* Thông tin về kinh tế thương mại thị trường hàng ngày.
- Tin kinh tế thương mại hàng ngày: diễn biến tình hình thị trường hàng
hoá, giá cả trong nước và quốc tế.
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước.
- Các văn bản, chính sách mới về lĩnh vực kinh tế.
* Giá cả hàng hoá, dịch vụ.
- Giá vàng và giá đô la.
- Tỷ giá ngoại tệ của các ngân hàng.
- Giá một số mặt hàng nông sản, thực phẩm, vật tư.
- Giá tham khảo một số mặt hàng xuất nhập khẩu.
31 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những đúc kết và thu hoạch về nhận thức lý luận thực tiễn công tác thông tin tư liệu tại trung tâm thông tin thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Những đúc kết và thu hoạch về nhận
thức lý luận thực tiễn công tác thông
tin tư liệu tại trung tâm thông tin
thương mại
Lời mở đầu
Trong quá trình chuyển biến nền kinh tế nước ta sang nên kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, vai trò của các hoạt động thông tin thương mại (bao
gồm các thông tin khoa học – công nghệ, kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực thương
mại ) giữ vị trí cực kỳ quan trọng. Các thông tin liên quan đến thị trường trong nước
và ngoài nước được cung cấp đầy đủ, kịp thời sẽ có tác dụng rất lớn, làm nâng cao
hiệu quả kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam. Chính
vì vậy, nhu cầu thông tin trong lĩnh vực thương mại ngày càng phát triển, đặc biệt là
những thông tin về diễn biến thị trường, giá cả hàng hoá,dịch vụ trong và ngoài
nước, những nhân tố chi phối sự vận động của thị trường, những cơ hội kinh doanh
đều là những nhu cầu thông tin mà các nhà quản lý kinh tế, các doanh nghiệp trong
và ngoài nước rất cần. Do vậy những tổ chức và cơ quan đã tổ chức việc thông tin
trong lĩnh vực thương mại cho bản thân và cho xã hội.
Nhận thức được nghiên cứu thông tin của thị trường, Bộ Kinh tế đối ngoại đã
tách ra và thành lập trung tâm thông tin Thương mại để cung cấp thông tin thị
trường phục vụ nhu cầu dùng tin trong nước và ngoài nước.
Với sự phát triển của công nghệ điện tử – tin học, cùng với sự vận động
phong phú và phức tạp của thị trường kinh tế thế giới những năm cuối của thế kỷ
20,cũng như đầu thế kỷ 21, nhiều nhà kinh tế đã dự báo rằng vai trò của thông tin sẽ
là mấu chốt cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển mới của công
nghệ thông tin ngay nay, đã làm các hoạt động thông tin ngày càng có ý nghĩa, chủ
yếu đối với kinh doanh của từng nhà doanh nghiệp cũng như cả quốc gia. Các
Thương vụ trước đây được tính từng ngày, tháng, nay đã có thể tiến hành từng giờ.
Trong cuộc cách mạng về kinh tế hiện nay, thông tin thị trường với công nghệ là vũ
khí sắc bén mà các nhà doanh nghiệp và các nước hết sức coi trọng.
Phần thứ nhất
Kết quả nhu cầu, khảo sát tình hình tổ chức, công tác và hoạt động của trung
tâm thông tin thương mại
I. Quá trình thành lập trung tâm thông tin thương mại – hạt nhân của hệ
thống thông tin thương mại Việt Nam.
1. Quá trình thành lập.
Trung tâm Thông tin Thương mại Việt Nam (Viet Nam Trade information
Center – viết tắt là VTIC) là cơ quan đầu ngành trong lĩnh vực thông tin thương mại
thị trường thuộc Bộ Thương mại.
VTIC là một đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng
và có tài khoản đồng Việt Nam và tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng, chịu sự quản lý
và chỉ đạo trực tiếp về mọi mặt của Bộ Thương mại, đồng thời chịu sự quản lý của
các cơ quan chức năng Nhà nước về những lĩnh vực công tác có liên quan. Trung
tâm Thông tin Thương mại được thành lập tháng 11/1998 theo quyết định số
473/TBDL – TTCB ngày 30 tháng 5 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, có
trụ sở chính tại 46 Ngô Quyền – Hà Nội với các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và có đại diện tại một số thị trường trọng điểm trong và
ngoài nước.
Trung tâm Thông tin Thương mại từ ngày thành lập (11/1998) đến nay đã
căn cứ nhu cầu thông tin thị trường của xã hội để phục vụ. Hiện nay, Trung tâm
hoạt động trên ba lĩnh vực: Thông tin dưới dạng ấn phẩm (tạp chí, bản tin, sách),
thông tin qua con đường mạng máy tính thương mại VINANET do Trung tâm tư
vấn thiết kế xây dựng, cung cấp các dịch vụ thong tin, môi giới, tư vấn và tiếp thị.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin thị trường, Trung tâm đã thành lập các chi nhánh ở
các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Thời gian qua, các chi nhánh này
đã thoả mãn được một phần nhu cầu của người dùng tin tại các thị trường trọng
điểm nói trên.
Do nhu cầu thông tin thương mại cấp bách, nhất là sau QĐ/211/TTg về triển
khai chương trình công nghệ thông tin, NQTW 4 khoá VIII về xây dựng hệ thống
Trung tâm Thông tin Thương mại Việt Nam , Việt Nam tham gia vào hệ thống
thương mại toàn cầu Internet, nhiều tỉnh như Thái Bình, Nghệ An đã thành lập
Trung tâm Thông tin Thương mại của các tỉnh mình để thu thập, xử lý và cung cấp
thông tin cho địa phương và làm đầu mối nối mạng với trung tâm.... Nhiều tỉnh
đang làm các thủ tục để thành lập Trung tâm Thương mại địa phương (các tỉnh Nam
Bộ, miền Trung), và có nhiều tỉnh tuy đã có hoạt động thông tin thương mại song
chưa thành lập được Trung tâm Thông tin Thương mại địa phương. Sự phát triển
chưa có chỉ đạo thống nhất trên phạm vi toàn Quốc về thông tin thương mại gây
nhiều khó khăn trong chỉ đạo và cầm nhịp phối hợp hoạt động chung trên phạm vi
toàn quốc.
Để đưa các hoạt động thông tin thương mại vào guồng máy thống nhất, tạo
ra hợp, Bộ thương mại đã có tổ chức lại Trung tâm Thông tin Thương mại Việt
Nam trong hệ thống thông tin thương mại toàn Quốc.
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.
2.1. Chức năng và quyền hạn của Trung tâm Thông tin Thương mại.
Tổng hợp, xử lý và phổ biến các quyền thuộc về quan hệ kinh tế quốc tế thị
trường, giá cả hàng hoá và các vấn đề về mậu dịch, đầu tư và hợp tác quốc tế.
Tổ chức thực hiện việc cung cấp và xử lý thông tin cho các tổ chức và cá
nhân trong nước và ngoài nước trên cơ sở ký kết hợp đồng theo luật pháp và quy
chế hiện hành của Nhà nước.
Tư vấn, giúp đỡ cho các tổ chức và cá nhân trong việc lựa chọn và khai thác
các nguồn thông tin phục vụ nghiên cứu và sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện hoạt động thông tin nhằm xúc tiến thương mại đầu tư đối với các
tổ chức kinh tế Việt Nam, các tổ chức kinh tế Việt Nam, các tổ chức kinh tế Việt
Nam với các nước ngoài theo luật pháp hiện hành.
Quan hệ hợp tác và trao đổi thông tin trong lĩnh vực thương mại với các tổ
chức trong nước và nước ngoài theo quy chế hiện hành.
Tổ chức in ấn, xuất bản ấn phẩm có liên quan đến phạm vi hoạt động t theo
quy chế hiện hành của Nhà nước.
2.2. Nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin Thương mại.
- Thông tin bằng ấn phẩm: Đây là hình thức thông tin cơ bản, truyền thống
và đang được giữ vị trí hàng đầu hoạt động trên thị trường thông tin ở nước ta nói
chung và của Trung tâm nói riêng.
Trong lúc chờ quy hoạch lại của Bộ Văn hoá- thông tin, Trung tâm vẫn duy
trì phát triển các ấn phẩm hiện có với tư tưởng chỉ đạo bám sát với tôn chỉ mục
đích, nâng cao chất lượng thông tin cải tiến nội dung và hình thức để hấp dẫn và
phục vù yêu cầu của bạn đọc, đồng thời đảm bảo hoạt động đúng luật báo chí tập
trung ứng dụng các biện pháp thích hợp để từng bước giành lại thị phần cho tờ thị
trường.
Mạng Thông tin thương mại và thị trường: Cung cấp các thông tin kinh tế –
thương mại dưới dạng dữ liệu thông qua mạng máy tính. Đây là hình thức thông tin
mới, trong tương lai sẽ là hình thức thông tin chủ yếu, cần phải tập trung đầu tư
nhiều cả về cơ sở dữ liệu, kỹ thuật và cán bộ.
Hướng tới phải đưa được tin Internet, phục vụ trao đổi dữ liệu với Quốc tế và
phục vụ các doanh nghiệp có hiệu quả Thương mại điện tử.
- Đầu mối xây dựng và phát triển Thương mại điện tử:
Để thực hiện nhiệm vụ của Bộ Thương mại giao, trước hết, Trung tâm làm
đầu mối phát triển hệ thống Trade Point – Seal Việt Nam, sẽ tiến hành từng bước
đăng ký, kết nối, làm thử, xây dựng đề án trình Bộ duyệt và triển khai ở diện rộng.
Mục tiêu trước mắt là xây dựng một đề án Trade Point tại Việt Nam phù hợp với
tình hình thực tế trong nước và kinh nghiệm bên ngoài. Nghiên cứu thành lập các tổ
chức thích hợp để triển khai Thương mại điện tử, trước mắt nghiên cứu đề tài phát
triển thương mại điện tử để trình Bộ.
- Tiến hành các dịch vụ phụ trợ: Hoạt động dịch vụ có vị trí rất quan trọng,
góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm.
Trung tâm sẽ hướng vào củng cố và tổ chức các loại dịch vụ thông tin sau:
+ Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu (cung cấp thông tin có chọn lọc).
+ Dịch vụ phát hành (cung cấp thông tin bằng ấn phẩm).
+ Dịch vụ mạng (cung cấp thông tin cho người dùng tin bằng máy tính).
+ Dịch vụ quảng cáo, hội chợ, hội thảo phục vụ cho phát triển Thương mại.
+ Dịch vụ xuất bản (làm sách, làm catalog, in tờ gấp, làm chuyên san giới
thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư).
+ Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ trên cơ sở củng cố lại Văn phòng phát triển
Thương mại.
- Tổ chức hệ thống Thông tin Thương mại trên toàn Quốc.
3. Cơ cấu tổ chức.
3.1. Trung tâm Thông tin Thương mại Việt Nam.
a. Trung tâm thông tin Thương mại Việt Nam: do một giám đốc phụ trách, có
các phó Giám đốc giúp việc.
Nó gồm các bộ phận sau:
- Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thông tin ấn phẩm.
- Các đơn vị hoạt động trong mạng máy tính và thương mại điện tử.
- Các đơn vị hoạt động dịch vụ.
- Các phòng ban quản lý (hành chính, tổng hợp, kế toán, tài vụ).
- Các chi nhánh (thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.....) và các văn
phòng đại diện ở nước ngoài.
b. Nguyên tắc chung về tổ chức mối quan hệ.
- Giám đốc Trung tâm chịu trách về mọi hoạt động của Trung tâm trước Bộ
trưởng Bộ Thương mại. Giám đốc Trung tâm do Bộ Trưởng Bộ Thương mại bổ
nhiệm và làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Giúp việc cho Giám đốc có các Phó Giám đốc chuyên trách về lĩnh vực công
tác theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm. Trưởng các phòng ban phụ thuộc,
trực thuộc và các chi nhánh chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của
đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ được giao và được Giám đốc phân cấp quản
lý, do Giám đốc bổ nhiệm.
- Các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc vào các chi nhánh, đại diện tại nước ngoài
của Trung tâm được Giám đốc Trung tâm ra quyết định thành lập và được quy định
ra chức năng và nhiệm vụ cho từng đơn vị.
- Đối với các đơn vị trực thuộc là đơn vị thuộc bộ máy của Trung tâm, con
dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng hoạt động theo cơ chế hạch toán độc lập có tư
cách pháp nhân, được Trung tâm phân cấp quản lý.
Về nhiệm vụ hàng năm được xây dựng thành kế hoạch bao gồm cả chỉ tiêu
kinh tế, chỉ tiêu tài chính, lao động và tiền lương... trình Giám đốc duyệt, cuối năm
đơn vị làm báo cáo quyết toán theo đúng chế độ quyết định trình Trung tâm xét
duyệt.
Trưởng các bộ phân trực thuộc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị
trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật Nhà nước.
Đối với các đơn vị phụ thuộc phòng ban, chi nhánh được quản lý trên chức
năng, nhiệm vụ được giao và được Giám đốc phân cấp quản lý tuỳ thuộc vào tính
chất của từng bộ phận.
3.2. Trung tâm Thông tin Thương mại – 46 Ngô Quyền – Hà Nội.
a. Lãnh đạo Trung tâm.
Một Giám đốc Trung tâm Thông tin Thương mại.
- Hai phó Giám đốc Trung tâm.
b. Khối văn phòng trung tâm: Phòng kế toán.
c. Khối xuất bản Phòng tổng hợp: Hành chính quản trị.
Bản tin A.
- Phòng xuất bản.
- Phòng Bản tin thị trường.
- Phòng bản tin thị trường giá cả vật tư.
- Phòng bản tin thương nghiệp thị trường – Phòng bản tin ngoại thương.
- Tạp chí VE.
- Tạp chí VB.
d. Khối dịch vụ.
- Bộ phận BTD.
- Bộ phận dịch vụ.
c. Mạng thông tin thương mại thị trường.
- Phòng tư liệu.
- Phòng tin kinh tế Việt Nam.
- Phòng tin kinh tế Thế giới.
3.3. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong Trung tâm
Thông tin Thương mại 46 Ngô Quyền – Hà Nội.
a. Khối thông tin máy tính.
Tổ chức mạng máy tính thương mại thị trường VINANET (gốm các bộ phận:
tư liệu; Cơ sở dữ liệu; Biên tập tin trong nước; Biên tập tin nước ngoài, dịchvụ kỹ
thuật.....)
Mạng VINANET có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thương mại thị trường cho các người
dùng ở trong và ngoài nước.
- Tổ chức và thực hiện làm đầu mối, thu thập thông tin thương mại thị trường
để cung cấp lên Internet.
b. Khối xuất bản.
- Bao gồm:
+ Hai tạp chí Tiếng Anh xuất bản một tuần một số.
+ Một bản tin thị trường xuất bản hàng ngày.
+ Một bản tin Ngoại thương xuất bản một tuần một số.
+ Một bản tin thị trường giá cả vật tư một tuần ba số.
+ Một bản tin Thương nghiệp thị trường một tháng một số.
+ Một bản tin chuyên đề một tuần một số.
- Chức năng, nhiệm vụ: Thu thập, xử lý và phổ biến thông tin thương mại thị
trường dưới dạng ấn phẩm cho người dùng tin ở trong nước và ngoài nươchính
sách.
c. Khối dịch vụ thông tin.
- Bộ phận dịch vụ thông tin.
- Xưởng in sự nghiệp.
d. Khối hành chính.
- Phòng hành chính tổng hợp.
Chức năng và nhiệm vụ.
+ Điều hoà, phối hợp và tổ chức các hoạt động của trung tâm, đảm bảo điều
kiện vật chất cho hoạt động của trung tâm.
+ Xây dựng và quản lý hệ thống tổ chức của Trung tâm.
+ Tổng hợp và xây dựng chương trình, báo cáo định kỳ của Trung tâm.
3.4. Các chi nhánh.
- Chi nhánh Trung tâm Thông tin Thương mại thành phố Hồ Chí Minh -
35/37 Bến Chương Dương TP.Hồ Chí Minh có nút mạng VINANET tại TP.Hồ Chí
Minh và các tỉnh Nam Bộ.
Các văn phòng đại diện của các tạp chí, bản tin tại TP.Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh Trung tâm Thông tin Thương mại tại TP.Đà Nẵng – 132
Nguyễn Chí Thanh TP. Đà Nẵng có một nút mạng và bộ phận thu thập, xử lý và
cung cấp thông tin Thương mại thị trường trên các tỉnh miền Trung.
- Chi nhánh Trung tâm Thông tin Thương mại tại 96/1/1 Lý Tự Trọng TP.
Cần Thơ có một nút mạng và bộ phận tiến hành thu thập, xử lý và cung cấp thông
tin trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ.
4. Tình hình đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất của trung tâm .
4.1. Tình hình dân sự.
Đối với các đơn vị trực thuộc, việc tuyển cán bộ Trung tâm phân cấp cho
thủ trưởng các đơn vị tiến hành trên cơ sở chỉ tiêu được Giám đốc: Trung tâm
duyệt và đề nghị tuyển dụng cán bộ của đơn vị trực thuộc đã được giám đốc Trung
tâm đồng ý bằng văn bản.
Đối với các đơn vị thuộc do Giám đốc Trung tâm tuyển dụng cán bộ trên cơ
sở đề nghị của đơn vị phụ thuộc và trưởng phòng tổ chức cán bộ.
Đội ngũ cán bộ của Trung tâm có trình độ cao, nhiệt tình, năng động trong
công việc. Họ đều được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ giỏi,
thuận tiện cho việc dịch, biên tập, biên soạn tài liệu phục vụ bạn đọc.
Việc biên chế cán bộ được tiến hành theo ba cách sau:
- Hợp đồng vô thời hạn (biên chế).
- Hợp đồng dài hạn.
- Hợp đồng ngắn hạn.
4.2. Cơ sở vật chất và tài chính.
Trung tâm quản lý tài chính của các đơn vị theo mức tài chính đã được Giám
đốc Trung tâm duyệt trên cơ sở đề nghị của các đơn vị, trong phạm vi định mức và
phải có báo cáo Giám đốc Trung tâm.
Các đơn vị phụ thuộc trích lập từ các quỹ và nộp cho Trung tâm theo luật
định.
Cơ sở vật chất của Trung tam còn hạn chế. Các phòng làm việc của Trung
tâm chật chội, nhỏ hẹp. Tuy nhiên, Trung tâm cũng đã cố gắng bố trí sao cho thaụan
tiện nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ cơ quan làm việc đạt hiệu quả ở mức
tối ưu. Mỗi phòng làm việc đều có máy tính, điều hoà nhiệt độ, điện thoại, bàn
nghế, tủ đựng tài liệu. Các phương tiện liên lạc viễn thông như máy Fax, điện thoại,
E – mai làm nhiệm vụ nhận tin và chuyển tin từ nước ngoài gửi đến và tư Trung tâm
đi. Các phương tiện dùng để sao in văn bản như máy photocopy, máy in kim, máy
in laze.
Trung tâm còn có các cơ sở dữ liệu dùng để quản trị, xử lý, lưu trữ và tìm tin.
Chúng được xây dựng trên các phần mềm chuyên dụng và các phần mềm Foxpro,
SCO UNIX. Các máy tính ở đây đều được nối mạng cục bộ (LAN) và được kết nối
vào Internet, dùng để lấy thông tin từ các nước khác trên thế giới, là các thông tin có
giá trị cao vì được cập nhật một cách kịp thời, đầy đủ chính xác, là nguồn tài liệu
quý giá để từ đó, chúng được xử lý, biên dịch,biên soạn ra các bản tin tuần, tháng và
quý để phục vụ các độc giả v à các bộ lãnh đạo và các cán bộ trong ngành. Nguồn
thông tin này luôn trở lên khả dụng, hữu ích với bất cứ người nào sử dụng, tạo điều
kiện cho người dùng tin có thể tìm tin, tiếp cận và cập nhật thông tin một cách
nhanh chóng.
Như vậy, máy tính là công cụ hỗ trợ đắc lực, không thể thiếu được trong hoạt
động của Trung tâm Thông tin Thương mại.
Các thiết bị, phương tiện để phục vụ công tác thông tin – tư liệu của cơ quan
đều là các phương tiện tốt, rất có ích trong mọi hoạt động của trung tâm, mang lại
hiệu quả cao trong công việc.
II. quy trình tổ chức công tác thông tin tư liệu.
1. Mô hình hoạt động của trung tâm.
Trung tâm Thông tin Thương mại hoạt động trên trên ba mảng công việc lớn.
- Hoạt động xuất bản ấn phẩm thông tin.
- Hoạt động của máy tính thương mại – thị trường (VINANET).
Mạng VINANET có hai bộ phận chính là bộ phận kỹ thuật, đảm bảo về mặt
kỹ thuật công nghệ mạng, quản trị mạng và bộ phận đảm bảo nội dung thông tin
trên mạng.
- Các hoạt động dịch vụ khác: nhằm xúc tiến thương mại, đầu tư với các tổ
chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.
Trung tâm được tổ chức theo mô hình ngành nghề, trong phạm vi ngành
thương mại, tức là cung cấp mọi tài liệu sách, báo, tạp chí có liên quan đến ngành
thương mại.
ưu điểm của loại mô hình này là cung cấp được đầy đủ, nhanh chóng chính
xác các tài liệu theo yêu cầu của người dùng tin, nhưng chỉ trong lĩnh vực thương
mại.
Nhược điểm là không có tài liệu về các ngành khác nên khi có nghiên cứu về
nhưng tài liệu này phải đi tìm ở các trung tâm, các thư viện khác.
2. Dây truyền tư liệu trong cơ quan.
Dây truyền tư liệu hay còn gọi là quy trình tổ chức công tác thông tin tư liệu
của Trung tâm Thông tin Thương mại bao gồm ba công đoạn sau:
- Công tác tạo nguồn.
- Thu thập xử lý thông tin.
- Lưu trữ và cung cấp thông tin.
Tuy nhiên, ta cần phải đi sâu vào tìm hiểu xem việc thực hiện từng công
đoạn ở Trung tâm Thông tin – Tư liệu này:
2.1. Công tác tạo nguồn.
Ngày này thông tin được coi là tài nguyên – loại tài nguyên vô giá, và nó đã
trở thành một lượng vật chất quan trọng như một động lực phát triển kinh tế xã hội.
Điều này ngày càng khẳng định vai trò của việc xây dựng nguồn lực thông tin trong
công tác thông tin thương mại thị trường. Xuất phát từ quan điểm đó, ngay từ đầu
cơ quan thông tin thương mại đã tập trung vào các nguồn chủ yếu sau đây:
a. Nguồn thông tin của Hãng thông tấn: AFP của Pháp, Reuter của Anh và
thông tin của hãng Dowjones. Đây chính là nguồn thông tin phong phú của Hãng
thông tấn trên thế giới. Những thông tin này được phát triển liên tục 24/24 giờ qua
vệ tinh. Nội dung thông tin bao gồm: Diễn biến thị trường và giá cả hàng hoá, tài
chính, thương mại, tỷ giá, nguyên nhiên liệu tại các thị trường chính trên Thế giới.
b. Nguồn tin của Trung tâm thương mại thế giới (ITC): Thông tin của
Trung tâm thương mại Thế giới gồm các bài tổng luận về tình hình sản xuất kinh
doanh từng mặt hàng chủ yếu, của từng lĩnh vực ngành và từng nước, có dự báo dự
đoán sự phát triển trong tương lai.
c. Nguồn thông tin từ báo, tạp chí ở trong nước và ngoài nước: Có thể nói
đây cũng là một nguồn bổ xung đa dạng và phong phú đa doanh nghiệp thông tin
phục vụ chủ yếu cho công tác xử ý và cung cấp thông tin cho các đối tượng dùng tin
trong đó có các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với hàng trăm đầu báo tạp chí
trong và ngoài nước, trong đó có hơn 30 đầu báo và tạp chí đủ các thứ tiếng Nga,
Anh, Trung và Pháp được tổ chức cập nhật hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng,
phục vụ đắc lực cho nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp.
d. Các nguồn thông tin khác: Ngoài những nguồn thông tin chủ yếu đã được
đề cập trên đây, Trung tâm thông tin thương mại đã có thêm nhiều nguông thông tin
khác. Những nguồn thông tin này cũng là một trong những nguồn thông tin được
các doanh nghiệp quan tâm.
Thông tin từ các thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài. Những thông tin này
được đăng ký và thường xuyên gửi về nước bằng các phương tiện khác nhau như:
Gửi qua Telex, qua Fax và báo cáo chuyên đề định kỳ hàng tháng và hàng năm vê
nghiên cứu hàng hoá và diễn biến thị trường nước sở tại.
Thông tin của các đại diện của Trung tâm thông tin thương mại tại một số thị
trường lớn như thị trường SNG, Thái Lna, Cannada, úc, Mỹ.
Thông tin của các Cộng tác viên của Trung tâm thông tin thương mại tại một
số tỉnh thành phố lớn trong cả nước về tình hình thị trường , diễn biến giá cả, hàng
hoá chủ yếu trên các thị trường này.
Thông tin của các cơ quan quản lý của các Bộ các ngành mà Trung tâm có
quan hệ trong việc trao đổi, thu thâp những thông tin này. Giúp cho các doanh
nghiệp, người dùng tin nắm bắt kịp thời những chủ trương chính sách của Nhà nước
Việt Nam về kinh tế thương mại và hoạt động xuất nhập khẩu.
2.2. Thu thập và sử lý thông tin.
Tất cả các nguồn thông tin ở tronng nước và nước ngoài được tổ chức thu
thập, xử ý và cập nhật thường xuyên. Sau đó với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ
phận cung cấp thông tin mà có các yêu cầu xử lý thông tin khác nhau.
Quy trình xử lý thông tin được xây dựng trong toàn bộ hệ thống thông tin
thương mại và đóng vai trò công cụ làm việc của người xử lý và quy trình xử lý tự
động của hệ thống. Đó là quy trình thu thập, cập nhật dữ liệu, xử lý lưu trữ và cung
cấp thông tinch mọi đối tượng dùng tin.
Các thông tin thu thập được là những thông tin thô, chưa được qua xử lý theo
yêu cầu. Để những thông tin có thể trở thành những thông tin thứcự có ích được lưu
trữ trong các cơ sở dữ liệu, hay đưa vào các ấn phẩm phục vụ cho các doanh nghiệp
thì các thông tin này cần được biên tập và xử lý qua các khâu như:
- Chọn lọc thông tin.
- Kiểm tra lại độ chính xác của các thông tin đã được lựa chọn.
- Phân loại thông tin theo các tiêu thức phục vụ khác nhau.
-Nhập dữ liệu thông tin đã được chọn lọc và phân loại.
- Lưu trữ thông tin và cung cấp thông tin hiện hành là những thông tin mới
nhất.
2.3. Lưu trữ và cung cấp thông tin.
Theo nội dung thông tin trong các nhóm thông tin được thu thập xử lý, thông
tin được lưu trữ theo nguyên tắc thông tin mới đứng trước thông tin cũ. Như vậy khi
xuất hiện một thông tin cần lưu trữc hệ thốn cần phân tích xem thông tin mới được
đưa vào sẽ nằm ở vị trí nào theo thời gian.
Số lượng và chủng loại thông tin thì rất nhiều. Vì vậy đối với mỗi sản phẩm
dịch vụ thông tin chỉ chứa đựng một sản lượng thông tin có hạn. Khi thông tin về
một hàng, một sản phẩm, dịch vụ vượt quá giới hạn cho phép thì hệ thống sẽ chuyển
những thông tin này sang hệ thống lưu trữ dươí dạng khác nhau như đĩa quang
hoặc băng từ.
Nội dung thông tin thương mại thị trường sẽ được kết hợp hai hướng tập
trung và phân tán.
a. Thông tin tập trung:
Vì khối lượng và chủng loại thông tin phục vụ lãnh đạo rất lớn nên chỉ có thể
quản lý tập trung những thông tin quan trọng được nhiều người sử dụng việc xác
định những thông tin này là những thông tin tập trung phụ thuộc vào những yêu cầu
thông tin của người sử dụng. Khi bắt đầu xây dựng một số thông tin sẽ được cho là
thông tin tập trung cho toàn hệ thống chủ yếu lưu trữ trên vật mang tin, đĩa CD –
ROM và Mạng máy tính.
b. Thông tin phân tán.
trong hệ thống thông tin thương mại có nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận lại có hệ
thống lưu trữ riêng (Lưu trữ thủ công và lưu trữ nhờ công nghệ thông tin) để phục
vụ công việc theo chức năng của từng bộ phận cung cấp tin.
Để đảm bảo tính thống nhất của toàn hệ thống, những thông tin lưu trữ phân
tán tại các bộ phận cũng phải tuân thủ theo một số cấu trúc nhất định, sao cho các
thông tin lưu trữ phân tán khi cần thiết có thể chuyển về thông tin tập trung sử dụng
cho toàn hệ thống.
Việc cung cấp thông tin của hệ thốn được thực hiện theo các hình thức chủ
yếu sau đây:
+ Cung cấp thông tin bằng ấn phẩm:
+ Cung cấp thông tin phương pháp hỏi và trả lời (phục vụ thông tin theo yêu
cầu và địa chỉ). Hình thức cung cấp thông tin này có thể được coi là dịch vụ thông
tin.
+ Cung cấp thông tin qua Mạng máy tính.
Hiện nay, việc cung cấp thông tin bằng ấn phẩm là phương pháp cung cấp
thông tin truyền thống. Trung tâm thông tin Thương mại hiện đang tồn tại các dạng
ấn phẩm thông tin phục vụ theo các yêu cầu dùng tin của các doanh nghiệp. Đó là
những ấn phẩm thông tin xuất bản định kỳ hàng ngày hàng tuần, hàng tháng. Mạng
thông tin thương mại thị trường *(Vinanet) và các dịch vụ thông tin hỏi đáp khác.
b. 1. Cung cấp thông tin bằng ấn phẩm.
ấn phẩm thông tini xuất bản định kỳ:
- Thông tin xuất bản hàng ngày: là những thông tin mới nhất, được thu thập,
cập nhật và phổ biến hàng ngày trên ấn phẩm “thị trường ” về các lĩnh vực kinh tế,
thương mại trong và ngoà nước.
- Thông tin xuất bản hàng tuần và hàng tháng: Bao gồm các ấn phẩm sau
đây:
+ Bản tin thông tin thương mại:
+ Bản tin thị trường giá cả vật tư.
+ Bản tin thương nghiệp thị trường.
+ Bản tin doanh nghiệp thương mại.
* Các ấn phẩm thông tin không định kỳ.
B2. Cung cấp thông tin bằng Mạng máy tính.
Để tiến hành tốt việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp bằng Mạng
máy tính, Trung tâm thông tin Thương mại đã xây dựng Mạng máy tính thông tintm
thị trường Vinanet. Khi hệ thống này được thành lập, trong cả nước đã có 3 nút
mạng tại các địa phương như: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Việc cung cấp thông tin trên mạng máy tính là một công nghệ mới dưới dạng dữ
liệu máy tính, mạng thông tin thương mại thị trường phát liên tục 5 lần trong ngày.
Nội dung chủ yếu tập trung ào diễn biến thị trường và hàng hoá trên thế giới và thị
trường trong nước.
* Thông tin tổng hợp phát hàng ngày: Những thông tin này liên quan đến
nhóm hàng và mặt hàng chính như nhóm hàng nông sản, nhóm hàng thuỷ hải sản,
nhóm hàng điện tử, nhóm hàng lâm sản, nhóm hàng tiêu dùng, nhóm hàng vật liệu
xây dựng, nhóm hàng vận tải, nhóm hàng hoá chất Thông tin về các nhóm hàng này
cũng theo các tiêu thức như tên hàng hoá, hàng nội địa, xuất khẩu hoặc nhập khẩu,
giá mua, giá bán, nơi cung cấp chính, sản lượng tiêu thụ trong nước, sản lượng xuất
khẩu, nguồn cung cấp thông tin, ngày cung cấp thông tin.
* Những thông tin tra cứu trên mạng: Theo từng lĩnh vực được chưa đựng
trong các cơ sở dữ liệu của mạng.
- Luật kinh tế thương mại: Đây là cơ sở dữ liệu quản lý toàn bộ văn bản luật
và dưới dạng luật như quyết định, thông qua thông tư hướng dẫn của nhiều lĩnh vực
khác nhau, do nhiều cấp ban hành khác nhau.
- Hồ sơ doanh nghiệp: Hồ sơ doanh nghiệp trong nước: Hồ sơ doanh nghiệp
nước ngoài; Hồ sơ doanh nghiệp liên doanh; Hồ sơ các văn phòng Đại diện.
Đây là những thông tin về doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam. Tiêu thức chính cho các thông tin về hồ sơ doanh nghiệp là tên doanh nghiệp,
tên công ty văn phngf đại diện, địa chỉ, điện thoại, telephon, fax, Chủ doanh nghiệp,
Trưởng đại diện, loại hình doanh nghiệp ngành nghề kinh doanh và các thông tin
có liên quan khác.
Cơ sở dữ liệu về số liệu xuất nhập khẩu: Số lượng mặt hàng có thông tin sẽ
được giới hạn khoảng 20 mặt hàng chính, có số lượng giao dịch lớn, mang tính
chiến lược và có độ nhạy cảm cao trong hoạt động và nghiên cứu của Trung tâm
trong từng thời kỳ. Về xuất khẩu: Bao gồm các mặt hàng chính như gạo, cà phê,
cao su, hàng thuỷ sản, hàng dệt may về nhập khẩu; Bao gồm các mặt hàng như sắt
thép, phân bón, thuốc trừ sâu, ô tô, xe máy...
Các thông tin chuyên đề: Ngoài một số thông tin chuyên đề mà các doanh
nghiệp yêu cầu như chuyen đề về gạo, chuyên đề về cà phê, mà trung tâm thông tin
thương mại thu thập từ nguyên bản tiếng Anh để cung cấp trực tiếp cho các nội
dung có yêu cầu, Trung tâm thông tin thương mại còn tổ chức cung cấp một dạng
thông tin kinh tế thương mại bằng ấn phẩm hàng tuần.
III. các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin.
Sản phẩm thông tin thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin, do một
cá nhân, một tổ chức nào đò thực hiện nhằm thoả mãn nghiên cứu của người dùng
tin. Trung tâm thông tin thương mại gồm có các sản phẩm thông tin sau:
1. Các ấn phẩm thông tin.
Hiện tại Trung tâm được Ban tư tưởng văn hoá Trung ương Bộ Văn hoá
thông tin cấp giấy phép cho xuất bản các tạp chí và bản tin sau đây.
- Tạp chí kinh tế đối ngoại: Viet Nam Econnomic News (VE) bằng tiếng
Anh. Nội dung thông tin về kinh tế thương mại thị trường của Việt Nam.
- Tạp chí: Viet Nam Bisiness (VB) bằng tiếng Anh. Nội dung thông tin về
cơ hội sản xuất kinh doanh và đầu tư vào Việt Nam.
- Bản tin Ngoại thương: Thông tin về kinh tế thị trường và giá cả hàng hoá
trên thế giới.
Bản tin thị trường và thị trường giá cả vật tư: Thông tin về kinh tế thị trường
và giá cả vật tư thiết yếu trong nước. Và một số bản tin chuyên đề khác.
2. Cơ sở dữ liệu (CSDL).
CSDL được xây dựng trên các phần mềm chuyên dụng đặc thù cho ngành
Thương mại như hệ thống CSDL về pháp luật, doanh nghiệp, xuất nhập khẩu, giá cả
hàng hoá, dự án kêu gọi đầu tư, giấy phép đầu tư đã cấp, kinh tế Việt Nam và kinh
tế thế giới. Toàn bộ hệ CSDL trên được lưu trong hệ quản trị CSDL FOXPRO 2.5,
chạy trên hệ điều hành SCO UNIX.
Căn cứ vào nguồn tư liệu hiện có trong kho tư liệu của Trung tâm Thông tin
Thương mại, căn cứ vào các nhu cầu thông tin của đơn vị dùng tin ở trong nước và
nước ngoài, căn cứ vào khả năng thu thập, xử lý, biên tập lưu trữ của mạng
VINANET, từ những ngày đầu xây dựng cho đến nay, Trung tâm đã đi sâu nghiên
cứu thiết kế xây dựng các ngăn CSDL.
2.1. Ngăn luật kinh tế thương mại.
Có 2 CSDL:
a. CSDL luật: là CSDL quản lý toàn bộ các văn bản luật và dưới luật do
nhiều cấp ban hành với nhiều lĩnh vực khác nhau. CSDL luậtkt thương mại được
thu thập và lưu trữ từ nhưng năm 1987 với 60 vấn đề chủ yếu của các lĩnh vực
ngành được mã hoá đến từng tiêu thức cho thuận tiện khi tìm kiếm.
b. CSDL thư mục luật:
CSDL thư mục đã có trên máy PC, chưa phát triển trên mạng. CSDL này
giúp cho người sử dụng quan tâm tới văn bản nào thì có thể tìm tên văn bản đó
trong những văn bản mới ban hành trong tháng, rồi lấy toàn văn bản về văn bản đó
trong những văn bản mới ban hành trong tháng, rồi lấy toàn văn bản về theo ý
muốn. Mục đích của việc xây dựng CSDL luật là giúp cho người dùng tin nắm bắt
một cách nhanh nhất các thông tin mới nhất về các văn bản nào đó đưa kịp vào
CSDL luật.
2.2. Ngăn CSDL về hồ sơ các doanh nghiệp.
Đây cũng là một CSDL được xây dựng rất công phu từ những năm đầu thành
lập mạng. Hiện tại CSDL này có tới trên một vạn doanh nghiệp, bao gồm:
a. Hồ sơ các công ty trong nước: là CSDL tập hợp và quản lý danh mục các
doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần công ty trách
nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Những doanh
nghiệp này thường xuyên được bổ xung sửa chữa và sử lý trên cơ sở các số liệu về
mọi hoạt động của doanh nghiệp đó theo mẫu chuẩn.
b. Hồ sơ giấy phép đầu tư đã cấp: là CSDL được cập nhật từ các giấy phép
đầu tư của Bộ kế hoạch và đầu tư của các tỉnh cấp.
c. Hồ sơ các văn phòng đại diện: là CSDL tập hợp các cơ sở dữ liệu liên
quan đến tổ chức hoạt động của văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế nước
chính sách tại Việt Nam.
d. Hồ sơ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam: Các doanh nghiệp
này trong CSDL thường xuyên được bổ xung, sửa đổi theo các biến động của doanh
nghiệp đó hàng năm. Nhưng vì số lượng các doanh nghiệp được bổ xung vao quá
nhiều, với khả năng thu thập còn hạn chế nên CSDL này không thể sửa chữa chính
xác và nhanh chóng khi doanh nghiệp trong CSDLnày có sự thay đổi. Vì vậy nhiều
công ty đã thay đổi cả dữ kiện của mình, nhưng trong CSDL vẫn còn lưu trữ các
thông tin quá cũ của doanh nghiệp đó.
2.3. CSDL về hoạt động xuất nhập khẩu.
CSDL này chủ yếu cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động xuất nhập
khẩu của các doanh nghiệp, số liệu các mặt hàng xuất nhập khẩu heo từng thời gian:
10 ngày, tháng, quý và năm. Ngoài các thông tin chủ yếu nêu trên, CSDL này còn
cung cấp cho người dùng tin những số liệu thông tin về những mặt hàng xuất nhập
khẩu phân theo nước. Nhìn chung trong quá trình thu thập và cung cấp thông tin về
lĩnh vực này vẫn còn hạn chế cả về thưòi gian tính và nội dung thông tin, song đối
với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với người dùng tin là các cơ quan quản lý,
nghiên cứu thì đây là một CSDL có nhiều tác dụng trong việc nghiên cứu, điều hành
quản lý công tác xuất nhập khẩu và thương mại hiện nay.
3. Các dịch vụ thông tin.
Trung tâm Thông tin Thương mại sẽ củng cố và tổ chức các loại dịch vụ sau:
- Dịch vụ cung cấp thông tin tneo yêu cầu (cung cấp thông tincó chọn lọc).
- Dịch vụ phát hành (cung cấp thông tin bằng ấn phẩm).
- Dịch vụ Mạng (cung cấp thông tin cho người dùng tin bằng máy tính).
- Dịch vị quảng cáo, hội chợ, hội thảo phục vụ cho thành phố thương mại.
- Dịch vụ quảng cáo, hội chợ, hội thảo, phục vụ cho phát triển thương mại.
- Dịch vụ xuất bản (làm sách, làm catalog,in tờ gấp, làm chuyên san giới
thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư ).
Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ trên cơ sở củng cố lại Văn phòng phát triển thương
mại.
IV. các hình thức hoạt động thông tin của trung tâm thông tin môi trường.
1. Thông tin Băng ấn phẩm.
Đây là hình thức thông tin cơ bản, truyền thống và giữ vai trò hàng đầu trong
hoạt động của Trung tâm. Hiện nay Trung tâm đang biên tập hàng tháng khoảng
1.600 trang khổ A4, trong đó 80% bằng tiếng Việt, 20% bằng tiến Anh với số lao
động tham gia khoảng 200 ngời, số lượng phát hành của các bản tin và tạp chí
khoảng từ 2000 – 7000 bản/kỳ tuỳ theo từng loại. Hiện nay Trung tâm phát hành 6
bản tin và 2 tạp chí. Trong thời gian tới Trung tâm sẽ có thêm 4 bản tin và một tạp
chí bằng tiếng Anh.
Đối với các ấn phẩm hàng ngày, Trung tâm tổ chức in đồng thời tại hn, TP.
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ xong trước 22 giờ đêm hôm trước, đóng gói và
chuyển qua bưu điện thường là 5 giờ sáng tới các trung tâm Thông tin Thương mại
địa phương nhận trong buổi sáng và phát, chuyển tới các hội viên của mình.
Riêng tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Trung tâm sẽ tổ
chức lực lượng đưa tin để các hội viên nhận tin vào đầu giờ sáng.
Đối với các ấn phẩm định kỳ VTIC sẽ giử cùng tin thị trường cho các Trung
tâm Thông tin Thương mại của các địa phương.
2. Thông tin qua Fax.
Đối với các hội viên vùng núi, hải đảo nếu phải chờ ấn phẩm tới qua bưu
điện thì quá lâu nên sẽ được đăng ký những mục cần quan tâm (nhận sớm). VTIC sẽ
Fax nội dung đã đăng ký cho các hội viên đó ngay sau khi in ấn xong ẩn phẩm.
3. Thông tin qua mạng thương mại thị trường.
Mạng thương mại thị trường cung cấp những thông tin kinh tế thương mại
dưới dạng dữ liệu máy tính, phát hành hàng phút (thường trực). Đây là hình thức
thông tin mới có tương lai song còn phải đầu tư nhiều.
Mạng có 2 bộ phận chính: Bộ phận kỹ thuật, công nghệ mạng và bộ phận
đảm bảo nội dung thông tin trên mạng.
Các thông tin phục vụ máy tính điện tử.
Cơ hội kinh doanh điện tử (ETO).
- CSDL về công ty.
- Thông tin về thị trường hàng hoá.
- Thông tin kinh tế thương mại thị trường hàng ngày.
- Giá cả hàng hoá, dịch vụ.
Việc cung cấp thông tin thương mại thị trường lên Internet với mục tiêu xây
dựng cơ sở vật chất và tiềm lực thông tin không những cho các nhà doanh nghiệp,
các nhà nghiên cứu, các cấp quản lý điều hành vĩ mô nền kinh tế của đất nước nói
chung và ngành thương mại nói riêng, mà còn tạo cơ sở hạ tầng về công nghệ thông
tin phục vụ cho việc hội nhập và thương mại điện tử.
Phần thứ hai
Những đúc kết và thu hoạch về nhận thức lý luận thực tiễn công tác thông tin
tư liệu tại trung tâm thông tin thương mại.
I. Những đúc kết và thu hoạch.
Qua một tháng thực tập tại Trung tâm Thông tin Thương mại, với sự hướng
dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ tại Trung tâm, qua nghiên cứu và khảo sát mô
hình, cơ cấu tổ chức và dây chuyền tư liệu thông tin, đặc biệt là các công việc đã
làm, tôi thấy những lý thuyết đã được học ở trường và các khâu, các công việc tại
Trung tâm Thông tin Thương mại về cơ bản không có gì khác nhau, lý thuyết không
xa rời thực tế. Từ mô hình tổ chức đến dây chuyền thông tin tư liệu vẫn bao gồm
các khâu chủ yếu như: bổ xung tạo nguồn tin, xử lý tin, lựa chọn tin và bảo quản tin.
Tuy nhiên,với đặc trưng riêng của Trung tâm Thông tin Thương mại đó là
phục vụ các Viện nghiên cứu chuyên ngành, phục vụ các chương trình nghiên cứu
khoa học. Vì vậy ở các khâu có sự thay đổi nhất định phục vụ cho hoạt động của
mình một cách tốt nhất như việc cung cấp dịch vụ tư liệu: tại phòng lưu trữ là nơi
lưu trữ và bảo quản các tư liệu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ các tài liệu có độ
bảo mật cao do đó chỉ phục vụ các cán bộ có giấy giới thiệu của cơ quan mà không
phổ biến rộng rãi.
Nếu như việc tách rời giữa các phần trong dây chuyền thông tin tư liệu để trở
thành một môt học trong quá trình học tập tại lớp, thì trong thực tế các khâu
nàyluôn liên kết chặt chẽ với nhau và liên tục chuyển đổi các sản phẩm của khâu
này sẽ là đầu vào của khâu tiếp theo.
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm Thông tin Thương mại, tôi thấy việc
sử dụng ngoại ngữ vào các công việc của dây truyền thông tin tư liệu là rất quan
trọng. Từ khâu bổ xung, xử lý, tìm tin, đa số đều phải vận dụng kiến thức ngoại ngữ
vì các thông tin tư liệu tại Trung tâm có rất nhiều sách, tạp chí khoa học nước ngoài.
Do vậy qua đợt thực tập này đã giúp tôi hiểu rõ tầm quan trọng của ngoại ngữ đối
với cán bộ thông tin.
Mặt khác, việc vận dụng máy móc công nghệ cao đã giúp cho việc vận hành
dây chuyền thông tin tư liệu đạt năng suất và chất lượng cao.
2. Nhận xét.
Từ thực tế công tác của Trung tâm thông tin Thương mại, ta có thể rút ra một
số nhận xét sau:
2.1. Về mô hình tổ chức của Trung tâm Thông tin Thương mại.
a. Mô hình hiện tại.
Mô hình hiện tại của VTIC đang ở dạng khép, phân tán, chưa tập trung phối
hợp hoạt động Trung tâm thông tin trong một hệ thống để đáp ứng mong mỏi của
các địa phương.
Trong cơ chế kinh tế cũ, các hoạt động thông tin thương mại chưa được phát
triển, toàn bộ các hoạt động thông tin về kinh tế chủ yếu nằm phục vụ cho việc quản
lý vĩ mô của cơ chế chỉ huy tập trung. Hệ thống tổ chức thông tin lớn nhất thời kỳ
này là trong lĩnh vực Khoa học – Công nghệ được hình thành từ Trung ứng đến địa
phương với nội dung là thông tin khoa học – Công nghệ phục vụ cho lãnh đạo là
chủ yếu, nghiên cứu thông tin trong lĩnh vực thương mại chưa cao. Ngày nay
nghiên cứu thông tin trong lĩnh vực thương mại ngày càng phát triển do cơ chế nền
kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến.
b. Mô hình đề nghị trong tương lai.
Trung tâm Thông tin Thương mại sẽ là hạt nhân tổ chức hoạt động thông tin
thị trường trên phạm vi toàn quốc theo một dạng mới, sẽ không phát triển các chi
nhánh VTIC để cung cấp thông tin cho địa phương mà sẽ tổ chức hệ thống thông tin
thị trường theo kiểu hội hiệp, trong đó mạng là một công cụ quan trọng để liên kết
và cung cấp thông tin thị trường trên phạm vi toàn quốc để đáp ứng nhu cầu bức
thiết các thông tin kinh tế của người dùng tin hiện nay.
2.2. Những hạn chế và tồn tại.
Tuy đã có những cố gắng nhưng những hoạt động thông tin trong lĩnh vực
thương mại còn có những hạn chế, nhược điểm sau:
- Nội dung thông tin nghèo nàn, chất lượng cao, hình thức thông tin đơn
điệu. Các thông tin về kinh tế thị trường và thị trường thế giới vừa thiếu vừa chậm,
nguồn thông tin trong nước chưa được tổ chức khai thác tốt so với đòi hỏi của các
đối tượng dùng tin thì về mặt nội dung và hình thức còn phải phấn đấu rất nhiều
mới sát với yêu cầu thực tế.
Tản mạn, phân tán, chưa có sự phối hợp giữa cơ quan cùng làm thông tin do
từng cơ quan tự mình tổ chức lấy thông tin nên vừa gây nên sự trùng lặp trong
thông tin vừa gây nên tình trạng thấp kém về nội dung Trung tâm Thông tin Thương
mại của Bộ Thương mại chưa thực sự là cơ quan thông tin đầu ngành.
Trình độ ứng dụng công nghệ điện tử tinhọc tuy đã có những cố gắng nhưng
so với trình độ phát triển của công nghệ thế giới ngày nay và sự biến động của thị
trường thì thiết bị và công nghệ còn quá sơ sài và lạc hậu.
- Việc trao đổi thông tin bên ngoài còn hạn hẹp.
a. Nhận xét chung.
Tóm lại hoạt động thông tin trong lĩnh vực thương mại hiện nay vừa thiết
yếu, phân tán. Chưa phát huy được hiệu quả trong việc phục vụ sự phát triển của
thị trường. Nhu càu thông tin cho quản lý Nhà nước, cho kinh doanh của nhà doanh
nghiệp và cho người nước ngoài rất lớn, nhưng hoạt động thông tin chưa đáp ứng
được.
b. Mục tiêu hoạt động của thông tinh trong lĩnh vực thương mại những năm
tới.
Phấn đấu để đưa các hoạt động thông tin trong lĩnh vực thương mại thực sự
trở thành hạ tầng cơ sở góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường –
chính sách mở cửa của nước ta thực sự là cầu nối giữa các nội dung với thị trường.
Đưa các nội dung thông tin phù hợp với yêu cầu đối tượng dùng tin các nhà
quản lý, các doanh nghiệp trong nước, các nhà doanh nghiệp nước ngoài -đảm bảo
độ chính xác và kịp thời của thông tin, tổ chức được đầy đủ các dữ liệu phục vụ cho
các yêu cầu dự báo và hoạch định các quyết định xử lý trong kinh doanh hàng ngày.
Để đạt những mục tiêu trên, những nội dung công việc cần phải thực hiện
trong ba năm tới như sau:
- Hình thành hệ thống thông tin kinh tế – khoa học công nghệ trong lĩnh vực
thương mại trên phạm vi toàn quốc. Hệ thông tin bao gồm các hoạt động của Trung
tâm Thông tin Thương mại của Bộ Thương mại và các hoạt động của các cơ sở,
ngành địa phương thành hệ thống.
- Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin về thương mại, tạo tiềm lực
thông tin đáp ứng sự đòi hỏi, sự phát triển của kinh tế thị trường Việt Nam.
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật – ứng dụng công nghệ điện tử tin học vào
hoạt động thông tin của ngành, đưa hoạt động thông tin thương mại theo kịp sự phát
triển của công nghệ thế giới. Cụ thể của yêu cầu này là phải hoàn thành việc xây
dựng mạng thông tin thương mại quốc gia.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ thông tin thương mại.
- Mở rộng việc hợp tác quốc tế, tận dụng các điều kiện hợp tác quốc tế thực
hiện việc trao đổi thông tin với các nước trên thế giới để phát triển các hoạt động
thông tin.
- Cải tiến các hình thức thông tin, đáp ứng yêu cầu người dùng tin.
Phần phụ lục
I. Danh mục và mô tả các sản phẩm và dịch vụ thông tin tư liệu chủ yếu của
trung tâm thông tin thương mại.
1. Các doanh nghiệp chính sẽ được cung cấp.
* Các thông tin phục vụ môi trường điện tử:
- Cơ hội kinh doanh điện tử.
- Thông tin về công ty.
- Thông tin về thị trường các quốc gia.
* Cơ hội kinh doanh điện tử ETO: là loại thông tin chính được trao đổi giữa
các Trade Point. ETO là hình thức thông tin về việc chào hàng và hỏi hàng của các
thương nhân đối với hàng hoá, dịch vụ, đầu tư gồm:
- Tên sản phẩm.
- Số lượng.
- Giá cả.
-Thời hạn giao hàng.
- Những thông tin khác.
* Thông tin về công ty: Đây là hồ sơ các nhà xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ
có tiềm năng trong nước và thế giới gồm:
- Hồ sơ các công ty liên doanh.
- Hồ sơ văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh nước ngoài.
* Thông tin về thị trường hàng hoá:
- Thông tin cho việc nghiên cứu, lập kế hoạch kinh doanh: những quyết định
về chính sách xuất nhập khẩu, những hiệp ước về thương mại, chính sách ngoại hối,
chính sách và điều kiện đầu tư.
- Thông tin về thị trường: ngoại thương, dữ liệu kinh tế về thị trường, thông
tin về giá cả hàng hoá, thông tin về vận tải, kho tàng.
* Thông tin về kinh tế thương mại thị trường hàng ngày.
- Tin kinh tế thương mại hàng ngày: diễn biến tình hình thị trường hàng
hoá, giá cả trong nước và quốc tế.
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước.
- Các văn bản, chính sách mới về lĩnh vực kinh tế.
* Giá cả hàng hoá, dịch vụ.
- Giá vàng và giá đô la.
- Tỷ giá ngoại tệ của các ngân hàng.
- Giá một số mặt hàng nông sản, thực phẩm, vật tư.
- Giá tham khảo một số mặt hàng xuất nhập khẩu.
2. Các ấn phẩm.
- ấn phẩm hàng ngày.
- ấn phẩm định kỳ.
3. Các dịch vụ.
- Email.
- Diễn đàn, thông tin chuyên đề.
- Thống kê kinh tế Việt Nam và các nước.
- Tin tức tiếng Việt
- Tin tức tiếng Anh.
- ETO.
- Môi giới thương mại, đấu thầu trên mạng.
- Quảng cáo.
- Thông tin giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm, hội chợ ảo, thông tin thẩm
định đối tác, công nghệ.
- Dịch vụ cho các mạng khác ở Việt Nam và các mạng thế giới thông qua
Internet.
- Thông báo.
- Giải trí, phổ biến kiến thức mạng, cung cấp các phần mềm bán hoặc cho
không, hướng dẫn sử dụng các phần mềm, dịch vụ mới và thử nghiệm dịch vụ mới.
Sơ đồ tổ chức trung tâm thông tin thương mại Việt Nam
GDTT
CNHCM
CNĐN
CNCT
Đơn vị
trực
thuộc
Đơn vị
trực
thuộc
Ghi chú:
Phân cấp quản lý của
trung tâm
Phân cấp của đơn vị
phụ thuộc
Kiểm tra, giám sát,
Lời kết
Qua một tháng thực tập tại Trung tâm Thông tin Thương mại, em cảm thấy
thực tế công việc thực tập của em đã đem lại cho những sinh viên năm thứ tư như
em những kiến thức thực tế thật bổ ích và lý thú. Việc thực tập đã thực hiện đúng
như lời bác dạy: “Học phải đi đôi với hành”. Nó đem lại cho em bao điều bổ ích,
những kiến thức thật tuyệt vời sẽ giúp em hình dung tốt về công việc thực sự của
mình sau khi tốt nghiệp Đại học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 576_6983.pdf