Luận văn Thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường Cao đang sư phạm Bình Dương và một số giải pháp

Cần khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, độc thoại, giảng giải và ghi chép. Vận động giảng viên áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và sử dụng phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, tăng cường hoạt động của người học, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy năng lực, sáng tạo trong học tập, dành cho sinh viên thời gian tự học, tự nghiên cứu, làm cho quá trình dạy và học được nâng cao lên một bước phát triển mới và có hiệu quả hơn. - Nâng cấp cơ sở vật chất và bổ sung thêm máy vi tính và các thiết bị mới. Cần chỉnh trang lại phòng thực hành máy tính cho phù hợp với qui chuẩn và đồng bộ các trang thiết bị, nâng cấp máy tính và trang bị thêm máy vi tính mới, cài đặt và cập nhật chương trình cho đồng bộ giữa các phòng thực hành. + Tăng cường cho sinh việc tiếp cận với máy in và các thiết bị công nghệ thông tin khác. - Tăng cường quản lý chuyên môn đối với giảng viên Cần sâu sát và chặt chẽ hơn trong việc kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên trong việc soạn giảng, lên kế hoạch, giờ giấc lên lớp, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bộ môn. Thẳng thắn trong việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên.

pdf158 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường Cao đang sư phạm Bình Dương và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phiếu phát ra và thu vào 96 phiếu, các phiếu đều hợp lệ. Sau thực nghiệm: Tiến hành khảo sát ý kiến cùng thời gian với nhóm thực nghiệm sau khi đã thực nghiệm. Với nội dung như nhóm thực nghiệm ( phụ lục 3). số phiếu phát ra và thu vào 96 phiếu, đều hợp lệ. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS for win 10.5 để tính toán và kiểm nghiệm sự khác biệt về kết quả của từng nhóm ở các thời điểm. + Nhóm thực nghiệm và đối chứng trước khi thực nghiệm + Nhóm thực nghiệm và đối chứng sau khi thực nghiệm + Nhóm thực nghiệm ở thời điểm trước và sau khi thực nghiệm + Nhóm đối chứng ở thời điểm trước và sau khi thực nghiệm Cách nhận xét: Nếu p< .005 là có sự khác biệt ý nghĩa, p càng nhỏ thì càng có sự khác biệt ý nghĩa càng lớn. 3.3.3.Kết quả thực nghiệm. a- Nhận xét của sinh viên ở các lớp không chuyên về nội dung, chương trình bộ môn tin học. Để tìm hiểu nhận xét của sinh viên về nội dung, chương trình bộ môn, chúng tôi đưa ra bốn mức độ: Rất phù hợp, khá phù hợp, chưa phù hợp, không phù hợp. Kết quả được trình bày kết quả ở bảng 23. Nhóm thực nghiệm: Ở thời điểm trước thực nghiệm, có đến 80.0% ý kiến sinh viên cho rằng nội dung, chương trình bộ môn tin học như hiện nay chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của các em, chỉ có 1.3% ý kiến cho rằng nội dung, chương trình rất phù hợp và 17.9% ý kiến cho là khá phù hợp. Nhưng sau thực nghiệm, nhận xét về nội dung chương trình môn học có sự thay đổi, tỉ lệ ý kiến về nội dung chương trình rất phù hợp đã tăng lên 26.9%, khá phù hợp tăng lên 57.7%; ý kiến nhận xét chưa phù hợp từ 80% giảm xuống chỉ còn 15.4%. Chứng tỏ rằng, sau khi thực nghiệm, các giải pháp tác động đã có hiệu quả. Nhóm đối chứng: Qua hai lần khảo sát ở thời điểm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, ý kiến của sinh viên nhận xét về nội dung, chương trình bộ môn không có sự khác biệt đáng kể, ở mức độ nhận xét rất phù hợp biến động nhỏ từ 2.1% đến 3.1%; mức độ khá phù hợp từ 18.8% đến 19.8%; mức độ chưa phù hợp giảm nhẹ từ 79.2% xuống 77.1% So sánh (1) và (3), giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm trước thực nghiệm, cho thấy ở nhóm thực nghiệm có M= 2.21, nhóm đối chứng M= 2.23, và p= .910 (PL 5, bảng 3). Căn cứ vào chuẩn của p, nếu p< .005 là có sự khác biệt ý nghĩa, p càng nhỏ thì sự khác biệt càng lớn và ngược lại. Ở đây, p = .910, biểu hiện không có sự khác biệt đáng kể, chứng tỏ rằng không có tác động của giải pháp thực nghiệm, thì nhận xét của sinh viên vẫn như trạng thái cũ. So sánh (1) và (2) của nhóm thực nghiệm, có sự thay đổi đáng kể sau khi tiến hành thực nghiệm, độ lệch biểu hiện rõ giữa hai thời điểm, trước thực nghiệm M= 2.21, sau thực nghiệm M= 3.16, và p= .000, cho thấy có sự khác biệt rất lớn. Chứng tỏ rằng, sau khi thực nghiệm đã làm cho nhận xét của sinh viên về chương trình học đã khác, có đến 57.7% sinh viên đã thấy chương trình tin học đã khá phù hợp hơn trước. So sánh (3) và (4) của nhóm đối chứng trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, do không có tác động của các giải pháp cải tiến, nên ý kiến nhận xét của sinh viên gần như không có gì thay đổi, độ chênh nhau giữa hai thời điểm rất thấp (M=2.23 đến M=2.26), và p=< .881. Căn cứ vào chuẩn p, thì không có sự khác biệt đáng kể. So sánh (2) và (4) giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cùng ở thời điểm sau thực nghiệm. Độ lệch của hai nhóm chênh nhau khá lớn, M= 3.12 ở nhóm thực nghiệm, trong khi đó, ở nhóm đối chứng M= 2.26; và p= .000 (PL 5, bảng 4). Căn cứ vào chuẩn p, ta thấy có sự khác biệt rất lớn, và đã minh chứng khách quan hiệu quả của các giải pháp tác động . Từ những kết quả đã so sánh và phân tích trên, đã khẳng định hiệu quả của thực nghiệm, với những tác động rất thiết thực của nội dung, chương trình học, đã làm thay đổi nhận thức của sinh viên đối với môn học. Vì vậy, việc cải tiến nội dung, chương trình tin học cho phù hợp với đối tượng không chuyên là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách, cần phải thực hiện tốt, nhằm trang bị cho sinh viên vốn kiến thức cơ bản nhất, hiện đại nhất, giúp sinh viên tiếp cận với công nghệ tiên tiến, có thể sử dụng được kiến thức tin học trong học tập, trong công tác và đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế, xã hội. b- Ý thức tự học của sinh viên đối với bộ môn. Để tìm hiểu và đánh giá ý thức tự tìm tòi, học hỏi của sinh viên ở các lớp không chuyên đối với bộ môn tin học, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên qua câu hỏi: Theo cá nhân bạn, có bao giờ bạn tự tìm tòi, học hỏi đối với môn học tin học không ? với ba mức độ: Thường xuyên, ít khi, hoàn toàn không. Kết quả trình bày ở bảng 24. -Ở nhóm thực nghiệm: - Trước khi thực nghiệm, ở mức độ thường xuyên học tập đối với bộ môn chỉ 14.1%; ở mức độ ít khi tự học có đến 60.3%, và hoàn toàn không tự học, có đến 25.6%. Nhưng sau khi thực nghiệm, mức độ thường xuyên học tập đã tăng lên 62.8%. Bên cạnh đó, tỉ lệ sinh viên trước đây ít có ý thức học tập bộ môn từ 60.3% đã giảm xuống còn 28.2%. số sinh viên hoàn toàn không tự học bộ môn trước đây 25.6% nay cũng giảm xuống chỉ còn 9.0%. Chứng tỏ rằng, sự tác động của các giải pháp thực nghiệm đã có hiệu quả, đã làm thay đổi nhận thức của sinh viên, các em đã có ý thức tự học đối với bộ môn hơn. -Ở nhóm đối chứng : Qua hai lần khảo sát, về ý thức tự học bộ môn của sinh viên ở hai thời điểm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, nhận thấy rằng, tự nhận xét về ý thức tự học của các em gần như nhau, tỉ lệ chênh nhau giữa hai thời điểm theo chiều hướng tích cực nhưng không lớn lắm, chỉ vài phần trăm ở các mức độ: Thường xuyên tự học từ 16.7%- 21.9%; ít khi tự học, giảm từ 57.3%- 53.1%; hoàn toàn không tự học giảm từ 26.0%- 25.0%. Chứng tỏ rằng, khi không có giải pháp tác động tích cực, thì không làm thay đổi nhận thức của các em đối với bộ môn. So sánh (1) và (3), ở thời điểm trước thực nghiệm giữa hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, cho thây rõ, không chênh nhau lắm. Nhóm thực nghiệm có M= 1.88, nhóm đối chứng M= 1.91 và p = .883 (PL 5, bảng 3). Căn cứ vào chuẩn p, không có sự khác biệt ý nghĩa. So sánh (1) và (2) giữa nhóm thực nghiệm ở thời điểm trước và sau khi thực nghiệm về ý thức tự học bộ môn của sinh viên. Trước thực nghiệm M= 1.88, nhưng sau thực nghiệm M= 2.54, và p= .000. Căn cứ vào chuẩn p, có sự khác biệt đáng kể. So sánh (3) và (4) của nhóm đối chứng trước và sau khi thực nghiệm, do không có giải pháp tác động nào qua hai lần khảo sát, do đó, nhận xét về ý thức học tập của sinh viên hầu như không thay đổi mấy, trước thực nghiệm độ M = 1.91, sau thực nghiệm M= 1.97, và p= .655. Căn cứ vào chuẩn của p, thì không có sự khác biệt ý nghĩa. So sánh (2) và (4) giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, cùng thời điểm sau khi thực nghiệm, cho thấy, độ chênh lệch khá cao giữa hai nhóm: nhóm thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm M= 2.54, trong khi đó, nhóm đối chứng sau thực nghiệm M= 1.97, và p= .000 (PL 5, bảng 4). Căn cứ vào chuẩn của p, ta thấy có sự khác biệt ý nghĩa sau khi thực nghiệm. Từ các so sánh và nhận xét trên, có thể kết luận, chỉ khi có những giải pháp tích cực, phù hợp với nhu cầu của sinh viên mới có thể tác động làm biến chuyển nhận thức và thái độ của sinh viên đối với bộ môn. c- Khảo sát về sự hứng thú học tập của sinh viên đối với bộ môn. Tim hiểu về hứng thú học tập của sinh các khoa không chuyên đối với việc học tập tin học, chúng tôi đưa ra bốn mức độ: Rất hứng thú, khá hứng thú, ít hứng thú và hoàn toàn không hứng thú. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 25. -Nhóm thực nghiệm. Trước thực nghiệm, ý kiến rất hứng thú học tập của sinh viên có tỉ lệ 14.1%, tỉ lệ khá hứng thú li.5%. Nhưng sau thực nghiệm, tỉ lệ này tăng lên đáng kể, rất hứng thú có đến 39.7%, khá hứng thú tăng lên 34.6%, ngược lại tỉ lệ trước đây ít hứng thú với môn học có 41.0% đã giảm xuống chỉ còn 14.1% và tỉ lệ hoàn toàn không hứng thú với môn học 33.3% cũng giảm xuống còn 11.5%. Chứng tỏ, sự tác động của các giải pháp thực nghiệm có hiệu quả. -Nhóm đối chứng. Ở hai thời điếm trước và sau thực nghiệm, do không có giải pháp tác động nên nhận xét về hứng thú học tập bộ môn của các em hầu như không thay đổi, độ chênh lệch ở hai thời điểm rất nhỏ, tỉ lệ tăng, giảm không đáng kể, từ 13.5% lên 14.6% và giảm từ 40.6% - 40%. So sánh (1) và (3) giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cùng ở thời điểm trước thực nghiệm. Do không có giải pháp tác động nào nên nhận xét cả hai nhóm không có sự chênh lệch đáng kể. ở nhóm thực nghiệm M= 2.06, nhóm đối chứng có M= 2.34, và p= .946 (PL 5, bảng 3). Căn cứ vào chuẩn của p, ta thấy không có sự khác biệt ý nghĩa. So sánh giữa (1) và (2) của nhóm thực nghiệm ở thời điểm trước và sau thực nghiệm, cho thấy, M= 2.06 trước thực nghiệm, nhưng sau thực nghiệm M= 3.03, và có p= .000, chứng tỏ có sự khác biệt ý nghĩa. Ở nhóm đối chứng, trong hai thời điểm trước và sau khi thực nghiệm do không có giải pháp tác động, độ trung bình của hai lần khảo sát gần tương đương nhau, M= 2.10 và M= 2.17, có p= .971, không có sự khác biệt ý nghĩa. So sánh (2) và (4) của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở thời điểm sau khi thực nghiệm, có độ chênh lệch rõ, nhóm thực nghiệm có M= 3.03 và nhóm đối chứng có M= 2.17, và p= .000 (PL 5, bảng 4). Có sự khác biệt đáng kể. Qua so sánh và phân tích trên, đã khẳng định được hiệu quả của thực nghiệm, đã đem lại rất nhiều hứng thú học tập cho sinh viên đối với bộ môn tin học. Hứng thú học tập của sinh viên là một trong những nhân tố quan trọng để góp phẫn nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn trong giai đoạn đổi mới công tác đào tạo hiện nay. d- Nhận xét của sinh viên về phương pháp giảng dạy Để khảo sát ý kiến nhận xét của sinh viên về phương pháp giảng dạy của giảng viên bộ môn tin học, chúng tôi đưa ra bốn mức độ lựa chọn: rất lôi cuốn người học, khá lôi cuốn, chưa lôi cuốn người học và hoàn toàn không lôi cuốn. Kết quả trình bày ở bảng 26. - Đối với nhóm thực nghiệm - Trước thực nghiệm, chỉ có 14.1% ý kiến về phương pháp dạy học của giáo viên rất lôi cuốn người học, nhưng sau khi thực nghiệm thì tỉ lệ này tăng lên đáng kể tới 30.8% ý kiến, ở mức độ khá lôi cuốn có 21.8% ý kiến, nhưng sau thực nghiệm có đến 48.7% ý kiến. Ngược lại, ý kiến cho rằng phương pháp dạy học chưa Lôi cuốn người học từ 46.2% giảm xuống đáng kể, còn 14.1%', tương tự, ở mức độ hoàn toàn không lôi cuốn có 17.9% ý kiến đã giảm chỉ còn 6.4% ý kiến. Sự thay đổi của tỉ lệ trên, chứng tỏ rằng, với các giải pháp tác động của thực nghiệm đã thu hút sinh viên trong học tập bộ môn tin học - Đối với nhóm đối chứng: Do không có giải pháp tác động nào, nến qua hai lần khảo sát các ý kiến nhận xét của sinh viên tương tự như nhau, tỉ lệ chênh nhau không đáng kể. So sánh (1) và (3) của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở thời điểm trước thực nghiệm. Qua kiểm nghiệm độ M của hai nhóm không chênh nhau lắm, nhóm thực nghiệm có M= 2.32, nhóm đối chứng có M= 2.34, và p= .947 (PL 5, bảng 3) căn cứ vào chuẩn của p, thì không có sự khác biệt ý nghĩa. So sánh (1) và (2) của nhóm thực nghiệm ở thời điểm trước và sau thực nghiệm, có sự chênh lệch đáng kể, trước thực nghiệm M= 2.32, sau thực nghiệm M= 3.04, và p= .000. Chứng tỏ rằng có sự khác biệt ý nghĩa sau khi tiến hành thực nghiệm. So sánh (3) và (4) của nhóm đối chứng ở thời điểm trước thực nghiệm độ M= 2.34 và sau thực nghiệm và M= 2.44, ta thấy tỉ lệ chênh lệch không đáng kể, và p= .845. Căn cứ vào chuẩn của p, cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa. So sánh ( 2) và (4) của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở cùng một thời điểm sau thực nghiệm, thì nhóm thực nghiệm có M= 3.04, nhóm đối chứng M= 2.44, và p= .000 (PL 5, bảng 4), có sự khác biệt rất lớn, đã chứng minh thực nghiệm có hiệu quả . Qua so sánh, phân tích số liệu các ý kiến nhận xét của sinh viên về phương pháp giảng dạy bộ môn giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm trước và sau thực nghiệm, ta thấy có sự khác biệt rõ rệt nhất của nhóm thực nghiệm sau khi thực nghiệm, còn lại ở các thời điểm khác hầu như ý kiến không thay đổi mấy. Điều đó, chứng tỏ rằng, giải pháp thực nghiệm phương pháp giảng dạy theo hướng giao tiếp tích cực đã có hiệu quả đáng kể. Với phương pháp giảng dạy theo hướng giao tiếp tích cực, người học được hướng dẫn trực tiếp trên máy tính, thầy giáo có thể phát hiện và giúp sinh viên sửa chữa ngay những sai sót trong quá trình xử lý và thao tác. Từ kết quả sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm, đã chứng minh sinh viên rất hài lòng với phương pháp dạy học tích cực như trên và đã có nhận thức môn học khác hẳn so với trước đây. Vì vậy, để mang lại hiệu quả cao trong dạy học tin học, nhất thiết phải cải tiến phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp tích cực, để phát huy năng lực sáng tạo của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. e- Đánh giá kết quả học tập bộ môn của sinh viên. Đe có cơ sở nhận xét, đánh giá chính xác và khách quan kết quả học tập tin học của sinh viên ở các lớp không chuyên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến tự đánh giá kết quả học tập của các em với các mức độ: Rất tốt, khá tốt, chưa tốt lắm, hoàn toàn chưa tốt. Kết quả được trình bày ở bảng 27. Ở nhóm thực nghiệm, tại thời điểm trước thực nghiệm: ý kiến tự đánh giá của sinh viên về trình độ sử dụng tin học rất tốt chỉ có 10.3%, nhưng sau thực nghiệm tỉ lệ tự nhận xét này đã nâng lên rõ rệt có đến 39.7% ý kiến, ở mức độ tự đánh giá khá tốt chỉ có 15.4%, sau thực nghiệm thì ý kiến đó đã tăng lên 25.6%; ở mức độ tự đánh giá trình độ chưa tốt lắm từ 43.6% ý kiến, nay đã giảm xuống còn 17.9% ý kiến, và ý kiến tự đánh hoàn toàn chưa tốt từ 30.8% cũng giảm còn khoảng 16.7% ý kiến. Sự biến đổi các tỉ lệ trên theo hướng tích cực, chứng tỏ rằng, các giải pháp tác động của thực nghiệm đã có hiệu quả khả quan. Ở nhóm đối chứng, không có giải pháp tác động nào nên ở cả thời điểm ưước và sau thực nghiệm, tỉ lệ nhận xét của sinh viên gần như tương tự, không có sự thay đáng kể, độ chênh lệch ở các mức độ nhận xét giữa hai thời điểm rất nhỏ chỉ vài phần trăm. Tương tự, so sánh (1) và (3) giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ỏ cùng thời điểm trước thực nghiệm, cả hai nhóm đều không có giải pháp tác động nên ý kiến tự nhận xét kết quả dường như không thay đổi. trước và sau thực nghiệm không có biến động lớn ( M= 2.05 và M= 2.18) và p= .832 (PL 5, bảng 3), cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa. So sánh (1) và (2) của nhóm thực nghiệm, có sự khác biệt lớn giữa hai thời điểm. Trước thực nghiệm M= 2.05, sau thực nghiệm M= 2.88, và p= .000, cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa rõ rệt khi có tác động của thực nghiệm. So sánh (3) và (4) của nhóm đối chứng ở thời điểm trước và sau khi thực nghiệm, cả hai thời điểm trên, do không có sự tác động của các giải pháp thực nghiệm nên ý kiến tự đánh giá kết quả học tập của sinh viên không thay đổi, qua kiểm nghiệm với trí số p= .856, chứng tỏ không có sự khác biệt ý nghĩa. So sánh (2) và (4) của nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cùng thời điểm sau thực nghiệm. Ở nhóm thực nghiệm có M= 2.88, ở nhóm đối chứng có M= 2.29 và p= 000 ( PL 5, bảng 4), chứng tỏ có sự khác biệt ý nghĩa lớn. Qua bảng nhận xét trên cho thấy, chỉ có nhóm thực nghiệm ở thời điểm sau thực nghiệm là có sự khác biệt đáng kể, so với nhóm đối chứng và các thời điểm khác nhau, không có sự thay đổi. Với sự khác biệt trên, chứng tỏ rằng chỉ sau khi có giải pháp tác động của việc cải tiến nội dung chương trình học và phương pháp dạy học tích cực mới thật sự đem lại kết quả học tập tốt cho sinh viên, làm cho sinh viên có nhiều hứng thú đối với môn học, có ý thức học tập tốt hơn và tự tin hơn vào khả năng ứng dụng tin học của mình trong thực tế. 3.3.4.Kết luận về thực nghiệm Trong điều kiện và thời gian hạn hẹp, mặc dù chỉ thực nghiệm một số giải pháp ở một số lớp. Song, qua kết quả thực nghiệm đã cho thấy, việc cải tiến nội dung, chương trình học và áp dụng phương pháp giảng dạy theo hướng giao tiếp tích cực, phát huy năng lực học sinh, cùng với việc sử dụng phương tiện hiện đại trong dạy học tin học cho các lớp không chuyên đã có hiệu quả. Tác động của nội dung, chương trình và phương pháp dạy học tích cực, đã làm cho sinh viên có nhận thức và thái độ đúng đắn hơn đối với môn học, các em thật sự có hứng thú và tích cực học tập bộ môn nhiều hơn trước. Điều này, đã khẳng định được giá trị đích thực của những giải pháp đã đề xuất. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, phát huy năng lực học tập của sinh viên, cần phải nâng cao vai trò của công tác quản lý việc dạy học tin học và áp dụng mạnh mẽ hơn nữa những giải pháp đã đề xuất, để không ngừng phát huy tối đa năng lực giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo chung của nhà trường Cao đẳng sư phạm. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận 1.1- Thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các lớp không chuyên trường Cao Đẳng Sư Phạm Bình Dương. -Thực trạng việc quản lý nội dung, chương trình môn tin học. Nội dung chương trình tin học thiếu sự đồng nhất giữa các khoa không chuyên. Cùng là đối tượng không chuyên nhưng sinh viên ở các lớp hiện nay học hai loại chương trình khác nhau. Các lớp như văn, Cao đẳng chuyên tu, nhạc, hoa, thê dục, học chương trình " Nhập môn tin học" với 3 đơn vị học trình. Sinh viên các lớp khác như sử, anh văn, lý, địa...học chương trình "Tin học cơ sở" với 2 đơn vị học trình. Chương trình chưa được cập nhật những kiến thức cơ bản và cần thiết cho sinh viên như các phần mềm Power Point, kiến thức Internet V.V...Với nội dung, chương trình như vậy, chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu cho người học trong việc sử dụng tin học phục vụ cho học tập và nghiên cứu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghệ thông tin, không tạo được hứng thú cho người học, và người học không có đủ điều kiện để phát huy hết tiềm năng học tập của chính mình đối với môn học, điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả dạy và học bộ môn. Vì vậy việc cải tiến nội dung, chương trình, thời lượng môn tin học cho đối tượng sinh viên không chuyên trong nhà trường cao đẳng là vấn đề quan trọng và cấp thiết cần phải được quan tâm thực hiện tốt. - Thực trạng việc quản lý mục tiêu môn học. So với mục tiêu đào tạo, tiêu chí của thời đại về xã hội hoa giáo dục cùng với xã hội hoa tin học, và các chị thị, nghị quyết của Đảng về việc đào tạo, giảng dạy tin học trong nhà trường, thì việc quản lý mục tiêu bộ môn tin học ở các lớp không chuyên tại trường cao đẳng chưa sát với nhu cầu thực tế. Sự hạn chế của nội dung, chương trình và thời lượng môn học như hiện nay, chưa thể đảm bảo việc cung cấp cho sinh viên các mặt: kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ theo yêu cầu của mục tiêu đề ra. • Thực trạng việc quản lý phương tiện, thiết bị Phương tiện chủ yếu phục vụ cho mồn học là máy vi tính. Song, công tác quản lý phương tiện còn nhiều bất cập. + Việc trang bị máy vi tính chưa đồng bộ giữa các phòng máy, việc cài đặt chương trình chưa được thống nhất giữa ba phòng thực hành, có phòng còn sử dụng những phần mềm cũ chưa được cập nhật và cài đặt mới. Phần cứng máy vi tính hư hỏng khá nhiều, gây trở ngại trong quá trình thực hành của sinh viên. + Nhân sự quản lý phòng máy còn quá mỏng, chưa thể đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thực hành máy tính cho sinh viên. + Việc sắp xếp giờ thực hành chưa có khoa học, thường bị động giữa các lớp + Phương tiện, thiết bị phục vụ môn học chưa tập trung về một đầu mối quản lý. + Còn hạn chế nhiều trong việc cho sinh viên sử dụng các phương tiện, thiết bị liên quan lĩnh vực công nghệ thông tin như truy cập Internet, đèn chiếu, máy in, máy scan, video V.V.. Việc quản lý và cung cấp phương tiện phục vụ là một trong những yếu tố góp phần quyết định chất lượng dạy học tin học trong nhà trường cao đẳng. Để người học có thể khai thác tính năng đa dạng của máy tính, sử dụng tốt vi tính trong thực tế, đòi hỏi, bộ phận quản lý thực hành máy tính phải có những giải pháp tích cực ương việc thực hiện kế hoạch quản lý, sắp xếp, cài đặt, nâng cấp, sửa chữa kịp thời cho các phòng máy, đảm bảo cho giờ học thực hành có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. -Thực trạng việc quản lý tổ chức giảng dạy Cơ cấu lớp học chưa hợp lý. Nhiều lớp học sinh viên quá đông (trên 77 sinh viên), khó sắp xếp gọn trong một phòng máy thực hành, gây khó khăn cho việc dạy của giáo viên và sự tiếp thu bài của học sinh, giáo viên phải chia ca và chạy qua, lại giữa các phòng máy, khó có thể bao quát lớp và bám sát để rèn luyện các kỹ năng máy tính cho sinh viên. Điều này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dạy và học bộ môn, sinh viên ít tập trung trong việc học và thường làm việc riêng trong giờ thực hành. -Thực trạng quản lý việc thực hiện phương pháp giảng dạy Trong tổ bộ môn vẫn còn một số giáo viên thường sử dụng phương pháp giảng giải trong dạy học và ít sử dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy bộ mồn, vẫn còn "dạy chay". Chính điều này, làm cho không khí lớp học buồn tẻ, không phát huy được khả năng tư duy và năng lực sáng tạo của sinh viên, dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên chưa nhiệt tình học tập bộ môn, kết quả học tập không khả quan. -Thực trạng việc quản lý đội ngũ giảng viên Đa số giảng viên ương tổ bộ môn được chuyển từ các ngành khác sang và tiếp tục được đào tạo tin học, chỉ có một giảng viên được đào tạo chính qui. Trong tổ chưa có giảng viên đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ. Trong những năm qua, tổ bộ môn luôn coi trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên học tập và tham dự các lớp học nâng cao nghiệp vụ và đã làm tròn trách nhiệm của mình và góp phần lớn trong công tác đào tạo của nhà trường cao đẳng sư phạm. Song, xác định hướng đi lên của nhà trường sẽ trở thành một trường đại học là xu thế tất yếu của địa phương, chính vì vậy lãnh đạo trường luôn luôn quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, giảng viên chuẩn, có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. - Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Giảng viên trong tổ bộ môn luôn thực hiện đúng qui chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Thực hiện kiểm tra định kỳ theo qui định của Bộ, kiểm tra lý thuyết qua hình thức viết, trắc nghiệm và kiểm tra thực hành trên máy tính. Tổ bộ môn đã làm tốt công tác thi cử, từ khâu ra đề đến việc coi thi, chấm thi. Tuy nhiên, với hình thức kiểm tra hiện nay, chưa thể đánh giá kết quả toàn diện năng lực của sinh viên, chưa thể hiện được tính đặc thù của bộ môn tin học về kỹ năng, kỹ xảo máy tính. Do đó, cần quan tâm hơn nữa trong việc tổ chức các hình thức kiểm tra, đánh giá toàn diện năng lực kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên. -Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả giảng dạy Tổ bộ môn thực hiện kiểm tra, đánh giá giảng viên theo từng học kỳ trong năm. Trong năm học có ít nhất là hai lần kiểm tra, kiểm tra hồ sơ, dự giờ thăm lớp, thao giảng. Công tác kiểm tra, đánh giá của tổ bộ môn đã đạt được nhiều hiệu quả nhất định, năng lực giảng viên có nhiều tiến bộ, chất lượng giảng dạy được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, kiểm tra, đánh giá vẫn còn mang nặng tính hình thức, vị nể, châm chước nên công tác kiểm tra, đánh giá chưa thật sự khách quan và chưa đạt kết quả thật sự. 1.2- Nguyên nhân của thực trạng - Nguyên nhân từ công tác quản lý, chỉ đạo việc giảng dạy bộ môn. + Nguyên nhân từ việc xác định mục tiêu môn học. Việc thực hiện mục tiêu và qui trình dạy học chưa đáp ứng với yêu cầu đào tạo sinh viên do Bộ Giáo dục -Đào tạo đề ra, mục tiêu môn học chưa được quan tâm đúng mức theo tinh thần chỉ thị của Đảng và Nhà nước về Công nghệ thông tin và của Bộ giáo dục - Đào tạo về việc giảng dạy tin học trong nhà trường. + Nguyên nhân từ bản thân bất hợp lý của nội dung, chương trình tin học, chương trình chưa cập nhật và chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin; chưa cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và cần thiết nhất như Internet. PowerPoinT... + Nguyên nhân từ thời lượng môn học quá ít, chỉ 30 đến 45 tiết, cả lý thuyết và thực hành, chưa thể đáp ứng cho người học về kiến thức lẫn kỹ năng. + Việc đánh giá hiệu quả giảng dạy của giảng viên còn chung chung, mang nặng tính hình thức; còn tồn tại những yếu kém về phương pháp giảng dạy, năng lực chuyên môn, thiếu cập nhật. Vì vậy, việc dạy và học bộ môn chưa đạt hiệu quả cao, đa số sinh viên chưa sử dụng tốt kiến thức tin học vào thực tế xã hội. - Nguyên nhân từ cơ sở vật chất + Các phòng thực hành chưa đồng nhất về thiết bị máy vi tính, chương trình cài đặt chưa đồng bộ, số lượng máy hư khá nhiều chưa đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. + Cán bộ quản lý phòng máy tương đối ít, chưa thể đảm nhiệm cùng một lúc nhiều trọng trách, làm việc còn tuy tiện, chưa có kế hoạch cụ thể và khoa học, chính điều này đã ảnh hưởng nhiều đến công tác giảng dạy và học tập bộ môn. - Nguyên nhân từ công tác quản lý, chỉ đạo học tập của sinh viên. Công tác quản lý, chỉ đạo việc học của sinh viên còn xem nhẹ và chưa đạt hiệu quả cao. Phần lớn giáo viên chưa quan tâm đến công tác tổ chức và hướng dẫn học tập cho sinh viên, chính vì vậy, thái độ học tập của sinh viên chưa tích cực đối với môn học, đa số sinh viên khổng tự học bộ môn, thậm chí còn cúp tiết trong giờ thực hành máy tính. Ý thức học tập của các em còn kém, cho nên kết quả học tập chưa cao, khả năng sử dụng máy tính chỉ đạt loại trung bình và yếu. Bên cạnh đó, tài liệu học tập ở thư viện về bộ môn tin quá nghèo nàn, thiếu cập nhật nên chưa đáp ứng và chưa khuyến khích việc tham khảo tài liệu của sinh viên. 1.3- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các lốp không chuyên trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương. - Công tác quản lý, chỉ đạo việc dạy học bộ môn. Trong tất cả hệ thống mạng thông tin và máy tính thì yếu tố con người vẫn là quyết định. Do đó, để khai thác hết tính năng của phương tiện và hiệu quả của việc dạy học bộ môn tin học, cần có những cải tiến trong công tác quản lý, chỉ đạo việc dạy học bộ môn. Lãnh đạo cần đổi mới tư duy nhìn nhận môn tin học, cần quan tâm hơn nữa trong việc quản lý, chỉ đạo dạy học bộ môn, xác định tầm quan trọng của tin học là cơ sở của sự tìm tòi và phát hiện tri thức mới. Tạo điều kiện cho tổ bộ môn hoạt động có hiệu quả trong dạy học và quyền tự chủ hơn nữa trong việc xây dựng nội dung, chương trình, cập nhật kiến thức. - Cải tiến nội dung, chương trình môn học: Tin học không phải là môn học truyền thống, nó luôn luôn đổi mới (tính động) và nội dung thì ngày càng phong phú, không mang tính ổn định tĩnh. Vì vậy, việc cải tiến nội dung, chương trình, cập nhật kiên thức, bổ sung nội dung cho phù hợp với đối tượng học và nhu cầu xã hội là vấn đề quan trọng và thường xuyên phải được thực hiện. Tăng thêm thời lượng cho bộ môn tin học đối với sinh viên các lớp không chuyên. Nên tăng thời lượng cho bộ môn tin học lên là 90 tiết (tức 6 đvht), trong đó, có thể bố trí 4 đvht ở chính khoa và 2 đvht ngoại khoa. Với thời lượng 90 tiết học tương đương với trình độ chứng chỉ A tin học, là kiến thức tối thiểu để tin học hoa, xoa mù tin học. Với thời lượng hợp lý như đề xuất, sẽ tạo cho sinh viên ở các lớp không chuyên có đủ năng lực sử dụng các kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản vào thực tế và có đủ điều kiện thể thi lấy chứng chỉ A Quốc gia tin học mà không cần phải học thêm kiến thức hoặc phải tốn kém thêm một chi phí học tập nào khác, qua đó, cũng giúp cho sinh viên ở các lớp không chuyên tiết kiệm được chi phí học tập khá lớn. Tăng cường nâng cao trình độ chuyên mồn nghiệp vụ của giảng viên. Mỗi cán bộ giảng viên trong tổ bộ môn không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đạt qui chuẩn cán bộ giảng dạy, tham gia học tập các khoa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn do trường đại học tổ chức. Tăng cường cải tiến phương pháp dạy học theo hướng giao tiếp tích cực. Cần khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, độc thoại, giảng giải và ghi chép. Vận động giảng viên áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và sử dụng phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, tăng cường hoạt động của người học, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy năng lực, sáng tạo trong học tập, dành cho sinh viên thời gian tự học, tự nghiên cứu, làm cho quá trình dạy và học được nâng cao lên một bước phát triển mới và có hiệu quả hơn. - Nâng cấp cơ sở vật chất và bổ sung thêm máy vi tính và các thiết bị mới. Cần chỉnh trang lại phòng thực hành máy tính cho phù hợp với qui chuẩn và đồng bộ các trang thiết bị, nâng cấp máy tính và trang bị thêm máy vi tính mới, cài đặt và cập nhật chương trình cho đồng bộ giữa các phòng thực hành. + Tăng cường cho sinh việc tiếp cận với máy in và các thiết bị công nghệ thông tin khác. - Tăng cường quản lý chuyên môn đối với giảng viên Cần sâu sát và chặt chẽ hơn trong việc kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên trong việc soạn giảng, lên kế hoạch, giờ giấc lên lớp, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bộ môn. Thẳng thắn trong việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên. - Tăng cường công tác hưởng dẫn, kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của sinh viên. Mỗi giảng viên trong tổ bộ môn có trách nhiệm hướng dẫn học tập cho sinh viên. Nghiêm túc thực hiện qui chế thi cử của Bộ giáo dục - Đào tạo, từ khâu ra đề, coi, chấm thi. Tăng cường việc kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá học tập sinh viên, đặc biệt là kiểm tra kỹ năng thực hành máy tính cho sinh viên. 2- Kiến nghị 2.1- Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo. - Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị về việc ứng dụng, phát triển Công nghệ thông tin cho sự nghiệp công nghiệp hoa - hiện đại hoa, và việc đào tạo Tin học trong nhà trường đại học, cao đẳng, đồng thời để đảm bảo đổi mới cơ chế quản lý một cách có hiệu quả, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần tăng thêm quyền tự chủ cho các trường cao đẳng trong việc rà soát, cập nhật chương trình đào tạo về Tin học theo hướng tăng năng lực thực hành, tăng cường nội dung đào tạo, tham khảo và sử dụng các chương trình, nội dung đào tạo tiên tiến. Vì vậy, chúng tôi cũng xin đề xuất với Bộ giáo dục - Đào tạo tăng thêm thời lượng cho bộ môn tin học cho các đối tượng không chuyên trong chương trình đào tạo chung của trường Cao đẳng sư phạm từ 45 tiết (3 đvht) lên 90 tiết ( 6 đvht). Với thời lượng trên, sinh viên các lớp không chuyên mới có đủ thời gian và điều kiện để tiếp thu những kiến thức cơ bản nhất của tin học và kỹ năng sử dụng máy tính, phục vụ tốt cho các em trong học tập, tra cứu thông tin và nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu phát triển Công nghệ thông tin và yêu cầu thực tế của xã hội. Chính việc cung cấp nội dung, chương trình và thời lượng bộ môn tin học một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu người học, thích ứng với sự phát triển, mới có thể nâng cao vai trò, vị trí của môn học đối với người học, từ đó, người học mới có hứng thú và thái độ đúng đắn với bộ môn. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, những chế độ, chính sách cụ thể đối với giảng viên dạy bộ môn tin học. Chuẩn hoa định mức giờ dạy đối với bộ môn một cách hợp lý. Hiện nay, hai tiết thực hành được tính bằng một tiết chuẩn theo thông tư 37/TT là chưa phù hợp vì thực hành đối với môn tin học giảng viên phải mất nhiều thời gian, thao tác để hướng dẫn kỹ năng cho từng sinh viên. 2.2- Đối với trường Cao Đẳng sư phạm Bình Dương. Để đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, cần thay đổi tư duy trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học bộ môn, nên có cách nhìn đúng đắn đối với bộ môn tin học dạy cho đối tượng không chuyên trong nhà trường cao đẳng. cần đề cao vai trò, vị trí của môn học trong nhà trường để sinh viên có thái độ tôn trọng môn học và xác định động cơ học tập một cách đúng đắn. Cần quan tâm hơn nữa trong việc quản lý, chỉ đạo đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên bộ môn, tạo điều kiện cho đội ngũ phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác dạy học bộ môn. Nên ban hành tiêu chuẩn, cách tính giờ thực hành tin học cho phù hợp với lao động thực tế của giáo viên (vì môn tin học không giống như các ngành khoa học khác), không nên áp dụng cách tính hai tiết thực hành tin học trên thực tế bằng một tiết chuẩn như hiện nay. Với những đề xuất như trên, chúng tôi rất mong được Bộ Giáo dục - Đào tạo và trường Cao Đẳng Sư phạm Bình Dương chấp thuận. Qua đó, tạo cho chúng tôi có điều kiện thể hiện, phát huy khả năng của mình trong công tác giảng dạy, đem lại những lợi ích thiết thực cho người học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc giảng dạy tin học cho các đối tượng không chuyên trường Cao Đẳng sư phạm Bình Dương nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO I/ Các văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà Nước 1- Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ, về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân, công báo số 37 ngày 8/10/2001. 2- Bộ chính trị, Chỉ thị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH , ngày 17/10/2000. 3- Chỉ thị Số 29/2001/CT-BGD-ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục- Đào tạo, v/v Tăng cường giảng dạy, đào tạo, ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005, ngày 30/7/2001. 4- Bộ giáo dục - Đào tạo, Hội thảo ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục công nghệ giáo dục, 2001 5- Bộ giáo dục - Đào tạo, Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, tiếp tục đối mới, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đầu thế kỷ 21, Báo cáo của Bộ trưởng Bộ giáo dục - Đào tạo, 10/2001 6- Bộ giáo dục- Đào tạo, Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2010, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Hà nội, 9/2000. 7- PGS. Lê Khánh Bằng, Công nghệ dạy học với vấn đề tổ chức quá trình dạy học ở PTTH, Bộ GD-ĐT, Vụ giáo viên, 1995. 8- Bản dịch, Giáo dục trong xã hội học tập thế kỷ 21 của Trung tâm Công nghệ thông tin Bộ giáo dục - Đào tạo, 2001 II/ Các tài liệu tham khảo khác 9- Nguyễn Hữu Châu, về Định hướng chiến lược giáo dục đầu thế kỷ 21 của một số nước trên thế giới, Viện nghiên cứu giáo dục, 9/1999. 10- Công nghiệp hoa, hiện đại hoa - con đường phát triển tất yếu của nước , NXB Thông tin lý luận, 1992. 11- Phan Đình Diệu, Vài vấn đề về chính sách giáo dục- đào tạo công nghệ thông tin ở nước ta, Nghiên cứu giáo dục, 2003. 12- Đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý của người Hiệu trưởng trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí giáo dục, 4/1984. 13- Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin của Trung tâm công nghệ thông tin Bộ giáo dục - Đào tạo, 11/2001 14- Nguyễn Thị Doãn, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn, Các học thuyết Quản lý, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 15- Trần Tư Huy, Hồ Đình Vinh, Tám vấn đề lớn của giáo dục hướng ra nền kinh tế của thị trường, giáo dục thời đại, 1993. 16- PTS. Nguyễn Thanh Hội, Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, 1998 17- Phạm Minh Hạc. Chăm sóc, đào tạo, phát huy nguồn lực con người phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạp chí phát triển giáo dục 1996. 18- Hội thông tin giáo dục quốc tế, Giáo dục Nhật Bản, NXB Chính trị quốc gia, 2001 19- TS. Nguyễn Kim Hồng, TS.Đoàn Văn Điều, Xây dựng tiêu chí đánh giá giáo viên bậc phổ thông trung học (qua dự giờ) tại thành phố Hồ Chí Minh, 2002. 20- GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học sư phạm, Tạp chí GD, 8/2003. 21- TS. Lê Thị Hoa, Khả năng hỗ trợ của công nghệ thông tin và phương hướng ứng dụng trong dạy học tại trường cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo II, trường CBQLGD, 2003. 22- Nguyễn Quang Hoa, Dự án PDL Việt Nam và việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học, năm 2001 23-TS. Nguyễn Văn Khôi, Thiết kế bài học môn công nghệ thông tin ở phổ thông theo hướng " dạy học tích cực và tương tác", tạp chí GD, 2003 24- Trần Kiểm, Xã hội học tập và yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, 2002. 25- Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị, Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục, NXB giáo dục, 1999. 26- Lê Nguyên Long, Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả, NXB giáo dục, 1998. 27- Luật giáo dục, Tính chất nền giáo dục và nguyên lý giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, 1998. 28- GS.TS. Hoàng Đức Nhuận, Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông, Chương trình khoa học - Công nghệ cấp nhà nước KX.07, Hà Nội, 1995. 29- Quách Tuấn Ngọc, Đổi mới tư duy xây dựng môn tin học trong nhà trường phổ thông., Trung tâm Công nghệ thông tin Bộ giáo dục - Đào tạo, 2001 30- TS. Trần Thị Tuyết Oanh, Tác động của hệ thống đánh giá đến cách học của sinh viên đại học, tạp chí giáo dục số 48, 1/2001. 31- Ths. Phạm Thị Phương, về các biện pháp tổ chức thi, kiểm tra trong trường cao đẳng sư phạm, tạp chí GD, số 64, 2003. 32- Nguyễn Ngọc Quang, những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, 1989. 33- TS. Đỗ Huy Quang, Dạy học đối thoại- kiểu dạy học tạo thói quen năng động, sáng tạo cho người học, tạp chí giáo dục, số 79, 2/2004 33-TS. Dương Tiến Sỹ, quy trình thiết kế bài giảng bằng phần mềm Povverpoint, ĐHSP- Hà Nội, tạp chí giáo dục, 1/2003. 34- Vũ Thiếu, Nguyễm Mạnh Quân dịch, Những vấn đề cốt lõi của Quản lý, NXB khoa học kỹ thuật, 1993. 35- TS. Trần Văn Tùng, Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, NXB Thế giới, 2001 36- GS.TSKH. Đỗ Trung Tá, Kinh tế tri thức và Viễn thông Việt Nam, tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. 37- PGS.TS. Nguyễn Đức Trí, Một số ý kiến về đổi mới phương pháp dạy học ở đại học, viện nghiên cứu phát triển giáo dục, 2003. 38- TS. Hà Thế Truyền, Hoạt động khoa học và công nghệ ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, trường cán bộ QLGD, 2003. 39- Trung tâm Công nghệ thông tin Bộ giáo dục - Đào tạo, Đổi mới giáo dục bằng CNTT và truyền thông, 2001 40- Trung tâm công nghệ thông tin Bộ giáo dục - Đào tạo, Phương pháp trình bày báo cáo khoa học, 2001 41- Trung tâm công nghệ thông tin Bộ giáo dục - Đào tạo, Tạo niên giám về số liệu tổng hợp thống kê giáo dục, 2001. 42- Ths.Nguyễn Văn Viên, Thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực học tập của sinh viên cao đẵng sư phạm, Tạp chí giáo dục số 65, 2003 43- Raja Roy Singh, Nền giáo dục cho thế kỷ 21: Những triển vọng của Châu Á-Thái Bình Dương. Viện khoa học giáo dục Việt Nam, 1994 PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN. Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tin học cho sinh viên ở các khoa không chuyên của trường Cao Đẳng Sư Phạm Bình Dương. Xin ông / bà vui lòng cho chúng tôi biết ý kiến về các vấn đề dưới đây, bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp với ý kiến của ông / bà I- CÔNG TÁC QUẢN LÝ. Câu 1 : Theo ông/bà, công tác quản lý việc giảng dạy bộ môn tin học ở các khoa không chuyên tại trường CĐSP- Bình Dương hiện nay là : l-Tốt 2- Tương đối tốt 3- Chưa tốt Câu 2 :Theo ông/bà, công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên tại trường CĐSP- Bình Dương hiện nay có cần cải tiến hay không ? 1 - Rất cần thiết 3- Chưa cần thiết 2- Cần thiết 4- Hoàn toàn không cần thiết Câu 3 : Theo ông/bà,thì những yếu tố nào sau đây góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tin học ở các khoa không chuyên tại trường CĐSP- Bình Dương ? 1 - Đủ số lượng máy vi tính và hiện đại 2- Giáo trình tin học cho sinh viên 3- Phương pháp giảng dạy 4- Sự nhiệt tình của giáo viên ũ 5- Công tác quản lý 6- Trình độ giáo viên 7- Phòng học thoáng mát 8- Hệ thống chiếu sáng đầy đủ 9- Ý kiến khác của ông/bà - Câu 4 :Theo ông/bà, công tác quản lý có quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên hay không ? 1 - Rất quan trọng 2- Quan trọng 3- Không quan trọng lắm 4- Hoàn toàn không quan trọng II- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH. Câu 5 : Xin ông/bà cho biết nội dung chương trình giảng dạy bộ môn tin học ở các khoa không chuyên hiện nay có phù hợp với mục tiêu đào tạo do Bộ GD-ĐT đề ra hay chưa ? 1-Rất phù hợp 2- Khá phù hợp 3- Chưa phù hợp lắm 4- Hoàn toàn không phù hợp Câu 6 : Xin ông/bà cho biết, chương trình môn tin học đang giảng dạy ở các khoa không chuyên hiện nay đã phù hợp với thực tế hay chưa ? 1- Rất phù hợp 3- Chưa phù hợp lắm 2- Khá phù hợp 4- Hoàn toàn không phù hợp III- THỜI LƯỢNG MÔN HỌC Câu 7 : Theo ông /bà, thời lượng của bộ môn tin học ở các khoa không chuyên tại trường CĐSP-Bd hiện nay là : l-Vừa đủ 3-Quá ít 2-Đủ 4-Tương đối ít Câu 8 : Theo ông / bà, thời lượng cho việc giảng dạy bộ môn tin học ở các khoa không chuyên hiện nay có cần thiết phải bổ sung hay không ? l- Rất cần thiết 3- Tương đối cần thiết 2- Cần thiết 4- Hoàn toàn không cần Câu 9 : Theo ông / bà thời lượng bao nhiêu cho việc giảng dạy bộ môn tin học ở các khoa không chuyên tại trường Cao Đẳng Sư phạm Bình Dương là hợp lý ? ( 1 ĐVHT = 15 tiết) 3 ĐVHT 4ĐVHT 5ĐVHT 6ĐVHT Ý kiến khác IV- PHƯƠNG PHÁP Câu 10: Khi dạy tin học ở các khoa không chuyên tại trường CĐSP-BD, ông/bà thường sử dụng phương pháp giảng dạy nào chủ yếu? 1 - Phương pháp giảng giải 2- Phương pháp giảng giải kết hợp dụng cụ trực quan (máy chiếu Projector) 3- Phương pháp giảng giải kết hợp với thực hành 4- Phương pháp phát giảng giải kết hợp luyện tập trên máy 5- Phương pháp khác Câu 11:: Xin ông / bà cho biết vì sao ông bà thường xuyên sử dụng phương pháp đó. 1 - Dễ sử dụng 2- Học sinh tiếp thu tốt bài học 3- Kích thích tư duy học sinh 4- Phát huy tính tích cực ,sáng tạo của học sinh 5- Làm chủ được trong quá trình giảng dạy 6- Giúp học sinh nắm vững nội dung bài giảng 7- Góp phần cải tiến phương pháp giảng dạy 8- Lý do khác.. V- TRÌNH ĐỘ SINH VIÊN Câu 12 : Ông/bà có nhận xét gì về trình độ tin học của sinh viên ở các khoa không chuyên hiện nay. l-Tốt 3-Trungbình 2-Khá 4-Yếu Câu 13 : Theo ông/bà, việc nắm vững lý thuyết bộ môn tin học của sinh viên ở các khoa không chuyên hiện nay là. l-Tốt 3-Trungbình 2-Khá 4-Yếu Câu 14 : Theo ống/bà, kỹ năng thực hành máy tính của sinh viên ở các khoa không chuyên hiện nay. 1-Tốt 3-Trungbình 2-Khá 4-Yếu Câu 15 : Theo ông/bà, khả năng ứng dụng tin học vào thực tế của sinh viên ở các khoa không chuyên hiện nay là: l-Tốt 3-Trungbình 2-Khá 4-Yếu Câu 16 : Theo ông/bà, hiện nay cần bổ sung thêm lĩnh vực nào cho sinh viên ở các khoa không chuyên? 1- Việc nắm vững lý thuyết 2- Các thao tác trên máy tính 3- Nắm vững lý thuyết kết hợp thực hành trên máy 4- Kỹ năng ứng dụng tin học vào thực tế 5- Bổ sung thêm giáo trình 6- Tăng thêm giờ thực hành trên máy 7- Ý kiến khác của ông/bà. VI-HƯỚNG DẪN HÓC TẤP. Câu 17 : Giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên, ông/bà có thường xuyên hướng dẫn cách học tập cho sinh viên hay không ? 1- Rất thường xuyên 2- Thường xuyên 3- Rất ít 4- Hoàn toàn không 5-Ý kiến khác VII- PHƯƠNG TIỆN, KỸ THUẬT Câu 18 : Xin ông/bà cho biết ý kiến đánh giá về chất lượng phương tiện phục vụ dạy học tin học hiện nay ở trường CĐSP-BD? 1 -Tốt 3-Tương đối tốt 2-Khá tốt 4-Chưa tốt Câu 19 : Theo ông/bà để phục vụ tốt cho việc dạy và học bộ môn tin học thì cần phải bổ sung những gì về cơ sở vật chất, trang thiết bị ? 1 - Phòng máy rộng rãi, thông thoáng, 2- Trang bị thêm máy lạnh 3- Trang bị thêm máy vi tính đủ số lượng và hiện đại 4- Trang bị thêm nhiều máy in cho phòng máy 5- Tăng cường hệ thống chiếu sáng ? 6- Luôn cập nhật phần mềm mới 7- Trang bị máy chiếu đa năng 8- Bổ sung khác VIII- ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN. Câu 20 : Khi dạy tin học ở các khoa không chuyên, ông/bà có thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá việc học của sinh viên hay không ? 1 - Rất thường xuyên 3- ít khi 2- Thường xuyên 4- Hoàn toàn không Câu 21 : Theo ông/bà hình thức kiểm tra nào có tác dụng tót trong việc đánh giá chất lượng học tập của sinh viên ? 1 - Kiểm tra trắc nghiệm 2- Kiểm tra thực hành trên máy 3- Kiểm tra vấn đáp 4- Kiểm ưa viết 5- Hình thức kiểm tra khác của ông/bà Xin chân thành cám ơn các ý kiến đóng góp của quí ông, bà. Phụ lục 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN SINH VIÊN Xin bạn vui lòng đọc kỹ câu hỏi dưới đây và cho biết ý kiến của bạn bằng cách đánh dấu (X) vào ô thích hợp của mỗi câu. Rất mong sự đóng góp chân tình và nghiêm túc của bạn. I-Nội dung chương trình Câu 1: Xin bạn vui lòng cho biết, nội dung chương trình tin học cho các lớp không chuyên như bạn đang học có phù hợp với mục tiêu đào tạo hay chưa ? 1- Rất phù hợp 3- Tương đối phù hợp 2 - Khá phù hợp 4- Hoàn toàn không phù hợp Câu 2: Theo bạn, nội dung,chương trình tin học mà bạn đang học có phù hợp với nhu cầu thực tế của bạn hay chưa ? 1-Rất phù hợp 3- Chưa phù hợp lắm 2- Khá phù hợp 4-Hoàn toàn không phù hợp Câu 3: Theo bạn, nội dung, chương trình tin học hiện nay đối với các lớp không chuyên như bạn có cần thiết bổ sung thêm hay không ? 1-Rất cần thiết 2-Cần thiết 3-Không cần thiết II-Thời lượng môn tin học Câu 4: Xin bạn cho biết ý kiến về thời lượng giảng dạy tin học dành cho sinh viên ở các khoa không chuyên hiện nay ? l-Vừa đủ 3-Quá ít 2-Đủ 4-Tương đối ít Câu 5 : Theo bạn, có cần thiết phải bổ sung thêm thời lượng cho bộ môn tin học ở các khoa không chuyên hay không ? l- Rất cần thiết 4- Tương đối cần thiết 2- Cần thiết 5- Hoàn toàn không cần thiết III-Nhu cầu, hứng thú học tập Câu 6 : Xin bạn cho biết, việc học tin học có cần thiết đối với sinh viên ở các khoa không chuyên hay không ? 1 -Rất cần thiết 3-ít cần thiết 2-Khá cần thiết 4-Hoàn toàn không cần thiết Câu 7 : Bạn có hứng thú khi học môn tin học hay không ? 1-Rất hứng thú 3-ít hứng thú 2-Khá hứng thú 4-Hoàn toàn không hứng thú Câu 8 :Theo cá nhân bạn thì môn tin học đã giúp ích gì cho bạn ? 1-Soạn thảo văn bản, giáo trình... 2-Giúp học tiếng Anh qua vi tính 3-Lưu trữ cơ sở dữ liệu 4-Để tính toán các bài toán đơn giản 5-Để có điều kiện làm việc ở các doanh nghiệp. 6-Truy cập dữ liệu Internet 7-Học tập qua mạng 8-Giao lưu 9-Ý kiến khác của bạn - Câu 9: Xin bạn vui lòng cho biết ý thức học tập của bạn đối với môn tin học ? 1-Rất tích cực 2-Bình thường 3-Thụ động Câu 10:Theo cá nhân bạn, có bao giờ bạn tự tìm tòi, học hỏi đối với môn học tin học không ? 1-Thường xuyên 2-ít khi 3-Hoàn toàn không Câu 11: Theo bạn, làm thế nào để học tốt môn tin học ? 1-Nắm vững lý thuyết 2-Thường xuyên thực hành trên máy 3-Kết hợp lý thuyết và luyện tập trên máy 4-Thường xuyên đọc thêm tài liệu 5- Ý kiến khác của bạn. IV-Đánh giá khả năng học tập, ứng dụng tin học Câu 12: Bạn tự đánh giá trình độ tin học của bạn như thế nào ? l-Tốt 2-Trung bình 3-Khá 4-Yếu Câu 13: Bạn cho biết khả năng ứng dụng tin học của bạn trong thực tiễn ? l-Tốt 3-Trung bình 2-Khá 4-Yếu Câu 14: Bạn hãy tự đánh giá khả năng của bạn đối với môn tin học ở các mặt sau đây: a-Trình độ nắm vững lý thuyết. 1-Tốt 3-Trungbình 2-Khá 4-Yếu b-Trình độ thực hành trên máy 1-Tốt 3-Trungbình 2-Khá 4-Yếu c-Kỹ năng ứng dụng vào thực tế l-Tốt 3-Trungbình 2-Khá 4-Yếu V-Trang thiết bị Câu 15 : Theo bạn có ý kiến gì về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn tin học trong nhà trường hiện nay ? a-Phòng máy vi tính 1-Tốt 2-Khá tốt 3-Tương đối tốt 4-Chưa tốt b-Máy vi tính 1-Tốt 2-Khá tốt 3-Tương đối tốt 4-Chưa tốt c-Trang thiết bị phụ trự dạy học 1 -Tốt 2-Khá tốt 3-Tương đối tốt 3-Chưa tốt Vl-Phương pháp Câu l6 :Theo bạn, hình thức giảng dạy nào sau đây, giúp bạn dễ dàng nắm vững kiến thức ? 1-Giảng giải và ghi chép 2-Giảng giải kết hợp giáo cụ trực quan 3-Kết hợp:giảng giải và luyện tập trên máy 4-Giảng giải trực tiếp trên máy tính 5-Ý kiến khác của bạn. Câu 17 :Theo bạn, hiện nay cần bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng nào cho bạn trong việc học môn tin học ? 1- Việc nắm vững lý thuyết 2- Thực hành trên máy tính 3- Tăng thêm thời lượng thực hành 4- Giáo trình tin học chuẩn 5- Ý kiến khác của bạn Xin chân thành cám ơn các ý kiến đóng góp của bạn ! Phụ lục 3 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC THỰC NGHIỆM Xin bạn vui lòng đọc kỹ câu hỏi dưới đây và cho biết ý kiến của bạn bằng cách đánh dấu (X) vào ô thích hợp của mỗi câu. Rất mong sự đóng góp chân tình và nghiêm túc của bạn. Cầu 1: Theo bạn, nội dung,chương trình tin học mà bạn đang học có phù hợp với nhu cầu thực tế của bạn hay chưa ? 1 - Rất phù hợp 3- Chưa phù hợp lắm 2- Khá phù hợp 4- Hoàn toàn không phù hợp Câu 2: Theo cá nhân bạn, có bao giờ bạn tự tìm tòi, học hỏi đối với môn học tin học không ? -Thường xuyên Q 2-ít khi Q 3-Hoàn toàn không Câu 3: : Bạn có hứng thú khi học môn tin học hay không ? 1 -Rất hứng thú 3-ít hứng thú 2-Khá hứng thú 4-Hoàn toàn không hứng thú Câu 4: Theo bạn, việc sử dụng Phương pháp giảng dạy hiện nay của giáo viên bộ môn có lôi cuốn người học hay không ? 1-Rất lôi cuốn người học 3- Chưa lôi cuốn lắm 2 -Khá lôi cuốn người học 4- Hoàn toàn không lôi cuốn Câu 5: Bạn hãy cho biết trình độ sử dụng tin học của bạn như thế nào ? 1 -Rất tốt 3-Chưa tốt lắm 2-Khá tốt 4- Hoàn toàn chưa tốt Xin chân thành cám ơn bạn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_quan_ly_viec_giang_day_tin_hoc_o_cac_khoa_khong_chuyen_truong_cao_dang_su_pham_b.pdf