Công tác văn thư lưu trữ trong mấy năm trở lại đây đã trở thành một yêu cầu
có tính cấp thiết. Bên cạnh việc phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì một
số cơ quan đã quan tâm tới nghiệp vụ này, đã thấy được tầm quan trọng của công
tác văn thư lưu trữ. Bởi nếu thực hiện tốt công tác Văn thư-Lưu trữ sẽ mang lại hiệu
quả không chỉ trước mắt mà còn cả về lâu dài. Vì công tác Văn thư-lưu trữ thực
chất là những văn bản chứa đựng nhiều yếu tố có tính pháp lý mà không có văn bản
nào thay thế được.
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 14362 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Văn thư-Lưu trữ trong văn phông Công ty Cơ điện và phát triển nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác Văn thư-Lưu trữ trong
văn phông Công ty Cơ điện và phát
triển nông thôn
Lời mở đầu.
ở trên nhiều lĩnh vực, khối lượng thông tin được truyền tải chủ yếu dưới hình
thức văn bản. Có thể nói văn bản là phương tiện lưu trữ và truyền đạt thông tin hữu
hiệu nhất. Hiện nay có nhiều cơ quan đơn vị sử dụng phương tiện này trong hoạt
động quản lý và điều hành cuả đơn vị mình.
Công tác Văn thư-Lưu trữ đã trở thành một trong những yêu cầu có tính cấp
thiết, nó không chỉ là phương tiện ghi chép và truyền đạt thông tin quản lý mà còn
liên quan đến nhiều cán bộ công chức, nhiều phòng ban trong cơ quan đơn vị. Làm
tốt công tác văn thư - lưu trữ sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời
những quyết định quản lý. Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo sẽ dùng làm căn cứ để điều
hành mọi hoạt động của đơn vị một cách hợp pháp hợp lý, kịp thời, hiệu quả đảm
bảo cho cơ quan, đơn vị thực hiện công việc quản lý và điều hành theo đúng chức
năng, nhiệm vụ được giao. Từ những lập luận trên cho thấy công tác Văn thư-Lưu
trữ là không thể thiếu được trong tổ chức và hoạt động của bất cứ cơ quan, đơn vị
nào.
Công ty Cơ điện và phát triển nông thôn là một doanh nghiệp Nhà nước,
trong quá trình hoạt động hàng năm công ty đã ban hành một khối lượng văn bản
tương đối lớn để quản lý, điều hành mội hoạt động trong đơn vị, đồng thời cũng tiếp
nhận một khối lượng khá lớn công văn, tài liệu do các cơ quan nhà nước và các đơn
vị liên quan gứi tới. Đây là khối lượng tài liệu rất quan trọng cần được tổ chức lưu
trữ một cách khoa học và bảo quản tốt để phục vụ cho công tác khai thác và sử dụng
sau này.
Công tác Văn thư-Lưu trữ của văn phông Công ty Cơ điện và phát triển nông
thôn trong thời gian qua đã có những đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động của
công tác văn phòng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại một số điểm bất cập. đó là
những thiếu sót, sai phạm cả do ý kiến chủ quan lẫn điều kiện khách quan mang lại.
đó là những yếu kém về trình độ chuyên môn quản lý, những lạc hậu về cơ sở vật
chất kỹ thuật. Vì vậy đổi mới nâng cao hiệu quả công tác Văn thư-Lưu trữ trong
hoạt động văn phông công ty là công việc cần thiết.
Sau thời gian thực tập tìm hiểu, nghiên cứu, quan sát hoạt động của văn
phòng Công ty Cơ điện và phát triển nông thôn, em đã quyết định chọn đề tài “Một
số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Văn thư-Lưu trữ trong văn phông Công ty
Cơ điện và phát triển nông thôn”.
Mục đích nghiên cứu đề tài này là: làm rõ tính khoa học, hợp lý của công
tác Văn thư-Lưu trữ trong văn phông Công ty Cơ điện và phát triển nông thôn hiện
nay, phân tích mặt mạnh, mặt yếu và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cải tiến,
hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác Văn thư-Lưu trữ trong hoạt động văn
phông Công ty.
Chương I:
Thực trạng công tác văn thư lưu trữ của công ty Cơ điện và phát triển nông
thôn.
I-Sự hình thành và phát triển của công ty Cơ điện và phát triển nômg
thôn
1- Sự hình thành, phát triển và nhiệm vụ của công ty Cơ điện và phát
triển nông thôn.
Công ty Cơ điện và phát triển nông thôn được thành lập năm 1956 theo
quyết định số 07/QĐ ngày 8/3/1956 của Bộ Nông nghiệp. Xưởng có năng lực sửa
chữa 250 máy kéo trong một năm trên địa bàn phường Phương Mai, ngõ 102 đường
Trường Ching – Hà Nội. Ngày đầu thành lập, xưởng mang tên là Xưởng 250 A.
Đến năm 1969, theo yêu cầu phát triển của ngành cơ khí Hà Nội, Bộ Nômg
mghiệp ra quyết định số 16 NN/ QĐ ngày 21/03/1969 đổi tên xương 250A thành
nhà máy đại tu máy kéo Hà Nội. Ngoài nhiệm vụ đại tu các loại ô tô, máy kéo dùng
trong nông nghiệp, nhà máy còn được bổ xung thêm nhiệm vụ phục hồi phụ tùng và
sản xuất chế tạo một số phụ tùng thay thế cho các loại máy nông nghiệp, các loại
bơm thuốc trừ sâu và đào tạo công nhân kỹ thuật cho ngành cơ khí nông nghiệp.
Sau khi đát nước thống nhất, để phục vụ nhu cầu mới của ngành cơ khí nông nghiệp
cả nước,Bộ Nông nghiệp ra quyết định số 102/NN-CKQĐ ngày o2/o9/1977 đổi tên
nhà máy đại tu máy kéo Hà Nội thành nhà máy cơ khí nông nghiệp 1 Hà Nội với
nhiệm vụ chế tạo các chi tiết phụ tùng máy nổ dẫn động máy nông nghiệp,các loại
giàn cày, giàn phay đất .v.v....Năm 1993, theo chủ trương thành lập lại các doanh
nghiệp của nhà nước, Bộ Nông nghiệp ra quyết định số 202 NN/TCCB-QĐ ngày
24/03/1993 thành lập lại nhà máy Nông nghiệp 1 Hà Nội với tên mới Công ty Cơ
điện và triển nông thôn. Nhiệm vụ của công ty lúc này là :
- Công nghiệp sản xuất thiết bị, phụ tùng máy nông nghiệp.
- Thương nghiệp bán buôn bán lẻ.
- Công nghiệp khác.
- Hiện nay, công ty đã bổ xung các ngành nghề :
+ Lắp đặt máy móc thiết bị chế biến nông sản trong ngành.
+ Lắp ráp hệ thống điện trong các xí nghiệp và dân dụng .
+ Tham gia xây dựng và lắp ráp các trạm thuỷ jợi vừ và nhỏ .
+ Cơ cấu hoạt động kinh doanh và cơ cấu lao động của công ty :
a - Cơ cấu hoạt động: Công ty hoạt động theo phương pháp hạch toán báo sổ.
Hàng năm, công ty giao khoán chỉ tiêu định mức giao nộp cho các xưởng theo một
chỉ tiêu giá trị sản lượng quy ra tiền căn cứ trên diện tích nhà xưởng, số lượng máy
móc thiết bị và số lương cán bộ công nhân viên. Các xưởng tự chủ động tìm việc
làm, lập phương án biên pháp sản xuất kinh doanh (thông qua hợp đồng kinh tế), tự
tổ chức tiêu thụ sản phẩm, thu tiền nộp về công ty
Công ty.quản lý vốn, cấp vốn, giúp vay vốn thông qua quản lý hợp đồng
kinh tế. Các xưởng được quyền ký kết các hợp đồng kinh tế có giá trị nhỏ hơn 10
triệu đồng. Các hợp đồng có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng phải trình giám đốc ký.
Giám đốc công ty là chủ tài khoản duy nhất trong công ty. Các xưởng trưởng không
được quyền sử dụng tài khoản.
b – Cơ cấu lao động : Công ty hoạt động và sử dụng người lao động dựa trên
cơ sở luật lao động áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước. Cơ cấu lao động trong
công ty bao gồm:
Ban lãnh đạo: Giám đốc, Các phó giám đốc, kế toán trưởng là công chức
nhà nước, không phải ký hợp đồng lao động.
- Tất cả cán bộ – công nhân viên còn lại đều phải ký hợp đồng lao
động, do giám đốc trực tiếp ký với từng cá nhân.
Hiện nay , tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 200 người. Trong
đó :
- Công chức : 5 người.
- Hợp đồng ký xác định thời hạn : 38 người .
- Hợp đồng không xác định thời hạn : 135 người .
- Hợp đồng vụ việc : 22 người.
3 - Mô hình bộ máy tổ chức của công ty :
4 - Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty :
Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất trong công ty, trực tiếp quản lý và
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các quyết
định quản lý.
Phó giám đốc tổ chức nhân sự : Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các
hoạy động tổ chức hành chính đối nội, đối ngoại trong công ty. Là người quản lý
trực tiếp văn phòng công ty .
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật :là người phụ trách phông kế hoạch kỹ thuật
của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động có liên quan đến
khoa học kỹ thuật, công nghệ và chất lượng sản phẩm.
Phó giám đốc kinh doanh thương mại : là người phụ trách phông kinh tế và
phông thương mại, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động tài chính,
thương mại, xuất nhập khẩu v.v....
Giám đốc Công ty
Phó GĐ tổ
chức nhân
Phó GĐ
phụ trách
Phó GĐ kinh
doanh thương
Văn phòng
Công ty
Phòng kế
hoạch kỹ
Phòng kinh
tế
Phòng
thương mại
Xưởng cơ
khí chế
tạo
Xưởng cơ
khí sửa
chữa
Xưởng máy
nông
nghiệp
Xưởng nhựa
bơm trừ
sâu
Ngoài ra, các phó giám đốc còn thực hiện các nhiệm vụ và chức năng khác
theo sự uỷ quyền của giám đốc, trợ giúp giám đốc trong quá trình ra quyết định
quản lý.
- Phòng kinh tế : có nhiệm vụ :
+ Quản lý vốn (vốn cố định, vốn lưu động, vốn tự có và các loại vốn khác).
+ Phục vụ nhu cầu vốn cho các hợp đồng kinh tế đã ký kết .
+ Theo dõi đốn đốc việc thanh quyết toán cho các hợp đồng kinh tế
+ Giao dịch với ngân hàng, các cơ quan chức năng của nhà nước để thực
hiện các nghĩa vụ kinh tế xã hội trong công ty
- Phòng kế hoạch kỹ thuật :
+Thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá theo quy định
của nhà nước
+ Theo dõi đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng kinh tế cấp công ty và cấp
xưởng
+ Nghiên cứu và lập các dự án mở rộng mặt hàng sản xuất chế tạo của công
ty. Thực hiện dự án khi được triển khai về mặt kỹ thuật.
+ Tham gia tiếp thị khai thác thị trường, tìm các đơn hàng phục vụ sản xuất
kinh doanh của công ty.
+ Quản lý điện phục vụ sản xuất toàn công ty.
- Phòng thương mại :
+ Chức năng chính là khai thác các thị trường, tìm bạn hàng trong và ngoài
nước, buôn bán các loại vật tư, phụ tùng thiết bị máy móc .
+ Làm các thủ tục xuất nhập hàng hoá qua cửa khẩu biên giới .
+ Tham gia tìm tòi ký kết các hợp đồng kinh tế phục vụ sản xuất kinh doanh
trong công ty .
- Văn phòng :
+ Nhiệm vụ về tổ chức gồm :
* Thực hiện các chính sách lao động, bảo hiểm xã hội đối với người lao
động .
* Giải quyết hưu trí, nghỉ chế độ cho người lao động .
* Quản lý hồ sơ lý lịch, cấp xác nhận chứng nhận các loại .
* Khen thưởng , kỷ luật .
* Quản lý công tác bảo hiểm lao động .
* Nâng lương, nâng bậc hàng năm .
+ Nhiệm vụ về hành chính gồm :
* Phục vụ hành chính tại chỗ : văn thư, lưu trữ, kiểm tra đóng dấu các loại
văn bản, hợp đồng kinh tế, hồ sơ khác.
* Thực hiện các công tác xã hội theo yêu cầu của chính quyền địa phương .
* Thực hiện công tác giao dịch đối ngoại theo yêu cầu của ban giám đốc .
* Quản lý nhà xưởng, đường giao thông nội bộ, nhà tập thể, các đơn vị thuê
nhà xưởng
* Khám chữa bệnh ban đầu, cấp cứu ốm đau, tai nạn đột xuất .
* Tuần tra canh gác bảo vệ địa bàn côngty .
* Phụ trách đội xe .
- Các đơn vị thành viên :
Hiện tại, công ty có 4 xưởng sản xuất : xưởng cơ khí chế tạo, xưởng cơ khí
sửa chữa, xưởng máy nông nghiệp, xưởng nhựa nbản trừ sâu. Mỗi xưởng đều hoạt
động sản xuất độc lập và có các bộ phận quản lý riêng, chịu sự điều hành trực tiếp
từ giám đốc xuống các xưởng căn cứ trên hợp đồng kinh tế đã được ký kết, các
phông ban chỉ quản lý theo chức năng .
Bộ máy tổ chức của công ty hoạt động theo cơ cấu trực tuyến, với kiểu tổ
chức này, công ty tạo ra sự thống nhất tập trung trong điều hành, chế độ trách nhiệm
rõ ràng, thông tin nhanh nhạy. Tuy nhiên, cơ cấu này đòi hỏi người quản lý phải có
trình độ toàn diện, tính quyết đoán cao. Do đó cần chuyển giao một phần quyền và
trách nhiệm cho cấp dưới chủ động sáng tạo .
Chương II:
Thực trạng công tác văn thư-lưu trữ ở công ty Cơ điện và Phát triển nông
thôn.
I- Công tác văn thư:
1-Tổ chức và giải quyết văn bản đến:
- Nhận và vào sổ “Công văn đến”.
Văn bản được chuyển đến cơ quan trước hết phải qua bộ phận văn thư, sau
khi tiếp nhận nhân viên văn thư xem nhanh qua một lượt , mục đíchcủa bước nàylà
xem các văn bản gửi đếncó đúng địa chỉ hay không,nếu không đúng thì kịp thời gửi
trả lại cho người chuyển văn bản. Sau khi thưc hiện đầy đủ các bước trên nhân
viên văn thư sẽ phải kí nhận vào sổ nhận văn bản.Khikí nhận công văn, nhân viên
văn thư có trách nhiệm đóng dấutiếp nhận văn bản, ghi số đến và ngàyđến sau đó
vào sổ “công văn đến”.
- Xử lí, phân phối công văn đến, theo dõi việc giải quyết công văn đén:
Sau khi làm thủ tụctiếp nhận nhân viên văn thư có trach nhiệmphân
loạicông văn đến.
Đối với những văn bản gửi đến vi phạm về thể thứcvăn bản hành
chính:không đúng về ngày, tháng, trích yếu, tênloại văn bản...và văn bản khong
thuộc thẩm quyền xử lí của cơ quan thì nhân viên văn thưphải gửi trả lại công văn
đó cho nơi gửi theo đúng quy định.
Trường hợp nhận những công văn quan trọng hoặc do những yêu cầu của
nơi gửi công văn có kèm theo phiếu gửi thì sau khi nhận đủ tài liệu, nhân viên văn
thư phải kí xác nhận, đóng dấu vào phiếu gửi rồi gửi lai phiếu đó cho cơ quan ban
hành văn bản.
Đóng dấu đến vào công văn nhằm xác nhận công văn đã qua văn thư đồng
thời ghi nhận ngày tháng công văn đến cơ quan.
Sau khi đóng dấu đến, văn thư xếp văn bản vào cặp theo trật tự văn bản,
trình lên giám đốc xem xét phê duyệt cho ý kiến về việc phân phối giải quyế văn
bản đến của cơ quan.Giám đốc có thể ủy nhiệm cho cấp dưới của mình (Phó giám
đốc) ký phê duyệt những văn bản thuộc phạm vi lĩnh vực công tác, những văn bản
có nội dung thông thường như: cấp cho cán bộ các bản sao văn bản, công văn hành
chính dùng để giao dịch.
Giám đốc phê duyệt xong, văn thư có nhiệm vụ chuyển công văn đã duyệt
đến các phòng ban trong công ty. Trước khi các phòng ban nhận công văn thì người
nhận phải ký nhận những văn bản nhận vào sổ “Ký nhận” ở bộ phận văn thư.
2-Tổ chức giải quyết và quản lý công văn đi.
Các đơn vị, phòng ban theo chức năng nhiệm vụ được quy định có trách
nhiệm soạn thảo văn bản trình giám đốc phê duyệt. Văn bản soạn thảo phải đầy đủ
các yếu tố về thể thức, tuân theo quy trình soạn thảo văn bản quản lý nhà nước.Sau
khi công văn được soạn thảo nhân viên văn thư phải trình lên giám đốc ký duyệt.
Sau đó văn thư có trách nhiệm vào sổ công văn đi, ngày đi, tác giả, nơi nhận. Loại
công văn cần chuyển nhanh thì ngoài phong bì ghi mức độ khẩn, mật.
Khi văn bản đến được xử lý quá lâu và ngay cả khi được đóng thêm dấu khẩn
mà tốc độ giải quyết cũng không tăng lên được bao nhiêu thì bộ phận văn thư có
trách nhiệm nhắc lãnh đạo giải quyết văn bản đến cho đúng thời hạn hoặc giúp lãnh
đạo nhắc nhở các bộ phận các phòng, ban tổ, nhân viên giải quyết kịp thời các văn
bản theo yêu cầu của lãnh đạo.
3- Công tác lập và quản lý hồ sơ.
Sau khi xây dựng, ban hành văn bản của cơ quan, bộ phậnbộ phận văn thư
của cơ quan và các đơn vị thành viên tiến hành lưu văn bản. Việc lưu văn bản được
thực hiện bằng phương pháp lập hồ sơ.
Công ty có 3 loại hồ sơ tài liệu:
Hồ sơ nguyên tắc: Là tập các bản sao các văn bản pháp quy về một loại công
tác nhất định, dùng làm căn cứ giải quyết công việc hàng ngày.
Hồ sơ nguyên tắc có thể tập hợp văn bản của nhiều năm và lưu tại đơn vị
công tác để tra cứu hàng ngày. Hồ sơ nguyên tắc ở công ty do các phòng ban cơ
quan tự quản lý và sử dụng vào nghiệp vụ của mình.
Hồ sơ nhân sự: do bộ phận tổ chức lao động trong văn phòng lập và quản lý.
Khi lãnh đạo hay các phòng ban trong công ty thì văn phòng có trách nhiệm cung
cấp, giải quyết kịp thời.
Hồ sơ công việc: là toàn bộ các văn bản tài liệu có liên quan đến nhau về việc
giải quyết một vấn đề một công việc.
Để quản lý hồ sơ công ty đã sử dụng biện pháp làm mục lục chung cho cả cơ
quan. Theo phương pháp này hàng năm các phòng ban làm mục lục hồ sơ của đơn
vị mình, sau đó nhân viên văn thư tập hợp bản mục lục đó tạo thành một bản mục
lục chung cho toàn cơ quan.
II- Công tác lưu trữ:
Hai công tác văn thư-lưu trữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tại công ty
Cơ điện và phát triển nông thôn, nhân viên văn thư vừa làm làm công tác văn thư
vừa kiêm luôn công tác lưu trữ. Hàng năm, số công văn đưa vào lưu trữ chiếm
khoảng 50% số công văn công ty tiếp nhận và ban hành.
1- Phân loại tài liệu lưu trữ: phân loại tài liệu lưu trữ là khâu quan trọng để tổ
chức khoa học tài liệu lưu trữ. Trên cơ sở các văn bản được đưa vào lưu trữ, công ty
phân loại tài liệu theo các mặt hoạt động chủ yếu của cơ quan.
-Báo cáo tổng hợp
- Các mặt hoạt động chuyên môn.
-Tổ chức tài chính
-Nhân sự
-Trang bị cơ sở vật chất
- Xây dựng cơ bản
- Các hoạt động nội bộ khác.
2 - Bảo quản hồ sơ: Tài liệu lưu trữ được để ở nơi thông thoáng không ẩm
mốc, không để ở nơi dễ bắt lửa để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tài liệu. Tài liệu
sau khi chuyển đến lưu trữ được sắp xếp theo danh mục , ghi trên các phiếu mục lục
tài liệu để dễ thông kê và tra tìm.
III - Nhận xét chung về công tác văn thư lưu trữ ở Công ty cơ điện và
phát triển nông thôn:
1.Công tác văn thư:
*Qua vài năm hoạt động công tác văn thư đã đạt được những thành quả:
- Các cán bộ công nhân viên đã nắm vững được yêu cầu cụ thể về thể thức
của từng loại văn bantrong việc soạn thảo văn bản theo các lĩnh vực chuyên môn
của mình.
- Các công văn đến được nhân viên văn thư thực hiện nhanh chóng, kịp
thờitheo đúng quy định.
- Việc phân loại văn bản rõ ràng giúp ban lãnh đạo khi cần tra cứu được
nhanh chóng, thuận tiện.
- Đối với công văn đi:các thủ tục được tiến hành đầy đủ trước khi đóng
dấu và ban hành văn bản.
- Tổng công ty đã lập được sổ quản lý tài liệu mật riêng, thuận tiệncho việc
sử dụng khi cần thiết.
* Bên cạnh những thành quả đạt được công tác văn thư vẫn tồn tại một số
hạn chế:
- Vào ngày đầu tuần hoặc sau những ngày lễ, khối lượng văn bản gửi đến
tăng lên làm cho bộ phận quản lý văn bản xử lý không kịp .
- Việc giải quyết văn bản nội bộ chưa có sổ đăng kýmà vẫn vào sổ chung với
sổ “công văn đi” do vậy khó khăn cho việc tìm kiếm, thống kê số lượng văn bản
khi cần thiết.
- Cán bộvăn thư ngoài công tác này còn phải kiêm thêm một số công việc:
Trực điện thoại mua sắm văn phòng phẩm cho các phòng ban ... nên đôi khi
việc chuyển giao, giải quyết công văn, tài liệu còn chậm trễ, thiếu sót .
2. Công tác lưu trữ:
*Hoạt động công tác lưu trữ đã đem lại những kết quả đáng kể:
Công tác lưu trữ tại Tổng công ty nhìn chug được tiến hành một cách khoa
học,đáp ứng mọi yêu cầu về thông tin tra cứu cho lãnh đạo và các phòng ban
trongTổng công ty.Các phòng ban, đơn vị có trách nhiệm sắp xếp lại văn bản, từng
bước thực hiện quy chế nộp lưu, bảo quản tài liệu theo đúng quy định. Công táclưu
trữ được lãnh đạo quan tâm đúng mực thể hiện hàng nămTổng công ty đã cử nhân
viên văn thư đi học các lớp để nâng cao nghiệp vụchuyên môn của mình
*Bên cạnh công tác lưu trữ còn gặp một số hạn chế:
- Lãnh đạo chưa có quy định cụ thể về việc tổ chức thực hiện công tác lưu trữ
cho toàn Tổng công ty, số tài liệu đưa vào lưu trữ còn hạn chế.
- Hồ sơ lưu trữ sắp xếp chưa được tỉ mỉ, khoa học do vậy dẫn đếnviệc tìm
nhầm hồ sơ vẫn xảy ra.
- Có nhiều tài liệu được lưu nhưng chưa được sử dụng đến.
- Điều kiện bảo đảm an toànvà sử dụng tài liệu lưu trữvẫn còn hạn chế,
phòng lưu trữ chưa có những quy định chặt chẽ về bảo vệ tài liệu lưu trữ.
3 - Một số biện pháp hoàn thiện cụ thể ở công ty:
- Nâng cao trình độ cán bộ trong công tác văn thư-lưu trữ.
- Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác văn thư lưu trữ.
- ứng dụng công nghệ thông tin voà công tác săn thư lưu trữ.
- Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh công tác văn thư lưu trữ trong toàn
công ty.
- Cần có những quy định cụ thể về việc quản lý hồ sơ và lưu trữ hồ sơ đảm
bảo cho việc quản lý và luưu trữ được thống nhất.
- Đánh giá đúng mức hiệu quả của việc sử dụng tài liệu lưu trữ. Xác định khả
năng tái sử dụng tài liệu lưu trữ.
Kết luận
Công tác văn thư lưu trữ trong mấy năm trở lại đây đã trở thành một yêu cầu
có tính cấp thiết. Bên cạnh việc phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì một
số cơ quan đã quan tâm tới nghiệp vụ này, đã thấy được tầm quan trọng của công
tác văn thư lưu trữ. Bởi nếu thực hiện tốt công tác Văn thư-Lưu trữ sẽ mang lại hiệu
quả không chỉ trước mắt mà còn cả về lâu dài. Vì công tác Văn thư-lưu trữ thực
chất là những văn bản chứa đựng nhiều yếu tố có tính pháp lý mà không có văn bản
nào thay thế được.
Công tác Văn thư-Lưu trữ của văn phòng công ty Cơ điện và phát triển nông
thôn trong thời gian qua đã có những đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động của
văn phòng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập. Công ty dang
nỗ lực khắc phục những mặt tồn tại này để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt đọng
công tác Văn thư-Lưu trữ phù hợp với xu hướng phát triển đi lên của đất nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 66_0749.pdf