Tóm tắt Luận án Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu

Ý nghĩa về mặt khoa học của luận án: Thứ nhất là: trên cơ sở phân tích ñịnh tính và ñịnh lượng, kết hợp vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế học, cùng với các thủ pháp ñối chiếu, so sánh ñã ñề xuất bổ sung hoàn thiện khái niệm “phát triển du lịch bền vững” ñược ñề cập trong luật du lịch. Từ ñó, ñưa ra các ñối tượng hoạt ñộng phát triển du lịch bền vững. Thứ hai là: xây dựng các tiêu chí ñánh giá hoạt ñộng phát triển du lịch bền vững ñể phân tích ñánh giá thực trạng hoạt ñộng phát triển du lịch bền vững.

pdf24 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 4949 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Con người sinh ra ai cũng muốn cuộc sống của mình và của cả cộng đồng được đầy đủ, ấm no, hạnh phúc; chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Để đạt được mục tiêu ấy, con người đã tìm mọi cách để phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải khai thác, sử dụng ngày càng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Quá trình khai thác, sử dụng đó đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên và làm tăng lượng phế thải, tác động xấu tới môi trường, đưa đến hậu quả môi trường sinh thái ngày càng bị huỷ hoại và ô nhiễm. Đứng trước vấn đề đó đòi hỏi phải tìm ra một con đường phát triển kinh tế hợp lý và hài hòa, sao cho các vấn đề về kinh tế, văn hóa, dân số, xã hội, tài nguyên, môi trường phải được xem xét một cách tổng thể để cùng phát triển, để không cản trở đến sự phát triển của nhau ở hiện tại cũng như trong tương lai. Con đường đó chính là sự phát triển bền vững (PTBV). Ngành du lịch trở thành một trong những ngành quan trọng của nước ta. Đây là ngành du lịch đóng góp một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước. Trong nhiều năm qua, các câu hỏi liên quan đến sự phát triển của ngành theo hướng bền vững luôn được các nhà khoa học, các nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách đặt ra, bao gồm: vấn đề cân bằng giữa khai thác và phát triển tài nguyên hôm nay phục vụ mục tiêu tăng trưởng và dự trữ dành cho thế hệ mai sau; khai thác và thăm dò; khai thác, chế biến và sử dụng; vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác và chế biến; vấn đề giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội thông qua đầu tư phát triển du lịch. Để làm tốt điều này, nhu cầu PTDLBV của ngành du lịch cho một tầm nhìn dài hơn đang trở nên cấp thiết. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “ Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu ”, cho luận án nghiên cứu. 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan Nghiên cứu PTBV ngành du lịch đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm từ lâu. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này không chỉ ở tầm quốc gia mà còn là các công trình hợp tác của nhiều nước, nhiều cơ sở nghiên cứu quốc tế. Các tài liệu cho thấy về mặt lý luận, PTBV du lịch đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng, việc giám sát sự phát triển đã được cụ thể hoá qua hệ thống chỉ tiêu PTBV du lịch. Trong lĩnh vực học thuật, du lịch bền vững là nội dung nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức ngay từ khi nó mới xuất hiện những năm 1960, trong đó có các công trình làm nền tảng về mặt lý thuyết và thực tiễn. Các nghiên cứu đều tập trung vào việc hệ thống lại cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững, đánh giá tác động của phát triển du lịch đối với môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội và các các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững. Ở Việt Nam: phát triển du lịch bền vững đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết đối với phát triển kinh tế xã nội nói chung và du lịch nói riêng, điều đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch bền vững cả về học thuật, thực tiễn và chính sách. Có các công trình nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch bền vững làm nền tảng cho các nghiên cứu ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đã cung cấp cơ sở lý luận nền tảng, quan trọng cho việc phát triển du lịch và du lịch bền vững nói riêng.Bên cạnh đó là các chính sách, khung pháp lý cho phát triển du lịch và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam như: “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Luật du lịch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đã tạo ra khung chính sách, căn cứ cho hoạt động nghiên cứu và - 2 - phát triển du lịch. Đối với hoạt hoạt động nghiên cứu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đến nay có một số công trình nghiên cứu. Các đề tài này bước đầu đã đi vào nghiên cứu hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bà R ị a – Vũn g T à u v à những đề tài mới chỉ dừng lại ở phân tích định tính, nghiên cứu chưa sâu vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Còn đối với việc nghiên cứu phát triển du lịch bền vững thì chưa có đề tài nào làm về vấn đề này. Đây là cơ sở cấp thiết đối với việc thực hiện đề tài nghiên cứu của tác giả. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng PTDLBV từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến PTDLBV, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp PTDLBV Bà Rịa – Vũng Tàu. Mục tiêu cụ thể: Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển bền vững và phát triển bền vững du lịch, xác định rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển du lịch bền vững và kinh nghiệm quốc tế về PTDLBV; Hai là, phân tích thực trạng về phát triển du lịch bền vững BR - VT; Ba là, phương pháp đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến PTDLBV Bà Rịa – Vũng Tàu; Bốn là, đề xuất các giải pháp về phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động PTDLBV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch bền vững nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững BR - VT. - Về không gian: Trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Về thời gian: + Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thống kê từ năm 2009 – 2013 + Dữ liệu sơ cấp: Số liệu tiến hành điều tra khảo sát năm 2012 5. Câu hỏi nghiên cứu Luận án sẽ nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Như thế nào là phát triển du lịch bền vững? (2) Hiện trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã bền vững chưa? (3) Đâu là các nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu? (4) Đâu là các giải pháp để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh BR – VT? 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận nghiên cứu: - Điều tra khảo sát, tài liệu, xem xét sự vận động của đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với các đối tượng khác trong môi trường xung quanh. - 3 - - Kết hợp phương pháp thu thập thông tin tư liệu (thông qua hệ thống thư viện và Internet) và điều tra khảo sát phát triển du lịch bền vững. 6.2. Dữ liệu nghiên cứu: - Dữ liệu thứ cấp: Là dữ liệu thống kê của các báo cáo ngành du lịch, các nghiên cứu khác có liên quan. - Dữ liệu sơ cấp: Là dữ liệu tiến hành cuộc điều tra khảo sát, phỏng vấn trực tiếp. 6.3. Thiết kế nghiên cứu: Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (sử dụng mô hình toán hồi quy bội và sử dụng chương trình SPSS) để phân tích, đánh giá mức độ PTDLBV và đề ra các giải pháp PTDLBV Bà Rịa - Vũng Tàu. Việc nghiên cứu luận án thể hiện qua qui trình sau (sơ đồ 1): Sơ đồ 1: Các bước nghiên cứu (Nguồn: Tổng hợp của NCS) Hình 1. 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động du lịch và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu Cơ sở l í luận: Phát triển bền vững; du lịch bền vững; bộ tiêu chí của quốc tế và của Việt Nam về phát triển du lịch bền vững; các phương pháp đo lường PTDLBV Dữ liệu thứ cấp: Hiện trạng phát triển du lịch bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường của Bà Rịa – Vũng Tàu Nghiên cứu định lượng: Đánh giá các nhân tố tác động vào sự phát triển DLBV của Bà Rịa - Vũng Tàu Số liệu sơ cấp: Bảng phỏng vấn khách du lịch - Phân tích mô tả; - Phân tích EFA; Các định hướng và giải pháp Phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nghiên cứu định tính: (cụ thể hóa các nhân tố - điều chỉnh thang đo) - 4 - 7. Những kết quả đạt được, ý nghĩa khoa học, giá trị thực tiễn, điểm mới của luận án. Việc nghiên cứu đã hoàn thành một số kết quả, có ý nghĩa khoa học, giá trị thực tiễn và đạt được những điểm mới như sau: Những kết quả đạt được của luận án: Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững, xác định rõ các mô hình phát triển du lịch bền vững cùng những bài học kinh nghiệm trên thế giới về phát triển du lịch bền vững; Hai là, phân tích đánh giá thực trạng về phát triển du lịch bền vững BR-VT; Ba là, phương pháp đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững và xây dựng các định hướng ngắn và dài hạn phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu; Bốn là, đề xuất các giải pháp về phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu. Ý nghĩa về khoa học: Ý nghĩa về thực tiễn: Điểm mới của luận án: Tư tưởng khoa học cốt lõi của luận án: Để phát triển bền vững ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, cần phải phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội – môi trường nhằm làm hài hòa lợi ích cho doanh nghiệp – cho nhà nước – cho khách du lịch và cộng đồng. Quá trình tập trung đi sâu phân tích hoạt động phát triển bền vững ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, luận án đã đạt được một số điểm mới sau: Một là, tổng hợp các khái niệm phát triển bền vững ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu được đề cập trong Luật du lịch cho phù hợp với bản chất của thuật ngữ “ phát triển bền vững du lịch ” mở ra những hướng tiếp cận mới cho hoạt động phát triển bền vững ngành du lịch. Khái niệm phát triển du lịch bền vững được luận án đề xuất là: “ Phát triển bền vững du lịch là tập hợp các hoạt động khai thác tài nguyên, tôn tạo, bảo tồn và thể chế nhằm thúc đẩy và tìm kiếm cơ hội phát triển bền vững du lịch, bao gồm thể chế và hoạt động liên quan đến khuyến mại, cung ứng DV du lịch, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu tiềm năng, tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm, trung tâm giao dịch và một số hình thức hoạt động khác”. Hai là chỉ ra một số hoạt động phát triển du lịch bền vững làm cơ sở cho phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp. Ba là, xác lập được 12 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch bền vững. Đây là cơ sở để phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững. Bốn là, vận dụng sáng tạo mô hình phát triển du lịch bền vững của nước ngoài, cũng như mô hình PTDL bền vững đã nghiên cứu trong nước, để đưa ra mô hình PTDL bền vững phù hợp và đề xuất ứng dụng nhằm quản lý, khai thác du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Mô hình này sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước của địa phương quản lý hiệu quả PTDL bền vững. 8. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 5 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững Trên cơ sở dẫn dắt từ các khái niệm cơ bản liên quan như phát triển bền vững, phát triển du lịch bền vững, xác định rõ các nguyên tắc và chỉ tiêu quốc tế về phát triển du lịch bền vững và những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững; - 5 - Chương 2: Phương pháp và mô hình nghiên cứu Trình bày các nội dung về cách tiếp cận, khung phân tích, phương pháp nghiên cứu, qui trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và cách đánh giá phát triển du lịch bền vững. Chương 3: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu Giới thiệu tổng quan về Bà Rịa – Vũng Tàu Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững trên cơ sở các dữ liệu thống kê du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Chương 4: Phân tích các nhân tố tác động đến các hoạt động phát triển du lịch bền vững Bà Rịa - Vũng Tàu Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng ban đầu, xây dựng các nhân tố khám phá qua mô hình toán hồi quy bội, cùng những kiểm định, để xác định nhân tố khám phá ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động phát triển DLBV làm cơ sở đề xuất những định hướng và các giải pháp phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương 5: Những định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, những định hướng phát triển du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu, tác giả đã đề xuất các giải pháp cụ thể về các hoạt động phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu. - 6 - CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Tổng quát về phát triển bền vững Phát triển bền vững là một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa1. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững2 - Sự bền vững về kinh tế: Tạo nên sự thịnh vượng cho cộng đồng dân cư và đạt hiệu quả cho mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi là sức sống và sự phát triển của doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp phải được duy trì một cách lâu dài. - Sự bền vững xã hội: Tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi người. Đòi hỏi phân chia lợi ích công bằng, chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo. Thừa nhận và tôn trọng các nền văn hoá khác nhau, tránh mọi hình thức bóc lột. - Sự bền vững về môi trường: Bảo vệ, quản lý các nguồn tài nguyên; hạn chế đến mức tối thiểu sự ô nhiễm môi trường, bảo tồn sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên khác. 1.2. Phát triển du lịch bền vững 1.2.1. Khái niệm: Trên quan điểm thống nhất với các diễn giải khái niệm “Phát triển du lịch bền vững” của Luật du lịch Việt Nam, 2006. Đồng thời, với tư duy theo hướng tiếp cận theo mục tiêu của thuật ngữ “PTBV” khái niệm “ PTDLBV”, được tác giả đề xuất như sau: " Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong 1 Theo [ 1 ] 2 Theo [ 4] trang 95 §¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr−êng TiÒn lÖ ho¸ ho¹t ®éng m«i tr−êng Ph¸t triÓn bÒn v÷ng X· héi Kinh tÕ M«i tr−êng §a d¹ng sinh häc vµ thÝch nghi, b¶o tån tµi nguyªn thiªn nhiªn vµ ng¨n chÆn « nhiÔm C«ng b»ng g÷a c¸c thÕ hÖ Sù tham gia cña céng ®éng C«ng b»ng gi÷a c¸c thÕ hÖ Môc tiªu trî gióp viÖc lµm T¨ng tr−ëng hiÖu qu¶ æn ®Þnh - 7 - tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người". Đây là định nghĩa nó bao hàm ngoài các yếu tố cốt lõi để phát triển du lịch bền vững thì còn có các nhân tố khác nhưng các nhân tố kinh tế, xã hội và môi trường là các nhân tố cốt lõi để duy trì phát triển bển vững nói chung và phát triển bền vững ngành du lịch nói riêng trong cuộc sống của nhân loại. 1.2.2. Vai trò của phát triển du lịch bền vững 1.2.3. Dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và du lịch không bền vững. 1.2.4. Các lý thuyết liên quan tới phát triển du lịch bền vững 1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 1.4. Nội dung phát triển du lịch bền vững 1.4.1. Xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững 1.4.2. Phát triển các cơ sở kinh doanh du lịch 1.4.3. Nâng cao số lượng, chất lượng các nguồn lực cho ngành du lịch 1.4.4. Nâng cao năng lực và tạo lập sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia hoạt động du lịch. 1.4.5. Nâng cao chất lượng môi trường cho phát triển du lịch. 1.4.6. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững. 1.5. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững. 1.5.1. Nguồn tài nguyên du lịch. 1.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng. 1.5.3. Đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người). 1.5.4. Yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch. 1.5.5. Đường lối chính sách phát triển du lịch. 1.5.6. Tham gia của cộng đồng. 1.6. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển DLBV 1.6.1. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững. 1.6.2. Một số bài học cảnh báo phát triển du lịch không bền vững. 1.6.3. Kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu. - 8 - CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Giới thiệu Tiếp nối cơ sở lý thuyết và thực tiễn của nghiên cứu đã được trình bày ở chương 1, trong chương 2 này sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm các nội dung về cách tiếp cận, khung phân tích, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. 2.1 Cách tiếp cận 2.2 Khung phân tích Để phát triển du lịch bền vững, điều cần thiết phải xác định được các yếu tố cơ bản của môi trường phát triển du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu là gì, các nhân tố cấu thành và yếu tố nào tác động tích cực đến sự hài lòng của khách du lịch. Phát triển du lịch bền vững sẽ đảm bảo khi khách du lịch được thoả mãn bởi địa phương. Các bộ phận trong phân tích ảnh hưởng phát triển du lịch bền vững của Bà Rịa – Vũng Tàu được phân tích là: các nguồn lực cho phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện trạng phát triển du lịch bền vững, các giả thiết về yếu tố môi trường phát triển du lịch của địa phương tác động đến sự hài lòng của khách du lịch. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 2.3.1.2 Phương pháp đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch 2.3.2 Phương pháp lấy mẫu và thu thập dữ liệu 2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 2.4 Đánh giá tính bền vững của du lịch Hiện nay, có ba phương pháp đánh giá tính bền vững của du lịch được sử dụng: Dựa vào việc xác định sức chứa (khả năng tải), dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường và dựa vào các tiêu chí phát triển du lịch bền vững. 2.4.1. Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa vào sức chứa 2.4.2. Đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường của tổ chức du lịch Thế giới UNWTO 2.5 Phương pháp đánh giá 1.5.1. Đo lường mức độ bền vững của các nhân tố dựa vào giá trị trung bình đối với thang đo Interval Scale Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5 = 0.8 - 9 - Giá trị trung bình Ý nghĩa 1.00 - 1.80 Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan trọng 1.81 - 2.60 Không đồng ý/Không hài lòng/ Không quan trọng 2.61 - 3.40 Không ý kiến/trung bình 3.41 - 4.20 Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng 4.21 - 5.00 Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng\ 2.5.2. Đo lường phát triển du lịch bền vững bằng mức độ hài lòng của khách du lịch với bộ thang đo SERVPERF 2.6 Mô hình nghiên cứu 2.6.1 Thu thập số liệu, tài liệu 2.6.2 Quy trình nghiên cứu - 10 - CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG BÀ RỊA – VŨNG TÀU 3.1. Tổng quan về Bà Rịa – Vũng Tàu 3.1.1. Giới thiệu về Bà Rịa – Vũng Tàu Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cảng biển và tài nguyên dầu khí, nguồn tài nguyên du lịch phong phú, bờ biển đẹp và độ dày lịch sử, văn hoá, cách mạng đã tạo cho Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch, đồng thời trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội giai đoạn 2002 - 2012 3.2. Tài nguyên phát triển du lịch bền vững của Bà Rịa – Vũng Tàu 3.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 3.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 3.3. Chủ trương, chính sách phát triển ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 3.3.1. Công tác định hướng chiến lược, quy hoạch du lịch và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất đã tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động du lịch. 3.3.2. Ban hành nhiều chính sách phát triển du lịch 3.3.3. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch 3.4. Thực trạng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 3.4.1. Thực trạng phát triển các loại hình du lịch 3.4.2. Khách du lịch 3.4.3. Thực trạng phát triển dịch vụ lữ hành 3.4.4. Thực trạng phát triển dịch vụ du lịch 3.4.5. Nguồn nhân lực du lịch 3.4.6. Quản lý nhà nước về du lịch 3.4.7. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch 3.4.8. Phát triển du lịch trong quan hệ với cộng đồng địa phương. 3.5. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu 3.5.1. Đánh giá hoạt động của du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu dựa vào hệ thống chỉ thị đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch: 3.5.2. Đánh giá cụ thể những mặt làm được trên quan điểm bền vững 3.5.2.1. Bền vững về kinh tế 3.5.2.2. Bền vững về văn hóa – xã hội. 3.5.2.3. Bền vững về môi trường 3.5.3. Những tồn tại và nguyên nhân. 3.5.3.1. Những tồn tại a. Về kinh tế b.Về văn hóa - xã hội 3.5.3.2. Nguyên nhân tồn tại - 11 - CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG BÀ RỊA – VŨNG TÀU Để đạt đến mục tiêu nghiên cứu, một trong hướng nghiên cứu của luận án là xác định các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến các hoạt động phát triển du lịch bền vững. Giải quyết vấn đề này luận án đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA). Đây là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn 1 tập gồm nhiều biến quan sát thành 1 tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu, với phương pháp thực hiện sau đây: - Từ những nhân tố ảnh hưởng định tính (được xác định dựa trên các cơ sở lý thuyết kết hợp với điều tra xin ý kiến chuyên gia – đã được đề cập ở chương 1), sau đó định lượng bằng cách khảo sát điều tra bằng cách cho điểm, tiến hành phân tích xác định các nhân tố khám phá để tìm các nhóm nhân tố có mối quan hệ với nhau tạo thành nhân tố mới. - Thiết lập phương trình hồi quy để xác định nhân tố ảnh hưởng chủ yếu (rút gọn thành tập biến ít hơn- nhưng có ý nghĩa hơn) làm cơ sở đề xuất các giải pháp cho phù hợp. Toàn bộ quy trình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định nhân tố khám phá ảnh hưởng chủ yếu được mô tả sơ bộ qua lưu đồ 4.1: Lưu đồ 4.1: Các bước xác định nhân tố khám phá EFA ảnh hưởng chủ yếu (Nguồn: Tổng hợp của NCS) Để cho việc theo dõi việc phân tích và xác định các nhân tố khám phá một cách có hệ thống. Sau đây luận án sẽ trình bày lại toàn bộ quá trình nghiên cứu (định tính, định lượng nhân tố ảnh hưởng) để hình thành các nhân tố khám phá với nội dung cụ thể như sau: 4.1. Nghiên cứu định tính (xác định các nhân tố ảnh hưởng). 4.1.1. Các bước nghiên cứu định tính. 4.1.2. Mẫu nghiên cứu định tính (tham khảo ý kiến chuyên gia) 4.1.3. Kết quả nghiên cứu định tính. - 12 - 4.2. Nghiên cứu định lượng Bước nghiên cứu định lượng nhằm đạt đến mục tiêu xác định được tầm quan trọng của các nhóm nhân tố theo quan điểm của “cầu thị trường” sử dụng các DV hoạt động phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, nghiên cứu định lượng cũng xác định được khả năng đáp ứng của các chủ thể hoạt động phát triển du lịch bền vững với nhu cầu khách du lịch. Đồng thời nghiên cứu định lượng cũng xác định những yếu tố tác động cần cải thiện để đề xuất các giải pháp phù hợp. 4.2.1. Thiết kế phiếu điều tra Từ kết quả nghiên cứu định tính và nhu cầu thông tin cho các mục tiêu nghiên cứu, tiến hành thiết kế phiếu khảo sát như sau: Phiếu khảo sát liên quan đến các đối tượng sử dụng DV hoạt động phát triển du lịch bền vững bao gồm 12 nhân tố, với 98 chỉ tiêu cụ thể (biến quan sát) để đo lường đánh giá về thực trạng các hoạt động phát triển du lịch bền vững sử dụng thang đo Likert điểm 5 được sử dụng với các cấp độ: a) 1-Hoàn toàn không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Tạm chấp nhận; 4-Đồng ý; 5-Hoàn toàn đồng ý ; Hoặc: 1-Hoàn toàn không hài lòng; 2-Chưa hài lòng; 3-Tạm chấp nhận; 4-Hài lòng; 5- Rất hài lòng) Phiếu khảo sát sử dụng cả 2 loại ngôn ngữ tiếng Việt và Tiếng Anh: Bằng giấy và bằng file văn bản word (điền thông tin vào phiếu rồi chuyển lại cho người điều tra tiến hành cập nhật dữ liệu) 4.2.2. Mã hóa dữ liệu. Công tác mã hóa dữ liệu được thiết kế ngay từ khâu thiết kế phiếu online để người cung cấp thông tin, đồng thời cũng là người cập nhật dữ liệu. Dữ liệu thang đo được mã hóa bằng số thứ tự được trình bày trong phiếu điều tra. Thông tin cá nhân được mã hóa ngay tại thời điểm cập nhật phiếu online, theo ngày giờ cập nhật thông tin, các phiếu khảo sát bằng văn bản word cập nhật bằng địa chỉ email của người gửi. Đồng thời các biến quan sát của các được mã hóa theo phương pháp ma trận cụ thể: 4.2.3. Mẫu nghiên cứu định lượng Tổng số phiếu cần thiết phải khảo sát là 550 phiếu, được tính trên cơ sở sau: 50 phiếu + 98x5 phiếu = 540 phiếu. Địa bàn tiến hành điều tra: bao gồm 4 địa điểm thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu như sau: Thành phố Vũng Tàu, Long Hải, Bình Châu và Côn Đảo. Đối tượng điều tra được tập trung vào các đối tượng đã từng sử dụng, nghiên cứu về DV hoạt động phát triển du lịch bền vững tại các Viện, trường, doanh nghiệp, tổ chức du lịch và khách du lịch. 4.2.4. Cách thức thu thập dữ liệu Để tiến hành nghiên cứu, tác giả sử dụng đội ngũ cộng tác viên tại các Viện/trường; Sở Văn hóa thể thao – Du lịch tỉnh chuyển cho các thành viên thuộc đối tượng khảo sát. Cách thức khảo sát chủ yếu thông qua hệ thống email điện tử chuyển đường link phiếu khảo sát online, đồng thời đính kèm file văn bản phiếu khảo sát cho các thành viên thuộc đối tượng khảo sát nêu ra. - 13 - Đường link phiếu khảo sát online gồm: 4.2.5. Xử lý số liệu. Sau khi số phiếu khảo sát được cập nhật đủ số lượng quy định, làm sạch dữ liệu bằng cách kiểm tra các thông tin của người điền phiếu. Chỉ lựa chọn, các phiếu khảo sát đủ các thông tin, đáp ứng theo yêu cầu. Đồng thời làm sạch dữ liệu bằng công cụ đồ thị Scantter để loại bỏ các dữ liệu dị biệt. Các phiếu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS Version 16.0. 4.3. Kết quả 4.3.1. Kết quả thống kê số phiếu điều tra Tổng số phiếu gửi đi: 600 phiếu, kết quả thu về đánh giá 550 phiếu (lớn hơn số phiếu yêu cầu). Trong đó, cơ cấu và thành phần tham gia điền thông tin về phiếu được thống kê theo bảng sau: 4.3.2. Kết quả phân tích số liệu điều tra 4.3.2.1. Định lượng các nhân tố ảnh hưởng 4.3.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 4.3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) Bảng 4.21: Hệ số KMO và kết quả kiểm định Bartlett KMO and Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,799 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1,044E4 Df 903 Sig. ,000 (Nguồn: Trích kết quả chạy mô hình đánh giá của NCS) 4.3.2.4. Giải thích các nhân tố khám phá (sau khi phân tích EFA) 4.3.2.5. Hồi quy: Mô hình hồi quy tổng quát được hiệu chỉnh sau khi phân tích EFA: Mức độ hài lòng về các tiêu chí xây dựng phát triển du lịch bền vững = HL HL =Function(F1,F2,F3,F4,F5,F6,F7,F8,F9,F10,F11,F12). Phương trình hồi quy bội tuyến tính như sau: SAT = B0 + B1F1+ B2F2+ B3F3 + B4F4+ B5F5+ B6F6 + B7F7+ B8F8+B9F9+ B10F10 + B11F11 + B12F12+ εi Bảng 4.25: Bảng hệ số tương quan của mô hình hồi quy - 14 - (Nguồn: Trích kết quả chạy mô hình đánh giá của NCS) 4.3.2.6. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy Mô hình hồi quy được đánh giá thông qua: (1) Hệ số xác định R2 điều chỉnh; (2) Kiểm định F để xác định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể Bảng 4.26: Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy  (Nguồn: Trích kết quả chạy mô hình đánh giá của NCS) (1) Kết quả cho thấy R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) là 0,598 (trong bảng Model Summaryb) và sig là 0,000 (<0,005) như vậy mô hình là phù hợp. Ý nghĩa này cho biết 59,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình hồi quy. (2) Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Giả thiết H0: B1= B2= B3= B4= B5= B6= B7= B8=B9=B10=B11=B12= 0 (Với Bi lần lượt là hệ số hồi quy của các biến độc lập F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8, F9, F10, F11, F12 trong phương trình hồi quy). - 15 - Bảng 4.26: Bảng phân tích ANOVA ANOVAb Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. 1 Regression 59,983 12 4,999 56,692 ,000a Residual 38,531 437 ,088 Total 98,514 449 a. Predictors: (Constant), F_12, F_8, F_11, F_1, F_10, F_7, F_6, F_5, F_9, F_3, F_2, F_4 b. Dependent Variable: Bien phu thuoc (Nguồn: Trích kết quả chạy mô hình đánh giá của NCS) 3.3.2.7. Kiểm định giả thiết không có mối tương quan giữa các biến độc lập (hiện tượng đa cộng tuyến) Xem ma trận hệ số tương quan (bảng 4.27) tại kết quả hồi quy ta thấy mối tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,6 và hệ số phóng đại phương sai VIP (bảng 3.28) tất cả đều nhỏ hơn 10, do đó có thể kết luận rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến. Bảng 4.28:Hệ số tương quan giữa các biến độc lập (Nguồn: Trích kết quả chạy mô hình đánh giá của NCS) - 16 - Bảng 4.29: Hệ số phóng đại phương sai (VIP)  (Nguồn: trích kết quả chạy mô hình đánh giá của NCS) Kết quả hồi quy tại bảng 4.28 ở trên cho thấy hệ số Sig. của các biến F2, F3, F6, có giá trị <0,021. Do đó các hệ số hồi quy của các biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 97,9%. Còn hệ số hồi quy của F1, F4, F5,F7,F8,F9,F11,F12 không có ý nghĩa thống kê. 4.3.2.8. Kiểm định giả thiết phương sai của sai số không đổi: Tiến hành kiểm định Spearman, ta thấy các hệ số Sig. (2-tailed) giữa trị tuyệt đối phần dư ABSRES với F_2, F_3, F_6, F_10 đều trên 0,05. (Xem bảng 4.16) - 17 - Bảng 4.29: Bảng kết quả kiểm định Prearman  (Nguồn: Trích kết quả chạy mô hình đánh giá của NCS) Nhận xét: Từ các kiểm định nêu trên, cho ta thấy mô hình hồi quy này là phù hợp để giải thích mô hình tổng quát. SAT = 0,535 + 0,37F2+ 0,138F3 + 0,083F6 + 0,167F10 B2 = 0,37  Dấu (+): Quan hệ cùng chiều  Khi F2 tăng 1đơn vị thì SAT sẽ tăng thêm 0,37 lần B3=0,138  Dấu (+): Quan hệ cùng chiều  Khi F3 tăng 1 đơn vị thì SAT sẽ tăng thêm 0,138 lần B6=0,083  Dấu (+): Quan hệ cùng chiều  Khi F6 tăng 1 đơn vị thì SAT sẽ tăng thêm 0,083 lần B10 = 0,167  Dấu (+): Quan hệ cùng chiều  Khi F_10 tăng 1 đơn vị thì SAT sẽ tăng thêm 0,167 lần Với F2 là nhân tố “Các hoạt động hệ kinh tế”; F3 là nhân tố “Các hoạt động xã hội”; F6 là nhân tố “ Các hoạt động môi trường”; F10 là nhân tố “ Sản phẩm du lịch” SAT mức độ hài lòng của khách du lịch trong hoạt động phát triển du lịch bền vững Như vậy, kết quả chấp nhận giả thiết H2,H3,H6,H10; bác bỏ giả thuyết H1,H4, H5,H7,H8,H9,H11, H12. Ý nghĩa thực tiễn: Qua kết quả phân tích thì trong giai đoạn hiện nay, người sử dụng dịch vụ du lịch chưa quan tâm đến các vấn đề về “ Tài nguyên du lịch nhân văn” ; “ Các dịch vụ hỗ trợ ”; “Năng lực quản lý”; “ Hạ tầng kỹ thuật ”; cũng có thể là những hoạt động này - 18 - mới được triển khai trong thời gian gần đây, quy mô chưa rộng, mức ảnh hưởng, lan tỏa chưa lớn nên đã ảnh hưởng đến cảm nhận của người sử dụng dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, các vấn đề “ Môi trường và xã hội ” ; “ Môi trường tài nguyên thiên nhiên ”; “ Nguồn nhân lực ” ;“ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phương tiện giao thông ”; “ Chất lượng dịch vụ” và “Sản phẩm du lịch ” cần phải được các nhà chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức du lịch , các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân ưu tiên quan tâm thúc đẩy và hoàn thiện mới đáp ứng được với nhu cầu người sử dụng dịch vụ du lịch. - 19 - CHƯƠNG 5 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG BÀ RỊA – VŨNG TÀU 5.1. Những xu thế chung phát triển du lịch 5.1.1. Tình hình phát triển du lịch 5.1.2. Những xu hướng du lịch hiện nay: 5.2. Mục tiêu phát triển du lịch: 5.2.1. Muïc tieâu phaùt trieån cuûa caû nöôùc: 5.2.2. Muïc tieâu phaùt trieån du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu: 5.2.2.1. Muïc tieâu toång quaùt: - Toái öu hoùa söï ñoùng goùp cuûa ngaønh du lòch vaøo thu nhaäp cuûa tænh, goùp phaàn laøm chuyeån dòch cô caáu kinh teá baèng caùch taïo moâi tröôøng kinh teá thuaän lôïi cho söï phaùt trieån caùc ngaønh, ñeán naêm 2015 phaûi coù ñöôïc caùc cô sôû ñeå sau ñoù phaùt trieån du lòch trôû thaønh ngaønh kinh teá coâng nghieäp coù toác ñoä taêng tröôûng cao, ñaït 25 – 30% (2010 – 2015) vaø 35 – 35% (2015 – 2020); löïc löôïng lao ñoäng laønh ngheà vôùi tyû leä qua ñaøo taïo chieám 85 – 90% vaøo naêm 2015. Ñeán naêm 2015, taát caû caùc cô sôû coù ñieàu kieän phaùt trieån du lòch thì phaûi ñöôïc quy hoaïch phaùt trieån. 5.2.2.2. Muïc tieâu cuï theå: * Khách quốc tế : Bà Rịa-Vũng Tàu có khả năng đón khoảng, 461 ngàn lượt khách vào năm 2015 và 640 ngàn lượt khách vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 – 2015 là `6,2% và giai đoạn 2015 – 2020 là 6,8%. * Khách nội địa : Bà Rịa –Vũng Tàu có khả năng đón khoảng 7,4 triệu lượt khách vào năm 2015 và 8,35 triệu lượt khách vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 – 2015 là 4,3% và giai đoạn 2015 – 2020 là 2,4%. * Doanh thu du lịch : Năm 2015, doanh thu du lịch Bà Rịa –Vũng Tàu có thể đạt được 133,07 triệu USD, năm 2020 đạt 337,45 triệu USD. * Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch và tỷ lệ GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế tỉnh: Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch trung bình năm giai đoạn 2011 – 2015 phải đạt khoảng 15,12% thì tỉ lệ GDP du lịch so với tổng GDP của tỉnh (có dầu khí) đạt 0,81%. Giai đoạn 2016 – 2020 phải đạt khoảng 10,1% thì tỉ lệ GDP du lịch so với tổng GDP của tỉnh (có dầu khí) đạt 0,974%. * Nhu cầu đầu tư : Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trên, giai đoạn 2011 – 2015, cần đầu tư 273,9 triệu USD, bình quân cần 54,8 triệu USD/năm. Giai đoạn 2016 - 2020, cần đầu tư 335,5 triệu USD, bình quân cần 67,1 triệu USD/năm. * Nhu cầu phòng lưu trú : - 20 - Đến năm 2015 cần khoảng 5.100 phòng và đến năm 2020 cần khoảng 7.500 phòng. * Nhu cầu lao động : Đến năm 2015 cần khoảng 12.840 người và đến năm 2020 cần khoảng 18.000 người. 5.3. Đề xuất các nhóm giải pháp đảm bảo PTDLBV 5.3.1. Từ góc độ kinh tế 5.3.2. Từ góc độ tài nguyên, môi trường. 5.3.3.Từ góc độ văn hóa xã hội. 5.3.4. Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đảm bảo phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu. 5.3.5. Nhóm các giải pháp khác đảm bảo phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu. - 21 - KẾT LUẬN Phát triển du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm qua. Trong thời gian đến, với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, cũng như phát triển Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm du lịch của khu vực Đông Nam Bộ, đòi hỏi phải có một hướng phát triển bền vững cho ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu. Qua việc thực hiện đề tài “Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu”, tác giả nghiên cứu đã giải quyết được những vấn đề sau: 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững, đưa ra các phương thức đánh giá tính bền vững của du lịch, các cam kết mới nhất về du lịch được đàm phán tại hội nghị WTO. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững, cũng như đưa ra một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trên thế giới, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững tại Bà Rịa – Vũng Tàu. 2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2007 - 2013 trên tất cả các mặt bao gồm: Các loại hình du lịch; Khách du lịch; Các dịch vụ lữ hành, lưu trú, vận chuyển, ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí Thực trạng nguồn nhân lực du lịch; Thực trạng công tác quản lý nhà nước cũng như vai trò của Hiệp hội du lịch; Thực trạng hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch; Phát triển du lịch trong quan hệ với cộng đồng địa phương. Đồng thời, đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu theo quan điểm phát triển bền vững. Trong đó: tập trung đánh giá những mặt làm được, những tồn tại cũng như những vấn đề cần đặt ra để có thể phát triển du lịch bền vững. 3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu đã thu được kết quả nghiên cứu định tính xác định được 12 nhân tố ảnh hưởng trên cơ sở kế thừa từ các chương trước, đề tài đã tiến hành các bước sau: 3.1. Tiến hành tiến hành khảo sát điều tra để định lượng các nhân tố ảnh hưởng. Kết quả khảo sát đánh giá về 12 nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển du lịch bền vững, bao gồm : (1) Kinh tế ; (2) Xã hội; (3)Môi trường; (4) Tự nhiên; (5) Nhân văn;(6) Sản phẩm du lịch; (7) Chất lượng dịch vụ;(8) Nguồn nhân lực; (9) Cơ sở hạ tầng; (10) Cơ sở vật chất kỹ thuật, (11) Quản lý nhà nước, (12) Hoạt động phát triển du lịch cho thấy kết quả trung bình, điều này phản ánh đúng những nguyên nhân làm hoạt động phát triển du lịch bền vững chưa phát triển mạnh và bền vững trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (Cα) ≥0,5, đồng thời loại bỏ các biến có khả năng làm tăng Cα, nhằm mục tiêu để các nhân tố ảnh hưởng có độ tin cậy cao. Như vậy, sau quá trình kiểm định Cα cho từng nhân tố đã giữ nguyên hoặc làm tăng giá trị của Cα của từng nhân tố, làm giảm 27 biến quan sát trong các nhân tố. Số biến quan sát của các được sử dụng để khảo sát tiếp theo là 74 - 22 - biến (trong đó có 3 biến phụ thuộc). Để thấy rõ kết quả đánh giá của người sử dụng đối với các sản phẩm và các hoạt động phát triển du lịch bền vững , tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả (Descriptive) đối với các nhân tố. Qua kết quả thống kê mô tả, chúng ta thấy rằng đánh giá của khách du lịch tiếp cận các yếu tố môi trường, sản phẩm, chất lượng sản phẩm và quản lý nhà nước là rất thấp, hầu như các biến quan sát còn lại đều ở dưới mức trung bình. 3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả phân tích EFA cho KMO = 0,799 >0,5, đồng thời đã hình thành được 12 nhân tố mới từ các biến quan sát của các nhân tố sau khi thỏa mãn kiểm định Cα, với tổng phương sai trích là 70,362 % (cho thấy 12 nhân tố khám phá chứa đựng 70,362 biến quan sát ban đầu). 3.4.Tiến hành hồi quy bội với biến phụ thuộc là sự hài lòng của khách du lịch về các hoạt động phát triển du lịch bền vững và biến độc lập là 12 nhân tố khám phá ở trên (các biến đưa vào hồi quy được tính bằng trung bình cộng của các biến quan sát trong mỗi nhân tố), dấu kỳ vọng của các nhân tố này đều là (+); SAT = B0 + B1F1+ B2F2+ B3F3 + B4F4+ B5F5+ B6F6 + B7F7+ B8F8+ +B9F9+ B10F10 + B11F11 + B12F12 + εi 4. Trên cơ sở dự báo xu hướng phát triển du lịch, đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững và phân tích mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề tài đã nêu lên những quan điểm và mục tiêu nhằm phát triển bền vững ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu. Sử dụng kết hợp các phương pháp dự báo định lượng và phương pháp chuyên gia để dự báo phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, gồm các chỉ tiêu như lượng khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu, doanh thu của ngành du lịch cũng như doanh thu xã hội và đã đưa ra mô hình phát triển bền vững ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu. Cuối cùng, đề tài đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch bền vững. Các giải pháp được tập trung vào 04 nhóm giải pháp chính từ kết quả nghiên cứu và 01 nhóm các giải pháp khác phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu. 5. Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu là hướng nghiên cứu kịp thời và đúng đắn trong điều kiện hiện nay ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu có tốc độ phát triển trong tốp đầu của cả nước3 nhưng đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Bà Rịa – Vũng Tàu chưa và phát triển có bền vững chưa thì tác giả đã nghiên cứu và tiếp cận theo nguyên tắc toàn diện và tiếp cận theo kinh tế vi mô là một cách tiếp cận tổng hợp để phân tích hành vi, độ thoả dụng của các yếu tố trong tổng thể của mối quan hệ kinh tế - xã hội - môi trường, đây là cách tiếp cận hợp lý trong nghiên cứu một vấn đề của một ngành trong phát triển bền vững. Nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương pháp như nghiên cứu tài liệu; nghiên cứu khám phá thông qua dữ liệu thứ cấp; nghiên 3 Theo [ 28 ] - 23 - cứu định tính bằng phương pháp chuyên gia; nghiên cứu định lượng và dự báo thông qua các phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến là một phương pháp khá toàn diện và cụ thể cho phép đánh giá đúng thực trạng, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu, cũng như so sánh và dự báo được tác động của các yếu tố đến sự thoả mãn của khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu từ đó đề suất gợi ý chính sách phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu cho phù hợp. Kết quả của nghiên cứu cho thấy môi trường du lịch, khai thác tài nguyên, quản lý du lịch là những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu. 6. Ý nghĩa về mặt khoa học của luận án: Thứ nhất là: trên cơ sở phân tích định tính và định lượng, kết hợp vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế học, cùng với các thủ pháp đối chiếu, so sánh đã đề xuất bổ sung hoàn thiện khái niệm “phát triển du lịch bền vững” được đề cập trong luật du lịch. Từ đó, đưa ra các đối tượng hoạt động phát triển du lịch bền vững. Thứ hai là: xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển du lịch bền vững để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động phát triển du lịch bền vững. Các hoạt động phát triển du lịch bền vững được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản: (1) Số lượng đơn vị tham gia hoạt động phát triển du lịch bền vững ; (2) Số lượng khách du lịch tham gia du lịch; (3)Chất lượng DVDL; (4) Đóng góp đối với cơ quan quản lý trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách phát triển du lịch bền vững; (5) Đóng góp đối với phát triển kinh tế; (6) Đóng góp về mặt xã hội; (7) Đóng góp về môi trường. Thứ ba là: thiết lập các nhân tố (12 nhân tố) ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch bền vững làm cơ sở phân tích, đánh giá về mặt định tính, định lượng. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: (1) Các nhân tố thuộc hệ kinh tế; (2) Các nhân tố thuộc hệ xã hội; (3) Các nhân tố thuộc hệ môi trường; (4) Các nhân tố thuộc hệ tài nguyên tự nhiên; (5) Các yếu tố thuộc hệ tài nguyên nhân văn (6) Các nhân tố thuộc hệ sản phẩm dịch vụ; (7) Các yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực;(8) Các nhân tố thuộc hệ chất lượng dịch vụ; (9) Các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng; (10) Các yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất kỹ thuật; (11) Các yếu tố liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch; (12) Các nhân tố thuộc hệ tiêu chí phát triển du lịch bền vững. Thứ tư là: trên nền tảng kết quả định lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng, sử dụng chương trình máy tính SPSS để phân tích các nhân tố khám phá, thiết lập phương trình hồi quy cho các nhân tố khám phá, tiến hành kiểm định để đánh giá mức độ phù hợp của phương trình hồi quy đã xác định được 4 nhân tố khám phá có ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển du lịch bền vững là: (1) “Các yếu tố về môi trường”; (2)“ Các yếu tố về xã hội ”;(3) “ Các yếu tố về kinh tế ”; (4)“ Các yếu tố về sản phẩm du lịch”. Thứ năm là: từ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, phân tích thực trạng, phân tích nhân tố ảnh hưởng (định tính, định lượng), kết quả phân tích các nhân tố khám phá, xu thế và định hướng phát triển du lịch bền vững, nguyên tắc phát triển du lịch bền vững đã đề xuất những định hướng và các giải pháp để phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu. - 24 - Tuy đã có rất nhiều cố gắng trong nghiên cứu nhưng đây là một luận án tương đối rộng và phức tạp. Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu là khách du lịch trong và ngoài nước với nhiều mối quan hệ lợi ích phức tạp nên có thể có động cơ trả lời phỏng vấn sai lệch và rất khó tiếp xúc vì thời gian của khách du lịch nên một phần nào đó quan điểm của nhà quản lý du lịch và khách du lịch không trùng quan điểm nên luận án không thể tránh khỏi những hạn chế. Mặt khác, giới hạn không gian nghiên cứu hẹp - chỉ xem trong Bà Rịa – Vũng Tàu, chưa xem xét đến các tỉnh lân cận để có thể thu thập thông tin đánh giá một cách khách quan hơn. Với việc nghiên cứu đề tài này, tác giả nghiên cứu mong muốn sẽ giúp cho ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu nhận diện được thực trạng phát triển du lịch bền vững hiện nay, từ đó có cơ sở khoa học để đánh giá những điểm còn tồn tại trong phát triển du lịch bền vững để từ đó đưa ra những giải pháp phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu theo đúng định hướng đề ra. Tuy nhiên, do có sự hạn chế về tiếp cận dữ liệu cũng như năng lực của bản thân tác giả nghiên cứu nên luận án sẽ còn những thiếu sót và hạn chế, tác giả nghiên cứu kính mong nhận được sự đóng góp chân thành thành của các chuyên gia, nhà khoa học để vấn đề nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Hướng nghiên cứu tiếp theo: Để hoàn thiện và khắc phục các hạn chế nêu trên, luận án đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo là: (1) Nghiên cứu ở phạm vi vùng Đông Nam Bộ để có cở sở khách quan hơn. (2) Thời gian nghiên cứu dài hơn để thuận cho điều tra khảo sát chính xác hơn..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tom_tat_0208.pdf
Luận văn liên quan