Bài bày nghiên cứu về: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Các bạn sinh viên có nhu cầu tham khảo thì down về nhé, mình chỉ muốn chia sẻ tài liệu cho các bạn do đó giá chỉ có 150 xu mà thôi. Nội dung chủ yếu nói về thực trạng thực tế ở Việt Nam.
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6205 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng kiểm toán ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
@&?
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên : Nguyễn Trọng Phương
Sinh viên : Lê Thị Hoài Phương
Lớp : TC 208_2
MỤC LỤC
GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
KTV: Kiểm toán viên
KTNN: Kiểm toán nhà nước
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
KTĐL: Kiểm toán độc lập
BCTC: Báo cáo tài chính
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang trên đà đi lên để hội nhập với kinh tế thế giới. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự phát triển của các doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Đất nước ta đã và đang có những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tình hình chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, dù thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào thì doanh nghiệp chính là nguồn cung ứng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng cho nhu cầu về khía cạnh vật chất lẫn tinh thần của xã hội nói chung và người tiêu dùng nói riêng. Sự phát triển của nền kinh tế tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ được thành lập.
Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán ở nước ta trong những năm gần đây đã làm cho nền kinh tế trong nước thêm sôi động và có những chuyển biến đáng kể. Bên cạnh đó là sự thành lập của các công ty kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra tính hợp lý các con số mà các doanh nghiệp đưa ra. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy sự cần thiết của kiểm toán trong mọi hoạt động của nền kinh tế, chính vì vậy kiểm toán được xem như là một công cụ để cơ cấu nền kinh tế. Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp cũng tự nhận thức được những lợi ích mà hoạt động kiểm toán mang lại cho mình.
Nghề kiểm toán nước ta hiện nay cũng không phải là mới mẻ nhưng thực tế cũng không ít người còn mơ hồ về ngành nghề này, chính vì vậy em xin phép nghiên cứu với đề tài “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” để làm rõ vấn đề này.
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng chung về kiểm toán ở Việt Nam.
Phân tích và đánh giá chung về thực trạng kiểm toán ở Việt Nam hiện nay.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập - thống kê – tổng hợp số liệu. Trong đề tài này đòi hỏi cần phải có những số liệu trong những năm gần đây, các số liệu được tập hợp, thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các thông tin trên báo, đài, Internet…
Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà ta có thể sử dụng các kĩ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối.
Phạm vi nghiên cứu:
Do sự hạn chế của người viết, bài viết không đi sâu vào chi tiết, chỉ đánh giá thực trạng hoạt động chung của ngành kiểm toán tại Việt Nam. Không phân tích tất cả các nhân tố mà chỉ phân tích một số nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến nội dung cần nghiên cứu. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành kiểm toán.
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KIỂM TOÁN
Khái niệm:
Kiểm toán là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng về một thông tin nhằm xác định và báo cáo về sự phù hợp của thông tin này với các tiêu chuẩn được thiết lập. Việc kiểm toán cần được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.
Phân loại:
Phân loại theo người thực hiện:
Kiểm toán nội bộ: là 1 chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách là một sự trợ giúp đối với tổ chức đó.
Kiểm toán Nhà nước: là công việc kiểm toán do các cơ quan của Nhà nước ( tài chính, thuế…) và cơ quan kiểm toán nhà nước chuyên trách tiến hành. Hệ thống kiểm toán nhà nước do nhà nước thành lập, quản lý, là một công cụ quan trọng nhằm tăng cường chúc năng kiểm tra giám sát việc chi tiêu, sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia.
Kiểm toán độc lập: là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm
toán viên thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp. Kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ. Quan hệ giữa các chủ thể kiểm toán (kiểm toán viên/tổ chức kiểm toán và đơn vị kinh tế được kiểm toán) là quan hệ mua bán dịch vụ, đơn vị kinh tế được kiểm toán trả phí dịch vụ cho các kiểm toán viên theo thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán. Các kiểm toán viên độc lập là những người hội đủ các tiêu chuẩn theo chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp lý về hành nghề kiểm toán.
Phân loại theo mục đích:
Kiểm toán hoạt động: Kiểm toán hoạt động là một quá trình đánh giá có hệ thống về sự hữu hiệu, tính hiệu quả, và tính kinh tế của các hoạt động dưới sự kiểm soát của nhà quản lý và báo cáo cho các cá nhân thích hợp về kết quả của việc đánh giá, đồng thời đưa ra những kiến nghị để cải tiến.
Kiểm toán tuân thủ: là loại kiểm toán nhằm xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ theo đúng các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng của nhà nước hoặc cơ quan chuyên môn đề ra hay không.
Kiểm toán BCTC: là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý của các Báo cáo tài chính được kiểm toán.
THỰC TRẠNG CHUNG VỀ KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Những vấn đề chung:
Hơn 20 năm qua là một chặng đường không dài nhưng đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc của ngành Kiểm toán độc lập còn non trẻ của Việt Nam. Với số lượng gần 200 công ty Kiểm toán đang hoạt động trong lĩnh vực này tính đến cuối năm 2010, quả thực chưa bao giờ hoạt động kiểm toán độc lập lại sôi động như hiện nay. Số lượng các công ty hoạt động trong ngành tăng lên nhanh chóng cùng với các dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng và chuyên nghiệp cho thấy hoạt động kiểm toán độc lập là một nhu cầu rất thiết thực của nền kinh tế, nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Điểm lại những thành tựu nổi bật của ngành kiểm toán độc lập trong nước, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các công ty kiểm toán nước ngoài. Song hành cùng với các doanh nghiệp kiểm toán trong nước qua chặng đường hơn 20 năm qua, các công ty kiểm toán nước ngoài đã và đang đóng vai trò rất tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam.
Một mặt khác của ngành kiểm toán là biến từ lỗ sang lãi. Theo một chuyên gia kiểm toán tài chính, các công ty kiểm toán đang có nhiều “mánh” để chiều khách. Với công ty nhà nước, nếu để lỗ quá hai năm giám đốc có thể bị thôi chức, nên hết năm đầu tiên đã có công ty thuê kiểm toán với mục đích rõ ràng là “hợp lý hóa khoản lãi giả”. Theo chuyên gia này, đã có trường hợp Công ty KTĐL B biến khoản lỗ gần 100 tỉ đồng của Tổng công ty K thành lãi. KTV đã tư vấn lập một công ty khác và “vẽ” ra những giao dịch ảo đem lại lợi nhuận cho Tổng công ty K. Tiền lãi ảo nhưng những khoản lỗ đã được hô “biến” khỏi sổ sách của Tổng công ty K.
Theo chính một KTV của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn kiểm toán A, việc biến doanh nghiệp từ lỗ sang lãi với KTV thật ra không khó “nếu sếp OK”. Một bản kết quả kinh doanh “bị phù phép”, theo chuyên gia kiểm toán, hoàn toàn có thể được KTV phát hiện và thông báo. Tuy nhiên, KTV cũng có thể linh động để một khoản lỗ hoặc khoản lợi nhuận của kỳ này qua kỳ kế toán năm sau. Với công ty KTĐL uy tín, có quy trình soát xét nội bộ chặt chẽ, “mánh” này dễ dàng được phát hiện. Tuy nhiên, với công ty KTĐL “dễ tính”, sự bắt tay có thể đem lại lợi ích tính bằng tiền tỉ cho doanh nghiệp và thiệt hại tương tự cho nhà đầu tư.
Tình trạng làm không hết việc tại các công ty KTĐL hiện đang là một trong những nguy cơ khiến kết quả kiểm toán bị giảm một phần chất lượng. Một cuộc kiểm toán có thể cần 7-10 ngày đến thu thập tư liệu tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều việc, có công ty làm gấp, thực hiện xong chỉ trong năm ngày. Do nhiều việc, có công ty tuyển nhiều cán bộ kiểm toán trẻ, thiếu kinh nghiệm, đây cũng là nguy cơ khiến kết quả kiểm toán bị ảnh hưởng. Đặc biệt, theo quy định hiện nay, một công ty KTĐL có thể chỉ cần ba KTV. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp kiểm toán hiện chỉ có đúng ba KTV có chứng chỉ đứng ra lập công ty, còn lại là các trợ lý. Áp lực doanh thu, lợi nhuận đè nặng khiến nhiều doanh nghiệp mới này rất dễ chiều lòng các đối tượng kiểm toán, cùng hưởng lợi nhờ kết quả kiểm toán “đẹp”. Theo nhiều chuyên gia trong nghề kiểm toán, là nhiều công ty KTĐL đang cạnh tranh nhau bằng cách giảm giá phí.
Một số thành tựu về phát triển của hệ thống kiểm toán Việt Nam:
Pháp luật về kiểm toán sớm hình thành (văn bản quy phạm pháp luật về KTNN và về kiểm toán độc lập được ban hành vào năm 1994, về kiểm toán nội bộ năm 1997), đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán. Đến nay, Nhà nước đã ban hành Luật KTNN, Nghị định về kiểm toán độc lập, quy định của Bộ Tài chính về quy chế kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho sự phát triển hệ thống kiểm toán ở VN. Bên cạnh đó, KTNN đã ban hành được hệ thống chuẩn mực KTNN và nhiều quy trình kiểm toán chuyên ngành áp dụng cho đối tượng kiểm toán cụ thể, Bộ Tài chính cũng đã ban hành 38 chuẩn mực kiểm toán để áp dụng trong hoạt động kiểm toán độc lập và kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Sự phát triển của KTNN, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ đã góp phần thúc đẩy cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam. Dù trong thời gian chưa dài, nhưng hệ thống kiểm toán đã khẳng định được vị trí, tác động và góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam. Nhà nước đã thực sự quan tâm đến hệ thống các tổ chức kiểm toán ở Việt Nam. Ngoài việc tạo lập những tiền đề pháp luật cho sự ra đời của các tổ chức này, Nhà nước đã nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện các tổ chức kiểm toán.
Hoạt động của các tổ chức kiểm toán đã bước vào giai đoạn ổn định. Hoạt động KTNN đã có bước phát triển lớn mạnh, nhất là từ khi Luật KTNN có hiệu lực thi hành từ 2006. KTNN đã thực hiện kiểm toán với phạm vi ngày càng mở rộng. Kết quả kiểm toán được ghi nhận trong những năm qua không chỉ là con số tăng thu, tiết kiệm chi hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, mà quan trọng và ý nghĩa hơn là thông qua hoạt động kiểm toán của KTNN đã giúp cho các đơn vị được kiểm toán ngăn ngừa những tiêu cực, lãng phí, thất thoát tiền, tài sản; hoàn thiện hơn công tác quản lý, đảm bảo sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn; KTNN đã cung cấp thông tin toàn diện, xác thực về tình hình quản lý tài chính và điều hành ngân sách của các cấp, các bộ ngành, các doanh nghiệp… cùng nhiều kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan thẩm quyền góp phần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính và tăng cường hiệu lực quản lý. Các doanh nghiệp kiểm toán độc lập đã phát triển nhanh cả về mặt số lượng và đội ngũ KTV, thị trường ngày càng mở rộng. Ngoài hoạt động chính là kiểm toán và tư vấn, các công ty kiểm toán đã giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo, phổ biến, hướng dẫn chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính, thuế, kế toán trong nền kinh tế quốc dân. Kiểm toán nội bộ tuy chưa phát triển, song cũng đã hình thành và bước đầu mang lại kết quả ở một số đơn vị, DNNN… Kiểm toán nội bộ đã có những đóng góp thiết thực cho việc kiểm soát, quản trị nội bộ; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm trong hệ thống quản lý của đơn vị. Trình độ của các KTV nội bộ từng bước được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý của đơn vị.
Trong số gần 200 công ty kiểm toán, tuy chiếm số lượng nhỏ hơn so với các công ty trong nước, các công ty kiểm toán nước ngoài lại sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lớn nhất. Chỉ tính riêng bốn công ty Big 4 hiện nay (EY, Deloitte, KPMG và PwC) đã chiếm tới gần 30% tổng số nhân lực của các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam. Với ưu thế về nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là với kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài đến từ các nền kinh tế phát triển trong và ngoài khu vực như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, v.v, có thể nói nguồn nhân lực của các công ty kiểm toán nước ngoài đóng vai trò “dẫn dắt”, thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực kiểm toán trong nước nói chung. Các công ty này cũng là nơi đào tạo, nuôi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo tiềm năng cho ngành kiểm toán độc lập trong nước.
Hiện nay tính toán cho thấy 4 công ty kiểm toán Big 4 chiếm tới 55% trên tổng số 100 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa thị trường lớn nhất trên hai sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam, tính đến cuối năm 2010. Nếu xét trên tổng giá trị vốn hóa thị trường thì tỷ lệ này là 84%. Các con số này cho thấy sự tham gia tích cực của các công ty kiểm toán quốc tế đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường vốn Viêt Nam cũng như phản ánh sự tín nhiệm và kỳ vọng chất lượng của các công ty niêm yết, các cổ đông và các nhà đầu tư đối với dịch vụ của các công ty kiểm toán quốc tế.
Một số vụ việc liên quan đến kiểm toán tại Việt Nam:
Vụ Công ty cho thuê tài chính II (Agribank) lỗ 3.000 tỉ đồng vào ngày 16/4/2011. Nguyên tổng giám đốc Công ty Cho thuê tài chính II (ALCII) cùng một số cá nhân liên quan bị khởi tố. Tại kết luận kiểm toán Agribank, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm liên quan đến ALCII. Năm 2009, ALCII kinh doanh thua lỗ 3.000 tỉ đồng và có khả năng lỗ tiềm ẩn đối với khoản tiền đầu tư tài sản cho thuê trị giá gần 4.600 tỉ đồng.
Vụ CTCP Dược phẩm Viễn Đông tuyên bố phá sản liên quan đến công ty kiểm toán Ernst & Young (E&Y) hồi đầu tháng 10 vừa qua. Vụ việc đang quy lỗi cho công ty kiểm toán Ernst & Young
Vụ việc công ty KTĐL kiểm toán Công ty bông Bạch Tuyết năm 2008. Năm trước nói lãi, ngay năm sau đã nói lỗ nặng, đứng trên bờ vực phá sản. Điều này đã làm xôn xao về chất lượng kiểm toán.
Vụ thua lỗ của Tập đoàn Vinasin, mặc dù được kiểm toán độc lập liên tục từ năm 2007-2009 nhưng Vinashin thua lỗ, nợ nần đến khi không thể thanh toán người ta mới biết.
Khó khăn, hạn chế của hoạt động kiểm toán hiện nay:
Hoạt động kiểm toán còn có hiện tượng trùng lắp, chưa triển khai được nhiều cuộc kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề với các nội dung được xã hội quan tâm, phương pháp kiểm toán của một số đoàn kiểm toán thiếu sáng tạo, còn sức ỳ, chậm đổi mới…
Sức cạnh tranh của đa số các công ty kiểm toán yếu. Ngoài một số ít công ty kiểm toán tư vấn tài chính là thành viên hãng quốc tế và 100% vốn nước ngoài thì đa số các công ty còn lại chưa đảm bảo được yêu cầu về chất lượng. Ngay cả các công ty kiểm toán, tư vấn lớn ở nước ta vẫn chưa theo kịp trình độ chuyên môn và chất lượng dịch vụ của thế giới. Do đó, các công ty Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong tương lai, đặc biệt là khi Hiệp định Thương mại thế giới (WTO) về kế toán, kiểm toán được thực hiện.
Đội ngũ chuyên gia kiểm toán thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, trong khi công tác đào tạo cán bộ hầu như chỉ được quan tâm ở một số công ty lớn, còn ở các công ty nhỏ thì rất ít được đề cập đến do hạn chế về kinh phí, thời gian và chuyên gia giỏi.
Các văn bản pháp lý thiếu sự thống nhất, đồng bộ, hệ thống chuẩn mực kiểm toán chưa hoàn thiện, thiếu những quy định pháp luật cần thiết để kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán và hành nghề kế toán…
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Về phía bản thân các công ty kiểm toán độc lập :
Các công ty kiểm toán cần chú ý đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ cho đội ngũ nhân viên của công ty mình ngày một tốt hơn.
Ban hành các quy định và chế tài cụ thể liên quan đến việc xử lý các vi phạm về quy định của công ty, vi phạm đạo đức hành nghề của các kiểm toán viên.
Xây dựng các quy trình thực hiện công việc một cách cụ thể và chặt chẽ hơn nhằm làm căn cứ kiểm soát và đánh giá hoạt động của các phòng ban, bộ phận, cá nhân trong đơn vị.
Cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ cho kiểm toán viên đi kèm với đó là chú trọng hoàn thiện tốt hơn thủ tục kiểm toán và phương thức kiểm toán.
Chú trọng đến công tác luân chuyển cán bộ, nhân viên; công tác nghiên cứu thị trường
Tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng kiểm toán
Về phía nhà nước :
Đẩy nhanh tiến độ soạn thảo và lấy ý kiến về dự thảo Luật kiểm toán độc lập
Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng hàng năm đối với các công ty kiểm toán (mở rộng phạm vi và thời gian thực hiện việc kiểm tra)
Đánh giá và xếp hạng các công ty kiểm toán hàng năm
Ban hành quy định về tiêu chí đánh giá, chấm điểm chất lượng cuộc kiểm toán
Đẩy mạnh công tác khuyến khích thi đua, bầu chọn công ty kiểm toán điển hình, cá nhân xuất sắc.
Trọng tâm kiểm toán là các lĩnh vực quản lý đất đai, nhà ở, phát triển đô thị, quản lý khai thác và kinh doanh tài nguyên, khoáng sản... Đó là một nội dung đáng chú ý tại Chỉ thị số 1618/CT-KTNN về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng kiểm toán, vừa được Tổng kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng ký ban hành ngày 17/10.
Về phía bản thân:
Không ngừng học hỏi bổ sung kiến thức trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt nghiên cứu kĩ và sâu hơn kiến thức chuyên ngành.
Mong muốn có thêm nhiều điều kiện hoặc môi trường thực hành cho sinh viên trong ngành kế toán kiểm toán để có thể học thêm kinh nghiệm trước khi ra trường.
Trong đời sống xã hội ngày nay cho thấy có chiều hướng suy thoái đạo đức có thể do nhiều yếu tố bên ngoài tác động vì vậy nên thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo về nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cho tất cả sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp… trước khi ra trường. Đặc biệt ngành kế toán kiểm toán yếu tố đạo đức rất quan trọng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng kiểm toán ở việt nam hiện nay_ bài tiểu luận nhỏ cho sinh viên tham khảo.docx