2. Kiến nghị
- Đối với người nữ nông dân: Cần tiếp tục vươn lên để khẳng định năng lực, phẩm chất của bản thân, tránh những quan niệm, ứng xử mang ĐKG về chính mình và giới mình.
- Đối với người nam nông dân: Cần tự nâng cao nhận thức của bản thân về giới, ĐKG, chia sẻ trách nhiệm công việc gia đình với người PN
- Đối với cộng đồng dân cư: Chính quyền thôn, xã cần tăng cường những nội dung thông tin tuyên truyền về giới và ĐKG nhằm, tạo điều kiện để phát triển năng lực người nữ nông dân dần nâng cao vị thế của họ trong gia đình và xã hội, chú ý tăng cường vai trò của nam giới trong công cuộc đấu tranh xóa bỏ ĐKG với người nữ nông dân.
- Đối với các phương tiện truyền thông: Cần xây dựng những hình ảnh về người nữ nông dân nói riêng, người PN nói chung một cách đúng đắn để phản ánh đúng năng lực và sự đóng góp của họ trong thực tiễn, tránh tuyên truyền những nội dung chứa đựng ĐKG.
27 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Định kiến giới về tính cách nữ nông dân khu vực đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________________________
NGUYỄN THỊ THỊNH
ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH CÁCH NỮ NÔNG DÂN
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số đào tạo thí điểm
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội - 2015
Công trình khoa học được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Dũng
Giới thiệu 1:
Giới thiệu 2:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp cơ sở, họp tại ..
Vào hồi:..giờ, ngày..tháng..năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- ĐKG đối với người PN gây ra những trở ngại đối với sự phát triển PN và đối với sự tiến bộ của xã hội
- Trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, Nho giáo được coi là hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Việt Nam. Nho giáo là một học thuyết chứa đựng nhiều tư tưởng ĐKG. Điều này khiến ĐKG ở nước ta tồn tại sâu bền cội rễ qua nhiều thế hệ.
- Người nữ nông dân là những người ít được đào tạo. Đại đa số họ là những người PN nghèo. Chính vì vậy, những ĐKG đối với họ có thể trở nên gay gắt hơn.
Với cách tiếp cận như trên, chúng tôi chọn đề tài: “Định kiến giới về tính cách nữ nông dân khu vực Đồng bằng Sông Hồng”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý luận và thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến định kiến giới về tính cách người nữ nông dân ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị góp phần hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực của những định kiến này.
3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những biểu hiện, mức độ, các yếu tố duy trì định kiến giới về tính cách người nữ nông dân ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể nghiên cứu là 656 người dân sống ở nông thôn Đồng bằng Sông Hồng.
4. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
4.1. Hiện nay tồn tại những định kiến giới về tính cách người nữ nông dân trên cả 3 mặt: nhận thức, xúc cảm và hành vi. Trong đó, ĐKG thể hiện ở mặt nhận thức là thấp nhất, ở mặt hành vi là cao nhất. ĐKG có xu hướng cao hơn ở nhóm những người nam giới, những người có trình độ học vấn thấp hơn, và những người cao tuổi hơn.
4.2. Sự tồn tại những tư tưởng phong kiến về người PN, sự tự phân biệt đối xử với chính mình của người nữ nông dân, sự duy trì những ĐKG trên các phương tiện truyền thông, dư luận xã hội, những nhận thức còn mang đậm tư tưởng phong kiến của người nam nông dân, và việc người nữ nông dân ít được tạo điều kiện phát triển là những nguyên nhân duy trì những định kiến giới về tính cách người nữ nông dân.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lí luận cơ bản về định kiến giới, định kiến giới về tính cách người nữ nông dân.
5.2. Khảo sát và phân tích thực trạng, các yếu tố duy trì định kiến giới về tính cách người nữ nông dân khu vực Đồng bằng Sông Hồng.
5.3. Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế định kiến giới.
6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
6.1. Giới hạn về nội dung
ĐKG về tính cách người nữ nông dân được nghiên cứu trên 3 mặt: nhận thức, xúc cảm và hành vi. Đồng thời chúng tôi phân tích các yếu tố duy trì những định kiến giới đó.
6.1. Giới hạn về khách thể, địa bàn nghiên cứu
- Về khách thể: Chỉ nghiên cứu những người đã có gia đình
- Về địa bàn: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở nông thôn 3 tỉnh: Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án đã sử dụng kết hợp 7 phương pháp nghiên cứu.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về lý luận: Đề tài đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận có liên quan đến nội dung nghiên cứu
- Về thực tiễn: Đề tài đã chỉ ra ĐKG về tính cách người nữ nông dân hiện nay tồn tại trên cả 3 mặt: nhận thức, xúc cảm, hành vi. Nhưng định kiến thể hiện ít hơn ở mặt nhận thức, nhiều hơn ở mặt xúc cảm và hành vi. Điều này càng làm rõ hơn những biểu hiện tinh vi, ngầm ẩn của ĐKG. Nghiên cứu này có thể gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo về định kiến nói chung khai thác tốt hơn những biểu hiện đa dạng của định kiến trong thực tế.
- Đề tài đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế ĐKG.
- Đề tài là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người giảng dạy, nghiên cứu về giới; những người làm công tác về phụ nữ, công tác giới.bình đẳng giới.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, danh mục các công trình đã công bố, phụ lục, luận án gồm 4 chương.
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH KIẾN GIỚI Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Một số lý thuyết cơ bản lý giải về nguồn gốc hình thành định kiến giới
1.1.2. Nghiên cứu định kiến giới về tính cách người phụ nữ
2.1.3. Sự tồn tại những định kiến giới một cách tinh vi
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH KIẾN GIỚI Ở TRONG NƯỚC
1.2.1. Những nghiên cứu lý luận về định kiến giới
1.2.2. Nghiên cứu định kiến giới về tính cách người phụ nữ (trong lãnh đạo, quản lý; trên các phương tiện truyền thông và ấn phẩm)
1.2.3. Những nghiên cứu đề cập đến định kiến giới với người phụ nữ nông thôn.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ
TÍNH CÁCH NGƯỜI NỮ NÔNG DÂN
2.1. ĐỊNH KIẾN GIỚI
Trên cơ sở phân tích những định nghĩa của các tác giả, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đề nghị cách hiểu khái niệm về định kiến giới, định kiến giới đối với người phụ nữ như sau:
Định kiến giới là thái độ mang tính định trước, tiêu cực, bất hợp lý về phẩm chất, vị trí, vai trò của nam giới và phụ nữ.
Định kiến giới đối với người phụ nữ là thái độ mang tính định trước, tiêu cực, bất hợp lý về phẩm chất, vị trí, vai trò của phụ nữ xét trong tương quan với nam giới.
2.2. ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH CÁCH NGƯỜI NỮ NÔNG DÂN
Định kiến giới về tính cách người nữ nông dân là thái độ mang tính định trước, tiêu cực, bất hợp lý khi đánh giá tính cách của họ trong mối quan hệ với tập thể - xã hội, với mọi người, trong lao động và đối với bản thân xét trong tương quan với nam giới.
2.3. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH CÁCH NGƯỜI NỮ NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
2.3..1. Định kiến giới biểu hiện ở mặt nhận thức
Thể hiện qua các quan niệm, đánh giá tính cách người nữ nông dân mang tính định trước, tính tiêu cực, bất hợp lý trong mối quan hệ với mọi người, với bản thân và trong lao động
2.3.2.2. Định kiến giới biểu hiện ở mặt cảm xúc.
Thể hiện qua những trải nghiệm cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực trong các tình huống người nữ nông dân thể hiện nét tính cách tuân theo hoặc không tuân theo các khuôn mẫu giới truyền thống.
2.3.2.3. Định kiến giới biểu hiện ở mặt hành vi
a. Trong gia đình: Thể hiện ở những hành vi ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng, quyền ra các quyết định gia đình, quyền kiểm soát và sở hữu các tài sản gia đình, sự phân công công việc trong gia đình.
b. Trong cộng đồng: Thể hiện ở việc phân công các công việc trong cộng đồng liên quan đến: quyền lãnh đạo, ra các quyết định trong cộng đồng.
c. Tự phân biệt đối xử với chính mình của người nữ nông dân
2.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH CÁCH NGƯỜI NỮ NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.
2.4.1. Người nữ nông dân tự định kiến giới với chính mình
2.4.2. Tư tưởng phong kiến về người phụ nữ
2.4.3. Những yếu tố khác: nhận thức của nam giới, hoạt động truyền thông và dư luận xã hội.
CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN
Nhằm tổng quan vấn đề nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến ĐKG về tính cách người nữ nông dân, xây dựng khung lý thuyết của luận án để triển khai nghiên cứu vấn đề trong thực tiễn.
Để nghiên cứu lý luận, chúng tôi tiến hành phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu và phương pháp chuyên gia
3.2. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
3.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
a. Mục đích: Khảo sát thực trạng những ĐKG về tính cách người nữ nông dân vùng ĐBSH hiện nay, tìm hiểu các nguyên nhân duy trì những định kiến giới đó, từ đó đưa ra những kết luận của nghiên cứu.
b. Các bước tiến hành phương pháp điều tra.
* Thiết kế bảng hỏi.
* Giai đoạn điều tra thử, chuẩn hóa bảng hỏi.
* Giai đoạn điều tra chính thức.
Chúng tôi tiến hành chọn điều tra các xã thuộc 3 tỉnh: Xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình; Xã Dân Chủ, Huyện Hưng Hà và 2 xã ven Thành phố Thái Bình (Xã Vũ Phúc, xã Đông Thọ), Tỉnh Thái Bình; Xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam. Số phiếu được chúng tôi sử dụng để xử lý và phân tích dữ liệu cho luận án là 504 phiếu
3.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Nhằm thu thập thông tin, làm rõ hơn thực trạng, những yếu tố duy trì ĐKG về tính cách người nữ nông dân khu vực ĐBSH
3.2.3. Phương pháp thảo luận nhóm
Nhằm xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa sự đóng góp thực tế của người nữ nông dân với mức độ ĐKG về họ.
3.2.4. Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý
Làm rõ thêm thực trạng ĐKG về tính cách người nữ nông dân qua chân dung các trường hợp điển hình với những biểu hiện ĐKG cụ thể ở từng người qua các mặt: nhận thức, xúc cảm, hành vi.
3.2.5. Các phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu
3.2.5.1.Phương pháp phân tích định tính.
3.3.6.2. PP phân tích định lượng (bằng PP thống kê toán học)
Sử dụng các phép thống kê mô tả và thống kê suy luận nhằm tính toán tỷ lệ %, giá trị trung bình (mean), trung vị (Mo), độ lệch chuẩn (SD),....của những biểu hiện ĐKG, tìm hiểu các mối tương quan đồng thời, nhân- quả giữa mặt, các yếu tố duy trì những ĐKG về tính cách người nữ nông dân, so sánh sự khác nhau về mức độ ĐKG về tính cách người nữ nông dân khu vực ĐBSH theo: Giới tính, độ tuổi, theo khu vực, trình độ học vấn,......
3.4.2. Thang điểm đánh giá mức độ định kiến giới
Chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ ĐKG trên các thang đo bậc 4. Điểm của thang đo và từng item được tính ra điểm trung bình (Mean). Mức độ ĐKG trên thang đo trong đề tài được tính dựa trên phân bố chuẩn của mẫu nghiên cứu, điểm trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (SD) của toàn thang đo. Cụ thể như sau:
Các giá trị trong khoảng Mean ± 1SD là nằm ở mức ĐKG ở mức trung bình.
Các giá trị nằm trên khoảng Mean + 1SD: là nằm ở mức điểm ĐKG cao
Các giá trị nằm ở dưới khoảng Mean - 1SD: là nằm ở mức điểm ĐKG thấp
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ TÍNH CÁCH NGƯỜI NỮ NÔNG DÂN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
4.1. Đánh giá chung thực trạng định kiến giới về tính cách người nữ nông dân vùng Đồng bằng Sông Hồng
Bảng 4.1: Đánh giá chung thực trạng định kiến giới về tính cách người nữ nông dân
TT
Biểu hiện định kiến giới
ĐTB
ĐLC
Trung vị (Mo)
Độ nghiêng
Thứ bậc
1
Mặt nhận thức
0.96
0.43
0.91
3
2
Mặt cảm xúc
1.45
0.54
1.5
2
3
Mặt hành vi
1.69
0.32
1.65
1
ĐKG chung ở 3 mặt
1.37
0.31
1.34
0.34
(Ghi chú: ĐTB càng cao càng mang nhiều định kiến giới)
- Định kiến giới về tính cách người nữ nông dân khu vực ĐBSH hiện nay đang ở mức trung bình với ĐTB = 1.37. Trong 3 mặt biểu hiện thì định kiến giới về tính cách người nữ nông dân biểu hiện ở mặt hành vi là cao nhất và ở mức khá nhiều ĐKG (với 1.69 điểm), mặt cảm xúc (xếp thứ 2), mặt nhận thức (xếp thứ 3). Như vậy, chưa có sự tương xứng giữa mức độ ĐKG ở mặt nhận thức và ĐKG ở mặt hành vi.
- Khi so sánh sự khác biệt về mức độ ĐKG nói chung theo các biến số, ta có kết quả sau: Nhóm nam giới có mức độ định kiến giới nhiều hơn nhóm phụ nữ tự định kiến về mình (với p = 0.000, mức khác biệt 0.130); nhóm những người có trình độ học vấn cao và những người không làm nghề nông nghiệp có mức độ định kiến giới thấp hơn so với nhóm những người có trình độ học vấn thấp và những người làm nghề nông nghiệp (với p = 0.000, và p =0.04, mức khác biệt là 0.115 và 0.17); Nhóm những người nông dân ở Thái Bình có mức độ định kiến giới về tính cách người nữ nông dân cao hơn nhóm những người trả lời ở Ninh Bình và Hà Nam (với p = 0.03, mức khác biệt là 0.014, và 0.095)
Như vậy, các yếu tố giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và tỉnh là các biến số ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự khác biệt về mức độ định kiến giới đối với tính cách người nữ nông dân khu vực Đồng bằng Sông Hồng.
3.2. Các mặt biểu hiện cụ thể của định kiến giới về tính cách người nữ nông dân khu vực Đồng bằng Sông Hồng.
3.2.1. Định kiến giới về tính cách người nữ nông dân thể hiện ở mặt nhận thức
Với ĐTB = 0.96, độ lệch chuẩn là 0.43, nghĩa là các câu trả lời chủ yếu rơi vào điểm dao động từ 0.53 - 1.39. Như vậy, về mặt nhận thức định kiến giới đối với tính cách người nông dân ở mức thấp (dưới trung bình).
Bảng 4.3: Định kiến giới về tính cách người nữ nông dân vùng ĐBSH thể hiện ở mặt nhận thức
TT
Đánh giá về tính cách người nữ nông dân trong các mối quan hệ
ĐTB
ĐLC (SD)
Trung vị
Độ nghiêng
Thứ bậc
1
Trong mối quan hệ với người khác
0.91
0.53
0.86
0.27
3
2
Trong mối quan hệ với bản thân
1.07
0.82
1.0
0.77
1
3
Trong lao động
1.01
0.65
0.89
0.85
2
Định kiến giới ở mặt nhận thức
0.96
0.43
0.91
0.74
(Ghi chú: ĐTB càng cao càng mang nhiều định kiến giới)
Xét trong các mối quan hệ ta thấy: Người nữ nông dân bị định kiến giới nhiều nhất liên quan đến những tính cách trong mối quan hệ với bản thân (xếp thứ 1), trong lao động (xếp thứ 2), trong mối quan hệ với người khác (xếp thứ 3). Nghĩa là, họ bị đánh giá là những người an phận, tự ty nhiều hơn. Định kiến giới về những tính cách này có thể hạn chế sự phát triển năng lực của người phụ nữ ngoài xã hội.
- Trong mối quan hệ với mọi người
Mặc dù người dân có xu hướng ủng hộ những đánh giá tích cực về tính cách người nữ nông dân, nhưng khi đặt trong tương quan với nam giới, người PN vẫn bị đánh giá là những người: yếu đuối, phụ thuộc vào nam giới, là những người phục vụ trong gia đình, tuân thủ nam giới, PN là người lệ thuộc vào kinh tế, tình cảm của người chồng (nam giới)” (Với các mức ĐTB xếp thứ 1 đến thứ 5 trên thang đo).
- Trong mối quan hệ với bản thân
Vẫn còn khoảng 1/2 số người dân vẫn đánh họ tuân theo khuôn mẫu giới cho rằng: Phụ nữ là những người an phận. Nhưng kết quả phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận được ý kiến của người nữ và nam nông dân cho rằng: “Hầu hết người PN nông thôn chỉ an phận về người chồng, chứ họ không an phận trong công việc”
- Trong lao động
Hiện nay đại đa số người dân đánh giá cao về về nghị lực vượt qua những khó khăn trong công việc của người PN, nhưng họ vẫn bị cho là: do dự - thiếu quyết đoán, không lo được việc lớn, là người thừa hành, tuân thủ,.còn nam giới thì có những tính cách ưu việt ngược lại. ĐK này duy trì vai trò người thừa hành của nữ giới.
3.2.2. Những định kiến giới về tính cách người nữ nông dân vùng Đồng Bằng Sông Hồng thể hiện ở mặt cảm xúc
Với số ĐTB = 1.45, trung vị là 1.5, độ lệch chuẩn SD là 0.54, nghĩa là các câu trả lời trên mẫu nghiên cứu dao động chủ yếu ở mức điểm 0.91 – 1.99. Con số này chỉ ra, ĐKG về tính cách người nữ nông dân thể hiện ở mặt cảm xúc chủ yếu tập trung ở mức trung bình và trên trung bình. Mức độ này cao hơn so với ĐKG thể hiện ở mặt nhận thức
Chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa 2 nhóm nam và nữ (với p = 0.036 <0.05), giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau (với p = 0.04 < 0.05), theo hướng: ở nam giới và ở những người có trình độ học vấn thấp hơn có sự trải nghiệm ĐKG thể hiện ở mặt cảm xúc nhiều hơn so với nhóm nam giới và nhóm người có trình độ học vấn cao..
3.2.3. Những định kiến giới về tính cách người nữ nông dân biểu hiện ở mặt hành vi
3.2.3.1. Thực trạng chung ĐKG thể hiện ở mặt hành vi
ĐKG đối với người nữ nông dân thể hiện ở mặt hành vi là cao nhất và ở mức khá nhiều ĐKG trên thang đo với ĐTB = 1.69.
Khi so sánh theo nhóm khác nhau về ĐKG thể hiện ở mặt hành vi. Kết quả cho thấy:
- Có sự đồng tình trong câu trả lời giữa 2 nhóm nam và nữ về những hành vi thể hiện ĐKG về tính cách người nữ nông dân trong gia đình và cộng đồng (với mức ý nghĩa p = 0.314 >0.05).
- Xu hướng càng ở nhóm những người có trình độ học vấn thấp có nhiều hành vi thể hiện ĐKG hơn so với nhóm người có trình độ học vấn cao (với p = 0.001 < 0.05, mức khác biệt là: 0.284, 0.309).
- Những người trẻ tuổi lại càng có nhiều hành vi thể hiện ĐKG đối với người nữ nông dân hơn so với nhóm những người cao tuổi (với p = 0.001 < 0.05, mức khác biệt là: 0.19, 0.132).
3.2.3.2. Định kiến giới thể hiện ở mặt hành vi ứng xử với người nữ nông dân trong gia đình, cộng đồng, và tự phân biệt đối xử của người nữ nông dân.
a. Trong gia đình
- Trong mối quan hệ vợ chồng.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra ở nông thôn ĐBSH khá phổ biến những hành vi mà người chồng ngụ ý mình là người bề trên, có quyền với vợ, yêu cầu vợ phải phục vụ, nghe lời chồng, chịu sự chỉ đạo của nam giới, trong khi nam giới vẫn giữ quyền lãnh đạo, quyết định những việc quan trọng của gia đình.
- Về quyền kiểm soát, quản lý, sở hữu chính các tài sản trong gia đình giữa nam và nữ (vợ và chồng)
Hiện nay trong cộng đồng nông thôn ĐBSH, các tài sản lớn, có giá trị phần lớn đều thuộc về quyền kiểm soát, sở hữu của nam giới (người chồng); còn những tài sản nhỏ, khoản tiền nhỏ chi tiêu hàng ngày mới thuộc quyền kiểm soát, sở hữu của nữ giới (người vợ).
- Về quyền ra quyết định các công việc trong gia đình
Mặc dù quyền quyết định các công việc gia đình giữa vợ và chồng đã phần nào thể hiện tư tưởng bình đẳng vợ - chồng: có từ 2/3 đến 3/4 số người trả lời cho rằng những công việc này quyền quyết định thuộc về cả vợ và chồng. Song quyền quyết định các công việc gia đình vẫn mang màu sắc của khuôn mẫu giới: nam giới thì quyết định những việc lớn trong gia đình, còn PN thì quyết định những việc vốn được coi là “việc nhỏ” của gia đình
- Định kiến giới thể hiện thông qua việc phân công các công việc trong gia đình
Việc thực hiện các công việc trong gia đình hiện nay ở nông thôn ĐBSH thiên về người nữ nông dân đảm nhận nhiều hơn, đặc biệt là đối với những công việc phục vụ, chăm sóc, nội trợ, dạy dỗ con.. Trong số 21 đầu công việc mà chúng tôi đưa ra, chỉ có 4 công việc vốn được coi là “việc nặng” thì do người nam nông dân đảm nhận là chủ yếu. Sự phân công này thể hiện sự duy trì những ĐKG về tính cách người nữ nông dân cho rằng: PN phù hợp với những công việc chăm sóc, là người phục vụ, tuân thủ, còn nam giới phù hợp với những công việc lớn, lãnh đạo, chỉ đạo.
b. Định kiến giới thể hiện qua sự phân công công việc trong cộng đồng giữa người nam và nữ nông dân.
Việc lãnh đạo, ra quyết cho cộng đồng hiện nay vẫn thuộc về người nam giới. Điều này thể hiện những quan niệm mang ĐKG: Phụ nữ không đảm đương được các vai trò lãnh đạo và ra quyết định cho cộng đồng.
c. Định kiến giới thể hiện thông qua hành vi tự phân biệt đối xử với chính mình của người nữ nông dân
Vẫn tồn tại những hành vi tự phân biệt đối xử với chính mình mang ĐKG về tính cách người nữ nông dân. Đại đa số người nữ nông dân có những hành vi thể hiện sự nhẫn nhịn, hy sinh, chịu đựng, những hành vi nói lên sự an phận, phụ thuộc vào chồng về mặt kinh tế thì tỷ lệ rất ít người nữ nông dân thường xuyên thực hiện
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và duy trì định kiến giới về tính cách người nữ nông dân.
3.3.1. Yếu tố thuộc về chính bản thân người PN:
Hành vi tự ĐKG của người nữ nông dân là nguyên nhân tác động khiến duy trì những ĐKG về tính cách của họ, với mức ý nghĩa p = 0.000 < 0.05. Sự tác động này tuân theo phương trình hồi quy sau: ĐKG về tính cách người nữ nông dân = 1.21 + 0.448* hành vi thể hiện sự tự ĐKG, tự phân biệt đối xử với chính mình của người nữ nông dân.
3.3.2. Tư tưởng phong kiến về người phụ nữ
Tư tưởng phong kiến là một yếu tố quan trọng có tác dụng duy trì những ĐKG về tính cách người nữ nông dân ĐBSH hiện nay. Sự tác động này tuân theo phương trình hồi quy sau (với mức ý nghĩa p = 0.000 < 0.05):
ĐKG về tính cách người nữ nông dân = 1.37 + 0.525* mức độ đồng tình của người dân về những quan niệm mang ĐKG đối với người PN thể hiện qua ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam
3.3.3. Các yếu tố khác
Ngoài ra, các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự duy trì những ĐKG về tính cách người nữ nông dân như: người nữ nông dân không được tạo nhiều điều kiện để họ phấn đấu như nam giới, không được đánh giá đúng với công sức và sự đóng góp của họ (với số ĐTB cao nhất 2.34), nguyên nhân từ chính bản thân người đàn ông mang ĐKG (với số ĐTB là 2.11), các phương tiện truyền thông và dư luận xã hội (với số ĐTB là 1.62).
4.4. Phân tích các trường hợp điển hình
- Khi những người nam giới và phụ nữ đánh giá và tự đánh giá tính cách của một người nữ nông dân cụ thể thì họ không cho rằng: người nữ nông dân là những người yếu đuối, phụ thuộc, phục tùng, tự ty, thiếu ý chí, thiếu linh hoạt, sáng tạo trong công việc,.
Mặc dù vậy, vẫn đang tồn tại những ĐKG về tính cách người nữ nông dân với những ĐKG phổ biến hơn là:
+ Người nữ nông dân luôn phải là người: nhẫn nhịn, cam chịu, chấp nhận, nhường nhịn chồng để bảo toàn hạnh phúc gia đình.
+ Nam giới có khả năng hơn, có điều kiện hơn để đảm nhận vai trò lãnh đạo, nghĩa là dù thế nào thì PN vẫn ở vị trí là người “cấp dưới” so với nam giới.
- Thứ hai: Những gánh nặng kinh tế đã dịch chuyển nhanh sang đôi vai người nữ nông dân, nhưng quá trình dịch chuyển về quyền lực từ người nam giới sang người nữ nông dân diễn ra chậm hơn cả trong gia đình và cộng đồng.
- Thứ ba: Nam giới vẫn mang nhiều ĐKG về tính cách người nữ nông dân hơn người PN tự ĐKG về mình.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
* Về mặt lý luận:
Định kiến giới về tính cách người nữ nông dân là thái độ mang tính định trước, tiêu cực, bất hợp lý khi đánh giá tính cách của họ trong mối quan hệ với tập thể - xã hội, với mọi người, trong lao động và đối với bản thân xét trong tương quan với nam giới.
* Về mặt thực tiễn:
Vẫn tồn tại những ĐKG về tính cách người nữ nông dân ở ĐBSH. ĐKG về tính cách người nữ nông dân thể hiện trên cả 3 mặt: nhận thức, xúc cảm và hành vi:
Ở mặt nhận thức: Phổ biến hơn cả là quan niệm: PN là những người nhẫn nhịn, cam chịu, hy sinh vì chồng con và gia đình, yếu đuối, phụ thuộc, an phận, do dự - thiếu quyết đoán, tuân thủ.
Ở mặt cảm xúc: Có khoảng gần ½ số người được điều tra vẫn thể hiện những cảm xúc mang ĐKG. Họ có xu hướng hài lòng khi người PN thể hiện tính cách theo khuôn mẫu giới: nhẫn nhịn, hy sinh, tuân thủ, an phận,.và ngược lại. Nghĩa là ĐKG về tính cách người nữ nông dân vẫn hàm chứa quan niệm “nam ngoại, nữ nội”, PN phải là người tuân thủ, phục tùng nam giới.
Ở mặt hành vi: Những hành vi có liên quan đến ĐKG về tính cách người nữ nông dân thể hiện trong gia đình (qua cách ứng xử mang tính gia trưởng của người chồng đối với vợ, quyền sở hữu tài sản, quyền ra quyết định các công việc gia đình vẫn nghiêng về người nam giới, PN vẫn là người đảm nhận chủ yếu các công việc gia đình); trong cộng đồng quyền lãnh đạo và ra các quyết định cho cộng đồng vẫn chủ yếu do nam giới đảm nhận; người nữ nông dân cũng tự phân biệt đối xử với chính mình mang ĐKG về mình). Nhìn chung, ĐKG ở mặt hành vi thể hiện ở mức độ khá cao trong đời sống nông thôn ĐBSH hiện nay.
Trong 3 mặt biểu hiện của ĐKG, thì ở mặt nhận thức ĐKG biểu hiện là ít nhất, tiếp đó là ĐKG thể hiện ở mặt cảm xúc ở mức trung bình và ở mặt hành vi ĐKG biểu hiện là cao nhất. Điều này nói lên những ĐKG ngầm ẩn mà khi được hỏi ở mặt nhận thức chủ thể không biểu lộ, nhưng ở mặt hành vi thì ĐKG được bộc lộ rõ ràng hơn.
Có xu hướng tồn tại nhiều ĐKG hơn ở những người nam giới, những người có trình độ học vấn thấp, những người trẻ tuổi hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại những ĐKG về tính cách người nữ nông dân hiện nay: tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn để lại, sự tự phân biệt đối xử mang ĐKG với chính mình của người nữ nông dân, dư luận xã hội và các phương tiện truyền thông mang ĐKG, việc người nữ nông dân không được tạo điều kiện để phát triển năng lực, không được đánh giá đúng với sự đóng góp của họ. Trong đó nguyên nhân từ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” từ chế độ phong kiến còn để lại là nguyên nhân gốc, có tác động mạnh hơn cả đến sự duy trì những ĐKG đối với người nữ nông dân hiện nay.
Kết quả phân tích các trường hợp điển hình cho thấy: cho dù người nữ nông dân có đóng góp vai trò kinh tế và các công việc gia đình tương đương hoặc thậm chí nhiều hơn so với chồng của họ (người nam nông dân) thì họ vẫn bị định kiến. Bản thân người nữ nông dân và cả những người nam nông dân ý thức rất rõ những ĐKG bất công với PN, song những nguyên tắc và luật lệ bất thành văn đã tồn tại từ lâu đời quy định những cách nghĩ, cách ứng xử trong tương quan nam – nữ khiến người PN đành chấp nhận, lâu dần cũng thành quen, còn nam giới thì dường như không muốn thay đổi bởi những ĐKG có vẻ mang lại đặc quyền cho nam giới (người chồng). Muốn giảm đi ĐKG cả người nam và nữ nông dân đều cho rằng người nữ nông dân phải cố gắng nhiều hơn nữa, nhưng việc chia sẻ trách nhiệm công việc gia đình và chăm sóc con cái của người nam giới lại chưa được đặt ra mạnh mẽ. Như vậy, hóa ra, để giảm đi ĐKG, có được bình đẳng giới lại là bất bình đẳng với PN, bởi họ lại phải gánh vác quá nhiều vai trò. Cách suy nghĩ này có thể khiến vấn đề giải phóng người PN không được giải quyết mà ngược lại có thể khiến họ bị đẩy sâu hơn vào vòng quay của ĐKG, bất bình đẳng giới.
Kiến nghị
- Đối với người nữ nông dân: Cần tiếp tục vươn lên để khẳng định năng lực, phẩm chất của bản thân, tránh những quan niệm, ứng xử mang ĐKG về chính mình và giới mình.
- Đối với người nam nông dân: Cần tự nâng cao nhận thức của bản thân về giới, ĐKG, chia sẻ trách nhiệm công việc gia đình với người PN
- Đối với cộng đồng dân cư: Chính quyền thôn, xã cần tăng cường những nội dung thông tin tuyên truyền về giới và ĐKG nhằm, tạo điều kiện để phát triển năng lực người nữ nông dân dần nâng cao vị thế của họ trong gia đình và xã hội, chú ý tăng cường vai trò của nam giới trong công cuộc đấu tranh xóa bỏ ĐKG với người nữ nông dân.
- Đối với các phương tiện truyền thông: Cần xây dựng những hình ảnh về người nữ nông dân nói riêng, người PN nói chung một cách đúng đắn để phản ánh đúng năng lực và sự đóng góp của họ trong thực tiễn, tránh tuyên truyền những nội dung chứa đựng ĐKG.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thịnh (10/2013), “Một số quan niệm mang định kiến giới về tính cách, năng lực người phụ nữ trong ca dao, tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học (10), tr. 92-99
2. Nguyễn Thị Thịnh (1/2014), “Tư tưởng trọng nam khinh nữ qua một số quan niệm về địa vị và nội dung giáo dục người phụ nữ thời phong kiến”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (1), tr.80 – 86
3. Nguyễn Thị Thịnh (4/2014), “Những tư tưởng đấu tranh chống lại định kiến giới đối với người phụ nữ thể hiện trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (4), tr.104 – 111
4. Nguyễn Thị Thịnh (7/2015), “Định kiến giới về tính cách người nữ nông dân khu vực nông thôn Đồng bằng Sông Hồng thể hiện ở mặt nhận thức”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (7), tr.15 – 23.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dinh_kien_gioi_ve_tinh_cach_nu_nong_dan_khu_vuc_dong_bang_song_hong_589.doc