LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, em phải kể đến sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ Trung ương Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã tạo điều kiện cho em về nguồn tài liệu và chia sẻ những kinh nghiệm về phát triển hiệp hội. Bên cạnh đó, đề tài này được hoàn thành cũng có môộ phần đóng góp và ủng hộ to lớn của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn PGS. Ts. Nguyễn Thượng Lạng đã có những chỉ bảo tâm huyết, nhiệt tình, kiên trì cùng em khắc phục những hạn chế của bài viết để bài viết được sâu sắc và hoàn thiện hơn. Sau đó em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong hao, cùng toàn thể các anh chị cán bộ làm việc ở Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam vì sự giúp đỡ và chỉ bảo trong suốt thời gian em thực tập tại đó.
Hà nội, ngày 9 tháng 6 năm 2008
Sinh viên
Phạm Bích Ngọc
LỜI CAM KẾT Luận văn với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là một đề tài do tác giả thực hiện độc lập thông qua việc tham khảo các sách bảo, các tạp chí liên quan cũng như sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô giáo, cùng toàn thể cán bộ ở Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam. Tác giả xin cam đoan, toàn bộ nội dung của đê tài không sao chép ở bất kỳ tài liệu nào. Nếu sai với lời cam đoan trên, tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà nội, ngày 9 tháng 6 năm 2008
Sinh viên
Phạm Bích Ngọc
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
1.Tính tất yếu của đề tài1
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài2
4.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài3
5.Phương pháp nghiên cứu. 3
6.Kết cấu cấu đề tài3
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP5
1.1Một số nhận thức chung về doanh nghiệp. 5
1.1.1Doanh nghiệp. 5
1.1.2Kinh doanh. 6
1.1.3Nhà doanh nghiệp. 7
1.2Một số nhận thức chung về Hội doanh nghiệp. 7
1.2.1Sự ra đời của Hội doanh nghiệp. 7
1.2.2Sự cần thiết phải phát huy vai trò của Hội, Hiệp hội trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế8
1.2.3Các yếu tổ ảnh hưởng tới việc thành lập Hội, Hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam9
1.2.4Chức năng hoạt động của Hội doanh nghiệp. 10
1.2.5Nhiệm vụ của các Hiệp hội doanh nghiệp. 11
1.2.6Cơ cấu tổ chức chung của các Hiệp hội12
1.3Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp.14
1.3.1Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển doanh nghiệp. 14
1.3.2Quan điểm của Đảng về phát triển các Hiệp hội doanh nghiệp. 16
1.4Bài học kinh nghiệm về nâng cao khả năng hoạt động của các Hội doanh nghiệp của các nước trên thế giới.16
1.4.1Kinh nghiệm xây dựng và phát triển của một số Hội doanh nghiệp trên thế giới17
1.4.2Bài học về công tác của các Hội doanh nghiệp đối với Việt Nam22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA24
2.1 Trước khi gia nhập WTO24
2.1.1 Tình hình chung . 24
2.1.2 Tình hình hoạt động cụ thể . 27
2.1.2.1 Về cơ cấu tổ chức 28
2.1.2.2 Về hội viên của các Hiệp hội doanh nghiệp . 31
2.1.2.3 Về công tác xây dựng và phát triển tổ chức hội . 33
2.1.2.4 Về hoạt động của các Hiệp hội . 34
2.1.3 Kết quả chung đạt được của các Hiệp hội . 44
2.1.4 Những khó khăn tồn tại của Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam hiện nay . 45
2.2 Hoạt động của Hiệp hội sau khi gia nhập WTO48
2.2.1 Tình hình chung . 48
2.2.2 Thách thức . 48
2.2.3 Hạn chế còn tồn tại trong hệ thống Hiệp hội 52
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ54
3.1 Thời cơ và thách thức đối với việc thành lập của Hội, Hiệp hội khi Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc té.54
3.1.1 Thời cơ. 54
3.1.2 Thách thức. 55
3.2.1 Định hướng chiến lược. 56
3.2.2 Định hướng cụ thể. 58
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.59
3.3.1.Giải pháp về phía nhà nước. 59
3.3.2 Giải pháp về phía Hiệp hội62
3.3.3 Giải pháp về phía doanh nghiệp. 67
KẾT LUẬN71
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ 1 XHCN Xã hội chủ nghĩa 2 KHCN Khoa học công nghệ 3 DN Doanh nghiệp 4 CLB Câu lặc bộ 5 TNCS HCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 6 LHTN Liên hiệp thanh niên 7 CS Cộng sản 8 UBTW Uỷ ban Trung ương 9 UBLT Uỷ ban lâm thời 10 DNT Doanh nghiệp trẻ 11 VP Văn phòng 12 BCH Ban Chấp Hành 13 WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Hội Doanh nghiệp trẻ Nhật Bản
19
Hình 2.1 Tổ chức của các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương.
29
Hình 2.2 Mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin của các Hiệp hội địa phương
30
Hình 2.3: Các lý do gia nhập Hiệp hội doanh nghiệp
32
Hình 2.4 Những nguồn thu chính của Hiệp hội
33
Hình 2.5 Tần suất các hoạt động của các Hiệp hội
35
Hình 2.6 Sự khác biệt giữa các Hiệp hội đới với các hoạt động chính.
36
Hình 2.7 Thách thức trong tương lai đối với các Hiệp hội
50
Hình 2.8 Các thách thức trong tương lai đối với các thành viên của Hiệp hội
51
121 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2611 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch Hội các nhà DNT Việt Nam đã báo cáo kết quả mà Hội các nhà DNT Việt Nam đạt được trong thời gian qua, nhấn mạnh những kết quả nổi bật trong công tác Hội. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu chào mừng và động viên các nhà DNT.
- T.Ư Hội các nhà DNT Việt Nam tích cực phối hợp cùng T.Ư Hội LHTN Việt Nam triển khai Dự án thí điểm phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh niên Việt Nam. Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, tháng 3/2006 T.Ư Đoàn đã phê duyệt dự án thí điểm Phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh thiếu niên Việt Nam. Hội các nhà DNT Việt Nam được giao nhiệm vụ là đơn vị phối hợp cùng T.Ư Hội LHTN Việt Nam triển khai dự án. Năm 2006, dự án được triển khai thí điểm tại 9 tỉnh, thành phố, gồm có: Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Đắc Lắc, tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Cần Thơ. Mục tiêu của Dự án là huy động 2.700 lượt thanh niên tình nguyện tham gia phổ cập tin học và nối mạng tri thức cho 27.000 thanh thiếu niên tại 270 xã thuộc 9 tỉnh, thành phố. Dự án được sử dụng 3 nguồn tài chính là: Ngân sách nhà nước cấp 2,5 tỷ đồng; Ngân sách địa phương tự đối ứng và tài trợ từ các doanh nghiệp. Tháng 10/2006 dự án đã hoàn thành mục tiêu phổ cập tin học cho 27.000 lượt thanh thiếu niên và làm tiền đề để tiếp tục triển khai dự án mở rộng trong các năm tiếp theo.
- Công tác tuyên truyền: Thường xuyên phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí để tuyên truyền về các hoạt động của Trung ương Hội và các hoạt động lớn của các Hội, CLB DNT địa phương, ngành. Kết quả năm 2006 đã có hàng trăm tin, bài, phóng sự phản ánh về các hoạt động của DNT, về các gương DNT điển hình, về các thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Công tác tuyên truyền đã góp phần quan trọng đem lại thành công cho các chương trình hoạt động của Hội, đồng thời góp phần nâng cao uy tín và phát triển tổ chức Hội tại các địa phương.
- Công tác xã hội: Trung ương Hội tiếp tục vận động DNT cả nước hưởng ứng Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và ủng hộ xây dựng nhà đại đoàn kết cho người nghèo do UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; vận động DNT các địa phương tham gia giúp đỡ các gia đình chính sách, tham gia xoá đói giảm nghèo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt, trao học bổng cho học sinh, sinh viên và nhiều hoạt động xã hội từ thiện. Điển hình, nhân dịp Lễ trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2006 ngày 2/9/2006, TƯ Hội đã vận động và tổ chức quyên góp tiền từ các DN để ủng hộ mổ mắt cho đồng bào nghèo; tháng 10/2006, TW Hội đã tổ chức 2 lần phát động DNT quyên góp tiền ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng do cơn bão số 6 gây ra. Lần một vào ngày 5/10 tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam và lần hai vào ngày 11/10 tại Gặp gỡ DNT chào mừng Ngày Doanh Nhân Việt Nam. Kết quả đã quyên góp được 427 triệu đồng để khám chữa mắt cho đồng bào nghèo. TƯ Hội đã phối hợp và chuyển 100 triệu đồng cho khoa mắt Viện quân y 108 để tổ chức đoàn đi Bắc Cạn từ ngày 22-27/10, thực hiện khám chữa mắt miễn phí đợt 1 cho gần 1.000 người, trong đó tiến hành 50 ca mổ mắt. Tổng số tiền tham gia công tác xã hội của các Hội, CLB DNT địa phương và các nhà DNT trong năm 2006 ước đạt khoảng trên 20 tỷ đồng.
IV/ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2006 CỦA TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNT VIỆT NAM: (có báo cáo riêng)
V/ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI, CLB DNT ĐỊA PHƯƠNG, NGÀNH:
Năm 2006 được đánh giá là năm thu được nhiều thành tích trong tổ chức và hoạt động Hội, CLB DNT địa phương. Tính chủ động của các Hội, CLB DNT đã được nâng cao rõ rệt. Hoạt động Hội ở địa phương, ngành nhìn chung diễn ra sôi nổi và được nâng cấp hơn rất nhiều cả về nội dung, qui mô, hiệu quả và tính chuyên nghiệp, góp phần quan trọng củng cố vị thế, nâng cao uy tín của tổ chức Hội và tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương đối với hoạt động của doanh nghiệp trẻ. Năm 2006, có thể đánh giá hoạt động Hội, CLB DNT địa phương, ngành đã đạt được những kết quả chủ yếu sau đây:
- Về công tác xây dựng và phát triển tổ chức Hội: Công tác xây dựng tổ chức Hội và phát triển hội viên được các Hội, CLB DNT địa phương quan tâm, chú trọng. Thông qua công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động DNT, uy tín của các Hội, CLB DNT ngày càng được nâng cao. Số hội viên DNT đăng ký tham gia sinh hoạt tại các Hội DNT địa phương tăng, chất lượng hội viên ngày càng cao. Các Hội DNT địa phương đã khẳng định được vị thế của mình trong xã hội, được chính quyền quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện. Đa số các Hội đã xây dựng được bộ máy văn phòng thường trực Hội, có trụ sở riêng, có trang thiết bị làm việc, tuyển dụng được đội ngũ cán bộ chuyên trách có chuyên môn, tận tâm trong công việc. Bộ máy lãnh đạo Hội DNT tại các địa phương cũng đã nêu cao tinh thần đoàn kết, biết phát huy sức mạnh nội lực của các cá nhân trong tổ chức hoạt động. Đi đầu trong công tác xây dựng và phát triển tổ chức Hội là các Hội DNT: Hà Nội, t.p Hồ Chí Minh, Hà Tây, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Phú Yên, Đồng Nai,… Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số Hội, CLB DNT chưa đầu tư thoả đáng cho Văn phòng thường trực Hội hoạt động hiệu quả, chưa có trụ sở riêng, thiếu trang thiết bị và phương tiện làm việc, chưa có cán bộ chuyên trách làm việc tại văn phòng Hội, cán bộ văn phòng Hội vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chuyên môn và năng lực tổ chức hoạt động. Kinh nghiệm cho thấy, tại các Hội DNT có đầu tư tốt cho bộ máy văn phòng thường trực Hội như: Hà Nội, t.p Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Đồng Nai,… thì hoạt động Hội rất hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho hội viên. Ngược lại các Hội chưa đầu tư tốt cho bộ máy văn phòng thường trực Hội thì tổ chức và hoạt động Hội không phát triển, thậm chí không duy trì được hoạt động, số lượng và chất lượng hội viên suy giảm, điển hình như các Hội, CLB DNT: Bắc Giang, Lạng Sơn, Nam Định, Long An, Tiền Giang. Tại các địa phương chưa thành lập được tổ chức Hội đều có chuyển biến tích cực trong công tác vận động xây dựng phong trào DNT, chuẩn bị kế hoạch và những điều kiện để tiến tới thành lập được tổ chức Hội DNT trong năm 2007.
- Về hoạt động hỗ trợ hội viên DNT phát triển: Các Hội DNT địa phương, ngành đã tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ hội viên phát triển, điển hình là các hoạt động tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý kinh tế cho hội viên; tổ chức các cuộc gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh giữa hội viên với các DNT của các tỉnh, thành bạn; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu và quảng bá thương hiệu, sản phẩm cho các doanh nghiệp hội viên, các hoạt động tham quan, khảo sát thị trường và tham gia các hội chợ tại nước ngoài để giúp các doanh nghiệp hội viên tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng qui mô doanh nghiệp; Tổ chức hiệu quả hoạt động gặp gỡ, đối thoại với chính quyền địa phương với các DNT, làm tốt vai trò cầu nối giữa các nhà DNT với chính quyền địa phương. Đi đầu trong tổ chức các hoạt động hỗ trợ hội viên DNT phát triển là các Hội DNT: Hà Nội, t.p Hồ Chí Minh, Hà Tây, Hải Dương, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai,… Bên cạnh tổ chức các hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển, công tác tuyên dương khen thưởng hội viên DNT tiêu biểu trong tham gia phong trào DNT và trong hoạt động sản xuất kinh doanh được các Hội DNT làm tốt, kịp thời động viên, khích lệ các hội viên. Điển hình như Hội DNT tỉnh Hà Tây tổ chức thành công Giải thưởng Sen Vàng đất Lụa 2006, bình chọn và trao giải thưởng cho 10 nhà DNT tiêu biểu nhất tỉnh; Hội DNT Hà Nội tổ chức thành công Giải thưởng doanh nhân trẻ Thăng Long; Hội DNT Hải Phòng tổ chức thành công Giải thưởng DNT Đất Cảng 2006; Hội DNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức thành công Giải thưởng DNT tiêu biểu tỉnh Lâm Đồng 2006.
- Về tham gia hoạt động của Đoàn, Hội LHTN và công tác xã hội: Các Hội, CLB DNT địa phương đã tích cực tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn TN, Hội LHTN và Hội các nhà DNT Việt Nam phát động, phối hợp và hỗ trợ Đoàn TN, Hội LHTN tổ chức thành công tác hoạt động phong trào, đặc biệt là tổ chức thành công các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam, các hoạt động giúp thanh niên lập nghiệp, chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn TN, Hội LHTN trong các doanh nghiệp hội viên. Công tác xã hội trong năm 2006 tiếp tục được các Hội, CLB DNT và các hội viên DNT hưởng ứng tích cực với tinh thần tự nguyện cao. Đi đầu trong tham gia ủng hộ các hoạt động xã hội là các Hội DNT và các hội viên DNT: Đà Nẵng (4,5 tỷ đồng); Đồng Tháp (2,2 tỷ đồng); Quảng Ninh (2 tỷ đồng); Phú Yên (1,131 tỷ đồng); Thái Nguyên (1 tỷ đồng); Bắc Ninh (600 triệu đồng); Bình Phước (577 triệu đồng); Bình Dương (304 triệu đồng); Hoà Bình (246 triệu đồng); Hà Nội (195 triệu đồng); …
* Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong năm 2006, các Hội, CLB DNT địa phương, ngành vẫn còn gặp phải những hạn chế, tồn tại cần khắc phục như sau:
+ Hoạt động của các Hội, CLB DNT địa phương, ngành chưa đồng đều, ngoài một số đơn vị mạnh vẫn còn những đơn vị hoạt động yếu, thậm chí có đơn vị rơi vào tình trạng bế tắc, không duy trì được hoạt động, không có báo cáo hoạt động với Trung ương Hội.
+ Một số Hội, CLB DNT chưa thành lập được văn phòng thường trực, chưa có cán bộ chuyên trách công tác Hội, chưa đầu tư thoả đáng về cơ sở vật chất và con người cho hoạt động Hội, dẫn đến hiệu quả hoạt động Hội chưa cao.
+ Một số Hội, CLB DNT chưa được sự quan tâm của Đoàn TN, Hội LHTN dẫn đến lúng túng, bị động trong tổ chức hoạt động,.chưa tổ chức được các hoạt động thiết thực đối với DN hội viên, chưa thu hút được hội viên tham gia; chưa huy động được nguồn kinh phí bền vững để trang trải cho hoạt động Hội.
+ Công tác thông tin, báo cáo giữa Hội, CLB DNT địa phương với T.Ư Hội còn chậm hoặc chưa được thực hiện.
VI/ ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Trong năm 2006, phong trào DNT tiếp tục có bước phát triển mang tính toàn diện và chiều sâu. Số lượng tổ chức Hội, CLB DNT và số lượng hội viên tiếp tục tăng, chất lượng tổ chức và hoạt động của các Hội được nâng lên rõ rệt. Hoạt động DNT luôn nhận được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đoàn thanh niên, Hội LHTN, và có sự phối hợp, hỗ trợ của các Bộ, ban, ngành hữu quan thể hiện tính qui mô, hiệu quả và ý nghĩa xã hội ngày càng cao của các hoạt động DNT. Các chương trình do Đại hội Hội các nhà DNT Việt Nam lần thứ II đề ra được triển khai sáng tạo và hiệu quả thể hiện qua các nội dung của Cuộc vận động hội nhập kinh tế quốc tế của DNT và thanh niên Việt Nam, các Dự án, các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm và các hoạt động xã hội,...
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong năm 2006 Hội còn có một số công việc tồn tại và chưa hoàn thành kế hoạch năm đã đề ra, cụ thể:
+ Số Hội, CLB DNT phát triển mới tại các địa phương chưa đạt kế hoạch đề ra. Mới phát triển thêm được 2 Hội, CLB DNT (kế hoạch năm đề ra là phát triển mới 9 Hội, CLB DNT tại các địa phương). Tình hình phát triển Hội tại phía Nam chậm, còn tới 12 tỉnh chưa có Hội, CLB DNT (phía Bắc chỉ còn 2 tỉnh Sơn La, Bắc Cạn)
+ Phần lớn các Hội, CLB DNT chưa tổ chức được văn phòng thường trực đủ năng lực triển khai các hoạt động đáp ứng nhu cầu hội viên, thiếu cán bộ đủ trình độ và thiếu trang thiết bị.
+ Công tác thông tin, báo cáo hoạt động của các Hội địa phương với TƯ Hội chưa đầy đủ. Nhiều hội chưa có e-mail và website thông tin riêng.
+ Có 3 Hội, CLB gần như tê liệt hoạt động, đó là: Hà Giang, Long An, Tiền Giang
+ Chưa thành lập được Hội đồng tư vấn chính sách kinh tế trong năm 2006. Đầu tháng 12/2006, T.Ư Hội đã làm việc với chuyên gia Liên đoàn công nghiệp Đan Mạch về hoạt động đối thoại chính sách và xúc tiến thành lập Hội đồng tư vấn chính sách kinh tế. Kế hoạch sẽ tiến hành mời các chuyên gia kinh tế để họp, thảo luận về thành lập và triển khai hoạt động của Hội đồng tư vấn chính sách kinh tế trong quí I/2007.
+ Diện thích làm việc của Văn phòng TƯ Hội chưa được mở rộng trong năm 2006. Hiện T.Ư Đoàn đã quyết định bố trí bổ sung phòng làm việc cho Hội các nhà DNT Việt Nam tại tầng 6 toà nhà 7 tầng - 64 Bà Triệu, Hà Nội. Dự kiến trong tháng 1/2007, Văn phòng T.Ư Hội sẽ chính thức tiếp nhận phòng làm việc và sẽ tiến hành tuyển thêm cán bộ chuyên trách, đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác của văn phòng TW Hội.
Mặc dù còn một số khó khăn, tồn tại nhưng những kết quả đạt được trong năm 2006 có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo bước phát triển cho phong trào DNT và tạo đà cho việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội các nhà DNT Việt Nam lần thứ II.
PHẦN THỨ II
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2007
CỦA HỘI CÁC NHÀ DOANH NGHIỆP TRẺ VIỆT NAM
Năm 2007 là năm bản lề triển khai nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội các nhà DNT Việt Nam lần thứ II, trong bối cảnh đất nước ta đã chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới và bắt đầu thực hiện các cam kết gia nhập WTO; bên cạnh đó các sự kiện lớn như bầu cử Quốc hội khoá XII, Đại hội Đoàn cấp tỉnh và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX sẽ có ảnh hưởng thuận lợi đến sự phát triển của phong trào và tổ chức Hội DNT Việt Nam.
Trong bối cảnh kinh tế xã hội chung của đất nước, trên cơ sở phương hướng hoạt động hoạt động nhiệm kỳ 2005-2008 cùng những kết quả mà phong trào và tổ chức Hội đã đạt được trong năm 2006, UBTƯ Hội các nhà DNT Việt Nam đề ra chương trình công tác năm 2007 với nội dung chính như sau:
Mục tiêu, phương hướng chung:
- Tập trung cao độ cho công tác xây dựng và tăng cường năng lực hoạt động của Văn phòng thường trực Hội ở Trung ương và các tỉnh, thành, ngành, từng bước chuyên nghiệp hoá hoạt động của tổ chức Hội ở cả Trung ương và các tỉnh, thành, ngành.
- Tiếp tục mở rộng phạm vi tập hợp doanh nghiệp trẻ tại các địa phương, ngành, xây dựng hệ thống Hội, CLB DNT, đặc biệt đẩy mạnh công tác xây dựng Hội tại các tỉnh phía Nam và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội, CLB DNT tại các tỉnh, thành, ngành.
- Triển khai các hoạt động xây dựng văn hoá doanh nhân, doanh nghiệp, các hoạt động thể thao văn hoá cho thanh niên trong các doanh nghiệp của hội viên, phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xây dựng thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế.
Công tác tổ chức:
- Về mạng lưới tổ chức: phấn đấu 60 tỉnh, thành phố, ngành thành lập được tổ chức Hội, CLB DNT.
- Về hội viên DNT: phấn đấu nâng tổng số hội viên trong cả nước lên 6000 hội viên.
- Lấy năm 2007 là năm tập trung nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của Văn phòng thường trực các Hội DNT địa phương, ngành cũng như văn phòng T.Ư Hội theo hướng chuyên nghiệp; đưa văn phòng thường trực phía Nam của T.Ư Hội vào hoạt động.
- Tăng cường định hướng, chỉ đạo các Hội, CLB DNT địa phương, ngành tiếp tục triển khai Nghị quyết 01 của BCH T.Ư Đoàn khoá VIII về xây dựng tổ chức Đoàn, Hội LHTN trong các doanh nghiệp của hội viên DNT. Phấn đấu đạt tỷ lệ 30% số doanh nghiệp hội viên có tổ chức Đoàn, Hội LHTN.
- Đưa hệ thống thông tin điện tử vào hoạt động, 100% các Hội, CLB DNT có liên lạc bằng e-mail, 30-40% Hội, CLB có website riêng
Các hoạt động trọng tâm trong năm 2007:
Tăng cường năng lực hệ thống văn phòng Hội các cấp, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Văn phòng các Hội, CLB DNT địa phương, ngành.
Tiếp tục triển khai dự án tăng cường năng lực phát triển của Hội các nhà DNT Việt Nam do Chính phủ Đan Mạch tài trợ; Xây dựng 5 văn phòng thường trực Hội kiểu mẫu tại Hội DNT của 5 địa phương hưởng thụ dự án.
Thành lập Báo Doanh Nhân Trẻ Việt Nam.
Tổ chức Giải thưởng Sao Đỏ 2007.
Tổ chức Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2007.
Tổ chức Hội chợ Việt Nam hội nhập quốc tế – Sao Vàng đất Việt 2007.
Tổ chức chương trình Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ 2007.
Triển khai chương trình “Đào tạo xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong điều kiện hội nhập WTO”.
Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam - 13/10 tại Trung ương Hội và các Hội, CLB DNT địa phương;
Triển khai hoạt động văn hoá, thể thao chung cho thanh niên trong các doanh nghiệp của hội viên, qua đó góp phần xây dựng văn hoá doanh nhân, doanh nghiệp và phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp.
Thành lập Hội đồng tư vấn chính sách kinh tế và triển khai hoạt động tư vấn chính sách, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, an toàn, thuận lợi và tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp.
Hoàn thiện và đưa vào khai thác hệ thống thông tin điện tử và website của Hội.
Tích cực tham gia các hoạt động hướng tới Đại hội Đoàn cấp tỉnh, thành và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX.
4. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC:
Kiện toàn tổ chức Trung tâm hỗ trợ phát triển DNT Việt Nam và đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ hỗ trợ DNT mang tính chuyên nghiệp;
Tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện Biên bản ghi nhớ ký kết với Bộ Giáo dục đào tạo về đào tạo nguồn nhân lực đầu vào cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu và triển khai một số chương trình dự án kinh tế trọng điểm của DNT khi có đủ điều kiện phù hợp, gồm: Dự án thành lập Ngân hàng DNT; Dự án đầu tư BOT xây dựng đường cao tốc doanh nghiệp trẻ, Dự án đầu tư hệ thống phân phối, siêu thị DNT, …
Thành lập và tổ chức hoạt động Câu lạc bộ Sao Vàng đất Việt.
Tổ chức hoạt động của CLB phóng viên kinh tế.
Kiện toàn và tổ chức hoạt động của CLB DNT Sao Đỏ.
Tổ chức các hoạt động gặp gỡ DNT theo khu vực và đẩy mạnh các hoạt động DNT tại cấp tỉnh, thành phố.
Đẩy mạnh công tác vận động, tổ chức cho DNT tham gia chương trình công tác xã hội, ủng hộ quĩ vì người nghèo và các hoạt động xã hội khác.
Các hoạt động hướng tới Đại hội Đoàn cấp tỉnh và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX; bảo trợ tổ chức giải thưởng dành cho thanh niên cụm các tỉnh miền núi phía bắc làm kinh tế giỏi.
Tăng cường và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế.
* MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN VÀ ĐOÀN CHỦ TỊCH UBTƯ HỘI LHTN VIỆT NAM:
Năm 2007 là năm bản lề thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội các nhà DNT Việt Nam lần thứ II, việc thực hiện thành công chương trình hoạt động năm 2007 có ý nghĩa quan trọng và tạo tiền đề quyết định sự phát triển của phong trào DNT của cả nhiệm kỳ 2005 – 2008. UBTƯ Hội các nhà DNT Việt Nam đề nghị Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động DNT ở cả Trung ương và địa phương, cụ thể như sau:
- Đề nghị Ban Bí thư T.Ư Đoàn, Đoàn Chủ tịch UBTƯ Hội LHTN Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các tỉnh, thành Đoàn và Uỷ ban Hội LHTN các địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác DNT, chú trọng đến việc thành lập Hội, CLB DNT tại các địa phương chưa có Hội, CLB DNT, đồng thời tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động DNT tại những địa phương, ngành đã có Hội, CLB DNT.
- Đề nghị Ban Bí thư T.Ư Đoàn tạo điều kiện sớm giao thêm mặt bằng làm việc cho cơ quan thường trực T.Ư Hội các nhà DNT Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của công tác DNT đang phát triển về qui mô và tổ chức hoạt động.
- Đề nghị T.Ư Đoàn ủng hộ, tạo điều kiện và hỗ trợ để Báo Doanh Nhân Trẻ sớm ra đời trong năm 2007, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của phong trào DNT trong thời gian tới.
TM. TT ĐCT UBTƯ HỘI CÁC NHÀ DNT VIỆT NAM
Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký
Nơi nhận:
Ban Bí thư T.Ư Đoàn;
TT ĐCT UBTƯ Hội LHTN VN;
Vụ Tổ chức phi CP Bộ Nội vụ;
UB Quốc gia về Thanh niên VN;
Vụ TC-CB; Ban Tổ chức, VP T.Ư Đoàn;
Các ủy viên UBTƯ Hội DNT VN;
Đoàn và Hội LHTN VN các tỉnh, TP;
Các Hội, CLB DNT địa phương, ngành;
Các đơn vị trực thuộc;
Lưu VP.
PHỤ LỤC 2: ĐIỀU LỆ CỦA MỘT SỐ HIỆP HỘI
HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
CHƯƠNG I: TÊN GỌI - TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH
Điều 1: Tên gọi
- Tên tiếng Việt: HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
- Tên tiếng Anh: VIETNAM E-COMMERCE ASSOCIATION
- Tên viết tắt: VECOM
Điều 2: Tôn chỉ, mục đích
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trực tiếp kinh doanh bằng thương mại điện tử; hoặc ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoặc nghiên cứu hay cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử. Hiệp hội hoạt động trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, bảo vệ các hội viên để phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam.
Điều 3: Phạm vi hoạt động
Hiệp hội hoạt động trong phạm vi cả nước, theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo quy định của Nhà nước về hoạt động của Hiệp hội và theo Điều lệ này.
Điều 4: Địa vị pháp lý
Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại Hà Nội và sẽ xin phép mở văn phòng đại diện ở địa phương theo quy định của pháp luật khi có nhu cầu.
Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài sản, độc lập về tài chính, có tài khoản tại ngân hàng, có các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, nhà xuất bản trực thuộc Hiệp hội. Việc thành lập các tổ chức, đơn vị, nhà xuất bản thực hiện theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 5: Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên.
2. Đại diện, tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các hội viên để phản ánh, kiến nghị, đề đạt với Chính phủ các vấn đề liên quan tới lĩnh vực thương mại điện tử. Làm cầu nối giữa hội viên để tham gia với Chính phủ, các ngành, địa phương, các tổ chức về các vấn đề chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển, cung cấp thông tin, chương trình hỗ trợ liên quan tới lĩnh vực thương mại điện tử.
3. Tư vấn, phản biện các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân.
4. Tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại điện tử phù hợp với các quy định của pháp luật.
5. Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác, liên kết giữa các hội viên, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển thương mại điện tử và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này.
6. Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc giữa hội viên và các đối tượng khác trong và ngoài nước để trao đổi thông tin, xúc tiến thương mại điện tử.
7. Tổ chức cung cấp thông tin, phổ biến chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm xã hội hoá thương mại điện tử.
8. Giúp các hội viên giải quyết bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
9. Tham gia với các cơ quan chức năng của nhà nước để tổ chức đào tạo chuyên môn về thương mại điện tử cho các hội viên và các đối tượng khác.
10. Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử trong và ngoài nước.
11. Xuất bản, in ấn, phát hành báo, tạp chí và các ấn phẩm chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
12. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tham gia các hiệp hội thương mại điện tử trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện các công việc khác khi Chính phủ giao hoặc các tổ chức khác ủy quyền.
14. Tổ chức các trung tâm đào tạo, tư vấn trực thuộc Hiệp hội khi có nhu cầu, theo quy định của pháp luật.
15. Quản lý và sử dụng tài sản, tài chính của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ của Hiệp hội.
CHƯƠNG III: HỘI VIÊN
Điều 6: Loại hội viên
1. Hội viên chính thức: các cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân của Việt Nam trực tiếp kinh doanh bằng thương mại điện tử; hoặc ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoặc nghiên cứu hay cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử, có tâm huyết với Hiêp hội, tự nguyện đăng ký tham gia, cam kết chấp hành Điều lệ này đều có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.
2. Hội viên liên kết: các doanh nghiệp nước ngoài hoặc văn phòng đại diện (bao gồm cả các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài), có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tự nguyện xin gia nhập, cam kết chấp hành Điều lệ này đều có thể trở thành hội viên liên kết của Hiệp hội.
3. Hội viên danh dự: cá nhân hoặc doanh nghiệp được Ban Chấp hành Hiệp hội nhất trí mời làm hội viên danh dự của Hiệp hội.
Điều 7: Thủ tục gia nhập
1. Các đối tượng có đủ điều kiện ghi ở khoản 1 và 2 của Điều 6 muốn gia nhập Hiệp hội cần làm đơn (theo mẫu quy định). Việc kết nạp hội viên mới do Ban Thường trực Hiệp hội quyết định.
2. Người đại diện trong trường hợp hội viên là doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia Hiệp hội phải là người có thẩm quyền quyết định. Trong trường hợp uỷ nhiệm, người được uỷ nhiệm làm người đại diện phải có đủ thẩm quyền quyết định và người được uỷ nhiệm phải chịu trách nhiệm về sự uỷ nhiệm đó.
3. Các đối tượng chính thức trở thành Hội viên sau khi đóng các khoản lệ phí theo quy định của Hiệp hội.
Điều 8: Quyền lợi
1. Được hưởng những lợi ích từ các hoạt động của Hiệp hội như đã nêu ở Điều 5.
2. Hội viên chính thức được dự đại hội, được ứng cử, đề cử, biểu quyết, bầu cử các chức vụ lãnh đạo của Hiệp hội cũng như của chi hội cơ sở; thảo luận, biểu quyết các nghị quyết của Hiệp hội; được phê bình, chất vấn Ban Chấp hành Hiệp hội về mọi chủ trương và hoạt động của Hiệp hội.
3. Được ra khỏi Hiệp hội khi không muốn tiếp tục là Hội viên. Trong trường hợp này, hội viên cần thông báo chính thức bằng văn bản trước 30 ngày cho Ban Thương trực Hiệp hội và sẽ nhận được sự đồng ý trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Hội viên. Hội viên xin ra khỏi Hiệp hội phải đóng đủ hội phí năm cuối cùng.
4. Hội viên danh dự và hội viên liên kết được hưởng các quyền như hội viên chính thức, trừ quyền ứng cử, biểu quyết, bầu cử các chức vụ lãnh đạo của Hiệp hội và biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội.
Điều 9: Nghĩa vụ
1. Tuân thủ Điều lệ và chấp hành các quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thương trực Hiệp hội.
2. Đảm nhận những nhiệm vụ, công việc do Ban Chấp hành, Ban Thương trực Hiệp hội phân công.
3. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo, cung cấp thông tin theo yêu cầu của Hiệp hội và không trái với quy định của pháp luật.
4. Đóng lệ phí gia nhập (lần đầu tiên) và lệ phí hàng năm đầy đủ và đúng kỳ hạn theo quy định của Ban Chấp hành Hiệp hội. Hội viên danh dự không phải đóng lệ phí và hội phí.
5. Đoàn kết, hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ các hội viên khác, giữ gìn uy tín chung của Hiệp hội.
Điều 10: Chấm dứt tư cách hội viên
Tư cách hội viên Hiệp hội sẽ bị chấm dứt khi xảy ra một trong những trường hợp sau:
1. Doanh nghiệp tự ngừng hoạt động, bị đình chỉ hoạt động, bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản.
2. Theo quyết định của Ban Chấp hành Hiệp hội với sự nhất trí của 1/2 ủy viên Ban Chấp hành khi hội viên vi phạm một trong các điều sau:
a. Hoạt động trái với quy định của pháp luật Việt Nam
b. Hoạt động trái với mục đích của Hiệp hội, gây tổn hại đến uy tín của Hiệp hội
c. Không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Hội viên, không thực hiện đúng hoặc vi phạm nghiêm trọng những quy định hoặc nghị quyết của Hiệp hội.
CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC CỦA HIỆP HỘI
Điều 11: Hệ thống tổ chức của Hiệp hội
Hệ thống tổ chức của Hiệp hội bao gồm:
1. Đại hội toàn thể
2. Ban Chấp hành Hiệp hội
3. Ban Thường trực Hiệp hội
4. Văn phòng Hiệp hội
5. Ban Kiểm tra
6. Ban Hội viên
7. Các Ban chuyên môn
8. Các phân hội và chi hội cơ sở
9. Các tổ chức trực thuộc Hiệp hội
Điều 12: Đại hội toàn thể
1. Đại hội toàn thể là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội, do Ban Chấp hành triệu tập 4 năm một lần, có nhiệm vụ:
a. Thông qua báo cáo hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ qua
b. Quyết định phương hướng chương trình hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ tới
c. Xem xét và thông qua báo cáo tài chính của Hiệp hội
d. Quyết định sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ của Hiệp hội (nếu có)
e. Thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của Hiệp hội vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban Chấp hành
f. Quyết định số lượng uỷ viên Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra. Bầu ủy viên Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Hiệp hội.
2. Khi triệu tập Đại hội, Ban Chấp hành Hiệp hội phải công bố chương trình nghị sự của Đại hội và phải gửi thư mời hội viên ít nhất 20 ngày trước ngày dự định họp.
3. Trong trường hợp đặc biệt, khi có trên 1/2 tổng số hội viên hoặc 2/3 tổng số uỷ viên Ban Chấp hành yêu cầu thì Ban Chấp hành Hiệp hội sẽ triệu tập Đại hội bất thường. Nội dung của Đại hội bất thường do Ban Chấp hành quyết định.
Điều 13: Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội
1. Đại hội biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
2. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được hơn 1/2 số hội viên chính thức tham dự Đại hội tán thành.
3. Đối với những vấn đề quan trọng sau đây thì phải được 2/3 số hội viên chính thức có mặt tán thành:
a. Sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ.
b. Giải thể và thanh lý tài sản.
Điều 14: Ban Chấp hành Hiệp hội
1. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo cao nhất điều hành mọi hoạt động của Hiệp hội trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội.
2. Số lượng thành viên của Ban Chấp hành do Đại hội quy định. Ban Chấp hành do Đại hội toàn thể hội viên bầu trực tiếp.
3. Việc bổ sung, thay thế số uỷ viên Ban Chấp hành Hiệp hội giữa hai kỳ Đại hội được thực hiện trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch Hiệp hội và phải được sự tán thành của ít nhất 1/2 uỷ viên Ban Chấp hành.
Điều 15: Nhiệm vụ của Ban Chấp hành
1. Điều hành mọi hoạt động của Hiệp hội.
2. Cụ thể hóa các nghị quyết của Đại hội và đề ra những biện pháp để thực hiện nghị quyết của Đại hội.
3. Quyết định cơ cấu tổ chức và bộ máy của Hiệp hội, bầu các chức danh lãnh đạo của Hiệp hội.
4. Xây dựng, ban hành các quy chế, nội quy làm việc của Ban Chấp hành và các tổ chức trực thuộc Hiệp hội (nếu có).
5. Chuẩn bị nội dung và triệu tập Đại hội toàn thể và bất thường.
6. Xét khen thưởng, kỷ luật hội viên.
7. Quyết định khai trừ hội viên do vi phạm những quy định tại điểu 10 của Điều lệ này.
Điều 16: Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành
1. Ban Chấp hành họp thường kỳ 6 tháng một lần để sơ kết tình hình hoạt động của Hiệp hội. Ban Chấp hành có thể họp đột xuất khi có nhu cầu.
2. Các quyết định của Ban Chấp hành được lấy biểu quyết theo đa số thành viên có mặt. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định thuộc về ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội.
Điều 17: Ban Thường trực Hiệp hội
1. Ban Thường trực bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng thư ký, Chánh Văn phòng, có trách nhiệm thay mặt Ban Chấp hành Hiệp hội tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn của Hiệp hội cũng như nghị quyết của Đại hội và của Ban Chấp hành. Ban Thường trực họp thường kỳ hai tháng một lần hoặc họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội.
Nhiệm vụ của Ban Thường trực Hiệp hội:
a. Ban Thường trực có trách nhiệm điều hành hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành.
b. Giám sát hoạt động của Văn phòng Hiệp hội, các Ban chuyên môn và các tổ chức trực thuộc Hiệp hội (nếu có).
c. Xem xét những kiến nghị của hội viên để xử lý theo thẩm quyền, báo cáo Ban Chấp hành Hiệp hội giải quyết hoặc trình các cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác có thẩm quyền để xử lý.
d. Chuẩn bị báo cáo trình Ban Chấp hành Hiệp hội và trước Đại hội toàn thể.
e. Xét duyệt việc gia nhập hội viên.
Điều 18: Chủ tịch và Phó Chủ tịch
1. Chủ tịch Hiệp hội có quyền hạn và trách nhiệm:
a. Đại diện chính thức cho Hiệp hội trước pháp luật và mọi tổ chức trong và ngoài nước
b. Tổ chức triển khai thực hiện Điều lệ Hiệp hội, các Nghị quyết của Đại hội và các Nghị quyết, Quyết định, Quy chế của Ban Chấp hành Hiệp hội
c. Chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thương trực Hiệp hội.
d. Ký quyết định thành lập hoặc giải thể các tổ chức trực thuộc Hiệp hội. Bổ nhiệm và bãi miễn các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc.
2. Các Phó Chủ tịch Hiệp hội giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể và được ủy quyền điều hành công việc của Ban Chấp hành Hiệp hội khi Chủ tịch vắng mặt.
Điều 19: Tổng thư ký Hiệp hội
Tổng thư ký là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Ban Chấp hành Hiệp hội trong việc quản lý điều hành hoạt động hàng ngày của Hiệp hội. Tổng thư ký điều hành trực tiếp hoạt động của các đơn vị trực thuộc, Văn phòng Hiệp hội và có nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Xây dựng các quy chế hoạt động và quản lý của Văn phòng.
2. Quản lý tài chính, tài sản của Hiệp hội.
3. Định kỳ báo cáo cho Ban Chấp hành về các hoạt động của Hiệp hội.
4. Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hiệp hội.
5. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng Hiệp hội.
6. Các Phó Tổng thư ký Hiệp hội giúp việc cho Tổng thư ký, được Tổng thư ký phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể và được ủy quyền điều hành công việc của Văn phòng Hiệp hội khi Tổng thư ký vắng mặt.
Điều 20: Văn phòng Hiệp hội
1. Văn phòng Hiệp hội được tổ chức và hoạt động theo quy chế do Tổng thư ký trình Ban Chấp hành Hiệp hội phê duyệt. Văn phòng Hiệp hội là bộ phận thường trực giúp việc điều hành các hoạt động của Hiệp hội. Chánh Văn phòng giúp việc cho Tổng Thư ký trong điều hành và quản lý hoạt động hàng ngày của Văn phòng Hiệp hội.
2. Văn phòng Hiệp hội có thể được đặt tại các tỉnh, thành phố để thuận lợi cho việc triển khai công tác của Hiệp hội.
3. Các nhân viên của Văn phòng Hiệp hội được tuyển dụng và làm việc theo chế độ hợp đồng thời hạn.
Điều 21: Ban Kiểm tra
1. Ban Kiểm tra gồm các thành viên do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hiệp hội. Ban Kiểm tra bầu ra Trưởng ban để điều hành công việc của Ban.
2. Ban Kiểm tra hoạt động độc lập, có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Đại hội và việc thi hành Điều lệ của Hiệp hội. Trưởng ban Kiểm tra là ủy viên Ban Chấp hành.
3. Ban Kiểm tra có nhiệm vụ báo cáo trước Ban Chấp hành và trước Đại hội về hoạt động kiểm tra, giám sát và tình hình tài chính của Hiệp hội trong nhiệm kỳ qua.
4. Khi thấy cần thiết Ban Kiểm tra có thể thông báo tình hình và yêu cầu Ban Chấp hành giải quyết các vấn đề mà Ban Kiểm tra đã phát hiện theo nhiệm vụ được giao.
5. Giải quyết đơn thư khiếu nại của hội viên (nếu có).
Điều 22: Ban Hội viên
1. Ban Hội viên gồm Tổng thư ký và các thành viên trong Ban Chấp hành do Chủ tịch chỉ định.
2. Ban Hội viên có nhiệm vụ và quyền hạn:
a. Phát triển thành viên cho Hiệp hội
b. Quy định các tiêu chuẩn để trở thành hội viên của Hiệp hội
c. Xem xét các đơn xin gia nhập Hiệp hội.
d. Trình Chủ tịch Hiệp hội quyết định chấp nhận đơn xin gia nhập Hiệp hội mà Ban Hội viên thấy đủ tiêu chuẩn.
e. Làm thủ tục xóa tên trong danh sách các Hội viên không còn đủ tư cách Hội viên.
Điều 23: Các Ban chuyên môn
1. Tùy theo nhu cầu phát triển trong hoạt động của Hiệp hội, Ban Chấp hành sẽ quyết định lập ra các Ban chuyên môn của Hiệp hội.
2. Các Trưởng ban do Chủ tịch bổ nhiệm, miễn nhiệm.
3. Chức năng hoạt động, quyền hạn và nghĩa vụ của các Ban chuyên môn do Ban Chấp hành Hiệp hội quy định.
Điều 24: Phân hội và Chi hội
Việc thành lập Phân hội và Chi hội phải được sự đồng ý của Ban Chấp hành Hiệp hội và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Phân hội và Chi hội hoạt động theo quy chế được Ban Chấp hành Hiệp hội thông qua.
CHƯƠNG V: TÀI CHÍNH CỦA HIỆP HỘI
Điều 25: Nguồn thu của Hiệp hội
1. Lệ phí gia nhập và hội phí hàng năm của hội viên.
2. Các khoản thu hợp pháp từ các hoạt động có thu của Hiệp hội và các tổ chức trực thuộc của Hiệp hội (nếu có).
3. Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Các khoản hỗ trợ của Nhà nước (nếu có).
Điều 26: Các khoản chi của Hiệp hội
1. Chi cho các hoạt động thường xuyên và chuyên môn.
2. Mua sắm tài sản.
3. Duy trì hoạt động Văn phòng Hiệp bao gồm tài sản và lương cho cán bộ hợp đồng.
4. Các khoản chi cần thiết khác.
Điều 27: Nguyên tắc tài chính
Tài chính của Hiệp hội được quản lý theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Hiệp hội hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối tài chính, tự chủ, lấy thu bù chi.
CHƯƠNG VI: GIẢI THỂ HIỆP HỘI
Điều 28: Điều kiện giải thể
1. Đại hội toàn thể ra nghị quyết.
2. Cơ quan cấp giấy phép thành lập Hiệp hội ban hành quyết định giải thể Hiệp hội.
Mọi thủ tục giải thể sẽ phải tiến hành theo đúng quy định của Nhà nước.
CHƯƠNG VII: KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT
Điều 29: Khen thưởng - Kỷ luật
1. Hội viên, các tổ chức thuộc Hiệp hội có thành tích xuất sắc đóng góp xây dựng Hiệp hội được Ban Chấp hành quyết định khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan Nhà nước, các tổ chức khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Hội viên, các tổ chức trực thuộc Hiệp hội nếu làm trái Điều lệ, Nghị quyết, Quyết định, Quy chế của Hiệp hội, làm tổn hại đến hình ảnh uy tín của Hiệp hội, tùy theo mức độ vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại về tài chính và bị kỷ luật với các hình thức như: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ ra khỏi Hiệp hội.
3. Ban Chấp hành Hiệp hội có trách nhiệm ban hành Quy chế về khen thưởng và kỷ luật hội viên.
CHƯƠNG VIII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30: Hiệu lực thi hành
Bản Điều lệ của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam gồm 8 chương, 30 điều đã được Đại hội toàn thể lần thứ nhất thông qua ngày 24 tháng 7 năm 2007 tại Thành phố Hà Nội.
Điều lệ của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam chỉ có hiệu lực theo quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ và chỉ có Đại hội toàn thể của Hiệp hội mới có quyền được sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Ban Chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam có nhiệm vụ hướng dẫn thi hành bản Điều lệ này./.
ĐIỀU LỆ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM
Chương I
Tên gọi, tôn chỉ, mục đích
Điều 1:
- Tên Hội: Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam.
- Tên tiếng Anh: Vietnam Software Association,
- Tên gọi tắt: VINASA.
Điều 2:
Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức phi Chính phủ, đại diện cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, phi lợi nhuận nhằm mục đích hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các Hội viên để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp phần mềm và bảo vệ quyền lợi của Hội viên trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.
Điều 3:
Hiệp hội hoạt động theo pháp luật của Nhà nước Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản nội tệ, ngoại tệ tại Ngân hàng, có tài sản và tài chính riêng.
Trụ sở của Hiệp hội đóng tại Hà Nội, khi cần thiết có thể xin phép thành lập văn phòng đại diện Hiệp hội ở địa phương theo quy định pháp luật hiện hành.
Chương II
Nhiệm vụ, quyền hạn
Điều 4:
Hiệp hội có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Hội viên.
2. Hoạt động tích cực để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam theo định hướng chiến lược do Nhà nước đề ra, đặc biệt tập trung vào nhiệm vụ tạo điều kiện và thúc đẩy các hoạt động ứng dụng phần mềm, tin học hoá quốc gia và xuất khẩu phần mềm Việt Nam.
3. Hỗ trợ, hợp tác, liên kết giữa các Hội viên: Trao đổi thông tin, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, phối hợp đào tạo, liên kết trong sản xuất, ứng dụng và xuất khẩu phần mềm .
4. Làm đầu mối liên lạc với Chính phủ, các ngành, các địa phương, các tổ chức Nhà nước về các vấn đề chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển, cung cấp thông tin, chương trình hỗ trợ liên quan tới ngành phần mềm, tập hợp và trình các kiến nghị của các Hội viên với Chính phủ về các chính sách ưu tiên, ưu đãi khuyến khích phát triển công nghiệp phần mềm.
5. Làm đầu mối quan hệ, trao đổi với các Hiệp hội và các tổ chức Việt Nam và nước ngoài liên quan nhằm phục vụ cho sản xuất, ứng dụng và xuất khẩu phần mềm của các Hội viên; đại diện cho các hội viên tham gia vào các tổ chức quốc tế có liên quan đến lĩnh vực ngành hoạt động.
6. Tư vấn, phản biện các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân. Triển khai các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, đào tạo, lập và triển khai các chương trình, dự án trong lĩnh vực CNTT theo yêu cầu của các doanh nghiệp hội viên, các tổ chức, cá nhân.
7. Hỗ trợ trong việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư, hợp tác đào tạo, chuyển giao công nghệ phần mềm với Việt kiều, các Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ở nước ngoài.
Chương III
Hội viên
Điều 5:
- Các đơn vị pháp nhân Việt Nam (doanh nghiệp, tổ chức) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phần mềm và lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội và cam kết chấp hành Điều lệ này đều có thể trở thành Hội viên chính thức của Hiệp hội.
- Các đơn vị nước ngoài (doanh nghiệp, văn phòng đại diện) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phần mềm và lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội và cam kết chấp hành Điều lệ này đều có thể trở thành Hội viên liên kết của Hiệp hội. Hội viên liên kết có quyền lợi, trách nhiệm như hội viên chính thức, ngoại trừ quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào Ban chấp hành Hiệp hội.
Điều 6:
Các đơn vị muốn trở thành Hội viên Hiệp hội phải có đơn và phải được Ban Hội viên của Hiệp Hội chấp nhận.
Ban Hội viên có nhiệm vụ và quyền hạn:
· Vận động các tổ chức, doanh nghiệp phần mềm gia nhập Hiệp hội;
· Quy định các tiêu chuẩn để trở thành hội viên của Hiệp hội;
· Xem xét các đơn xin gia nhập Hiệp hội;
· Quyết định chấp nhận những đơn xin gia nhập Hiệp hội mà Ban Hội viên thấy đủ tiêu chuẩn;
· Xem xét các trường hợp xin rút khỏi Hiệp hội hoặc các Hội viên vi phạm kỷ luật, hoặc không còn đủ tư cách Hội viên để đề xuất và làm thủ tục xoá tên trong danh sách Hội viên.
Thành phần của Ban Hội viên gồm: Chủ tịch, Tổng thư ký và 3 thành viên trong Ban Chấp hành do Chủ tịch chỉ định. Quyết định chấp nhận đơn xin gia nhập Hiệp hội phải được làm thành văn bản và được cả 5 thành viên của Ban hội viên ký vào. Thành viên của Ban hội viên có thể uỷ nhiệm cho bất kỳ thành viên nào khác trong Ban hội viên ký thay trong Quyết định chấp nhận đơn xin gia nhập Hiệp hội.
Điều 7:
Người đại diện của Hội viên Hiệp hội phải là người có thẩm quyền quyết định. Trong trường hợp ủy nhiệm, người được ủy nhiệm làm người đại diện phải có đủ thẩm quyền quyết định và người được ủy nhiệm phải chịu trách nhiệm về sự ủy nhiệm đó.
Điều 8:
Nghĩa vụ của Hội viên
1. Tuân theo Điều lệ của Hiệp hội và thi hành các quyết định đã được đại hội và Ban chấp hành Hiệp hội thông qua.
2. Đảm nhận những công việc được Ban Chấp hành Hiệp hội phân công.
3. Đáp ứng những yêu cầu của Ban Chấp hành Hiệp hội về cung cấp thông tin, báo cáo.
4. Đóng hội phí theo quy định của Ban Chấp hành Hiệp hội.
Điều 9:
Quyền lợi của Hội viên
1. Được hưởng những lợi ích có được từ những hoạt động của Hiệp hội như đã ghi ở Điều 4.
2. Được tham gia biểu quyết, ứng cử, bầu cử vào các chức vụ lãnh đạo của Hiệp hội. Quyền lợi này không được áp dụng cho các hội viên liên kết.
3. Có quyền rút khỏi Hiệp hội nhưng phải có đơn trước 3 tháng gửi Ban chấp hành Hiệp hội và phải đóng đủ hội phí của năm cuối cùng.
Chương IV
Tổ chức bộ máy
Điều 10:
Hệ thống tổ chức của Hiệp hội gồm:
- Ban chấp hành Hiệp hội.
- Văn phòng Hiệp hội
- Ban Kiểm tra
- Ban Hội viên
- Các Ban chuyên môn
Hiệp hội có tạp chí riêng và có các đơn vị trực thuộc có pháp nhân, được thành lập theo qui định của pháp luật.
Điều 11:
Đại hội toàn thể và Đại hội bất thường:
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội là Đại hội toàn thể, 5 năm họp một lần. Trong trường hợp đặc biệt, khi có ít nhất 2/3 tổng số uỷ viên Ban chấp hành hoặc 1/2 tổng số số hội viên chính thức yêu cầu, Ban chấp hành Hiệp hội sẽ triệu tập Đại hội bất thường.
Điều 12:
Đại hội toàn thể có nhiệm vụ:
1. Thông quan các báo cáo nhiệm kỳ về hoạt động của Hiệp hội và Ban chấp hành, Ban kiểm tra.
2. Quyết định phương hướng, chương trình hoạt động của Hiệp hội nhiệm kỳ tới.
3. Xem xét và thông qua báo cáo tài chính của Hiệp hội
4. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Hiệp hội.
5. Quyết định số lượng uỷ viên Ban chấp hành và Ban Kiểm tra. Bầu Ban chấp hành và Ban kiểm tra và giải quyết các việc cấp bách khác của Hiệp hội.
Điều 13:
Nguyên tắc biểu quyết của Đại hội:
Đại hội biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc qui định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định
Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá 1/2 đại biểu chính thức có mặt tán thành.
Điều 14:
Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội là Ban chấp hành. Ban chấp hành Hiệp hội được bầu cử từ những người đại diện có thẩm quyền chính thức do các tổ chức thành viên cử ra và trong vòng nhiệm kỳ, nếu cần thiết tổ chức thành viên có thể cử người khác của mình thay thế và người đó phải được 1/2 số uỷ viên Ban chấp hành chấp thuận.
Giữa hai kỳ đại hội, nếu cần thiết phải bổ sung, thay thế số uỷ viên Ban chấp hành cũng cần 1/2 số phiếu tán thành của Ban Chấp hành.
Điều 15:
Ban chấp hành Hiệp hội 6 tháng họp một lần. Khi có ít nhất 1/2 số uỷ viên yêu cầu, Ban chấp hành có thể nhóm họp bất thường.
Nhiệm vụ của Ban chấp hành Hiệp hội là :
1. Bầu các chức danh lãnh đạo của Hiệp hội: Chủ tịch, phó Chủ tịch, Tổng thư ký.
2. Điều hành mọi hoạt động của Hiệp hội theo nghị quyết của Đại hội.
3. Xét kết nạp và bãi miễn tư cách Hội viên (Ban hội viên thuộc Ban CH)
4. Xây dựng, ban hành các quy chế, nội quy làm việc của Ban chấp hành và các tổ chức trực thuộc Hiệp hội (nếu có).
5. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình hoạt động và kế hoạch ngân sách của Hiệp hội, quy định mức hội phí tham gia và hội phí thường niên.
6. Quyết định triệu tập đại hội và hội nghị toàn thể (theo Điều 11), chuẩn bị các vấn đề liên quan cho các hội nghị trên.
Điều 16:
Giữa hai kỳ họp của Ban chấp hành, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký có trách nhiệm thay mặt Hiệp hội và Ban chấp hành quan hệ đối nội, đối ngoại, tổ chức thực hiện các nghị quyết của đại hội và của Ban chấp hành, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các tổ chức trực thuộc Hiệp hội (nếu có).
Điều 17:
Chủ tịch Hiệp hội có trách nhiệm và quyền hạn:
1. Đại diện chính thức cho Hiệp hội trước pháp luật, các cơ quan Nhà nước và mọi tổ chức trong và ngoài nước.
2. Tổ chức triển khai các Nghị quyết của Đại hội.
3. Chỉ đạo, chuẩn bị nội dung, triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban chấp hành;
4. Lãnh đạo các tổ chức trực thuộc Hiệp hội (nếu có) thực hiện các chức năng mà Hiệp hội giao cho.
5. Ký quyết định thành lập hoặc giải thể các tổ chức Hiệp hội theo Điều lệ, bổ nhiệm và bãi miễn các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc.
Điều 18:
Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch lãnh đạo từng mặt công tác của Hiệp hội, có trách nhiệm và quyền hạn trong phạm vi được phân công. Khi Chủ tịch vắng mặt, theo uỷ nhiệm Phó Chủ tịch thay mặt, thực hiện những nhiệm vụ của Chủ tịch.
Điều 19:
Tổng thư ký là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Ban chấp hành Hiệp hội quản lý điều hành hoạt động hàng ngày của Hiệp hội, Văn phòng Hiệp hội và quản lý các đơn vị trực thuộc Hiệp hội, chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Hiệp hội, quản lý tài sản và tài chính của Hiệp hội.
Điều 20:
Tùy theo yêu cầu phát triển trong hoạt động của Hiệp hội, Ban chấp hành sẽ quyết định lập ra các Ban chuyên môn của Hiệp hội.
Các Trưởng ban do Chủ tịch bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Chức năng, tổ chức, chương trình kế hoạch, điều kiện, phương tiện và chế độ hoạt động của các Ban chuyên môn do Ban chấp hành Hiệp hội quy định.
Chương V
Tài chính hiệp hội
Điều 21:
Năm tài chính của Hiệp hội bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Điều 22:
Hiệp hội hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối tài chính, lấy thu bù chi. Tài chính của Hiệp hội được quản lý theo các quy định quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Ban chấp hành Hiệp hội ấn định mức thu hội phí và thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm.
Điều 23:
Các nguồn thu của Hiệp hội
1. Tiền hội phí gồm hội phí tham gia và hội phí thường niên
2. Tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. Tiền thu từ các hoạt động có thu của Hiệp hội và các đơn vị trực thuộc (nếu có).
4. Tiền hỗ trợ của Nhà nước theo các chương trình, dự án, hoạt động cụ thể (nếu có).
Trong quá trình tổ chức hoạt động nếu cần thiết Hiệp hội sẽ hình thành nguồn kinh phí để hỗ trợ cho :
+ Công tác nghiên cứu thị trường.
+ ứng dụng và sáng tạo các sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao.
+ Tổ chức các giải thưởng của Hiệp hội.
Điều 24: Các khoản chi
1. Chi hoạt động thường xuyên của Hiệp hội (hoạt động văn phòng, hội nghị, hội thảo, ngoại giao, chi lương cho bộ máy thường trực Hiệp hội).
2. Chi mua sắm tài sản thiết bị.
3. Chi cho các đề tài nghiên cứu (nếu có và được duyệt).
4. Chi cho các hoạt động ngành nghề của Hiệp hội.
Chương VI
Khen thưởng và kỷ luật
Điều 25: Những Hội viên có thành tích xuất sắc trong công tác sản xuất và xuất khẩu phần mềm hay trong công tác Hiệp hội sẽ được Hiệp hội khen thưởng và có thể được Hiệp hội đề nghị các cấp khen thưởng hoặc Hiệp hội đề nghị lên Hội đồng khen thưởng Nhà nước xác nhận và khen thưởng.
Điều 26: Hội viên nào có hành động trái với nghị quyết và Điều lệ của Hiệp hội, làm tổn thương đến danh dự, uy tín của Hiệp hội thì tùy theo lỗi nặng, nhẹ để giáo dục, phê bình, khiển trách hoặc khai trừ ra khỏi Hiệp hội theo quyết định của Ban Chấp Hành Hiệp hội.
Chương VII
Sửa đổi điều lệ và giải thể hiệp hội
Điều 27:
Chỉ có Đại hội toàn thể của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam mới có quyền sửa đổi Điều lệ của Hiệp hội. Việc sửa đổi Điều lệ phải được 1/2 số đại biểu tán thành mới có hiệu lực thi hành.
Điều 28:
Hiệp hội chỉ ngừng hoạt động hoặc giải thể khi có:
- Quyết định ngừng hoạt động hay giải thể của Đại hội toàn thể Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam.
- Quyết định chấm dứt hoạt động của Hiệp hội do cơ quan cấp giấy phép thành lập Hiệp hội ban hành.
Mọi thủ tục giải thể sẽ phải tiến hành theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 29:
Bản Điều lệ của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam gồm VII chương, 29 điều, đã được Đại hội đại biểu toàn thể lần thứ 2 của Hiệp hội họp tại Hà Nội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực khi được Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ phê duyệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC