Tiểu luận Đầu tư quốc tế

Mục đích của hoạt động đối thoại là trao đổi về các hoạt động của chính phủ và doanh nghiệp, các thủ tục pháp lý, về thuế và hải quan, nhằm tăng cường công tác thông tin, tìm hiểu và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Doanh nghiệp và chính phủ tham gia sẽ cùng nhau tìm ra các giải pháp cụ thể thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp các thành phần kinh tế đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

doc102 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4487 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đầu tư quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm, VOF đã đạt kết quả đầu tư tốt và tốc độ tăng vốn nhanh. Giá trị chứng chỉ quỹ luôn được giao dịch cao hơn giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ khoảng 20 – 25% và thậm chí đạt đến đỉnh điểm 44,6%. Giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu quỹ vào đầu năm 2006 đạt 1,6 USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô vốn của VOF vào cuối năm 2005 nhỏ hơn VEIL, nhưng gần đây VOF đã huy động thêm được hơn 76 triệu USD từ nhà đầu tư Millenium Parnerts của Mỹ và vươn lên đứng đầu về vốn đầu tư tại Việt Nam. Cơ cấu tài sản của quỹ tại thời điểm cuối năm 2010 bao gồm: Cổ phiếu niêm yết: 35,4%, Cổ phiếu OTC: 9,4% Private Equity: 5,7% Cổ phiếu hải ngoại: 6,2%. Trong đó có 4,6% là chứng chỉ quỹ VNL Bất động sản: 31,5%: Tiền và tương đương tiền chiếm 10,1%; Trái phiếu: 1,5% f. PXP Vietnam Fund Thành lập sau VOF chừng 3 tháng, PXP Việt Nam chỉ tập trung đầu tư vào những công ty đã niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết tại TTCK Việt Nam. Quỹ PXP đầu tư dài hạn vào những công ty Việt Nam hoặc có vốn đầu tư nước ngoài nhưng lượng vốn hóa ở mỗi công ty phải đạt tối thiểu 5 triệu USD hay có chỉ số giá trên thu nhập (P/E) của công ty đó phải tương đương với P/E thị trường. Nhờ vào sự tăng trưởng mạnh của TTCK Việt Nam nên PXP đã cải thiện nhanh kết quả đầu tư, sau 2 năm hoạt động giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ đạt 3,2 USD, tăng 33,3% so với năm trước. Với việc đầu tư vào Công ty Dược phẩm Imexpharm, trong cùng thời gian này PXP đã nâng tổng số công ty đã đầu tư lên 23 đơn vị và đạt 93% tổng lượng vốn huy động. Tất cả 10 công ty chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng tài sản ròng của PXP là những doanh nghiệp đã niêm yết trên TTCK và có kết quả kinh doanh tốt trong năm vừa qua. Ngoài việc thành lập quỹ mới VEEF vào cuối tháng 11-2005, PXP tăng quy mô quỹ từ 25,8 triệu USD lên khoảng 40 triệu vào quý 2-2006 bằng cách phát hành thêm hơn 2 triệu cổ phiếu. g. Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) Bên cạnh PXP Việt Nam, PXP Asset Management đã mở thêm quỹ đầu tư mới Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) vào thị trường Việt Nam với quỹ mô vốn khoảng 15,9 triệu USD từ tháng 11-2005 và được niêm yết tại TTCK Ai-len (NCB). VEEF cũng tập trung đầu tư vào những công ty niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đến giữa quý 3-2006, VEEF đầu tư vào 28 công ty Việt Nam, giá trị tài sản ròng đạt 52,5 USD, tăng 36% so với lúc mới thành lập. h. Mekong Enterprise Fund (MEF) Trong số 7 quỹ tư nhân và quỹ không niêm yết của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, MEF ra đời từ tháng 4-2002 với quy mô vốn 18,5 triệu USD và do Công ty Mekong Capital quản lý. Đối tượng đầu tư của MEF là những công ty gia đình vừa và nhỏ, có kết quả kinh doanh tốt, đặc biệt năng động trong kinh doanh và có khuynh hướng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. MEF không quan tâm đến những công ty có quy mô lớn và thường cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau đầu tư để giúp các công ty đó cải thiện hoạt động quản lý doanh nghiệp và có thể phát triển vượt bậc trong tương lai. Với tốc độ đầu tư khoảng 3 - 4 công ty mỗi năm, đến nay MEF đã đầu tư 10 doanh nghiệp với tổng vốn khoảng 13 – 14 triệu USD. MEF đã đầu tư gần hết lượng vốn huy động, vì vậy Mekong Capital mở thêm quỹ mới vào năm 2006 với quy mô vốn khoảng 40 triệu USD và cùng chiến lược đầu tư như MEF. i. IDG Ventures Vietnam (IDG) IDG Ventures Vietnam (IDGVV) là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên của Mỹ tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao được thành lập vào tháng 3-2004. Quỹ này ưu tiên đầu tiên vào các doanh nghiệp trẻ kinh doanh các ngành công nghệ cao tại Việt Nam. Với quy mô 100 triệu USD, IDGVV đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao thuộc các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, internet, truyền thông và công nghệ sinh học. Đến nay, IDGVV đã đầu tư 5 triệu USD vào 4 doanh nghiệp PeaceSoft, Isphere, VinaGame và VietnamWorks.com. Trong thời gian 7 năm (2003-2010), IDG dự kiến dành khoảng 100 triệu USD đầu tư CNTT tại Việt Nam, riêng đầu tư mạo hiểm chiếm tới 80 triệu USD. Cho đến nay, IDG có 16 dự án đầu tư vào các công ty của Việt Nam với tổng số vốn trên 25 triệu USD. Theo kế hoạch, từ nay tới cuối năm, IDG sẽ đầu tư vào hai công ty nữa với số vốn từ 10 đến 12 triệu USD. Theo IDG Ventures, yếu tố chính để họ quyết định đầu tư vào các công ty được lựa chọn là yếu tố con người, lãnh đạo. Trung bình 1 tháng IDG nhận được hơn 100 dự án mời gọi đầu tư của các công ty Việt Nam. Lĩnh vực mà IDG quan tâm nhất vẫn là công nghệ cao và media. 2.4.5 Những tác động tích cực của các quỹ đầu tư nước ngoài. Sự xuất hiện của các quỹ ĐTNN đã đóng góp không nhỏ vào tiến trình phát triển nền kinh tế Việt Nam: - Đối với TTCK Việt Nam: Các quỹ ĐTNN đã đóng góp rất lớn trong việc giúp ổn định thị trường, định hướng đầu tư và thúc đẩy sự hình thành các quỹ ĐTTN. Mặt khác, các quỹ ĐTNN đã góp phần hình thành nên một đội ngũ các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp, phong cách đầu tư CK chuyên nghiệp. Đây là những nền tảng hết sức quý báu cho sự phát triển loại hình quỹ đầu tư tại Việt Nam, cũng như sự phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian tới. - Đối với Nhà nước: Sự xuất hiện của các quỹ ĐTNN tại Việt Nam đã giúp cho các nhà làm luật Việt Nam có sự tiếp cận thực tế để từ đó sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến quỹ đầu tư theo hướng tạo môi trường thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các quỹ. - Đối với DN: là những nhà đầu tư tài chính dài hạn, các quỹ đã tham gia vào hoạt động quản trị các công ty như: trường hợp VFF tham gia vào hội đồng quản trị Bibica, quỹ VEIL tham gia hội đồng quản trị của các Công ty Ree, Halong, CanFoco, Lafooco, Thủy sản 4, Sacombank, Viti Bank…, giúp các công ty này nâng cao năng lực quản trị, tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động kinh doanh và tăng cường tính hiệu quả của các CTNY. 2.5 Hoạt động của các nhà đầu tư lẻ. Nhà đầu tư nhỏ là các nhà đầu tư cá nhân, những người mua một lượng nhỏ các cổ phần,  trái phiếu thường là các lượng không tròn lô, còn được gọi là nhà đầu tư lẻ. Việt Nam đã bắt được mạch của thị trường chứng khoán trong vài năm qua, với hàng chục nghìn nhà đầu tư tham gia giao dịch thị trường chứng khoán và có lẽ hơn hàng trăm nghìn giao dịch qua Internet. Những giao dịch kiểu cá nhân như vậy gần giống cách người ta bán hàng trên mạng eBay hoặc Craigslist tại Mỹ. Mặc dù gọi là chợ đen nhưng thị trường OTC cũng tương đối nhiều màu sắc, với việc cổ phần giao dịch bằng tiền mặt tại các hàng trà nhắc lại hình ảnh về các quán cà phê sản sinh ra thị trường chứng khoán châu Âu. Tuy nhiên, có một đặc điểm của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước là phụ thuộc nhiều vào tâm lý đám đông hơn là tính toán khi ra quyết định giao dịch. 2.5.1 Thực trạng hoạt động của nhà đầu tư nhỏ lẻ nước ngoài trong thời gian qua. FPI là việc người không cư trú mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và góp vốn, mua cổ phần dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không trực tiếp tham gia quản lý. Và FPI được thực hiện chủ yếu thông qua các định chế tài chính trung gian. Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã tiếp nhận rất nhiều nguồn vốn FDI lẫn FPI từ các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đối với nguồn vốn FPI của các nhà đầu tư nhỏ nước ngoài, thì đa phần được thực hiện thông qua TTCK. Chính vì vậy, trong phần này,chúng tôi sẽ chủ yếu đề cập đến họat động đầu tư FPI của các nhà đầu tư nhỏ nước ngoài thông qua TTCK. 2.5.1.1 Khối lượng và giá trị giao dịch: Như đã nói ở trên, TTCK Việt Nam chính thức được đưa vào hoạt động từ 2000. Và theo số liệu từ Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp. HCM HOSE thì khối lượng và giá trị giao dịch của các nhà ĐTNN những năm qua có sự biến động rõ rệt, thể hiện: Bảng 1: Khối lượng giao dịch từ năm 2000 đến nay Năm Khối lượng giao dịch (1 CK) Lượng giao dịch NĐT so với toàn thị trường Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) 2000 3,662,790 - - 0.00% 2001 19,721,930 161,600 45,000 1.05% 2002 37,008,649 3,699,979 867,979 12.34% 2003 53,155,990 3,176,020 331,910 6.60% 2004 248,072,240 17,590,250 3,466,495 8.49% 2005 353,070,622 26,799,963 15,220,492 11.90% 2006 1,120,781,689 121,979,031 41,366,218 14.57% 2007 2,389,522,805 385,934,052 223,883,240 25.52% 2008 3,404,797,430 481,439,423 433,684,395 26.88% 2009 11,089,431,493 738,715,925 704,416,301 13.01% 2010 11,849,098,768 1,035,823,701 765,593,065 15.20% 2011 (4/12/2011) 7,477,724,673 839,833,713 840,766,480 22.47% (Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp Hồ Chí Minh) Bảng 2: Giá trị giao dịch từ năm 2000 đến nay Năm Giá trị giao dịch (1000 đồng) GTGD của NĐTNN so với toàn TT Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) Mua-Bán 2000 92,357,484 - - - 0.00% 2001 1,034,721,064 12,069,650 2,364,900 9,704,750 1.40% 2002 1,080,891,076 107,238,433 25,228,283 82,010,150 12.26% 2003 2,998,321,487 79,705,888 6,023,904 73,681,984 2.86% 2004 19,887,150,295 766,982,679 175,323,622 591,659,057 4.74% 2005 26,877,958,797 1,457,604,068 1,131,914,557 325,689,511 9.63% 2006 86,829,272,287 9,783,109,783 3,243,421,845 6,539,687,938 15.00% 2007 263,054,025,582 52,955,315,672 29,981,381,831 22,973,933,841 31.53% 2008 152,615,908,978 26,554,641,578 21,454,850,284 5,099,791,294 31.46% 2009 432,651,016,562 34,409,558,791 31,699,805,615 2,709,753,176 15.28% 2010 380,684,485,626 44,883,420,366 29,515,133,383 15,368,286,983 19.54% (4/12/2011) 147,612,620,537 27,625,288,744 25,488,618,737 2,136,670,007 35.98% (Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp Hồ Chí Minh) Từ bảng số liệu, có thể dễ dàng thấy qua các năm, khối lượng lẫn giá trị giao dịch của nhà ĐTNN qua các năm có xu hướng ngày càng tăng nhưng với tốc độ không đều, đặc biệt là giai đoạn năm 2000-2003 khối lượng và giá trị giao dịch hết sức biến động. Năm 2000 là năm TTCK Việt Nam mới bắt đầu nên chưa thấy bóng dáng của các nhà ĐTNN. Sang năm 2001, thì các nhà đầu tư đã bắt đầu thâm nhập vào TTCK Việt Nam mặc dù với mức độ khiêm tốn chỉ chiếm khoảng 1.4% tổng giao dịch thị trường. Nhưng sang năm 2002 thì có sự tăng vọt với tổng giá trị giao dịch là khoảng 132 tỷ VNĐ chiếm 12% tổng giao dịch toàn thị trường. Tuy nhiên, sang năm 2003 lại có sự sụt giảm đáng kể, tổng giá trị giao dịch của các nhà ĐTNN chỉ chiếm 2.86% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường. Nguyên nhân cho sự sụt giảm này là do sau khi TTCK phát triển quá nóng trong giai đoạn đầu, để ổn định, chính phủ đã đưa ra rất nhiều biện pháp hành chính để kiềm chế sự tăng trưởng nóng đó. Cụ thể là giảm biên độ giao dịch từ 7% xuống 2%, giảm lô giao dịch từ 100 xuống 10 cổ phiếu/lô, không cho mua quá 2000 cổ phiếu/phiên v.v. Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam mới chính thức đi vào hoạt động, còn rất mới mẻ nên số lượng công ty niêm yết lẫn nhà đầu tư không nhiều, và đa số chỉ giao dịch dưới dạng thăm dò thị trường, do đó, cả khối lượng lẫn giá trị giao dịch đều rất thấp nên chỉ cần 1 sự thay đổi nhỏ trong giai đoạn này cũng đủ làm tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu biến động mạnh. Năm 2004 đánh dấu sự tăng trưởng trở lại về đầu tư của các nhà ĐTNN, giá trị giao dịch mặc dù chỉ chiếm 4.74% giá trị giao dịch của toàn thị trường nhưng đã giúp mang lại nguồn vốn khoảng 592 tỷ VNĐ gấp 8 lần so với năm 2003. Tuy nhiên, trong năm 2004 nguồn vốn FPI này bên cạnh cổ phiếu còn có một lượng lớn trái phiếu đã được các nhà ĐTNN mua vào (chiếm khoảng 33% tổng nguồn vốn FPI trong năm). Có thể nói giai đoạn 2005-2007 là giai đoạn phát triển tương đối ổn định và mạnh mẽ về đầu tư của các nhà ĐTNN, đặc biệt là đạt đỉnh điểm vào năm 2007 cả về mặt khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch cũng như lượng vốn nhận được (22,973 tỷ VNĐ). Điều này cho thấy các nhà ĐTNN tin tưởng vào tương lai kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO, tin tưởng vào đường lối chính sách lãnh đạo đất nước. Ngoài ra, sự phát triển “nóng” của TTCK những tháng đầu năm 2007 đã thu hút một khối lượng khá lớn vốn FPI vào Việt Nam, đưa tổng vốn FPI đổ vào VN năm 2007 lên khoảng 5-6 tỷ USD, tăng hơn rất nhiều so với những năm trước đó. Nhìn chung trong giai đoạn 2000-2007, vai trò của các nhà ĐTNN đầu tư trong việc cung cấp vốn FPI cho đầu tư trong nước ngày càng tăng. Điều này sẽ đem đến rất nhiều tác động tích cực cho phát triển kinh tế, cụ thể: Đối với các quốc gia đang phát triển, FPI luôn được xem là một nguồn lực quan trọng bổ sung cho sự thiếu hụt vốn khi mà tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp trong khi áp lực mục tiêu tăng trưởng cao. Nhờ vào tính linh hoạt và thanh khoản cao, các nguồn vốn FPI có khả năng lấp đầy lỗ hổng vốn này một cách nhanh chóng mà không cần phải trải qua các bước thẩm tra và phê duyệt thường thấy trong các dự án FDI. Vốn FPI sẽ giúp nâng cao sự minh bạch thị trường tài chính thông qua hàng loạt các tiêu chuẩn về phổ biến thông tin, từ đó giảm thiểu sự bất cân xứng về thông tin và tạo nền tảng đầu tư tốt hơn cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước Tuy nhiên, vốn FPI của các nhà đầu tư nhỏ cũng có nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất là nó rất dễ đảo chiều. Nếu trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, nhà đầu tư nhỏ có thể ồ ạt rút vốn bằng cách bán tháo cổ phiếu và trái phiếu, để lại rất nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế (nếu không có các biện pháp quản lý thích hợp) như sự phá giá đồng tiền, lạm phát, v.v... Điều này rất dễ nhận thấy trong cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997, khủng hoảng Argentina 2001, v.v. Và TTCK Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi cuộc khủng hoảng năm 2008 xãy ra tình trạng hàng loạt nhà ĐTNN đã rút một lượng lớn vốn ra khỏi thi trường Việt Nam, cụ thể là lượng vốn FPI thu hút được vào năm 2008 chỉ đạt 5,000 tỷ VNĐ, giảm 18,000 tỷ VNĐ so với năm 2007. Sang năm 2009, mặc dù tổng giá trị giao dịch có tăng so với năm 2008 nhưng lượng giao dịch bán phát sinh nhiều hơn lượng giao dịch mua dẫn đến lượng vốn thu hút được lại tiếp tục giảm chỉ đạt được 2,700 tỷ VNĐ vào năm 2009. Sang năm 2010 khi nền kinh tế thế giới tương đối ổn định trở lại, các nhà ĐTNN đã quay trở lại và kết quả là nguồn vốn vào đã tăng trở lại đạt mức 15,300 tỷ VNĐ. Nhưng sang năm 2011, cùng với tình hình kinh tế thế giới ảm đạm, tình trạng nợ công quá mức đe dọa nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới kể cả những nền kinh tế lớn, bên cạnh đó cùng với những khó khăn của nền kinh tế trong nước mà việc thu hút vốn FII trong năm 2011 đã sụt giảm nghiêm trọng, đến ngày 04/12/2011 lượng vốn vào chỉ đạt được khoảng 2,200 tỷ VNĐ. 2.5.1.2 Tác động của nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được hơn 10 năm, nhưng cho đến nay, sự chi phối và những tác động cụ thể của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường vẫn còn là những ẩn số. Từ năm 2005 trở về trước, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài không nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này có thể giải thích do hoạt động chưa đạt mức độ tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, cũng như giai đoạn nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng khoán đã khiến cho không chỉ rất nhiều nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng không đánh giá cao về tiềm năng hồi phục và phát triển của giá cả cổ phiếu. Tuy nhiên, năm 2006 lại thực sự là một năm “bản lề” đối với nhà đầu tư nước ngoài. Riêng trong năm nay, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng vọt gấp gần ba lần, từ 6% lên 17%. Đến đầu tháng 3/2007, tỷ lệ này lên đến 19% và cho đến tháng 5/2007, có tính toán cho biết tỷ lệ này đã lên đến 20-25%. Như vậy, so sánh hai mốc thời điểm đầu năm 2006 với những tháng đầu năm 2007, tỷ lệ sở hữu giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng gấp gần 4 lần. Tình hình đó cũng có tính tương ứng với thông tin của Ngân hàng thế giới ước tính các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến tháng 4/2007, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mạnh nhất trên thị trường niêm yết, trong đó giá trị đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết chiếm đến 68% trong tổng giá trị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư vào trái phiếu niêm yết chiếm 25%; đầu tư vào trái phiếu không niêm yết chỉ chiếm 6% và đầu tư vào cổ phiếu không niêm yết chỉ vỏn vẹn có 1%. Tại thị trường niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng sở hữu đến 49% hoặc đang có xu hướng đạt đến 49% (tỷ lệ cao nhất cho phép đối với nhà đầu tư nước ngoài) đối với một số mã cổ phiếu như AGF, CII, BT6, GIL, GMD, IFS, SAM, TDH, TMS, TYA, VNM, chứng chỉ quỹ VFMVF1. Trong diễn biến tại thị trường chứng khoán Việt Nam, có một động thái rất đặc biệt: trong đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu, dường như nhà đầu tư nước ngoài luôn giữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn tâm lý đám đông của các nhà đầu tư Việt Nam. Trong đợt điều chỉnh đầu tiên của VN-Index xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm, việc mua vào của nhà đầu tư nước ngoài khi thị trường đảo chiều vẫn hầu như không có gì đột biến. Vào những thời điểm thị trường sụt giảm mạnh, khi không khí ảm đạm lộ rõ ở các nhà đầu tư trong nước, thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm khoảng 20% giá trị giao dịch toàn thị trường. Trong thời gian qua, đặc biệt từ đầu năm 2007, đã xuất hiện ngày càng nhiều đánh giá mang tính nhận định, phân tích về vai trò và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đáng chú ý là diễn biến hoạt động của họ vẫn còn là một ẩn số lớn. Những bài phân tích tuy có đề cập đến xu hướng vận động chung của nhà đầu tư nước ngoài nhưng rất ít thông tin cụ thể về hoạt động của một nhà đầu tư nước ngoài cụ thể nào. Nói tóm lại, toàn bộ các hoạt động mua bán của nhà đầu tư nước ngoài, mối quan hệ giữa khối lượng mua và khối lượng bán, thời điểm mua vào và thời điểm bán ra, và tất nhiên phải kể đến những tính toán phương án chiến thuật “lướt sóng” của nhà đầu tư nước ngoài, đã hầu như chưa được nghiên cứu và phân tích, dù chỉ mang tính tổng lược. Cũng bởi thế, trong nhiều trường hợp, từ hoạt động đấu giá cổ phần cho đến những tác động vào sự lên hoặc xuống của thị trường chứng khoán, mặc dù nhiều người đoán chắc là có bàn tay của nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí tác động rất sâu, nhưng cũng không có một minh chứng nào được dẫn ra. Vậy thì những câu hỏi cần được đặt ra là trong tương lai không quá xa là vai trò của nhà đầu tư nước ngoài sẽ ra sao tại thị trường chứng khoán Việt Nam? Và cùng với vai trò có thể mang tính thượng phong ấy, nhà đầu tư nước ngoài sẽ “nắm giữ” thị trường thông qua những động thái nào?. Và đương nhiên, yếu tố đầu cơ của nhà đầu tư nước ngoài sẽ lộ diện đến mức nào và tạo được ảnh hưởng ra sao đối với sự lên xuống của thị trường chứng khoán? Hoặc một khía cạnh tiêu cực khác không thể không dự liệu: trong những trường hợp nào và kèm theo những điều kiện gì, nhà đầu tư nước ngoài có thể rút một phần vốn hoặc toàn bộ vốn ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ của thị trường này? Đây quả không phải là một câu hỏi dể giải đáp mà cần có giải pháp toàn diện từ nhiều phía để kênh thu hút đầu tư này diển ra sôi động hơn nhưng cũng phải hiệu quả hơn. 2.6 Tác động của nguồn vốn đầu tư gián tiếp. 2.6.1 Những tác động tích cực: - Trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nước như một phép cộng đương nhiên vào tổng số dòng vốn này. Hơn nữa, khi vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên. - Góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ làm cho thị trường tài chính (đặc biệt là thị trường chứng khoán) Việt Nam trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn, khắc phục được sự thiếu hụt, trống vắng và trầm lắng, thậm chí đơn điệu, kém hấp dẫn kéo dài của thị trường này trong thời gian qua. Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng vốn này là sự phát triển nở rộ các định chế và dịch vụ tài chính – chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, công ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường; Đồng thời còn kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước hết trên thị trường chứng khoán… - Tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân. Đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước, từ người dân, các doanh nhân đến các tổ chức và pháp nhân đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp sẽ có thêm điều kiện lựa chọn sử dụng vốn của mình để đầu tư dưới các hình thức trực tiếp tự mình hay thông qua các định chế tài chính trung gian để mua – bán các cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán có giá khác của Việt Nam trên thị trường tài chính Việt Nam và nước ngoài. Thông qua quá trình tham gia đầu tư gián tiếp này, các nhà đầu tư trong nước và người dân sẽ được dịp “cọ xát”, rèn luyện và bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, bản lĩnh đầu tư, nâng cao trình độ bản thân nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực nói chung, phù hợp yêu cầu và điều kiện kinh doanh thị trường, hiện đại. - Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế. Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ đa dạng hoá các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp. Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ được cải thiện hơn. 2.6.2 Tác động tiêu cực. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau: - Tăng mức độ nhạy cảm và khả năng bất ổn về kinh tế liên quan đến các nhân tố nước ngoài. Khác với FDI, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tư dưới dạng khác, ở địa phương khác tuỳ theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình. Đặc trưng nổi bật đó cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên nguy cơ tạo và khuyếch đại độ nhạy cảm và chấn động kinh tế ngoại nhập của dòng vốn này đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút vốn đầu tư gián tiếp nói trên diễn ra theo kiểu “tháo chạy” đồng loạt trên phạm vi rộng và số lượng lớn… Trong tình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một cuộc khủng hoảng đầu tư – tài chính – tiền tệ, lạm phát cao, thậm chí là khủng hoảng kinh tế hết sức tệ hại và bất khả kháng là hoàn toàn có thể xảy ra đối với nước tiếp nhận đầu tư, nếu không có và triển khai tốt các phương án phòng ngừa hiệu quả. - Gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán.Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức “vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất – kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, tính chất gián tiếp của vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển hoá thành tính trực tiếp. Nhà đầu tư gián tiếp sẽ chuyển hoá thành nhà đầu tư trực tiếp. Thậm chí, về lô-gích, quá trình “diễn biến hoà bình” này đạt tới quy mô và mức độ nào đó còn có thể làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và tính chất kinh tế ban đầu của doanh nghiệp và quốc gia. - Tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội phạm kinh tế quốc tế như: Hoạt động lừa đảo, hoạt động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố, cùng các loại tội phạm và các đe doạ an ninh phi truyền thống khác. Sự cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của các dòng vốn kể trên, nhất là khi chúng diễn ra một cách “có tổ chức” của giới đầu cơ hay lực lượng thù địch chính trị quốc tế, sẽ ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài gây tổn hại tới hoạt động kinh tế lành mạnh và làm tăng tính dễ tổn thương và có thể gây ra lạm phát cao của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay; Thậm chí trong một số trường hợp, chúng còn làm mất uy tín nhà nước và gây sụp đổ một nội các chính phủ… CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI Nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm thiểu tác động tiêu cực của các dòng vốn FPI, nhóm xin đưa ra 3 nhóm giải pháp: Nhóm 1: Nhóm giải pháp về luật lệ chính sách, Nhóm 2: Nhóm giải pháp về phát triển thị trường Nhóm 3: Các nhóm giải pháp về yếu tố đảm bảo khác. 3.1. Nhóm giải pháp về luật lệ chính sách. 3.1.1. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán một cách sâu rộng. Năm 2011 doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường chứng khoán quá khó khăn, hàng loạt cổ phiếu trở nên rẻ rúng, mệnh giá chỉ dưới 10.000 đồng. Khoảng 67% doanh nghiệp niêm yết có thị giá thấp hơn giá trị sổ sách, 38% công ty niêm yết trên HOSE (Thành phố Hồ Chí Minh) có thị giá dưới mệnh giá và trên HNX (Hà Nội) là 55%. Điều này khiến thị trường chứng khoán suy giảm mạnh và khó hồi phục nếu như không có chính sách, giải pháp hợp lý thì khả năng thâu tóm giữa các doanh nghiệp cũng như thâu tóm từ phía bên ngoài rất lớn. Trong 105 công ty chứng khoán và 47 định chế hoạt động trong ngành chứng khoán, đến 68% công ty thua lỗ; một số bị âm vốn chủ sở hữu, đặc biệt yếu tố mất thanh khoản rất nghiêm trọng. Hiện Ủy ban chứng khoán đã tạm thời đình chỉ tư cách thành viên của một số trung tâm lưu ký, thành viên giao dịch và sẽ tiến tới yêu cầu bắt buộc phải rút nghiệp vụ môi giới. Hiện tại đã có một số công ty tự nguyện rút nghiệp vụ này. Trong bối cảnh nhiều công ty chứng khoán đang đứng trước bờ vực phá sản, không thể đứng nhìn thị trường chứng khoán “chìm dần,” các chuyên gia cho rằng, cấu trúc lại thị trường chứng khoán là việc làm cần kíp trong năm 2012. Thách thức trong năm 2012 vẫn khá lớn, lạm phát tuy giảm nhưng vẫn còn cao, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường chứng khoán quốc tế biến động mạnh. Tuy nhiên vẫn có thể tận dụng những điểm sáng và chính sách hợp lý để tìm “cửa” làm ăn trong bóng tối. Trong năm 2012, trọng tâm sẽ đi sâu vào tái cấu trúc thị trường chứng khoán, trong đó xoay quanh 4 vấn đề gồm tái cấu trúc các trung gian tài chính, thị trường hàng hóa, cầu đầu tư và các công ty chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán đã chuẩn bị xong đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán. Theo đó, đề án này có 4 nội dung trọng tâm để tái cấu trúc kênh chứng khoán, bao gồm tái cấu trúc công ty chứng khoán, tái cấu trúc các trung gian tài chính (hợp nhất 2 sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội), tái cấu trúc hàng hóa và tái cấu trúc cơ sở các nhà đầu tư Việt Nam cần có một sở giao dịch chứng khoán thống nhất nhưng cần có thời gian và công nghệ kéo dài từ 2-3 năm vì còn phải phát triển mảng thị trường phái sinh. Hiện tại, sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội hoạt động không có gì khác, cũng niêm yết cổ phiếu và doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 2 sàn. Do đó, trong đề án tái cấu trúc thị trường cho phép cơ cấu lại còn một sở giao dịch chứng khoán thống nhất bao gồm một thị trường cổ phiếu, một thị trường trái phiếu và một thị trường công cụ phái sinh. Thị trường cổ phiếu sẽ đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và 2 thị trường còn lại đặt tại Hà Nội. Về việc cấu trúc lại thị trường hàng hóa, trước kia thị trường chứng khoán Việt Nam theo chiều rộng, các công ty vào sàn càng nhiều càng tốt nhưng bây giờ khi doanh nghiệp vào sàn cần được nâng cấp tiêu chuẩn niêm yết để tạo ra dòng hàng hóa tốt cho thị trường. Hoàn thiện các khung pháp lý, thể chế… để tạo minh bạch cho thị trường. Vì cứ như điều kiện hiện nay doanh nghiệp rất khó huy động các nguồn vốn trong nước nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn và niêm yết trên sàn quốc tế. 3.1.2. Hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý nhằm khuyến khích tổ chức và cá nhân tham gia vào TTCK Việt Nam TTCK Việt Nam đi vào hoạt động được 10 năm, Luật CK đã được ban hành và áp dụng. Tuy nhiên, Luật CK ra đời chưa lâu còn trong giai đoạn hoàn thiện nên việc xuất hiện nhiều bất cập trong thực tiễn là khó tránh khỏi. Bên cạnh Luật CK, nhiều văn bản liên quan đến CK và TTCK cũng được ban hành song vẫn chưa thể hiện rõ vai trò của mình trong việc bảo vệ nhà đầu tư và thúc đẩy thị trường phát triển. Chúng ta cần phải thúc đẩy hơn nữa việc hoàn thiện Luật CK, điều chỉnh hoạt động của TTCK theo hướng bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn thị trường. Một khi Luật CK được hoàn thiện sẽ giúp cho TTCK phát triển mạnh và ổn định, phù hợp với nguyện vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trường theo hướng thống nhất, đồng bộ, minh bạch nhằm hướng đến mục tiêu tự do hóa dòng vốn đầu tư đồng thời bảo vệ cho quyền lợi của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nói chung rất e ngại khi đầu tư vào những nước có hệ thống luật pháp còn yếu, có nền tài chính không minh bạch và đồng bộ. Họ đặc biệt quan tâm đến những chính sách quản lý của Nhà nước, hệ thống luật pháp và tính ổn định của nó bao gồm chính sách về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất áp dụng cho các quỹ đầu tư), quản lý ngoại hối, luật điều chỉnh đầu tư gián tiếp nước ngoài, luật về thị trường chứng khoán…. - Từng bước nâng cao tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, đối với ngành ngề không trọng yếu, liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia thì không cần phải giới hạn tỷ lệ này; thu hẹp đối tượng ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối. - Xây dựng, triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản lý và điều hành doanh nghiệp và quản lý Nhà nước. Nâng cao nhận thức và xây dựng cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng các chuẩn mục quản trị và điều hành, các bộ đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế. Cũng cần phải có những cơ chế để đảm bảo sự thực thi của các quy định này. Bản thân các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ cũng phải tuân thủ các quy định này. Chính phủ đang có những biện pháp để khuyến khích các doanh nghiệp chuẩn bị và tiến hành công bố thông tin theo các tiêu chuẩn chất lượng cao về kế toán cũng như công bố các thông tin tài chính và phi tài chính. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng nhằm tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, tăng tính hấp dẫn của các doanh nghiệp này trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài. - Tiếp tục thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vãng lai để tạo điều kiện thu hút nguồn từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài. Ở đây hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các giao dịch của tài khoản vốn. - Tăng cường an ninh của hệ thống tài chính, thực hiện kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng - tài chính - chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính. 3.1.3. Xây dựng và áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị và điều hành doanh nghiệp Chuẩn mực kế toán quốc tế là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất trong công tác báo cáo tài chính (BCTC). Khi mới ban hành, các chuẩn mực tập trung vào mục đích đáp ứng yêu cầu của các tổ chức hoạt động động trong những nền kinh tế đang phát triển, song từ năm 2000 đến nay lại chú trọng hơn đến việc hỗ trợ cho cổ đông và các đối tượng khác tham gia vào thị trường vốn thế giới trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Do đó, Ủy ban các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế đã chuyển trọng tâm sang xây dựng các chuẩn mực phức tạp hơn, có thể bắt buộc các thị trường vốn trên toàn thế giới phải tôn trọng. Tuy nhiên, việc làm này đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa chi phí để soạn lập các báo cáo tài chính tuân thủ với các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) và những lợi ích gia tăng đối với người sử dụng về phương diện tính phù hợp và độ tin cậy của thông tin tại những nền kinh tế đang phát triển. 3.1.4. Thiết lập chính sách bình đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước Rõ ràng, khả năng thẩm thấu vốn đầu tư gián tiếp của khối các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá còn rất mỏng trong khi đây lại là khu vực có tiềm năng nhất. Vì thế, muốn tăng khả năng hấp thụ nguồn vốn FPI phục vụ phát triển kinh tế, không có cách nào khác là phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn. Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, phải mạnh dạn bán cổ phần rộng rãi kể cả cho các NĐTNN để vừa thu hút vốn từ bên ngoài, vừa là tiền đề để cải thiện tình trạng lãng phí, trì trệ, kém hiệu quả của khối doanh nghiệp này. Song song với việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, cần phải có biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch và phát triển hoạt động giao dịch thứ cấp trên TTCK Việt Nam. Đây sẽ là kênh thu hút vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài chủ chốt trong tương lai khi TTCK của Việt Nam phát triển hơn. Bởi, ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài là cổ phiếu của các công ty niêm yết, đặc biệt là các loại cổ phiếu có tính thanh khoản cao. TTCK phát triển, sự đa dạng về chủng loại hàng hóa, quy mô lớn về giá trị thị trường và tính thanh khoản cao của các loại chứng khoán hàng hóa chắc chắn sẽ hấp dẫn các NĐTNN. Đó được xem là cầu nối hết sức quan trọng giúp các NĐTNN có thể nhanh chóng tiếp cận được vốn trên thị trường đầu tư tiềm năng của Việt Nam.           Đối với khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, để có thể tăng khả năng hấp thụ vốn FPI trong dài hạn, cần thiết phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển không những cả về số lượng, quy mô mà còn cả về trình độ quản lý, kỹ năng giao thương và các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Đây cũng đồng thời là xu hướng tất yếu khi gia nhập WTO. 3.2. Nhóm giải pháp phát triển thị trường. 3.2.1. Khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế tham gia vào TTCK "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đặt ra mục tiêu tổng sản phẩm quốc nội năm 2010 tăng gấp đôi so với năm 2000, giai đoạn 2006-2010 còn phải đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 7,5% - 8% năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm. Tỷ lệ huy động vốn cho đầu tư là 40% GDP. Tỷ lệ huy động vốn trong nước là 65 - 67%, nước ngoài là 33 - 35%. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần ổn định và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô; thực thi chính sách mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Cụ thể là, mở rộng tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam trên nguyên tắc đảm bảo mặt bằng chung về tỷ lệ tham gia giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; thu hẹp đối tượng ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối. Phát triển các công ty quản lý quỹ, khuyến khích thành lập các công ty liên doanh quản lý quỹ, lập văn phòng đại diện và cho phép lập chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích lập các quỹ đầu tư nước ngoài để huy động vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đa dạng hoá các loại hình quỹ đầu tư như quỹ đóng, quỹ mở, quỹ dạng hợp đồng, quỹ đầu tư là pháp nhân...Thiết lập các chính sách bình đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính phủ tiếp tục thực hiện bảo hộ tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dưới mọi hình thức. Tiếp tục thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vãng lai để tạo điều kiện thu hút nguồn từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài. Ở đây hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các giao dịch của tài khoản vốn. Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường an ninh của hệ thống tài chính, thực hiện kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng - tài chính - chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính. Vì dòng vốn đầu tư gián tiếp di chuyển giữa các quốc gia, các khu vực và mang tính toàn cầu nên sự hợp tác, phối hợp trên không chỉ giới hạn trong nước mà phải mang tính quốc tế liên quốc gia, liên thị trường thì mới có hiệu quả. 3.2.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm tài chính Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm tài chính nhằm thu hút hơn nữa sự quan tâm của các nhà đầu tư 3.2.3. Tăng cường hợp tác Quốc tế Tăng cường các hội nghị quốc tế về lĩnh vực tài chính, các chuyến thăm, hợp tác song phương, đa phương, trong ngoài khu vực của Chính phủ có sự tháp tùng của các doanh nghiệp Việt Nam. Tổ chức các sự kiện, diễn đàn, các cuộc gặp cấp cao, các dự án tài trợ, hợp tác liên doanh liên kết. Tạo mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp trong nước và Lãnh sự quán của Việt Nam ở các nước để tiếp thị thu hút đầu tư. 3.2.4. Xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực Xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực. Hiện tại, Hà Nội đã có đề án xây dựng "Trung tâm Tài chính - Ngân hàng Hà Nội" nhằm mục tiêu đến năm 2010, Hà Nội sẽ có một trung tâm tài chính - ngân hàng thuộc loại hàng đầu khu vực. Đó sẽ là nơi hội tụ các tổ chức tài chính ngân hàng và phi ngân hàng lớn, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, nhằm phát triển một mạng lưới hạ tầng tài chính toàn diện, hiện đại trên quy mô lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh và tầm vóc thị trường tài chính Việt Nam trong phạm vi khu vực và quốc tế; phục vụ hiệu quả nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ đổi mới và từng bước hội nhập quốc tế 3.2.5. Đầu tư cho việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư của Việt Nam Một đất nước mà tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc và được thế giới công nhận là ổn định về chính trị lại tồn tại trong suy nghĩ là một đất nước chiến tranh, lạc hậu… Chúng ta cần tăng cường hơn nữa trong việc quảng bá chính chúng ta. Không thể ngồi một chỗ để đợi mọi người biết chúng ta, phải chủ động cho mọi người thấy rằng chúng ta là một đất nước tươi đẹp. Trên bình diện nền kinh tế nói chung, Việt Nam đã từng bước cử các chuyên gia đi tiếp thị và mời gọi đầu tư. Tuy nhiên, phần lớn các nhà ĐTNN đều không hài lòng đối với các cuộc gặp gỡ, xúc tiến thương mại. Hạn chế lớn nhất là phong cách làm việc, ngôn ngữ trao đổi… trong các cuộc tiếp xúc, những câu hỏi của các nhà đầu tư được trả lời không thoả đáng bởi rào cản ngôn ngữ, bởi các nhà Lãnh đạo với tính cách bảo thủ không chịu nhường cho những người có năng lực đi tiếp thị. Cần phải học cách tiếp thị chuyên nghiệp của những nước xung quanh. Quảng cáo trên báo, tạp chí, qua các Tham tán Đại sứ… đã không được chú trọng. Cần phải cho mọi người biết hình ảnh Việt Nam là một đất nước luôn dang rộng cánh tay đón chào các nhà đầu tư trên thế giới. Trên bình diện riêng của TTCK, mặc dù UBCKNN vẫn tiếp tục kế hoạch phối hợp hoạt động cùng với UBND TP.HCM để đẩy mạnh phát triển thị trường hơn nữa, nhưng kế hoạch này chỉ nhằm quảng bá hình ảnh TTCK Việt Nam cho các công ty cổ phần là nhà ĐTTN, chưa tiếp thị một cách đúng mức với nhà ĐTNN, đặc biệt là các tổ chức đầu tư lớn trên thế giới. Hầu hết các CTCK khi tổ chức đại hội cổ đông đều không chuẩn bị tài liệu bằng tiếng Anh, ngay cả khi công ty có cổ đông là người nước ngoài và ngay cả các CTCK đều như vậy. Cho đến nay, hầu hết các CTCK không xây dựng trang thông tin bằng tiếng Anh trên Website của mình, hoặc nếu có cũng chưa được đầy đủ thông tin cần thiết cho các nhà ĐTNN. Ngoài ra các văn bản pháp luật cũng cần nhanh chóng có bảng tiếng Anh để nhà ĐTNN tham khảo. Điều đơn giản và dễ thực hiện là phát hành bản tin TTCK của TTGDCK TP.HCM bằng tiếng Anh cũng chưa được thực hiện. Đây là một kênh thông tin chính thức của TTCK, nhưng hiện chỉ tập trung phát hành trong nước. Do đó cần phải có những quảng bá trên Website mới có thể thu hút nhà ĐTNN. Nhà ĐTNN cần biết về tính an toàn khi đổ tiền đầu tư vào TTCK Việt Nam, đặc biệt là chính sách thuế và quản lý ngoại hối 3.2.6. Khuyến khích phát triển các quỹ đầu tư trong nước Quỹ ĐTNN có vai trò rất lớn trong việc thu hút dòng vốn FPI. Hiện nay, ở nước ta có nhiều quỹ ĐTNN đang hoạt động như những vệ tinh để nghiên cứu thị trường Việt Nam. Chính điều đó, cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa để khuyến khích các nhà ĐTNN tham gia vào TTCK Việt Nam. - Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi đối với hoạt động của các quỹ ĐTNN. - DN cần chủ động trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các quỹ ĐTNN thông qua các đối tác kinh doanh. Cần mạnh dạn chia sẻ ý tưởng kinh doanh, đừng sợ chia sẻ quyền lực kiểm soát với người nước ngoài. Chính sự tham gia của các quỹ đầu tư này sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi những phương thức quản lý tiến bộ, áp dụng những công nghệ tiên tiến của người nước ngoài, … 3.3. Nhóm giải pháp về các yếu tố đảm bảo khác. 3.3.1. Tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tài chính trong nước Hiện nay Việt Nam chúng ta đang thiếu trầm trọng những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, phần lớn các chuyên gia tại Việt Nam là chuyên gia nước ngoài. Hệ thống tài chính của chung ta đang còn non yếu so với hệ thống tài chính của các nước trên thế giới có cả vài trăm năm. Chỉ cần thế giới “hắt hơi” thì hệ thống tài chính của nước ta “phát bệnh”. Do đó vấn đề con người luôn được đặt lên hàng đầu. Phải đào tạo nguồn lực nhân sự cho ngành tài chính, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực này để xây dựng và vận hành hệ thống tài chính trước những tác động của tình hình biến động phức tạp của thị trường. 3.3.2. Cải thiện xếp hạng tín nhiệm để thu hút đầu tư Việt Nam cần phải coi định mức tín nhiệm như một công cụ hỗ trợ đầu tư, góp phần tăng cường tính minh bạch, chất lượng của các công ty trong nước cũng như mức độ tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế. Do đó, cần có biện pháp thúc đẩy sự ra đời và hoạt động của các tổ chức phân hạng tín nhiệm của Việt Nam. Nhà nước với vai trò “bà đỡ” cần đứng ra thành lập các tổ chức phân hạng tín nhiệm. Sau một thời gian có thể chuyển đổi hình thức sở hữu thành các công ty cổ phần hoạt động độc lập kết hợp với việc kêu gọi đầu tư với mô hình 100% vốn nước ngoài hoặc kết hợp hỗn hợp các hình thức nêu trên Trong điều kiện thị trường vốn Việt Nam còn nhỏ bé và định mức tín nhiệm còn là một khái niệm hết sức mới mẻ thì các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam chỉ nên triển khai một số nghiệp vụ cơ bản, cần thiết cho sự phát triển của thị trường vốn trong nước.Trước mắt, có 4 đối tượng cần được ưu tiên triển khai việc định mức tín nhiệm:  Một là, xếp hạng các công cụ nợ dài hạn, bao gồm việc xếp hạng tổ chức phát hành nợ dài hạn và xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn. Xếp hạng tổ chức phát hành nợ liên quan tới việc đưa ra đánh giá chung về năng lực của tổ chức phát hành nợ, của tổ chức bảo lãnh hoặc cung cấp các hỗ trợ tín dụng nhằm đáp ứng các cam kết tài chính liên quan đến các nhà phát hành nợ hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam. Còn xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn là việc đánh giá khả năng của công ty hoàn trả vốn gốc và lãi vay. Hai là, xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần Việt Nam. Điều này liên quan tới khả năng của một ngân hàng có thể đáp ứng đúng hạn các nghĩa vụ nợ của mình đối với các tổ chức hoặc cá nhân gửi tiền trong và ngoài nước. Còn xếp hạng khả năng tài chính của ngân hàng liên quan tới đặc tính an toàn và chất lượng hoạt động của một ngân hàng, thường tính tới các yếu tố như các chỉ số tài chính cơ bản, giá trị mạng lưới hoạt động, sự đa dạng hóa tài sản đầu tư và cả các yếu tố liên quan tới môi trường hoạt động của ngân hàng, triển vọng của nền kinh tế... Ba là, xếp hạng các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn đã và đang tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp đang niêm yết trên TTCK Việt Nam. Việc tiến hành định mức tín nhiệm đối với các đối tượng này cần được coi là một điều kiện bắt buộc nhằm bảo vệ công chúng đầu tư nói chung, vì đại bộ phận trong số họ còn chưa có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Bốn là, xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam. Hiện SMEs chiếm tới 95% tổng số doanh nghiệp Việt Nam và được coi là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển xen lẫn rủi ro cao. Một trong những vấn đề nghiêm trọng cản trở việc vay vốn ngân hàng cho đầu tư phát triển của khu vực SMEs chính là sự thiếu minh bạch thông tin và thiếu những nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy về tình hình tài chính của các SMEs. Vì thế, việc xếp hạng các SMEs được coi là một bước đi quan trọng trong việc đem lại những lợi ích cho chính các SMEs cũng như cho các tổ chức cho vay và sự phát triển nói chung của kinh tế Việt Nam. 3.3.3. Thường xuyên có các hoạt động đối thoại giữa chính phủ và doanh nghiệp để lắng nghe doanh nghiệp. Mục đích của hoạt động đối thoại là trao đổi về các hoạt động của chính phủ và doanh nghiệp, các thủ tục pháp lý, về thuế và hải quan, nhằm tăng cường công tác thông tin, tìm hiểu và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Doanh nghiệp và chính phủ tham gia sẽ cùng nhau tìm ra các giải pháp cụ thể thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp các thành phần kinh tế đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. 3.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý Cần phải ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại vào trong tất cả các khâu của các quá trình hoạt động để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, tiết kiệm thời gian, chi phi phí ẩn, giảm thiểu rủi ro. Ứng dụng công nghệ thông tin để chuyên nghiệp hóa, xử lý nhanh, dự báo được tình hình biến động của thị trường kiểm soát mọi hoạt động của thị trường. KẾT LUẬN Nhìn lại những kết quả trên, chúng ta có thể nói rằng việc thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài của nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Sự thành tựu này một phần đã khẳng định được những bước đi quan trọng trong định hướng xây dựng nền kinh tế thị trường, tạo được kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Tuy nhiên, phía sau những thành tựu đó, yêu cầu số một hiện nay là phải xây dựng được thể chế pháp luật phù hợp tạo điều kiện cho việc thu hút FPI hiệu quả hơn. Bằng việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, người viết đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra đó là: Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về đầu tư gián tiếp nước ngoài. Đồng thời trên cơ sở thực trạng hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian vừa qua, đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. Các giải pháp trong đề tài xuất phát từ những đánh giá và nhận định chủ quan của tập thể nhóm. Tuy nhiên cũng hy vọng rằng các ý kiến đề xuất này sẽ góp phần tích cực vào việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Đầu Tư năm 2005 2. Luật Chứng Khoán năm 2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010. 3. Giáo trình: Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - TS. Đào Lê Minh (chủ biên)- NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 2002 4. Luận văn thạc sĩ kinh tế - Những giải pháp để thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững - Nguyễn Thị Lệ Hoa - 2008 5. Vietnam Economic Review- No3 (151), 2007- Inducing Foreign Indirect Investment– Facts, Prospects, and Solutions – Nguyen Van Hieu 6. Thanh niên online - “Quỹ đầu tư nước ngoài hướng về Việt Nam”– Trung Trực, 29/10/2009 7. Báo tin tức 247 - “Quỹ đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam”– Bạch Hường, 03/04/2010 8. Các Trang thông tin điện tử của: Cổng thông tin Chính phủ: www.chinhphu.vn Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn Bộ Kế hoạch và đầu tư: Ngân hàng Thế giới (trang Tiếng Việt): www.worldbank.org.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn Ủy ban chứng khoán nhà nước : www.ssc.gov.vn Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM : www.hnx.vn Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội : www.hastc.org.vn Báo Đầu tư chứng khoán: Thời báo kinh tế Việt Nam: Thị trường tài chính online: Kênh thông tin đối ngoại –Phòng thương mại và công nghiệp VN: Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt: Thư viện pháp luật điện tử: Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM): www.vinafund.com Doanh nhân 3600 : Diễn đàn Ngân hàng: Báo Công thương-cơ quan ngôn luận của bộ Công Thương: Vietnam Investment Review:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdau_tu_gian_tiep_uoc_ngoai_5569.doc
Luận văn liên quan