Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng – tài chính –
chứng khoán trong việc quản lý dòng vốn FPI nhằm đảm bảo sự an toàn,
vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính. Nâng cao sức cạnh tranh
của các định chế tài chính trong nước, đặc biệt là các ngâng hàng, đảm
bảo khả năng chống chọi với những rủi ro, bất ổn do FPI gây ra.
Sử dụng các biện pháp kiểm soát, điều tiết mạnh một khi dòng vốn GPI
có những biểu hiện bất thường, các biện pháp cơ bản như sau:
- Chính sách kiểm soát đầu tư
- Chính sách tỷ giá hối đoái
- Chính sách tài chính : Có thể sử dụng biện pháp thắt chặt tài chính,
giảm chi tiêu của Chính phủ để đối phó với sự di chuyển mạnh mẽ
của dòng vốn vào. Giải pháp này có tác dụng làm giảm tổng cầu và
lạm phát, hạn chế được sự tăng giá của đồng nội tệ.
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5875 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
1
Tiểu luận
ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI FPI
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
2
I. Tìm hiểu chung về đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
1. Khái niệm
Theo quy định trong Khoản 3, Điều 3 của Luật Đầu tư mới: “ Đầu tư
gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các
giấy tờ có giá khác, thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài
chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu
tư”.
Theo IMF: FPI là hoạt động mua chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái
phiếu) được phát hành bởi một công ty hoặc cơ quan Chính phủ của một nước khác
TTTC trong nước hoặc nước ngoài.
Vậy : FPI là hình thức đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư nước ngoài
đầu tư bằng hình thức mua cổ phần/ chứng khoán của các công ty ở nước sở tại (ở
mức khống chế nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối
tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
2. Các hình thức đầu tư của FPI
Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có
giá khác của các doanh nghiệp, của chính phủ và của các tổ chức tự trị được phép phát
hành trên thị trường tài chính.
Nhà đầu tư gián tiếp thực hiện thông qua quỹ đầu tư chứng khoán hoặc
định chế tài chính trung gian khác trên thị trường tài chính.
3. Đặc trưng của FPI
Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành
chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng
khoán
FPI là đầu tư tài chính thuần túy trên thị trường tài chính: Nhà đầu tư
không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và
kinh nghiệm quản lý mà chỉ dùng tiền mua bán các loại chứng khoán.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
3
FPI mang tính đầu cơ nhiều hơn đầu tư: Nhà đầu tư nghiên cứu những
thông tin trên thị trường tài chính và ra quyết định mua hoặc bán chứng khoán, hành
động này đôi khi xảy ra rất nhanh, không mang tính lâu bền và chủ yếu dựa trên lợi ích
ngắn hạn của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cổ phiếu: Các nhà đầu tư không
còn hình thức đầu tư gián tiếp nào khác ngoài mua bán các loại chứng khoán trên thị
trường tài chính nên lợi nhuận cũng chỉ từ nguồn này mà có.
Nhà đầu tư được mua cổ phiếu ở VN với tỷ lệ tối đa hiện nay là 49%:
Mặc dù Việt Nam đang trong tiến trình tự do hóa tài chính nhưng vẫn có những áp chế
tài chính nhất định đối với thị trường tài chính. Trong những áp chế đó có các biện
pháp hạn chế dòng vốn vào. Việc đặt tỷ lệ 49% cũng là 1 trong những công cụ của
biện pháp đó.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến động thái dòng FPI
Bối cảnh quốc tế ( hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và
môi trường pháp lý quốc tế thuận lợi)
Nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, mức độ tự do
hóa và sức cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện, thuận tiện của
quản lý nhà nước đối với đầu tư) của môi trường đầu tư trong nước.
Sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói
riêng, của các thể chế thị trường nói chung của nước tiếp nhận đầu tư…
Sự phát triển và độ mở của thị trường chứng khoán, chất lượng của các
cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và nhà nước phát hành, cũng như các chứng
khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính.
Sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gia
(trước hết là các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ
đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thành viên).
Sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng
khoán, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vẫn và dịch vụ định mức hệ số tín
nhiệm doanh nghiệp và chứng khoán.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
4
Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp: Quá trình nhanh hay chậm, minh
bạch hay không minh bạch đều ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư.
II. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
1. Huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua các quỹ đầu tư
Từ khi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực ngày 09/01/1988 đã tạo
điều kiện cho dòng vốn FPI vào Việt Nam.
Quỹ đầu tư là hình thức huy động vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, do tới
28/06/1999 Thủ tướng chính phủ mới ban hành QĐ sô 145 chính thức cho phpe nhà
đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần. Như vậy từ trước khi quyết định này có
hiệu lực thì nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư gián tiếp vào VN chỉ thực hiện thông
qua các quỹ đầu tư. Có thể chia thực trạng đầu tư gián tiếp qua quỹ đầu tư làm 3 giai
đoạn:
Giai đoạn từ 1988 đến 2000:
- Đây được coi là thời kỳ đầu cho dòng vốn FPI vào Việt Nam. Trong giai đoạn
này chỉ có khoảng 70 công ty cổ phần của Việt Nam với vốn đầu tư gián tiếp khoảng
200 triệu USD
- Trong giai đoạn này có 7 quỹ đầu từ được thành lập với tổng số vốn huy động
khoảng 400 triệu USD. Các quỹ này đều do công ty quản lý quỹ nước ngoài quản lý và
những lĩnh vực được quan tâm là BDDS, dịch vụ tài chính, sản xuất xi măng và thép
- Từ 1998 – 2000, do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á
khiến các dòng vốn đầu từ trực tiếp và gián tiếp vào Châu Á bị chững lại và Việt Nam
cũng chịu ảnh hưởng chung này. Trong những năm này, đã có 4 quỹ đầu tư rút khỏi
Việt Nam, hai quỹ thu hẹptreen 90% quy mô quỹ, chỉ còn một quỹ vẫn hoạt động bình
thường.
Giai đoạn từ 2001 đến 2007
- Đây có thể coi là thời kỳ phục hổi và tăng trưởng mạnh của dòng vốn FPI vào
Việt Nam do: Đây là thời kỳ nền kinh tế Châu Á đã hồi phục trở lại sau khủng hoảng
tài chính – tiền tệ
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
5
- Bên cạnh đó Chính Phủ đã cho mở sàn giao dịch chứng khoản được mở ở TP
HCM vào tháng 7/2000 và ở Hà Nội vào tháng 3/2005, đặc biệt là chủ trương đẩy
mạnh cổ phần hóa, tạo hàng hóa cho TTCK phát triển. Đồng thời các quy định về tỷ lệ
năm giữ của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã được mở rộng
- Đặc biệt vào cuối năm 2007, xuất hiện tình trạng lượng USD ồ ạt vào TTCK ,
trong 9 tỷ USD thì có tới 6 tỷ là từ hoạt động đầu tư FPI(trong đó 60-70% là đầu tư
vào thị trường trái phiếu). Việc nguồn vốn vào ồ ạt trong khi hiệu quả sử dụng vốn
thấp sẽ gây ra tình trạng bong bóng. Song việc ngồn vốn FPI dồi dào đã giúp ổn định
tỷ giá, tăng dự trữ, cải thiện cán cân thanh toán và tác động mạnh tới thị trường chứng
khoán. Mặt khác nó cũng tạo áp lực cả lý thuyết và thực tế đều chứng minh rằng chẳng
có nước nào vừa tăng tự do hóa luồng vốn, vừa ổn định tỷ giá trong khi vãn giữ được
chính sách tiền tệ độc lập.
Giai đoạn từ 2008 đến nay:
- Năm 2008 -2009 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nguyên nhân bắt
nguồn từ cú vỡ bong bóng nhà đất dưới chuẩn tại Mĩ, và lan ra các nền kinh tế lớn,
nhỏ toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã làm sụp đổ toàn bộ hệ thống tiền tệ của các ngân
hàng hàng đầu thế giới và dẫn đến sự phá sản của hàng loạt tập đoàn kinh tế. Cuộc
khủng hoảng ảnh hưởng tới nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam cũng
không phải là ngoại lệ
- Ngoài ra sau một thời gian phát triển quá nóng, thị trường chứng khoản bắt đầu
có dấu hiệu suy giảm.
Hai yếu tố trên đã làm các cho nhà đầu tư nước ngoài thu hẹp đầu tư , thoái vốn
ở một số quỹ đầu tư và các quỹ đầu tư cũng the hẹp hoạt động đầu tư của mình.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
6
2. Huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng
khoán
Bảng 1: Tổng hợp giao dịch của nhà ĐTNN trên thị trường chứng khoán từ
2000 – 2012
Năm
Mua Bán Giá trị ròng
KLGD
GTGD
(tỷ VND)
KLGD
GTGD
(tỷ VND)
KLGD
GTGD
(tỷ VND)
2000
2001 161,600 12.10 45,000 2.36 116,600 9.73
2002 3,699,979 107.24 867,979 25.23 2,832,000 82.01
2003 3,176,020 79.71 331,910 6.02 2,844,110 73.68
2004 17,590,250 766.98 3,466,495 175.32 14,123,755 591.66
2005 26,799,963 1,457.60 15,220,492 1,131.91 11,579,471 325.69
2006 121,979,031 9,783.11 41,366,218 3,243.42 80,612,813 6,539.69
2007 385,934,052 52,955.32 223,883,240 29,972.38 162,050,812 22,982.93
2008 481,439,423 26,554.64 433,684,395 21,454.85 47,755,028 5,099.79
2009 738,715,925 34,409.56 704,416,301 31,699.81 34,299,624 2,709.75
2010 1,035,823,701 44,883.48 765,593,065 29,515.13 270,230,636 15,368.35
2011 922,981,502 29,757.38 964,538,687 28,449.57 (41,557,185) 1,307.81
2012 1,222,915,021 32,577.74 1,160,470,374 29,389.60 62,444,647 3,188.14
Nguồn số liệu: www.hsx.vn
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
7
Bảng 2: Biểu đồ khối lượng giao dịch mua bán và khối lượng giao dịch ròng trên
TTCK từ 2000 – 2012
- Khối lượng giao dịch mua và bán năm 2012 là nhiều nhất
- Khối lượng giao dịch ròng năm 2010 là lớn nhất do trong năm 2012 một số
công ty niêm yết trái phiếu chuyển đổi cho các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài do
đó đây chính là yếu tố thu hút nhà đầu tư nước ngoài
Bảng 3: Biểu đồ khối Giá trị giao dịch mua bán và Giá trị giao dịch ròng trên TTCK
từ 2000 – 2012
(100,000,000)
(50,000,000)
-
50,000,000
100,000,000
150,000,000
200,000,000
250,000,000
300,000,000
-
200,000,000
400,000,000
600,000,000
800,000,000
1,000,000,000
1,200,000,000
1,400,000,000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Khối lượng giao dịch
KLGD Mua KLGD Bán KLGD ròng
-
5,000.00
10,000.00
15,000.00
20,000.00
25,000.00
-
10,000.00
20,000.00
30,000.00
40,000.00
50,000.00
60,000.00
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị giao dịch
GTGD Mua GTGD Bán GTGD ròng
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
8
Giá trị giao dịc mua và bán và giá trị giao dịch ròng của nhà ĐTNN năm 2007
là lớn nhất mặc dù đây không phải là năm có khối lượng giao dịch lớn nhất. Nguyên
nhân của điều này là do năm 2007 TTCK Việt Nam giá chứng khoán được đẩy lên cao
do hiện tượng bong bóng giá vì vậy mặc dù khối lượng giao dịch có ít hơn các năm sau
đó nhưng tính về mặt giá trị là lớn nhất. Ngoài ra, sau năm 2007 bong bóng TTCK đã
nổ, giá trị các cổ phiếu sụt giảm về giá trị thực thậm chí còn thấp hơn do đó mặc dù
khối lượng giao dịch có tăng nhưng giá trị giao dịch của nhà ĐTNN lại giảm nhiều so
với năm 2007. Tróng đó năm 2012 có tăng trở lại do một số chính sách mới thu hút
nhà đầu tư nhưng sau đó lại tiếp tục giảm do bối cảnh kính tế khó khăn.
3. Huy động vốn FPI thông qua phát hành trái phiếu quốc tế
Trái phiếu quốc tế là chứng chỉ vay nợ do nhà phát hành (chính phủ, chính
quyền địa phương, tổ chức kinh tế) của một nước hay các tổ chức tài chính quốc tế
phát hành trên thị trường vốn quốc tế nhằm huy động vốn từ các nhà đầu tư trên thế
giới.
Các giai đoạn phát hành:
Nhà phát hành Đại lý tài chính (đại
lý thanh toán)
Nhà quản lý
(3)
Các nhà bảo lãnh
Nhà đầu tư
Nhóm bán trái phiếu
(1)
(2)
(4) (5)
(6)
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
9
(1): Nhà phát hành ký kết hợp đồng “Thỏa thuận đại lý thanh toán hay đại lý tài
chính” để thực hiện nghiệp vụ thanh tón trái phiếu
(2): Nhà phát hành ký kết văn bản về việc bổ nhiệm nhà quản lý chính và các
văn bản liên quan đến việc bảo lãnh phát hành trái phiếu.
(3): Hợp đồng thỏa thuận giữa các bên bảo lãnh về mức độ bảo lãnh toàn bộ đợt
phát hành trái phiếu.
(4), (5): Trái phiếu được bán lại cho các nhóm bán trái phiếu để bán cho nhà
đầu tư.
(6): Thanh toán trái phiếu.
Phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế là một kênh huy động vốn FPI hiệu
quả được nhiều nước sử dụng, đặc biệt là những nước phát triển. Tuy nhiên, đối với
VN đây vẫn là một kênh huy động vốn rất mới mẻ.
Trái phiếu chính phủ:
Cho đến nay, VN đã có 3 lần phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế:
- Lần 1: Tháng 10/2005, lần đầu tiên VN đã phát hành trái phiếu chính phủ tại thị
trường vốn quốc tế trị giá 750 triệu USD với lãi suất 7.125%/năm. Toàn bộ số
tiền trên được Chính phủ phê duyệt cho Tổng công ty công nghiệp tàu thủy VN
vay lại để đầu tư thực hiện mục tiêu hiện đại hóa và nâng cấp ngành đóng tàu
biển.
- Lần 2 (2007): Trị giá 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ (TPCP) ra thị trường quốc
tế với kỳ hạn mở rộng 10-30 năm, lãi suất dưới 7% cũng rất thành công vào
năm 2007. Số tiền này cho 4 đơn vị (Tập đoàn Dầu khí VN, Tổng công ty Hàng
hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy VN) vay lại để
thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Dự án mua tàu vận
tải, Dự án thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy Thủy điện Hủa Na.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
10
- Lần 3: 26/01/2010 VN đã phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế lần 3 trị giá
1 tỷ USD với lãi suất 6.95%/năm. Số tiền thu được từ đợt phát hành này được
tập trung vào các mục tiêu: (i) hoàn trả vốn ngân sách Nhà Nước, (ii) giao Bộ
Kế hoạch&Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp (dự kiến cho
các Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông
Đà và Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đầu tư bổ sung các dự án lọc hóa dầu
Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa Na
và mua tàu vận tải biển). Đợt phát hành lần 3, trong khi xếp hạng tín dụng của
Việt Nam cao hơn nhưng lãi suất trúng thầu lại cao hơn 2 quốc gia bạn (Indo và
Philip – dưới 6%) cho thấy sự lo ngại của các nhà đầu tư quốc tế về sự ổn định
kinh tế vĩ mô trong tương lai của Việt Nam; xếp hạng môi trường kinh doanh
của VN bị đánh tụt trong năm 2009 cũng ảnh hưởng lớn đến lãi suất trái phiếu
VN.
Nguồn vốn huy động được sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển, đầu tư của Chính Phủ
tuy nhiên, nếu không quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ gây ra những tác động đảo
ngược, tiêu cực và ảnh hưởng tới an ninh tài chính quốc gia. Thực tế tại Việt
Nam, việc huy động vốn từ thị trường quốc tế và phân bổ cho các Tập đoàn,
Tổng công ty Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại không hiệu quả. Tiêu biểu
như trường hợp của Vinashin, được Chính phủ cho vay lại toàn bộ 750 triệu
USD, nhưng hoạt động không hiệu quả, để lại gánh nặng lớn cho quốc gia, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước
khi phát hành TO trên thị trường quốc tế.
Trái phiếu doanh nghiệp:
- Tháng 11/2009, công ty cổ phần Vincom đã phát hành thành công 100 triệu
USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế, kỳ hạn 5 năm với lãi suất 6%/năm. Cho đến
nay, trái phiếu quốc tế tiếp tục là kênh huy động vốn được nhiều doanh nghiệp
lớn trong nước đặc biệt quan tâm do ưu điểm về khối lượng vốn lớn, thời gian
thanh toán dài và chi phí vay nợ thấp.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
11
- Tính riêng trong năm 2012, có 4 doanh nghiệp Việt Nam xây dựng kế hoạch
phát hành trái phiếu quốc tế. Cụ thể, tập đoàn Masan đã phát hành thành công
100 triệu USD trái phiểu chuyển đổi, kỳ hạn 4 năm, lãi suất 5%/năm (tăng 1%
sau mỗi năm). Tập đoàn Vingroup đã phát hành thành công 300 triệu USD trái
phiếu chuyển đổi, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 5%/năm. Ngân hàng Vietinbank dự
kiến phát hành 500 triệu USD trái phiếu và đã phát hành thành công 250 triệu
USD trái phiếu, kỳ hạn 4 năm, lãi suất 8%/năm. Riêng ngân hàng BIDV dự kiến
phát hành 500 triệu USD trái phiếu nhưng chưa thành công do tình hình kinh tế
trong và ngoài nước không thuận lợi.
- Hiện nay, cũng có rất nhiều doanh nghiệp đang lên kế hoạch huy động vốn bằng
phát hành trái phiếu quốc tế trong đó khá đông là các tổ chức tín dụng: VCB lên
kế hoạch phát hành 1 tỷ USD; ACB: 100 triệu USD; STB. Xu hướng phát hành
trái phiếu quốc tế của các ngân hàng thương mại được giới ngân hàng coi là xu
hướng tất yếu. “Nguồn vốn đô la Mỹ giá rẻ trong nước đang khan hiếm, nhất là
sau khi Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất huy động 2% đối với đô la Mỹ,
những nguồn vốn lớn và dài hạn khó huy động trong nước nhưng nhu cầu tín
dụng ngoại tệ của nền kinh tế không suy giảm”.
4. Huy động vốn FPI thông qua niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế
Niêm yết ở nước ngoài là nhu cầu có thực khi DN muốn huy động nguồn vốn
dồi dào cũng như quảng bá thương hiệu, là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, muốn tham gia niêm yết trên sàn ngoại, DN cần đạt
được những tiêu chuẩn nhất định về mức vốn hóa, khối lượng giao dịch và đặc biệt là
việc lập các báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế. Theo nhận định của các chuyên
gia CK, rào cản lớn nhất chính là các điều kiện và yêu cầu khá gắt gao của các sàn
GDCK ngoại.
+ Khắt khe nhất là sàn CK New York (NYSE). NYSE đòi hỏi DN phải có số
cổ đông 2.000 người, thu nhập trong năm gần nhất trên 75 triệu USD, lợi tức
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
12
trước thuế trong 3 năm gần nhất trên 10 triệu USD, giá bán tối thiểu của một
CP 3 USD.
+ Còn NASDAQ yêu cầu DN phải có trên 400 cổ đông, vốn cổ đông 15 triệu
USD, tài sản hữu hình cố định trên 6 triệu USD, giá bán tối thiểu 5 USD/CP.
American Stock Exchange (AMEX) dễ dàng hơn, chỉ đòi hỏi DN có vốn cổ
đông 3 triệu USD, lợi tức trước thuế 750.000 USD, giá CP tối thiểu 3 USD,
có thời gian hoạt động trên 3 năm.
Bên cạnh việc phải trả chi phí lãi cho các công cụ huy động vốn khá cao so với
lãi suất USD cùng thời điểm (do vị thế thương mại cũng như uy tín DN), thì điều kiện
về chuẩn mực kế toán của Việt Nam đang không khớp với chuẩn quốc tế cũng như
việc minh bạch thông tin chưa như mong đợi của các nhà đầu tư (NĐT) quốc tế làm
cản trở giá và lãi suất phát hành công cụ huy động vốn của các DN Việt.
Thực tế là sau hơn 10 năm hình thành và phát triển thị trường chứng khoán,
cho đến nay mới chỉ có một số doanh nghiệp VN có cố phiểu niêm yết trên sàn quốc
tế: Cavico niêm yết trên sàn Nasdaq từ 2009, tuy nhiên giữa năm 2011 đã buộc phải
rời khỏi thị trường vì lỗi công bố thông tin; Vinamilk được cấp phép niêm yết trên sàn
SGX vào 2008 nhưng năm 2011 cũng đã hủy niêm yết cổ phiếu trên SGX do gặp nhiều
thủ tục giữa Trung tâm lưu ký Việt Nam và Singapore cũng như đối mặt với những
điều kiện về cổ đông khác nhau. Một số công ty như Công ty cổ phần Gemadept, PV
Gas, SSI, Công ty cổ phần Kinh đô, Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí….cũng đã
có kế hoạch niêm yết trên các sản quốc tế, tuy nhiên chưa đơn vị nào có lộ trình thực
hiện cụ thể. Và tính đến nay, thương hiệu chứng khoán VN hiện diện trên các sàn quốc
tế vẫn chỉ rất nhỏ.
Hiện nay thị trường vốn trong nước đang gặp khó khăn, nhu cầu tìm đến các
NĐT quốc tế để huy động vốn cho các dự án tốt, đặc biệt trong các dự án khoáng sản,
bất động sản (BĐS), dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng vẫn rất lớn. Tuy nhiên, để huy động
thành công với mức giá hợp lý đang là bài toán đặt ra với các DN Việt Nam.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
13
III. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
- Hình thức đầu tư: Tại Việt Nam, theo Luật đầu tư, Chính phủ không cấm các
tổ chức, cá nhân đầu tư gián tiếp ra nước ngoài nhưng cũng không có luật rõ ràng
hướng dẫn phương thức thực hiện đặc biệt trong việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
Chủ thể đầu tư Loại hình đầu tư
Chính phủ, NH
nhà nước Việt
Nam
Trái phiếu chính phủ nước ngoài được cho là an toàn để
đầu tư như trái phiếu chính phủ Mỹ.
Cá nhân, Tổ chức
Chứng khoán trên thị trường chứng khoán nước ngoài (đặc
biệt là thị trường chứng khoán Lào) – Đứng thứ 3 trong số
các nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Lào.
- Mục tiêu đầu tư:
Sinh lời:
- Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nguồn dự trữ ngoại tệ nên cần lựa
chọn các kênh đầu tư để sinh lời (lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm là 1.8%).
Nguồn dự trữ ngoại tê đó nếu không được mang đi đầu tư sẽ không sinh ra giá trị. Do
đó Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng lựa chọn các phương hướng để gia tăng lợi
nhuận trong đó có thể kể tới đầu tư gián tiếp nước nước ngoài như trái phiếu Chính
phủ.
- Đối với các cá nhân và tổ chức, trong điều kiện thị trường chứng khoán trong
nước còn đang trầm lắng, các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tìm kiếm các cơ hội sinh
lời khác tại các thị trường mới trong đó phải kể đến thị trường Lào – nơi được xem là
thị trường chứng khoán mới với nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư đây là mục tiêu
quan trọng nhất với các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
14
Bên cạnh mục tiêu sinh lời, riêng Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn quan tâm
tới 2 mục tiêu quan trọng dưới đây:
- Đảm bảo an toàn: là mục tiêu quan trọng nhất khi đầu tư vào trái phiếu chính
phủ. Đây là kênh mang lại lợi nhuận ổn định trong điều kiện hầu như không có rủi ro
(trừ trường hợp trái phiếu chính phủ mạo hiểm hay của các nước đang trong vùng nguy
hiểm).
- Tính thanh khoản cao: lựa chọn các cổ phiếu có tính thanh khoản cao để đảm
bảo ngay khi có nhu cầu, Ngân hàng nhà nước có thể bán được trái phiếu, thu hồi
ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước.
- Số liệu:
Giai đoạn Khối lượng đầu tư giấy tờ có giá (triệu USD)
III/2012 3
II/2012 98
I/2012 0
- Nguyên nhân vì sao DTGT ra nước ngoài của VN còn thấp
+ Nguyên nhân quan trọng nhất đối với Việt nam chính là nguồn dự trữ ngoại
hối thấp, nền kinh tế không ổn định, cán cân thương mại thâm hụt ( không có khả
năng cung cấp nguồn ngoại hối để đầu tư ra nước ngoài). Vì vậy lượng ngoại tệ cần
phải giữ lại để đáp ứng các nhu cầu khác cho nền kinh tế như ổn định tỷ giá, bù đắp
thâm hụt …
+ Việt Nam chưa chú trọng đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (có thể VN chưa tập
trung phân tích tình hình thế giới để tìm kiếm cơ hội đầu tư có lợi hoặc VN muốn thu
hút đầu tư gián tiếp hơn). Hiện nay thị trường thế giới đang có nhiều biến động như
mối lo ngại nợ công châu Âu hay sự suy giảm kinh tế Mỹ cũng khiến các ngoại tệ
mạnh bị mất giá trong đó đặc biệt là USD. Vì vậy, việc mua các tài sản bằng USD
cũng chưa hẳn là hướng đầu tư tốt nhất.
+ Không có hành lang pháp lý hướng dẫn DTGT ra nước ngoài (nguồn FDI
quản lý bằng luật đầu tư, nguồn FPI quản lý bằng luật chứng khoánNGHỊ ĐỊNH Số
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
15
160/2006/NĐ-CP về QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH NGOẠI HỐI
quy định ở điều
Người cư trú là tổ chức, cá nhân được đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu
tư gián tiếp nếu đáp ứng đủ điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục
và việc sử dụng ngoại hối để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Tuy nhiên, chưa có văn bản nào hướng dẫn thi hành về việc trên. Do vậy, có
thể khẳng định rằng pháp luật Việt Nam không cấm hình thức đầu tư gián tiếp, nhưng
cụ thể việc chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư và thu lợi nhuận từ khoản đầu tư này và
thực hiện ra sao vẫn chưa có khung pháp lý, nên không thể chuyển tiền ra nước ngoài
được
+ Có thể một phần do nguyên nhân chính trị nên Việt Nam không đầu tư nhều
vào trái phiếu chính phủ Mỹ. Trong một bài phân tích của Ngân hàng nhà nước về
mối quan hệ Mỹ-Trung cũng xuất hiện các yếu tố bất thường và Mỹ liên tục gây sức
ép với Trung Quốc (các cuộc diễn tập hải quân với quy mô lớn giữa Mỹ và Nhật bản,
Mỹ và Hàn quốc ở vùng biển gần với Trung quốc, làm cho Trung Quốc cảm thấy
không yên tâm, mặt khác một số nghị sĩ quốc hội Mỹ lại chuẩn bị đưa vấn đề Trung
quốc thao túng tỷ giá đồng nhân dân tệ ra quốc hội, yêu cầu chính phủ Mỹ có thái độ
cứng rắn với Trung Quốc) cũng là nguyên nhân khiến Trung Quốc giảm dự trữ bằng
trái phiếu chính phủ Mỹ. Tương tự như vậy, mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và
Mỹ vẫn bị ảnh hưởng bởi lịch sử chiến tranh và các vụ kiện tụng về việc chống bán
phá giá, chống trợ cấp với các mặt hàng cá basa, tôm đông lạnh … cũng có thể khiến
Việt Nam dè dặt hơn trong việc lựa chọn trái phiếu chính phủ Mỹ để đầu tư mặc dù
đây vẫn là trái phiếu ổn định bậc nhất trên thế giới
IV. MỘT VÀI KẾT LUẬN
1. Tác động tích cực của FPI
Trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng
vốn đầu tư trực tiếp của xã hội
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
16
Góp phần tích cực vào phát triển TTTC nói riêng, hoàn thiện các thể chế
và cơ chế thị trường nói chung.
Đa dạng hóa phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và
thu nhập của người dân
Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước
2. Tác động tiêu cực của FPI
Làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố nước ngoài
Làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài
chính
Làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội
phạm kinh tế quốc tế
3. Một số giải pháp nhằm thu hút FPI
Nhanh chóng xây dựng hệ thống thống kê và cung cấp thông tin đầy đủ,
chính xác về lượng chứng khoán các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm
giữ, tỷ lệ nắm giữ trong tổng số chứng khóan phát hành, từ đó phân tích,
dự báo xu hướng biến động và những ảnh hưởng có thể tạo ra từ những
động thái mua, bán chứng khoán của Nhà đầu tư nước ngoài. Ở đây đặc
biệt nhấn mạnh đến năng lực và kinh nghiệm phân tích dự báo về TTCK
của đội ngũ cán bộ chuyên trách
Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chế độ báo cáo tình hình hoạt động
mua, bán chứng khoán của NĐT nước ngòai. Tổ chức, cá nhân nước
ngoài mua bán chứng khoán phải đăng ký mã số giao dịch với trung tâm
giao dịch chứng khoán. Vấn đề chuyển ngoại tệ ra vào Việt nam phải
tuân thủ theo đúng quy định về quản lý ngoại hối của Pháp luật Việt
Nam.
Nhanh chóng xây dựng chiến lược thu hút vốn FPI nằm trong tổng thể
chiến lược thu hút và sử dụng vốn của quốc gia và gắn chặt với chiến
lược phát triển kinh tế. Trong chiến lược thu hút vốn FPI cần dự tính
Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI
17
được nhu cầu vốn FPI của nền kinh tế và tỷ lệ hợp lý của nguồn vốn này
trong tổng thể vốn đầu tư, sao cho vốn FPI phát huy tác dụng tích cực
nhất đến sự phát triển kinh tế- xã hội và hạn chế thấp nhất những rủi ro
mà luồng vốn này có thể gây ra.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng – tài chính –
chứng khoán trong việc quản lý dòng vốn FPI nhằm đảm bảo sự an toàn,
vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính. Nâng cao sức cạnh tranh
của các định chế tài chính trong nước, đặc biệt là các ngâng hàng, đảm
bảo khả năng chống chọi với những rủi ro, bất ổn do FPI gây ra.
Sử dụng các biện pháp kiểm soát, điều tiết mạnh một khi dòng vốn GPI
có những biểu hiện bất thường, các biện pháp cơ bản như sau:
- Chính sách kiểm soát đầu tư
- Chính sách tỷ giá hối đoái
- Chính sách tài chính : Có thể sử dụng biện pháp thắt chặt tài chính,
giảm chi tiêu của Chính phủ để đối phó với sự di chuyển mạnh mẽ
của dòng vốn vào. Giải pháp này có tác dụng làm giảm tổng cầu và
lạm phát, hạn chế được sự tăng giá của đồng nội tệ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dau_tu_gian_tiep_nuoc_ngoai_fpi_hue_linh_bs_6442.pdf