Qua bảng theo dõi các loài dịch hại khác ta thấy mức độ gây hại của ốc bươu vàng là rất đáng chú ý; chúng xuất hiện vào giai đoạn 0 – 7 NSKC, ốc ăn mạ non làm cho mật độ của lúa khá thưa và đã được xử lý bằng thuốc bả mồi Anhead ; sau đó tiến hành cấy dặm. Đến giai đoạn 16 – 58 NSKC xuất hiện chuột gây hại ở
mức độ trung bình và được xử lý kịp thời bằng thuốc bả mồi RAT -K.
52 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3774 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình sản xuất giống lúa OM 6377 siêu nguyên chủng tại trại giống Tà Đảnh – huyện Tà Đảnh – tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên 6,5 tấn/ha /vụ và 12 – 17 tấn/ha /năm với 2 – 3 vụ lúa.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
2007 7.207.400 4,99 35.942.700
2008 7.400.200 5,24 38.729.800
2009 7.437.200 5,24 38.950.200
2010 7.489.400 5,34 40.005.600
2011 7.651.900 5,53 42.331.600
Nguồn: FAO, 2013.
1.4. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI RUỘNG SẢN XUẤT GIỐNG
1.4.1. Phân cấp hạt giống
* Trong công tác sản xuất giống, sự phân cấp hạt giống được dựa trên cơ sở chủ
yếu là độ thuần hạt giống. Ở Việt Nam, sự phân cấp hạt giống lúa được áp dụng theo
Thông tư số 42/TT – BNNPTNT ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định hệ thống phân cấp hạt giống và tiêu chuẩn cấp hạt giống lúa
được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước như sau:
- Hạt giống lúa tác giả là hạt do nhà chọn tạo giống tạo ra, đảm bảo thuần về mặt
di truyền.
- Hạt giống lúa SNC là hạt giống lú a được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục
tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống lúa siêu nguyên chủng và
đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
- Hạt giống lúa NC là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống SNC theo quy trìn h
sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
- Hạt giống lúa XN là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng qua
một hoặc hai thế hệ gồm:
+ Hạt giống lúa XN1 là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống nguyê n chủng
theo quy trình sản xuất hạt giống lúa xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo TCVN
1776 - 2004.
+ Hạt giống lúa XN2 là hạt giống lúa được nhân từ hạt giống lúa xác nhận 1 theo
quy trình sản xuất hạt giống lúa xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượ ng theo quy định.
- Hạt giống lúa bố mẹ lúa lai là hạt giống lúa của dòng mẹ bất dục đực di truyền
tế bào chất , dòng mẹ bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm với nhiệt độ hoặc độ dài chiếu
7
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
sáng và dòng bố phục hồi hữu dục, được sản xuất theo quy trình kỹ thuật nhân dòng bố
mẹ lúa lai và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
- Hạt giống lúa lai F1 là hạt giống lúa thu được do lai giữa một dòng mẹ bất dục
đực với một dòng bố (dòng phục hồi tính hữu dục) theo quy trình sản xuất hạt giống lúa
lai và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
1.4.2. Tiêu chuẩn hạt giống
Nền nông nghiệp hiện đại có những yêu cầu ngày càng cao đối với giống cây
trồng nói chung và giống lúa nói riêng. Điều kiện tự nhiên rất đa dạng của các vùng sinh
thái khác nhau lại có những yêu cầu cụ thể khác nhau đối với giống. Tuy nhiên, nhìn
chung giống lúa được trồng phải đáp ứng những yêu cầu chính sau:
- Giống lúa phải có khả năng cho năng suất cao và ổn định. Đây là yêu cầu quan
trọng nhất, vì năng suất bao giờ cũng là kết quả tổng hợp của tất cả các quá trình sinh
trưởng và phát triển cũng như mức độ kháng sâu bệnh của cây lúa.
- Giống lúa phải có khả năng chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng sinh thái mà giống phải có các đặc tính như chịu
hạn, chịu ngập, chịu nóng, chịu lạnh, chịu phèn, chịu mặn, không đổ ngã v.v… Khả năng
chống chịu điều kiện bất lợi của ngoại cảnh giúp cho lúa có năng suất ổn định. Để đảm
bảo được năng suất ổn định ở những vùng và những mùa vụ thường bị hạn cần tạo ra
những giống chịu hạn. Những vùng đất phèn, mặn, việc cải tạo các loại đất này rất t ốn
kém và đòi hỏi thời gian dài; Vì vậy, cần phải sản xuất các giống chịu phèn, chịu mặn và
có năng suất cao hơn những giống hiện trồng trên vùng đất này. Hiện tư ợng đổ ngã
thường gây ra những thiệt hại lớn về năng suất, phẩm chất của sản phẩm bị giảm sút; Vì
vậy, việc tạo giống kháng đổ ngã là một yêu cầu rất quan trọng, nhất là với những vùng
và mùa vụ có mưa to, gió lớn…
- Giống lúa phải có khả năng kháng một số sâu, bệnh chính trong vùng. Sâu bệnh
thường gây ra những thiệt hại lớn đến năng suất, có khi bị mất trắng như trường hợp lúa
bị rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh bằng hóa
chất thường tốn kém và làm ô nhiễm môi trườn g, nhưng không phải bao giờ cũng đạt
được những kết quả mong muốn. Việc xử lý bằng thuốc trừ sâu thường kèm theo những
hậu quả tiêu cực đối với những loài côn trùng có ích, kẻ thù của những côn trùng có hại.
Ngoài ra, dùng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh không hợp lý sẽ làm mất cân bằng sinh
thái, những côn trùng có lợi bị tiêu diệt và những côn trùng có hại thường tạo ra những
khả năng sinh sản ào ạt trở lại để gây hại cho lúa. Vì những lý do trên, việc đưa vào sản
xuất các giống lúa có khả năng kháng sâu bệnh sẽ khắc phục được những nhược điểm cơ
bản của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh bằng hóa chất và mang lại hiệu quả kinh tế to lớn
trong sản xuất nông nghiệp.
- Giống lúa phải thích hợp với điều kiện canh tác trong vùng. Ở những nơi có mức
độ cơ giới hóa cao trong sản xuất nông nghiệp thì các giống lúa phải có những đặc tính
8
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
thích hợp với việc canh tác bằng cơ giới hóa, có độ đồng đều cao, cứng cây, không đổ
ngã, ít rụng hạt. Trong điều kiện có đủ phân bón hay có thể tưới tiêu tự động thì cần
những giống có phản ứng tốt với liều lượng phân bón cao, hay với nước tưới, nhưng
trong điều kiện thiếu phân, thiếu nước người ta lại cần những giống ít đòi hỏi phân và
chịu hạn…
- Giống lúa phải có phẩm chất tốt, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn đối với các cấp hạt giống lúa
Chỉ tiêu H
ạt giống
SNC
Hạt giống
NC
Hạt giống
XN
1. Độ sạch, % khối lượng, không nhỏ hơn 99,0 99,0 99,0
2. Hạt giống khác có thể phân biệt được, % số hạt,
không lớn hơn 0 0,05 0,3
3. Hạt cỏ dại nguy hại *, số hạt/1000g, không lớn
hơn 0 5 10
4. Tỷ lệ nẩy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn 80 80 80
5. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn 13,5 13,5 13,5
Nguồn: QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống .
1.4.3. Ruộng sản xuất lúa giống
Theo TCVN 1776-2004 cho rằng ruộng sản xuất lúa giống phải đáp ứng một số
yếu tố sau:
- Về đất đai:
+ Ruộng sản xuất giống phải chủ động được tưới, tiêu nước, bằng phẳng, có độ
đồng đều cao.
+ Ruộng sản xuất lúa giống phải sạch cỏ dại, không còn sót lúa của vụ tr ước (lúa
chét, lúa rày hay lúa mọc từ hạt rụng).
- Về cách ly: ruộng sản xuất lúa giống phải được cách ly theo một trong 3 cách
sau.
+ Cách ly không gian: khoảng cách từ ruộng sản xuất giống đến các ruộng sản
xuất khác ít nhất 3m.
+ Cách ly về thới gian: thời gian trổ của ruộng sản xuất giống phải trổ trước hoặc
sau so với ruộng lúa khác giống liền kề ít nhất 15 ngày.
+ Trường hợp không bố trí cách ly được về thời gian hoặc không gian có thể bố trí
gieo bình thường. Khi thu hoạch cách bờ ruộng 3m không sử dụng làm hạt giống.
9
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
1.5. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA GIỐNG OM 6377
OM 6377 thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày, lượng giống 6 kg/1.000 m2. Sử
dụng 82,2 kg/ 1,37 ha.
- Nguồn gốc: Giống lúa OM 6377 do Viện Lúa ĐBSCL lai tạo, có nguồn gốc từ tổ
hợp lai IR64/TYPE3-123, từ đó dòng triển vọng được chọn bằng marker. Đây là giống
lúa triển vọng mới được giới thiệu.
- Đặc tính:
+ Thời gian sinh trưởng: 95 – 100 ngày.
+ Chiều cao cây: 85 – 90 cm. Cứng cây, đẻ nhánh khá; lá cờ trung bình, thẳng;
Bông dài, hơi khoe bông.
+ Nhiễm rầy nâu (cấp 3 – 4), hơi kháng cháy lá, kháng vàng lùn.
+ Năng suất trung bình vụ Đôn g Xuân: 6 – 8 tấn/ha, Hè Thu: 4, 0 – 5,0 tấn/ha.
+ Trọng lượng 1000 hạt 28 – 29 gram.
+ Hạt dài 7,1 mm; hàm lượng amylose 24,3%. Hạt gạo dài, trong, ít bạc bụng; tỷ
lệ chắc cao, gạo đẹp.
+ Thích cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu.
1.6. MỘT SỐ LOẠI DỊCH HẠI TRÊN RUỘNG LÚA
1.6.1. Sâu cuốn lá
- Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalis.
- Tập tính sống: sâu nhỏ, màu xanh hơi vàng, khi gần hóa nhộng có màu hồng.
Bướm nhỏ có cánh màu trắng đục với 3 sọc ngang màu nâu đen. Bướm đẻ trứng rời rạc
trên phiến lá.
- Cách gây hại: sâu thường cuốn lá lại ở bên trong ăn phá phần nhu mô, để lại
những vệt trắng dài nằm dọc theo chân lá. Khi còn nhỏ sâu chỉ ăn phần nhu mô mà không
cuốn lá lại. Cây lúa bị tấn công sẽ cằn cõi, diện tích lá để quang hợp giảm làm tỷ lệ lép
cao, bông ít hạt. Sâu thường phá hại nặng ở những nơi rậm rạp thiếu ánh sáng.
- Phòng trừ: có thể dùng bẩy đèn để bắt bướm hoặc xịt thuốc trừ bướm khi thấy
xuất hiện nhiều trên ruộng lúa để phòng sâu phá hại. Khi có khoảng 20% số bụi bị tấn
công thì nên xịt thuốc trừ ngay với các loại thuốc trừ sâu.
10
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
Hình 1.2. Vòng đời sâu cuốn lá
1.6.2. Bệnh đạo ôn
- Tác nhân nấm Pyricularia oryzae gây ra.
- Triệu chứng: bệnh có thể gây hại rất sớm từ nương mạ nhưng thường bị nặng
nhất là giai đoạn làm đòng đến sau trổ một thời gian. Nấm có thể tấn công ở mọi bộ phận
của cây lúa nhưng nhiều nhất là ở phiến lá. Trên lá, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu, sau
phát triển thành vết bệnh điển hình có dạng h ình mắt én, hai đầu hẹp, giữa phình ra có
màu xám tro. Chung quanh vết bệnh có viền nâu rõ rệt, ngoài viền nâu thường có một
quầng vàng. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm cả lá lúa bị cháy khô. Bệnh cũng xuất hiện
trên các đốt thân làm gãy ngang thân lúa hoặc trên cổ bông (bệnh khô cổ bông) làm tắt
nghẽn mạch dẫn nhựa nuôi hạt, bông lúa bị gãy, hạt bị lép và lững. Bệnh xuất hiện và
phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, sương mù nhiều, ruộng thiếu nước và bón
nhiều phân đạm, sạ cấy quá dày.
- Phòng trừ: để ngừa bệnh này nên diệt sạch cỏ dại, rơm rạ có chứa mầm bệnh
trước khi canh tác, xử lý hạt giống bằng cách ngâm trong nước ấm (3 sôi + 2 lạnh) 15
phút hoặc dung dịch thuốc Arasan, Ceresan (4 g/4 lít nước/2 kg hạt) trong 24 giờ. Gieo sạ
với mật độ vừa phải, bón phân cân đối N2, P2O5 và KCl; đặc biệt là phân KCl để tăng
cường tính kháng của tế bào cây đối với sự xâm nhập của nấm bệnh.
11
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
Hình 1.3. Bệnh đạo ôn
1.6.3. Nhện gié
- Tập quán sinh sống: có 4 đôi chân cơ thể không phân đốt rõ ràng, có kích thước
rất nhỏ, màu đỏ còn gọi là nhện đỏ hay rệp gié. Trứng rất nhỏ, màu trắng đục, đẻ rải rác
trong bẹ lá, nhện non có cơ thể nhọn, dài và chỉ có 3 đôi chân. Vòng đời trung bình chỉ từ
10-12 ngày, trong đó thời gian trứng 1-2 ngày, nhện non 4-5 ngày, nhện trưởng thành 5-6
ngày.
- Cách gây hại: nhện chích hút nhựa ở bẹ lá, cuống bông, cuống gié và vỏ hoa lúa
khi mới trổ. Trên bẹ lá, vết chích hút tạo thành những sọc thối đen, làm bẹ lá có màu
thâm nâu. Khi lúa làm đòng, nhện hút nhựa làm bông lúa có nhiều hạt lép hoặ c lép cả
bông. Nhện thường mang theo bào tử nấm gây bệnh thối bẹ. Nhện phát triển mạnh trong
vụ Hè Thu, hiện chưa có giống lúa kháng.
- Phòng trừ: biện pháp phòng trừ là cày lật gốc rạ sớm, diệt lúa chét để hạn chế lan
truyền từ vụ trước qua vụ sau, gieo cấy tập trung, dùng thuốc đặc trị nhện để phun khi
phát hiện một số chồi có triệu chứng bị hại khi lúa sắp làm đòng.
12
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
Hình 1.4. Nhện gié
1.6.4. Ốc bươu vàng
- Tập quán sinh sống: ốc bươu vàng thuần thục rất sớm và sinh sản rất nhanh nên
gây thiệt hại rất lớn, đặc biệt là trong giai đoạn lúa non dưới 1 tháng tuổi. Ốc đẻ trứng
thành chùm gắn chặt vào thân lúa, cỏ dại ven bờ kinh ngay phía trên mặt nước, ổ trứng
màu hồng tươi rất dễ phát hiện.
- Cách gây hại: ốc bươu vàng ăn mầm lúa và cả cây lúa non, làm giảm mật độ cây
nghiêm trọng đối với lúa sạ ướt.
- Phòng trị: vệ sinh đồng ruộng, rút cạn nước để ốc gom về chỗ trũng để bắt và
diệt hoặc thả vịt vào để ăn ốc con trước khi gieo sạ là những biện pháp phòng ốc bươu
vàng rất hiệu quả. Có thể sử dụng thuốc đặc trị ốc bươu vàng khi mật số cao.
Hình 1.5. Ốc bươu vàng
13
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
1.6.5. Dịch hại khác
- Ngoài các loại bệnh hại và côn trùng gây hại còn có các loại động vật như chim,
chuột cũng gây những thiệt hại rất nghiêm trọng cho lúa, nhất là trên các trà lúa trồng trái
vụ, quá sớm hoặc quá trễ so với đa số các trà lúa khác trong khu vực. Cỏ dại cũng là vấn
đề hết sức quan trọng trên ruộng lúa, đặc biệt là đối với lúa sạ. Làm đất kỹ, giữ nước
ngập ruộng sớm và thường xuyên, nhất là trong giai đoạn đầu có thể hạn chế cỏ d ại khá
hữu hiệu. Biện pháp cuối cùng là làm cỏ bằng tay hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ đúng lúc để
chúng không cạnh tranh đáng kể với lúa.
Hình 1.6. Chim chuột
14
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
Chương 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
2.1. PHƯƠNG TIỆN
2.1.1. Địa điểm
- Tại trại sản xuất lúa giống Tà Đảnh – Xã Tà Đảnh – Huyện Tri Tôn – Tỉnh An
Giang.
2.1.2. Diện tích canh tác và mùa vụ
- Diện tích cánh tác của giống OM 6377 là 1,37 hecta.
- Vị trí lô số 1: điểm 1 – 2B.
- Giống OM 6377 được trồng vào vụ Hè Thu 2013.
- Ngày gieo giống.
+ Ngày làm mạ: 13/03/2013 .
+ Ngày cấy: 24/03/2013.
2.1.3. Vật tư
- Phân: áp dụng công thức phân 100-60-30.
- Các loại phân: urea, DAP, NPK, Kali, lân NB, lân SG.
- Thuốc BVTV: Sofit, Filia, Virtako, 2,4D, Tilt, Cruiser, Rat-K, Chess, Anhead.
- Dụng cụ: leng, cuốc, thúng, lưỡi hái, bao , bình xịt, thước, cân, máy đo ẩm độ,
dụng cụ gieo hàng…
- Lúa giống: OM 6377 siêu nguyên chủng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.2.1. Kỹ thuật làm đất
- Đốt rơm rạ vụ trước.
- Đất xới 3 lần.
- Làm cỏ bờ đê, đắp bờ.
- Trạc bằng ruộng, đánh rãnh thoát nước.
2.2.2. Kỹ thuật ngâm ủ giống
- Lúa giống khi chuẩn bị gieo sạ kiểm tra tỷ lệ nảy mầm trước khi ngâm ủ chính
thức để tránh những tổn thất xảy ra nếu ngâm ủ mà hạt giống không mọc mầm, hoặc tỷ lệ
mọc mầm thấp hoặc cây mầm yếu sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cây con.
Sau khi kiểm tra tỷ lệ nảy mầm > 80%, mầm mọc đều, khỏe tiến hành ngâm ủ chính thức.
15
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
- Ngâm giống:
+ Trước khi ngâm giống, phơi giống lại 1 nắng nhẹ.
+ Ngâm lúa vào nước hoặc nước muối 15% (15 kg muối + 100 lít nước /100 kg
giống/10 phút) để loại bỏ hạt lép lững và xả lại bằng nước sạch.
+ Sau đó ngâm hạt giống trong môi trường nước sạch 24 giờ, rửa sạch mùi chua,
chất nhờn của hạt lúa trước khi đem ủ.
- Ủ hạt giống:
+ Dùng đệm để xứ lý hạt giống.
+ Bề dày đống ủ: 20 cm.
+ Dùng đệm đậy đống ủ và dùng lá cây tủ lên phía trên để giữ ẩm.
+ Sau 12 giờ ủ, quan sát đống ủ (xem nhiệt độ và ẩm độ đống ủ), dùng nước tưới
lấy ngót và đảo đều.
+ Trong điều kiện bình thường, vụ Hè thu và Thu đông ủ 28 giờ là được, sao cho
rễ mầm dài khoảng 6-7 mm, mầm 3-4 mm là vừa.
2.2.3. Kỹ thuật làm mạ sân
- Khi hạt giống đã nứt nanh thì tiến hành gieo sạ.
- Chuẩn bị bả: trộn đều hỗn hợp 100 kg bùn non + 200 kg sơ dừa khô + 3 kg DAP.
* Các bước gieo mạ:
- Vật liệu: cao su, cọc, giống đã được ngâm ủ, máy bơm nước, leng, lưới, kéo,
thau, dây bẹ, bả, sơ dừa, thuốc Cruiser plus và Hydrophos.
- Tấm mạ chuẩn: 60 x 100 cm.
- 130 tấm sử dụng cho 1 ha (sử dụng 60 kg giống để gieo).
- Cao su được dùng làm nền và được vệ sinh thật sạch để tránh lẫ n giống.
- Tiến hành căng dây và đóng cọc (ngang 60 cm, dài 100 cm).
- Cho bả lên bề mặt cao su, đập bả thật mỏng sau đó tiến hành gieo giống xuống
bả nền.
- Phun thuốc xử lý hạt sau khi gieo: Cruiser plus (2 chai 10 ml) + Hydrophos (200
ml)/ bình 25 lít.
- Sau đó phủ một lớp sơ dừa thật mỏng trên nền giống đã gieo.
- Kéo lưới phủ trên bề mặt.
- Sau 3 ngày tiến hành phun Hydrophos 100 – 300 ml/ bình 20 lít (hoặc tilt super 5
ml/bình 20 lít).
16
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
- Đến ngày thứ 4 thì tiến hành sửa mạ bằng tay gạt lớp sơ dừa cho lúa được lên
đều.
- Mạ thường xuyên chăm sóc và đảm bảo nước tưới từ 1 -2 lần/ ngày.
- Mạ sau 10 ngày tiến hành cuốn mạ theo từng tấm đem đi cấy.
Hình 2.1. Cuốn mạ đem đi cấy
2.2.4. Chuẩn bị ruộng cấy
- Đất ruộng phải thật bằng phẳng và tránh đọng nước quá sâu khi cấy mạ sẽ nổi
trên mặt.
- Ruộng sản xuất giống lúa, đất phải tốt, sạch cỏ, chủ động tưới tiêu và cách ly với
các ruộng khác.
- Làm đất:
+ Cắt gốc rạ vụ trước và đốt.
+ Sau đó xới lần 1, khi mạ non lên tiếp tục xới lần 2.
+ Tiến hành cho nước vào ruộng và xới lần 3.
+ Trạc cho mặt đất thật bằng phẳng thì tiến hành cấy.
- Bón phân lót nền sau khi trạc với tỷ lệ 25 kg Urea, Lân Ninh Bình 120 kg, Lân
Sông Gianh 25 kg (sử dụng cho 1 ha).
- Phân lô: ruộng trước khi cấy được chia thành những băng và sép , giữa các băng
chừa khoảng cách 15 cm để tiến hành bón phân và phun thuốc.
+ Kích thước băng: 8 x 50 m.
17
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
+ Kích thước sép: 4 x 50 m.
- Số băng và sép tùy thuộc vào diện tích của ruộng.
- Cách ly: để hạn chế lẫn và tạp giao, ruộng giống cần phải cách ly với ruộng
giống khác ít nhất 3m đối với cấp nguyên chủng và xác nhận hoặc ruộng giống có thời
gian trổ sau 15 ngày.
Hình 2.2. Mạ được tách thành từng tép để cấy
2.2.5. Cấy lúa
- Mạ sau 10 ngày tuổi tiến hành đem đi cấy.
- Ruộng được cấy theo băng đã căng dâ y từ trước.
- Khoảng cách cấy: 20 x 15 cm , cấy 3 tép/bụi, cấy thẳng theo băng, cấy cạn.
- Mật độ cấy 49 bụi/m2.
- Phun thuốc diệt cỏ Sofit 300 EC (50ml).
18
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
Hình 2.3. Cấy mạ
2.2.6. Bón phân
Bảng 2.1. Phân bón
Phân
Bón Urea Kali DAP
Lân
NB SG
Bón lót 20 kg 120 kg 20 kg
Thúc lần 1 30 kg 50 kg 10 kg
Thúc lần 2 50 kg 50 kg
Đón đồng 40 kg 50 kg 20 kg
Nuôi đồng 20 kg 50 kg
Ghi chú: áp dụng phân bón cho 1ha
2.2.7. Chăm sóc
- Cấy dặm: sau khi cấy lúa từ 7 ngày thì tiến hành cấy dặm, việc cấy dặm càng sớm
giúp lúa mau phục hồi đảm bảo cây phát triển tốt cho năng suất đồng đều trên ruộng.
- Quản lý nước: giữ mực nước trên ruộng theo giai đoạn cây lúa, tránh ngập sâu
hoặc khô hạn. Mực nước phù hợp cho cây phát triển tốt.
+ 0-4 NSKC: giữ ruộng đủ ẩm.
+ 5-22 NSKC: cho nước vào ruộng 3 -5 cm giúp lúa đẻ nhánh thuận lợi và ém cỏ.
19
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
+ 23-28 NSKC: tăng mực nước lên cao 7 -10 cm để hạn chế chồi vô hiệu, sau đó
cho nước rút dần.
+ 29-35 NSKC: rút cạn nước ruộng cho đến khi mặt đất "nứt chân chim", giúp lúa
cứng cây, rữa bớt các chất độc, phèn... và tạo điều kiện để các vi sinh vật phân hủy chất
hữu cơ cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây lúa.
+ 36-45 NSKC: bơm nước vào ruộng 7 -10 cm và tiến hành bón phân đợt 3, giữ
mực nước ruộng 5-7 ngày giúp phân bón hòa tan và lúa dễ hấp thu, sau đó cho nước rút
dần.
+ 50-55 NSKC: rút cạn nước ruộng (giống như giai đoạn 29 – 35 ngày).
+ 56-80 NSKC: cần cung cấp đủ nước giúp lúa trổ bông và vào chắc thuận lợi.
+ 80-85 NSKC: khi đa số hạt lúa đang ở giai đoạn chín sáp, tùy theo từng chân
ruộng mà rút nước ra cho lúa chín tập trung, cứng cây và khô đất giúp thu hoạch được
thuận lợi.
- Cung cấp nước và bón phân vào từng giai đoạn của cây lúa sao cho phù hợp.
- Sau khi bón phân 5 – 6 ngày tháo nước ra.
- Diệt ốc bươu vàng bằng thuố c Anhead 6GD (1 kg) + 1 bao sơ dừa (sử dụng 0.7
kg/công + với bón thúc lần 1).
- Đánh bã mồi trừ chuột Rat-K (10 gram thuốc/500 gram mồi).
- Thường xuyên the dõi để phát hiện sâu bệnh và phòng trị đúng lúc.
- Làm cỏ bằng tay đến khi thu hoạch để tránh lẫn tạp.
Hình 2.4. Làm cỏ
20
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
2.2.8. Khử lẫn
- Trong sản xuất lúa giống, khử lẫn là khâu rất quan trọng bắt buộc thực hiện để
đảm bảo hạt giống đạt tiêu chuẩn quy định.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi khử những cây khác giống, cây trổ
trước hoặc trổ sau, những cây có hình dạng và màu sắc thân, lá, bông, hạt lúa khác với
giống đang trồng, ít nhất là 3 lần/vụ:
+ Lần 1: 10-15 ngày sau khi gieo: nhổ bỏ các cây lúa có đặc điểm khác so với cây
đúng giống: về chiều cao, kích thước và màu sắc lá, màu gốc th ân; kết hợp với làm cỏ,
cấy dặm... lưu ý những cây lúa chét, lúa rụng thường mọc lên ngoài hàng.
+ Lần 2: khi lúa trổ 50 % là giai đoạn lúa bắt đầu trổ đến trổ đều rất quan trọng
trong công tác khử lẫn, vì dễ đánh giá xác định cây lẫn, cần tích cực thực hi ện. Quan sát
những cây lúa trổ sớm hoặc muộn, cao thấp, và góc lá đòng, dạng bông, hạt, màu nhị, có
râu..., cắt sát gốc loại bỏ khỏi ruộng.
+ Lần 3: trước thu hoạch 5-7 ngày, quan sát góc lá đòng, dạng cổ bông, màu sắc
hạt, chiều cao cây, lệch thời gian chin và hạt có râu... cắt bông lẫn đem ra khỏi ruộng.
- Chú ý: nên khử lẫn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thực hiện lúc nắng
gắt, đi theo băng không để sót.
- Khử bỏ tất cả những cây có đặc tính khác so với đặc tính giống:
+ Khử nhổ cả bụi lúa.
+ Bông khác dạng.
+ Loại bỏ những quần thể giống có những cây khác dạng lá và bông.
+ Dạng lá, bông điển hình trên một lô lúa.
+ Dạng cây cao hay thấp hơn so với quần thể.
2.2.9. Kiểm định ruộng giống
- Sau khi khử lẫn lần cuối, cơ sở sản xuất lúa giống sẽ báo cho cơ quan kiểm định
đến để đánh giá và lập biên bản độ thuần giống trước khi thu hoạch theo đúng tiêu chuẩn
của ruộng sản xuất lúa giống.
- Kiểm định lúa giống được tiến hành ít nhất 3 lần:
+ Lần 1: sau khi cấy 20 ngày.
+ Lần 2: khi trổ 50%.
+ Lần 3: lúc chín (trước khi thu hoạch).
- Trong đó lần 2 và lần 3 do cơ quan có thẩm quyền tiến hành và lập biên bản, là
cơ sở để cấp giấy chứng nhận về chất lượng lô giống.
* Các bước tiến hành kiểm định
21
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
- Thu thập thông tin về ruộng giống: Nguồn gốc giống (có các văn bản chứng
minh), cây trồng vụ trước, địa điểm, diện tích, tình hình cách li và sơ đồ ruộng giống
cùng các ruộng xung quanh trong phạm vi cách li, qui trình và các biện pháp kỹ thuật đã
áp dụng, ảnh hưởng của các điều kiện bất thuận.
- Trên cơ sở những thông tin thu được kết hợp với quan sát ban đầu khi đi xung
quanh lô.
Ruộng giống, người kiểm định phải đánh giá chung toàn bộ lô ruộng giống về
cách li, tính đúng giống, tình hình sinh trưởng, mức độ cỏ dại, sâu bệnh và đổ ngã để
quyết định có tiếp tục kiểm định hay không.
- Chia lô kiểm định: mỗi lô kiểm định có diện tích không quá 10 ha.
- Dựa trên thực tế của lô ruộng giống (hình dạng, diện tích, địa hình, phương thức
gieo trồng) để xác định số lượng, vị trí các điểm kiểm định và hướng đi trong ruộn g
giống theo một trong các sơ đồ được chỉ dẫn , đảm bảo các điểm được chọn phân bố đều
và đại diện cho cả lô ruộng giống.
Bảng 2.2. Số kiểm định tối thiểu trong lô ruộng giống
Diện tích ruộng giống (ha) Số kiểm định
Nhỏ hơn hoặc bằng 2 ha 5
Trên 2 đến 4 ha 6
Trên 4 đến 6 ha 7
Trên 6 đến 8 ha 8
Trên 8 đến 10 ha 9
- Điểm kiểm định thường có hình vuông hoặc chữ nhật. Việc xác định số cây
trong 1 điểm được tiến hành bằng cách đếm toàn bộ cây trong điểm hoặc đếm số
cây/1m2, hay số cây/1 mét chiều dài (băng, luống) để qui ra số cây trong điểm.
- Đối với sản xuất hạt lai có bố, mẹ gieo cùng nhau: Số cây tại 1 điểm kiểm định
bao gồm 50% ở hàng mẹ và 50% ở hàng bố (các hàng bố và mẹ được kiểm tra riêng và
tính toán theo tiêu chuẩn ruộng giống).
- Đối với sản xuất hạt lai có bố, mẹ không gieo cùng nhau thì tiến hành kiểm định
riêng ruộng bố và ruộng mẹ theo tiêu chuẩn.
- Số cây tối thiểu cần kiểm tra trong một điểm kiểm định phụ thuộc vào tiêu chuẩn
độ thuần ruộng giống và loài cây trồng được kiểm định .
22
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
- Tính toán kết quả kiểm định:
Tỉ lệ khác dạng (%) =
Số cây dạng khác
x 100
Tổng số cây kiểm tra
Tỉ lệ khác loài (%) =
Số cây khác loài
x 100
Tổng số cây kiểm tra
Tỉ lệ cỏ dại (%) =
Số cây cỏ dại
x 100
Tổng số cây kiểm tra + số cây cỏ dại
Hình 2.5. Sơ đồ quản lý chất lượng hạt giống
2.2.10. Thu hoạch
- Xác định thời điểm thu họach hợp lý cần dựa vào thời gian sinh trưởng của giống
theo thời vụ và khi quan sát tổng thể ruộng lúa có 85 -90% số hạt trên bông chín vàng, các
hạt trong cùng đã chuyển sang chín sáp.
Thu hoạch không đúng kỹ thuật, không đúng lúc, gây thất thoát và ảnh hưởng
nhiều đến chất lượng hạt giống. Tránh lẫn giống trong quá trình thu hoạch lúa.
- Thu sớm: hạt xanh và lững, năng suất và chất lượng hạt giảm, tỷ lệ nẩy mầm và
sức sống hạt giống kém.
23
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
- Thu muộn: ruộng dễ bị đổ ngã, hạt giống bị nảy mầm trên bông, vỏ hạt xấu, gạo
dễ bị nứt khi suốt, hạt rụng nhiều, năng suất giảm, chất lượng hạt kém.
- Phải kiểm tra cẩn thận các thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên chở, bao bì, sân
phơi, kho và lò sấy trước khi thu hoạch. Chú ý các thao tác trong quá trình thu hoạch, để
phòng ngừa lẫn tạp cơ giới.
+ Vệ sinh máy gặt đặp sau khi thu xong một giống hoặc trước khi thu một giống
khác.
+ Vệ sinh sạch cẩn thận bao chứa giống, dùng một màu dây cột miệng.
+ Vệ sinh sạch phương tiện chuyên chở (xe cải tiến) không còn hạt lúa nào khác.
+ Thu hoạch lúa đứng trước, lúa đổ ngã thu hoạch sau để riêng.
Hình 2.6. Thu hoạch lúa
2.2.11. Sấy
- Trước khi lên lúa phải vệ sinh lò thật sạch không để lẫn tạp g iống.
- Tiến hành bố trí lưới nền và băng keo lót.
- Phải chạy gió trước khi sấy (trung bình 45 phút).
- Nhiệt độ sấy trong khoảng 40 - 42oC.
- Lò được làm nóng bằng củi và sử động quạt động cơ.
- Trong quá trình sấy thường xuyên theo dõi và kiểm tra ẩm độ của hạt giống,
nhiệt độ lò, cửa gió.
- Cách lấy mẫu và kiểm tra ẩm độ của hạt giống: mẫu được lấy bằng một ống nhựa
có 3 tầng. Được lấy ở 4 gốc được bố trí trên nắp lò, sau đó tiến hành đem mẫu kiểm tra
ẩm độ.
- Mẫu bao gồm 3 lớp: Trên – giữa – đáy. Đo tổng cộng 12 lần.
24
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
+ Mỗi lớp tiến hành đo 3 lần.
+ 3 lần đo cuối trộn 3 lớp lại với nhau và tính trung bình.
- Ẩm độ chuẩn: 12 – 13,5%
- Sấy xong nên chạy gió khoảng 45 phút tiến hành ra lúa vào bao và được vận
chuyển sang khu tái chế xếp thành cây.
- Chú ý: trong quá trình kiểm tra mẫu tay không được ẩm và có mồ hôi.
Hình 2.7. Cấu tạo máy sấy lúa đảo chiều
2.2.12. Kiểm nghiệm
- Hạt giống phải đảm bảo khô, sạch, màu sắc và mùi vị bình thường.
- Phải đạt đúng với các tiêu chuẩn theo Bảng 2.3.
2.2.13. Chế biến
* Chuẩn bị bao chứa, thẻ giống:
- Loại bao (tên giống, cấp giống, số lượng).
- Đóng mã lên bao (Ngày sản xuất, ngày đóng bao, hạn sử dụng, mã số lô giống).
- Thẻ giống :
+ Loại thẻ xác nhận hoặc nguyên chủng
+ Số lượng thẻ bằng số lượng bao
+ Đóng mã số lên thẻ giống (tên giống, NSX, HSD, MSLG)
25
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
Hình 2.8. Bao và thẻ giống
* Chuẩn bị máy chế biến: tiến hành vệ sinh máy trước khi lọc lúa .
- Sàng: tất cả các sàn thô và sàng tinh phải được làm sạch tránh lẫn tạp giống.
- Khởi động cho máy chạy để các hạt lúa còn sót lại rơi xuống.
- Vệ sinh bồ đài (gàu tải) 1 và 2 bằng hệ thống bình hơi.
- Vệ sinh bồn chứa thành phẩm.
- Vệ sinh khu vực xung quanh máy.
* Lấy lô lúa giống cần đem vào máy chế biến :
- Chỉnh lượng lúa xuống các sàng cho đều.
- Chỉnh gió 1 sau cho loại bỏ các hạt lép cho phù hợp.
- Chỉnh gió 2 hút sau cho hút hết các hạt lững, lép còn sót lại (kiểm tra độ sạch
bằng thau nước, nếu chưa đạt tăng gió 2).
- Tịnh lúa vào bao chứa: mỗi bao 40,3 kg (trừ 300gram bao bì) và được may
miệng bằng chỉ.
* Sơ lược máy chế biến:
- Bồn chứa lúa thành phẩm.
- Bồ đài 2 (gàu tải 2): chuyển lúa từ sàng tinh qua bồn chứa lúa thành phẩm.
- Bộ phận hút lúa lững, lép: thông với cửa gió 2.
- Bộ sáng tinh: có tác dụng sàng lọc loại bỏ các hạt có kích thước nhỏ hơn hạt lúa
giống (đất, cát bụi, hạt lúa nhỏ…)
- Bộ sàng thô: có 3 sàng tác dụng lọc bỏ tạp chất có kích thước lớn hơn hạt lúa
(rơm, rạ, đất…)
26
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
- Buồng khí động:
+ Hệ thống hút: quạt, trục, moteur.
+ Cửa gió 1: hút lúa lép, bụi, tạp chất thải ra ngoài qua ống xylon.
+ Cửa gió 2: hút lúa lững lép còn sót lại.
- Bồ đài 1 (gàu tải 1)
+ Cấu tạo gồm: 2 đường ống song song, 1 dây gàu và nhiều măng gàu, được
truyền lực qua hệ thống Moteur.
+ Công dụng: chuyển lúa bán thành phẩm từ bồn chứa nguyên liệu vào buồng khí
động.
- Bộ phận chứa nguyên liệu lúa bán thành phẩm .
+ Cấu tạo gồm: bồn chứa lúa bán thành phẩm gắn kết với bồ đài 1.
+ Công dụng: nạp lúa nguyên liệu.
Hình 2.9. Máy chế biến hạt giống
2.2.14. Bảo quản
- Lúa phải được tồn trữ nơi khô ráo và thoáng mát, cách xa mặt đất, tránh nơi ẩm
ướt.
- Không được để giống chung với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
- Tránh chim chuột làm rách bao.
- Sau khi tồn trữ 2 – 3 tháng nếu bị tái ẩm hoặc bị mọt thì tiến hành sấy lại và
xông mọt.
27
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
- Tiến hành xông mọt và xịt kho định kỳ khoảng 1 tuần hoặc tháng/lần tùy theo
điều kiện.
Hình 2.10. Kho chứa lúa thành phẩm
2.2.15. Tận dụng phụ phẩm
- Nguồn phụ phẩm sau khi chế biến hạt giống khá lớn cho nên có thể tận dụng các
phụ phẩm này vào nhiều mục đích khác nhau nhằm làm tăng lợi nhuận cho đơn vị.
- Các hạt lững dùng để chăn nuôi gia cầm hoặc xay ra thành cám cho gia súc, cá…
- Đối với những hạt lép hoàn toàn thì đem ủ cho hoai mục để làm phân hữu cơ bón
cho cây trồng như lúa, cây ăn trái.
2.3. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
2.3.1. Sơ đồ lấy chỉ tiêu
- Khung được đặt ở 5 vị trí chéo góc trên lô giống OM 6377 ở vị trí 1-2B.
- Trên mỗi khung lấy 5 cây chéo góc.
- Kích thước khung là 40 x 50cm = 0,2 m2.
Hình 2.11. Sơ đồ bố trí lấy chỉ tiêu
x x
x
x x
x x
x
x x
x x
x
x x
x x
x
x x
x x
x
x x
28
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
2.3.2. Các chỉ tiêu
* Chỉ tiêu nông học
- Chiều cao cây: trước khi trổ đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất. Sau trổ, đo từ mặt
đất đến chóp bông cao nhất. Vào giai đoạn 16 ngày sau khi cấy (NSKC), lấy 5
cây/khung, định kỳ 7 ngày đo một lần, tính trung bình.
+ Chiều cao cây trung bình/ khung = Chi
ều cao của 5 cây trên 1 khung
5
+ Chiều cao cây trung bình = Chiều cao trung bình của 5 khung5
- Số chồi: đếm số chồi từ 16 NSKC cho đến khi thu hoạch, đếm tất cả số chồi trong
khung, định kỳ 7 ngày đếm một lần. Đếm số chồi/5 điể m, tính trung bình và tính số chồi
trên m2.
+ Số chồi trung bình = S
ố chồi 5 của khung
5
- Tính số chồi/m2 bằng cách lấy tổng số chồi của 5 khung. Mỗi khung (40cmx50cm)
= 0,2m2 x 5 khung = 1m2.
- Chiều dài bông: Lấy ngẫu nhiên 5 bông/điểm, lấy 5 điểm, đo từ cổ bông đến chóp
bông, tính trung bình, đánh giá bông dài hay ngắn.
+ Chiều dài bông trung bình/ khung = Chi
ều dài 5 bông trên 1 khung
5
+ Chiều dài bông trung bình = Chiều dài bông trung bình của 5 khung5
* Chỉ tiêu năng suất
- Trung bình số bông/ khung = T
ổng số bông 5 khung
5
- Số bông/m2 = Tổng số bông của 5 khung.
- Số lá xanh/bông (lấy trước khi thu hoạch)
- Đếm tổng số lá xanh của 5 khung chia cho tổng số bông trên 5 khung.
- Trung bình số lá xanh = Tổng số lá xanh trên 5 khung5
- Tỉ lệ hạt (chắc, lép): mỗi khung lấy 5 bông, đếm tổng số hạt của 5 bông, tổng số
hạt chắc của 5 bông. Tính:
Tỉ lệ hạt chắc (%) = T
ổng số hạt chắc
x 100Tổng số hạt
Tỉ lệ hạt lép(%)= T
ổng số hạt lép
x 100Tổng số hạt
- Trọng lượng 1000 hạt: Mỗi nghiệm thức sau khi thu hoạch lấy 1000 hạt ngẫu
nhiên, phơi khô, cân tính bằng gam (g).
29
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
- Thành phần năng suất và năng suất thực tế.
- Năng suất lý thuyết
=
Số bông/m2 x số hạt/bông x tỷ lệ (%) hạt chắc/bông x trọng lượng 1000 hạt
100000
* Chỉ tiêu điều tra phát hiện dịch hại
- Chỉ tiêu sâu hại: đ iều tra sâu hại trên khung, đếm tổng số sâu trong khung ở các
giai đoạn, tính trung bình số sâu/m 2, đánh giá mức độ gây hại và cách phòng trị.
- Chỉ tiêu bệnh hại: điều tra bệnh hại trên khung, đếm số lá bệnh, phân cấp bệnh,
tính tỷ lệ bệnh, đánh giá mức độ và cách phòng trị.
- Chỉ tiêu các loại dịch hại khác: sự xuất hiện cỏ dại ở các giai đoạn và cách phòng
trị.
* Việc phân cấp bệnh được dựa vào bảng phân cấp bệnh trên lúa:
Bảng 2.3. Phân cấp bệnh trên lúa
Cấp
bệnh Bệnh trên lá Bệnh trên thân Bệnh trên bông
Cấp 1 <1/4 diện tích bẹ lá C
ấp 1: < 1% diện tích
lá bị bệnh
Cấp 1: < 1% hạt
bị bệnh
Cấp 3 1/4 – 1/2 diện tích bẹ lá Cấp 3: 1 – 5 % diện
tích lá bị bệnh
Cấp 3: 1 – 5 % hạt
bị bệnh
Cấp 5 1/4 – 1/2 diện tích bẹ lá, cộng lá thứ 3,4 bị bệnh nhẹ
Cấp 5: > 5 – 25 %
diện tích lá bị bệnh
Cấp 5: > 5 – 25 %
hạt bị bệnh
Cấp 7 > 1/2 – 3/4 diện tích bẹ lá và lá phía
trên bị bệnh
Cấp 7: > 25 – 50 %
diện tích lá bị bệnh
Cấp 7: > 25 – 50
% hạt bị bệnh
Cấp 9 Vết bệnh lên đến đỉnh của cây lúa, cáclá nhiễm nặng, một số cây chết.
Cấp 9: > 50 % diện
tích lá bị bệnh
Cấp 9: > 50 % hạt
bị bệnh
Nguồn: dựa theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 982 : 2006 về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại lúa của Bộ
Nông nghiệp và PTNT.
* Đánh giá mức độ gây hại của sâu bệnh hại lúa được dựa vào bảng quy định mật
độ, tỷ lệ dịch hại trên lúa:
Bảng 2.4. Quy định mật độ, tỷ lệ dịch hại trên lúa
TT Tên dịch hại Giai đoạn sinh trưởng Mật độ/tỷ lệ dịch hại
1 Sâu cuốn lá nhỏ - Đẻ nhánh
- Đòng trỗ
50 con/m2
20 con/m2
2
Đục thân 2 chấm
ĐT 5 vạch đầu nâu
ĐT 5 vạch đầu đen
Đục thân cú mèo
- Mạ - đẻ nhánh
- Đòng trổ
0,5 ổ/m2; 10% dảnh héo
0,3 ổ trứng; 5% bông bạc
3 Rầy nâu,Rầy lưng trắng,
- Mạ - đẻ nhánh – trỗ chín
- Đòng - trỗ chín 1.500 con/m2; 500 ổ trứng/m2
30
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
Rầy nâu nhỏ
4 Bọ xít dài - Đòng trỗ chín 6 con/m2
5 Bọ xít đenBọ xít xanh - Đẻ nhánh – đòng trỗ 20 con/m
2
6 Sâu cắn gié - Trỗ - chín 5 con/m2
7 Sâu keo - Mạ - đẻ nhánh 20 con/m2
8 Sâu phao - Đẻ nhánh 20 con/m2
9 Châu chấu - Mạ - đòng - trỗ chín 20 con/m2
10 Bọ trĩ - Mạ - đẻ nhánh 15% dảnh; 3.000 con/m2
11 Nhện gié - Đòng 15% dảnh; 3.000 con/m2
12 Sâu gai - Đẻ nhánh –đòng 20 TT/m2, 200 sâu non
13 Sâu năn - Mạ đẻ nhánh 10% dảnh
14 Ruồi Đẻ nhánh – đòng 20% dảnh
15 Ve sầu bọt Đứng cái – đòng 6 con/m2
16 Bệnh khô vằn - Đẻ nhánh -đòng trỗ 20% dảnh
17 Bệnh đạo ôn - Đẻ nhánh - dòng
- Trỗ - chín
10% lá
5% cổ bông
18 Bệnh bạc lá - Đòng trỗ chín 20% lá
19 Đốm sọc vi khuẩn - Đòng – trỗ 20% lá
20
Bệnh vàng lùn
Bệnh ùn xoắn lá
Bệnh lùn sọc đen
- Mạ - đẻ nhánh
- Đòng - trỗ
5% dảnh
10% dảnh
21 Bệnh nghẹt rễ - Đẻ nhánh 20% khóm
22 Đen lép hạtThối hạt vi khuẩn - Trỗ - chín 10% hạt
23 Tuyến trùng - Đẻ nhánh – đứng cái 10% lá, dảnh
24 Bệnh thối thân - Đẻ nhánh
- Đứng cái 10% dảnh
25 Bệnh hoa cúc - Đòng trỗ - chín 5% hạt
26 Bệnh than đen - Đòng trỗ - chín 5% hạt
27 Lúa von - Mạ - đẻ nhánh 10% dảnh
28 Ốc bươu vàng - Mạ - đẻ nhánh 0,5 ổ trứng/m
2; 3 con/m2
10% dảnh bị hại
29 Chuột - Đẻ nhánh
- Đòng trỗ
10% dảnh
5% đòng
Nguồn: QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT
* Cách đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh:
- Nếu mật độ sâu hại, tỷ lệ bệnh từ 200% mức quy định trở lên thì mức độ nhiễm
được đánh giá là nặng.
- Nếu mật độ sâu hại, tỷ lệ bệnh từ 100% đến dưới 200% mức quy định trở lên thì
mức độ nhiễm được đánh giá là trung bình.
- Nếu mật độ sâu hại, tỷ lệ bệnh nhỏ hơn 100% mức qui định thì mức độ nhiễm
được đánh giá là nhẹ.
* Hiệu quả kinh tế
31
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
- So sách hiệu quả vốn đầu tư.
- Tổng thu sau khi thu hoạch.
- Tổng chi: Chi phí làm đất, chi phí phân bón, thuế, chi p hí lao động, thuê mướn,…
- Lợi nhuận = tổng thu – tổng chi .
32
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. SỰ BIẾN ĐỘNG CHIỀU CAO CÂY
Bảng 3.1. Sự gia tăng chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng (cm)
NSKC
Khung 16 23 30 37 44 51 58 65 72 79 86
1 38,6 52,6 72,0 83,0 84.6 85,8 90,6 102 102 102 102
2 40,3 47,9 63,6 73,3 79,4 82,4 91,0 105 105 105 105
3 41,8 50,0 71,2 77,3 80,2 83,4 97,2 103 103 103 103
4 38,6 50,0 65,0 72,4 76,6 81,2 92,8 106 106 106 106
5 40,2 51,8 74,8 76,5 85,4 89,8 101 106 106 106 106
Trung bình 40,0 50,5 72,0 76,5 81,2 84,5 94,5 105 105 105 105
0
20
40
60
80
100
120
0 16 23 30 37 44 51 58 65 72 79 86
Giai đoạn ngày sau khi cấy
C
hi
ều
ca
o
câ
y
cm
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn chiều cao cây lúa
* Nhận xét:
- Qua Biểu đồ 3.1 sự biến động chiều cao của cây lúa cho thấy chiều cao cây gia
tăng liên tục từ 0 NSKG đến giai đoạn trổ 65 NSKC và ổn định từ giai đoạn 65 NSKC
cho đến 86 NSKC là 105 cm; giai đoạn 23 đển 30 NSKC là tăng nhanh nhất với chiều
cao tăng thêm 22,5 cm.
33
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
- Từ giai đoạn 30 NSKC chiều cao cây tăng trưởng chậm lại và đến khi trổ hoàn
toàn thì ngừng tăng trưởng về ch iều cao. Như vậy chiều cao của giống lúa OM 6377 đạt
mức tối đa là 105 cm.
3.2. SỐ CHỒI QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Bảng 3.2. Sự biến động của số chồi qua các giai đoạn sinh trưởng (chồi/m 2)
NSKG
Khung 16 23 30 37 44 51 58 65 72 79 86
1 138 150 126 106 97,0 92,0 89,0 86,0 84,0 83,0 80,0
2 116 143 114 105 90,0 88,0 85,0 83,0 80,0 78,0 77,0
3 156 172 143 125 110 103 97,0 95,0 94,0 93,0 91,0
4 168 173 124 105 92,0 86,0 82,0 80,0 77,0 75,0 74,0
5 155 163 123 111 104 99,0 90,0 86,0 86,0 86,0 85,0
Trung bình 147 160 126 110 99,0 94,0 89,0 86,0 84,2 83,0 81,4
Số chồi/m2 733 801 630 552 493 468 443 430 421 415 407
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
0 16 23 30 37 44 51 58 65 72 79 86
Giai đoạn ngày sau khi cấy
Số
c
hồ
i
Biểu đồ 3.2. Biểu diễn sự biến động của chồi lúa
* Nhận xét:
- Nhìn vào biểu đồ 3.2 ta thấy số chồi tăng mạnh từ giai đoạn 0 đến 23 NSKC và
giai đoạn 23 đến 86 ngày NSKC số chồi giảm dần . Được chia làm thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn từ 0 – 23 NSKC: số chồi tăng nhanh nhất là 801 chồi, đây là giai đoạn
cây lúa đẻ nhánh mạnh nhất và đạt số chồi tối đa.
34
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
+ Giai đoạn từ 23 – 30 NSKC: số chồi vô hiệu bắt đầu giảm mạnh từ 801 chồi còn
630 chồi, đây là giai đoạn số chồi vô hiệu giảm mạnh nhất.
+ Giai đoạn từ 58 – 86 NSKC: số chồi vô hiệu tiếp tục giảm ở mức độ thấp và
cuối cùng còn lại 407 chồi.
3.3. CHIỀU DÀI BÔNG
Bảng 3.3. Chiều dài bông lúa/khung (cm)
Khung
Bông 1 2 3 4 5
1 26,5 26,0 25,6 24,0 20,5
2 25,5 25,0 26,0 26,0 27,0
3 20,5 27,5 23,0 24,5 27,0
4 26,5 27,0 23,5 24,0 24,5
5 26,5 23,5 25,0 24,0 24,5
Trung bình khung 25,1 25,8 24,6 24,5 25,7
Trung bình chung 24,9
* Nhận xét:
Qua Bảng 3.3 cho thấy sự chênh lệnh giữa các khung là không cao. Chiều dài thấp
nhất là khung 4 với chiều dài trung bình khung là 24,5 cm và chiều dài cao nhất là khung
2 với trung bình điểm là 25,8. Như vậy, chiều dài trung bình chung của bông lúa ở các
khung là 24,9 cm.
3.4. SỐ BÔNG/m2
Bảng 3.4. Số bông/m2
Số bông/khung
1 2 3 4 5
80 77 91 74 85
Trung bình khung 81,4
Số bông/ m2 407
* Nhận xét:
- Qua Bảng 3.4 cho thấy sự chênh lệnh giữa số bông ở các khung như sau:
+ Khung 3 có số bông cao nhất với 91 bông.
+ Kế tiếp là khung 5 với 85 bông không chênh lệnh nhiều số với khung 1.
+ Với số bông thấp nhất là khung 4 có số bông là 74 bông không chênh lệnh so
với khung 2 là 77 bông.
35
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
- Tuy có sự chênh lệnh giữa các khung, nhưng có số bông/m 2 là 407 bông vẫn cho
năng suất cao.
3.5. SỐ HẠT/BÔNG
Bảng 3.5. Số hạt/bông
Khung
Bông 1 2 3 4 5
1 65 102 109 105 131
2 109 108 103 87 108
3 101 101 98 90 95
4 114 92 95 101 56
5 97 115 67 97 101
Trung bình khung 97,2 104 94,4 96 98,2
Trung bình chung 97,9
* Nhận xét:
- Dựa vào bảng 3.5 thì sự chênh lệnh số hạt/bông giữa các khung là không đáng
kể.
+ Khung 2 có số hạt trung bình trên 1 bông cao nhất là 104 hạt.
+ Khung 1 có số hạt trung bình trên 1 bông là 97,2 hạt so với khung 4 có số hạt
trung bình trên 1 bông là 96 hạt và khung 5 có số hạt trung bình trên 1 bông là 98,2 hạt,
sự chênh lệnh giữa 3 khung này là không đáng kể.
+ Khung 3 có số hạt trung bình trên 1 bông thấp nhất là 94,4 hạt.
- Qua kết quả thu thập số liệu và phân tích ta được số hạt/bông trung bình của 1
điểm là 97,9 hạt. Sự trên lệnh của các điểm thu mẫu không chênh lệnh nhiều cho nên cây
phát triển rất đồng đều, với mức trung bình số hạt/bông là 97,9 hạt vẫn có năng suất cao.
36
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
3.6. TỶ LỆ HẠT CHẮC, HẠT LÉP
Bảng 3.6. Tỷ lệ hạt chắc, hạt lép/bông
Bông
Khung Bông Tổng số hạt Số hạt chắc Số hạt lép
Khung 1
1 65 46 19
2 109 85 24
3 101 70 31
4 114 87 27
5 97 60 37
Khung 2
6 102 71 31
7 108 70 38
8 101 71 30
9 92 50 42
10 115 67 48
Khung 3
11 109 70 39
12 103 66 37
13 98 69 29
14 95 54 41
15 67 47 20
Khung 4
16 105 72 33
17 87 47 40
18 90 67 23
19 101 84 17
20 97 48 49
Khung 5
21 131 67 64
22 108 95 13
23 95 74 21
24 56 48 8
25 101 67 34
Tổng chung 2.447 1.652 795
Tỷ lệ % 100% 67,4% 32,6%
37
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
67.40%
32.60%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
Tỷ
lệ
% Tỷ lệ chắc
Tỷ lệ lép
Biểu đồ 3.3. So sánh tỷ lệ chắc lép lúa
* Nhận xét:
Dựa vào bảng 3.6 và biểu đồ 3.3 cho thấy:
- Tổng số hạt là 2447 hạt, số hạt chắc là 1652 hạt và số hạt lép là 795 hạt.
- Sự chênh lệnh giữa tỷ lệ % hạt chắc là 67,4% và tỷ lệ % hạt lép là 32,6% là khá
cao.
Như vậy ta có tỷ lệ hạt chắc khá cao là 67,4% sẽ cho năng suất cao và khá ổn
định, tuy nhiên tỷ lệ hạt lép 32,6 % sẽ làm giảm năng suất rất đáng kể .
3.7. TRỌNG LƯỢNG 1000 HẠT
Bảng 3.7. Trọng lượng 1000 hạt (gram)
Tươi Khô
30,86 g 27,68 g
(Ghi chú: 28,6% ẩm độ đối với trọng lượng tươi, 13,5% ẩm độ đối với trọng lượng khô)
* Nhận xét:
Ta có trong lượng 1000 hạt lúa tươi cân lúc mới thu hoạch là 30,86 gram và trọng
lượng khô sau khi được xử lý là 2 7,68 gram. Qua kết quả thu được thì sự chênh lệnh
trọng lượng tươi và khô không đáng kể dẫn đến sự hao hụt sau khi sấy khô với mức ẩm
38
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
độ chuẩn là 13,5% tương đối thấp. Với trọng lượng như trên thì giống OM 6377 sẽ đạt
đến năng suất khá cao.
3.8. SỐ LÁ XANH/BÔNG
Bảng 3.8. Số lá xanh/bông
Cây
Khung 1 2 3 4 5
Khung 1 3 2 3 2 3
Khung 2 2 3 2 3 3
Khung 3 2 2 3 3 2
Khung 4 3 2 3 3 3
Khung 5 3 3 2 2 2
Trung bình khung 2,6 2,4 2,6 2,6 2,6
Trung bình chung 2,56
* Nhận xét:
- Qua bảng số liệu cho thấy được số lá xanh của các điểm thu mẫu khá cao và
không có sự trên lệnh nhiều giữa các điểm thu mẫu.
+ Khung 1, khung 3, khung 4, khung 5 không có sự trên lệnh với số lá xanh trung
bình giữa các khung là 2,6 lá.
+ Khung 2 có số lá xanh trung bình thấp nhất là 2,4 lá.
- Với số lá xanh như vậy sẽ giúp cho cây phát triển tốt không bị đổ ngã, lá ít sâu
bệnh và cho năng suất cao.
3.9. SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Bảng 3.9. Sâu hại và biện pháp phòng trừ
TT Giai đo
ạn
NSKC Tên sâu Mật số Mức độ gây hại Cách xử lý
1 Bù lạch 0 Không Không
2 Rầy nâu 0 Không Không
3 Sâu Keo 0 Không Không
4 23 - 44 Sâu cuốn lá 2 con/m2 Nhẹ Kinalux
5 Sâu đục thân 0 Không Không
6 Sâu phao 0 Không Không
* Nhận xét:
- Qua bảng theo dõi diễn biến sâu hại cho thấy, giống lúa OM 6377 hầu như
không bị nhiễm sâu gây hại, tuy nhiên vẫn bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ với mức độ gây hại
39
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
khá thấp 2 con/m2 ở giai đoạn từ 23 – 44 NSKC, đây là giai đoạn cây lúa phát triển tốt và
hồi phục lá, nên việc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ không thực sự cần thiết.
3.10. BỆNH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Bảng 3.10. Bệnh hại và biện pháp phòng trị
TT Giai đo
ạn
NSKC Tên bệnh Tỷ lệ Mức độ gây hại Cách xử lý
1 23 – 32 Đạo ôn 8% lá Nhẹ Filian, Validan
2 Khô vằn Không Không Không
3 Lem lép hạt Không Không Không
4 Than vàng Không Không Không
5 Cháy bìa lá Không Không Không
6 Vàng lá chín sớm không Không Không
* Nhận xét:
Qua bảng theo dõi bệnh hại, ta thấy giống lúa OM 6377 kháng tốt với các bệnh
gây hại. Tuy nhiên vẫn nhiễm đạo ôn nhưng ở mức độ nhẹ không gây ra thiệt hại lớn và
được phòng trị kịp thời, hầu như giống không bị nhiễm các loại bệnh hại khác. Như vậy
giống lúa OM 6377 kháng bệnh rất tốt.
3.11. DỊCH HẠI KHÁC
Bảng 3.11. Các loài dịch hại khác
TT Giai đo
ạn
NSKC Tên dịch hại
Mật số
Tỷ lệ Mức độ gây hại Cách xử lý
1 0 – 7 Ốc bươu vàng 3con/m2 Trung bình Bã mồi Anhead
2 16 - 58 Chuột 5% dảnh Nhẹ Bã mồi RAT-K
3 Nhện gié Không Không Phòng ngừaKinalux
* Nhận xét:
Qua bảng theo dõi các loài dịch hại khác ta thấy mức độ gây hại của ốc bươu vàng
là rất đáng chú ý; chúng xuất hiện vào giai đoạn 0 – 7 NSKC, ốc ăn mạ non làm cho mật
độ của lúa khá thưa và đã đượ c xử lý bằng thuốc bả mồi Anhead; sau đó tiến hành cấy
dặm. Đến giai đoạn 16 – 58 NSKC xuất hiện chuột gây hại ở mức độ trung bình và được
xử lý kịp thời bằng thuốc bả mồi RAT-K.
40
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
3.12. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM
Bảng 3.12. Kết quả kiểm định giống OM 6377
Điểm kiểm định Số bụi kiểm định Số cây khác Số cây lúa cỏ Ghi chú
1 400 0 0
2 400 0 0
3 400 0 0
4 400 0 0
Tổng cộng 1600 0 0
Trung bình (%) 0 0
* Nhận xét:
So với quy định về tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng nông nghiệp thì giống
OM 6377 đạt tiêu chuẩn ruộng sản xuất giống cấp siêu nguyên chủng và được phép thu
hoạch để cung cấp hạt giống nguyên chủng vào trong sản xuất.
3.12. THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
- Năng suất trên 1000m2 (lúa tươi):
=
Số bông/m2 x số hạt/bông x tỷ lệ (%) hạt chắc/bông x trọng lượng 1000 hạt (tươi)
100000
=
407 x 97,9 x 67,5 x 30,86
100000
= 830 kg
- Năng suất trên 13.700m2 (lúa tươi):
= 830 x 13,7
= 11.371 kg
41
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
- Năng suất trên 1000m2 (lúa khô)
=
Số bông/m2 x số hạt/bông x tỷ lệ (%) hạt chắc/bông x trọng lượng 1000 hạt (khô)
100.000
=
407 x 97,9 x 67,5 x 27,68
100.000
= 745 kg
- Năng suất trên 13.700m2 (lúa tươi):
= 745 x 13,7
= 10.207 kg
Bảng 3.13. Thành phần năng suất
Năng suất
Diện tích Lúa tươi Lúa khô
1000 m2 830 kg 745 kg
13.700 m2 11.371 kg 10.207 kg
* Nhận xét:
- Qua bảng phân tích NS lúa tươi và NS lúa khô ta thấy được sự trên lệnh của 2
thành phần năng suất này không cao. Như vậy, giống lúa OM 6377 cho năng suất khá
cao sau khi sấy khô là 10.207 kg.
3.13. LỢI NHUẬN KINH TẾ
- Các loại chi phí:
+ Giống: 82,2 kg x 22.000 đồng = 1.808.400 đồng .
+ Làm mạ: 65.000 đồng x 15 công lao động x 1 ngày công = 975.000 đồng .
+ Cấy: 931.000 đồng.
8 băng: 98.000 x 8 = 784.000 đồng .
3 sép: 49.000 x 3 = 147.000 đồng.
+ Làm đất: 1.800.000 đồng x 1,37 ha = 2.466.000 đồng.
+ Cấy dặm: 55.000 đồng x 10 công lao động x 1 ngày công = 550.000 đồng .
+ Làm cỏ: 55.000 đồng x 10 công lao động x 1 ngày công = 550.000 đồng .
42
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
+ Khử lẫn: 55.000 đồng x 10 công lao động x 1 ngày công = 550.000 đồng.
+ Công xịt thuốc: 27 bình x 8 lần xịt x 4.000 đồng = 864.000 đồng.
+ Công bón phân: 100.000 đồng x 5 lần = 500.000 đồng .
+ Phân bón: 5.414.000 đồng.
Đạm Phú Mỹ: 9.900 đồng x 219,2 kg = 2.170.000 đồng.
Phân DAP TQ đen: 12.350 đồng x 95,9 kg = 1.184.365 đồng.
Kali: 10.500 đồng x 137 kg = 1.438.500 đồng
Lân Sông Gianh: 2.100 đồng x 41,1 kg = 86.310 đồng.
Lân Ninh Bình: 2.300 đồng x 232,9 kg = 535.670 đồng .
+ Thuốc BVTV: 14.604.000 đồng.
+ Thu hoạch: 270.000 đồng x 1,37 ha = 370.000 đồng .
+ Sấy: 110.000 đồng x 11,37 tấn = 1.250.000 đồng .
+ Chế biến: 65.000 đồng x 4 công lao động x 1 ngày công = 260.000 đồng .
- Năng suất lúa sau khi chế biến: đơn vị tính là bao.
Bảng 3.14. Năng suất lúa sau khi chế biến
Lúa thành phẩm (40 kg) Lúa phụ phẩm loại I (25 kg) Lúa phụ phẩm loại II (25 kg)
244 20 30
- Đơn giá lúa sau khi qua chế biến:
+ Lúa thành phẩm: 12.500 đồng/kg x 244 bao x 40 kg = 122.000.000 đồng.
+ Lúa phụ phẩm loại I: 4.500 đồng/kg x 20 bao x 25 kg = 2.250.000 đồng .
+ Lúa phụ phẩm loại II: 3.200 đồng/kg x 30 bao x 25 kg = 2.4000.000 đồng.
43
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
Bảng 3.15. Lợi nhuận kinh tế
- Tổng chi 31.092.000
+ Giống 1.808.400
+ Làm mạ 975.000
+ Làm đất 2.466.000
+ Cấy 931.000
+ Cấy dậm 550.000
+ Nhổ cỏ 550.000
+ Khử lẫn 550.000
+ Công bón phân 500.000
+ Công xịt 864.000
+ Thuốc BVTV 14.604.000
+ Phân bón 5.414.000
+ Thu hoạch 370.000
+ Sấy 1.250.000
+ Chế biến 260.000
- Tổng thu 126.650.000
+ Lúa thành phẩm 122.000.000
+ Lúa phụ phẩm loại I 2.250.000
+ Lúa phụ phẩm loại II 2.400.000
- Lợi nhuận 95.558.000
Ghi chú: kết quả phân tích lợi nhuận sơ bộ, chưa tính chi phí thuế và một số chi phí khác , đơn vị: Việt Nam đồng.
44
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
Chương 4
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
4.1. KẾT LUẬN
- Ruộng sản xuất giống đảm bảo đúng với những yêu cầu đối với ruộng sản xuất
giống
- Khi cấy với khoảng cách: 20 x 15 cm, cấy 1 -3 tép/bụi giúp cây phát triển rất tốt,
cây phát triển các chồi hữu hiệu cao và giúp cây đạt được năng suất khá cao.
- Nguồn giống kháng và ít nhiễm bệnh đối các loại sâu, bệnh gây hại cho nên việc
đầu tư cho các chi phí cho các loại thuốc BVTV lúc ban đầu ít tốn kém.
- Áp dụng phương pháp làm mạ sân đạt, tiết kiệm được nguồn giống ban đầu hiệu
quả.
- Công việc khử lẫn và làm cỏ được tiến hành thường xuyên nên tránh được sự
cạnh tranh của cỏ dại và sự lẫn tạp hạt giống để hạt giống có được độ thuận cao.
- Việc kiểm nghiệm, kiểm định được tiến hành theo định kỳ để xác định ruộng sản
xuất đạt được những tiêu chuẩn đối với ruộng sản xuất giống cấp nguyên chủng.
- Quy trình sản xuất được theo dõi và quản lý chặt chẽ nên việc đề xuất các việc
pháp phòng trừ dịch hại cũng như các khâu chăm sóc khác được kịp thời.
- Việc đầu tư cho phân bón và thuốc trừ sâu không cao nhưng cây vẫn phát triển
tốt và cho năng suất khá hiệu quả.
Như vậy, qua quá trình theo dõi giống lúa OM 6377 siêu nguyên chủng tại trại sản
xuất giống Tà Đảnh cho thấy được quy trình sản xuất giống được thực hiện theo các giai
đoạn một cách chặt chẽ và đạt hiệu quả cao . Vốn đầu tư ban đầu không cao mà có thể đạt
được lợi nhuận kinh tế khá lớn.
4.2. KIẾN NGHỊ
- Cần xây dựng hệ thống thoát thủy tốt để tránh bị ngập úng do thời tiết mưa nhiều.
- Cần cung cấp nguồn lao động nhiều hơn nữa trong quá trình làm mạ và chăm sóc.
45
Phan Minh Tiến – TTT11A4 – Khóa 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Đệ 2008. Giáo trình cây lúa, trường Đại Học Cần Thơ. Tr. 199 – 225.
2. Lê Thị Ánh Hồng. 2012. Bài giảng điều tra phát hiện dịch hại , trường Đại Học An
Giang.
3. Nguyễn Văn Huỳnh. 2003. Giáo trình côn trùng nông nghiệp, trường Đại Học Cần
Thơ. Tr. 1 – 52.
4. Cao Văn Thích. 2012. Phương pháp thí nghiệm trên đồng ruộng , trường trung cấp
Kinh Tế - Kỹ Thuật An Giang.
5. Quách Trung Thinh. 2012. Bài giảng giống cây trồng, trường Đại Học An Giang.
6. Lê Duy Thành, Nguyễn Bình Nhự, Trần Thế Hanh, Nguyễn Thị Mỹ Yến. 2011. Kiểm
Tra Chất Lượng Giống Lúa . Bộ LĐTB&XH, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội.
7.
gthon/vanban?orgId=16&title=V%C4%83n+b%E1%BA%A3n+quy+ph%E1%BA%A1m
+ph%C3%A1p+lu%E1%BA%ADt&classId=1&view=detail&documentId=101843 ngày
truy cập 10/06/2013.
8. ngày truy cập
09/06/2013.
9. ngày truy cập 10/03/2013.
10.
6377-ag-1.html ngày truy cập 10/03/2013.
11. ngày
truy cập 15/06/2013.
12.
oaisanpham=30&idLoai=14 ngày truy cập 21/06/2013.
13. ngày truy cập 21/06/2013.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_tieu_luan_142.pdf