Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa
đổi
TTRG là một chế định hoàn toàn mới trong TTDS ở nước ta, do đó để áp
dụng TTRG một cách có ý nghĩa và hiệu quả cần phải ban hành một số văn
bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng TTRG về một số vấn đề mà
không thể hoặc không nên quy định chi tiết trong BLTTDSSĐ sau đây:
(i)! Hướng dẫn về việc xác định giá ngạch thấp là điều kiện áp dụng
TTRG.
(ii)!Hướng dẫn về trình tự thụ lý, xem xét và xử lý vụ án thuộc đối tượng
áp dụng TTRG; việc phân công Thẩm phán phụ trách, trình tự giải quyết các
yêu cầu, khiếu nại liên quan; thời hạn và nội dung thông báo về thụ lý vụ án
có thể áp dụng TTRG, thông báo về việc áp dụng TTRG; về cơ sở xem xét
tính hợp lý của việc phản đối áp dụng TTRG; về cách tính thời hạn liên quan
đến TTRG như thời hạn gửi các thông báo, giấy triệu tập phiên tòa, quyết
định đưa vụ án ra xét xử, thời hạn gửi bản án sơ thẩm cho các đương sự và
cho Viện kiểm sát, thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
194 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nguồn
lực cụ thể của mình để xây dựng một cơ chế và trình tự tổ chức phù hợp thực
hiện việc áp dụng TTRG có sự phân công rõ ràng người chịu trách nhiệm
“đầu vào, đầu ra” và thời gian xử lý từng đầu việc. Cụ thể, việc phân công
Thẩm phán chịu trách nhiệm xử lý các đơn khởi kiện có thể thuộc trường hợp
áp dụng TTRG, trách nhiệm của bộ phận nhận đơn khởi kiện trình Thẩm phán
phụ trách việc thụ lý đơn, mối quan hệ giữa Thẩm phán phụ trách và lãnh đạo
Tòa án trong việc xem xét, cân nhắc có áp dụng TTRG, thẩm quyền xem xét
và quyết định về việc có chấp nhận sự phản đối của đương sự đối với việc áp
dụng TTRG, về việc chuyển vụ án theo TTRG sang thủ tục thông thường...
Ngoài ra, mỗi Tòa án cũng cần xây dựng các trình tự kiểm tra, giám sát
141
việc áp dụng TTRG nhằm bảo đảm việc áp dụng các thủ tục này là đúng đắn
ngay từ giai đoạn đầu tiên áp dụng TTRG.
Tiếp theo, TANDTC cần xây dựng lộ trình sơ kết, kiểm tra, tổng kết định
kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định về TTRG, đồng thời bảo đảm nguồn
lực để sẵn sàng hướng dẫn kịp thời các Tòa án địa phương.
Tác giả cho rằng cần phải xây dựng và thực thi các chế tài đủ mạnh để bảo
đảm các Tòa án, Thẩm phán và các cán bộ liên quan của Tòa án không vi
phạm các quy định về TTRG. Các chế tài đó phải được nghiên cứu kỹ lưỡng
và được xây dựng trên cơ sở đủ mạnh nhưng đồng thời vẫn bảo đảm sự độc
lập của Thẩm phán khi xét xử, tính chủ động và linh hoạt của Tòa án cũng
như của Thẩm phán trong việc áp dụng TTRG trong những trường hợp mà
pháp luật tố tụng cho phép.
142
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Một số kết luận chính của Chương 3 có thể được tóm tắt như sau:
(i)!Về điều kiện áp dụng TTRG: khác với quan điểm của ban soạn thảo Dự
thảo BLTTDSSĐ quy định điều kiện để áp dụng TTRG phải hội tụ toàn bộ
các tiêu chí, tác giả cho rằng để xác định các điều kiện của một vụ án về
TCDS nói chung và vụ án về TCKDTM nói riêng được áp dụng TTRG cần
thiết các tiêu chí đó phải được xây dựng làm sao để có thể áp dụng được một
hoặc một số nội dung của TTRG (rút gọn về thời hạn tố tụng, giản lược một
số hoạt động tố tụng, hoặc rút gọn về thành phần xét xử) chứ không nhất
thiết phải áp dụng rút gọn toàn bộ các nội dung của TTRG.
Một vụ án có thể thuộc đối tượng rút gọn về thành phần xét xử, hoặc trình
tự, thủ tục tố tụng vẫn hoàn toàn có thể áp dụng TTRG để giải quyết cho dù
thời gian xét xử có thể không được rút gọn.
Do đó, tác giả đề xuất một TCDS hay một TCKDTM khi chỉ cần có đủ
một trong ba tiêu chí sau đây sẽ được áp dụng TTRG: (i) các đương sự thừa
nhận nghĩa vụ; (ii) đơn giản, giá ngạch thấp theo quy định của pháp luật,
chứng cứ rõ ràng và không có sự phản đối hợp lý của đương sự; hoặc (iii) đơn
giản, chứng cứ rõ ràng và có đề nghị hoặc có sự đồng ý áp dụng TTRG của tất
cả các đương sự.
(ii)!Về việc không mở phiên tòa phúc thẩm: quy định về việc không mở
phiên tòa phúc thẩm là không phù hợp với nguyên tắc hiến định về việc xét
xử phải được tiến hành công khai, trực tiếp và bảo đảm việc tranh luận.
(iii)!Về mối quan hệ giữa các quy định về thủ tục chung với TTRG: Dự
thảo BLTTDSSĐ chưa quy định tại một số điều liên quan ở các phần khác
Phần thứ 4 về TTRG về việc không áp dụng các quy định đó trong trường hợp
vụ án được giải quyết theo TTRG là chưa phù hợp vì việc không quy định
“trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn” tại các điều luật
143
liên quan đó sẽ dẫn đến việc trên thực tế Tòa án gặp khó khăn khi không rõ có
áp dụng các điều luật đó hay không đối với vụ án được giải quyết theo TTRG.
(iv)!Về thời điểm áp dụng TTRG: Cần quy định về việc TTRG có thể được
áp dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết vụ án khi xuất
hiện điều kiện để áp dụng TTRG.
(v)!Về hòa giải: Cần quy định việc hòa giải không mang tính bắt buộc
trong vụ án được giải quyết theo TTRG.
(vi)!Về mở phiên tòa: Mặc dù vụ án được giải quyết theo TTRG nhưng vẫn
phải mở phiên tòa để bảo đảm nguyên tắc xét xử công khai, trực tiếp và các
đương sự có quyền tranh luận.
(vii)!Về sự tham gia của Viện kiểm sát: Nên quy định cụ thể về việc đại
diện Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa phúc thẩm đối với vụ án được giải
quyết theo TTRG trong trường hợp có kháng nghị của Viện kiểm sát cùng
cấp.
(viii)!Về tổ chức thực hiện các quy định về TTRG: Việc áp dụng TTRG có
hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc cần có những giải pháp tổng thể để
quán triệt nhận thức về ý nghĩa của TTRG, xây dựng cơ chế, tổ chức phù hợp,
bảo đảm nguồn lực để có thể thi hành có hiệu quả các quy định về TTRG.
(ix)!Về đặc thù của TTRG trong việc giải quyết TCKDTM: TTRG được áp
dụng chung cho việc giải quyết các vụ án về TCDS, trong đó có TCKDTM.
Tuy nhiên, các giao dịch về kinh doanh, thương mại có những đặc thù riêng
(thường giá trị giao dịch lớn) nên khi xác định tiêu chí tranh chấp có giá
ngạch thấp của các TCKDTM thuộc đối tượng áp dụng TTRG không thể đồng
nhất với mức giá ngạch như của các vụ án về TCDS khác.
Mặt khác, việc rút gọn về thời gian giải quyết các vụ án về TCKDTM
theo TTRG cũng cần phải được rút gọn nhiều hơn so với thời gian giải quyết
các vụ án về TCDS khác vì một nguyên tắc của TTDS là giải quyết các vụ án
về TCKDTM phải được nhanh chóng hơn so với các vụ án về TCDS khác.
144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Luận án có những kết luận và kiến nghị chính sau đây:
Thứ nhất, TTRG đang được triển khai xây dựng trong bối cảnh hoàn toàn
thuận lợi và có tính khả thi cao, cụ thể:
(i) Đã có quy định của Hiến pháp về việc áp dụng TTRG tạo cơ sở chính
trị pháp lý cho cả hệ thống chính trị và tư pháp thực hiện những quy định của
tố tụng dân sự về TTRG khi được ban hành.
(ii) Có sự đồng thuận cao trong giới khoa học pháp lý và thực tiễn xét xử
về nhu cầu áp dụng TTRG trong quá trình giải quyết một số vụ án thuộc đối
tượng có thể áp dụng một thủ tục gọn nhẹ, đơn giản hơn so với thủ tục thông
thường mà vẫn bảo đảm công lý, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
(iii) Về năng lực và trình độ của đội ngũ Thẩm phán đã được nâng lên
đáng kể. Tất cả các Thẩm phán đều có trình độ đại học và trên đại học, đều có
nhiều kinh nghiệm thực tiễn xét xử tại Tòa án, hoặc qua các trường đào tạo về
nghề Thẩm phán và quy trình tuyển chọn Thẩm phán cũng ngày càng khắt
khe và đòi hỏi cao hơn...
(iv) Nhận thức pháp lý của đương sự, đặc biệt của các doanh nghiệp được
tăng lên trong những năm vừa qua và cùng với đội ngũ chuyên gia pháp lý
của các doanh nghiệp, đội ngũ Luật sư đã được phát triển một cách đáng kể
về số lượng và chất lượng, hoàn toàn có cơ sở để các đương sự trong vụ án
dân sự nói chung và vụ án về TCKDTM nói riêng có đủ điều kiện và khả
năng tham gia trong suốt quá trình tố tụng của Tòa án một cách kịp thời và
hiệu quả hơn.
Như vậy, TTRG cần được xây dựng trên tinh thần của các Nghị quyết của
Đảng và Hiến pháp 2013 nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của hoạt động
xét xử nhưng phải bảo đảm các tranh chấp được giải quyết đúng pháp luật và
bảo đảm quyền và lợi ích của đương sự.
145
Thứ hai, trong tương lai gần TTRG cần được xây dựng trên tinh thần bảo
đảm các nguyên tắc hiến định và các nguyên tắc cơ bản của TTDS, bao gồm
các nguyên tắc: chế độ hai cấp xét xử; xét xử công khai, trực tiếp và bảo đảm
quyền tranh luận... Tuy nhiên, lâu dài, sau khi đã qua thực tiễn thi hành TTRG
và một khi đã đủ các điều kiện cần thiết, tác giả nhận thấy cần có sự tiếp tục
sửa đổi hoàn thiện từ chính các nguyên tắc hiến định để làm sao xây dựng
một TTRG đúng với bản chất đơn giản, gọn nhẹ, giảm thiểu tối đa các chi phí
mà vẫn đảm bảo công lý.
Thứ ba, TTRG chỉ được áp dụng để giải quyết các vụ án dân sự chứ
không bao gồm giải quyết các việc dân sự. Nội dung của TTRG bao gồm rút
gọn về thành phần xét xử, trình tự và thời gian xét xử.
Thứ tư, việc xây dựng TTRG ở nước ta cần được dựa trên những nguyên
lý cơ bản về TTDS nói chung và TTRG nói riêng, có tham khảo các kinh
nghiệm tốt được đúc rút từ các nền pháp lý đã có trải nghiệm áp dụng TTRG
một cách linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
Thứ năm, các quy định của TTRG phải được phân tích và mổ xẻ từ nhiều
lăng kính khác nhau trên tinh thần không vì tạo ra một khuôn khổ pháp lý
cứng nhắc chỉ để rút gọn về thời gian xét xử như vậy sẽ không mang tính khả
thi. Các quy định hiện hành của pháp luật tố tụng về thời hạn chuẩn bị xét xử
trong các vụ án về TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng về cơ bản đã là
ngắn so với các nước trên thế giới nhưng thực tế xét xử dường như khó có thể
đáp ứng được các thời hạn luật định đó. Cách tiếp cận hiện nay của các nhà
làm luật theo hướng chỉ hướng tới rút gọn về thời gian xét xử dường như sẽ
lại đi vào vết mòn cũ khi chưa đưa ra được các giải pháp khắc phục những
nguyên nhân còn tồn tại của việc chưa tuân thủ được các thời hạn chuẩn bị xét
xử theo luật định hiện nay. Điều đó rất có khả năng dẫn đến một thực tế là
TTRG sẽ không phát huy được ý nghĩa căn nguyên của nó.
Thứ sáu, các tiêu chí áp dụng TTRG được đề xuất một cách chính thống
146
trong Dự thảo BLTTDSSĐ chưa được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học
và kinh nghiệm quốc tế và chưa tính đến các đặc thù của Việt Nam. Luận án
đưa ra hai đề xuất hoàn toàn mới với cách tiếp cận xây dựng tiêu chí áp dụng
TTRG theo hướng linh hoạt và nội dung của TTRG cũng mang tính linh hoạt
sẽ bảo đảm được tính khả thi và hiệu quả cao của việc áp dụng TTRG trên
thực tế. Luận án cũng đưa ra những luận điểm và đề xuất mới về tính hài hòa
và cân bằng giữa tăng tính hiệu quả của công tác xét xử thông qua việc áp
dụng TTRG với việc bảo đảm những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp,
nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự nhằm bảo đảm công lý, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự. Các quy định về TTRG trong Dự thảo
BLTTDS dường như chưa lưu tâm một cách thỏa đáng vấn đề quan trọng này.
Tuy nhiên, vì giới hạn của Luận án không thể giải quyết hết các vấn đề
của TTRG, nhất là khi nước ta còn chưa có kinh nghiệm thực tế áp dụng
TTRG trong TTDS, Luận án còn chưa giải quyết được một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, chưa mô tả chi tiết một số tiêu chí của TTRG, ví dụ: về việc xác
định như thế nào là một vụ án đơn giản (mặc dù trong nội dung Luận án tác
giả đã giải thích một cách khái quát là đơn giản về mặt xác định sự thật của
vụ án và đơn giản về áp dụng pháp luật); và thế nào là vụ án có chứng cứ rõ
ràng. Đây sẽ là những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình áp dụng TTRG
nhưng khó có thể phân tích một cách chi tiết được trong khuôn khổ của một
luận án tiến sỹ vì phạm vi của vấn đề đó là quá rộng và chỉ có thể thực hiện
được điều đó khi TTRG được trải nghiệm triển khai áp dụng một thời gian
trên thực tế.
Hai là, chưa chỉ ra các ngưỡng giá ngạch thấp khác nhau làm cơ sở để áp
dụng TTRG. Thực sự, đây là vấn đề khá phức tạp và đòi hỏi việc nghiên cứu
toàn diện nhiều yếu tố liên quan nhưng lại không thuộc phạm vi trọng tâm của
Luận án. Cách tiếp cận của tác giả về vấn đề này theo hướng nên linh hoạt
hóa trong các quy định mang tính định lượng trong các đạo luật mà nên dành
cho ngành tư pháp sự chủ động xác định trong quá trình thi hành TTRG, dựa
147
trên tính chất của mỗi loại hình tranh chấp khác nhau, điều kiện phát triển
kinh tế, xã hội của từng vùng miền, địa phương... cũng như tùy thuộc vào
từng thời điểm cụ thể.
Những vấn đề nêu trên dù chưa được giải quyết một cách tận cùng trong
khuôn khổ của một luận án nhưng là những vấn đề khá thú vị và cần tiếp tục
nghiên cứu, quan sát và trải nghiệm từ thực tế áp dụng TTRG. Tác giả sẽ tiếp
tục nghiên cứu những vấn đề này trong các công trình khoa học tiếp theo của
mình về TTRG./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN!
A.! Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường và cấp Bộ đã tham gia và thực
hiện
1.! Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: “Giải quyết tranh chấp
giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng Thủ tục đơn giản/
rút gọn trong tố tụng dân sự”. Nghiệm thu ngày 31-7-2013. Xếp loại: Tốt;
2.! Thành viên tham gia Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Vấn đề xây dựng thủ
tục rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
– Thực trạng và giải pháp”, năm 2014 (chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Anh Tuấn).
Cụ thể: Viết chuyên đề “Yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế với
việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam” cùng với TS. Trần
Anh Tuấn. Nghiệm thu ngày 25-12-2014. Xếp loại: Xuất sắc.
B.! Bài viết tại hội thảo và trên các tạp chí khoa học chuyên ngành luật trong
nước
3.! Đặng Thanh Hoa, (2015), “Góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi): giải
quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn”, Tài liệu hội thảo “Góp ý sửa đổi toàn
diện Bộ luật tố tụng dân sự”, do Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức
ngày 17-9-2015;
4.! Đặng Thanh Hoa, (2015), “Sự tham gia của Viện kiểm sát trong các phiên tòa
xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn”, Tạp chí dân
chủ pháp luật điện tử, ngày 15-9-2015;
5.! Đặng Thanh Hoa, (2015), “Xây dựng điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn”, Tạp
chí Tòa án nhân dân, (19);
6.! Đặng Thanh Hoa, (2015), “Kinh nghiệm quốc tế - đề xuất xây dựng thủ tục rút
gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí Luật sư, (10);
7.! Đặng Thanh Hoa, (2015), “Góp ý Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi: về
thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3, (88);
8.! Đặng Thanh Hoa, (2015), “Hiệu lực của bản án – quyết định theo thủ tục rút
gọn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (10);
9.! Đặng Thanh Hoa (2013), “Giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng theo thủ
tục rút gọn”, Tạp chí Dân chủ & Pháp Luật, (8).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Danh mục các văn kiện của Đảng và chính sách của Nhà nước
1.! Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TƯ ngày 24-5-
2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội
2.! Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2-6-2005
về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
3.! Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII – Hà Nội, 1997.
4.! Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12-03-2015 về những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016.
B. Danh mục văn bản pháp luật
5.! Bộ luật dân sự Việt Nam (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6.! Bộ luật dân sự Việt Nam (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7.! Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2002), Bản dịch
tiếng Việt, Hà Nội.
8.! Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp (1998), NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
9.! Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga (2005), NXB Tư pháp, Hà Nội.
10.! Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 – Sửa đổi bổ sung năm 2011
(2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11.! Tìm hiểu Hiến pháp Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi
2013, NXB Đồng Nai, Đồng Nai.
12.! Luật tổ chức tòa án nhân dân (2014), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13.! Luật trọng tài thương mại năm (2014), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14.! Sắc lệnh 51/SL ngày 17-04-1946 về thẩm quyền của Tòa án và sự phân
công các nhân viên Nghị quyết số 428/NQ-UBTVQH13 ngày 29-12-
2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện Nghị quyết
của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội
nhiệm kỳ khóa XIII.
15.! Sắc lệnh số 131/SL ngày 24-01-1946 về cách tổ chức các Tòa án và các
ngạch Thẩm phán.
16.! Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18-6-2013 về điều chỉnh Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014.
C. Danh mục các tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt
17.! Trương Hòa Bình (2014), “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử
và thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân”, Tạp chí Tòa
án nhân dân, (04).
18.! Nguyễn Văn Bình (Chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp
– Việt, Nhà pháp luật Việt – Pháp, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
19.! Michael Bogdan (1994), Luật so sánh, Kluwer Norstedts Juridik Tano
(Người dịch: Lê Hồng Hạnh và Dương Thị Hiền).
20.! Đỗ Văn Chỉnh, Phạm Thị Hằng (2013), “Cần có quy định thủ tục rút gọn
trong Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (03).
21.! Jean-Marie Coulon (2000), “Kỷ yếu Hội thảo pháp luật về tố tụng dân
sự”, Nhà pháp luật Việt – Pháp tổ chức ngày 9&10-11-2000, Hà Nội.
22.! Jean-Marie Coulon (2001), “Kỷ yếu Hội thảo pháp luật về tố tụng dân
sự”, Nhà pháp luật Việt – Pháp tổ chức ngày 29&30-10-2001, Hà Nội.
23.! Ngô Cường (2014), “Mô hình Tòa án đơn giản ở Nhật Bản”, Tạp chí Tòa
án nhân dân, (16).
24.! Nguyễn Quang Du (2004), “Một số vấn đề về thủ tục rút gọn trong dự
thảo BLTTDS – Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức”, Kỷ yếu các
tọa đàm tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án JICA, Quyển 6.
25.! Ngô Anh Dũng (2002), “Sự cần thiết phải quy định thủ tục rút ngắn trong
pháp luật dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (04).
26.! Dự án Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam (2015),
Báo cáo nghiên cứu và đề xuất cơ chế, mô hình giải quyết tranh chấp dân
sự theo thủ tục rút gọn tại Việt Nam, Hà Nội.
27.! Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về Trọng tài
Thương mại, NXB Chính trị quốc gia.
28.! Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật dân sự tố tụng Việt Nam, NXB Khai Trí,
Sài Gòn.
29.! Lê Thu Hà (2003), Một số suy nghĩ về cơ chế xét xử vụ án dân sự, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30.! Lê Thu Hà (2003), Một số suy nghĩ về cơ chế xét xử vụ án dân sự, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31.! Lê Thu Hà (2006), Bình luận khoa học: Một số vấn đề của pháp luật tố
tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32.! Lê Thu Hà (2010), Tổ chức xét xử vụ án dân sự đáp ứng yêu cầu cải cách
tư pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33.! Phan Chí Hiếu (2005), “Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh
doanh ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (12).
34.! Đặng Thanh Hoa (2013), “Giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng
theo thủ tục rút gọn”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (08).
35.! Đặng Thanh Hoa (chủ nhiệm đề tài) (2013), “Giải quyết tranh chấp giữa
người tiêu dùng với tổ chức cá nhân kinh doanh bằng thủ tục rút gọn
trong tố tụng dân sự”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp
cơ sở, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
36.! Đào Văn Hội (1999), Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Tòa án, NXB
Chính trị quốc gia.
37.! Đào Văn Hội (2004), Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế
ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia.
38.! Bùi Thị Dung Huyền, Lê Thế Phúc (2010), “Xét xử theo thủ tục đơn giản
các vụ án dân sự – Nhu cầu và định hướng”, Tạp chí Tòa án nhân dân,
(05).
39.! JICA (1998), Japanese law (Luật Nhật Bản), tập III, NXB Thanh niên,
Hà Nội.
40.! Khoa Pháp luật Dân sự Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), “Xu hướng
đơn giản hóa thủ tục tố tụng trên thế giới và những vấn đề đặt ra đối với
Việt Nam”, Hội thảo cấp khoa do Khoa Pháp luật Dân sự Trường Đại
học Luật Hà Nội tổ chức ngày 10-10-2014, Hà Nội.
41.! Tưởng Duy Lượng (2015), Báo cáo khảo sát về chỉ số giải quyết tranh
chấp hợp đồng, Hội thảo tham vấn hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự để
cải thiện môi trường kinh doanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
(USAID) tổ chức ngày 1-10-2015, Hà Nội.
42.! Lê Nết (2006), Kinh tế luật, NXB Trí thức.
43.! Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm,
NXB Giáo dục, 1996.
44.! Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), “Thủ tục xét xử cấp thẩm và việc thi
hành các bản án, quyết định của Tòa án”, Tài liệu hội thảo về pháp luật
tố tụng dân sự, Hà Nội.
45.! Phạm Hữu Nghị (1999), “Về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12).
46.! Nguyễn Như Phát (2001), “Pháp luật tố tụng và các hình thức tố tụng
kinh tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (11).
47.! Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung
tâm Từ điển học.
48.! Mai Hồng Quỳ (chủ nhiệm đề tài) (1999), “Thực tiễn tranh chấp kinh tế
với việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh”, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp bộ, Thành phố Hồ Chí Minh.
49.! Mai Hồng Quỳ (2012), Tự do kinh doanh và đảm bảo quyền con người
tại Việt Nam, NXB Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh.
50.! Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby (2004), Constantine
Partasides, Pháp luật và thực tiễn Trọng tài thương mại quốc tế, NXB
Thomson, Sweet & Maxwell (Bản dịch của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam năm 2009).
51.! Võ Hồng Sơn (2010), “Cần bổ sung thủ tục đơn giản vào Bộ luật tố tụng
dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11).
52.! Hoàng Thị Minh Sơn (chủ biên), (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự
Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
53.! Đào Xuân Tiến (2004), “Góp ý kiến dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, (04).
54.! Tòa án nhân dân tối cao (1995), “Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự”, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ, Hà Nội.
55.! Tòa án nhân dân tối cao (1996), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ
tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp”, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.
56.! Tòa án nhân dân tối cao (2000), “Về pháp luật tố tụng dân sự”, Kỷ yếu dự
án VIE/95/017 Tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam, Hà Nội.
57.! Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án
năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006 của ngành Tòa án nhân
dân, Hà Nội.
58.! Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án
năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007 của ngành Tòa án nhân
dân, Hà Nội.
59.! Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án
năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 của ngành Tòa án nhân
dân, Hà Nội.
60.! Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án
năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 của ngành Tòa án nhân
dân, Hà Nội.
61.! Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án
năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010 của ngành Tòa án nhân
dân, Hà Nội.
62.! Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao số
20/BC-TANDTC ngày 01/09/2010 về tổng kết 5 năm thi hành Bộ luật tố
tụng dân sự, Hà Nội.
63.! Tòa án nhân dân tối cao (2010), Bản tổng hợp ý kiến Bộ, ngành về dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự ngày 1-9-
2010, Hà Nội.
64.! Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án
năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 của ngành Tòa án nhân
dân, Hà Nội.
65.! Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án
năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của ngành Tòa án nhân
dân, Hà Nội.
66.! Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án
năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của ngành Tòa án nhân
dân, Hà Nội.
67.! Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án
năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của ngành Tòa án nhân
dân, Hà Nội.
68.! Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án
năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của ngành Tòa án nhân
dân, Hà Nội.
69.! Tòa án nhân dân tối cao (2014), Mô hình thủ tục rút gọn trong tố tụng
dân sự - kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam, Tài liệu hội thảo về chương
trình đối tác tư pháp, do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức tại Tp. Hồ Chí
Minh tổ chức các ngày 24&25-11-2014.
70.! Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo Tổng kết thực tiễn 10 năm thi
hành Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
71.! Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), “Khả năng áp dụng thủ tục rút gọn trong
tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12).
72.! Phan Hữu Thư (2001), Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự - Những vấn đề
lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
73.! Ngô Ngọc Trai (2015), “Tố tụng chậm trễ gây tác hại cho nền kinh tế”,
Tạp chí Luật sư, (07).
74.! Trần Anh Tuấn (2009), Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong quá
trình hội nhập quốc tế, trong cuốn “Pháp luật Việt Nam trong tiến trình
hội nhập quốc tế và phát triển bền vững”, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội.
75.! Trần Anh Tuấn (chủ nhiệm đề tài) (2010), “Hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư
pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Luật Hà
Nội.
76.! Trần Anh Tuấn (chủ nhiệm đề tài) (2014), “Vấn đề xây dựng thủ tục tố
tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp bộ, Hà Nội.
77.! Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), “Khả năng áp dụng thủ tục rút gọn trong
tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12).
78.! Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Pháp luật Việt Nam trong tiến trình
hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, NXB Công an nhân dân.
79.! Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1996), “Chuyên đề: Luật tố tụng
dân sự”, Thông tin khoa học pháp lý, (01).
80.! Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2003), “Chuyên đề: Một số vấn đề
cải cách tư pháp ở Trung Quốc”, Thông tin khoa học pháp lý (12), Hà
Nội.
81.! Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004), “Chuyên đề: Tổng hợp ý
kiến đóng góp về dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự”, Thông tin khoa học
pháp lý, (01), Hà Nội.
82.! Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004), “Một số vấn đề về Luật tố
tụng dân sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, Thông tin khoa học
pháp lý, (03), Hà Nội.
83.! Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), “Viện kiểm sát tổ chức hội nghị
lấy ý kiến toàn ngành về dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ
luật tố tụng dân sự 2004”, Tạp chí Viện kiểm sát, (17).
84.! Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2015), “Góp ý dự thảo Bộ
luật tố tụng dân sự (sửa đỗi) để cải thiện môi trường kinh doanh theo
Nghị quyết 19 của Chính phủ”, Hội thảo tham vấn hoàn thiện Bộ luật tố
tụng dân sự để cải thiện mội trường kinh doanh do Cơ quan Phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 1-10-2015, Hà Nội.
85.! Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2008), Một số vấn đề về pháp luật
dân sự Việt Nam từ thế kỉ VI đến thời Pháp thuộc (tái bản), NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
86.! Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Trung tâm khoa học xã hội và
nhân văn quốc gia (2001), “Những quan điểm cơ bản về Bộ luật TTDS
Việt Nam”, Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh
87.! Edward Brunet (2008), “Summary Judgment is Constitutional”, 92
Iowa L. Rev.
88.! Jay C. Carlisle (1988-1989), “Simplified Procedure for Court
Determination of Disputes under New York’s Civil Practice Law and
Rules”, 54 Brook. L. Rev.
89.! Larry L. Chubb, “Economic Analysis in the Courts: Limits and
Constraints”, 64 Ind. L.J. 769.
90.! R. Coase (1960), “The Problems of Social Cost”, 3 Journal of Law and
Economics 1; G. Calabresi (1961), “Some thoughts on Risk
Distribution and the Law of Torts”, 70 Yale Law Journal 499.
91.! “Civil Procedure Code of France” [ wordpress.
com/2008/01/08/the-civil-procedure-code-of-france/].
92.! “Civil Procedure Code of Japan” [ courts. go.
jp/english/proceedings/civil_suit. html#ii_b_4].
93.! “Civil Procedure Code of Singapore”
[].
94.! Civil Procedure Code of Thailand
[].
95.! “Civil Procedure Code of United States”
[
F_CIVIL_PROCEDURE_090707.pdf].
96.! Japan International Cooperation Agency (1998), Japaness Law -
Volume 2.
97.! Christian Koller (2014), Chapter 2: Civil Justice in the Austrian-
German Tradition, 34 IUS Gentium.
98.! Michael D. Murray, “The Great Recession and the Rhetorical Canons
of Law and Economics”, 58 Loy. L. Rev. 615.
99.! Bryan A. Garner (2009), Black’s Law Dictionary, 9th Edition, St. Paul,
MN: West.
100.!Carl F. Goodman (2004), Summary Courts and Special Cases, Justice
and Civil Procedure in Japan, Ocean Publications Inc.
101.!Corina D. Gerety and Rihard P. Holme (2011), “Simplified Procedure
in the Real World Under C.R.C.P, 16.1”, 40 Colo. Law. 23.
102.!Carl F.Gooldman (2004), Justice and Civil Procedure in Japan, Ocean
Publications Inc.
103.!Corina Gerety (2010), Survey of the Colorado Bench & Bar on
Colorado’s Simplified Pretrial Procedure for Civil Actions 1, IAALS.
104.!Milton D. Green (1979), Section 8. Summary Judgment, Basic Civil
Procedure, Foundation Press.
105.!Dan Fenno Henderson (2000), The Summary Courts, Civil Procedure
in Japan - Parker School of Foreign and Comparative Law, Columbia
University, Transnational Juris Publications, Inc.
106.!Organisation for Economic Co-operation and Development (2006),
Consumer Dispute Resolution and Redress in the Global Marketplace
24, [].
107.!Ministry of the Attorney General (Jan 1, 2010), “Fact Sheet: Simplified
Procedure under Rule 76 of the Rules on Civil Procedure 2”,
[
et_simplified_procedure_76.pdf].
108.!Geofrey C.Hazard Jr, Colin C.Tait, William A.Fletcher (2010),
Pleading and Procedure – State and Federal, Case and Materials, 8th
Edition, University Casebook Series.
109.!Keith N. Hylton (2008), “When Should a Case be Dismissed? The
Economics of Pleading and Summary Judgment Standards”, 16 Sup.
Ct. Econ. Rev.
110.!Ministry of Justice of the United Kingdom's website
[ gov.uk/courts/procedure-rules/civil/rules].
111.!Robert Wyness Millar (1928-1929), “Three American Ventures in
Summary Civil Procedure”, 38 Yale L. J.
112.!Paul Ranjard (2011), “A Comparative Study between the Civil
Procedures of France, Germany and China”
[
_of_France,_Germany_and_China-EN1067.pdf].
113.!R. Posner (1986), Economic Analysis of Law, Third Edition.
114.!Suja A. Thomas (2004), “The Seventh Amendment, Modern Procedure,
and the English Common Law”, 82 Washington U.L.Q.
115.!Taisu Zhang (2012), “The Pragmatic Court: Reinterpreting the
Supreme Court of China”, 25 Colum. J. Asian L.
Tài liệu tham khảo trên trang web
116.!
30031.html.
117.!
118.!
119.!
120.!
121.!
122.! https://www.nycourts.gov/courthelp/pdfs/SmallClaimsHandbook.pdf
123.!
contracts/reforms
124.!
gon-trong-to-tung-dan-su-bao-dam-viec-giai-quyet-cac-vu-viec-dan-su-
duoc-nhanh-chong-chinh-xac-45114.html
125.! Án
dân sự: Có nên xử rút gọn?
126.! Thủ
tục rút gọn: Chỉ xử trong vòng một tháng?
127.! Hải Lộc,
“Tìm hiểu hệ thống Tòa án và công tác đào tạo các chức danh tư pháp
của Cộng hòa Liên bang Đức”.
128.!
the-trong-to-tung-dan-su.html, Lương Văn Trung, “Những hệ lụy kinh tế
về sự lê thê trong tố tụng dân sự”.
129.!
hop-cong-doan-nghi-phep-la-duong-su-lanh-du/761907.html, Trương
Trọng Nghĩa, “Thẩm phán đi học nghị quyết, nghỉ phép đương sự lãnh
đủ”.
130.!
can-co-mat-tai-toa-dan-su.html, Nguyễn Xuân Thủy, “Đại biểu Quốc
hội: Viện Kiểm sát cần có mặt tại Tòa dân sự”.
131.!https://luatminhkhue.vn/dan-su/sua-doi-bo-luat-to-tung-dan-su-vien-
kiem-sat-tham-gia-phien-toa-dan-su,-khong-can-thiet-.aspx, Nguyễn Thị
Hoài Phương, “Sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự: Viện Kiểm sát tham gia
phiên tòa dân sự, không cần thiết?”.
SỐ LIỆU THỐNG KÊ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ KINH DOANH
THƯƠNG MẠI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 43/TANDTC-KHXX ngày 26-02-2015
của Tòa án nhân dân tối cao)
I. Năm 2005
TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc
thẩm được 1.223 vụ việc trong tổng số 1.495 vụ việc, đạt 82%, trong đó:
- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 1035 vụ việc trong số 1.260 vụ việc đã thụ
lý, đạt 82,1% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 169 vụ việc; các TAND cấp
tỉnh đã giải quyết 866 vụ việc);
- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 174 vụ việc trong tổng số 219 vụ việc đã
thụ lý, đạt 80% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 10 vụ việc; các Tòa Phúc
thẩm TANDTC đã giải quyết 164 vụ việc);
- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 14 vụ việc trong tổng số 16
vụ việc đã thụ lý, đạt 88% (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải quyết
01 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 13 vụ việc).
Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết tranh chấp yêu cầu về TCKDTM bị hủy
là 2,5%, bị sửa là 3,9%. So với năm 2004 tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy
tăng 0,3%, bị sửa tăng 1,3%.
II. Năm 2006
TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc
thẩm được 2.274 vụ việc trong tổng số 2866 vụ việc, đạt 79,4% (số vụ yêu cầu
tuyên bố phá sản đã giải quyết là 16/53 vụ), trong đó:
- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 1978 vụ việc trong số 2498 vụ việc đã thụ
lý, đạt 79,2% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 689 vụ việc; các TAND cấp
tỉnh đã giải quyết 1.289 vụ việc);
- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 280 vụ việc trong tổng số 347 vụ việc đã
thụ lý, đạt 80,7% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 73 vụ việc; các Tòa Phúc
thẩm TANDTC đã giải quyết 207 vụ việc);
- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 16 vụ việc trong tổng số 21
vụ việc đã thụ lý, đạt 76,2% (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải
quyết 01 vụ việc; Tòa kinh tế và Hội đồng Thẩm phán (HĐTP) TANDTC đã giải
quyết 15 vụ việc).
Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết tranh chấp yêu cầu về TCKDTM bị hủy là
2%, bị sửa là 3%. So với năm 2005 tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy giảm
0,05%, bị sửa tăng 0,9%. Trong đó, tỷ lệ các bản án quyết định của TAND cấp sơ
thẩm bị hủy để giải quyết lại chiếm 2,3%, sửa chiếm 3,4%; tỷ lệ các bản án, quyết
định của TAND cấp phúc thẩm bị hủy chiếm 3,2%.
III. Năm 2007
TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc
thẩm được 4.206 vụ việc trong tổng số 4.798 vụ việc, đạt 87,7%, trong đó:
- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 3.783 vụ việc trong số 4.287 vụ việc đã thụ
lý, đạt 88,2% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 1948 vụ việc; các TAND
cấp tỉnh đã giải quyết 1.835 vụ việc);
- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 401 vụ việc trong tổng số 485 vụ việc đã
thụ lý, đạt 82,7% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 158 vụ việc; các Tòa Phúc
thẩm TANDTC đã giải quyết 243 vụ việc);
- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 22 vụ việc trong tổng số 26
vụ việc đã thụ lý, đạt 84,6% (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải
quyết 4 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 18 vụ việc).
IV. Năm 2008
TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc
thẩm được 5.343 vụ việc trong tổng số 6.034 vụ việc, đạt 88,5%, trong đó:
- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 4.748 vụ việc trong số 5.384 vụ việc đã thụ
lý, đạt 88,2% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 1.948 vụ việc; các TAND
cấp tỉnh đã giải quyết 1.835 vụ việc);
- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 538 vụ việc trong tổng số 626 vụ việc đã
thụ lý, đạt 82,7% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 262 vụ việc; các Tòa Phúc
thẩm TANDTC đã giải quyết 276 vụ việc);
- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 21 vụ việc trong tổng số
24 vụ việc đã thụ lý, đạt 87,5% (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải
quyết 0 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 21 vụ việc).
V. Năm 2009
TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc
thẩm được 7.347 vụ việc trong tổng số 8.477 vụ việc, đạt 86,7%, trong đó:
- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 6.574 vụ việc trong số 7.612 vụ việc đã thụ
lý, đạt 86,4%(các TAND cấp huyện đã giải quyết 3.250 vụ việc; các TAND
cấp tỉnh đã giải quyết 3.324 vụ việc);
- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 728 vụ việc trong tổng số 807 vụ việc đã
thụ lý, đạt 90,2 % (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 388 vụ việc; các Tòa Phúc
thẩm TANDTC đã giải quyết 340 vụ việc);
- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 45 vụ việc trong tổng số 58
vụ việc đã thụ lý, đạt 77,6 % (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải quyết
8 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 37 vụ việc).
VI. Năm 2010
TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc
thẩm được 7.789 vụ việc trong tổng số 9.271 vụ việc, đạt 84 %, trong đó:
- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 6.879 vụ việc trong số 8.256 vụ việc đã thụ
lý, đạt 83,3 % (các TAND cấp huyện đã giải quyết 3.351 vụ việc; các TAND
cấp tỉnh đã giải quyết 3.528 vụ việc);
- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 870 vụ việc trong tổng số 961 vụ việc đã
thụ lý, đạt 90,5% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 551 vụ việc; các Tòa Phúc
thẩm TANDTC đã giải quyết 319 vụ việc);
- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 54 vụ việc trong tổng số 40
vụ việc đã thụ lý, đạt 74,1% (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải
quyết 14 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 26 vụ việc).
VII. Năm 2011
TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc
thẩm được 9249 vụ việc trong tổng số 11.009 vụ việc, đạt 84%, trong đó:
- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 8.418 vụ việc trong số 10.040 vụ việc đã
thụ lý, đạt 83,8% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 4.183 vụ việc; các
TAND cấp tỉnh đã giải quyết 4.235 vụ việc);
- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 790 vụ việc trong tổng số 910 vụ việc đã
thụ lý, đạt 86,8% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 435 vụ việc; các Tòa Phúc
thẩm TANDTC đã giải quyết 355 vụ việc);
- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 41 vụ việc trong tổng số 59
vụ việc đã thụ lý, đạt 69,5% (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải
quyết 07 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 34 vụ việc).
VIII. Năm 2012
TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc
thẩm được 13.081 vụ việc trong tổng số 1.5452 vụ việc, đạt 84,7 %, trong đó:
- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 11.995 vụ việc trong số 14.215 vụ việc đã
thụ lý, đạt 84.4% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 8863 vụ việc; các
TAND cấp tỉnh đã giải quyết 3.132 vụ việc);
- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 1.023 vụ việc trong tổng số 1.137 vụ việc
đã thụ lý, đạt 90 % (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 566 vụ việc; các Tòa
Phúc thẩm TANDTC đã giải quyết 457 vụ việc);
- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 63 vụ việc trong tổng số
100 vụ việc đã thụ lý, đạt 63 % (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải
quyết 15 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 48 vụ việc).
IX. Năm 2013
TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc
thẩm được 16.085 vụ việc trong tổng số 18.864 vụ việc, đạt 85,3%, trong đó:
- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 14.767 vụ việc trong số 17.426 vụ việc đã
thụ lý, đạt 84,7% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 1.3824 vụ việc; các
TAND cấp tỉnh đã giải quyết 943 vụ việc);
- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 1.191 vụ việc trong tổng số 1.292 vụ việc
đã thụ lý, đạt 92,2% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 920 vụ việc; các Tòa
Phúc thẩm TANDTC đã giải quyết 271 vụ việc);
- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 127 vụ việc trong tổng số
146 vụ việc đã thụ lý, đạt 87 % (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải
quyết 47 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 80 vụ việc).
X. Năm 2014
TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc
thẩm được 11.211 vụ việc trong tổng số 18.371 vụ việc, đạt 61%, trong đó:
- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 1099 vụ việc trong số 16.883 vụ việc đã thụ
lý, đạt 59,8% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 9.526 vụ việc; các TAND
cấp tỉnh đã giải quyết 573 vụ việc);
- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 980 vụ việc trong tổng số 1.310 vụ việc
đã thụ lý, đạt 74,8% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 837 vụ việc; các Tòa
Phúc thẩm TANDTC đã giải quyết 143 vụ việc);
- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 132 vụ việc trong tổng số
178 vụ việc đã thụ lý, đạt 74,2 % (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải
quyết 72 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 60 vụ việc).
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
1.! Kết quả bảng hỏi dành cho cán bộ tư pháp
Câu 1: Ông/bà/anh/chị cho biết thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với các
tranh chấp kinh doanh, thương mại hiện nay nếu đã gia hạn thì tối đa 4 tháng
là
Số người
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ
trả lời
1. Dài 54.6% 53
2. Ngắn 5.2% 5
3. Chưa phù hợp cho một số trường hợp 40.2% 39
Tổng số người trả lời 97
Số người không trả lời 0
Câu 2: Ông/bà/anh/chị cho biết thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với
các tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay nếu đã gia hạn thì tối đa 4
tháng là
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người trả lời
1. Dài 53,1% 51
2. Ngắn 14,6% 14
3. Chưa phù hợp cho một số trường hợp 32,3% 31
Tổng số người trả lời 96
Số người không trả lời 1
Câu 3: Theo Ông/bà/anh/chị trong những trường hợp tranh chấp, yêu cầu kinh
doanh thương mại đơn giản, chứng cứ rõ ràng hoặc giá ngạch thấp thì
Không Tỷ lệ
Đồng Số người
Câu trả lời lựa chọn đồng trung
ý/Có trả lời
ý/Không bình
1. Chỉ cần 1 Thẩm phán xét
53 43 0 0 0 0,00 96
xử sơ thẩm
2. Không cần thủ tục hòa giải
trừ trường hợp các bên có 61 36 0 0 0 0,00 97
yêu cầu
3. Không cần phải xét xử
phúc thẩm nhưng cần giám 30 66 0 0 0 0,00 96
đốc thẩm
4. Có cần phải mở phiên tòa 87 9 0 0 0 0,00 96
5. Có cần sự tham gia của
82 15 0 0 0 0,00 97
Viện kiểm sát
Tổng số người trả lời 97
Số người không trả lời 0
(Câu 3.4) Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là
Số người
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ
trả lời
Dưới 1 tháng 27,8% 27
Dưới 2 tháng 36,1% 35
Dưới 3 tháng 29,9% 29
Trên 3 tháng 6,2% 6
Tổng số người trả lời 97
Số người không trả lời 0
Câu 4: Theo ông/bà/anh/chị thì tranh chấp, yêu cầu kinh doanh thương mại
đơn giản hoặc chứng cứ rõ ràng là
Số người
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ
trả lời
1.Những vụ án có hồ sơ, tài liệu xác định ngay quyền
và nghĩa vụ của các bên và các bên không có tranh 69,6% 64
chấp, mâu thuẫn về chứng cứ
2. Loại tranh chấp là thông dụng và không liên quan
30,4% 28
đến lĩnh vực pháp luật phức tạp
Tổng số người trả lời 92
Số người không trả lời 5
Câu 5: Theo ông/bà/anh/chị thì pháp luật cần xác định thế nào là tranh chấp, yêu
cầu kinh doanh, thương mại đơn giản hoặc chứng cứ rõ ràng hay chỉ quy định
chung và giao cho Tòa án linh hoạt tự quyết định trong từng trường hợp cụ thể:
Tỷ lệ Số
Đồng Không
Câu trả lời lựa chọn trung người
ý đồng ý
bình trả lời
Pháp luật cần quy định cụ
85 8 0 0 0 1,09 93
thể
Để Tòa án xem xét và tự
36 52 0 0 0 1,59 88
quyết định cho linh hoạt
Tổng số người trả lời 95
Số người không trả lời 2
Câu 6: Theo ông/bà/anh/chị tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương mại có giá
ngạch cao nhất ở mức dưới đây thì nên áp dụng thủ tục rút gọn:
Số người
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ
trả lời
Dưới 100 triệu 64,1% 59
Dưới 200 triệu 35,9% 33
Con số khác (Xin vui lòng ghi cụ thể) 0,0% 0
Tổng số người trả lời 92
Số người không trả lời 5
Câu 7: Theo ông/bà/anh/chị tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương mại có
giá ngạch nên để Tòa án tối cao tự xác định, hướng dẫn mức giá ngạch cho
linh hoạt và phù hợp với từng thời kì:
Số người
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ
trả lời
Đồng ý 77,4% 72
Không đồng ý 22,6% 21
Tổng số người trả lời 93
Số người không trả lời 4
Câu 8: Theo ông/bà/anh/chị đối với tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương
mại mà bên có nghĩa vụ là bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ thì:
Câu trả lời lựa Đồng ý Không Tỷ lệ Số
chọn đồng ý trung người
bình trả
lời
1. Nên áp dụng 77 17 0 0 0 1,18 94
thủ tục rút gọn
2. Không được 39 54 0 0 0 1,58 93
kháng cáo -
kháng nghị theo
thủ tục phúc
thẩm
3. Không được 38 54 0 0 0 1,59 92
giám đốc thẩm,
tái thẩm
4. Ý kiến khác 0 0 0 0 0 0,00 0
Xin vui lòng nêu cụ thể 0
Tổng số người trả lời 95
Số người không trả lời 2
Câu 9: Trong trường hợp phải/muốn khởi kiện ra Tòa án thì
ông/bà/anh/chị mong muốn thời gian giải quyết ở Tòa án là bao lâu:
Số người
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ
trả lời
Từ 1 đến 2 tháng 80,9% 76
Từ 2 đến 4 tháng 19,1% 18
Ý kiến khác (xin vui lòng nêu cụ thể) 0,0% 0
Tổng số người trả lời 94
Số người không trả lời 3
Câu 10: Theo ông bà với trình độ, năng lực, phẩm chất của Thẩm phán hiện
nay thì việc áp dụng thủ tục rút gọn vẫn phù hợp và vẫn đảm bảo khách
quan, công bằng và công lý:
Số người
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ
trả lời
Đồng ý 66,0% 62
Không đồng ý 34,0% 32
Tổng số người trả lời 94
Số người không trả lời 3
2.! Kết quả Khảo sát dành cho Doanh nghiệp
Câu 1: Ông/bà/anh/chị đã từng tham gia giải quyết tranh chấp, yêu cầu kinh
doanh, thương mại tại Tòa án chưa?
Số người trả
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ
lời
1. Thường xuyên 19.2% 32
2. Thỉnh thoảng 23.4% 39
3. Hiếm khi 10.8% 18
4. Chưa bao giờ 46.6% 78
Tổng số người trả lời 167
Số người không trả lời 1
Câu 2: Ông/bà/anh/chị cho biết thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với các
tranh chấp kinh doanh, thương mại hiện nay nếu đã gia hạn thì tối đa 4 tháng là
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người trả lời
1. Phù hợp 28,0% 47
2. Chưa đủ trong một số trường hợp 26,8% 45
3. Dài trong một số trường hợp 45,2% 76
Tổng số người trả lời 168
Số người không trả lời 0
Câu 3: Ông/bà/anh/chị cho biết thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với các
tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay nếu đã gia hạn thì tối đa 4 tháng là
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người trả lời
1. Phù hợp 32,7% 54
2. Chưa đủ trong một số trường hợp 20,0% 33
3. Dài trong một số trường hợp 47,3% 78
Tổng số người trả lời 165
Số người không trả lời 3
Câu 4: Ông/bà/anh/chị từ góc độ là đương sự và trong bối cảnh phát triển kinh
tế hiện nay thì có nên áp dụng các thủ tục rút gọn, đơn giản, ngắn gọn đối với
các tranh chấp, yêu cầu KDTM đơn giản, chứng cứ rõ ràng, giá ngạch thấp...
hay không?
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người trả lời
Đồng ý 90,9% 150
Không đồng ý 9,1% 15
Tổng số người trả lời 165
Số người không trả lời 3
Câu 5: Theo Ông/bà/anh/chị trong những trường hợp tranh chấp, yêu cầu kinh
doanh thương mại đơn giản, chứng cứ rõ ràng hoặc giá ngạch thấp thì
Không Tỷ lệ Số
Đồng
Câu trả lời lựa chọn đồng trung người
ý/Có
ý/Không bình trả lời
1. Chỉ cần 1 Thẩm phán
110 55 0 0 0 0,00 165
xét xử sơ thẩm
2. Không cần thủ tục
hòa giải trừ trường hợp 110 55 0 0 0 0,00 165
các bên có yêu cầu
3. Không cần phải xét
xử phúc thẩm nhưng 78 87 0 0 0 0,00 165
cần giám đốc thẩm
4. Có cần phải mở phiên
121 43 0 0 0 0,00 164
tòa
5. Có cần sự tham gia
104 63 0 0 0 0,00 167
của Viện kiểm sát
Tổng số người trả lời 168
Số người không trả lời 0
Câu 5.4: Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là
Số người
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ
trả lời
Dưới 1 tháng 33,5% 55
Dưới 2 tháng 40,2% 66
Dưới 3 tháng 23,8% 39
Dưới thời hạn khác (xin vui lòng nêu rõ bao nhiêu tháng) 2,5% 4
Tổng số người trả lời 164
Số người không trả lời 4
Câu 6: Theo ông/bà/anh/chị thì tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương mại
đơn giản hoặc chứng cứ rõ ràng là
Số người
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ
trả lời
1. Những vụ án có hồ sơ, tài liệu xác định ngay quyền
và nghĩa vụ của các bên và các bên không có tranh 77,9% 127
chấp, mâu thuẫn về chứng cứ
2. Loại tranh chấp là thông dụng và không liên quan
22,1% 36
đến lĩnh vực pháp luật phức tạp
Tổng số người trả lời 163
Số người không trả lời 5
Câu 7: Theo ông/bà/anh/chị thì pháp luật cần xác định thế nào là tranh chấp,
yêu cầu kinh doanh, thương mại đơn giản hoặc chứng cứ rõ ràng hay chỉ quy
định chung và giao cho Tòa án linh hoạt tự quyết định trong từng trường hợp
cụ thể:
Tỷ lệ Số
Đồng Không
Câu trả lời lựa chọn trung người
ý đồng ý
bình trả lời
- Pháp luật cần quy
135 29 0 0 0 1,18 164
định cụ thể:
- Để Tòa án xem xét
và tự quyết định cho linh 70 78 0 0 0 1,53 148
hoạt
Tổng số người trả lời 167
Số người không trả lời 1
Câu 8: Theo ông/bà/anh/chị tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương mại có giá
ngạch cao nhất ở mức dưới đây thì nên áp dụng thủ tục rút gọn:
Số người trả
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ
lời
Từ 100 triệu trở xuống 51,2% 84
Từ 200 triệu trở xuống 37,8% 62
Con số khác (Xin vui lòng ghi cụ thể) 11,0% 18
Tổng số người trả lời 164
Số người không trả lời 4
Câu 9: Theo ông/bà/anh/chị thì nên để Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc
xác định mức giá ngạch của tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương mại được
áp dụng thủ tục rút gọn cho linh hoạt và phù hợp với từng thời kì:
Số người
Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ
trả lời
Đồng ý 77,1% 128
Không đồng ý 22,9% 38
Tổng số người trả lời 166
Số người không trả lời 2
Câu 10: Theo ông/bà/anh/chị đối với tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương
mại mà bên có nghĩa vụ là bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ thì:
Tỷ lệ Số
Không
Câu trả lời lựa chọn Đồng ý trung người
đồng ý
bình trả lời
1. Nên áp dụng thủ tục
149 17 0 0 0 1,10 166
rút gọn
2. Không được kháng
cáo - kháng nghị theo 78 86 0 0 0 1,52 164
thủ tục phúc thẩm
3. Không được giám
67 92 0 0 0 1,58 159
đốc thẩm, tái thẩm
4. Ý kiến khác 4 0 0 0 0 1,00 4
Xin vui lòng nêu cụ thể 4
Tổng số người trả lời 166
Số người không trả lời 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thu_tuc_rut_gon_giai_quyet_tranh_chap_kinh_doanh_thuong_mai.pdf