Cà phê nguyên liệu sẽ được giao cho các đại lý thu mua vệ tinh/Doanh nghiệp thu
mua lớn/Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu với giá thỏa thuận tại thời điểm đó hoặc
một mức giá đã được ấn định trước trong trường hợp đại lý thu mua “ đầu tư cà non”-ứng tiền trước cho nông dân trang trải các chi phí, sau đó thu lại cả gốc và lãi bằng cà phê
(người nông dân thường bị thiệt về giá tron g trường hợp này).
(2) Các đại lý thu mua vệ tinh cung cấp hàng cho các Doanh nghiệp thu mua lớn/
Doanh nghiệp xuất khẩu.
(3) Các doanh nghiệp lớn sau khi thu mua cà phê từ hộ nông dân hoặc đại lý thu
mua sẽ thực hiện phân loại cà phê qua hệ thống máy sàng hạt sấy khô lại cân và
đóng bao (khối lượng chuẩn: 60kg/bao). Hệ thống máy móc thiết bị sử dụng trong khâu
chế biến cà phê nói trên chủ yếu được sản xuất tại Việt Nam (Công ty cơ khí Vina- Nha
Trang), do các doanh nghiệp thu mua tự đầu tư bằng vốn tự có (không sử dụng vốn vay
hay vốn ứng trước của DN xuất khẩu).
20 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3049 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu thực tế về các nhân tố ảnh hưởng cũng như quy trình các hoạt động chi tiết trong chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu ngành cà phê Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Tìm hiểu thực tế về các nhân tố ảnh hưởng cũng
như quy trình các hoạt động chi tiết trong chuỗi
cung ứng xuất nhập khẩu ngành cà phê Việt Nam.
I.TỔNG QUAN VỀ CÂY CÀ PHÊ VÀ NGÀNH CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
1 Nguồn gốc cây cà Phê
Cây Cà Phê là một cây có nguồn gốc từ các nước thuộc vùng nhiệt đới Châu Phi
sau khi được con người tìm ra đã nhanh chóng thuần dưỡng thành một loại cây trồng.
Cà Phê là một loại thức uống được tiêu dùng rộng rãi và ngày càng nhiều trên thế
giới. Cà phê có nhiều đặc điểm đáng quý, được nhiều người ưa thích và nó có tác dụng
bồi bổ cơ thể nâng cao sinh lực kích thích thần kinh làm con người thông minh, hoạt bát.
Từ một loại đồ uống chỉ quen với giới thượng lưu trong các quán Cà Phê ở các
nước Tây Âu vào thế kỷ thứ 18, Cà Phê ngày càng được tiêu dùng rộng rãi. Ngày nay Cà
phê không chỉ là thức uống ưa thích của các tầng lớp trên mà nó trở thành một đồ uống
thường dùng của nhân dân lao động nhiều nước trên thế giới.
Sản phẩm Cà Phê chủ yếu vẫn được dùng trong chế biến bánh kẹo, đồ uống Cà
Phê trở thành một đồ uống truyền thống quốc tế, sản phẩm Cà Phê đang là một trong
những mặt hàng có già trị kinh tế và được xuất khẩu ngày càng nhiều ở nước ta và nhiều
nước trên thế giới.
Cà Phê chè: đây là giống Cà phê quan trong nhất được biết đến lâu đời nhất và
được phát triển rộng rãi trên thế giới. Cà phê Chè là một loại Cà Phê thơm ngon có tiếng
được nhiều người ưa chuộng. Đây là một loại Cà Phê có chất lượng cao hơn so với Cà
Phê vối (C.Robusta) và Cà Phê mít thường được bán với giá cao hơn trong khi đó diện
tích Cà Phê chè ở nước ta mới chỉ có khoảng 3000. ha, rất thích hợp trồng ở Miền Bắc
sản lượng chiếm khoảng 3đến 5% tổng sản lượng.
Cà phê vối (C.Robusta) hiện nay trên thế giới tiêu thụ khoảng 1/3 sản lượng Cà
Phê nhân là Cà Phê vối. Nước ta hiện nay chủng loại Cà Phê vối (Robusta) chiếm khoảng
95% diện tích trồng Cà Phê của Cà nước tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cà
Phê có chất lượng tốt đứng thứ hai sau Cà Phê Chè, Cà Phê Vối của nước ta được trồng ở
điều kiên khí hậu Cao Nguyên và trên đất đỏ Ba Zan (ở Tây Nguyên) làm cho chất lương
Cà phê càng thêm thơm ngon hơn nhiều . Chính vì vậy Cà Phê Buôn Ma Thuật nổi tiếng
trên thị trường thế giới. Hiên nay mặt hàng xuất khẩu cà phê chính là cà phê vối
(Robusta).
Cà Phê mít: nước ta trước đây có trồng Cà Phê Mít nhưng do chất lượng kém nên
dần được thay thế. Cà Phê Mít có phẩm chất kém, ít được tiêu dùng trên thị trường.
2 Thực trạng ngành Cà Phê Việt Nam
Cà phê đầu tiên được đưa vao Việt Nam Năm 1870 mãi đến thế kỷ thứ XX mới được
phát triển ở một số đồn điền người Pháp . Năm 1930 ở Viêt Nam mới có 5900. ha.
Trong thời kỳ những năm 1960-1970 cây Cà Phê được phát triển ở một số nông
trường quốc doanh ở các tỉnh Miền Bắc, khi cao nhât (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha
song không bền vững do sâu bệnh ở Cà Phê arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù
hợp với Cà Phê Robusta nên một số lớn diện tích Cà phê Phải thanh lý cho đến năm 1975
đất nước thống nhất diện tích Cà Phê cả nước khoang 13.000.ha cho sản lượng 6.000 tấn.
Sau năm 1975 Cà Phê Việt Nam được phát triển mạnh tại Tây Nguyên nhờ có
vốn từ các hiệp định hợp tác liên chính phủ với các nước: Liên Xô cũ, CHDC Đức,
Bungari, Tiệp Khắc, Ba Lan. Đến năm 1990 đã có 119.300. ha, trên cơ sở này từ năm
1986 phong trào trồng Cà Phê phát triển mạnh trong nhân dân, đến nay đã có trên 39.000
ha đạt sản lượng 7.000 tấn.
Ngành Cà Phê nước ta có những bước phát triển vượt bậc, chỉ trong vòng 15 – 20
năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng Cà Phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Thành
tựu đó được ngành Cà Phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy
nhiên trong vài năm trở lại đây do kích thích của thị trường giá cả, Cà Phê đã từng mang
lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch tình hình phát triển Cà Phê đã ra khỏi tầm
kiểm soát của ngành cũng như của nhà nước và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh
chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc thúc đẩy ngành Cà Phê thế
giới đến thời kỳ khủng hoảng dư thừa. Giá Cà Phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30
năm trở lại đây người ta hô hào trữ lại Cà Phê không bán, chủ trưong loại bỏ hàng loạt Cà
Phê chất lượng Cà Phê kém… thời đại hoàng kim của ngành Cà Phê đã đi qua, ngành Cà
Phê bước vào thời kỳ ảm đạm có phần hoảng loạn, đài phát thanh và báo chí thường
xuyên đưa tin nông dân phá cây Cà Phê ở nơi này nơi khác…
Đây là tình trạng chung của ngành cà Phê toàn cầu nó tác động đến tình hình nước
ta, một ngành Cà Phê đứng thứ nhì trên thế giới với quy mô sản xuất không ngừng mở
rộng. Tình hình thị trường thế giới tập chung vào những thay đổi then chốt của nền kinh
tế Cà Phê thế giới, cán cân cung cầu và vân động của giá cả thị trường thế giới.
Ngoài Cà Phê Robusta (Vối) hiện đang chiếm dần hết diện tích và sản lượng Việt
Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng diên tích Cà Phê arbica trong đó có một
chương trình chuyển dịch cơ cấu giống từ cà Phê Rubusta sang cà phê arabi ca.
II. PhÇn tÝch m«i trêng kinh doanh.
1. Môi trường vĩ mô
1.1Các nhân tố kinh tế.
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết
định đến hoạt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Cà Phê Việt Nam. Các nhân
tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thường là
trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng ổn định hay suy thoái.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam gần đây là một động lực thúc đẩy ngành
Cà Phê Việt Nam phát triển.
Bên cạnh đó theo dự báo của ngân hàng thế giới cầu về Cà Phê trong những năm
tới có xu hướng tăng lên. Tổng cầu thế giới tăng bình quần 1.4%/năm. Một xu hướng
quan trọng các nước công nghiệp là chuyển từ tiêu thụ Cà Phê Robusta sang Cà Phê
arbica. Xu thế này rất rõ ở Anh và Tây Ban Nha mặc dù mức tiêu thụ bình quân đầu
người ở Mỹ giảm xuống 2%/năm, nhưng loại Cà Phê ngon miệng đắt tiền phù hợp thị
hiếu vẫn ngày càng được ưa chuộng. Nhịp độ tăng tiêu dùng Cà Phê của khối EU dự
đoán sẽ khoảng 1.4%/năm. Các nước dự kiến sẽ tăng cầu Cà Phê là CHLB Đức, Pháp,
Tây Ban Nha, Anh điều này cũng tác động đến ngành Cà Phê Việt Nam.
Lạm phát luôn là nguy cơ đối với các doanh nghiệp. Thế nhưng trong mấy năm
lạm phát đã có thể kìm chế được do những năm qua nền kinh tế việt Nam có sự tăng
trưởng cao và khá ổn định.
Thị trường ngoại hối có sự biến động không ngừng, giá vàng và giá đô la Mỹ trên
thị trường có những diễn biến bất thường và có xu hướng tăng cao trong những năm
qua. việc tỷ giá hối đoái tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu Cà Phê
1.2. Các nhân tố về chính trị, pháp luật.
Việc tạo môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toàn phụ
thuộc vào yếu tố luật pháp và sự quản lý nhà nước về kinh tế, việc ban hành hệ thống luật
pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh
doanh bình đẳng, thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh lành mạnh .
Nước ta hệ thống chính trị pháp luật ổn định, bên cạnh đó thì Việt Nam có nhiều
chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lời về vốn
và công nghệ giúp cho ngành Cà phê có thể mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó thủ tục hành
chính còn rườm rà chưa được cải tiến là một yếu tố không nhỏ cản trở các nhà đầu tư
nước ngoài.
Nhân tố về văn hoá xã hội và dân cư.
Ngành Cà Phê có một thị trường tiêu thu rộng lớn ở trong nước cũng như trên thế
giới, là một đồ uống quen thuộc đối với tất cả mọi người trên thế giới.
Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân chí, tín ngưỡng hầu như
Cà Phê không bị coi là một đồ uống cấm kị ở bất cứ quốc gia nào và moi người thường
có thói quen tiêu dùng Cà Phê vào buổi sáng. Thế nhưng ở mỗi quốc gia sản phẩm về Cà
Phê phải có những đặc tính khác nhau để phù hợp với sở thích của từng đối tượng : chẳng
hạn sản phẩm Cà Phê đã chế biến trên thị trường Châu Âu hàm lượng sữa trong đó cao
hơn đối với sản phẩm Cà Phê trên thị trường Châu á. Đối với những người nghiện Cà Phê
lại cần hàm lượng Cocain trong cà phê cao…Ngành Cà Phê phải có những sản phẩm với
những đặc tính khác nhau để có thích nghi với từng đối tượng cũng như từng Châu lục, từ
đó mới tiêu thụ được sản phẩm
1.4. Môi trường công nghệ.
• Nếu muốn tiếp tục đứng vững trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường
quốc tế không thể không chỉ chuyển giao làm chủ công nghệ nhập ngoại mà phải có
khả năng sáng tạo được kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
• Kỹ thuật công nghệ mới thúc đẩy hoạt đông sản xuất kinh doanh, đảm bảo ổn định
bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
• Những năm gần đây nhiều công ty, nông trường đã xây dựng các xưởng chế biến
mới khá hoàn chỉnh với thiết bị nhập Đức, Braxin.
• Một số nông trường sản xuất ra thị trường có chất lượng tốt như Đăklăk có Cà Phê
của công ty Thắng Lợi, Phước An, các công ty Việt Đức, Buôn Hồ, Đ’Rao…được
khách hàng đánh giá cao.
• Tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ sở tái chế trang bị không hoàn chỉnh, việc thu mua từ
người dân chủ yếu được xử lý phân tán ở từng hộ nông dân qua con đường phơi khô
trên cả sân xi măng lẫn sân đất hay dùng các máy xay sát nhỏ. Nên chế biến sản
phẩm chất lượng không đều.
1.5 Môi trường tự nhiên
Nước Việt nam nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu trải dài theo
phương kinh tuyến từ 80độ 30phút đến 23độ 30phút vĩ độ bắc.Điều kiện khí hậu và điều
kiện địa lý rất thích hợp với việc phát triển Cà Phê đem lại cho Cà Phê Việt Nam một
hương vị rât riêng .
Ở 16độ 14phút có đèo hải vân nằm trong dãy núi Bạch Mã, cuối dãy trường sơn
Bắc, nằm ngảnga đén biển tạo nên một bức thành cao trên 1000m ngăn gió mùa đông bắc
và chia địa lý khí hậu Việt Nam thành hai miền. Miền địa lý khí hậu phía nam thuộc khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với Cà Phê Robusta. Miền khí hậu phía Bắc có mùa
đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với Cà Phê arabica.Đó là vùng chủ yếu quy hoạch
phát triển cà phê arabica của Viêt Nam.Bên cạnh đó đất nông nghiệp nước ta có kết cấu
tơi xốp khá cao lượng mưa nhiều độ ẩm không khí cao cho phép phát triển cây Cà Phê
1.6 . Toàn cầu hoá
• Là một thành viên của ASEAN, tham gia vào các thoả thuận khu vực thương mại tự
do theo lộ trình CEPT/AFTA, nên có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xuất
khẩu Cà Phê ra các nước khu vực.
• Mấy năm trở lại đây, do cung vượt cầu giá cả xuống thấp liên tục, người mua đòi
hỏi chất lượng cao hơn. Ngành Cà Phê Việt nam phải đương đầu với những thách
thức mới về mặt công nghệ chế biến. Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC)
ủng chủ trương loại bỏ cà phê có chất lượng thấp ra khỏi thương trường.
2.Môi trường ngành
Khách hàng.
Cà Phê Việt Nam đã có vị trí đáng kể trên thị trường thế giới, có quan hệ với
nhiều những hãng kinh doanh Cà Phê hàng đầu thế giới như: Newman (Đức), ED và
Fman (Anh), Volcafe (Thuỵ Sỹ), Tadivat (Pháp), Itouchu (Nhật), Ngân hàng Credit
Lyonnairs (Pháp).
Hiện nay ở Việt Nam, Cà Phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn đứng
thứ hai sau gạo. Giá trị Cà Phê xuất khẩu thường chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng năm.
• Trước thập kỷ 90, các nước thuộc Liên Xô cũ, Đông Âu, Singapore, Hồng Kông,
Pháp Thuỵ Sỹ…là những khách hàng thường xuyên của Việt Nam
• Thị trường Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật, Bỉ, Triều Tiên…hiên nay cũng nhập tương
đối nhiều Cà Phê Việt Nam
• Cho tới nay, Việt Nam đã mở rộng thâm nhập và bán được một khối lượng Cà Phê
tương đối lớn vào các thị trường tiêu thụ Cà Phê lớn nhất thế giới như Bỉ, Đức,
Anh, Pháp, ý, Nhật, Hàn Quốc…đặc biêt từ năm 1994 Việt Nam đã bắt đầu khai
thác hai thị trường mới đầy tiểm năng về tiêu thụ Cà Phê là Mỹ và Hy Lạp
Nhà cung cấp.
Công nghệ chế biến
Trên thế giới hiện nay, khoa học công nghệ phát triển rất mạnh cùng với sự phát triển
đó ngành Cà Phê Việt Nam đòi hỏi cần có sự đầu tư đúng mức hơn. Tình hình chế biến
Cà Phê của nước ta còn rất phân tán và khá tuỳ tiện trừ một số ít nông trường quốc doanh
và các công ty xuất khẩu Cà Phê lớn đã quan tâm xây dựng trang thiết bị với những
xưởng chế biến có quy mô lớn và hiện đại còn lại khoảng từ 60-70% là được chế biến
phân tán trong các hộ gia đình, các chủ vườn nhỏ bằng các công cụ sản xuất thô sơ với
công nghệ phơi khô sát vỏ đơn giản rất dễ tạo ra sản phẩm thấp .
Có thể nói ở Việt Nam Cà Phê được chế biến với nhiều quy mô khác nhau. Trong nhân
dân Cà Phê chủ yếu được chế biến bằng các máy không chuyên và máy thủ công còn
trong các xí nghiệp có quy mô lớn thì các máy móc đã quá cũ và công nghệ quá lạc hậu
nên tỉ lệ chế biến đạt rất thấp không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng do chúng ta
chưa thực sự chú trọng đầu tư vào cải tiến công nghệ cho nên việc xuất khẩu Cà Phê Việt
Nam chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô chưa qua chế biến cao cấp.
• Lực lương lao động lớn thuân lợi cho việc sản xuất Cà Phê, nguồn lao động trong
ngành cà phê Việt Nam hiện nay, trình độ kỹ thuật chủ yếu là qua kinh nghiệm của
các bậc đi trước,trình độ đã qua đào tạo còn rất ít. Với tổng diện tích đạt trên 500ha,
và sản lượng 10 triệu bao mỗi tấn, cà phê hiện nay được xếp thứ hai sau gạo trong
danh mục hàng nông sản xuất khẩu của Việt nam.
• Về vốn. Để giá Cà Phê xuất khẩu của Việt Nam có thể nâng lên và không bị quá
chênh lệch so với giá thế giới thì vấn đề về vốn cần tập trung giải quyết.thiếu vốn
nghiêm trọng luôn là vấn đề nan giải đối với ngành Cà Phê Việt Nam.
• Do thiếu vốn nên nhiều doanh nghiệp kinh doanh Cà Phê không thể duy trì tồn kho
chờ giá lên cao để xuất khẩu. Theo tổng công ty Cà Phê Việt Nam (Vinacafe) để
xuất khẩu 70.000 tấn công ty cần đến 1000 tỷ đồng vốn phải vay ngân hàng.
• Thiếu vốn, lãi suất cao, không thể tăng khối lượng thu mua vào mùa thu hoạch nên
không có cơ hội gom hàng chờ giá lên cao mới xuất, thu mua phải bán nhanh chóng
để kịp thời quay vòng vốn -> thua thiệt trong xuất khẩu là điều khó tránh khỏi. Đây
cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá Cà Phê xuống thấp trong mùa thu hoạch
gây thiệt hại lớn cho người trồng Cà Phê, sức ép từ các nhà đầu tư còn rất lớn đối
với ngành.
Về giống cây trồng Cà Phê cũng như các loại cây công nghiệp lâu năm khác việc chọn
giống Cà Phê đòi hỏi phải có một khoảng thời gian khấ dài, có khi đến hàng chục năm.
Như vậy, chon và lai tạo giống là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản
xuất và xuất khẩu Cà Phê .
Sản phẩm thay thế
Đối với ngành Cà Phê thì sản phẩm thay thế của ngành là tương đối nhiều nhưng sức ép
của các sản phẩm thay thế này tác động lên ngành Cà Phê là không lớn lắm. Các loại sản
phẩm thay thế như: các loại Chè và một số đồ uống giải khát khác hiên nay có mặt rộng
rãi trên khắp thị trường nhưng nó không làm giảm sức cạnh tranh của ngành Cà Phê.
Đối thủ tiềm ẩn
• Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường là đối thủ mới xuất hiện hoặc sẽ xuất
hiện trên khu vực thị trường mà doanh đang và sẽ hoạt động.
• Tác động: rao cản thâm nhập thị trường, hiệu quả kinh tế của quy mô, bất lợi về chi
phí, sự khác biệt hoá sản phẩm, yêu cầu vốn cho sự thâm nhập, chi phí chuyển đổi,
sự t iếp cận đường dây phân phối.
Những đối thủ tiềm ẩn của ngành Cà Phê Việt Nam là những doanh nghiệp nước ngoài
đang tập trung vào cải thiện chất lượng Cà Phê, hướng sang trồng Cà Phê hữu cơ Cà Phê
sạch có chất lượng cao như : Mêhicô, ấn Độ, Colombia.. nguy cơ giá cà Phê Viêt Nam sẽ
giảm đi.
Các doanh nghiệp trong ngành
• Trong tổng số 500.000 ha Cà Phê của các nông trường và các doanh nghiệp nhà
nước gồm các doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp địa phương, chỉ nắm giữ
10-15% còn lại là 85-95% thuộc về các hộ nông dân chủ trang trại. Quy mô trang
trại không lớn lắm, thường môi hộ chỉ có 2-5 ha cà phê. Trang trại lớn có từ 30-50
ha nhưng số nay chưa nhiều.
• Có ba doanh nghiệp xuất khẩu lớn: Công ty Olam (100% vốn nước ngoài) xuất
khẩu 21.326 tấn, công ty Đakman ( liên doanh) xuất khẩu 18.076 tấn, Vinafimex
xuất khẩu 13.719 tấn (2009).
III. THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
1. Quy mô trồng cà phê tại Việt Nam
Ngành cà phê ở Việt Nam là 1 trong những ngành hàng nông sản mới so với các
ngành lúa gạo, cao su, chè nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh. Sau hơn 30 năm phát
triển, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới và đứng thứ nhất về
xuất khẩu cà phê vối. Cà phê đã trở thành một trong 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ
lực với sản lượng xuất khẩu trên 1 triệu tấn/năm và đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2 tỷ
USD/năm và đứng thứ hai sau mặt hàng gạo
Cây cà phê được đưa vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 và được trồng rộng rãi ở các
đồn điền vào đầu thế kỷ 20. Năm 1930, diện tích cà phê Việt Nam là 5.900 ha, trong đó
có 4.700 ha trồng cà phê Arabica, 900 ha trồng cà phê Excelsa (cà phê mít) và 300 ha cà
phê Robusta.
Biểu đồ 1: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam 2001 - 2007
Qua nhiều năm phát triển, mở rộng, diện tích cà phê Việt Nam đạt mức cao nhất
vào năm 2001 (trên 565.000 ha, chiếm 4,14% tổng diện tích các loại cây trồng, đứng thứ
3 sau lúa và ngô), sau đó giảm dần dưới tác động của thị trường (khủng hoảng giá cà phê
thế giới), bình quân giảm 2,8% trong giai đoạn 2001- 2006.
Năm 2007, Việt Nam có ~500.000 ha đất trồng cà phê, giảm 10,42% so với năm
2001.( ~ 20.000 ha trồng cà phê Arabica), sản lượng bình quân mỗi năm gần 1 triệu tấn.
Năng suất cà phê ngày càng được nâng cao, từ 1,42 tấn/ha năm 2002 lên đến 1,89 tấn/ha
năm 2007, bình quân đạt 1,63 tấn/ha. Theo Cục trồng trọt, Bộ NN & PTNT, diện tích cà
phê Việt Nam sẽ quy hoạch ở mức 460.000 ha vào năm 2010.
80% diện tích trồng cà phê là ở khu vực phía Nam (Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ). Trong đó, Tây Nguyên - với những đặc điểm: nằm trong vành đai nhiệt đới, có đất
đỏ bazan, giàu chất dinh dưỡng- là khu vực có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước,
tiêu biểu là các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Bảng 1: Diện tích trồng cà phê ở một số tỉnh Việt Nam
Tỉnh Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
Lâm Đồng 117.918 200.000
Gia Lai 79.126 100.000
Đồng Nai 28.875 25.000
Kon Tum 12.984 15.000
Bình Phước 13.693 15.000
Đắc Lắc 237.262 360.000
2. Chủng loại cà phê
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu, khí hậu rất thích hợp với
việc phát triển cây cà phê và đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng. Hai
loại cà phê đuợc trồng phổ biến tại Việt Nam là cà phê Robusta (90% diện tích) và cà
phê Arabica (~10% diện tích).
Cà phê Robusta (cà phê vối): thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gần xích
đạo của khu vực Tây Nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum và
Đồng Nai), trong đó Đắc Lắc chiếm hơn 50% sản lượng cả nước.
Cà phê Arabica (cà phê chè): ưa sống ở vùng núi cao, thường được trồng ở độ cao
1.000- 1.500 m. Trên thực tế đã hình thành một số vùng sản xuất cà phê Arabica phát
triển tốt, có nhiều triển vọng: Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La), miền Trung (Nghệ An,
Quảng Trị, Huế,…).
Ngoài ra còn có cà phê Excelsa (cà phê mít), tuy nhiên diện tích cũng như sản
lượng loại cà phê này chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Từ hai loại cà phê trên có thể sản xuất ra các sản phẩm: cà phê nhân (90%), cà phê
rang xay (cà phê phin) và hoà tan. Cà phê nhân được sử dụng chủ yếu cho mục đích xuất
khẩu, một phần làm nguyên liệu chế biến cà phê cho các doanh nghiệp trong nước. Cà
phê rang xay và cà phê hòa tan được sử dụng chủ yếu cho mục đích tiêu dùng nội địa,
một phần dành cho xuất khẩu (~ 160 tấn cà phê rang xay, ~ 700.000 USD kim ngạch xuất
khẩu)
3. Sản lượng cà phê
Giai đoạn 1990- 2000: sản lượng cà phê tăng mạnh do:ảnh hưởng của sự tăng giá
cà phê thế giới năm 1994-1996.
Từ năm 2000- 2007, giá cà phê thế giới giảm, Việt Nam thu hẹp diện tích trồng cà
phê nhưng sản lượng cà phê vẫn tăng, đạt mức 1,1 triệu tấn vào năm 2007, mức tăng
trung bình của giai đoạn này là 1,1%/năm.
Niên vụ 2007/2008: Do mất mùa, sản lượng cà phê chỉ đạt ~ 900.000 tấn, giảm
18% so với niên vụ 2006/2007.
Sản lượng cà phê trung bình những năm gần đây có xu hướng tăng, đặc biệt dự báo
trong niên vụ 2010/2011 sản lượng đạt 1.082 ngàn tấn, tăng 3,5% so với niên vụ trước.
Biểu đồ 2: Sản lượng cà phê Việt Nam 16 niên vụ 1995/1996 – 2010/2011 (nghìn
tấn)
4. Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam
Ngành cà phê Việt Nam bao gồm 02 ngành nhỏ: ngành kinh doanh cà phê nhân và
ngành kinh doanh cà phê chế biến.
4.1. Ngành kinh doanh cà phê nhân Việt Nam:
Hiện nay cả nước có hơn 140 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê nhân. Tuy
nhiên chỉ có khoảng 15 doanh nghiệp xuất khẩu lớn và có uy tín như Công ty CP Đầu tư
và XNK Cà phê Tây Nguyên, Công ty TNHH 1 TV XNK 2/9 Đăk Lăk, Công ty CP XNK
Intimex…
Lượng cà phê tiêu thụ nội địa tăng lên trong vài năm gần đây, đặc biệt ở các khu
vực trồng cà phê và các khu đô thị lớn. Tuy nhiên lượng cà phê bình quân đầu người vẫn
chỉ ở mức 0,6 kg/năm, lượng tiêu thụ nội địa chỉ chiếm chưa đến 5% tổng sản lượng
(trong khi tỷ lệ này ở các nước thành viên ICO là hơn 20%).
Bảng 2: Cơ cấu tiêu dùng nội địa của cà phê nhân Việt Nam
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng sản lượng (triệu bao 60 kg) 21,25 17,5 20
Tiêu dùng nội địa (triệu bao 60 kg) 0,858 0,87 0,888
Tỷ trọng (%) 4,04 5 4,44
Giai đoạn 1999 đến 2004, giá cà phê xuống thấp nhất trong lịch sử, sau đó giá đã
được cải thiện và năm 2007 - 2008 Việt Nam đã thu được kết quả tốt nhất trong vòng 20
năm trở lại đây với lượng xuất khẩu năm 2008 là hơn 1 triệu tấn, đạt giá trị trên 2,1 tỷ
USD và đơn giá bình quân là 1.993 USD/tấn
Trong 2 năm 2009 và 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và tài chính thế
giới, ngành cà phê Việt Nam lại đi vào thời kỳ khó khăn cả về khối lượng và kim ngạch
xuất khẩu. Năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng khoảng 1,163 triệu tấn cà phê
(chủ yếu là cà phê robusta) sang 97 quốc gia, đạt kim ngạch 1,705 tỉ Đô la Mỹ, tăng 2,6%
về lượng nhưng lại giảm tới 21,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân của
sự giảm sút về khối lượng và giá trị xuất khẩu trong năm 2009 và niên vụ 2009 - 2010 là
do mưa ảnh hưởng đến chất lượng cà phê; hệ thống chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu chưa tốt
dẫn đến tình trạng bị ép giá.
Số liệu Thống kê Hải quan mới nhất cho thấy, mùa vụ xuất khẩu cà phê của Việt
Nam thường từ cuối quý IV năm trước đến quý I năm sau. Thế nhưng, quý I năm 2010,
giá và lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ ba năm trở
lại đây (từ năm 2007).
Tính đến hết tháng 3/2010, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 345 nghìn
tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, trị giá là 483 triệu USD, giảm 27,8%, tương
ứng giảm 186 triệu USD; trong đó, phần trị giá giảm do lượng giảm là 147 triệu USD và
phần trị giá giảm do giá giảm là 39 triệu USD. Như vậy, lượng và trị giá xuất khẩu cà phê
của Việt Nam trong trong quý I/2010 đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây.
Biểu đồ 3: Thống kê khối lượng, đơn giá và trị giá cà phê xuất khẩu của Việt
Nam theo quý trong giai đoạn 2005- 2010
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), từ năm 2000 lượng xuất
khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt qua Côlômbia để vươn lên trở thành nhà xuất khẩu
lớn thứ hai cung cấp cà phê ra thị trường thế giới, chiếm tỷ trọng khoảng 15,3% trong
giai đoạn 2000 -2008. Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau Braxin với tỷ trọng chiếm gần ¼
lượng cà phê xuất khẩu của thế giới.
Biểu đồ 4: Cơ cấu các nước xuất khẩu cà phê thế giới 2009
Hiện cà phê Việt Nam được xuất khẩu sang khoảng 97 quốc gia. Trong nhiều năm
qua, Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với tỷ
trọng tính chung khoảng 22% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Sô liệu thống
kê của ICO cũng ghi nhận Đức và Hoa Kỳ cũng là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn
nhất thế giới nhưng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trường này trong năm 2008
chỉ đạt tương ứng là 11,4% và 7,3%. Để có thể tăng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai
thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu thị hiếu của hai thị trường
này đặc biệt là Hoa Kỳ - thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/4
Brazil
32%
Các nước
khác
30%
Việt Nam
15%
Mexico
3% Indonesia
9%
Ethiopia
4%
Colombia
7%
tổng lượng cà phê xuất khẩu của thế giới.
Bảng 3: Thống kê 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất mặt hàng cà phê Việt Nam
trong quý I/2010
Mặc dù lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong quý I/2010 giảm mạnh nhưng
vẫn có 4/10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng
dương về lượng là Anh, Nga, Indonexia và Angiêri.
Hiện nay trên thị trường đang xuất hiện dấu hiệu lừa đảo của các đối tác nhập
khẩu: Phạt hợp đồng không lý do, giữ lại tiền của các doanh nghiệp, tự thay đổi thời gian
chốt giá, tự ý trừ tiền mà không có chứng từ ...gây thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam.
Theo ông Đỗ Hà Nam – Phó Chủ tịch Hiệp Hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa),
kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2010 chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD, giảm
40% so với năm 2009.
Để khắc phục tình trạng giá cà phê liên tục giảm trong thời gian vừa qua, ngày
04/03/2010, tại cuộc họp giữa Bộ NN&PTNT với các bộ ngành bàn về biện pháp hỗ trợ
thu mua tạm trữ cà phê cho nông dân, Hiệp Hội cà phê – ca cao và Tổng Công ty Cà phê
Việt Nam đã kiến nghị mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê. Hiện Chính phủ đã đồng ý giao
Tổng công ty Cà phê quản lý nguồn tiền hỗ trợ 6% lãi suất trong vòng 06 tháng trữ
200.000 tấn cà phê niên vụ 2009 – 2010 (Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 13/4/2010 của
Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ mua tạm trữ cà phê niên vụ 2009-2010) Trên cơ sở
đó, Ngày 21/04/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định số
1017/QĐ-BNN-CB về việc chỉ định các doanh nghiệp mua tạm trữ cà phê niên vụ 2009-
2010.
Bảng 4: Các doanh nghiệp được giao thu mua tạm trữ cà phê niên vụ 2009/2010
STT Tên doanh nghiệp
Số lượng
tối đa (tấn)
A Doanh nghiệp do Hiệp hội Cà phê Ca cao đề nghị
1 Tổng Công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) 90.000
2 Công ty Cổ phần XNK Intimex – TP Hồ Chí Minh 20.000
3 Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk (Simexco) 10.000
4 Công ty CP tập đoàn Thái Hòa 35.000
5 Công ty Thực phẩm miền Bắc (Fonexim) 10.000
6 Công ty TNHH MTV Tín Nghĩa (Đồng Nai) 5.000
B Doanh nghiệp do UBND tỉnh đề xuất
7 Công ty TNHH Thái Hòa (Lâm Đồng) 7.000
8 Công ty CP Đầu tư XNK Inexim (Đắk Lắk) 10.000
9 Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi (Đắk Lắk) 3.000
10 Xí nghiệp tư doanh Hoa Trang (Gia Lai) 3.000
11 Công ty TNHH Trung Hiếu (Gia Lai) 2.000
12 Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) 2.000
13 Công ty XNK cà phê Đắc Hà (Kon Tum) 3.000
Tổng cộng A + B 200.000
4.2. Ngành kinh doanh cà phê chế biến
Thị trường cà phê chế biến hiện đã phân chia thành 2 phân khúc rõ ràng: cà phê
rang xay (cà phê phin). Năm 2007, doanh thu từ cà phê rang xay chiếm đến 80% thị
trường cà phê chế biến và tăng trưởng 12% so với năm 2006, phần còn lại là cà phê hòa
tan với tốc độ tăng doanh thu là 13%.
Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn rất thấp, chỉ 0,6 kg
cà phê rang xay và 0,25 kg cà phê hòa tan một năm.Có thể thấy triển vọng khá tốt đẹp
của ngành cà phê, đặc biệt là cà phê hòa tan, do xu hướng chuyển sang tiêu dùng các thực
phẩm tiện lợi. Từ năm 2003- 2007, sản lượng cà phê hòa tan tăng trung bình 9,8%/năm
và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Hiện nay có khoảng 30 nhãn hiệu cà phê chế biến khác nhau trên thị trường Việt
Nam, trong đó các thương hiệu lớn là: VinaCafe, Nescafe và Trung Nguyên. Ngoài ra
còn có các doanh nghiệp như: Thái Hòa, An Thái, Max Coffee,…
Biều đồ 5: Thị phần cà phê chế biến Việt Nam 2008
5. Quy trình sản xuất, kinh doanh cà phê
Hình 1: Quy trình kinh doanh cà phê tại Việt Nam
(1) Hộ nông dân sau khi thu hoạch sơ chế: tách vỏ, phơi/sấy khô (nếu thời tiết
thuận lợi: nhiệt độ 25- 270C, thời gian phơi khô là 3 ngày) Cà phê xô (cà phê nguyên
liệu).
Hộ nông dân
(1)
Đại lý thu
mua (2)
DN lớn thu
mua (3)
DN XK (4)
Khác
2%
Moment
4%
Nescafe
36%
Vinacafe
52%
G7
6%
Vinacafe
Nescafe
G7
Moment
Khác
Cà phê nguyên liệu sẽ được giao cho các đại lý thu mua vệ tinh/Doanh nghiệp thu
mua lớn/Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu với giá thỏa thuận tại thời điểm đó hoặc
một mức giá đã được ấn định trước trong trường hợp đại lý thu mua “ đầu tư cà non”-
ứng tiền trước cho nông dân trang trải các chi phí, sau đó thu lại cả gốc và lãi bằng cà phê
(người nông dân thường bị thiệt về giá trong trường hợp này).
(2) Các đại lý thu mua vệ tinh cung cấp hàng cho các Doanh nghiệp thu mua lớn/
Doanh nghiệp xuất khẩu.
(3) Các doanh nghiệp lớn sau khi thu mua cà phê từ hộ nông dân hoặc đại lý thu
mua sẽ thực hiện phân loại cà phê qua hệ thống máy sàng hạt sấy khô lại cân và
đóng bao (khối lượng chuẩn: 60kg/bao). Hệ thống máy móc thiết bị sử dụng trong khâu
chế biến cà phê nói trên chủ yếu được sản xuất tại Việt Nam (Công ty cơ khí Vina- Nha
Trang), do các doanh nghiệp thu mua tự đầu tư bằng vốn tự có (không sử dụng vốn vay
hay vốn ứng trước của DN xuất khẩu).
Ký Hợp đồng với DN xuất khẩu, những nội dung cần lưu ý trong Hợp đồng:
+ Địa điểm giao hàng: Thường tại địa điểm mà Doanh nghiệp XK xuất hàng đi
(cảng xuất hàng).
+ Giá bán: theo thỏa thuận các bên, có hai trường hợp: đã chốt giá và chưa chốt giá
(giá xác định theo phương pháp trừ lùi một biên độ nhất định so với giá giao dịch cà phê
của thị trường LIFFE).
+ Thanh toán: Thông thường các Doanh nghiệp thu mua sẽ được Doanh nghiệp xuất
khẩu ứng trước 70%- 80% giá trị (tạm tính- trong trường hợp chưa chốt giá) của lô hàng
ngay tại thời điểm ký Hợp đồng cung ứng hoặc trước khi giao hàng 5- 7 ngày. Số tiền còn
lại được thanh toán sau khi giao hàng (nếu là Hợp đồng đã chốt giá) hoặc sau khi chốt giá
cuối cùng.
+ Kiểm định chất lượng:
Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH MTV Giám định cà phê và hàng hóa nông sản
xuất khẩu (Cafecontrol- trực thuộc Bộ NN& PTNT) và Công ty CP giám định
Vinacontrol (tổ chức giám định đầu tiên, lớn nhất của Việt Nam).
Phương pháp kiểm định: chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phí kiểm định: 1,4 USD/tấn.
Sau khi kiểm định, nếu lô hàng không đủ tiêu chuẩn Không được phép chở
đến cảng xuất mà DN thu mua phải thực hiện chế biến lại. Đối với lô hàng đủ tiêu
chuẩn sẽ được cấp Phiếu Giám sát chất lượng, số lượng của Đơn vị giám định.
(4) Doanh nghiệp Xuất khẩu (Intimex, Inexim,…): Các doanh nghiệp Việt Nam có
02 kênh để xuất khẩu: giao dịch mua bán trực tiếp với đối tác nước ngoài (phổ biến) và
tham gia mua bán trên thị trường London bằng Hợp đồng tương lai và Quyền chọn (mới
bắt đầu triển khai).
- Có 2 phương thức kinh doanh:
+ Ký HĐ đầu ra Ký HĐ đầu vào: ít rủi ro nhưng lợi nhuận không cao (Intimex).
HĐ đầu vào và đầu ra đều đã chốt giá.
HĐ đầu vào và đầu ra đều chưa chốt giá.
HĐ đầu vào đã chốt giá, HĐ đầu ra chưa chốt giá.
HĐ đầu vào chưa chốt giá, HĐ đầu ra đã chốt giá.
+ Thu mua Dự trữ Ký HĐ đầu ra (Đầu cơ): rủi ro lớn do mặt hàng cà phê có
biến động giá mạnh, nhưng có thể đem lại lợi nhuận rất cao (Công ty XNK 2/9 ĐăkLăk).
HĐ đầu vào đã chốt giá.
HĐ đầu vào chưa chốt giá.
- Thực hiện HĐ đầu ra:
+ Giá bán: là giá giao ngay hoặc giá xác định theo phương pháp trừ lùi biên độ.
Phương thức xác định giá trừ lùi biên độ:
Tại ngày ký HĐ: các bên thỏa thuận lựa chọn kỳ hạn và biên độ trừ lùi (chẳng
hạn, chọn giá kỳ hạn tháng 11, biên độ đầu vào 130USD/tấn, biên độ đầu ra 100
USD/tấn).
Thời gian chốt giá: từ khi ký HĐ đến ngày đầu tiên của tháng có giá kỳ hạn ghi
trong HĐ (Ký HĐ ngày 30/07, chọn giá kỳ hạn tháng 11 thời gian được phép chốt giá:
từ 30/07đến 1/11)
Tại ngày giao hàng: Nếu đã chốt giá giao hàng và thanh toán bình thường.
Nếu giá chưa được chốt thanh toán trước 70%- 80% giá trị tạm tính của lô hàng, phần
còn lại được thanh toán sau khi chốt giá.
Trong trường hợp giá cà phê biến động mạnh, có thể chọn điểm dừng (stop loss),
thông thường mức độ chấp nhận biến động giá là từ 25- 30% so với giá giao ngay tại thời
điểm giao hàng.
Mối quan hệ giữa thời điểm chốt giá trong HĐ đầu vào và HĐ đầu ra: Tùy thuộc
mức độ chấp nhận rủi ro của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khẩu vị rủi ro thấp chốt
giá với đối tác đầu ra ngay khi đối tác đầu vào chốt giá (cùng ngày cố định lãi bằng
chênh lệch biên độ). Trong một số trường hợp, việc chốt giá đầu ra hoàn toàn độc lập với
chốt giá đầu vào (Công ty XNK 2/9 ĐăkLăk).
+ Giao hàng 3 bên, bao gồm: Cafecontrol, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và
Văn phòng đại diện của đối tác nhập khẩu. Cafecontrol và Văn phòng đại diện nước
ngoài sẽ kiểm định lại số lượng, chất lượng hàng hóa.
Cafecontrol: Kiểm định để cấp Chứng thư giám định số lượng, chất lượng hàng
hóa. Cafecontrol phải chịu trách nhiệm trong trường hợp đối tác nước ngoài có khiếu nại
về hàng hóa sau khi nhận được hàng.
Văn phòng đại diện nước ngoài: kiểm định hàng (nhưng không có trách nhiệm
đối với lô hàng như Cafecontrol) Lập Báo cáo xác nhận về đơn vị nhập khẩu- một
trong những cơ sở để đối tác nước ngoài thanh toán.
+ Phương thức thanh toán: chủ yếu sử dụng C.A.D (Cash against document): Văn
phòng đại diện lập Báo cáo xác nhận số lượng, chất lượng lô hàng, đồng thời DN xuất
khẩu Việt Nam hoàn thiện bộ chứng từ hàng xuất Bên nhập khẩu sẽ thanh toán trong
3- 5 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo của văn phòng đại diện và bản fax bộ chứng từ.
)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_cafe_1772.pdf