc tế, đồng thời
có đủ thẩm quyền để biến hiểu biết này thành những chính sách cụ thể. Để làm
được điều này, cơ quan hoạch định chính sách cao cấp này phải có thẩm quyền cao
hơn các bộ ban ngành, chính quyền địa phương, và tất nhiên là cả các tập đoàn
kinh tế nhà nước. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, cơ quan này cũng cần
được trao quyền đình chỉ hay cắt giảm những dự án đầu tư công chưa thực sự cần
thiết hay lãng phí.
Việc xây dựng năng lực phân tích và hoạch định chính sách cần thiết để cải
thiện tình hình cho nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ không thể thực hiện được
nếu chính phủ tiếp tục sử dụng hệ chế độ tuyển dụng và đãi ngộ nhân sự hiện tại.
Để có thể thu hút và giữ chân được những người thực sự giỏi, cơ quan hoạch định
chính sách kinh tế cao cấp phải có thể trả lương tương đương với khu vực tư nhân.
Quan trọng không kém, việc tuyển dụng, bổ nhiệm, và cất nhắc trong cơ quan này
phải tuyệt đối dựa vào năng lực.
3.9 Kiểm soát đầu tư công
Theo một bài viết của PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang thì: “Chống lạm
phát phải từ căn nguyên của chúng. Lạm phát ở đâu và lúc nào cũng là hiện tượng
của tiền tệ. Ở Việt Nam, gốc rễ của hiện tượng tiền tệ này nằm ở chính sách mở
rộng tín dụng và tài khóa (chi tiêu công tràn lan và lãng phí) phục vụ cho tăng
trưởng trong nhiều năm liền. Chống lạm phát là phải chống từ căn nguyên của
chúng mà quan trọng nhất là thắt chặt chi tiêu công”
Cũng đồng tình với ý kiến trên, Ông Jonathan Picus chuyên gia kinh tế cấp
cao của UNDP tại Việt Nam nhận định: “Nguyên nhân sâu xa của lạm phát tại
Việt Nam là tỷ lệ đầu tư công chiếm quá phân nửa (năm 1999 chiếm hơn 40 nghìn
tỷ đồng, năm 2003 chiếm gần 60 nghìn tỷ, năm 2006 xấp xỉ 75 nghìn tỷ) so với
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và FDI, trong khi suất sinh lời của khu vực này
rất thấp (ước khoảng 3%) và vì thế chu kỳ đốt nóng nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn”.
Chính vì vậy, để ổn định lãi suất thông qua việc ổn định lạm phát thì một
công việc cũng không kém phần quan trọng đó là kiểm soát chi tiêu công
Nhiều báo cáo của nước ngoài đã đề cập vấn đề chi tiêu công dàn trải và
lãng phí như một nguyên nhân gốc rễ của vấn đề lạm phát. Với việc biến cả nước
thành một đại công trường và lãng phí hàng ngàn tỉ đồng vào các Cosevco, chúng
ta đã cung ra thị trường một lượng tiền quá lớn mà không tạo ra hàng hóa tương
ứng. Các công trình đình trệ, dàn trải và thiếu hiệu quả đã chiếm dụng các nguồn
tài nguyên quốc gia mà không sinh lợi, không tạo ra giá trị xã hội. Đây là nguyên
nhân căn bản phá vỡ quan hệ tiền - hàng của quốc gia. Chính vì vậy, chúng ta cần
phân tích thật cẩn thận những chương trình đầu tư công hiện tại, bao gồm cả
những dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước để từ đó xây dựng danh mục các
dự án ưu tiên đầu tư căn cứ theo tiêu thức hiệu quả kinh tế (chứ không phải mục
tiêu chính trị). Đồng thời, cũng cần xây dựng các phương án dự phòng khi xảy ra
tình huống xấu để có thể đình chỉ hay cắt giảm ngay một số dự án khi điều kiện
kinh tế vĩ mô trở nên khó khăn.
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu với những số liệu thực tiễn từ thị trường chứng khoán
chính thức Việt Nam và các phương pháp tính toán, phân tích, so sánh đã cho
chúng ta có cái nhìn tổng thể như sau:
Trong mô hình CAPM, mối quan hệ giữa TSSL và rủi ro của CP được thể
hiện thông qua mối quan hệ giữa CP và thị trường giúp cho nhà đầu tư xác định
được TSSL yêu cầu đối với một tài sản rủi ro. Tuy nhiên, những khiếm khuyết về
mặt lý thuyết của mô hình như không có các mong đợi thuần nhất như giả định
ban đầu và những khiếm khuyết thực tiễn như thị trường chứng khoán Việt Nam
đang trên con đường phát triển chưa đủ độ dài thời gian, tính ổn định, tâm lý nhà
đầu tư đã chi phối thị trường và đặc biệt là việc tìm kiếm danh mục thị trường
không thỏa đáng vì thị trường quá nhỏ về giá trị niêm yết, giá trị giao dịch và
chủng loại cổ phiếu niêm yết đã làm cho lý thuyết CAPM không phản ánh được
thực tiễn diễn biến của thị trường.
Thông qua mô hình CAPM chúng ta có thể thấy rằng, nhân tố thị trường đã
không giải thích được TSSL của các cổ phiếu, hay nói cách khác ngoài nhân tố thị
trường, TSSL của các cổ phiếu còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác. Thông
qua việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu cùng với những lý do
khác tôi đã lựa chọn nhân tố lãi suất và tỷ giá để đưa vào mô hình APT
Bằng cách đưa vào mô hình thêm hai nhân tố quan trọng là lãi suất và tỷ
giá, mô hình APT dường như là phù hợp với TTCK Việt Nam hơn mô hình
CAPM. Dựa trên biến động của 3 nhân tố, mô hình APT đã giải thích được phần
nào sự thay đổi TSSL của các CP trên thị trường hiện nay. Qua kết quả nghiên
cứu, tỷ giá và lãi suất có tác động tới giá cổ phiếu nhưng mức độ ảnh hưởng lại rất
ít. Tuy nhiên, trong thực tế hai nhân tố này lại ảnh hưởng rất lớn tới TTCK, đặc
biệt là trong thời gian qua. Vì vậy, khi đưa ra các giải pháp để điều hành, phát
triển TTCK Chính Phủ cần chú ý đến các chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách
điều hành lãi suất và tỷ giá.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.s Hoàng Ngọc Nhậm, “KINH TẾ LƯỢNG”, Khoa Toán Thống Kê, Trường
Đại Học Kinh Tế Tp. HCM (2004)
2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, “PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN
CỨU VỚI SPSS”, Nhà xuất bản Thống Kê (2005).
3. TS. Phan Thị Bích Nguyệt, “ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH”, Khoa Tài Chính Doanh
Nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế Tp. HCM, Nhà xuất bản Thống Kê (2006)
4. GS-TS. Trần Ngọc Thơ, “TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI”, Khoa
Tài Chính Doanh Nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế Tp. HCM, Nhà xuất bản
Thống Kê ( 2005)
5. Trần Ngọc Thơ, Vũ Việt Quãng, “LẬP MÔ HÌNH TÀI CHÍNH”, Nhà xuất
bản Lao Động – Xã hội (2007)
6. Ngọc Minh, “ Thắt chặt chính sách tiền tệ là cần thiết”, website:
(19/2/2008)
7. Nguyễn Hà, “ TTCK sụt giảm – Nguyên nhân nào từ chính sách tiền tệ”,
website: (20/2/2008)
8. Ngọc Minh, “ Chính sách điều hành phải minh bạch không gây sốc”, website:
ăm 2008/chinhsachminhbach/
9. Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Tp.HCM, website:
10. Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, website:
11. Bộ tài chính, website:
12. Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT, website:
Phụ lục 2_1 : Danh sách 25 công ty niêm yết
TÊN DN LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
KL LƯU
HÀNH
NGÀY
NIÊM YẾT
AGF Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
Thực phẩm & Đồ
uống 8,099,999 25/12/2006
BBC Công ty Cổ phần Bibica Thực phẩm & Đồ uống 10,770,782 17/12/2001
BBT Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết Đồ dùng cá nhân và đồ gia dụng 6,840,000 15/03/2004
BPC Công ty cổ phần Bao Bì Bỉm Sơn Hàng hóa và dịch vụ công nghiệp 3,800,000 5/4/2002
BT6 Công ty cổ phần Bê tông 620-Châu Thới Xây dựng & Vật liệu 10,997,850 12/4/2002
BTC Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu Xây dựng & Vật liệu 1,351,286 17/01/2002
CAN Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long Thực phẩm & Đồ uống 4,999,880 18/10/2001
DPC Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng Hàng hóa và dịch vụ công nghiệp 1,587,280 26/11/2001
DHA Công ty Cổ phần Hoá An Xây dựng & Vật liệu 10,059,551 14/04/2004
GIL Công ty Cổ phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Bình Thạnh
Hàng hóa và dịch vụ
công nghiệp 10,219,818 14/08/2002
GMD Công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển Hàng hóa và dịch vụ công nghiệp 43,447,505 1/2/2002
HAS Công ty cổ phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội Xây dựng & Vật liệu 5,991,906 8/4/2000
HAP Công ty cổ phần HAPACO Tài nguyên 14,775,239 8/4/2000
KHA Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội Đồ dùng cá nhân và đồ gia dụng 13,419,950 14/08/2002
LAF Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An
Thực phẩm & Đồ
uống 5,798,901 12/12/2005
PMS Công ty cổ phần Cơ khí xăng dầu Hàng hóa và dịch vụ công nghiệp 5,174,110 11/4/2003
REE Công ty cổ phần Cơ điện lạnh Hàng hóa và dịch vụ công nghiệp 57,260,388 29/01/2008
SAV Công Ty Cổ Phần Hợp Tác Kinh Tế và Xuất Nhập Khẩu SAVIMEX Xây dựng & Vật liệu 9,859,350 5/9/2002
SAM Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông Hàng hóa và dịch vụ công nghiệp 64,749,216 29/01/2008
SGH Công ty Cổ phần Khách sạn Sài Gòn Du lịch & Giải trí 1,766,300 16/07/2001
SFC Công Ty Cổ Phần Nhiên Liệu Sài Gòn Dầu khí 3,400,000 5/9/200
TRI Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn-TRIBECO
Thực phẩm & Đồ
uống 7,548,360 26/12/2001
TMS Công Ty Cổ Phần Kho Vận Giao Nhận Ngoại Thương TPHCM
Hàng hóa và dịch vụ
công nghiệp 6,348,000 8/4/2000
TS4 Công ty Cổ phần Thuỷ sản số 4 Thực phẩm & Đồ uống 8,469,828 8/8/2002
VTC Công ty cổ phần viễn thông VTC Viễn thông 2,608,187 12/2/2003
Phụ lục 2_2 Tỷ suất sinh lợi của 25 cổ phiếu
STT Thời kỳ AGF BBC BBT BPC BT6 BTC CAN DPC DHA
1 09/2004 -0.27% 4.58% -3.91% 5.92% 4.38% -7.50% -0.70% -4.08% 3.79%
2 10/2004 -1.10% 4.38% -7.32% -5.59% 3.87% 4.05% -0.71% 0.00% 2.66%
3 11/2004 -1.39% 2.99% 0.88% 1.78% -2.80% -2.60% 2.14% -2.13% 0.32%
4 12/2004 0.00% -2.33% -8.70% -1.74% 1.28% -2.00% 4.90% -2.17% 1.29%
5 01/2005 -4.51% 0.60% -4.76% -0.59% -5.05% 0.68% -6.00% -2.22% -0.32%
6 02/2005 -2.65% -2.96% 1.00% 1.79% 2.99% 1.35% 2.84% 0.00% 1.28%
7 03/2005 3.03% 1.83% 0.99% -4.68% 0.65% -3.33% 5.52% 5.68% 7.26%
8 04/2005 -0.59% -4.19% -7.84% -1.84% -0.64% -20.69% -1.96% 0.00% -0.29%
9 05/2005 -2.37% -1.25% 5.32% -1.88% -4.84% -22.61% -2.67% 0.00% -1.77%
10 06/2005 -3.64% 0.00% 21.21% 1.91% 0.00% 1.12% -1.37% -3.23% 1.50%
11 07/2005 -4.09% -0.63% -5.00% -2.50% 1.69% -2.22% 0.69% 8.89% 6.51%
12 08/2005 2.30% 7.01% 6.14% 0.00% -1.67% -5.68% -0.69% 0.00% 7.78%
13 09/2005 16.03% 29.76% 7.44% 10.26% 11.86% 2.41% 22.22% 4.08% 18.56%
14 10/2005 12.98% 7.34% -9.23% -4.07% 7.58% 0.00% 1.14% 17.65% -1.52%
15 11/2005 5.62% -5.56% 0.00% 0.00% -3.10% -2.35% -4.49% 12.50% -2.65%
16 12/2005 -2.78% -0.90% -6.78% -1.82% -9.88% -2.41% 1.18% -9.63% -2.49%
17 01/2006 -4.29% 4.57% -4.55% 1.23% 3.23% -1.23% 7.56% 9.84% 8.84%
18 02/2006 21.89% 4.80% 4.76% 0.61% 9.38% 6.25% 22.16% -4.48% 14.32%
19 03/2006 38.78% 54.17% 29.09% 60.61% 32.00% 64.71% 34.07% 46.88% 51.40%
20 04/2006 12.50% 31.08% 42.96% 40.75% 39.61% 82.86% 34.32% 87.77% 7.41%
21 05/2006 -5.88% -24.74% -21.18% -31.64% -24.34% -33.98% -22.60% -48.73% -9.20%
22 06/2006 0.00% 1.92% 1.88% -1.96% 6.56% -0.59% -6.35% 3.31% 5.70%
23 07/2006 -4.86% -22.04% -20.25% -16.00% -23.08% -16.67% -22.03% -17.11% -35.93%
24 08/2006 6.57% 25.52% 13.08% 20.48% 20.00% 10.71% 15.22% 21.29% 21.50%
25 09/2006 8.22% 1.65% 0.68% 10.28% 10.42% 3.23% 32.83% 13.83% 23.85%
26 10/2006 -0.63% -6.76% -12.16% -15.77% -1.89% -8.75% -3.41% -14.49% -14.91%
27 11/2006 28.66% 3.19% 1.54% 3.83% 12.50% -18.49% -20.00% -0.55% 10.22%
28 12/2006 10.89% 17.98% 6.06% -1.23% -5.98% 7.56% -8.09% 73.63% -9.93%
29 01/2007 22.32% 22.62% 26.43% 12.03% 10.91% 12.50% 4.00% 51.90% 5.88%
30 02/2007 13.14% 12.62% 18.64% 36.67% 24.59% 61.81% 33.08% 1.04% 9.72%
31 03/2007 -10.32% 12.07% 20.48% -2.98% -5.26% 12.02% 3.76% -4.54% 3.80%
32 04/2007 -20.86% -24.15% -21.34% -11.17% -12.50% -13.79% -19.22% -35.21% -17.07%
33 05/2007 23.64% 19.68% -3.02% 8.49% 0.00% -11.11% 2.41% 13.33% 19.85%
34 06/2007 -23.53% -10.17% 33.68% 4.35% -11.11% 61.50% -0.67% 0.00% -4.91%
35 07/2007 -10.58% 22.64% -16.67% -2.50% 0.00% -8.67% -8.14% -12.06% -0.65%
36 08/2007 4.30% 24.62% -2.33% -2.85% 12.50% 4.75% -1.85% -4.68% 3.90%
37 09/2007 6.19% 24.69% 10.95% 14.96% 11.11% -0.32% 29.32% 22.11% 15.63%
38 10/2007 -7.28% 8.91% 0.86% 5.87% -10.00% 45.13% -8.14% 37.36% 9.19%
39 11/2007 -6.81% -5.45% 0.85% -4.82% 0.00% 91.28% -12.03% -18.41% -34.65%
40 12/2007 -6.74% -3.85% -5.91% -6.33% -5.56% -15.79% -3.60% 0.00% -9.09%
STT Thời kỳ GIL GMD HAS HAP KHA LAF PMS REE
1 09/2004 1.67% 0.00% 4.33% 3.45% 0.85% 0.00% 2.86% 0.00%
2 10/2004 0.33% -4.76% -1.73% 1.39% -7.98% 27.14% 1.39% 3.91%
3 11/2004 -0.33% -5.60% 0.35% 10.41% 3.20% 7.12% 4.11% 0.42%
4 12/2004 4.92% 11.23% -8.07% -40.94% 7.52% 13.29% 9.21% -0.83%
5 01/2005 5.62% -1.90% -0.76% -0.84% 1.23% -1.54% -13.86% 0.84%
6 02/2005 -3.85% 0.97% -0.77% 1.27% 0.41% 0.31% 0.70% -2.08%
7 03/2005 4.62% 2.88% 4.26% 0.00% 2.02% -0.31% 0.00% 14.89%
8 04/2005 -2.94% -2.80% -2.23% -2.93% 0.00% 6.90% -0.69% -2.59%
9 05/2005 -4.55% -0.96% -1.14% -2.59% 0.00% -3.52% -2.10% -1.52%
10 06/2005 -2.22% -1.94% -0.77% 2.65% 3.17% -1.82% 0.71% 3.09%
11 07/2005 -1.95% -0.99% 1.94% -1.72% -3.46% 2.48% 0.71% -3.75%
12 08/2005 0.00% 1.00% 2.28% 0.44% -1.99% 9.37% 0.70% 9.34%
13 09/2005 13.25% 5.94% 10.04% 6.99% 7.72% 16.85% 7.69% 27.76%
14 10/2005 25.73% 1.87% 7.77% -1.63% 1.51% 9.93% 3.25% -1.11%
15 11/2005 -20.93% 18.35% 3.13% -4.98% -4.83% -6.02% -1.26% -2.54%
16 12/2005 -5.88% 7.75% -0.30% -0.44% -16.80% -53.55% -8.28% -0.58%
17 01/2006 5.94% 0.72% 13.72% 5.70% -5.16% -3.45% -0.69% 6.10%
18 02/2006 13.86% 30.00% 19.30% 38.59% 2.97% 2.04% 0.00% 34.25%
19 03/2006 26.94% -19.23% 29.21% 54.19% 42.79% 30.00% 69.93% 60.20%
20 04/2006 11.22% 12.93% 11.30% 18.45% 34.01% 28.08% 97.53% 26.11%
21 05/2006 -12.11% -11.45% -14.84% -10.66% -29.65% -29.43% -49.79% -11.11%
22 06/2006 -6.89% -1.36% -1.83% -25.14% 14.29% -1.28% 9.13% -6.82%
23 07/2006 -13.68% -11.03% -35.33% -27.70% -34.69% -27.59% -11.41% -18.29%
24 08/2006 27.27% 17.05% 21.97% 25.42% 12.92% 4.17% 13.73% 22.39%
25 09/2006 10.20% 17.22% 17.06% 16.76% 20.76% 13.14% 30.57% 11.59%
26 10/2006 -4.63% 2.26% 4.25% -11.57% -12.28% -21.72% -10.40% -3.83%
27 11/2006 3.88% 52.49% 0.97% -1.83% 2.00% -4.52% -7.42% 23.86%
28 12/2006 -3.74% -0.72% 4.81% -7.47% -3.92% -4.05% -5.57% 22.02%
29 01/2007 32.04% 32.12% 29.36% 85.88% 10.20% 3.52% 8.49% 61.65%
30 02/2007 30.88% 4.42% 28.37% 26.36% 65.56% 59.18% 17.69% 31.63%
31 03/2007 -6.74% -6.88% 3.87% 19.63% 3.36% 2.14% 8.38% -1.41%
32 04/2007 -22.29% -13.64% -19.15% -35.90% -25.32% -18.41% -14.67% -19.35%
33 05/2007 27.91% 7.24% 44.74% 28.80% 23.19% -7.69% -7.19% -24.44%
34 06/2007 -3.03% -9.82% -6.36% 0.00% -9.41% 5.56% 2.69% -11.76%
35 07/2007 -41.63% -21.09% -14.56% 1.86% -8.57% 4.74% -8.20% -15.33%
36 08/2007 0.64% 9.48% 10.80% 4.27% -23.58% -9.55% -4.64% 3.94%
37 09/2007 15.96% 11.81% -15.90% -16.96% 15.24% 31.11% 13.86% 16.67%
38 10/2007 2.75% 2.82% 9.76% 25.35% 11.61% 75.00% 4.93% -1.30%
39 11/2007 -10.71% -6.16% 1.11% -4.49% -5.20% 21.07% -5.33% -6.58%
40 12/2007 -2.80% -2.92% -36.26% -8.24% -7.93% 6.00% -3.97% -3.52%
STT Thời kỳ SAV SAM SGH SFC TRI TMS TS4 VTC VN-Índex
1 09/2004 2.37% -0.80% -2.80% -8.33% -1.83% 0.92% -2.44% 1.26% 0.35%
2 10/2004 1.32% -2.42% 4.32% -13.40% -2.33% -0.61% 1.25% 6.52% -0.26%
3 11/2004 1.31% -0.83% -0.69% 2.76% -3.33% -1.84% 1.85% -3.79% -1.30%
4 12/2004 1.61% 5.56% 0.00% 6.45% 0.99% 1.56% 6.06% -3.03% 4.24%
5 01/2005 -6.98% -5.26% -4.86% -4.55% -3.41% -3.08% -3.43% 0.00% -2.49%
6 02/2005 0.34% 1.67% -2.92% -1.06% 0.51% 0.63% 0.59% 4.69% 0.76%
7 03/2005 2.72% 3.83% 4.51% 4.81% -0.50% 8.52% 14.12% 7.46% 4.85%
8 04/2005 -0.66% -1.05% -1.44% 5.10% -1.01% -2.62% -3.09% -2.50% -0.11%
9 05/2005 -2.67% 1.86% 2.19% 8.74% 0.51% 0.00% -0.53% -5.13% -0.82%
10 06/2005 1.71% 0.52% -1.43% 2.68% 6.60% -7.46% -0.53% -2.40% 1.05%
11 07/2005 -3.03% -1.30% 5.07% 8.70% 10.95% -2.26% -1.08% -3.08% -0.52%
12 08/2005 5.90% 1.58% 28.28% 5.20% 2.15% 4.29% -4.89% -1.59% 3.65%
13 09/2005 14.10% 9.33% 15.59% 5.70% 7.98% 12.97% 8.57% 9.35% 13.69%
14 10/2005 -2.30% 17.54% -7.91% 6.12% 20.62% 21.85% 13.16% 3.24% 6.25%
15 11/2005 -7.65% -4.23% -10.10% -5.76% -6.77% 0.46% 0.00% -6.00% 1.28%
16 12/2005 -1.27% -1.05% 1.12% 2.52% -3.11% -0.69% 20.93% 0.00% -1.23%
17 01/2006 3.23% -10.21% 4.44% -1.75% -4.64% 1.61% -5.77% -1.22% 1.57%
18 02/2006 11.25% 44.55% -3.72% 1.07% 8.61% 8.39% 7.76% 7.69% 25.08%
19 03/2006 30.62% 27.87% 87.29% 34.98% 20.69% 32.85% 25.76% 37.14% 28.90%
20 04/2006 17.20% 23.08% 43.07% 54.45% 34.29% 0.00% 68.67% 44.79% 18.25%
21 05/2006 -15.60% -5.21% -47.84% -34.92% -25.53% -20.47% -33.21% -31.65% -9.50%
22 06/2006 -4.78% -0.55% 26.48% 6.77% -6.29% -3.96% -1.07% 7.37% -4.33%
23 07/2006 -17.12% -16.02% 3.75% -8.29% -21.65% -9.28% -31.62% -29.02% -18.07%
24 08/2006 15.70% -1.32% 5.42% 10.11% 7.00% 12.50% 14.62% 14.64% 16.28%
25 09/2006 9.29% 5.33% -1.43% 17.15% 12.73% 15.15% 8.62% 3.61% 7.24%
26 10/2006 -15.25% 3.80% 8.70% -13.40% -9.35% 0.00% -8.89% -16.05% -2.88%
27 11/2006 11.83% 59.76% 27.47% 1.90% 1.07% 21.05% 1.05% -1.66% 23.75%
28 12/2006 8.05% 12.98% 16.11% -4.21% 36.62% -1.45% 8.62% -8.45% 18.75%
29 01/2007 27.66% 51.35% 21.62% 41.46% -0.77% 5.88% 21.59% 50.77% 38.52%
30 02/2007 20.00% 5.36% 54.07% 24.14% 31.17% 6.94% 30.55% 40.82% 9.25%
31 03/2007 -2.78% -14.41% -17.31% 18.75% 14.85% -5.84% 3.00% -13.77% -5.83%
32 04/2007 -6.43% -7.43% -11.05% -19.30% -16.21% -15.17% -4.85% -30.25% -13.76%
33 05/2007 9.92% -6.42% 73.86% 34.06% 2.88% 15.45% 13.27% 12.05% 17.06%
34 06/2007 -5.56% -5.71% 27.07% 2.70% 4.00% -11.27% 13.51% -3.23% -5.25%
35 07/2007 -2.21% -23.03% -27.81% 3.16% -18.27% -6.35% -34.92% -6.67% -11.39%
36 08/2007 -8.27% 17.32% 30.33% -36.73% -1.65% 5.08% -2.44% -5.95% 0.05%
37 09/2007 0.00% 5.37% -5.66% 0.81% 22.01% 13.71% 31.25% 6.33% 15.25%
38 10/2007 -1.64% -0.64% 0.00% 6.40% -1.96% 7.80% -4.76% 23.81% 1.74%
39 11/2007 -10.00% -7.05% -8.67% -10.53% -8.00% -5.26% -8.00% -4.81% -8.71%
40 12/2007 -5.56% -5.52% -8.03% 1.68% -1.09% 13.89% -7.83% -7.07% -4.66%
Phụ lục 2_4: Cách tính các hệ số của phương trình
hồi quy theo APT
Hàm hồi quy mẫu có dạng như sau:
Trong đó:
Ri : TSSL của CP i
:Là các hệ số hồi quy riêng
: Là hệ số tự do
Hay hàm hồi quy mẫu có thể viết lại: eXY
Trong đó
Theo phương pháp bình phương nhỏ nhất, các hệ số : i ,......,, 21 được
chọn sao cho tổng bình phương của các phần dư( RSS) nhỏ nhất, tức
MINXXXYe iii
i
i
2
44332211
40
1
2 )(
Ta ký hiệu XT, YT, TT e, tương ứng là các ma trận chuyển vị của X, Y, β,e.
Khi đó:
))(()()(2 XYXYXYXYeee TTTTT
(Vì βTXTY = YTXβ)
Hệ phương trình chuẩn có dạng;
YXXXee TT
T
0
Vậy : YXXX TT 1
iiiii eXXXR 4433221
432 ;;
1
i
.....
2
1
XY
e
e
e
e
i
.....
2
1
XXYXY TTTTT 2
Phụ lục 2_5: Phương pháp tính hệ số xác định R2
Toàn bộ biến thiên quan sát được của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu được chia
làm 2 phần: phần biến thiên do hồi quy và phần biến thiên không do hồi quy.
Số dư (Ei) =
Tỷ suất sinh lợi thực
của các cổ phiếu
-
Tỷ suất sinh lợi trung bình của các
cổ phiếu qua 40 kỳ quan sát
Sai lệch toàn bộ = YYi
YYYYYY
^^
ii
Với Yi : Tỷ suất sinh lợi thực của cổ phiếu.
^
Y : Tỷ suất sinh lợi được tính toán từ mô hình.
Y : Tỷ suất sinh lợi trung bình của cổ phiếu.
^
i YY : Là khoảng cách từ giá trị TSSL CP quan sát đến giá trị dự đoán từ
mô hình. Khoảng cách này là phần dư của mô hình, nếu mô hình hoàn hảo thì
khoảng cách này là bằng 0, mô hình hoàn toàn giải thích được TSSL của các CP
quan sát.
YY
^
: Là khoảng cách từ giá trị TSSL được dự đoán từ mô hình đến TSSL
trung bình của các CP quan sát. Khi xây dựng mô hình thì nguyên nhân biến động
của TSSL các CP được giải thích bằng mô hình được cải thiện tốt hơn so với dùng
giá trị trung bình để dự đoán. Như vậy khoảng cách này thể hiện mức độ cải thiện
của mô hình.
37
1i
2
i
37
1i
2^
i
2
YY
YY
1R
Khi điểm quan sát càng gần mô hình thì (
^
i YY ) càng nhỏ nên R
2 càng tiến
đến 1. Như vậy R2 làm thông số đo lường mức độ thích hợp của mô hình theo quy
tắc R2 tiến đến 1 thì mô hình càng thích hợp, R2 càng gần 0 thì mô hình càng kém
phù hợp.
Nếu tất cả các TSSL thực tế quan sát được đều trùng hợp với mô hình thì
R2=1. R2=1 thể hiện mô hình mà ta xây dựng phù hợp 100% với tập dữ liệu quan
sát được. Đây là trường hợp không có thực vì mô hình có tốt đến đâu nữa thì R2
cũng không bằng 1 vì còn có các nhân tố khác không thể thống kê được toàn bộ
tác động đến mô hình
Phụ lục 2_6: Phương pháp tính hệ số tương quan
từng phần và hệ số tương quan riêng
Xác định hệ số tương quan từng phần bằng cách xem xét mức độ tăng của
R2 khi một nhân tố được đưa vào mô hình trong khi mô hình đã có những nhân tố
khác. Mức độ tăng này được tính bằng công thức:
R2thaydoi=R2 – R2k trong đó R2k là R2 khi tất cả các nhân tố đã ở trong mô
hình ngoại trừ nhân tố k.
Mức độ thay đổi của R2 do 1 nhân tố gây ra mà lớn chứng tỏ nhân tố này
cung cấp những thông tin về tỷ suất sinh lợi cổ phiếu mà các nhân tố khác trong
mô hình không có được.
Hệ số tương quan từng phần = 2thaydoiB
Tuy nhiên giá trị này chỉ cho biết R2 tăng bao nhiêu khi một nhân tố được
thêm vào mô hình chứ nó không chỉ ra được tỷ lệ của phần biến thiên mà một
mình nhân tố đó có thể giải thích được.
Hệ số tương quan riêng có thể đo lường được khả năng giải thích biến thiên
của tỷ suất sinh lợi do ảnh hưởng của một nhân tố. Công thức tính như sau:
R2 – Rk2 là mức độ thay đổi của R2 do một nhân tố gây ra.
1 – Rk2 là phần biến thiên không giải thích được nguyên nhân khi tất cả các
nhân tố độc lập được đưa vào mô hình ngoại trừ nhân tố thứ k.
Như vậy 2
kr
P là khả năng giải thích được cho tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trong
mô hình của nhân tố độc lập k.
Hệ số tương quan riêng = 2
kr
P được giải thích như là tương quan giữa nhân
tố k và tỷ suất sinh lợi khi ảnh hưởng của các nhân tố độc lập khác đối với tỷ suất
sinh lợi và nhân tố k bị loại bỏ.
2
22
1
2
k
k
r R
RRP
k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf
- Phu luc 2.3.pdf