Để nâng cao vai trò vốn con người trong giảm nghèo bền vững,
ngoài việc thay đổi cách tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều
để từ đó tiếp cận giảm nghèo đa chiều và triển khai các giải pháp
giảm nghèo toàn diện; phải tạo ra những điều kiện, môi trường thuận
lợi để vốn con người phát huy vai trò một cách tối đa; và quan trọng
hơn cả là phải nâng cao vốn con người cho người nghèo.
13 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
THÁI PHÚC THÀNH
VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI TRONG
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ LAO ĐỘNG
MÃ SỐ: 62340201
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. PHẠM THÚY HƯƠNG
2. PGS. TS. NGUYỄN VĨNH GIANG
Phản biện:
1. PGS. TS. LÊ THANH HÀ
2. TS. LƯU BÍCH NGỌC
3. TS. NGUYỄN MẠNH HẢI
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Trường Đại học kinh tế quốc dân
Vào hồi: ngày tháng năm 2014
Có thế tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Đại học kinh tế quốc dân
1
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài: Hỗ trợ người nghèo về giáo dục, dạy
nghề sẽ nâng cao trình độ giáo dục, chuyên môn kỹ thuật, cải thiện
vốn con người của người nghèo. Nhưng vai trò của vốn con người
trong giảm nghèo như thế nào? Làm như thế nào để nâng cao vai trò vốn
con người để giảm nghèo bền vững? vừa là những câu hỏi đặt ra trong
thực tiễn triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo ở Việt Nam, vừa là
những câu hỏi có tính khoa học, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng vai trò vốn con
người trong giảm nghèo và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò vốn
con người để giảm nghèo bền vững.
Kết cấu luận án: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án
được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ và vai trò của vốn con
người trong giảm nghèo bền vững;
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Phân tích thực trạng vai trò của vốn con người trong
giảm nghèo bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010;
Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của vốn con
người trong giảm nghèo bền vững đến năm 2020
Những nội dung cơ bản Luận án được trình bày tóm tắt
theo các Chương như sau:
2
Chương 1.
Cơ sở lý luận về mối quan hệ và vai trò của vốn
con người trong giảm nghèo bền vững
1.1. Vốn con người
1.1.1. Khái niệm: Vốn con người là tập hợp các kiến thức, khả
năng, kỹ năng mà con người tích lũy được. Vốn con người là một
loại tài sản sinh kế.
Hình 1.1: Các yếu tố cấu thành vốn con người
Nguồn: NCS xây dựng trên cơ sở lý luận về các yếu tố cấu thành vốn con
người
1.1.2. Vốn con người có một số đặc trưng cơ bản là khó có
thể tách biệt các yế tố cấu thành; thuộc về cá nhân; nhưng vừa có
tính cá nhân, vừa có tính cộng đồng; có hiệu ứng ngoại sinh; có tính
“bản địa”; và bao hàm cả mặt lượng và và chất.
1.1.3. Vốn con người chịu tác động của nhiều yếu tố như đặc
điểm nhân khẩu học, văn hóa - xã hội, cơ sở hạ tầng, môi trường tự
nhiên, kinh tế, chính trị, chính sách và thể chế, giáo dục và đào tạo,
gia đình.
1.1.4. Các tiêu chí phản ánh vốn con người: Trong phạm vi
luận án, vốn con người đươc phản ánh và tiếp cận nghiên cứu theo
hai nhóm: nhóm thứ nhất, kiến thức giáo dục đào tạo chính quy bao
gồm kiến thức giáo dục phổ thông và kiến thức chuyên môn – như là
Kỹ năng
Kiến thức
Khả năng
VỐN CON NGƯỜI
Hiểu biết, đo bằng
trình độ
Điều kiện chủ quan
hoặc tự nhiên để thực
hiện
Năng lực vận dụng
kiến thức vào thực tế
3
kiến thức chung, phản ánh thông qua bằng cấp giáo dục phổ thông và
bằng cấp chuyên môn kỹ thuật (CMKT); nhóm thứ hai, kiến thức và
kỹ năng cụ thể về sản xuất, chi tiêu và ứng phó rủi ro.
1.2. Nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững
1.2.1. Khái niệm: Giảm nghèo bền vững được hiểu là tình trạng
đạt được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản/mức sống/mức thu
nhập cao hơn mức chuẩn (nghèo) và duy trì được mức thỏa mãn
những nhu cầu cơ bản/mức sống/mức thu nhập trên mức chuẩn đó
ngay cả khi gặp phải các cú sốc hay rủi ro; giảm nghèo bền vững có
thể được hiểu với nghĩa đơn giản là thoát nghèo bền vững hay không
tái nghèo. Nghèo và thoát nghèo bền vững là các kết quả sinh kế.
1.2.2. Giảm nghèo bền vững được phản ánh thông qua các tiêu chí chủ
yếu: (i) Thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, (ii) Cải thiện và duy trì thu
nhập; và (iii) Thoát nghèo và không tái nghèo.
Hình 1.2: Các tiêu chí phản ánh giảm nghèo bền vững
Nguồn: NCS xây dựng trên cơ sở lý luận về các tiêu chí phản ánh giảm nghèo
bền vững
1.2.3. Giảm nghèo bền vững chịu tác động của nhiều yếu tố,
như tài sản sinh kế, chiến lược và hoạt động sinh kế với nghĩa là các
yếu tố bên trong hay nội lực; và nhóm các yếu tố bên ngoài như thị
trường, thể chế, chính sách, khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giảm nghèo, cơ
sở hạ tầng, môi trường tự nhiên,...
Giảm
nghèo bền
vững
Thu nhập tăng và duy trì ở
mức cao
Thỏa mãn các nhu cầu cơ
bản
Thoát nghèo và không tái
nghèo
4
1.3. Vị trí và mối quan hệ của vốn con người với giảm nghèo
được thể hiện khá rõ trong lý thuyết về sinh kế, với các nội dung cơ bản
sau:
Sinh kế là cách thức con người sinh sống, bao gồm các tài sản
sinh kế và các hoạt động cần có để đảm bảo phương tiện sinh sống.
Tài sản sinh kế hay vốn sinh kế bao gồm những thứ thuộc
quyền sở hữu hay sử dụng của con người, có thể sử dụng, khai thác
trong quá trình sinh sống; được phân chia một cách tương đối thành
5 nhóm: vốn con người, vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn vật chất và
vốn xã hội – Vốn con người là một tài sản sinh kế
Hoạt động sinh kế là sự kết hợp các vốn sinh kế trong quá
trình sinh sống để tạo ra các kết quả sinh kế. Trong đó vốn con người
có vai trò điều phối, quyết định.
Kết quả sinh kế là kết quả của các hoạt động sinh kế, phản ánh
thông qua sự thay đổi các tài sản sinh kế sau một thời gian nhất định
– Thoát nghèo bền vững là một kết quả sinh kế.
Các yếu tố tác động từ bên ngoài bao gồm môi trường tự
nhiên, kinh tế-xã hội, thể chế, chính sách, thị trường, đặc biệt chú
ý các tác động tiêu cực, gây ra sốc và rủi ro.
Hình 1.4: Mô hình sinh kế giản đơn
Nguồn: NCS phát triển trên cơ sở mô hình sinh kế do ILSSA/ADB xây dựng
trong“ Đánh giá thị trường có sự tham gia“ (2005)
Tài
sản
SK
Vốn con
người Vốn tự
nhiên
Vốn tài chính
Vốn vật chất Vốn xã hội
Kết quả
sinh kế
Chiến lược,
hoạt động SK
Các yếu tố tác
động từ bên ngoài
5
1.4. Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững
Với nghĩa “vai trò“ được hiểu là chức năng, là tác động, lý luận
về vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững được phát
triển trên cơ sở mối quan hệ giữa vốn con người và giảm nghèo theo
lý thuyết sinh kế: Vốn con người được đặt ở vị trí trung tâm, trong
mối quan hệ mật thiết với các tài sản sinh kế khác, tác động đến giảm
nghèo bền vững thông qua tác động đến thu nhập, tình trạng thoát
nghèo và không tái nghèo.
1.4.1. Vai trò của vốn con người đối với mức độ thỏa mãn các
nhu cầu cơ bản, tình trạng thoát nghèo và không tái nghèo
Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững được xem là
vai trò của một loại tài sản sinh kế có chức năng đặc biệt trong việc tạo ra
các kết quả sinh kế (thoát nghèo và không tái nghèo) thông qua các cơ chế
sau:
- Quyết định các tài sản sinh kế khác và tác động trực tiếp đến
mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người;
- Quyết định chiến lược sinh kế của hộ gia đình;
- Quyết định các hoạt động sinh kế, quyết định phương thức kết
hợp các tài sản sinh kế trong các hoạt động sinh kế;
- Quyết định khả năng thích ứng, điều chỉnh để phù hợp với
những tác động từ bên ngoài;
- Quyết định khả năng tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
các hoạt động sinh kế, tăng năng suất lao động;
Xu hướng tác động chung và chủ yếu là vốn con người cao hơn,
chiến lược sinh kế hợp lý hơn, hoạt động sinh kế hiệu quả hơn, khả
năng thích ứng cao hơn, tài sản sinh kế tốt hơn.
6
Tuy nhiên vốn con người phát huy tốt nhất vai trò đối với giảm
nghèo khi nó phù hợp với các điều kiện thực tiễn bao gồm các tài sản
sinh kế khác và các tác động từ bên ngoài.
1.4.2. Vai trò của vốn con người đối với thu nhập
Vốn con người tác động tới thu nhập thông qua các cơ chế khác
nhau; cơ bản và quan trọng nhất là tác động làm tăng năng suất lao
động; tác động tới thu nhập thông qua quyết định khu vực làm việc
của lao động – người có trình độ cao hơn làm việc ở khu vực có thu
nhập cao hơn; tác động đến quy mô hộ gia đình hay tỷ lệ phụ thuộc –
người có trình độ cao hơn thường sinh ít con hơn, các chỉ số này ảnh
hưởng trực tiếp đến thu nhập bình quân đầu người của hộ,...
Trên cơ sở lý thuyết sinh kế và các khái niệm liên quan,
khung lý thuyết về vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền
vững được phát triển như Hình 1.5.
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: NCS xây dựng trên cơ sở lý luận về vai trò của vốn con người trong giảm
nghèo bền vững
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỪ BÊN
NGOÀI: rủi ro
GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG:
- Tăng thu nhập
- Thoát nghèo và
không tái nghèo;
- Mức độ thỏa
mãn các nhu cầu
cơ bản
VỐN CON NGƯỜI:
- Kiến thức giáo dục, đào tạo chính quy:
Bằng cấp giáo dục phổ thông và bằng cấp
CMKT
- Kiến thức và kỹ năng cụ thể:
+ Kiến thức và kỹ năng sản xuất: hiểu biết
về sản xuất, KH-KT, tổ chức thực hiện
+ Kiến thức và kỹ năng chi tiêu: kiến thức
sử dụng vốn, kế hoạch chi tiêu và cách
thức chi tiêu
+ Kiến thức và kỹ năng ứng phó rủi ro
CÁC VỐN SINH
KẾ KHÁC:
- Vốn tái chính
- Vốn vật chất
- Vốn tự nhiên
- Vốn xã hội
7
Chương 2.
Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp tiếp cận, nội dung và phương pháp phân tích
2.1.1. Cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu: Luận án tiếp cận và
phân tích thực trạng theo 3 nội dung lớn, 5 mối quan hệ cơ bản, các mối
quan hệ cụ thể và phương pháp phân tích được tóm tắt trong Bảng 2.1:
Bảng 2.1: Các nội dung, các mối quan hệ và phương pháp phân
tích thực trạng
Nội dung Các mối quan
hệ cơ bản
Các mối quan hệ cụ thể Phương pháp phân tích, nguồn
dữ liệu và công cụ chính
1. Vai trò của
VCN đối với
thu nhập
1. Trình độ giáo
dục phổ thông,
chuyên môn kỹ
thuật với thu
nhập
- Trình độ của chủ hộ
với thu nhập
- Trình độ của lao động
với thu nhập của lao
động trong các khu vực
việc làm khác nhau
- Trình độ của chủ hộ
với tỷ lệ phụ thuộc
- Trình độ lao động với
khu vực làm việc của
lao động
Phương pháp: Phân tích thống
kê
Nguồn dữ liệu: VHLSS 2004,
2006, 2008, 2010.
Công cụ: STATA, mô hình
Mincer
2. Kiến thức cụ
thể, kỹ năng cần
thiết với thu
nhập
- Kiến thức, kỹ năng sản
xuất với thu nhập
- Kiến thức, kỹ năng chi
tiêu với thu nhập
- Kiến thức, kỹ năng
ứng phó rủi ro với thu
nhập
Phương pháp: Phân tích thống kê
Nguồn dữ liệu:
+ Thứ cấp: Các báo cáo, nghiên
cứu
+ Sơ cấp: Điều tra hộ gia đình
do NCS thực hiện
Công cụ: STATA
2. Vai trò của
VCN đối với
thoát nghèo
bền vững
3. Trình độ giáo
dục phổ thông,
chuyên môn kỹ
thuật với thoát
nghèo bền vững
- Trình độ giáo dục với
mức độ nghèo
- Trình độ giáo dục và
các tình trạng nghèo
khác nhau
Phương pháp: Phân tích thống kê
Nguồn dữ liệu:
+ Điều tra hộ gia đình do NCS
thực hiện
+ VHLSS 2010 và 2012
Công cụ: STATA , mô hình
đánh giá tác động của trình độ
giáo dục đến khả năng thoát
nghèo của hộ gia đình.
4. Kiến thức, kỹ
năng cụ thể với
thoát nghèo bền
vững
- Kiến thức, kỹ năng sản
xuất với các tình trạng
nghèo
- Kiến thức, kỹ năng chi
tiêu với các tình trạng
nghèo
- Kiến thức, kỹ năng
Phương pháp: Phân tích thống
kê
Nguồn dữ liệu: Điều tra hộ gia
đình do NCS thực hiện
Công cụ: STATA
8
ứng phó rủi ro với tình
trạng nghèo
3. Vai trò của
VCN đối với
thỏa mãn các
nhu cầu cơ bản
5. Trình độ giáo
dục với các tài
sản sinh kế
Trình độ giáo dục với
các chỉ tiêu về nhà ở,
nước sạch, nhà vệ sinh,
phương tiên đi lại,
phương tiện nghe nhìn
Phương pháp: Phân tích thống
kê
Nguồn dữ liệu: VHLSS 2010
Công cụ: STATA
2.1.2. Phương pháp phân tích: Luận án sử dụng 2 phương
pháp phân tích thống kê chính:
1) Phân tích thống kê mô tả được sử dụng để phân tích các
mối quan hệ giữa trình độ giáo dục phổ thông, chuyên môn kỹ thuật
với thu nhập; giữa kiến thức cụ thể, kỹ năng cần thiết đối với thu
nhập; giữa trình độ giáo dục phổ thông, chuyên môn kỹ thuật với
thoát nghèo bền vững; giữa kiến thức, kỹ năng cụ thể với thoát nghèo
bền vững; giữa trình độ giáo dục với các tài sản sinh kế;
2) Tương quan tuyến tính và phân tích hồi quy thông qua 2
mô hình sau:
- Mô hình Mincer với dạng hàm lnYt = a0 + a1S + a2t + a3t2 +
biến khác được sử dụng trong phân tích mối quan hệ giữa trình độ
chuyên môn kỹ thuật với thu nhập của lao động làm công hưởng
lương, tự làm phi nông nghiệp, tự làm nông nghiệp. Trong đó: Yt là
thu nhập ròng trong năm t; S là số năm đi học; t là số năm biểu thị
kinh nghiệm tiềm năng; t2 là bình phương số năm kinh nghiệm tiềm
năng; ao là hệ số; a1 là giá trị ước lượng suất sinh lợi của việc đi học,
giải thích phần trăm tăng thêm của thu nhập khi tăng thêm một năm
đi học; a2 là hệ số giải thích phần trăm tăng thêm của thu nhập khi
kinh nghiệm tiềm năng tăng thêm một năm; a3 là hệ số biểu thị mức
độ suy giảm của thu nhập biên theo thời gian làm việc.
- Mô hình đánh giá tác động của trình độ giáo dục đến khả năng
thoát nghèo của hộ dạng hàm Probit được xây dựng và sử dụng để
phân tích mối quan hệ giữa trình độ giáo dục phổ thông, chuyên môn
kỹ thuật với thoát nghèo bền vững. Với giả định là Y nhận giá trị là 1
khi là hộ nghèo hoăc là 0 khi hộ không nghèo tùy thuộc vào đặc
điểm I của hộ gia đình được xác định bởi các biến độc lập thì xác
suất để Y=1 là cao hay thấp, hay khả năng rơi vào nghèo của hộ là cao
9
hay thấp. Giả sử đặc điểm I của hộ được xác định như sau: I = β1 +β2X2i
(với X2i là các biến độc lập); khi đó tồn tại một mức giới hạn I* để: Y=1
nếu I I*. Do I* không quan sát được, ta giả thiết I* = I +
u (trong đó u là yếu tố ngẫu nhiên của mô hình); khi đó: Ii* = β1 + β2X2i +
ui..
2.2. Nguồn dữ liệu
2.2.1. Nguồn dữ liệu sơ cấp
- Điều tra hộ gia đình: Một cuộc điều tra quy mô 270 hộ, gồm 3
nhóm đối tượng: nghèo kinh niên, tái nghèo và thoát nghèo bền
vững; cỡ mẫu của mỗi nhóm đối tượng là 90 hộ. Hộ điều tra được
chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống; trên cơ sở
danh sách đối tượng của xã; địa bàn điều tra là 3 xã/tỉnh, xã được
chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên trên cơ sở danh sách xã của mỗi
tỉnh. Mẫu hộ được phân bổ đều trên địa bàn 6 tỉnh Yên Bái, Hà Nội
(địa bàn Hà Tây cũ), Nghệ An, Kon Tum, Quảng Nam và Trà Vinh,
đại diện cho 6 vùng.
- Bên cạnh điều tra hộ gia đình theo Phiếu điều tra, nghiên cứu
tổ chức phỏng vấn sâu 25 hộ gia đình; nghiên cứu 20 trường hợp cá
nhân, hộ điển hình; tham vấn/tọa đảm với 4 nhóm đối tượng cán bộ,
đại diện hộ thoát nghèo bền vững, hộ tái nghèo.
2.2.2. Nguồn dữ liệu thứ cấp
- Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam các năm 2002, 2004,
2006, 2008, 2010, 2012 là điều tra mẫu do TCTK tổ chức thực hiện
với cỡ mẫu 45.000 hộ trên 3000 địa bàn xã cho cuộc điều tra chính
và 1 mẫu phụ 9000 hộ cho module điều tra chi tiêu hộ gia đình. Quy
mô, nội dung, chất lượng số liệu của cuộc điều tra đáp ứng cơ bản
yêu cầu thông tin nghiên cứu của luận án về: thu nhập, tình trạng
việc làm, giáo dục-đào tạo, nhà ở, tài sản,
- Các nguồn dữ liệu thứ cấp khác, bao gồm: các báo cáo nghiên
cứu, báo cáo hành chính, niên giám thống kế và nhiều tài liệu xuất
bản.
10
Chương 3.
Phân tích thực trạng vai trò vốn con người trong giảm
nghèo bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010
3.1. Thực trạng nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn
2000-2010
Tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh từ 37% năm 1998 xuống 12% năm
2010. Tuy nhiên, tình trạng rơi nghèo và tái nghèo cao, lên tới 30%
so với số thoát nghèo; tình trạng nghèo kinh niên lớn, chiếm tới 9%
số hộ; nông thôn luôn là khu vực nghèo đói tập trung, chiếm hơn
90%, và bị ảnh hưởng của nhiều loại hình rủi ro, gần 50% số hộ bị
rủi ro, nhất là thiên tai; tài sản sinh kế như nhà ở, đất sản xuất, tiết
kiệm, thu nhập, công cụ lao động, phương tiện sinh hoạt,... còn hạn
hẹp và vốn con người thấp, cụ thể là trình độ giáo dục bình quân
thấp, tỷ lệ lao động có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật thấp, thiếu kiến
thức cụ thể, thiếu kỹ năng cần thiết...
Trên thực tế, mối quan hệ giữa vốn con người với thình trạng
thỏa mãn các nhu cầu cơ bản thể hiện khá rõ ràng thông qua mối
quan hệ thuận giữa trình độ của chủ hộ với mức độ thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản về ăn (nước sạch), ở (nhà ở, nhà vệ sinh), y tế (nước sạch,
nhà vệ sinh), đi lại (phương tiện đi lại), văn hóa-xã hội (phương tiện
nghe nhìn, đi lại). Trình độ càng cao thì điều kiện hay mức độ thỏa
mãn các nhu cầu cơ bản càng cao.
Bảng 3.2: Trình độ của chủ hộ và tài sản sinh kế năm 2010
Đơn vi: %
Trình độ của chủ
hộ
Tỷ lệ hộ
có nhà bán
kiên cố,
kiên cố
Tỷ lệ hộ sử dụng
nhà vệ sinh tự
hoại, bán tự hoại,
thẩm thấu
Tỷ lệ hộ
có nước
sạch/hợp
vệ sinh
Tỷ lệ hộ có
phương
tiên đi lại
có động cơ
Tỷ lệ hộ có
thiết bị
nghe nhìn,
máy tính
Không bằng cấp 84,9 35,1 18,7 69,7 76,3
Tiểu học 90,2 49,6 22,2 84,7 86,1
THCS 95,3 54,8 22,3 89,8 90,3
THPT 97,2 75,9 39,9 94,8 90,6
CĐ, ĐH 98,3 85,2 41,0 97,0 94,0
Trên đại học 99,2 93,2 72,0 92,1 97,4
Chung 92,1 54,6 27,3 84,7 86,6
Nguồn: Kết quả xử lý VHLSS 2010 do NCS thực hiện
11
Tuy nhiên, điều kiện, môi trường không thuận lợi, thiếu nội
lực, vốn con người thấp được xác định là những nguyên nhân cơ bản
của tình trạng nghèo, tái nghèo.
3.2. Vai trò của vốn con người đối với thu nhập
3.2.1. Vai trò của trình độ giáo dục phổ thông, chuyên môn
kỹ thuật đối với thu nhập
Phân tích thống kê cho thấy: mối quan hệ có tính phổ biến là
trình độ giáo dục phổ thông, chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ
càng cao thì thu nhập bình quân càng cao và mức độ tác động của
trình độ đến thu nhập có xu hướng tăng lên, thể hiện rất rõ thông qua
khoảng cách hai đường biểu diễn thu nhập theo bằng cấp chủ hộ năm
2002 và 2010 (Đồ thị 3.2)
Đồ thị 3.2: Thu nhập bình quân và trình độ của chủ hộ
Nguồn: NCS xây dựng từ số liệu thông kê
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, số năm đi học càng tăng, tỷ
suất sinh lời của giáo dục càng lớn. Ví dụ, năm 2004 ước lượng tỷ suất
sinh lợi của một năm giáo dục cấp tiểu học là 2,66%; cấp trung học cơ
sở tăng lên 5,7%; cấp trung học phổ thông là 8,8%; dạy nghề là 9,6%;
trung học chuyên nghiệp là 10,7% và cao đẳng đại học là 12,1%.
Mặt khác, người có trình độ cao thường làm việc ở những khu
vực có năng suất lao động cao nên thu nhập cao hơn. Nông nghiệp
là ngành có năng suất lao động thấp nhất, theo số liệu thống kê 2010,
trong khi 78,2% lao động chưa học hết lớp 1 và 64,6% không có
thu nhập và trình độ
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
5000
trình độ
t
h
u
n
h
ậ
p
(
1
0
0
0
Đ
)
năm 2002
năm 2010
12
bằng cấp thì chỉ có 3% lao động có trình độ đại học và 0,6% lao
động có trình độ trên đại học làm việc ở lĩnh vực này.
Theo số liệu thống kế 2010, Tỷ lệ phụ thuộc của hộ gia đình
mà chủ hộ có trình độ cao thường thấp hơn - chưa bao giờ đến
trường là 0,82; Không có bằng cấp là 0,69; tiểu học là 0,57; THCS là
0,44 và tốt nghiệp THPT là 0,43; như vậy, một người trình độ giáo dục
phổ thông thấp hơn, không chỉ có thu nhập thấp hơn mà còn phải nuôi
nhiều người hơn so với người có trình độ cao, nên thu nhập bình quân
thấp hơn;
Kết quả phân tích hệ số tương quan giữa bằng cấp CMKT với
mức tăng thu nhập của lao động trong các lĩnh vực việc làm khác
nhau cho thấy:
- Quan hệ giữa bằng cấp CMKT đối với tăng thu nhập của lao
động làm công hưởng lương là quan hệ thuận chiều: trình độ CMKT
tăng, thu nhập của lao động làm công hưởng lương tăng và mức độ tác
động của trình độ CMKT đến thu nhập có xu hướng tăng qua các năm.
- Tác động của trình độ CMKT đối với thu nhập của lao động tự
làm phi nông nghiệp không thể hiện xu hướng; đặc biệt hơn, khi xem
xét các hệ số tương quan của nhóm nghèo tự làm phi nông nghiệp
cho thấy: trình độ tăng lên thu nhập lại càng giảm. Điều đó có nghĩa
là nâng cao trình độ CMKT không phải khi nào cũng tác động cải
thiện thu nhập của lao động tự làm phi nông nghiệp.
Bảng 3.7: Tóm tắt kết quả ước lượng hệ số tương quan giữa bằng cấp
CMKT với thu nhập của lao động nghèo tự làm phi nông nghiệp
Bằng cấp TMKT Năm 2006 Năm 2008
Không bằng cấp Tham chiếu Tham chiếu
Sơ cấp nghề -0,083*** -0,018***
Trung cấp nghề -0,056***
CĐ, ĐH trở lên
* significant at 10%; ** significant at 5%; *** significant at 1%
Nguồn: Kết quả hồi quy logarit thu nhập bình quân giờ nhóm tự làm phi nông nghiệp, số liệu
VHLSS 2004, 2006, 2008, 2010 do NCS thực hiện
- Tác động của trình độ CMKT đối với thu nhập của lao động tự
làm nông nghiệp rõ ràng là không có xu hướng, với các hệ số tương
13
quan như trong Bảng 3.8 có thể kết luận: trình độ CMKT tác động
không tích cực đối với thu nhập của lao động tự làm nông nghiệp.
Bảng 3.8: Tóm tắt kết quả ước lượng hệ số tương quan giữa
bằng cấp CMKT với thu nhập bình quân của nhóm tự làm nông
nghiệp
Bằng cấp CMKT Năm 2004 Năm 2008
Không bằng cấp Tham chiếu Tham chiếu
Sơ cấp nghề -0,026*** -0,077***
Trung cấp nghề -0,041*** -0,112***
Trung học CN -0,020*** 0,297***
CĐ, ĐH trở lên 0,037*** 0,206***
* significant at 10%; ** significant at 5%; *** significant at 1%
Nguồn: Kết quả hồi quy logarit thu nhập bình quân giờ của nhóm lao động nghèo tự làm nông
nghiệp, số liệu VHLSS 2004, 2006, 2008, 2010 do NCS thực hiện
3.2.2. Vai trò của kiến thức, kỹ năng cụ thể đối với thu nhập
Môt số kết quả phân tích thống kê cho thấy: Kiến thức, kỹ năng
cụ thể tác động mạnh đến thu nhập, thậm chí tác động mạnh hơn
so với kiến thức giáo dục phổ thông; tương quan giữa kiến thức
nông nghiệp với thu nhập ước lượng được là 0,272; trong khi hệ số
tương quan của kiến thức giáo dục phổ thông chỉ là 0,034.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất lao động, cải
thiện thu nhập; Kết quả khảo sát đã chứng minh, ứng dụng khoa học
kỹ thuật của người nghèo ở Lai Châu tác động làm năng suất lúa tăng
18,2%, ngô tăng 26% và chè tăng 11,9%; ở Phú Yên, chi phí sản
xuất của hộ nghèo giảm 30-40%, thu nhập bình quân tăng 45%,
Nâng cao hiểu biết và kỹ năng tạo ra sự thay đổi tích cực về
chiến lược và hoạt động sinh kế, góp phần cải thiện thu nhập:
Khoảng 42% hộ nghèo có dự định thay đổi về sản xuất sau các lớp
tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng; hơn 54% số đó đã có những
thay đổi trong sản xuất và 58,6% số thay đổi có cải thiện thu nhập.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cụ thể sẽ nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn lực và nâng cao thu nhập; thu nhập bình quân của các
hộ nông dân sau khi tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất
14
được báo cáo là tăng lên 14%; phân tích các trường hợp điển hình
cho thấy phần lớn các hộ có cải thiện thu nhập nhờ sự thay đổi cách
thức sử dụng, khai thác các nguồn nội lực. Một số nghiên cứu cũng
đã ước lượng được thu nhập bình quân của những hộ nghèo có kiến
thức, kỹ năng về thị trường cao hơn 16-21%.
Kiến thức, kỹ năng chi tiêu tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới
thu nhập; thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo có kế hoạch
tiết kiệm cao hơn 7,1%; mức tiết kiệm bình quân hộ nghèo có kế
hoạch chi tiêu cao hơn 1,42 lần; các số liệu thống kê cho thấy có mối
quan hệ thuận giữ thu nhập bình quân và kiến thức, kỹ năng chi tiêu
cao của hộ.
Kiến thức, kỹ năng ứng phó rủi ro có vai trò quan trọng trong việc
phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại thu nhập. Phân tích số liệu thông kê
và nghiên cứu trường hợp cho thấy mức độ hiểu biết, kinh nghiệm thiên
tai càng cao thì mức độ thiệt hại, thất thoát thu nhập do thiên tai càng
thấp. Số liệu thống kê cho thấy: Thiệt hại về thu nhập từ nông nghiệp
trong năm của nhóm chủ hộ tự đánh giá là hiểu biết rất rõ về thiên tai
là 20-30%, thiết hại đối với nhóm hiểu biết vừa phải tăng lên 30-
40%, nhóm ít hiểu biết là 40-50% và nhóm không hiểu biết lên tới
50-70%.
3.3. Vai trò của vốn con người đối với thoát nghèo bền vững
3.3.1. Vai trò của trình độ giáo dục phổ thông, chuyên môn
kỹ thuật đối với thoát nghèo bền vững
Về cơ bản, số liệu kê đều cho thấy quan hệ thuận giữa trình độ giao
dục phổ thông, CMKT: Trình độ càng cao, mức độ nghèo càng thấp.
Phân tích số liệu thống kê giữa các năm 2004 và 2010 cho thấy
rất rõ chuyển dịch của nhóm trình độ cao hơn từ nghèo sang không
nghèo và ngược lại; Điều đó có nghĩa là người có trình độ cao hơn sẽ
có cơ hội thoát nghèo cao hơn.
Kết quả ước mô hình đánh giá tác động của trình độ giáo dục tới
khả năng nghèo của hộ gia đình ở Việt Nam (Bảng 3.13) cho thấy:
15
- Hệ số của nhóm làm công hưởng lương (Paid) là: -0,026 có
nghĩa là nếu làm công hưởng lương khả năng thoát nghèo cao hơn
2,6%; hệ số của nhóm tự sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
(Bussiness) là: -0,074 tương đương với khả năng thoát nghèo cao
hơn 7,4%; trong khi đó hệ số tương quan của nhóm tự làm nông
nghiệp (selfAgr) là: 0,029, tương đương nguy cơ rơi nghèo của hộ là
2,9%.
- Hệ số tương quan giữa số năm đi học (Schooling) với nghèo
là: -0,016; điều đó có nghĩa là mỗi năm giáo dục tăng thêm sẽ có tác
động làm giảm 1,6% nguy cơ nghèo của hộ, hay tăng 1,6% khả năng
thoát nghèo của hộ gia đình;
- Hệ số của biến tương tác Schooling*SelfAgr bằng 0,004; có
nghĩa là tác động của một năm đi học của nhóm tự làm nông nghiệp
đối với nguy cơ nghèo cao hơn so với các nhóm việc làm khác 0,4%.
Bảng 3.13: Kết quả ước lượng mô hình đánh giá tác động
của trình độ giáo dục đến khả năng nghèo
Yếu tố
Hệ số ước
lượng
(Coef.)
Std.
Err.
Tác động
biên
(dy/dx)
Std.
Err. P>z
Quy mô hộ (size) 0.029 0.000 0.005 0.000 0.000
Thành thị-nông thôn (ttnt) -0.230 0.001 -0.039 0.000 0.000
Dân tộc (dtoc) 0.860 0.001 0.145 0.000 0.000
Giới (gender) 0.006 0.001 0.001 0.000 0.000
Tuổi (age) -0.006 0.000 -0.001 0.000 0.000
Làm công hưởng lương (paid) -0.156 0.001 -0.026 0.000 0.000
Tự làm nông nghiệp (selfAgr) 0.175 0.001 0.029 0.000 0.000
Tự làm phi nông nghiệp (bussiness) -0.440 0.001 -0.074 0.000 0.000
Số năm đi học (schooling) -0.096 0.000 -0.016 0.000 0.000
Biến tương tác
schooling*SelfAgr 0.026 0.000 0.004 0.000 0.000
Year -0.076 0.000 -0.013 0.000 0.000
_cons 151.922 0.536 0.000
Nguồn: Ước lượng mô hình từ VHLSS 2010-2012 do NCS thực hiện
Tuy nhiên, phân tích kết quả điều tra cho thấy: Không có sự
khác biệt đáng kể về trình độ giáo dục, chuyên môn kỹ thuật của chủ
hộ cũng như của lao động giữa các nhóm thoát nghèo bền vững, tái
16
nghèo hay nghèo kinh niên; trình độ giáo dục phổ thông của chủ hộ
hay của lao động đều thấp - tỷ lệ chủ hộ chưa tốt nghiệp THPT tương
ứng là: 77,8% - 80,0 và 82,7; tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp THPT
tương ứng là 75,5% - 75,9% và 76,8%; trình độ nghề của lao động
của tất cả các nhóm cũng đều thấp - tỷ lệ lao động không có trình độ
nghề tương ứng các nhóm là: 74,6% - 74,1% và 79,8%. Như vậy, có
thể thấy vai trò của trình độ giáo dục, CMKT không thực sự rõ ràng
đối với các tình trạng nghèo.
Phân tích trường hợp và kết quả khảo sát cho thấy, nhiều hộ có
cải thiện đáng kể trình độ giáo dục nhưng vẫn bị tái nghèo, rơi nghèo
hay vẫn nghèo; trong khi đó, có nhiều hộ không cải thiện được trình
độ giáo dục nhưng vẫn thoát nghèo bền vững; cho thấy không phải
khi nào trình độ giáo dục cũng tác động tích cực đến giảm nghèo.
3.3.2. Vai trò của kiến thức, kỹ năng cụ thể đối với thoát
nghèo bền vững
Có sự khác biệt lớn về kiến thức, kỹ năng sản xuất giữa các
nhóm hộ có tình trạng nghèo khác nhau. Theo kết quả điều tra hộ
gia đình, cơ hội tiếp cận dịch vụ khuyến nông của các hộ rất cao, trên
73% và không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm. Tuy nhiên,
trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thực tế lại rất khác
nhau giữa các nhóm. Tỷ lệ sử dụng phân bón đúng kỹ thuật (theo
hướng dẫn) trong tổng số hộ trồng trọt của nhóm thoát nghèo bền
vững cao nhất - 65,2%; nhóm tái nghèo là 33,4% và nhóm nghèo
kinh niên là 31,1%. Tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi xử lý chuồng trại,
tiêm phòng (theo hướng dẫn) của nhóm thoát nghèo bền vững cũng
cao nhất, 30,2%; trong khi nhóm tái nghèo là 15,8% và nhóm nghèo
kinh niên chỉ là 10,3%.
Kiến thức, kỹ năng chi tiêu có quan hệ chặt chẽ với các tình
trạng nghèo của hộ: Kết quả điều tra cho thấy 61,3% hộ thoát nghèo
bền vững có kế hoạch chi tiêu; trong khi tỷ lệ này của nhóm tái
nghèo là 35,3% và nghèo kinh niên là 21,9%; 48,1% hộ thoát nghèo
bền vững mua sắm trên cơ sở kế hoạch, trong khi tỷ lệ này của nhóm
tái nghèo là 35,6% và nhóm nghèo kinh niên chỉ là 14,2%; Tỷ lệ hộ
có kế hoạch sử dụng vốn vay của nhóm thoát nghèo bền vững là hơn
17
79,1% ; tái nghèo là 37,2% và nhóm nghèo kinh niên chỉ là 33,8%;
hơn 60% hộ thoát nghèo bền vững sử dụng vốn đúng mục đích, tỷ lệ
này của nhóm tái nghèo là 41,2% và nghèo kinh niên là 43,2%.
Có sự khác biệt rất lớn về kiến thức, kỹ năng phòng tránh rủi ro giữa
nhóm thoát nghèo bền vững với nhóm tái nghèo hay nghèo kinh niên
Theo kết quả điều tra, 87,2% chủ hộ thoát nghèo bền vững được
xem là có kiến thức về rủi ro; trong khi tỷ lệ này của nhóm tái nghèo
là 65,3% và nghèo kinh niên là 68,0%. Và 62,6% chủ hộ thoát nghèo
bền vững được xem là có kỹ năng phòng tránh rủi ro, thì tỷ lệ này
của nhóm tái nghèo là 34,7% và nghèo kinh niêm chỉ là 29,3%.
Trình độ hiểu biết, kỹ năng cụ thể1càng cao thì khả năng
thoát nghèo bền vững của hộ càng lớn: mặc dù cơ cấu các nhóm hộ
như nhau, nhưng 73,2% tổng số hộ có trình độ hiểu biết và kỹ năng
cụ thể ở mức cao là thoát nghèo bền vững; trong khi chỉ có 14,6% là
tái nghèo và 12,2% là nghèo kinh niên. Ngược lại, chỉ có 15,2% hộ
thoát nghèo bền vững thuộc nhóm có trình độ hiểu biết, kỹ năng cụ
thể ở mức thấp.
Bảng 3.24: Hiểu biết, kỹ năng cụ thể của chủ hộ và tình trạng nghèo
Đơn vị: %
Hiểu biết, kỹ năng cụ
thể của chủ hộ
Thoát nghèo
bền vững
Tái
nghèo
Nghèo
kinh niên
Tổng
cộng
Mức cao 73,2 14,6 12,2 100,0
Mức trung bình 36,7 34,2 29,1 100,0
Mức thấp 15,2 40,0 44,8 100,0
Cơ cấu hộ điều tra 33,3 33,3 33,3 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra hộ do NCS thực hiện và xử lý
1
Luận án phân chia trình độ hiểu biết và kỹ năng cụ thể của hộ trên cơ sở 3 tiêu chí: (i) có ứng
dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt hoặc chăn nuôi, (ii) có kế hoạch chi tiêu và (iii) có kiến
thức về rủi ro thành 3 mức; mức cao: là thỏa mãn cả 3 tiêu chí, mức trung bình: thỏa mãn 2
tiêu chí và mức thấp: là thỏa mãn dưới 2 tiêu chí.
18
Chương 4.
Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò vốn con
người để giảm nghèo bền vững đến năm 2020
4.1. Bối cảnh và định hướng
Trong bối cảnh mới, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế
và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên còn
nhiều khó khăn, thách thức lớn như bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát,
thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu, vốn con người thấp, sức ép
về việc làm tăng, vấn đề nghèo trở nên đa dạng,
Một số định hướng lớn về giảm nghèo cũng như hỗ trợ giáo
dục, đào tạo, dạy nghề, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nhằm nâng cao
vốn con người đã được xác đinh, tạo ra định hướng và hành lang
pháp lý quan trọng trong giảm nghèo và nâng cao vốn con người
trong những năm tới.
4.2. Quan điểm về nâng cao vai trò vốn con người để giảm
nghèo bền vững trong khuôn khổ chương trình giảm nghèo
Thứ nhất, để nâng cao vốn con người cho người nghèo để
giảm nghèo, bên cạnh hỗ trợ nâng cao kiến thức chung cần đặc biệt
chú trọng nâng cao kiến thức cụ thể, kỹ năng cần thiết cho người
nghèo;
Thứ hai, để phát huy được vốn con người trong giảm nghèo,
thì kiến thức, kỹ năng cho người nghèo phải phù hợp với điều kiện
thực tiễn đời sống và sản xuất của người nghèo. Điều đó cũng có
nghĩa là hỗ trợ sản xuất trong giảm nghèo phải phù hợp với thực
trạng vốn con người của người nghèo;
Thứ ba, người nghèo là chủ thể và có vai trò quyết định đối
với việc nâng cao và sử dụng vốn con người của chính họ. Người
nghèo cần nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò của chính họ, vai trò
của kiến thức và kỹ năng trong giảm nghèo bền vững mà từ đó
không ỷ lại, chủ động, tích cực học tập, ứng dụng kiến thức, kỹ năng
vào đời sống sản xuất để giảm nghèo bền vững.
19
4.3. Giải pháp nâng cao vai trò vốn con người trong giảm nghèo
bền vững
4.3.1. Đổi mới cách tiếp cận nghèo và giảm nghèo
Theo khái niệm cơ sở của luận án, nghèo thực chất là vấn đề đa
chiều vì các nhu cầu cơ bản thực chất là rất đa dạng, đa khía cạnh.
Nhưng thực tế “nghèo” ở Việt Nam mới chỉ được tiếp cận đơn chiều,
thông qua thu nhập; trong khi thu nhập không thể phản ánh được đầy
đủ tính đa dạng, đa khía cạnh của các nhu cầu hay mức độ thỏa mãn
các nhu cầu cơ bản. Cách tiếp cận đơn chiều bản thân nó đã bộc lộ
tính không toàn diện, không bền vững. Do vậy, phải đổi mới cách
tiếp cận để đảm bảo can thiệp giảm nghèo một cách toàn diện và hiệu
quả.
Nghèo đa chiều có thể tiếp cận trên cơ sở lý thuyết sinh kế,
hướng đến mục tiêu thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về: giáo dục-đào
tạo, chăm sóc sức khỏe, đất sản xuất, nhà ở, tài sản sinh hoạt, tiết
kiệm.
4.3.2.Tạo điều kiện, môi trường để nâng cao vai trò
vốn con người trong giảm nghèo
Các giải pháp vĩ mô: Đảm bảo tăng trưởng để thúc đẩy giảm
nghèo và đảm bảo điều kiện thực hiện các giải pháp giảm nghèo;
giảm lao động ở lĩnh vực nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ
tầng đảm bảo điều kiện tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho mọi người
dân, đảm bảo điều kiện phát triển sản xuất, phát triển cộng đồng;
giảm thiểu rủi ro đối với dân cư: phòng tránh thiên tai, giảm sốc về
kinh tế, giảm các loại dịch và bệnh tật; hoàn thiện hệ thống an sinh
xã hội;...
Các giải pháp cụ thể: Tạo điều kiện để các hộ nghèo tiếp cận
tốt nhất các nguồn lực (tài chính, vật chất, tự nhiên, xã hội,...); hỗ trợ
hộ nghèo một cách phù hợp từng giai đoạn: đảm bảo an ninh lương
thực, tăng năng xuất và sản lượng, đa dạng hóa hoạt động sản xuất và
20
phát triển; Khuyến khích và hỗ trợ đa dạng hóa các hoạt động sinh kế
tạo thu nhập, đa dạng hóa nguồn thu nhập; hỗ trợ để giảm chi phí, hỗ
trợ tiền mặt đối với hộ nghèo; hỗ trợ các điều kiện để hộ nghèo tiếp
cận và khai thác các nguồn lợi hay thế mạnh địa phương; hỗ trợ điều
kiện để cải thiện vốn xã hội của người nghèo.
4.3.3. Nâng cao vốn con người của người nghèo. Nâng cao
vốn con người cho người nghèo cần thực hiện đồng bộ theo 3 hướng:
Thứ nhất, tự nâng cao kiến thức, kỹ năng – là hướng tốt nhất
nhưng khó khăn nhất;
Thứ hai, nâng cao trình độ, kỹ năng thông qua hệ thống giáo
dục và đào tạo chính quy, đảm bảo trang bị những kiến thức, kỹ năng
chung – là hướng “rất phổ thông“, nhưng phần lớn lao động nghèo
không trong độ tuổi hay không có điều kiện để tham gia hệ thống
giáo dục chính quy;
Thứ ba, nâng cao kiến thức, kỹ năng cụ thể thông qua tập huấn,
hướng dẫn kiến thức, kỹ năng – được coi là hướng chủ đạo và phù
hợp với điều kiện thực tế của người nghèo.
Các giải pháp nâng cao vốn con người cho người nghèo cụ
thể như sau:
1) Hỗ trợ người nghèo nâng cao trình giáo dục phổ thông
2) Hỗ trợ dạy nghề đối với lao động nghèo
3) Cải thiện tình trạng việc làm sau đào tạo nghề
4) Tập huấn, hướng dẫn người nghèo một cách có hệ thống các
kiến thức, kỹ năng cụ thể và cần thiết như cách làm ăn, chi tiêu, ứng
phó rủi ro. Trong đó chú trọng các nội dung sau:
+ Nghiên cứu, phát triển tài liệu tập huấn, đào tạo “nâng cao
kiến thức, kỹ năng giảm nghèo bền vững“ đối với hộ gia đình 3 cấu
phần chính: (i) Hướng dẫn cách làm ăn, (ii) Hướng dẫn chi tiêu và
21
(iii) hướng dẫn cách thức ứng phó rủi ro, trước hết là rủi ro thiên tai
phù hợp với từng vùng, nhóm việc làm, nhóm dân tộc.
+ Đánh giá nhu cầu, xác định khoảng thiếu hụt của hộ nghèo, hộ
có nguy cơ nghèo về kiến thức, kỹ năng làm ăn, quản lý chi tiêu, ứng
phó rủi ro,..
+ Hoàn thiện phương thức nâng cao kiến thức, kỹ năng giảm
nghèo bền vững phù hợp với tình hình thực tiễn (địa bàn, dân tộc,...)
+ Triển khai các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng cho hộ
nghèo trên cơ sở nhu cầu, mức độ thiếu hụt kiến thức, kỹ năng thực
tế; tiến tới áp dụng phương thức quản lý ca/quản lý trường hợp về
nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực giảm nghèo đối với từng hộ
nghèo.
5) Nâng cao ý thức chủ động và tinh thần trách nhiệm của
người nghèo trong giảm nghèo.
4.4. Khuyến nghị: Để thực hiện được các giải pháp một cách
đồng bộ và có hiệu quả, Luận án đã khuyến nghị Chính phủ tăng
cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp vĩ mô. Khuyến nghị với Bộ
LĐTBXH chủ trì điều phối thực hiện giải pháp nâng cao vốn con
người cho người nghèo, tăng cường hiệu quả quản lý đối tượng; đổi
mới cách tiếp cận nghèo đa chiều; điều phối các hoạt động hỗ trợ
giảm nghèo và các giải pháp cụ thể để tạo điều kiện phù hợp để nâng
cao vai trò vốn con người trong giảm nghèo bền vững. Khuyến nghị
với các bộ, cơ quan liên quan, các tổ chức chính trị – xã hội tăng
cương tham gia thực hiện các giải pháp theo chức năng.
22
Kết luận
Vốn con người là tổng hòa các yếu tố thuộc về cá nhân con
người như kiến thức, kỹ năng, khả năng mà con người tích luỹ được
trong quá trình sinh sống và đặc biệt là thông qua giáo dục, đào tạo
và làm việc. Vốn con người là một tài sản sinh kế có chức năng/vai
trò điều phối, quyết định đối với các tài sản sinh kế khác, hình thành
chiến lược sinh kế, thực hiện các hoạt động sinh kế để tạo ra các kết
quả sinh kế.
Giảm nghèo bền vững là một kết quả sinh kế, có thể được phản
ánh thông qua mức độ cải thiện thu nhập, thỏa mãn các nhu cầu cơ
bản hay đơn giản là thoát nghèo và không tái nghèo.
Nhìn một cách tổng quát, vốn con người có vai trò quan trọng
đối giảm nghèo bền vững thông qua chức năng và tác động của nó
đối với thu nhập, cải thiện mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, tăng
cơ hội thoát nghèo và không tái nghèo của hộ gia đình ở Việt Nam
trong hơn 10 năm qua. Xu hướng cơ bản và phổ biến của mối quan
hệ giữa vốn con người và giảm nghèo là vốn con người cao hơn sẽ
có thu nhập cao hơn, mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản cao hơn
và khả năng thoát nghèo cao hơn.
Tuy nhiên, không phải khi nào mối quan hệ giữa vốn con người
với giảm nghèo cũng thuận chiều. Không phải khi nào nâng cao
được vốn con người cũng có thể tác động làm tăng thu nhập và thoát
nghèo bền vững bởi vì bên cạnh vốn con người còn nhiều yếu tố
khác tác động đến thu nhập, cũng như tác động đến tình trạng nghèo
đói của hộ gia đình. Mặt khác, không phải kiến thức, kỹ năng nào
cũng tác động như nhau đến thu nhập hay giảm nghèo của hộ. Trong
lĩnh vực tự làm phi nông nghiệp và tự làm phi nông nghiệp, tình
trạng bằng cấp chuyên môn kỹ thuật tăng lên nhưng thu nhập của lao
động không được cải thiện, thậm chí trong một vài năm còn bị giảm.
Tác động của trình độ giáo dục đến khả năng thoát nghèo cũng rất
khác nhau ở các lĩnh vực việc làm, trong đó tác động của trình độ
giáo dục trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là thấp nhất. Nghiên
cứu cũng cho thấy vốn con người chỉ có thể phát huy tốt vai trò, tác
động tích cực đối với thoát nghèo bền vững trong điều kiện, hoàn
23
cảnh thực tiễn phù hợp với nó. Hay nói cách khác là con người phải
có những kiến thức, kỹ năng phù hợp.
So với trình độ giáo dục phổ thông hay chuyên môn (kiến thức
chung), trình độ hiểu biết và kỹ năng cụ thể về cách làm ăn, chi tiêu,
ứng phó rủi ro có tác động mạnh mẽ hơn đến thu nhập của hộ nghèo
và rõ ràng hơn đối tình trạng thoát nghèo của hộ gia đình ở nông
thôn. Do vậy, bên cạnh việc tăng cường hỗ trợ nâng cao trình độ giáo
dục phổ thông, chuyên môn phải chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ
năng cụ thể và phù hợp cho người nghèo để giảm nghèo.
Để nâng cao vai trò vốn con người trong giảm nghèo bền vững,
ngoài việc thay đổi cách tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều
để từ đó tiếp cận giảm nghèo đa chiều và triển khai các giải pháp
giảm nghèo toàn diện; phải tạo ra những điều kiện, môi trường thuận
lợi để vốn con người phát huy vai trò một cách tối đa; và quan trọng
hơn cả là phải nâng cao vốn con người cho người nghèo.
Nâng cao vốn con người cho người nghèo để giảm nghèo bền
vững phải được xác định là một nhiệm vụ đòi hỏi sự tham gia trách
nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức chính trị xã hội;
nhưng trước hết phải được xác định là trách nhiệm của chính người
nghèo.
*********
24
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA NCS
1. Thái Phúc Thành (2001), “Vấn đề nghèo đô thị“, Tạp chí Lao
động và Xã hội, (IV/2001), Hà Nội,
2. Thái Phúc Thành (2005), “Những thác thức trong giảm nghèo
giai đoạn 2006-2010“, Tạp chí Lao động và Xã hội, (262), Hà
Nội
3. Thái Phúc Thành (2009), “Sau 2 năm gia nhập WTO và những
tác động đến lao động - việc làm“, Tạp chí Lao động và Xã hội,
(358), Hà Nội
4. Thái Phúc Thành (2009), “Khó khăn và thách thức đối với lao
động, việc làm ở nông thôn và một số giải pháp trong bối cảnh
khung hoảng kinh tế“, Tạp chí Lao động và Xã hội, (355), Hà
Nội,
5. Thái Phúc Thành (2010), “Một số bài học về vai trò của nhà
nước trong phát triển thị trường lao động ở Việt Nam“, Tạp chí
Lao động và Xã hội, (381), Hà Nội
6. Thái Phúc Thành (2010), “Giảm nghèo ở Việt Nam: Cơ hội,
thách thức và một số ý tưởng cho giai đoạn 2011-2020“, Tạp chí
Lao động và Xã hội, (378), Hà Nội
7. Thái Phúc Thành (2010), “Một số giải pháp thục đẩy chuyển
dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn“, Tạp chí Lao động
và Xã hội, (387), Hà Nội
8. Thái Phúc Thành (2012), “Giảm nghèo bền vững trong phát triển
nông thôn ở Việt Nam, Công nghiệp hóa nông thôn Hàn Quốc:
Bài học cho phát triển nông thôn Việt Nam“, Kỷ yếu Hội thảo
Khoa học Quốc tế, Nxb Kinh tế quốc dân, Hà Nội
9. Thái Phúc Thành (2013), “Nâng cao vốn con người để giảm
nghèo bền vững“, Tạp chí Lao động và Xã hội, (464 và 465), Hà
Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_thaiphucthanh_tt_0108.pdf