Với tình hình xuất khẩu gạo biến động trong những năm gần đây dẫn tới tình trạng có những thời điểm các doanh nghiệp hạ giá xuất khẩu nhằm tranh thủ ký các hợp đồng cho thấy việc kinh doanh trong thị trường như thế không hề dễ dàng. Đặc biệt sau khi nước ta gia nhập WTO sự cạnh tranh gay gắt hơn trước rất nhiều, qua phân tích những rủi ro của công ty rút ra một số kết luận:
Về rủi ro nguồn nguyên liệu đầu vào, rủi ro này ít tác động đối với công ty do giá đầu vào tăng nhưng giá đầu ra cũng tăng Angimex được lợi hơn là thiệt, công ty cũng không lo thiếu thốn nguồn cung vì sản lượng thu vào chiếm tỷ lệ thấp so với sản lượng hàng năm của tỉnh và của ĐBSCL.
Về rủi ro thanh toán, công ty đã khôn khéo trong việc lựa chọn các điều kiện áp dụng các phương thức thanh toán nhằm đạt mức an toàn chấp nhận được, bên cạnh đó công ty cũng chủ động đối phó với rủi ro tỷ giá bằng cách chọn đồng tiển thanh toán chủ yếu là USD vay ngoại tệ ở những lúc cần thiết để cố gắng cân bằng cung cầu ngoại tệ.
Về rủi ro tài chính: phần lớn các chỉ số tài chính của công ty đều khá tốt ngoại trừ một số chỉ số như vốn luân chuyển hay hàng tồn kho là chưa tốt tuy nhiên đây cũng không là vấn đề lớn do ở giai đoạn thu mua nguyên liệu sau các vụ mùa công ty cần nhiều vốn mua về sản xuất hơn nữa giao hàng cho khách hàng cũng cần thời gian nhất định để thu hồi vốn trong khi nhu cầu vốn liên tục phát sinh nên chỉ số này là có thể chấp nhận. Đối với hàng tồn kho thị trường có nhiều bíên động công ty chưa tính tóan cho mình mô hình hàng tồn kho tối ưu nên hàng tồn kho khá nhiều.
35 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3470 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Rủi ro trong xuất khẩu gạo tại công ty xuất nhập khẩu An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cung thóc ở đồng bằng sông Cửu Long về cuối năm hạn chế, là những nguyên nhân chính đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng và đứng ở mức cao.
Bảng 3.4: Cung cầu gạo thế giới (Triệu tấn) 2004/2005
Quốc gia
Cung
Sử dụng
TKĐK
Sản xuất
Nhập khẩu
Tiêu dùng trong nước
Xuất khẩu
TKCK
Thế giới
86,15
402,07
25,07
415,35
27,4
72,88
Mỹ
0,76
7,4
0,42
3,84
3,54
1,21
Tổng cộng nước ngoài
85,39
394,67
25,28
411,51
23,86
71,67
Các nhà XK chính
16,90
130,03
0,30
113,84
19,15
14,24
India
10,80
85,31
0,00
83,11
4,50
8,50
Pakistan
0,24
5,02
0,00
2,75
2,30
0,21
Thailand
1,71
17,07
0,00
9,48
7,25
2,05
Vietnam
4,15
22,63
0,30
18,50
5,10
3,48
Các nhà NK chính
12,55
59,60
9,26
68,67
0,54
12,20
Brazil
1,34
8,98
0,55
9,00
0,30
1,57
EU-25
0,97
1,86
1,00
2,53
0,18
1,13
Indonesia
4,02
34,25
0,50
35,85
0,00
2,92
Nigeria
1,00
2,30
1,37
4,25
0,00
0,42
Philippines
4,05
9,44
1,50
10,40
0,00
4,59
Một số nước Trung Đông
0,99
2,27
3,25
5,07
0,06
1,38
Năm 2005: cũng giống như năm 2004 sản lượng lương thực năm 2005 của toàn thế giới là 402,07 triệu tấn trong khi nhu cầu lên đến 415,35 triệu tấn, nguồn cung không đủ khiến cho nhu cầu tiêu thụ tăng cao tác động đến giá xuất khẩu. Tính riêng Việt Nam, năm 2005 sản xuất được 22,63 triệu tấn gạo (tăng so với năm trước khoảng gần 2 triệu tấn) nhu cầu tiêu dùng là 18,5 triệu tấn như vậy Việt Nam chỉ còn khoảng 4,13 triệu tấn dành cho xuất khẩu nhưng trong năm đã xuất đến 5,2 triệu tấn mang về khoảng 1,279 tỷ USD (trị giá FOB), so cùng kỳ năm 2004 tăng 28% về số lượng và 49% về trị giá (sử dụng luôn cả dự trữ để xuất do xuất được giá trung bình giá xuất khẩu gạo năm 2005 là 253 USD/tấn tham khảo từ bảng 4 ) điều này đã đẩy giá thu mua nguyên liệu lên cao, bên cạnh đó cũng còn một số nguyên nhân như:
Một là: Theo báo cáo của của tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), sản lượng thóc thế giới năm 2005 đạt khoảng 614 triệu tấn, tương đương với 409,3 triệu tấn gạo tăng 1,5% so với năm 2004. Nhu cầu tiêu thụ gạo thế giới năm 2005 khoảng 413 triệu tấn, cao hơn nguồn cung 3,7 triệu tấn. Tồn kho gạo cuối năm 2005 dự đoán sẽ tiếp tục giảm 4,2%, sau khi đã giảm khoảng 23% so với cuối năm trước. Cũng theo tổ chức này dự đoán xuất khẩu gạo thế giới năm 2005 chỉ đạt 25,5 triệu tấn giảm 2,8% so với năm trước. Trong đó xuất khẩu gạo năm 2005 dự đoán sẽ giảm chủ yếu ở Thái Lan do sản lượng thóc của Thái Lan giảm và việc áp dụng chính sách giá thóc gạo nội địa cao làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Thái Lan. Giá gạo của Thái Lan tăng do nhu cầu mua gạo của Thi Lan tiếp tục tăng lên ở Nigeria, Nam Phi, Yemen, mặt khác đồng Baht tăng giá.
Hai là: Do hạn hán tiếp tục kéo dài, đặc biệt là sự trở lại của hiện tượng EL NINO càng làm cho hạn hán thêm nghiêm trọng tại nhiều nước Châu Á, khu vực chiếm 75% lượng gạo xuất khẩu hàng năm trên thị trường thế giới.
Ba là: Do ảnh hưởng của trận động đất sóng thần xảy ra cuối năm 2004 tại một số nước Nam á và Đông Nam á càng làm cho nhu cầu nhập khẩu gạo tăng mạnh như Philippin, Indonesia, Bangladesh và châu Phi, các nước Trung Mỹ…
Bốn là: Giá gạo Việt Nam hiện đang thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan, cùng với nhu cầu của khách nước ngoài nhập khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh, khách hàng chính là Philipines, Cu Ba, Nga, các nước châu Phi, châu Âu… Mặt khác các nhà xuất khẩu vẫn đang đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung để đáp ứng nhu cầu đã ký kết trong khi nguồn cung hạn chế.
Năm 2006: sản lượng lương thực năm 2006 của toàn thế giới là 415,49 triệu tấn trong khi nhu cầu chỉ cần 413,35 triệu tấn, nguồn cung vựơt cầu.Tính riêng Việt Nam, năm 2006 sản xuất được 22,00 triệu tấn gạo (giảm so với năm trước khoảng gần 0,6 triệu tấn) nhu cầu tiêu dùng là 18,25 triệu tấn như vậy Việt Nam chỉ còn khoảng 3,75 triệu tấn dành cho xuất khẩu nhưng trong năm đã xuất đến 4,8 triệu tấn (sử dụng luôn cả dự trữ để xuất do xuất được giá trung bình giá xuất khẩu gạo năm 2005 khoảng 251 USD/tấn tham khảo bảng 4) trong bối cảnh chung của thế giới là sản xuất vuợt tiêu dùng khoảng 2 triệu tấn lý ra giá phải giảm nhưng giá xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng do các nước như Indonesia, Malaysia và Nigeria có nhu cầu nhập cao hơn, trong năm đã xảy ra cơn sốt giá lúa gạo chưa từng có ở Việt Nam mà nguyên nhân là:
Thứ nhất và sâu xa là ở thời điểm đó vẫn chưa khống chế được dịch (vàng lùn và lùn xoắn lá chính là do tác động của cơn sốt giá gạo thế giới đối với hạt gạo của nước ta.Trước hết, theo các số liệu thống kê của WTO, nếu như chỉ số giá gạo thế giới năm 2003 là 62 điểm (năm gốc 1995 = 100 điểm), thì năm 2004 tăng vọt lên 77 điểm, năm 2005 lên 90 điểm, còn giữa năm nay đứng ở mức 94 điểm, Hiển nhiên, diễn biến này của thị trường gạo thế giới là cơ hội vàng khiến hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta trở thành “chiến lược” trong gần 3 năm qua. Như vậy, trong gần 3 năm qua, giá xuất khẩu lúa gạo tăng tổng cộng 45%. Nguồn lợi quá hấp dẫn đã khiến cả nông dân lẫn các chi cục bảo vệ thực vật và các cấp chính quyền địa phương bỏ ngoài tai các khuyến cáo chuyên môn về giống và nguy cơ dịch bệnh. Lịch thời vụ, giống không được tuân thủ, đất không được nghỉ làm lúa liền 3 vụ/năm, thậm chí có nơi còn cố sức làm 7 vụ trong 2 năm… Môi trường độc canh trong thời gian dài như thế chắc chắn sẽ gây ra dịch bệnh. Và dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xảy ra ở chính ngay vựa lúa của cả nước – ĐBSCL. Năm 2006, Việt Nam có tới 10 cơn bão trong đó, cơn bão số 9 (Durian) xảy ra ngày 5/12 đã gây thiệt hại nặng nề về người và của cho các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long. Ở các tỉnh phía Bắc, năm nay không có mưa to, bão lớn, nhưng bất chợt, vào thượng tuần tháng 11/2006 có ngay mưa đá ở nhiều nơi. Thời gian mưa không dài, nhưng thiệt hại cũng không nhỏ. (trích từ bài viết trên website
Bảng 3.5 : Cung cầu gạo thế giới / (triệu tấn) 2005/2006
Quốc gia
Cung
Sử dụng
TKĐK
Sản xuất
Nhập khẩu
Tiêu dùng trong nước
Xuất khẩu
TKCK
Thế giới
78,14
415,49
26,27
413,22
27,80
80,42
Mỹ
1,21
7,11
0,54
3,81
3,69
1,37
Tổng cộng nước ngoài
76,93
408,38
25,72
409,41
24,11
79,05
Các nhà XK chính
15,18
136,79
0,40
115,52
18,80
18,04
India
8,50
91,04
0,00
85,22
3,80
10,52
Pakistan
0,20
5,55
0,00
2,56
2,90
0,30
Thailand
2,31
18,20
0,05
9,50
7,30
3,76
Vietnam
4,16
22,00
0,35
18,25
4,80
3,46
Các nhà NK chính
12,92
59,91
10,67
69,66
0,49
13,36
Brazil
1,73
7,87
0,60
8,97
0,25
0,98
EU-25
1,13
1,71
0,93
2,55
0,28
1,04
Indonesia
3,45
34,96
0,60
35,80
0,00
3,21
Nigeria
0,42
2,70
1,78
4,35
0,00
0,55
Philippines
4,57
9,82
1,90
11,00
0,00
5,29
Một số nước Trung Đông
1,46
2,38
3,76
5,39
0,06
2,14
(Nguồn: www.usda.gov)
Thứ hai, cơn sốt giá lúa gạo chưa từng có hiện nay còn do chúng ta đã xuất khẩu “quá đà”. Sản lượng lúa năm 2004 tăng tương đương với gần 1,5 triệu tấn gạo so với năm 2003, nhưng gạo xuất khẩu chỉ tăng gần 1 triệu tấn. Ấy thế mà, khi sản lượng lúa năm 2005 giảm tương đương với khoảng 240 nghìn tấn thì lượng gạo xuất khẩu lại đạt kỷ lục trên 5 triệu tấn! Rõ ràng việc tăng này là do chúng ta đã “vét kho” để đẩy mạnh xuất khẩu trong điều kiện rất được giá như đã nói ở trên. Trong khi đó, tổng sản lượng lúa của miền Bắc chỉ tăng được 800 nghìn tấn, còn ĐBSCL lại giảm xấp xỉ 1 triệu tấn, mà lượng gạo xuất khẩu thì vẫn cứ tăng đến 1 triệu tấn so với cả 4 năm trước đó (2001-2004), cho nên rất có thể chúng ta đã lại một lần nữa “vét kho” để xuất khẩu! Cộng với tác nhân dịch bệnh dai dẳng trong nhiều tháng qua, hành động này tạo nên cơn sốt chưa từng có ở ngay trong ruột vựa lúa lớn nhất nước. Triển vọng giá gạo thế giới vẫn tiếp tục nóng cũng là một phần nguyên nhân gây ra đầu cơ lúa gạo ở thị trường trong nước. (trích từ bài viết trên website
Nguyên nhân đẩy giá nguyên liệu lên cao đã rõ, vấn đề cần được làm rõ là công ty Angimex mua từ những nguồn nào và có ảnh hưởng gì đến công ty?
Bảng 3.6 : Số lượng thu mua của công ty so với sản lượng lúa toàn tỉnh và ĐBSCL
Sản lượng
2004
2005
2006
ĐBSCL (triệu tấn)
18,500
19,100
18,750
An Giang (triệu tấn)
3,000
3,100
2,900
Công ty mua (triệu tấn)
0,207
0,248
0,248
So với An Giang (%)
6,9%
8,00%
8,55%
So với ĐBSCL (%)
1,12%
1,30%
1,32%
Như đã nói ở trên, công ty thoã thuận giá cả với các thương lái và nông dân theo thuận mua vừa bán không qua hợp đồng, công ty thu mua từ nhiều nơi: trong tỉnh cũng có, ngoài tỉnh cũng có miễn sao giá cả hợp lý. Từ năm 2004 đến năm 2006 công ty chỉ mua ở tỷ lệ rất nhỏ so với sản lượng của toàn tỉnh (chiếm tối đa là 8,55 % sản lượng của tỉnh) và cao nhất cũng chỉ chiếm1,32% trên tổng sản lượng của ĐBSCL. Với ưu thế nằm trong vựa lúa lớn nhất cả nước rõ ràng công ty không phải lo lắng về nguồn cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Qua phân tích thị trường lúa gạo 3 năm ta nhận thấy giá cả nguồn nguyên liệu đầu vào tăng đồng thời giá cả đầu ra cũng tăng nhưng sự tăng giá của đầu ra làm thặng dư cho nhà xuất khẩu chẳng những bù đắp sự chênh lệch ở giá đầu vào mà còn đem lại khoản lợi nhuận lớn. Ba năm vừa qua với kim ngạch tăng đều từ 55.190 triệu USD năm 2004 lên 70.409 triệu USD năm 2005 và 77.529 triệu USD năm 2006 công ty xuất nhập khẩu An Giang vẫn giữ vững tỷ lệ khoảng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, ngày càng khẳng định mình là một trong những đơn vị xuất khẩu gạo hàng đầu của tỉnh. Tuy nhiên, trong điều kiện giá nguyên liệu tăng như thế này, nếu như giá xuất khẩu giảm hoặc hiệp hội quản lý giá xuất hoặc cả hai cùng xảy ra thì công ty sẽ gặp khó khăn do vậy công ty nên tính toán cho mình một hướng đi mang tính bền vững.
Rủi ro thanh toán:
Trong hoạt động ngoại thương có rất nhiều hình thức thanh toán chẳng hạn như phương thức T/T, CAD, TTR, L/C… Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu nhược điểm của riêng nó, việc sử dụng phương thức nào phụ thuộc các yếu tố:
Quan hệ thương mại thường xuyên hay không thường xuyên.
Sự tín nhiệm lẫn nhau .
Quy mô của hợp đồng thương mại hay dịch vụ.
Khả năng cung ứng hàng hoá của người bán và khả năng tài chính của người mua,
Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia.
Xuất phát từ đặc điểm của mình công ty Angimex đã lựa chọn các phương thức L/C, D/P, TTR và CAD làm phương thức thanh toán.
Vì sao công ty Angimex lại chọn những phương thức này?
Thứ nhất xét về đặc điểm của các phương thức này:
L/C: phương thức thông dụng nhất hiện nay và được xem là an toàn cho các bên giao dịch do nó được đảm bảo bởi các ngân hàng đồng thời được thực hiện, giải quyết trong khuôn khổ “quy tắc về tập quán và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ” (UCP 500), “quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ của ICC và “tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong thanh toán tín dụng chứng từ” (ISBP số 645 của ICC năm 2003), Thêm vào đó L/C có thể chỉnh sửa, bổ sung từ bất kì bên nào (có thể là người mở, người hưởng lợi) nếu có sự đồng ý về phía ngân hàng.
T/T: phương thức chuyển tiền rẻ nhất, an toàn, chính xác và nhanh chóng. Đối với hình thức này thì người nhận được tiền ít bị ảnh hưởng của tỷ giá, Được áp dụng trong thanh toán các khoản tiền tương đối nhỏ. Sự an toàn cho người xuất khẩu là không chắc chắn do việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu và ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởng một khoản phí mà không bị ràng buộc nào cả.
CAD: phương thức có lợi cho nhà xuất khẩu vì họ chắc chắn thu được tiền hàng nhanh chóng, thủ tục đơn giản không phức tạp như thanh toán tín dụng chứng từ, áp dụng trong trường hợp người mua và người bán có quan hệ tốt và tin tưởng lẫn nhau.
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ: phương thức mà nhà xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hoá hay dịch vụ thì lập bộ chứng từ và hối phiếu nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ với điều kiện ngân hàng này thay mặt nhà xuất khẩu khống chế bộ chứng từ, chỉ khi nào người mua đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phíêu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để làm cơ sở nhận hàng.
Thứ hai, rủi ro của các phương thức:
Trong thanh toán TTR/ DP : khách hàng trì hoãn thanh toán, trong khi hàng hóa đã đóng hàng xong vào container hoặc đã xếp lên tàu, hoặc hàng hóa đang trên đường vận chuyển sang nước ngoài, hoặc đã đến cảng dỡ.
D/P, D/A, T/T trước 1 phần, CAD đều có mức độ rủi ro nhất định đối với người bán hàng. Những rủi ro đó là người mua nhận hàng mà không trả tiền (D/A), người mua không nhận hàng và không trả tiền (D/P, CAD, T/T trước 1 phần). Trong cả hai trường hợp này, người bán bị mất hàng hoặc phải tốn phí để xử lý hàng của mình (thường những phí này rất lớn).
Trường hợp thanh toán bằng L/C: ngân hàng mở L/C cố tình vạch lá tìm sâu để từ chối thanh toán trong trường hợp người mua có vấn đề về tài chánh; bộ chứng từ bị phát hiện có bất hợp lệ (do những sai sót trong quá trình thiết lập chứng từ) và bị ngân hàng từ chối thanh toán, người mua lẩn tránh trách nhiệm; trường hợp hàng đã xếp xong mà L/C chưa hoàn chỉnh (do những thay đổi trong quá trình giao hàng, người mua hứa sẽ tu chỉnh L/C) nhưng không được tu chỉnh hợp lệ; ngân hàng mở L/C không có uy tín; ngân hàng mở L/C phá sản…..; nước nhập hàng bị cấm vận.
Do biến động của thị trường mà điển hình là khi giá giảm, khách hàng có thể tìm cách thoái thác để không phải nhận hàng gây ra rủi ro chậm hoặc trì hoãn hoặc không thanh toán (thí dụ nêu bất hợp lệ trong chứng từ để không thanh toán, khiếu nại hàng không đúng chất lượng để yêu cầu giảm giá,…)
Thứ ba, công ty Angimex đã hơn 30 năm hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo với số lượng bạn hàng lớn (ước trên 40 khách hàng) và mỗi khách hàng lại có những đặc trưng khác nhau do vậy trên thực tiễn giao dịch, các phương thức được áp dụng như sau:
Phương thức T/T: Dành cho khách hàng quen với số lượng không nhiều dao động từ 250 tấn đến 500 tấn tương đương từ 10 đến 20 container. Sau khi ký hợp đồng khách hàng sẽ trả 10% - 30% giá trị hợp đồng, phần còn lại sẽ thanh toán theo 2 cách: thanh toán trước khi đóng hàng vào container hoặc là thanh toán khi hàng cập cảng đến (ở kho ngoại quan), trường hợp này công ty sẽ giữ lại bộ chứng từ gốc và phát lệnh yêu cầu chủ tàu giao hàng cho khách hàng mà không cần chứng từ. Những khách hàng uy tín giao dịch với số lượng khoảng 2000 tấn chỉ phải trả trước 10% giá trị hợp đồng, phần còn lại khách hàng sẽ chuyển tiền và công ty chuyển bộ chứng từ (công đoạn này tiến hành song song với nhau).
Kết hợp phương thức T/T và D/P hoặc CAD: cũng giống như phương thức T/T nhưng chỉ khác nhau ở cách thanh toán phần còn lại thay vì khách hàng sẽ chuyển tiền cho công ty thì công ty sẽ chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng nhờ thu hộ. Phương thức này áp dụng cho những khách hàng mà công ty đánh giá là chưa uy tín.
Phương thức L/C: áp dụng cho các tập đoàn hoặc những hợp đồng có giá trị lớn từ vài trăm ngàn USD trở lên. Thời gian mở L/C có hai hướng: (1) mở L/C sau 3 ngày kể từ khi ký hợp đồng, (2) mở L/C trước khi tàu đến khoảng 15 ngày. Trong quá trình thương lượng hợp đồng với khách hàng về hình thức thanh toán sau khi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chấp nhận bộ chứng từ nếu công ty thỏa thuận với khách hàng chấp nhận thanh toán khi nhận được điện báo thì sẽ thu ngắn thời gian quay vòng của vốn chịu chi phí lãi vay ít hơn (do công ty hàng năm vay nợ ngắn hạn từ ngân hàng rất lớn) so với cách thanh toán thông thường nghĩa là nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ của mình sau khi kiểm tra ngân hàng sẽ chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, nơi đây bộ chứng từ sẽ được kiểm tra lần nữa rồi mới thanh toán
Theo thống kê từ phòng kinh doanh tỷ lệ các phương thức thanh toán theo giá trị thanh toán hàng năm không có sự thay đổi lớn cụ thể: L/C dao động quanh tỷ lệ 40%, T/T dao động quanh tỷ lệ 35%, D/A dao động quanh tỷ lệ 20%, và D/P dao động quanh tỷ lệ 5%.
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các phương thức thanh toán theo giá trị thanh toán.
(Nguồn số liệu thống kê từ phòng kinh doanh công ty Angimex)
Qua biểu đồ và những phân tích trên ta nhận thấy: mỗi phương thức đều có rủi ro bên cạnh những ích lợi của riêng nó, điều cần làm là chọn cho mình những điều kiện áp dụng thích hợp nhất. Công ty Angimex đã thực hiện như thế, với phương châm hoạt động kinh doanh an toàn, công ty đã thiết lập những điều kiện phù hợp nhất cho mỗi phương thức chẳng hạn như:
T/T: chỉ dành cho những khách hàng nhỏ, uy tín ; do phương thức này chiếm 35% khối lượng giao dịch, có rủi ro là phần giá trị còn lại chiếm khoảng 70 – 90% tổng giá trị, khách hàng trì hoãn thanh toán, trong khi hàng hóa đã đóng hàng xong vào container hoặc đã xếp lên tàu, hoặc hàng hóa đang trên đường vận chuyển sang nước ngoài, hoặc đã đến cảng dỡ, nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn công ty sẽ bị chiếm dụng vốn không nhỏ.
L/C chiếm 40% khối lượng giao dịch dành cho những hợp đồng giá trị lớn thường là các tập đoàn; rủi ro lớn nhất ở phương thức này là bộ chứng từ thanh toán, thông thường các xảy ra các trường hợp như: bộ chứng từ không thõa mãn với một hoặc một vài điều kiện quy định trong L/C; sai sót về từ ngữ, con số…
Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu công ty đã luôn cẩn trọng xây dựng cho mình quy trình làm việc rất chuyên nghiệp trong lựa chọn khách hàng, nhà cung ứng… cho nên công ty rất ít gặp phải những rủi ro loại này. Song song đó công ty có mối quan hệ tốt với các ngân hàng nên việc thương thảo giải quyết những vấn đề liên quan đến thủ tục thanh toán cũng thuận lợi hơn.
Bên cạnh phương thức thanh toán thì đồng tiền thanh toán cũng không kém quan trọng trong quan hệ ngoại thương bởi vì mỗi loại đồng tiền nó sẽ đi kèm với tỷ giá mà tỷ giá lại có sự thay đổi khác nhau tùy theo tình hình thế giới và chính sách của chính phủ đây hàm chứa rủi ro cho nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu. Rủi ro ở đây tính riêng cho nhà xuất khẩu là làm lượng tiền kỳ vọng của mình thấp hơn mong đợi kéo theo giảm lợi nhuận cho nên việc lựa chọn đồng tiền thanh toán như thế nào là hết sức quan trọng. Đối với Angimex, công ty chỉ lựa chọn duy nhất đồng tiền USD cho mọi giao dịch với khách hàng xuất khẩu và lý do chủ yếu của quyết định này không gì khác hơn là: đồng tiền USD được giao dịch rộng rãi, dễ thanh toán, tập trung đối phó với rủi ro tỷ giá USD/VND, đây là hướng đi phù hợp trong bối cảnh thị trường hiện nay.
Xét tình hình biến động tỷ giá USD/VND trong 3 năm từ 2004 đến 2006 :
Qua đồ thị thống kê tỷ giá ta thấy tỷ giá luôn có sự biến động, có lúc đồng USD tăng rất mạnh chẳng hạn vào thời điểm tháng 2 năm 2004, 1 USD = 15860 VND tăng 218 so với tháng 1 (USD/VND = 15641) đến tháng 3 năm 2004 lại giảm 111. Đến tháng 4 năm 2005 tăng đột biến 108 từ 15812 (tháng 3 năm 2005) lên 15921. Đến tháng 4 năm 2006 tỷ giá hối đoái ghi nhận thêm một biến động mới tăng 120 từ 15874 lên 15995. Nhìn chung tỷ giá có tăng có giảm nhưng hiện rõ nhất chính là xu hướng tăng giá của USD đồng nghĩa với VND giảm giá, xu hướng này hoàn toàn có lợi cho các đơn vị xuất khẩu trong đó có Angimex. Hơn nữa, quy trình của công ty là mua nguyên liệu – sản xuất – giao hàng trong công đoạn mua nguyên liệu công ty cần rất nhiều vốn nhất là thời điểm nông dân thu hoạch các vụ lúa, vay ngân hàng là giải pháp công ty thựchiện ở những thời điểm đó. Thế nhưng trong khoản vay ngắn hạn của mình, công ty Angimex luôn có những khoản vay ngắn hạn bằng ngoại tệ khá lớn. Cũng xin nói thêm lý do vì sao công ty lại như vậy:
Biểu đồ 3.4 : Tỷ giá USD/VND từ 2004 đến 2006
(Nguồn: tự tổng hợp từ số liệu của địa chỉ
Bảng 3.7 : Các khoản vay bằng ngoại tệ
(ĐVT: triệu đồng)
Khoản mục
2004
2005
2006
Tổng vay
vay bằng ngoại tệ
Tổng vay
vay bằng ngoại tệ
Tổng vay
vay bằng ngoại tệ
Tháng 1
140.745
29.605
166.964
71.369
87.873
32.258
Tháng 2
241.645
8.351
177.580
77.496
111.215
58.718
Tháng 3
270.532
21.271
292.838
94.571
281.759
143.405
Tháng 4
117.594
85.199
259.949
140.194
118.334
71.256
Tháng 5
117.538
831
172.672
105.168
199.247
53.595
Tháng 6
103.809
66.848
107.304
46.028
77.357
196
Tháng 7
135.761
51.988
289.145
107.978
200.640
134.054
Tháng 8
48.738
15.083
266.573
148.536
179.834
62.310
Tháng 9
137.106
61.909
251.666
149.257
131.983
91.766
Tháng 10
132.703
21.346
99.370
39.105
47.847
11.953
Tháng 11
167.753
80.777
45.004
0
25.101
155
Tháng 12
100.758
65.548
32.869
0
17.663
0
Tổng
1.714.682
508.756
2.161.934
979.702
1.478.853
659.666
Tỷ lệ
29,67%
45,32%
44,61%
(Nguồn: số liệu phòng kế toán công ty Angimex)
Chúng ta biết rằng, vay trong nước bị hạn chế bởi hạn mức tín dụng và thủ tục rườm rà, hơn thế nữa lãi suất đồng VND cao hơn đồng USD điều đó không có lợi cho những nhà đầu tư cần vay tiền khi mà đồng USD lên giá.
Ngược lại vay ngân hàng nước ngoài có thể vay theo hợp đồng (vay theo nguồn thu của mình), lãi suất đồng USD thấp hơn lãi suất đồng VND .
Như vậy nếu theo dõi tình hình bíên động tỷ giá và dự kiến tỷ giá thì chúng ta hoàn toàn có thể cân nhắc nên vay đồng nào có lợi. Đó cũng là lý do Angimex có những khoản vay bằng ngoại tệ.
Theo bảng thống kê thì tỷ lệ vay bằng ngoại tệ trong tổng nợ vay của công ty đang có xu hướng tăng, năm 2004 là 29,67%, năm 2005 là 45,32% và năm 2006 là 44,61%. Tỷ lệ này là khá cao, nếu công ty không có khoản thu bằng ngoại tệ cũng như không nắm bắt biến động tỷ giá thì công ty sẽ phải chi nhiều hơn trong thanh toán lãi và vốn gốc.
Để làm sáng tỏ hơn vấn đề này chúng ta so sánh doanh thu xuất khẩu với vay ngoại tệ, có 3 khả năng xảy ra:
Trường hợp 1: Doanh thu XK < vay ngoại tệ: lượng ngoại tệ thu về không cân bằng với các khoản vay chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá cao.
Trường hợp 2: Doanh thu XK = vay ngoại tệ: lượng ngoại tệ thu về cân bằng với các khoản vay ngoại tệ.
Trường hợp 3: Doanh thu XK > vay ngoại tệ: lượng ngoại tệ thu về lớn hơn các khoản vay ngoại tệ.
Bảng 3.8 : Doanh thu xuất khẩu hàng tháng so với vay ngoại tệ
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
2004
2005
2006
Doanh thuXK
vay ngoại tệ
Doanh thuXK
vay ngoại tệ
Doanh thuXK
vay ngoại tệ
Tháng 1
14.487
29.605
25.307
71.369
52.594
32.258
Tháng 2
71.085
8.351
65.161
77.496
59.181
58.718
Tháng 3
141.146
21.271
107.540
94.571
134.304
143.405
Tháng 4
95.266
85.199
121.293
140.194
69.001
71.256
Tháng 5
139.726
831
167.777
105.168
105.496
53.595
Tháng 6
80.440
66.848
70.769
46.028
88.965
196
Tháng 7
66.550
51.988
167.913
107.978
88.570
134.054
Tháng 8
48.316
15.083
90.047
148.536
117.568
62.310
Tháng 9
7.817
61.909
177.015
149.257
125.607
91.766
Tháng 10
46.306
21.346
72.535
39.105
62.571
11.953
Tháng 11
79.704
80.777
67.391
0
46.480
155
Tháng 12
78.461
65.548
14.201
0
20.724
0
Tổng
869.304
508.756
1.146.949
979.702
971.061
659.666
(Nguồn số liệu phòng kế toán công ty Angimex)
Công ty xuất nhập khẩu An Giang chưa từng rơi vào trường hợp 1 và 2 do hoạt động chính của công ty là xuất khẩu gạo đây là lĩnh vực mang về nhiều lợi nhuận nhất nếu doanh thu XK nhỏ hơn hoặc bằng vay ngoại tệ thì công ty sẽ phá sản. Thực tế từ doanh thu xuất khẩu hàng tháng qua các năm công ty luôn có đủ nguồn ngoại tệ để trang trải cho các khoản vay của mình, tổng doanh thu năm 2004 là 869.304 triệu đồng cao hơn nhiều so với 508.756 triệu đồng năm 2004, năm 2005 là 1.146.949 triệu đồng so với 979.702 triệu đồng và năm 2006 là 971.061 triệu đồng so với 659.666 triệu đồng. Bởi vậy, rủi ro này công ty hoàn toàn kiểm soát được, một mặt công ty tận dụng những lợi thế của vay ngoại tệ mặt khác phải đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ của khách hàng.
Tóm lại, sự biến động của tỷ giá USD/VND ít gây ảnh hưởng cho công ty xuất nhập khẩu An Giang. Có thể nói công ty đã chủ động trong vấn đề rủi ro tỷ giá thông qua các chương trình:
Chương trình biểu đồ tỷ giá: lưu trữ tỷ giá tiền tệ của 4 nước Thái Lan, Philipin, Inđônêxia và Việt Nam so với đồng USD. Vẽ biểu đồ tỷ giá theo tháng, quý, năm, so sánh số liệu cùng kỳ.
Chương trình hiệu quả USD: vẽ biểu đồ biến động của 2 loại ngoại tệ USD, EUR so sánh cùng kỳ. Tính hiệu quả vay USD hay vay VND.
Chính hai chương trình này làm cơ sở cho BGĐ đề ra những phương hướng, chiến lược phù hợp từ đó công ty đã thành công. Bên cạnh đó công ty cũng nên lưu ý rằng: đồng VND đang trên đà giảm giá nhưng không biết chắc rằng sự giảm giá này sẽ kéo dài trong bao lâu, nếu một lúc nào đó nó tăng giá trở lại hẳn là công ty cũng gặp khó không ít vì thế công ty có những bước chuẩn bị chẳng hạn như tăng nhập khẩu nhằm cân đối lượng cung cầu ngoại tệ.
Rủi ro nghiệp vụ xuất nhập khẩu:
3.3.1 Nghiệp vụ thuê tàu:
Trong xuất nhập khẩu nghiệp vụ thuê tàu gắn liền với phương thức giao nhận, có những phương thức tàu do bên xuất khẩu chuẩn bị cũng có những phương thức tàu do bên nhập khẩu chuẩn bị. Công ty Angimex chỉ xuất khẩu theo điều kiện FOB và CIF, như vậy rủi ro mà công ty có thể gặp phải là:
Xuất FOB: Tàu do bên NK chuẩn bị, có thể phía nhà XK sẽ bị động về thời gian giao hàng, giao hàng trễ hạn, hàng đã đóng gói rồi nhưng chưa có tàu phải chịu chi phí bảo quản và lưu kho (kho ngoại quan).
Xuất CIF: Tàu do bên XK chuẩn bị, có thể mình không thuê được tàu hoặc thuê tàu với giá cao, mối quan hệ với các chủ tàu không tốt dẫn đến việc gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề phát sinh.
Thực tế công việc cho thấy:
Xuất FOB: các khách hàng có nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu tốt thường chọn giải pháp tự thuê tàu để giảm chi phí, chủ động trong vấn đề giao nhận… Và thông thường trước khi tàu đến khoảng từ 10 – 15 ngày, nhà NK sẽ thông báo cho công ty chuẩn bị hàng hóa.
Xuất CIF: sau khi gút hợp đồng với khách hàng công ty sẽ liên hệ với các công ty vận tải ký hợp đồng vận tải để tránh rủi ro về phí vận chuyển cao tuy nhiên nếu tại thời điểm ký hợp đồng vận tải mà phí cao thì công ty sẽ chuyển sang dạng thuê vận tải bằng container. Thêm vào đó công ty có mối quan hệ rất tốt với các công ty vận tải biển như: Gemartrans (là Công ty Liên doanh giữa Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (trước đây là Liên hiệp Hàng hải Việt Nam) và Tổng Công ty Hàng hải Pháp (CGM) của Chính phủ Pháp, được thành lập vào năm 1989), OOLC (Orient Overseas Container Line), MSC (Mediterranean Shipping Companies)…
Như vậy rủi ro này ít gây ảnh hưởng đến công ty .
3.3.2 Nghiệp vụ mua bảo hiểm:
Ở nghiệp vụ này chỉ xét về khía cạnh: lợi ích của nhà XK (người được bảo hiểm) có được đảm bảo hay không, bên NK có yêu cầu phía nhà XK mua bảo hiểm của một công ty nào đó mà nhà XK không có hoặc ít có mối quan hệ dẫn đến phí bảo hiểm cao so với thị trường hay không?
Trên thị trường bảo hiểm hiện nay, hầu hết các công ty bảo hiểm đều đặt quyền lợi khách hàng lên vị trí hàng đầu, xem nó là tôn chỉ để hoạt động và đang hoàn thiện để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn cho nên quyền lợi của khách hàng được đảm bảo đầy đủ.
Công ty luôn hoạt động kinh doanh với phương châm an toàn là trên hết nên công ty thường xuyên mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình từ hàng hóa ở kho cho đến hàng trên đường vận chuyển điều này đã tạo thuận lợi trong thương thảo hợp đồng bảo hiểm với các công ty bảo hiểm (Bảo Việt, Bảo Minh, Pjico….).
Đối với việc mua bảo hiểm của một công ty bảo hiểm mà Angimex không có hoặc ít có mối quan hệ dẫn đến phí bảo hiểm cao so với thị trường, vấn đề này công ty xuất nhập khẩu An Giang cũng đã phòng ngừa thành công còn phương pháp phòng ngừa như thế nào sẽ được trình bày cụ thể ở mục tiếp theo.
Tóm lại, công ty Angimex có thể phòng ngừa tốt rủi ro này.
3.3.3 Điều kiện mua bán:
Liên quan đến điều kiện mua bán này có một số rủi ro (tính cho nhà XK):
Một hoặc một vài điều khoản đã chấp nhận trong hợp đồng nhưng không thực hiện được.
Một hoặc một vài điều khoản trong hợp đồng lúc ký kết thì làm được nhưng khi thực hiện hợp đồng lại không làm được.
Một hoặc một vài điều khoản trong hợp đồng bên nhà NK yêu cầu mà nhà XK không làm được.
Thực tế Angimex cũng gặp phải một số khó khăn khi thực hiện hợp đồng chẳng hạn như: những hợp đồng có điều kiện giao hàng nhanh không chủ động được bao bì, khách hàng chỉ định nhà cung cấp bao bì không chủ động về giá mua bao, thường cao hơn mặt bằng giá thị trường… Thế nhưng những khó khăn này không lớn vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát của công ty cụ thể: công ty có nhà máy sản xuất bao bì nếu gặp phải những hợp đồng nào quá sát thời gian giao hàng thì có thể làm tăng ca, hoặc thuê thêm công nhân thời vụ...; đối với những khách hàng chỉ định nhà cung cấp bao bì công ty cố gắng thương lượng sao cho đôi bên cùng có lợi…
Cả 3 loại rủi ro trong điều kiện mua bán kể trên được công ty ngăn ngừa thông qua quá trình thương thảo hợp đồng với khách hàng, trong quá trình này nếu thấy những điều khoản nào bất hợp lý công ty sẽ kiến nghị khách hàng hủy bỏ hay thay đổi theo hướng mà công ty có thể thực hiện được; hơn nữa sau khi hợp đồng được thỏa thuận xong nhân viên giao dịch phải gửi lên trưởng phòng kinh doanh và phó giám đốc phụ trách kinh doanh phê duyệt trước khi chính thức ký kết vì vậy Angimex tránh được các rủi ro đã nêu. Đây cũng chính là cách thức giúp Angimex phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ bảo hiểm.
Cũng xin lưu ý rằng: hiện nay mặc dù công ty đang kiểm soát tốt rủi ro điều kiện mua bán nhưng trong sự biến động của thị trường gạo công ty sẽ phải đối mặt với những quy định, điều luật, văn hóa của nước NK mà bất kỳ sự thay đổi nào cũng gây khó khăn không ít do vậy công ty cần tìm hiểu nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh mình.
Rủi ro tài chính:
3.4.1 Các khoản phải thu:
Số vòng quay các khoản phải thu (RT): được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán của các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả hoá đơn của họ lúc đó các khoản này quay được một vòng. Nó phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền. Công thức để tính là:
Doanh thu thuần
RT = ----------------------------------------
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân: Đo lường khả năng thu hồi vốn của DN, qua đó phản ánh hiệu quả quản lý các khoản phải thu:
360
Kỳ thu tiền bình quân = ----------
RT
Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm nhiều. Nhưng nếu quá cao thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu. Từ đó ta có bảng sau:
Bảng 3.9: Các khoản phải thu
(ĐVT:triệu đồng)
KHOẢN MỤC
2004
2005
2006
Doanh thu thuần
1.134.696
1.459.000
1.303.404
Khoản phải thu ĐK
50.497
72.419
64.074
Khoản phải thu CK
72.419
64.074
26.242
Khoản phải thu BQ
61.458
68.247
45.158
RT
18,46
21,38
28,86
Kỳ thu tiền BQ
19,50
16,84
12,47
(Số liệu quyết toán của PKT công ty)
Qua kết quả trên cho thấy số vòng quay các khoản phải thu năm 2004 là 18,46 vòng, năm 2005 là 21,38 vòng đến năm 2006 là 28,86 vòng. Trong năm 2004 bình quân là 19,5 ngày thu được nợ, năm 2005 là 16,84 ngày, đến năm 2006 số ngày giảm còn 12,47 ngày các khoản nợ từ khách hàng được thu về. Qua đó chúng ta nhận thấy rằng vòng quay các khoản phải thu khách hàng tăng qua các năm tương ứng với thời gian khách hàng trả nợ đang có chiều hướng nhanh dần đi, có thể nói công ty xuất nhập khẩu An Giang đã thành công trong việc lựa chọn các phương thức thanh toán ngoại thương nói riêng, trong việc thương thảo hợp đồng với khách hàng cũng như trong cách lựa chọn khách hàng nói chung.
3.4.2 Khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán của công ty được đánh gía thông qua các chỉ số thanh toán sau:
Hệ số thanh toán hiện hành (Rc): Phân tích Rc sẽ giúp chúng ta thấy rõ có bao nhiêu TS có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lượng khả năng trả nợ của công ty, Rc càng cao điều đó có nghĩa công ty sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu Rc quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty, vì công ty đầu tư quá nhiều vào các TSLĐ.Ta có công thức sau:
TSLĐ & ĐTNH
Rc = -------------------------
Nợ ngắn hạn
Tuy nhiên Rc cao có thể là do công ty dự trữ nhiều hàng tồn kho, mà hàng tồn kho là TS khó hoán chuyển thành tiền.Vì thế trong nhiều trường hợp Rc sẽ không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của một công ty. Do đó ta phải phân tích đến hệ số thanh toán nhanh (Rq):
TSLĐ - H àng tồn kho
Rq = -------------------------------
Nợ ngắn hạn
Rq được tính toán dựa trên những TS có tính thanh khoản, Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của DN.
Hệ số thanh toán bằng tiền: Chỉ số này thể hiện những khoản nợ ngắn hạn khi được chi trả bằng tiền và các khoản nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo cao nhất.
Tiền + Các khoản ĐTNH
Hệ số thanh toán bằng tiền = ----------------------------------
Nợ ngắn hạn
Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định, để muốn biết liệu số vốn đi vay được sử dụng tốt đến mức nào? Có thể đem lại khoản bao nhiêu LN để có thể bù đắp được lãi vay hay không? Ta phân tích hệ số thanh toán lãi vay.Tỷ số này dùng để đo mức độ của LN phát sinh do sử dụng vốn để bảo đảm cho lãi vay hàng năm, chỉ số này càng cao thể hiện khả năng thanh toán các khoản vay đến hạn càng tốt.
EBIT + lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay = -----------------------
Lãi vay phải trả
Từ đó khả năng thanh toán của ANGIMEX được khái quát qua bảng sau:
Bảng 3.10: Khả năng thanh toán
ĐVT:Triệu đồng
KHOẢN MỤC
2004
2005
2006
2005 - 2004
2006 - 2005
Giá trị
%
Giá trị
%
TSLĐ & ĐTNH
170.702
124.467
100.627
(46.235)
-27
(23.840)
-19.15
Vốn bằng tiền
3.098
4.110
4.074
1.012
33
(36)
-0.88
Hàng tồn kho
83.929
54.105
69.755
(29.824)
-36
15.650
28.93
Nợ ngắn hạn
154.383
97.425
93.636
(56.958)
-37
(3.789)
-3.89
Lãi vay phải trả
12.924
14.563
17.804
1.639
13
3.241
22.26
LN trước thuế
16.091
23.000
35.575
6.909
43
12.575
54.67
Hệ số thanh toán hiện hành
1,11
1,28
1,07
0,17
16
(0,20)
-15,88
Hệ số thanh toán nhanh
0,56
0,72
0,33
0,16
28
(0,39)
-54,35
Hệ số thanh toán bằng tiền
0,02
0,04
0,04
0,02
100
0,00
0,00
Hệ số thanh toán lãi vay
2,25
2,58
3,00
0,33
15
0,42
16,24
(Số liệu quyết toán của PKT công ty)
Qua bảng phân tích ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của công ty có xu hướng tăng nhưng đến năm 2006 lại giảm xuống.Tình hình như sau:
Năm 2005: hệ số này bằng 1,28 tức là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,28 đồng TSLĐ & ĐTNH, so với năm trước hệ số này tăng thêm 0,17 tương ứng 16%, mặc dù cả TSLĐ & ĐTNH và nợ ngắn hạn đều giảm nhưng tốc độ giảm của TSLĐ & ĐTNH lại thấp hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn (TSLĐ & ĐTNH giảm 27%, nợ ngắn hạn giảm 37%) nên hệ số thanh toán năm 2005 có tốt hơn năm 2004.
Năm 2006: hệ số này chỉ bằng 1,07 thậm chí thấp hơn năm 2004, tốc độ giảm là 15,88% nguyên nhân là TSLĐ & ĐTNH giảm 23.840 triệu đồng chủ yếu là khoản phải thu giảm 59,21% so với năm trước trong khi nợ ngắn hạn chỉ giảm 3.789 triệu đồng chủ yếu, có thể xem đây là một biểu hiện không tốt tuy nhiên khách quan mà nói đó là hệ quả của nghị định tạm dừng xuất khẩu gạo của chính phủ vào những tháng cuối năm.
Nói chung, năm 2004 và 2005 hệ số này rất tốt năm 2006 hệ số này giảm sút nếu cứ tiếp tục như thế thì công ty sẽ phải đối mặt với nguy cơ vay vốn khó khăn.
Đối với hệ số thanh toán nhanh tình hình cũng tương tự như hệ số thanh toán hiện hành (năm 2005 tăng nhưng đến năm 2006 giảm), cụ thể hơn:
Năm 2005: hệ số này là 0,72 tăng 0,16 tương đương 28%, mặc dù vẫn thấp hơn 1 nhưng là biểu hiện tốt. Nguyên nhân là công ty xuất khẩu được nhiều nên hàng tồn kho giảm mạnh (giảm 29824 triệu đồng) song song đó nợ ngắn hạn cũng giảm mạnh (giảm 56958 triệu đồng)
Năm 2006: hệ số này chỉ là 0,33 hệ số thanh toán nhanh giảm sút nghiêm trọng chỉ bằng 45,65% cùng kỳ nguyên nhân chính là sự giảm sút của các khoản phải thu.
Nhìn chung hệ số thanh toán nhanh của công ty không tốt, nếu cứ duy trì tình trạng như thế này một khi hàng tồn kho bị ứ đọng, không đáng giá thì công ty sẽ lâm vào tình cảnh mất khả năng chi trả các khoản nợ khi chúng tới hạn.
Đối với hệ số thanh toán bằng tiền: năm 2005 và 2006 là 0,04; hệ số này phản ánh khả năng đảm bảo của 1 đồng nợ ngắn hạn bằng tiền là 0,04 hệ số này tăng gấp đôi so với năm 2004 bởi các yếu tố: (1) nợ ngắn hạn của năm 2005 và 2006 gần như bằng nhau, cùng thấp hơn năm 2004 khoảng 60 tỷ đồng. (2) tương tự tiền của năm 2005 và 2006 cũng thấp hơn so với năm 2004 khoảng 1 tỷ đồng. Như vậy công ty đang nỗ lực nhằm giảm các khoản nợ ngắn hạn của mình đây là chiều hướng tốt công ty cần phát huy.
Đối với hệ số thanh toán lãi vay: 3 năm vừa qua công ty đã chứng minh được hiệu quả sử dụng vốn vay tốt của mình bằng chứng là hệ số thanh toán lãi vay luôn từ 2,00 trở lên và hệ số này đang ở một chiều hướng tăng trưởng rất tốt. Với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng như hiện nay hẳn rằng công ty sẽ vô cùng thuận lợi trong thanh toán các khoản vay của mình.
3.4.3 Hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho (IT) và số ngày tồn kho:Hai chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta biết hàng tồn kho của công ty có bị ứ động hay không? Thông qua đó thấy được khả năng quản trị hàng tồn kho của công ty có phù hợp hay không? Công ty có giảm được lượng vốn đầu tư cho quá trình dự trữ và chi phí quản lý không?… Hệ số này phản ánh thời gian hàng nằm trong kho trước khi xuất bán, Đối với các mặt hàng công ty đang KD thì tỷ số vòng quay này càng cao đó là rất tốt.
Doanh thu thuần
IT = ---------------------------
Hàng tồn kho
360
Số ngày lưu kho = ----------
IT
Từ đó ta có phân tích sau:
Bảng 3.11: Phân tích hàng tồn kho
ĐVT:Triệu đồng
KHOẢN MỤC
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
Giá trị
%
Giá trị
%
Doanh thu thuần
1.134.696
1.459.000
1.303.404
324.304
28,58
(155.596)
-10,66
HTK đầu kỳ
38.840
84.370
54.105
45.530
117,22
(30.265)
-35,87
HTK cuối kỳ
84.370
54.105
69.755
(30.265)
-35,87
15.650
28,93
Giá trị HTK BQ
61.605
69.238
61.930
7.633
12,39
(7.308)
-10,55
IT
18,42
21,07
21,05
3
14,41
(0)
-0,12
Số ngày lưu kho
20
17
17
(3)
-12,59
0
0,12
(Số liệu quyết toán của PKT công ty)
Căn cứ vào bảng phân tích ta có:
Năm 2005: số vòng quay hàng tồn kho là 21,07 vòng tương ứng với thời gian lưu kho trước khi tiêu thụ trung bình là 17 ngày. So với năm 2004 đã tăng hơn 2 vòng và giảm đi 3 ngày thời gian lưu kho đây là biểu hiện tốt vì khả năng chuyển thành tiền của hàng tồn kho đã được cải thiện. Nguyên nhân là tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân (28,58% so với 12,39%) bởi vì năm 2005 là năm tiêu thụ mạnh nhất của công ty.
Năm 2006: hầu như các chỉ số đều không có sự khác biệt do mức độ giảm của doanh thu thuần và hàng tồn kho bình quân là gần như nhau bởi vì tiêu thụ hạn chế do thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh lương thực nên không được đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp với lượng mua và sản xuất trong năm.
Nhìn chung, thông qua các chỉ số phân tích ở trên ta thấy tình hình tiêu thụ của công ty khá tốt, khả năng quản trị hàng tồn kho từng bước được cải thiện. Mặc dù vậy, công ty cũng nên xem xét, nghiên cứu cho mình một mô hình quản trị hàng tồn kho tối ưu nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn.
3.4.4 Hiệu quả sử dụng vốn:
Số vòng quay vốn: Tỷ số này cho biết với 1 đồng vốn mà DN sử dụng trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, tỷ số này càng cao thể hiện DN sử dụng TS có hiệu quả và ngược lại.
Doanh thu thuần
Số vòng quay vốn = -----------------------------------------------
Tổng nguồn vốn sử dụng bình quân
- Còn chỉ tiêu thời gian của một vòng quay vốn: cho biết 1 vòng quay vốn phải mất bao nhiêu ngày, tỷ số này càng ngắn càng tốt cho DN và ngược lại.
360
Số ngày quay vòng vốn = ------------------------------
Số vòng quay vốn
- Tỷ suất sinh lợi:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lợi tổng nguồn vốn = --------------------------------------
Tổng NV sử dụng bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng hoạt động trong kỳ bình quân sẽ mang lại bao nhiêu đồng LN sau thuế. Khi tính chỉ tiêu này nếu cho kết quả càng lớn chứng tỏ vốn được sử dụng có hiệu quả càng cao và ngược lại. Từ đó ta có bảng sau:
Bảng 3.12: Hiệu quả sử dụng vốn
(ĐVT:Triệu đồng)
KHOẢN MỤC
2004
2005
2006
Chênh lệch
2005 -2004
2006 - 2005
Doanh thu thuần
1.134.696
1.459.000
1.303.404
324.304
(155.596)
LN sau thuế
11.508
18.570
16.014
7.062
(2.556)
NV đầu kỳ
213.245
227.926
182.111
14.681
(45.815)
NV cuối kỳ
157.561
182.111
178.973
24.550
(3.138)
Tổng vốn sử dụng BQ
185.403
205.019
180.542
19.616
(24.477)
Số vòng quay
6,12
7,12
7,22
1,00
0,10
Thời gian 1 vòng quay
59
51
50
(8)
(0,7)
Tỷ suất sinh lợi
6,21%
9,06%
8,87%
2,85%
-0,19%
(Số liệu quyết toán của PKT công ty Angimex)
Năm 2004 số vòng quay vốn 6,12 vòng và thời gian của một vòng quay là 59 ngày nghĩa là bình quân với 157.561 triệu đồng bỏ vào SXKD sau 59 ngày sẽ thu về 1.134.696 triệu đồng tức 1 đồng vốn qua 1 chu kỳ SXKD sẽ tạo được 6,12 đồng doanh thu. Năm 2005 là 7,12 đồng tăng 1,00 đồng; đến năm 2006 tăng lên 7,22 đồng tăng 0.1 đồng (so với năm 2005). Năm 2005 thời gian một vòng quay vốn là 51 ngày giảm được 08 ngày so với năm trước, đến năm 2006 là 50 ngày giảm thêm được 01 ngày. Qua đó cho thấy NV đi vào hoạt động SXKD có chu kỳ dài gần 2 tháng thì quay lại chu kỳ mới. Với đặc điểm kinh doanh theo mùa vụ thì thời gian như vậy tương đối phù hợpcông ty cần duy trì và phát huy những thành quả đã đạt được.
Về tỷ suất sinh lời của tổng NV năm 2004 là 6,21%, năm 2005 tăng lên 9,06% (tăng 2,85) và năm 2006 giảm còn 8,87% (giảm 0,19%). Chỉ số này mang ý nghĩa 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì tạo ra được 6,21 đồng LN năm 2004 9,06 năm 2005 và 8,87 năm 2006. Tuy LN đem lại không lớn nhưng xét trong cơ cấu nguồn vốn của công ty với đa phần là vốn vay từ các tổ chức tín dụng thì rõ ràng hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng tốt.
Vốn luân chuyển: hay còn gọi là vốn luân lưu là khoảng chênh lệch giữa TS được sử dụng và NV trong cùng thời gian do các giao dịch tài chính gây ra.
Vốn luân chuyển = Nguồn vốn dài hạn – TSCĐ
Vốn luân chuyển =TSNH - Nợ ngắn hạn
Bảng 3.13 : Vốn luân chuyển
(ĐVT: Triệu đồng)
KHOẢN MỤC
2004
2005
2006
TSNH
170.702
124.467
100.627
Nợ ngắn hạn
154.383
97.425
93.636
Vốn luân chuyển
16.319
27.042
6.991
(Số liệu quyết toán của PKT công ty)
Từ bảng số liệu trên ta thấy vốn luân chuyển của năm 2005 tăng khá cao và năm 2006 lại giảm rất mạnh, cụ thể:
Năm 2005: vốn luân chuyển là 27.042 triệu đồng tăng so với năm trước 65,71% sự gia tăng này được giải thích như sau:
TSNH giảm mà chủ yếu là giảm ở khoản mục phải thu khách hàng từ 81.629 triệu đồng xuống còn 64.336 triệu đồng (giảm 21,18% so với năm trước) do các khách hàng trong những hợp đồng ở cuối năm 2004 đã thanh toán dứt điểm trong năm 2005; khoản mục hàng tồn kho giảm từ 84.370 triệu đồng đến 54.105 triệu đồng nguyên nhân chính là năm này công ty xuất khẩu mạnh đạt 332.392 tấn (cao hơn năm 2004 khoảng gần 60.000 tấn).
TSCĐ: trong năm công ty đầu tư, sửa chữa TSCĐ chẳng hạn: tháng 2 là 1.218 triệu đồng, tháng 3 là 2.012 triệu đồng, tháng 5 là 774 triệu đồng, tháng 6 là 389 triệu đồng mặt khác do công ty thay đổi cách hạch toán thay vì tính chung TSCĐ vô hình vào TSCĐ hữu hình như trước đây thì nay được tách riêng thành TSCĐ vô hình (TSCĐ vô hình được tính khoảng 9,5 tỷ đồng)
Nguồn vốn dài hạn: rõ nhất là khoản mục nợ phải trả của năm 2005 giảm 66,08% so với năm 2004 thể hiện ở dư nợ ngắn hạn cuối kỳ chỉ là 42.720 triệu đồng so với 116.487 đây là kết quả việc tranh thủ nguồn thu trả nợ cho ngân hàng, khách hàng tránh chịu thêm chi phí tài chính. Bên cạnh đó thì hai khoản mục vốn của chủ sở hữu và quỹ khen thưởng phúc lợi cùng tăng ,vốn chủ sở hữu tăng khoảng trên 6 tỷ đồng một phần là do công ty sử dụng quỹ phát triển kinh doanh mua sắm TSCĐ làm tăng nguồn vốn kinh doanh phần khác là do phân bổ lợi nhuận khoảng 3,8 tỷ đồng), quỹ phúc lợi tăng khoảng 11 tỷ đồng (công ty sử dụng quỹ này mua BHYT, BHXH cho nhân viên chi khen thưởng và những công trình phúc lợi khác).
Năm 2006: vốn luân chuyển giảm 74,51% so với năm trước, lý giải vấn đề này dựa vào một số điểm:
TSNH giảm mạnh ở khoản mục phải thu khách hàng từ 64329 triệu đồng của năm trước nay còn 26.242 triệu đồng (giảm 59,21% so với năm trước) do những tháng cuối năm chính phủ ra quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo vì an ninh lương thực quốc gia nên công ty không thể xuất khẩu trong khi hàng tồn kho còn nhiều và đó cũng là lý do làm cho lượng hàng tồn kho cao hơn năm 2005 (69755 triệu đồng so với 54105 triệu đồng).
TSCĐ: tương tự như năm trước năm 2006 công ty cũng đầu tư TSCĐ nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh cụ thể: tháng 5 là 2.067 triệu đồng, tháng 6 là 3.023 triệu đồng, tháng 7 là 321 triệu đồng được phần tăng thêm TSCĐ vô hình là giá trị lợi thế cạnh tranh(khoảng 3,7 tỷ đồng), giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu làm TSCĐ vô hình tăng hơn so với năm trước (tăng khoảng 5 tỷ đồng)
Nguồn vốn dài hạn: khoản mục vốn CSH tăng khoảng 7 tỷ so với năm trước một phần là do công ty dùng quỹ phát triển kinh doanh mua sắm TSCĐ làm tăng nguồn vốn kinh doanh phần khác là do phân bổ lợi nhuận khoảng 3,1 tỷ đồng nhưng khoản mục quỹ khen thưởng phúc lợi giảm khoảng 7 tỷ đồng (do trước nay công ty thực hiện chính sách khen thưởng cho CB – CNV bằng quỹ lương từ năm 2005 trở đi công ty đã sử dụng quỹ khen thưởng thay cho quỹ lương thêm vào đó năm 2006 có kỉ niệm 30 năm thành lập, công ty chi khen thưởng cán bộ hưu trí, CB – CNV , xây dựng trên 10 căn nhà tình nghĩa…)
Như vậy, ở năm 2005 và 2006, tổng nguồn vốn dài hạn ít thay đổi, TSCĐ tăng, TSNH giảm (cụ thể khoản phải thu giảm), cho thấy công ty thu tiền về đầu tư TSCĐ nhằm tăng phát huy nội lực, cải tiến quy trình sản xuất, chuẩn bị một bước cho những định hướng phát triển trong tương lai.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận:
Với tình hình xuất khẩu gạo biến động trong những năm gần đây dẫn tới tình trạng có những thời điểm các doanh nghiệp hạ giá xuất khẩu nhằm tranh thủ ký các hợp đồng cho thấy việc kinh doanh trong thị trường như thế không hề dễ dàng. Đặc biệt sau khi nước ta gia nhập WTO sự cạnh tranh gay gắt hơn trước rất nhiều, qua phân tích những rủi ro của công ty rút ra một số kết luận:
Về rủi ro nguồn nguyên liệu đầu vào, rủi ro này ít tác động đối với công ty do giá đầu vào tăng nhưng giá đầu ra cũng tăng Angimex được lợi hơn là thiệt, công ty cũng không lo thiếu thốn nguồn cung vì sản lượng thu vào chiếm tỷ lệ thấp so với sản lượng hàng năm của tỉnh và của ĐBSCL.
Về rủi ro thanh toán, công ty đã khôn khéo trong việc lựa chọn các điều kiện áp dụng các phương thức thanh toán nhằm đạt mức an toàn chấp nhận được, bên cạnh đó công ty cũng chủ động đối phó với rủi ro tỷ giá bằng cách chọn đồng tiển thanh toán chủ yếu là USD vay ngoại tệ ở những lúc cần thiết để cố gắng cân bằng cung cầu ngoại tệ.
Về rủi ro tài chính: phần lớn các chỉ số tài chính của công ty đều khá tốt ngoại trừ một số chỉ số như vốn luân chuyển hay hàng tồn kho là chưa tốt tuy nhiên đây cũng không là vấn đề lớn do ở giai đoạn thu mua nguyên liệu sau các vụ mùa công ty cần nhiều vốn mua về sản xuất hơn nữa giao hàng cho khách hàng cũng cần thời gian nhất định để thu hồi vốn trong khi nhu cầu vốn liên tục phát sinh nên chỉ số này là có thể chấp nhận. Đối với hàng tồn kho thị trường có nhiều bíên động công ty chưa tính tóan cho mình mô hình hàng tồn kho tối ưu nên hàng tồn kho khá nhiều.
4.2 Kiến nghị:
Hiện tại công ty có nhiều chương trình tin học hỗ trợ cho công việc sản xuất kinh doanh, công ty cần khai thác trịêt để nhằm phát huy tối đa tác dụng của các chương trình này.
Công ty nên xây dựng vùng nguyên liệu gạo chất lượng cao thông qua các hợp đồng bao tiêu nhằm tránh rủi ro giá nguyên liệu đầu vào. Để làm được điều này cũng cần sự hỗ trợ của các ban ngành chức năng về mặt pháp lý làm sao không để tình trạng hủy hợp đồng bao tiêu vì lý do giá cả.
Trong thời gian tới chú trọng thị trường gạo nội địa với các mặt hàng giá trị gia tăng từ nguyên liệu lúa nhằm hạn chế rủi ro xuất khẩu gạo, chiếm lĩnh thị trường nội địa và tăng lợi nhuận cho công ty.
Ngoài rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu còn có những rủi ro khác do vậy công ty cần quan tâm chú trọng đến việc quản lý và kiểm soát rủi ro nói chung.
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu đồ
Danh mục các chữ viết tắt
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Danh mục các bảng:
Bảng 2.1: Kết quả kinhdoanh của công ty Angimex 6
Bảng 3.1: Số lượng thu mua lúa nguyên liệu từng xí nghiệp (tấn) 9
Bảng 3.2 : Giá mua lúa nguyên liệu của từng xí nghiệp (đ/kg). 9
Bảng 3.3: Cung cầu gạo thế giới / (Triệu tấn) 2003/2004 11
Bảng 3.4: Cung cầu gạo thế giới (Triệu tấn) 2004/2005 12
Bảng 3.5: Cung cầu gạo thế giới / (triệu tấn) 2005/2006 14
Bảng 3.6: Số lượng thu mua của công ty so với sản lượng lúa toàn tỉnh và ĐBSCL 15
Bảng 3.7: Các khoản vay bằng ngoại tệ 20
Bảng 3.8: Doanh thu xuất khẩu hàng tháng so với vay ngoại tệ 21
Bảng 3.9: Các khoản phải thu 24
Bảng 3.10: Khả năng thanh toán 25
Bảng 3.11: Phân tích hàng tồn kho 27
Bảng 3.12: Hiệu quả sử dụng vốn 28
Bảng 3.13: Vốn luân chuyển 29
Danh mục các biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: Giá mua nguyên liệu 10
Biểu đồ 3.2: Giá xuất khẩu 10
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các phương thức thanh toán theo giá trị thanh toán. 18
Biểu đồ 3.4 : Tỷ giá USD/VND từ 2004 đến 2006 19
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Angimex
Công ty xuất nhập khẩu An Giang
BHYT
Bảo hiểm y tế
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BQ
Bình quân
CB – CNV
Cán bộ công nhân viên
CSH
Chủ sở hữu
CK
Cuối kỳ
DN
Doanh nghiệp
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐK
Đầu kỳ
HTK
Hàng tồn kho
LN
Lợi nhuận
NK
Nhập khẩu
NMCĐ
Nhà máy Châu Đốc
NNPTNT
Nông nghiệp phát triển nông thôn
NV
Nguồn vốn
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TS
Tài sản
TSLĐ & ĐTNH
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
TSCĐ
Tài sản cố định
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
USD
Đô la Mỹ
VND
Việt Nam đồng
XK
Xuất khẩu
XN
Xí nghiệp
WTO
Tổ chức thương mại thế giới