Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã tiến hành và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh. Đặc biệt đã chỉ rõ các nội dung QLNN về ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh làm cơ sở cho việc tiếp cận thực trạng trong chương 2. Luận văn cũng đã tiến hành phân tích thực trạng công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, trong đó đã làm rõ cách thức Đăk Nông đã triển khai để thực hiện công tác QLNN về ATGTĐB, cũng như chỉ ra những thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắc Nông. Luận văn cũng đã dựa trên các định hướng của Đảng và Nhà nước để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắc Nông. Như vậy luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn và bản thân cũng còn những hạn chế trong công tác nghiên cứu khoa học nên luận văn còn những hạn chế nhất định.

pdf30 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM VĂN MẠNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Quang Thanh Phản biện 1: TS. Trần Trí Trinh – Học viện Hành chính QG Phản biện 2: TS. Hoàng Thị Ngọc Lan – Học viên Chính trị KV 2 Luận văn này được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng 207, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 10 - Đường Ba Tháng Hai - Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh Thời gian: Vào hồi 8 giờ, ngày 20 tháng 7 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một cách toàn diện. Trải qua 30 năm đổi mới, đất nước đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, chúng ta cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, chênh lệch giàu nghèo, ... Một trong những vấn đề đang đặt ra lớn nhất hiện nay đó là tình trạng tai nạn giao thông. Đảm bảo ATGTĐB là một vấn đề được quan tâm, chú trọng từ phía người dân và cả nhà nước. Để đảm bảo ATGTĐB thì nhà nước cần phải tăng cường QLNN về công tác này. QLNN về ATGTĐB đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, hướng tới đảm bảo an toàn, trật tự giao thông đường bộ. Luật An toàn giao thông đã xây dựng và hoàn thiện, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã được xây dựng. Các nội dung QLNN về ATGTĐB đã được xác định và quy định tương đối rõ ràng. Đắk Nông là một địa phương nằm ở khu vực Tây Nguyên. Trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội đã được địa phương quan tâm và có những bước phát triển vượt bậc. Cùng với đó việc đảm bảo ATGTĐB cũng như QLNN về ATGTĐB cũng ngày càng được quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh cũng tồn tại những bất cập nhất định như nhiều quy định pháp luật còn chưa đồng bộ thống nhất. Ngoài ra việc phối hợp giữa các cơ quan QLNN về lĩnh vực này chưa được nhịp nhàng, đồng bộ. Việc tổ chức cấp phép cho các phương tiện giao thông, việc quản lý hạ tầng kết cấu giao thông đường bộ chưa chặt chẽ. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. QLNN về ATGTĐB đang vấn đề đặt ra đối với tỉnh Đắk Nông, đòi hỏi tỉnh phải có những bước đi và giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả QLNN về công tác này. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” làm nội dung nghiên cứu luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên. 2. Tình hình nghiên cứu 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về QLNN về ATGTĐB nhằm đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về ATGTĐB bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm vụ dưới đây: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về QLNN về ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh; - Đánh giá thực trạng QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu là QLNN về ATGTĐB. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến nay 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 5.2. Các phương pháp cụ thể 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp 5.2.2. Các phương pháp khác 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Đóng góp về lý luận 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn 7. Kết cấu đề tài Luận văn ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được thiết kế thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. An toàn giao thông đường bộ 1.1.1. Khái niệm ATGTĐB là việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về ATGTĐB của các chủ thể tham gia giao thông đường bộ nhằm đảm bảo cho giao thông đường bộ diễn ra trật tự, thông suốt và an toàn. 1.1.2. Đặc điểm Từ các cách tiếp cận về ATGTĐB, có thể thất ATGTĐB có các đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất: ATGTĐB là sự tuân thủ các quy định pháp luật của người tham gia giao thông Thứ hai: ATGTĐB là một nội dung của ATGT nói riêng và trật tự, an toàn xã hội nói chung Thứ ba: Mục tiêu của ATGTĐB là hướng tới đảm bảo GTĐB được trật tự, hạn chế các tai nạn, vi phạm giao thông 1.1.3. Vai trò Một là: Việc đảm bảo ATGTĐB trước hết góp phần đảm bảo tính mạng và tài sản cho người tham gia giao thông và phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân Hai là: ATGTĐB cũng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá Ba là: ATGTĐB là vấn đề xã hội gắn liền với cuộc sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người. 1.2. Quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ QLNN đối với ATGTĐB là toàn bộ hoạt động có tổ chức, có định hướng, mang tính quyền lực của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập cơ sở pháp lý cho quản lý, tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm các quy định về QLNN trong bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, thiết lập và duy trì an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, an toàn và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội 1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với an toàn giao thông đường bộ Thứ nhất: QLNN về ATGTĐB góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thứ hai: QLNN về ATGTĐB góp phần đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội Thứ ba: QLNN về ATGTĐB góp phần đảm bảo xây dựng chuẩn mực, văn hóa giao thông 1.2.3. Các quy định pháp lý của quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ Để phục vụ cho việc QLNN về ATGTĐB các CQNN đã ban hành nhiều văn bản. Các văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian qua đã quy định nhiều nội dung của QLNNN về ATGTĐB. Từ những quy định pháp lý có thể khái quát một số nội dung sau đây: Thứ nhất: về chính sách đảm bảo ATGTĐB Thứ hai: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước và người dân Thứ ba: về thẩm quyền QLNN về ATGTĐB Thứ tư: về nội dung QLNN về ATGTĐB 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ 1.2.4.1. Ban hành các văn bản, chính sách Các CQNN sẽ tiến hành xây dựng các thể chế quản lý phù hợp, tạo lập hành lang pháp lý cho những quan hệ ấy phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ATGTĐB là hoạt động không thể thiếu trong cơ chế lãnh đạo, quản lý lĩnh vực ATGTĐB, đây là sự nối tiếp hoạt động lãnh đạo của Đảng, đồng thời nó là khâu đầu tiên của quy trình QLNN về ATGTĐB. Các CQNN trên địa bàn cấp tỉnh sẽ tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật của trung ương về QLNN đối với ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh. Đồng thời UBND các cấp trên địa bàn cấp tỉnh cũng sẽ ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của các cơ quan trung ương về QLNN về ATGTĐB trên các lĩnh vực. 1.2.4.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch Nội dung quy hoạch, kế hoạch thể hiện ở nhiều phương diện như quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, Quy hoạch ATGTĐB được lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, đồng bộ với quy hoạch ngành, lĩnh vực; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch các chuyên ngành giao thông vận tải khác. UBND cấp tỉnh tổ chức lập, trình HĐND cùng cấp quyết định quy hoạch ATGTĐB do địa phương quản lý, trước khi trình HĐND cùng cấp quyết định phải có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải. 1.2.4.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự Trên địa bàn cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh thực hiện thống nhất QLNN về ATGTĐB. Sở Giao thông vận tải là chủ thể tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện QLNN về ATGTĐB. Ngoài ra còn có Ban ATGT tỉnh cũng tham mưu giúp UBND tỉnh. Bên cạnh đó UBND cấp tỉnh cũng tiến hành phân cấp cho UBND cấp huyện trong công tác QLNN này. Ngoài tổ chức bộ máy thì đội ngũ nhân sự cũng là một yếu tố cấu thành hoạt động QLNN về ATGTĐB. Đội ngũ nhân sự sẽ trực tiếp triển khai thực hiện các quy định pháp luật. Các CQNN phải xây dựng đội ngũ nhân sự để thực hiện chức năng QLNN về ATGTĐB. 1.2.4.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGTĐB là sự tác động một cách có hệ thống, mục đích và thường xuyên tới nhận thức của người dân cùng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN nhằm trang bị cho họ những kiến thức pháp luật nhất định, những thông tin cần thiết để từ đó họ có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo pháp luật. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGTĐB sẽ được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như in ấn, phát hành tờ rơi, tập san để tuyên truyền pháp luật; phổ biến pháp luật thông qua các cuộc họp tổ dân phố, các phương tiện thông tin đại chúng 1.2.4.5. Xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Để đảm bảo an toàn và phát triển giao thông đường bộ thì UBND cấp tỉnh cũng chú trọng việc đầu tư xây dựng kết cấu, hạ tầng giao thông.. Cùng với việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ thì các CQNN cũng phải tiến hành quản lý hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ. 1.2.4.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATGTĐB, việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến ATGTĐB. Đồng thời, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATGTĐB bao gồm nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông đường bộ. 1.3. Kinh nghiệm của các địa phương về quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ 1.3.1. Kinh nghiệm của các địa phương 1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk 1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra Từ kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai trong công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản sau đây: Một là, về nhận thức Trước hết phải nâng cao nhận thức của CQNN, CBCC về tầm quan trọng của công tác QLNN đối với ATGTĐB. Hai là, về xây dựng thể chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch Việc xây dựng thể chế, chính sách và quy hoạch về ATGTĐB phải đảm bảo được hoàn thiện, phù hợp với khoa học và thực tiễn của địa phương Ba là, về phân công, phối hợp Các cơ quan QLNN đối với ATGTĐB cấp trên phải phân công cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn cho cơ quan cấp dưới, thiết lập các quy định phối hợp đảm bảo hoạt động quản lý Bốn là, về công tác tuyên truyền, phổ biến Các CQNN cần tổ chức tuyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng đến nhân dân nhiều nội dung về ATGTĐB bằng nhiều hình thức. Năm là: Về tổ chức bộ máy và nhân sự Để thực hiện việc QLNN vè ATGTĐB đảm bảo tính hiệu lực, hiểu quả thì cần chú trọng hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự. Sáu là, Về công tác thanh tra, kiểm tra Phải luôn luôn chú trọng hàng đầu và kịp thời chỉ đạo các cơ quan thanh tra, kiểm tra phối hợp nhịp nhàng nhằm đảm bảo công tác QLNN đối với ATGTĐB được thực hiện tốt. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1 luận văn đã tiếp cận và hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về QLNN về ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh. Đặc biệt trong chương 1, luận văn đã khái quát và phân tích các nội dung QLNN về ATGTĐB, cũng như khái quát những quy định pháp luật về QLNN về ATGTĐB. Bên cạnh đó tác giả cũng đã giới thiệu kinh nghiệm QLNN về ATGTĐB của các địa phương từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm. Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 là tiền đề để luận văn tiến hành đánh giá thực trạng QLNN về ATGTĐB trong chương 2. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. Tình hình an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 2.2. Tổng quan về thực trạng quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 2.2.1. Cụ thể hóa và ban hành các văn bản, chính sách Để thực hiện công tác QLNN về ATGTĐB thì UBND tỉnh Đắk Nông đặc biệt chú trọng công tác cụ thể hóa và ban hành các văn bản và chính sách. Đây là công cụ quan trọng để thực hiện việc QLNN. UBND tỉnh đã chú trọng việc cụ thể hóa kịp thời Luật ATGTĐB của Quốc hội, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB; Quyết định 57/2011/QĐ-TTg kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố Trung ương, Ngoài ra còn căn cứ vào thực tiễn tại tỉnh để ban hành các văn bản hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, làm cơ sở pháp lý cho công tác QLNN tại địa phương. Để thực hiện công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn, thì UBND tỉnh Đắk Nông cũng đã ban hành các Chỉ thị về việc tăng cường đảm bảo ATGTĐB trên địa bàn tỉnh. Ngày 22/8/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Để đảm bảo an toàn giao thông nói chung và ATGTĐB nói riêng trên địa bàn tỉnh thì ngày 10 tháng 1 năm 2012, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 38/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. UBND tỉnh cũng đã ban hành Chương trình hành động số 253/KH-UBND ngày 11/7/2013 về triển khai thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. UBND đã ban hành nhiều Kế hoạch để đảm bảo về trật tự ATGTĐB, nhất là những thời điểm cao điểm như dịp tết nguyên Đán hoặc các dịp lễ. Để đảm bảo việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật về ATGTĐB thì hằng năm UBND tỉnh cũng ban hành kịp thời các chỉ thị. Ngày 28/5/2012, UBND tỉnh đã hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về việc tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được trong việc ban hành các văn bản, chính sách để QLNN về ATGTĐB thì công tác này cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định. Hiện nay tỉnh đang thiếu các quy định như quy chế quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, quy định cụ thể về thẩm quyền của các cơ quan trong công tác QLNN về ATGTĐB đã gây khó khăn trong việc QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh. 2.2.2. Xây dựng các quy hoạch, đề án UBND tỉnh đã xây dựng Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh đến năm 2020, định hướng 2030, trong đó có lĩnh vực ATGTĐB. Bên cạnh đó quy hoạch cũng dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020. Trong đó, liên quan đến lĩnh vực ATGĐB quy hoạch cũng đã xác định nhiều nội dung như phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, các phương tiện, bến xe,... Để đảm bảo phát triển các bến xe trên địa bàn tỉnh, Sở Giao thông vận tải tỉnh đã tham mưu xây dựng và trình UBND tỉnh Đề án quy hoạch bến xe trên địa bàn tỉnh. Đối với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, UBND tỉnh cũng đã xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2020. UBND tỉnh cũng đã xây dựng quy hoạch về luồng tuyến phát triển vận tải bao gồm vận tải hàng hóa, vận tải hành khách. Đồng thời cũng đã tiến hành xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp giao thông vận tải, các trung tâm đăng kiểm phương tiện và cơ sở đào tạo sát hạch lái xe. Tuy nhiên hiện nay công tác xây dựng quy hoạch về ATGTĐB cũng gặp những khó khăn và hạn chế nhất định. Hiện nay công tác phối hợp giữa sở Giao thông vận tải với, sở Xây dựng, sở Tài nguyên môi trường, các Sở ngành có liên quan và UBND các quận huyện chưa thực sự chặt chẽ. Các quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch về hạ tầng giao thông đường bộ chưa thực sự đồng bộ với nhau. 2.2.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự UBND tỉnh đã chú trọng hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về ATGTĐB. Hiện nay UBND tỉnh sẽ trực tiếp và thống nhất QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh. Trong đó, sở Giao thông vận tải là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về ATGTĐB. Bên canh đó Ban An toàn giao thông tỉnh cũng chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác QLNN. Ngoài ra UBND tỉnh cũng đã tiến hành phân cấp nhất định cho UBND các huyện, thị xã trong việc QLNN về ATGTĐB. UBND tỉnh Đắk Nông cũng đã tiến hành phân công cho các Sở ban ngành, Ban An toàn giao thông tỉnh và UBND các huyện, thị xã trong việc thực hiện cũng như phối hợp thực hiện công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh. Cùng với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về ATGTĐB thì việc phát triển đội ngũ nhân sự làm công tác này cũng được UBND tỉnh chú trọng. UBND tỉnh hướng tới hoàn thiện đội ngũ nhân sự cả về số lượng và chất lượng cho các CQNN, các cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công tác QLNN về ATGTĐB. UBND tỉnh luôn có những giải pháp đề thu hút cũng như phát triển đội ngũ nhân sự thực hiện việc QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 2.2.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật Hằng năm thì UBND tỉnh đều tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện “Năm An toàn giao thông” với những chủ đề và nội dung cụ thể, đồng thời triển khai sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh. Sở Giao thông vận tải tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thị xã tổ chức ra quân năm An toàn giao thông, tháng An toàn giao thông. Sở Giao thông vận tải cũng đã tổ chức công tác tuyên truyền, phát 500 tờ rơi về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên tuyến tỉnh lộ. Bên canh đó, Sở GTVT tỉnh cũng đã phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGTĐB cho các hội viên, đoàn viên, thanh niên và học sinh trên địa bàn tỉnh. Việc tổ chức tuyên truyền, vận động với sự tham gia của nhiều lực lượng đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã tạo ra chuyển biến tích cực cho những người tham gia giao thông đường bộ. Tuy nhiên công tác tuyên truyền vẫn còn nhiều hạn chế nhất định như chưa huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc mà chủ yếu chỉ thực hiện ở một số cơ quan chuyên môn. Mức độ tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân, tổ chức là có nhưng chưa nhiều và thường xuyên. 2.2.5. Xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng, vận tải giao thông đường bộ Đối với vận tải: Các cơ quan QLNN, các đơn vị vận tải triển khai thực hiện các quy định về quản lý vận tải theo Luật Giao thông đường bộ, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trên cơ sở quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đậu xe, điểm dừng nghỉ trên địa bàn tỉnh, các huyện, thị xã phải gắn vào quy hoạch của địa phương xác định cụ thể các vị trí xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải. Tuy nhiên hiện nay do nguồn ngân sách hạn chế nên kinh phí phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bị hạn chế. Điều này làm cho hạ tầng giao thông đường bộ chưa đảm bảo yêu cầu của sự phát triển. Kết cấu hạ tầng giao thông chứ được phát triển đồng bộ. 2.2.6. Thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật Để đảm bảo việc an toàn giao thông được đảm bảo, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ATGTĐB. Công tác thanh tra, kiểm tra với sự tham gia của Công an tỉnh, Thanh tra giao thông vận tải, Công an các huyện, thị xã và Công an các xã phường, thị trấn. Tuy nhiên, công tác tuần tra, xử lý chưa chú trọng tới vi phạm người đi bộ, người điều khiển xe thô sơ để xử lý, ngăn chặn kịp thời. 2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 2.3.1. Những ưu điểm Công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có nhiều thành tựu. Các nội dung QLNN về ATGTĐB đều được thực hiện đầy đủ và đạt được nhiều kết quả tốt. Cụ thể như sau: Thứ nhất: Về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đã được UBND tỉnh quan tâm và thực hiện kịp thời. UBND đã ban hành các văn bản tạo cơ sở pháp lý cho việc QLNN ATGTĐB. Thứ hai: Về công tác chỉ đạo, điều hành Các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt đồng bộ các giải pháp mà UBND tỉnh đề ra, đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động cao điểm bảo đảm ATGTĐB trong các dịp cao điểm. Thứ ba: Về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường bộ Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã từng bước được cải tiến cả về chiều sâu và nội dung, tuyên truyền tới các vùng sâu, vùng xa, các bon, buôn với nhiều hình thức đa dạng Thứ tư: Tình hình chấp hành quy định về ATGTĐB và tai nạn giao thông Ý thức chấp hành các quy định pháp luật về ATGTĐB đã được nâng lên đáng kể. Các cá nhận, tổ chức đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về ATGTĐB. Thứ năm: Về công tác thanh tra, kiểm tra tình hình ATGTĐB Công tác thanh tra, kiểm tra ATGTĐB được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc. 2.3.2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh cũng tồn tại những hạn chế nhất định, cụ thể như sau: Thứ nhất: Về công tác cụ thể hóa và ban hành văn bản quản lý Hiện nay việc ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải của UBND tỉnh Đắk Nông còn tiến hành chậm. Thứ hai: Công tác tuyên truyền, phổ biến Công tác tuyên truyền vẫn còn nhiều hạn chế chưa huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc mà chủ yếu chỉ thực hiện ở một số cơ quan chuyên môn... Thứ ba: Tình hình an toàn giao thông đường bộ Hiện nay tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh đang diễn ra hết sức phức tạp. Số người chết vì tai nạn giao thông còn cao; còn để xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng. Thứ tư: Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý khiếu nại, tố cáo về ATGTĐB vẫn chưa phát huy hết vai trò phòng ngừa vi phạm pháp luật về ATGTĐB. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế Những hạn chế trong thời gian qua về công tác QLNN về ATGTĐB là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến một số nguyên nhân sau đây: 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất: Hệ thống pháp luật chưa thống nhất, chưa đồng bộ Thứ hai: Các nguồn lực, cơ sở vật chất chưa đảm bảo Thứ ba: Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất: Về nhận thức của CBCC còn hạn chế Thứ hai: Về năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBCC chưa cao Thứ ba: Về sự phối hợp giữa các CQNN chưa chặt chẽ Tiểu kết chương 2 Trong Chương 2 luận văn đã khái quát về tình hình ATGTĐB trên đia bàn tỉnh Đắk Nông cũng như khái quát về thực trạng QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Chương 2 đã tìm hiểu thực trạng QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Nông dựa trên các nội dung QLNN mà luận văn đã tiếp cận trong chương cơ sở lý luận. Dựa trên thực trạng, chương 2 của luận văn đã đánh giá những thành tựu và hạn chế của hoạt động QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đồng thời chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Một số định hướng của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ 3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ Để hoàn thiện hệ thống VBQPPL của QLNN về ATGTĐB cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây: Thứ nhất, hoàn thiện việc xây dựng và ban hành các VBQPPL trong lĩnh vực ATGTĐB UBND tỉnh Đắk Nông cần chú trọng việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng xây dựng các VBQPPL về lĩnh vực ATGTĐB theo hướng nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Thứ hai, chính quyền tỉnh Đắc Nông chú trọng việc cụ thể hóa các VBQPPL của các CQNN cấp trên 3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch về ATGTĐB cần tập trung vào các vấn đề sau đây: Thứ nhất: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch cần đồng bộ thống nhất Quy hoạch, kế hoạch về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh cần được xây dựng một cách đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch về giao thông nói chung và ATGTĐB phải xuất phát và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thứ hai: Tổ chức thuê các công ty tham gia tư vấn, thẩm định trong công tác xây dựng quy hoạch UBND tỉnh Đắk Nông cần chú trọng thu hút các cá nhân, tổ chức vào công tác lập quy hoạch. Sở Giao thông vận tải cần tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thuê các công ty tư vấn để xây dựng quy hoạch phát triển ATGTĐB. 3.2.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về ATGTĐB tập trung vào các vấn đề sau đây: Thứ nhất: Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về ATGTĐB Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực của Ban An toàn giao thông tỉnh. Thứ hai: Thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác QLNN Cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các CQNN trong công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Sở Giao thông vận tải cần phối hợp chặt chẽ với Ban An toàn giao thông tỉnh, các sở ban ngành và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh trong công tác QLNN về ATGTĐB. 3.2.4. Nâng cao nhận thức, năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức Thứ nhất: nâng cao nhận thức của đội ngũ CBCC CBCC cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò, vị trí của công tác QLNN về ATGTĐB. Đồng thời có nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác QLNN về ATGTĐB. Thứ hai: Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC Tỉnh Đắc Nông cần chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ CBCC làm công tác QLNN về ATGTĐB. Thứ ba: Nâng cao phẩm chất của đội ngũ CBCC Đối với CBCC làm công tác QLNN về ATGTĐB nhất là lực lượng CSGT đường bộ nhận được rất nhiều phản ánh, tố cáo của người dân về các sai phạm tiêu cực. Vì vậy UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan tăng cường tuyên truyền lực lượng CSGT thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về ATGTĐB. 3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Cơ sở hạ tầng ATGTĐB là điều kiện để đảm bảo vận hành giao thông đường bộ. Để đảm bảo ATGTĐB thì các CQNN cần chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Thứ nhất: Đối với hệ thống cầu, đường, bến xe Các CQNN trên địa bàn tỉnh cần chú trọng đầu tư, nâng cấp và cải tạo các công trình cầu, đường giao thông đảm trật tự an toàn giao thông theo quy định Đầu tư xây dựng bến xe khách, tối thiểu đạt loại 4 cho các huyện hiện chưa có bến xe; bố trí các điểm dừng xe, đậu xe tại trung tâm xã dọc theo các quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có tuyến vận tải hành khách công cộng. Thứ hai: Đối với hệ thống tín hiệu, biển báo giao thông Cần chú trọng việc phát triển hệ thống các đèn tín hiệu, biển báo giao thông. Thứ ba: Đối với việc thẩm định hạ tầng giao thông Công tác thẩm định thiết kế, kiểm định ATGTĐB phải được tiến hành đầy đủ, chặt chẽ; theo luật giao thông đường bộ lực lượng CSGT phải tham gia thẩm định công trình giao thông ngay từ khi thiết kế dự án đến sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. 3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về ATGTĐB thì cần thực hiện các biện pháp sau đây: Thứ nhất: Xác dịnh nội dung và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong việc thanh tra, kiểm tra Thanh tra sở Giao thông vận tải cần phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát giao thông, UBND các huyện, thị xã tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về ATGTĐB trong CBCC, cá nhân, tổ chức. Nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm công tác cưỡng chế của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông đường bộ và các lực lượng thực thi công vụ khác; hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Thứ hai: Xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật Để người tham gia giao thông đường bộ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về ATGTĐB thì UBND tỉnh Đắk Nông cần xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm. 3.2.7. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật Việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần thực hiện theo các hướng sau đây: Thứ nhất: Về chủ thể và đối tượng của công tác tuyên truyền, phổ biến Để công tác tuyên truyền, phổ biến đạt hiệu quả cao và tiến hành đồng bộ thì cần đảm bảo sự tham gia của các chủ thể vào công tác này. Việc tuyên truyền, phổ biến không chỉ có các CQNN, cơ quan QLNN về ATGTĐB mà còn phải huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Trong đó các CQNN phải xác định trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể trong công tác tuyên truyền phổ biến. Thứ hai: Về nội dung tuyên, truyền phổ biến Để công tác tuyên truyền phổ biến thì đạt hiệu quả thì cần xác định rõ ràng và đầy đủ về nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Thứ ba: Về hình thức tuyên truyền, phổ biến Việc tuyên truyền phổ biến cần lựa chọn hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Dựa trên các cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng QLNN về ATGTĐB đã được luận văn đề cập tại chương 2, chương 3 của luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Luận văn đã đề xuất 7 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. KẾT LUẬN Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã tiến hành và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh. Đặc biệt đã chỉ rõ các nội dung QLNN về ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh làm cơ sở cho việc tiếp cận thực trạng trong chương 2. Luận văn cũng đã tiến hành phân tích thực trạng công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, trong đó đã làm rõ cách thức Đăk Nông đã triển khai để thực hiện công tác QLNN về ATGTĐB, cũng như chỉ ra những thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắc Nông. Luận văn cũng đã dựa trên các định hướng của Đảng và Nhà nước để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh Đắc Nông. Như vậy luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn và bản thân cũng còn những hạn chế trong công tác nghiên cứu khoa học nên luận văn còn những hạn chế nhất định. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Bí thư (2012), Chỉ thị 18-TC/TW ngày 4/9/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Hà Nội. 2. Bộ Công an (2012), Từ điển Bách khoa Công an nhân dân, Nxb - Hà Nội. 3. Bộ Giao thông vận tải (2003), Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 4. Chính phủ (2016), Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hà Nội. 6. Trần Sơn Hà (2016), Luận án Tiến sĩ Quản lý công “QLNN về trật tự ATGTĐB ở Việt Nam hiện nay, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 7. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 8. Lê Thị Thùy Hương (2009), Khóa luận tốt nghiệp “QLNN về trật tự ATGTĐB tại TP. Cần Thơ, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 9. Phạm Thị Mai (2014), Luận văn Thạc sỹ Luật học “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hải Dương”, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 10. Ngô Quang Ngọc (2011), Luận văn Thạc sĩ Hành chính công “QLNN trong đảm bảo trật tự ATGTĐB trên địa bàn Tp. Hà Nội hiện nay”, Học viện Hành chính Quốc gia 11. Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Đắk Nông (2011), Báo cáo số 256/BC-PC67 ngày 10/12 /2011 về tình hình, kết quả công tác CSGT năm 2011, Đắk Nông 12. Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Đắk Nông (2012), Báo cáo số246 /BC-PC67 ngày 20/11 /2012 về tình hình, kết quả công tác CSGT năm 2012, Đắk Nông 13. Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Đắk Nông (2013), Báo cáo số 291 /BC-PC67 ngày 20/11 /2013 về tình hình, kết quả công tác CSGT năm 2013, Đắk Nông 14. Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Đắk Nông (2014), Báo cáo số294 /BC-PC67 ngày 14/11/2014 về tình hình, kết quả công tác CSGT năm 2014, Đắk Nông 15. Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Đắk Nông (2015), Báo cáo số 678 /BC-PC67 ngày 15/11 /2015 về tình hình, kết quả công tác CSGT năm 2015, Đắk Nông 16. Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Đắk Nông (2016), Báo cáo số 357/BC-PC67 ngày 18/12 /2016 về tình hình, kết quả công tác CSGT năm 2016, Đắk Nông 17. Quốc hội (2008), Luật An toàn giao thông đường bộ, Hà Nội 18. Ngô Xuân Thắng (2007), Giao thông đường bộ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải 19. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số /QĐ-TTg ngày 08/01/2009 về Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Học viện Hành chính Quốc Gia, Hà Nội. 21. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (2015), Kỷ yếu hội nghị an toàn giao thông Việt Nam năm 2015, tập 1 và tập 2, Hà Nội. 22. UBND tỉnh Đắk Nông (2011), Báo cáo số 387/BC-UBND ngày 11/12/2011 về kết quả triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2012, Đắk Nông. 23. UBND tỉnh Đắk Nông (2012), Báo cáo số 475/BC-UBND ngày 17/12/2012 về kết quả triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, Đắk Nông. 24. UBND tỉnh Đắk Nông (2013), Báo cáo số 365/BC-UBND ngày 26/12/2013 về kết quả triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Đắk Nông. 25. UBND tỉnh Đắk Nông (2014), Báo cáo số 434/BC-UBND ngày 14/12/2014 về kết quả triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, Đắk Nông. 26. UBND tỉnh Đắk Nông (2015), Báo cáo số 457/BC-UBND ngày 19/12/2015 về kết quả triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, Đắk Nông. 27. UBND tỉnh Đắk Nông (2016), Báo cáo số 354/BC-UBND ngày 23/12/2016 về kết quả triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, Đắk Nông. 28. UBND tỉnh Đắk Nông (2016), Quyết định số 543/QĐ-UBND ngày 14/12/2016 về Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải tỉnh Đăk Nông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Đắk Nông.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_an_toan_giao_thong_duon.pdf
Luận văn liên quan