Các kết quả phân tích và giải thích cho thấy rằng:
1. Quá trình nóng lên toàn cầu và cuộc khủng hoảng khí hậu đã
gây ra những tác động lớn làm biến đối môi trường sinh thái trên19
toàn thế giới, khiến cho môi trường sống của các loài sinh vật trên
trái đất đang bị đe dọa nghiêm trọng.
2. Trái đất cùng với sự hào phóng và vẻ đẹp vốn có của nó đã
và đang là nơi trú ngụ và phát triển cho vạn vật trên Trái đất trong đó có con người.
3. Để phục vụ cho nhu cầu sống của mình, con người cùng với
những hành động vô trách nhiệm và thiếu ý thức của mình đã và
đang khai thác đến cạn kiệt các nguồn tài nguyên của thế giới, khiến
cho ‘Trái đất’ không còn ở ‘trong sự cân bằng’ vốn có của nó, gây
ra những thảm họa khôn lường về khí hậu, suy giảm sự đa dạng của
hệ động thực vật, giảm diện tích rừng, tình trạng ô nhiễm nước, ô
nhiễm không khí, bệnh dịch trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
22 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Mối quan tâm về sinh thái và vấn đề phát triển sinh thái bền vững trong các tác phẩm chọn lọc của tác giả Al Gore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC TỔNG HỢP BATANGAS
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hòa Philippin
PHÙNG THỊ THU HÀ
MỐI QUAN TÂM VỀ SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN SINH THÁI BỀN VỮNG TRONG
CÁC TÁC PHẨM CHỌN LỌC CỦA TÁC GIẢ AL
GORE
Chuyên ngành: Ngôn ngữ và văn học Anh
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC ANH
THÁI NGUYÊN, 2014
Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Hướng dẫn khoa học: TS. Maria Luisa A. Valdez
Phản biện 1: .............................................
Phản biện 2: .............................................
Phản biện 3: .............................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học họp tại:
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện quốc gia Việt Nam;
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên;
- Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển quốc tế;
- Thư viện trường Đại học Tổng hợp Batangas, Philipin.
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Bối cảnh nghiên cứu
Trái đất đang nóng dần lên, khi hậu thế giới biển đổi khôn
lường, diện tích của vùng có băng che phủ vĩnh hằng đang ngày càng
bị thu hẹp, mực nước biển tăng, suy giảm tầng ôzôn, cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học bị suy thoái, diện tích rừng tự
nhiên bị thu hẹp nghiêm trọng, quá trình axit hóa đại dương, mưa
axit, tăng tưởng dân số, mở rộng đô thị, ô nhiễm môi trường, suy
giảm thể chất giống nòi, bệnh dịch mới lan tràn là những vấn đề
môi trường nghiệm trọng mà thế giới đang phải đối mặt. Do đó, công
cuộc bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính sống còn không chỉ
trong phạm vi một vài quốc gia, hay một số các khu vực mà là vấn
đề mang tính toàn cầu, là một trong những yếu tố quyết định sự phát
triển bền vững, liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế- xã hội
của các quốc gia nói riêng và của toàn thế giới nói chung.
‘Sự nóng lên toàn cầu’ và ‘khủng hoảng khí hậu’ không chỉ thu
hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà văn, nhà
thơ, nhà môi trường học trên khắp thế giới, mà sự suy thoái môi
trường nghiêm trọng còn là tâm điểm được nghiên cứu bởi nhiều các
nhà lãnh đạo cao cấp trên thế giới và Al Gore là một trong những
người như thế.
Albert Arnold Gore (Al Gore) là cựu Phó Tổng Thống Mỹ, giai
đoạn 1993-2001. Ông được Đảng Dân chủ đề cử tổng thống năm
2000, và năm 2007 ông là đồng tác giả của giải thưởng Nô-ben do đã
2
có những đóng góp to lớn đối với những nghiên cứu về biến đổi khí
hậu toàn cầu.
Ông là một trong những người đầu tiên ủng hộ chủ chương của
thế giới về quản lý môi trường, người đã dành thời gian để nghiên
cứu về môi trường từ khi con ngồi trên ghế nhà trường. Thế giới thực
sự biết đến ông với những mối quan tâm lớn dành cho môi trường
sinh thái không chỉ qua các cuộc hội thảo cấp quốc tế hay qua các
phong trào bảo vệ môi trường mà còn là qua các tác phẩm của ông
được viết ra từ trái tim của người có ý thức sâu sắc về giá trị đích
thực của môi trường sinh thái.
Trong số nhiều những đóng góp to lớn của ông với sự nghiệp
bảo vệ môi trường sinh thái trên thế giới, hai cuốn sách của Al Gore
với tiêu đề Trái Đất trong trạng thái cân bằng, cuốn sách đầu tiên
của ông, xuất bản năm 1992 và cuốn Một sự thực không dễ chịu, xuất
bản năm 2006, đã đem đến cho độc giả rất nhiều những xúc cảm sâu
sắc về thực trạng môi trường thế giới. Cùng với những nhà hoạt động
môi trường khác, ông đã nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp của con
người dành cho Bà Mẹ Trái đất, đồng thời khơi gợi ý thức trách
nhiệm của mỗi con người trong sự nghiệp bảo vệ môi trường sinh
thái của hành tinh Xanh, nơi duy nhất sự sống tồn tại và phát triển.
Với mong muốn tìm hiểu thêm những giá trị tư tưởng về môi
tường sinh thái, tính bền vững và những bài học về tôn trọng môi
trường cũng như ý thức bảo vệ môi trường mà tác giả muốn gửi gắm
đến các độc giả, đặc biệt là các độc giả trẻ, người nghiên cứu đã lựa
chọn tiến hành phân tích hai tác phẩm nói trên của Al Gore.
3
Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu những vấn đề về
môi trường sinh thái và tính bền vững của nó trong hai tác phẩm
chọn lọc của Al Gore. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học nhằm
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên chuyên ngành văn
học, xã hội học và môi trường tại Đại học Thái Nguyên nói riêng và
cho sinh viên trong toàn Đại học Thái Nguyên nói chung.
Cụ thể, nghiên cứu tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Những phản ánh của tác giả về môi trường qua các tác phẩm:
1.1 Trái đất trong trạng thái cân bằng; và
1.2 Một sự thật không dễ chịu: Tình trạng khẩn cấp của quá trình
nóng lên toàn cầu và chúng ta có thể làm gì?
2. Mối quan tâm về môi trường sinh thái được phản ánh như thế nào
trong các tác phẩm nghiên cứu, xét về khía cạnh:
2.1 tôn trọng Trái đất và sự sống trong sự đa dạng của nó;
2.2 bảo vệ năng lực tái sinh của Trái đất;
2.3 chăm sóc cho cuộc sống cộng đồng; và
2.4 đánh giá cao sự hào phóng và vẻ đẹp của Trái đất?
3. Tính bền vững được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm
nghiên cứu liên quan đến sự hòa hợp giữa:
3.1 nhu cầu về môi trường;
3.2 nhu cầu công bằng xã hội;
3.3 và nhu cầu kinh tế?
4. Công cụ văn học nào đã được sử dụng để diễn đạt mối quan tâm
về môi trường và tính bền vững sinh thái?
5. Những phương pháp tiếp cận văn học nào được sử dụng phổ biến
trong các tác phẩm nghiên cứu?
4
6. Những bài học nào về quản lý sinh thái có thể được rút ra từ
những phân tích đó sẽ có lợi cho sinh viên Việt Nam?
Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu
Nghiên cứu này phân tích các vấn đề về sinh thái và phát
triển bền vững được phản ánh trong các tác phẩm văn học được
lựa chọn của Al Gore, trên cơ sở đó, tìm ra những bài học về quản
lý sinh thái dành cho sinh viên Việt Nam. Tương tự như vậy, bài
viết này cố gắng trình bày những phản ánh của tác giả đối với môi
trường qua những tác phẩm nghiên cứu; các mối quan tâm về sinh
thái được phản ánh trong các tác phẩm xét về khía cạnh tôn trọng
Trái đất và sự sống và sự đa dạng của nó, bảo vệ năng lực tái sinh
của Trái đất, chăm sóc cho cuộc sống cộng đồng, và đánh giá cao
vẻ đẹp và sự hào phóng của Trái Đất; tính bền vững thể hiện trong
các lựa chọn liên quan đến nhu cầu về môi trường, nhu cầu công
bằng xã hội và nhu cầu kinh tế với; các công cụ văn học được
Gore sử dụng thể hiện mối quan tâm sâu sắc của ông về sinh thái
và phát triển bền vững; và các phương pháp tiếp cận văn học phổ
biến trong tác phẩm được lựa chọn.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính trong nghiên
cứu phân tích các vấn đề về sinh thái và phát triển bền vững trong
các tác phẩm văn học tiêu biểu được lựa chọn. Tương tự như vậy,
phân tích này đã sử dụng phương pháp tiếp cận xã hội học và triết
học làm cơ sở để phân tích. Phương pháp tiếp cận khác trong phê
bình văn học có thể được sử dụng trong phân tích như các phê bình
lịch sử , phê bình tiểu sử , tâm lý và phê bình không phải là một phần
của nghiên cứu này.
5
Nghiên cứu này cũng phân tích nội dung liên quan, mà là một hệ
thống kỹ thuật trong phân tích các nội dung văn bản và xử lý văn bản Các
phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này tập trung vào mô hình tìm kiếm và
khai thác ý nghĩa từ các tác phẩm được chọn lọc để nghiên cứu. Các yếu
tố cần thiết trong việc phân tích các tài liệu đã được người nghiên cứu cân
nhắc trong quá trình tiến hành nghiên cứu này.
Tầm quan trọng của nghiên cứu
Tính ứng dụng của phân tích văn học là một phần không thể
thiếu của một nghiên cứu được xác định dựa trên tầm quan trọng của
nó. Sau đây là các nhóm đối tượng khác nhau có thể sử dụng kết quả
của nghiên cứu này:
Các nhà quản lý
Nghiên cứu hỗ trợ các nhà quản lý của Đại học Thái Nguyên
trong việc tham khảo, lựa chọn các ưu tiên phát triển các chương
trình, dự án và chính sách về môi trường trong các trường thành
viên. Nghiên cứu truyền cảm hứng cho họ để tiến hành các hoạt động
môi trường liên quan đến tôn trọng trái đất và sự sống trong sự đa
dạng của nó, bảo vệ năng lực tái sinh của trái đất, chăm sóc cho cuộc
sống cộng đồng, và đánh giá cao sự hào phóng của Trái đất và vẻ đẹp
của nó trong chương trình giáo dục cộng đồng nhằm đạt được những
lợi ích của một môi trường sinh thái bền vững cho tất cả mọi người
không phân biệt giới tính, chủng tộc, quốc tịch và tôn giáo.
Các chuyên gia
Nghiên cứu hỗ trợ họ trong việc xác định được vai trò của
những hành động và quyết định của của họ trong công cuộc bảo vệ
môi trường sinh thái. Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sẵn
6
có, họ có thể truyền cảm hứng cho người học, người nghe, người đọc
trong việc tổ chức các hoạt động nhằm khuyến khích duy trì một môi
trường sống mà trong đó sự hòa giải các yêu cầu về môi trường, nhu
cầu công bằng xã hội, và nhu cầu kinh tế ở nơi làm việc của họ là
những yếu tố cơ bản. Những gợi ý này có thể khơi gợi, hướng họ đến
với những mối quan tâm về môi trường và tính bền vững của nó. Từ
đó, áp dụng phát triển thành các nguyên tắc sống và làm việc trong
môi trường của họ.
Các giảng viên
Nghiên cứu này cung cấp cho giảng viên những gợi ý về việc
lựa chọn các bài giảng có chủ đề về môi trường và tính phát triển bền
vững trong quản lý sinh thái, việc bảo tồn các nguồn tài nguyên toàn
cầu, và đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng
đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Sinh viên ngành văn học
Nghiên cứu giúp họ nhận thức sâu sắc sự nóng lên toàn cầu,
suy giảm tầng ozone, sự cạn kiệt đất nông nghiệp và thủy sản, cạn
kiệt nguồn nước, ô nhiễm, mưa acid, việc khai thác quá mức các tài
nguyên thiên nhiên v.vlà những hiểm họa đã, đang và sẽ đe dọa
đến sự sống của muôn loài trên Trái đất. Trên cơ sở đó, hình thành ý
thức tôn trọng môi trường, tích cực tham gia bảo vệ và chăm sóc môi
trường sinh thái.
Các nhà nghiên cứu khác
Nghiên cứu này, ngoài việc hỗ trợ cho các chuyên gia ngành
giáo dục, văn học, xã hội học, và môi trường học, còn có thể hỗ trợ
7
cho các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác có liên quan đến môi
trường sinh thái như: kinh tế, xây dựng, luật, nhân chủng học v.v
Các thành viên của cộng đồng
Nghiên cứu này giúp cho họ hiểu rằng hệ sinh thái của hành
tinh đang bị suy thoái nghiêm trọng, trong đó những tác động của con
người với môi trường là nguyên nhân chính, từ đó khơi gợi ý thức
trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với môi trường sống trên Trái đất.
8
Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Chương này trình bày quan diểm của việc xác định các cấu trúc
của nghiên cứu.
Các khái niệm văn học
Tổng quan tài liệu đề cập đến bốn loại cấu trúc, được sử dụng
trong phân tích và giải thích các tác phẩm văn học, bao gồm: 1) Giáo
dục môi trường, vấn đề quan tâm, 2) Quản lý sinh thái, 3) Al Gore và
những tác phẩm tiêu biểu, và 4) Phương pháp tiếp cận xã hội học và
triết học trong phê bình văn học.
Các nghiên cứu liên quan
Phần này trình bày các nghiên cứu được công bố và chưa công
bố có liên quan đến nghiên cứu này.
Tổng quan tài liệu
Phần này biện minh cho những ảnh hưởng trực tiếp của văn
học khái niệm để nghiên cứu này tiếp theo là trình bày những điểm
tương đồng và khác biệt của các tài liệu nghiên cứu được trích dẫn
để nghiên cứu hiện nay.
Khái niệm/Lý thuyết khung
Phần này trình bày các vấn đề trọng tâm hay nói cách khác là
trình bày động cơ chính của nghiên cứu.
Định nghĩa thuật ngữ
Phần này cung cấp định nghĩa của các khái niệm sử dụng trong
nghiên cứu, nhằm giúp cho người đọc hiểu được chính xác nội dung
mà người nghiên cứu muốn đề cập.
9
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày các phương pháp nghiên cứu nhằm thiết
kế nghiên cứu và xử lý của các tài liệu nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính trong nghiên
cứu phân tích các vấn đề về môi trường sinh thái và tính bền vứng
của nó trong các tác phẩm văn học tiêu biểu được lựa chọn.
Patton (2002) chỉ ra rằng mục tiêu của phân tích dữ liệu định
tính là để khám phá các chủ đề đang được quan tâm, các mô hình,
khái niệm, và hiểu biết. Vì vậy, nghiên cứu này cũng tiến hành phân
tích các nội dung liên quan, một kỹ thuật có tính hệ thống trong việc
phân tích nội dung văn bản và xử lý văn bản.
Xử lý tài liệu
Người nghiên cứu đã tìm hiểu, khai thác, và phân tích các tác
phẩm được lựa chọn với mục đích tìm ra những mối quan tâm của Al
Gore đến môi trường sinh thái cũng như tính bền vững của nó.
Các tác phẩm nghiên cứu được cho là có chứa những giá trị
đạo đức và giá trị xã hội, giúp cho độc giả nhận thức được những vấn
đề cả xã hội đang quan tâm; từ đó người đọc xác định thái độ đối với
các vấn đề xã hội.
Nghiên cứu này tiến hành phân tích các tác phẩm chọn lọc
nhằm vào việc phân tích những quan tâm của tác giả đối với môi
trường các mối quan tâm về sinh thái được phản ánh trong các tác
10
phẩm liên quan đến sự tôn trọng trái đất và sự sống và sự đa dạng
của nó, bảo vệ năng lực tái sinh của trái đất, chăm sóc cho cuộc sống
cộng đồng, và đánh giá cao sự hào phóng và vẻ đẹp của trái đất. Tính
bền vững thể hiện trong các lựa chọn liên quan đến nhu cầu về môi
trường, nhu cầu công bằng xã hội và nhu cầu kinh tế. Các công cụ
văn học được sử dụng bởi Gore nhằm vào mục đích thể hiện mối
quan tâm về sinh thái và phát triển bền vững; các phương pháp tiếp
cận văn học phổ biến trong quá trình nghiên cứu các tác phẩm được
lựa chọn.
11
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
KẾT QUẢ
Các kết quả phân tích chỉ ra rằng:
1. Những phản ánh của tác giả về môi trường qua các tác phẩm
chọn lọc của Al Gore
1.1 ‘Trái Đất trong trạng thái cân bằng’
Al Gore đã miêu tả chân thực những quan sát của ông về thực
trạng suy thoái đáng báo động của môi trường sinh thái thế giới như:
sự nóng lên toàn cầu, biển đổi khí hậu, diện tích của vùng có băng
che phủ vĩnh hằng đang ngày càng bị thu hẹp, mực nước biển tăng,
suy giảm tầng ôzôn, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh
học bị suy thoái, hiện tượng đốt phá rừng trên diện rộng khiến diện
tích rừng tự nhiên bị thu hẹp nghiêm trọng, quá trình axit hóa đại
dương, mưa axit, tăng tưởng dân số, mở rộng đô thị, ô nhiễm môi
trường, suy giảm thể chất giống nòi, bệnh dịch mới lan tràn
Al Gore nhấn mạnh sự nóng lên toàn cầu là nguyên nhân chính
dẫn đến sự suy thoái môi trường. Nhiệt độ trái đất tăng dẫn đến sự
suy giảm tầng ô-zôn (Gore, part 1 p. 86), tấm lá chắn tự nhiên khổng
lồ giúp trái đất hạn chế những tác động có hại trực tiếp từ sức nóng
của mặt trời. Nhiệt độ trái đất vì thế mà càng ngày càng tăng, sự biến
đổi khí hậu toàn cầu càng ngày càng bất thường và khó kiểm soát.
Dân số tăng nhanh là một trong những tâm điểm mà Al Gore
rất quan tâm. Do quá tải dân số, những nhu cầu thiết yếu về thực
12
phẩm, nước sạch, chỗ ở cũng trở nên không dễ kiểm soát. Để đảm
bảo cuộc sống, con người đã không ngừng tìm cách khai thác đến
cạn kiệt các nguồn tài nguyên trên trái đất, gây suy thoái nghiêm
trọng môi trường sinh thái, suy giảm sự đa dạng về các loài động
thực vật, kéo theo tình trạng đáng báo động của các loại hình ô
nhiễm như ô nhiễm rác thải, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không
khí, ô nhiễm đất
Từ những phân tích trên có thể đi đến nhận định môi trường
sinh thái thế giới đang suy thoái nghiêm trọng và một trong những
nguyên do chủ yếu là do tác động thiếu ý thức của con người.
1.2 ‘Một sự thật không dễ chịu’
Khác với cách mà ông đã thể hiện ở cuốn sách xuất bản năm
1992, Al Gore đã chia sẻ với độc giả một loạt những tấm ảnh sinh
động về Trái Đất kèm theo những biểu đồ và sơ đồ chứa những
thông tin đầy sức thuyết phục nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đang
là tâm điểm của môi trường sinh thái thế giới.
Ô nhiễm khí thải công nghiệp đã dẫn đến sự tích tụ lượng CO2
ngày càng khổng lồ là hình ảnh đầu tiên được sử dụng để minh họa
cho tác động của con người đối với môi trường sinh thái. Ông chỉ ra
rằng con người đang thải ra môi trường lượng CO2 lớn đến nỗi mà,
theo nghĩa đen, chúng ta đã làm thay đổi mối quan hệ giữa Trái Đất
và Mặt trời.
Sự nóng lên toàn cầu dẫn đến sự tan chảy một diện tích khổng
lồ các núi băng ở Bắc cực cùng như ở nhiều khu vực khác trên thế
giới, đe dọa sự sống của các loài động thực vật không chỉ ở những
13
khu vực đó mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
biển cũng như các hệ sinh thái trên cạn.
Cùng bàn về chủ đề sự suy thoái của môi trường cả hai tác
phẩm đã thể hiện những mối quan tâm sâu sắc của Al Gore trước
hiện tại và tương lai của Trái đất. Ông kêu gọi toàn thế giới đồng
lòng chung tay, góp sức tìm và thống nhất các giải pháp để lấy lại vẻ
đẹp vốn có của Trái đất và khả năng của Trái đất đối với việc duy trì,
tái tạo sự sống cho các loài sinh vật ở hiện tại và tương lai.
2. Mối quan tâm về môi trường sinh thái trong các tác phẩm thể
hiện ở các khía cạnh:
2.1 Tôn trong Trái Đất và sự sống trong tính đa dạng của nó.
Để thể hiện tình cảm tôn trọng đặc biệt dành cho Trái đất, AL
Gore khẳng định Trái đất là Mẹ của con người và nhân loại trên thế
giới đều là con của Mẹ. Với vai trò là Mẹ, Trái đất dạy con người
biết kiên nhẫn, yêu thương (part 3, p261).
Trái đất, với sự đa dạng về các yếu tố cấu thành nên nó như
cảnh quang, biển, hồ, sông, núi, đất, nước, không khí cùng vạn vật
đã tạo nên một ngôi nhà chung ấm áp cho mọi sinh vật. Mẹ Trái đất
không thuộc quyền sở hữu của riêng ai và sự sống của Trái đất cũng
như các đặc tính đa dạng của Trái đất cần phải được tôn trọng.
2.2 Bảo vệ năng lực tái sinh củaTrái Đất.
Thực tế là suy thái môi trường vẫn đang diễn ra từng ngày từng
giờ chủ yếu dưới tác động của con người. Tuy nhiên, Al Gore, đồng
quan điểm với một số nhà môi trường, đã khẳng định khả năng tái
sinh của Trái đất khi trong khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi liên quan
14
đến việc cải thiện sự khủng hoảng khí hậu ‘What can we do about
it?’ ông khẳng định rằng ‘Chúng ta có thể làm được’. Ông nhấn
mạnh giá trị của sự đồng lòng và đoàn kết toàn thế giới đối với sự
nghiệp cải thiện môi trường sinh thái bằng việc ‘tiết kiệm năng
lượng trong gia đình’, ‘tiêu thụ ít, bảo tồn nhiều’, và ‘là tác nhân tạo
ra sự thay đổi’.
Trong tác phẩm ‘Earth in the Balance’, Al Gore chỉ ra rằng
việc ổn định dân số thế giới có vai trò quan trọng số một (p.307).
Ông cho rằng nước Mỹ, một trong những quốc gia tạo ra lượng khi
thải CO2 lớn nhất thế giới, cần phải cam kết hành động vì môi
trường và trở thành người đứng đầu trong phong trào vì môi trường
(p. 314).
2.3 Chăm sóc cho cuộc sống cộng đồng.
Al Gore chỉ ra rằng kế hoạch hóa gia đình có một vai trò quan
trọng đặc biệt trong việc đảm bảo chất lượng của cuộc sống cộng
đồng. Quan điểm này thể hiện sự nhất quán trong nhận thức của ông
đối với những thách thức về suy thoái môi trường do hệ lụy từ mức
tăng trưởng dân số qua lớn trên thế giới. Ngoài ra, tình trạng suy
thoái gia đình như tảo hôn, sinh con sớm, xung đột-mâu thuẫn nội
bộ, lạm dụng và thiếu sự chăm sóc đối với trẻ em cũng được tác giả
đề cập đến.
2.4 Đánh giá cao sự hào phóng và vẻ đẹp của Trái đất.
Trái đất là nơi duy nhất để sự sống tồn tại và phát triển. Môi
trường tự nhiên là một phần không thể thiếu của cuộc sống con
người. Sự biến đổi kỳ ảo của vẻ đẹp tự nhiên làm cho con người luôn
ngạc nhiên thú vị. Cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp cũng làm cho
15
con người cảm thấy thư thái, vui vẻ. Ngược lại khí hậu khắc nghiệt
cũng có thể khiến cho thể xác và tâm hồn con người trở nên khô cằn.
Trái đất đã thật hào phóng khi ban cho con người cùng vạn vật một
cuộc sống với thực phẩm, nước uống, với những nguồn tài nguyên
dồi dào và cảnh vật nên thơ. Nhưng đang buồn thay, con người, do
không ý thức được đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với môi trường
nên đã và đang tiếp tục phá hủy nguồn sống của chính mình.
3. Tính bền vững được thể hiện trong các tác phẩm nghiên cứu
liên quan đến sự hòa hợp giữa nhu cầu về môi trường; nhu cầu
công bằng xã hội; và nhu cầu kinh tế.
Tính bền vững được xây dựng dựa trên một nguyên tắc cơ bản:
tất cả những thứ mà con người cần để tồn tại đều trực tiếp hoặc gián
tiếp phụ thuộc vào môi trường tự nhiên.Tính bền vững tạo ra và duy
trì những điều kiện mà trong đó con người và tự nhiên có thể tồn tại
trong sự hài hòa với những nhu cầu về phát triển xã hội, kinh tế và
những nhu cầu khác của những thế hệ hiện tại và tương lai.
Tính bền vững của môi trường toàn cầu và cuộc sống của con
người sẽ không đạt được, trừ khi con người ý thức một cách đầy đủ
những tác động của họ đối với môi trường để từ đó có những cân
nhắc, lên kế hoạch hành động sao cho đảm bảo phát triển xã hội,
kinh tế, văn hóa và đồng thời duy trì được môi trường sinh thái lành
mạnh.
Al Gore khuyến khích việc sử dụng và phát minh những công
nghệ mới nhằm cải thiện mức độ gây hại đối với môi trường mà vẫn
đảm bảo hiệu quả kinh tế. Ông nói ‘Trong một số trường hợp, toàn
bộ dây truyền sản xuất nên được thiết kế lại sao cho chúng dễ dàng
16
tái chế các sản phẩm. Ví dụ như một số chai đựng nước giải khát
bằng nhựa có chứa một phần kim loại nên việc tái chế chúng là
không thể’ (Gore, Part 3, p. 334)
4. Công cụ văn học được sử dụng để diễn đạt mối quan tâm về
môi trường và tính bền vững sinh thái.
Bất cứ nhà văn nào khi viết, đều phải sử dụng các công cụ văn
học khác nhau để gửi gắm những ý tưởng của mình vào tác phẩm.
Để thể hiện ý tưởng của mình một cách thành công, Al Gore đã
khéo léo sử dụng các biện pháp như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp âm
và câu hỏi tu từ. Ông sử dụng so sánh và ẩn dụ để so sánh các đối
tượng sự vật trong sự tương quan làm cho nội dung miêu tả trở nên
sống động, sự so sánh trở nên rõ ràng, hiệu quả. Việc sử dụng điệp
âm không chỉ tạo nhịp điệu cho câu văn mà còn giúp độc giả dễ đọc,
dễ ấn tượng về tác phẩm.
5. Những phương pháp tiếp cận văn học được sử dụng phổ biến
trong các tác phẩm nghiên cứu.
Phương pháp tiếp cận văn học giúp người đọc hiểu được tại sao tác
giả lại viết nên tác phẩm và hiểu được tác động của tác phẩm đó. Al Gore
đã sử dụng phương pháp tiếp cận xã hội kết hợp với phương pháp tiếp cận
triết học trong các tác phẩm của mình. Cách tiếp cận xã hội học được ông
sử dụng để giúp người đọc hiểu được bối cảnh văn hóa, chính trị của tác
phẩm. Cách tiếp cận triết học được sử dụng để xác định xem tác phẩm có
truyền tải bài học hay thông điệp gì, hay có thể giúp đọc giả hiểu biết hơn
về thế giới, cải thiện cuộc sống của họ.
17
6. Những bài học về quản lý sinh thái cho sinh viên Việt Nam
được rút ra từ những phân tích trên.
Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á và là một trong
những quốc gia hứng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu toàn
cầu, đặc biệt những khu vực ven biển, như bão lũ bất thường, nguồn
nước bị xâm nhập mặn, suy giảm sự đa dạng hệ sinh thái Việc
thúc đấy hoạt động nhận thức về vai trò, giá trị và khả năng của môi
trường đối với tầng lớp thanh niên, đặc biệt là thanh niên trí thức –
sinh viên là một hoạt động có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển
toàn diện của đất nước Việt Nam nói riêng và các nước trong khu
vực và trên thế giới nói chung.
18
Chương V
TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương này trình bày tóm tắt, kết quả, kết luận và kiến nghị
của nghiên cứu.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đi sâu phân tích về những mối quan tâm về
sinh thái và phát triển bền vững được phản ánh trong các tác phẩm
văn học được tuyển chọn của Al Gore, chỉ ra những bài học về quản
lý sinh thái gắn với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho
sinh viên Việt Nam.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính trong nghiên
cứu phân tích các khái niệm Gore của mối quan tâm về sinh thái và
phát triển bền vững trong các tác phẩm văn học tiêu biểu được lựa
chọn. Tương tự như vậy, phân tích này đã sử dụng phương pháp tiếp
cận xã hội học và triết học là cơ sở để phân tích. Bài viết này cũng
phân tích nội dung liên quan, mà là một hệ thống kỹ thuật trong phân
tích các nội dung văn bản và xử lý văn bản.
Các tác phẩm chọn lọc của Al Gore tựa đề: Trái đất trong trạng
thái cân bằng’ và ‘Một sự thật không dễ chịu’ là hai nguồn tài liệu
quan trọng sử dụng trong nghiên cứu này.
KẾT LUẬN
Các kết quả phân tích và giải thích cho thấy rằng:
1. Quá trình nóng lên toàn cầu và cuộc khủng hoảng khí hậu đã
gây ra những tác động lớn làm biến đối môi trường sinh thái trên
19
toàn thế giới, khiến cho môi trường sống của các loài sinh vật trên
trái đất đang bị đe dọa nghiêm trọng.
2. Trái đất cùng với sự hào phóng và vẻ đẹp vốn có của nó đã
và đang là nơi trú ngụ và phát triển cho vạn vật trên Trái đất trong đó
có con người.
3. Để phục vụ cho nhu cầu sống của mình, con người cùng với
những hành động vô trách nhiệm và thiếu ý thức của mình đã và
đang khai thác đến cạn kiệt các nguồn tài nguyên của thế giới, khiến
cho ‘Trái đất’ không còn ở ‘trong sự cân bằng’ vốn có của nó, gây
ra những thảm họa khôn lường về khí hậu, suy giảm sự đa dạng của
hệ động thực vật, giảm diện tích rừng, tình trạng ô nhiễm nước, ô
nhiễm không khí, bệnh dịch trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
4. Để Trái đất thoát khỏi ‘sự thật không dễ chịu’ này, thế giới
cần quyết tâm chung tay thực hiện những giải pháp về môi trường
như: giảm mức tăng trưởng của dân số thế giới, giảm mức tiêu thụ
năng lượng hóa thạch, thay vào đó sử dụng một cách tiết kiệm và
hiệu quả các loại năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng
lượng gió; cân đối sự phát triển kinh tế của các khu công nghiệp,
nông nghiệp, và dịch vụ du lịch với những lợi ích xã hội và môi
trường bền vững.
5. Bằng việc kết hợp những công cụ văn học như so sánh, đối
chiếu, điệp âm, ẩn dụ, hoán dụ và câu hỏi tu từ, Al Gore đã đem đen
cho độc giả những nhận thức sâu sắc về vấn đề môi trường mà cả thế
giới đều quan ngại.
6. Các vấn đề về môi trường được tác giả Al Gore đề cập đến
trong hai tác phẩm chọn lọc rất có giá trị đối với việc giáo dục nhận
thức về môi trường cho người tầng lớp thanh niên Việt Nam nói
riêng và người dân Việt Nam nói chung.
20
KIẾN NGHỊ
Dựa trên các kết quả nghiên cứu, các kết luận sau đây được rút ra:
1. Đại học Thái Nguyên có thể xây dựng một chương trình học
ngoại khóa thường kỳ hoặc thường niên dành cho sinh viên trong
toàn đại học bàn về những vấn đề môi trường sinh thái, tổ chức các
buổi xem phim, nghe tọa đàm ngoại khóa (kinh phí do Đại học cấp
hoặc sinh viên đóng góp) hoặc đưa sinh viên tới những khu công
nghiệp, hoặc khu mỏ, khu du lịch sinh thái để họ có thể chứng kiến
và cảm nhận những tác hại to lớn của ô nhiễm môi trường, của suy
giảm hệ sinh thái đối với con người và đời sống xã hội.
2. Các trường Đại học thành viên có thể yêu cầu sinh viên có
các hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường như tiết kiệm điện,
nước, thực hiện tốt việc vệ sinh khu dân cư, ký túc xá, khu giảng
đường, đổ rác đúng nơi quy định, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về
môi trường. Kết quả của các hoạt động này có thể chiếm một tỷ trọng
nhất định trong việc đánh giá điểm rèn luyện hàng năm cho sinh
viên, nhằm khuyến khích các hoạt động vì môi trường trong sinh
viên.
3. Một nghiên cứu đánh giá nhận thức về môi trường của sinh
viên Đại học Thái Nguyên có thể là môt đề tài cần được nghiên quan
tâm trong tương lai.
4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa Văn học, Giáo dục và Môi
trường sinh thái đương đại ở Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_quan_tam_ve_sinh_thai_va_van_de_phat_trien_sinh_thai_ben_vung_trong_cac_tac_pham_chon_loc_cua_ta.pdf