Một số hạn chế trong quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt
Nam với các nước ASEAN phát triển nhìn từ góc độ của Việt Nam
Thứ nhất, mặc dù đã được cải thiện về cơ cấu mặt hàng nhưng đến
nay vẫn tồn tại tình trạng nhiều mặt hàng Việt Nam ở dưới dạng thô,
sản phẩm chế biến sâu còn ít nên giá trị gia tăng không cao, năng lực
cạnh sản phẩm vẫn còn thấp
Thứ hai, các chính sách thương mại đã có biến chuyển theo hướng
tự do hóa thương mại nhưng vẫn chưa đủ mức độ tự do hóa cần thiết
để khuyến khích thương mại hai chiều.
Thứ ba, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước còn
yếu, nhiều sản phẩm của Việt Nam chưa cạnh tranh được với các sản
phẩm của các nước ASEAN-4
Thứ tư, Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa có đầy đủ
thông tin về thị trường, nên đánh giá tiềm năng của thị trường
ASEAN còn thấp.
27 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với một số nước Asean phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------o0o----------------
NGUYỄN THỊ HỒNG TÂM
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA
VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC ASEAN
PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62.31.01.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, 2016
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Quang Tuấn
2. PGS.TS. Chu Đức Dũng
Phản biện 1: GS.TS. Mai Ngọc Cường
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Anh Tài
Phản biện 3: TS. Trần Kim Hào
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh
Xuân, Hà Nội
Vào hồi ...... giờ, ngày ....... tháng ...... năm 2016
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện khoa học xã hội
Thư viện Quốc gia Việt Nam
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN TRỰC
TIẾP ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. “Triển vọng hình thành Cộng đồng Kinh tế Đông Á” Tạp chí
Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 8(172), tháng 8 năm 2010,
Đồng tác giả.
2. “Về chính sách hướng Đông của Ấn Độ”, Tạp chí Những
vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 12(200), tháng 12 năm 2012.
Đồng tác giả.
3. Nguyễn Thị Hồng Tâm (2014), “Thương mại hàng hóa giữa
Việt Nam với các nước ASEAN: Thực trạng và vấn đề” Tạp chí
Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (Số 12/2014), tr. 43-48.
4. Nguyễn Thị Hồng Tâm (2015), “Thương mại hàng hóa giữa
Việt Nam với Singapore: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương (Số 454 tháng 10/2015).
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình.
Để đạt được mục tiêu “về cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại” vào năm 2020, Việt Nam cần phải tận dụng mọi
cơ hội để phát triển, trong đó có cơ hội do bối cảnh hội nhập và toàn
cầu hoá kinh tế mang lại. Việc chính thức gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) vào năm 2007 đã giúp Việt Nam có một vị thế
mới trong quan hệ thương mại quốc tế. Với vị thế này, Việt Nam một
mặt mở rộng quan hệ thương mại quốc tế với các quốc gia mới là
thành viên của WTO, mặt khác tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả
quan hệ thương mại với các quốc gia truyền thống.
Một điều kiện mới sẽ có tác động không nhỏ đến thương mại
quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới là: Sự hiện thực hóa của
Cộng đồng ASEAN từ ngày 31 tháng 12 năm 2015. Cộng đồng Kinh
tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là một
trong ba trụ cột quan trọng của khối liên kết khu vực của các quốc
gia thành viên ASEAN. Mục tiêu đề ra trong “Tầm nhìn ASEAN
2020” là hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh
vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch
vụ, đầu tư, lao động và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát
triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế - xã hội được giảm
bớt vào năm 2020.
Hàng hóa được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng
đều trong ASEAN đang trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các
cấp, các ngành, của các nhà quản lý. Trong các nội dung hội nhập
AEC thì hoạt động thương mại hàng hóa nội khối là một trong những
yếu tố đóng vai trò quyết định. Vậy quan hệ thương mại hàng hóa
giữa Việt Nam với ASEAN và đặc biệt là với một số nước ASEAN
phát triển (Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia – gọi tắt là
ASEAN 4), là những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam,
thời gian qua đã tiến bộ như thế nào? Sự tiến bộ đó diễn ra nhờ
những nhân tố gì? Liệu có thể phát triển mối quan hệ thương mại này
2
trong tương lai hơn nữa hay không? Việt Nam cần phải làm gì để
tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN, đặc biệt
là 4 nước ASEAN phát triển (Singapore, Thái Lan, Indonesia,
Malaysia)? Để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này, việc nghiên
cứu một cách toàn diện và sâu sắc quan hệ thương mại hàng hóa giữa
Việt Nam với một số nước ASEAN phát triển là hết sức cần thiết và
có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Với ý nghĩa đó, NCS đã chọn vấn
đề: “Quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với một số nước
ASEAN phát triển” làm đề tài cho nghiên cứu luận án tiến sĩ.
1. Đối tượng nghiên cứu
Quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với 4 nước ASEAN
phát triển (Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia).
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa hai chiều
giữa Việt Nam với một số nước ASEAN phát triển trong thời gian qua;
trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách cho việc điều
chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án chỉ xem xét quan hệ thương mại hàng hóa hai chiều
giữa Việt Nam và ASEAN-4 chứ không xem xét thương mại dịch vụ.
- Luận án chỉ đề cập tới dòng thương mại trực tiếp giữa Việt Nam
và ASEAN-4 chứ không xem xét thương mại gián tiếp qua một nước
thứ ba.
- Luận án chỉ xem xét một số tiêu chí quan trọng của dòng thương
mại trực tiếp giữa Việt Nam và ASEAN-4 mà không xem xét tất cả
các tiêu chí vì số liệu bị hạn chế.
- Luận án chỉ tập trung xem xét giai đoạn 2001 - 2014.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa lý luận liên quan đến thương mại, đưa ra các tiêu
chí đánh giá cơ cấu thương mại, xác định những nhân tố tác động tới
cơ cấu thương mại, xem xét kinh nghiệm thực tiễn thương mại của
một số nước trên thế giới.
3
- Phân tích thực trạng cơ cấu thương mại Việt Nam với 4 nước
ASEAN phát triển (Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia - dưới
đây gọi tắt là ASEAN-4), làm rõ những hạn chế và bất cập của
thương mại giữa Việt Nam với 4 nước này từ góc độ của Việt Nam.
- Phân tích bối cảnh thương mại hàng hóa Việt Nam - ASEAN-4,
xác định quan điểm về phát triển thương mại hàng hóa Việt Nam -
ASEAN-4, đề xuất một số giải pháp chủ yếu để cải thiện hiệu quả
trong thương mại trong thời gian tới từ góc độ của Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa
học xã hội bao gồm phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp nghiên cứu
so sánh, phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp.
Luận án sử dụng các số liệu thống kê chính thống của các cơ quan
nhà nước để phân tích và tổng hợp thực trạng cơ cấu thương mại
hàng hóa Việt Nam với ASEAN-4; phân tích và tổng hợp kinh
nghiệm quốc tế trong việc cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa song
phương. Luận án tổng quan các lý luận về thương mại trong môn
kinh tế học. Luận án, so sánh thương mại Việt Nam với các quan hệ
thương mại song phương của các quốc gia khác. Thực trạng thương
mại hàng hóa song phương được so sánh, đối chiếu theo các giai
đoạn lịch sử thương mại Việt Nam - ASEAN-4.
6. Những đóng góp của luận án
- Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại
hàng hóa song phương, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá thực
trạng thương mại, hệ thống hóa các nhân tố tác động tới thực trạng
thương mại song phương.
- Phân tích thực trạng cơ cấu thương mại Việt Nam - ASEAN-4
trên cơ sở sử dụng các số liệu thống kê thương mại hàng hóa.
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của
hạn chế của thực trạng thương mại song phương Việt Nam –
4
ASEAN-4.
- Đề xuất những khuyến nghị mới về quan điểm, định hướng
chính sách và giải pháp cụ thể cho Việt Nam nhằm cải thiện quan hệ
thương mại quốc tế trong thời gian tới.
7. Kết cấu luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận án được kết cấu theo bốn chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
có chủ đề liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quan hệ thương
mại hàng hóa quốc tế.
Chương 3: Thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt
Nam với một số nước ASEAN phát triển giai đoạn 2001 - 2014.
Chương 4: Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại
hàng hóa giữa Việt Nam với 4 nước ASEAN phát triển.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC CÓ CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Đã có một số tác giả trong nước nghiên cứu về thương mại hàng
hóa giữa Việt Nam với một số nước trong ASEAN. Tác giả luận án
xin được đề cập đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Nguyễn Xuân Thắng (2001), nói về 25 năm quan hệ kinh tế Việt
Nam - Thái Lan và triển vọng. Bài viết trình bày những điểm đồng
nhất về quan điểm nhận thức làm cơ sở cho việc nối lại và nâng cao
tầm quan hệ hợp tác giữa hai nước sau khi Việt Nam thống nhất đất
nước; Đánh giá tình hình quan hệ hợp tác trên lĩnh vực thương mại,
đầu tư và trên một số lĩnh vực khác trong 25 năm qua; Nêu những
vấn đề đang đặt ra trong quan hệ kinh tế giữa hai nước hiện nay và
triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam - Thái Lan. Nguyễn Tương
5
Lai trong cuốn sách “Quan hệ Việt Nam - Thái Lan trong những năm
90” (2001), phân tích những nhân tố cơ bản tác động lên mối quan hệ
của Việt Nam và Thái Lan, trong đó thể hiện rõ nhất là nhân tố sự
điều chỉnh chiến lược đối ngoại của các nước lớn đối với khu vực
Đông Nam Á. Phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ Việt Nam -
Thái Lan trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và ngoại giao 10 năm
qua; Trình bày những thách thức và dự báo triển vọng quan hệ Việt-
Thái thời gian tới; Đề xuất những vấn đề cụ thể trong việc điều chỉnh
chính sách quan hệ với Thái Lan trong những năm tới. “Kinh tế Thái
Lan và triển vọng đến năm 2000”, Tạp chí Con số và sự kiện, 1995
nêu những khó khăn lớn trong quá trình phát triển kinh tế của Thái
Lan ở thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980, nội dung chiến lược biện pháp
đã sử dụng và thành quả rực rỡ của nó. Giới thiệu khái quát mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và tình hình quan hệ kinh tế
hai nước Việt Nam – Thái Lan.
Quan hệ Việt Nam – Singapore được Phạm Thị Ngọc Thu (2007)
nói đến khi nghiên cứu vị thế của mối quan hệ Việt Nam - Singapore
trong khu vực ASEAN và triển vọng phát triển của mối quan hệ giữa
hai nước Việt Nam - Singapore trong bối cảnh toàn cầu hoá (“Vị thế
mối quan hệ Việt Nam - Singapore trong khối ASEAN (1995 đến
nay). Nguyễn Thị Hoàn (2009) đề cập đến Quan hệ Việt Nam -
Singapore những năm đầu thế kỷ XXI. Bài viết trình bày đôi nét cơ
bản về quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Singapore những
năm đầu thế kỷ XXI, trên các lĩnh vực hợp tác về kinh tế, hợp tác về
văn hoá giáo dục và các lĩnh vực khác, về quan hệ chính trị. Cuối
cùng bài đưa ra một số kết luận.
Quan hệ Việt Nam – Indonesia: Phan Thị Thoa (2013) trong
nghiên cứu “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Indonesia từ 1995 đến
2011” trình bày thực trạng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và
Indonesia từ năm 1995 đến 2011, thông qua hợp tác thương mại và
6
đầu tư. Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá chung về những thành
quả và những hạn chế tồn tại cần sớm được giải quyết.
1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Trong khi các nghiên cứu trong nước vẫn còn nhiều hạn chế về
phương pháp luận và số liệu sử dụng cũng như cách thức xử lý số
liệu, thì các nghiên cứu nước ngoài về cơ cấu thương mại diễn ra rất
sôi động. Các nhà nghiên cứu nước ngoài sử dụng nhiều cách tiếp
cận phong phú, đa dạng. Tuy nhiên những cách tiếp cận này vẫn chưa
được nhà nghiên cứu nào áp dụng cho trường hợp của Việt Nam và
các nước ASEAN phát triển.
- “Global Economic Challenge to ASEAN Intergration and
Competitiveness: A Prospective Look”, Lloyd, Peter and Smith,
Penny, 2004. Bài viết cho thấy, xu hướng toàn cầu hóa đã và đang
diễn ra sẽ là động lực thúc đẩy ASEAN nắm bắt cơ hội để đạt được
mục tiêu “một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất”, nơi có tự do
thương mại và tự do chuyển các yếu tố sản xuất (như vốn và lao động
có tay nghề”. Theo đó, ASEAN sẽ trở thành một thị trường có giá cả
thống nhất, bao gồm giá hàng hóa và dịch vụ lẫn giá của các yếu tố
sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế ASEAN trong bối cảnh mới.
“Competitiveness, Techonology and Skills”tác giả Lall S., 2001.
Tác giả chỉ ra rằng toàn cầu hóa đem lại nhiều lợi ích hơn cho các
nước đã phát triển như Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan trong khi
những nước kém phát triển khác như các nước châu Phi cận Sahara
thì ít, thậm chí không được hưởng lợi. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này
cũng khuyến nghị các nhà lãnh đạo ASEAN cần có những chính sách
để xu hướng toàn cầu hóa không ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển
đồng đều trong nội khối ASEAN.
- “Thailand - Vietnam: Cooperation and Development” tác giả đã
phân tích toàn cầu hóa đem lại nhiều lợi ích hơn cho các nước đã
phát triển như Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan trong khi những
7
nước kém phát triển khác như các nước châu Phi cận Sahara thì ít,
thệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam và nêu
triển vọng phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương giữa
hai nước trong thời gian tới.
1.3. Đánh giá chung
Trong số một loạt các công trình nghiên cứu kể trên, chưa có
nghiên cứu riêng biệt độc lập nào về cơ cấu thương mại hàng hóa
song phương giữa Việt Nam và các nước ASEAN phát triển. (Thái
Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia). Từ đó, góp phần tạo nên cơ sở
tham khảo cho việc hoạch định chính sách thương mại của Việt Nam
với các nước ASEAN thời gian tới.
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA QUỐC TẾ
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước
thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá
là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá
riêng biệt của các quốc gia.
2.1.2. Khái niệm thương mại hàng hóa, cơ cấu thương mại hàng hóa
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến
thức, tiền tệ v.v.. giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một
giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch
vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng với giá trị
tương đương nào đó.
8
2.2. Một số lý thuyết về thương mại quốc tế
2.2.1. Lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển và tân cổ điển
2.2.1.1. Lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương về trao đổi quốc tế
Theo các nhà trọng thương, trong việc trao đổi thương mại quốc
tế thì phải luôn luôn đảm bảo xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (hàng
hoá), tức là phải thực hiện xuất siêu thì mới có thể đem lại lợi ích.
2.2.1.2. Lý thuyết của phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển về
chuyên môn hoá và lợi thế tuyệt đối
Học thuyết của Adam Smith giải thích nguồn gốc phát sinh
lợi thế tuyệt đối của một quốc gia đối với việc chuyên môn hóa sản
xuất loại sản phẩm nào đó có hiệu quả hơn.
Học thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo cho rằng các
nước sẽ lựa chọn xuất khẩu những mặt hàng mà trong nước có hiệu
quả và nhập khẩu những hàng hóa mà trong nước sản xuất kém hiệu
quả
Học thuyết của J.S.Mill dựa vào giá trị trao đổi. Ông chỉ ra nếu
một quốc gia có sản phẩm của mình được ưa chuộng nhất ở nước
ngoài thì quốc gia đó thu được nhiều lợi nhuận nhất trong trao đổi
hàng hoá.
2.2.1.3. Lý thuyết tương quan các nhân tố
Lý thuyết H-O còn được gọi là lý thuyết so sánh về các nguồn lực
sản xuất vốn có, đã tính đến những khác biệt về cung ứng yếu tố (chủ
yếu là đất đai, lao động và vốn).
2.2.2. Lý thuyết thương mại hiện đại
2.2.2.1. Lý thuyết khoảng cách công nghệ
Theo lý thuyết về khoảng cách công nghệ, sự khác biệt về công
nghệ là nguyên nhân chính dẫn đến thương mại giữa các nước phát
triển.
9
2.2.2.2. Lý thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế
Học thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế được đưa ra để
giải thích hiện tượng mới gắn liền với những thay đổi của thương mại
quốc tế.
2.2.2.3. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh
Theo Mecheal Porter, tổng năng suất các nhân tố là thước đo quan
trọng nhất cho tính cạnh tranh quốc gia vì đây là yếu tố cơ bản quyết
định việc nâng cao mức sống của quốc gia xét về dài hạn.
2.2.2.4. Lý thuyết lợi thế so sánh động
Paul Krugman đã chứng minh rằng thương mại nội ngành là do sự
đa dạng về chủng loại sản phẩm và đặc tính sản xuất.
2.2.2.5. Lý thuyết về toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh
tế quốc tế
Toàn cầu hoá và khu vực hoá là quá trình hình thành, phát triển
thị trường toàn cầu và khu vực, làm tăng sự tương tác và tuỳ thuộc
lẫn nhau, trước hết về kinh tế, giữa các nước thông qua sự gia tăng
các luồng giao lưu hàng hoá và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các
quốc gia cùng với sự hình thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm
quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế.
2.3.1. Lợi thế so sánh của mỗi nước
Lợi thế so sánh của mỗi nước là một trong những nhân tố quyết
định cơ cấu xuất nhập khẩu. Các quốc gia sẽ xuất khẩu những sản
phẩm mà mình có lợi thế, và nhập khẩu trở lại những hàng hóa mà
trong nước sản xuất không có hiệu quả.
2.3.2. Chính sách thương mại
Chính sách thương mại là một hệ thống các quy định, công cụ và
biện pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt
động thương mại trong và ngoài nước ở những thời kỳ nhất định
nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội.
10
2.3.3. Nỗ lực của doanh nghiệp
Sự cố gắng của các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong
việc cải thiện quan hệ thương mại hàng hóa song phương. Đầu tư vào
trang thiết bị, dây chuyền công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng mặt
hàng xuất khẩu.
2.3.4. Điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước
Các điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước
bao gồm số lượng dân số, trình độ và truyền thống văn hóa, mức
sống và thị hiếu của dân cư, thói quen tiêu dùng, nhu cầu thị trường...
2.3.5. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý ảnh hưởng lớn tới cơ cấu thương mại. Các giao dịch
thương mại giữa hai quốc gia có khoảng cách địa lý quá xa sẽ khó
xảy ra nếu không có những lý do đủ mạnh hoặc có những hấp dẫn lợi
nhuận nhất định.
2.3.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp tạo ra động lực để thúc đẩy xuất khẩu, thay thế
nhập khẩu hoặc làm gia tăng khối lượng hàng hóa trung gian là đầu
vào cho sản xuất giữa công ty mẹ của nước đầu tư và công ty chi
nhánh tại nước sở tại, FDI sẽ làm gia tăng cả xuất khẩu và nhập khẩu
2.4. Các tiêu chí đánh giá dòng thương mại hàng hóa quốc tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa; Tốc độ tăng trưởng của kim
ngạch xuất nhập khẩu; Cấu trúc hàng hóa: Các tiêu chí về chất lượng
có thể bao gồm; Hàm lượng công nghệ; Chất lượng hàng hóa.
2.5. Thực tiễn về thương mại hàng hóa quốc tế
2.5.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Với xu thế tự do hóa thương mại, Hàn Quốc đã chú trọng việc nâng
cao năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất bằng việc nâng cao trình
độ về công nghệ, do vậy chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt các
chính sách hỗ trợ như hỗ trợ các hoạt động R&D, ưu đãi thuế đối với
nhà đầu tư máy móc thiết bị, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
11
2.5.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chính sách giảm xuất khẩu các
mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, các sản phẩm gây ô nhiễm môi
trường và các sản phẩm tiêu hao nhiều năng lượng như cao su, hóa
chất, nội thất làm từ gỗ và một số thiết bị làm từ sắt thép. Không chỉ
dựa vào lợi thế cạnh tranh nhờ nhân công giá rẻ, mà phải hướng tới
tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA
VIỆT NAM VỚI 4 NƯỚC ASEAN PHÁT TRIỂN
3.1. Bức tranh chung về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam với thế giới và với các nước ASEAN
3.1.1. Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với thế giới
Việt Nam đã mở rộng và nâng cao chất lượng phát triển quan hệ
kinh tế-thương mại với nhều quốc gia, tổ chức kinh tế, tổ chức
thương mại của khu vực và thế giới. Với sự nỗ lực của minh nên mặc
dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2000-2014 vẫn luôn đạt mức
năm sau cao hơn năm trước. Số liệu thông kê cho thấy: KNXNK năm
2005 bằng 229,8% của năm 2000; số liệu tương ứng của năm 2010
bằng 521,5% so với 2000 và bằng 227% so với 2005; số liệu của năm
2014 bằng 989,6% so với 2000, bằng 189,8% so với 2010, và bằng
430,68% so với 2005.
Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 đạt
150.040 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2013; tổng giá trị hàng
hóa nhập khẩu đạt 148.060 triệu USD và tăng 12,1% so với năm
2013. Nếu như suốt thời lỳ 10 năm (2002-2011) Việt Nam luôn ở
tình trạng nhập siêu, thì sau đó liên tiếp trong 3 năm liền kể từ năm
2012, kinh tế Việt Nam đã đạt xuất siêu, với 748,8 triệu USD (năm
2012), 0,3 triệu USD (năm 2013) và 2.368 triệu USD (năm 2014).
12
3.1.2. Kim ngạch và chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu Việt
Nam với ASEAN
Tổng kim ngạch thương mại song phương của Việt Nam đối với
các quốc gia ASEAN có sự tăng trưởng hết sức mạnh mẽ trong giai
đoạn 2000 - 2014: Nếu tổng kim ngạch XNK Việt Nam với các nước
ASEAN năm 2000 đạt 688,78 triệu USD thì năm 2005 đạt 15.067,85
triệu USD (bằng 218,79% của năm 2000); năm 2010 đạt 26.772,18
triệu USD (bằng 388,69% của năm năm 2000 và bằng 177,65% của
năm 2005) thì năm 2013 đạt 39.871,48 triệu USD (bằng 578,87 %
của năm 2000 và bằng 264,58% của năm 2005), sang năm 2014 con
số này là 42.090,3 triệu USD (bằng 611,09% của năm 2000; 279,3%
của năm 2005 và bằng 105,56% của năm 2013).
Hình: KNXNK hàng hóa giữa Việt Nam với khối ASEAN
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.
- Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2000 là 2.533,78 triệu USD,
năm 2005 đạt 5.743,52 triệu USD (bằng 226,68% so với năm 2000);
năm 2010 đạt 10.364,66 triệu USD (bằng 409,06% so với năm 2000
và bằng 180,46% so với 2005); Năm 2014 đạt 13.004,5 triệu USD
(bằng 513,24% so với năm 2000, bằng 226,42% so với năm 2005 và
bằng 125,47% so với năm 2010);
13
- Giá trị nhập khẩu hàng hóa năm 2000 là 4.354 triệu USD, năm
2005 đạt 9.326,33 triệu USD (bằng 214,2% so với năm 2000); năm
2010 đạt 16.407,53 triệu USD (bằng 376,84% so với năm 2000 và
bằng 175,93% so với 2005); Năm 2014 đạt 22.246,2 triệu USD (bằng
510,94% so với năm 2000, bằng 238,53% so với năm 2005 và bằng
135,59% so với năm 2010). Mặc dù, động thái thương mại hàng hóa
của Việt Nam với thế giới từ năm 2000 đến 2011 luôn ở tình trạng
nhập siêu và bắt đầu từ 2012 đã vận động theo xu hướng xuất siêu
(cán cân thương mại dương), nhưng riêng đối với khối ASEAN trong
suốt cả thời kỳ 15 năm này (2000 – 2014) Việt Nam vẫn luôn trong
tình trạng nhập siêu.
3.1.3. Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với
ASEAN
Nếu tổng kim ngạch thương mại hàng hóa 2 chiều của Việt Nam
với các nước ASEAN năm 2000 tập trung nhiều nhất là Singgapore
(với triệu 3.508,69 USD); thứ 2 là Thái Lan (với 1.146,5 triệu USD);
thứ 3 là Malaysia (với 782,35 triệu USD); thứ 4 là Indonesia (với
575,09 triệu USD) thì năm 2013 trật tự của 4 vị trí đứng như sau: (1)
Thái Lan (với 9.352,99 triệu USD); (2) Malaysia (với 9.080,38 triệu
USD); (3) Singapore (với 8.376,63 triệu USD) và (4) Indonesia (với
4.869,59 triệu USD). Trật tự của năm 2014 như sau: (1) Thái Lan
(với 10.568,3 triệu USD); (2) Singapore (với 9.782,9 triệu USD); (3)
Malaysia (với 8.135,8 triệu USD) và (4) Indonesia (với 3.385 triệu
USD).
Như vậy, nếu xét về vị trí trong tổng giá trị kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước ASEAN suốt cả thời kỳ
2000 - 2014 có sự thay đổi chút ít của 4 vị trí đứng đầu nhưng về
thực tiễn của 15 năm vừa qua cho thấy, bốn thị trường: Thái Lan,
Singapore, Malaysia, Indonesia chính là những thị trường chủ yếu
trong thương mại hàng hóa của Việt Nam với các nước ASEAN.
14
3.2. Động thái thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với 4 nước
ASEAN phát triển (Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia)
3.2.1. Bức tranh chung về thương mại hàng hóa giữa Việt Nam
với 4 nước ASEAN phát triển
- Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa (hai chiều) của Việt Nam
với 4 nước này chiếm tỷ trọng 83,73% tổng kim ngạch của cả khối
ASEAN. Trong đó, KNXNK với Singapore chiếm 31,21%; với Thái
Lan chiếm 22,50%; với Malaysia chiếm 18,26% và với Indonesia
chiếm 11,15%.
- Về giá trị tuyệt đối: Nếu năm 2000 tổng KNXNK của Việt Nam
với 4 nước ASEAN đạt 6.012,6 triệu USD thì năm 2005 là 13.090
triệu USD (bằng 217,71% của năm 2000); năm 2010 là 21.857 triệu
USD (bằng 363,51% của năm 2000 và bằng 166,97% của năm 2005);
năm 2013 đạt 31.680 triệu USD (bằng 4047,65% của năm 2000 và
bằng 1.859,21% của năm 2005) và năm 2014 đạt 35.886 triệu USD
(bằng 596,84% của năm 2000 và bằng 164,19% của năm 2010).
- Tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong
thời kỳ 2000 - 2014 từ 4 nước này chiếm tới 91,7% của tổng kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ cả khối ASEAN. Trong đó, nhập
khẩu từ Singapore chiếm 37,82%; từ Thái Lan chiếm 27,63%; từ
Malaysia chiếm 16,38% và từ Indonesia chiếm 9,88%.
- Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong
thời kỳ 2000 - 2014 sang 4 nước này chiếm tới 70,19% của tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang cả khối ASEAN. Trong đó, xuất
khẩu sang Singapore chiếm 21,25%, sang Malaysia chiếm 21,09%,
sang Thái Lan chiếm 14,77%, và sang Indonesia chiếm 13,07%.
Về cán cân thương mại: Đối với 4 nước ASEAN phát triển, trong
suốt cả thời kỳ 15 năm Việt Nam luôn ở trong trạng thái nhập siêu
(năm thấp nhất, năm 2001, cũng nhập siêu tới 2055,9 triệu USD).
15
3.2.2. Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Singapore
3.2.2.1. Động thái thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với
Singapore thời kỳ 2000 - 2014
Singapore là quốc gia trong ASEAN mà Việt Nam có tổng kim
ngạch thương mại hàng hóa lớn nhất của cả thời kỳ 2000 - 2014, với
104.151,06 triệu USD (chiếm 31,23% tổng kim ngạch của cả khối).
Nếu năm 2000 kim ngạch XNK của Việt Nam với Singapore đạt
3.508,69 triệu USD thì con số này của năm 2013 là 8.376,63 triệu
USD (bằng 310% của năm 2000) và năm 2014 là 9.832,9 triệu USD
(bằng 280,24% của năm 2000 và 158,02% của 2010).
Trong tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của Việt Nam với
Singapore thời kỳ 15 năm (2000 - 2014), có giá trị xuất khẩu là
28.306,3 triệu USD; giá trị nhập khẩu là 75.844,76 triệu USD. Cân
đối thương mại giữa 2 quốc gia là - 47.538,46 triệu USD. Trong suốt
cả thời kỳ này Việt Nam thường nhập siêu hàng hóa từ Singapore
3.2.2.2. Một số đặc điểm của thị trường Singapore trong quan hệ
thương mại hàng hóa với Việt Nam
Nằm ở vị trí chiến lược trong vùng lưu thông hàng hóa giữa châu
Á, châu Úc, châu Âu, Trung Đông và Mỹ. Singapore là một trong
những nền kinh tế mở nhất và cũng độc lập nhất trên thương trường
quốc tế.
3.2.3. Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Thái Lan
3.2.3.1. Động thái thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Thái
Lan thời kỳ 2000-2014
Thái Lan luôn là đối tác đứng vị trí thứ 2 (sau Singapore), với
tổng KNXNK của thời kỳ 2000 - 2014 là 75.055,82 triệu USD
(chiếm 22,5% tổng KNXNK của Việt Nam với cả khối ASEAN).
Nếu như năm 2000 kim ngạch thương mại hàng hóa Việt Nam -
Thái Lan đạt 1.146,5 triệu USD (chiếm 16,6% trong tổng kim ngạch
Việt Nam - ASEAN) thì năm 2009 đạt 5.828,3 triệu USD, bằng
16
373,6% của năm 2000 (chiếm 25,8% trong tổng kim ngạch Việt Nam
- ASEAN); năm 2010 đạt 6.785,12 triệu USD, bằng 336,2% của năm
2000 (chiếm 25,3% trong tổng kim ngạch Việt Nam - ASEAN) và
năm 2014 đạt 10.568,3 triệu USD, bằng 987,9% của năm 2000
(chiếm 30% trong tổng kim ngạch Việt Nam - ASEAN).
Về cán cân thanh toán: 15 năm (2000-2014) Việt Nam thường
xuyên ở trạng thái nhập siêu hàng hóa từ Thái Lan.
3.2.3.2. Một số đặc điểm cơ bản của thị trường Thái Lan
Xuất khẩu chính của Thái Lan là gạo, hàng dệt may và giầy dép,
sản phẩm thủy sản, cao su, đồ trang sức, xe hơi, máy tính và các thiết
bị điện. Thái Lan là nước xuất khẩu số 1 thế giới về gạo, xuất khẩu
hơn 6,5 triệu tấn gạo mỗi năm. Lúa là cây trồng quan trọng nhất
trong cả nước, với khoảng 55 % diện tích đất canh tác được sử dụng
cho sản xuất lúa gạo.
3.2.4. Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Indonesia
3.2.4.1. Động thái thương mại hàng hóa của Việt Nam với
Indonesia thời kỳ 2000 - 2014
Nếu như tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của Việt Nam với
Indonesia năm 2000 đạt 575,09 triệu USD thì năm 2005 là 1.168,84
triệu USD (bằng 203,24% của năm 2000); năm 2010 là 3.342,61 triệu
USD (bằng 581,23% của năm 2000) và năm 2014 là 5.385 triệu USD
(bằng 936,38% của năm 2000).
Trong tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của Việt Nam với
Indonesia năm 2000 có 236,6 triệu USD giá trị kim ngạch xuất khẩu
và 338,49 triệu USD giá trị kim ngạch nhập khẩu. Cân đối thương
mại giữa 2 quốc gia năm 2000 là -101,89 triệu USD. Số liệu tương
ứng của năm 2014 là: 2.891,2 triệu USD giá trị kim ngạch xuất khẩu
và 2.493,8 triệu USD giá trị kim ngạch nhập khẩu. Cân đối thương
mại giữa 2 quốc gia năm 2014 là +397,4 là triệu USD.
17
Điểm nổi bật trong thương mại hàng hóa của Việt Nam với
Indonesia là trong 4 năm liên tiếp gần đây (2011, 2012, 2013, 2014)
Việt Nam luôn đạt được mức xuất siêu, với tổng giá trị kim ngạch
xuất siêu là 753,82 triệu USD, trong đó: 111,35 triệu USD (2011);
110,26 triệu USD (2012); 134,81 triệu USD (2013) và 397,4 triệu
USD (2014).
3.2.4.2. Đặc điểm của thị trường Indonesia đối với hoạt động xuất,
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với Indonesia
Indonesia - một thị trường lớn với dân số 250 triệu người (nước
có dân số đứng thứ 4 thế giới, và đông dân nhất trong khối ASEAN)
và có hệ thống phân phối hàng hóa tốt, nhu cầu tiêu thụ hàng nhập
khẩu lớn do chất lượng và giá cả phù hợp. Tuy nhiên, do có hơn 86%
dân số theo đạo Hồi nên các sản phẩm chế biến, thực phẩm muốn
nhập khẩu vào thị trường này cần phải có chứng nhận Halal (tiêu
chuẩn đạo Hồi) được Indonesia công nhận. Đặc điểm tiêu dùng của
thị trường Indonesia sẽ chi phối hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam.
3.2.5. Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Malaysia
3.2.5.1. Động thái thương mại hàng hóa của Việt Nam với
Malaysia thời kỳ 2000 - 2014
Trong tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của Việt Nam với
Malaysia đạt 60.891,98 triệu USD (chiếm 18,26% tổng KNXNK của
Việt Nam với cả khối ASEAN), trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt
28.046,41 triệu USD (chiếm 21,09% tổng kim ngạch XK của Việt
Nam với cả khối ASEAN) kim ngạch nhập khẩu đạt 32.845,57 triệu
USD (chiếm 16,38% tổng kim ngạch NK của Việt Nam với cả khối
ASEAN).
Ngoại trừ năm 2009 và năm 2014 còn nhìn chung tổng kim ngạch
thương mại hàng hóa của Việt Nam với Malaysia thường đạt mức
năm sau cao hơn năm trước. Nếu kim ngạch thương mại hàng hóa
18
của Việt Nam với Malaysia năm 2000 đạt 782,35 triệu USD thì năm
2013 (năm cao nhất) tổng kim ngạch đã đạt tới 9.080,38 triệu USD
(bằng 1160,7% của năm 2000) và năm 2014 (tuy có giảm so với
2013) cũng có tổng kim ngạch đạt 8.135,8 triệu USD (bằng 1039,9%
của năm 2000).
Về quan hệ giữa xuất và nhập khẩu trong tổng kim ngạch thương
mại hàng hóa giữa Việt Nam và Malaysia thời kỳ 2000 - 2014 thì chỉ
có 3 năm (2000, 2012, 2013) đạt giá trị xuất siêu (năm 2012 đạt kim
ngạch xuất siêu cao nhất: 1.088,25 triệu USD), các năm còn lại đều ở
tình trạng nhập siêu (với tổng kim ngạch nhập siêu tới 6.517 triệu
USD). Trong đó có 2 năm (2010, 2011) nhập siêu với kim ngạch cao
nhất: năm 2010 nhập siêu 1.320,27 triệu USD, năm 2011 nhập siêu
1.148,91 triệu USD.
3.2.5.2. Đặc điểm của thị trường Malaysia đối với hoạt động xuất,
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với Malaysia
Malaysia cũng là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất
khẩu dầu cọ và cao su, ca cao và hạt tiêu, đồng thời là nước xuất
khẩu về gỗ khối và các sản phẩm từ gỗ. Sản lượng dầu cọ của
Malaysia hiện chiếm khoảng 39% tổng sản lượng toàn cầu và 44%
lượng dầu cọ xuất khẩu trên thế giới.
3.3. Đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam
với ASEAN nói chung và 4 nước ASEAN phát triển nói riêng
3.3.1. Đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với
ASEAN
Thứ nhất, đối với Việt Nam, thương mại nội khối ASEAN là một
trong những động lực quan trọng giúp nền kinh tế trong nước phát
triển.
Thứ hai, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với các
nước ASEAN có từ rất lâu.
19
Thứ ba, sản phẩm nông sản của Việt Nam có mặt ở hầu hết thị
trường các nước ASEAN.
Thứ tư, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu đã có tác động tích cực tới các
ngành sản xuất trong nước.
Thứ năm, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước
ASEAN phát triển từ năm 2000 đến năm 2014, đã có sự cải thiện
theo hướng tăng dần tỷ trọng trao đổi nhóm hàng hóa có hàm lượng
chất xám và khoa học công nghệ, trong khi giảm dần tỷ trọng nhóm
hàng hóa nguyên liệu, đặt biệt là dầu thô.
Thứ sáu, về các yếu tố địa lý, sinh thái phải được nghiên cứu, xem
xét để có quyết định đúng đắn về cách thức, phương hướng, nội dung
kinh doanh.
Thứ bảy, nhìn chung các nước ASEAN đều đang tích cực chuẩn
bị các tiền đề cho quan hệ thương mại hàng hóa theo khuôn khổ
“Cộng đồng Kinh tế ASEAN” một cách hiệu quả.
3.3.2. Đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với
4 nước ASEAN phát triển
Thứ nhất, trong suốt cả thời kỳ 15 năm (2000 - 2014) tổng kim
ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam với 4 nước
ASEAN phát triển luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kim ngạch trao
đổi hàng hóa với cả khối ASEAN.
Thứ hai, trong trao đổi hàng hóa với các nước ASEAN phát triển,
tỷ trọng hàng hóa có công nghệ cao ngày càng tăng, thể hiện ở các
mặt hàng công nghiệp tăng lên trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang
Singapore, Thái Lan, Indonesia và Malaysia của Việt Nam.
Thứ ba, mặc dù Việt Nam và 4 nước ASEAN có nhiều nhóm hàng
hóa có những đặc tính cơ bản tương đồng, nhưng trong những năm
gần đây đã có những biểu hiện của sự chuyển hướng từ cạnh tranh
sản phẩm sang xu hướng liên kết, hợp tác,...
20
3.3.3. Một số hạn chế trong quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt
Nam với các nước ASEAN phát triển nhìn từ góc độ của Việt Nam
Thứ nhất, mặc dù đã được cải thiện về cơ cấu mặt hàng nhưng đến
nay vẫn tồn tại tình trạng nhiều mặt hàng Việt Nam ở dưới dạng thô,
sản phẩm chế biến sâu còn ít nên giá trị gia tăng không cao, năng lực
cạnh sản phẩm vẫn còn thấp
Thứ hai, các chính sách thương mại đã có biến chuyển theo hướng
tự do hóa thương mại nhưng vẫn chưa đủ mức độ tự do hóa cần thiết
để khuyến khích thương mại hai chiều.
Thứ ba, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước còn
yếu, nhiều sản phẩm của Việt Nam chưa cạnh tranh được với các sản
phẩm của các nước ASEAN-4
Thứ tư, Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa có đầy đủ
thông tin về thị trường, nên đánh giá tiềm năng của thị trường
ASEAN còn thấp.
Chương 4
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM
VỚI 4 NƯỚC ASEAN PHÁT TRIỂN
4.1. Bối cảnh thế giới và trong nước có tác động đến quan hệ
thương mại hàng hóa của Việt Nam với các nước ASEAN phát triển
4.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới
4.1.2. Một số yếu tố kinh tế quốc tế tác động đến quan hệ thương
mại hàng hóa giữa Việt Nam với 4 nước ASEAN phát triển
Sau 20 năm tham gia ASEAN có thể nói là việc nước ta đã mở
cửa thị trường thông qua cắt giảm thuế quan theo Hiệp định
CEPT/AFTA, thực hiện các cam kết trong ASEAN có tác động trực
tiếp tới sản xuất, tiêu dùng cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu.
Các nước ASEAN có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự Việt Nam,
do đó, hàng hóa từ các nước này chủ yếu mang tính cạnh tranh hơn là
21
thay thế với hàng hóa của ta. Cho tới nay, Việt Nam nhập siêu chủ
yếu từ các nước châu Á đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và
ASEAN (trong năm 2008, Việt Nam nhập siêu tới 25,775 tỷ USD từ
Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN). Đa số nguyên nhiên phụ liệu,
vật tư thiết bị máy móc được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc,
Đài Loan, Singapore và Thái Lan do có lợi thế về vận tải, giá cả và
tính phù hợp, đặc biệt ASEAN và Trung Quốc vẫn là những đối tác
cung ứng lớn nhất của Việt Nam.
4.1.3. Bối cảnh trong nước
4.1.3.1. Thuận lợi:
Những thành tựu của 30 năm đổi mới đã tạo ra thế và lực nước ta
lớn mạnh. Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội tiếp tục giữ vững ổn
định và không ngừng phát triển. Cùng với quá trình tái cơ cấu nền
kinh tế, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý điều hành được nâng lên.
Kinh tế vĩ mô ổn định hơn; các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn
cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường đang từng bước đi vào
cuộc sống, phát huy hiệu quả. Nền kinh tế vẫn đang duy trì mức tăng
trưởng khá so với nhiều quốc gia trong khu vực. Cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch đúng hướng và chất lượng sản phẩm có nhiều cải thiện.
4.1.3.2. Khó khăn
Sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các
doanh nghiệp và toàn nền kinh tế còn thấp so với yêu cầu và so với
mặt bằng chung trong nước và thế giới, trong khi lộ trình thực hiện
đầy đủ các cam kết AFTA, WTO, AEC, TPP... và các hiệp định quốc
tế khác đang và sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các
doanh nghiệp.
4.2. Quan điểm, định hướng phát triển thương mại hàng hóa của
Việt Nam với thế giới nói chung và các nước ASEAN nói riêng
- Hạn chế xuất khẩu tài nguyên không tái tạo như than đá và dầu
thô.
22
- Tăng tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu trong nước.
- Định hướng các doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu.
- Đầu tư vào công nghệ.
- Đầu tư phát triển vào nhân lực (nhất là nhân lực chất lượng cao).
4.3. Giải pháp
4.3.1. Giải pháp đối với nhóm hàng hóa nhập khẩu
- Nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất. Nhập khẩu tư liệu sản
xuất phần nào phản ánh mức độ đầu tư cho công nghệ, dây chuyền
sản xuất.
- Nhập khẩu nhóm hàng hóa trung gian.
- Nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng.
4.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất
khẩu
- Cách thức cơ bản quan trọng nhất bền vững nhất để nâng cao
năng lực cạnh tranh đó là nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Coi trọng những ngành công nghiệp mà Việt Nam có lợi thế
cạnh tranh so với ASEAN trong chiến lược công nghiệp hóa.
- Phát triển theo cụm
4.3.3. Điều chỉnh chính sách thuế quan
4.3.3.1. Cải cách thuế quan nhằm phát huy lợi thế so sánh
4.3.3.2. Cải cách thuế quan nhằm chuyển hướng thương mại
4.3.3.3. Xây dựng và điều chỉnh lộ trình cắt giảm thuế quan trong
CEPT, cộng đồng kinh tế ASEAN, TPP
4.3.4. Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan
4.3.4.1. Hoàn thiện các biện pháp hiện đang áp dụng
4.3.4.2. Xây dựng và thực hiện các biện pháp phi thuế mới
4.3.4.3. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa
4.3.4.4. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn môi trường
23
4.3.5. Một số giải pháp khác
4.3.5.1. Xây dựng, củng cố các yếu tố nền tảng cho phát triển xuất
nhập khẩu nhanh và bền vững
4.3.5.2. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, gắn
với bảo vệ môi trường
4.3.5.3. Cấu trúc lại nền kinh tế để đảm bảo độ an toàn cần thiết
trong điều kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng
tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu
4.3.5.4. Tiếp tục xây dựng, củng cố các trụ cột của năng lực cạnh
tranh quốc gia
24
KẾT LUẬN
Quan hệ thương mại hàng hóa của Việt Nam với thế giới và với
khối ASEAN, trên cơ sở thực tiễn và các số liệu thu thập được (từ Bộ
Công thương, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê và Phòng
thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI) luận án đã tập trung
phân tích chi tiết quan hệ thương mại hàng hóa của Việt Nam với 4
nước ASEAN phát triển. Kết quả phân tích cho thấy: (1) các nước
ASEAN nói chung và 4 nước ASEAN phát triển nói riêng có vị trí rất
quan trọng trong quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế của Việt
Nam. Các nước này là một trong những cơ sở, động lực thúc đẩy tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. (2) Từ trước đến nay và
khả năng cả trong tương lai việc quan hệ thương mại hàng hóa của
Việt Nam với 4 nước ASEAN phát triển (Singapore, Thái Lan,
Indonesia, Malaysia) sẽ chi phối kết quả thương mại hàng hóa của
Việt Nam với cả khối ASEAN. (3) Trong quan hệ thương mại hàng
hóa của Việt Nam với 4 nước ASEAN phát triển, tuy có nhiều nhóm
hàng hóa có đặc tính tương đồng - yếu tố gây cạnh tranh khi cùng
xuất hiện trên thị trường thế giới, nhưng đây cũng chính là điều kiện
quyết định sự thành công của các nước nếu cùng thực hiện tốt chính
sách hợp tác, liên kết, tạo thành nhóm trong chuỗi sản xuất sản phẩm
chi phối thị trường thế giới. (4) Thực tiễn đặt ra yêu cầu, Việt Nam
phải chủ động, tích cực thực hiện đầy đủ các cam kết song phương,
khu vực và đa phương; có chính sách, biện pháp cải cách và điều
chỉnh thích hợp để tận dụng tối đa tất cả các cơ hội mở ra trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, vượt qua thách thức, đồng thời giảm
thiểu các tác động không mong muốn. Trên cơ sở xác định rõ ràng
các mục tiêu khi tiến hành các cuộc đàm phán, tham gia các định chế
kinh tế quốc tế và khu vực, cũng như các quan hệ kinh tế - thương
mại song phương; tiến trình hội nhập phải được thực hiện trên cơ sở
và phù hợp với quá trình đổi mới bên trong của nền kinh tế; coi trọng
và khai thác mọi cơ hội tham gia đàm phán quốc tế ở mọi cấp độ; kết
hợp chặt chẽ giữa lợi ích bộ phận với lợi ích toàn thể, giữa lợi ích
trước măt và lợi ích lâu dài trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_he_thuong_mai_hang_hoa_giua_viet_nam_vo.pdf