Nhà máy cần có biện pháp xử phạt mạnh với những trường hợp cố ý xả thải không đạt tiêu chuẩn vào hệ thống xử lý của nhà máy. Giám sát công tác thực hiện của các doanh nghiệp đối với yêu cầu cần khắc phục, xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Tăng cường kiểm tra các hố ga của các nhà máy sản xuất trong KCN để kiểm soát chặt chẽ việc xả thải đúng qui định, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm và biện pháp khắc phục.
Sửa chữa và lắp đặt lại hệ thống song chắn rác nhằm hạn chế lượng rác thải vào bể.
Cần lắp đặt lại vị trí của đường ống dẫn nước để tiện cho việc thoát nước sau xử lý và vệ sinh định kỳ.
Cần lắp đặt mái che di động cho sân phơi bùn để tiện cho việc bùn nhanh khô nước và khi trời mưa . Cần đầu tư thiết bị rửa máy ép bùn và đường thoát nước rửa bùn cho phù hợp để tránh tắt nghẽn khi rửa bùn.
71 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4499 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình công nghệ nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Tân Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể điều hòa, 2 bể SBR và 1 bể khử trùng.
Nhiệm vụ và chức năng của nhà máy.
Nhiệm vụ.
Nâng cao hiệu quả xử lý của nhà máy.
Tiết kiệm năng lượng.
Không để xảy ra sự cố môi trường về nước thải.
Đảm bảo xử lý triệt để nước thải của nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp Tân Bình đạt tiêu chuẩn nước thải loại B Theo QCVN 40:2011 BTNMT.
Ngoài nhiệm vụ xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong KCN, nhà máy có nhiệm vụ là giám sát tình trạng môi trường, để tránh xảy ra sự cố môi trường, lấy mẫu phân tích nước thải của các doanh nghiệp để kiểm tra có đạt chuẩn cho phép về nhà máy xử lý không.
Chức năng.
Nhà máy XLNT tập trung là nơi xử lý nước thải của các nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động trong KCN Tân Bình. Đồng thời tổ bảo vệ môi trường của KCN tại đây làm nhiệm vụ thu thập thông tin liên quan đến môi trường các doanh nghiệp, thực hiện các báo cáo và giấy tờ liên quan do cơ quan chức năng quy định.
Tình hình hoạt động của nhà máy.
Tổ chức và bố trí nhân sự.
Hiện tại nhà máy có tổng cộng 11 nhân viên trong dó có các nhân viên trong tổ vận hành và bảo vệ thay nhau trực nhà máy 24/24 suốt cả 7 ngày trong tuần:
1 trưởng phòng.
1 phó phòng.
2 nhân viên môi trường.
5 nhân viên vận hành.
2 nhân viên bảo vệ.
Hình 2: Sơ đồ tổ chức của nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Tân Bình
Tình hình hoạt động:
Sau khi chính thức đi vào hoạt động, nhà máy là nơi duy nhất trong khu công nghiệp Tân Bình tiếp nhận, xử lý và xả thải ra môi trường đối với nước thải của tất cả các doanh nghiệp nằm trong KCN. Nước thải trước khi về nhà máy đã qua hệ thống xử lý cục bộ của doanh nghiệp, sau khi đạt chuẩn cho phép về nhà máy xử lý, nước thải từ các doanh nghiệp theo đường ống dẩn nước thải riêng của KCN chảy về nhà máy xử lý, tại đây nước thải được tiếp tục xử lý theo công nghệ SBR để đạt loại B thì được phép xả thải ra môi trường.
Nhà máy luôn có nhân viên kỹ thuật vận hành túc trực 24/24 để vận hành giám sát theo dõi hệ thống xử lý, kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc định kì. Cũng như thường xuyên lấy nước đầu vào và đầu ra của nhà máy để phân tích có đạt chuẩn cho phép không. Vì vây trong suốt 6 năm qua tại nhà máy hầu như không xảy ra sự cố môi trường nào.
Do chiều dài đường ống dẫn nước thải từ các xí nghiệp về nhà máy là khá dài và địa hình khu vực là tương đối thấp so với cao độ trung bình của thành phố nên để đảm bảo lưu lượng nước thải về nhà máy luôn ổn định, nhà máy bố trí thêm 4 trạm bơm dọc theo các tuyến ống thu nước thải ở các nhóm công nghiệp.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp trong KCN đều đã đấu nối đường ống xả thải vào hệ thống thu nước thải chung của KCN.
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KCN TÂN BÌNH
2.1. LƯU LƯỢNG VÀ TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI
2.1.1. Lưu lượng nước thải.
Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Bình được thiết kế với tổng công suất 4000 m3/ngày đêm, bao gồm 2 giai đoạn có công suất 2000 m3/ngày đêm.
Lưu lượng nước thải giai đoạn 1: Q = 2000 m3/ngày đêm.
Lưu lượng nước thải trung bình: Qtb = 83,33 m3/h.
Hầu hết các nhà máy xí nghiệp trong KCN đều hoạt động từ 1 đến 2 ca nhưng cũng có 1 số xí nghiệp hoạt động đến 3 ca. Với lưu lượng nước thải trung bình 83,33m3/h, có thể chọn hệ số không điều hòa của nước thải để đảm bảo hệ thông luôn tiếp nhận đầy đủ nguồn nước thải khi lưu lượng lớn nhất Kh = 2,5.
Do đó lưu lượng lớn nhất: Q = 83,33 × 2,5 = 210m3/h.
Bảng 2: Lưu lượng dòng nước thải thiết kế
Lưu lượng
Giai đoạn 1
Cả 2 giai đoạn
Q
2000m3/ngđ
4000m3/ngđ
Qmax
210m3/h
420m3/h
Qtb
83,33m3/h
167m3/h
(nguồn: nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Bình)
2.1.2. Tính chất nước thải
2.1.2.1. Nguồn phát sinh nước thải
Nước thải KCN Tân Bình sinh ra từ 3 nguồn chính:
Nước thải từ hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN (hay còn gọi là nước thải sản xuất).
Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Khu vực cụm dân cư phụ trợ trong KCN.
Nước mưa chảy tràn.
2.1.2.2. Đặc tính của nước thải
Nước thải sản xuất: Trong KCN Tân Bình có rất nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau như: may mặc, thực phẩm, hóa nhựa, in bao bì, điện – điện tử, ... nên thành phần nước thải chứa nhiều chất khó phân hủy và được quy vào nguồn thải nguy hại như: dầu khoáng, kim loại nặng,... Ngoài ra còn có một số khâu khác trong quá trình sản xuất cũng sinh ra khá nhiều nước thải như rửa thiết bị, nguyên liệu.
Nước thải sinh hoạt: Chủ yếu phát sinh từ hoạt động của nhân viên, cụm dân cư và một phần phát sinh từ khu vui chơi giải trí trong khu công nghiệp. Nước này thường chứa thành phần chất hữu cơ cao, cặn lơ lửng, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật.
Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn có thể cuốn theo các mảnh vụn, dầu mỡ, đất cát,... Thành phần nước mưa chảy tràn phụ thuộc các chất ô nhiễm trong nước mưa là không đáng kể nên chúng tách riêng theo hệ thống tuyến nước mưa của KCN và chảy thẳng ra kênh Tham Lương.
2.1.2.3. Hiện trạng môi trường nước
Chất lượng nước thải trước và sau xử lý của nhà máy được thể hiện qua việc tiến hành đo đạc các chỉ tiêu nước thải định kỳ 4 lần/tháng với các chỉ tiêu như sau: SS, COD, BOD5, pH trước xử lý và sau xử lý của nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Bình (kết quả đính kèm phụ lục) và Kết quả đo đạc trong các đợt quan trắc được thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 3: Chất lượng nước thải đầu vào của trạm xử lý nước thải ngày 25/08/2012
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị
Phương pháp phân tích
1
Nhiêt độ
oC
27,9
HATH
2
pH
-
7,23
TCVN 6492-1999
3
BOD5
mg/l
109
SMEWW 5210 B
4
COD
mg/l
206
SMEWW 5220 C
5
TSS
mg/l
121
SMEWW 2450 D
6
DO
mg/l
1,21
WTW 3205
7
Pb
mg/l
0,075
SMEWW 3120 B-ICP
8
Ni
mg/l
0,296
SMEWW 3120 B-ICP
9
Cr3+
mg/l
3,24
SMEWW 3120 B-ICP
10
Cr6+
mg/l
KPH(˂0,001)
SMEWW 3500-Cr B
11
Zn
mg/l
0,146
SMEWW 3120 B-ICP
12
Cu
mg/l
0,298
SMEWW 3120 B-ICP
13
Fe
mg/l
13,7
SMEWW 3500-Fe B
14
Mn
mg/l
0,497
SMEWW 3500-Mn B
15
Cd
mg/l
0,006
SMEWW 3120 B-ICP
16
Hg
mg/l
KPH(˂0,001)
SMEWW 3120 B-ICP
17
N-NO3-
mg/l
0,13
SMEWW 4500- NO3- B
18
Tổng N
mg/l
58,8
SMEWW 4500-N(B và C)
19
Tổng P
mg/l
15,18
SMEWW 4500- P D
20
N-NH4+
mg/l
24,08
SMEWW 4500- N C
21
Tổng dầu mỡ
mg/l
4,35
SMEWW 5520 C
22
colifrms
MPN/100ml
7×103
TCVN 6187-2:1996
(nguồn: viện môi trường và tài nguyên – Đại học quốc gia TP.HCM)
2.2. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH.
Nước thải vào
Hình 3: Quy trình công nghệ
dd H2SO4
dd NaOH
Bể chứa nước sau xử lý
Polyme
Công ty thu gom CTR
Công ty thu gom CTR
Nước tuần hoàn
Nước tuần hoàn
Nhà chứa bùn
Bơm bùn
Máy ép bùn
Þ
Bể chứa và nén bùn
Ü
Bơm bùn
Chlorine
Sục khí
Khuấy trộn
Ü
Bơm hóa chất
Thùng chứa
Thùng chứa
Bơm nước
Þ
Bể khử trùng
Bể SBR
Bể điều hòa
Song chắn rác tinh
Bể tách dầu
Bể gom
Song chắn rác thô
2.3. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ.
Hệ thống ống dẫn nước thải của KCN Tân Bình trước khi về nhà máy xử lý, được tập trung về 3 trạm trung chuyển bằng 3 đường ống. Từ 3 vị trí này nước thải được tập trung về 2 hố gas, từ đó sẽ vào bể thu gom nước thải của hệ thống xử lý. Nước thải vào bể thu gom phải qua song chắn rác thô với kích thước khe là 10mm. Tại đây các loại rác có kích thước lớn được giữ lại và thu gom bằng phương pháp thủ công, sau đó rác được chuyển đến bãi rác chung của KCN.
Nước thải từ bể thu gom được đưa lên thiết bị lọc rác tinh nhờ 3 máy bơm. Cả 3 bom đều lắp van 1 chiều để ngăn không cho nước trở lại khi máy không hoạt động, mặt khác tại đây cũng lắp đồng hồ điện tử ghi lại lượng nước đã bơm trong suốt thời gian hoạt động. Do bể thu gom có mùi phát sinh từ nước thải chưa xử lý nên phải có nắp đậy để hạn chế mùi.
Nước từ bể gom đi qua thiết bị lọc rác tinh với kích thước khe là 0,75mm; ở đây, một phần chất rắn lơ lửng được giữ lại, nước sẻ tự chảy vào bể tách dầu mỡ nhờ bố trí chênh lệch về độ cao.
Dầu mỡ được tách ra ở lớp trên mặt nước thải vào máng bằng máy gạt, dầu mỡ sau khi tách ra khỏi nước thải được chứa trong các can nhựa và để trong nhà chứa chất thải nguy hại. Sau đó nước thải tự chảy vào bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, đầu dò pH sẽ kiểm tra pH nước thải, nếu giá trị pH không nằm trong giá trị cho phép thì nó sẽ báo hệ thống điều chỉnh cho bơm NaOH hay HCl vào bể tách dầu để trung hòa pH ở ngưỡng trung bình (pH = 6,5 – 7,5). Trong bể điều hòa có thiết bị khuấy trộn chìm. Máy khuấy hoạt động liên tục để điều hòa nồng độ đầu vào, ngăn không cho quá trình lắng xảy ra. Nước trong bể luôn luôn xáo trộn làm thoáng dòng nước chứa trong bể và cân bằng nồng độ trước khi đi qua bể lọc sinh học hiếu khí SBR. Đây là tiền xử lý của SBR. Bơm chìm được sử dụng để vận chuyển nước thải qua bể SBR.
Tiếp đến nước từ bể điều hòa được bơm qua bể SBR và trải qua 5 giai đoạn:
Cấp nước.
Sục khí.
Lắng.
Chắt nước.
Xả bùn dư.
Các giai đoạn này dược vận hành liên tục và điều khiển bởi chương trình bán tự động và tự động.
Điều nước thải vào bể SBR theo từng mẻ một, hai bể này hoạt động luân phiên nhau tạo thành một quy trình xử lý liên tục của hệ thống. Khi thời gian điều nước kết thúc thì chuyển sang giai đoạn sục khí, nhằm mục đích cung cấp oxy cho các vi sinh vật trong bể SBR và mục đích khác là nhằm khuấy trộn đều hỗn hợp bùn hoạt tính với nước thải. Các quá trình xảy ra:
+ O2
Oxy hóa các chất hữu cơ:
Chất hữu cơ CO2 + H2O
+ O2
Tổng hợp sinh khối tế bào:
Chất hữu cơ + NH3 Sinh khối tế bào + CO2 + H2O
Tự Oxy hóa vật vật liệu tế bào (phân hủy nội bào):
Sinh khối tế bào + O2 CO2 + H2O + NH3
Quá trình nitrit hóa:
2NH3 + 3O2 NO3- + 2H+ + 2H2O (vi khuẩn nitrosomonas)
2NH4+ + 3O2 2NO2- + 4H+ + 2H2O
2NO2- + O2 2NO3- (vi khuẩn nitrobacter)
Tổng phản ứng oxy hóa amoni:
NH4+ + 2O2 NO3- + 2H+ + 2H2O
Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, yêu cầu về mức độ xử lý. Khi thời gian sục khí kết thúc, là giai đoạn lắng, bùn sẽ lắng trong điều kiện tĩnh. Trong điều kiện này, quá trình phản nitrat xảy ra:
NO3- NO2- + 1/2O2
NO2- 1/2N2 + O2
Các bông bùn nặng sẽ lắng xuống với tốc độ nhanh trong suốt giai đoạn lắng trước khi bắt đầu giai đoạn chắt nước. Nước sau khi chắt sẽ đi vào bể khử trùng. Trong khi đó bùn lắng xuống chuyển đến bể chứa bùn bằng bơm chìm trong những phút cuối ở giai đoạn chắt nước.
Nước thải sau khi xử lý ở bể SBR xả vào bể khử trùng để diệt vi khuẩn gây bệnh. Trong bể này, Chlorine châm vào bể với liều lượng xác định tùy thuộc vào nước thải dòng ra để khử trùng trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận. Quá trình diệt vi khuẩn xảy ra qua 2 giai đoạn. Đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua lớp vỏ tế bào vi sinh, sau đó phản ứng với lớp men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến sự diệt vong của tế bào... tốc độ của quá trình khử trùng tăng khi nồng độ của chất khử trùng và nhiệt độ nước tăng đồng thời phụ thuộc vào dạng không phân ly của chất khử trùng, vì quá trình khuếch tán qua vỏ tế bào xảy ra nhanh hơn quá trình phân ly. Tốc độ khử trùng bị chậm đi rất nhiều khi trong nước có các chất hữu cơ, cặn lơ lững và các chất khử khác.
Bùn dư tại bể SBR với độ ẩm của bùn khoảng 80 – 90%, bơm đến bể nén bùn nhằm cô đặc bùn sơ bộ đến độ ẩm 5 – 10%. Nước tách từ bùn tự chảy về hố thu gom, bùn nén sẽ bơm đến máy ép bùn bằng bơm. Phần nước sinh ra trong quá trình ép bùn trong mương chảy lại bể thu gom. Bùn sau khi ép giao cho công ty SXDVMT Đất Mới xử lý.
Hệ thống xử lý giám sát và điều khiển tự động hoàn toàn bằng hệ thống SCADA (phần mầm lập trình và quản lý dự án cấp độ cao) với màn hình cảm ứng đặt trong phòng điều hành.
Ngoài ra vấn đề mùi cũng giải quyết triệt để. Vận dụng phương pháp sinh học đó là khuấy động và cung cấp oxy, làm thoáng dòng nước trong bể điều hòa, làm giảm nồng độ mùi. Hệ thống khuấy trộn hiệu quả cho việc khử mùi và hợp chất mùi dễ bay hơi. Đây là bước đầu tiên của quy trình nhằm loại bỏ mùi gây ra do H2S, khí CO2 hòa tan và các hợp chất hữu cơ gây mùi. Bên cạnh đó các bể thu gom, bể điều hòa, bể nén bùn thiết kế bằng bê-tông cốt thép có lắp đậy kín và ống thu khí để hạn chế mùi.
2.4. CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ.
2.4.1. Song chắn rác.
Hình 4: Song chắn rác thô
2.4.1.1 Cấu tạo:
Song chắn rác đặt vuông góc với dòng chảy, gồm các thanh kim loại không gỉ đặt cách nhau 10mm trong khung thép hình chữ nhật, dễ dàng trượt lên xuống dọc theo 2 khe ở mương dẫn và có thể kéo lên khi cần vệ sinh.
Bảng thông số thiết kế:
Tên thông số
Số liệu thiết kế
Chiều dài
1,4m
Chiều cao xây dựng
0,8m
Chiều rộng
0,5m
Số khe
15 khe
Đường kính ống dẩn nước
140cm
2.4.1.2. chức năng.
Sử dụng song chắn rác để loại bỏ các loại vật liệu như giẻ, giấy, bao bì, nilon... và tạp chất rắn có kích thước > 10mm trước khi nước thải đi vào các công trình xử lý sau. Việc sử dụng song chắn rác trong các công trình xử lý nước thải nhằm bảo vệ hệ thống bơm của nhà máy như tắc nghẽn bơm, van, đường ống, cũng như ngăn cản không cho chúng đi vào các giai đoạn xử lý sau. Vì nước thải đi về nhà máy đều đặn mỗi ngày với lưu lượng ổn định, để tránh ứ đọng rác và gây tổn thất áp lực quá lớn, song chắn rác thường được vệ sinh mỗi ngày bởi nhân viên vận hành.
Tại nơi đây song chắn rác, có thiết bị quan trắc của chi cục Bảo vệ môi trường, thiết bị sẽ đo SS, pH của nước thải đầu vào sau khi qua song chắn rác và truyền thông tin đó về chi cục thông qua đường truyền viễn thông
2.4.2. Bể thu gom.
Hình 5: Bể gom và bơm dẫn nước qua bể điều hòa
2.4.2.1. Cấu tạo.
Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép, được thiết kế âm dưới đất, chiều sâu đáy bể thấp hơn mực nước ống đầu vào 3m.
Kích thước bể gom: Dài × Rộng × Cao = 15,1m × 9,2m × -5,9m
Trong bể thu gom có đặt 3 bơm chìm, bơm nước thải lên lưới lọc rác tinh và hoạt động theo chế độ tự động luân phiên nhau 2 hoạt động 1 dự phòng.
2.4.2.2. Chức năng.
Tiếp nhận tất cả nước thải từ các doanh nghiệp trong KCN, lưu nước trong khoảng thời gian ngắn để ổn định lưu lượng trước khi bơm lên hệ thống xử lý.
Bể thu gom có nhiệm vụ nhận nước thải từ các trạm bơm trung chuyển, sau đó bơm lên thiết bị lọc rác tinh nhờ hệ thống bơm chìm đặt trong bể.
Hoạt động của bơm dựa vào cảm ứng mực nước. Các bơm sẽ cài đặt hoạt động luân phiên nhờ vào thiết bị trong PLC (thiết bị điều khiển lập trình). Nếu xảy ra sự cố đối với một trong các bơm thì đèn báo lỗi của bơm tương ứng sẽ hiển thị trên tủ điều khiển báo cho người vận hành biết để ngắt bơm, đồng thời bơm dự phòng sẽ tự động vận hành.
Khi mực nước đến mức “High level” thì còi báo sẽ tự động cho biết trong bảng điều khiển.
Một lưu lượng kế điện tử để hiển thị lưu lượng (đo lưu lượng bơm của các bơm trong một giờ và tổng luu lượng nước đã bơm) đặt trên đường ống sau 3 bơm và báo về tủ SCADA (phần mềm lập trình và quản lý dự án cấp độ cao) va màn hình chạm.
2.4.3. Thiết bị lọc rác tinh
Hình 6: thiết bị lọc rác tinh
2.2.3.1. cấu tạo
Vị trí: đặt trên bể điều hòa
Loại: đứng, tĩnh
Cấu tạo bằng thép không gỉ, lưới có kích thước 0.75mm, đặt nghiêng 55o
Kích thước: dài × rộng = 1,8m × 1,2m
2.4.3.2. chức năng
Lưới lọc rác tinh có tác dụng nhằm tách các chất rắn lơ lửng còn sót lại sau khi qua song chắn rác thô, nó có khả năng loại bỏ những chất rắn lơ lửng có kích thước tương đối nhỏ.
Trong một số trường hợp nó có thể thay thế cho bể lắng I, nước được bơm tự đỗng rửa sạch sau mỗi khi tổn thất áp lực đạt đến giá trị cụ thể. Những chất hữu cơ còn bám lại ở lưới được thu gom thải bỏ cùng với rác thải.
Theo định kì nhân viên vân hành trong nhà máy sẽ vệ sinh và bảo trì để đảm bảo hiệu quả hoạt động của máy.
2.4.3.3. Hoạt động.
Ba máy bơm hoạt động luân phiên nhau để cấp nước và thiết bị lưới lọc rác tinh này sau khi nước được thu gom về hố thu gom.
Nước thải sau khi qua lưới lọc rác tinh sẽ được chuyển qua bể tách dầu và bắt đầu giai đoạn xử lý tiếp theo.
2.4.4. Bể tách dầu mỡ
Hình 7: Bể tách dầu mỡ
2.4.4.1. Cấu tạo
Bể tách dầu mỡ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, nằm cạnh bể điều hòa và nổi lên trên mặt đất nhờ liên kết với cụm bể chính.
Kích thước bể: dài × rộng × cao = 18,9m × 2,5m × 4m.
Bể được trang bị thanh gạt dầu hoạt động bằng dây xích, dài × rộng= 2,2m × 0,2m; điều khiển tự động.
2.4.4.2. Chức năng
Tách dầu ra khỏi nước thải bằng hệ thống máng gạt trên bề mặt để cho nước thải khi sang bể SBR được xử lý một cách hiệu quả.
Máng gạt dầu của máy tách dầu sẽ tách lớp dầu mở trên bề mặt nước thải và thu gom vào các thùng chứa đặt trong nhà chứa chất thải nguy hại. Váng dầu sau khi tách ra được thu gom chuyển cho công ty xử lý chất thải nguy hại.
2.4.4.3. Hoạt động.
Nước thải sau khi qua máy lọc rác tinh sẽ chảy vào bể gạt dầu, lúc này máy gạt dầu sẽ hoạt động gạt bỏ các phần nổi trên bề mặt nước thải vào máng thu.
Tại đầu ra của máy gạt váng dầu, nước thải được điều chỉnh pH, thiết bị điều chỉnh pH sẽ châm hóa chất nếu pH không nằm trong ngưỡng chấp nhận (6,5 – 7,5), pH được điều chỉnh bằng cách châm NaOH và HCl, hóa chất được cấp bởi bơm định lượng riêng và hoạt động dựa trên tín hiệu của đầu do pH. Sau đó nước thải được bơm vào bể điều hòa.
2.4.5.Bể điều hòa.
Hình 8: Bể điều hòa
2.4.5.1. Cấu tạo
Cấu tạo bằng bê tông cốt thép
Kích thước bể: dài × rộng × cao = 14m × 10m × 5m.
Chiều cao chứa nước: h = 4,7m
Thể tích chứa nước: V = 658m3
Số bơm chìm: 2 cái (1 hoạt động, 1 dự phòng).
Máy khuấy: 2 cái.
2.4.5.2. Chức năng
Bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo điều kiện làm việc ổn định và hiệu quả cho các công trình quản lý phía sau, tránh hiện tượng sốc tải.
Đồng thời có các máy thổi khí làm thoáng cung cấp oxi vào nước thải nhằm tránh phát sinh mùi hôi ở đây và giảm thiểu được 20 – 30% hàm lượng COD và BOD trong nước thải.
Việc sử dụng bể điều hòa trong hệ thống quản lý mang lại một số thuận lợi như sau:
Tăng cường hiệu quả xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, giảm thiểu chất thải về bể SBR do tải trọng tăng đột ngột, giảm thiểu đến mức thấp nhất tác hại của các chất ức chế cho quá trình xử lý sinh học.
Ổn định pH của nước thải mà không cần tiêu tốn nhiều hóa chất.
Giúp cung cấp nước thải vào bể SBR được liên tục theo từng mẻ khi các nhà máy sản xuất trong KCN không xả nước hoặc xả nước với lưu lượng thấp.
2.4.5.3. Hoạt động
Nước thải từ bể gạt dầu chảy tràn qua bể điều hòa, tại đây 2 máy khuầy trộn sẽ hoạt động, đồng thời và liên tục để chộn điều thành phần có trong nước thải và ngăn ngừa quá trình lắng xảy ra trong bể.
Hoạt động của bơm sẽ kiểm soát bởi cảm biến mực nước và chu kì hoạt động của bể SBR. Các bơm sẽ cài đặt hoạt động luân phiên nhau.
Ngoài ra trong bể điều hòa có đặt thiết bị đầu dò pH sẽ đọc giá trị pH trong bể nếu thấp hoặc cao hơn mức cho phép thì nó sẽ báo tín hiệu để tự động mở các bơm hóa chất.
Hình 9: Máy đo PH
Nguyên lý hoạt động của bơm NaOH: mở bơm khi pH 6,49.
Nguyên lý hoạt động của bơm HCl: mở bơm khi pH > 7,49 và dừng bơm khi pH < 7,01.
2.4.6. Bể SBR (bể phản ứng sinh học theo mẻ).
Hình 10: Bể SBR1
Hình 11: Bể SBR2
2.4.6.1. Cấu tạo
Làm bằng bê tông cốt thép
Số bể: 4 bể (chỉ mô tả 2 bể ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 tương tự)
Kích thước mỗi bể: dài × rộng × cao = 18m × 9,25m × 5m
Chiều cao nước chứa: 4,3m
Chiều cao ống xả tràn 4,6m
Thể tích nước chứa: 825m3
Chiều cao nước trong bể: 1,8m
Số mẻ của 1bể: 2 mẻ/ngày
Thể tích rót đầy nước trong 1 mẻ: 334 m3/ngày
Lượng bùn sinh ra: 51,6 kg/ mẻ
Máy thồi khí: 2 cái ( mổi bể 1 cái)
Sục khí chìm: 4 cái (mổi bể 2 cái)
Bơm chìm: 2 cái
Công suất chuyền tải oxy: 44 kgO2/ giờ.
2.4.6.2. Chức năng
Oxy hóa các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong bể thổi khí (chất hữu cơ hòa tan chuyển thành sinh khối tế bào mới).
Kết bông các hợp chất hữu cơ ổn định và tách những sinh khối mới tạo thành ra khỏi nước thải sau xử lý. Loại những bông cặn sinh học ra khỏi nước bằng quá trình lắng trọng lực làm cho nước đầu ra trong hơn.
Bể SBR là bể phản ứng gián đoạn từng mẻ hoạt động dựa trên quá trình sinh trưởng lơ lửng của vi sinh vật hiếu khí. Bể SBR là một dạng Aerotank làm việc theo mẻ xử lý nước thải bùn hoạt tính.
Nước thải bao giờ cũng có các chất rắn lơ lửng khó lắng. Các tế bào sinh vật sẽ bám vào các hạt lơ lửng này và phát triển thành các hạt bông cặn có hoạt tính phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn nước thể hiện bằng BOD. Các hạt bông này nếu thổi khí và khuấy đảo sẽ lơ lửng trong nước và lớn dần lên do hấp thụ nhiều hạt rắn lơ lửng nhỏ, tế bào sinh vật, nguyên sinh động vật và các chất độc. Các hạt bông này khi ngừng thổi khí hoặc các chất hữu cơ làm cơ chất dinh dưỡng cho vi sinh vật trong nước cạn kiệt chúng sẽ lắng xuống và tạo thành bùn.
Bùn hoạt tính là tập hợp các vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi sinh vật kết lại thành dạng hạt bông với trung tâm là các hạt chất rắn lơ lửng trong nước. Các hạt bông này có màu vàng nâu dễ lắng với kích thước 3-150µm. Bùn hoạt tính lắng xuống là “bùn già”, hoạt tính giảm. Nếu hoạt hóa (trong môi trường thích hợp có sục khí đầy đủ) sẽ sinh trưởng trở lại và hoạt tính phục hồi.
2.4.6.3. Hoạt động
Hệ thống SBR yêu cầu vận hành theo chu kỳ để điều khiển quá trình xử lý. Hoạt động chu kỳ kiểm soát toàn bộ các giai đoạn của quy trình xử lý bao gồm: thời gian nước vào, thời gian sục khí, thời gian lắng và thời gian tháo nước. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa chính xác dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học.
Bể SBR hoạt động theo 5 pha:
Pha làm đầy(full): thời gian bơm nước vào kéo dài từ 1-3 giờ. Dòng nước thải được đưa vào bể trong suốt thời gian diễn ra pha làm đầy. Trong bể phản ứng hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau, tùy theo mục tiêu xử lý, hàm lượng BOD đầu vào, quá trình làm đầy có thể thay đổi linh hoạt : làm đầy- tĩnh, làm đầy – hòa trộn, làm đầy- sục khí.
Pha phản ứng, thổi khí (React): tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính bằng sục khí hay làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp. Thời gian làm thoáng phụ thuộc chất dinh lượng nước thải, thường khoảng 2 giờ. Trong pha phản ứng, quá trình nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển Nito từ dạng N-NH3 sang N-NO2-và nhanh chóng chuyển sang dạng N-NO3-.
Pha lắng(settle): lắng trong nước. Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả thủy lực của bể đạt 100%. Thời gian lắng trong và cô đặc bùn thường kết thúc sớm hơn 2 giờ.
Pha rút nước (draw): khoảng 0,5 giờ.
Pha chờ: chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận hành.
Cũng tương tự như hai bể SBR trong giai đoạn 1 về nguyên lý hoạt động, vận hành nhưng điểm khác biệt là các bể SBR trong giai đoạn 2 sử dụng công nghệ sục khí bằng đĩa thay cho cánh khuấy và hệ thống thổi khí trong giai đoạn 1.
2.4.7. Bể khử trùng.
Hình 12: Bể khử trùng giai đoạn 1
Hình 13: Bể khử trùng giai đoạn 2
2.4.7.1. cấu tạo
Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép, thiết kế theo kiểu ziczac qua từng ngăn để trộn đều nước thải với Chlorine và nước sau xử lý.
Kích thước: dài × rộng × cao = 19,5m × 2m × 3,4m
Chiều cao chứa nước: h = 3,2m
Thể tích chứa nước: V = 56m3
Thời gian lưu nước trong 1 chu kỳ: 1,5h
Hóa chất sử dụng: hipoclorit canxi Ca(Ocl)2 70%
Số vách ngăn hướng đổi dòng: 3 vách ngăn.
2.4.7.2. Chức năng
Khử trùng nước thải sau xử lý từ bể SBR để tiêu diệt các loại vi trùng, virus gây bệnh có trong nước và giảm nhu cầu oxy sinh hóa của nguồn tiếp nhận.
Thiết bị dùng cho khử trùng:
Bồn chứa hóa chất Ca(OCl)2
Bơm định lượng Ca(OCl)2
2.4.7.3. Hoạt động
Nước thải sau khi được xử lý sẽ được đưa sang bể khử trùng, bể khử trùng được thiết kế theo vách ngăn, có các tấm chắn dòng làm nhiệm vụ trộn đều hóa chất Chlorine.
Chlorine được châm vào bể khử trùng theo liều lượng được xác định tùy thuộc vào tín hiệu cảm ứng báo từ đầu dò Chlorine để khử trùng nước khi xả thải ra môi trường.
2.4.8.Bể chứa nước sau xử lý của nhà máy.
Hình 14: Bể chứa nước sau xử lý
2.4.8.1. Cấu tạo
Được xây dựng bằng bê tông cốt thép, nằm âm dưới đất.
Thể tích: dài x rộng x cao = 13,7m x 11,5m x 5m.
2.4.8.2. Chức năng.
Bể chứa nước thải sau khi xử lý được sử dụng cho mục đích tưới cây cho khu công nghiệp, nước cứu hỏa, nước để tưới cây cho khu khuôn viên nhà máy.
2.4.9. Bể nén bùn.
Bùn được bơm hút từ bể SBR sau mỗi mẻ xử lý sang bể nén bùn, bể nén bùn có dạng hình phễu và bên dưới có thiết bị gom bùn, bùn từ bể nén bùn được bơm sang máy ép bùn bằng bơm bùn nén. Polimer 2% được bơm vào đường ống dẫn bùn để tăng khả năng dính kết của bùn.
Phần nước sau khi ép theo mương chảy qua thiết bị gom nước để đưa về bể gom, bánh bùn sau khi ép được giao cho các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý.
Trong quá trình chuyển bùn sang máy ép bùn thì bùn được trộn với một hàm lượng polymer thích hợp.
2.4.10. Máy ép bùn.
Hình 15: Máy nén bùn
2.4.10.1. Chức năng
Tách nước ra khỏi bùn với mục đích giảm khối lượng vận chuyển, bùn khô để đưa đi chôn lấp hay xử lý có hiệu quả cao hơn bùn ướt, giảm thể tích nước ở bãi chôn lấp. Giảm chi phí cho việc xử lý bùn.
Khi nồng độ bùn trong bể chứa bùn nằm trong khoảng 20.000 – 50.000 mg/l và bùn đã phân hủy tốt có màu nâu xám, thì tiến hành ép bùn.
2.4.10.2. Hoạt động
Hòa polymer vào bồn chứa với nồng độ 1kg polymer/m3 và khởi động máy khuấy trộn. Khởi động máy ép bùn, máy bơm bùn và máy châm polymer, polymer sẽ bơm đến đầu đường ống bơm bùn, sau đó bùn và polymer sẽ bơm trục vít từ bể chứa bùn đưa vào máy ép bùn. Với áp lực của máy ép, nước sẽ thấm vào khung bản qua tấm vải lọc chảy ra ngoài theo đường rãnh của khung ép, bùn sẽ ép chặt lại với áp lực tối đa của máy ép bùn. Thời gian máy ép hoạt động cùng lúc là 3h. Sau đó bùn sẽ được lấy ra khỏi khung bản bằng thủ công, chứa trong các thùng chứa bùn rồi van bàn giao cho đơn vị có chức năng xử lý.
2.5.ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CẢ HỆ THỐNG
Dưới đây là bản kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra của công ty sau khi đã qua hệ thống xử lý.
Bảng 4: Chất lượng nước thải của trạm xử lý nước thải đầu vào ngày 25/08/2012
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị
Phương pháp phân tích
1
Nhiêt độ
oC
27,9
HATH
2
pH
-
7,23
TCVN 6492-1999
3
BOD5
mg/l
109
SMEWW 5210 B
4
COD
mg/l
206
SMEWW 5220 C
5
TSS
mg/l
121
SMEWW 2450 D
6
DO
mg/l
1,21
WTW 3205
7
Pb
mg/l
0,075
SMEWW 3120 B-ICP
8
Ni
mg/l
0,296
SMEWW 3120 B-ICP
9
Cr3+
mg/l
3,24
SMEWW 3120 B-ICP
10
Cr6+
mg/l
KPH(˂0,001)
SMEWW 3500-Cr B
11
Zn
mg/l
0,146
SMEWW 3120 B-ICP
12
Cu
mg/l
0,298
SMEWW 3120 B-ICP
13
Fe
mg/l
13,7
SMEWW 3500-Fe B
14
Mn
mg/l
0,497
SMEWW 3500-Mn B
15
Cd
mg/l
0,006
SMEWW 3120 B-ICP
16
Hg
mg/l
KPH(˂0,001)
SMEWW 3120 B-ICP
17
N-NO3-
mg/l
0,13
SMEWW 4500- NO3- B
18
Tổng N
mg/l
58,8
SMEWW 4500-N(B và C)
19
Tổng P
mg/l
15,18
SMEWW 4500- P D
20
N-NH4+
mg/l
24,08
SMEWW 4500- N C
21
Tổng dầu mỡ
mg/l
4,35
SMEWW 5520 C
22
coliforms
MPN/100ml
7×103
TCVN 6187-2:1996
(nguồn: viện môi trường và tài nguyên – Đại học quốc gia TP.HCM)
Bảng 5. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra ngày 25/08/2012
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị
Phương pháp phân tích
1
Nhiêt độ
oC
28,1
HATH
2
pH
-
7,21
TCVN 6492-1999
3
BOD5
mg/l
18
SMEWW 5210 B
4
COD
mg/l
40
SMEWW 5220 C
5
TSS
mg/l
54
SMEWW 2450 D
6
DO
mg/l
2,96
WTW 3205
7
Pb
mg/l
0,037
SMEWW 3120 B-ICP
8
Ni
mg/l
KPH((˂0,001)
SMEWW 3120 B-ICP
9
Cr3+
mg/l
0,092
SMEWW 3120 B-ICP
10
Cr6+
mg/l
KPH(˂0,001)
SMEWW 3500-Cr B
11
Zn
mg/l
0,043
SMEWW 3120 B-ICP
12
Cu
mg/l
0,016
SMEWW 3120 B-ICP
13
Fe
mg/l
0,412
SMEWW 3500-Fe B
14
Mn
mg/l
0,095
SMEWW 3500-Mn B
15
Cd
mg/l
0,004
SMEWW 3120 B-ICP
16
Hg
mg/l
KPH(˂0,001)
SMEWW 3120 B-ICP
17
N-NO3-
mg/l
8,91
SMEWW 4500- NO3- B
18
Tổng N
mg/l
5,6
SMEWW 4500-N(B và C)
19
Tổng P
mg/l
3,13
SMEWW 4500- P D
20
N-NH4+
mg/l
0,93
SMEWW 4500- N C
21
Tổng dầu mỡ
mg/l
KPH(˂0,001)
SMEWW 5520 C
22
Coliforms
MPN/100ml
2,4 × 102
TCVN 6187-2:1996
(Nguồn: Viện môi trường và tài nguyên – Đại Học Quốc Gia TP.HCM)
Ta thấy ngoài hàm lượng Cr3+vượt chỉ tiêu B (0,092 mg/l) thì tất cả chỉ tiêu còn lại đề đạt chất lượng nước thải đầu ra theo tiêu chuẩn loại B, điều đó cho thấy tính hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy xử lý nước thải KCN Tân Bình.
CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH, SỰ CỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
3.1. VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Trước khi vận hành:
Đảm bảo nước thải trước khi xử lý có chất lượng và lưu lượng không vượt quá giá trị thiết kế.
Mực nước trong bể đủ cao, để công tắc phao ở đúng vị trí đúng mạch điện, bơm cò thể hoạt động được.
Kiểm tra hệ thống điện cung cấp:
Điện áp, vôn kế chỉ ở mức 380V – 400V; áp kế chỉ ở mức 0A và công tắc khấn đóng, đèn pha sáng.
Hệ thống dây điện của các thiết bị: các máy thổi khí, các máy bơm nước thải và hóa chất...trong hệ thống xử lý.
Kiểm tra trạng thái của các công tắc, cầu dao, khởi động từ, bóng đèn. Phải đảm bảo tất cả ở trạng thái sẵn sàng làm việc.
Kiểm tra hệ thống:
Kiểm tra tình trạng hoạt động của các máy móc thiết bị trong hệ thống có bị hư hỏng, thay đổi vị trí hay biến dạng hay không?
Kiểm tra hệ thống đường ống:
Hệ thống các đường ống dẫn nước, hóa chất và khí có rò rỉ hay không?
Các van trong hệ thống có hoạt động bình thường không?
Chuẩn bị hóa chất:
Các hóa chất sử dụng phải được dự trữ với lượng thích hợp để điều chỉnh chất lượng nước thải vào hệ thống xử lý.
Hóa chất sử dụng trong hệ thống là Ca(Ocl)2, pha loãng với nước sạch thành Ca(Ocl)2 70%.
Khi pha hóa chất cần phải mang đầy đủ dụng cụ và đồ bảo hộ.
Bảng điều khiển:
Bảng điều khiển được thể hiện trước tủ điều khiển. Mỗi thiết bị có ba bóng đèn hiển thị và 1 chuông báo động.
Đèn xanh: chỉ trạng thái chờ.
Đèn đỏ: chỉ trạng thái đang hoạt động.
Đèn vàng: chỉ trạng thái quá tải.
Khi hệ thống quá tải chuông sẽ báo động.
Quy trình vận hành thông thường của một số công trình
Chuyển công tắc xoay (tắt – mở) về vị trí mở để khởi động từng thiết bị.
3.1.1.Bể thu gom
Sau khi kiểm tra sơ bộ xong, nhân viên vận hành lấy mẫu tại hố thu kiểm tra chất lượng nước đầu vào các chỉ tiêu sau: pH, độ mặn, COD, BOD, SS... có đạt với tiêu chuẩn nước đầu vào của nhà máy không.
3.1.2. Bể tách dầu mỡ
Trên mặt nước bể tách dầu mỡ có một bảng gạt được điều khiển tự động
Máy hút dẩu mỡ được điều khiển bằng tay.
3.1.3. Bể điều hòa
Đầu dò pH liên tục truyền tín hiệu về pH của nước thải trong bể nhằm xác định lượng NaOH hoặc HCl cần hiết được châm vào nước thải tại vị trí thu nước của bể tách dầu mỡ.
Hai máy khuấy chìm hoạt động đồng thời. Ở chế độ Auto máy khuấy trộn hoạt động theo cài đặt trong PCL.
Đèn báo lỗi được hiển thị trên tủ điều khiển.
3.1.4 bể SBR
Trong giai đoạn cấp nước ở bể SBR, van điện cấp nước mở, kích hoạt bơm ở bể điều hòa hoạt động bơm nước vào bể SBR. Khi cảm ứng mực nước siêu âm báo nước đầy bể thì bơm tự ngắt.
Thời gian cho việc điền nước vào 60 phút nhưng vào giờ cao điểm có thể cho hai bơm cùng hoạt động, rút ngắn thời gian xuống còn 30 phút.
Sau khi kết thúc quá trình điền nước sẽ đến quá trình sục khí nhằm cung cấp oxy cho các vi sinh vật trong bể. Nồng độ oxy trong lúc sục khí từ 2 – 2,5mg/l. Thời gian sục khí 180 phút là thời gian tối ưu cho vi sinh vật phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải.
Kết thúc giai đoạn sục khí chuyển sang giai đoạn lắng, khi đó toàn bộ các thiết bị trong bể SBR sẽ ngừng hoạt động thời gian lắng từ 120 – 130 phút.
Khi kết thúc giai đoạn lắng van điện mở, nước trong bể được tách ra bằng Decanter. Thời gian 60 phút.
Bơm vận chuyển bùn (PM – 04 hoặc PM – 05) sẽ được khởi động vào cuối giai đoạn chắt nước và ngưng hoạt động khi giai đoạn chắt nước kết thúc.
Thời gian vận hành bể SBR của nhân viên vận hành hệ thống:
Điền nước: 60 phút.
Sục khí: 180 phút.
Lắng: 90 phút.
Chắt nước trong: 60 phút.
Xả bùn: 10 phút.
3.1.5. bể nén bùn
Hoạt động của bơm được đóng mở bằng tay thông qua tủ điều khiển. Ở chế độ tự động thì bơm được điều khiển bởi tủ của máy ép bùn.
4.1.6. máy ép bùn.
Khi nồng độ bùn trong bể chứa bùn nhiều thì sẽ tiến hành ép bùn.
Chọn lựa Polymer thích hợp bằng cách lấy mẫu bùn đã lắng để xác định Vpolymer/Vbùn nhằm keo tụ bùn tối ưu. Lưu lượng bơm bùn và bơm polymer được điều chỉnh thích hợp.
Hòa tan polymer vào bồn chứa với nồng độ 1kg polymer/m3 nước và khuấy trộn để polymer hòa tan hoàn toàn.
Bật công tắc để chạy băng tải.
Mở van bơm bùn, van bơm polymer.
Mờ công tắc khuấy bồn polymer.
Mở công tắc bom polymer.
Mở công tắc bơm bùn.
3.2. HỆ THỐNG ĐỊNH LƯỢNG HÓA CHẤT.
3.2.1. NaOH
Cách pha NaOH
Nồng độ hóa chất sử dụng là 30%.
Mở van cấp nước vào bồn 1050 lít nước.
Bật máy khuấy sang “ON”
Cho từ từ NaOH 98% vào bồn.
Khuấy trong 20 phút cho NaOH tan hết.
Chú ý khi cho NaOH vào nước dung dịch tạo thành sẽ rất nóng vì vậy cần phải cẩn thận.
Bơm NaOH
Bơm định lượng NaOH hoạt động khi bơm nước thải ở hố thu gom hoạt động đồng thời pH của nước thải thấp hơn pH cho phép và mức hóa chất tronh bồn phải cao hơn mức cho phép.
Cách cài đặt giá trị vận hành
Nguyên tắc hoạt động của bơm NaOH: mở khi pH 6,49.
3.2.2. HCl
Hình16: Thùng chứa axít
Cách pha HCl
Nồng độ hóa chất sử dụng là 30%.
Mua HCl từ nhà cung cấp.
Bơm HCL
Bơm định lượng HCl hoạt động khi bơm nước thải ở hố thu gom hoạt động đồng thời pH của nước thải cao hơn pH cho phép và mực hóa chất trong bồn phải cao hơn mức cho phép.
Cài đặt giá trị vận hành
Nguyên lý hoạt động của bơm HCl: mở khi pH > 7,45, giá trị này có thể điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình vận hành, dừng khi pH < 7,1.
3.2.3. Bồn Polymer
Hình 17: Thùng chứa Polimer
Cách pha polymer
Nồng độ hóa chất sử dụng là 0,1%.
Mở van cấp nước vào bồn 1500 lít.
Bật máy khuấy sang “ON”.
Cho từ từ 1kg polymer nồng độ 100% vào bồn.
Khuấy khoảng 3 phút cho polymer tan hết.
Chú ý phải cho polymer từ từ vào không được cho cùng lúc quá nhiều vì polymer sẽ không tan. Polymer sử dụng tại nhà máy là polymer dương.
Bơm polymer.
Bơm định lượng polymer hoạt động khi bơm cấp bùn vào máy ép hoạt động và mực hóa chất cao hơn mức cho phép.
3.2.4. Ca(OCl)2
Cách pha Ca(OCl)2
Nồng độ hóa chất sử dụng là 10%.
Mở van cấp nước vào bồn 1000 lít.
Bật máy khuấy sang “ON”.
Cho từ từ 1kg Ca(OCl)2 30% vào bồn.
Khuấy khoảng 10 phút cho Ca(OCl)2 tan hết.
Bơm Ca(OCl)2
Bơm định lượng Ca(OCl)2 hoạt động khi nồng độ Chlorine trong bể khử trùng thấp hơn mức cho phép và mực hóa chất trong bồn cao hơn mức cho phép. Nống độ Chlorine được xác định bằng đầu dò.
Cài đặt giá trị vận hành
Bơm Ca(OCl)2mở khi nồng độ chlorine 0,51 ppm.
3.3. SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.
3.3.1. Cách kiểm tra khi gặp sự cố
-Khi phát hiện màu, mùi hoặc một số chỉ tiêu có dấu hiệu khác thường tại bể thu nước thải đầu vào(pH, độ dẫn điện, kim loại nặng,...) hoặc các thông số hoạt động của bể SBR thay đổi( bùn lắng kém, màu sắc thay đổi, MLSS giảm, DO quá cao hay quá thấp,...) thì phải tiến hành kiểm tra.
- Trình tự kiểm tra:
+ xác định nguyên nhân gây ra dấu hiệu bất thường.
+ phân tích một số chỉ tiêu nghi ngờ trong phòng thí nghiệm.
+ khoanh vùng các nhà máy, kiểm tra các hố ga chính của từng khu vực, kiểm tra các hố ga của các nhà máy nghi ngờ theo đặc thù nước thải của nhà máy.
3.3.2. Một số sự cố ở bể điều hòa và cách khắc phục
- pH đầu vào nhỏ hơn 6 thì phải tiến hành bổ sung NaOH hoặc pha loãng tại bể điều hòa để nâng pH lên 7.
- pH đầu vào lớn hơn 9 thì phải tiến hành bổ sung acid hoặc pha loãng tại bể điều hòa hạ pH xuống 7.
-Nếu độ dẫn điện cao trên 1mS/cm và màu, mùi nước có dấu hiệu bất thường thì phải tiến hành cho ngưng nước đầu vào và phân tích một số chỉ tiêu kim loại nặng nghi ngờ.
3.3.3. Một số sự cố trong bể SBR
3.3.3.1. sự cố bùn nổi trong giai đoạn lắng
Vi khuẩn dạng sợi phát triển
Nguyên nhân
Xét nghiệm sự hiện diện của vi khuẩn dạng sợi bằng kính
Kiểm tra, kiểm soát
Vi khuẩn dạng sợi phát triển
Giải pháp
Tăng DO nếu DO < 1mg/l
Điều chỉnh Ph=7
Thêm 50-200 mg/l H2O2 vào bể cho đến khi SVI<150
Gia tăng hoặc giảm lượng bùn thải
3.3.3.2 Sự cố pH trong bể SBR giảm xuống
Vi khuẩn dạng sợi phát triển
Giải pháp
Kiểm tra, kiểm soát
Nguyên nhân
Điều chỉnh DO
Tăng lượng bùn thải
Hòa thêm kiềm
pH đầu vào
Nồng độ Amonia
Độ kiềm đầu vào
Quá trình Nitrate hóa xảy ra
Độ kiềm trong nước thải thấp
Xác định nguồn và ngăn
Độ đục quá mức trong bể
3.3.3.3 Sự cố bông cặn và cách khắc phục
Cấy lại bùn và tuân theo các quy tắc vận hành
Giảm DO
Giảm lượng bùn thải
Giảm cường độ sục khí
Dùng kính hiển vi xem sự hoạt động của vi sinh
Kiểm tra bùn
Kiểm tra DO trong bể
Tình trạng kị khí xảy ra
Bùn bị oxy hóa quá mức
Bị sốc tải do ngộ độc
Nguyên nhân
Kiểm tra, kiểm soát
Giải pháp
3.3.4 Còi báo hiệu và các biện pháp ứng phó
Stt
Còi báo
Nguyên nhân
1
Hồ thu gom/ bể điều hòa báo đầy
- Mực nước trên mức “High” thì Alarm “ON”- Mực nước dưới mức “High” thì Alarm “OFF”- Cách xử lý: kiểm tra các cảm biến mực nước trong bể. Nếu cảm biến mực nước bị nghẹt cặn giữa các cọc thì vệ sinh. Nếu đầy nước thì dừng không nhận thêm nước vào bể và khởi động bơm trong bể để bơm nước đi.
2
Bể SBR báo đầy
- Mực nước trên mức “High” thì Alarm “ON”- Dừng bơm ở bể điều hòa thì Alarm “OFF”- Cách xử lý: Kiểm tra mực nước trong bể nếu mực nước đầy thì dừng không nhận thêm nước vào bể.
3
Bồn hóa chất báo cạn
- Mực hóa chất xuống dưới mức “Refill” thì Alarm “ON”- Mực hóa chất xuống dưới mức “Pump stop” thì Alarm“OFF”- Cách xử lý: kiểm tra cảm biến mực hóa chất trong hồ. Nếu cảm biến mực nước bị nghẹt cặn giữa các cọc thì vệ sinh. Nếu bồn hết hóa chất thì dừng bơm và thêm hóa chất vào bùn.
4
Motor/ Value trip
-Chạm mạch hoặc quá tải thì Alarm “ON”-Trip reset thì Alarm “OFF”- Cách xử lý: dừng toàn bộ hệ thống, kiểm tra xem thiết bị nào mà rơle nhiệt của nó quá nhiệt, sau đó sửa chữa.
3.3.5 Các hạng mục cần kiểm tra và bảo trì hàng ngày
Stt
Hạng mục
Lỗi
Biện pháp kiểm tra
1
Bồn hóa chất
Ăn mòn/rò rỉ
Kiểm tra giá đỡ, sơn bọc lại những chỗ rỉ sét. Phải tìm ra nguyên nhân và sửa chữa.
Kiểm tra mức hóa chất còn lại
Kiểm tra và cho thêm hóa chất vào bể.
2
Van
Rò rỉ
Kiểm tra hư hỏng của các con vít và bộ phận bọc bên ngoài, sửa chữa hoặc thay thế.
Cách hoạt động sai
Nếu tay vặn bị cứng thì điều chỉnh lại ron/đệm hay làm lạ iron/đệm khác đối với van màng.
3
Ống
Ống bị biến dạng hay bị đổi màu
Ước định khả năng chịu áp của ổng,thay thế nếu yêu cầu.
Rò rỉ
Thay những đoạn ống bị mẻ hay bị thủng lỗ.Thay thế hay hàn lại những mối nối.Làm lại đệm.
4
Kệ giá đỡ
Lỏng do rung động
Siết chặt bu lông lại.
5
Thiết bị trong tủ điện
Sự rung động hay vật lạ vướng vào công tắc từ rơle bổ trợ
Siết chặt bu lông/tiếp điểm lại, lấy vật lạ ra và thay thế bộ phận nếu cần.
Nổ cầu chì
Kiểm tra công suất và tìm hiểu nguyên nhân
Nhiệt độ tăng bất thường trong tủ thiết bị
Không vấn đề gì nếu nhiệt độ dưới 400C. Nếu nhiệt độ tăng bất thường phải tìm ra nguyên nhân.
Mối nối không chặt
Siết chặt lại ống nối.
6
Cảm biến mực nước( loại điện cực)
Hoạt động sai
Khoảng cách giữa các cọc bị dơ. Vệ sinh các cọc.Do các tiếp điểm bị rỉ sét,dây chuyền tin hiệu bị lỗi nên có thể phát tín hiệu sai.
3.3.6 Các hạng mục cần bảo trì định kì
Stt
Chu kì
Hạng mục
Biện pháp
1
4 năm
Máy thổi khí
Thay bánh răng,Thay giảm âm đầu hút/giảm âm, đầu đẩy
2
2 năm
Máy lọc rác thô
Thay dầu mởThay ổ bi
3
Hàng năm
Máy thổi khí
Thay đệmThay ổ biVệ sinh vỏ máy
Thùng, bể
Kiểm tra và sữa chữa ăn mòn, rò rỉ và hư hỏng
Bơm máy khuấy
Kiểm tra tình trạng mài mòn.Thay thế các bộ phận nếu cần thiết
Nền móng
Kiểm tra những chỗ xói mòn và hư hỏng.
Máy chắt nước(decanter)
Thay thế các bộ phận nếu có thất thường xảy ra.
Máy thổi khí
Thay dây đai.vệ sinh bệ trong, giảm âm đầu hút.
4
Tháng 3
-Motor khuấy-Bơm định lượng-Máy khuấy trộn chìm-Máy gạt dầu
Thay nhớt mới cho tất cả các Motor khuấy, bơm định lượng cho Motor. Sơn lại nơi bị rỉ sét.Kiểm tra các đầu dây điệm đấu vào máy
Máy lọc rác thô
Thay dầu mỡ cho các ổ bi trên( 1gam/3tháng)Thay bộ phận cào rác nếu răng cào bị mòn.
Máy thổi khí
Kiểm tra van an toàn.Kiểm tra sự cách điện của MotorKiểm tra/siết chặt các bu-lông/ mối nối.Kiểm tra sức căng của dây đai.
Máy thổi khí
Cấp dầu mỡ cho bánh răng, bạc đạn. Thay dầu mỡ.
5
Hàng tháng
Bơm chìm
Kéo tất cả các bơm lên, vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra các cánh quạt và sự rò rỉ điện của bơm
Máy lọc rác thô
Kiểm tra sức căng, căng chỉnh lại các dây đai truyền động.
Máy chắt nước
Thu gom những vật nổi trong bể mà có thể ảnh hưởng đến quá trình vận hành.Kiểm tra máy sục khí có làm việc đúng theo hướng dẫn vận hành hay không
6
Hàng tuần
Tủ điện
Ngắt CP tổng, làm vệ sinh tất cả các linh kiện( khởi động từ, PLC, công tắc điện…) bên trong, bên ngoài bằng cọ.
Máy khuấy
Kiểm tra và cấp dầu mỡ
Máy chắt nước
Kiểm tra những thiết bị bảo vệ làm việc có đúng không
7
Hàng ngày
Máy lọc rác tự động
Làm vệ sinh sục rửa
Khu vực pha hóa chất/máy ép bùn
Làm vệ sinh xịt rửa và quét dọn. Vệ sinh tất cả các Motor khuấy, bơm định lượng
Máy thổi khí
Kiểm tra theo dõi mức dầuTheo dõi hoạt động của máy.Kiểm tra cường độ dòng điện/điện thế/lưu lượng khíKiểm tra tiếng ồn rung động, nhiệt độ của máy.
Máy chắt nước
Kiểm tra và đảm bảo không có vật nổi trong bể làm ảnh hưởng đến máy hay không.
3.3.7 Các hiện tượng, sự cố thường gặp và cách khắc phục
Stt
Hiện tượng
Nguyên nhân
Cách khắc phục
1
pH hiển thị
Điện cực hư
Thay
Điện cực dơ
Kiểm tra vệ sinh định kì
Giá trị bị sai lệch
Hiệu chỉnh định kì
Đường truyền tín hiệu sai
Yêu cầu nhà sản xuất kiểm tra
pH kiểm soát quá trình sai
Cài đặt sai
Điều chỉnh lại
2
Bơm bùn không hoạt động
Chưa cấp điện cho bơm
Kiểm tra và đóng tất cả các thiết bị điện điều khiển( CB, contactor, công tắc mở máy tụ điện)
Đường ống dẫn bị nghẹt
Vệ sinh đường ống
3
Lưu lượng thấp
Bánh xe công tác bị dơ
Lau sạch bánh xe công tác
Sai chiều quay
Kiểm tra motor và đổi chiều quay.
Van chưa mở hết
Mở van hết.
Mực nước thấp
Phao bị vướng vật lạ, không hoạt động.
4
Bơm định lượng hóa chất không hoạt động
Chưa cấp điện cho bơm
Kiểm tra và đóng tất cả các thiết bị điều khiển.( CB, contactor, công tắc mở máy tụ điện)
Có vật lạ nghẹt trong đầu hút và đầu đẩy
Vệ sinh đầu hút và đầu đẩy
5
Chất lượng nước đầu vào không đạt(các chỉ tiêu ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép)
Nguồn nước thải từ các nhà máy thải ra chưa đạt chỉ tiêu thải vào KCN
Kiểm tra nếu có nghi ngờ và yêu cầu nhà máy đó khắc phục kịp thời( có thể sơ bộ kiểm tra qua cách nhìn màu, mùi và đo pH của nguồn nước).
6
Chỉ tiêu pH của chất lượng nước đầu ra không đạt.Chỉ tiêu BOD, COD,SS,N,P của chất lượng nước đầu ra không đạt
-Đo pH đầu vào quá cao hoặc quá thấp( vượt chỉ tiêu thiết kế) nên bơm NaOH hay HCl vào không kịp điều chỉnh pH.- Có thể do máy lọc rác, bể gạt dầu mỡ làm việc không hoặc kém hiệu quả.-Bể SBR làm việc không hoặc kém hiệu quả. Do các yếu tố ảnh hưởng: pH, chỉ tiêu dầu mỡ, giá trị DO, nồng độ bùn hoạt tính trong bể
-Kiểm tra pH đầu vào.-Tăng công suất của bơm NaOH hoặc HCl ( nếu có thể).- Ở trường hợp cấp bách thì cấp vào bằng tay cho kịp thời nhưng chú ý nên theo dõi pH và cẩn thận khi dùng hóa chất.- Kiểm tra vệ sinh máy lọc rác. Kiểm tra điều kiện làm việc của bể tách dầu mỡ và máy gạt, vệ sinh bể nếu cần- pH bất thường hay dầu mỡ còn lại trong nước thải cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động sống của vi sinh vật.- Nếu DO không đủ thì kiểm tra lại máy thổi khí hoặc xả bớt bùn dư nhiều ở trong bể.- Kiểm tra nồng độ kim loại nặng nếu có nghi ngờ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong quá trình thực tập tại nhà máy là quãng thời gian bổ ích, trong thời gian này chúng em có cơ hội để học hỏi kiến thức thực tế về quy trình thu gom và xử lý nước thải của nhà máy cũng như một số xí nghiệp trong phạm vi khu công nghiệp Tân Bình. Đây cũng là cơ hội cho chúng em làm quen và có được những kiến thức thực tế giúp chúng em có kinh nghiệm cho công việc sau này.
Ưu điểm:
Hệ thống xử lý nước thải đơn giản, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả xử lý cao.
Hệ thống vận hành liên tục, khả năng chịu tải cao, tất cả các quá trình đều cài đặt tự động nên rất dễ quan sát và quản lý
Công nghệ chính là bề SBR, xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí đơn giản nhưng hiệu quả cao.
Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề, có tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc, nhiệt tình và rất hòa đồng vui vẻ, tận tình giúp đỡ chúng em trong thời gian thực tập
Vị trí xây dựng nhà máy rất thuận tiện cho việc đi lại trong khu công nghiệp.
Hạn chế:
Song chắn rác bị ngập bị khi lưu lượng vào tăng đột ngột.
Đường ống dẫn nước thải của nhà máy chưa kín dẫn đến hiện tượng nước mưa tràn khi mưa lớn.
Tốn thời gian vệ sinh máy ép bùn, bùn lấy ra với độ ẩm chưa thấp, phải đưa ra sân phơi rất bất tiện khi trời mưa kéo dài, và việc bố trí sân phơi bùn xa so với nơi ép bùn sẽ làm tồn thời gian và công sức vận chuyển.
Đường ống dẫn nước từ bể khử trùng ra bể tiếp nhận đặt quá cao so với mặt đất do đó rất khó khăn cho việc vệ sinh.
Việc xả thải của các nhà máy chưa được kiểm soát chặt chẽ vì vậy gặp khón khăn cho việc quản lý và xử lý để đạt hiệu quả.
Kiến nghị
Nhà máy cần có biện pháp xử phạt mạnh với những trường hợp cố ý xả thải không đạt tiêu chuẩn vào hệ thống xử lý của nhà máy. Giám sát công tác thực hiện của các doanh nghiệp đối với yêu cầu cần khắc phục, xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Tăng cường kiểm tra các hố ga của các nhà máy sản xuất trong KCN để kiểm soát chặt chẽ việc xả thải đúng qui định, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm và biện pháp khắc phục.
Sửa chữa và lắp đặt lại hệ thống song chắn rác nhằm hạn chế lượng rác thải vào bể.
Cần lắp đặt lại vị trí của đường ống dẫn nước để tiện cho việc thoát nước sau xử lý và vệ sinh định kỳ.
Cần lắp đặt mái che di động cho sân phơi bùn để tiện cho việc bùn nhanh khô nước và khi trời mưa . Cần đầu tư thiết bị rửa máy ép bùn và đường thoát nước rửa bùn cho phù hợp để tránh tắt nghẽn khi rửa bùn.
Mục Lục
Lời cảm ơn:
Lời giới thiệu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TANIMEX. 3
1.1.1 Giới thiệu công ty Tanimex. 3
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Tanimex. 3
1.1.2.1 Lịch sử hình thành. 3
1.1.2.2 Lịch sử phát triển. 3
1.2 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH 3
1.2.1 Vị trí địa lý 3
1.2.2 Diện tích khuôn viên và các phân khu chức năng 3
1.2.3 Ngành nghề kinh doanh. 3
1.2.4 Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. 3
1.3 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH 3
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy. 3
1.3.2 Nguồn tiếp nhận 3
1.3.3 Mặt bằng tổng thể của nhà máy. 3
1.3.4 Nhiệm vụ và chức năng của nhà máy. 3
1.3.4.1 Nhiệm vụ. 3
1.3.4.2 Chức năng. 3
1.3.5 Tình hình hoạt động của nhà máy. 3
1.3.5.1 Tổ chức và bố trí nhân sự. 3
1.3.5.2 Tình hình hoạt động: 3
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KCN TÂN BÌNH 3
2.1. LƯU LƯỢNG VÀ TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI 3
2.1.1. Lưu lượng nước thải. 3
2.1.2. Tính chất nước thải 3
2.1.2.1. Nguồn phát sinh nước thải 3
2.1.2.2. Đặc tính của nước thải 3
2.1.2.3. Hiện trạng môi trường nước 3
2.2. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH. 3
2.3. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ. 3
2.4. CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ. 3
2.4.1. Song chắn rác. 3
2.4.1.1 Cấu tạo: 3
2.4.1.2. chức năng. 3
2.4.2. Bể thu gom. 3
2.4.2.1. Cấu tạo. 3
2.4.2.2. Chức năng. 3
2.4.3. Thiết bị lọc rác tinh 3
2.2.3.1. cấu tạo 3
2.4.3.2. chức năng 3
2.4.3.3. Hoạt động. 3
2.4.4. Bể tách dầu mỡ 3
2.4.4.1. Cấu tạo 3
2.4.4.2. Chức năng 3
2.4.4.3. Hoạt động. 3
2.4.5.Bể điều hòa. 3
2.4.5.1. Cấu tạo 3
2.4.5.2. Chức năng 3
2.4.5.3. Hoạt động 3
2.4.6. Bể SBR (bể phản ứng sinh học theo mẻ). 3
2.4.6.1. Cấu tạo 3
2.4.6.2. Chức năng 3
2.4.6.3. Hoạt động 3
2.4.7. Bể khử trùng. 3
2.4.7.1. cấu tạo 3
2.4.7.2. Chức năng 3
2.4.7.3. Hoạt động 3
2.4.8.Bể chứa nước sau xử lý của nhà máy. 3
2.4.8.1. Cấu tạo 3
2.4.8.2. Chức năng. 3
2.4.9. Bể nén bùn. 3
2.4.10. Máy ép bùn. 3
2.4.10.2. Hoạt động 3
2.5.ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CẢ HỆ THỐNG 3
CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH, SỰ CỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 3
3.1. VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 3
3.1.1.Bể thu gom 3
3.1.2. Bể tách dầu mỡ 3
3.1.3. Bể điều hòa 3
3.1.4 bể SBR 3
3.1.5. bể nén bùn 3
4.1.6. máy ép bùn. 3
3.2. HỆ THỐNG ĐỊNH LƯỢNG HÓA CHẤT. 3
3.2.1. NaOH 3
3.2.2. HCl 3
3.2.3. Bồn Polymer 3
3.2.4. Ca(OCl)2 3
3.3. SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC. 3
3.3.1. Cách kiểm tra khi gặp sự cố 3
3.3.2. Một số sự cố ở bể điều hòa và cách khắc phục 3
3.3.3. Một số sự cố trong bể SBR 3
3.3.3.1. sự cố bùn nổi trong giai đoạn lắng 3
3.3.3.2 Sự cố pH trong bể SBR giảm xuống 3
3.3.3.3 Sự cố bông cặn và cách khắc phục 1
3.3.4 Còi báo hiệu và các biện pháp ứng phó 3
3.3.5 Các hạng mục cần kiểm tra và bảo trì hàng ngày 3
3.3.6 Các hạng mục cần bảo trì định kì 3
3.3.7 Các hiện tượng, sự cố thường gặp và cách khắc phục 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3
Ưu điểm: 3
Hạn chế: 3
Kiến nghị 3
14h ngày 29/3 gặp thầy Nam tại PTN13h30 ngày 2/4 gặp cô Yến tại PTN16h45 ngày 4/4 gặp cô V.Lan tại phòng U0607
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_hoan_chinh_2522.docx