Qua việc ph ân tích giá xăng dầu trên thị trường thế giới trong thời gian gần đây cho
thấy giá xăng dầu luôn có sự biến động bất t hường và luôn có xu hướng t ăng giá. Giá xăng dầu
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát t riển ổn định nền kinh tế, gây ra những sự biến động giá mà nền
kin h tế kh ôn g t hể lường t rước được. Do đó việc ph òng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu
t hô ng qua sử dụng các công cụ t ài chính ph ái sinh của các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu ở
Việt Nam là rất cần thiết .
Để ứng dụng các công cụ t ài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro biến độn g giá xăng dầu
ở Việt Nam, thì ngoài sự chủ động ứng dụng các công cụ phái sinh của các doanh nghiệp nhập
khẩu xăng dầu bên cạnh đó còn rất cần thiết có sự ủng hộ của Nhà nước. Đó là Nhà nước cần
tự do hoá hơn nữa t hị t rường xăng dầu, tạo lập một t hị t rường xăng dầu hiệu quả mạnh. Nhà
nước cần tạo điều kiện và kh uyến kh ích các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu ứng dụng các
công cụ ph ái sinh vào hoạt động kinh doanh của họ. Để ứng dụng các công cụ phái sinh này có
hiệu qủa hoạt nhất đòi hỏi các doanh nghiệp và Nhà nước cần phải đầu t ư nghiên cứu để có
giải pháp tốt nhất. Sự hình t hành một sàn giao dịch các công cụ ph ái sinh có quy mô chất lượng
tại t hị t rường Việt Nam là rất cần t hiết nó nhanh chóng t húc đẩy t hị t rường t ài chính ph át t riển
hơn. Công cuộc xây dựng và ph át t riển đất nước t heo kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước sẽ t hành công hơn nếu có một chiến lược phát t riển t hị t rường t ài chính lâu dài và ổn
định .
57 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ứng dụng các công cụ phái sinh trong việc quản trị rủi ro giá xăng dầu hiện nay tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới một giá định trước.
Vào năm 1874, Chicago Product Exchange được thành lập và sau đó trở thành Chicago
Butter and Egg Board. Vào năm 1898, tổ chức này được sắp xếp lại thành Sàn Giao Dịch Hàng
Hoá Chicago (Chicago Mercantile Exchange – CME). Hiện nay đây là sàn giá dịch hợp đồng
giao sau lớn thứ hai thế giới. Nhiều năm trôi qua, nhiều sàn giao dịch đã được thành lập bao
gồm sàn giao sau New York (1979), đây là một chi nhánh của sàn giao dịch chứng khoán New
York.
Những năm 1920, công ty thanh toán bừ trừ được thành lập. Vào khoảng thời gian đó,
hầu hết các thành phần chủ yếu của hợp đồng giao sau đã trở về đúng như ý nghĩa của chúng.
Trong 120 năm đầu, các sàn giao dịch giao sau đã triển khai giao dịch trên các hợp
đồng hàng hoá như nông sản và khoáng sản. quốc gia và phương Tây bắt đầu cho phép tỷ giá
đồng tiền giao động mạnh.
3.1.1.2 Thị trường quyền chọn phi tập trung.
Hiện nay có một số lớn các thị trường quyền chọn phi tập trung được giao dịch chủ yếu
bởi các nhà đầu tư tổ chức. Chicago đã không còn là trung tâm của ngành kinh doanh quyền
chọn. Quy mô của thị trường này là trên toàn thế giới. Một quyền chọn được một công ty Mỹ ở
Minnesota mua ở văn phòng một ngân hàng Nhật ở New York, và ngân hàng này sau đó có thể
lại mua một quyền chọn bù trừ từ một ngân hàng Thuỵ Sĩ ở London. Các hợp đồng này được
ký kết riêng giữa các doanh nghiệp lớn, các tổ chức tài chính, và đôi khi là cả chính phủ, và
người mua quyền chọn hoặc biết rõ mức độ đáng tin cậy của người bán hoặc các biện pháp
nâng cao mức độ tín nhiệm khác. Tuy nhiên, người mua các quyền chọn gần như luôn phải đối
mặt với một số loại rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, loại quyền chọn này có rất nhiều lợi thế.
Lợi thế thứ nhất là các điều kiện và quy định quyền chọn này có thể được thiết kế cho
phù hợp với nhu cầu của cả hai phía. Nghĩa là người nắm giữ danh mục quyền chọn bán có
quyền bán quyền chọn của mình cho người bán danh mục với một giá nhất định vào một ngày
cụ thể có thể đảm bảo cho nhà quản trị một tỷ suất sinh lợi tối thiểu. Nhưng dạng giao dịch này
không phải luôn được thực hiện trên sàn giao dịch quyền chọn vì nhiều lý do khác nhau. Thứ
nhất , các quyền chọn trên sàn giao dịch chỉ dựa trên một số hàng hoá có thể là cổ phiếu hay chỉ
37
số chứng khoán nhất định. Nhà quản trị cần một quyền chọn ứng với một danh mục đầu tư
riêng biệt , có thể không tương thích với quyền chọn chỉ số hiện có. Thứ hai, các quyền chọn
trên sàn giao dịch đáo hạn vào những ngày quy định cụ thể, có thể không phù hợp với mong
muốn của nhà quản trị. Thứ ba, ngay cả khi các quyền chọn là có sẵn, có thể không đủ tính
thanh khoản để thực hiện những giao dịch lớn cần thiết để bảo vệ cả một danh mục đầu tư.
Trong thị trường phi tập trung, nhà quản trị có thể xác định chính xác cần có để ký hợp đồng
quyền chọn và khi nào quyền chọn cần được thực hiện. Mặc dù giao dịch lớn bất thường cần
một khoảng thời gian để sắp đặt , gần như là hầu hết các nhà quản trị quỹ đều có thể thực hiện
được các giao dịch như mong muốn. Thứ tư, trong thị trường phi tập trung, các quyền chọn
được thiết kế cho nhiều công cụ hơn chứ không chỉ có cổ phiếu. Các quyền chọn có thể được
dành cho trái phiếu, lãi suất , hàng hoá, tiền tệ, và nhiều loại tài sản khác cũng như một số công
cụ không phải là tài sản như thời tiết. Ở Việt Nam hiện nay đã có sàn giao dịch quyền chọn đối
với ngoại tệ của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu (Eximbank), và sàn giao dịch quyền chọn
vàng của ngân hàng Á Châu. Đây là hai sàn giao dịch quyền chọn đầu tiên ở Việt Nam. Còn
đối với mặt hàng nhạy cảm như xăng dầu hiện nay chỉ là còn nằm trong kế hoạch chứ chưa
được đưa vào thực hiện. Một mặt vì đây là một mặt hàng thiết yếu, nếu có giao dịch cũng là
với số lượng lớn, các doanh nghiệp Việt Nam chưa ai có đủ lực để đứng ra thực hiện kinh
doanh quyền chọn đối với mặt hàng này.
Lợi thế thứ hai là thị trường phi tập trung là thị trường tư nhân tức là công chúng hay
các nhà đầu tư khác, bao gồm các đối thủ cạnh tranh không cần được biết về các giao dịch đã
được hoàn tất . Trên sàn giao dịch quyền chọn, một lệnh khối lượng lớn để mua quyền chọn bán
có thể phát ra tín hiệu thị trường rằng một người nào đó đã biết đến một tin xấu nào đó điều
này có thể khiến thị trường hoảng loạn vì lo lắng thông tin đang bị trì hoãn sẽ sớm xuất hiện.
Một lợi thế khác là giao dịch phi tập trung về bản chất không bị kiểm soát . Các quy
định về các giao dịch mày thuộc về tính trung thực và phép cư xử thông minh trong kinh
doanh. Các tổ chức không tuân thủ không thể tìm được đối tác để giao dịch, không có ràng
buộc tốn kém hay thói quan liêu xen vào.
Mặc dù cũng có một số hạn chế của thị trường phi tập trung, cơ bản nhất là rủi ro tín
dụng còn tồn tại và loại trừ nhiều khách hàng vốn không thể thiết lập độ tín nhiệm cho mình ra
khỏi thị trường này. Ngoài ra quy mô của giao dịch trên thị trường phi tập trung lớn hơn khả
năng của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, không biết rõ rằng giao dịch phi tập trung thì đắt hay rẻ
hơn giao dịch trên sàn.
3.1.2 Thị trường tập trung.
Vì sự phát triển của thì trường phi tập trung ngày càng lớn mạnh và nhu cầu đối các sản
phẩm phái sinh thì sự ra đời của thị trường tập trung là một điều tất yếu. Thị trường tập trung
38
ra đời sẽ đáp ứng việc thiếu chuẩn hóa và tính thanh khoản của thị trường phi tập trung.
3.1.2.1 Thị trường gi ao sau tập trung.
Giao dịch giao sau có tổ chức xoay quanh một khái niệm gọi là sàn giao dịch giao sau.
Sàn giao dịch giao sau và là điểm để phân biệt chúng với thị trường kỳ hạn. một sàn giao dịch
giao sau là một công ty gồm các thành viên. Mặc dù một vài sàn giao dịch cho phép các thành
viên là công ty nhưng hầu hết các thành viên đều là cá nhân. Các thành viên chọn ra một ban
giám đốc và ban giám đốc này lạ chọn ra các cá nhân để quản lý công ty. Sàn giao dịch có một
hệ thống cấp bậc gồm giám đốc, nhân viên và uỷ ban. Sàn giao dịch xây dựng điều lệ cho các
thành viên và có thể sử dụng những hình thức kỷ luật đối với những người phạm luật .
Mặc dù sàn giao dịch giao sau là các công ty phi lợi nhuận nhưng một vài sàn giao dịch
là các công ty kinh doanh vì lợi nhuận với cổ phiếu được giao dịch ra công chúng.
Ngày càng có những phức tạp trong việc xác định các đặc điểm của một tài sản nào đó
để trở thành một tài sản cơ sở cho một hợp đồng giao sau thành công. Có lúc, người ta nghĩ
rằng đó phải là một tài sản có thể cất giữ được, nhưng giờ thì người ta lại chứng kiến có các
hợp đồng giao sau trên những tài sản cơ sở không thể lưu trữ được như điện và thời tiết. Tất cả
chúng ngày nay cũng không phải là một cái gì (t ài sản) lạ lẫm lắm. Có một điều có thể xác định
được là tính bất ổn trong giá giao ngay đã làm cho các thành viên tham gia gặp phải những rủi
ro đáng kể do giá cả biến động theo một chiều hướng nhất định nào đó như hiện tượng cú sốc
trong giá xăng dầu xảy ra trong thị trường thế giới kể từ khi có sự kiện 11.9. Không nhất thiết
cứ giá giao ngay thì phải là giá của một tài sản cơ sở mà người ta có thể mua và lưu trữ chúng.
3.1.2.2 Thị trương quyền chọn tập trung.
Ở sàn giao dịch tập trung đáp ứng nhu cầu về hợp đồng quyền chọn đã chuẩn hoá theo
đó sàn giao dịch sẽ được quy định cụ thể và những quy định về hợp đồng rõ ràng, sàn giao dịch
Chicago Board option Exchange (CBOE) là sàn giao dịch quyền chọn có tổ chức đầu tiên đã
thiết lập các quy trình để một quyền chọn có thể mua bán được. Ngoài ra, nó còn mở đường
cho cho các sàn giao dịch American, Philadelphia và Pacific Exchanges bắt đầu giao dịch
quyền chọn.
Để được giao dịch trên sàn tập trung thì có quy định rõ những tài sản mà giao dịch
quyền chọn được phép trên sàn, và một hợp đồng quyền chọn giao dịch trên sàn tiêu chuẩn
gồm 100 quyền chọn đơn lẻ, vì thế một nhà đầu tư mua một hợp đồng thì hợp đồng này thật ra
đại diện cho các quyền chọn mua 100 cổ phiếu, còn có những trường hợp ngoại lệ khác thì
cũng được quy định rỏ trong tiêu chuẩn về quy mô hợp đồng. Trên sàn giao dịch thì giá giao
dịch cũng được chuẩn hoá với những mức giá quy định thực hiện có thể ký kết hợp đồng quyền
chọn. Năm 1993 sàn giao dịch Chicago Board option Exchange (CBOE) cho ra đời quyền chọn
FLEX , các quyền chọn ở đây có thể giao dịch với bất cứ mức giá nào. Ngày đáo hạn của các
39
quyền chọn có các chu kỳ gồm tháng 1, 4, 7 và 10; tháng 2, 5, 8 và 11; tháng 3, 6, 9 và 12.
Điều chú ý là đối với một quyền chọn cổ phiếu không quá 9 tháng và một điều khá quan trọng
nửa trên sàn giao dịch tập trung có quy định về hạn mức vị thế tức số lượng quyền chọn tối đa
mà một nhà đầu tư có thể nắm giữ về một phía của thị trường, và quy định về hạn mức thực
hiện để nhằm ngăn chặn từng cá nhân hay một nhóm người có tác động đáng kể đến thị trường.
3.1.3 Cơ chế yết giá giao sau và quyền chọn.
3.1.3.1 Hợp đồng giao sau.
T rước khi thực hiện một lệnh giao sau thì một cá nhân phải mở một tài khoản với người
môi giới. Bởi vì rủi ro trên thị trường giao sau là khá cao nên tiền đặt cọc tối thiểu là $5.000 và
đồng ý chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra.
Đặt lệnh: Các lệnh trên giao dịch có thể là các lệnh ngừng, các lệnh hạn chế, lệnh có
hiệu lực đến khi bị huỷ và lệnh trong ngày. Trong hệ thống giao dịch, khi một nhà đầu tư đặt
lệnh người môi giới gọi điện cho bộ phận giao dịch của công ty tại sàn giao dịch và chuyển
lệnh đến người môi giới tại sàn giao dịch của công ty. Người môi giới hoặc là đưa tay ra các ký
hiệu hoặc là sử dụng lời nói để mua và trả giá. Hiện nay các lệnh giao dịch được thực hiện tự
động hoá.
Công ty thanh toán bù trừ: Mỗi sàn giao dịch giao sau điều khiển công ty thanh toán bù
trừ độc lập của mình và công ty thanh toán bù trừ trên thị trường giao sau là một định chế và là
nhà bảo đảm cho các giao dich giao sau; mỗi công ty duy trì một số dư tài khoản với công ty
thanh toán bù trừ và phải đáp ứng những điều kiện nhất định về mặt tài chính. Đáng chú ý ở
hợp đồng giao sau là bạn phải ký quỹ bắt buộc trên hợp đồng này thường khác nhau tuỳ vào
giá trị từng loại tài sản. Mỗi loại hợp đồng đều có hai loại ký quỹ; ký quỹ ban đầu là số tiền
phải đặt cọc vào ngày bắt đầu giao dịch; ký quỹ duy trì là số tiền mà mỗi bên phải góp thêm
vào để duy trì cho số tiền ký quỹ luôn ở một mức tối thiểu nào đó.
Yết giá giao sau: Thông tin về giá giao sau được đăng tải trên các tạp chí, int ernet …
thông tin cung cấp thường là giá thanh toán, giá cao, giá thấp, giá mở cửa, giá đóng cửa, những
thay đổi trong giá thanh toán trong suốt thời gian của hợp đồng.
40
Hình: Mô tả một giao dịch trên sàn giao sau.
(1a) (1b) Người mua và người bán yêu cầu các nhà môi giới của họ quản lý giao
dịch giao sau.
(2a) (2b) Nhà môi giới của người mua và người bán yêu cầu công ty môi giới hoa
hồng làm thủ tục pháp lý cho giao dịch
(3) Các công ty môi giới hoa hồng gặp nhau trên sàn giao dịch giao sau và
đồng ý để một mức giá nào đó.
(4) Thông tin về giao dịch được báo cáo cho trung tâm thanh toán bù trừ.
(5a) (5b) Các công ty môi giới hoa hồng báo mức giá đã được chấp nhận cho
các
nhà môi giới của người mua và người bán.
(6a) (6b) Các nhà môi giới của người mua và người bán báo mức giá đã chấp nhận
cho người mua và người bán.
7a) (7b) Người mua và người bán đặt t iền cọc cho các nhà môi giới của họ.
(8a) (8b) Các nhà môi giới của người mua, người bán đặt cọc tiền ký quỹ cho các công
ty thanh toán thành viên.
(9a) (9b) Các công ty thanh toán thành viên đặt cọc tiền ký quỹ cho công ty thanh
toán bù trừ.
Ví dụ: Để cho đơn giản ta giả sử trong trường hợp này basic bằng 0 (giá giao ngay bằng
giá giao sau) Giả sử hôm nay là 01/04/2008 một nhà nhập khẩu xăng dầu biết sẽ phải mua
41
100.1 thùng dầu vào tháng 8 và nhà nhập khẩu xăng dầu cũng dự đoán là vào tháng 8 giá
dầu sẽ lên cao. Giá giao sau là 110 $/t hùng, mỗi hợp đồng giao sau là 1.000 thùng dầu. Nhà
nhập khẩu phòng ngừa rủi ro giá dầu tăng bằng cách mua 100 hợp đồng giao sau tháng 8 về
dầu. Chiến lược bảo hộ được chốt ở mức giá 110 $/thùng. Giả sử 01/08 giá dầu giao sau là 115
$/t hùng. Tháng 8 là tháng chuyển giao, nên giá giao sau gần với giá giao ngay. Vì vậy nhà
nhập khẩu thu được trên hợp đồng giao sau một khoản: 100.000 x (115 – 110) = $500.000
Nhà nhập khẩu phải trả cho hợp đồng mua dầu:100.000 x 115 = $11.500.000
Tổng chi phí nhà nhập khẩu phải bỏ ra: 11.500.000 - 500.000 = $1.100.000 hay là 110
$/t hùng.
Giả sử ngày 01/05 giá dầu trên thị trường giao sau là $108, nhà nhập khẩu lỗ một
khoản: 100.000 x (108-110) = $200.000
Trên hợp đồng mua dầu nhà nhập khẩu chỉ phải trả:100.000x 08 = $10.800.000
Vậy tổng chi phí mua 100.000 thùng dầu vẫn là $11.000.000 (110 $/thùng)
Làm như vậy sẽ tốt hơn là mua xăng dầu vào ngày 01/01 trên thị trường giao ngay vì
phải chịu chi phí trả lãi lẫn chi phí lưu kho.
Chúng ta giả định trong ví dụ trên là hợp đồng giao sau giống như hợp đồng kỳ hạn.
Thực tế có sự khác nhau nhỏ trong quá trình phòng rủi ro. Đó là sự thanh toán trên hợp đồng
giao sau được thực hiện hàng ngày trong suốt thời gian hợp đồng thay vì vào cuối kỳ.
3.1.3.2 Hợp đồng quyền chọn.
Đặt lệnh mở: Trước khi thực hiện một giao dịch quyền chọn thì một cá nhân phải mở
một tài khoản với công ty môi giới, sau đó cá nhân này sẽ chỉ thị cho người môi giới mua hoặc
bán một quyền cụ thể. Người môi giới gửi lệnh đến người môi giới sàn giao dịch của công ty
trên sàn giao dịch quyền chọn.
Trung tâm thanh toán: Sau khi các giao dịch được thực hiện, trung tâm thanh toán bù
trừ trên quyền chọn (OCC) tham gia vào quy trình điều này không có trên thị trường OTC, là
một công ty độc lập đảm bảo cho việc thực hiện của người bán, OCC là trung gian trong mỗi
giao dịch. Mỗi nhà tạo lập thị trường phải thanh toán cho tất cả giao dịch thông qua một công
ty thành viên, cũng như mỗi công ty môi giới. OCC thực hiện một trách nhiệm quan trọng là
đảm bảo việc thực hiện của những người bán quyền chọn. Người mua quyền chọn không cần
phải thẩm tra độ tin cậy của người bán.
Đặt lệnh bù trừ: Một lệnh bù trừ là việc một nhà đầu tư nắm giữ một quyền chọn, giá cổ
phiếu hiện nay tăng và giá quyền chọn hiện nay đã cao hơn nhiều so với giá mua lúc đầu, t ính
thanh khoản của thị trường quyền chọn cho phép các nhà đầu tư kiếm lời bằng cách bán quyền
chọn trên thị trường.
42
Thực hiện một quyền chọn: Quyền chọn kiểu Châu Âu là quyền chọn được thực hiện
vào cuối kỳ hạn. Quyền chọn kiểu Mỹ là quyền chọn có thể được thực hiện vào bất kỳ thời
điểm nào trước khi đáo hạn. Quyền chọn này có tính linh động hơn so với quyền chọn kiểu
Châu Âu. Vào ngày đáo hạn, nếu bạn thấy răng giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, hoặc đối
với quyền chọn bán, giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, bạn để cho quyền chọn hết hiệu lực
bằng cách không làm gì cả, khi ngày đáo hạn trôi qua hợp đồng quyền chọn sẽ loại ra khỏi sổ
sách của công ty thanh toán OCC; Trường hợp này doanh nghiệp lựa chọn không thực hiện
hợp đồng mà mua tài sản theo giá thị trường. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị mất quyền phí và
quyền phí đó sẽ được tính vào chi phí khác. Một số công ty môi giới có chính sách tự động
thực hiện quyền chọn nếu điều đó là vì lợi ích của khách hàng, chính sách này được ghi rõ
trong thoả thuận mà khách hàng đã ký khi mở tài khoản.
Yết giá quyền chọn: Đó chính là giá quyền chọn được giao dịch hàng ngày và được
tăng tải trên một bản tin hay tạp chí, vì thế vào mỗi ngày giao dịch quyền chọn thì chúng ta có
thể xem giá quyền chọn cũng như khối lượng giao dịch trong ngày, giá thực hiện, tháng đáo
hạn và giá đóng cửa.
Hình: Một giao dịch trên thị trường quyền chọn như sau:
(1a) (1b) Người mua và người bán chỉ thị cho người môi giới riêng của mình tiến
hành một giao dịch quyền chọn.
(2a) (2b) Người môi giới của người mua và người bán yêu cầu nhà môi giới trên
43
sàn của công ty mình thực hiện giao dịch.
(3) Các nhà môi giới trên sàn gặp gỡ trên sàn giao dịch quyền chọn và thống
nhất giá cả.
(4) Thông tin về giao dịch được báo cáo cho trung tâm thanh toán bù trừ.
(5a) (5b) Nhà môi giới trên sàn thông báo giá cho người môi giới của người mua
và người bán
(6a) (6b) Người môi giới của người bán và người mua thông báo giá về cho người
bán và người mua.
(7a) (7b) Người mua (người bán) ký gửi phí quyền chọn cho người môi giới.
(8a) (8b) Người môi giới của người mua và người bán ký gửi phí quyền chọn và
tiền ký quỹ cho công ty thanh toán mình.
(9a) (9b) Công ty thanh toán của người môi giới của bên mua và bên bán ký gửi
phí quyền chọn và tiền ký quỹ cho trung tâm thanh toán bù trừ.
Phần ví dụ:
- Ngày ký kết : 01/04/2008 thời hạn: 3 tháng; Sản phẩm giao dịch: Dầu thô
- Sản lượng:100; Tỷ giá thực hiện: 110 USD/thùng.
- Phí giao dịch: 150 USD (phí giao dịch trên 1.5 USD/thùng)
Kịch bản 1: Giá tăng
- Ngày 01/07/2008 tỷ giá trên thị trường là 120 USD/thùng
- Thực hiện quyền mua:110 USD/thùng
- Lãi : 100 USD (=100thùng*(120-110))
- Phí: 150 USD
- Lãi thuần: 850/150 = 500%
Kịch bản 2: Giá giảm
- Giá giảm: Giá trên thị trường là 100 USD/ thùng
- Không thực hiện quyền chọn: từ bỏ quyền chọn mua với giá thực hiện là 110
USD/thùng.
- Chi phí: tốn khoản phí 150 USD.
- Nếu khách hàng mua ngay từ đầu với giá thực hiện là 100 USD/thùng thì mức lỗ là
100 USD. Nếu giá dầu còn giảm thị khách hàng còn lỗ hơn
Hình trường hợp 1: Mua “quyền chọn mua” của khách hàng.
44
1000
800
Điểm hòa vốn tại giá
$111.5 600
400
200
0
95 100 105 110 115 120 125
-200
-400
Giá dầu thô khi đáo hạn
400
200
0
-200 95
-400
-600
-800
-1000
Điểm hòa vốn tại giá
$111.5
100 105 110 115 120 125
Giá dầu thô USD
Lợ
i n
hu
ận
(U
SD
)
lợ
i
nh
uậ
n
Trường hợp 2: Bán “quyền chọn mua”
Kịch bản 1: Giá tăng đến 120 USD/thùng
- Ngày ký kết : 01/04//2008 kỳ hạn : 3 tháng; Sản phẩm giao dịch: Dầu thô
- Sản lượng:100; Tỷ giá thực hiện: 110 USD/thùng
- Phí giao dịch là: 150 USD/thùng
- Khoản lỗ của sàn giao dịch: 850USD/thùng
Kịch bản 2: Giá giảm xuống đến 100 USD/thùng
- Khoản lời của ngân hàng: 165 USD
Hình trường hợp 2: Bán “quyền chọn mua” của khách hàng.
3.2 Ứng dụng cho thị trường Việt Nam.
3.2.1 Những bất cập trong việc ứng dụng các công cụ phái sinh ở th ị trường Việt Nam.
Trong khi sự phát triển các công cụ tài chính mới được xem là một trong
năm bài học rút ra từ sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Mỹ trong suốt 5
năm (2000 – 2005), Theo nhiều ý kiến khác nhau từ các chuyên gia kinh tế, các
45
công cụ tài chính mới đặc biệt là công cụ tài chính phái sinh không chỉ cho phép
các ngân hàng phòng ngừa rủi ro mà còn là một trong
những dịch vụ có tỷ lệ sinh lời có nhất . Vậy tại sao những công cụ này lại chưa được sử dụng
rộng rãi ở Việt Nam?
Theo các chuyên gia ngân hàng, hợp đồng phái sinh xăng dầu có thể giải quyết vấn đề
tăng giá xăng dầu, thay vì Chính phủ phải bù giá vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng
dầu để ổn định giá xăng dầu trên thị trường. Cụ thể, thay vì mua hợp đồng mua ở mức giá hiện
tại, chỉ cần các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu mua hợp đồng kỳ hạn xăng dầu tại một thời
điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác định thì mọi sự biến động về giá xăng dầu
quốc tế sẽ không ảnh hưởng tới kế hoạch giá của doanh nghiệp.
Để phòng ngừa rủi ro vượt dự kiến của doanh nghiệp, nhiều sản phẩm phái sinh như
giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn (Options) và tương lai (Futures) đã
được một số ngân hàng triển khai như Vietcombank, BIDV, Techcombank, HSBC… Tuy
nhiên, theo số liệu của Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ doanh
thu từ các sản phẩm phái sinh trên tổng doanh thu của các ngân hàng thương mại trong các
năm 1995, 2000 và 2006 chỉ là 11,7%, 15,4%, và 17,5%. Trong khi đó, theo báo cáo của IMF,
thị trường phái sinh quốc tế có sự tăng trưởng rất mạnh, tính riêng từ đầu năm 2007 đến nay đã
tăng 30% và đạt quy mô khoảng 370 tỷ USD. Với một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn
định thì t iềm năng của thị trường phái sinh Việt Nam là rất lớn. Hiện nay, Việt Nam có trên
7.000 doanh nghiệp có quy mô vốn 30 - 50 tỷ đồng/doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó việc sử
dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam cũng gặp rất nhiều những rào cản là do sản phẩm phái
sinh phức tạp nên hiện nay, các doanh nghiệp trong nước vẫn ngại sử dụng. Thêm vào đó, hiểu
biết của doanh nghiệp về các sản phẩm này vẫn còn rất hạn chế. Ngân hàng HSBC tại Việt
Nam, sau 2 năm triển khai các sản phẩm phái sinh, mới chỉ có vài doanh nghiệp sử dụng. Có
trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi giữa hai đồng tiền, ngân hàng này mất tới 6 tháng để
giải thích, thoả thuận với khách hàng. Trong khi đó, các ngân hàng vẫn còn yếu trong tuyên
truyền, t iếp cận khách hàng. Lãnh đạo của một ngân hàng quốc doanh cho biết , lý do một phần
vì doanh thu của các sản phẩm phái sinh vẫn còn hạn chế nên các ngân hàng chưa quan tâm
đúng mức tới việc quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, các điều kiện của thị
trường hiện nay chưa thực sự thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm phái sinh.
Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt
Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực
hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất
nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của ngân hàng nhà nước. Tuy
nhiên, Hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa
46
phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá và
những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng
giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày
24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc
NHNN. Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và NHT M. Nó
chỉ được sử dụng trong trường hợp các NHT M dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VND.
Các công cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện ở VN và được các
ngân hàng sử dụng do nhu cầu nội tại của các NHT M nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động
ngân hàng quốc tế. NHNN đã cho phép các NHTM thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh nhằm
phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Theo quyết định số 1133/QĐ- NHNN ngày
30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các
NHT M và các TCTD, các DN được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất . Hoán đổi lãi suất được
thực hiện đối với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng với DN vay vốn tại NH; giữa NH với
những DN vay vốn tại các tổ chức tín dụng (T CTD) khác, kể cả vay vốn nước ngoài; giữa các
NH trong nước với nhau và giữa các ngân hàng thương mại trong nước với các TCTD nước
ngoài. Trên cơ sở nới lỏng quản lý của NHNN, nhiều NHT M đã triển khai cung cấp Hợp đồng
hoán đổi lãi suất cho các doanh nghiệp (DN), t ìm kiếm đối tác là các TCTD nước ngoài để ký
kết hợp tác. Tuy nhiên, giao dịch phái sinh trong đó có hoán đổi lãi suất được coi là hoạt động
ngoại bảng của NH do đó hướng dẫn hạch toán từ phía NHNN đối với các nghiệp vụ này đang
được xem là điều kiện đủ để các NHT M đẩy mạnh cung cấp dịch vụ này cho khách hàng.
Từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam
(từ 1/2003), đã có một só ngân hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong
phạm vi đồng USD từ ngày 1/3/2005 tới 2/2006. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2
đồng tiền USD và VND (hoán đổi lãi suất chéo) đã được thực hiện, từ trước khi có quy định
chính thức của ngân hàng nhà nước. Cho tới lần đầu tiên, khi được NHNN cho phép, HSBC đã
cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD
trên tại trường Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách hàng, tới tháng
12/2007, HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với giao dịch này, khách đã đạt
được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3
năm mà không chịu bất cứ một rủi ro nào về tỷ giá USD/VND.
Sản phẩm hoán đổi rủi ro tín dụng của HSBC Việt Nam chỉ gắn với rủi ro tín dụng của
các loại trái phiếu do chính phủ hoặc các DN Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc
tế, các khoản vay dài hạn của DN Việt nam tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Khách hàng chuyển nhượng rủi ro tín dụng cho HSBC là các tổ chức tín dụng hoạt động tại
47
Việt Nam và bên nhận chuyển nhượng là các chi nhánh HSBC ở nước ngoài. Thời hạn của
giao dịch không quá 5 năm. Khách hàng mua loại công cụ này cũng giống như thực hiện một
khoản đầu tư gián tiếp. Việc tiếp cận với các công cụ này cho phép nhà đầu tư có cơ hội tìm
kiếm những mức lợi nhuận cao hơn so với hoạt động tín dụng tiền gửi bình thường, nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các TCTD. Hơn nữa, việc sử dụng các công cụ mới này còn
góp phần nâng cao mức độ tín nhiệm của chính phủ và các DN Việt Nam khi phát hành trái
phiếu ra thị trường quốc tế.
Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị
trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh
lãi suất và tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất .
Các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay
trung hạn (dưới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EURO và chỉ được thực hiện đối với các DN
hoạt động tại VN, các NHT M hoạt động ở VN được NHNN cho phép và các NH ở nước ngoài.
Sau BIDV là hàng loạt các NHT M khác, bao gồm cả NHT M cổ phần cũng được cho phép thực
hiện nghiệp vụ này. Bên cạnh quyền chọn lãi suất , quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân
hàng cung cấp, điển hình là BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Agribank, Citibank,
Vietcombank, ICB, và ngân hàng Hồng Kông Bank chi nhánh thành phố HCM. Nguyên tắc
chính của loại quyền chọn này là các DN và cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với
VNĐ thông qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Đặc biệt , Ngân
hàng nhà nước cũng đã cho phép thực hiện các Options tiền Đồng tại BIDV, ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu, ngân hàng cổ phần thương mại quốc tế. Với nghiệp vụ này, chắc chắn
tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó VND sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính thế
giới. Vị thế của VND và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên.
Quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó
quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu.
Sau khi NHNN cho phép ACB, Sacombank và Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng,
ngày 10/12/2004 ACB là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này được
tung ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế giá vàng liên tục tăng, tuy nhiên cũng cần có thời
gian để đo lường mức độ đón nhận của thị trường đối với công cụ này.
Mặc dù đã được đưa vào sử dụng từ năm 2004 nhưng đến nay, việc sử dụng các công
cụ phái sinh chủ yếu vẫn là các ngân hàng nước ngoài và NHT MCP. Có thể kể ra một số
nghiệp vụ phái sinh chủ yếu đã được áp dụng ở các ngân hàng tại Việt Nam như: ACB với
quyền chọn vàng (Gold option), quyền chọn ngoại tệ (Currency option); Eximbank với dịch vụ
quyền chọn ngoại tệ, hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, giao dịch hoán đổi, giao dịch giao ngay; HSBC
48
với hoán đổi lãi suất , quyền chọn ngoại tệ; Techcombank với dịch vụ môi giới Future cà phê…
Có thể thấy, các sản phẩm phái sinh còn rất nghèo nàn, đặc biệt là sự tham gia của các
NHT MQD rất ít , chỉ mới ở một số nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn và quyền chọn giữa
VNĐ và USD, còn các loại ngoại tệ khác hầu như chưa thực hiện. Sở dĩ có tình trạng trên là do
các nguyên nhân sau:
- Nhân sự của các NHT MQD thường làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, ít chịu
tiếp thu cái mới, thiếu sự năng động, nhạy bén, trong khi sản phẩm phái sinh là những sản
phẩm khá phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ cao.
- Do mạng lưới của các NHT MQD trải rộng khắp cả nước, với hơn 100 chi nhánh, do
đó nếu muốn triển khai thì đòi hỏi trình độ giữa các chi nhánh phải tương đồng, điều này rất
khó xảy ra. Có thể sản phẩm phái sinh sẽ chỉ được thực hiện tại một số tỉnh, thành lớn, nhưng
như thế sẽ tạo nên sự thiếu đồng bộ giữa các chi nhánh.
- Thị trường tiền tệ Việt Nam chưa hoà nhập với thị trường tiền tệ thế giới, do đó tạo
nên sự ổn định cho thị trường, khi có khủng hoảng tài chính ở khu vực hay thế giới cũng ít có
ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ Việt Nam. Điều này khiến cho nhu cầu phòng chống rủi ro
bằng các công cụ phái sinh là không cao.
- Đối tượng sử dụng các công cụ phái sinh chủ yếu là doanh nghiệp, nhưng sự hiểu biết
của doanh nghiệp về các sản phẩm phái sinh còn hạn chế, trong khi đó môi trường hoạt động ít
biến động nên họ cảm thấy không có nhu cầu hoặc chưa ý thức trong việc phòng chống rủi ro,
nhất là đối với các DNNN.
- Ngân hàng muốn kinh doanh sản phẩm phái sinh phải xin phép Ngân hàng Nhà nước
và chỉ được hoạt động khi có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, điều này cũng khiến
ngân hàng “ngại” triển khai nghiệp vụ này.
3.2.2 Tại sao các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam cần phòng ngừa rủi ro
cho mặt hàng này là cần thiết?
Tuy rằng việc ứng dụng các công cụ phái sinh vào Việt Nam còn nhiều khó khăn và bất
cập như đã nêu ở trên. Nhưng với thị trường nhiêu liệu, xăng dầu như hiện nay thì rất cần nghĩ
đến và thực hiện các biện pháp để bình ổn giá để doanh nghiệp không bị lỗ mà người dân cũng
bớt khổ. Nếu có thể sử dụng các công cụ phái sinh cho mặt hàng xăng dầu ở Việt Nam thì các
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam có thể kiếm được lợi nhuận cao nhờ các hợp
đồng phái sinh, mà còn có thể giúp ổn định được giá xăng dầu bán lẻ trong nước. Các doanh
nghiệp kinh doanh trong nước đã đến lúc đi những bước đi của mình không nên ỷ lại vào nhà
nước. Khi đã là thành viên của WTO thì sự độc quyền sẽ dần bị bãi bỏ, nếu không tự cứu mình
bây giờ thì chờ đến bao giờ?
Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở
những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi
49
nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở
khác như tỉ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất….Công cụ tài chính
phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro, trong đó thường
được sử dụng cao nhất là hợp đồng kỳ hạn (forward contracts), hợp đồng tương lai (future
cont racts). Những công cụ trên còn có thể kết hợp với nhau, với những khoản vay hoặc những
chứng khoán truyền thống để tạo nên các công cụ lai tạo.
Mặc dù, xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là 1 công cụ phòng chống rủi ro nhưng cùng
với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các công cụ tài chính phái sinh cũng
được sử dụng nhiều hơn để tìm kiến lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Chính vì
những biến thái như nên không phải lúc nào sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa
rủi ro cũng có hiệu quả. Các công cụ phái sinh ngày càng tinh vi và mang theo 1 số rủi ro gây
gián đoạn lớn hơn độ rủi ro thông thường, mua bán các hợp đồng bảo hiểm danh mục đầu tư.
Những người bảo hiểm này đã đầu tư, mạnh hơn vào thị trường mà nếu như không có kỹ thuật
này thì có thể họ đã không làm như vậy. Khi sự sụt giảm của thị trường kích hoạt bảo hiểm,
khối lượng bán đột ngột gây ra một gián đoạn và thị trường sụp đổ. Hay như Great Britain’s
Bearing, một trong những ngân hàng lâu đời nhất thế giới đã phá sản năm 1995 khi đầu cơ các
hợp đồng tương lai trong một thương vụ ở Singapore. Tuy vậy, các công cụ tài chính phái sinh
vẫn phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi tại các thị trường tài chính lớn của thế giới.
Nguyên nhân không nằm ngoài việc đó là phương thức duy nhất để các chủ thể trên thị trường
phòng chống rủi ro. Theo điều tra đối với 500 công ty lớn nhất thế giới tại 26 quốc gia khác
nhau thì có tới 92 % các công ty trả lời rằng họ thường xuyên sử dụng công cụ tài chính phái
sinh để phòng ngừa và quản lý rủi ro.
Các nhà bảo hộ thường sử dụng chúng để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động sản xuất ,
kinh doanh. Đứng về góc độ ngân hàng thì việc kinh doanh các sản phẩm phái sinh có những
ích lợi sau: làm cho sản phẩm kinh doanh của ngân hàng đa dạng, phong phú, nâng cao kết quả
hoạt động kinh doanh; giúp ngân hàng có thể bù đắp rủi ro thông qua hoạt động bù trừ giữa các
giao dịch; nâng cao uy tín, thương hiệu của ngân hàng vì đây là các sản phẩm hiện đại.
3.3 Các gi ải pháp giảm ảnh hưởng biến động gi á xăng dầu đến đời sống kinh tế - xã
hội Việt Nam.
3.3.1. Nhà nước cần tăng lượng dự trữ xăng dầu.
Xăng dầu là một mặt hàng nhạy cảm, tác động nhiều đến nền kinh tế. Thời gian qua việc
tăng giá xăng dầu trong nước đã ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá nói chung, ảnh hưởng xấu
đến đời sống của nhân dân. Giá xăng dầu thế giới lên hằng ngày, ta không thể điều chỉnh hằng
ngày được. Trong thời gian chưa điều chỉnh ấy, ta phải có thời gian để lấy lãi bù lỗ, còn khi bị
lỗ hơi dài thì lấy dự trữ để bù lại lỗ. Hiện nay, do khả năng tài chính hạn chế nên mức dự trữ
xăng dầu của chúng ta còn thấp nên Việt Nam thường phải nhập khẩu xăng dầu theo cảnh “ăn
50
đong” với giá cao, trong thời gian tới chúng ta cần phải tăng dự trữ xăng dầu hơn nữa. Nếu
Việt Nam không dự trữ lượng xăng dầu tốt thì sự biến động về nguồn cung và giá còn lớn hơn
rất nhiều. Do vậy, việc dự trữ xăng dầu và tìm kiếm nhiên liệu thay thế khi giá xăng thế giới
tăng cao là rất cần thiết .
3.3.2. Khuyến khích ti ết kiệm năng lượng.
Theo dự báo của Bộ công thương, nhu cầu năng lượng của Việt Nam vào năm 2010,
2020 và 2025 lần lượt là 46,6; 84; và 97 triệu tấn dầu quy đổi. Tốc độ tăng nhu cầu sử dụng
năng lượng thương mại giai đoạn 2001-2025 nằm trong khoảng 8,9-9,7%/năm. Với tốc độ tăng
mức khai thác, sử dụng năng lượng như hiện nay chỉ đến cuối thế kỷ 21 các nguồn năng lượng
của Việt Nam sẽ trở nên khan hiếm. Các mỏ dầu và khí đốt sẽ cạn kiệt trong vòng 20-30 năm
nữa. Vì vậy để phát triển bền vững chúng ta phải t iết kiệm năng lượng và sử dụng nhiên liệu
thay thế là cách lựa chọn đúng đắn nhất .
Bên cạnh việc tuyên truyền sâu rộng trong dân chúng về tầm quan trọng của tiết kiệm
năng lượng Nhà nước cũng cần có những chính sách cụ thể để khuyến khích thậm chí là bắt
buộc để nhân dân và các DN thực hành tiết kiệm năng lượng:
- Nhà nước không nên bù giá xăng dầu mà nên để cho xăng dầu theo giá thị trường để
người dân và DN nâng cao hơn ý thức tiết kiệm năng lượng.
- Thu tiền điện giá cao hơn nữa đối với những hộ gia đình sử dụng nhiều.
- Khuyến khích các DN sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng bằng hình thức khen
thưởng, ưu đãi về thuế
- Đồng thời với việc tăng cường tuyên truyền về sử dụng tiết kiệm năng lượng, cũng cần
có các đề án hỗ trợ DN về cơ chế chính sách, đầu tư, công nghệ, thiết bị về lĩnh vực này.
- Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ và khen thưởng kịp thời và xứng đáng đối với
các cá nhân và DN có những phát minh ra đồ dùng tiết kiệm năng lượng và đồ dùng sử dụng
năng lượng thay thế.
- Cần có biện pháp để dân chúng hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân tiêu tốn nhiều
năng lượng mà nên sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn bằng cách đánh thuế vào vào
những phương tiện cá nhân tiêu hao nhiều năng lượng và Nhà nước hỗ trợ để sử dụng phương
tiện công cộng giá rẻ hơn.
- Đặc biệt là cần có giải pháp khuyến khích dân chúng sử dụng phương tiện đi lại là xe
đạp, cần tuyên truyền sâu rộng để người dân thấy được đi xe đạp có tác dụng rất lớn đó là: bảo
vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm năng lượng.
- Bên cạnh các cơ chế ưu đãi khuyến khích hoạt động tiết kiệm năng lượng, việc thanh
kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng tiết kiệm năng lượng tại các cơ sở sản xuất công nghiệp
cũng như các phương tiện tham gia vận tải, giao thông trên đường cũng hết sức cần thiết .
51
Nhà nước cần đầu tư hơn nữa để có những chính sách và chương trình tiết kiệm và sử
dụng năng lượng thay thế có hiệu qủa.
3.3.3. Các DN tự tí ch lũy tài chính và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp,
gi ảm tối đa chi phí để tăng sức cạnh tranh.
Điều này đặt ra không ít thách thức cho các công ty xăng dầu trong nước. Đa số các
doanh nghiệp xăng dầu Việt Nam hiện nay thiếu tích lũy tài chính cần thiết và phản ứng yếu ớt ,
thiếu linh hoạt trước mỗi đợt biến động của giá dầu thế giới. Nói cách khác, nhiều năm qua,
những doanh nghiệp này đã quen với “bầu sữa ngân sách”. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng
dầu hiện nay chưa thực sự chủ động trong kinh doanh. Các doanh nghiệp chưa có chiến lược
kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp hoạt động cồng kềnh và giao dịch kém hiệu quả trên thị
trường thế giới. Nếu bỏ trợ giá hoàn toàn sẽ khiến nhiều doanh nghiệp hụt hẫng, khó trụ vững,
nói gì đến chuyện cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế này đòi hỏi các doanh
nghiệp trong nước phải thực hiện được điều cốt tử, đó là tự tích lũy tài chính và xây dựng chiến
lược kinh doanh phù hợp, tiết giảm tối đa chi phí để tăng sức cạnh tranh.
Mỗi năm, Việt Nam khai thác khoảng 18 triệu tấn dầu thô và lợi nhuận từ xuất khẩu dầu
thô được “trích chéo” để bù cho mặt hàng dầu. Theo tính toán của Bộ Công nghiệp, đến năm
2009, khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động, nguồn nguyên liệu dầu thô sẽ phải
dành cho nhà máy lọc dầu nhằm cung ứng 60% nhu cầu xăng của cả nước, cho nên, kinh phí
để cấp bù sẽ không còn. Đổi lại, sự chủ động về nguồn hàng sẽ giúp các doanh nghiệp xăng
dầu trong nước chiếm ưu thế tại thị trường bán lẻ trong nước.
3.4 Gi ải pháp ứng dụng quyền chọn và giao sau xăng dầu ở Việt Nam.
3.4.1. Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về công cụ tài ch ính phái sinh.
Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về công cụ tài chính phái sinh yêu cầu
cấp thiết , nhưng chỉ là bước đi đầu tiên làm cơ sở pháp lý để các ngân hàng thương mại phát
triển các nghiệp vụ tài chính phái sinh trong hoạt động kinh doanh của mình. Để các nghiệp vụ
này thực sự trở thành hoạt động kinh doanh hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhà
đầu tư, khách hàng và đặc biệt có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài, các ngân
hàng thương mại trong nước cần phải có các giải pháp đồng bộ về chính sách quản lý rủi ro,
đào tạo cán bộ, chính sách khách hàng và đa dạng hóa các sản phẩm tài chính phái sinh.
Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, soạn thảo và ban hành ngay quy chế về kinh doanh
các công cụ tài chính phái sinh làm cơ sở pháp lý cho hoạt động cấp phép, giám sát rủi ro và
kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các công cụ tài
chính phái sinh của các ngân hàng thương mại. Trong tương lai, trên cơ sở kinh nghiệm thực
tiễn và yêu cầu của thị trường, Nhà nước xem xét ban hành luật giao dịch công cụ tài chính
phái sinh điều chỉnh thống nhất về tổ chức, hoạt động của thị trường tài chính phái sinh và hoạt
động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh.
52
3.4.2. Sử dụng chính sách giá và thuế để thực hiện giá xăng dầu theo cơ chế th ị
trường, cần chốn g độc quyền ngành
Như đề cập ở trên một trong những nguyên nhân kiến cho công cụ phái sinh chưa được
sử dụng để phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu ở Việt Nam là do Nhà nước còn can
thiệp vào kinh doanh của DN kinh doanh xăng dầu, giá bán xăng dầu trong nước vẫn do Nhà
nước quyết định, vì vậy để sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro biến
động giá xăng dầu đòi hỏi Nhà nước phải bỏ cơ chế định giá. Đối với mặt hàng chiến lược như
xăng dầu khi Nhà nước bỏ cơ chế định giá, mà trao quyền cho DN thì phải tạo ra một thị
trường cạnh tranh thực sự hoàn hảo. Tuy nhiên, trên thực tế thì thị trường xăng dầu hiện nay,
mặc dù có nhiều đầu mối kinh doanh, nhưng tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vẫn
chiếm thị phần áp đảo tới 60% (theo luật cạnh tranh thì chiếm trên 30% đã là DN độc quyền
chi phối thị trường rồi). Để thị trường xăng dầu có sự cạnh tranh thì giá sẽ được định ra ở một
mức hợp lý. Giải pháp duy nhất là Nhà nước mở cửa thị trường cho các DN thuộc mọi thành
phần tham gia, thậm chí khuyến khích cho cả DN nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh thì khi đó
áp lực cạnh tranh sẽ buộc các DN phải tìm cách kinh doanh có hiệu quả nhất bằng việc các
DN kinh doanh xăng dầu sẽ sử dụng nhiều biện pháp trong đó có việc sử dụng công cụ phái
sinh để phòng ngừa rủi ro biến động giá.
3.4.3. Xây dựng th ị trường hiệu quả.
Các nhà kinh tế thường định nghĩa ba mức độ của thị trường hiệu qủa, được phân biệt bởi
mức thông tin đã phản ánh trong giá chứng khoán. Ở mức độ thứ nhất, giá cả phản ánh thông
tin đã chứa đựng trong hồ sơ giá cả quá khứ. Nó được gọi là hình thức hiệu qủa yếu. Nếu các
thị trường hiệu quả ở mức yếu, thì không thể tạo được các siêu tỷ suất sinh lợi liên tục bằng
cách nghiên cứu tỷ suất sinh lợi quá khứ.
Mức độ hiệu quả thứ hai đòi hỏi giá cả phản ánh không chỉ giá cả quá khứ mà còn phản
ánh tất cả thông tin đã công bố khác, như là thông tin bạn có thể có do đọc báo chí về tài chính.
Đây được gọi là hình thức hiệu quả vừa phải của thị trường. Nếu các thị trường hiệu quả ở mức
vừa phải, giá cả sẽ điều chỉnh ngay lập tức trước các thông tin công cộng như là việc công bố
tỷ suất sinh lợi quý vừa qua, một phát hành cổ phần mới, một đề nghị sát nhập hai công ty…
Thị trường xăng dầu chúng ta còn độc quyền và chưa có sự tự do hóa thị trường, một thị
trường như vậy rất dễ bị điều khiển và khống chế bởi những thế lực nắm giữ khối lượng giao
dịch lớn. Sự tự do hóa thị trường, một mặt khiến cho những ai có thế mạnh trong quan hệ với
các nhà quản lý và hoạch định chính sách khó có thể có được ưu thế hơn người khác, mặt khác
sự tự do hóa thị trường khiến cho nó trở nên hấp dẫn hơn vì ở đó rủi ro và lợi nhuận tương
đồng với nhau.
Từ kinh nghiệm các nước mà thấy, nếu chính phủ chọn con đường chuyển hoạt động
xăng dầu sang kinh doanh theo cơ chế thị trường thì thiết nghĩ nên bắt đầu thiết lập một hệ
53
thống thị trường và công cụ kinh doanh đầy đủ (bao gồm công cụ phòng ngừa rủi ro) cho mặt
hàng xăng dầu. Tất nhiên, muốn hệ thống thị trường hoạt động hiệu quả thì nhất thiết phải
chống độc quyền ngành và thực hiện minh bạch thông tin.
3.4.4. Nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của các công cụ phái sinh trong
phòn g ngừa rủi ro về giá xăng dầu trên th ị trường Việt Nam
Một cản trở với các nghiệp vụ phái sinh, đó là văn hoá trách nhiệm trong các DN. Ví dụ,
một DN nếu biết có rủi ro về lãi suất và đang vay tiền với lãi suất thả nổi, trong điều kiện lãi
suất đang tăng lên mạnh, họ cũng biết , nếu làm hoán đổi chuyển sang lãi suất cố định và đỡ
thiệt hơn nhiều. Nhưng họ sợ rằng nếu họ quyết định hoán đổi, lỡ sang năm, lãi suất sẽ xuống,
lúc đó mọi người trong công ty sẽ chất vấn rằng tại sao anh lại làm giao dịch đó, tại sao không
để nguyên....? "nếu trong DN vẫn còn cái văn hoá 'chì chiết' những người dám làm cái mới, thì
sẽ không ai dám làm hết"
Như đã đề cập ở trên, theo lãnh đạo công ty TNHH một thành viên dầu khí TP.Hồ Chí
Minh (Saigon Petro). DN hoàn toàn có thể chọn lựa đi mua các hợp đồng giao sau xăng dầu
(oil and energy futures). Ví dụ, vào thời điểm này DN ký hợp đồng mua xăng với giá Fix (cố
định) 15.000VND/lít trong vòng 6 tháng. Nếu 6 tháng sau, giá xăng có giá là 20.000VND/lít,
DN chỉ trả 15.000VND/lít. DN sẽ có lời và góp phần bình ổn giá xăng trong nước. Tuy nhiên,
giá xăng sẽ giảm xuống 10.000VND/lít trong 6 tháng tới, DN buộc phải chịu lỗ 5.000VND/lít.
Do đó để cho DN nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của các công cụ phái sinh trong
phòng ngừa rủi ro về giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam thì Nhà nước phải trao quyền tự
chủ cho các DN kinh doanh xăng dầu.
3.4.5. Tái phòng ngừa rủi ro và mua bảo hiểm giá trên thị trường quốc tế.
Thị trường các công cụ tài chính phái sinh rất nhỏ bé và chưa phổ biến, trên thị trường
còn thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật t ính toán lợi nhuận từ
các loại nghiệp vụ này. Bên cạnh đó những hiểu biết và kinh nghiệm của các ngân hàng chúng
ta về các giao dịch này còn yếu, vốn trong hệ thống các ngân hàng thương mại còn hạn chế. Vì
vậy yêu cầu tái phòng ngừa rủi ro trên thị trường quốc tế cần phải được sử dụng nhằm khống
chế hệ thống ngân hàng thương mại trong nước không được gánh chịu những rủi ro từ người
mua các hợp đồng quyền chọn và giao sau chuyển sang.
3.4.6. Tăng cường hợp tác quốc tế .
Công cụ phái sinh mới được sử dụng tại Việt Nam và số DN tham gia còn rất ít , do đó
việc sử dụng công cụ phái sinh ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Sự kém phát triển của thị
trường phái sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài
chính ở Việt Nam. Khi mà rủi ro luôn là bạn đường của các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng
trong quá trình hội nhập, thì phát triển thị trường các nghiệp vụ phái sinh được xem như là lá
54
chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với những nhà đầu tư.
Để khắc phục nhược điểm này các DN, các ngân hàng cần phải tăng cường hợp tác quốc
tế để có thể tiếp thu các công nghệ mới, học hỏi kinh nghiệm, để từ đó có những giải pháp khắc
phục các hạn chế khi sử dụng công cụ này. Giải pháp này cũng phù hợp với chính sách hội
nhập vào nền kinh tế thế giới của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt khi chúng ta hội nhập với thế
giới các DN và các ngân hàng trong nước sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh của các DN và các
ngân hàng nước ngoài tấn công vào. Điều này bắt buộc các DN, các ngân hàng nói chung và
các DN kinh doanh xăng dầu nói riêng của chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật
chất kỹ thuật, trình độ chuyên môn, đa dạng hóa dịch vụ thì mới có đủ sức mạnh để thắng trong
cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Bên cạnh việc chúng ta phải tự lực tự cường để nâng cao sức
mạnh của mình đồng thời chúng ta phải biết học hỏi kinh nghiệm thành công qúy báu của các
nước trên thế giới.
Kết luận
Qua việc phân tích giá xăng dầu trên thị trường thế giới trong thời gian gần đây cho
thấy giá xăng dầu luôn có sự biến động bất thường và luôn có xu hướng tăng giá. Giá xăng dầu
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ổn định nền kinh tế, gây ra những sự biến động giá mà nền
kinh tế không thể lường trước được. Do đó việc phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu
thông qua sử dụng các công cụ tài chính phái sinh của các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu ở
Việt Nam là rất cần thiết .
Để ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu
ở Việt Nam, thì ngoài sự chủ động ứng dụng các công cụ phái sinh của các doanh nghiệp nhập
khẩu xăng dầu bên cạnh đó còn rất cần thiết có sự ủng hộ của Nhà nước. Đó là Nhà nước cần
tự do hoá hơn nữa thị trường xăng dầu, tạo lập một thị trường xăng dầu hiệu quả mạnh. Nhà
nước cần tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu ứng dụng các
công cụ phái sinh vào hoạt động kinh doanh của họ. Để ứng dụng các công cụ phái sinh này có
hiệu qủa hoạt nhất đòi hỏi các doanh nghiệp và Nhà nước cần phải đầu tư nghiên cứu để có
giải pháp tốt nhất. Sự hình thành một sàn giao dịch các công cụ phái sinh có quy mô chất lượng
tại thị trường Việt Nam là rất cần thiết nó nhanh chóng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển
hơn. Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước sẽ thành công hơn nếu có một chiến lược phát triển thị trường tài chính lâu dài và ổn
định.
Trong quá trình nghiên cứu còn có rất nhiều hạn chế như biến động của giá cả theo thời
gian sẽ không còn phù hợp với những số liệu đã cập nhật; với trình độ chuyên môn còn hạn chế
chưa có thể đưa ra mô hình thật sự đáp ứng được nhu cầu mà các doanh nghiệp và nhà nước.
Để đề tài được áp dụng trong phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp thì cần có những bổ sung
55
mang tính đột phá để đề tài có thể sớm được đưa vào sử dụng tại Việt Nam, hay ít nhất là
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải dùng công cụ phái sinh trên thị trường của thế giới để
có thể bình ổn được giá xăng dầu trong một thời gian cố định.
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quản trị rủi ro tài chính: TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang
Giảng Viên ĐHKT Tp.HCM
Tài chính quốc tế: GS Trần Ngọc Thơ
TS. Nguyễn Ngọc Định
Giảng Viên ĐHKT Tp.HCM
ht tp://thanhnien.com.vn
ht tp://tuoitre.com.vn
ht tp://laodong.com.vn
ht tp://vinanet.com.vn
ht tp://cbot.com
ht tp://cboe.com
ht tp://sec.com
ht tp://vnexpress.net
ht tp://online.wsj.com
ht tp://cfo.com.vn
ht tp://www.mot.gov.vn
ht tp://www.vietrade.gov.vn/
ht tp://www.baothuongmai.com.vn
ht tp://www.mof.gov.vn
ht tp://www.vtic.com.vn/
ht tp://www.dddn.com.vn
ht tp://chungta.com
ht tp://www.vcci.com.vn
ht tp://vi.wikipedia.org
ht tp://www.rfa.org
ht tp://www.phantichcophieu.vn
ht tp://vietstock.com.vn
ht tp://www.saga.vn
ht tp://vietbao.vn
ht tp://my.opera.com/phankhanh/blog/show.dml/816811
ht tp://chungkhoan24h.com
ht tp://www.vnn.vn
ht tp://vneconomy.vn
ht tp://www.scribd.com
ht tp://www.t innhanhchungkhoan.vn
ht tp://www.infotv.vn
ht tp://www.thit ruongchungkhoan.com
ht tp://www.kinhdoanh.com
ht tp://sinhviennganhang.com
ht tp://www.vnchannel.net
ht tp://beta.baomoi.com
ht tp://www.jobviet .com
ht tp://www.atpvietnam.com/vn/thongtinnganh
ht tp://vinamap.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_5_19a_quantriruiro_0981.pdf