Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty INVESTLINK

Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Sau 10 năm đổi mới kinh tế và đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Những thành tựu đó đang tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế đất nước trong tương lai. Trong đó phải kể đến những thành tích, những đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp các công ty đang có hoạt động kinh doanh quốc tế theo cơ chế mở của nhà nước. I.Quá trình thành lập công ty INVESTLINK 1. Qúa trình hình thành công ty 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Investlink ã Chức năng ã Nhiệm vụ ã Quyền hạn 3. Cơ cấu tổ chức Bộ máy của công ty. 4. Đặc điểm kinh tế của công ty. 5. Lao động. II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty INVESTLINK. 1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty. Nói chung công ty INVESTLINK kinh doanh theo 3 lĩnh vực chủ yếu đó là: ã Xuất khẩu ã Nhập khẩu ã Tư vấn đầu tư và xúc tiến thương Mại 2. Kết quả kinh doanh của công ty. ã Thuế và các khoản phải nộp ngân sách 3. Một số đánh giá tổng quát về hoạt động kinh doanh của công ty INVESTLINK ã Thành tựu đạt được III. Phương hướng và giảI pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty INVESTLINK trong thời gian tới. 1. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới 2. thuận lợi và khó khăn. ã Thuận lợi ã Khó khăn 4. Giải pháp và kiến nghị. ã Giải pháp ã Kiến nghị.

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty INVESTLINK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Đầu tư và Thương Mại Quốc Tế INVESTLINK I.Quá trình thành lập công ty INVESTLINK Qúa trình hình thành công ty Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Sau 10 năm đổi mới kinh tế và đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Những thành tựu đó đang tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế đất nước trong tương lai. Trong đó phải kể đến những thành tích, những đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp các công ty đang có hoạt động kinh doanh quốc tế theo cơ chế mở của nhà nước. Công ty Đầu Tư và Thương Mại Quốc Tế có tên giao dịch là INVESTLINK được thành lập vào ngày 10/3/1998. Dựa trên quyết định Số 1230/QD-UB-KT UBND TP Hồ Chí Minh. Công ty có trụ sở tại 384/58 Nam Kì Khởi Nghĩa, Phường 8 Quận 3 và chi nhánh tại Phòng Thương Mại và Công Nghiệp VCCI có địa chỉ tại 33 Bà Triệu Hà Nội. Cơ quan chủ quản của công ty INVESTLINK là Phòng Thương Mại và Công Nghiệp VCCI. Hoạt động được 5 năm. Công ty Đầu Tư và Thương Mại Quốc tế INVESTLINK đã thực sự trưởng thành. Doanh thu của công ty đã lên đến hàng chục tỉ đồng. Với lợi nhuận tăng trung bình 30% năm. Đồng thời trên con đường phát triển của mình công ty cũng luôn luôn tuân thủ mọi quy định pháp luật của nhà nước về hoạt động kinh doanh đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Investlink Chức năng Công ty Đầu tư và thương Mại quốc tế là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập. Tự tìm nguồn hàng và khách hàng trong quá trình kinh doanh. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất của công ty chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật, trước Phòng thương Mại và công nghiệp Việt Nam VCCI cùng toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên chức của công ty. Nhiệm vụ Với hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng, trong rất nhiều lĩnh vực. Công ty INVESTLINK có một số nhiệm vụ chính như : + Xúc tiến thương Mại, tổ chức xúc tiến cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đi tìm hiểu các cơ hội kinh doanh + Thực hiện xuất nhập khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. + Tìm kiếm bạn hàng và khách hàng trong quá trình kinh doanh Quyền hạn Công ty Đầu Tư và Thương Mại Quốc Tế INVESTLINK có quyền tự chủ, tự quyết trong hoạt động kinh doanh của mình sao cho đem lại hiệu quả cao nhất và đúng luật. Đựơc quyền kí kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị, các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước trên cơ sở pháp luật hiện hành. Có quền tổ chức bộ máy quản lý của mình, kí hợp đồng với người lao động có chuyên môn. Được quyền quản lý và sử dụng nguồn vốn đã được nhà nước cấp để trang trải các chi phí thực hiện các thương vụ. Cơ cấu tổ chức Bộ máy của công ty. Công ty INVESTLINK được thành lập năm 1998 với một bộ máy tổ chức không thay đổi cho đến nay. Bộ máy của công ty bao gồm. Ban giám đốc và các phòng ban chức năng. Mỗi phòng ban chức năng cũng có sự phân cấp rõ ràng gồm : Trưởng phòng, phó phòng, nhân viên. Các phòng ban được quy định nhiệm vụ và quyền hạn một cách rõ ràng, tuy nhiên giữa chúng luôn luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài trụ sở chính đặt tại TP Hồ Chí Minh. Công ty còn có các chi nhánh tại Hà Nội và các văn phòng đạI diện tại nước ngoài. Ta có thể khái quát bộ máy của công ty bằng sơ đồ sau : Sơ đồ 1 Giám đốc Phó giám đốc Văn phòng đạI diện tại nga Văn phòng đạI diện tại đức Văn phòng đạI diện tại hà nội Văn phòng đạI diện tại ucraina Phòng tư vấn, thương Mại và đầu tư Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh tổng hợp Giám đốc công ty: Do chủ tịch Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam VCCI bổ nhiệm. Giám đốc là người đứng đầu điều hành công ty. Chịu trách nhiệm trước toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên chức của công ty, chịu trách nhiệm trước Phòng thương Mại và Công nghiệp Việt Nam. Là người có quyền hạn và chịu trách nhiệm theo quy định của luật doanh nghiệp nhà nước. Phó giám đốc: Do chủ tịch Phòng thương Mại và Giám đốc công ty chỉ định. Là người tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh của công ty. Được giám đốc uỷ quyền điều hành khi giám đốc công tác. Phòng kinh doanh: Thực thi nhiệm vụ kinh doanh của công ty. Xin ý kiến chỉ đạo của giám đốc về hoạt động kinh doanh đồng thời đề xuất ý kiến kinh doanh cho giám đốc. Tìm nguồn hàng kinh doanh. Tham gia trực tiếp vào các thương vụ kinh doanh. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh phù hợp. Trực tiếp ký kết, đàm phán các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trên thực tế phòng kinh doanh là phòng có nhiều công việc phải giảI quyết nhất. Họ thực hiện luôn công việc của một phòng Maketting. Phòng tư vấn đầu tư và xúc tiến thương Mại : Tổ chức các đoàn ra, vào trong nước và quốc tế. Thực hiện các nghiệp vụ tổ chức xúc tiến thương Mại. Tư vấn đầu tư luật pháp, tìm kiếm các lĩnh vực đầu tư có thể đem lại lợi nhuận. Phòng hành chính tổng hợp : + Trợ giúp phòng kinh doanh và phòng tư vấn đầu tư và xúc tiến thương Mại trong hoạt động kinh doanh. Giải quyết các vấn đề về thủ tục hành chính. Quản lý hồ sơ của các cán bộ công nhân viên. Quản lý con dấu, giải quyết các công văn. Quản lý hồ sơ và tại liệu của công ty + Thu thập và sử lý số liệu như một phòng kế toán. Lưu giữ và cung cấp toàn bộ thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Làm việc trực tiếp với ngân hàng, thanh toán và quyết toán các hợp đồng kinh tế. Lập báo cáo quyết toán của toàn công ty trong một niên hạn nhất định để trình lên giám đốc. Đặc điểm kinh tế của công ty. Công ty INVESTLINK đươc thành lập với số vốn kinh doanh ban đầu là 3000 triệu đồng. Trong đó : + Vốn cố định : 800 triệu đồng + Vốn lưu động : 2.200 triệu đồng + Vốn khác Theo nguồn vốn : + Vốn ngân sách : 3000 triệu đồng ( do Phòng thương Mại và công nghiệp cấp ) + Vốn doanh nghiệp tự bổ xung + Vốn vay. Lao động. Từ khi thành lập công ty cho đến nay công ty cũng đã có những thay đổi trong số lao động. Tuy nhiên những thay đổi này là không đáng kể và luôn đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện tại ( số liệu năm 2004 ) toàn công ty có 70 cán bộ công nhân viên. Trong đó số người tốt nghiệp Cao Đẳng là 20 chiếm 28%, số người tốt nghiệp Đại Học là 45 chiếm 64%. Với đội ngũ nhân sự có trình độ cao như vậy nên hàng năm công ty luôn hoàn thành những chỉ tiêu kinh doanh mà cấp trên đề ra. II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty INVESTLINK. Lĩnh vực kinh doanh của công ty. Là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, tổ chức doanh nghiệp theo hình thức Hạch toán kinh tế độc lập. Công ty được phép kinh doanh những ngành nghề theo đúng những quy định của luật pháp. Những ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty đó là : kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản, xe máy, gia công hàng may mặc, lắp ráp, bảo dưỡng ô tô và hàng cơ khí tiêu dùng cho sản xuất, hàng tiêu dùng. Đại lý ký gửi các loại vật tư hàng hoá có nguồn gốc sản xuất từ trong và ngoài nước. Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài, bảo vệ môi trường và chuyển giao công nghệ. Kinh doanh hàng nông lâm sản, lương thực thực phẩm. Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, trang thiết bị y tế, máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ sản xuất. Dịch vụ khoa học kỹ thuật, thương Mại , giao nhận kho vận. Dịch vụ vui chơi giải trí :sân golf, sân tập golf, tennis, hồ bơi, Bowling, Bi-a. Kinh doanh dịch vụ thể thao. Dịch vụ ăn uống. Mới đây công ty còn đăng ký kinh doanh thêm ngành : Dịch vụ quảng cáo, dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm, đào tạo ngoạI ngữ và tin học. Nói chung công ty INVESTLINK kinh doanh theo 3 lĩnh vực chủ yếu đó là: Xuất khẩu Thực hiện đúng định hướng của Đảng và nhà nước về kinh tế là thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong nước, kích thích tiêu dùng. Công ty INVESTLINK đã đưa nhiệm vụ xuất khẩu các mặt hàng trong nước là nhiệm vụ chính. Thực tế INVESTLINK hoạt động như một trung gian, làm nhiệm vụ môi giới cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các bạn hàng nước ngoài. Công ty thu gom, mua lại các sản phẩm của các công ty trong nước rồi tìm bạn hàng ở nước ngoài để xuất khẩu hàng hoá của mình. Một số mặt hàng đã thực sự là thế mạnh của công ty bao gồm : Gạo, Hạt tiêu, Càfê, Cao su, Hàng thủ công mỹ nghệ. Khách hàng của công ty chủ yếu là ở các thị trường truyền thống có mối quan hệ với ptmvcn VCCI như : Nga, Ucraina, Đức, Iran và một số nước Trung Đông khác. Danh mục các mặt hàng xuất khẩu của công ty trong năm nay cũng sẽ được mở rộng thêm, đó là xuất khẩu nguyên liệu của nghành thảm như : Tơ Tằm, Sơ Dừa… Mặc dù là một công ty mới thành lập nhưng nhờ làm ăn uy tín và hiệu quả nên công ty đã thu hút được rất nhiều bạn hàng cả trong và ngoài nước. Do đó giá trị xuất khẩu của công ty tăng trưởng rất rõ rệt theo từng năm. Nhất là trong 2 năm 1999 – 2000 và từ năm 2001 đến 2002 công ty đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình sang Irắc và Nga làm cho tổng giá trị xuất khẩu của công ty tăng 194,9% năm 1999-2000 và 162,7% trong năm 2001-2002 . Ta có thể theo dõi sự tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu của công ty ở bảng dưới đây. Bảng 1:Giá trị xuất khẩu. Đơn vị tỉ VND Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Giá trị 9,4 12,3 31,5 40 63,1 70,2 Nguồn : công ty INVESTLINK Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng đóng góp rất nhiều vào doanh thu của toàn công ty là : Gạo, Cao su, Càfê cũng không ngừng tăng lên cả về số lượng cũng như giá trị theo từng năm : Bảng 2:Giá trị xuất khẩu từng mặt hàng. Đơn vị Tấn Năm Tên hàng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Gạo 270.1 1780.7 3411.8 4581.13 5214.4 6512.8 Cafe 200 270 290 300 350 370 Cao su 85 230.8 350 420 480 550 Nguồn : Công ty INVESTLINK Nhập khẩu Song song với hoạt động xuất khẩu công ty cũng tìm đến các khách hàng trong nước để nk một số mặt hàng như : Trang thiết bị điện, Dây truyền công nghệ sản xuất kinh doanh, phụ kiện xây dựng như sứ cách điện, công tắc điện Hầu hết những mặt hàng này công ty nhập khẩu từ Singapo và Nhật Bản. Một số mặt hàng khác như : Lúa Mỳ, Đồ chơi cho trẻ em công ty nhập từ Nga, Ucraina, Mỹ… Hiện tại công ty cũng đang nhập khẩu thêm một số mặt hàng phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong nước như : Cửa gỗ công nghiệp, thiết bị an ninh, Đèn chiếu sáng, thiết bị viễn thông từ Nhật và Mỹ… Ta có thể theo dõi gía trị nhập khẩu của công ty qua bảng sau: Bảng 3:Giá trị nhập khẩu. Đơn vị Tỉ VND Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Giá trị nhập khẩu 6,1 9,3 10,6 18 30,9 39,8 Nguồn : Công ty INVESTLINK Với một số mặt hàng chính : Bảng 4: Giá trị một số mặt hàng nhập khẩu. Đơn vị Tỉ VND Năm Tên hàng 1999 2000 2001 2002 2003 Thiết bị điện 2,2 5,1 9 14 15,6 Dây truyền công nghệ 3,4 5,7 7 7,8 8,75 Cửa gỗ công nghiệp 1,5 2,5 Lúa mỳ 1 2,2 3,4 3,4 3,75 Nguồn : Công ty INVESTLINK Tư vấn đầu tư và xúc tiến thương Mại Đây cũng là một hoạt động kinh doanh được đánh giá là có hiệu quả cao của công ty. Với hoạt động tư vấn thì công ty thu được lợi nhuận thông qua việc tư vấn cho các công ty nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam. Công tác tư vấn bao gồm : Tư vấn về luật pháp, tư vấn về khu vực đầu tư, vốn… Công ty tổ chức xúc tiến thương Mại bằng việc thành lập các đoàn ra, vào cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tìm hiểu lẫn nhau. Hoạt động này đã tạo cơ hội kinh doanh rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước. Doanh thu của hoạt động này tăng trung bình khoảng 10% năm: Bảng 5:Giá trị hoạt động xúc tiến thương mại. Đơn vị Triệu VND Năm Giá trị 1998 70 1999 78 2000 82 2001 84 2002 86 2003 97 Nguồn : Công ty INVESTLINK Kết quả kinh doanh của công ty. Với việc tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường ra quốc tế, hoạt động kinh doanh của INVESTLINK có thể nói ngày càng thuận lợi. Cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của ban giám đốc, và hoạt động tích cực có hiệu quả của cán bộ công nhân viên nên doanh thu hàng năm của công ty không ngừng tăng lên: Bảng 6: Kết quả kinh doanh. Đơn vị Tỉ VND Năm Doanh thu % Tăng giảm 1998 17.5 1999 23.6 34.8 2000 43.1 82.6 2001 60 39.2 2002 99 65 2003 130 31.3 Nguồn : Công ty INVESTLINK Từ chỗ công ty chỉ có một số ít những văn phòng đại diện tại Nga, Ucraina, Đức thì đến nay, với định hướng phải luôn chủ động và linh hoạt trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Năm 2002 công ty cũng đã tìm kiếm và mở một số văn phòng đại diện tại Libi và Cuba để tạo điêù kiện cho những giao dịch trong hoạt động kinh doanh của công ty. Trên thực tế doanh số thu được từ mỗi thị trường của công ty là không hề nhỏ. Ta có thể theo dõi % doanh số thu được của công ty từ mỗi thị trường qua bảng sau: Bảng 7:Doanh thu từ mỗi thị trường. ( Đơn vị :% ) Năm Tên nước 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Nga 31.4 36.8 34.8 30 25 23 Đức 22.8 50.6 18.5 37.5 20 13.2 Ucraina 11.4 12.7 13.9 16.6 15.1 13.8 Libi 7 7.6 Cuba 15 13.7 Nguồn : Công ty INVESTLINK Qua một các số liệu đã nêu trên ta có thể thấy công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định. Nhưng theo ông Giám Đốc công ty INVESTLINK thì cáI được lớn nhất của công ty là đã tạo được công ăn việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên chức của công ty với mức thu nhập bình quân ngày một tăng : Bảng 8:Bảng lương. Đơn vị : (nghìn VND/người/tháng) Năm Lương trung bình 1998 450.000 1999 475.000 2000 550.000 2001 700.000 2002 785.000 2003 1000.000 Nguồn: Công ty INVESTLINK Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Là một doanh nghiệp trực thuộc Phòng thương Mại và Công nghiệp VCCI. Công ty luôn luôn phấn đấu hoành thành tốt những mục tiêu được đặt ra. Mỗi năm công ty đã thực hiện các nghĩa vụ thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp. Bảng 9: Bảng thuế nộp ngân sách. Đơn vị VND Năm Loại thuế 2000 2001 2002 Doanh thu 8.256.522.982 12.861.439.536 13.458.981.360 Nhập khẩu 4.300.120.320 5.112.321.564 5.789.421.783 Lợi tức 6.521.769 9.478.971 11.652.823 Các khoản phải nộp 2.300.000 2.805000 3.400.000 Nguồn : Công ty INVESTLINK Một số đánh giá tổng quát về hoạt động kinh doanh của công ty INVESTLINK Thành tựu đạt được Ngay từ khi thành lập, công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách của nhà nước về hoạt động kinh doanh, lấy hiệu quả làm mục tiêu phấn đấu. Với sự năng động và linh hoạt trong việc tìm kiếm thị trường, khách hàng, luôn luôn cập nhập những thông tin mới về sự biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới. INVESTLINK đã thực sự tìm cho mình một phương thức kinh doanh có hiệu quả. Điêù đó được thể hiện qua kết quả kinh doanh của công ty. Kim nghạch xuất khẩu của công ty đã tăng nhanh và có sự ổn định qua các năm. Các mục tiêu các kế hoạch đặt ra đều được hoàn thành đúng thời hạn. Chính điều này là nguồn cổ vũ động viên, khích lệ tinh thần làm việc đối với các cán bộ công nhân viên của công ty. Việc thực hiện đúng những nhiệm vụ nộp ngân sách của công ty đối với nhà nước cũng thể hiện hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời thu nhập của các nhân viên trong công ty cũng được cải thiện, tạo thêm được công ăn việc làm cho người lao động. Công ty đã tổ chức thành công các hoạt động xúc tiến thương Mại quốc tế tạo điũu kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước. Trên thực tế, công ty đã là một cây cầu khá vững chắc, có uy tín đối với khách hàng, bạn hàng trong và ngoài nước. Tồn tại Hiệu quả kinh doanh của công ty có tăng đều đặn nhưng vẫn còn chưa cao, do chưa tiếp cận được nhiều với thị trường Mỹ và EU. Mặc dù công ty đã có sự tìm tòi và phát triển một số mặt hàng mới, mở rộng được hoạt động xuất nhập khẩu của mình nhưng những mặt hàng này có giá trị còn chưa cao. Cán bộ của công nhân viên chức của công ty có trình độ cao nhưng khi tiếp cận để thực hiện kinh doanh một số mặt hàng mới thì đôi lúc lại tỏ ra thiếu chuyên nghiệp. Những tồn tại này có thể là nhỏ và chưa có nhiều biểu hiện tiêu cực gì nhiều vì thời gian qua công ty vẫn hoạt động tốt. Cơ chế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có được một sân chơi lành mạnh và công bằng. Đồng thời nó cũng tạo ra không ít những khó khăn. Hy vọng những tồn tại này sẽ không được nhắc đến như một điúm yếu của công ty trong tương lai. Nguyên nhân Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ sảy ra vào đúng lúc công ty được thành lập. Nên gây không ít những khó khăn cho công ty. Vào thời điểm này công ty đã phải cố gắng rất nhiều trong việc tìm bạn hàng, đối tác làm ăn. Sau 7 năm kinh doanh trên lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng công ty vẫn chưa tạo được những mối quan hệ với những thị trường lớn như EU, Mỹ. Công tác thị trường của công ty vẫn chưa được quan tâm nhiều khiến việc đánh giá dung lượng thị trường, nhu cầu của khách hàng, khả năng thanh toán còn nhiều hạn chế, và chưa chính xác. Một nguyên nhân nữa phải kể đến đó là việc công ty còn chưa tích cực tăng cường kinh doanh liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất trong nước để có nguồn hàng ổn định tạo đủ độ tin cậy với khách hàng nước ngoài khi họ yêu cầu mua một số lượng lớn hàng hoá. Bộ máy tổ chức của công ty hoạt động đôi lúc còn có sự trục trặc, chồng tréo giữa các phòng ban. Công tác quản lý nhân sự còn lỏng lẻo. Khả năng thanh toán của công ty còn yếu mỗi khi có những đơn đặt hàng lớn. Dẫn đến việc chậm trễ trong thanh toán làm giảm uy tín của công ty. Đây chính là những nguyên nhân chủ yếu của công ty đang được ban lãnh đạo tìm cách khắc phục một cách sớm nhất. III. Phương hướng và giảI pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty INVESTLINK trong thời gian tới. 1. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới Hiện nay vấn đề hàng đầu mà các doanh nghiệp quan tâm đó là kinh doanh như thế nào có hiệu quả. Để có thể bảo toàn được nguồn vốn, tăng lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải cố gắng hết mình, phải tỏ ra có bản lĩnh và chuyên nghiệp trên mọi hoạt động kinh doanh. Với công ty Đầu tư và Thương Mại quốc tế INVESTLINK thì vấn đề họ quan tâm hàng đầu hiện nay đó là đề ra phương hướng và chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế phải được đặc biệt quan tâm. Theo ông giám đốc công ty INVESTLINK thì phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới đó là: phải tiếp cận , tìm hiểu để có thể thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ. Tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ có tính lâu dài đối với các bạn hàng ở những thị trường này. Đồng thời phải lập kế hoạch rõ ràng để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế mà ban lãnh đạo công ty đã đề ra. Do xu hướng hội nhập toàn cầu hoá có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty nên công ty sẽ phải cố gắng là một đầu mối, trung gian tốt có uy tín đối với cả người mua và người bán. Công ty sẽ áp dụng cá tiêu chuẩn, phương thức quản lý hiện đạI trong hoạt động của mình nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2. thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi Một thuận lợi rất lớn mà công ty Đầu tư và thương Mại quôc tế có được đó là mối quan hệ rất rộng của cơ quan chủ quản là Phòng thương Mại và Công nghiệp VCC đối với phòng thương Mại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Những mối quan hệ này sẽ giúp cho công ty có được một lợi thế rất lớn về thông tin làm tăng tính cạnh tranh về hoạt động kinh doanh của mình so với các công ty khác. Trong qua trình họat động của mình công ty đã có rất nhiều những thương vụ quốc tế, chính vì vậy công ty đã có sự chuẩn bị và những kinh nghiệm nhất định đối với xu hướng hội nhập toàn cầu. Khó khăn Khó khăn hiện nay của công ty chính là phải đối mặt với các mối quan hệ kinh tế quốc tế có nhiều biến động do ảnh hưởng của yếu tố chính trị. Chính vì vậy công ty sẽ phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng cả về vật chất lẫn tinh thần để đối phó với những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của mình. Khả năng thanh toán của công ty vẫn còn ở mức hạn chế do số vốn lưu động vẫn còn rất nhỏ so với gía trị giao dịch mà bạn hàng yêu cầu, đây là nguyên nhân chính làm cho công ty phải bỏ qua các cơ hội kinh doanh. Hoạt động sản xuất của các cơ sở cung cấp nguồn hàng xuất khẩu cho công ty thì còn thiếu ổn định, chất lượng chưa cao, giá cả không thống nhất gây ra những khó khăn nhất định cho công ty. Đây cũng là những khó khăn được nêu ra trong cuộc họp đầu năm của công ty mà ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên trong công ty đang tìm cách giải quyết. Giải pháp và kiến nghị. Giải pháp Để có thể thực hiện được các mục tiêu mà ban lãnh đạo công ty đề ra là một vấn đề hết sức quan trọng, mang tính quyết định đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của toàn công ty ở thời điểm hiện tại và tương lai. Theo em công ty cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình bằng cách chia nhỏ các vấn đề còn tồn tại để giảI quyết một cách dứt khoát và triệt để. Nâng cao năng lực, nghiệp vụ kinh doanh của các cán bộ công nhân viên công ty qua hoạt động đào tạo. Phát huy tính năng động, linh hoạt của các phòng ban. Nhằm xây dựng một bộ máy tổ chức vững chắc hoàn thiện. Đồng thời công ty phải xây dựng tốt các chiến lược kinh doanh từng giai đoạn cũng như tổng thể. Các mục tiêu cụ thể và dài hạn. Đầu tư để nghiên cứu và khai thác những thị trường tiềm năng như EU, Mỹ Nhật Bản nhằm đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu của mình tăng nguồn thu ngoại tệ cho công ty. Thiết lập các mối quan hệ tốt với các công ty chức năng, các văn phòng đại diện của nước ngoài, các Đại Sứ quán ở nước ngoài để tìm thêm đối tác mới. Cử cán bộ trực tiếp ra nước ngoài để tìm hiểu, nắm bắt thêm nhưng thông tin thực tế ở thị trường nước ngoài. Gửi các thư chào hàng cho các đối tác, kết hợp với các nhà sản xuất trong nước để tổ chức các cuộc triển lãm giới thiệu sản phẩm của mình. Đa dạng hoá các mặt hàng có giá trị trao đổi, buôn bán theo đúng luật định của nhà nước. Tăng nguồn thu thông qua hoạt động xúc tiến thương Mại. Kiến nghị. Với công ty Công ty cần phải xây dựng thêm các mặt hàng chủ lực của mình, thông qua họat động tìm hiểu thị trường của mình. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này. Mở rộng quy mô kinh doanh của mình, có thể là đầu tư cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Cần hoàn thiện nghiệp vụ của các cán bộ công nhân viên, tạo động lực thúc đẩy hoạt động của họ có hiệu quả hơn. Đối với nhà nước Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ về vốn, thuế cho công ty. Đồng thời phải động viên hợp lý, đúng lúc để khuyến khích công ty làm ăn có hiệu quả hơn. Giảm bớt các thủ tục gây phiền hà về mặt giấy tờ, con dấu. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia các hội trợ triển lãm cả trong và ngoài nước.Mở rộng thêm các phòng đạI diện của Việt Nam tại nước ngoài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty INVESTLINK.doc
Luận văn liên quan