Phương pháp phân loại đất theo FAO-Unesco - WRB
Trường Đại học Nông Lâm I - Hà Nội
Chuyên đề phân loại đất theo FAO của cao học K18, ĐHNN Hà Nội.
- Tổng quan chung
- Cơ sở của phân loại đất theo FAO-Unesco-WRB
- Cấu trúc hệ thống phân loại theo FAO-Unesco-WRB
- Vật liệu chẩn đoán theo phân loại đất của FAO-Unesco-WRB
- Cách đặt tên đất theo FAO-Unesco-WRB
44 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 17210 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp phân loại đất theo FAO-Unesco - WRB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bùi Hữu Đông Đinh Gia Tuấn Nguyễn Thị Giang Trần Bá Quân Nguyễn Thành Nam Đỗ Thị Phượng Hiện nay trên Thế giới tồn tại ba khuynh hướng chính về PLĐ, đó là: * Hệ PLĐ của Liên bang Nga. * Hệ PLĐ của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA - Soil Taxonomy, và * Hệ PLĐ của FAO-UNESCO-WRB. Sơ bộ lịch sử hình thành hệ phân loại đất FAO-UNESCO-WRB: * Hội nghị lần thứ 7 của ISSS tại Madison, Wisconsin (Hoa Kỳ) năm 1960 đặt ra vấn đề là phải xây dựng một Bảng phân loại đất chung cho toàn cầu, đồng nhất hóa danh pháp các đơn vị phân loại để xây dựng Bản đồ đất Thế giới. * Thông qua các Hội nghị Thổ nhưỡng Thế giới, hệ PLĐ của WRB ngày càng hoàn thiện và năm 1998 đã xuất bản tài liệu chính thức Cơ sở tham chiếu về Tài nguyên đất Thế giới (WRB) lưu hành trên toàn Thế giới. Đến nay có bản chỉnh sửa mới nhất năm 2006. Hệ PLĐ của FAO-UNESCO-WRB mang tính định lượng (các chỉ tiêu phân cấp được định lượng hóa), song lại không bỏ qua nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển của lớp phủ thổ nhưỡng. Hệ PLĐ của FAO chủ yếu quan tâm đến những tính chất thể hiện ở hình thái phẫu diện. Cơ sở khoa học của hệ PLĐ FAO-UNESCO-WRB dựa trên các chỉ tiêu phân cấp được định lượng chi tiết, cụ thể: - Tầng chẩn đoán (Diagnostic Horizons). - Đặc tính chẩn đoán (Diagnostic Properties). - Vật liệu chẩn đoán (Diagnostic Materials). - Tướng (Phases). - Phân loại đất từ cấp phân vị cao xuống cấp phân vị thấp. Ở mỗi cấp phân vị, các đất được sắp xếp theo nguyên tắc ưu tiên, nhằm đảm bảo một đất cụ thể chỉ được xếp vào một vị trí trong mỗi cấp phân vị mà thôi. - Việc xác định tên đất được căn cứ vào sự xuất hiện các tiêu chuẩn chẩn đoán trong vòng 0 - 125 cm của cột đất. Trường hợp một phẫu diện đất có hai hoặc nhiều tầng chẩn đoán thì tầng B phía trên (trừ tầng B- Cambic) được chọn làm căn cứ phân loại. - Ở cấp phân vị thứ nhất (Nhóm đất chính - Major Soil Groupings), tên đất được xác định dựa trên những đặc trưng được tạo ra do các quá trình thổ nhưỡng cơ bản (Primary Pedogenetic Process). - Ở cấp phân vị thứ hai (Đơn vị đất - Soil Units), tên đất được xác định dựa trên những đặc điểm đất được tạo ra do tác động của các quá trình hình thành đất thứ cấp trội (Predominant Second Soil Forming Process). Trong một số trường hợp, những đặc điểm đất nào có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng đất cũng có thể được đưa ra xem xét (WRB-ISSS/ISRIC/FAO, 1994, P3). - Tên đất của các cấp thấp không được trùng lặp hoặc mâu thuẫn với tên đất ở cấp cao hơn. Tiếp theo A. Nguyên tắc tổng quát: * Phân loại đất được dựa trên những đặc điểm của đất, được tiêu chuẩn hóa bằng các tầng chẩn đoán (Diagnostic Horizon) và đặc tính chẩn đoán (Diagnostic Properties) mà trong phạm vi rộng nhất có thể đo đếm và quan sát được ở thực địa. * Việc lựa chọn các tầng và đặc tính chẩn đoán cần phải được xem xét về mối liên hệ của chúng với các quá trình hình thành đất. Tuy nhiên quá trình hình thành đất chỉ để hiểu rõ hơn trong việc xác định tính chất đất, song không được sử dụng như tiêu chuẩn phân chia đất. * Cơ sở tham chiếu được giới hạn ở cấp phân vị thứ nhất (nhóm đất): Bao gồm 30 nhóm (1998); hoặc 32 nhóm (2006) B. Nguyên tắc trong phân chia loại đất: Mỗi nhóm đất tham chiếu của WRB kèm theo một danh sách các đặc điểm có thể xuất hiện xếp theo thứ tự ưu tiên, từ đó các nhà phân loại có thể sắp xếp các đơn vị đất ở các cấp thấp hơn khác nhau. Nguyên tắc chính chi phối việc phân biệt loại đất là: * Ở cấp phân vị cao hơn, các loại đất được xác định chủ yếu theo các quá trình phát sinh đất cơ bản (Primary Pedogenetic Process) đã tạo ra những đặc trưng định tính đất; ngoại trừ ở những nơi mà đá mẹ, mẫu chất đặc biệt là một trong những yếu tố có tầm quan trọng vượt trội. * Ở cấp phân vị thấp hơn, các loại đất được xác định dựa theo bất cứ một quá trình hình thành đất thứ cấp chủ đạo nào (Predominant Secondary Soil Forming Process) có ảnh hưởng đáng kể đến những đặc trưng cơ bản của đất. Trong một số trường hợp, những tính chất đất có ý nghĩa đến SDĐ cũng được xem xét. Tầng O: Hữu cơ Tầng A: Khoáng Tầng E: Chuyển tiếp lớp mặt và lớp dưới (ngăn nước) Tầng B: Tích tụ Tầng C: Biến đổi Tầng R: Đá mẹ A. MỘT SỐ TẦNG CHẨN ĐOÁN TRÊN MẶT Tầng Histic A. MỘT SỐ TẦNG CHẨN ĐOÁN TRÊN MẶT tiếp theo Tầng Umbric A. MỘT SỐ TẦNG CHẨN ĐOÁN TRÊN MẶT tiếp theo A. MỘT SỐ TẦNG CHẨN ĐOÁN TRÊN MẶT tiếp theo B. MỘT SỐ TẦNG CHẨN ĐOÁN BÊN DƯỚI B. MỘT SỐ TẦNG CHẨN ĐOÁN BÊN DƯỚI tiếp theo Tầng Argic B. MỘT SỐ TẦNG CHẨN ĐOÁN BÊN DƯỚI tiếp theo Tầng Cambic B. MỘT SỐ TẦNG CHẨN ĐOÁN BÊN DƯỚI tiếp theo B. MỘT SỐ TẦNG CHẨN ĐOÁN BÊN DƯỚI tiếp theo B. MỘT SỐ TẦNG CHẨN ĐOÁN BÊN DƯỚI tiếp theo Tầng Plinthic Tiếp theo: Tiếp theo: Tiếp theo: Tiếp theo: CÁCH ĐẶT TÊN ĐẤT THEO FAO-UNESCO-WRB Tên đất ở cấp thấp hơn không được trùng hoặc mâu thuẫn với cấp cao hơn. Tên đất được viết từ trái qua phải, từ cấp phân vị thấp đến cấp phân vị cao. Giữa các cấp phân vị có gạch nối cấp 3 với cấp 2. Khi viết tên đất có cả đơn vị đất và đơn vị đất phụ thì tên nhóm bỏ chữ “s” ở cuối; ngược lại khi chỉ có nhóm đất và đơn vị đất thì để nguyên chữ “s” ở cuối tên của nhóm đất. Tên của đơn vị đất phụ bỏ chữ “c” ơe cuối. Ví dụ: 1. Hapli- Dystric Fluvisol 2. Dystric Fluvisols PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI ĐẤT THEO FAO-UNESCO-WRB TÀI LIỆU ÁP DỤNG: - Chú dẫn Bản đồ đất Thế giới. FAO-UNESCO. 1988,1990 - Hướng dẫn phân chia đơn vị đất phụ. FAO. 1991 - Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất Thế giới. WRB. 1998 - Hướng dẫn mô tả phẫu diện. FAO. 1990 - Trình tự phân tích đất. ISRIC. 1986,1987, 1995 DỮ LIỆU VỀ ĐẤT: - Hình thái phẫu diện: + Màu sắc tầng đất (Munsell) + Độ dày tầng đất + Độ sâu xuất hiện tầng đất + Các đặc điểm khác - Tính chất đất: + Tính chất lý học + Tính chất hóa học + Tính chất khác TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN: - Tầng chẩn đoán (Diagnostic Horizons) - Đặc tính chẩn đoán (Diagnostic Properties) - Vật liệu chẩn đoán (Diagnostic Materials) - Tướng (Phases) PHÂN LOẠI ĐẤT Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Đơn vị đất (Soil Units) Đơn vị đất phụ (Soil Subunits) Dưới đơn vị đất phụ (Lower levels) Nhóm đất chính (Major Soil Groupings)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PLD_FAO.ppt