1. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã mở
ra một thời đại mới vẻ vang và hiển hách nhất cho lịch sử dân tộc:
thời đại Hồ Chí Minh vinh quang. Người là tấm gương tuyệt vời về
đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người
được cán bộ và nhân dân tuyệt đối tin tưởng, bạn bè kính trọng, kẻ
thù kinh sợ, lối phê phán của Người có sức mạnh lớn lao. Người có
vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều mặt, có tâm hồn nhạy cảm, có khả
năng phản ứng nhanh chóng, sắc bén trước mọi tình hình. Cả cuộc
đời Bác là sự đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập, tự do của dân
tộc, một người suốt đời hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách
mạng, phục vụ nhân dân và giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc
trên toàn thế giới.
2. Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ
phận gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.
Những sáng tác của Người hết sức phong phú, đa dạng về phong
cách nghệ thuật. Trong đó ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có
một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp thơ văn của Người nói
riêng và trong lịch sử văn học, trong đời sống tinh thần của dân tộc
nói chung. Trong quá trình sáng tác, Người đã vận dụng nhiều bút
pháp khác nhau như châm biếm, trào lộng, chất trữ tình, tính uyên
bác trí tuệ cùng với sự đa dạng phong phú về giọng điệu và ngôn từ
như giọng giễu nhại, hài hước, cợt mỉa thú vị v.v.Tất cả những bút
pháp nghệ thuật đặc sắc trên đã góp nên sự thành công xuất sắc trong
các tác phẩm văn học nói chung và trong tác phẩm ký của Nguyễn Ái
Quốc – Hồ Chí Minh nói riêng.
26 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận văn Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
ĐẶC ĐIỂM KÝ
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
TPHCM- 2010
Công trình được hoàn thành tại trường Đại Học Vinh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Trí Dũng
Phản biện 1: .................................................................
Phản biện 2: .................................................................
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Họp tại:...............................................................................
Vào lúc giờ ngày tháng năm 2010
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện:
Đại học Vinh, Đại học Sài Gòn -TPHCM
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trên con đường hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã
nhận ra văn nghệ là một thứ vũ khí vô cùng sắc bén và lợi hại. Người
dùng thơ văn nhằm đấu tranh chính trị, tiến công kẻ thù và theo sát
những nhiệm vụ của cách mạng trên từng chặng đường lịch sử của
dân tộc và tất cả đều thống nhất trên tinh thần “thép” của một người
chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người
bước đầu đặt nền móng và mở đường cho nền văn học cách mạng.
1.2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
là một khối đa dạng: phong phú về thể loại, đa dạng về bút pháp,
phong cách sáng tạo đặc sắc, ngôn ngữ sáng tác bằng tiếng Pháp,
tiếng Việt và cả tiếng Hán, chủ yếu trên các lĩnh vực: Văn chính luận,
Truyện và ký, Thơ ca. Nhưng những tác phẩm ký của Người được
viết vào những năm 20 của thế kỉ XX bằng tiếng Pháp và được đăng
trên báo Nhân đạo (Hu manite), Người cùng khổ (Le Parie) và một số
tác phẩm sau này đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống.
1.3. Văn thơ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nói chung và
một số tác phẩm ký của Người nói riêng có một vị trí đặc biệt quan
trọng trong chương trình dạy ở các trường học. Do vậy đề tài Đặc
điểm ký Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sẽ góp phần nhỏ vào quá
trình giảng dạy ký trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Cuộc đời, sự nghiệp và con người Hồ Chí Minh luôn là
đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Thống kê theo danh mục trong cuốn Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh
về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, 2007 cho đến nay các công
2
trình nghiên cứu, phê bình lớn, nhỏ về thơ văn của Người có đến gần
300 công trình. Có thể thấy các công trình nghiên cứu về thơ văn của
Người thường theo các nội dung cơ bản:
Thứ nhất, là những công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự
nghiệp thơ văn, phong cách và quan điểm văn học của Nguyễn Ái
Quốc – Hồ Chí Minh. Tiêu biểu là của các tác giả Hà Huy Giáp, Trần
Thanh Mại, Đái Xuân Ninh, Phạm Huy Thông, Cù Đình Tú,
Thứ hai, là những bài nghiên cứu, phê bình về thơ Hồ Chí
Minh như Vài suy nghĩ nhỏ về tư tưởng mĩ học Hồ Chí Minh qua
sáng tác thơ của Nguyễn Đăng Mạnh, bài Tư duy nghệ thuật trong
thơ Hồ Chí Minh của Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, bài Từ nguyên tác
đến bản dịch Nhật kí trong tù của Lê Trí Viễn...
Thứ ba, là các công trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí
Minh của các bạn nước ngoài như Haririson S.Salisbury với bài Nhà
thơ có tâm hồn một con rồng, Anilenđu Sa cơra bôrôty với bài Hồ
Chí Minh, con người giản dị và ý chí sắt thép, Viên Ưng với bài Bác
Hồ một nhà thơ lớn,
Thứ tư, là những công trình nghiên cứu, phê bình những tác
phẩm văn xuôi của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh hiện nay có
khoảng 55 công trình. Trong đó Truyện và ký là đối tượng nghiên cứu
của luận văn thì có khoảng trên 30 bài viết về các tác phẩm tiêu biểu
như Bản án chế độ thực dân Pháp, Nhật ký chìm tàu, Con người biết
mùi hun khói, Vừa đi đường vừa kể chuyện, Những mẩu chuyện về
đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,Các tác giả viết về những tác phẩm
này phải kể đến Phạm Huy Thông với Nghệ thuật viết văn của Hồ
Chủ Tịch qua Truyện và Ký; Hà Minh Đức với Tác phẩm văn của
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục, 1997; Nguyễn Đăng Mạnh,
3
Phong Lê, Phùng Văn Tửu với Vị trí Truyện và ký của Nguyễn Ái
Quốc trong văn học Việt Nam,
2.2. Phong cách nghệ thuật trong thơ văn của Người là sự
phản ánh người thật, việc thật với sự độc đáo, đa dạng và thống nhất,
kết hợp sâu sắc và nhuần nhị giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền
thống và hiện đại.
Tác giả Nguyễn Nghiệp đã nhận xét trong bài Truyện và ký
của Nguyễn Ái Quốc mở ra một giai đoạn mới trong văn học như
sau: “Sự cô đọng, súc tích, nét bút mô tả chắc mà hoạt cũng là một
đặc điểm chung của truyện và ký Hồ Chủ tịch. Khó mà tìm thấy được
một đoạn thừa, một chi tiết thừa nào trong tác phẩm của Người”.
Tác giả Hoàng Dung thì lại cho rằng: “Người đã viết những
truyện và ký như một ngòi bút phương Tây sắc sảo, điêu luyện rất
Pháp. Không hiểu điều đó, chúng ta sẽ hết sức ngỡ ngàng. Ngòi bút
của Người vốn giản dị. Giản dị vốn là phong cách hàng đầu của thơ
văn Người” (Mấy suy nghĩ về giảng văn và giảng thơ văn Bác Hồ).
Phạm Huy Thông trong Mấy lời nói đầu của tác phẩm
Truyện và ký của Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Bút pháp sở trường của
Người ở đây là châm biếm. Trong chừng mực nào nụ cười của Người
xuất phát từ phong cách trào lộng của Người, trong chừng mực nào
từ tính hài hước của người Pháp, mà phương châm sáng tác của
Người vốn gọn, nhẹ, cho nên cách viết của Người đã dễ chinh phục
bạn đọc. Lối chỉ trích của Người sắc sảo nhưng không đao to búa lớn
mà bằng cười ruồi, nói mát càng làm cho văn Người thu hút cảm
tình” [47,14-15].
Sách Văn học 12 (Tập 1), trong bài Phong cách nghệ thuật
cũng cho rằng những tác phẩm Truyện và ký của Người rất hiện đại,
thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
4
Tiếng cười trào phúng của Nguyễn Ái Quốc tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh
nhưng thâm thuý, sâu cay. Phạm Huy Thông nhận xét: “Văn tiếng
Pháp của Nguyễn Ái Quốc có đặc điểm nổi bật là dí dỏm, là hài
hước. Điều đó không ngăn Người đã viết nên những lời thắm thiết trữ
tình khi xúc động” [5,28].
Xích Điểu trong bài Văn châm biếm, đả kích địch qua một số
bài viết của Bác Hồ đã viết: “Tiếng cười đả kích châm biếm của
Bác Hồ bao giờ cũng thanh nhã, dí dỏm nhưng vẫn rất mạnh mẽ sâu
cay. Đó là tiếng cười của kẻ mạnh, của người có lòng tin sắt đá vào
thắng lợi của chính nghĩa. Nhờ vậy tác phẩm của Bác Hồ không
những gây được lòng căm thù cho người đọc, làm họ khinh miệt kẻ
địch mà còn giúp họ ý thức được sức mạnh của mình” [62,311].
Nói tóm lại, khi nhận xét về ký Nguyễn Ái Quốc có rất nhiều
ý kiến hay, xác đáng, tinh tế và nhìn chung thì tất cả những nhận xét
đó đều cho rằng ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã thể hiện được
bản lĩnh, nghị lực và bút pháp rất riêng của con người Bác.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu khảo sát
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Đặc điểm ký Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi tƣ liệu khảo sát
Về phạm vi tài liệu: Luận văn dựa vào Bản án chế độ thực
dân Pháp - Nguyễn Ái Quốc, Nxb Sự thật Hà Nội(1975); Pari(1922);
Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch (2008), Trần
Dân Tiên, Nxb Nghệ An; Vừa đi đường vừa kể chuyện (2007), TLan,
Nxb Trẻ; Nhật ký chìm tàu (1930),Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa
Lênin; Truyện và ký (1974), Nguyễn Ái Quốc, Nxb Văn học Hà
Nội,
5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi đặt ra 3 nhiệm vụ chủ yếu:
4.1. Xác định vai trò, vị trí của thể loại ký trong sự nghiệp
thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
4.2. Tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung ký Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh.
4.3. Tìm hiểu những nét đặc sắc về nghệ thuật ký Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh.
Cuối cùng rút ra một số kết luận về đặc điểm ký nói riêng
trong toàn bộ phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo của Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh nói chung. Khẳng định thêm về tính hiện đại,
tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén trong các
tác phẩm ký của Người.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi kết hợp vận dụng
những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp lịch sử - lôgic;
Phương pháp tiếp cận thi pháp học; Phương pháp phân tích - tổng
hợp; Phương pháp so sánh - đối chiếu.
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần một phần nhỏ làm rõ hơn đặc điểm nội
dung và hình thức ký của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên một
cái nhìn hệ thống, toàn diện.
Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo cho những người giảng
dạy và quan tâm đến thể loại ký.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
6
Chương 1. Thể loại ký trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Chương 2. Nội dung ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Chương 3. Nghệ thuật ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Chƣơng 1
THỂ LOẠI KÝ TRONG SỰ NGHIỆP THƠ VĂN
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
1.1. Khái niệm ký và các đặc trƣng cơ bản của ký
1.1.1. Khái niệm ký
Hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa
về ký, để có một định nghĩa tương đối chính xác về ký thì chúng ta
cần giới hạn phạm vi phản ánh của nó. Chúng ta có thể liệt kê một số
phạm vi giới hạn ký qua các hệ thống phân loại như:
*Theo hệ thống Thơ - tiểu thuyết - kịch – ký:
Theo hệ thống này, ký bao hàm các loại văn xuôi còn lại, và
nếu chấp nhận hệ thống trữ tình - tự sự - kịch thì có thể một số tác
phẩm giàu chất trữ tình mà từ trước đến nay thường được gọi là ký
tuỳ bút cần phải được xếp vào loại trữ tình.
*Theo hệ thống trữ tình - tự sự - kịch:
Hệ thống này đúng cho văn chương thẩm mỹ mà không bao
gồm hầu hết các loại, vốn không phải là văn chương thẩm mĩ nhưng
vẫn có giá trị nghệ thuật cao đó là các loại văn chính luận.
Các giới thuyết trên cho thấy ký có thể phân biệt được với
kịch, trữ tình và chính luận. Vì vậy, ký chỉ còn liên quan đến loại tự
sự.
Tóm lại, khi đưa ra khái niệm về ký thì theo xu hướng chung
hiện nay có các ý kiến như sau:
7
Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi trong “Từ điển thuật ngữ văn học”: Ký (tiếng Nga: ocherk, tiếng
Pháp: essai, reportage) là “Loại hình trung gian nằm giữa báo chí và
văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký,
du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký. Đối tượng nhận thức của thể ký
thường là “Một trạng thái đạo đức – phong hoá xã hội”, hay “Một
trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn đề xã hội nóng
bỏng”. Ký mang tính thời sự, phản ánh chân thực cuộc sống, phơi
bày hiện thực xã hội. Ký có quan điểm thể loại là tôn trọng sự thật
khách quan của đời sống, không hư cấu.
Theo Hà Minh Đức, ký văn học có thể chia làm 3 loại: ký tự
sự (phóng sự, ký sự, hồi ký, truyện ký,); ký trữ tình (tuỳ bút, nhật
ký,); ký chính luận (các dạng tiểu phẩm văn học, tạp văn, tạp
ký,).
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa ký là một “Thể văn tự sự viết
về người thật, việc thật, có ý nghĩa thời sự, trung thành với hiện thực
ở mức cao nhất”.
Trong Thuật ngữ nghiên cứu văn học, thể loại ký được
xem là “Một loại hình văn học tái hiện cuộc sống qua sự ghi chép,
miêu tả người thật, việc thật Hình tượng của ký có địa chỉ của nó
trong cuộc sống. Do đó, tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản
của nó”.
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của ký
*Tính chân thực (tiếng Pháp: véridicité)
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) thì tính chân thực là khái niệm để
chỉ “Phẩm chất tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn học, thể
hiện ở sự phù hợp sinh động giữa sự phản ánh của văn học với đối
8
tượng phản ánh của nó, ở sự thống nhất giữa chân lí nghệ thuật và
chân lí đời sống, giữa sự sáng tạo nghệ thuật với tất yếu lịch sử.
*Tính hiện thực (tiếng Pháp: réalité)
Là một hình thái ý thức xã hội, tất cả các yếu tố, các chỉnh
thể văn học, từ nội dung đến hình thức, từ trào lưu văn học đến
phương pháp sáng tác, thể loại văn học đều bắt nguồn sâu xa từ hiện
thực khách quan, từ đời sống xã hội. Do vậy tính hiện thực là một
thuộc tính tất yếu có ý nghĩa quy luật. Điều này gần như là một điều
kiện bắt buộc không thể thiếu trong một tác phẩm ký.
*Tính hấp dẫn:
Ký hấp dẫn người đọc ở nội dung phản ánh vì đó là những
vấn đề mà xã hội quan tâm và bên cạnh đó ký đã sử dụng bút pháp,
kết cấu, ngôn ngữ đa dạng, sinh động. Ký với cách sử dụng các biện
pháp châm biếm, giọng điệu hài hước pha lẫn sự giễu cợt nhằm phê
phán, lên án một con người, một hiện tượng xấu nào đó trong xã hội.
Ký cũng thể hiện thái độ xót xa thương cảm, đầy tinh thần trách
nhiệm của người viết đối với những bất công, ngang trái trong cuộc
đời. Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn của các tác phẩm ký.
1.2. Thể loại ký trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh
1.2.1. Những tác phẩm ký sáng tác trước Cách mạng tháng
Tám
Khi hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết hàng loạt
những bài ký có giá trị, vốn tri thức uyên bác, hành văn biến hoá,
dựng cảnh, dựng người gây ấn tượng đậm nét, nghệ thuật châm biếm
sắc sảo, tinh thần chiến đấu mãnh liệt. Các tác phẩm như Bản án chế
độ thực dân Pháp, hàng loạt các bài báo in trên các tờ báo Người
cùng khổ (Le Paria), Nhân đạo ( L’humanite’), Đời sống thợ thuyền
9
(La vie ouvrìere), Thư tín quốc tế (La correspondance internationale),
Sự thật (Pravđa), Tiếng còi, Công nhân Ba-kin-ski,v.v
Tác phẩm quy mô nhất là tập phóng sự điều tra Bản án chế
độ thực dân Pháp viết bằng tiếng Pháp được xuất bản năm 1925 với
hình thức nghị luận xen thể loại ký, là bản án nhằm kết án, phán xét,
tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào
đấu tranh của dân tộc thuộc địa.
Tác phẩm Pari được Nguyễn Ái Quốc viết năm 1922, đăng
trên báo Nhân đạo là câu chuyện thực về những cảnh đời ở một địa
phương nhưng lại mang ý nghĩa khái quát sâu sắc.
Nhật ký chìm tàu đã được lưu hành bí mật ở Việt Nam vào
khoảng từ năm 1934 và được lưu hành khá phổ biến ở một số tỉnh
nhất là Nghệ Tĩnh. Tác phẩm đã thắp sáng trong lòng người đọc niềm
tin vững chắc vào tiền đồ tươi sáng của cách mạng Việt Nam.
1.2.2. Những tác phẩm ký sáng tác sau Cách mạng tháng
Tám
Tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện (bút danh T Lan),
được tác giả viết năm 1950, trên đường ra mặt trận trong chiến dịch
Biên giới. Trong cuốn sách này Hồ Chí Minh hoá thân thành một cán
bộ trong đoàn tuỳ tùng (T Lan), đi công tác cùng với Hồ Chí Minh
trong rừng núi Việt Bắc và được Hồ Chí Minh kể chuyện cho nghe
nhiều chuyện về đời hoạt động của Người ở nước ngoài, từ khoảng
1923 đến 1945.
Tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ
tịch (bút danh Trần Dân Tiên) là những trang viết xúc động và chân
thực, tác giả đã nói về những chặng đường gian nan mà ông Nguyễn
trải qua cùng hai bàn tay trắng, ở những xứ sở xa lạ nhưng đó là một
chặng đường vinh quang và tự hào.
10
Giấc ngủ 10 năm (1948): Với bút danh Trần Lực, Người đã
mượn một cốt truyện, một đường dây sự kiện được xây dựng theo hư
cấu tưởng tượng để diễn đạt những tư tưởng và yêu cầu đấu tranh
cách mạng. Giấc ngủ 10 năm kể về cuộc đời của một nông dân miền
núi ở cả hai chặng đường trước và sau cách mạng.
Như vậy, chúng ta đều nhận thấy dù ở bất cứ cương vị nào,
dù ở bất cứ thời điểm nào, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đều có
những tác phẩm ký có giá trị, ký có vị trí quan trọng trong sự nghiệp
văn học của Người có lẽ vì Người “có nhiều duyên nợ với báo chí” là
như vậy.
1.2.3. Đánh giá chung về ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh
Ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh rất đa dạng và phong
phú. Tuỳ từng hoàn cảnh khác nhau mà Người viết tác phẩm khi là
hồi ký, khi viết phóng sự, khi lại ghi chép và có khi là hồi ký xen
nghị luận. Chính đặc điểm đa dạng ở thể ký mà Người được coi là
một cây bút rất tài hoa và độc đáo.
Chƣơng 2
NỘI DUNG KÝ NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
2.1. Đả kích, phê phán sâu cay bọn cƣớp nƣớc và bè lũ
bán nƣớc
Đầu tiên phải nói đến Bản án chế độ thực dân Pháp của
Nguyễn Ái Quốc, đây là một tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, xuất bản
ở Pari năm 1925, được in lại bằng tiếng Pháp tại Hà Nội năm 1994.
Năm 1960, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội in bản dịch ra tiếng Việt.
Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục, với cách hành văn ngắn
gọn, súc tích, cùng với những sự kiện đầy sức thuyết phục đã gây
được tiếng vang lớn ngay từ khi ra đời, thức tỉnh lương tri của những
11
con người yêu tự do, bình đẳng, bác ái, hướng các dân tộc bị áp bức
đi theo con đường của Cách Mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa
Mác – Lê nin, thắp lên ngọn lửa đấu tranh cho độc lập, tự do và chủ
nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam.
Bản án chế độ thực dân Pháp với những tài liệu và chứng cớ
xác thực, Nguyễn Ái Quốc đã viết lên một thiên phóng sự điều tra
sinh động, đạt tới mức nghệ thuật cao. Với tác phẩm này, Người đã
phơi bày những sự thật tàn nhẫn ở các nước thuộc địa và đồng thời đã
gây được lòng căm phẫn trong lòng người đọc phương Tây. Qua tác
phẩm, Người đã phơi bày cho người đọc thấy bộ mặt của bọn thực
dân khi đặt bộ máy cai trị ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX. Cùng với
bọn địa chủ phong kiến tay sai trong nước tiếp tay, thực dân Pháp đã
ra sức bóc lột hết sức tàn ác, dã man nhân dân ta khiến đất nước rơi
vào cảnh nước mất nhà tan, đời sống bần cùng.
Bản án chế độ thực dân Pháp có tác động lớn về nhiều mặt,
trước hết, tác phẩm này ra đời giữa lúc mâu thuẫn của chủ nghĩa đế
quốc, đặc biệt là mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa
đế quốc, giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp và đạt tới điểm bùng nổ,
tinh thần và ý chí chống đế quốc của nhân dân ta và nhân dân bị áp
bức ở các nước khác lên cao, đòi hỏi một ngọn cờ hướng đạo đúng
đắn để đi vào một cuộc chiến đấu quyết định vận mệnh lịch sử của
dân tộc.
Bản án chế độ thực dân Pháp trước hết là một bản cáo trạng.
Nó tố cáo tội ác của thực dân không chỉ ở Đông Dương, ở Việt Nam
mà ở khắp các thuộc địa như An-giê-ri, Tuy-ni-di, Tây Phi,Bản án
đã lột mặt nạ của chủ nghĩa đế quốc bằng những chứng cớ, tang vật
không thể chối cãi được. Bằng những lý lẽ đanh thép và như những
quan toà, tác phẩm đã lôi lũ thực dân, lũ cướp nước ra xét xử. Tác
12
phẩm vạch trần bản chất bóc lột tàn ác, dã man của chủ nghĩa tư bản,
chủ nghĩa thực dân.
Bản án chế độ thực dân Pháp đã giáng vào đầu bọn thực dân
và tay sai một đòn tấn công ác liệt, luận tội bọn chúng, tác giả đứng
hẳn vào hàng ngũ những người vô sản tiên tiến bênh vực cho quần
chúng lao khổ và các dân tộc bị áp bức. Đó là một phương thức cơ
bản trong sách lược tấn công của cách mạng lúc ấy và tác phẩm trở
thành tiếng nói tiêu biểu cho cái thế tấn công của thời đại.
Tác phẩm Pari đã phê phán, phủ định triệt để chủ nghĩa đế
quốc, thực dân trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các lĩnh vực từ
chính trị, kinh tế, đạo đức, xã hội, tôn giáo, vạch trần những tội ác vô
cùng dã man của bọn thực dân, giáo hội Thiên chúa giáo, bọn phong
kiến tay sai. Tác phẩm lên tiếng kết án, nguyền rủa chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc, những chính sách phân biệt đối xử, áp bức những
người dân khác màu da trong các nước thuộc địa Châu Phi.
Qua tác phẩm của mình, Nguyễn Ái Quốc đã lên án bản chất
vô cùng tàn bạo, xấu xa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Người đã
góp phần làm thức tỉnh nhân dân các nước thuộc địa cũng như làm
cho dư luận của công chúng Pháp hiểu rõ sự thật của chính sách
thuộc địa.
2.2. Phản ánh cuộc sống cơ cực của ngƣời dân thuộc địa
Bọn thực dân và phong kiến tay sai đã làm giàu trên mồ hôi
và xương máu của người dân thuộc địa. Bọn chủ đồn điền được cấp
không ruộng đất, còn nhân công là người tù khổ sai. An-giê-ri đau
khổ vì nạn đói, Tuy-ni-di cũng bị tàn phá vì nạn đói.
Bên cạnh sự chịu hàng trăm thứ thuế vô lý thì tạp dịch, khổ
sai lại là một sự bóc lột hà khắc khác mà chính quyền thực dân bày
13
ra. Hàng năm, người An Nam phải làm một số ngày không công cho
nhà nước “bảo hộ”.
Ngoài ra, người dân còn phải chịu sự phân biệt chủng tộc,
màu da. Cùng làm việc trong cùng một xưởng nhưng những người
thợ da trắng được trả lương cao hơn nhiều so với bạn đồng nghiệp
khác màu da.
Khi nói về công lý thì quả lại là một bức tranh châm biếm
khác được nói đến trong tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc. Nói về công
lý mà lại chẳng thấy công lý đâu mà chỉ thấy bất công, áp bức, cướp
của, giết người. Những người dân bản xứ phải chịu đủ mọi hình phạt,
đủ mọi bản án mà thực chất họ chẳng có tội gì cả.
Nhân dân rên xiết dưới ách thống trị hết sức tàn bạo của bọn
thực dân. Nỗi thống khổ của họ không thể kêu cùng ai, không ai nghe
họ nói và họ chỉ còn một cách đó là tự cam chịu mà thôi. Cùng với sự
mỉa mai của “công lý”, người dân nô lệ phải chịu một nỗi khổ nữa đó
là sự tham ô, ăn hối lộ của các quan cai trị nhưng công lý trong tay
chúng nên dù là các quan cai trị có tham ô, tham nhũng thế nào thì
cuối cùng “công lý” cũng đứng về phía họ.
Ngoài sự đàn áp, bóc lột về sức người, sức của thì chính
quyền thực dân còn thực hiện những chính sách hà khắc khác để dễ
bề cai trị. Đó là chính sách ngu dân. Nhân dân ngày càng nghèo đói,
do vậy, muốn có học thì trước hết họ phải chống đói. Nhưng càng
nghèo khổ thì càng thất học nhiều. Thực dân Pháp đã thực hiện âm
mưu thâm độc là làm cho dân ta càng thất học nhiều càng tốt, lúc đó
tới 95% người dân Việt Nam mù chữ. Chúng muốn dùng mọi thủ
đoạn để xâm lược và thống trị nước ta. Bản án chế độ thực dân Pháp
là những chứng cứ cụ thể không thể chối cãi được khi nói về bản chất
man rợ của bọn thực dân. Bằng trí tuệ sắc sảo và ngòi bút tấn công
14
mạnh mẽ, tác giả đã đánh thẳng vào thành trì của chế độ thực dân
xâm lược.
Trong tác phẩm Con người biết mùi hun khói Nguyễn Ái
Quốc cũng nói: Bọn thực dân không từ một thủ đoạn dã man nào để
vơ vét của cải. Điều đó thể hiện rõ nhất trong Hành hình kiểu Lin sơ,
những người da đen là giống người bị áp bức và bóc lột nặng nề nhất
trong xã hội loài người.
Tác phẩm ký Pari viết về một thành phố hoa lệ của nước
Pháp văn minh. Nguyễn Ái Quốc đã cho người đọc thấy mặt trái của
cái xã hội được coi là thượng lưu ấy. Pari đã cho thấy cuộc sống của
những người dân Pháp, của những người lao động nghèo khổ và bất
hạnh qua câu chuyện kể về sự khác biệt của ba xóm của một vùng ở
nước Pháp.
Trong tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện Người cũng đã
nói đến bộ mặt độc ác của các loại kẻ thù, từ bọn phát xít Ý, Đức đến
bọn đế quốc Anh, bọn Tàu phản động, thực dân Pháp, phát xít Nhật.
Nguyễn Ái Quốc nói về nỗi khổ nhục của người dân nô lệ,
người dân bản xứ bằng những thước phim chân thực và sinh động,
bằng những chứng cứ, những sự thật của cuộc sống cùng với thái độ
vừa xót xa vừa căm phẫn. Tác phẩm ký của Người chính là lời tố cáo
đanh thép chế độ thực dân xâm lược, đồng thời cũng là lời kêu gọi sự
thức tỉnh của những người cùng khổ.
2.3. Những vấn đề khác của đời sống cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc thầy về phương pháp cách
mạng Việt Nam. Phương pháp cách mạng của Người là vận dụng một
cách sáng tạo phương pháp luận phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin
vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng nước ta để tìm ra những con
15
đường, hình thức, biện pháp phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu giành
độc lập, tự do cho dân tộc.
Tìm hiểu những tác phẩm ký của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh, chúng ta thấy hiện lên những phẩm chất cao đẹp của một
người cộng sản. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Nguyễn
Ái Quốc với trí tuệ tuyệt vời, sự hăng say và nhiệt tình cách mạng
cùng với tính năng động cao, Người đã tiến công mạnh mẽ vào thành
luỹ của chủ nghĩa thực dân Pháp.
Tác phẩm Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin hiện lên
hình ảnh một người chiến sĩ cách mạng đã tìm ra con đường giải
phóng dân tộc, tìm thấy kim chỉ nam, thấy mặt trời soi sáng con
đường đi của chúng ta để cùng đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản.
Tác phẩm Nhật ký chìm tàu nhằm giới thiệu đất nước Nga
Xô Viết một cách sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, phù hợp với trình độ
của người lao động. Người viết dưới hình thức “hồi ký du lịch” để
nói với người Việt Nam biết về nước Nga, biết về Tổ quốc của giai
cấp vô sản thời kỳ trước cách mạng, quá trình diễn biến cách mạng,
thời kỳ sau cách mạng, về tất cả những vấn đề như các tổ chức, từ
chính quyền đến đoàn thể, từ tổ chức chính phủ Xô viết, đến tổ chức
Đảng, công đoàn, thanh niên, phụ nữ, các tổ chức Quốc tế cộng sản,
Quốc tế nông dân, những chính sách kinh tế, văn hoá xã hội và các kế
hoạch năm năm.
Trong những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh,
chúng ta cần phải nhắc đến và nhấn mạnh về tính Đảng. Bởi lẽ, đây
là phần quan trọng trong sự nghiệp của Hồ Chí Minh, là cống hiến
cực kỳ to lớn của Người đối với dân tộc và đất nước. Từ khi Đảng ra
16
đời, dù hoạt động trong nước hay ngoài nước, Hồ Chí Minh luôn đặt
vấn đề xây dựng Đảng lên hàng đầu.
2.4. Phác thảo chân dung tinh thần ngƣời chiến sĩ cách
mạng
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh hiện lên là một người chiến
sĩ cách mạng, một người trung thành với lý tưởng của Đảng, một
chiến sĩ gan dạ, kiên cường, suốt đời sống và chiến đấu cho sự
nghiệp cứu dân cứu nước.Trong suốt chặng đường dài hoạt động
cách mạng của mình, Người luôn gắn liền với Đảng và dân tộc, sự
nghiệp của Người là sự nghiệp cách mạng Việt Nam của toàn Đảng,
toàn dân. Vì vậy, các tác phẩm ký của Người đã thể hiện được chân
dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng một cách xuất sắc nhất.
Trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ
tịch, tác giả Trần Dân Tiên kể lại rằng, lúc bấy giờ ông Nguyễn là
một người yêu nước quyết tâm hi sinh tất cả vì Tổ quốc, nhưng ông
Nguyễn lúc đó “rất ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là công
hội, thế nào là bãi công và thế nào là chính đảng”. Chính vì hiểu
được điều nay mà Người bắt đầu nghĩ đến hoạt động báo chí, nhưng
hoạt động thế nào khi: “Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết báo
Pháp”. Chính vì vậy mà “nhược điểm về tri thức làm ông Nguyễn rất
khó chịu”. Ông Nguyễn làm báo với động cơ đầu tiên là tuyên truyền
cách mạng, tố cáo tội ác của thực dân. Hình ảnh người cộng sản kiên
cường vượt qua những thử thách gian truân của cảnh tù đày, người
chiến sĩ cách mạng hoạt động bền bỉ và sáng suốt trong vòng vây của
chủ nghĩa thực dân, nhà lãnh đạo thiên tài đã đưa con thuyền cách
mạng vượt qua trăm ngàn khó khăn, nguy hiểm, một nhà tư tưởng lớn
với tầm nhìn xa trông rộng trước những vấn đề của thời đại, là người
Cha, người Bác nhân hậu, lạc quan, đằm thắm tình người,tất cả
17
đều kết tụ lên một hình ảnh rực rỡ về Bác Hồ kính yêu, một người
chiến sĩ cộng sản vĩ đại của thời đại cách mạng vô sản và phong trào
giải phóng dân tộc.
Ở Người luôn có tinh thần lạc quan, cao đẹp, thanh khiết,
phong thái ung dung, cốt cách của một tâm hồn lớn. Người sống cuộc
sống gần gũi với quần chúng lao động và rất giản dị.
Nét nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh là vẻ đẹp của một tâm hồn mang chất “thép” và giàu tình
người. Tác phẩm của Người thể hiện cả một thế giới chiều rộng và
chiều sâu, bao quát một phạm vi rộng lớn với sự phát hiện chân lý
lớn lao của thời đại.
2.4.1. Hình tƣợng Hồ Chí Minh qua Những mẩu chuyện
về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch của Trần Dân Tiên
Đáp ứng nhu cầu của đông đảo quần chúng với tấm lòng yêu
mến và thành kính, quần chúng rất mong muốn được hiểu biết về
cuộc đời vinh quang nhưng cũng đầy gian truân, sóng gió của Người,
Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm Những
mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch.
Trong tác phẩm hiện lên một Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu
nước thiết tha, với ý chí quyết tâm sắt đá chiến đấu cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc. Bên cạnh hình ảnh một người chiến sĩ cộng sản ở
ông Nguyễn, tác phẩm còn cho chúng ta thấy hình ảnh một con người
không ngại khó, ngại khổ, chấp nhận cực khổ về mình mà hi sinh cho
người khác.
Tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ
tịch đã khắc hoạ được hình tượng một vĩ nhân, bộc lộ được phẩm
chất cao đẹp, một nhân cách lớn vô vùng cao thượng, trong sáng và
khiêm tốn của cuộc đời Hồ Chủ tịch. Đồng thời, tác phẩm cũng phác
18
hoạ được những giai đoạn cách mạng, với nhiều tư liệu, sự kiện, cách
đánh giá đúng đắn, sâu sắc. Đây là một tác phẩm ký có giá trị lớn về
nhiều mặt, tác phẩm đã để lại niềm xúc động xen lẫn tự hào không
chỉ với nhân dân trong nước mà còn cho cả bạn bè trên thế giới.
2.4.2. Hình tƣợng Hồ Chí Minh trong Vừa đi đường vừa
kể chuyện của T Lan
Tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện với bút danh T Lan,
xuất bản vào năm 1963, tái bản lần thứ nhất vào năm 1994. Tác phẩm
này đã ghi lại một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng
của Hồ Chí Minh do chính Người kể trên đường ra mặt trận trong
chiến dịch Biên giới 1950, Người đóng vai một chiến sĩ trong đoàn
tùy tùng của Chủ tịch đi hành quân, vừa đi vừa hỏi chuyện Chủ tịch
và ghi chép lại.
Hồ Chí Minh kể về mình như là một câu chuyện tâm tình để
cho con đường ngắn bớt và xua tan mọi mệt mỏi, khó khăn. Đồng
thời vừa minh họa các diễn biến của công cuộc cách mạng vô sản thế
giới, không quan trọng hoá một cá nhân nào ngoài dòng chảy của
cách mạng đến với Việt Nam. Trong tác phẩm, Hồ Chí Minh kể lại
rất rõ những câu chuyện trong hành trình vất vả của mình nhằm thực
hiện Chiến dịch giải phóng Biên giới Việt - Trung vào tháng 9/1950,
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).
Chƣơng 3
NGHỆ THUẬT KÝ NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
3.1. Hình thức thể loại
Ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cùng với truyện là
những tác phẩm mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn
xuôi cách mạng. Ký của Người đã ghi lại những điều mắt thấy tai
19
nghe, những sự thật phơi bày trước mắt nên lối kể rất chân thực, tạo
không khí gần gũi. Toàn bộ tác phẩm của Người trước sau đều phục
vụ cách mạng và chỉ một đề tài là đấu tranh cách mạng. Vì vậy, về
giọng điệu, lúc thì châm biếm thâm thuý, sắc sảo, lúc là giọng giễu
nhại, trào lộng nhưng có lúc lại rất trữ tình, hài hước, dí dỏm, vui
tươi.
3.2. Bút pháp
3.2.1. Giới thuyết khái niệm
Bút pháp (tiếng Pháp: écriture) vốn là “Một thuật ngữ của
thư pháp - nghệ thuật viết chữ Nho, chỉ cách cầm bút lông, cách đưa
đẩy nét bút để tạo dáng chữ đẹp”. Còn theo Từ điển thuật ngữ văn
học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1999: Bút pháp là cách thức hành văn, dùng chữ,
bố cục, cách sử dụng các phương tiện biểu hiện để tạo thành một
hình thức nghệ thuật nào đó, bút pháp cũng tức là cách viết, lối viết.
3.2.2. Bút pháp trào lộng
Trào lộng là một trong những bút pháp đặc trưng cho nghệ
thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Tác
phẩm của Người luôn mang dũng khí tiến công với lối viết nhẹ
nhàng, bình dị, sinh động, với bút pháp sở trường là châm biếm nên
tác phẩm ký của Người đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất, có tác
dụng tích cực nhất, mang tính tố cáo mạnh mẽ và thôi thúc, lôi cuốn
mọi người đứng lên đấu tranh. Bằng bút pháp trào lộng, các tác phẩm
ký của Người đã đả kích, tố cáo mạnh mẽ, vạch trần bộ mặt tàn bạo
của bọn thực dân và bè lũ tay sai phong kiến.
Nguyễn Ái Quốc viết Bản án chế độ thực dân Pháp theo
hình thức tiểu phẩm từ đầu đến cuối, hay ta có thể gọi đây là một
“Tiểu phẩm dài”, đúng hơn là một tác phẩm gồm nhiều tiểu phẩm
20
được sắp xếp theo một chủ đề thống nhất. Trong suốt cuộc đời hoạt
động của mình, Hồ Chí Minh đã sử dụng tài tình tiếng cười như một
thứ vũ khí vô cùng lợi hại và sắc bén.
Hài hước (tiếng Anh: humour) hài hước mang tính chất kín
đáo, thâm trầm không lộ liễu, hài hước khéo léo, nhẹ nhàng, vạch ra
các mâu thuẫn, tạo ra cái cười bất ngờ, giúp người ta nhận ra sự trớ
trêu của tình huống, mỉm cười mà phân biệt đúng sai. Tiêu biểu cho
bút pháp này phải nhắc đến Bản án chế độ thực dân Pháp. Đây là
một tác phẩm chính trị, đồng thời là một áng văn châm biếm đầy sức
mạnh tấn công, đầy sức mạnh chiến thắng. Qua những câu chuyện dí
dỏm, hài hước, tác phẩm đã có giá trị tố cáo mạnh mẽ thực dân Pháp
và bọn vua quan bù nhìn phong kiến, tay sai. Ngòi bút đả kích châm
biếm của Người vạch trần bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến
nhưng cũng hết sức hèn hạ, đê tiện của chủ nghĩa đế quốc làm cho
nhân dân ta thêm khinh ghét bộ mặt xấu xa, nhơ nhớp của kẻ thù
đồng thời tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.
3.2.3. Bút pháp trữ tình
Trữ tình (tiếng Pháp: Lyrique): “Là phản ánh đời sống bằng
cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm
thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình
đối với thế giới và nhân sinh”.
Ký Pari tác giả dùng lối viết thư với tựa Bức thư gửi cô em
họ đã góp phần khẳng định tính xác thực cho câu chuyện nhưng đồng
thời lại làm thay đổi nhịp điệu câu chuyện làm cho người đọc thấy
rằng câu chuyện không bị đơn điệu, khô khan mà rất sinh động, hấp
dẫn. Nhờ lối viết thư mà tác giả có thể dùng giọng trữ tình thân mật
khi tâm sự với cô em họ. Lối viết thư cho phép thay đổi các tình
21
huống rất linh hoạt, cho phép di chuyển không gian, thời gian một
cách thoải mái.
3.3. Giọng điệu và ngôn từ
3.3.1. Giọng điệu
Giọng điệu nghệ thuật là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà
văn, là một phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học.
Là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác
phẩm vào một chỉnh thể. Trong quá trình sáng tác văn học của mình,
mỗi nhà văn đều có một giọng điệu riêng, đều có những nét riêng, là
sự tổng hợp những cảm hứng sáng tạo, mục đích sáng tạo được trình
bày theo một phong cách riêng không lẫn với tác giả khác.
3.3.1.1. Giọng triết lý, tranh luận
Cảm hứng xuyên suốt trong sáng tác của Nguyễn Ái Quốc -
Hồ Chí Minh là tình yêu nước, thương dân, là lòng thương những con
người cùng khổ. Người đau nỗi đau của nhân loại, những người dân
đang phải sống trong vòng nô lệ của chế độ thực dân. Người nói lên
tiếng nói căm thù và lên án sự tàn bạo của thực dân và bọn tay sai.
Chính những điều đó đã giúp Người viết những tác phẩm với giọng
điệu mang đậm tính triết lý và tranh luận.
Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin là một áng văn chính
luận xuất sắc đồng thời có những đoạn pha hồi ký.
Pari sử dụng ngòi bút phóng sự rất linh hoạt, giọng văn đi từ
mỉa mai chua chát đến căm giận, xót xa.
3.3.1.2. Giọng giễu nhại
Bút pháp châm biếm được sử dụng rộng rãi với nhiều cung
bậc và giọng điệu khác nhau: khi thẳng thừng bốp chát, khi giễu cợt
nhẹ nhàng, khi mỉa mai chua chát, khi cười đấy mà cay đắng, đau
xótNhìn chung, Người không dùng lối đao to búa lớn, nhưng
22
những đòn châm biếm thường rất sâu sắc, thấm thía. Khi nhằm phê
phán, thái độ của Người là giễu cợt, dùng ngòi bút để tả thực cái xã
hội thực dân nửa phong kiến.
Ký của Người thể hiện thái độ châm biếm, đều xuất phát và
được sáng tác từ tình huống thực: bản chất xấu xa của bọn thống trị
và chế độ xã hội cũ. Những biếm họa sắc sảo về bọn quan lại, những
bức tranh tương phản nhiều hài hước, xót xa trong tù cũng như ngoài
xã hội vẫn là hướng đả kích chủ yếu trong tác phẩm của Người.
Châm biếm trong ký của Người giàu chất trí tuệ và cảm xúc, xen lẫn
sự thông minh, hóm hỉnh, sâu sắc và ý nhị.
3.3.2. Ngôn từ
Ngôn từ là lời văn, là chất liệu cơ bản, là điều kiện bắt buộc
cần có của một tác phẩm. Chính ngôn từ sẽ tạo ra hiệu quả ở cả hai
phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm.
Trong tác phẩm, ngôn từ thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài
năng nhà văn.
Do mục đích: viết cho ai, viết để làm gì mà Người viết ngắn
gọn, cô đúc. Cùng với việc viết ngắn gọn Bác cũng đặt ra yêu cầu
viết sao cho dễ hiểu với đại đa số quần chúng, viết sao cho tất cả mọi
người đều đọc được, hiểu được, nhớ được, tránh bệnh nói chữ hay
dùng quá nhiều tiếng nước ngoài.
Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin mở đầu bằng một lối
văn nhại lại giọng Tây và tự trào nên đã đạt được hiệu quả cao.
Ngôn từ trong tác phẩm ký của Người đơn giản, gần gũi và
rất đỗi tinh tế, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm khiến người đọc có
thể hiểu được ngay những điều Người muốn nói. Hồ Chủ tịch rất chú
trọng cách viết, về hình thức hấp dẫn, sinh động, văn phong của
Người bao giờ cũng giản dị, gọn gàng, thiết thực. Người dùng nhiều
23
thể loại, lời lẽ dung dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, vận
dụng một cách sinh động, mới mẻ cho nên văn của Người có tác
dụng tuyên truyền giáo dục lớn.
Hồ Chí Minh rất chú trọng việc khai thác lối so sánh, ví von
trong dân gian để tạo tính sinh động, dễ hiểu, thấm thía ở người nghe.
Trong ký, Người sử dụng khá phổ biến những thành ngữ, tục ngữ, ca
dao làm cho nội dung và ý tứ của văn cảnh thêm linh hoạt, gần gũi,
đậm đà phong vị dân tộc. Tóm lại, ngôn từ trong tác phẩm ký của
Người rất phong phú, thể hiện những sắc thái đa dạng trong những
bối cảnh khác nhau. Ngôn từ là một trong những phương tiện giúp
cho Người có thể giãi bày, bộc lộ, miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ
tình đạt hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
1. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã mở
ra một thời đại mới vẻ vang và hiển hách nhất cho lịch sử dân tộc:
thời đại Hồ Chí Minh vinh quang. Người là tấm gương tuyệt vời về
đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người
được cán bộ và nhân dân tuyệt đối tin tưởng, bạn bè kính trọng, kẻ
thù kinh sợ, lối phê phán của Người có sức mạnh lớn lao. Người có
vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều mặt, có tâm hồn nhạy cảm, có khả
năng phản ứng nhanh chóng, sắc bén trước mọi tình hình. Cả cuộc
đời Bác là sự đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập, tự do của dân
tộc, một người suốt đời hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách
mạng, phục vụ nhân dân và giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc
trên toàn thế giới.
2. Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ
phận gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.
Những sáng tác của Người hết sức phong phú, đa dạng về phong
24
cách nghệ thuật. Trong đó ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có
một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp thơ văn của Người nói
riêng và trong lịch sử văn học, trong đời sống tinh thần của dân tộc
nói chung. Trong quá trình sáng tác, Người đã vận dụng nhiều bút
pháp khác nhau như châm biếm, trào lộng, chất trữ tình, tính uyên
bác trí tuệ cùng với sự đa dạng phong phú về giọng điệu và ngôn từ
như giọng giễu nhại, hài hước, cợt mỉa thú vị v.v...Tất cả những bút
pháp nghệ thuật đặc sắc trên đã góp nên sự thành công xuất sắc trong
các tác phẩm văn học nói chung và trong tác phẩm ký của Nguyễn Ái
Quốc – Hồ Chí Minh nói riêng.
3. Thông qua những tác phẩm ký của mình, Nguyễn Ái Quốc
đã lên tiếng tố cáo, đả kích tội ác của thực dân, đế quốc, của bọn tay
sai phong kiến, những kẻ đã bóc lột, áp bức nhân dân thuộc địa khiến
họ trở thành nô lệ ngay trên đất nước mình. Ký cũng đã lên tiếng
thức tỉnh hàng trăm triệu quần chúng bị chế độ thuộc địa áp bức suốt
một thời gian dài, kêu gọi mọi người cùng nhau hành động và chỉ ra
hướng giải thoát khỏi ách áp bức của những người cùng khổ (Bản án
chế độ thực dân Pháp, Truyện và ký, Pari). Qua những mẩu chuyện
trong tác phẩm ký, chúng ta hiểu được phẩm chất, nghị lực, ý chí
kiên cường của một người chiến sĩ cộng sản (Những mẩu chuyện về
đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Vừa đi đường vừa kể chuyện).
Những trang viết của Người thấm sâu tinh thần đấu tranh cho
những lẽ sống cao đẹp, những trang viết giản dị như chân lý cuộc
sống, giàu tính thuyết phục, giàu chất trí tuệ, đầm ấm tình cảm, đã
đến với mọi người, nuôi dưỡng sức mạnh tinh thần của một dân tộc
và cả những người bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_hoan_chinh_2515.pdf